You are on page 1of 3

Thông tin:

UIT - SS008.M13 - 92 - Đào Võ Trường Giang - 20521258 - Bùi Thanh Tùng –


KTCT

Đề thi học kỳ 1:

Câu 1: (5 điểm)
Giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa là gì? Chỉ ra mối quan hệ giữa giá trị hàng
hóa và giá trị thặng dư. Hãy nêu các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư trong phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: (5 điểm)
Tại sao các quốc gia cần phải tiến hành công nghiệp hóa? Phân tích đặc trưng
chiến lược công nghiệp hóa của Hàn Quốc và rút ra bài học cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.
Bài làm

Câu 1:

- Giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị
sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân
cho nhà tư bản.

- Giá trị thặng dư là kết quả lao động không công của công nhân, giá trị hàng
hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, mối quan hệ của
chúng thể hiện qua công thức: G= c + (v+m)

Trong đó: G là giá trị hàng hóa

c là giá trị tư liệu sản xuất được tiêu dùng

v là tư bản khả biến

m là giá trị thặng dư

(v+m) là bộ phận giá trị mới của hàng hóa, do hao phí lao động tạo ra

- Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư trong phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa là: Lợi nhuận, lợi tức và địa tô
1
Trong đó:

Lợi nhuận: là khoảng chênh lệch giữa giá trị hàng hóa bán được với chi phí phải bỏ
ra, có thể nói lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh
tế thị trường.

Lợi tức: là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho người cho
vay vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay.

Địa tô: là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình
quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ.

Câu 2:

- Như ta đã biết công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ
dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao
động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Vì sản xuất bằng máy móc tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần so với lao động
thủ công, tiết kiệm thời gian và nhân công, đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế, thúc
đẩy tạo ra nhiều giá trị thặng dư từ đó đời sống xã hội cũng phát triển vượt bậc. Vì thế
để kinh tế và xã hội phát triển nhanh chóng, các quốc gia cần phải tiến hành quá trình
công nghiệp hóa.

- Chiến lược công nghiệp hóa của Hàn Quốc cũng như các nước Nhật Bản hay
các nước công nghiệp hóa mới (NICs) mang một đặc trưng khác biệt. Thay vì tự thân
vận động, tự nghiên cứu, tự thử nghiệm và phát triển với nhiều rủi ro thất bại, tổn thất
hay hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài với nguồn vốn và chi phí lớn,
Hàn Quốc đã tiến hành công nghiệp hóa theo con đường mới kết hợp hai con đường
nêu trên đó là vừa tự nghiên cứu chế tạo vừa tận dụng những thành tựu của các nước
tiên tiến, đây là con đường đi rất nhanh không những giảm thiểu các rủi ro khi nghiên
cứu, hạn chế việc phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài mà còn giúp Hàn Quốc có khả
năng bắt kịp các nước phát triển hơn.

Ta nhìn vào thành tựu của Hàn Quốc để thấy rõ hơn, theo Wikipedia sau chiến
tranh Triều Tiên kết thúc, Hàn Quốc nằm trong những quốc gia nghèo nhất trên thế
giới, năm 1960 GDP bình quân đầu người của nước này chỉ có 79 USD nhưng hiện

2
nay GDP cà nước là 1824 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 35196 USD, có thể
thấy sau thời kì công nghiệp hóa tại Hàn Quốc, đất nước này đã thay đổi bộ mặt hoàn
toàn và leo lên đứng thứ 10 xếp hạng tổng GDP trên thế giới, đưa đất nước này trở
thành một trong những trung tâm kinh tế trên thế giới thu hút nhiều nguồn đầu tư và
nhân lực, người ta còn gọi cuộc công nghiệp hóa tại Hàn Quốc là “Kỳ tích sông Hán”.

- Nói tóm lại nhờ tận dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, nền kinh tế Hàn
Quốc đã đạt bước tiến nhảy vọt. Việt Nam chúng ta muốn công nghiệp hóa, hiện đại
hóa thành công phải dựa theo điểm mấu chốt thành công của các nước, Hàn Quốc
chính là một ví dụ điển hình. Việt Nam đã đưa ra những chính sách, phương hướng
phù hợp, qua đó đã đạt nhiều thành tựu trong nền kinh tế. Năm 2021 là năm mà đất
nước chúng ta phải hứng chịu tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19, song GDP năm
2021 của nước ta vẫn tăng 2,58% so với năm ngoái, đây là một thành tựu đáng mừng.
Nhưng đất nước ta vẫn còn vấp phải nhiều hạn chế nhất định, rất nhiều thành tựu
nghiên cứu của nước ta chưa được tận dụng hoàn toàn, còn phụ thuộc vào nước ngoài
nhiều, do đó cần phải thúc đẩy đầu tư hơn nữa để tận dụng tốt các thành tựu trí óc của
người Việt. Ngoài ra, cần phải mạnh tay xử lí các trường hợp tham nhũng chi tiêu
không hợp lý,… bởi đây cũng là một trong các nhân tố làm hạn chế và kìm hãm sự
phát triển của đất nước. Nói tóm lại Việt Nam chúng ta đã có các phương hướng đúng
đắn và cần phải giải quyết các điểm còn khúc mắc để có thể tận dụng tối đa các nguồn
lực hơn.

You might also like