You are on page 1of 9

Chương 1: Điều kiện địa lý, tự nhiên

1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh
Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước,
phía Tây giáp Cămpuchia với 130 km đường biên giới, có 2 cửa khẩu chính là Bu Prăng
và Đăk Perr. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.513 km2. Dân số trung bình năm 2010 là
513 nghìn người. Đắk Nông được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050'
vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc
kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng..., Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Gia Nghĩa.
Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố
Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km
về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh
Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 180 km và Thành phố Phan
Thiết (Bình Thuận) 230 km về phía Đông. Đăk Nông có 130 km đường biên giới với
nước bạn Campuchia, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri,
Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap, v.v.
 
Trong tương lai, khi được triển khai thì các tuyến đường sắt Đắk Nông - Chơn Thành - Di
An ra cảng Thị Vải, Đăk Nông – Tân Rai ra cảng Kê Gà sẽ mở ra cơ hội lớn cho Đắk
Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh.
 
Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh
trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và
nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây
Nguyên.

Mặt khác, Đắk Nông nằm trong vùng tam giác phát triển Cam puchia- Lào-Việt Nam,
đang được Chính phủ 3 nước quan tâm tích cực đầu tư xây dựng nhằm tạo bước đột phá
về xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là phát triển giao thông đường bộ, tạo sự kết nối
giữa các trung tâm, phát triển mạnh mối quan hệ kinh tế liên vùng thông qua các chương
trình hợp tác, các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thông qua các chương
trình và các quyết định phát triển kinh tế- xã hội trong vùng. Yếu tố này mở ra cho Đắk
Nông có nhiều điều kiện khai thác và vận dụng các chính sách cho phát triển kinh tế- xã
hội của tỉnh.

2. Tự Nhiên
-Địa hình:
 Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, xen kẽ nhau giữa các địa hình thung
lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc
sang Nam.
Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc khu
vực các huyện Cư Jút, Krông Nô. Điạ hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0-3°,
thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc,
gia cầm.
Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Mil, Đắk Song, độ cao
trung bình trên 800 m, độ dốc trên 15°. Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu, rất thích
hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp. Đây là khu vực địa hình chia cắt
mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích hợp với phát triển cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu.
- Khí hậu
Vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây
Nam khô nóng, có hai mùa rõ rệt. Mưa bắt đầu từ tháng tư đến tháng mười tập chung lên
đến 95% lượng mưa của hang năm. Mùa khô từ tháng mười một đến tháng tư năm sau,
lượng mưa nhỏ không đáng kể.
Nhiệt độ trung bình năm 22-23°C, nhiệt độ cao nhất 35°C, tháng nóng nhất là tháng 4.
Nhiệt độ thấp nhất 14°C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Có những năm nhiệt độ bất
thường nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn thiếu nước ảnh hướng tới sản xuất nông
nghiệp và đời sống nhân dân.
Lượng mưa trung bình năm từ 2200-2400 mm, lượng mưa cao nhất 3000mm. Tháng mưa
nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%.
Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày.
Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông bắc,
tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đối
với các cây trồng dễ gãy, đổ như cà phê, cao su, tiêu…
- Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có 651561.5 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm
87,9% tổng diên tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất trồng ngô, lúa, và cây công nghiệp ngắn
ngày, ngoài ra diện tích đất làm nương rẫy còn thừa khá nhiều. Đất lâm nghiệp có tỷ lệ
che phủ toàn tỉnh là 49,2%. Đất chuyên dụng chiếm 2,7% tổng diện tích tự nhiên. Đất
khu dân cư chiếm 0,63% tổng diện tích tự nhiên. Phần đất dư còn lại hoặc chưa sử dụng
đến chiếm 5,78% diện tích tự nhiên
- Tài nguyên nước
Nguồn nước phong phú dồi dào, do lượng mưa nhiều quanh năm cung cấp, thuận lợi cho
việc sản xuất và sinh sống của cư dân toàn tỉnh. Tuy nhiên có lợi cũng đi đôi với có hại,
do chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trường Sơn nên
vào mùa khô mưa ít, nắng nóng triền miên gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sản xuất,
cũng như môi trường sinh hoạt của nhân dân.
Để giảm thiểu những hạn chế thiếu nguồn cung cấp khô nên phải đẩy mạnh khai thác các
mạch nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và
các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ
sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm
kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Tuy nhiên trên một số địa bàn núi cao thuộc các huyện
Đắk R'Lấp, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa nguồn nước ngầm hạn chế. Nước ngầm được
khai thác chủ yếu thông qua các giếng khoan, giếng đào, nhưng do nguồn nước nằm ở
tầng sâu nên muốn khai thác cần có đầu tư lớn và phải có nguồn năng lượng.
- Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 323992.49 ha, độ che phủ toàn tỉnh đạt 49,2%. Rừng
tự nhiên đều được phân bố trải dài khắp các huyện, tập trung nhiều ở các vùng đồi núi
cao, có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ rừng nguyên sinh, có tác dụng phòng hộ đầu
nguồn.
Phân bố đất theo mục đích sử dụng:
+ Đất có rừng sản xuất chiếm 79,2 diện tích đất lâm nghiệp.
+ Đất có rừng phòng hộ chiếm 12,04% tập trung chủ yếu ở các huyện Đắk R'Lấp, Đắk
Glong, Đắk Mil, Đắk Song
+ Đất có rừng đặc dụng, chủ yếu tập chung ở Đắk Glong, Krông Nô, đây là khu khai thác
kinh tế từ du lịch, với mục đích bảo tồn hệ sinh thái.
+ Rừng trồng tập chung chủ yếu ở các vùng núi thấp, gò đồi, gần với khu dân cư.
Rừng tự nhiên ở Đăk Nông có hệ sinh thái động vật và thực vật phong phú đa dạng, nơi
đây rừng phát triển tốt có nhiều tài nguyên rừng và động vật quý quý hiếm, ví dụ như: gỗ
quý, cây đặc sản, voi, hổ,……Vừa có giá trị kinh tế, lẫn khoa học, động vật quý hiếm
được ghi trong sách đỏ của nước ta, và sách đỏ của thế giới. Khu bảo tồn Nam Trung, Tà
Đùng có sự kết hợp tự nhiên giữa rừng nguyên sinh với thiên nhiên mở ra nhiều cảnh
quan, thác nước đẹp hung vĩ tạo nên quần thể du lịch hung vĩ tráng lệ.
- Tài nguyên khoáng sản:
Bô xít: phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk GLong, Đắk R'Lấp, Đắk Song nhưng
tập trung chủ yếu ở thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk GLong. Trữ lượng dự đoán 3,4 tỉ tấn,
trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lượng Al2O3 từ 35-40%. Trên bề mặt của mỏ quặng có
lớp đất bazan tốt, hiện có rừng hoặc cây công nghiệp dài ngày. Khó khăn cho việc khai
thác hiện nay là chưa có đường giao thông, thiếu năng lượng, nguồn nước để rửa quặng
và vốn đầu tư.
Khóang sản quý hiếm: tập chung khu vực Trường Xuân, là nơi có tài nguyên đặc biệt quý
hiếm là vàng, đá quý Ngọc Bích,… trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa còn có volfram, thiếc,
atimon,… Ngoài ra còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sản xuất vật
liệu xây dựng như đất sét phân bố rải rác trên địa bàn một số huyện, có thể khai thác công
nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế-xã hội cũng
như xây dựng dân dụng cho khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh. Sét cao lanh làm gốm sứ
cao cấp phân bố tập trung ở huyện Đắk Glong, Gia Nghĩa; puzơlan làm nguyên liệu cho
xi măng, gạch ceramic; đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách
nhiệt, sợi chịu nhiệt…
Chương 2: Hiện trạng tài nguyên nước
1. Thực nghiệm trắc quan tài nguyên nước ngầm dưới đất:
Đắk Nông là một tỉnh nằm trên 2 lưu vực Srê Pôk và Đồng Nai có diện tích tự nhiên là
6.515,6 km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 20 công trình quan trắc tài nguyên nước
dưới long đất.  Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội - thành lập bản đồ tài nguyên nước
dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho
các tầng chứa nước như sau: Tầng chứa nước (Q) là 10.413 m3/ngày, tầng chứa nước
(βqp) là 159.788 m3/ngày, tầng chứa nước β(n2-qp) là 4.481.654 m3/ngày. Trong bản tin
này phạm vi dự báo tài nguyên nước dưới đất trong tỉnh sẽ thực hiện cho 3 tầng chứa
nước chính:
- Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại:
Theo kết quả quan trắc tại 1 công trình thuộc xã Đắk Nang, huyện Krông Nô (LK79T)
mực nước trung bình tháng 12 năm 2020  hạ 0,34m so với tháng 11 năm 2020. Trong
tháng 1 và tháng 2 năm 2021 mực nước tại công trình LK76T có xu hướng hạ

- Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp)
Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 12 năm 2020  hạ so với tháng 11 năm
2020. Giá trị hạ thấp nhất là 1,32m tại xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil (LK40T). Mực nước
trung bình tháng nông nhất là -2,95m tại xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut (LK43T) và trung
bình tháng sâu nhất là -7,72m tại xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil (LK40T). Trong tháng 1 và
tháng 2 năm 2021 mực nước có xu hướng hạ.
- Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β
(n2-qp).
Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 12 năm 2020 hạ so với tháng 11 năm
2020. Giá trị hạ thấp nhất là 5,01m tại xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (LK41T). Mực nước
trung bình tháng nông nhất là -0,18m tại xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut (LK45T) và trung
bình tháng sâu nhất là -21,57m tại P.Nghĩa Trung, TX.Gia Nghĩa (LK86T). Trong tháng
1 và tháng 2 năm 2021 mực nước có xu hướng hạ.
 
Cảnh báo mực nước dưới đất, theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP về Quy định việc hạn chế
khai thác nước dưới đất, trong tỉnh thời điểm hiện tại chưa có công trình nào có độ sâu
mực nước cần phải cảnh báo.

2. Vấn đề hệ thống nước ngầm ở Đăk Nông:


Tài nguyên nước Đắk Mil, Đắk Song và Chư Jút đang suy giảm nghiêm trọng, tầng nước
ngầm giảm từ 3- 5m so với trước đây. Dẫn chứng cụ thể cho thấy rõ từ những năm 2006
trước đây, có thể khai thác tối đa là 0,6 triệu m3/ngày, nhưng trở lại về những năm gần
đây mực nước có thể khai thác chưa tới 0,4 m3/ngày, cho thấy những năm gần đây có sự
suy giảm nguồn nước ngầm rõ rệt. Tình trạng này cho thấy sự khắc nghiệt của khí hậu do
mùa khô kéo dài triền miên, rút ngắn mùa mưa nên lượng nước bổ sung để che lấp cho sự
thiếu thốn của mùa khô là không đủ, dẫn đến tính trạng nước ngầm ngày càng ít, khan
hiếm. Do khai thác nguồn nước ngầm quá mức, dẫn dến diện tích rừng bị thu hẹp, lớp
phủ bề mặt của dất giảm đáng kể, cộng với việc ồ ạt tang nhanh diện tích các loại cây
trồng cần tưới nhiều nước như cà phê, hồ tiêu,… Sự thiếu nguồn nước trầm trọng khiến
cho cuộc sống của nhân dân gặp nhiều khó khan, dẫn đến không ít các hộ gia đình và sản
xuất khoan giếng khai thác nguồn nước ngầm tràn lan. Không tuân thủ theo các quy định
về thủ tục cấp giấy phép khoan thăm dò, khai thác nguồn nước.
Ở Gia Nghĩa, Đắk Glong, Đắk Song, Đắk Mil, Chư Jút… thì việc khoan giếng khai thác
nước ngầm trở nên phổ biến, do những vùng đó có tầng nước mặt khan hiếm, khó khan
cho việc đào giếng theo cách thủ công, dẫn đến việc khai thác nguồn nước ngầm trở nên
tràn lan, phổ biến. Phần lớn cho khí hậu mùa khô kéo dài dẫn dến tình trạng thiếu nước
trầm trọng, một phần do sự chủ quan của người dân, do việc khai thác nguồn nước ngầm
không qua tư vấn, hướng dẫn của các đơn vị, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền nên
dẫn đến tình trạng nhiều giếng khoang đào sâu hơn tram mét, nhưng vẫn không thể tìm
thấy nguồn nước hoặc có thì nước bị nhiễm phèn, ở trong tình trạng xấu.
Người dân ở thôn 8, xã Đắk Nia cho biết: “Vào mùa khô thì có nhiều hộ dân ở thôn 8
phải mua 70.000-80.000 đồng/1 khối nước nên bà con đã góp chung vốn với nhau để thuê
người khoan giếng, nhưng khoan sâu đến 90-120 m vẫn không tìm thấy nước. Do đó, bà
con đã tiến hành khoan nhiều nơi khác nhau, nhưng mũi khoan chạm đến đâu cũng gặp
đá nên đành chịu thua”. Việc các giếng khoan không gặp nước, nhưng người dân vẫn
không có biện pháp xử lí bịt lấp đúng cách, đúng chỗ hoặc lấp tạm cho có khiến cho
nguồn nước nhiễm bẩn hoặc làm thủng túi nước ngầm, gây tụt nguồn nước… Vì vậy,
mức độ ô nhiễm về lâu dài chưa thể lường trước và vấn đề bảo vệ tầng nước ngầm đang
trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Qua dẫn chứng cụ thể cho thấy những tác động do suy thoái môi trường, khai thác không
tuân thủ quy định đã khiến cho nguồn tài nguyên nước bị suy giảm hết sức nghiêm trọng,
nguồn nước ngầm có nguy cơ bị cạn kiệt, gây ảnh hưởng lớn tới sự cạn kiệt nguồn nước
trầm trọng trong tương lai. Trước tình hình cụ thể như trên, cần phải có chủ tịch tỉnh,
những người có cấp cao, thẩm quyền, những người có chuyên môn cần phải vào cuộc để
nhanh chóng đưa ra những giải pháp khắc phục cụ thể để có thể duy trì được nguồn nước
ngầm trong tương lai. Cũng nhằm khuyến cáo người dân phải sử dụng nước với mục đích
sinh hoạt, cần phải tiết kiệm, phải thay đổi diện tích đất cây trồng kém hiệu quả sang cây
trồng có nhu cầu cần ít nước, cũng như hiệu quả hơn  và cần phải đẩy mạnh việc trồng
rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ vững chắc diện tích rừng đầu nguồn, rừng
phòng hộ… Đồng thời, các ngành, địa phương cũng chủ động hơn trong việc quy hoạch,
khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý, ưu tiên phục vụ cho nhu cầu dân sinh trên
địa bàn.
Để bảo vệ nguồn nước ngầm được lâu dài cần phải lên kế hoạch trồng rừng, tiến hành
trồng mới lại tất cả diện tích đất trồng bị xâm hại, nhằm duy trì độ che phủ rừng. Các cơ
quan chức năng cần phải vào cuộc và có những bản thảo cũng như kế hoạch khắc phục cụ
thể, nhằm quản lí, cũng như chấn chỉnh lại các hoạt động khai thác nguồn nước ngầm trái
phép tại các khu dân cư, khu sản xuất, cũng như khu vực nương rẫy,… nhằm góp phần
định hướng, cũng như mở rộng tầm nhìn cho nhân dân, góp phần định hướng các hoạt
động khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm đi vào nề nếp, quy củ nhằm nâng cao chất
lượng của nguồn nước cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn cho mỗi một người dân, gia
đình, cộng động, cũng như môi trường nước sạch của chung,.. Và cần phải tích cực bảo
vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nước trước những dự báo xấu về cạn kiệt nước trong
hiện tại, cũng như trong tương lai.

Chương 3: Gia tăng dân số và các tác động lên tài nguyên nước:
Tác động tích cực:
Việt Nam là một nước có qui mô dân số lớn nên có nguồn lao động dồi dào, là động lực
tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động trẻ
chiếm ưu thế, điều này có lợi cho việc chuyển dịch lao động và tạo ra sự năng động, sáng
tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; khả năng
ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển
kinh tế, qui mô dân số lớn còn là thế mạnh, là tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh chính trị quốc gia. Bước vào thời kì công nghệ số chắc chắn là một bước đi
mới mẻ hoàn toàn, nên cần một lượng lớn trẻ giàu tiềm năng, tri thức dồi dào để thúc đẩy
cách mạng số, cũng như thúc đẩy nền kinh tế của nước ta.

Tác động tiêu cực:


Sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng): Thông thường, lực lượng lao động
xã hội chiếm khoảng 45-46% trong tổng số dân; tuy nhiên, do qui mô dân số lớn, tỷ lệ gia
tăng dân số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Mặt khác, lao động nước
ta lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp. Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất
canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư nên dẫn đến tình
trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng. Sự phát triển của
công nghiệp, cũng như công nghệ số tăng nhanh, dẫn đến tầng nông nghiệp dư thừa.
Tạo ra một sức ép nặng nề đối với tài nguyên, môi trường: Dân số tăng nhanh, lực lượng
lao động thiếu việc làm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về tài nguyên môi trường:
diện tích rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng,
săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, thay vào đó là các vùng
diện tích đất trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt,
hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác biển
cũng xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt rác, chất
thải bừa bãi do ý thức hạn chế của người dân.

Sức ép đối với y tế, giáo dục: Dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong
khi đất nước còn chưa phát triển đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế, giáo
dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tăng cao đến (9,8%). Một số vùng nông
thôn, vùng núi,… chưa phổ cập xong giáo trình của môi trường tiểu học, cũng như trung
học, khiến cho nền giáo dục bị đi chậm, thụt lùi, dẫn đến tình trạng các
Sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: Dân số gia tăng cùng với
việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các lĩnh vực
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn
hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và lực
lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… ngày
càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối với mỗi gia đình và toàn
xã hội.
Cộng thêm tình trạng thiếu nước trầm trọng ở Đăk Nông dẫn đến sự tổn thất nguồn tài
nguyên thiên nhiên ngày càng nặng nề, là một bài toán nhức đầu cho những người có
chuyên môn, cũng như chính quyền địa phương.
Lịch sử phát triển của toàn thể nhân loại, cho thấy bộ não của con người ngày càng phát
triển, luôn phát triển liên tục theo hướng ngày càng hiện đại. Từ chỗ nền kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, rồi ngày nay là “kỹ thuật” số.
Quá trình thay đổi về phương thức “canh tác” làm cho tư duy của con người cũng thay
đổi theo, từ đó giá trị đạo đức xã hội cũng thay đổi theo. Để có thể đạt được một dân số
tối ưu có nghĩa là: có quy mô dân số, trong điều kiện tổ chức xã hội cụ thể, cho phép khai
thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn quốc gia để tạo ra khối lượng hàng hóa
tiêu dùng bình quân một đầu người cao nhất.  Để đạt được một dân số tối ưu như vậy,
phải có chính sách dân số, kinh tế và xã hội uyển chuyển theo thời gian. Để có một dân
số có chất lượng, trong giai đoạn trước mắt và lâu dài Việt Nam cần đề ra chính sách
hướng vào chất lượng dân số. Do dân số là tập hợp của các cá nhân, nên chiến lược đề ra
làm sao để các cá nhân trong cộng đồng là các cá nhân có chất lượng. Một cá nhân trong
cộng đồng được coi là “Có chất lượng” khi đạt được các tiêu chuẩn sau:
- Về mặt trí tuệ, tinh thần: có cuộc sống tinh thần vui vẻ, có học vấn cao, có khả
năng sang tạo, có một trái tim ấp ám yêu đồng bào.
- Về mặt thể chất: Có thể hình to lớn, cao khỏe, thể lực tốt
Có thể thấy sự gia tăng dân số vừa có mặt tiêu cực vừa có mặt tích cực. Sự gia tăng dân
số không chỉ phải đảm bảo chất lượng nguồn nước để đem lại cuộc sống tốt hơn cho mọi
người mà nó có kéo theo chất lượng về một môi trường giáo dục, mà còn phải nâng cao
chất lương y tế, lúc nào cũng phải trong tình trạng sẵn sàng.
Sự gia tăng dân số sẽ làm cho nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt của các hộ gia đình tăng
lên, nhu cầu sử dụng nước cũng sẽ tăng lên, nhiều hỗ gia đình sẽ đào nguồn nước ngầm
của địa phương lên, vì nguồn nước là nhu cầu cơ bản của mỗi con người trong đời sống,
không thể thiếu được. Nhưng chúng ta phải có một chút hiểu biết, cũng như kinh nghiệm
cơ bản để cho nguồn nước trở nên không bị dư thừa, luôn trọng trạng thái vừa đủ, cũng
như nguồn nước sạch không bị ô nhiễm.

C. Kết Luận
- Việc cần làm để bảo vệ nguồn tài nguyên nước là cần phải chuyển đổi trồng lúa sang
trồng các loại cây ngắn ngày, nâng tổng diện tích chuyển đổi toàn tỉnh, gồm các loại cây
khoai mì, mè và các loại đậu. Trong đó, cây trồng được người dân chọn trồng nhiều và
hiệu quả nhất là cây khoai mì, còn lại là hoa màu. Vừa tăng cao được năng suất mọi mặt
về kinh tế, vừa tối ưu được nguồn nước, vừa giảm được chi phí tiêu dung.
- Quá trình dân số tăng ảnh hưởng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên, để nguồn tài nguyên
của nước ta được phong phú dồi dào, mỗi người chúng ta phải tự nhận thức được tầm
quan trọng của tài nguyên thiên nhiên nói chung, nguồn nước sạch nói chung, để tránh
những thành phần có ý đồ xấu phá hoại nguồn tài nguyen nước
- Nguồn tài nguyên nước không chỉ ảnh hưởng tới đời sống xã hội của nhân dân, mà nó
còn ảnh hưởng lớn tới phát triển của cả một quốc gia, ví dụ nguồn nước bị ô nhiễm,
không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, mà nó còn làm cho hệ thống chăn nuôi
ngông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,… thiệt hại nặng nè, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh
tế nước ta.
- Cần phải tuyên truyền mọi người bảo vệ, cũng như giữ gìn nguồn nước, trừng phạt nặng
tay với những thành phần có ý đồ xấu, muốn phá hoại nguồn nước.
- Việc đánh giá từ cơ bản là điều kiện địa lý tự nhiên cho đến việc chúng tôi khảo sát các
tác động lên tài nguyên nước tạo nên một nền móng dồi dào.
- Giải pháp mới phải đi kèm thực thi, vì vậy, trong quá trình thực thi giải pháp của chúng tôi
tình trạng nguồn tài nguyên nước luôn được ưu tiên lên hàng đầu, vì tùy nước ta có nguồn
tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng đến một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ bị khô
cạn, vậy nên chúng ta phải giữ gìn và xây dựng một nguồn nước sạch đảm bảo.

You might also like