You are on page 1of 2

Nguyễn Huỳnh Giao– 11V

Câu hỏi: Qua bài phát triển kinh tế: Em hãy cho biết, An Giang cần làm gì để
tăng trương kinh tế trong khi cả nước phòng chống đại dịch?
Bài làm
- Theo em, An Giang cần phải làm để tăng trưởng kinh tế trong khi cả
nước phòng chống đại dịch:
+ Cần phải nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chống dịch
Covid-19 bằng cách tuyên truyền, khuyến khích người dân nên ở nhà chỉ
ra ngoài khi có công việc cấp bách hay chỉ ra ngoài khi được cấp giấy đi
đường. Đồng thời nên tổ chức các chiến dịch đi chợ hộ hoặc mỗi nhiều
hộ gia đình cử đại diện để đi mua nhu yếu phẩm tránh trường hợp tụ tập
nơi đông người. Thực hiện đầy đủ các quy tắc 5K và 5T. Từ đó mới có
thể giảm tối đa ca mắc trong cộng đồng , tình hình dịch bệch cũng được
kiểm soát . Khi đã được kiểm soát tốt, chúng ta cũng phải đồng thời tuyên
truyền cho họ biết, phòng dịch nhưng cũng không quên phát triển kinh tế.
Đừng làm lây lan dịch bệnh, khi không còn ca mắc , mọi hoạt động kinh
tế sẽ phát triển như bình thường.
+ Bên cạnh đó, sử dụng các phương tiện truyền thông báo để cho người
dân biết được cần phải chuyển từ trạng thái “Zero Covid” sang “sống
chung với dịch bệnh”. Để từ đó cơ sở kinh doanh lớn nhỏ mới có được
những kế hoạch điều hành, khôi phục kinh tế tuỳ theo tình hình dịch bệch
để không phải ngưng đọng hoạt động kinh doanh quá lâu làm ảnh hưởng
đến vốn mà hàng hoá chưa được lưu thông. Trước tình hình dịch bệnh
phức tạp việc ngăn chặn triệt để dịch bệnh là không thể thế nên chúng ta
cần phải có được kế hoạch đối phó tạm thời như thế để đảm bảo kinh tế
ổn định. Như các công ty có thể cho công nhân, người lao động làm việc
theo hình thức trực tuyến, nhằm cho họ cũng có được việc làm và từ từ
khôi phục ngành kinh tế. Tổ chức làm việc tại cơ quan địa phương, không
tụ tập quá 10 người theo quy định của nhà nước. Tuy như vậy , tiến trình
sẽ chậm trễ nhưng đỡ phần nào việc kinh doanh vẫn hoạt động không bị
trì trệ dẫn đến nhiều hệ lụy .
+ Song cần phải tạo điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, công
nghiệp may mặc tại nhà, hoặc các dạng hình thức giao hàng đến tận nhà
,cũng tăng cường kiểm soát, ổn định giá cả thị trường vừa đảm bảo không
lây lan dịch. Sở nông nghiệp cần có các biện pháp như có lái thu mua
nhất định các nông sản của người dân để đem về các chợ hay các chốt
bán ra với giá hợp lý. Từ đó người chủ trồng trọt không bị thiệt hại nông
sản khi đã tới mua thu hoạch nhưng không thể bán ra vì không ai thu mua
và cả những người dân mua nông sản cũng không phải tốn một số tiền
lớn hơn bình thường gấp nhiều lần vì nông sản, thực phẩm khan hiếm.
+ Ta cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển
hành hoá thiết yếu, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất và tăng
cường hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá. Các sản phẩm nông sản của các địa
phương. Đề ra những biện pháp tốt nhất, để hàng hóa vẫn đến được các
thị trường nước ngoài để xuất khẩu và tiêu thụ: trong đại dịch thì thức ăn
là nguồn nguyên liệu thiết yếu, ta nên đẩy mạnh xuất khẩu hợp lý lúa gạo
vừa đủ cung cấp cho thị trường khó tính và cung cấp cho nước nhà.
+ Cùng với đó, ta cần phải tăng cường bảo vệ vùng xanh tập trung phát
triển tối ưu kinh tế khu vực ấy. Có giải pháp ứng phó với hệ luỵ từ làn
sóng người lao động di chuyển từ các nơi khác về tỉnh, chủ động xây
dựng phương án giải quyết việc làm cho người dân về địa phương .
Không để trường hợp vùng xanh trở thành vùng cam vùng đỏ sau khi
người dân trở về từ đó kinh tế không được phát triển nữa. Như các vùng
trồng bắp, khoai lang, lúa…. là vùng xanh nhưng lại có người lây nhiễm
thì các lái thu mua không được đi lại mà người trồng trọt cũng không thể
tiếp tục vì thiếu điều kiện như phân bón hay có trồng được thì cũng
không có đầu ra.
+ Chúng ta cần thường xuyên theo sát tình hình kinh tế - xã hội, rà soát,
đánh giá tác động, ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra để
kịp thời triển khai các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh.Hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị tổn thất do đại dịch để họ có
động lực để khôi phục lại những khoảng khó khăn trước đây. Khi tình
hình đã ổn định, cho mở cửa các nhà máy xí nghiệp, các hàng quán, ….
vaccine được cung cấp ưu tiên đến người lao động, doanh nghiệp,… để
họ được đi làm và khôi phục được nền kinh tế, nhưng vẫn với phương
châm “ sống chung với dịch” đảm bảo được biện pháp an toàn để người
dân yên tâm đi làm , kiếm sống.

You might also like