You are on page 1of 62

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
Chương I: Tổng quan về Tổng Công ty khí Việt Nam PVGAS................................5
1. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp....................................................................5
2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.................................................................7
3. Cơ cấu tổ chức của PVGAS...............................................................................9
4. Nguồn nhân lực của công ty.............................................................................12
5. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................13
6. Mục tiêu phát triển của PV GAS đến năm 2025............................................19
7. Vốn và nguồn vốn.............................................................................................20
8. Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển đối với Tổng Công ty khí
Việt Nam..................................................................................................................23
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng Công ty khí Việt
Nam PVGAS giai đoạn 2015-2019.............................................................................24
1. Quy trình quản lý và thực hiện đầu tư..............................................................24
2. Tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên
quan đến đầu tư theo thẩm quyền.........................................................................29
3. Tình hình quản lý quy hoạch...........................................................................29
4. Nguồn vốn đầu tư.............................................................................................29
5. Nội dung đầu tư phát triển theo lĩnh vực của Tổng Công ty khí Việt Nam
giai đoạn 2015-2019.................................................................................................30
5.1. Đầu tư xây dựng cơ bản............................................................................32
5.2. Đầu tư cho hoạt động marketing..............................................................43
5.3. Đầu tư cho nhân lực...................................................................................46
5.4. Đầu tư khác................................................................................................47
6. Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng Công ty khí Việt
Nam PVGAS............................................................................................................48
6.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển........................................................48
6.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển......................................................49
6.3. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển của Công
ty 50
6.4. Nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế......................................................52
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng
Công ty khí Việt Nam PVGAS..................................................................................53
1. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2025........................................53
2. Phân tích SWOT...............................................................................................54
3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng Công ty
khí Việt Nam PVGAS.............................................................................................55
4. Đề xuất và kiến nghị về đổi mới cơ chế, chính sách, điều hành của Chính
phủ, các Bộ, ngành..................................................................................................60
KẾT LUẬN.................................................................................................................61
DANH MỤC THAM KHẢO.....................................................................................62
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu nhân lực của Công ty theo trình độ......................................................12


Bảng 2: Bảng cân đối kế toán rút gọn Tổng Công ty khí Việt Nam giai đoạn 2015-2019
........................................................................................................................................20
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn Công ty giai đoạn 2015-2019.............21
Bảng 4: Từ viết tắt.........................................................................................................24
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2015-2019......................29
Bảng 6: Nội dung đầu tư phát triển của Công ty theo lĩnh vực giai đoạn 2015-2019...30
Bảng 7: Tỷ trọng nội dung đầu tư phát triển của Công ty theo lĩnh vực giai đoạn 2015-
2019................................................................................................................................31
Bảng 8: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư vào TSCĐ của Công ty giai đoạn 2015-2019........32
Bảng 9: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động marketing của Công ty giai đoạn
2015-2019......................................................................................................................44
Bảng 10: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho nhân lực của Công ty giai đoạn 2015-2019...46
Bảng 11: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho nhân lực của Công ty giai đoạn 2015-2019...47
Bảng 12: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015-2019....48
Bảng 13: Các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của Công ty giai
đoạn 2015-2019.............................................................................................................49
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư phát triển luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong kế hoạch
phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào. Điều này đặc biệt đúng trong hoàn cảnh
nhu cầu của con người không ngừng thay đổi, ngày càng đa dạng hơn, yêu cầu các
doanh nghiệp phải liên tục đầu tư, đổi mới, cải thiện sản phẩm, dịch vụ để có thể bắt
kịp với xu thế thị trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác triệt để các nguồn
vốn đầu tư, đầu tư vào đâu và như thế nào, sao cho có thể đạt hiệu quả cao nhất. Việc
này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược, kế hoạch quản lý hoạt động đầu tư
một cách chi tiết, rõ ràng, nhằm phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp, đạt được
các mục tiêu đã đặt ra trước đó.

Tại Tổng Công ty khí Việt Nam PVGAS, ban lãnh đạo cùng đội ngũ công nhân
viên chức của Công ty luôn cố gắng tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, liên tục cải
thiện quy trình đầu tư để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, cố gắng bắt kịp với đà phát
triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế toàn cầu, trở thành một trong
những đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
Những kết quả đáng tự hào mà Công ty đã đạt được trong và sau quá trình đầu tư phát
triển là không thể phủ nhận.

Trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty khí Việt Nam, em nhận thấy Công ty
rất chú trọng vào hoạt động đầu tư phát triển, liên tục hợp tác, thăm dò và khai thác các
bể khí mới, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xử lý và phân phối khí nhằm có thể đáp
ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp sản xuất cũng như
các hộ gia đình nhỏ lẻ. Tuy nhiên trong quá trình này, Công ty vẫn còn gặp phải một số
hạn chế, dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả đầu tư. Để làm rõ hơn thực trạng công tác đầu tư
nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của Công ty, em đã đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu
đề tài: “Hoạt động Đầu tư phát triển tại Tổng Công ty khí Việt Nam” làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp và với hy vọng có thể tìm ra hướng đi đúng đắn trong hoạt động
Đầu tư phát triển tại Tổng Công ty khí Việt Nam nói riêng và Đầu tư phát triển nói
chung.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:


Chương I: Tổng quan về Tổng Công ty khí Việt Nam PVGAS

Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng Công ty khí Việt Nam
PVGAS

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng
Công ty khí Việt Nam PVGAS

Quá trình thực hiện đề tài này đã nhận được sự trợ giúp, hỗ trợ nhiệt tình từ phía
Công ty trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, hoàn thiện đề tài
cũng như tạo điều kiện tìm hiểu quy trình hoạt động, cơ cấu tổ chức cũng như hoạt
động đầu tư phát triển tại Công ty. Đồng thời là sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn là
Ths. Nguyễn Duy Tuấn đã tích cực định hướng, hỗ trợ hoàn thiện chuyên đề. Tuy
nhiên chuyên đề vẫn không tránh khỏi những thiếu sót do năng lực hạn chế của sinh
viên cũng như tính bảo mật thông tin tại Tổng Công ty khí Việt Nam.

Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2020

Sinh viên thực hiện


Chương I: Tổng quan về Tổng Công ty khí Việt Nam PVGAS

1. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp.


Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP là đơn vị thành viên thuộc Tập Đoàn Dầu Khí
Quốc gia Việt Nam, hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế biến,
tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc và mở
rộng ra thị trường quốc tế.
Địa chỉ: Tòa nhà PV Gas Tower, 673 Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè,
TP.HCM
Phone: +84 (28) 378-16777
Fax: +84 (28) 378-15666
E-mail: pvgas@pvgas.com.vn

Sản phẩm:
 Khí khô.
 Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
 Khí ngưng tụ (Condensate)
 Khí thiên nhiên nén (CNG)
 Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)
 Ống thép dầu khí
Dịch vụ:
 Vận chuyển khí và các sản phẩm khí
 Thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình khí
 Dịch vụ kho cảng cho các dịch vụ xuất nhập khẩu khí
 Cung cấp vật tư, thiết bị ngành khí
 Bọc ống dầu khí (bọc chống ăn mòn, cách nhiệt, bê tông gia trọng)

Các cột mốc đáng nhớ


- 9/1990: Thành lập Công ty Khí đốt
- 4/1995: Đón dòng khí đầu tiên từ bể Cửu Long
- 10/1998: Lần đầu tiên sản xuất LPG & Condensate tại Việt Nam
- 12/2002: Đón dòng khí từ bể Nam Côn Sơn
- 5/2007: Đón dòng khí từ bể Malay - Thổ Chu
- 11/2009: Phát triển thành Tổng công ty Khí
- 5/2001: Hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
- 8/2015: Đón dòng khí từ bể sông Hồng
- 10/2019: Đầu tư các dự án nhập khẩu LNG

2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.


2.1. Tầm nhìn
Phát triển PVGas thành Doanh nghiệp Khí vững mạnh, có sức cạnh tranh cao,
hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị khí và sản phẩm
khí; giữ vai trò chủ đạo trong ngành Công nghiệp Khí Việt Nam và tham gia
tích cực vào thị trường quốc tế.
2.2. Sứ mệnh
Mang nguồn năng lượng từ thiên nhiên phục vụ sự phát triển cộng đồng doanh
nghiệp, người dân và đất nước.
2.3. Giá trị cốt lõi
 Đoàn kết
Là mọi người có cùng chung tư tưởng, hành động nhằm hợp thành một khối
thống nhất, chung tay góp sức hoàn thành mục tiêu đề ra.
Chuẩn mực hành vi:
 Vì mục tiêu chung
 Thống nhất trong chủ trương và hành động.
 Cùng hợp tác chia sẻ.
 Chuyên nghiệp
Là sự lành nghề, chuyên tâm và tận lực với nghề nghiệp, công việc.
Chuẩn mực hành vi:
 Xác định mục tiêu rõ ràng.
 Thực hiện công việc theo chuẩn mực.
 Chuyên môn vững vàng.
 Đam mê và tận tâm với công việc.
 Điềm tĩnh, cân bằng được lý trí và cảm xúc trong giải quyết vấn đề.
 Hiệu quả
Là việc sử dụng nguồn lực (thời gian, nhân lực, vật lực,…) một cách tối ưu
để đạt được kết quả như dự định hoặc tốt hơn dự định.
Chuẩn mực hành vi
 Có mục tiêu rõ ràng.
 Tối ưu hóa, tránh lãng phí và tiết kiệm nguồn lực.
 Kiến thức vững vàng, kỹ năng thành thục và tập trung cao độ trong thực
thi
 Đảm bảo khối lượng, chất lượng, tiến độ.
 Sản phẩm làm ra phải dùng được.
 An toàn
Là tình trạng không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng
đến sức khỏe người lao động; hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình
công nghệ sản xuất và thiệt hại đến môi trường.
Chuẩn mực hành vi:
 Phân tích rủi ro cơ hội, kiểm soát thay đổi trước khi thực hiện công việc
để giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội cải tiến.
 Chuẩn mực hóa các quá trình thực hiện công việc.
 Tuân thủ các quy định và quy trình làm việc.
 Có ý thức bảo vệ con người, tài sản, môi trường.
 Đổi mới
Là việc tạo ra hoặc ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải
pháp quản lý để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng,
giá trị gia tăng của sản phẩm và hàng hóa.
Chuẩn mực hành vi:
 Luôn học hỏi, chủ động xác định và lực chọn các cơ hội để cải tiến.
 Có phương pháp làm việc mới mang lại hiệu quả cao.
 Ứng dụng của các giải pháp tốt hơn, hiệu quả hơn.
2.4. Triết lí kinh doanh
- PVGAS luôn luôn suy nghĩ, hành động một cách đoàn kết, chuyên nghiệp,
đổi mới, hiệu quả, an toàn và tin cậy vì sứ mệnh mang nguồn năng lượng
thiên nhiên phục vụ sự phát triển của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và
đất nước.
- PVGAS liên tục tiến hành kinh doanh một cách rõ ràng, bình đẳng, tôn
trọng, hợp tác và cùng có lợi.
- PVGAS tôn trọng sự đa dạng và khác biệt cá nhân giữa các đồng nghiệp,
luôn luôn lắng nghe, chia
- PVGAS hành động để tuân thủ mọi quy định của pháp luật, các cam kết với
khác hàng, đối tác, cùng chia sẻ trách nhiệm với xã hội và bảo vệ môi
trường.

3. Cơ cấu tổ chức của PVGAS


3.1. Sơ đồ tổ chức.

Công ty gồm 14 văn phòng, các ban chuyên môn; 11 đơn vị trực thuộc, 6 đơn vị TCT
nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối; 2 đơn vị TCT liên kết góp vốn.
- Văn phòng, các ban chuyên môn:

- Đơn vị trực thuộc:

-
- Đơn vị Tổng Công ty nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối

- Đơn vị Tổng Công ty liên kết góp vốn:

3.2. Thành viên ban lãnh đạo.


 Ông Nguyễn Sinh Khang – Chủ tịch Hội đồng quản trị.
 Ông Dương Mạnh Sơn – Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
Tổng Công ty.
 Ông Phan Quốc Nghĩa – Thành viên Hội đồng quản trị.
 Bà Võ Thanh Ngọc – Thành viên Hội đồng quản trị.
 Ông Trương Hồng Sơn – Thành viên độc lập Hội đồng quản trị.
 Ông Đỗ Đông Nguyên - Thành viên độc lập Hội đồng quản trị.
 Ông Nguyễn Thanh Nghị - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty.
 Ông Nguyễn Quốc Huy - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty.
 Ông Bùi Ngọc Quang - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty.
 Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty.
 Ông Phạm Đăng Nam - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty.

4. Nguồn nhân lực của công ty


- Tính đến ngày 31/12/2019, tổng số Cán bộ công nhân viên tại Cơ quan điều
hành, các đơn vị trực thuộc và các đơn vị thành viên của PVGAS là 3.591
người, trong đó tổng số CBCNV tại Cơ quan điều hành và các đơn vị trực
thuộc của PVGAS có là 1.312 người được phân chia theo trình độ như bảng
dưới đây.
Bảng 1: Cơ cấu nhân lực của Công ty theo trình độ

Trình Cao Trung


Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học CNKT LĐPT
độ Đẳng cấp
Số
6 113 873 66 75 169 10
người
Tỉ lệ
0,6 8,6 65,1 4,8 7 12,7 1,2
(%)

- Về ngành nghề đội ngũ lao động mà PVGAS đang sử dụng rất đa dạng lên
đến gần 20 nhóm ngành nghề khác nhau, tập trung nhiều trong các lĩnh vực
kỹ thuật (trên 60%). Điều này lo do đặc thù hoạt động trong ngành công
nghiệp khí.
- Về giới tính, cũng do đặc thù hoạt động trong ngành công nghiệp khí nên
gần 80% là nam giới, trong đó tập trung vào các lĩnh vực vận hành, bảo
dưỡng sửa chữa, xây dựng công trình khí.
- Với tỉ lệ lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ khá cao, trình độ từ Đại học trở
lên chiếm 75,6% tập trung trong nhóm lao động quản lý cấp cao và cấp
trung, nhóm chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật. Đây là lợi thế rất lớn của
PVGAS trong việc phát triển nguồn nhân lực.
- Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, trưởng thành qua thực
tiễn sản xuất kinh doanh, đáp ứng với sự phát triển và hội nhập, điều hành
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhiều năm liền.

5. Quá trình hình thành và phát triển


Ý tưởng về một ngành công nghiệp khí đã được hình thành từ đầu những năm
90 khi sản lượng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ, nếu không đưa vào bờ để sử dụng sẽ
phải đốt bỏ ngoài khơi. Do đó, ngày 20/09/1990, PV GAS được thành lập trên cơ sở
Ban Quản lý Công trình Dầu khí Vũng Tàu với tên gọi ban đầu là Công ty Khí đốt và
với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là thu gom, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ, chế
biến, phân phối, kinh doanh khí và các sản phẩm khí.
Hệ thống khí thứ nhất – Hệ thống khí Cửu Long:
Ngay sau khi thành lập, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,
PV GAS đã bắt tay ngay vào việc triển khai Hệ thống khí thứ nhất – Hệ thống khí
Bạch Hổ, sau này phát triển mở rộng thành Hệ thống khí Cửu Long, bao gồm: Giàn
nén khí ngoài khơi, Hệ thống đường ống vận chuyển khí từ các mỏ dầu khí thuộc bể
Cửu Long, vào bờ và lên đến Phú Mỹ, Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, Kho chứa và cảng
xuất sản phẩm lỏng tại Thị Vải, các Trạm phân phối khí. Để sớm đưa khí vào bờ đáp
ứng nhu cầu sử dụng khí, Hệ thống được chia thành các giai đoạn để thực hiện.
Đầu quý II/1995, phần đưa sớm khí vào bờ đã hoàn thành; dòng khí đầu tiên được đưa
vào bờ vào ngày 26/04/1995 từ mỏ Bạch Hổ để cung cấp cho Nhà máy điện Bà Rịa với
công suất 1 triệu m3/ngày, góp phần giảm bớt khoản chi ngoại tệ rất lớn từ ngân sách
Nhà nước để nhập khẩu diesel làm nhiên liệu cho Nhà máy điện.
Tiếp theo đó, cùng với việc hoàn thành giàn nén khí nhỏ, giàn nén khí lớn ngoài khơi
và hệ thống đường ống dẫn khí trên bờ, công suất đưa khí vào bờ được nâng dần lên 2
triệu m3/ngày vào đầu năm 1997 và 3 triệu m3/ngày vào cuối năm 1997, trên 5 triệu
m3/ngày vào năm 2002 để vận chuyển thêm nguồn khí từ các mỏ khác thuộc bể Cửu
Long: mỏ Rạng Đông 2002, Cá Ngừ Vàng, Phương Đông 2008, Sư Tử Vàng, Sư Tử
Đen 2009, Vòm Bắc, Rồng, Đồi Mồi 2010, Tê Giác Trắng 2011, Hải Sư Đen, Hải Sư
Trắng 2013, Đại Hùng năm 2015, Thiên Ưng năm 2016… đến các nhà máy điện, đạm,
khách hàng công nghiệp khác tại Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP HCM.
Việc hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy xử lý khí Dinh Cố và Kho
chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng PV GAS vào cuối năm 1998 là một sự kiện có ý
nghĩa to lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Lần đầu tiên LPG và Condensate được
sản xuất tại Việt Nam. Từ tháng 5/1999, PV GAS đã đáp ứng phần lớn nhu cầu LPG
trong nước với chất lượng tốt và giá cạnh tranh, thay thế cho mặt hàng lâu nay Việt
Nam vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Đến nay, Hệ thống khí Cửu Long không ngừng được phát triển, với giàn nén khí ngoài
khơi, hệ thống đường ống dẫn khí dài gần 390 km từ bể Cửu Long vào bờ (công suất
thiết kế: 2 tỷ m3 khí/năm), đến các hộ tiêu thụ tại Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP
HCM, Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, Nhà máy xử lý khí Dinh Cố (công suất thiết
kế: 2 tỷ m3 khí, 350 nghìn tấn LPG và 130 nghìn tấn Condensate/năm), Kho chứa và
cảng xuất sản phẩm lỏng tại Thị Vải (công suất chứa theo thiết kế: trên 71.000 tấn
LPG, 46.000 m3 Condensate; 2 cầu cảng 60.000 DWT và 2.000 DWT).

Hệ thống khí thứ hai – Hệ thống khí Nam Côn Sơn:


Phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được từ Hệ thống khí Cửu Long, PV GAS tiếp
tục triển khai Hệ thống khí thứ hai – Hệ thống khí Nam Côn Sơn với sự tham gia của
các đối tác nước ngoài là những Tập đoàn Dầu khí lớn trên thế giới, bao gồm hệ
thống đường ống dài trên 400 km từ các mỏ thuộc bể Nam Côn Sơn, Nhà máy xử lý
khí Nam Côn Sơn. Tháng 12/2002, Hệ thống khí Nam Côn Sơn đã hoàn thành những
hạng mục quan trọng, dòng khí đầu tiên từ mỏ Lan Tây, Lan Đỏ được đưa vào bờ đến
các hộ tiêu thụ. Tiếp sau đó, Hệ thống khí Nam Côn Sơn lần lượt tiếp nhận thêm nguồn
khí từ các mỏ khác thuộc bể Nam Côn Sơn (Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây năm 2006, Chim
Sáo, Dừa năm 2011, Hải Thạch, Mộc Tinh năm 2013); trở thành hệ thống khí có công
suất lớn nhất hiện nay, trên 7 tỷ m3 khí/năm, làm gia tăng đáng kể sản lượng khí PV
GAS cung cấp ra thị trường.
Hệ thống khí Nam Côn Sơn kết hợp với hệ thống khí Cửu Long đã tạo nên cơ sở hạ
tầng khí đốt quan trọng trong tam giác kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam Bộ: TP.
HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.

Hệ thống khí thứ ba – Hệ thống khí PM3 - Cà Mau


Để phát triển thị trường tiêu thụ khí tại khu vực Tây Nam Bộ, PV GAS đã đầu tư Hệ
thống khí PM3 – Cà Mau với 325 km đường ống khí ngoài khơi và trên bờ, công suất
thiết kế trên 2 tỷ m3 khí/năm, Trung tâm phân phối khí Cà Mau, đưa khí mỏ PM3-
CAA, 46 CN thuộc bể Malay – Thổ Chu cấp cho các nhà máy điện và nhà máy đạm tại
Cà Mau từ 5/2007. Cuối năm 2017, PV GAS đã đưa vào vận hành Nhà máy xử lý khí
Cà Mau sản xuất LPG và Condensate, gia tăng giá trị nguồn khí PM3. Hệ thống khí
PM3-Cà Mau góp phần phát triển kinh tế tỉnh Cà Mau và đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống khí Cửu Long, Nam Côn Sơn và PM3 – Cà Mau vẫn đang được mở rộng
bằng việc tiếp nhận thêm các nguồn khí mới, đầu tư thêm đường ống, nhà máy, dây
chuyền sản xuất, kho cảng,… để không chỉ tăng sản lượng khí tiêu thụ mà còn sản xuất
thêm các sản phẩm khí mới.

Hệ thống khí thứ tư – Hệ thống khí Hàm Rồng – Thái Bình


Do một số hạn chế về đặc tính kỹ thuật của thành phần khí bể Sông Hồng và thị trường
tiêu thụ nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng ngành khí tại miền Bắc tương đối muộn hơn so
với miền Nam.
Hệ thống khí Hàm Rồng – Thái Bình với 25 km đường ống khí ngoài khơi và trên bờ,
công suất thiết kế 500 triệu m3 khí/năm bắt đầu được vận hành vào 7/8/2015, cấp khí
cho các hộ tiêu thụ công nghiệp tại Thái Bình và các tỉnh lân cận, mở đường cho việc
phát triển thị trường tiêu thụ khí tại miền Bắc trong các năm tiếp theo.
Không chỉ dừng lại với việc vận hành an toàn và hiệu quả các Hệ thống khí Cửu Long,
Nam Côn Sơn, PM3-Cà Mau, Hàm Rồng – Thái Bình, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí
trong nước ngày càng tăng, PV GAS đang tích cực đầu tư các dự án mới như: Dự án
khí lô B – Ô Môn, nhập khẩu LNG, Sư Tử Trắng, Sao Vàng-Đại Nguyệt, Nam Côn
Sơn 2 –giai đoạn 2.
Để gia tăng giá trị sử dụng khí, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất
nước cũng như để đảm bảo sự phát triển bền vững của PV GAS, PV GAS đã, đang và
sẽ tiếp tục phát triển hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm khí trên địa
bàn cả nước bằng hình thức tự đầu tư của công ty mẹ hoặc đầu tư thông qua các đơn vị
thành viên như:
Hệ thống phân phối khí thấp áp: bao gồm hệ thống phân phối khí thấp áp khu vực
Nam Bộ (cung cấp cho các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai,
TP. HCM) và hệ thống phân phối khí thấp áp khu vực Bắc Bộ (cung cấp cho khu công
nghiệp Tiền Hải – Thái Bình và các tỉnh Bắc Bộ) do Công ty cổ phần phân phối khí
thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV Gas D) quản lý với sản lượng khoảng 600 triệu m3
khí/năm. Ngoài ra, PV Gas D cũng đang nghiên cứu việc mở rộng hệ thống phân phối
khí thấp áp đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Hệ thống phân phối CNG cho các khu đô thị, khách hàng công nghiệp và phương tiện
giao thông vận tải tại khu vực Đông Nam Bộ và một số địa phương tại khu vực Bắc
Bộ do Công ty cổ phần kinh doanh khí miền Nam (PV Gas South), Công ty cổ phần
kinh doanh khí miền Bắc (PV Gas North), Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG Việt
Nam), Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV Gas D) quản lý
với sản lượng 330-350 triệu m3/năm. CNG được PV Gas South, PV Gas North, CNG
Việt Nam, PV Gas D phân phối đến các khách hàng công nghiệp có nhu cầu sử dụng
khí làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất nhưng nằm xa hệ thống đường ống phân phối
khí thấp áp. Ngoài ra, sản phẩm CNG của PV Gas South còn được sử dụng cho các xe
bus, xe taxi, xe ô tô của thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu nhằm
góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hệ thống phân phối LPG cho các công ty kinh doanh LPG, các khách hàng công
nghiệp, thương mại, hộ gia đình, khu đô thị và phương tiện giao thông vận tải do Công
ty kinh doanh sản phẩm khí (PV Gas Trading), Công ty cổ phần kinh doanh khí miền
Nam (PV Gas South), Công ty cổ phần kinh doanh khí miền Bắc (PV Gas North), quản
lý với sản lượng trên 1,5 triệu tấn LPG/năm từ nguồn LPG trong nước sản xuất và nhập
khẩu từ nước ngoài. Để đáp ứng hoạt động kinh doanh LPG này, các đơn vị thành viên
của PV GAS đã đầu tư hệ thống kho chứa LPG trên địa bàn khắp cả nước như kho Thị
Vải trên 7.000 tấn, 2 kho Gò Dầu 8.000 tấn, kho Đồng Nai 1.000 tấn, kho Cần Thơ
1.600 tấn, 2 kho Dung Quất 3.500 tấn, kho Hà Tĩnh gần 1.800 tấn, 3 kho Hải Phòng
8.600 tấn, kho Đà Nẵng gần 1.800 tấn và đặc biệt là kho lạnh tại Thị Vải với sức chứa
60.000 tấn lớn nhất và hiện đại nhất tại Việt Nam, hội đủ điều kiện cho phép PV GAS
có những giải pháp tàng trữ LPG với khối lượng lớn, lâu dài.

Hệ thống sản xuất và bọc ống: đây là những sản phẩm và dịch vụ do 2 Công ty cổ
phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần bọc ống Dầu khí Việt
Nam cung cấp với công suất 100.000 tấn ống/năm/ca để sản xuất và cung cấp ống
chuyên dụng cho các dự án trong ngành công nghiệp khí và các ngành công nghiệp
khác.
Sự phối hợp giữa PV GAS và các đơn vị thành viên đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho
PV GAS trong toàn bộ dây chuyền thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, kinh doanh
khí và các sản phẩm khí.

Công nghiệp khí là một ngành có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn, phòng chống cháy nổ. Đội ngũ cán bộ, công nhân vận hành phải giỏi
chuyên môn, có kinh nghiệm và phải có kỷ luật lao động công nghiệp. Do đó, PV GAS
đã quan tâm đặc biệt đến việc soạn thảo, phổ biến và thực hiện các quy trình vận hành,
bảo dưỡng an toàn, cũng như việc đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân vận hành. Do đó, đến nay, đội ngũ
người lao động của PV GAS đã đảm nhiệm mọi hoạt động sản xuất, vận hành công
trình khí và không còn cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài như trước đây.
Ngoài ra, vì PV GAS còn áp dụng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, chất lượng, môi
trường theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, nên
trong suốt 28 năm sản xuất và vận hành, PV GAS chưa để xảy ra sự cố nào nghiêm
trọng gây mất an toàn, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, các dự án khí mang lại hiệu
quả kinh tế cao, khí và các sản phẩm khí của PV GAS được sử dụng rộng rãi trong cả
nước.
Phù hợp với tính chất, quy mô phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ
chức của PV GAS cũng được thay đổi tương ứng. Từ chỗ là một Công ty Khí đốt với
khoảng 100 CBCNV ban đầu, PV GAS ngày một trưởng thành, trở thành Công ty Chế
biến và Kinh doanh các sản phẩm khí vào năm 1995, chuyển đổi thành Công ty TNHH
một thành viên vào tháng 11/2006, lớn mạnh thành Tổng Công ty Khí Việt Nam kể từ
tháng 7/2007, tiến hành cổ phần hóa và trở thành Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công
ty cổ phần vào tháng 5/2011 và sau đó niêm yết trên sàn giao dịch Chứng khoán TP.
HCM vào tháng 5/2012. Đến nay, PV GAS đã có gần 3.700 lao động và số vốn điều lệ
19.139 tỷ đồng – là một trong những công ty cổ phần có số vốn điều lệ lớn nhất hiện
nay tại Việt Nam.
Qua quá trình 30 năm hình thành và phát triển, PV GAS đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ:
Vận chuyển và cung cấp 10 tỷ m3 khí/năm cho các nhà máy điện, đạm, khách hàng
công nghiệp, làm nguồn nguyên nhiện liệu để sản xuất 30% sản lượng điện quốc gia và
đáp ứng 70% nhu cầu đạm trên toàn quốc, cũng như cho rất nhiều nhà máy công
nghiệp khác
Kinh doanh trên 1,5 triệu tấn LPG/năm, chiếm 65% thị phần trong nước.
Vận chuyển và kinh doanh: 250.000 tấn Condensate/năm.
Cung cấp ống thép và dịch vụ bọc ống.
Và theo đó mỗi năm thu được gần 3 tỷ USD doanh thu, gần 400 triệu USD lợi nhuận
sau thuế, hình thành tổng tài sản khoảng 2,7 tỷ USD.
Với những thành tựu to lớn đạt được, PV GAS xứng đáng trở thành Nhà vận chuyển và
cung cấp khí khô lớn nhất tại Việt Nam, Nhà sản xuất và kinh doanh LPG số 1 tại Việt
Nam; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Nhà nước giao cho: góp phần đảm bảo an ninh
năng lượng quốc gia; an ninh lương thực quốc gia; đảm bảo nguồn cung ổn định cho
thị trường LPG và vinh dự đón nhận rất nhiều Huân chương, Cờ thi đua, Bằng khen...
của Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương và của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đặc biệt
trong năm 2015 vinh dự đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động do Nhà nước trao
tặng.

Trong những năm tiếp theo, PV GAS sẽ không ngừng phấn đấu hoàn thiện hệ thống
quản lý, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh
trên thị trường với chiến lược phát triển con người làm then chốt. PV GAS tin tưởng
vững chắc rằng với nỗ lực của toàn thể CBCNV PV GAS, sự quan tâm chỉ đạo của
Nhà nước, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV GAS sẽ không ngừng phát triển, đưa
ngành công nghiệp khí trở thành một trong những ngành công nghiệp đầu tàu của nền
kinh tế Việt Nam, từng bước vươn ra thị trường thế giới và có tên trong các Doanh
nghiệp khí mạnh của châu Á.

6. Mục tiêu phát triển của PV GAS đến năm 2025


6.1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP thành Doanh nghiệp khí
mạnh, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả các
khâu thu gom - xuất nhập khẩu - vận chuyển - chế biến/chế biến sâu - tàng
trữ - dịch vụ - kinh doanh khí và sản phẩm khí, tham gia hoạt động đầu tư
thượng nguồn; đóng vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí trên toàn
quốc, phấn đấu trở thành Doanh nghiệp ngành khí hàng đầu khu vực Asean
và có tên trong các Doanh nghiệp ngành khí mạnh của Châu Á.
- Duy trì 100% thị phần khí khô, 50-60% thị phần LPG toàn quốc. Cơ cấu sản
phẩm theo doanh thu: khí và LNG chiếm 64%, sản phẩm khí 29%, dịch vụ
khí 7%.

6.2. Mục tiêu cụ thể


- Đa dạng hóa nguồn cung, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thu gom khí,
tham gia hoạt động thượng nguồn trong và ngoài nước để chủ động nguồn
khí cung cấp, cũng như nâng cao vị thế của PV GAS.
- Xây dựng, vận hành và kinh doanh đồng bộ, an toàn, hiệu quả, tối ưu các hệ
thống khí trên toàn quốc; xây dựng đường ống kết nối các khu vực, từng
bước hình thành hệ thống khí quốc gia và khu vực. Toàn bộ nguồn khí vào
bờ đều được đưa qua GPP, đa dạng hóa và gia tăng sản lượng các sản phẩm
khí. Tăng cường chế biến sâu khí và sản phẩm khí. Nhanh chóng triển khai
đầu tư để nhập khẩu LNG , đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ, góp
phần đảm bảo an ninh năng lượng. Sẵn sàng gia tăng nguồn khí theo nhu cầu
của hộ tiêu thụ.
- Kinh doanh sản phẩm khí: Giữ vững vai trò chủ đạo trong thị trường kinh
doanh LPG. Phấn đấu duy trì và giữ vững 50-60% thị phần LPG toàn quốc,
trong đó trên 50% thị phần LPG bán buôn và 30% thị phần LPG thương mại
dân dụng. Phát triển thương hiệu PV GAS và tham gia mạnh thị trường LPG
quốc tế trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả. Tăng cường phát triển thị trường
CNG, LNG, Gas City, Auto gas, ES (tiết kiệm năng lượng) … trên toàn
quốc.
- Hoạt động dịch vụ: Phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường dịch vụ khí trong
nước, tích cực tham gia thị trường quốc tế.

7. Vốn và nguồn vốn


Bảng 2: Bảng cân đối kế toán rút gọn Tổng Công ty khí Việt Nam giai đoạn 2015-2019

(Đon vị: Tỉ đồng)


2015 2016 2017 2018 2019
Nợ phải trả 13.826 15.190 18.618 15.747 12.564
Nợ ngắn hạn 9.002 9.183 10.912 11.847 9.964
Nợ dài hạn 4.823 6.727 7.706 3.901 2.600
Vốn chủ sở 42.889 40.844 43.272 46.867 49.615
hữu
Vốn đầu tư 18.950 19.140 19.140 19.140 19.140
của chủ sở
hữu
Thặng dư 190 190 211 211
vốn cổ phần
Lợi nhuận 10.251 6.158 7.089 10.599 10.109
sau thuế
chưa phân
phối
Tổng cộng 56.715 56.754 61.889 62.614 62.179
nguồn vốn

- Có thể thấy Tổng Công ty khí Việt Nam có nguồn lực tài chính mạnh mẽ, tỉ
lệ vốn nợ trên tổng nguồn vốn hàng năm chỉ khoảng 20%, thể hiện rõ sức
mạnh nội lực của Công ty, không bị phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ bên
ngoài. Điều này giúp Công ty luôn đứng vững kể cả trong những cuộc khủng
hoảng tài chính hay suy thoái kinh tế tồi tệ nhất.

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn Công ty giai đoạn 2015-2019

(Đơn vị: Tỉ đồng)


2015 2016 2017 2018 2019
Doanh thu
thuần về bán
hàng và 64.300 59.076 64.522 75.611 75.005
cung cấp
dịch vụ
Giá vốn
50.904 47.521 49.359 58.120 58.086
hàng bán
Lợi nhuận
gộp về bán
hàng và 13.397 11.554 15.162 17.491 16.918
cung cấp
dịch vụ
Doanh thu
hoạt động 1.097 1.136 1.272 1.476 1.664
tài chính
Chi phí tài
644 494 429 616 240
chính
Chi phí bán
1.729 2.130 2.426 2.638 2.394
hàng
Chi phí
quản lý
1.003 965 1.109 1.127 875
doanh
nghiệp
Lợi nhuận 11.119 9.101 12.469 14.581 15.072
thuần từ
hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận
80 50 119 (41) (3)
khác
Tổng lợi
nhuận kế
11.199 9.152 12.588 14.539 15.068
toán trước
thuế
Lợi nhuận 8.832 7.172 9.937 11.708 12.085
sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đều ổn định
và có xu hướng tăng qua các năm, dao động từ 64.000 tỷ đồng và 75.000 tỷ
đồng. Duy nhất chỉ có năm 2016 ghi nhận sự sụt giảm về doanh thu một
phần do nhu cầu thị trường tại thời điểm đó có giảm nhẹ và sự sụt giảm giá
dầu trên thị trường quốc tế.
- Ngoài doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty cũng
khá cao, luôn đạt trên 1.000 tỷ mỗi năm, liên tục tăng dần qua các năm.
Khoản thu nhập lớn này đến từ việc Công ty có lượng vốn nhàn rỗi lớn nên
đã tiến hành hoạt động gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi. Hoạt động này đã
được công ty đánh giá rủi ro và cơ hội cẩn thận, phần lớn nguồn vốn này
được gửi vào các ngân hàng lớn và uy tín như VietcomBank, BIDV,…
- Qua 5 năm từ 2015 đến 2019, ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của Tổng
Công ty khí Việt Nam có xu hướng tăng trưởng bền vững, từ 8.832 tỷ tại
2015 đến 12.085 tỷ vào cuối năm 2019, thể hiện Công ty đang quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình rất tốt, cũng như có các hoạt động đầu tư
phát triển đi kèm nhằm tăng quy mô của doanh nghiệp.
8. Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển đối với Tổng Công ty khí
Việt Nam
- Tại Tổng Công ty khí Việt Nam PVGAS, đầu tư phát triển là nhân tố quyết
định sự hình thành, tồn tại và phát triển của Công ty.
- Hoạt động đầu tư của PVGAS được thực hiện cho chiến lược phát triển bao
gồm gia tăng nguồn cung cấp khí từ các mỏ trong nước và nhập khẩu khí từ
nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực sản xuất kinh
doanh, tăng cường chế biến sâu để gia tăng giá trị sản phẩm,…;
- Các hoạt động này được phân cấp thực hiện cho các công ty và các Ban
Quản lý dự án (bao gồm Công ty Quản lý Dự án khí, Ban quản lý Dự án khí
Đông Nam Bộ, Ban quản lý Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau) với đội ngũ
chuyên gia, kỹ sư, chuyên viên,… có năng lực chuyên môn vững vàng, đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm kể từ khi PV GAS đầu tư xây dựng công
trình khí đầu tiên đến nay.
- Toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng các dự án của PV GAS đảm bảo tuân thủ
theo các quy định hiện hành và chịu sự kiểm tra, giám sát cũng như hỗ trợ,
hướng dẫn từ PVN và các cơ quan quản lý nhà nước nên luôn đảm bảo chất
lượng công trình và đúng mục tiêu và nguồn vốn của dự án.
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng Công ty khí Việt
Nam PVGAS giai đoạn 2015-2019

1. Quy trình quản lý và thực hiện đầu tư


Bảng 4: Từ viết tắt

AT-LĐ, MT, ATCT An toàn Lao động, Môi trường, An toàn công trình biển
BQL/TVQL Ban QLDA chuyên ngành, khu vực/Tư vấn quản lý dự án
NCTKT, NCKT Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi
BC KT-KT Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
CBSX, QLSX, CĐT Chuẩn bị sản xuất, quản lý sản xuất, Chủ đầu tư
CNATCT Chứng nhận an toàn công trình biển
CQQLNN Cơ quan quản lý Nhà nước
DAĐT, DAQTQG Dự án đầu tư xây dựng công trình, Dự án quan trọng quốc
gia
CBĐT, CQCM Chuẩn bị đầu tư, Cơ quan chuyên môn
ĐTXD, ĐTXDCT Đầu tư xây dựng, Đầu tư xây dựng công trình
ĐTM, PCCC Đánh giá tác động môi trường, Phòng cháy chữa cháy
GCNDKĐT, GPMB Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, Giải phóng mặt bằng
HSĐGRR, AT, ƯCKC Hồ sơ đánh giá rủi ro, an toàn, ứng cứu khẩn cấp
HĐNT, HĐNTCS Hội đồng nghiệm thu, hội đồng nghiệm thu cơ sở
KH-ĐT/NCPT Kế hoạch – Đầu tư/Nghiên cứu phát triển
Khu CN, khu KT Khu công nghiệp, khu Kinh tế
QLDA, NQĐĐT Quản lý dự án, Người quyết định đầu tư
QHPT, QHXD Quy hoạch phát triển ngành, Quy hoạch xây dựng
Tập Đoàn, Tổng Công Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, Tổng công ty Khí
ty Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS)
TKCS, TKKT, Thiết kế cơ sở, Thiết kế kĩ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công
TKBVTC
Lưu đồ Quy trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư
- Tại Tổng Công ty khí Việt Nam, các bước thực hiện và quản lý các dự án
đầu tư được quy trình hóa một cách chi tiết, cụ thể, tạo sự dễ dàng cho cán
bộ phụ trách cũng như tăng độ hiệu quả cho quá trình đầu tư. Cán bộ thực
hiện cũng như cán bộ kiểm soát đều dựa vào quy trình đã được công bố này
của Công ty để triển khai công việc, qua đó tiết kiệm được rất nhiều thời
gian, đẩy nhanh tiến độ dự án.
2. Tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên
quan đến đầu tư theo thẩm quyền

- PVGAS đã cập nhật thường xuyên các văn bản hướng dẫn, các chính sách,
pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền, hướng dẫn cụ thể cho các
đơn vị liên quan áp dụng và thực hiện.
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả và tác động của các văn bản hướng dẫn được ban
hành đối với việc quản lý đầu tư Các văn bản hướng dẫn kèm theo các biểu
mẫu giúp đơn vị hệ thống hóa công tác quản lý đầu tư xây dựng từng giai
đoạn, thời kỳ, từ đó có thể quản lý về tiến độ, vốn của dự án,… đảm bảo
hoàn thành kế hoạch được giao và góp phần nâng cao hiệu quả công tác triển
khai các dự án.

3. Tình hình quản lý quy hoạch

- Các dự án PVGAS đã thực hiện theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành
công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm
2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 459/QĐ-
TTg ngày 30/3/2011 và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp
khí Việt nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày
16/01/2017 và các văn bản khác liên quan đến quy hoạch của cấp thẩm
quyền.

4. Nguồn vốn đầu tư

Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2015-2019

(Đơn vị:tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019


Vốn tự có 4337,2 5.206,6 2.779 905,7 3.718,7
Vốn vay 648,1 0 0 579 0
Vốn tự 87 100 100 61 100
có/Tổng
nguồn vốn
(%)
Tổng
4.985,3 5.206,6 2.779 1.484,7 3.718,7
nguồn vốn

- Từ bảng số liệu trên có thể thấy, phần lớn nguồn vốn đầu tư phát triển của
Tổng Công ty khí Việt Nam đều đến từ nguồn vốn tự có, tức hơn 96% là vốn
nhà nước. Điều này không có gì ngạc nhiên khi lượng tiền của Công ty rất
dồi dào, luôn sẵn sàng cho các hoạt động đầu tư và không có nhu cầu phải đi
vay.
- Nguồn vốn vay ở một số năm chủ yếu là dành cho một số hoạt động đầu tư
xây dựng tài sản cố định.
- Các hoạt động đầu tư phát triển marketing, đầu tư nhân lực hay đầu tư khác
đều sử dụng 100% vốn tự có của Công ty.

5. Nội dung đầu tư phát triển theo lĩnh vực của Tổng Công ty khí Việt Nam
giai đoạn 2015-2019
Bảng 6: Nội dung đầu tư phát triển của Công ty theo lĩnh vực giai đoạn 2015-2019

(Đơn vị: tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019


Đầu tư TSCĐ 4.687 4.838 2.455 1.055 2.872
Đầu tư marketing 121,7 133,3 140,5 275,6 400,7
Đầu tư nhân lực 15,9 16,2 15,8 16,1 16,3
Đầu tư khác 160,7 219,1 167,6 138 429,7
Tổng cộng 4.985,3 5.206,6 2.779 1.484,7 3.718,7
Bảng 7: Tỷ trọng nội dung đầu tư phát triển của Công ty theo lĩnh vực giai đoạn 2015-
2019

(Đơn vị:: %)

2015 2016 2017 2018 2019


Đầu tư TSCĐ 94 93 88,3 71 77,23
Đầu tư marketing 2,44 2,56 5 18,56 10,77
Đầu tư nhân lực 0,32 0,31 0,57 1,1 0,44
Đầu tư khác 3,22 4,2 6 9,3 11,55
Tổng cộng 100 100 100 100 100

- Qua hai bảng trên, ta thấy được quy mô vốn đầu tư phát triển của Công ty
trong giai đoạn 2015-2019 là rất lớn, giá trị vài nghìn tỷ đồng mỗi năm, cao
nhất tại năm 2016 với 5.206,6 tỷ đồng và thấp nhất tại năm 2018 với 1.484,7
tỷ đồng. 2 năm 2017 và 2018 đánh dấu sự sụt giảm khá mạnh trong quy mô
vốn đầu tư phát triển do giai đoạn này nhiều dự án chính của Công ty đã gần
như được hoàn thành,
- Về tỷ trọng nội dung đầu tư của Công ty, đầu tư vào tài sản cố định luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất do lĩnh vực kinh doanh của Công ty là khí tự nhiên
nên liên tục phải phát triển các hệ thống khai thác, xử lý cũng như là phân
phối để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên trong giai đoạn 2015-
2019 thì tỷ trọng của TSCĐ có xu hướng giảm nhẹ, do nhiều dự án chính đã
được hoàn thành.
- Đầu tư khác của Công ty chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong nội dung đầu tư.
Đây là các khoản đầu tư mang tính chiến lược của Công ty, nên cũng rất
được chú trọng.
- Đầu tư cho marketing chiếm tỷ trọng lớn thứ ba và có xu hướng tăng mạnh
về cả giá trị lẫn tỷ trọng trong giai đoạn 2015-2019. Lĩnh vực kinh doanh
của Công ty là bán các sản phẩm khí nên việc quảng cáo kích cầu sản phẩm
là hoạt động cực kỳ thiết yếu nhằm gia tăng doanh thu bán hàng của Công
ty. Đầu tư cho nhân lực gần như không đổi qua các năm với mức tỷ trọng
xấp xỉ dưới 1%, tuy nhiên điều này không thể hiện rằng Công ty không chú
trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

5.1. Đầu tư xây dựng cơ bản

Bảng 8: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư vào TSCĐ của Công ty giai đoạn 2015-2019

(Đơn vị: tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019


Tổng VĐT 4.985,3 5.206,6 2.779 1.484,7 3.718,7

Đầu tư vào TSCĐ 4.687 4.838 2.455 1.055 2.872

Tỷ trọng trong
94 93 88,3 71 77,23
Tổng VĐT (%)

- Xét về quy mô, lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định của Công ty đạt quanh
mức 5 nghìn tỷ tại 2 năm 2015,2016, tuy nhiên có xu hướng giảm mạnh vào
2017, 2018 với mức chi chỉ đạt 2.779 tỷ và 1.484,7 tỷ. Một phần nguyên
nhân thứ nhất đến từ việc một số dự án chính của Công ty đã gần được hoàn
thành; thứ hai là Công ty trong 2 năm 2017, 2018 gặp một số vấn đề liên
quan đến nội bộ Tập đoàn, cũng như vướng phải một số tranh chấp với đối
tác.
- Xét về tỷ trọng, tỷ trọng đầu tư cho tài sản cố định trong Tổng vốn đầu tư có
xu hướng giảm dần qua các năm, tuy nhiên không đáng kể. Điều này đến từ
việc Công ty đẩy mạnh đầu tư cho các lĩnh vực khác như Quảng cáo và góp
vốn vào Công ty con.
- Xét về nội dung đầu tư, tại Tổng Công ty khí Việt Nam PVGAS, phần lớn
nguồn vốn đầu tư phát triển cho tài sản cố định của Công ty được dành cho
hoạt động đầu tư xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý và phân phối khí
mới nhằm nâng cao năng lực phục vụ năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Các dự án này được chia làm 3 nhóm chính:
i. Các dự án thu gom khí: Xây dựng các đường ống mới để thu
gom khí ở các mỏ mới, bổ sung nguồn cung cấp khí cho thị
trường tiêu thụ

2015 2016 2017 2018 2019


Đường ống khí Lô B-Ô Hoàn Hoàn Hoàn Chuẩn bị Chuẩn bị
Môn thành xử thành thành thiết các thủ tục các thủ
Tổng mức đầu tư: 1,3 tỷ lý nền chuyển kế kĩ thuật lực chọn tục lựa
USD trạm GDC quyền tổng thể nhà thầu chọn nhà
Công suất: 5-5,6 tỷ m3 Ô Môn; điều hành và dự toán EPC thầu EPC
khí/năm phối hợp Dự án từ công trình
giải trình PVGAS
với cơ sang Tập
quan quản đoàn
lý Nhà
nước về
phương án
tuyến ống.
Đường ống khí Nam Côn Hoàn Phối hợp Tháng Hoàn Hoàn
Sơn 2, giai đoạn 1 thành sơ với VSP 1/2017 đã thành thành
Tổng mức đầu tư: 402,6 bộ, chính thực hiện hoàn
triệu USD thức đón các công thành toàn
dòng khí việc còn bộ giai
đầu tiên lại sau đoạn 1
giai đoạn của dự án
bypass
(đấu
nối/tiếp
nhận đưa
khí Thiên
Ưng vào
đường
ống; thực
hiện công
tác thanh
quyết
toán)
Đường ống khí Nam Côn Hoàn Hoàn Hoàn Hoàn Đã phê
Sơn 2, giai đoạn 2 thành và thành cập thành FS thành phê duyệt thiết
Tổng mức đầu tư: 810 triệu trình nhật FS điều chỉnh duyệt FS kế kĩ thuật
USD duyệt trình trình Tập điều và Dự
Công suất: 7 tỷ m3 PVN xem PVN; đoàn và chỉnh, phê toán phần
khí/năm xét, phê chuẩn Bộ Công duyệt đường
duyệt báo bị/triển thương; KHLCNT ống bờ và
cáo khai công chuẩn bị ; hoàn các trạm;
nghiên tác đền bù KHLCNT thành ký hợp
cứu định giải phóng tổng thể phần thiết đồng EPC
hướng mặt bằng của dự án kế kĩ đường
triển khai thuật, ống bờ và
đang hoàn các trạm,
thiện phần hợp đồng
dự toán EPC
xây dựng đường
công trình ống biến.
phần Hiện nhà
đường ống thầu đang
và các thực hiện
trạm; hoàn công việc
thành ký
kết hợp
đồng thực
hiện
FEED và
dự toán
xây dựng
công trình
phần nhà
máy
GPP2;
chuẩn bị
thủ tục
mua sắm
thép tấm,
sản xuất
ống thép,
bọc ống;
thực hiện
công tác
đền bù
giải phóng
mặt bằng
Đường ống khí Sư Tử Hoàn Hoàn Triển khai Hoàn Hoàn
Trắng thành và thành phê lập FS, thành lập thành và
Tổng mức đầu tư: 139 triệu trình duyệt Pre- hoàn và trình trình PVN
USD duyệt FS, phạm thành cấp thẩm FS; Bộ
Công suất: 2 tỷ m3 PVN xem vi công công tác quyền phê Công
khí/năm xét, phê việc, dự khảo sát duyệt FS; thương
duyệt báo toán và kế biển phục trình Bộ thẩm định
cáo hoạch lựa vụ lập FS, Công thiết kế cơ
nghiên chọn nhà triển khai thương sở tháng
cứu định thầu lập lập Báo thẩm định 4/2019
hướng FS cáo đánh thiết kế cơ
triển khai giá tác sở; hoàn
động môi thành và
trường trình Bộ
TN&MT
để phê
duyệt
ĐTM
Đường ống khí Cá Rồng Hoàn Hoàn Hủy Hủy
Đỏ thành Pre- thành FS
Tổng mức đầu tư: 168 triệu FS; thực trình
USD hiện khảo PVN, thực
Công suất: 500 triệu m3 sát biển hiện các
khí/năm bổ sung công việc
phương án liên quan
tuyến ống; đến việc
phê duyệt đấu nối tại
phạm vi giàn Lan
công việc, Tây với
dự toán, Rosneft
hồ sơ mời
thầu; tổ
chức đấu
thầu lập
FS; đàm
phán hợp
đồng ủy
thác
Rosneft
thực hiện
đấu nội tại
giàn Lan
Tây
Đường ống khí Sao Vàng – Hoàn Hoàn Hoàn Hoàn Đã phê
Đại Nguyệt thành và thành và thành thành phê duyệt FS
Tổng mức đầu tư: 140 triệu trình trình trình phê duyệt Pre- tháng
USD duyệt duyệt Pre- duyệt Pre- FS, hoàn 3/2019, ký
Công suất: 2-3 tỷ m3 PVN xem FS; lập FS và thành lập hợp đồng
khí/năm xét, phê phạm vi được Bộ và trình EPC
duyệt báo công việc, Công thẩm định tháng
cáo dự toán, thương FS, Bộ 9/2019.
nghiên kế hoạch chấp Công Hiện nhà
cứu định lựa chọn thuận chủ thương đã thầu đang
hướng nhà thầu trương chấp thực hiện
triển khai và tổ chức đầu tư, thuận thiết công việc
lựa chọn khảo sát kế cơ sở
nhà thầu biển, đánh của dự án
các gói giá tác
thầu lập động môi
FS, đánh trường
giá tác
động môi
trường,
khảo sát
biển.

- Trong giai đoạn 2015-2019, Tổng Công ty khí Việt Nam đã triển khai và
thực hiện rất nhiều dự án thu gom khí tự nhiên ngoài biển trị giá hàng nghìn
tỷ đồng, góp phần nâng cao khả năng cung cấp sản phẩm khí tự nhiên ra thị
trường, trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nguồn nhiêu liệu sạch này ngày một
tăng cao.
ii. Các dự án nhập khẩu LNG: Xây dựng cơ sở hạ tầng để nhập
khẩu, bổ sung nguồn cung cấp khí cho thị trường tiêu thụ

2015 2016 2017 2018 2019


Kho chứa LNG Thị Vải Giãn tiến Cập nhật Lập Kế Hoàn ký Hợp
Tổng mức đầu tư: 285,8 độ dự án; thông tin hoạch lựa thành phê đồng EPC
triệu USD cập nhật về các chọn nhà duyệt tháng
Công suất: 1 triệu tấn / cân đối khách thầu các Thiết kế 6/2019,
năm cung cầu hàng, ký gói thầu: kỹ thuật hiện nhà
khí, thị biên bản (1) Cập và Dự thầu đang
trường ghi nhớ nhật toán xây thực hiện
tiêu thụ sử dụng ĐTM; (2) dựng công công việc.
LNG, LNG với Cập nhật trình;
hiệu quả dự án điện Dự toán hoàn
kinh tế dự Nhơn XDCT; thành phê
án để đề Trạch (3) Thẩm duyệt kế
xuất PVN 3, điện tra TKKT; hoạch lựa
tái khởi Hiệp (4) chọn nhà
động dự Phước và Thẩm tra thầu tổng
án; xúc ký HOA Dự toán thể điều
tiến đầu với EVN; XDCT; chỉnh;
tư, tìm hoàn (5) hoàn
kiếm đối thành việc Lập tài thành phê
tác. đánh giá liệu quản duyệt và
khả năng lý an toàn; phát hành
tiếp nhận, Trình Bộ Hồ sơ mới
luồng tàu, Công thầu
tần suất, Thương gói thầu
vùng an mô EPC của
toàn cho hình cung dự án.
tàu cấp LNG
nhập và và nguyên
cảng nhập tắc xác
LNG Thị định giá
Vải. khí cho
NMĐ
Nhơn
Trạch
3&4
Kho chứa, cảng LNG Sơn Trình Đang Bộ Công Triển khai Bộ Công
Mỹ PVN nghiên Thương cập nhật Thương
Công suất 3-6 triệu phương cứu, đánh chấp tổng thẩm định
tấn/năm án phát giá tổng thuận mức đầu thiết kế cơ
triển đồng thể chuỗi Kế hoạch tư, thẩm sở tháng
bộ chuỗi dự án tổng thể tra tổng 1/2019;
dự án khí LNG. triển khai mức đầu Hoàn thành
- điện sử chuỗi dự tư; Bộ và trình
dụng án khí – Công PVN Báo
LNG; điện LNG Thương cáo nghiên
xúc tiến tại Sơn đã cứu khả thi
đầu tư, Mỹ; Lập chấp tháng
tìm kiếm kế hoạch thuận thiết 8/2019.
đối tác. lựa kế cơ sở
chọn nhà của Dự
thầu 03 án.
gói thầu
phục vụ
cập nhật
BCNCKT
dự án
gồm:
(i) Cập
nhật
TMĐT,
(ii) Thẩm
tra
TMĐT,
(iii) Thẩm
tra
TKCS.
Mở rộng, nâng công suất Hoàn Hoàn thành
kho chứa Thị Vải lên 3 thành Báo phê duyệt
triệu tấn/năm cáo Báo
nghiên cáo nghiên
cứu tiền cứu tiền
khả thi và khả thi
trình cấp tháng
thẩm 11/2019;
quyền phê Hoàn thành
duyệt. và
trình PVN
chấp
thuận/thông
qua Kế
hoạch lựa
chọn Nhà
thầu các
gói thầu
phục vụ lâp
Báo cáo
nghiên cứu
khả thi
tháng
11/2019.

iii. Các dự án tăng cường năng lực chế biến, tàng trữ khí, sản
phẩm khí

2015 2016 2017 2018 2019


Nâng công suất kho hoàn Vận hành Vận hành Vận Vận
chứa LPG Đình Vũ, thành dự hành hành
Hải Phòng án, đưa
vào vận
hành
tháng
12/2015.
Nhà máy xử lý khí hoàn Hoàn thành Hoàn thành đưa Vận Vận
Cà Mau thành dự 100% thiết kế vào vận hành hành hành
án, đưa bản vẽ nhà máy góp
vào vận thi công, công phần bổ sung
hành tác mua sắm thêm 500 tấn
tháng vật tư thiết bị. LPG/ngày và
12/2015. 20 tấn
Condensate/ngày
cung
cấp cho khu vực
Tây Nam Bộ
Cấp bù khí ẩm Nam hoàn Hoàn thành Vận hành Vận Vận
Côn Sơn cho GPP thành cơ chạy thử, hành hành
Dinh Cố bản thi chuẩn bị
công lắp đưa vào sử
đặt, dụng.
chuẩn bị
cho gas
in vào
đầu năm
2016.
Nâng cao hệ số thu lập báo Phê duyệt FS, Hoàn thành thiếtHoàn Vận
hồi LPG tại GPP cáo phạm vi công kế, mua thành dự hành
Dinh Cố nghiên việc, sắm, thi công án đưa
cứu tiền dự toán, kế xây dựng đạt vào
khả thi. hoạch lựa 90% khối lượng sử dụng
chọn nhà công việc của vào
thầu. dự án. tháng
04/2018
góp phần
gia tăng
giá trị
khí
khu vực
Đông
Nam Bộ.
Tách Ethane từ hoàn đã tính toán, Hoàn thành trình - -
nguồn khí Cửu Long thành báo đánh giá lại phê duyệt
và Nam Côn Sơn cáo hiệu quả Báo cáo nghiên
nghiên kinh tế của cứu tiền khả
cứu khả Dự án theo thi và được Bộ
thi, trình phương án Công Thương
các cấp tích hợp Dự chấp thuận chủ
xem xét, án tách ethane trương đầu tư
phê vào T12/2017.
duyệt. GPP2; phối
hợp Tập đoàn
đàm phán với
LSP sửa đổi
các điều kiện,
điều khoản
gia hạn hợp
đồng cấp
ethane.
Nhà máy sản xuất bổ sung Đã hoàn thành - - -
Polypropylene dự án vào Pre FS và
Quy trình
hoạch PVN báo cáo
ngành khảo sát, đánh
Dầu khí; giá thị trường
chuẩn bị Polypropylene
lập báo phục
cáo vụ lập FS Dự
nghiên án.
cứu
khả thi.
Dự án kho chứa sản Đang Đang
phẩm lỏng cho GPP hoàn hoàn
2 và cải tạo nâng thiện thiện
công Báo cáo Báo cáo
suất bồn chứa LPG nghiên nghiên
tại kho cảng Thị Vải: cứu tiền cứu tiền
khả thi. khả thi.

5.2. Đầu tư cho hoạt động marketing

- Marketing là hoạt động quan trọng để quảng bá thương hiệu của bất kì Công
ty nào. Đầu tư cho hoạt động Marketing bao gồm đầu tư cho hoạt động
quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu… Marketing có chức
năng quan trọng tạo lên thành công của Công ty vì nhờ Marketing mà sản
phẩm của Công ty được nhiều người biết đến, hỗ trợ bán hàng thông qua
quảng cáo, khuyến mại,…
- Hoạt động Marketing có thể nói là vô cùng quan trọng, giúp Công ty khẳng
định vị thế, thương hiệu, là cách để nhận được các hợp đồng, đơn đặt hàng
có giá trị, từ đó tăng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Về mặt
tiêu thụ sản phẩm, Công ty cũng rất cần có hoạt động Marketing để giới
thiệu về các sản phẩm mà Công ty đã đầu tư thực hiện, các hoạt động từ
thiện cũng là một cách để giới thiệu tên tuổi và uy tín của Công ty đến một
lượng đông đảo khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Vốn đầu tư vào
hoạt động Marketing giai đoạn 2016-2018 của Công ty được thể hiện trong
bảng dưới đây:

Bảng 9: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động marketing của Công ty giai đoạn
2015-2019

(Đơn vị: tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019


Tổng VĐT 4.985,3 5.206,6 2.779 1.484,7 3.718,7
Đầu tư cho
121,7 133,3 140,5 275,6 400,7
marketing
Tỷ trọng
trong Tổng 2,44 2,56 5 18,56 10,77
VĐT (%)

- Từ bảng số liệu trên có thể thấy đầu tư vào hoạt động Marketing của Công ty
vẫn còn rất hạn chế ở trước năm 2017, tuy nhiên từ năm 2017 thì lượng vốn
đầu tư vào hoạt động này đã tăng đáng kể cả khối lượng lẫn tỉ trọng trong
tổng vốn đầu tư, với 400 tỷ đồng chi cho marketing vào năm 2019 chiếm xấp
xỉ 10% tổng vốn đầu tư.. Xét về nội dung đầu tư vào hoạt động Marketing
của Công ty bao gồm 2 hoạt động chính là đầu tư quảng bá thương thương
hiệu và đầu tư mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản” phẩm của Công ty.
- Đầu tư quảng bá thương hiệu: Là hoạt động đầu tư nhằm mục đích tăng
cường uy tín, thương hiệu của Công ty với khách hàng. Với mục đích tăng
cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho sản phẩm bán lẻ LPG dân dụng,
Tổng công ty Khí Việt Nam đã chính thức ra mắt trang mạng xã hội
(Fanpage) trên giao diện facebook cho sản phẩm bình gas nhãn hiệu
PETROVIETNAM GAS với tên gọi “Thắp lửa – Thắp đủ đầy”.
https://www.facebook.com/petrovietnamgas.official/. Đây là một trong số ít
các fanpage dành riêng cho sản phẩm cùng loại, chứng thực cho nỗ lực của
PV GAS phát triển Chiến lược truyền thông bán lẻ LPG dân dụng Việc chọn
phát triển fanpage trên facebook cũng có lý do thực tế. Việt Nam hiện thuộc
các nước có số lượng người dùng Internet nhiều nhất trên toàn thế giới. Với
dân số khoảng 97 triệu người, Việt Nam có khoảng hơn 60 triệu người sử
dụng các trang mạng xã hội, mà youtube và facebook vẫn là phổ biến nhất
(ngoài ra là tiktok, instagram,…). Vì thế, PV GAS chọn kênh tiếp cận có
tính tương tác cao với khách hàng, hướng đến truyền thông lợi ích của sản
phẩm bình gas nhãn hiệu “PETROVIETNAM GAS”. Song song với nhiều
chương trình quảng bá tương tác khác, fanpage góp phần tăng cường tiếp
cận khách hàng gần gũi và đa chiều hơn, tăng độ nhận biết cho bình gas
nhãn hiệu “PETROVIETNAM GAS”, giữ vững và phát triển sự quan tâm,
quyết tâm gắn bó của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng sản lượng và thị phần bán lẻ cho PV GAS. Bên cạnh đó,
PVGAS còn luôn đồng hành cùng nhiều chương trình truyền hình của VTV
– đài phát thanh truyền hình Việt Nam như chương trình “Cất cánh”, chương
trình “Tiêu dùng 24h”, chương trình “Quán Thanh Xuân” và nhiều chương
trình khác. Công ty cũng đã đầu tư một khoản lớn để chạy đoạn quảng cáo
thương hiệu 35s của mình trên sóng VTV3 vào các khung giờ vàng buổi tối
cũng như buổi sáng, góp phần tăng mức độ nhận diện thương hiệu của Công
ty đối với khách hàng cũng như xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp thân
thiện, vì cộng đồng. Ngoài ra Công ty còn quảng cáo qua báo chí, hội chợ,
triển lãm, các hội nghị chuyên đề thị trường khí, lễ kỉ niệm, nghệ thuật, văn
hóa, thể dục thể thao,…
- Đầu tư mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm: Có thể nói đây là một nhiệm
vụ quan trọng mà Công ty cần phải thực hiện, bởi tình hình khó khăn như
hiện nay thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản
phẩm là việc sống còn với Công ty. Nhận thức rõ được tính cần thiết và cấp
bách của việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nền kinh tế hiện nay, việc
tìm kiếm, mở rộng thị trường vẫn luôn được các công ty thành viên của PV
GAS nỗ lực hành động để đạt được những kết quả tốt, duy trì và phát triển
thị phần trong nước.

5.3. Đầu tư cho nhân lực


Bảng 10: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho nhân lực của Công ty giai đoạn 2015-2019

(Đơn vị: tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019


Tổng VĐT 4.985,3 5.206,6 2.779 1.484,7 3.718,7
Đầu tư cho
15,9 16,2 15,8 16,1 16,3
nhân lực
Tỷ trọng
trong Tổng 0,32 0,31 0,57 1,1 0,44
VĐT (%)

- Nếu như tài sản cố định là nhân tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất
của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc vận hành
quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có
nhà xưởng, có máy móc thiết bị hiện đại, có nguồn nhân lực đầy đủ cho sản
xuất mà không có người lao động thì quá trình sản xuất cũng không thể diễn
ra được. Tóm lại, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động là
yếu tố quan trọng, quyết định sự phát huy đồng bộ và có hiệu quả của các
yếu tố khác. Vỉ vậy trong chiến lược phát triển, các doanh nghiệp không thể
không chú trọng đến vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
- Hàng năm Công ty chi gần hơn một chục tỷ đồng để cho đội ngũ cán bộ
nhân viên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn của các tổ
chức Quốc tế.
- Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề công nhân thi công vận hành các
dàn khai thác khí, nhà máy xử lí,…
- Chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân lực mới của Công ty hàng năm chỉ
khoảng từ 1-2 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 0,03% do Công ty rất ít tuyển nhân lực
mới mà các nhân lực hiện có liên tục được luân chuyển giữa các dự án với
nhau.

5.4. Đầu tư khác


- Các khoản đầu tư khác của Công ty bao gồm các khoản đầu tư vào công ty
con, công ty liên kết liên doanh và đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác.
- Đây là các khoản đầu tư mang tính chiến lược của Công ty, vừa với mục
đích mang lại lợi nhuận tài chính trong dài hạn vừa với mục đích kiểm soát,
tăng cường quan hệ với các đơn vị khác.

Bảng 11: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho nhân lực của Công ty giai đoạn 2015-2019

(Đơn vị: tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019


Tổng VĐT 4.985,3 5.206,6 2.779 1.484,7 3.718,7
Đầu tư cho
160,7 219,1 167,6 138 429,7
khác
Tỷ trọng
trong Tổng 3,22 4,2 6 9,3 11,55
VĐT (%)
- Khoản đầu tư này có xu hướng tăng qua các năm, nhằm đáp ứng các mục
tiêu chiến lược mà ban lãnh đạo đã đề ra trong các bản kế hoạch ngắn hạn và
trung hạn.
6. Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng Công ty khí Việt
Nam PVGAS
6.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển
Bảng 12: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015-2019

(Đơn vị: tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019


Doanh thu
64.300 59.076 64.522 75.611 75.005
thuần
Lợi nhuận
8.832 7.172 9.937 11.708 12.085
sau thuế
Tỉ suất sinh
lợi trên
13.74 12.14 15.40 15.49 16.11
doanh thu
thuần (%)
Vốn đầu tư
4.985,3 5.206,6 2.779 1.484,7 3.718,7
trong kỳ

6.1.1. Chỉ tiêu doanh thu thuần


- Qua bảng trên có thể thấy doanh thu thuần của Tổng Công ty khí Việt Nam
tăng mạnh từ năm 2016 đến năm 2018, tuy nhiên nếu xét tổng thể trong cả 5
năm thì mức tăng trưởng không quá lớn, từ 64.300 tỷ đồng của 2015 lên
75.005 tỷ đồng của 2019, đạt 16,6%/5 năm. Đây không phải là một con số
quá ấn tượng, thể hiện rằng Công ty vẫn còn chưa phát huy hết tiềm lực của
mình và vẫn chỉ duy trì doanh thu hàng năm, chưa mở rộng được cơ sở
khách hàng của mình hay là tăng doanh số trên 1 khách hàng.

6.1.2. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế


- Lợi nhuận sau thuế của Công ty có xu hướng tăng liên tục qua các năm, duy
nhất chỉ có năm 2016 ghi nhận sự sụt giảm về lợi nhuận sau thuế. Tốc độ
tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế đạt 36,8%/5 năm. Nhìn chung chỉ số về
lợi nhuận đang mang lại cái nhìn khá tích cực về hoạt động đầu tư phát triển
của Công ty.

6.1.3. Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu thuần


- Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của Công ty có xu hướng gần tương
đồng với xu hướng của lợi nhuận sau thuế, tức là tăng liên tục qua các năm
và chỉ ghi nhận mức giảm ở năm 2016. Điều này thể hiện rằng Công ty đang
sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả hơn, tối thiểu hóa được các loại chi
phí trong bối cảnh doanh thu không tăng trưởng quá mạnh.

6.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển


Bảng 13: Các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của Công ty giai
đoạn 2015-2019

(Đơn vị: tỷ đồng)

2015 2016 2017 2018 2019


Vốn đầu tư
thực hiện 4.985,3 5.206,6 2.779 1.484,7 3.718,7
(VĐT)
Doanh thu
64.300 59.076 64.522 75.611 75.005
(DT)
DT tăng
-9.093 -5.224 5.446 11.089 -606
thêm
% DT tăng
-12,4% -8% 9,2% 17,2% -0,8%
thêm
Lợi nhuận 8.832 7.172 9.937 11.708 12.085
(LN)
LN tăng
-5.537 -1.660 2.765 1.771 377
thêm
% LN tăng
-38,5% -18,8% 38,55% 17,8% 3,22%
thêm
DT tăng
-1,8 -1 1,96 7,47 -0,16
thêm/VĐT
LN tăng
-1,11 -0.32 1 7,88 0,1
thêm/VĐT

- Chỉ tiêu doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện
Doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thể hiện một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì
sẽ làm tăng thêm bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu trên ta có thể
thấy chỉ tiêu này của Công ty có giá trị âm tại năm 2015, tức là đầu tư của
Công ty không mang lại giá trị kinh tế, hay đúng hơn là chưa mang lại. Tuy
nhiên chỉ tiêu này tăng dần qua các năm, nguyên nhân là do đầu tư của
Công ty có độ trễ, các dự án của Công ty đều có thời gian rất dài, có thể
đến một, hai chục năm hoặc thậm chí hơn. Việc doanh thu tăng thêm trên
vốn đầu tư của Công ty bị âm tại một năm bất kì không thể hiện rằng Công
ty đang đầu tư kém hiệu quả, vì nếu xét trên khoảng thời gian cả 5 năm thì
con số này mang giá trị xấp xỉ 6.
- Tương tự là chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì sẽ làm tăng thêm bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Xu hướng của lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư
mang một sự tương đồng với chỉ tiêu doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư,
đó là mang giá trị âm ở năm 2015 và tăng dần qua các năm. Sự khác nhau
chủ yếu đến từ tỉ lệ tăng khi lợi nhuận trên vốn đầu tư có tỉ lệ tăng mạnh
hơn doanh thu trên vốn đầu tư, thể hiện rằng Công ty đang kiểm soát tốt
các loại chi phí, mang lại tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu cao.

6.3. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển của
Công ty
- Do các dự án khai thác nguồn khí mới chủ yếu ở ngoài biển, các hoạt động
đánh giá thăm dò đôi khi chưa thực sự chính xác, gây ảnh hưởng đến quá
trình thực hiện dự án, khiến Chủ đầu tư phải thực hiện đánh giá lại, tốn rất
nhiều thời gian và vốn.
- Các dự án PVGAS đang triển khai chủ yếu là dự án phần trung nguồn
(đường ống) và dự án phần hạ nguồn, vì vậy độ tin cậy của các số liệu phần
thượng nguồn và tiến độ triển khai các dự án phần thượng nguồn ảnh hưởng
đến việc xác định quy mô, công suất và hiệu quả kinh tế của các dự án phần
trung nguồn, hạ nguồn. Vì vậy, PVVGAS kiến nghị PVN tiếp tục hỗ trợ
trong việc cung cấp và đảm bảo độ tin cậy các số liệu phần thượng nguồn
cũng như tiến độ phát triển các dự án phần thượng nguồn để đảm bảo đồng
bộ và hiệu quả kinh tế của chuỗi các dự án.
- Các dự án phần thượng nguồn thường cam kết về giá và tiến độ với các chủ
mỏ trước khi các dự án trung nguồn và hạ nguồn bắt đầu thực hiên. Như vậy,
các dự án trung và hạ nguồn gặp rất nhiều rủi ro về tiến độ triển khai cũng
như hiệu quả đầu tư,
- Cước phí vận chuyển/quy kho (đối với các dự án đang triển khai đầu tư hạ
tầng đường ống, kho chứa) chưa được Cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Hiện nay, phân cấp quản lý đấu thầu (ban hành kèm theo QĐ số 613/QĐ-
DKVN ngày 06/8/2012) chưa quy định rõ nội dung phân cấp trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư (trước khi có Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư) đối với
các dự án đã có trong Kế hoạch hàng năm được PVN phê duyệt, nên hiện
nay các gói thầu trong giai đoạn này Người đại diện phần vốn của PVN tại
PVGAS đều phải trình PVN chấp thuận là mất rất nhiều thời gian cho giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, Vì vậy, PVN xem xét bổ sung phân cấp/ủy quyền cho
PVGAS phê duyệt KHLCNT và các nội dung liên quan đối với các gói thầu
trọng giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án nhằm có thể đẩy nhanh tiến độ
thực hiện.
- Hoạt động đầu tư marketing thương hiệu cũng như sản phẩm của Công ty
còn chưa thực sự hiệu quả, chưa mang lại độ nhận biết thương hiệu rõ ràng
khiến khách hàng vẫn hay nhầm lần giữa 2 sản phẩm gas petrolimex và gas
petrovietnam mặc dù độ nhận biết thương hiệu của sản phẩm bình ga dân
dụng hiện này đang xếp thứ 2 trên thị trường.
6.4. Nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế
6.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Do tính đặc thù của các dự án khai thác xử lý khí mang tính phức tạp và quy
mô lớn dẫn đến các sự sai lệch khi khảo sát, lập kế hoạch thực hiện.
- Số liệu thượng nguồn đối tác cung cấp còn chưa chính xác.
- Thời tiết và khí hậu ngày càng cực đoan dẫn đến khó khăn trong thi công
ngoài biển.
- Các mâu thuẫn chính trị ngoài vùng biển Đông.
6.4.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chưa có văn bản quy định rõ ràng nội dung phân cấp trong giai đoạn chuẩn
bị đầu tư dẫn đến tiêu tốn rất nhiều thời gian.
- Một số cán bộ quản lý các dự án đầu tư còn có thiên hướng chủ nghĩa cá
nhân, dẫn đến gây ra thất thoát cho Công ty cũng như giảm hiệu quả đầu tư.
- Một số cán bộ quản lý dự án đầu tư còn chưa thực sự có trách nhiệm trong
công việc, vẫn còn thái độ thờ ơ, làm việc không hết mình, dẫn đến kết quả
chung không thực sự tốt.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên vẫn còn những hạn
chế nhất định do công nghệ ngành dầu khí liên tục phát triển, chưa nắm bắt
kịp với xu thế nà. Ngoài ra trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ vẫn còn
hơi yếu, mặc dù Công ty thực hiện dự án với rất nhiều đối tác nước ngoài và
sử dụng nhiều văn bản tiếng Anh.
- Đội ngũ marketing không thực sự trẻ trung, chưa mang lại sự sáng tạo cần
thiết hay sự viral, tạo xu hướng trong bối cảnh xã hội 4.0 hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng
Công ty khí Việt Nam PVGAS

1. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2025


1.1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP thành Doanh nghiệp khí
mạnh, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả các
khâu thu gom - xuất nhập khẩu - vận chuyển - chế biến/chế biến sâu - tàng
trữ - dịch vụ - kinh doanh khí và sản phẩm khí, tham gia hoạt động đầu tư
thượng nguồn; đóng vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí trên toàn
quốc, phấn đấu trở thành Doanh nghiệp ngành khí hàng đầu khu vực Asean
và có tên trong các Doanh nghiệp ngành khí mạnh của Châu Á.
- Duy trì 100% thị phần khí khô, 50-60% thị phần LPG toàn quốc. Cơ cấu sản
phẩm theo doanh thu: khí và LNG chiếm 64%, sản phẩm khí 29%, dịch vụ
khí 7%
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Liên tục đa dạng hóa nguồn cung, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thu
gom khí, tham gia hoạt động thượng nguồn trong và ngoài nước để chủ động
nguồn khí cung cấp, cũng như nâng cao vị thế của PV GAS.
- Xây dựng, vận hành và kinh doanh đồng bộ, an toàn, hiệu quả, tối ưu các hệ
thống khí trên toàn quốc; xây dựng đường ống kết nối các khu vực, từng
bước hình thành hệ thống khí quốc gia và khu vực. Toàn bộ nguồn khí vào
bờ đều được đưa qua GPP, đa dạng hóa và gia tăng sản lượng các sản phẩm
khí. Tăng cường chế biến sâu khí và sản phẩm khí. Nhanh chóng triển khai
đầu tư để nhập khẩu LNG , đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ, góp
phần đảm bảo an ninh năng lượng. Sẵn sàng gia tăng nguồn khí theo nhu cầu
của hộ tiêu thụ.
- Kinh doanh sản phẩm khí: Giữ vững vai trò chủ đạo trong thị trường kinh
doanh LPG. Phấn đấu duy trì và giữ vững 50-60% thị phần LPG toàn quốc,
trong đó trên 50% thị phần LPG bán buôn và 30% thị phần LPG thương mại
dân dụng. Phát triển thương hiệu PV GAS và tham gia mạnh thị trường LPG
quốc tế trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả. Tăng cường phát triển thị trường
CNG, LNG, Gas City, Auto gas, ES (tiết kiệm năng lượng) … trên toàn
quốc.
- Hoạt động dịch vụ: Phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường dịch vụ khí trong
nước, tích cực tham gia thị trường quốc tế.

2. Phân tích SWOT


- Phân tích SWOT là hoạt động phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ
hội và thách thức của hoạt động đầu tư phát triển trong hiện tại và và tương
lai của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ đề xuất các giải pháp đầu tư
sao cho có thể phát huy được mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, tận dụng các cơ
hội và hạn chế tối đa các đe dọa. Phân tích SWOT với hoạt động đầu tư phát
triển tại Tổng Công ty khí Việt Nam được trình bày cụ thể như sau:
2.1. Điểm mạnh
- Thứ nhất: Công ty có lịch sử phát triển lâu dài nên hoạt động đầu tư phát
triển cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm kinh doanh. Bên cạnh đó qua
thời gian dài thương hiệu của công ty đã quen thuộc với khách hàng trên thị
trường. Đây là một lợi thế lớn giúp Công ty chiếm được ưu thế lớn khi tiến
hành đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Thứ hai: Công ty có năng lực tài chính rất mạnh, với nguồn vốn chủ sở hữu
dồi dào, luôn sẵn sàng giúp Công ty chủ động được trong các hoạt động đầu
tư phát triển.
2.2. Điểm yếu
- Thứ nhất: Độ hiệu quả trong các dự án đầu tư của Công ty còn chưa cao,
nhiều dự án bị đội vốn, chậm tiến độ, dẫn đến thất thoát nguồn vốn nhà
nước.
- Thứ hai: năng lực của đội ngũ cán bộ của Tổng Công ty khí Việt Nam vẫn
còn nhiều hạn chế.
2.3. Cơ hội
- Việt Nam có trữ lượng dầu khí tại các mỏ còn rất lớn, đảm bảo cho nguồn
cung của Công ty có thể ổn định trong ít nhất hơn 20 năm nữa.
- Số lượng doanh nghiệp sản xuất phân bón, điện, ... sử dụng khí tự nhiên làm
nguyên liệu đang dần tăng lên, cùng đó nhu cầu sử dụng nhiên liệu sạch của
các phương tiện giao thông khiến cầu về các sản phẩm của Công ty ngày
một tăng.
2.4. Thách thức
- Cuộc chiến dầu mỏ giữa các nước xuất khẩu dầu mỏ như Nga, các nước
Trung Đông,... khiến giá dầu tụt giảm mạnh, một phần nào cũng kéo giá sản
phẩm khí đi xuống.
- Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng nhiên liệu khí sụt giảm do các
lệnh giới nghiêm đóng cửa nhà máy, hạn chế giao thông. Điều này tác động
nặng nề đến doanh thu của Công ty.
- Lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại có xu hướng sụt giảm, trong
khi một phần lớn tài sản hàng năm của Công ty đang được để dưới hình thức
tiền gửi có kỳ hạn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của Công ty.

3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng Công ty
khí Việt Nam PVGAS.
3.1. Về vận hành, sản xuất, an ninh và an toàn
- Tăng cường công tác an toàn, an ninh, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình
sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng trên công trình khí; phát huy hiệu quả
hệ thống quản lý tích hợp AT-CL-MT.
- Tổ chức/phối hợp tốt với các tổ chức trong công tác tuần tra, thực hiện
truyền thông về công tác an ninh an toàn, triển khai hiệu quả các quy chế
phối hợp bảo vệ an ninh an toàn công trình khí.
- Chủ dộng phối hợp chặt chẽ với các bên trong dây chuyền khí trong công tác
dự báo ấn định, bảo dưỡng sửa chữa, đảm bảo vận hành an toàn nhịp nhàng
hệ thống nhằm giảm tối đa thời gian dừng/giảm cung cấp khi, huy động tối
đa công suất hệ thống các bên.
- Kiểm soát/quản lý tốt chất lượng khí, sản phẩm khí từ khâu thượng nguồn
đến hạ nguồn, vận hành và khai thác hiệu quả các công trình khí; tối ưu các
chế độ vận hành nhằm thu hồi các sản phẩm ở mức tối đa nhất.
- Thường xuyên rà soát, hoàn chỉnh các định mức, quy trình kỹ thuật trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo dưỡng sửa chữa.
3.2. Về kinh doanh, phát triển thị trường và thương hiệu.
- Đảm bảo hệ thống thiết bị luôn sẵn sàng, cung cấp khí khô tối đa cho khách
hàng điện, đạm, KTA, CNG trong điều kiện có thể.
- Tăng cường công tác dự báo thị trường, thu xếp nguồn hàng, cân đối hàng
tồn kho và lượng hàng qua kho để đưa ra quyết định thời điểm kinh doanh
xuất/nhập kịp thời nhằm đảm bảo hiêu jquar kinh doanh LPG; phát triển hoạt
động kinh doanh bán lẻ, tăng thị phần, mở rộng thị trường.
- Chuẩn bị các phương án sẵn sàng với thị trường khí giá cao; làm việc với
khách hàng chuẩn bị thị trường tiêu thụ LNG.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, thương hiệu, tìm kiếm khách hàng, phát
triển thị trường tiêu thụ khí LPG, KTA, CNG, nguyên/nhiên liệu cho giao
thông vận tải, sản xuất ống thép, bọc ống.
- Phát triển thị trường khí theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. đa dạng hóa các
bộ tiêu thụ nhằm đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài cho ngành công nghiệp
khí.

3.3. Về công tác chuẩn bị và thực hiện đầu tư xây dựng


- Kiểm soát chặt chẽ tiến độ, hiệu quả đầu tư dự án; ưu tiên nguồn vốn thực
hiện dự án quan trọng; tập trung đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh
chính.
- Căn cứ tính chất dự án và mức độ phân cấp, thường xuyên kiểm tra, giám
sát, đôn đốc tại công trường, duy trì giao ban hàng tuần/tháng để tháo gỡ
vướng mắc/khó khăn.
- Tham gia đầu tư/mua cổ phần/góp vốn vào các dự án khí trong và ngoài
nước nhằm tạo nguồn cung hỗ trợ hoạt động trong nước nếu dự án khả thi.
- Kêu gọi các tổ chức uy tín trong và ngoài nước tham gia đầu tư hệ thống
nhập khẩu LNG, chế biến sâu,…
- Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm quản lý nội bộ của PVGAS về
đầu tư để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, phù hợp với các quy định của
pháp luật và thực tiễn hoạt động của PVGAS.

3.4. Về công tác đàm phán, ký kết hợp đồng


- Đối với nguồn LNG nhập khẩu thông qua Dự án kho chứa LNG 1 MMTPA
tại Thị Vải: tập trung nghiên cứu chiến lược nhập khẩu LNG đảm bảo hệ
thống tồn chứa/tái hóa được vận hành hiệu quả; tổ chức lựa chọn nhà cung
cấp LNG trên thị trường quốc tế; đàm phán, ký kết các hợp đồng nhập khẩu
LNG (định hạn và theo chuyến) với các nhà cung cấp LNG, đàm phán, ký
kết các hợp đồng mua bán khí tái hóa từ nguồn LNG nhập khẩu cho nhà máy
điện Nhơn Trạch 3&4 với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP
(PV POWER); đàm phán, ký kết các phụ lục bổ sung hợp đồng mua bán khí
với các khách hàng hiện hữu để tăng cường tiêu thụ khí LNG tái hóa, bổ
sung cho các nguồn khí nội địa hiện đang suy giảm.
- Đối với các nguồn khí mới khu vực Đông Nam Bộ (Sao Vàng – Đại Nguyệt,
Sư Tử Trắng – giai đoạn 2A, các nguồn khí mới ở khu vực bể Cửu Long …):
đàm phán, ký kết hợp đồng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để mua và cấp
khí bổ sung cho các khách hàng hiện hữu ở khu vực Đông nam Bộ; đàm
phán, ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng mua bán khí với các khách hàng hiện
hữu để tiêu thụ các nguồn khí mới.
- Đối với khu vực Tây Nam Bộ: đàm phán, ký kết hợp đồng/phụ lục với Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam để cung cấp dịch vụ vận chuyển (khí Lô B – Ô Môn,
khí nhập khẩu từ Malaysia) và để mau khí nhập khẩu từ Malaysia phục vụ
nhu cầu của Nhà máy xử lý khí Cà Mau; tham gia cùng đoàn công tác của
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đàm phán hợp đồng mua khí mỏ Nam Du – U
Minh.
- Đối với các hợp đồng sẽ hết hạn trong năm 2020 (hợp đồng mua khí bể Cửu
Long, hợp đồng dịch vụ thu gom và nén khí vể Cửu Long, hợp đồng bán khí
cho nhà máy Đạm Phú Mỹ …): đàm phán, ký kết phụ lục bổ sung với Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam, Liên doanh Vietsovpetra, PVFCCo và các đối tác
liên quan để gia hạn hiệu lực của các hợp đồng này.
- Tổ chức đấu thầu (nếu bắt buộc theo quy định), đàm phán, ký kết các hợp
đồng khác để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh được Đại hội đồng cổ
đông thông qua.

3.5. Về tài chính, tiết giảm chi phí và giá thành sản phẩm
- Liên tục rà soát, cập nhật, hoàn thiện cơ chế, quy định tài chính trong
PVGAS phù hợp với quy định, trên nguyên tắc tạo cơ chế chủ động, linh
hoạt, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
- Quản lý sử dụng linh hoạt và hiệu quả nguồn vốn tài chính của PVGAS và
các đơn vị thành viên; liên tục rà soát, cân đối thu – chi, bám sát kế hoạch
vốn, nhu cầu đầu tư theo từng nguồn vốn, thu xếp vốn kịp thời theo tiến độ
từng dự án/kinh doanh.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tích cực thu hồi công nợ của các khách
hàng, giảm thiểu tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi phát sinh; lập báo cáo tài
chính kịp thời phục vụ tốt cho công tác quản trị.
- Tăng cường quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tài chính trong và ngoài
nước để thu xếp nguồn vốn với chi phí tốt nhất, kịp thời, đủ cho nhu cầu đầu
tư, sản xuất kinh doanh của của PVGAS.
- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ giá thành, giá vốn các sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ kết hợp với đổi mới quản trị doanh nghiệp bảo đảm chất lượng và
giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ở mức cạnh tranh hợp lý.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh kịp thời công tác thực hiện, cắt
giảm chi phí thường xuyên, tiết giảm chi phí, mua sắm vật tư, nguyên, nhiên,
vật liệu và sử dụng các dịch vụ đúng quy định và đảm bảo chất lượng.

3.6. Về tổ chức quản lý doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quy trình, các chính sách nhằm hình thành
đội ngũ nhân sự tinh gọn có trình độ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật cao gắn
bó làm việc lâu dài với PVGAS.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng nguồn lực, đảm bảo tuyển dụng,
bố trí, điều động, bổ nhiệm nhân sự hợp lý, phù hợp với quy định và đảm
bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức/tái đào tạo gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tiến độ hoàn
thành các dự án nhằm nâng cao công tác quản trị; tăng cường đào tạo nội bộ,
kèm cặp tài công trình hiện hữu để giảm chi phí.
- Nâng cao năng suất lao động để thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ thông tin; xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu
quả lao động cho từng công việc.
- Chủ động đề xuất/thực hiện thoái vốn hoặc thực hiện các giải pháp xử lý các
đơn vị làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả theo quy định, nhất là đối với các doanh
nghiệp không còn đủ điều kiện để hoạt động liên tục.
- Không ngừng rà soát, cập nhật/hoàn thiện các văn bản quy phạm quản lý nội
bộ kịp thời, đảm bảo tính chuyên nghiệp và phù hợp với tình hình thực tế.

3.7. Về khoa học công nghệ, an ninh mạng và phát huy sáng tiến cải tiến
kỹ thuật
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động; nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa
học công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Chủ động rà soát, xây dựng quy chế đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông
tin; đầu tư/nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiế bị công nghệ thông tin đảm
bảo an toàn an ninh mạng, an toàn thông tin.
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin;
thường xuyên/định kỳ tổ chức khóa học nâng cao nhận thức an toàn thông
tin cho người sử dụng máy tính mạng phù hợp với đặc điểm từng đơn vị.
- Tiếp tục phát huy phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất và coi đây là giải pháp thiết thực để thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, tặng năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an
toàn trong sản xuất và đầu tư.
- Tăng cường công tác hợp tác với các Trung tâm/Viện nghiên cứu, trường
Đại học, các đối tác nước ngoài làm nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt
dộng sản xuất kinh doanh một các hiệu quả.

4. Đề xuất và kiến nghị về đổi mới cơ chế, chính sách, điều hành của Chính
phủ, các Bộ, ngành
- Không có.
KẾT LUẬN
Qua 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty khí Việt Nam PVGAS đã
đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trở thành một trong những doanh nghiệp lớn
mạnh nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Thành công đó đạt được là nhờ vào sự quyết
tâm,nỗ lực không biết mệt mỏi của Ban lãnh đạo Công ty cũng như đội ngũ cán bộ
công nhân viên, theo đuổi một khát vọng, một mục tiêu phát triển, hùng cường. Trong
quá trình phát triển đó,các hoạt động đầu tư phát triển đã và đang đóng góp một phần
không nhỏ vào thành công chung. Tuy hoạt động đầu tư phát triển của Công ty còn
nhiều hạn chế, đến từ cả nguyên nhân khác quan lẫn chủ quan, PVGAS luôn giữ vững
ý chí của mình, tiếp tục bước vào thập kỷ mới của thế kỉ 21, vẫn bằng một khát vọng
vươn tầm ra thế giới.

Trong thời gian được thực tập tại Tổng Công ty khí Việt Nam, bản thân em đã
được tiếp xúc với những hoạt động đầu tư, các dự án đầu tư thực tế, từ đó một phần
nào hiểu được cách vận dụng những lý thuyết đã được học ở trường vào thực tiễn. Tuy
nhiên do bản thân còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục nên bài chuyên đề tốt nghiệp
của em vẫn còn nhiều sai sót, mong thầy cô góp ý để em có thể hoàn thiện bài cũng
như bản thân tốt hơn. Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths.
Nguyễn Duy Tuấn , người đã tận tình hướng dẫn em từ những ngày đầu tiên bắt đầu
quá trình thực tập, cũng như các anh chị ở Tổng Công ty khí Việt Nam, đặc biệt là các
anh chị ở Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ, đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời
gian qua.

Em xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế đầu tư – Đồng chủ biên: PGS.TS Từ Quang Phương, PGS.TS
Phạm Văn Hùng.
2. Báo cáo thường niên PVGAS năm 2015.
3. Báo cáo thường niên PVGAS năm 2016.
4. Báo cáo thường niên PVGAS năm2017.
5. Báo cáo thường niên PVGAS năm 2018.
6. Báo cáo thường niên PVGAS năm 2019.
7. Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư PVGAS năm 2015.
8. Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư PVGAS năm 2016.
9. Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư PVGAS năm 2017.
10. Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư PVGAS năm 2018.
11. Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư PVGAS năm 2019.
12. Văn bản Quy trình quản lý đầu tư (ban hành lần 5) PVGAS.
13. Báo cáo tài chính PVGAS năm 2015.
14. Báo cáo tài chính PVGAS năm 2016.
15. Báo cáo tài chính PVGAS năm 2017.
16. Báo cáo tài chính PVGAS năm 2018.
17. Báo cáo tài chính PVGAS năm 2019.
18. Thông tin doanh nghiệp trên www.pvgas.com.vn
19. Các văn bản khác của Tổng Công ty khí Việt Nam.

You might also like