You are on page 1of 28

Bài 15

ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á

1. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ

2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI ( Học sinh tự học )


 Đông Nam Á là cầu nối
giữa hai châu lục, hai đại
dương nó có vị trí quan
trọng đối với các nước ở
châu Á nói riêng và thế giới
nói chung, vị trí đó đã ảnh
hưởng như thế nào tới đặc
điểm dân cư, xã hội của các
nước trong khu vực. Chúng
ta cùng tìm hiểu qua bài.
BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
1. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ

Lãnh thổ Số dân Mật độ dân số trung Tỉ lệ gia tăng tự


(triệu người) bình ( người/km2 ) nhiên (%)

Đông Nam Á 536 119 1,5


Châu Á 3.766* 85 1,3
Thế giới 6.215 46 1,3
Qua số liệu bảng 15.1 so sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng
dân số hàng năm của khu vực Đông Nam Á so với châu Á và thế giới.
Lãnh thổ Số dân Mật độ dân số trung Tỉ lệ gia tăng tự
(triệu người) bình ( người/km2 ) nhiên (%)

Đông Nam Á 536 119 1,5


Châu Á 3.766* 85 1,3
Thế giới 6.215 46 1,3

- Số dân chiếm 14,2% so với châu Á và 8,6% thế giới.


- Mật độ dân số trung bình cao hơn châu Á và thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn châu Á và thế giới.
Dựa vào hình 15.1 và bảng
15.2, hãy cho biết:
1. Đông Nam Á có bao nhiêu
nước ? Kể tên các nước và
thủ đô từng nước.
2. So sánh diện tích, dân số
của nước ta với các nước
trong khu vực.
3. Có những ngôn ngữ nào
được dùng phổ biến trong
các quốc gia Đông Nam Á.
Điều này có ảnh hưởng gì
tới việc giao lưu giữa các
nước trong khu vực ?
2. Thứ tự các nước có diện tích từ nhỏ đến lớn: Xingapo,
Brunây, Đông-Timo, Campuchia, Lào, Philíppin, Việt Nam,
Malaixia, Thái lan, Mianma, Inđônêxia.
2. Thứ tự các nước có dân số từ ít đến nhiều: Bru nây,
Đông-Timo, Xingapo, Lào, Campuchia, Malaixia,
Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Philíppin, Inđônêxia.
2.Việt Nam có diện tích đứng thứ 5 và dân số đứng
thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á.
3. Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong các quốc gia Đông Nam
Á : Anh, Hoa, Mã lai. Điều này gây khó khăn trong giao tiếp giữa
các nước trong khu vực.
Quan sát lược đồ nhận xét
sự phân bố dân cư ở các nước
Đông Nam Á?

Dân cư tập trung chủ yếu ở


vùng ven biển và các đồng
bằng châu thổ.
1. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ

Đông Nam Á là khu vực có dân số đông: 536 triệu người (2002).

Dân số đông sẽ có những thuận lợi, gặp những khó khăn gì trong
phát triển kinh tế ?
Thuận lợi: Dân số trẻ tạo ra nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng...
Khó khăn: Sức ép đối với vấn đề việc làm, y tế,giáo dục văn hóa…Diện tích
đất bình quân đầu người bị thu hẹp.
Quan sát lược đồ cho biết
dân cư Đông Nam Á chủ
yếu thuộc chủng tộc nào?

Dân cư Đông Nam Á chủ


yếu thuộc chủng tộc
Môngôlôít và Ôxtralôít.
1. Đặc điểm dân cư
- Đông Nam Á là khu vực đông dân ( chiếm 14,2% dân số Châu Á và 8,6% dân số thế giới
năm 2002 ).

- MĐDS trung bình và tỉ lệ tăng tự nhiên cao hơn Châu Á và thế giới.

- Phân bố chủ yếu ở ven biển và đồng bằng.


- Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.
- Thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.
2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI

Đọc
thông tin
sách giáo
khoa
trang 53
Cho biết những nét tương đồng và riêng biệt trong sản xuất và sinh hoạt của
cư dân Đông Nam Á?
Cư dân Đông Nam Á có những nét tương đồng : Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức
kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính. Tuy nhiên mỗi nước lại có những phong tục
tập quán, tín ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của khu vực.
Vì sao cư dân Đông Nam Á lại có những nét tương đồng trong sản xuất và
sinh hoạt ?
Do vị trí cầu nối, có nguồn tài nguyên phong phú, có lịch sử phát triển lâu đời, có nền văn
minh lúa nước, môi trường nhiệt đới gió mùa.

Cho biết Đông Nam Á có những tôn giáo nào, tôn giáo đã ảnh hưởng như thế
nào tới phát triển kinh tế, xã hội của khu vực ?
Đông Nam Á có những tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo và
các tín ngưỡng địa phương. Các tôn giáo này đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống chính trị,
xã hội ở các nước Đông Nam Á.
Người Việt Nam và
người In-đô-nê-xi-a
cùng có trống đồng
RuoängRuộng
baäc thangbậc
troàngthang trồng
luùa nöôùc ôû... lúa nước

Việt Nam Phi-lip-pin

Thái Lan In-đô-nê-xi-a


Cho biết vì sao các nước Đông Nam Á bị nhiều đế quốc thực dân xâm chiếm ?
Vì các nước ĐNÁ có vị trí chiến lược, dân số đông, nhiều tài nguyên thiên
nhiên, là nơi trồng được nhiều loại nông sản có giá trị: Cà phê, cao su, hồ
tiêu…
Trước chiến tranh thế giới thứ II Đông Nam Á bị các đế quốc nào xâm chiếm ?
Trước chiến tranh thế giới thứ II: Việt Nam, Lào, Campuchia bị đế quốc
Pháp xâm lược; Mianma, Malaixia là thuộc địa của Anh; Inđônêxia là thuộc
địa của Hà Lan; Philíppin là thuộc địa của Tây Ban Nha sau đó là Hoa Kỳ.
chiếm đóng.
Trong chiến tranh – sau chiến tranh – ngày nay như thế nào ?

 Hiện nay các nước trong khu vực đang phải đứng trước nhiều thử thách
to lớn: Lạm phát, buôn lậu, đại dịch AIDS… và nếu như các quốc gia không
cùng nhau ngăn chặn kịp thời những vấn nạn trên nó sẽ làm tổn hại kinh tế,
xã hội của các nước trong khu vực.
Đền Ăng-co (Cam-pu-chia)
Chùa vàng Mi-an-ma
Chùa That Luang (Lào)
Chánh tòa Đức Bà (Sài Gòn) Nhà thờ con gà ở Đà Lạt
Kitô giáo ở Philippin, Inđônêxia, Việt Nam ( chúa Giê- su khuyên sống nhẫn
nhịn, chết sẽ được hạnh phúc ở thiên đường ).
Một số tôn giáo lớn ở Đông Nam Á
2. Đặc điểm xã hội
Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử
đấu tranh, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt, vừa có
sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. Đó là những điều kiện
thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước.
Chọn câu đúng nhất
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các nước Đông
Nam Á ?
A. Dân số tăng khá nhanh.
B. Các nước giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Có nền văn minh lúa nước.
D. Dân cư các nước có cùng ngôn ngữ.
Câu 2: Đặc điểm chung nào về tự nhiên khiến các nước Đông Nam Á trở
thành quê hương cây lúa nước.
A. khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo ẩm gió mùa.
B. Có nhiều cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc tưới tiêu.
D. Người dân trong khu vực có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước.
Câu 3: Đông Nam Á có hai chủng tộc chủ yếu cùng chung sống là
A. Nê-grô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít.
B. Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
C. Ơ-rô-pê-ô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
D. Môn-gô-lô-ít và Nê-grô-ít.

Câu 4: Thủ đô của Lào là


A. Xa –van- na- khet.
B. Luông Pha Băng.
C. Viêng Chăn.
D. Tha- Khet.
Câu 5: Nước nào có diện tích lớn nhất Đông Nam Á ?
A. Inđônêxia.
B. Thái Lan.
C. Việt Nam.
D. Malaixia.

Câu 6: Giacacta là thủ đô của nước nào ?


A. Mianma.
B. Philipin.
C. Inđônêxia.
D. Malaixia.
Chuẩn bị nội dung bài 16
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC
ĐÔNG NAM Á
1. NỀN KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á PHÁT
TRIỂN KHÁ NHANH, SONG CHƯA VỮNG CHẮC
2. CƠ CẤU KINH TẾ ĐANG CÓ NHỮNG THAY ĐỔI

You might also like