You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Khoa Bất Động Sản & Kinh Tế Tài Nguyên

_________________

BÀI TẬP LỚN


Học phần: Kinh tế chính trị Mác – Lênin

ĐỀ TÀI:
Lí luận về lợi nhuận và vận dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của
một doanh nghiệp Nhà nước kinh tế thị trường ở Việt Nam

Họ và tên : Vũ Diệu Hương


Mã sinh viên : 11212559
Lớp tín chỉ : 18
GV hướng dẫn : PGS.TS Tô Đức Hạnh

HÀ NỘI - 5/2022

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................ 4

1. Lí do nghiên cứu: ........................................................................ 4

2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................. 5

3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................. 5

4. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................ 5

5. Bố cục bài nghiên cứu: ................................................................ 5

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN LỢI NHUẬN .................................................... 7

1. Chi phí sản xuất:.......................................................................... 7

2. Lợi nhuận: ................................................................................... 7

3. Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi
nhuận:………………………………………………………………………8

3.1.Tỷ suất lợi nhuận: ..................................................................... 8

3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:.......................... 9

4. Lợi nhuận bình quân: .................................................................. 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA MỘT
DNNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM .................. 11

1. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp –
Viễn thông Quân đội Viettel: ...................................................................... 11

2. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Công
nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel: ....................................................... 12

2.1. Những kết quả đạt được: ..................................................... 12


2
2.2. Những hạn chế và nguyên nhân: ......................................... 14

3. Những giải pháp chủ yếu nằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel: ............................. 16

3.1. Những giải pháp nhằm duy trì kết quả, thành tựu đạt được: .. 16

3.2. Những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế: ........................... 17

KẾT LUẬN ........................................................................................... 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 19

3
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do nghiên cứu:
Có lẽ sự vật, hiện tượng không ngừng phát triển là một lẽ tất yếu
của cuộc sống. Thật vậy, ngày nay sự hội nhập của kinh tế đã dần được
mở rộng kết nối với quốc tế. Từ đó cũng dẫn đến những sự thay đổi đối
với nền kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, cơ chế kinh tế của Việt Nam
cũng đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường từ năm
1968. Cùng với sự chuyển đổi ấy là sự thay đổi quan niệm về lợi nhuận.

Không thể phủ nhận rằng lợi nhuận là một trong những yếu tố
chính thúc đẩy nền kinh tế thị trường. Đồng thời, đây cũng là mục tiêu
cũng như động lực để các doanh nghiệp phát triển. Có thể nói, tối đa hóa
lợi nhuận là một trong những yếu tố định hướng để các doanh nghiệp tư
nhân đến các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) duy trì những lợi thế
cũng như đổi mới mình để có thể bắt kịp với sự chuyển mình của thời
đại. Đặc biệt, các nguồn lực kinh tế - xã hội đã được sử dụng hiệu quả
thể hiện qua sự đổi mới của DNNN, đánh dấu sự thành công trong công
cuộc đổi mới về chính sách kinh tế của Nhà nước và về đường lối của
Đảng.

Một trong số DNNN đó không thể không kể đến Tập đoàn Công
nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel. Mặc dù những rào cản, khó khăn
và thách thức không chỉ từ thời đại, đối thủ mà còn từ dịch bệnh
COVID-19 cũng như từ sự thay đổi về tâm lý, nhu cầu người tiêu dùng
xong Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel vẫn luôn
luôn phát triển một cách vượt trội, dẫn đầu trong lĩnh vực viễn thông tại
Việt Nam và vươn mình ra thị trường quốc tế. Viettel được coi là một
trong những đối thủ mạnh và đầy cạnh tranh trên thị trường toàn quốc
với mức doanh thu và lợi nhuận tương đối lớn thu về mỗi năm. Vậy thực
4
chất lợi nhuận là gì và Viettel đã vận dụng những gì, như thế nào để một
DNNN có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và thậm
chí là cạnh tranh với các doanh nghiệp thế giới?

Vì những lẽ trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Lí luận về
lợi nhuận và vận dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh
nghiệp nhà nước kinh tế thị trường ở Việt Nam”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


Phân tích, làm rõ lí luận về lợi nhuận từ đó vận dụng vào thực
tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, cụ thể là Tập đoàn Công
nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:


Làm rõ định nghĩa, cơ sở lý luận và vai trò của lợi nhuận.

Từ lí luận của lợi nhuận nêu trên, đưa ra thực trạng, đánh giá
thực trạng và biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel.

4. Đối tượng nghiên cứu:


- Lí luận về lợi nhuận

- Việc áp dụng lí luận lợi nhuận vào nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel.

5. Bố cục bài nghiên cứu:


- Các chương trong bài.

- Các mục trong chương.

- Các tiểu mục trong mục.

5
- Các nội dung chính trong mục.

6
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN LỢI NHUẬN
Để làm rõ bản chất của lợi nhuận, C.Mác bắt đầu phân tích làm
rõ chi phí sản xuất.

1. Chi phí sản xuất:


Mục đích của nhà tư bản là thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra
từ giá trị hàng hóa đã bán được. Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện
trong mối quan hệ đó. Chi phí sản xuất TBCN là phần giá trị của hàng
hóa, bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của
sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy. Hay nói một
cách khác, chi phí sản xuất là những chi phí mà người chủ (nhà tư bản)
bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa đó (gọi tắt là chi phí tư bản,).

Kí hiệu là k;

Công thức tính: k = c+v.

Khi xuất hiện thêm phạm trù chi phí tư bản thì khi đó:

G = c+v+m= k+m

Chi phí sản xuất có vai trò rất quan trọng.Trước hết là bù đắp tư
bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh
tế thị trường. Tiếp đó là tạo cơ sở cho cạnh tranh. Đồng thời, chi phí
sản xuất cũng là căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng
giữa các nhà tư bản.

2. Lợi nhuận:
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi
phí trung bình ngang bằng với giá trị thặng dư (GTTD) (m) có một
khoảng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa, nhà tư bản không
những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch
7
bằng giá trị thặng dư. Số chênh lệch này chính là lợi nhuận (kí hiệu là
p).

Khi đó, giá trị hàng hóa được viết là:

G= k+p. Từ đó; p = G-k

Về bản chất, lợi nhận chính là GTTD. C.Mác khái quát: GTTD,
được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái
chuyển hóa là lợi nhuận. Đồng nghĩa với lợi nhuận là hình thái biểu
hiện của GTTD trên bề mặt nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận là GTTD,
quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước. Giá bán hàng hóa
lên xuống xoay xung quanh giá trị dẫn đến lợi nhuận lên xuống xoay
xung quanh GTTD.

Tóm gọn lại, lợi nhuận là hình thái biểu hiện của GTTD trên bề
mặt nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động
lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

3. Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:

3.1.Tỷ suất lợi nhuận:


Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) là tỉ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và
toàn bộ giá trị tư bản ứng trước. TSLN được ký hiệu và p và được tính
theo công thức:

p’ = x 100% = x 100%

TSLN phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản. Mặc dù lợi nhuận
có vai trò quan trọng đối với kinh doanh TBCN tuy nhiên só với lợi
nhuận thì TSLN phản ánh đầy đủ hơn mức độ hiệu quả. Vì thế, TSLN
đã trở thành động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh TBCN.

8
Từ đó, các nhà tư bản muốn làm giàu và làm giàu nhanh cần phải tìm ra
cách thức để có được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:


Có 04 nhân tố ảnh hưởng đến TSLN:

Thứ nhất là tý suất giá trị thặng dư. Sự gia tăng của tỷ suất giá trị
thặng dư sẽ có tác động trực tiếp là gia tăng TSLN.

Thứ hai là cấu tạo hữu cơ tư bản. Cấu tạo hữu cơ tư bản tác động
tới chi phí sản xuất, do đó tác động tới lợi nhuận và TSLN.

Thứ ba là tốc độ chu chuyển của tư bản. Nếu tốc độ chu chuyển
của tư bản càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dư hàng năm tăng lên, do đó
TSLN tăng.

Cuối cùng là tiết kiệm tư bản bất biến. Trong điều kiện tư bản
khả biến không đổi, nếu GTTD giữ nguyên, tiết kiện tư bản bất biến
làm tăng tỷ suất lợi nhuận.

4. Lợi nhuận bình quân:


Trong nền kinh tế thị trường TBCN, lợi nhuận bình quân tất yếu
sẽ được hình thành dưới sự phát triển của cạnh trawnh. Lợi nhuận bình
quân là mức lợi nhuận có tác động điều tiết đối với các hoạt động sản
xuất kinh doanh cơ bản. Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận thu được
theo TSLN bình quân.

Công thức tính lợi nhuận bình quân:

= xK

Trong đó:

= x 100%
9
Quy luật LNBQ là hình thức biểu hiện hoạt động của quy luật
GTTD. Trong nền kinh tế thị trường TBCN, lợi nhuận bình quân đã trở
thành căn cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề và phương án
kinh doanh sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA MỘT DNNN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM
1. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp
– Viễn thông Quân đội Viettel:
Đối mặt với những khó khăn do đại dịch Covid-19, năm 2021 là
năm có nhiều thách thức với mọi lĩnh vực nói chung và lĩnh vực viễn
thông nói riêng. Tuy nhiên, ngành Viễn thông đã nỗ lực duy trì tăng
trưởng 2% so với năm 2020, đạt tổng doanh thu dịch vụ 130.768 tỷ
đồng. Năm qua, dù chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19, nhưng
các doanh nghiệp viễn thông đã hoàn thành “mục tiêu kép” - vừa bảo
đảm tăng trưởng vừa tham gia các hoạt động phòng, chống dịch theo
chỉ đạo của Chính phủ. Trong đó, Viettel là doanh nghiệp có kết quả
kinh doanh tốt nhất trong ngành khi nộp ngân sách gần 32 nghìn tỷ
đồng, giữ vững vị trí số 1 về di động, là nhà mạng có chất lượng tốt
nhất Việt Nam trong năm 2021.

Ảnh trang web của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel
Năm 2021, doanh thu của Tập đoàn Viettel đạt 274 nghìn tỷ
đồng, tăng trưởng 3,3%, lợi nhuận đạt 40,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng
2,0%; nộp ngân sách gần 32 nghìn tỷ đồng.

Năm 2021, giá trị thương hiệu Viettel tăng 32 bậc với giá trị
6,061 tỷ USD, đứng thứ 325 toàn cầu và là lần thứ 6 liên tiếp Viettel
giữ vị trí số 1 trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Ảnh minh họa. Nguồn: Viettel

Kinh doanh bán lẻ của Viettel tiếp tục giữ đà tăng trưởng tốt khu
mức doanh thu tăng 30% và lợi nhuận tăng đến 43%.

2. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Công
nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel:

2.1. Những kết quả đạt được:


Nhìn chung trong năm 2021 vừa qua, Viettel đã thực hiện khá tốt
kết hoạch và mục tiêu của mình. Cụ thể:

Ở lĩnh vực viễn thông, Viettel tập trung triển khai hạ tầng, nâng
cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát, tự tối
ưu chất lượng từng cuộc gọi, tự phân tích nguyên nhân lỗi, đưa ra giải
pháp cho 70% cuộc gọi / phiên tồi với độ chính xác 85-90%. Số cuộc
rớt, tồi giảm 10 lần. Các ứng dụng công nghệ cũng giúp cho 95% khách
hàng đã có thể tự chăm sóc, tự phục vụ các yêu cầu của mình mà không
cần đến cửa hàng giao dịch. Tất cả các thị trường đầu tư nước ngoài
của Viettel đều tăng thị phần, trong đó tăng mạnh nhất là thị trường
Haiti tăng 1,5%, Peru tăng 1,4%. Bốn thị trường vẫn giữ vị trí dẫn đầu
là Campuchia, Lào, Đông Timor và Burundi. Thị trường Myanmar đã
tiến gần đến vị trí số 1 với 30,8% thị phần. các thị trường châu Phi đạt
kỷ lục về tăng trưởng (37%); Mytel xuất sắc vươn lên vị trí số 1 về thị
phần tại Myanmar (31,5% với 11,2 triệu thuê bao). Đến nay, có 5 thị
trường đứng vị trí số 1.

Tại Việt Nam, Viettel vẫn duy trì vị thế dẫn đầu và là nhà mạng
có chất lượng tốt nhất Việt Nam, phủ sóng 5G lớn nhất với 150 trạm tại
16 tỉnh/thành phố.

Ở lĩnh vực giải pháp số, Viettel đã triển khai các giải pháp, nền
tảng số phục vụ công tác điều hành phòng chống dịch của Chính phủ.

Có thể kể ra một số giải pháp như nền tảng quản lý tiêm chủng
với 31 triệu người tải App, quản lý hơn 88 triệu người dùng với 130
triệu mũi tiêm; Telehealth tiếp tục là giải pháp khám chữa bệnh từ xa
lớn nhất phủ 100% các trung tâm y tế quận/ huyện trên toàn quốc; trợ
lý ảo CyberBot; mô hình thành phố thông minh của Viettel được vinh
danh là hiệu quả và sáng tạo nhất WCA 2021; dịch vụ thu phí không
dừng ePass. Năm 2021 cũng đánh dấu Viettel cung cấp dịch vụ Viettel
Money...

Ở lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và công nghiệp công nghệ cao,
năm 2021, Viettel đã triển khai thử nghiệm mạng 5G hoàn chỉnh gồm
mạng lõi, mạng truyền dẫn, mạng vô tuyến trên mạng lưới của Viettel
đồng thời hoàn thiện hệ sinh thái hạ tầng viễn thông 5G.

Các tổ chức quốc tế ghi nhận Viettel là doanh nghiệp công nghệ
có số lượng đơn đăng ký và số bằng được cấp hàng năm nhiều nhất tại
Việt Nam (đăng ký 386, đã cấp 51), trong đó có 9 sáng chế được cấp tại
Mỹ.

Ở lĩnh vực chuyển phát, logistic và thương mại điện tử của


Viettel có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, Viettel đặc biệt đã đưa
hơn 25 nghìn hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử góp
phần vào thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong lĩnh vực
nông nghiệp.

2.2. Những hạn chế và nguyên nhân:


Bên cạnh những kết quả và thành tựu đạt được, Tập đoàn Công
nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel vẫn còn tồn tại một số hạn chế
cần khắc phục.

Trước hết là vốn chưa được sử dụng hiệu quả vào lĩnh vực
nghiên cứu khoa học. Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch, kiêm Tổng
giám đốc Tập đoàn Viettel đã nói:”Mỗi năm, Viettel có khoảng 4.000
tỷ để nghiên cứu khoa học, nhưng vì cơ chế rất khó nên chỉ tiêu được
khoảng 700 tỷ". Ông còn khẳng định rằng nếu tiêu được thêm, chắc
chắn kết quả nghiên cứu khoa học sẽ được nhiều hơn. Và có lẽ đây
cũng là một trong những lí do khiến cho trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học, Viettel chưa có thành tựu nổi bật và bứt phá hay những sản
phẩm nội địa độc chiếm thị trường. Thay vào đó, Việt Nam vẫn phải
mua công nghệ của nước ngoài. Hậu quả của điều này cũng đã được
lãnh đạo Viettel đưa ra :”Nếu tiếp tục đi mua của nước ngoài, chúng ta
sẽ không làm chủ được công nghệ, đảm bảo an toàn an ninh mạng lưới,
bảo mật thông tin”.

Ảnh ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn
Viettel.

Thêm vào đó, Viettel chưa phát huy được hết khách hàng tiềm
năng của mình. Khách hàng trung thành của Viettel cao đa số đều là do
khách hàng được bạn bè, người thân giới thiệu; do dùng quen từ lâu và
do chỉ biết duy nhất mạng Viettel. Điểm tiếp xúc khách hàng của
Viettel chưa thực sự tốt. Đây thể hiện sự yếu kém cũng như phân tích
đối tượng khách hàng mục tiêu của các quảng cáo của Viettel hay tính
thu hút của các quảng cáo chưa cao, chưa thu hút được sự quan tâm từ
khách hàng. Điều này gây lãng phí chi phí quảng cáo, xúc tiến, giảm
hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh. Hơn nữa, Viettel đang dần gia tăng
phí dịch vụ, dần eo hẹp trong những chính sách khuyến mãi. Điều này
sẽ khiến cho lượng khách hàng trung thành của Viettel giảm xuống và
Viettel sẽ tới thời kỳ chỉ phát triển hệ thống số mới chứ không còn
nhiều khách hàng trung thành thân thiết với doanh nghiệp nữa. Đặc biệt
là đối tượng khách hàng mục tiêu của Viettel – học sinh, sinh viên.

3. Những giải pháp chủ yếu nằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel:

3.1. Những giải pháp nhằm duy trì kết quả, thành tựu đạt được:
Có thể khẳng định rằng Viettel năm 2021 đã đạt được rất nhiều kết
quả nổi bật. Để duy trì những thành tựu ấy, trước hết, Viettel cần tiếp tục
đặt ra kế hoạch, mục tiêu phát triển trong tương lai gần và xa. Việc đặt ra
mục tiêu năm 2021 của Viettel có hiệu quả một cách rõ nét được thể hiện
qua con số doanh thu khủng trong lĩnh vực viễn thông. Vì thế, đây là việc
mà Viettel chắc chắn nên phát huy.

Thêm vào đó, việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước cũng nên được
sắp xếp hợp lí, mang lại doanh thu bằng hay thậm chí là hơn nhiều lần
năm trước. Hơn thế nữa, tập trung vào đầu tư nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ và con người trong các lĩnh vực sẽ giúp cho Viettel không
chỉ duy trì mà còn có một bước tiến nhảy vọt so với vị thế hiện tại.

Thị trường quốc tế là một thị trường đầy tiềm năng. Trong năm
2021 vừa qua, Viettel đã có những bước tiến nhất định để vươn mình,
khẳng định vị thế trên thế giới. Những bước đầu phát triển trên thị trường
lớn rất chắc chắn và ấn tượng. Điều này cũng giúp Viettel nâng tầm giá trị
thương hiệu của mình. Chính vì vậy, Viettel cần chú trọng để phát triển
hơn với các nước ngoài. Đặc biệt là chú trọng truyền thông, vấn đề trải
nghiệm dịch vụ và không ngừng tìm hiểu về thị hiếu đặc trưng ở mỗi thị
trường nhất định để mang lại chất lượng và hiệu quả dịch vụ tốt nhất. Từ
đó đưa Việt Nam là một trong những nước xứng tầm cạnh tranh trong
lĩnh vực viễn thông thế giới.
3.2. Những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế:
Thứ nhất, đối với vấn đề vốn chưa được sử dụng hiệu quả vào
lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh
nghiệp công nghệ số phiên chiều ngày 11/12, Tổng giám đốc Tập đoàn
Viettel đã kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy định về việc sử dụng
Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo hướng tăng tính chủ động cho
doanh nghiệp. Ngoài kiến nghị về cơ chế chi tiền cho nghiên cứu,
Quyền Chủ tịch Viettel cũng xin các chính sách đặc thù cho các sản
phẩm công nghệ "Make in Vietnam" tại thị trường nội địa. Ông cho
biết, hiện nay, Viettel rất muốn bán các sản phẩm tại thị trường nội địa,
nhưng còn vướng các cơ chế khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa thể
mua được sản phẩm công nghệ cao của Viettel. Vì vậy, Chính phủ cần
xem xét những đề nghị, kiến nghị của Viettel để nhanh chóng đưa ra
những chính sách hợp lí, tạo điều kiện cho Viettel phát triển và hoàn
thiện hơn trong các lĩnh vực.

Thứ hai, đối với vấn đề chưa phát huy được hết khách hàng tiềm
năng. Viettel cần nâng cao hình tượng, tác phong và phòng cách tại các
điểm tiếp xúc thương hiệu: đại lý ủa quyền, cửa hàng phân phối, chi
nhánh địa phương,… Đồng thời mở rộng độ phủ của các điểm tiếp xúc
nhằm mở rộng thị trường, tầm ảnh hưởng của Viettel đến các khu vực,
thị trường mới. Bên cạnh đó, khắc phục dịch vụ chăm sóc khách hàng
vì đôi khi còn có sự khó khăn, phiền phức, chưa hợp lý và cần phải dửa
đổi. Cắt giảm các chi phí dịch vụ và tăng các chương trình khuyến mãi,
đặc biệt cho các đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên. Mở các
gói cước đặc biệt kết hợp với các tổ chức giáo dục để gia tăng số lượng
khách hàng là học sinh, sinh viên và cán bộ, công chức, viên chức trong
lĩnh vực giáo dục.
KẾT LUẬN
Qua phần phân tích trên, có thể thấy rằng Tập đoàn Công nghiệp
– Viễn thông Quân đội Viettel đã và đang vận dụng khá hiệu quả lí luận
về lợi nhuận. Bởi vậy, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội
Viettel là một đóng góp rất lớn vào việc thực hiện vai trò của DNNN
trong nền kinh tế nước nhà. Từ đó, củng cố định hướng của Đảng ta, đó
là “Kinh tế Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo”. Có thể nói rằng, Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel là một trong những DNNN
khắc phục được nhiều nhất những hạn chế còn tồn đọng chung của hệ
thống DNNN nói chung.

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel luôn
không ngừng đổi mới và vươn lên để phát triển, bắt kịp với những thay
đổi của thời đại. Cũng vì thế, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông
Quân đội Viettel luôn dẫn đầu không chỉ về riêng doanh số và tốc độ
phát triển mà còn trong toàn lĩnh vực viễn thông của Việt Nam. Xa hơn
nữa, với tiềm năng của mình, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông
Quân đội Viettel sẽ sớm đặt chân vào vị trí đứng đầu về công nghệ số
của Việt Nam.

Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel
đã dần vươn mình ra biển lớn – đó là thị trường quốc tế. Từng bước đà
phát triển của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel
đều rất chắc chắn và hứa hẹn. Trong tương lai gần, có lẽ Tập đoàn
Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel sẽ là một trong những tiềm
năng không thể thiếu, hứa hẹn sẽ mang viễn thông Việt Nam phủ sóng
đến nhiều nơi trên thế giới, làm rạng danh và ngời sáng cho sự phát
triển, phồn thịnh của quê nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng học phần Kinh tế Chính trị Mác – Lê nin - PGS. TS.
Tô Đức Hạnh.

2. Đoàn Xuân Thủy (2019). Giá trị thặng dư trong nền kinh tế
thị trường. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lê nin, NXB
Giáo dục, Hà Nội.

3. Hội thảo khoa học “Giải pháp quản trị tài chính và đầu tư
nhằm nâng cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước
trong phát triển kinh tế”, Viện Kinh tế Việt Nam.

4. Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 274 nghìn tỷ đồng trong năm
2021, Minh Sơn, Báo Vietnamplus.

5. Viettel đạt được nhiều thành tựu sau 12 năm, Báo Pháp Luật
TP. Hồ Chí Minh.

6. Viettel: Khó khăn về cơ chế, có nhiều tiền nhưng lực bất tòng
tâm; congluan.vn.

7. Viettel đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản trịnh doanh


nghiệp và ứng dụng nhiều công nghệ phòng chống dịch
Covid-19 tring 6 tháng đầu năm 2021, Viettel Group.

8. 30 năm lịch sử và những lần tạo kỳ tích khi khởi tạo thực tại
mới của Viettel, Vietteltelecom

You might also like