You are on page 1of 2

KINH TẾ VI MÔ

- Họ và tên: Nguyễn Hương Liên


- Lớp chuyên ngành: Quản lý đất đai
- Mã sinh viên: 11223310
Đề : Hãy sử dụng lý thuyết cầu co dãn để giải thích hiện tượng “ĐƯỢC MÙA
KHÔNG VUI”. Hãy thử đề xuất một số giải pháp mà nhà nước có thể hỗ trợ cho
người dân. Minh họa bằng các phân tích bằng đồ thị.

I. Co dãn của cầu


- Co dãn của cầu là công cụ định lượng đo lường mức phản ứng của lượng cầu
hàng hóa trước sự thay đổi (tính bằng phần trăm) của các yếu tố quyết định cầu.

II. Giải thích hiện tượng “Được mùa không vui”


1. Nguyên nhân 
- Nền nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời tiết, sâu bệnh, cách
chăm sóc cây,... Do vậy, sản lượng nông nghiệp hằng năm không thể giống
nhau. Tùy theo sự tác động ít hay nhiều mà sản lượng sản xuất ra có sự thay đổi
khác nhau.
  Ví dụ: Vào những năm có thời tiết thuận lợi, ít bão, bão nhẹ thì sản lượng
lương thực khu vực đồng bằng duyên hải miền Trung sẽ bội thu hơn rất nhiều so
với những năm bão lớn làm hỏng hết lúa.
- Các sản phẩm nông nghiệp tuy là các hàng hóa thiết yếu, không thể thiếu trong
bữa ăn của người tiêu dùng nhưng lại có rất nhiều sản phẩm có thể thay thế
được cho nhau, vì thế giá của các sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ thường xuyên
bị ảnh hưởng.
- Trong khi sản lượng nông nghiệp có sự biến động đáng kể hàng năm, thì nhu
cầu của người dùng lại tương đối ổn định.
2. Giải thích
y

P1

P2

(D)
O Q1 Q2 x
- Từ đồ thị ta có thể thấy, khi lượng cầu có sự thay đổi không đáng kể, thì giá
hàng hóa sẽ có biến động lớn.
- Do đó, để đạt được doanh thu cao nhất, người chỉ có thể tăng giá sản phẩm.
Trong khi đó, khi được mùa, lượng cung sẽ lớn hơn lượng cầu và để tăng lượng
cầu người bán chỉ có thể giảm giá các sản phẩm để thu hút khách hàng và nhiều
khi chấp nhận giá lỗ vì quá nhiều sản phẩm nếu không bán thì không biết xử lí
thế nào. Khi đó, “được mùa không vui”.
- Ngược lại, khi mất mùa, số lượng một số hàng hóa nông nghiệp sẽ giảm, từ đó
sẽ dẫn tới giá của chúng tăng, nhưng do có nhiều hàng hóa thay thế, nên sự
thay đổi này cũng không đáng kể.
III. Giải pháp
- Người dân nên có đầu tư vào quy mô sản xuất và có những tính toán trước,
đảm bảo lượng nông sản sản xuất ra ổn định.
- Cần có những bản hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp để đảm bảo
lượng hàng sản xuất ra chắc chắn có chỗ tiêu thụ, giảm tối đa thiệt hại cho
người bán.
- Ứng dụng các kĩ thuật khoa học hiện đại, tiên tiến vào sản xuất để đảm bảo số
lượng cũng như chất lượng đầu ra của nông sản đáp ứng với điều kiện của thị
trường.
- Người dân cũng nên có những dự đoán riêng về thời tiết, thị trường, … để
lượng cung ra có thể tiêu thụ được, tránh tình trạng dựa vào mùa trước hàng
hóa đó hiếm, giá cao mà sản xuất hàng loạt dẫn đến việc mùa sau lượng hàng
hóa đó quá lớn so với lượng cầu.

You might also like