You are on page 1of 3

KINH TẾ CHÍNH TRỊ

I. Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa
thông thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?
1. Giống nhau:
- Đều là hàng hóa
- Đều có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng
- Giá trị sử dụng thể hiện
2. Khác nhau:
● Về mặt giá trị
- Giá trị của hàng hóa sức lao động còn bao gồm cả các yếu tố như tinh thần, vật chất
và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia. Nghĩa là
người công nhân cần phải được đáp ứng cả về những nhu cầu tinh thần, văn hóa,. chứ
không chỉ mỗi vật chất và những như cầu này tùy thuộc vào mỗi nước tùy vào từng
thời kỳ lịch sử, điều kiện địa lý, khí hậu,.. của nước đó.
- Giá trị sức lao động không cố định, thường sẽ tăng lên khi nhu cầu trung bình về
hàng hóa, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ luật lao động tăng.
● Về mặt giá trị sử dụng
- Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng sẽ
biến mất theo thời gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá
trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá
trị của bản thân sức lao động đó ( Đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm
đoạt ) => Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn
gốc sinh ra giá trị, tức có thể tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó.
● Trong quan hệ mua và bán
Hàng hóa thông thường là những sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra trong quá trình sản
xuất hoặc chu kỳ sản xuất
Hàng hóa lao động có đặc điểm sau:
- Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và chỉ bán trong một khoảng
thời gian nhất định thông qua hợp đồng
- Mua bán chịu: Giá trị sử dụng thực hiện trước, giá trị thực hiện sau

-Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy điịnh bởi
số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
Do đó, người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhằm sản sinh năng
lực đó.., người công nhân trong chủ nghĩa tư bản phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh
hoạt nhất định để ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học nghề, đào tạo nghề… Ngoài ra, người
lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái họ. Vì vậy, có thể
nói giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần
thiết để nuôi sống con cái người lao động. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được
sản xuất và tái sản xuất một cách liên tục.
II. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy nêu
thực trang về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao
động ở Việt Nam hiện nay ? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn
lợi ích kinh tế đã nêu trong dẫn chứng? (đề xuất cá nhân về cách giải quyết)
- Đại dịch Covid-19 đã khiến cho thế giới phải chịu những hậu quả nghiêm trọng
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Việt Nam cũng như các quốc gia
khác đang phải đối mặt với những ảnh hưởng xấu bởi dịch bệnh, trong đó người lao
động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN) chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Theo Tổng cục Thống kê, 85% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực của
Covid-19 khiến số lượng cũng như chất lượng DN sụt giảm. Nhiều DN buộc phải làm
việc cầm chừng, thu hẹp sản xuất, kéo theo nhu cầu sử dụng lao động sụt giảm. Hệ quả
là lực lượng lao động tham gia thị trường lao động cũng sụt giảm mạnh. Chất lượng
việc làm bị giảm sút, đời sống của NLĐ gặp nhiều khó khăn Có đến 5 triệu NLĐ gặp
khó khăn do đại dịch Covid-19 (tính đến tháng 4/2020).
Số liệu đáng lưu tâm:

- Trong tổng số 9,1 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, có 540
nghìn người bị mất việc, 2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh;
3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ
luân phiên và 6,5 triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập.

- Lao đô ̣ng khu vực thành thi chi


̣ ụ tác đô ̣ng nhiề u hơn khu vực nông thôn với 15,6%
lao đô ̣ng khu vực thành thi ̣còn bi ̣ảnh hưởng, trong khi đó con số này ở nông thôn là
10,4%.

- Nhóm lao đô ̣ng thấ t nghiê ̣p chiụ tác đô ̣ng ma ̣nh mẽ nhấ t khi 36,3% trong số ho ̣ vẫn
còn chiụ ảnh hưởng tiêu cực, tiế p đó là lao đô ̣ng có viê ̣c làm (15,5%), chỉ có 4,3% lao
đô ̣ng không hoa ̣t đô ̣ng kinh tế còn chiụ tác đô ̣ng tiêu cực bởi đa ̣i dich
̣ này.

- Trong năm 2020, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị trường lao động
suy giảm mạnh trong quý II, số lao động có việc làm giảm từ 50,1 triệu người trong
quý I xuống còn 48,1 triệu người, giảm gần 2 triệu người.. Đến quý I năm 2021, sự
bùng phát trở lại của đại dịch Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết
nguyên đán, đã làm giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trước đó.
Lao động có việc làm giảm còn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so với quý trước và giảm
0,36% so với cùng kỳ năm trước.
( Nguồn : Tổng cục Thống Kê )
* Thực trạng quan hệ lao động:
-Quan hệ lao động ở nước ta được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối
giữa cung và cầu lao động. Trạng thái của quan hệ lao động phụ thuộc rất nhiều vào
tương quan cung cầu trong thị trường lao động, tức là mối quan hệ giữa nguồn cung và
cầu sức lao động. Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cung lao động luôn nhiều hơn
cầu lao động, sự mất cân đối này không chỉ là về số lượng mà còn cả về chất lượng
sức lao động, đã tác động không nhỏ đến quan hệ lao động. Như vậy NLĐ luôn luôn ở
vai trò vị thế yếu hơn so với NSDLĐ trong việc thương lượng, thỏa thuận về các vấn
đề liên quan đến quan hệ lao động
* Giải pháp
- Liên đoàn Lao động tại nhiều địa phương chủ động đối thoại với các hiệp hội DN để
cùng nhau tháo gỡ và giúp các DN thành viên vượt qua khó khăn và duy trì việc làm
cho NLĐ. Tại các DN, Lãnh đạo DN lấy ý kiến CĐCS và NLĐ trước khi tiến hành các
biện pháp ứng phó với dịch bệnh liên quan đến việc làm và thu nhập của NLĐ. Tại
một số DN đã thành lập tổ công tác hai bên gồm phía DN và CĐCS để thảo luận,
thống nhất triển khai hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc
- Những nỗ lực giữ chân NLĐ cũng như việc NSDLĐ tăng cường đối thoại với NLĐ
trong thời gian dịch bệnh vừa qua cho thấy, QHLĐ ở Việt Nam đang chuyển động
theo xu hướng NSDLĐ ngày càng coi trọng vai trò của NLĐ đối với sự tồn tại và phát
triển của DN. Mặc dù đây là một xu thế tất yếu của quá trình đổi mới, tăng trưởng và
phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên nó càng được thể hiện rõ nét trong giai đoạn khó
khăn do dịch Covid-19. Hầu hết các chủ DN đều nhận thức được rằng NLĐ là tài sản
quý nhất của DN2 . Trong giai đoạn dịch bệnh, đã có nhiều DN đang thực hiện chiến
lược xây dựng lòng tin và giá trị của DN để giữ chân NLĐ . Hiệp hội các DN dệt may
Việt Nam đã tuyên bố lực lượng lao động là một trong hai giá trị cốt lõi cần ưu tiên gìn
giữ để duy trì và phát triển DN trong tương lai nhằm hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng
và sản xuất toàn cầu.

Nguồn tham khảo:


- Giáo trình Kinh tế chính trị
- Báo cáo quan hệ lao động của Bộ lao động - thương binh và xã hội năm
2017
- Bản tin quan hệ lao động số 33 + 34 – Quý II + III năm 2020

You might also like