You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

Tiểu luận
Bộ môn: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

31 Chủ đề: Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
(CVP) hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định trong 1 số trường hợp

Giảng viên: TS. Lê Trần Minh Đức


Mã lớp học phần: 24D1ACC50706307
Nhóm 11 – Thành viên:
Huỳnh Thị Hoàng Dung 31221025730
Phạm Thị Xuân Diệu 31221026211
Võ Nguyên Khôi 31221026206

Nguyễn Thị Quỳnh 31221025469


Cái Thị Thu Hiền 31221025244
TP. Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 2 năm 2024
MỤC LỤ
Lời mở đầu

I. Giới thiệu chủ đề đang phân


tích………………………………………..1
II. Cơ sở lý
luận……………………………………………………………...1
1. Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ C-V-P
…………………………...2
2. Nội dung phân tích mối quan hệ C-V-
P…………………………………….2
2.1. Một số khái niệm sử dụng trong phân tích mối quan hệ C-V-P …………
2
2.1.1 Số dư đảm phí
…………………………………………………………….2
2.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí…….
………………………………………………..2
2.1.3 Kết cấu chi phí……….
…………………………………………………...3
2.1.4 Đòn bẩy hoạt động .……………………………………………………..4
2.1.5 Phân tích điểm hòa vốn……………………….…………………………
5
III. Nghiên cứu tình huống và so sánh………………………………………
6
IV. Bài học kinh nghiệm rút ra……………………………………………...

Tài liệu tham khảo


Lời mở đầu
Trong thời buổi kinh tế với xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế nước ta nói riêng và trên
toàn thế giới nói chung đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cũng chính vì thế,
vai trò của kế toán quản trị ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc
định hình và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các tổ chức. Kế toán quản trị
không chỉ là công cụ để ghi chép số liệu tài chính mà còn là một hệ thống thông tin
chiến lược quan trọng giúp quản lý hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty
và hỗ trợ trong quá trình ra các quyết định sao tối ưu nhất.

Đối với mỗi một doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận bao giờ cũng là một trong
những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thế nhưng để có thể tối ưu hóa nguồn lực từ
đó tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau. Không phải lúc nào, việc hạ thấp chi phí cũng dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận.
Các nhà quản lý cần có cái nhìn xa và bao quát hơn về mối quan hệ giữa Chi phí -
Khối lượng - Lợi nhuận (CVP) để có thể đưa ra những quyết định lựa chọn, phương
án chính xác, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thu hút các nhà đầu tư. Phân
tích CVP là một công cụ mạnh mẽ không chỉ để giải quyết các vấn đề hiện tại mà
còn để chuẩn bị cho tương lai của doanh nghiệp, đồng thời mang lại sự tự tin và khả
năng thích nghi trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục. Với vai trò quan
trọng đã kể trên của việc phân tích CVP mang lại cùng sự thiết yếu và tính thiết thực
của vấn đề, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ
giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận của một số trường hợp từ đó rút ra được
những kết luận, giải pháp mang tính khoa học”.

Để thực hiện bài tiểu luận này, nhóm chúng em đi từ khái quát vấn đề, các cơ sở lý
thuyết liên quan, sau đó phân tích, so sánh các trường hợp thực tiễn và từ đó ra
những kết luận cho vấn đề trên. Từ những lý thuyết tiếp thu được từ bộ môn Kế toán
quản trị 1, nhóm đã vận dụng kiến thức để tiến hành phân tích và so sánh các Case
Study (liệt kê các case study). Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và dựa trên những
số liệu thu được, nhóm tiến hành đưa ra những kết luận, giải pháp và các sáng kiến
kinh nghiệm trong việc tối đa hóa lợi nhuận công ty.
Bên cạnh đó, nhóm chúng em xin gửi lời cảm chân thành đến giảng viên Lê Đoàn
Minh Đức đã hướng dẫn, giảng dạy hết sức tận tình. Những kiến thức quý giá từ
những buổi học mà thầy mang lại đã giúp chúng em có thể hoàn thành được đề tài
này. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng em khó tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong thầy có thể góp ý, bổ sung để nhóm có thể chỉnh sửa và mang đến một
bài tiểu luận hoàn thiện và trọn vẹn hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
I. Giới thiệu chủ đề đang phân tích
- Kế toán quản trị được sinh ra giúp nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là
vấn đề tài của một doanh nghiệp, đây là những yếu tố quan trọng để giúp các nhà
quản lí doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định điều hành có lợi nhất cho doanh
nghiệp của mình trong từng trường hợp.
- Trong xu thế ngày nay là hộp nhập với nền kinh tế thế giới, chúng đòi hỏi
doanh nghiệp cần phải có sự thay đổi trong cách quản lý, việc chúng ta hiểu được
mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận sẽ giúp rất nhiều cho nhà quản trị
thực hiện được công việc của mình và có được những phương pháp tối ưu. Kỹ thuật
phân tích này hiện nay giá trị thực tế để áp dụng vẫn còn rất nhiều và ngày càng
được mở rộng, phát triển để thể hiện được vai trò trong việc cung cấp thông tin cho
nhà quản trị để có thể kết nối với những nền tảng thông tin quản trị hiện đại.
- Để phân tích được mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận ta chia ra
làm ba phần. Phần thứ nhất là giới thiệu những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan
hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Phần thứ hai phân tích và so sánh các nghiên
cứu tình huống để nhận định về các vấn đề kinh tế, tài chính có liên quan. Phần thứ
ba là sau khi tìm hiểu rõ các tình huống ở trên đưa ra những bài học kinh nghiệm
cần phát huy và khắc phục.
- Trên cơ sở những khái niệm đã có sẵn và tận dụng được mối quan hệ giữa chi
phí – khối lượng – lợi nhuận sẽ giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định nhằm
tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ để tận dụng được tối đa nguồn lực của doanh
nghiệp. Từ đó, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc phân tích mối quan hệ giữa
chi phí – khối lượng – lợi nhuận cũng tạo nên nền tảng kỹ thuật giúp kế nối với chi
phí đã sử dụng trong quá trình phân tích để mở rộng thông tin cho những quyết định
quan trọng của nhà quản trị.

II. Cơ sở lý luận

1. Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ C-V-P


-Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo
yêu cầu nhà quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Các
quyết định của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Chính vì điều này, việc phân tích mối quan hệ C-V-P là một công cụ rất hữu
dụng, giúp cho các nhà quản lý hiểu được mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và
lợi nhuận; từ đó nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định.
1
Phân tích mối quan hệ C-V-P là một kỹ thuật phân tích rất hữu ích đã được sử dụng
rất lâu ở nhiều lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, không phải sự xuất hiện từ lâu mà
phân tích mối quan hệ CVP không còn vai trò mà ngược lại kỹ thuật phân tích này
vẫn còn giá trị thực tiễn và ngày càng được mở rộng, nâng cao tiếp tục phát huy vai
trò trong việc cung cấp thông tin cho quản trị hữu hiệu hơn trong mối quan hệ kết
nối với những nền tảng thông tin quản trị hiện đại.
Việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận là quá trình tiến hành các
kỹ thuật phân tích cho phép đánh giá mối quan hệ của các yếu tố: giá bán, số lượng
sản phẩn, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu của mặt hàng và xem xét sự ảnh
hưởng của các yếu tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tức là khi phân tích CVP
giúp cho các nhà quản trị đánh giá được mức độ biến động giữa lợi nhuận thực tế và
mục tiêu, giữa sản lượng tiêu thụ và sản lượng hòa vốn. Từ đó đánh giá để đưa ra
quyết định giúp doanh nghiệp tìm ra các phương pháp kinh doanh, xác định yếu tố
kinh doanh phù hợp để đạt được lợi nhuận mong muốn.
Việc phân tích này cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu và khai
thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là động lực và cơ sở để đưa ra các quyết
định như: chọn dây chuyền sản phẩm sản xuất, giá bán sản phẩm, thay đổi biến phí,
định phí, cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, các chiến lược bán hàng...
Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP ta cần phải nắm vững cách ứng xử của chi
phí để tách toàn bộ chi phí của doanh nghiệp thành khả biến, bất biến, đồng thời
phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, nắm vững một số khái niệm cơ
bản sử dụng trong phân tích.
2. Nội dung phân tích mối quan hệ C-V-P
2.1. Một số khái niệm sử dụng trong phân tích mối quan hệ C-V-P
2.1.1 Số dư đảm phí
Khoản chênh lệch giữa doanh thu với biến phí của hoạt động kinh doanh được gọi là
số dư đảm phí. Số dư này dùng để bù đắp định phí và tạo lợi nhuận. Có thể tính cho
tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hoặc cho một đơn vị sản phẩm.
Số dư đảm phí = Doanh thu - Biến phí
Doanh thu = đơn giá bán x số lượng bán
Biến phí = biến phí đơn vị x số lượng
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán - biến phí đơn vị

1
Gọi x là số lượng sản phẩm tiêu thụ, a là biến phí đơn vị, g là giá bán, b là định phí,
ta có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí như sau:
Chỉ tiêu Tổng số Đơn vị
Doanh thu gx g
(-) Biến phí ax a
Số dư đảm phí (g – a)x g- a
(-) Định phí b b/x
Lợi nhuận (g – a)x - b
Bảng A
Từ báo cáo trên ta xét các trường hợp:
- Khi x=0 thì lợi nhuận doanh nghiệp P = -b, nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ 1 khoản
bằng định phí.
- Khi x=xh ( số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn ) thì số dư đảm phí bằng với định
phí, khi đó lợi nhuận doanh nghiệp P = 0 nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa
vốn.
- Khi x=x1 ( số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 1), x1>xh thì lợi nhuận ở mức sản
phẩm tiêu thụ x1 là P1 = (g - a).x1 - b
- Khi x=x2 ( số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 1), x2>x1 thì lợi nhuận ở mức sản
phẩm tiêu thụ x2 là P2 = (g - a).x2 – b
Như vậy số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 1 lượng Δx = x2 - x1
→ Lợi nhuận tăng 1 lượng ΔP = P2 - P1→ ΔP = (g - a).(x2 - x1)
Vậy ΔP = (g - a).(x2 - x1)

Số dư đảm phí của hoạt động kinh doanh lớn hơn định phí sẽ có lợi nhuận và ngược
lại, hoạt động kinh doanh không có lợi nhuận (lỗ). 
Trong ngắn hạn (định phí chưa có nhiều thay đổi), số dư đảm phí của một hoạt động,
một sản phẩm lớn hơn thì khả năng tạo ra lợi nhuận sẽ tốt hơn những hoạt động, sản
phẩm có số dư đảm phí nhỏ hơn. 
Trong một điều kiện, cơ sở hoạt động nhất định, phương án kinh doanh có số dư
đảm phí lớn hơn thì khả năng tạo ra lợi nhuận của phương án tốt hơn.
2.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí

Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ giữa số dư đảm phí với doanh thu. Tỷ lệ số dư đảm phí
cho biết một 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng số dư đảm phí để bù đắp cho
định phí và tạo lợi nhuận
Tỷ lệ số dư đảm phí được tính theo công thức tổng quát như sau:
1
Tỷ lệ số dư đảm phí = ( Số dư đảm phí / Doanh thu ) x 100%
Hoặc Tỷ lệ số dư đảm phí = ( Số dư đảm phí đơn vị / Đơn giá bán ) x
100%
Hoặc Tỷ lệ số dư đảm phí = (Tổng số dư đảm phí / Tổng doanh thu) x
100%
*Tỷ lệ số dư đảm phí càng lớn thì khi doanh thu tăng lên sẽ có khả năng tăng lợi
nhuận tốt hơn.
*Trong một điều kiện, cơ sở hoạt động nhất định, phương án kinh doanh có tỷ lệ số
dư đảm phí lớn hơn thì khả năng tạo ra lợi nhuận của phương án tốt hơn khi cùng
mức tăng doanh thu.
Từ bảng báo cáo trên ta có
Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 → Doanh thu là gx1 → Lợi nhuận P1 = (g - a)
x1 – b
Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 → Doanh thu là gx2 → Lợi nhuận P2 = (g - a)
x2 – b
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là gx2 - gx1 → Lợi nhuận tăng 1 lượng là
ΔP = [(g - a) / g] * ( x2- x1) g
Ta có kết luận:
- Trong một điều kiện, cơ sở hoạt động nhất định, phương án kinh doanh có tỷ lệ số
dư đảm phí lớn hơn thì khả năng tạo ra lợi nhuận của phương án tốt hơn khi cùng
mức tăng doanh thu.
- Sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí cho ta thấy được mối quan hệ giữa doanh
thu với lợi nhuận từ đó khắc phục được các nhược điểm của số dư đảm phí cụ thể:
+ Giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quát hơn về toàn doanh nghiệp khi mà
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm, giúp tổng hợp được doanh thu
tăng thêm của toàn doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ.
+ Giúp cho nhà quản trị biết được: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu ( khi tăng số
lượng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phận khác nhau thì bộ phận nào có tỷ lệ số dư
đảm phí càng lớn sẽ tạo ra lợi nhuận tăng lên càng nhiều.
2.1.3 Kết cấu chi phí
-Kết cấu chi phí là tỷ trọng từng loại chi phí (biến phí, định phí) trong tổng chi phí.
Kết cấu chi phí là biểu hiện của cấu trúc vốn và tình hình sử dụng vốn trong hoạt
động.
-Đo lường kết cấu chi phí 

1
Tỷ lệ biến phí = (Biến phí / Tổng chi phí) x 100%
Tỷ lệ định phí = (Định phí / Tổng chi phí) x 100%
-Ảnh hưởng kết cấu chi phí: Khi doanh thu thay đổi một tỷ lệ, những sản phẩm, bộ
phận có tỷ trọng định phí lớn hơn tỷ trọng biến phí thì lợi nhuận sẽ thay đổi với một
tỷ lệ lớn hơn hay độ nhạy của lợi nhuận tốt hơn khi doanh thu thay đổi.
-Chi phí với cấu trúc tỷ trọng định phí lớn hơn tỷ trọng biến phí thì khi doanh thu
thay đổi một tỷ lệ lợi nhuận sẽ thay đổi một tỷ lệ cao hơn (độ nhay cảm cao hơn). 
Chọn phương án kinh doanh trên cơ sở kết cấu chi phí
• Sự gia tăng tỷ trọng định phí,
+ Tỷ lệ lợi nhuận tăng nhanh khi tăng doanh thu một tỷ lệ - Tiềm năng kinh tế tăng
nhanh khi tăng trưởng
+ Tỷ lệ lợi nhuận giảm nhanh khi giảm doanh thu một tỷ lệ - Ẩn chứa rủi ro lớn về
kinh tế khi suy giảm
• Sự gia tăng tỷ trọng biến phí,
+ Tỷ lệ lợi nhuận tăng chậm khi tăng doanh thu một tỷ lệ - Tiềm năng kinh tế thấp
khi tăng trưởng
+ Tỷ lệ lợi nhuận giảm chậm khi giảm doanh thu một tỷ lệ - Ẩn chứa ít rủi ro kinh tế
khi suy giảm
2.1.4 Đòn bẩy hoạt động
- Đòn bẩy hoạt động là thước đo mức độ nhạy cảm của lợi nhuận đối với một phần
trăm thay đổi của doanh thu và cũng là biểu hiện gián tiếp kết cấu chi phí, ảnh
hưởng của kết cấu chi phí đến quan hệ thay đổi của lợi nhuận và của doanh thu. Một
cách tổng quát, đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ
tăng ( hoặc giảm ) doanh thu với tốc độ tăng ( hoặc giảm ) lợi nhuận. Để đảm bảo ý
nghĩa trên thì độ lớn đòn bẩy hoạt động phải lớn hơn 1.
Đo lường độ lớn đòn bẩy hoạt động = Số dư đảm phí / Lợi nhuận thuần
- Ảnh hưởng của độ lớn đòn bẩy hoạt động :
Nếu đòn bẩy hoạt động lớn, một tỷ lệ (tăng giảm) nhỏ của doanh thu có thể
tạo ra một tỷ lệ(tăng giảm) lớn hơn của lợi nhuận.
Tốc độ tăng lợi nhuận = Tốc độ tăng doanh thu x Độ lớn đòn bẩy hoạt động

1
Độ lớn đòn bẩy hoạt động lớn, khi thay đổi doanh thu một tỷ lệ, lợi nhuận sẽt hay
đổi với tỷ lệ lớn hơn và ngược lại
Tốc độ tăng lợi nhuận = Tốc độ tăng doanh thu x Độ lớn đòn bẩy hoạt động.
Trong cùng doanh thu, chi phí, sản phẩm có tỷ trọng định phí lớn hơn sẽ có độ lớn
đòn bẩy hoạt động lớn hơn. 
- Chọn phương án kinh doanh trên cơ sở đòn bẩy kinh doanh
Độ lớn đòn bẩy hoạt động lớn khi doanh thu thay đổi một tỷ lệ, lợi nhuận sẽ thay đổi
với tỷ lệ nhanh hơn - Thể hiện nhiều tiềm năng kinh tế khi tăng trưởng và ngược lại,
khi giảm doanh thu một tỷ lệ, lợi nhuận sẽ giảm một tỷ lệ nhanh hơn - Ẩn chứa rủi
ro lớn về kinh tế khi suy giảm
2.1.5 Phân tích điểm hòa vốn
- Phân tích điểm hòa vốn giúp cho nhà quản trị xác định được số lượng sản phẩm
tiêu thụ và doanh thu hòa vốn, từ đó xác định vùng lãi, vùng lỗ của doanh nghiệp
hay phạm vi an toàn, rủi ro của kinh doanh.
- Kết cấu hàng bán thể hiện cơ cấu các mặt hàng kinh doanh của một doanh nghiệp.
Kết cấu hàng bán được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng
trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Tỷ trọng doanh thu sản phẩm = Doanh thu sản phẩm / tổng doanh thu
- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc tổng số dư
đảm phí bằng tổng định phí.
Từ dữ liệu ở bảng A ta có:
+ Doanh thu : g.x
+ Chí phí khả biến
+ Chí phí bất biến
+ Tổng chi phí
- Tại điểm hào vốn có: Doanh thu = Chi phí
+ Gọi xh là sản lượng => g.xh= a.xh+ b
Vậy sản lượng hòa vốn = Chi phí bất biến/ lãi trên biến phí đơn vị
Vậy doanh thu hòa vốn = Chi phí bất biến/ Tỷ lệ chi phí khả biến trên giá bán

1
- Đồ thị điểm hòa vốn dạng tổng quát
y (giá trị) Yd=g.x
Yc=ax+b
Lãi

Điểm hòa vốn


Yhv
b

0 x (Mức độ hoạt động)

+ Đường doanh thu : y= g.x


+ Đường chi phí : y=a.x+b

- Phân tích điểm hòa vốn với giá bán là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với
nhà quản trị doanh nghiệp, vì nhờ đó họ có thể dự kiến khi giá bán thay đổi cần xác
định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt được điểm hòa vốn với đơn giá tương ứng
- Phân tích điểm hòa vốn với kết cấu hàng bán, khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều
loại sản phẩm khác nhau và tỷ trọng của các loại sản phẩm trong tổng lượng bán
khác nhau và tỷ trọng của các loại sản phẩm trong tổng lượng bán khác nhau ở từng
kỳ phân tích thì điểm hòa vốn sẽ thay đổi. Vì vậy, nếu biết kết hợp hợp lý được tỷ
trọng của các loại sản phẩm bán trong tổng lượng bán, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi
nhuận tối đa, ngược lại, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Kết luận
Việc hiểu sâu các mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận là việc cần thiết
quản lý để một doanh nghiệp có thành công hay không. Việc phân tích CVP là một
1
công cụ cho nhà quản lý để nắm rõ nhận thức và đưa ra được những quyết định thay
đổi nào có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Việc xác định được doanh thu và sản lượng để doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn
hoặc đạt được lợi nhuận mục tiêu cung cấp cho nhà quản lý thông tin hữu ích cho
việc lập kế hoạch và ra quyết định. Hai phương pháp giúp sản lượng, doanh thu để
doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn hoặc đạt được lợi nhuận mục tiêu là số dư đảm
phí và phương trình. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí được thiết lập trên cơ sở
phân loại chi phí thành chi phí biển đổi và chi phí cố định là rất hữu ích trong việc
phân tích CVP

III. Nghiên cứu tình huống và so sánh


IV. PHẦN 3 - PHÂN TÍCH THỰC TẾ TÌNH HÌNH TẠI CÔNG TY
V. * Báo cáo phân tích 3 loại hình kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu
Petrolimex là khối kinh doanh hóa dầu.
VI.  Khối kinh doanh dầu mỡ nhờn
VII.  Khối kinh doanh nhựa đường
VIII.  Khối kinh doanh hóa chất
IX. 1.1 tổng sản lượng của 3 mảng kinh doanh
X. 1.2 Tổng doanh thu và doanh thu từng sản phẩm năm 2022:
XI.
Khối kinh doanh Số tiền (đồng)
Khối kinh doanh dầu mỡ nhờn 1.667.777.435.341

Khối kinh doanh nhựa đường 4.147.517.098.338

Khối kinh doanh hóa chất 2.785.688.575.887

Tống doanh thu 8.600.983.109.566


XII. Bảng 3.1.2 Mô tả tổng doanh thu và doanh thu từng sản phẩm năm 2022
XIII. Nhận xét: Khối kinh doanh nhựa đường là khối kinh doanh có doanh thu
cao nhất trong danh sách, đạt 4.147.517.098.338 VND. Khối kinh doanh
hóa chất có doanh thu 2.785.688.575.887 VND xếp thứ hai trong danh
sách. Khối kinh doanh dầu mỡ nhờn có doanh thu 1.667.777.435.341
VND xếp cuối cùng trong danh sách.
XIV. =>Nhìn chung, Khối kinh doanh nhựa đường góp phần lớn vào tổng
doanh thu của danh sách, trong khi 2 khối còn lại đóng góp ít hơn.
XV.
XVI. Bài học kinh nghiệm rút ra
1
Sau khi dựa vô các cơ sở dữ liệu từ 3 tình huống trên để phân tích thì nhóm em có
đưa ra được bài học:
- Ý nghĩa quan trọng của việc xác định điểm hòa vốn:
+ Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí đã bỏ ra,
đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo doanh nghiệm tránh được lỗ và duy trì
được doanh thu và lợi nhuận.
+ Để xác định được điểm hào vốn sao cho đúng thì cần xác định chính xác chi
phí biến đổi và chi phí cố định và phân chia rõ ràng.
- Sử dụng hiệu quả chi phí:
+ Phân tích CVP giúp cho các nhà quản trị đánh giá được sự thay đổi của chi
phí ảnh hưởng tới sự biến động lợi nhuận thực tế và lợi nhuận mục tiêu.
+ Phân tích CVP là phân tích cho phép đánh giá sự biến động bên trong và
mối quan hệ tối ưu giữa tổng chi phí cố định, chi phí biến đổi, dựa vào những yếu tố
dự báo được các nhà quản trị xác định được mức chi phí phù hợp và hiệu quả để đạt
được lợi ích kinh doanh tối đa.
- Nắm vững các kỹ thuật phân tích:
+ Phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích ghi nhận những điều kiện không
chắc chắn vào quá trình phân tích tình huống, phân tích tốt giúp cho các nhà quản trị
có cái nhìn tốt hơn về những rủi ro và khắc phục được những thiếu sót của phân tích
VCP truyền thống.
- Sử dụng lợi thế quyết định giá và chiến lược sử dụng:
+ Phân tích CVP đưa ra những căn cứ cơ sở cho việc quyết định giá cả
+ Giá cả là 1 trong 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, dựa vào sự phân
tích để sử dụng giá cả hợp lí phù hợp với thị trường và quyết định giá trị tương lai
của lợi nhuận

=> Trong quá trình phân tích CVP, các nhà quản trị phải kết hợp giữa các yếu
tố để quyết định lựa chọn những phương án hoạt động tối ưu và xem xét kỹ
lưỡng quy mô hoạt động dựa vào mối quan hệ tốt nhất giữa chi phí và lợi
nhuận mong muốn.

1
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình KTQT1


2. https://text.123docz.net/document/7108385-phan-tich-moi-quan-he-giua-chi-
phi-khoi-luong-loi-nhuan-c-v-p-tai-cong-ty-tnhh-tin-hoc-a-dong-vi-na.htm
3. https://text.123docz.net/document/263854-phan-tich-moi-quan-he-cvp-tai-
nha-may-gach-ngoi-tunnel-long-xuyen.htm?cv=1
4. https://fr.slideshare.net/snowsaobang/cvp-16747804
1
1

You might also like