You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


=====000=====

TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI
ĐỊA LÝ – XÃ HỘI – KINH TẾ ICELAND

Sinh viên thực hiện: Nhóm 11


Lớp tín chỉ: TMA201(GD2-HK2-2122).1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Hoàng Quỳnh Anh
ThS. Phùng Ngọc Bảo Vân
Hà Nội – 2022
DANH SÁCH SINH VIÊN

STT Họ và tên Mã sinh viên Công việc Đánh giá

1 Nguyễn Thị Trang Nhung 2014510070


Chương 3
(Nhóm trưởng)

2 Hồ Thị Diệu Linh 2014510056 Chương 2

3 Đặng Thị Huệ 2014510044 Chương 1

Lời mở đầu
4 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 2014510009
Kết luận

5 Nguyễn Thị Minh Ánh 2014510015 Chương 3

6 Nguyễn Thị Ngọc Anh 2014120011 Chương 3

7 Nguyễn Thị Kiều Oanh 2014510071 Chương 2


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN......................................................................................5
1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................................5
1.2. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................5
1.2.1. Khí hậu.................................................................................................................5
1.2.2. Địa hình................................................................................................................6
1.2.3. Thực vật và động vật............................................................................................7
1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên........................................................................................7
CHƯƠNG 2: XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ..............................................................................10
2.1. Xã hội........................................................................................................................10
2.1.1. Dân số.................................................................................................................10
2.1.2. Chất lượng đời sống...........................................................................................10
2.2. Chính trị....................................................................................................................12
CHƯƠNG 3: KINH TẾ......................................................................................................13
3.1. Tổng quan về nền kinh tế Iceland..........................................................................13
3.1.1. Khái quát............................................................................................................13
3.1.2. Các chỉ số vĩ mô.................................................................................................14
3.1.3. Các chính sách đang áp dụng...........................................................................17
3.2. Các lĩnh vực kinh tế.................................................................................................19
3.2.1. Lĩnh vực tài chính..............................................................................................19
3.2.2. Lĩnh vực kinh doanh..........................................................................................21
3.3. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế của Iceland..........................26
KẾT LUẬN.............................................................................................................................28
LỜI MỞ ĐẦU

Iceland là một quốc đảo thuộc khu vực châu Âu, nằm ở Bắc Đại Tây Dương, phía
Đông của Greenland và cách London, Paris và Copenhagen hơn 3 giờ bay. Quốc đảo này có
đường biển gồ ghề kéo dài hơn 4800 km, giáp với biển Greenland ở phía Bắc, biển Na Uy ở
phía đông, Đại Tây Dương ở phía nam và tây, và eo biển Đan Mạch phía tây bắc. Iceland có
diện tích hơn 103.000 km2 và dân số hơn 334 000 người (số liệu năm 2016).

Iceland nằm trong Khu vực kinh tế châu Âu, theo mô hình kinh tế Bắc Âu và nền kinh
tế luôn đạt được mức tăng trưởng cao. Xuất phát là một nước chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt
cá, Iceland đã có những bước nhảy vọt ấn tượng. Vào đầu thế kỷ 21, Iceland đã trở thành
hình mẫu cho sự bùng nổ tín dụng toàn cầu. Các ngân hàng ở quốc gia này mở rộng đáng kể
ra nước ngoài, và một lượng lớn ngoại tệ đổ vào Iceland, thúc đẩy tăng trưởng một cách khác
thường. Đến năm 2010, ngành du lịch trở thành trụ cột chính cho sự tăng trưởng kinh tế ở
Iceland, góp phần giúp quốc gia này khôi phục lại nền kinh tế mong manh sau khủng hoảng
tài chính 2008. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Iceland chuyển đổi mạnh sang
lĩnh vực công nghiệp lắp ráp và dịch vụ, phát triển phần mềm, công nghệ sinh học và dịch vụ
ngân hàng, du lịch.

Hiện nay, tuy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Iceland còn khá khiêm tốn
do cách biệt về địa lý và ít thông tin về thị trường nhưng Iceland ngày càng quan tâm mở
rộng quan hệ thương mại với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu địa lí
kinh tế của Iceland sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn thị trường mới mẻ nhưng đầy
tiềm năng này. Từ những mục tiêu và nhìn nhận trên, nhóm em đã lựa chọn “Địa lý - Xã hội
- Kinh tế Iceland” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã cố gắng hết sức để thu thập dữ liệu cũng
như xử lý thông tin một cách tốt nhất. Tuy vậy, bài làm vẫn không thể tránh khỏi những sai
sót do sự hạn chế về chuyên môn cũng như kinh nghiệm, chúng em rất mong thầy/cô có thể
nhận xét, đánh giá, góp ý để đề tài nghiên cứu này thêm hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1.1. Vị trí địa lý


Iceland là một hòn đảo nằm ở phía bắc Đại Tây Dương, gần kề phía nam Vòng Cực Bắc.
Vòng Cực Bắc đi qua một số hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi phía bắc Iceland, tuy nhiên
không cắt qua hòn đảo chính của nước này. Không giống như Greenland, Iceland được coi là
một phần của Châu Âu chứ không phải thuộc Bắc Mỹ, mặc dù về mặt địa chất thì Iceland
thuộc về cả hai châu lục. Nếu xét về mặt văn hóa, kinh tế và sự tương đồng ngôn ngữ thì
Iceland được xếp vào nhóm Bắc Âu cùng với các nước Scandinavia. Iceland là hòn đảo rộng
thứ 18 trên thế giới và rộng thứ nhì Châu Âu. Iceland có vị trí chiến lược giữa biển Greenland
và châu Âu.
Tổng diện tích của Iceland là 103.000 km², trong đó phần đất là 100.250 km² còn phần nước
là 2.750 km²
Diện tích các vùng địa hình:
 Thảm thực vật: 23.805 km²
 Hồ: 2.757 km²
 Sông băng: 11.922 km²
 Đất hoang: 64.538 km²
Diện tích đất con người sử dụng:
 Đất trồng trọt được: 0,07%
 Đất trồng cây quanh năm: 0%
 Đồng cỏ quanh năm: 23%
 Rừng cây gỗ: 1%
 Mục đích khác: 75,93%

1.2. Điều kiện tự nhiên


1.2.1. Khí hậu
Iceland nằm giáp vòng Cực Bắc nên có khí hậu rất lạnh giá. Tuy nhiên đất nước này lại
nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương nên có rất nhiều suối nước nóng và nguồn địa nhiệt
khổng lồ. Không những vậy, Iceland còn có rất nhiều sông băng. Nhờ có dòng hải lưu Gulf
Stream chảy gần bên, khí hậu Iceland được ôn hòa hơn đôi chút.
Khu vực bờ biển của Iceland có khí hậu ôn đới hải dương lạnh. Dòng biển nóng Bắc Đại
Tây Dương đã mang đến cho hòn đảo một khí hậu ấm áp hơn so với những nơi khác cũng vĩ
độ. Vùng bờ biển Iceland có một mùa đông tương đối dễ chịu, trời nhiều mây còn vào mùa hạ
thì mát mẻ và ẩm ướt.
Nhiệt độ ban ngày dao động trong khoảng từ 0 đến 3 °C vào mùa đông và từ 12 đến 15
°C vào mùa hè, mặc dù trong đất liền có thể mát hơn đáng kể. Vào mùa hè, ở một số địa điểm
đặc biệt, nhiệt độ cao hơn đáng kể (trên 20 °C) xảy ra. Đặc biệt là do "Dòng Vịnh" (Hải lưu
Gulf Stream) nên ở phía nam của hòn đảo tương đối hiếm có tuyết.
Có những sự tương phản về khí hậu giữa các vùng của hòn đảo. Vùng bờ biển phía nam
Iceland thường ấm và ẩm ướt hơn so với bờ biển phía bắc. Còn những vùng đất thấp trong
nội địa thì lại vô cùng khô hạn. Tuyết rơi nhiều hơn ở phía bắc của Iceland. Và trong khi
vùng bờ biển Iceland có khí hậu tương đối ôn hòa thì khu vực cao nguyên trung tâm lại có
khí hậu vô cùng lạnh giá, thường xuyên không có người ở.
1.2.2. Địa hình
Khoảng 11% diện tích của Iceland được bao phủ bởi các sông băng với tổng diện tích lên
tới 11.922 km², trong đó ba sông băng rộng nhất là Vatnajökull (8.300 km²), Langjökull (953
km²), Hofsjökull (925 km²). Vào mùa đông, phần lớn diện tích của Iceland bị bao phủ bởi
băng và tuyết. Khu vực trung tâm hòn đảo là cao nguyên có khí hậu khắc nghiệt nên không
thể sinh sống được. Khu vực ven biển Iceland là những vùng đất thấp. Các vịnh biển fio được
tạo thành do nước biển nhấn chìm các thung lũng sông băng cũ ăn sâu vào đất liền làm tăng
độ dài đường bờ biển của Iceland lên tới 4.970 km. Khu vực ven biển là nơi sinh sống chủ
yếu của người dân Iceland.
Điểm cao nhất của Iceland là ngọn núi Hvannadalshnúkur, cao 2.110 m. Còn điểm thấp
nhất của Iceland là phá Jölkulsárlón (-146 m).
Là một hòn đảo trẻ, lại nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương, Iceland là một trong
những nơi có hoạt động địa chất mạnh mẽ nhất trên thế giới với rất nhiều núi lửa và các suối
nước nóng. Núi lửa phun hoặc động đất có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho hòn đảo. Tuy
nhiên, người dân Iceland cũng được hưởng nhiều ưu đãi từ núi lửa. Hệ thống sông ngòi và
thác nước rộng lớn tại đất nước này cung cấp một nguồn thủy điện lớn cho người dân sử dụng
với giá rất rẻ. Người dân Iceland sử dụng hơi nóng từ những nguồn địa nhiệt để sưởi ấm cho
nên hòn đảo gần như không phải đốt nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Những
suối nước nóng phun lên từ lòng đất là một món quà lớn khác mà thiên nhiên dành cho
Iceland. Núi lửa cũng mang lại cho Iceland lượng đất badan màu mỡ và một số khoáng chất
như rhyolite và andesite.
1.2.3. Thực vật và động vật
Từ sau khi Thời kỳ Băng hà kết thúc, các loài thực vật và động vật chỉ có khoảng thời
gian ngắn ngủi 10.000 năm để nhập cư vào Iceland và tiến hóa. Khoảng 3/4 đất đai ở Iceland
cằn cỗi không thích hợp cho thực vật sinh trưởng. Loài thực vật chủ yếu ở đây là các loại cỏ
mọc trên những cánh đồng chăn nuôi gia súc rộng lớn. Loại cây thân gỗ duy nhất của Iceland
là một giống cây bulô phương bắc có tên gọi Betula pubescens. Trước khi con người tới, các
rừng cây bulô chiếm 25-40% diện tích đất màu ở Iceland, nhưng qua nhiều thế kỉ, do sự chặt
phá của con người, diện tích của rừng giảm dần và đến đầu thế kỷ XX thì còn lại rất ít. Điều
này gây ra nhiều hậu quả khôn lường như xói mòn đất, mà đất lại là một tài nguyên rất quý
đối với Iceland. Con người đã cố gắng trồng lại các rừng cây bulô nhưng chất lượng rừng
không thể bằng được rừng tự nhiên.
Khi con người đến Iceland, họ đã mang đến một số gia súc mà ngày nay ta có thể thấy
như cừu, bò và đặc biệt là giống ngựa rất khỏe của đất nước này. Có rất nhiều cá ở những
vùng biển xung quanh Iceland. Đánh bắt cá đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
Iceland, chiếm tới hơn một nửa tổng sản phẩm xuất khẩu của nước này. Các loài thú hoang dã
ở Iceland gồm có cáo Bắc Cực, chồn, chuột, thỏ và tuần lộc. Chúng di cư đến Iceland vào
cuối Thời kỳ Băng hà, khi mặt nước biển còn đang đóng băng. Vào khoảng trước năm 1900,
một số con gấu Bắc Cực cũng thỉnh thoảng ghé thăm Iceland trên những tảng băng trôi từ
Greenland. Do khí hậu lạnh đặc trưng, Iceland không có bất cứ một loài bò sát hay lưỡng cư
nào, vì chúng là những động vật biến nhiệt. Theo ước tính, Iceland có khoảng 1300 loài côn
trùng. Đặc biệt, Iceland là một quốc gia không có muỗi.

1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên


Iceland đã liên tục được xếp hạng trong số các quốc gia có hiệu suất tốt nhất trên thế giới
và năm 2018, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người được ước tính là cao thứ 5 trên
thế giới. Thành công của nền kinh tế Iceland là do một số yếu tố như chính sách kinh tế của
chính phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Một số tài nguyên thiên nhiên thiết yếu
nhất của Iceland bao gồm đất trồng trọt, cá và các nguồn năng lượng tái tạo.
 Cá
Từ thời cổ đại, câu cá là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng nhất đối với
người dân Iceland. Năm 2011, ngành công nghiệp đánh bắt đóng góp khoảng 27% tổng sản
phẩm quốc nội của Iceland. Bộ lao động Iceland ước tính rằng khoảng 5% lực lượng lao động
của quốc gia đã được sử dụng trong ngành đánh bắt cá. Hầu hết cá ở Iceland được đánh bắt ở
các đại dương, đặc biệt là ở Đại Tây Dương. Một số loài cá phổ biến nhất ở Iceland bao gồm
cá tuyết và cá hồi nâu. Cá tuyết được coi là loài cá quan trọng nhất ở Iceland. Năm 2010, ngư
dân Iceland đã thu được hơn 178.000 tấn cá. Chính phủ Iceland đặt ra giới hạn về số lượng cá
tuyết mà ngư dân có thể bắt được để tránh đánh bắt quá mức. Do chính sách của chính phủ,
ngư dân Iceland đã buộc phải dựa vào các loại cá khác như cá da trắng và cá thu Đại Tây
Dương để duy trì nguồn cung cấp cá liên tục. Nuôi trồng thủy sản ở Iceland tương đối kém
phát triển và năm 2011, nó chỉ sản xuất 5000 tấn cá và sử dụng khoảng 250 người. Chính phủ
Iceland đã kêu gọi ngư dân đầu tư vào nuôi trồng thủy sản để tránh đánh bắt quá mức ở các
đại dương. Ngoài câu cá thương mại, Iceland còn nổi tiếng với dịch vụ câu cá thể thao do sự
hiện diện của một số loài cá như cá hồi, cá hồi hồ và char.
 Đất canh tác
Đất canh tác là một trong những tài nguyên quý giá nhất của Iceland từ thời cổ đại khi
con người lần đầu định cư ở đất nước này. Vì địa hình của Iceland chủ yếu là đồi núi, nên có
giới hạn số lượng đất trồng trọt trong nước. Tuy nhiên, khí hậu của đất nước được coi là
thuận lợi cho nông nghiệp. Nông dân Iceland phụ thuộc vào hóa chất ít hơn các nông dân
khác vì đất nước này có rất ít côn trùng phá hoại mùa màng. Một yếu tố khác khiến Iceland
có lợi cho nông nghiệp là nó tương đối ít ô nhiễm hơn các quốc gia khác có nghĩa là thực
phẩm của nước này ít bị ô nhiễm. Trong năm 2015, theo thống kê từ Ngân hàng Thế giới,
khoảng 1, 21% lãnh thổ của Iceland được coi là có thể trồng được. Kể từ năm 2008, quy mô
đất trồng trọt ở Iceland đã giảm dần. Sự suy giảm kích thước của đất trồng trọt ở Iceland có
thể được quy cho tầm quan trọng giảm dần của ngành nông nghiệp. Bộ lao động Iceland ước
tính rằng trong thế kỷ 19, hơn 70% người dân Iceland đã làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp, trong khi ở thế kỷ 21, chưa đến 5% người dân Iceland làm việc trong ngành nông
nghiệp. Chính phủ Iceland hy vọng rằng trong tương lai, sẽ có ít người tham gia vào lĩnh vực
này. Nông dân Iceland trồng rất nhiều loại cây trồng như súp lơ, khoai tây và củ cải. Nông
dân Iceland đã đầu tư vào nhà kính để trồng các loại cây trồng khác như hoa, cà chua và dưa
chuột.
 Gia súc, gia cầm
Một nguồn tài nguyên thiên nhiên chính ở Iceland là chăn nuôi. Nông dân Iceland nuôi
nhiều loại động vật như cừu, lợn và gia súc. Cừu được nuôi để lấy thịt. Trước đây, cừu cũng
được nuôi để cung cấp sữa; tuy nhiên, do sự gia tăng số lượng bò được nuôi trong nước, cừu
không còn được vắt sữa nữa. Gia cầm cũng phổ biến ở Iceland với phổ biến nhất là gà được
nuôi cho cả thịt và trứng. Iceland được coi là tự túc trong sản xuất hầu hết các sản phẩm chăn
nuôi như sữa, trứng, thịt.
 Nước
Một trong những tài nguyên thiên nhiên thiết yếu nhất của Iceland là nước vì nó chủ yếu
được sử dụng trong sản xuất thủy điện. Chính phủ Iceland ước tính rằng hơn 70% điện năng
được sử dụng ở nước này được sản xuất tại các nhà máy thủy điện. Các nhà máy thủy điện
lớn bao gồm Nhà máy thủy điện Kárahnjúkar - nhà máy thủy điện lớn nhất của đất nước, Nhà
máy điện Blanda và Nhà máy điện Sigalda. Mặc dù có nguồn năng lượng điện khổng lồ được
tạo ra thông qua thuyẻ điện ở Iceland, quốc gia này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thủy
điện.

 Năng lượng địa nhiệt

Iceland sở hữu một lượng lớn năng lượng địa nhiệt do vị trí địa lý và địa hình độc đáo.
Năng lượng địa nhiệt lần đầu tiên được sử dụng để sưởi ấm vào năm 1907 và đến năm 1930,
một đường ống được xây dựng ở Wilmingtonavík. Đến năm 2006, năng lượng địa nhiệt đã
được sử dụng để sưởi ấm gần 90% các ngôi nhà trong cả nước. Một số nhà máy địa nhiệt đã
được xây dựng trên khắp đất nước như Hellisheiði, Nesjavellir và Krafla.
CHƯƠNG 2: XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ

2.1. Xã hội
2.1.1. Dân số
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số Iceland ước tính là 344.388 người, tăng
2.110 người so với dân số 342.314 người năm trước. Năm 2021, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên
là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 1.693 người. Do tình trạng di cư dân
số tăng 417 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1,010 (1.010 nam trên 1.000 nữ) thấp
hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Mật độ dân số của Iceland là 3 người trên mỗi kilômét vuông tính
đến 09/05/2022.
Trong năm 2022, dân số của Iceland dự kiến sẽ tăng 2.040 người và đạt 346.398 người
vào đầu năm 2023. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều
hơn số người chết đến 1.650 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số
sẽ tăng 390 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Iceland để định cư sẽ chiếm ưu
thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác. Theo ước tính, tỷ lệ
thay đổi dân số hàng ngày của Iceland vào năm 2022 sẽ như sau: trung bình mỗi ngày 11 trẻ
em được sinh ra, 6 người chết và một người di cư. Dân số Iceland sẽ tăng trung bình 6 người
mỗi ngày trong năm 2022.
2.1.2. Chất lượng đời sống
Trong suốt những năm qua, Iceland đã được đặt trên đầu danh sách trong các nghiên cứu
so sánh quốc tế về hạnh phúc, cởi mở, bình đẳng giới, ... Khung cảnh văn hóa sôi động, một
hệ thống phúc lợi xã hội hỗ trợ cùng với việc có đầm phá địa nhiệt, các mạch nước phun,
sông băng và thác nước gần đó, làm cho Iceland trở thành một quốc gia tuyệt vời để sống.
 Bình đẳng giới
Iceland đã liên tục giữ vị trí số một trong chỉ số khoảng cách giới của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới trong vài năm qua. Một bài báo được xuất bản bởi The Guardian vào năm 2016 cho
biết, thời điểm những người đàn ông Iceland rời khỏi làng cho các chuyến đi săn dài, họ đã
để phụ nữ chịu trách nhiệm về các quyết định chính trị và kinh tế quan trọng.
❖ Nền kinh tế mạnh mẽ
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009, Iceland đã hồi
phục trở lại, và hiện được xếp hạng trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Theo dữ
liệu từ Focus Economics, Iceland đứng thứ tám trên thế giới về GDP bình quân đầu người
vào năm 2021.
❖ Tuổi thọ cao
Tuổi thọ trung bình hiện tại của người Iceland vào năm 2022 là 83,37 tuổi, đứng thứ
mười trên thế giới về số liệu này.
❖ Mức độ "hạnh phúc chủ quan" cao
Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2021, xếp hạng mỗi quốc gia theo các chỉ số
"hạnh phúc chủ quan", Iceland đứng ở vị trí thứ tư, sau Phần Lan, Na Uy và Đan Mạch. Các
tác giả của báo cáo lập luận rằng điểm số hạnh phúc - được tạo ra từ kết quả khảo sát - theo
sát sáu chỉ số chất lượng cuộc sống. Những yếu tố này là GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã
hội, tuổi thọ khỏe mạnh, sự hào phóng, tự do và không tham nhũng.
❖ Nguy cơ đói nghèo thấp
Theo dữ liệu thu thập được vào năm 2016, ít hơn 9% tổng dân số Iceland có nguy cơ bị
đói nghèo, chiếm khoảng một nửa tỷ lệ kết hợp của 28 quốc gia tạo nên Liên minh châu Âu.
❖ Tỷ lệ tham nhũng chính trị
Iceland có tham nhũng chính trị thấp so với mức trung bình toàn cầu, tuy nhiên mức độ
tham nhũng ở Iceland là cao nhất trong tất cả các quốc gia Bắc Âu, và các báo cáo gần đây
cho thấy họ đang ngày càng tồi tệ hơn.
❖ Chất lượng giáo dục
Giáo dục ở Iceland được tài trợ hoàn toàn bởi nhà nước, từ mầm non cho đến đại học.
Theo kết quả kiểm tra được thu thập từ 45 quốc gia bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD), trẻ em Iceland đạt điểm dưới mức trung bình của nhóm về toán học, khoa học và
đọc.
❖ Người vô gia cư
Mặc dù có một trong những hệ thống phúc lợi hào phóng nhất thế giới, Iceland được cho
là đang phải vật lộn với vấn đề vô gia cư ngày càng tăng. Theo một nghiên cứu, số người vô
gia cư sống ở Reykjavik - thủ đô của Iceland - đã tăng gần gấp đôi từ năm 2012 đến 2017 từ
179 lên 349, tương đương khoảng ba trong số hàng nghìn người.
❖ Y tế
Iceland có một hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc hữu hóa phần lớn được tài trợ thuế.
Một nghiên cứu năm 2017 đã xếp hạng hệ thống chăm sóc sức khỏe iceland thứ hai trên thế
giới, dựa trên việc xem xét các tiêu chí toàn diện.
Sự kết hợp của các lực lượng thị trường với một hệ thống phúc lợi hào phóng đã tạo ra
một mô hình đảm bảo chất lượng cuộc sống cao ở Iceland cho phần lớn công dân của mình.
Nhưng một cái nhìn sâu hơn về các vấn đề giáo dục, tham nhũng và vô gia cư của Iceland
cho thấy ngay cả những xã hội giàu có và công bằng nhất cũng có vấn đề của họ. Trong lịch
sử, Iceland đã tìm thấy thành công bằng cách giải quyết các vấn đề của xã hội một cách tập
thể - tiếp tục cách tiếp cận này sẽ phục vụ tốt trong tương lai.

2.2. Chính trị


Chính trị của Iceland diễn ra trong khuôn khổ của một nước cộng hòa dân chủ đại diện
theo nghị viện, theo đó tổng thống là nguyên thủ quốc gia, còn thủ tướng Iceland là người
đứng đầu chính phủ trong một hệ thống đa đảng. Quyền hành pháp do chính phủ thực hiện.
Quyền lập pháp được trao cho cả chính phủ và quốc hội, Althingi. Cơ quan tư pháp độc lập
với cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp.
Tổng thống Iceland là người đứng đầu quốc gia nhưng không có thực quyền. Tuy nhiên
ông có thể dừng thông qua một đạo luật và đưa ra trưng cầu dân ý. Thủ tướng Iceland là
người đứng đầu chính phủ, cùng với nội các xem xét các công việc hành pháp. Nội các được
bổ nhiệm bởi tổng thống sau mỗi cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội, nhưng thường được lựa
chọn bởi chủ tịch của các đảng.
Hiện nay Quốc hội nước này duy trì chế độ lưỡng viện. Nghị viện với 63 thành viên,
gồm Thượng nghị viện có 21 thành viên và Hạ nghị viện có 42 thành viên, được bầu bằng
tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo hệ thống đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ năm. Tổng thống được
bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm. Tống thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Nội
các. Thủ tướng và Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội được lựa
chọn trong hai Đảng cầm quyền là Đảng Độc lập và Đảng Tiến bộ. Tổng thống đứng trung
lập.
CHƯƠNG 3: KINH TẾ
3.1. Tổng quan về nền kinh tế Iceland
3.1.1. Khái quát
Iceland là một nước nhỏ, ít dân, theo mô hình kinh tế Bắc Âu với nền kinh tế thị trường
xã hội kết hợp các nguyên tắc cấu trúc của nền kinh tế thị trường tự do hóa. Trước năm 2008,
Iceland luôn duy trì được mức tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và phân bố thu nhập
đồng đều.
Năm 2008, Iceland bị tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Ba
ngân hàng lớn nhất nước này (Glitnir, Landsbankinn, Kaupthing) phá sản, buộc phải nhận
cứu trợ hơn 10 tỷ USD từ Quỹ Tiền tế Quốc tế (IMF) để bình ổn thị trường tài chính. Năm
2009, GDP của Iceland giảm mức kỷ lục 6,9%, lạm phát hai con số, tỷ lệ thất nghiệp lên tới
hơn 9% sau gần 20 năm không có thất nghiệp.
Nhờ thực hiện tốt chương trình phục hồi kinh tế, cải tổ hệ thống ngân hàng, tăng cường
giám sát tài chính và thắt chặt chi tiêu, kinh tế Iceland đã dần đi vào quỹ đạo phục hồi tương
đối vững chắc hơn so với các nền kinh tế khác ở châu Âu, duy trì tăng trưởng kinh tế liên tiếp
từ năm 2010.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Iceland chuyển đổi sang lĩnh vực công nghiệp
lắp ráp và dịch vụ, phát triển phần mềm, công nghệ sinh học và dịch vụ ngân hàng, du lịch
cũng trở thành một thế mạnh của Iceland với hình thức du lịch sinh thái và xem cá voi. Với
nguồn lực thủy điện và địa nhiệt điện dồi dào, Iceland đã thu hút được nguồn đầu tư nước
ngoài lớn trong lĩnh vực khai thác nhôm và thu hút một số sự quan tâm từ các công ty công
nghệ cao đang tìm cách thiết lập các trung tâm dữ liệu sử dụng năng lượng xanh giá rẻ.
Iceland không có một nền công nghiệp đa dạng. Sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt
không thuận lợi. Do đó, ngoại thương đóng vai trò quan trọng sống còn đối với đất nước. Trừ
ngành công nghiệp chế biến cá, Iceland phải nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu cho các
ngành công nghiệp khác cũng như hàng hóa tiêu dùng cho nhu cầu trong nước. Năm 2019,
kim ngạch xuất khẩu của lceland tương đương 22% GDP, trong khi đó nhập khẩu chiếm 27%
GDP. Do là nước nhỏ nên Iceland tập trung trao đổi nội khối với các nước Bắc Âu và trong
khu vực châu Âu với các đối tác thương mại chính là Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức
và với 2 nước ngoài khu vực châu Âu là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Sau nhiều năm tăng trưởng nóng, Iceland được dự đoán sẽ bước vào đợt suy giảm theo
chu kỳ. Sự suy thoái của ngành du lịch (phá sản hàng hàng không nội địa, số lượng khách du
lịch giảm mạnh) cùng với mức tăng trưởng đầu tư thấp là nguyên nhân chính dẫn đến mức
tăng trưởng kinh tế thấp trong năm 2019. Ngoài ra còn là sự khởi đầu không suôn sẻ từ đầu
năm 2019 đối với ngành thủy sản vốn có tỷ trọng lớn trong xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, tiêu
dùng tư nhân tương đối ổn định và nhập khẩu giảm một phần là bởi chỉ tiêu đầu tư giảm.
3.1.2. Các chỉ số vĩ mô
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
Kinh tế Iceland là nền kinh tế nhỏ nhưng rất phát triển. Năm 2010, tổng sản phẩm quốc
nội là 13 tỷ đô la Mỹ, nhưng đến năm 2018 đã tăng lên mức 24 tỷ đô la Mỹ. Với dân số
350.000, con số này là 55.000 đô la trên đầu người, vì lẽ đó Iceland trở thành một trong
những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới.

Hình 3.1: Thu nhập bình quân đầu người của Iceland từ năm 1986 – 2026
(đơn vị: Tỷ USD)
Nguồn: IMF, Statista (2021)
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008, nền tài chính của Iceland
đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng với những khoản nợ lớn bằng 10 lần GDP, đưa
đất nước này rơi vào tình trạng "phá sản". Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất đối với
Iceland từ trước đến nay. Cuộc khủng hoảng về tài chính này cũng làm sụp đổ chính phủ liên
minh tại Iceland và trong năm 2009, kinh tế nước này tăng trưởng -9,6%. Tuy nhiên, GDP đã
có sự tăng trưởng trở lại vào năm 2011, giúp thúc đẩy xu hướng giảm dần tỷ lệ thất nghiệp.
Thâm hụt ngân sách của chính phủ đã giảm từ 9,7% GDP trong năm 2009 và 2010 xuống
0,2% GDP trong năm 2014; tỷ lệ nợ/GDP của chính phủ giảm xuống dưới 60% vào năm
2018 từ mức tối đa là 85% vào năm 2011. Sự tăng trưởng của nền kinh tế của Iceland thời
gian gần đây đã được nhìn nhận như một câu chuyện thành công về sự hồi phục kinh tế
nhanh chóng sau khủng hoảng ở châu Âu.
 Tỷ lệ thất nghiệp và mức tăng lương
Trong lịch sử Iceland luôn duy trì được tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Tuy nhiên, khủng
hoảng tài chính là một trong những trường hợp ngoại lệ khi tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh 8% và
đại dịch COVID 19 cũng làm tỷ lệ này tăng đến 6.43% năm 2020 (Statista, 2021).
Thị trường lao động có tính công đoàn cao với các thỏa ước lao động tập thể áp dụng cho
khoảng 90% lực lượng lao động. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, điều này dẫn đến
việc tăng lương đáng kể trong những năm gần đây.

Hình 3.2: Tỷ lệ lạm phát của Iceland từ năm 2016 – 2026


(đơn vị: %)
Nguồn: Statista, 2021
 Lạm phát và lãi suất ngân hàng
Lạm phát và kỳ vọng lạm phát ở mức thấp và ổn định đã tạo cơ sở cho môi trường lãi
suất thấp. Từ tháng 3 năm 2001, mục tiêu chính của Ngân hàng Trung ương Iceland (CBI) là
giữ tỷ lệ lạm phát ở mức 2,5%. Tính đến năm 2014, lạm phát thường xuyên ở mức cao hơn
mục tiêu do kỳ vọng lạm phát cao và diễn biến tỷ giá bất lợi đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tăng. Năm 2014, sự giảm giá dầu mạnh và kỳ vọng lạm phát giảm đã khiến lạm phát giảm
xuống dưới 1%. Sau đó, kỳ vọng tiếp tục ở mức thấp cộng với sự gia tăng mạnh mẽ trong
xuất khẩu không chỉ giữ được tỷ lệ lạm phát dưới mức mục tiêu đề ra cho đến nửa cuối năm
2018 mà còn thúc đẩy đồng Króna tăng giá nhanh chóng. Giai đoạn này, dòng ngoại tệ (FX)
tăng cao đã mang lại cho CBI khả năng tăng dự trữ ngoại hối đáng kể (1.009 tỷ ISK; 33,9%
GDP), kể từ đó đã được sử dụng để ổn định tỷ giá hối đoái và giữ lạm phát cùng với lạm phát
kỳ vọng trong tương lai gần mức 2,5%. Điều này đã làm cho chỉ số CPI ít phụ thuộc hơn vào
biến động tiền tệ, ví dụ như trong năm 2018, đồng Króna giảm giá 9% so với đồng EUR
nhưng lạm phát vẫn ở gần mức mục tiêu đề ra.

Hình 3.3: Lạm phát và lãi suất của Iceland từ năm 2011 – 2020
Nguồn: Central Bank of Iceland; European Central Bank; Iceland Chamber of Commerce;
Statistics Iceland; The Federal Reserve System
 Năng suất lao động
Iceland có tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh mẽ trong thập kỷ qua, năng suất lao động
đạt mức tăng cao nhất là 3,5% vào năm 2016. Tuy nhiên, lần đầu tiên kể từ năm 2010, tốc độ
tăng trưởng rơi xuống mức âm vào năm 2019 ở mức -0,6%. Về mặt tương đối, năng suất lao
động của Iceland nhỉnh hơn so với mức trung bình của châu Âu nhưng thấp hơn một ít so các
nước Bắc Âu khác, ngoại trừ Phần Lan. Ở cấp độ ngành, năng suất lao động gần đây tăng
mạnh nhất trong các ngành liên quan tới du lịch và cải tiến công nghệ, trong khi những ngành
bị giảm sút là các hoạt động cho thuê, hoạt động nghệ thuật, giải trí và khu vực công.

Hình 3.4: Sự thay đổi năng suất lao động theo ngành của Iceland
Nguồn: Central Bank of Iceland (CBI); OECD; Statistics Iceland
3.1.3. Các chính sách đang áp dụng
 Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương Iceland được thành lập như một tổ chức riêng biệt vào năm 1961.
Đạo luật Ngân hàng Trung ương hiện hành có hiệu lực vào tháng 5 năm 2001 và có những
thay đổi đáng kể so với Đạo luật trước đó. Trong Đạo luật mới, đảm bảo ổn định giá cả được
xác định là mục tiêu chính duy nhất của Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng đã được trao công
cụ và tính độc lập về tài chính, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình được tăng cường và
các điều khoản khác đã được bổ sung nhằm nâng cao vị thế vốn có của Ngân hàng.
Đạo luật đã cho phép Ngân hàng Trung ương Iceland độc lập trong việc thực hiện chính
sách tiền tệ sao cho phù hợp với mục tiêu lạm phát và ngăn chặn sự can thiệp của chính phủ
vào nguồn tài chính của Ngân hàng Trung ương. Đồng thời, điều đó cũng giúp cải thiện tính
minh bạch của chính sách tiền tệ và làm cho Ngân hàng có trách nhiệm hơn với chính phủ và
công chúng nói chung. Quyền quyết định chính sách tiền tệ vẫn được trao cho Hội đồng
thống đốc, bao gồm ba thống đốc do Thủ tướng bổ nhiệm với nhiệm kỳ bảy năm. Đạo luật
mới đã cho phép cụ thể việc áp dụng chính sách về mục tiêu lạm phát.
Các hoạt động của Ngân hàng Trung ương đã phát triển trong những năm qua. Ví dụ, các
biện pháp kiểm soát ngoại hối đã được gỡ bỏ khi tự do hóa dòng vốn vào đầu những năm
1990, trách nhiệm giám sát của Ngân hàng được chuyển sang Cơ quan Giám sát Tài chính
(FME) vào đầu năm 1999.
Trong những năm gần đây, Ngân hàng Trung ương đã ngày càng chú trọng vào việc
giám sát sự ổn định tài chính. Đạo luật năm 2001 yêu cầu Ngân hàng Trung ương thúc đẩy ổn
định tài chính.
 Mục tiêu lạm phát
Năm 2001, Iceland gia nhập vào số các quốc gia áp dụng mục tiêu lạm phát làm khuôn
khổ cho chính sách tiền tệ. Mục tiêu lạm phát được nêu rõ trong một tuyên bố chung của
chính phủ và Ngân hàng Trung ương Iceland vào ngày 27 tháng 3 năm 2001: lạm phát đạt
2,5%, được đo bằng tỷ lệ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong mười hai tháng. Mục đích
là giữ cho tỷ lệ lạm phát bình quân càng gần với mục tiêu càng tốt.
Ngân hàng Trung ương công bố các dự báo mỗi năm ba lần, dự báo lạm phát và các biến
số kinh tế quan trọng khác. Dự báo bắt đầu trong ba năm và dự báo cơ sở dựa trên lộ trình tỷ
giá chính sách mà các nhân viên của Ngân hàng Trung ương cho là phù hợp với mục tiêu lạm
phát. Mặc dù lộ trình lãi suất chính sách trong dự báo cơ sở không đòi hỏi phải có tuyên bố
hoặc cam kết của Hội đồng thống đốc, nhưng nó phải được coi là một chỉ số quan trọng về
mức tỷ lệ chính sách cần thiết theo triển vọng hiện tại để đảm bảo rằng mục tiêu lạm phát đạt
được trong chân trời dự báo. Dự báo đóng vai trò là định hướng quan trọng cho các quyết
định chính sách tiền tệ và cũng là công cụ chủ yếu để truyền thông chính sách tiền tệ bên
ngoài Ngân hàng.
Chế độ lạm phát mục tiêu thể hiện một sự khác biệt đáng kể so với các chế độ chính sách
tiền tệ trước đây của các loại tiền tệ khác nhau. Iceland có một lịch sử lâu dài trong việc sử
dụng tỷ giá hối đoái như một mỏ neo tiền tệ, mặc dù với mức độ cam kết khác nhau.
Dưới chế độ lạm phát mục tiêu hiện hành, tiền tệ được thả nổi tự do mà không có sự can
thiệp của Ngân hàng Trung ương. Theo các quy định trong Đạo luật, Ngân hàng có thể tạm
thời hạn chế hoặc tạm ngừng giao dịch trên thị trường ngoại hối trong nước và có thể tạm
thời đình chỉ việc niêm yết tỷ giá hối đoái đồng króna của chính mình. Tuy nhiên, các ủy
quyền này đã không được thực hiện.
 Công cụ tiền tệ
Công cụ tiền tệ chính của Ngân hàng Trung ương Iceland là lãi suất trong phiên đấu giá
hàng tuần đối với các khoản vay thế chấp - lãi suất chính sách. Thông thường Ngân hàng bán
đấu giá các hợp đồng cho vay một tuần. Cho đến nay, các cuộc đấu giá đã được định giá cố
định, không giới hạn quyền truy cập tùy thuộc vào tài sản thế chấp. Các khoản vay có tài sản
đảm bảo được đảm bảo bằng các chứng khoán đủ điều kiện mà Ngân hàng chấp thuận. Cơ sở
thanh khoản này trước đây được gọi là “thỏa thuận mua lại” nhưng đã được đổi tên vào tháng
6 năm 2007 vì nó không đủ điều kiện, về mặt kỹ thuật. Vào cuối tháng 7 năm 2008, dư nợ
cho vay có tài sản đảm bảo với Ngân hàng Trung ương đã lên tới 4,7 tỷ euro (425,5 tỷ tỷ
đồng) so với 2,2 tỷ euro (198 tỷ tỷ đồng) một năm trước đó.
Lãi suất theo chính sách của Ngân hàng Trung ương Iceland hiện là 15,50%. Ngân hàng
Trung ương đã phát hành tiền gửi ràng buộc hàng tuần với thời gian đáo hạn là một tuần. Vào
tháng 3 năm 2008, Ngân hàng Trung ương Iceland đã phát hành chứng chỉ tiền gửi được đăng
ký điện tử và hoàn toàn có thể chuyển nhượng. Quy mô của vấn đề là 75 b.kr., và nó phát
hành vào cuối tháng 9 năm 2008.
Ngân hàng Trung ương cung cấp một khoản vay qua đêm cho các ngân hàng, tùy thuộc
vào các yêu cầu về tài sản thế chấp. CD của Ngân hàng Trung ương có thể được cầm cố đối
với các khoản vay thế chấp và các khoản vay qua đêm. Các ngân hàng phải tuân theo các yêu
cầu về dự trữ và có thể gửi tiền theo ý muốn vào một tài khoản chịu lãi suất tại Ngân hàng
Trung ương. Cơ sở dự trữ bắt buộc là tổng số trên bảng cân đối kế toán trừ đi vốn chủ sở hữu
và nợ phải trả liên ngân hàng vào cuối tháng trước.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp với tỷ lệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu; nghĩa là,
2% các khoản nợ ngân hàng cụ thể có thời gian đáo hạn dưới hai năm và 0% các khoản nợ
phải trả khác.
Ngân hàng Trung ương Iceland cũng có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối liên ngân
hàng và tham gia vào thị trường hoán đổi ngoại hối liên ngân hàng. Ngân hàng đã không can
thiệp vào thị trường ngoại hối kể từ tháng 10 năm 2001.
 Dự trữ ngoại hối
Một trong những chức năng của Ngân hàng Trung ương là quản lý dự trữ ngoại hối của
Iceland. Hướng dẫn đầu tư cho các khoản dự trữ được đưa ra trong một nghị quyết của Hội
đồng Thống đốc. Nghị quyết quy định số lượng dự trữ tối thiểu, thành phần tiền tệ và các loại
đầu tư của danh mục đầu tư. Hiện tại, quy mô dự trữ không được nhỏ hơn giá trị hàng hóa
nhập khẩu trong 3 tháng. Danh mục đầu tư chủ yếu bao gồm tiền gửi và trái phiếu cấp đầu tư.
Ngân hàng Trung ương nắm giữ một lượng nhỏ dự trữ vàng lên tới khoảng 64 nghìn ounce,
và Iceland có hạn ngạch 117,6 triệu SDR tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Vào ngày 22 tháng 11 năm 2006, Cộng hòa Iceland đã phát hành Eurobond (EMTN) trị
giá 1 tỷ euro (90 tỷ đồng), toàn bộ số tiền thu được từ đó được sử dụng để tăng cường dự trữ
ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Iceland. Các trái phiếu có lãi suất cố định sẽ đáo hạn
vào ngày 1 tháng 12 năm 2011. Vào cuối tháng 7 năm 2008, dự trữ ngoại hối lên tới khoảng
1,8 tỷ euro (227 tỷ tỷ đồng), tương đương 17,7% GDP năm 2007 ước tính.

3.2. Các lĩnh vực kinh tế


3.2.1. Lĩnh vực tài chính
 Sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng và cải thiện xếp hạng tín dụng
Hệ thống ngân hàng của Iceland có 3 ngân hàng toàn cầu: Arion Bank, Islandsbanki và
Landsbankinn và một ngân hàng đầu tư là Kvitka và chính phủ nắm quyền sở hữu đối với
ngân hàng Islandsbanki và 98% của Landsbankinn.
Bảng cân đối tài khoản ngân hàng đã thay đổi rất nhiều trong một thập kỷ qua từ việc
giảm các hoạt động nước ngoài trong khi gia tăng vốn chủ sở hữu và lượng tiền gửi ngân
hàng.
Trong thời đại số hóa như hiện nay, chính phủ đang hướng tới việc giảm thiểu các cơ sở
ngân hàng để tăng tính hiệu quả, giảm chi phí từ đó giúp gia tăng khả năng cạnh tranh trong
hệ thống ngân hàng nhưng kế hoạch này đã bị hoãn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Sự bãi bỏ của việc kiểm soát vốn đi cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và
việc tăng thứ hạng của nền kinh tế đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện xếp
hạng tín dụng (từ giữa năm 2015 thì xếp hạng tín dụng đã tăng từ B lên tới A). Sự cải thiện
tích cực này là do những nỗ lực trong việc hạn chế các tổn thương đã dẫn tới cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008 và sự vững mạnh của tài chính chính phủ và các hộ gia đình.
 Iceland ngày càng mở cửa với nguồn đầu tư nước ngoài
23 tập đoàn nước ngoài được có mặt trên thị trường sở giao dịch chứng khoán Iceland.
Quyền sở hữu công chúng (general public ownership) giảm rõ rệt sau cuộc khủng hoảng tài
chính (4% vào năm 2017, 11-17% vào khoảng thời gian 2002-2007) và hiện nay quỹ trợ cấp (
pension fund) chiếm khoảng 48% lượng cổ phần và phần còn lại được trao đổi qua lại giữa
các quỹ tương hỗ ( mutual funds) và các nhà đầu tư tư nhân (private investors).
Sau khoảng 3 năm bị trượt dốc, thị trường đã tăng trưởng trở lại trước khi những lo ngại
về đại dịch COVID-19 xảy ra vào tháng 3/2020. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do việc giảm
lãi suất bởi Marel - tập đoàn lớn nhất được niêm yết trên sàn. Kể từ sự sụt giảm vào tháng
3/2020, một làn sóng lạc quan và bao gồm cả sự gia tăng của chỉ số MSCI của Iceland ở thị
trường MSCI Frontier đã thúc đẩy sự tăng trưởng trở lại. Ngoài ra, nó cũng có tác động tích
cực khiến giá trái phiếu tăng một cách rõ rệt kể từ khi nó bắt đầu sụt giảm vào năm 2016.
Đầu tư nước ngoài vào Iceland tăng khi kế hoạch dỡ bỏ kiểm soát vốn được công bố
nhưng sau đó, một công cụ mới (SRR) được áp dụng vào năm 2016 đã cản trở dòng vốn trái
phiếu của chính phủ khiến tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài ở dừng mức 13,5% vào tháng 6 năm
2020. Sau khi bán cổ phiếu của ngân hàng Arion cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu năm
2017, dòng tiền đầu tư tăng nhanh đã ảnh hưởng tới các khoản đầu tư thuần. Vào năm 2019,
một bước quan trọng để thu hút lại vốn đầu tư nước ngoài đã được Iceland thực hiện với việc
bác bỏ SRR, do đó, các nhà đầu tư nước ngoài có thể khai thác một loạt các cơ hội sinh lời
mà không phải lo lắng về việc vốn của họ có thể bị mắc kẹt trong CBI.
Hình 3.5: Đầu tư mới hàng quý ở Iceland
Nguồn: : Iceland Chamber of Commerce; Central Bank of Iceland (CBI); Statistics Iceland
Iceland cũng được đánh giá là một nơi có hệ thống lương hưu tốt nhất trên thế giới. Hệ
thống hưu trí của Iceland dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới đây. Hệ thống
quỹ hưu trí của Iceland chủ yếu dựa vào các khoản tiết kiệm bắt buộc là do quỹ này được tài
trợ toàn bộ thay vì chi trả tùy thích. Hệ thống bao gồm 28 quỹ trong đó có ba quỹ lớn nhất
nắm giữ khoảng một nửa tổng số tài sản.
Các quỹ hưu trí đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi động nền kinh tế trong qua
trình tái cấu trúc doanh nghiệp sau cuộc khủng hoảng tài chính. Sau khi các dòng vốn tự do
được cấp phép vào tháng 3 năm 2017, các quỹ hưu trí đã có khả năng đa dạng hóa danh mục
đầu tư của họ ở nước ngoài. CBI ước tính rằng các quỹ hưu trí đã đầu tư 120 tỷ ISK ( 4%
GDP) ra nước ngoài vào năm 2019. Mặc dù có ít lựa chọn đầu tư khi nền kinh tế ở địa
phương bị hạn chế, nhưng các quỹ cũng có những nguồn lợi nhuận quan trọng từ các khoản
đầu tư ở nước ngoài. Trong giai đoạn 2010-2015, lợi nhuận trung bình là 5,7% cao hơn mức
trung bình của OECD là 3,6%. Vào năm 2019, mức lợi nhuận bình quân là 12%, cao hơn
đáng kể mức chiết khấu là 3,5% của trợ cấp hưu trí. Tuy nhiên, việc duy trì mức lợi nhuận từ
3,5% trở lên trong môi trường lãi suất thấp vẫn là một thách thức rất lớn đối với các quỹ.

Hình 3.6. Quỹ hưu trí của Iceland từ năm 2000 – 2009
Nguồn: Central Bank of Iceland (CBI); Iceland Chamber of Commerce; OECD Global
Pension Statistics; World Bank; Statistics Iceland
3.2.2. Lĩnh vực kinh doanh
 Khu vực trong nước
Sự phát triển của các ngành trong nước là rất quan trọng đối với nền kinh tế Iceland. Khu
vực nội địa của Iceland bao gồm các ngành cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trường nội
địa, bao gồm: bán buôn, bán lẻ, bất động sản, xây dựng, nghệ thuật, giải trí, dịch vụ công
cộng, các thành phần trong nước của dịch vụ thông tin và truyền thông, du lịch và hậu cần,
các dịch vụ kinh doanh tài chính.

Hình 3.7 : Các ngành kinh tế của Iceland


Nguồn: Iceland Chamber of Commerce; Statistics Iceland
Nhìn chung, các ngành này đều đã và đang ở trong giai đoạn trưởng thành và phải đối
mặt với những thách thức được liên kết chặt chẽ với chu kì kinh doanh. Do đó tăng năng suất
chính là thách thức chính đối với các ngành vốn đã tụt hậu so với các khu vực kinh tế khác
trong những năm gần đây.
Đáng chú ý, trong bối cảnh thương mại quốc tế đang bị suy giảm và nhu cầu của người
tiêu dùng Iceland cũng đang quay trở lại với hàng hóa nội địa, do ảnh hưởng của Đại dịch
Covid 19, hoạt động kinh doanh nội địa đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
 Tài nguyên thiên nhiên
Iceland có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú là điều kiện chủ yếu giúp nước này
vượt ra khỏi sự nghèo đói vào đầu thế kỷ 20. Các ngành dựa trên vào tài nguyên thiên nhiên
chiếm 22% tổng GDP và 73% kim ngạch xuất khẩu với các ngành chính như du lịch, công
nghiệp thủy sản và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng chẳng hạn như ngành
sản xuất nhôm.
 Nông nghiệp
Trước đây, nông nghiệp là ngành quan trọng nhất của Iceland nhưng vào năm 2019,
nông nghiệp chỉ đóng góp 1% GDP và 0,6% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành nông
nghiệp vẫn được chính phủ bảo vệ và trợ cấp. Các sản phẩm chính của của ngành nông
nghiệp là ngành chăn nuôi (cừu, gia súc, gia cầm và lợn) và trồng trọt các loại cây trồng nhiệt
đới. Gần đây, Iceland cũng đang nỗ lực để tăng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chẳng
hạn như sữa chua skyr và thịt cừu.
 Du lịch
Với điều kiện thiên nhiên độc đáo và phần lớn là hoang sơ, du lịch của Iceland tương đối
phát triển vào những thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở khu vực phía Nam và phía Tây của
Iceland với khoảng 81% trường hợp khách du lịch lưu trú qua đêm tại các khu vực, địa điểm
du lịch nổi tiếng. Du khách tới từ cả hai phía của Đại Tây Dương với số lượng lớn nhất là từ
Mỹ ( chiếm 23,4%), tiếp tới là Anh ( 9,7%) và Đức ( khoảng 6,7%) .
Du lịch được coi là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng của
Iceland. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19, tình trạng trong ngắn hạn của
ngành khu dịch được đánh giá là khá ảm đạm khi các nhà phân tích đưa ra số liệu lượng
khách du lịch giảm 60 - 75% vào năm 2020. Chính phủ đã và đang tìm mọi cách để phục hồi
lĩnh vực này và đã cấp 1,5 tỷ ISK cho hoạt động quảng bá nhằm thu hút khách du lịch đến
Iceland. Đất nước cũng đã mở cửa trở lại vào ngày 15/6 và lượng khách du lịch đã vượt quá
sự mong đợi và Iceland được nhắc tới như một điểm đến hoàn hảo nhờ sự thành công trong
việc kiểm soát dịch bệnh, cơ sở hạ tầng tốt và môi trường nhìn chung tương đối an toàn.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của khu vực này đã sẵn sàng cho sự trở lại của khách du lịch với
mức giá rẻ hơn. Điều này hy vọng sẽ là dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi ngành du lịch của
Iceland.
 Ngành công nghiệp thủy sản của Iceland.
Trước năm 2006, thủy sản chiếm tới hơn một nửa lượng hàng hóa xuất khẩu nhưng hiện
tại đã giảm xuống còn 21%. Việc quản lý ngành cá của Iceland dựa chủ yếu vào phương pháp
“ cá nhân hạn ngạch có thể chuyển nhượng” (individual transferable quotas- ITQ) nhằm bảo
vệ và duy trì sự bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản trong khi có thể tối đa hóa giá trị
kinh tế của mặt hàng này. Hạn ngạch đánh bắt có thể được mua bán trên thị trường và hệ
thống ITQ khuyến khích các công ty lập kế hoạch và đầu tư với tầm nhìn dài hạn.
Ngành công nghiệp đánh bắt cá của Iceland được đánh giá rất cao trên thị trường quốc tế
về việc tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách thủy sản bền vững, luôn đảm bảo về số lượng và
chất lượng của nguồn cá. Ngoài ra, ngành này cũng đang trải qua những tiến bộ công nghệ
giúp làm tăng năng suất lao động nhanh hơn các ngành công nghiệp khác, với mức tăng
trưởng trung bình lên tới 3%. Trên thực tế, phần lớn các đội tàu đánh cá và các trang thiết bị
khác đã được đối mới với mức đầu tư cao kỷ lục trong năm 2017.
Vương Quốc Anh vẫn là thị trường quan trọng nhất với (15% thị phần) , tiếp theo là
Pháp ( 11% thị phần), Tây Ban Nha, Na Uy và Mỹ ( cả ba với 9-10% thị phần).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một yếu tố chính trong sự gia tăng của nuôi trồng
thủy sản và phần lớn giải thích cho tổng số 15,3 tỷ ISK FDI đầu tư vào nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản trong giai đoạn 2013-2018. Tuy nhiên, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản vẫn còn
nhỏ so với đánh bắt tự nhiên, chiếm khoảng 2% trong tổng sản lượng cá xuất khẩu. Vào năm
2019, khoảng 27.000 tấn cá nuôi đã được sản xuất, lớn hơn 20.000 tấn so với năm 2013. Kế
hoạch trong những năm tiếp theo là tiếp tục mở rộng việc nuôi cá hồi lồng hở ở cả Westjords
và Eastfjords.

Hình 3.8: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Iceland (đơn vị: nghìn tấn)
Nguồn: Iceland Chamber of Commerce; Statistics Iceland
 Năng lượng
Iceland nằm giữa hai mảng kiến tạo, cho phép họ có được vị trí thuận lợi để khai thác
sức mạnh địa nhiệt. Ngoài ra, Iceland cũng có những cao nguyên tuyệt vời, sông băng và
lượng mưa dồi dào, cung cấp nguồn năng lượng tái tạo với chi phí thấp. Iceland trở thành nhà
cung cấp năng lượng tái tạo bình quân đầu người lớn nhất thế giới cũng như tổng sản lượng
bình quân đầu người lớn nhất thế giới với 73% là năng lượng được sản xuất từ thủy điện và
27% từ địa nhiệt.
Những ngành công nghiệp thâm hụt nhiều năng lượng tiêu thụ khoảng 77% tổng sản
lượng điện sinh ra và đóng góp 17% vào tổng kim ngạch xuất khẩu và trong đó nhôm là loại
kim loại đóng góp lớn nhất cho tới nay. Ba nhà máy nhôm lớn của Iceland bao gồm Alcoa
Fjarðaál, Norðurál, và ISAL chiếm hơn 15% tổng sản lượng xuất khẩu của Iceland năm 2019
và hơn 1% sản lượng nhôm toàn cầu. Tuy nhiên, vào năm 2020, giá nhôm thế giới giảm,
buộc các nhà máy phải giảm sản lượng. ISAL đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và hoạt
động của nhà máy ở Straumsvi đang được xem xét.
Các nhà máy silicon là một trong những khoản đầu tư lớn nhất ở Iceland trong những
năm gần đây. Ba nhà máy đã được xây dựng mặc dù chỉ có lò sưởi của Elkem hiện đang hoạt
động. Năm 2017, cơ quan Môi trường Iceland đóng cửa United Silicon sau khi nhận được
khiếu nại về hoạt động của nó. Vào tháng 6 năm 2020 PCC Bakki phải đóng cửa tạm thời do
giá silicon thế giới giảm mạnh. Iceland đã có kế hoạch mở rộng lĩnh vực này, bao gồm cả
việc mở thêm một nhà máy khác tuy nhiên kế hoạch đó đang bị đình trệ.
Ngành công nghiệp trung tâm dữ liệu là một ngành mới và đang phát triển nhanh chóng
tại Iceland được hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng về lưu trữ dữ liệu và sự bùng nổ của
tiền điện tử trong thời gian gần đây. Khí hậu lạnh giá, giá năng lượng phải chăng và sản xuất
năng lượng tái tạo hiệu quả của Iceland khiến nó trở thành một địa điểm hấp dẫn cho các hoạt
động như vậy. Nhiều trung tâm dữ liệu đã được xây dựng trong những năm gần đây và dự
kiến sẽ tăng trưởng hơn nữa do Cơ quan Năng lượng quốc gia dự kiến việc sử dụng năng
lượng trong lĩnh vực này sẽ tăng 18% từ năm 2020 đến năm 2022.
 Khu vực quốc tế
Khu vực quốc tế bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi
và cạnh tranh được trong môi trường quốc tế mà không phụ thuộc vào tài nguyên thiên
nhiên . Những ngành này dựa nhiều hơn vào công nghệ và sở hữu trí tuệ. Năm 2019, khu vực
liên quốc gia đóng góp 12% GDP.

Hình 3.9: Các ngành công nghiệp khu vực quốc tế


Nguồn: Statistics Iceland; Iceland Chamber of Commerce
Sự tăng trưởng của khu vực quốc tế đã nằm trong chương trình nghị sự kể từ cuộc khủng
hoảng tài chính và tầm quan trọng đã được nêu lên trong báo cáo năm 2012 của Mckinsey &
Co đã đề ra một lộ trình tăng trưởng dài hạn cho Iceland. Báo cáo cho thấy rõ tầm quan trọng
của việc điều chỉnh một nền kinh tế đối ngoại và để đạt được điểm đó, tăng trưởng xuất khẩu
ít nhất phải phù hợp với tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.
Ví dụ, nếu nền kinh tế tăng trưởng ở mức 3% / năm đặt ra yêu cầu xuất khẩu tăng 80%,
tương đương khoảng 1000 tỷ ISK trong khoảng thời gian 20 năm. Mục tiêu chính sách này kể
từ đó được mệnh danh là “ thách thức 1000 tỷ”.
Để thúc đẩy khu vực quốc tế, Iceland cần phải phụ thuộc vào nguồn lực con người thay
vì phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều đó có nghĩa là khu vực quốc tế không bị
ràng buộc bởi những ràng buộc tương tự như lĩnh vực phụ thuộc vào tài nguyên, làm cho
tiềm năng tăng trưởng của nó là vô hạn. Khi tăng cường khai thác nguồn lực con người sẽ
đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế khi Iceland đứng thứ 20
quốc gia có tốc độ sáng tạo hàng đầu thế giới, vượt qua nhiều quốc gia châu Âu lớn. Để thực
hiện được những cải tiến thì yêu cầu đặt ra trước mắt phải là đào tạo và sử dụng hiệu quả các
nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực này. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực thì có hai hướng tiếp cận bằng cách hút nhân tài từ nước ngoài hoặc bằng cách nâng cao
trình độ học vấn của của nguồn nhân lực trong nước. Tiếp tục con đường phát triển này sẽ là
động lưc để gia tăng các sự đổi mới vì các công ty có khả năng tiếp cận nhiều hơn với nguồn
nhân tài bất kể quốc tịch của họ.
Ngoài ra, Iceland đang đi đúng hướng trong việc cải thiện chất lượng môi trường kinh
doanh. Vào tháng 11 năm 2019, chính quyền đã trình bày một chiến lược 10 năm có tên là “
Sự đổi mới Iceland” được cho là sẽ tạo ra những sự đổi mới toàn diện trong xã hội Iceland và
biến nơi đây trở thành một quốc gia lý tưởng để thành lập và điều hành các công ty đa quốc
gia. Do đó, chính phủ đã đưa ra một số biện pháp khuyến khích để thúc đẩy sự đổi mới cùng
với việc mở rộng những cái đã có. Một trong số đó là gia tăng đáng kể lượng đóng góp cho
hai quỹ tài trợ cho nghiên cứu và phát triển công nghệ. Kể từ năm 2005, Ngân sách của quỹ
Nghiên cứu và phát triển công nghệ đã tăng hơn 3 lần. Ngoài ra, một chính sách đã được
thông qua cho phép các công ty yêu cầu hoàn thuế một phần cho các hoạt động Nghiên cứu
và phát triển (R&D). Kể từ khi được ban hành từ năm 2010 đến năm 2020 cho phép giảm
25% đối với các công ty lớn (hơn 250 nhân viên) và giảm 35% cho các công ty nhỏ hơn. Các
khoản yêu cầu giảm chi phí cho R&D có thể đạt tới mức 1,1 tỷ ISK. Chính sách này đã
khuyến khích sự gia tăng rộng rãi chi tiêu cho hoạt động R&D của khu vực tư nhân và các
trường đại học với mức chi tăng lần lượt 96% và 46% trong giai đoạn 2013-2018.
3.3. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế của Iceland
Nền kinh tế của Iceland bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, đặc biệt là đối với ngành du
lịch và các mặt hàng xuất khẩu. Như đã đề cập trong chương 1.2, chuyển đổi nền kinh tế gần
đây đã giúp Iceland đối phó với dịch bệnh khi mức độ nợ tư nhân thấp. Đồng thời, nguồn tài
chính công mạnh mẽ là nền tảng để các công ty, hộ gia đình và quân đội của chính phủ giải
quyết hệ quả của Covid-19. Theo nhận định của Iceland, rất nhiều dự đoán được đưa ra gần
đây và tất cả đều khá ảm đạm, cụ thể là tỷ lệ thất nghiệp dự kiến đạt 10%. Tuy nhiên, chế độ
kiểm tra và truy tìm nghiêm ngặt được đưa ra vào thời điểm dịch bệnh bùng phát đã nâng cao
ý thức và trong thời gian ngắn, covid đã bị loại bỏ. Khi đó, hoạt động kinh doanh đã có dấu
hiệu khởi sắc trở lại khi lệnh cấm tụ tập được dỡ bỏ và đất nước mở cửa trở lại cho khách du
lịch. Cụ thể, từ ngày 15 tháng 6 trở đi, du khách từ các nước thuộc khu vực Schengen sẽ được
kiểm tra Covid trực tiếp khi nhập cảnh Iceland thay vì cách ly 14 ngày.
Covid 19 nổi lên nhanh chóng tại Iceland nhưng biến mất thậm chí còn nhanh hơn nhờ
thực hiện chính sách giãn cách xã hội hiệu quả.
 Tác động đầu tiên
Gia tăng sự bất ổn và hạn chế đối với việc đi lại là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế
Iceland. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn 10% chỉ trong hai tháng. Việc cấm vận chưa bao giờ
được áp đặt, điều này chắc chắn đã giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế so với nhiều
quốc gia. Tuy nhiên, các hạn chế đã đặt một số doanh nghiệp vào thế áp lực vì họ có ít hoặc
không có doanh thu. Do đó, một số tổ chức, bao gồm cả tổ chức tín dụng đã đưa ra các biện
pháp để giúp các công ty và hộ gia đình vượt qua cơn bão. 
 Phục hồi tương đối
Với sự suy giảm nhanh chóng trong các trường hợp mắc Covid 19, chính phủ đã cho
phép giới hạn tụ họp từ 20 nâng đến 500 người. Đồng thời, nền kinh tế địa phương phục hồi
đáng kể, thể hiện qua việc giao thông đường bộ phục hồi trở lại và niềm tin của người tiêu
dùng tiến gần đến mức trước đại dịch. Tuy nhiên, sự phục hồi chỉ là một phần vì nền kinh tế
nước Iceland phụ thuộc phần lớn vào du lịch (8.9% GDP năm 2019), cao thứ 3 trong số các
nước OECD (Trong khi hoạt động du lịch hầu như không có giữa tháng 3 đến giữa tháng 6
năm 2020)
 Triển vọng ngắn hạn phụ thuộc hoàn toàn vào virus
Hầu hết các tổ chức đều dự báo mức giảm GDP từ 7-10% trong năm 2020. Tác động của
ngành du lịch và các mặt hàng xuất khẩu khác là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm GDP
mặc dù nhu cầu trong nước bao gồm tiêu dùng tư nhân và đầu từ đều giảm đáng kể. Tuy
nhiên, những dự báo chưa đề cập tới sự phục hồi của tiêu dùng trong nước với sự tăng trưởng
đến 19% YoY. Điều đó giúp giảm thiểu một số tác động tiêu cực.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế
chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những phát triển mạnh mẽ về khoa học và công
nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới. Thương mại thế giới
đã tăng lên nhanh chóng. Với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực như WTO (Tổ
chức thương mại thế giới), EU (Cộng đồng Châu Âu),… Thế giới ngày nay đang sống trong
quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ. Qúa trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực văn hóa, xã
hội, môi trường mà cả trong các lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư với
các hình thức đa dạng và các mức độ khác nhau. Nó đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho
các quốc gia hội nhập, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đây là
dấu mốc quan trọng, mở ra cánh cửa để đất nước hội nhập sâu rộng và tích cực vào "sân
chơi" thương mại toàn cầu.sau 15 năm trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), Việt Nam đã vươn lên nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, đồng
thời là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. WTO tiếp tục là động lực thúc đẩy, đưa kinh tế
Việt Nam “cất cánh” trong giai đoạn tiếp theo.
Qua việc tìm hiểu về “Địa lý - Xã hội - Kinh tế Iceland” chúng em đã tích lũy, học
hỏi được một số kiến thức về đất nước đặc biệt là nền kinh tế của Iceland và các bài học kinh
nghiệm. Trong nền kinh tế mở cửa, thị trường cạnh tranh tự do và khốc liệt thì việc kinh
doanh cho thành công càng trở nên khó khăn và trắc trở. Do đó khi mà kinh doanh nhất thiết
các doanh nghiệp cần phải những hiểu biết sâu sắc về thị trường đích đến giúp doanh nghiệp
tránh rủi ro và tổn thất đồng thời nắm bắt được những cơ hội thuận lợi ở thị trường đó.
Nghiên cứu “Địa lý - Xã hội - Kinh tế Iceland” sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp tại
Việt Nam có khả năng đưa ra những quyết định và biện pháp đúng đắn để công ty phát triển,
nắm giữ lợi thế cạnh tranh và bước đi vững chắc hơn trên con đường hội nhập kinh tế quốc
tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Anh


1. The Iceland Chamber of Commerce (ICoC) (2020), The Icelandic Economy 2020,
https://www.government.is/library/09-Embassies/New-York-Consulate/
ICEEcon2020-210920-Web_Final.pdf, truy cập ngày 12/5/2022
2. The Central Bank of Iceland, The Central Bank of Iceland,
https://www.sedlabanki.is/lisalib/getfile.aspx?itemid=6372, truy cập ngày 12/5/2022
3. Top Ten Facts about quality of life in Iceland, https://borgenproject.org/top-ten-facts-
about-quality-of-life-in-iceland/, truy cập ngày 12/5/2022

Tài liệu Tiếng Việt


1. Bộ Công thương (2020), Những điều cần biết về thị trường Icenland,
https://vietnordic.com/wp-content/uploads/2020/11/Handbook-TT-Iceland-Final.pdf,
truy cập ngày 12/5/2022
2. Dân số Iceland, https://danso.org/iceland/, truy cập ngày 12/5/2022
3. Tổng quan đất nước Iceland, http://vietnamexport.com/nuoc-lanh-tho/86/tong-
quan.html, truy cập ngày 12/5/2022

You might also like