You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỊA LÝ THẾ GIỚI

Giảng viên: TS. Dương Thị Thuỷ

Sinh viên: Lê Thị Thuỳ Linh

MSSV: 20030125

Lớp: K65 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Hà Nội, 01/2023

1
MỤC LỤC

Câu 1. So sánh đặc điểm tự nhiên, kinh tế văn hóa xã hội của các châu lục đã học,
ý nghĩa của chúng cho phát triển du lịch. (3 điểm) .................................................... 4

1. Châu Phi:.............................................................................................................. 4

2. Châu Âu................................................................................................................ 4

3. Châu Á .................................................................................................................. 5

4. Châu Mỹ ............................................................................................................... 6

5. Châu Đại Dương .................................................................................................. 6

6. Châu Nam Cực .................................................................................................... 7

Câu 2: Sinh viên chọn một quốc gia (không trùng nhau) và hoàn thành tiểu luận
theo nội dung đề cương như sau (7 điểm). .................................................................. 7

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN........................................................................ 8

1.1. Vị trí địa lý (0,25 điểm) .................................................................................... 8

1.2. Đặc điểm tự nhiên (1,75 điểm) ........................................................................ 9

1.2.1. Địa hình (0,5 điểm) .................................................................................... 9

1.2.2. Khí hậu - thủy văn (0,5 điểm) ....................................................................... 9

1.2.3. Thổ nhưỡng (0,25 điểm) ............................................................................... 9

1.2.4. Sinh vật và đới cảnh quan (0,5 điểm)......................................................... 10

2
1.3. Đánh giá vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia (1,0 điểm)...................................................................................... 10

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI ..................................... 11

2.1. Đặc điểm dân cư (0,5 điểm).............................................................................. 11

2.2. Đặc điểm kinh tế (1 điểm) ................................................................................ 12

2.3. Đặc điểm văn hóa (0,5 điểm) ............................................................................ 13

2.4. Đặc điểm xã hội (0,5 điểm) ............................................................................... 14

2.2. Phân tích thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của quốc
gia (1,0 điểm) ............................................................................................................ 15

2.2.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 15

2.2.2. Khó khăn ..................................................................................................... 16

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 18

3
Câu 1. So sánh đặc điểm tự nhiên, kinh tế văn hóa xã hội của các châu lục đã học,
ý nghĩa của chúng cho phát triển du lịch. (3 điểm)

Trả lời:

1. Châu Phi:
1.1. Đặc điểm tự nhiên:

Là một khối cao nguyên khổng lồ và chiều cao trung bình chỉ đạt 750m. Có
các sơn nguyên được đặt xen kẽ cùng với các bồn địa thấp.

Khí hậu: Nóng, nhiệt độ trung bình >20 độ C, ít mưa, giảm dần về hai chí
tuyến.

1.2. Kinh tế

Đây là châu lục có nền kinh tế kém phát triển hơn so với các châu lục khác với
GDP là 2,19 ngàn tỷ và tốc độ tăng trưởng đạt 3,17% (2017). Toàn bộ GDP của châu
Phi chỉ bằng 1/3 GDP của Hoa Kỳ

1.3. Văn hoá – xã hội

Dân cư: Dân cư châu Phi rất đa dạng, bao gồm trên 1.000 nhóm nhỏ khác nhau,
chủ yếu là các chủng tộc người Phi da đen.

Thay vì có một nền văn hóa, châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp
lẫn nhau. Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa châu Phi hạ Sahara và các nước còn
lại ở phía bắc từ Ai Cập tới Maroc

2. Châu Âu
2.1. Đặc điểm tự nhiên

Nằm giữa vĩ tuyến 360 độ Bắc – 710 độ Bắc, cả 3 mặt tiếp giáp biển, bờ biển bị
cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo và vịnh. Châu Âu có 2/3 diện tích là đồng bằng,
Trung Âu và Tây Âu có nhiều núi già thấp, Nam Âu thì tập trung nhiều núi trẻ cao.
4
Khí hậu: Ôn đới, một số ít tại phía Bắc có khí hậu hàn đới

2.2. Kinh tế

Mọi quốc gia tại châu Âu nhìn chung đều có nền kinh tế vô cùng phát triển. Liên
minh châu Âu (EU), là một liên minh kinh tế và chính trị của 28 quốc gia châu Âu, có
nền kinh tế lớn nhất thế giới theo xác định của quỹ tiền tệ thế giới (IMF). Ngành công
nghiệp nói chung, bao gồm cả sản xuất và xây dựng, chiếm 25,2% GDP của EU. Nền
nông nghiệp thâm canh đã đạt được trình độ khoa học kỹ thuật cao và thường thì
chăn nuôi sẽ có tỷ trọng cao hơn trồng trọt.

2.3. Văn hoá – xã hội

Dân cư: Có ba nhóm dân tộc chính chiếm hơn 90% dân số châu Âu: German,
Rôman và Slav.

Nền văn hóa Châu Âu có sự giao thoa từ nhiều nền văn hóa đan xen lẫn nhau qua
các thời kỳ lịch sử từ Hy Lạp, La Mã, Cơ Đốc giáo cho đến thời kỳ Phục Hưng

3. Châu Á
3.1. Đặc điểm tự nhiên

Kéo dài từ cực bắc đến Xích đạo, là châu lục lớn nhất thế giới. Địa hình núi, sơn
nguyên và cao nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, ¼ là đồng bằng.

Khí hậu: Ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô. Mùa đông lạnh khô,
mùa hè nóng khô, lượng mưa 200 – 500m.

3.2. Kinh tế

Kinh tế châu Á nhìn chung phát triển khá mạnh mẽ nhưng chỉ tập trung tại một
số nước, đa phần vẫn chỉ tập trung vào nông nghiệp nên nhiều quốc gia vẫn có đời sống
thấp. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều quốc gia đang phát triển mạnh mẽ về ngành công
nghiệp hiện đại như hàng không, vũ trụ, điện tử… là Trung Quốc, Ấn Độ…

5
3.3. Văn hoá – xã hội

4. Châu Mỹ
4.1. Đặc điểm tự nhiên

Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây trải dài từ cực Bắc đến cực Nam. Phía Đông là
miền núi thấp, phía Tây là hệ thống núi trẻ, cao và ở giữa là đồng bằng rộng lớn.

Khí hậu: Phần lớn nằm trong vòng đai khí hậu ôn hòa.

4.2. Kinh tế

Tại đây, Mỹ và Canada là hai nền kinh tế phát triển và tăng trưởng bậc nhất châu
Mỹ và toàn thế giới. Nhìn chung, Bắc Mỹ có nền kinh tế phát triển với các ngành công
nghiệp như điện tử, hàng không vũ trụ, … còn Nam Mỹ thì có nền kinh tế đang phát
triển với các ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác khoáng sản để xuất khẩu.

4.3. Văn hoá – xã hội

5. Châu Đại Dương


5.1. Đặc điểm tự nhiên

Nằm ở chí tuyến Nam, cách xa các châu lục khác. Địa hình chủ yếu là sơn nguyên
bằng phẳng, cao từ 300 – 350m, núi chỉ chiếm 5% lục địa.

Khí hậu: Nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo là đới khí hậu ôn đới.

5.2. Kinh tế

Dân số thấp, mật độ thưa thớt tuy nhiên châu lục này lại có nền kinh tế khá phát
triển. Úc và New Zealand là hai nước đi đầu trong nền kinh tế châu Đại Dương với hoạt
động kinh tế chủ yếu là xuất khẩu len, lúa mỳ và thịt bò. Cùng với đó các ngành công
nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế tạo, thực phẩm … cũng rất phát triển.

6
5.3. Văn hoá – xã hội

6. Châu Nam Cực


6.1. Đặc điểm tự nhiên

Đại bộ phận châu lục nằm ở phạm vi của đường vòng cực Nam. Châu Nam Cực
có nhiều núi ở các lục địa và các đảo xung quanh.

Khí hậu: Kiểu khí hậu hoang mạc, độ ẩm không khí bằng 0%. Đây là lục địa có
khí hậu lạnh nhất trên thế giới với nhiệt độ thấp nhất là -89,2 độ C.

6.2. Kinh tế

Hiện không có nhiều hoạt động kinh tế diễn ra tại châu Nam Cực trừ đánh cá
ngoài khơi và du lịch quy mô nhỏ, cả hai đều khởi điểm bên ngoài lục địa. Bên cạnh đó,
than, hydrocacbon, quặng sắt, bạch kim, đồng, crôm, niken, vàng và các khoáng sản
khác đã được tìm thấy tuy nhiên không nhiều để khai thác.

6.3. Văn hoá – xã hội

Câu 2: Sinh viên chọn một quốc gia (không trùng nhau) và hoàn thành tiểu luận
theo nội dung đề cương như sau (7 điểm).

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

2. Mục tiêu nghiên cứu

Bài tiểu luận này tập chung nghiên cứu về đất nước Phần Lan

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ các đặc điểm tự nhiên, văn hoá, kinh tế, xã hội của Phần Lan
- Đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên đến văn hoá xã hội của Phần Lan

7
4. Cơ sở tài liệu

1. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Phần Lan (Finland, truy cập tại:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/cac-nuoc-
vung-lanh-tho/chau-au/phan-lan-finland-1638
2. Bản đồ Việt Nam, Bản đồ đất nước Phần Lan (Finland), lịch sử & vị trí địa lý
2023, truy cập tại: https://bandovietnam.com.vn/ban-do-phan-lan
3. Dân số, Dân số Phần Lan, truy cập tại: https://danso.org/phan-lan/
4. Lịch sử, Tài nguyên thiên nhiên chính của Phần Lan là gì?, truy cập tại:
https://vi.history-hub.com/tai-nguyen-thien-nhien-chinh-cua-phan-lan-la-gi
5. Du học Phần Lan, !3 điều cần biết về phong tục và văn hoá khi du học Phần Lan,
truy cập tại: https://duhocvic.com/phong-tuc-va-van-hoa-phan-lan/
6. Blue Mountain, Đặc điểm văn hoá – con người ở Phần Lan, truy cập tại:
https://bluemountain.vn/du-hoc-chau-au/du-hoc-phan-lan/thong-tin-tham-khao-
du-hoc-phan-lan/dac-diem-van-hoa-con-nguoi-phan-lan-
2/#:~:text=3.,s%E1%BB%91ng%20h%C3%A0ng%20ng%C3%A0y%20c%E1
%BB%A7a%20h%E1%BB%8D.
7. Erkki Liikanen, the growth of Finland – from a small, underdeveloped country
to one of the world’s high tech elite, truy cập tại:
https://www.bis.org/review/r070424b.pdf
8. Maartje Wijffelaars, Country Report Finland, truy cập tại:
https://economics.rabobank.com/publications/2014/april/country-report-finland/

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1. Vị trí địa lý (0,25 điểm)


-
Nằm ở phía Bắc châu Âu giữa vĩ tuyến 600 và 700
- Tiếp giáp với:

+ Phía Bắc giáp Nauy

+ Phía Đông: Nga

8
+ Phía Tây: Thuỵ Điển

+ Phía Nam - Tây Nam: Biển Botnic


1.2. Đặc điểm tự nhiên (1,75 điểm)
1.2.1. Địa hình (0,5 điểm)

Gần 1/3 lãnh thổ của đất nước Phần Lan nằm ở phía bắc vành đai Bắc cực. Hồ
chiếm 1/10 diện tích của đất nước này (tổng số khoảng 188.000 hồ). Hồ lớn nhất là hồ
Saimaa rộng hơn 4.400 km². Ngoài ra còn có 179.000 đảo khác nhau.

Vào mùa đông, vịnh Bothnia ở phía Tây và Vịnh Phần Lan ở phía Nam đóng
băng, ở các cảng phải sử dụng tàu phá băng. Đất của Phần Lan là đất băng giá. Trừ khu
vực núi cao có đỉnh tới 1.342 m ở phía Tây Bắc, phần lớn diện tích còn lại của Phần Lan
là đất thấp.

1.2.2. Khí hậu - thủy văn (0,5 điểm)

- Khí hậu:

+ Ôn đới và cận Bắc cực, tương đối ôn hoà vì có dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương và
biển Ban-tích.

+ Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -40C đến -140C; tháng 7: 17 - 180C (ở miền Nam), 14
- 160C (ở miền Bắc và miền Trung).

+ Lượng mưa trung bình: 600 - 700 mm (ở miền Nam), 400 - 500 mm ở các vùng còn
lại.

+ Có tổng cộng hơn 60.000 hồ, hồ lớn nhất là hồ Sai - ma rộng hơn 4.400 km2

1.2.3. Thổ nhưỡng (0,25 điểm)

Đất của Phần Lan là đất băng giá. Trừ khu vực núi cao có đỉnh tới 1.342 m ở phía
Tây Bắc, phần lớn diện tích còn lại của Phần Lan là đất thấp. Trong đó, có hơn 70% đất

9
nước Phần Lan được bao phủ bởi rừng. 8% được dùng làm đất nông nghiệp và 10% là
nước

1.2.4. Sinh vật và đới cảnh quan (0,5 điểm)

Sinh vật: Phần Lan có khoảng 45.000 loài động vật và thực vật, chiếm 29% tổng
số loài sinh vật được thống kê tại châu Âu, chiếm khoảng 3% tổng số loài sinh vật trên
thế giới. Trong đó, loài gấu được mệnh danh là động vật quốc gia Phần Lan.

Những yếu tố quan trọng nhất trong địa hình đa dạng của Phần Lan là rừng và
các vùng sông hồ, biển và những yếu tố này thường liên kết với nhau một cách đẹp mắt.
Phần Lan là quốc gia có tỷ lệ rừng bao phủ lớn nhất Châu Âu. Khoảng 70% đất đai Phần
Lan được bao phủ bởi cây và rừng

1.3. Đánh giá vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia (1,0 điểm)

Vị trí địa lý của Phần Lan nằm bên cạnh Nga, do đó quốc gia này đã chịu ảnh
hưởng về lịch sử kinh tế và chính trị trên nhiều phương diện. Đối với nền kinh tế Phần
Lan, Nga vừa là một thách thức và một cơ hội. Đã vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20,
dễ dàng tiếp cận với tiếng Nga thị trường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Phần Lan. Do
sự gần gũi về địa lý, người Phần Lan nền kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm
của thị trường khổng lồ đó kể từ đó. Thương mại giữa Phần Lan và Liên Xô được thực
hiện theo phương thức hàng đổi hàng, với một thỏa thuận thanh toán bù trừ song phương.
Các sản phẩm kỹ thuật vẫn quan trọng trong xuất khẩu của Phần Lan sang Liên Xô,
nhưng trong những năm 1970 Phần Lan cũng thực hiện các dự án xây dựng lớn ở Liên
Xô. Sự sắp xếp hàng đổi hàng tạo điều kiện cho Phần Lan điều chỉnh những cú sốc dầu
mỏ vào những năm 1970 và đầu những năm 1980, bởi vì hóa đơn dầu mỏ tăng lên có
thể được chi trả cho với các sản phẩm công nghiệp của Phần Lan. Tuy nhiên, sự sắp xếp
hàng đổi hàng cũng làm cho một số ngành công nghiệp của Phần Lan rất dễ bị ảnh hưởng
bởi số phận của nền kinh tế Liên Xô.

10
Giờ đây, Nga đang nổi lên như một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất
thế giới, thương mại của Phần Lan với Nga đang bùng nổ trở lại và Nga một lần nữa là
một trong những đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta. Ngoài việc sản xuất đa dạng
hàng hóa của thị trường Nga, Phần Lan cũng trở thành kênh trung chuyển quan trọng
thương mại cho hàng nhập khẩu của Nga. Điều này đã được tạo điều kiện thuận lợi bởi
cảng và cơ sở vận chuyển tuyệt vời của Phần Lan khi gần biên giới Nga.

Bên cạnh đó, những yếu tố quan trọng nhất trong địa hình đa dạng của Phần Lan
là rừng và các vùng sông hồ, biển và những yếu tố này thường liên kết với nhau một
cách đẹp mắt. Phần Lan là quốc gia có tỷ lệ rừng bao phủ lớn nhất Châu Âu. Khoảng
70% đất đai Phần Lan được bao phủ bởi cây và rừng. Những yếu tố này đã tạo một điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại quốc gia này.

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĂN HÓA XÃ HỘI

2.1. Đặc điểm dân cư (0,5 điểm)

- Dân số, tỷ lệ tăng dân số, mật độ:

Phần Lan là một trong những quốc gia dân cư thưa thớt nhất châu Âu. Theo số
liệu tháng 12 năm 2020, dân số Phần Lan là 5.546.233 người. Với mật độ dân số chỉ
khoảng 18 người/km², Phần Lan trở thành quốc gia có mật độ dân cư thấp nhất trong
các nước Liên minh châu Âu. Gia tăng dân số tự nhiên đạt 0,2% vào năm 2021 ,trong
năm 2023, dân số của Phần Lan dự kiến sẽ tăng 5.671 người và đạt 5.563.069 người
vào đầu năm 2024.

- Sự phân bố dân cư:

Hầu hết người Phần Lan, khoảng 54% sống ở ngoại ô, trong đó 26% sống ở khu
vực vùng xa thành phố. Thành phố Helsinki, thủ đô của Phần Lan, có số dân khoảng
626.305 người, Espoo có khoảng 267.906 người và Vantaa có khoảng 212.473 người;
một số các thành phố lớn khác là Tampere với số dân 223.238 người, Bắc Oulu 196.860
người, Turku 184.190 người,Jyväskylä 135.591 người và Kuopio là 111.000 người.

11
- Cơ cấu dân tộc:

Đối với dân tộc/chủng tộc: Người Thụy Điển chiếm 5.6%, người Finn chiếm
94.4%, người Nga chiếm 0.5%, người Estonia chiếm 0.3%, người Roma chiếm 0.1% và
người Sami chiếm 0.1%. Đối với tôn giáo: Lutheran chiếm 78.4%, Kitô giáo chiếm
1.1%, chính thống chiếm 1.1%, không có chiếm 19.2%, không có chiếm 0.2%.

- Lao động và cơ cấu lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế:

Gồm 2,665 triệu lao động; nông, lâm nghiệp chiếm 4,4%, công nghiệp chiếm
15,5%, xây dựng chiếm 7,1%, thương mại chiếm 21,3%, tài chính, bảo hiểm và dịch vụ
kinh doanh chiếm 13,3%, giao thông và liên lạc chiếm 9,9%, dịch vụ công chiếm 28,5%.

2.2. Đặc điểm kinh tế (1 điểm)

- Cơ cấu kinh tế theo ngành/thành phần: Công nghiệp chiếm 25,9%, nông nghiệp
chiếm 2,8%, dịch vụ chiếm 71,2% (năm 2012).
- Nông nghiệp (sản phẩm đặc trưng và sự phân bố): Lúa mạch, lúa mỳ, củ cải
đường, khoai tây, bò sữa, cá . Phần Lan hiện có 2.504 ngàn hécta đất trồng trọt,
tự túc 85% lương thực.
- Công nghiệp: (sản phẩm đặc trưng và sự phân bố): Kim loại và các sản phẩm từ
kim loại, hàng điện tử, máy móc và thiết bị khoa học, đóng tàu, hóa chất, hàng
dệt may,… trong đó công nghiệp gỗ giấy là ngành truyền thống của Phần Lan,
80% sản phẩm dành cho xuất khẩu.
- Dịch vụ: Giao thông vận tải (hình thức vận tải chính)
- Du lịch (Loại tài nguyên du lịch chính):

Phần Lan được biết đến là quốc gia phát triển về tài nguyên du lịch sinh thái.
Theo đó, Phần Lan nằm trong khu vực với những khu rừng rậm chạy dọc hầu hết Bắc
Âu. Khoảng 72% của Phần Lan nằm dưới tán rừng, khiến nó trở thành quốc gia có rừng
nhiều thứ hai ở châu Âu sau Thụy Điển. Những cánh rừng rậm là nguồn tài nguyên thiên
nhiên lớn cho đất nước và là nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngành du lịch tại quốc gia này.

12
2.3. Đặc điểm văn hóa (0,5 điểm)

- Văn hóa giao tiếp:

Bắt tay là một cách chào phổ biến trong các tình huống chính thức. Đàn ông
và phụ nữ cũng bắt tay nhau. Bạn bè hoặc người thân cũng có thể chào nhau bằng
cách ôm nhau. Tuy nhiên, hôn má không phổ biến. Khi bạn nói chuyện với người
khác, hãy nhìn vào mắt họ. Ở Phần Lan, nhìn vào mắt ai đó nói rằng bạn đang
thẳng thắn và trung thực với người đó. Người dân Phần Lan nói chuyện vừa đủ. Họ
không cảm thấy khó chịu với những khoảng im lặng bất chợt giữa cuộc nói chuyện, và
có thể thoải mái khi ngồi yên lặng bên người thân hay bạn bè sau đoạn trao đổi thân mật.
Việc nói nhiều hơn mức cần thiết trong khi không có điều gì thực sự quan trọng là điều
phiền toái với người Phần Lan. Bên cạnh đó, một trong những điều người dân ở đây
luôn tâm niệm là “việc ai người ấy lo”. Họ thường tự giải quyết những khó khăn của
mình. Việc tỏ ra quá sốt sắng với vấn đề của người khác có thể coi là phiền toái cho dân
bản địa.

- Văn hóa ăn uống:

Thức ăn tại Phần Lan khá phổ biến bao gồm chủ yếu là thịt, cá, khoai tây, gạo
hoặc mì ống. Thực phẩm chay đã trở nên ngày càng phổ biến. Người ta thường ăn hai
bữa ấm mỗi ngày, bữa trưa và bữa tối. Ở Phần Lan, người lớn cũng thường uống sữa.
Tại nơi làm việc và trường học, bữa trưa thường được phục vụ từ 11 đến 12 giờ trưa.
Thời gian ăn tối thường khoảng 5 giờ chiều.

- Văn hóa trang phục:

Màu sắc trang phục truyền thống của người Phần Lan đa dạng, sặc sỡ, phù hợp
với thời tiết giá lạnh khu vực Bắc Âu. Trang phục truyền thống của phụ nữ Phần Lan
gồm váy bồng, dài đến mắt cá mặc cùng áo bông (thường là màu trắng), khoác ngoài
bởi một chiếc áo màu sặc sỡ, trông như tạp dề kết hợp với mũ hoặc băng đô. Nam giới
mặc áo sơ mi khoác ngoài bằng gilet hoặc vest, kết hợp với quần dài, mũ có vành và
khăn quàng cổ. Cả nam và nữ đều đi giày da, đường khâu lớn. Phụ kiện chủ yếu được
làm bằng da và kim loại, vải lụa được dùng để trang trí.

13
2.4. Đặc điểm xã hội (0,5 điểm)

- Đặc điểm tôn giáo:

Khoảng 84% người Phần Lan thuộc tôn giáo đạo Luti Phúc Âm, trong khi
đó 1.1 % theo đạo Orthodox Hy Lap. Trong suy nghĩ của người dân thì họ không
phải là người tôn thờ giáo phái, và tôn giáo không đóng vai trò thực sự quan trọng
trong đời sống hàng ngày của họ. Tuy nhiên không phải vì thế mà nhà thờ, các
giáo sĩ, và quan điểm quyền tôn giáo cá nhân không được tôn trọng. Người Phần
Lan không quá coi trọng vấn đề phân biệt tôn giáo.

- Đặc điểm ngôn ngữ:

Người Phần Lan hiện nói tiếng Suomen Kieli, là hệ ngôn ngữ được sử dụng phổ
biến tại đất nước này và một số người sống tại khu vực khác. Bên cạnh đó, tiếng Thụy
Điển cũng được ứng dụng rộng rãi tại đất nước Phần Lan. Cụ thể, 93.5% người dân nói
tiếng Phần Lan, 6.3% nói tiếng Thụy Điển

- Giáo dục, y tế và an sinh xã hội:

Giáo dục Phần Lan được mệnh danh là nền giáo dục hàng đầu trên thế giới do
những đặc trưng riêng của nền giáo dục nước này như: quá trình xét tuyển giáo viên gắt
gao, không có ganh nặng thi cử, nam nữ có cơ hôi phát triển như nhau. Tại đây, 100%
người dân biết đọc, biết viết, tỷ lệ trẻ em đến đạt thứ hạng cao nhất trên thế giới. Về y
tế,dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Phần Lan có chất lượng rất tốt và được toàn bộ quỹ
bảo hiểm chi trả. Dịch vụ y tế tư nhân cũng được khuyến khích phát triển. Về an sinh xã
hội, không giống như hệ thống an sinh xã hội của Mỹ và phần lớn các nước Tây Âu, hệ
thống an sinh xã hội ở các nước Bắc Âu bao bọc toàn bộ dân cư, và đặc biệt, không giới
hạn đối với những nhóm người yếu thế không có khả năng tự chăm sóc bản thân mình.
Chẳng hạn, tất cả mọi người đến một độ tuổi nhất định đều có lương hưu mà không phụ
thuộc vào việc họ có tích lũy cho kế hoạch lương hưu hay không; hoặc kế hoạch chăm
sóc sức khỏe quốc gia dựa trên nhu cầu chăm sóc y tế nhiều hơn là mục tiêu tài chính.
Thêm vào đó, công dân của các nước Bắc Âu có quyền pháp lý đối với lợi ích được cung
14
cấp. Chính sách này được thiết kế để đáp ứng như một trách nhiệm tập thể nhằm bảo
đảm cho mọi người dân có một cuộc sống xứng đáng.

- Chế độ chính trị:

Ngày nay, Phần Lan là một quốc gia dân chủ theo chế độ cộng hòa nghị viện.
Nước này là thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1955 và gia nhập Liên minh châu
Âu vào năm 1995. Tổng thống được bầu bằng phiếu phổ thông trực tiếp, nhiệm kỳ 6
năm.

2.2. Phân tích thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
(1,0 điểm)

2.2.1. Thuận lợi

- Lĩnh vực kinh doanh cạnh tranh và lực lượng lao động có trình độ học vấn cao

Phần Lan đứng thứ ba trong Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) 2013-
2014 và đứng đầu các tiểu bảng xếp hạng liên quan đến giáo dục. Điều này đã giúp nền
kinh tế trở thành nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới (GCI). Khả năng cạnh tranh của công
ty cao cũng đã dẫn đến một vị trí chủ nợ quốc tế lành mạnh.

- Tài chính công rất lành mạnh

Các mức trần chi tiêu ràng buộc được đặt ra vào đầu nhiệm kỳ bốn năm của mỗi
chính quyền ngăn cản chính phủ thâm hụt ngân sách lớn. Nợ chính phủ tương đối thấp,
vay dựa vào trái phiếu dài hạn, lợi suất trái phiếu rất thấp và tài sản công ròng rất lớn.

- Thể chế mạnh và cán bộ nhà nước có năng lực

Các tổ chức của Phần Lan thuộc về những tổ chức hoạt động tốt nhất trên thế
giới. Các thể chế công hoạt động tốt và có tính minh bạch cao. Hơn nữa, các quan chức
chính phủ có xu hướng ứng phó thỏa đáng với các rủi ro và thường có thể tìm được sự
đồng thuận của nhiều bên đối với những cải cách khó khăn.

15
2.2.2. Khó khăn

- Già hóa, thị trường lao động cứng nhắc và xuất khẩu suy yếu

Dân số già đi nhanh chóng, trong khi khả năng di chuyển lao động bị cản trở và
tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu cao. Thị phần xuất khẩu của Phần Lan đang suy giảm nhanh
chóng do nhu cầu cơ cấu đối với một số sản phẩm chính của nước này giảm và mất khả
năng cạnh tranh (giá) toàn cầu. Một phần sản xuất đã chuyển ra nước ngoài.

- Tăng trưởng GDP yếu

Năm 2013, khối lượng GDP giảm 1,5% sau khi giảm -1% trong năm 2012. Nhu
cầu trong nước giảm đáng kể, trong khi xuất khẩu ròng đóng góp tích cực do nhu cầu
xuất khẩu tăng nhẹ và nhu cầu nhập khẩu giảm. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,7% năm
2012 lên 8,2% năm 2013. Trong tương lai, nền kinh tế dự kiến sẽ quay trở lại tốc độ
tăng trưởng nhẹ dựa vào xuất khẩu vào năm 2014, nhưng tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn ở mức
cao. Hơn nữa, trong khi xuất khẩu sẽ được hưởng lợi từ môi trường bên ngoài được cải
thiện, tăng trưởng xuất khẩu bị cản trở bởi quá trình tái cơ cấu ngành đang diễn ra. Tài
khoản vãng lai nhiều khả năng sẽ thặng dư trong năm 2014, sau 3 năm thâm hụt.

Trong quý 3, nợ hộ gia đình đạt 107% thu nhập khả dụng và 65% GDP, cả hai
đều cao hơn 1% so với một năm trước. Tỷ lệ tín dụng trên GDP tương đối tốt với mức
trung bình của khu vực đồng euro (hình 1), mặc dù thu nhập từ nợ trên thu nhập khả
dụng cao hơn một chút; cả hai đều thấp hơn so với các đồng nghiệp Bắc Âu. Trong khi
đó, tài sản hộ gia đình tăng với tốc độ nhanh hơn nợ, dẫn đến tài sản tài chính ròng bằng
59% GDP và 96% thu nhập khả dụng trong quý 13, thấp hơn mức trung bình của khu
vực đồng euro (lần lượt là 136% và 211%). Tình hình tài chính ròng của các tập đoàn
phi tài chính suy yếu trong năm qua (từ -101% trong Quý 12 xuống -113% trong Quý
13), chủ yếu là do giảm tài sản hơn là tăng nợ. Các tập đoàn Phần Lan kém lành mạnh
về tài chính hơn một chút so với mức trung bình của khu vực đồng euro (-100%), nhưng
các công ty cùng ngành ở Bắc Âu hoạt động kém hơn (hình 1). Do môi trường kinh tế
xấu đi, khả năng sinh lời chịu áp lực, nhưng tỷ lệ nợ xấu (NPL) nhìn chung vẫn ổn định,
giống như đối với các khoản vay hộ gia đình. Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu của khu vực tư
16
nhân thậm chí đã giảm từ 0,9% xuống 0,8% trong nửa đầu năm 2013. Tuy nhiên, thời
hạn thanh toán đã được nới lỏng hơn một chút. Hơn nữa, do môi trường kinh tế tiếp tục
yếu kém, khó khăn trong thanh toán có thể sẽ tăng lên. Lãi suất tăng đáng kể cũng sẽ
ảnh hưởng đến khả năng chi trả và tính bền vững của các khoản nợ tư nhân vì lãi suất
của khoảng 90% tổng số dư nợ có thể thay đổi.

- Giá nhà giảm nhưng nhà vẫn được định giá cao

Giá nhà giảm nhẹ nhưng về cơ bản nhà ở vẫn được định giá quá cao theo tỷ lệ
giá trên tiền thuê đo lường khả năng sinh lời của việc sở hữu một căn nhà. Do đó, nguy
cơ điều chỉnh thị trường nhà ở và dẫn đến tình trạng xấu đi của bảng cân đối kế toán
ngân hàng vẫn còn hiện hữu, đặc biệt nếu các quy định và hạn chế (phân vùng) hiện
đang cản trở nguồn cung nhà ở để theo kịp nhu cầu được nới lỏng. Điều đó nói rằng,
trong hơn một thập kỷ, giá nhà nhìn chung đã tăng theo mức tăng thu nhập, do đó chúng
vẫn có giá phải chăng. Bên cạnh đó, các bài kiểm tra căng thẳng của IMF cho thấy các
ngân hàng có thể sẽ có khả năng bù đắp các khoản lỗ do giá nhà đất điều chỉnh mạnh.
Tuy nhiên, nó có thể làm xấu đi đáng kể bảng cân đối kế toán của họ và chính phủ đã
có hành động để giải quyết vấn đề giá nhà cao. Ví dụ, phần lãi suất thế chấp có thể được
khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế sẽ được hạ xuống để hạ nhiệt nhu cầu.

- Chính phủ phản ứng trước nợ công tăng cao

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách chung trên GDP năm 2013 tăng lên -2% (-1,8% năm
2012) do tăng trưởng kinh tế yếu hơn. Tỷ lệ nợ tăng từ 53,6% năm 2012 lên 56,9% năm
2013. Tuy nhiên, tài sản công ròng cũng tăng nhẹ trong các quý vừa qua và đạt 56,7%
GDP trong Quý 3. Vì vậy, mặc dù có sự xấu đi nhỏ trong tổng tài chính công, nhưng
tổng thể bảng cân đối kế toán của chính phủ vẫn rất lành mạnh. Tuy nhiên, chính phủ
đã công bố kế hoạch đảo ngược xu hướng tăng tỷ lệ nợ của mình, vì tỷ lệ này dự kiến
sẽ vượt qua giới hạn 60% GDP được đưa vào các quy tắc tài khóa của Châu Âu và dân
số già đi nhanh chóng làm giảm tính bền vững của nợ công trung hạn. Các kế hoạch
nhằm mục đích giảm nợ và tăng sản lượng tiềm năng. Các biện pháp đã hoặc sẽ được
đưa ra để hạn chế thâm hụt của chính quyền (địa phương), cải thiện hiệu quả của khu

17
vực công, nâng cao việc làm và tỷ lệ tham gia, kéo dài thời gian làm việc, và cải thiện
cạnh tranh và năng suất. Trong kế hoạch tài khóa 2015-2018, chính phủ đã tiết lộ các ý
định liên quan đến cắt giảm chi tiêu và tăng thuế, cũng như đầu tư để hỗ trợ tăng trưởng
và việc làm trong ngắn hạn. Mặc dù việc thực hiện đúng tất cả các kế hoạch có thể cải
thiện đáng kể tài chính công, nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng chúng rất tham vọng và
việc thực hiện đúng không có nghĩa là được đảm bảo, bởi vì vẫn còn thiếu thông tin chi
tiết. Bên cạnh đó, vào tháng 3, một bên đã ủng hộ chính phủ cắt giảm trợ cấp trẻ em và
trợ cấp thất nghiệp, trong khi những bên khác cũng kêu gọi xem xét lại các biện pháp
này. Ngoài ra, các đối tác liên minh khác đã loại trừ việc tăng tuổi hưởng lương hưu (tối
thiểu).

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

9. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Phần Lan (Finland, truy cập tại:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/cac-nuoc-
vung-lanh-tho/chau-au/phan-lan-finland-1638
10. Bản đồ Việt Nam, Bản đồ đất nước Phần Lan (Finland), lịch sử & vị trí địa lý
2023, truy cập tại: https://bandovietnam.com.vn/ban-do-phan-lan
11. Dân số, Dân số Phần Lan, truy cập tại: https://danso.org/phan-lan/
12. Lịch sử, Tài nguyên thiên nhiên chính của Phần Lan là gì?, truy cập tại:
https://vi.history-hub.com/tai-nguyen-thien-nhien-chinh-cua-phan-lan-la-gi
13. Du học Phần Lan, !3 điều cần biết về phong tục và văn hoá khi du học Phần Lan,
truy cập tại: https://duhocvic.com/phong-tuc-va-van-hoa-phan-lan/
14. Blue Mountain, Đặc điểm văn hoá – con người ở Phần Lan, truy cập tại:
https://bluemountain.vn/du-hoc-chau-au/du-hoc-phan-lan/thong-tin-tham-khao-
du-hoc-phan-lan/dac-diem-van-hoa-con-nguoi-phan-lan-
2/#:~:text=3.,s%E1%BB%91ng%20h%C3%A0ng%20ng%C3%A0y%20c%E1
%BB%A7a%20h%E1%BB%8D.
15. Erkki Liikanen, the growth of Finland – from a small, underdeveloped country
to one of the world’s high tech elite, truy cập tại:
18
https://www.bis.org/review/r070424b.pdf
16. Maartje Wijffelaars, Country Report Finland, truy cập tại:
https://economics.rabobank.com/publications/2014/april/country-report-finland/

19

You might also like