You are on page 1of 87

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1

1) Trước khi vào học chính thức, SV cần đọc và nắm vững các yêu
cầu của Học phần qua các nội dung trong Giới thiệu học phần;

2) Học viên đọc kỹ và liên hệ thực tế (tự đặt ví dụ) các nội dung liên
quan trên các Slide;

Trong đó chú ý đến mấy vấn đề:

Buổi 1:

NỘI DUNG 1: KINH DOANH

Vấn đề 1: Kinh doanh là gì

- Kinh doanh: Nói nôm na thì đó là hoạt động mua - bán để kiếm lời,
nó là tập hợp mọi hoạt động có thể tạo ra lợi nhuận cho người thực
hiện. Xã hội càng phát triển, hoạt động kinh doanh ngày càng phát
triển…
Nhiều hoạt động kinh doanh thời xa xưa không có, nay sinh ra quá
trời trời: ví dụ như kinh doanh dịch vụ internet; kinh doanh dịch vụ
điện thoại di động; kinh doanh phần mềm; kinh doanh online…
- Ai kinh doanh: Cá nhân (Ví dụ: ông A bán bún bò Huế, bà B bán
rau ở chọ Hàn, cô C làm tóc ở đường Trần Cao Vân... đều là các cá
nhân kinh doanh); Tổ chức kinh doanh (Ví dụ: Công ty Điện lực; Tập
đoàn VinGroup; Công ty TNHH MTV Honda Việt Nam... đều là các tổ
chức kinh doanh)
- Mục tiêu kinh doanh: Tìm kiếm Lợi nhuận.

Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi (Thường được tính cho 1 chu kỳ
kinh doanh). Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt hoạt động có kinh
doanh không, là tiêu chí để phân biệt hoạt động Kinh tế và Kinh
doanh. Kinh tế bao trùm tất cả các hoạt động mà qua đó tạo ra của
cải vật chất và dịch vụ nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của con người
trong xã hội. Như vậy Kinh tế bao gồm cả hoạt động Kinh doanh,
hay Kinh doanh là 01 tập con của Kinh tế. Kinh tế = Hoạt động vì lợi
nhuận (Tức là Kinh doanh) + Hoạt động không vì lợi nhuận (Tức Phi
lợi nhuận)

- Kinh doanh có mặt tích cực: Tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập, tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ qua đó tăng mức sống, làm cho
đất nước phát triển giàu, đẹp hơn...

- Kinh doanh cũng có mặt tiêu cực: Tàn phá tự nhiên, gây ô
nhiễm môi trường sống, tạo ra bất bình đẳng, do chạy theo lợi nhuận
nên có thể làm băng hoại đạo đức....

Cơ bản, mọi hoạt động kinh doanh đều cùng tồn tại cả “Lợi” lẫn
“Hại”, tuy nhiên khi “Lợi” > “Hại” là OK.

Vấn đề 2: Vì sao cần học kinh doanh

- Trước hết học để có kiến thức, để thành người thông thái, nhà đầu
tư thông thái...
- Để chọn ngành nghề làm ăn trong tương lai
- Học để có kiến thức, có đam mê và khát vọng khởi nghiệp (hay chí
ít là có năng lực nhất định để khởi nghiệp)

Vấn đề 3: Các hoạt động kinh doanh

- Sản xuất: Mọi hoạt động tạo ra sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn nhu
cầu con người. Sản xuất là khái niệm rộng, nó bao hàm cả “Sản xuất
hàng hóa” (SP hữu hình) và “Sản xuất dịch vụ” (sản phẩm vô hình)
như du lịch, dịch vụ...)

- Kinh doanh có thể thực hiện 01 hoặc tất cả các công


đoạn: Sản xuất - Phân phối - Trao đổi. Ví dụ: Một hộ dân có thể tự
sản xuất "trà sữa nhà làm", sau đó tự tổ chức mạng lưới bán hàng
và tự bán luôn, không qua trung gian; cũng có thể chỉ thực hiện 01
trong các khâu: như chỉ sản xuất rồi giao phó cho người khác phân
phối, tiêu thụ. Ví dụ: Công ty Apple, hầu như chỉ sản xuất còn phân
phối, bán hàng là đều do người khác làm hết; Hoặc như cà phê
Trung Nguyên cũng chỉ sản xuất cà phê bột (sản xuất) và tiến hành
nhượng quyền thương hiệu (franchise) để các quán cà phê bán
hàng (các quán cà phê có tên Trung Nguyên không phải là tài sản
của Công ty Trung Nguyên, mà là tài sản của các chủ quán nhưng
được Trung Nguyên cho phép sử dụng thương hiệu qua hợp đồng
franchise); Hoặc cũng có thể chỉ làm chức năng phân phối (ví dụ
Công ty truyền tải điện…); hoặc chỉ làm công việc bán hàng (siêu thị
bán lẻ Big C...).

- Làm rõ đặc điểm của sản xuất:

(1) Hoạt động Khai thác sơ chế => Tạo ra các NVL phục vụ cho các
hoạt động chế biến khác. Ví dụ: Khai thác than đá làm nguyên liệu
cho các ngành công nghệp năng lượng; khai thác dầu khí làm
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hóa dầu; khai thác thủy sản
làm nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu thủy sản; khai thác gỗ
là nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ...

(2) Chế biến, Chế tạo => Chế tác các NVL đã có để tạo ra các sản
phẩm. Ví dụ: Ngành lọc dầu biến nguyên liệu dầu thô từ ngành khai
thác sơ chế thành sản phẩm xăng dầu; Ngành điện tử chế tác
nguyên liệu là sắt thép, linh kiện điện tử, nhựa... thành sản phẩm
điện tử; Ngành chế biến nông sản biến nông sản thành các sản
phẩm như mì tôm, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, hoa quả sấy
khô...

(3) SX dịch vụ => Tạo ra dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của
con người. Ví dụ: Công ty du lịch thiết kế các Tour du lịch; Ngân
hàng cung cấp các dịch vụ E-Banking; Mobil-Banking; Đường bộ,
đường sắt, đường hàng không (gọi chung là Vận tải) cung cấp dịch
vụ vận chuyển cho hàng hóa, con người; Các bệnh viện (Y tế) cung
cấp dịch vụ khám, chữa bệnh...
NỘI DUNG 2: KINH TẾ

Vấn đề 1: Làm rõ khái niệm Kinh tế - So sánh với Kinh doanh

- Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con
người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân
phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một
nguồn lực có giới hạn.

- Kinh tế là tất cả các hoạt động để tạo ra của cái, phân phối, trao
đổi, tiêu dùng tất cả các của cải trong xã hội. Phạm trù Kinh tế rộng
lớn hơn phạm trù Kinh doanh: Kinh tế bao gồm cả hoạt động kinh
doanh + lẫn các hoạt động không kinh doanh, miễn là nó có liên
quan đến tiền bạc, của cải trong xã hội (tạo ra, chia chác, sử
dụng…). Ví dụ: Nhà nước quy định chính sách thuế; nhà nước chi
hỗ trợ cho người nghèo khó khăn do Covid; quy định khung giá đất;
quy định trần học phí đại học; đầu tư xây trường học, bệnh viện, xây
nghĩa trang liệt sĩ, mua máy bay chiến đấu....; hoặc mẹ bạn ở nhà
nuôi gà, trồng rau để phục vụ cho bữa ăn của gia đình... Đều là hoạt
động thuộc phạm trù kinh tế (nhưng nó không kinh doanh vì không
đặt ra mục tiêu lợi nhuận); trong khi đó hoạt động đầu tư sản xuất ô
tô Vinfast của ông Phạm Nhật Vượng nhằm tạo ra của cải cho đất
nước (Kinh tế) nhưng đồng thời tạo ra Lợi nhuận cho Tập đoàn
VinGroup, tức là kinh doanh.
- Kinh doanh = Làm kinh tế để kiếm lợi nhuận (Kinh doanh là tập
"Con" của Kinh tế)

Vấn đề 2: Các chỉ tiêu đo lường nền kinh tế

Để đo lường nền kinh tế, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

1)Tổng sản phẩm trong nước: GDP


+ Tổng sản phẩm trong bước (còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội:
GDP) là chỉ tiêu đo lường theo giá thị trường của tất cả hàng hóa,
dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia, vùng lãnh thổ sản xuất ra trong
một thời kỳ nhất định (thường là 01 năm).
+ Người ta có thể tính GDP bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Theo phương pháp “tiêu dùng”; hoặc theo phương pháp “thu nhập”
(Chi phí) – Xem thêm Slides trong Chương 1.
+ GDP danh nghĩa: Nếu khi tính giá trị thị trường của hàng hóa, dịch
vụ theo giá hiện hành (tính GDP năm nào thì lấy giá của năm đó) thì
ta gọi là “GDP danh nghĩa”.

● Bình luận thêm: Nếu 01 quốc gia bị lạm phát (đồng tiền

mất giá) mạnh thì có khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong năm
không tăng, nhưng GDP trong năm đó vẫn tăng => Tăng trưởng Ảo.

● Lý do vì GDP = Tổng hàng hóa, dịch vụ mới tạo ra trong

năm x Giá cả hiện hành của hàng hóa, dịch vụ trong năm => Nếu
khối lượng không tăng, nhưng giá tăng thì GDP vẫn tăng...!!!
● Đây là hạn chế của cách tính toán này. Nhưng các nhà

chính trị vẫn thích tính vì tạo sự phấn khởi cho dân chúng...

+ GDP thực tế: Để khắc phục hạn chế của “GDP danh nghĩa”, người
ta tính giá trị của hàng hóa, dịch vụ theo giá cố định (tính GDP hằng
năm theo giá của 01 năm cố định nào đó nhằm loại bỏ vấn đề lạm
phát), khi đó gọi là “GDP thực tế”.

● Bình luận thêm: Nếu quốc gia bị lạm phát mạnh thì không

ảnh hưởng đến việc tính GDP vì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong
năm được tính theo giá khi chưa lạm phát). Vì GDP = Tổng hàng
hóa, dịch vụ mới tạo ra trong năm x Giá cả của năm gốc.

● Vì vậy, GDP chỉ tăng khi Tổng hàng hóa, dịch vụ mới tạo ra

trong năm tăng. Đây là ưu điểm vì nó đo lường tăng trưởng đúng


hơn.
+ Quy mô của GDP: Để đánh giá một nền kinh tế, người ta
thường quan tâm đến Quy mô GDP (thường tính bằng USD). Chí
tiêu này cho thấy sức mạnh và vị thế của nền kinh tế Quốc gia trong
bản đồ kinh tế Thế giới.

● Ví dụ năm 2019 - 2020: GDP của Hoa Kỳ là 21.300 tỷ USD

(thứ 1) ; của Trung Quốc là 14.200 tỷ USD (thứ 2); Nhật bản là 5.180
tỷ USD (thứ 3); của Việt Nam là 223,8 tỷ USD (đứng thứ 44 TG)
+ Tốc độ tăng trưởng GDP: Cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế; mức độ tiến bộ của nền kinh tế quốc gia; khả năng cải thiện
sức mạnh của nền kinh tế. Tốc độ tăng GDP được tính như sau:

● Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019/2018: Ký hiệu là %GDP1

● Quy mô GDP năm 2019: Ký hiệu là GDP1

● Quy mô GDP năm 2018: Ký hiêu laf GDP0

Khi đó tốc độ tăng GDP sẽ là : %GDP1 = (GDP1 – GDP0)/GDP0

Ví dụ: Quy mô GDP của Hoa Kỳ rất lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng
chậm (năm 2017 là 2,2%); trong khi đó GDP của Trung Quốc nhỏ
hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh (năm 2017 là 6,7%). Việt Nam
có quy mô GDP nhỏ, nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh (năm 2017 là
7,7%) ... nên người dân phấn khởi, nhưng vì quy mô nhỏ quá nên
đến khi nào mới “Sánh vai cùng các cường quốc năm châu” được
hè..!!!

+ GDP binh quân đầu người: GDP per capita


Chí tiêu này cho thấy mức độ giàu có của quốc gia, cho thấy mức
sống thực tế cũng như mức độ cải thiện mức sống cho dân chúng.
Công thức tính như sau:

● GDP per capita năm 2019: Ký hiệu là GDPPERCAPITA


● Quy mô GDP năm 2019: Ký hiệu là GDP

● Quy mô dân số năm 2019: Ký hiêu là P

Khi đó GDP bình quân đầu người sẽ là : GDPPERCAPITA = GDP/P


Ví dụ: GDP bình quân đầu người (theo IMF) năm 2022 của Hoa Kỳ
là: 75.180 USD; Trung Quốc là 12,970 USD; Thái Lan là 7.631; Việt
Nam là 4.163 USD; Lào là 2.172 USD; Ấn Độ là 2.466 USD;
Campuchia là 1.771 USD… Thu nhập bình quân đầu người của Việt
Nam có tăng, nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng bình quân
của Thế giới do đó chênh lệch thu nhập với mức thu nhập bình quân
ngày càng mở rộng (năm 2020 mức chênh lệch là 8.163 USD, đến
năm 2022 tăng lên 9.237 USD…). Do năng suất lao động tăng chậm,
dân số tăng nhanh…

2) Năng suất lao động quốc gia


- Năng suất nói chung chính là chỉ số đo lường hiệu suất sử dụng
các nguồn lực, nó được đo lường bằng tỷ số giữa đầu ra (output)
chia cho đầu vào (input)
+ W = Output/Input
- Năng suất lao động quốc gia đo lường hiệu suất sử dụng lao động
trong nền kinh tế của quốc gia (thường tính cho 01 năm); nó được
đo lường = Đầu ra của nền kinh tế (Thường tính bằng quy mô GDP
của năm tính toán)/tổng số lao động tham gia làm việc trong nên
kinh tế của năm tính toán. Công thức tính toán như sau:

● Năng suất lao động năm 2019: Ký hiệu là W2019

● Quy mô GDP năm 2019: Ký hiệu là GDP2019

● Tổng số lao động của nền kinh tế năm 2019: Ký hiêu là L2019

Khi đó năng suất lao động năm 2019 sẽ là : W2019 = GDP2019/L2019


- Khi năng suất lao động quốc gia tăng lên: Đó là tín hiệu tốt cho thấy
nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả hơn – Vì với một số lượng lao động
như cũ (thậm chí ít hơn) vẫn tạo ra được lượng hàng hóa, dịch vụ
lớn hơn (tạo ra GDP lớn hơn) cho đất nước.

● Tăng trưởng năng suất lao động ảnh hưởng đến nền kinh tế:

Tăng năng suất giúp sử dụng ít lao động hơn để tại ra số sản phẩm
như cũ, giúp giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp, tăng cường vị thế cạnh tranh với thị trường (trong nước và
quốc tế);

● Tăng trưởng năng suất bằng cách nào: (1) Tăng cường cải

cách thể chế, giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí hành chính,
tăng khả năng lựa chọn quyết định tối ưu cho nền kinh tế; (2) Cơ cấu
lại nền kinh tế theo hướng dịch chuyển lao động từ các ngành có
năng suất thấp sang các ngành có năng suất lao động cao hơn; (3)
Năng cao năng lực khoa học, công nghệ và sáng tạo đổi mới cho
doanh nghiệp; (4) Tăng cường đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy
nghề nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam thời gian qua tiếp tục cải
thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc
độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. Với mức tăng trưởng kinh
tế năm 2018 đạt 7,08%, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành
năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương
4.521 USD/lao động); NSLĐ tăng 6% so với năm 2017. Bình quân
giai đoạn 2016-2018, NSLĐ tăng 5,77%/năm, cao hơn mức tăng
bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính chung giai
đoạn 2011 - 2018, NSLĐ tăng bình quân 4,88%/năm.[Nguồn: Niên
giám Thống kê Việt nam]

- Năng suất lao động của Việt Nam không cao là bởi vì:

(1) Quy mô nền kinh tế còn nhỏ nên không có lợi thế quy mô [ví dụ:
ta thuê 01 gian hàng 10 triệu/1 tháng, nếu quy mô khách hàng nhỏ
(1 khách hàng/tháng), lúc đó tất cả chi phí đó đều đổ lên 01 khách
hàng kia (tức chi phí cao SX => thu nhập thấp, Wlđ thấp), nhưng nếu
trong tháng đó có quy mô khách hàng lớn (10 khách hàng/tháng), khi
đó chi phí chi phí thuê phòng bình quân/1 khách hàng chỉ còn 1
triệu/khách hàng (tức chi phí SX/khách hàng đã giảm 9 triệu, lợi
nhuận tăng lên tương ứng => Wlđ tăng lên];
(2) Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý vì chủ yếu vẫn là sản xuất nông
nghiệp, hoặc các ngành công nghiệp “thâm dụng nhân công” như
dệt may, giày da, đồ gỗ… có năng suất lao động thấp, dẫn đến Wlđ
bình quân của cả nền kinh tế không cao;

(3) Máy móc, trang thiết bị, công nghệ áp dụng trong các doanh
nghiệp còn yếu, thiếu;

(4) Chất lượng lao động thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn
lớn (>80%);

(5) Trình độ tổ chức quản lý còn kém, dẫn đến tăng chi phí quản lý;

(6) Mô trường thể chế và hiệu quả quản lý Nhà nước yếu kém làm
tăng chi phí trung gian, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp;

(7) Quá trinh đô thị hoa chậm, tích tụ công nghiệp chưa cao dẫn đến
cơ cấu kinh tế chưa thể chuyển dịch hiệu quả…

3) Tỷ lệ thất nghiệp

● Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ (%) giữa những người thất nghiệp

và đã tích cực tìm kiếm việc làm/tổng lực lượng lao động xã hội.

● Chúng ta nói rằng, nền kinh tế là "Toàn dụng nhân công" khi

có khoảng 95% những người muốn làm việc được tuyển dụng, hay
nói cách khác trong nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp <5%.
4) Chí số giá tiêu dùng: Chỉ số CPI (The Consumer Price
Index: CPI) thường được đo lường hằng tháng, nó phản ánh xu
hướng và mức độ biến động giá cả của các mặt hàng trong “rổ”
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (như thực phẩm, nhà ở, xe ô tô, thiết
bị, quần áo, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí… ) đại diện cho nền kinh
tế theo thời gian.

● Chú ý: Nói chung trong nền kinh tế có CPI (+) vẫn tốt hơn khi

PCI (-) “giảm phát”[xem giải thích ở phần sau], vì PCI tăng sẽ thúc
đẩy kinh doanh phát triển, tạo việc làm, tạo ra thu nhập cho người
lao động nên mặc dù giá tăng nhưng người lao động có thu nhập để
chi trả nên vẫn tốt hơn là “giảm phát”, khi đó giá cả giảm dẫn đến
sản xuất, buôn bán thua lỗ (do giá bán không bù được chi phí sản
xuất) khiến doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm nên
không có tiền để mua, mặc dù hàng hóa có rẻ đi nữa (nông dân
cũng chết vì giá lúa giảm, heo gà đều giảm… vậy lấy tiền đâu cho
con ăn học; xe ôm cũng chết; trà chanh cũng chết, Nhà nước cũng
chết vì không thu được thuế… nói chung là chết hết!!!

5) Một số chỉ tiêu khác

- Cán cân thương mại (còn gọi là cán cân Xuất - Nhập khẩu): Tổng
giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khấu (gọi là Tổng kim ngạch xuất khẩu)
– Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu (Tổng kim ngạch nhập
khẩu). Khi cán cân thương mại (+), ta gọi là nền kinh tế “xuất siêu”;
(-) ta gọi là “Nhập siêu”. Việt nam sau một thời gian dài nhập siêu
(do đang quá trình công nghiệp hóa nên phải nhập khẩu nhiều máy
móc thiết bị, công nghệ, NVL cho sản xuất); trong những năm gần
đây đã chuyển sang “Xuất siêu” (chủ yếu là nhờ khu vực FDI, trong
đó có Samsung…)

- Cán cân thanh toán: Hiệu số giữa Tổng dòng tiền chuyển vào (Xuất
khẩu, kiều hối, vay, vốn FDI…) – Tổng dòng tiên chuyển ra khỏi biên
giới quốc gia (Nhập khẩu, ngươi nước ngoài làm ăn ở Việt Nam
chuyển tiền về nước; trả nợ nước ngoòa; người Việt chuyển tiền ra
nước ngoài….). Khi cán cân này (+) ta gọi là “thặng dư”, còn nếu (-)
ta gọi là “thâm hụt”. Nối chung, nền kinh tế có thặng dư là tốt hơn
thâm hụt.

- Lạm phát: Lạm phát là tình trạng ngân sách của Chính phủ “Thu” ít
hơn “Chi” (ta gọi là thâm hụt ngân sách) dẫn đến việc Chính phủ
phải in và phát hành thêm tiền vào nền kinh tế để bù đắp cho thâm
hụt (Chính phủ cùng có thể đi vay, bán tài sản để bù vào thiếu hụt
chứ không phải chí có in thêm tiền), khi đó ta nói nền kinh tế bị “lạm
phát” (ý muốn nói phát hành tiền nhiều hơn). Đây là nguyên nhân
chính làm cho hàng hóa lên giá (CPI tăng). Khi nền kinh tế sản xuất
ra nhiều hàng hóa không bán được do nhiều lý do khác nhau làm
cho hàng hóa dịch vụ mất giá tràn lan khiến cho CPI giảm (-), ta nói
nền kinh tế rơi vào “giảm phát” (điều này có khi chẳng liên quan gì
đến Thu - Chi ngân sách)
- Lãi suất cơ bản: là lãi suất thấp nhất mà các ngân hàng thương mại
áp dụng cho các khách hàng lớn. Ở Việt Nam lãi suất cơ bản chi áp
dụng cho VNĐ và do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho
các ngân hàng thương mại xác đinh lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ
bản thường được xây dựng dựa trên lãi suất liên ngân hàng, lãi suất
huy động vốn, lãi suất trên thị trường mở…
- Thu nhập quốc gia: Là tổng các khoản thu nhập của các tầng lớp
dân cư, bao gồm người lao động, hộ kinh doanh, các công ty và các
loại thu nhập khác.
- Lợi nhuận doanh nghiệp: Tổng lợi nhuận của các công ty, tập đoàn
trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu cho thấy nền kinh tế đang
sáng sủa (tăng trưởng) hay ảm đạm (suy thoái), nó có tác dụng kích
thích đầu tư, tiêu dùng hay tích trữ trong dân chúng.

Vấn đề 3: Chu kỳ kinh tế & Chu kỳ kinh doanh


1) Chu kỳ kinh tế
- Tất cả nền kinh tế đều trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh xen
kẽ với giai đoạn tăng trưởng chậm, hay còn gọi là suy thoái. Các nhà
kinh tế gọi sự thay đổi ngắn hạn của sản lượng này là các chu kỳ
kinh tế (Business Cycle).
- Chu kỳ kinh tế, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự 04
pha lần lượt là (1) Tăng trưởng; (2) Thịnh vượng; (3) Suy thoái; (4)
Phục hồi.
● Giai đoạn tăng trưởng: Biểu hiện ở việc GDP tăng trưởng

nhanh, tỷ lệ thất nghiệp thấp (toàn dụng nhân công), giá cả thị
trường có xu hướng tăng lên do nhu cầu xã hội tăng.

● Giai đoạn thịnh vương: Nền kinh tế đạt đến điểm cao nhất,

tỷ lệ thất nghiệp thấp, GDP đạt đến cực đại. Lúc này thu nhập người
dân tăng (một phần do thiếu lao động nên giá nhân công tăng), tâm
lý ngươi dân phấn khởi nên tiêu dùng tăng làm cho sức mua tăng.
Các doanh nghiệp bán được hàng hóa giá cao (do giá cả tăng) nên
họ có xu hướng tăng cường đầu tư và gia tăng quy mô sản xuất.

● Giai đoạn suy thoái: Các nhà kinh tế thường nói rằng: chúng

ta đang bước vào một cuộc suy thoái khi GDP giảm liên tiếp trong 2
– 3 quý. Lúc này quy mô nền kinh tế suy giảm do hàng hóa ế ẩm, giá
bán giảm (giảm phát), các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất hoặc phá
sản do thua lỗ. Tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu nhập ngươi dân
giảm xuống, tâm lý lo lắng nên người dân có xu hướng tiết kiệm, làm
cho sức mua giảm. Sản xuất, kinh doanh ế ẩm… Nếu suy thoái kéo
dài (một thập kỷ hoặc lâu hơn), tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức rất
cao và sản xuất bị giảm sút nặng nề, nền kinh tế có thể chìm vào giai
đoạn khủng hoảng.

● Giai đoạn phục hồi: Trải qua quá trình suy thoái, các doanh

nghiệp một số doanh nghiệp yếu kém phá sản, còn lại các doanh
nghiệp có khả năng sẽ tiến hành đổi mới và tái cơ cấu lại hoạt động
kinh doanh theo hướng chuyển sang các ngành, các lĩnh vực có
hiệu quả hơn; họ tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản
xuất nên làm ra các hàng hóa có chi phí tấp hơn, có sức cạnh tranh
cao hơn nhờ đó tạo ra thị trường mới, tạo việc làm mới, làm cho
nền kinh tế vượt qua suy thoái, bắt đầu cho chu kỳ kinh tế mới.
- Khủng hoảng kinh tế thường có tính chu kỳ. Việc khủng hoảng luôn
có tính 02 mặt: Tiêu cực và Tích cực.
- Các bài học từ khủng hoảng: (1) Giai đoạn vượt qua khủng hoảng
là cơ hội để tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng hợp lý, hiệu quả
hơn; (2) Các nền kinh tế mở thường dễ bị tổn thương về khủng
hoảng kinh tế chu kỳ; (3) Sự kỳ vọng (niêm tin) của người dân và
doanh nghiệp có vai trò rất lớn đến tình trạng suy thoái, hay khủng
hoảng vì nó tác động mạnh mẽ tới cung – cầu,, nguyên nhân gây ra
khủng hoảng; (4) Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của
Chính phủ có vai trò rất lớn đến việc phục hồi kinh tế…

2) Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

+ Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều biết rõ về chu kỳ vòng đời
doanh nghiệp (Business Life Cycle) và ngay cả chu kỳ vòng đời của
sản phẩm. Mỗi giai đoạn đều có những đặc tính, cơ hội và thử thách
riêng. Nắm bắt rõ được những đặc tính này, những doanh nghiệp
phát triển thành công sẽ dễ dàng vượt qua được các giai đoạn của
vòng đời doanh nghiệp vài lần.
+ Giai đoạn 1: Hình thành:
- Là giai đoạn ban đầu, khi chủ doanh nghiệp lên kế hoạch xây
dựng một mô hình kinh doanh và bắt đầu bước vào các giai đoạn
đầu tiên của chu kỳ vòng đời doanh nghiệp.
- Trong giai đoạn này, mọi thành công của doanh nghiệp đều bắt
đầu từ ý tưởng. Người chủ doanh nghiệp nhìn thấy một cơ hội kinh
doanh mà những người khác không thấy và bắt đầu bằng cách xây
dựng tầm nhìn, sứ mệnh của mình.
+ Giải đoạn 2: Bắt đầu phát triển
- Trong giai đoạn đầu của vòng đời doanh nghiệp, công việc kinh
doanh bấp bênh, doanh thu thấp và rất ít lợi nhuận.
- Người chủ phải đầu tư cả thời gian và tiền bạc, sẵn sàng ứng phó
với mọi biến động có thể xảy ra.
- Công việc kinh doanh rất rất kém nhưng đầy triển vọng.
- Những yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong đều có những
tác động rất rõ rệt lên sự phát triển của doanh nghiệp trong tương
lai.
- Mục đích của giai đoạn này là tạo một nền tảng vững chắc cho
doanh nghiệp, bán hàng có lợi nhuận và tạo một dòng tiền ổn định.
Nếu doanh nghiệp thiết lập và xây dựng kế hoạch tốt trong giai đoạn
này sẽ có cơ hội phát triển thành công rực rỡ sau này.
+ Giái đoạn 3: Phát triển nhanh
- Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ liên tục gia tăng số lượng
khách hàng thường xuyên. Doanh số bán hàng tăng trưởng đều và
dòng tiền luôn tích cực. Nếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ
có khoảng 10-15 nhân viên làm việc liên tục theo một chu trình vận
hành trơn tru.
- Khi tăng trưởng ở cấp độ phức tạp hơn, cần phải có một kế hoạch
dài hạn đối với trách nhiệm và nhu cầu của doanh nghiệp. Lúc này
doanh nghiệp cần phải tăng cường các chiến dịch quảng cáo cả
trong giai đoạn xây dựng và tăng trưởng. Bên cạnh đó, cũng cần
phải đảm bảo đầu tư đầy đủ các trang thiết bị và nhân sự để sản
xuất và cung cấp dịch vụ hoàn hảo nhằm tạo danh tiếng tốt và mạnh
mẽ. Người chủ doanh nghiệp cần phải cẩn trọng không mở rộng
kinh doanh quá nhanh so với khả năng đáp ứng với thay đổi.
+ Giai đoạn 4: Trưởng thành
- Giai đoạn trưởng thành bắt đầu khi doanh thu đạt đến mức khổng
lồ. Doanh nghiệp đang nắm bắt một lượng khách hàng cực tốt và
dòng tiền ổn định thường xuyên. Thời điểm này cần tập trung nhiều
hơn và lập kế hoạch một cách chi tiết và vững chắc. Trong giai đoạn
tăng trưởng, những quyết định nhanh chóng thường mang lại cơ hội
thành công rất lớn. Nhưng ở giai đoạn này, mọi thay đổi trở nên
chậm chạp, do vậy cần phải lập những bản kế hoạch dài hơi và chi
tiết hơn.
- Trọng tâm tốt nhất trong thời điểm này của vòng đời doanh nghiệp
là đánh giá lại sứ mệnh và tầm nhìn để điều chỉnh lại cho phù hợp
với tình hình kinh doanh thực tế hiện tại.
- Mục tiêu chính của giai đoạn trưởng thành rất đơn giản. Duy trì lợi
nhuận ở mức cao. Bạn đang đứng trên đỉnh vinh quang, giờ đây bạn
phải giám sát công việc kinh doanh của mình để đảm bảo rằng bạn
vẫn luôn duy trì ở đó. Trung tâm của vấn để quản lý chính là quản lý
marketing và tài chính. Hãy luôn ghi nhớ rằng phải nghiên cứu khách
hàng thật sâu để áp dụng các chính sách sao cho khách hàng không
quên bạn và bạn chính là những gì họ cần.
+ Giai đoạn 5: Giai đoạn suy thoái (sau trưởng thành)
- Vấn đề tài chính là vấn đề ưu tiên hàng đầu phải kiểm soát chặt
chẽ. Những con số đó nói lên xu hướng của bạn. Hướng đi xuống, đi
lên hay dao động. Lợi nhuận của bạn đang đi theo con đường nào?
Đây chính là dấu hiệu cho bạn biết bạn đã bắt đầu bước sang giai
đoạn sau trưởng thành hay chưa; và nó cũng giúp bạn tìm ra tại sao,
khi nào và làm thế nào để thay đổi nó.
- Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ vòng đời doanh nghiệp bao gồm 3
khả năng có thể xảy ra:
● Làm mới lại: Những lĩnh vực tăng trưởng mới làm tăng doanh thu
và lợi nhuận
● Trạng thái ổn định: Duy trì trì trạng thái trưởng thành liên tục
● Suy thoái: Lợi nhuận bắt đầu giảm do quản lý kém; thường báo
hiệu bằng dấu hiệu của doanh thu giảm, chi tiêu tăng.

⇨Làm mới lại

- Thông thường nếu doanh nghiệp có chiến thuật marketing thông


minh, sẽ gây một cú sốc mới và tạo thêm chu trình tăng trưởng mới,
mở rộng quy mô của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung
cấp.

⇨Trạng thái ổn định

- Để duy trình một trạng thái ổn định, cần phải tập trung vào chăm
sóc khách hàng hiện tại để biết họ đang cần những gì. Để làm việc
này cần phải thực hiện một cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường
nhằm đạt được kết quả chính xác.
- Sau quá trình nghiên cứu và phát triển, trạng thại ổn định sẽ dừng
lại và cần phải lái con tàu doanh nghiệp sang hướng làm mới lại.
Hãy cẩn trọng, bởi vì không thể duy trình trạng thái ổn định mãi mãi
vì nó sẽ rơi vào suy thoái nếu bạn không định hướng sang quá trình
làm mới lại.

⇨Suy thoái

- Rất khó có thể đảo ngược được suy thoái vì những lý do sau:
● Các tổ chức tài chính đều không mở rộng hầu bao cho bạn vay
tiền vì doanh nghiệp đang khủng hoảng.
● Các nhà cung cấp cũng giới hạn tín dụng và sẽ yêu cầu bạn trả
tiền mặt trước khi cung cấp hàng.
● Sản phẩm có thể bị lỗi nhiều hơn
● Những nhận sự giỏi sẽ bỏ đi để tìm cơ hội tốt hơn, thiếu nguồn
nhân lực cốt yếu, quá trình suy thoái càng đẩy nhanh hơn nữa.

NỘI DUNG 3: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH & TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Vấn đề 1: Đạo đức kinh doanh

Tình huống thực tế: Một buổi sáng, bạn đang rất vội nhưng phải
dừng lại ở một quầy bánh mỳ để mua bánh. Vì đông khách, bạn đã
phải chờ hơn 10 phút để mua 02 cái bánh. Khi bạn nhận bánh mỳ
và đưa 20.000 đồng để trả (giá 10.000đồng/cái), người thu ngân đã
trả lại cho bạn 10.000 đồng. Khi lấy bánh mỳ ra ăn, bạn phát hiện ra
người thu ngân đã thu thiếu tiền của bạn, thay vì thu 20.000 đồng,
họ dã nhầm nên chỉ thu 10.000 đồng.

Bạn sẽ làm gì?

A. Quay lại ngay lập tức để trả lại cho người bán 10.000 đồng

B. Sẽ hoàn trả lại muộn hơn, có thể là ngày mai hoặc khi thuận lợi

C. Giữ lại tiền, không trả.

+ Các bên hữu quan:


- Có rất nhiều chủ thể có quyền lợi liên đới, có ảnh hưởng hoặc bị
ảnh hưởng bởi các quyết định của doanh nghiệp, được gọi chung là
các bên hữu quan.
- Khi doanh nghiệp đưa ra các quyết định khong chỉ quan tâm đến lợi
ích của mình mà còn quan tâm đến đảm bảo lợi ích hài hòa cho các
bên hữu quan một cách chủ động, tự giác. Đó là các hành vì có đạo
đức và có trách nhiệm xã hội.

+ Đạo đức kinh doanh:

o Đạo đức kinh doanh: Là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực
phù hợp với môi trường có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng
dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

o Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng
vào các vấn đề phát sinh trong kinh doanh. Các vấn đề về đạo đức
trong kinh doanh phố biến là:

•Kinh doanh công bằng và trung thực: Trung thực trong nhận thức
và chấp hành nghiêm ngặt các quy định pháp luật nhằm đảm bảo
công bằng cho các bên hữu quan;

•Hài hòa lợi ích cho các bên hữu quan của doanh nghiệp: Quan tâm
đến lợi ích của mình hài hòa với lợi ích của nhân viên, khách hàng,
đối tác...
•Xung đột lợi ích: Không bất chấp thủ đoạn (lừa đảo, hối lộ, mua
chuộc...) để thu lợi bất chính...

•Truyền thông sai lệch: Truyền đạt thông tin chính xác, không sai
lệch, không gây hiểu nhầm ..

+ Các phạm trù đạo đức

o Đạo đức xã hội: Các tiêu chuẩn mà các thành viên của xã hội sử
dụng khi giao dịch với nhau.
- Dựa vào giá trị và tiêu chuẩn tìm thấy trong quy định pháp luật,
chuẩn mực và tập tục của xã hội.
- Hệ thống hóa dưới hình thức pháp luật và phong tục của xã hội.
- Chuẩn mực bắt buộc mọi người nên cư xử ra sao
o Đạo đức nghề nghiệp: Giá trị và tiêu chuẩn được sử dụng bởi
nhóm các nhà quản lý tại nơi làm việc.
- Áp dụng khi quyết định là không rõ ràng về mặt đạo đức.
- Ví dụ: các bác sĩ và luật sư có các hiệp hội chuyên nghiệp mà qua
đó thực thi các quy tắc đạo đức.
o Đạo đức cá nhân: Giá trị của một cá nhân hình thành do gia đình &
quá trình nuôi dạy của họ.
- Nếu hành vi không bất hợp pháp, mọi người sẽ thường bất đồng về
việc nó có là đạo đức hay không.
- Đạo đức của các nhà quản trị hàng đầu sẽ thiết lập tinh thần chung
cho các doanh nghiệp.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh

o Nhân tố cá nhân:
- Kiến thức của cá nhân, mức độ thông tin về một tình huống có thể
giúp họ ra quyết định hành động không vi phạm đạo đức.
- Giá trị cá nhân, giá trị đạo đức của một cá nhân và thái độ liên quan
đến các giá trị có ảnh hưởng đến hành vi kinh doanh có đạo đức.
- Mục tiêu cá nhân, các mục tiêu mà cá nhân theo đuổi cũng như
cách thức để đạt đượ mục tiêu của họ có ảnh hưởng đến hành vi
kinh doanh có đạo đức…
o Nhân tố xã hội:
- Chuẩn mực văn hóa, đó là các tiêu chuẩn mà các thành viên của xã
hội sử dụng khi giao dịch với nhau.
- Đồng nghiệp, những hành động và quyết định của các đồng nghiệp
trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tư tưởng va hành vi kinh
doanh có đạo đức của cá nhân.
- Những người “quan trọng”, chính những người quan trọng (vợ con,
cấp trên, bạn bè thân…) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách suy nghĩ
và hành động có đạo đức của cá nhân.
- Vấn đề sử dụng internet…
o Cơ hội:
- Sự hiện diện của cơ hội, cho thấy cá nhân có được sự chủ động
trong việc quyết định thực hiện hành vi đạo đức hay không
- Các quy tắc đạo đức, là sự tồn tại các quy tắc đạo đức, giá trị văn
hóa của tổ chức nuôi dường hành vi đạo đức.
- Thực thi, thể hiện ở mức độ hữu hiệu trong việc thực thi các chính
sách, quy trình, thủ tục đạo đức sẽ ạo ra cơ hội để thực thi các hành
động đạo đức.

+ Khuyến khích các hành vi đạo đức

o Vai trò của Chính phủ: Khuyên skhichs hành vi đạo đức bằng vệc
ban hành các quy định nghiêm ngặt bảo vệ lợi ích của các thành
viên XH, trừng phạt nặng các hành vi sai trái, phi đạo đức...
o Vai trò của hiệp hội thương mại: Thường xuyên cung cấp các
hướng dẫn đạo đức; tuyên truyền quảng bá các hành vi hợp đạo
đức...
o Vai trò của doanh nghiệp: Xây dựng, ban hành các quy tắc đạo
đức; tạo ra môi trường làm việc trong đó khuyến khích nhân viên
nhận ra tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc đạo đức;
truyền thông, tích cực và gương mẫu của người lãnh đạo; tích cực
đào tạo nhân viên...

Vấn đề 2: Trách nhiệm xã hội

+ Trách nhiệm xã hội là gì?


o Theo Pride et al (2013) là: «sự nhìn nhận những hoạt động của
doanh nghiệp có ảnh hưởng đến xã hội và có thể ảnh hưởng đến
các quyết định của doanh nghiệp đó».
o Theo World Business Council for Sustainable Development
là: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility: CSR) là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc
phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về
bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao
động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát
triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm… theo cách có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
o Nói cách khác, CSR là những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực
hiện đối với xã hội nhằm đạt được tối đa những tác động tích cực và
giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội.

+ Tháp trách nhiệm xã hội

o Nghĩa vụ kinh tế
- Là sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đảm bảo chất lượng, an toàn
cho khách hàng với mức chi phí hợp lý nhằm có lãi để duy trì và
phát triển doanh nghiệp.
- Thỏa mãn được nghĩa vụ kinh tế đối với Nhà nước, các nhà đầu tư,
chủ nợ và các đối tác kinh doanh khác...
- Là góp phần tăng phúc lợi xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
doanh nghiệp.
- Tạo việc làm và trả thù lao xứng đáng cho người lao động.
- Bảo tồn và phát triển giá trị tài sản được chủ sở hữu ủy thác.
o Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy định về pháp lý chính
thức như điều tiết cạnh tranh, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng, đảm bảo công bằng và an toàn trong môi
trường lao động.
- Với các nghĩa vụ pháp lý cần phải hoàn thành, xã hội buộc các
doanh nghiệp và các chủ thể trong doanh nghiệp thực thi các hành vi
được chấp nhận.
- Doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu không thực hiện các
nghĩa vụ pháp lý.
o Nghĩa vụ đạo đức
- Là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh
nghiệp những không được quy định trong hệ thống pháp luật.
- Những hành vi mà doanh nghiệp cho rằng là đúng và cần làm cho
xã hội, các hành vi có chuẩn đạo đức cao hơn những gì được yêu
cầu hoặc bị cấm trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Khi các doanh nghiệp ra quyết định cần tính đến những nguyên tắc
đạo đức căn bản như công bằng, vì lợi ích của số đông, bảo vệ con
người.
o Nghĩa vụ nhân văn
- Được thể hiện trong các hành vi, hành động thể hiện mong muốn
đóng góp và dâng hiến cho cộng đồng, xã hội.
- Những đóng góp thể hiện trên các phương diện: nâng cao chất
lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, phát triển
năng lực nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức của người lao
động.
- Nghĩa vụ nhân văn là nghĩa vụ của lương tâm mà không có bất kỳ
ràng buộc nào của xã hội.

NỘI DUNG 4: KINH DOANH QUỐC TẾ

Vấn đề 1: Cơ sở kinh tế của kinh doanh quốc tế

+ Kinh doanh quốc tế:

o Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các giao dịch có tính chất kinh
doanh giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại các quốc gia
khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế và qua
đó thu được lợi nhuận.
o Bản chất của kinh doanh quốc tế là các giao dịch giữa các chủ thể
kinh tế của các quốc gia khác nhau, sử dụng các đồng ngoại tệ để
thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cá nhân
và các tổ chức trên thế giới qua đó để thu lợi nhuận.
+ Cơ sở của kinh doanh quốc tế

o Lợi thế tuyệt đối: Là lợi thế đạt được khi một quốc gia tập trung
sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà quốc gia đó sản xuất có
chi phí thấp hơn các quốc gia khác.
o Lợi thế tương đối: Là lợi thế khi một quốc gia tiến hành chuyên
môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mình có ưu thế sản
xuất với chi phí tương đối thấp hơn so với một loại hàng hóa khác;
ngược lại, sẽ nhập khẩu những hàng hóa mà nếu mình sản xuất sẽ
có chi phí tương đối cao hơn.
o Ví dụ:
- Để sản xuất 1 USB ở Việt Nam phải bỏ ra chi phí tương đương với
may được 5 bộ quần áo trong khi ở Nhật Bản để sản xuất 1 USB
tương tự chỉ sử dụng chi phí tương đương với may được 4 bộ quần
áo.

Điều này có nghĩa là:

- Việt Nam có lợi thế hơn trong việc may quần áo so với sản xuất
USB vì có chi phí sản xuất tương đối so với USB thấp hơn (1/5 so
với 1/4 của Nhật Bản)
- Nhật Bản có lợi thế hơn trong việc sản xuất USB so với may quần
áo vì có chi phí tương đối so với quần áo là 4/1, thấp hơn so với 5/1
của Việt Nam.

Vì vậy:
- Việt Nam chuyên môn hóa may quần áo để XK sang Nhật và mua
USB của Nhật thay cho tự sản xuất
- Ngược lại, Nhật Bản nên tập trung chuyên môn hóa sản xuất USB
để XK cho VN và mua quần áo của Việt Nam sẽ lợi hơn.
o So sánh lợi thế Tuyệt đối & Tương đối
- Giống nhau: Đề cao vai trò của cá nhân, doanh nghiệp, ủng hộ một
nền thương mại tự do; Các quốc gia đều đạt được lợi ích từ việc
trao đổi; Nhận thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa.
- Khác nhau: Lợi thế tuyệt đối sử dụng yếu tố chi phí sản xuất trong
quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia
trong quá trình tham gia thương mại quốc tế. Trong khi đó lợi thế
tương đối sử dụng yếu tố chi phí cơ hội trong quá trình tạo ra một
sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham
gia thương mại quốc tế.

Vấn đề 2: Các hình thức kinh doanh quốc tế

+ Các hoạt động kinh doanh quốc tế

o Ngoại thương: Bao gồm các hoạt động xuất, nhập khẩu, gia công
quốc tế, xuất khẩu tại chỗ.
o Hợp đồng quốc tế: Hợp đồng cấp giấy phép (License); hợp đồng
đại lý độc quyền; hợp đồng quản lý; hợp đồng tư vấn...
o Đầu tư quốc tế: Đầu tư quốc tế là hình thức quan hệ kinh tế quốc
tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác
nhằm đầu tư sinh lời.
o Trước đây chia đầu tư quốc tế thành (1) Đầu tư trực tiếp (Foreign
Direct Invertment: FDI) và (2) Đầu tư gián tiếp (Foreign Portfolio
Investme: FPI);
o Luật Doanh nghiệp 2014 chia ra: (1) Đầu tư thành lập tổ chức kinh
tế (FDI thuộc cái này); (2) Đầu tư góp vốn, mua cổ phiếu...; (3) Đối
tác công tư (PPP: Public Private Partnershif; (4) Hợp đồng hợp tác
kinh doanh (BCC: Business Cooperation Contract).

+ Rào cản thương mại trong kinh doanh quốc tế

o Hàng rào thuế quan: Thuế suất là một rào cản đối với hoạt động
thương mại.
- Thuế quan là loại thuế đánh vào nhập khẩu hoặc xuất khẩu để tăng
thu ngân sách.
- Đây là cách để bảo vệ việc làm trong nước (Vì khi thuế nhập khẩu
cao sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn => Giảm nhập khẩu,
tăng tiêu dùng hàng hóa trong nước SX).
- Việc tăng thuế nhập khẩu do đó sẽ làm các quốc gia xuất khẩu bị
thiệt thòi, các quốc gia đó cũng thường sẽ trả đũa bằng việc áp thuế
lên hàng hóa nhập khẩu từ các nước áp thuế đối với hàng hóa của
họ.
- Một rào cản thuế quan khác thường được sử dụng là biện pháp
bảo vệ thương mại tạm thời bao gồm biện pháp tự vệ, chống bán
phá giá, trợ cấp và đối kháng.
o Hàng rào phi thuế quan: Là những biện pháp phi thuế do chính
phủ một số quốc gia đặt ra để bảo vệ doanh nghiệp trong nước,
thường bao gồm:
- Cấm nhập khẩu: Thường chỉ được sử dụng vì mục tiêu bảo vệ đạo
đức công cộng, sức khoẻ con người, tài nguyên thiên nhiên, an ninh
quốc phòng...
- Hạn ngạch nhập khẩu. Các nước thường đặt ra mức nhập khẩu
cho một số loại hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Xu hướng
chung là xóa bỏ.
- Sử dụng giấy phép. Theo chế độ này, hàng hóa muốn thâm nhập
vào lãnh thổ của một nước phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ
quan chức năng.
o Rào cản về địa lý & Văn hóa : Đây cũng là những dạng rào cản phi
thuế quan đối với hoạt động thương mại quốc tế.
- Khoảng cách địa lý gây ra khó khăn để tiếp cận các thị trường xa.
- Truyền thông có thể là khó khăn.
- Ngôn ngữ và văn hoá là khác nhau.

BÀI TẬP CỦNG CỐ


BÀI 1: Một gia đình làm nông nghiệp sử dụng 2ha đất và 720 triệu
tiền vốn, mỗi năm làm ra 12 tấn lúa, 20 tấn khoai lang, và 10 con
lợn. Gia đình có 5 người, trong đó trực tiếp làm nông nghiệp là 4
người, 01 chuyên nuôi heo. Thu nhập hàng năm của gia đình là 360
triệu (thu nhập = giá bán – giá vốn hàng bán); trong đó thu nhập từ
nuôi heo là 40 triệu.

Yêu cầu:

1) Tính năng suất lao động chung và năng suất lao động cá biệt
cho gia đình này?
2) Tính năng suất của các yếu tố sản xuất?
3) Năng suất lao động trong nông nghiệp hiện còn thấp, anh/chị
cần phải làm gì để tăng Wlđ trong nông nghiệp Việt Nam?

GỢI Ý:

a) Năng suất lao động: tính bằng giá trị (thu nhập/lao động chung
cho 5 lao động, cho trồng trọt/cho chăn nuôi) và bằng hiện vật (sản
lượng lúa/khoai/heo/cho lao động trồng trọt,cho chăn nuôi)
b) Tính năng suất sản xuất cho diện tích đất (thu nhập, sản lượng
lúa, khoai, heo/ha; thu nhập, sản lượng lúa, khoai, heo/vốn sản
xuất);
c)Để tăng trưởng năng suất trong nông nghiệp cần:
(1) Tăng cường cải cách thể chế, giúp người nông dân và doanh
nghiệp kinh doanh nông nghiệp tiết kiệm các chi phí hành chính,
tăng khả năng lựa chọn quyết định tối ưu cho nền kinh tế;

(2) Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng dịch chuyển lao động từ các
ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất lao động cao
hơn, cụ thể chuyển lao động tròng trọt sang chăn nuôi, dịch vụ, thủy
sản; trong ngành trồng trọt chuyển sang sản xuất sạch, sản xuất hữu
cơ trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học… Trong ngành chăn
nuôi, chuyển sang nuôi quy mô tranh trại, sử dụng giống mới, kiểm
soát quy trình nuôi sạch, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị…

(3) Năng cao năng lực khoa học, công nghệ và sáng tạo đổi mới
trong nông nghiệp trong đó tập trung cho các khâu giống (cây trồng,
vật nuôi); khâu nuôi trồng ứng dụng công nghệ kiểm soát chất lượng
thông minh; tăng cường khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch
nhằm chống thất thoát; đổi mới phương thức tổ chức phân phối, tiêu
thụ…

(4) Tăng cường đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp trong
đó hướng đến dạy nghề cho thanh niên, có chính sách khuyến khích
trí thức về nông thôn làm việc; đào tạo lại cho lao động nông
nghiệp…
BÀI 2:

1) Chu kỳ kinh tế là gì? Hiện nay kinh tế Việt Nam đang nằm
trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế? Vì sao?
2) Chu kỳ kinh doanh là gì? Nó giống và khác gì với chu kỳ kinh
tế? Chu kỳ kinh doanh có giống nhau với tất cả các doanh nghiệp
hay không? Vì sao?

GỢI Ý:

Câu 1:

a) Các nhà kinh tế gọi sự thay đổi ngắn hạn của GDP thực tế theo
trình tự 04 pha lần lượt là (1) Tăng trưởng; (2) Thịnh vượng; (3) Suy
thoái; (4) Phục hồi là các chu kỳ kinh tế (Business Cycle).
b) Kinh tế Việt Nam
o Tăng trưởng GDP quý I năm nay ước đạt 3,82% so với cùng kỳ
năm trước – là mức tăng thấp nhất kể từ 2011 trở lại đây.
o GDP quý II/2020, ước tính tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước,
là mức tăng thấp nhất của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2020.
o GDP quý III/2020, ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước,
cũng là mức tăng thấp nhất quý III từ năm 2011.
o GDP quý IV/2020 của Việt Nam tăng 4,48% so với cùng kỳ năm
trước, mức tăng thấp nhất quý IV kể từ năm 2011. Nhưng thuộc Top
cao nhất thế giới.
⇨Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm nhưng không rơi vào suy

thoái.

Câu 2:

a) Chu kỳ kinh doanh: Chu kỳ kinh doanh hay còn gọi là chu kỳ
vòng đời doanh nghiệp (Business Life Cycle) đó là các giai đoạn trải
qua có tính chu trình trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp
trong đó mỗi giai đoạn đều có những đặc tính, cơ hội và thử thách
riêng.
b) Nó giống chu kỳ kinh tế đó là đều diễn ra theo quy trình chung
là (Phát triển – Chín muồi – Suy giảm - …); tuy nhiên khác nhau đó
là phạm vi (vi mô so với vĩ mô) và nội hàm (nội hàm của các giai
đoạn khác nhau).
c)Giữa các doanh nghiệp, chu kỳ kinh doanh không hoàn toàn giống
nhau, đặc biệt là chu kỳ cuối (không phải doanh nghiệp nào cũng
suy thoái…!)

TRONG TÌNH HUỐNG TRÊN:


1) Những người chọn phương án A. Quay lại ngay lập tức để trả
lại cho người bán 10.000 đồng. Đây có vẻ là hành động đạo đức, vì
01 đồng không phải của mình cũng không được lấy, phải trả lại ngay
“đói cho sạch, rách cho thơm”... Tuy nhiên thực tế cũng có người sẽ
phê phán hành động này: “cứ nhầm lẫn rồi được trả lại ngay thì nó
cứ nhầm lẫn mãi, cứ mất mãi, may hôm nay là 10K chứ mai sau lỡ
đó là mạng sống, là đất nước thì sao? Không được trả lại ngay, phải
cho nó bài học...!”. Có vẽ họ nói cũng đúng? Vậy trả lại ngay chưa
chắc đã là hành vi có đạo đức vì vô hình dung cổ xúi cho cái sai...!!!
2) Những người chọn phương án B. Sẽ hoàn trả lại muộn hơn, có
thể là ngày mai hoặc khi thuận lợi: Đây có vẻ là hành động hợp lý
nhất vì ta còn bận chứ hơi đâu mà quay lại trả ngay, ta cũng không
phải người tham nhưng cũng không phải là người dễ dãi, khi nào có
dịp thuận lợi thì trả. Những cũng có người bình luận rằng, nếu hôm
nay bạn không trả, có thể ông chủ sẽ đuổi việc người nhân viên vì
đây là lần cuối cùng ông chủ chấp nhận cho nhân viên việc nhầm lẫn
đó. Vì buồn chán, nhân viên đó đã đi lên cầu Thuận Phước và nhảy
cầu rồi...!!!
Vậy việc chậm trả cũng có thể có nguy cơ là hạnh động vô đạo
đức...!!!
3) Những người chọn phương án C. Giữ lại tiền, không trả: Có vẻ
không đạo đức – Nhưng cũng có người cho rằng: mấy lần trước
mình bị nhầm lẫn tiền nhưng có ai trả lại cho mình đâu, hôm nay việc
gì mình trả lại? Chằng qua là mình lấy lại tiền của mình thôi?
Vậy không trả lại cũng có thể được lý giải là hành động có đạo
đức...!!!
Có vẻ phức tạp quá!!!
Vì vậy Đạo đức kinh doanh là gì?
ĐẠO ĐỨC NÓI CHUNG LÀ NHỮNG QUY TẮC, CHUẨN MỰC
ĐƯỢC SỐ ĐÔNG TRONG XÃ HỘI THỪA NHẬN VÀ NGƯỜI TA
THƯỜNG DỰA VÀO ĐÓ ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐÚNG – SAI; HAY – DỞ...
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHÍNH LÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY
TẮC, CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC VÀO LĨNH VỰC KINH DOANH.
Bài kiểm tra hết Chương 1 – Thời gian 60 phút

Câu 1:

1) Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội giống và khác nhau
như thế nào?
2) Tại sao các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề đạo đức và
trách nhiệm xã hội?
3) Thực trạng (cho ví dụ thực tế về trường hợp doanh nghiệp làm
tốt và không tốt) và giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam ngày
càng quan tâm hơn đến TNXH?

Câu 2:

1) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc vào hoạt động nào trong
kinh doanh quốc tế? Doanh nghiệp thế nào được gọi là doanh
nghiệp FDI?
2) Hãy cho biết những lợi ích mà FDI mang lại cho nền kinh tế là
gì?
3) Đánh giá tình hình thu hút FDI của địa phương các anh/chị sinh
sống và đề xuất các giải pháp được cho là quan trọng nhất để thúc
đẩy thu hút FDI ở địa phương trong tương lai?

Chú ý:
1) Nếu chép lý thuyết từ tài liệu ra GV sẽ không đọc, câu trả lời phải
gắn với đều kiện cụ thể của tình huống này.
2) Nhiều bài giống nhau nội dung sẽ lấy điểm của bài cao nhất sau
đó sẽ chia bình quân cho tất cả các bài đó.

BÀI 2: TẠO LẬP VÀ SỞ HỮU DOANH NGHIỆP


MỘI DUNG 1: DOANH NGHIỆP
Vấn đề 1: Khái niệm & Đặc điểm của doanh nghiệp
o Khái niệm doanh nghiệp

● Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao

dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2014

● Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc

đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt
Nam.
o Đặc điểm của doanh nghiệp:
o Phải là 01 tổ chức có tên riêng – Khác với hộ kinh doanh cá thể,
doanh nghiệp phải có tên riêng và được đăng ký và được pháp luật
bảo hộ.
o Có tài sản riêng: Đây cùng là nội dung bắt buộc khi đăng ký thành
lập doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, từng loại
hình và ngành nghề kinh doanh mà có quy đinh mức vốn đầu tư tối
thiểu (vốn pháp định) là bao nhiêu – tài sản này phải > Vốn tối thiểu.
o Có trụ sở giao dịch: Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, đây là
yêu cầu bắt buộc.
o Được thành lập theo quy định của pháp luật sở tại: Doanh nghiệp
Việt Nam thì phải thành lập theo pháp luật Việt Nam. Mọi doanh
nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam thi đều gọi là doanh
nghiệp Việt Nam: Toyta Việt Nam; BigC Việt Nam; Coca – Cola Việt
Nam… đều là doanh nghiệp Việt Nam mặc dù 100% vốn là của
nước ngoài…
o Mục đích kinh doanh kiếm lời: Đã là doanh nghiệp thì về cơ bản là
phải thực hiện mục đích kinh doanh để kiếm lời. Tuy nhiên, ngoài
việc kiếm lời, các doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu khác nữa.
o Mục đích của doanh nghiệp
o Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng
đầu của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
o Mục đích xã hội: cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu
xã hội. Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp
hoạt động công ích.
o Ngoài ra, doanh nghiệp còn có mục đích thoả mãn các nhu cầu cụ
thể và đa dạng của mọi người tham gia hoạt động trong doanh
nghiệp.

Vấn đề 2: Phân loại doanh nghiệp


A. Phân loại theo hình thức sở hữu: (1) Doanh nghiệp nhà nước;
(2) Doanh nghiệp FDI; (3) Doanh nghiệp ngoài Nhà nước
1) Doanh nghiệp Nhà nước
o Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là tổ
chức kinh tế do Nhà nước sở hữu có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Doanh
nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy
định tại Điều 88 của Luật này.

1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này.

2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước,
công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công
ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản
1 Điều này bao gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ
phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần
có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ
của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ -
công ty con;

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ
phần là công ty độc lập trong đó Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

o Đặc điểm của DNNN:


- Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước (Nhà nước sở hữu 100% vốn
điều lệ).
- Nhà nước có quyền quyết định (vốn nhà nước chiếm trên 50% nên
mọi quyết định trong DN phải theo ý chí của Nhà nước)
- Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn (Nghĩa là có
quyền và nghĩa vụ dân sự trong phạm vị vốn do doanh nghiệp quản
lý).
- Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân (tức là khi đứng
trước pháp luật, doanh nghiệp là 01 chủ thể độc lập, có các quyền
và nghĩa vụ như 01 cá nhân).
- Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới hình thức TNHH MTV
(Công ty mẹ - Công ty con & Công ty độc lập), Cônbg ty TNHH có
trên 2 thành viên, Công ty cổ phần và hoạt động theo luật doanh
nghiệp.
- Do nhà nước trực tiếp quản lý điều hành để thực hiện nhiệm vụ
định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược
theo định hướng XHCN.
o Ưu nhược - điểm của DNNN
+ Ưu điểm của DN Nhà nước
- Chống độc quyền tự nhiên: Khi quy mô sản xuất tăng lên, các DN
sẽ có hiệu quả hơn và tiến đến độc quyền
- Khắc phục thất bại của thị trường vốn: Một sô số lĩnh vực có rủi ro
cao, vốn lớn nên tư nhân không muốn đầu tư.
- Ngoại ứng: Tư nhân không muốn đầu tư vào các ngành có lợi ích
cho xã hội nhưng lợi nhuận thấp
- Trách nhiệm xã hội: Khu vực tư nhân không chịu vươn tới các khu
vực nghèo đói, vùng sâu, vùng xa; ANQP...

+ Nhược điểm của DNNN

- Kém hiệu quả so với các loại hình DN khác do thiếu động lực;
- Chiếm dụng nhiều nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của các thành phần kinh tế khác;

- Dựa vào ưu thế độc quyền để cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác…

o Các lĩnh vực DNNN hoạt động: Để hạn chế những nhược điểm rất
lớn của DNNN, ở Việt Nam hiện nay chủ trương chỉ để lại các DNNN
trong các lĩnh vực hoạt động sau:
- Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu bảo đảm an sinh
xã hội (bưu chính công công ích; cơ sở hạ tầng đường sắt, cảng
biển, cảng hàng không...);
- Các lĩnh vực trực tiếp phục vụ an ninh quốc phòng theo quy định
của Chính phủ;
- Các lĩnh vực tồn tại độc quyền tự nhiên (truyền tải điện, in đúc tiền,
xổ số, mua bán nợ...);
- Các ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi mức đầu tư
lớn nhưng có tác dụng trong việc tạo động lực thúc đẩy phát triển
nhanh các ngành, các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế.
o Cơ quan có thẩm quyền thành lập DNNN
- DNNN được quyết định thành lập bởi cơ quan đại diện sở hữu
Nhà nước trên cơ sở xem xét Hồ sơ thành lập DNNN (bao gồm Tờ
trình và Đề án thành lập DNNN). Cơ quan đại diện sở hữu Nhà nước
được quy định cụ thể:
o Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ra quyết định trong trường hợp thành lập mới DNNN
trực thuộc theo phân cấp quản lý;
o Hội đồng thành viên của các Tổng công ty, các tập đoàn của Nhà
nước (công ty mẹ) sẽ ra quyết định thành lập các DNNN trực thuộc
(công ty con) phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển đã được cơ quan quản lý nhà nước thông qua.
o Trình tự và thủ tục thành lập mới doanh nghiệp Nhà nước: Để các
cấp thẩm quyền (đã giới thiệu ở trên) ra quyết định thành lập DNNN,
trước đó phải thực hiện 2 nội dung đó là:
(1) Xin phép đầu tư vốn Nhà nước để thành lập DNNN;
(2) Phê duyệt dự án đầu tư vốn để thành lập DNNN) với thủ tục
cụ thể như sau:
- Trình tự, thủ tục đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập
DNNN
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập hồ sơ đề nghị đầu tư vốn nhà
nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước gửi cơ quan tài chính
cùng cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập
DNNN.
Hồ sơ bao gồm:
o Bản sao Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước của cấp có
thẩm quyền kèm theo Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước.
o Bản sao các tài liệu giải trình về nguồn vốn để đầu tư thành lập
doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
(nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát
triển doanh nghiệp, nguồn vốn nhà nước khác).

b) Cơ quan tài chính cùng cấp (Cấp TW là Bộ tài chính; Cấp tỉnh là
Sở tài chính):

o Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tài
chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đảm bảo theo quy
định để thực hiện các thủ tục đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp
nhà nước theo quy định.
o Trường hợp hồ sơ đề nghị đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp
nhà nước chưa đảm bảo nội dung theo quy định thì cơ quan tài
chính phải có văn bản (nêu rõ lý do) trả lời cơ quan đại diện chủ sở
hữu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trình tự, thủ tục đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước
a) Đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập mới không
có dự án đầu tư xây dựng công trình hình thành tài sản cố định, căn
cứ mức vốn điều lệ ghi trong Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà
nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào kế hoạch
nguồn vốn đầu tư đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà
nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo hoặc nguồn
vốn đầu tư từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan tài chính thực hiện
cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước.
b) Đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập mới trên
cơ sở bàn giao tài sản từ dự án đầu tư xây dựng công trình đã hoàn
thành, căn cứ Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước và quyết
toán công trình xây dựng hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư hoặc cơ quan đại diện chủ sở
hữu tiến hành bàn giao tài sản, xác định nguồn và mức vốn nhà
nước đã đầu tư của dự án công trình bàn giao cho doanh nghiệp
nhà nước để hoàn thành thủ tục cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp
nhà nước.

c) Đối với doanh nghiệp nhà nước thành lập mới để thực hiện các
dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm hình thành tài sản cố định
của doanh nghiệp nhà nước, việc cấp vốn nhà nước để thanh toán
trong quá trình thực hiện và quyết toán vốn nhà nước đầu tư khi dự
án hoàn thành, doanh nghiệp nhà nước tuân thủ trình tự, thủ tục cấp
vốn theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý, sử dụng đối
với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

o Tổ chức, sắp xếp lại DNNN


- Để phát huy vai trò, nhiệm vụ của DNNN, Chính phủ đẩy mạnh cổ
phần hóa, thường xuyên điều chỉnh sắp xếp lại DNNN cho phù hợp
với yêu cầu thực tiễn;
- Mục đích của CPH là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
DN, giảm áp lực vốn của Nhà nước. Việc đẩy mạnh CPH thời gian
qua đã được các cấp chính quyền ở Việt Nam quyết liệt thực hiện;
- Chính phủ cũng thường xuyên thực hiện «Công ty hóa DNNN»
thông qua việc chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH hoặc CTCP
nhằm mục đích xác định trách nhiệm rõ ràng, tạo động lực phát triển;

2) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct


Investment: FDI)
o Doanh nghiệp FDI là gì?
- Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà
đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh.
- Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định riêng về hình thức
«Doanh nghiệp nước ngoài», chỉ có khái niệm “nhà đầu tư nước
ngoài” tại khoản 20, điều 4: «là tổ chức, cá nhân được hiểu là nhà
đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư». Theo khoản 14
điều 3 của Luật Đầu tư 2014, thì: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước
ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Còn theo Điều 3, mục 22 của Luật Đầu tư 2020, chỉ có khái
niệm “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh
tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
- Luật đầu tư 2014 cũng không còn quy định về thuật ngữ “doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Thay vào đó, khoản 18 điều 3 quy
định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có
nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
- Như vậy có thể hiểu “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” là
doanh nghiệp có “nhà đầu tư nước ngoài” là thành viên sáng lập
hoặc cổ đông, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là
bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
bao gồm:

a.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (thường gọi là doanh nghiệp
FDI)

b.Doanh nghiệp có “Nhà đầu tư” là cá nhân có quốc tịch nước ngoài,
tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành
lập, mua vốn góp).

o Khi nào doanh nghiệp FDI phải cấp chứng nhận đăng ký đầu tư
- Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sau đây phải đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh
nghiệp: “Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục
đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành
lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của
tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC (Business Cooperation
Contract) thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên
hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ
chức kinh tế là công ty hợp danh;

- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm (a) khoản này nắm giữ từ
51% vốn điều lệ trở lên;

- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm (a)
khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên”.

o Ưu, nhược điểm của doanh nghiệp FDI

Ưu điểm:

■ Vốn đầu tư dài hạn ít biến động.

■ Chủ đầu tư được quyền quyết định đối với công ty do mức vốn

đầu tư 100%

■ Sử dụng công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến nên tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp trong nước học tập.

■ Giúp tạo ra các sản phẩm dịch vụ dể thay thế nhập khẩu hoặc

xuất khẩu; các sản phẩm mà trong nước khó tự làm được.

Nhược điểm:
■ Quản lý và sử dụng nhân công phãi có hệ thống phù hợp, dể

phát sinh bất đồng.

■ Các nhà đầu tư lợi dụng chính sách để chuyển giá.

■ Không/khó khăn trong việc hợp tác với các doanh nghiệp trong

nước…

■ Dòng thu nhập bị chuyển ra nước ngoài

3) Doanh nghiệp ngoài nhà nước


o Khái niệm
- Doanh nghiệp ngoài nhà nước là doanh nghiệp được thành lập và
hoạt động theo pháp luật của Việt Nam nhưng không thuộc Doanh
nghiệp nhà nước cũng như Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI).
- Theo Luật Doanh nghiệp 2014, các doanh nghiệp thuộc khu vực
ngoài nhà nước rất phong phú về loại hình, có thể là Doanh nghiệp
tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH và Công ty cổ phần.
o Đặc điểm
- Là loại hình doanh nghiệp mà vốn đầu tư thuộc sở hữu tư nhân;
- Đa dạng về hình thức tổ chức hoạt động;
- Năng động và hiệu quả do gắn chặt lợi ích của người đầu tư với
doanh nghiệp...

B. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động:


Các doanh nghiệp được chia ra 4 loại như sau: (1) Doanh nghiệp
công nghiệp; (2) Doanh nghiệp nông nghiệp; (3) Doanh nghiệp
thương mại; (4) Doanh nghiệp dịch vụ. Cụ thể:
1) Doanh nghiệp công nghiệp
- Là những là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những
thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành
thành phẩm.
- Công nghiệp là hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là
phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa; chuyển đổi nguyên liệu thành
thành phẩm. Đây là một hoạt động để thực hiện chế tác theo mẫu
với quy mô lớn.
- Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công
nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử v.v...
2) Doanh nghiệp nông nghiệp
- Doanh nghiệp nông nghiệp là doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất
vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn
nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao
động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu
cho công nghiệp.
- Nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; lâm
nghiệp, thủy sản.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện tự nhiên nên có tính rủi ro cao.
3) Doanh nghiệp thương mại
- Thương mại lất cả những hoạt động mà bắt đầu từ nhà kho của
nhà sản xuất đến người mua. Khoản 1,Điều 3 của Luật thương mại
chỉ rõ: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“. 02 lĩnh
vực chủ yếu của hoạt động thương mại là: Thương mại hàng hóa
(gọi là Thương mại) và Thương mại dịch vụ (gọi là Dịch vụ).
- Doanh nghiệp thương mại là những doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong
khâu phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng tức là thực hiện
những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời.
- Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn bán
sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất
nhập khẩu.
4) Doanh nghiệp dịch vụ
- Doanh nghiệp dịch vụ là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
cung ứng dịch vụ cho khách hàng nhằm mục đích sinh lời;
- Doanh nghiệp dịch vụ hoạt động trong các lĩnh vực tiêu biểu sau:
ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du
lịch, khách sạn, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe...
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ càng được
phát triển đa dạng, những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã
không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và doanh thu
mà còn ở tính đa dạng và phong phú.
C. Phân loại theo quy mô doanh nghiệp: (1) Doanh nghiệp
lớn; (2) Doanh nghiệp vừa; (3) Doanh nghiệp nhỏ; (4) Doanh nghiệp
siêu nhỏ. Theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính
phủ (thay thế cho các văn bản pháp luật trước đây), quy định phân
loại doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ
căn cứ trên số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và
doanh thu hoặc nguồn vốn (trong đó ưu tiên doanh thu). Cụ thể:

DN SIÊU NHỎ DN NHỎ DN VỪA


LĨNH
Lao Nếu Nếu Lao Nếu Nếu Lao Nếu Nếu
VỰC
sử sử sử sử sử sử
độn động động
dụng dụng dụng dụng dụn dụng
g
tiêu tiêu tiêu tiêu g tiêu
chí chí chí chí tiêu chí
chí
Nguồ Nguồ Nguồ
Doan Doan Doa
n n n
h thu h thu nh
vốn vốn vốn
thu

Nông =<1 =<3 =<3 >10 >3 >3 >100 >50 >20
lâm 0
=<10 =< =< =<20 =<2 =<10
thủy
0 50 20 0 00 0
sản

Công =<1 =<3 =<3 >10 >3 >3 >100 >50 >20
nghi 0
=<10 =<50 =<20 =<20 =<2 =<10
ệp,
0 0 00 0
xây
dựng

Thư =<1 =<10 =<3 >10 >3 >3 >50 >10 >50
ơng 0 0 =<
=<50 =<10 =<50 =<10 =<10
mại, 300
0 0 0
dịch
vụ

Các doanh nghiệp không nằm trong các doanh nghiệp kể trên là
doanh nghiệp lớn. Nó cũng được chia theo ngành nghề kinh doanh,
quy mô lao động tham gia đóng bảo hiểm BQ hằng năm, quy mô
doanh số hoặc quy mô nguồn vốn. Cụ thể:

- Đối với ngành nông, lâm, thủy sản: Doanh nghiệp lớn có số lao
động > 200; doanh thu hằng năm > 200 tỷ VND; Nguồn vốn > 100 tỷ;
- Đối với ngành công nghiệp, xây dựng: Doanh nghiệp lớn có số lao
động > 200; doanh thu hằng năm > 500 tỷ VND; Nguồn vốn > 100 tỷ;
- Đối với ngành thương mại, dịch vụ: Doanh nghiệp lớn có số lao
động > 100; doanh thu hằng năm > 300 tỷ VND; Nguồn vốn > 100 tỷ;

D.Phân theo loại hình sở hữu

1) Doanh nghiệp tư nhân:

+ Khái niệm doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và


tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
của doanh nghiệp.

- Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân.
Và Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư
nhân.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp.

+ Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân


- Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người
chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định bất cứ vấn
đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

- Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự
tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu
sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp
khác, các loại hình có quy mô lớn hơn.

+ Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên khó khăn
trong giao dịch kinh doanh (vì chỉ có chủ doanh nghiệp mới có thể
thực hiện giao dịch – Chủ doanh nghiệp đi vắng, chế... là DN không
hoạt động được)

- Mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư
nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
và của chủ doanh nghiệp.

- Nếu thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ
doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh
và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.

2) Doanh nghiệp hùn vốn – Công ty

+ Khái niệm doanh nghiệp hùn vốn (Công ty)


- Doanh nghiệp hùn vốn (còn gọi là công ty) là một tổ chức kinh tế
mà vốn được đầu tư do các thành viên tham gia góp vào và được
gọi là công ty. Họ cùng chia lời và cùng chịu lỗ tương ứng với phần
vốn đóng góp.

- Theo Pride, Hughes & Kapoor (2013) thì: “Công ty là sự liên kết
của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện
pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay
khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu
chung”.

- Theo Luật Doanh nghiệp 2014, tại Việt Nam có các loại hình công
ty sau đây: (1) Công ty hợp danh; (2) Công ty trách nhiệm hữu hạn
(1 thành viên và từ 02 thành viên trở lên); (3) Công ty cổ phần.

2.1. Công ty hợp danh (Chú ý: “hợp danh” – tức là các danh hợp
với nhau chứ không phải “hợp doanh” – tức là kết hợp với nhau để
kinh doanh)

+ Khái niệm: Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân (đối tác
là các cá nhân), trong đó có ít nhất 02 thành viên hợp danh (đều là
cá nhân) cùng hoạt động kinh doanh dưới cùng một pháp nhân
chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản
của mình về các khoản nợ của công ty.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai loại công ty hợp danh
là: Công ty hợp danh có tất cả thành viên đều là thành viên hợp
danh và Công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn.

+ Đặc điểm của công ty hợp danh

- Thứ nhất: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của
công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là
thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thêm
thành viên góp vốn (chỉ góp vốn, chia lời chứ không đứng ra trực
tiếp kinh doanh);
- Thứ hai: Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ tài chính của công ty
(trách nhiệm vô hạn);
- Thứ ba: Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về toàn bộ các
khoản nợ của công ty (trách nhiệm vô hạn);
- Thứ tư: Công ty hợp danh không được quyền phát hành bất kỳ loại
chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) nào.
- Thứ năm: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Ưu điểm của công ty hợp danh

- Kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người.


- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, do đó tạo được
niền tin cho đối tác.

- Trong trường hợp công ty phá sản, chủ nợ có thể yêu cầu bất cứ
thành viên nào thanh toán khoản nợ.

- Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng
các thành viên ít và là những người có uy tín, tin tưởng lẫn nhau.

- Trách nhiệm vô hạn và liên đới của các thành viên hợp danh giúp
công ty dễ dàng vay vốn ngân hàng trong kinh doanh.

- Chia sẻ rủi ro (vì có ít nhất là 02 người chia sẻ với nhau nên đỡ rủi
ro hơn doanh nghiệp tư nhân).

+ Nhược điểm của CT hợp danh

- Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của
các thành viên hợp danh là rất cao.

- Phức tạp trong cơ cấu quản lý, vì thành viên trong công ty hợp
danh bao gồm nhiều loại có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ khác
nhau.

- Chậm chạp trong việc ra quyết định vì phải có được sự đồng thuận
của nhiều bên.

- Hay phát sinh các mâu thuẫn giữa các đối tác.

- Khó khăn trong việc chuyển đổi quyền đối tác.


- Không được phát hành các loại chứng khoán, do đó việc huy động
vốn cũng hạn chế hơn

Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp
2014 nhưng trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.

2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên

+ Khái niệm

- Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên là doanh nghiệp do


một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ
sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty.

- Tùy thuộc quy mô, ngành, nghề kinh doanh cơ cấu tổ chức quản lý
của Công ty TNHH MTV bao gồm: Hội đồng quản trị và giám đốc
(Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám
đốc), trong đó Chủ tịch là chủ sở hữu công ty và là người đại diện
theo pháp luật của công ty, có toàn quyền quyết định việc quản lý và
điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

- Công ty TNHH MTV không thành lập hội đồng thành viên.

+ Đặc điểm CT TNHH 01 thành viên

- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn.


- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân
kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền
phát hành cổ phiếu.

- Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn
bộ số vốn đã góp vào công ty.

- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công
ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
đến hạn phải trả.

- Có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của
công ty cho tổ chức, cá nhân khác.

2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn trên 02 thanh viên

+ Đặc điểm của công ty TNHH > 02 TV

- Công ty TNHH có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó
thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào
doanh nghiệp.
- Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành
viên tối thiểu là 02 và tối đa không vượt quá 50.
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động
vốn.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có
Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công
ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban
kiểm soát.

+ Ưu điểm của CT TNHH

- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách
nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào
công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành
viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều
hành công ty không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà
đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn
chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
+ Nhược điểm của CT TNHH
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối
tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của
pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do
không có quyền phát hành cổ phiếu.
- Các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty dưới danh
nghĩa công ty đều có sự ràng buộc với các thành viên khác.
- Chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay không muốn tiếp tục là công
ty có thể bị giải thể.
- Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với DNTN về những điểm
như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn
phải những thành viên bất tài và không trung thực.
2.4.Công ty cổ phần
+ Khái niệm công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh
nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ
đông.
- Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ
thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.
- Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ
phiếu.
- Lợi nhuận hàng năm được chia cho cổ đông theo số lượng cổ
phiếu nắm giữ gọi là cổ tức.
- Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu.

+ Đặc điểm công ty cổ phần


- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
nhà đầu tư góp vốn bằng hình thức mua cổ phần;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong phạm vi số
vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu
quyết;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là
03 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng.
- Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị
và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười
một cổ đông phải có Ban kiểm soát.

+ Ưu điểm của công ty cổ phần

- Chế độ trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi do của các cổ đông
không cao;
- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện
nhiều người cùng góp vốn;
- Khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu
ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
- Công ty cổ phần được hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực,
ngành nghề;
- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ
dàng, rất thuận lợi cho người góp vốn khi cần đầu tư hoặc rút vốn.
- Công ty có thể thuê giám đốc, các chuyên gia giỏi để quản lý công
ty tốt hơn.
- Tính minh bạch cao giúp giảm thiểu rủi ro.
- Thường ổn định lâu dài hơn công ty tư nhân và công ty hợp danh.

+ Nhược điểm của công ty cổ phần

- Hình thành các công ty cổ phần là rất dài, rất phức tạp và công
việc rất kỹ thuật.
- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số
lượng các cổ đông lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau có
thể có sự phân hóa thành các nhóm đối kháng;
- Quyền lực tập trung bởi vì có rất ít người nắm giữ phần lớn cổ
phần của công ty.
- Khó giữ bí mật trong kinh doanh các công ty cổ phần do yêu cầu
minh bạch thông tin.
- Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức các vấn đề dài
hạn, số đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm;
- Ra quyết định thường bị trì hoãn
- Các công ty phải trả thuế hai lần cho Chính phủ.
- Thiếu động lực do tư duy làm thuê, tư duy nhiệm kỳ...

3) Hợp tác xã

+ Khái niệm

- Hợp tác xã là loại hình kinh tế tập thể do các cá nhân, các tổ chức
(sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện
góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức
mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau
thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
- Theo Luật Hợp tác xã năm 2012 thì: «Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên
tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân
chủ trong quản lý hợp tác xã».

+ Đặc điểm của hợp tác xã

Đặc điểm quan trọng nhất của hợp tác xã là nó vừa là tổ chức kinh
tế vừa là tổ chức xã hội.

- Là một tổ chức kinh tế: Hợp tác xã là một doanh nghiệp được
thành lập nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo
đảm lợi ích của người lao động của tập thể và của xã hội.
- Là một tổ chức xã hội: Hợp tác xã là nơi người lao động nương
tựa và gíup đỡ lẫn nhau trong sản suất cũng như trong đời sống vật
chất và tinh thần. Mục đích chính của hợp tác xã là để hợp tác với
nhau thông qua tự giúp đỡ. Những người tham gia các tổ chức tình
nguyện.

+ Ưu điểm của Hợp tác xã

- Hệ thống này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
nhờ chia sẻ các nguồn tài nguyên.
- Hình thành là dễ dàng bởi vì Chính phủ hỗ trợ các loại hình tổ
chức HTX.
- Người điều hành doanh nghiệp có quyền ngang nhau trong việc ra
quyết định bất kể số lượng cổ phiếu hoặc tiền đầu tư vào việc kinh
doanh.
- Dân chủ kinh tế: Mọi người ngồi lại với nhau và quyết định về việc
kinh doanh của xã hội.
- Xoá bỏ trung gian nên kết quả là các sản phẩm rẻ hơn.
- Bầu không khí thân thiện được phát triển trong xã hội do mối quan
hệ chặt chẽ giữa những người điều hành doanh nghiệp.

+ Nhược điểm của hợp tác xã

- Nhiều người không có đủ vốn để bắt đầu kinh doanh do các khu
vực có nhu cầu phát triển HTX thường là các khu vực nghèo.
- Không thuê được người quản lý chuyên nghiệp bởi vì (i) Ở vùng
sâu vùng xa không có nhiều tiền để thuê người giỏi; (ii) Không có
những người như vậy ở những vùng đó vì những người giỏi không
muốn về làm việc trong hợp tác xã....
- Những người tham gia không có kinh nghiệm trong kinh doanh vì
họ vốn là những người dân (chủ yếu là nông dân) chân lấm, tay bùn
(tất nhiên không phải không có người có kinh nghiệm, nhưng nhìn
chung là vậy...).
- Không giữ được bí mật kinh doanh vì mọi kiến thức là của chung,
ai cũng có quyền biết, làm gì cũng lộ ra ngoài thế thì khi kinh doanh
đâu còn giữ được bí mật, đối thủ cạnh tranh biết hết...
- Không có các công nghệ mới vì chủ yếu là tài sản của người dân
góp lại để tăng quy mô chứ công nghệ, phương pháp sản xuất vẫn
chủ yếu là như cũ.
- Đây không phải là doanh nghiệp theo đúng nghĩa. Mọi người có
thể không có sự tự tin như trong các doanh nghiệp.
- Các ngân hàng có thể không cung cấp các khoản vay cho HTX
như các doanh nghiệp.
- Sự can thiệp của Chính phủ vì bản thân hợp tác xã cũng có tình
chất như doanh nghiệp xã hội, được nhà nước hỗ trợ, ưu đãi nên
thường bị giám sát chặt, khó có thể tự ý quyết định...
4) Doanh nghiệp xã hội

+ Khái niệm
- Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh được thành lập
nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu
tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận
cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
- Theo tổ chức OECD, “doanh nghiệp xã hội là những tổ chức hoạt
động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, vận dụng tinh thần
doanh nhân nhằm theo đuổi cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. Doanh
nghiệp xã hội thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho
các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, Doanh
nghiệp xã hội còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng trên các lĩnh vực
giáo dục, văn hóa, môi trường”
- Theo tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng (CSIP), "doanh nghiệp
xã hội là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân
xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và
điều kiện hoạt động cụ thể; doanh nghiệp lấy lợi ích xã hội làm mục
tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được
cả mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế"

+ Đặc điểm doanh nghiệp xã hội

- «Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp hoạt động nhằm giải quyết
vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội
sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm
thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký». Luật Doanh
nghiệp 2014
- Sứ mạng của DNXH là các vấn đề xã hội, môi trường
- Lợi nhuận là phương tiện để DNXH thực hiện sứ mạng của mình
5) Doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Khái niệm: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã


đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành 03
cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao
động bình quân (trong đó tiêu chí tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên),
phân chia theo 3 khu vực ngành nghề kinh doanh: nông, lâm nghiệp
và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ”. Nghị
định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ

DN SIÊU NHỎ DN NHỎ DN VỪA


Nếu
Nếu Nếu Nếu
Nếu Nếu sử
sử sử sử
sử sử dụn
Lao dụng dụng dụng
LĨNH dụng dụng g
tiêu Lao tiêu Lao tiêu
VỰC độn tiêu tiêu tiêu
chí động chí động chí
g chí chí chí
Nguồ Nguồ Nguồ
Doan Doan Doa
n n n
h thu h thu nh
vốn vốn vốn
thu
Nông =<1 =<3 =<3 >10 >3 >3 >100 >50 >20
lâm 0
=<10 =< =< =<20 =<2 =<10
thủy
0 50 20 0 00 0
sản
Công =<1 =<3 =<3 >10 >3 >3 >100 >50 >20
nghi 0
ệp,
xây =<10 =<50 =<20 =<20 =<2 =<10
dựng 0 0 00 0
Thư =<1 =<10 =<3 >10 >3 >3 >50
>10 >50
ơng 0 0 =<
=<50 =<10 =<50 =<10 =<10
mại, 300
0 0 0
dịch
vụ
+ Tiêu chí xác định

⇨Doanh nghiệp siêu nhỏ

- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng:
• Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm =<10
người;
• Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng/Hoặc tổng nguồn
vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:
• Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm =<10
người ;
• Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng/Hoặc tổng nguồn
vốn không quá 3 tỷ đồng.

⇨Doanh nghiệp nhỏ

- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng:
● Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không

quá 100 người và;

● Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng/hoặc tổng nguồn

vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu
nhỏ.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

● Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không

quá 50 người và;

● Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng/hoặc tổng nguồn

vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu
nhỏ.

⇨ Doanh nghiệp vừa

- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng:

● Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không

quá 200 người và;

● Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng/hoặc tổng nguồn

vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ,
doanh nghiệp siêu.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

● Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không

quá 100 người và;

● Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng/hoặc tổng

nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp.

+ Vai trò của DNNVV

- Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP.


- Ổn định nền kinh tế.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Khai thác các nguồn vốn trong dân.
- Thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế.
- Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
- Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực địa phương (trụ cột của
kinh tế địa phương).
- Tạo cơ sở để hình thành các doanh nghiệp lớn.
- Thúc đẩy quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế.
- Tạo điều kiện rèn luyện đội ngũ doanh nhân...

+ Ưu điểm của DNNVV

- Năng động, sáng tạo, nhạy bén với thị trường.


- Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các DNNVV gọn nhẹ, linh
hoạt;
- Có tính cạnh tranh cao nhờ có thể khai thác các nguồn lực quy mô
nhỏ, đặc thù để phát triển.
- Chi phí thấp, dễ dàng gia nhập và rúi lui khỏi thị trường.

+ Nhược điểm của DNNVV

- Hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc.


- Qui mô nhỏ, rất hạn chế trong việc quản bá thương hiệu, thường
lệ thuộc những Doanh nghiệp lớn.
- Trình độ quản lý ở các DNNVV thường hạn chế.
- Sự hiểu biết về pháp luật của chủ DN còn nhiều hạn chế.
- Khởi nghiệp kinh doanh mang tính tự phát, xuất phát.
- Các DNNVV thường bị phân biệt đối xử khi tiếp cận các nguồn
vốn.
- DNNVV không đủ năng lực phát triển mở rộng kinh doanh đến
những thị trường rộng lớn…

C.DOANH NHÂN & TINH THẦN DOANH NHÂN


1) Doanh nhân
- “Doanh nhân” tiếng Anh là “entrepreneur” là một từ vay mượn từ
động từ "entreprende" của Pháp, có nghĩa là "đảm trách“.
- Joseph Schumpeter "Doanh nhân là những con người đổi mới
sáng tạo sử dụng một quá trình phá hủy hiện trạng của các sản
phẩm và dịch vụ hiện có, xây dựng sản phẩm, dịch vụ mới."
- Peter Drucker "Doanh nhân là người tìm kiếm sự thay đổi, đáp ứng
nó, và khai thác các cơ hội».
- Theo R.Baringer & Ireland (2012) thì doanh nhân là người: «làm
chủ toàn phần hoặc một phần một tổ chức kinh doanh».
- Hoặc theo Collins (2014) thì họ là người: «khởi nghiệp một đơn vị
kinh doanh mới».
- Tóm lại, doanh nhân là khái niệm để chỉ một người tìm kiếm cơ hội
làm giàu trong một tổ chức kinh doanh mà họ là chủ hoặc do họ tự
khởi nghiệp.
2) Tinh thần doanh nhân
- Sự đổi mới (Innovation): Cung cấp một sản phẩm mới, áp dụng
một kỹ thuật mới, công nghệ, mở ra một thị trường mới...
- Điều hành một đơn vị kinh doanh (Running a business): Thiết lập,
quản lý điều hành một doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận.
- Chấp nhận rủi ro (Risk taking): Luôn phải làm việc trong một môi
trường không chắc chắn, họ có thể không biết chính xác kết quả của
những quyết định mà họ phải thực hiện.
3) Động cơ thành doanh nhân

• Mong muốn trở thành ông chủ: Về mặt tâm lý học, nhiều người có
tính tự chủ cao, họ mong muốn được làm việc độc lập, được đứng
đầu, được tự làm chủ... Nên đã thôi thúc họ trở thành doanh nhân;
• Theo đuổi ý tưởng cá nhân: Có những hấp dẫn mà mỗi cá nhân
theo đuổi và họ sẵn sàng hy sinh các lượi ích cá nhân khác để tạo
dựng kinh doanh, trở thành doanh nhân để thỏa mãn ý tưởng cá
nhân đó;

• Theo đuổi phần thưởng tài chính: Việc doanh nhân theo đuổi mục
tiêu tài chính không đơn thuần chỉ là để «kiếm tiền» làm giàu mà
quan trọng hơn đối với họ, việc kiếm được nhiều tiền còn là thước
đo của «sự thành đạt», thước đo của sự «chiến thắng».

D.THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1) Thành lập mới

- Doanh nhân có thể tạo dựng hoạt động kinh doanh bằng cách tạo
dựng doanh nghiệp mới;

- Quy trình tạo dựng doanh nghiệp mới thường bao gồm 03 bước:

• Bước 1: Phát triển ý tưởng kinh doanh;

• Bước 2: Biến ý tưởng kinh doanh thành doanh nghiệp thông qua
các hoạt động khởi sự kinh doanh;

• Bước 3: Quản lý sự tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp.

2) Mua và sáp nhập

- Nếu doanh nhân cảm thấy không có khả năng để tự thực hiện mục
tiêu/hoặc không có đủ thời gian để đi từ ý tưởng kinh doanh đến
phát triển doanh nghiệp, họ có thể chấp nhận phương án mua lại
doanh nghiệp, phương án liên doanh, liên kết hoặc sáp nhập với các
doanh nghiệp khác.

- Tạo dựng hoạt động kinh doanh bằng cách mua lại doanh nghiệp
đã có là con đường nhanh chóng để thực hiện ý tưởng kinh doanh;

- Tạo dựng hoạt động kinh doanh thông qua sáp nhập giúp gom
nguồn lực, triệt tiêu cạnh tranh hoặc phát triển các ý tưởng kinh
doanh mới...

Thủ tục mua & Sáp nhập

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT

• Hồ sơ gồm:

• Văn bản đề nghị chuyển đổi đầu tư

• Quyết định của Hội đồng TV hoặc chủ sở hữu DN/hoặc của đại hội
đồng cổ đông/hoặc của bên hợp doanh về việc chuyển đổi đầu tư

• Dự thảo Điều lệ DN sau chuyển đổi

• Hợp đồng hợp tác KD (nếu theo hình thức này)

• Giấy tờ liên quan đến sáp nhập (nếu là sáp nhập)


Bước 2: Sở KH&ĐT tiếp nhận, kiểm tra và trình Hồ sơ cho UBND
tỉnh, Tp TW xem xét chấp nhận chủ trương và cấp Giấy chứng nhận
đầu tư

Bước 3: Nhà đầu tư nộp lệ phí tại Sở Kh&ĐT sau đó nhận kết quả
tại UBND nơi cấp Giấy chứng nhận

3)Nhượng quyền thương mại

- Nhượng quyền thương mại (Franchising) là hoạt động thương


mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền tự mình tiến hành quyền mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ theo các điều kiện nhất định.

- Một số thuật ngữ liên quan theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP:

● “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao

gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận
quyền thứ cấp.

● “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại,

bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên
nhượng quyền thứ cấp.
● “Bên nhượng quyền thứ cấp” là thương nhân có quyền cấp lại

quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu
cho Bên nhận quyền thứ cấp.

● “Bên nhận quyền sơ cấp” là thương nhân nhận quyền thương mại

từ Bên nhượng quyền ban đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là Bên
nhượng quyền thứ cấp theo nghĩa của khoản 3 Điều này trong mối
quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.

● “Bên nhận quyền thứ cấp” là thương nhân nhận lại quyền thương

mại từ Bên nhượng quyền thứ cấp.

- Quyền thương mại gồm

● Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận

quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá
hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và
được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;

● Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp

quyền thương mại chung;

● Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận

quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
● Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền

thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.

E.GIẢI THỂ & PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP


1) Giải thể tự nguyện
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty
Việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bởi Đại hội đồng
cổ đông đối với công ty cổ phần và bởi các thành viên hợp danh đối
với công ty hợp danh.
Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể
Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải
thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt
động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể.
Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
(1) Các khoản nợ của người lao động; (2) Nợ thuế; (3) Các khoản
nợ khác.
Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể
Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở
dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

2) Giải thể bắt buộc


Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh
nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp
đang làm thủ tục giải thể, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc kèm đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án.

Bước 2: Ra quyết định giải thể và gửi quyết định này đến cơ quan
đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh
nghiệp và công khai quyết định này

Doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể và gửi
quyết định giải thể, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án đến cơ quan đăng ký kinh
doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp.

Bước 3: Tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ

Bước 4: Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp

Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật trình trạng pháp lý
của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp

3)Phá sản doanh nghiệp


+ Khái niệm:

- Thuật ngữ "Phá sản" thường được sử dụng để chỉ những chủ thể
bị lâm vào tình trạng hỗn loạn về tài chính và không còn khả năng
thanh toán các khoản nợ. Có nhiều mức độ phá sản khác nhau, bao
gồm từ tình trạng bị mất khả năng thanh toán tạm thời cho đến
những trường hợp chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp với tư
cách một thực thể kinh doanh.

- Theo khoản 2, Điều 4, Luật Phá sản năm 2014 thì “Phá sản là tình
trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị
Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

+ Quy trình thực hiện thủ tục phá sản

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

- Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản


- Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản:
Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc
nợ.

Bước 4: Hội nghị chủ nợ


- Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
- Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia hội nghị
chủ nợ vắng mặt;
- Thông qua nghị quyết của hội nghị chủ nợ về các giải pháp tổ
chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ
nợ; Phục hồi doanh nghiệp; hoặc Thủ tục thanh toán tài sản phá
sản.

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

Phục hồi doanh nghiệp => Đình chỉ thủ tục phá sản

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá


sản

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị
phá sản

- Thanh lý tài sản phá sản;


- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

THẢO LUẬN & BÀI TẬP CỦNG CỐ CHƯƠNG 2

Câu 1:
● Công ty A là công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của công

ty mẹ là Công ty B.

● Công ty B có 51% vốn của Tổng công ty C, 49% là vốn cổ phần.

● Tổng công ty C có 87% vốn nhà nước, 13% vốn cổ phần.

● Vậy Công ty A có phải là công ty TNHH một thành viên do nhà

nước làm chủ sở hữu hay không? Tại sao?

Gợi ý: Doanh nghiệp Nhà nướ khi vốn của Nhà nước > 51%.

Câu 2: Yêu cầu nghiên cứu thực trạng phát triển các loại hinh doanh
nghiệp ngoài nhà nước (doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH,
Công ty cổ phần) trong 5 năm gần đây của tỉnh/thành anh chị đang
sinh sống? Chỉ ra những mặt thành công, những tốn tại hạn chế và
đề xuất giải pháp khắc phục.

Câu 3: Yêu cầu của doanh nhân 4.0? Theo anh/chị làm thế nào để
địa phương mà mình đang sinh sống xây dựng và phát triển được
đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong điều kiện
CMCN 4.0?

You might also like