You are on page 1of 35

Kinh tế quản lý

MANAGERIAL ECONOMICS

TS. Nguyễn Thế Hòa


Email: nthoa56.ktcs@tlu.edu.vn
ĐT: 0913530859
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thế Hòa (chủ biên), Kinh tế quản lý (2012) – NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, dịch từ cuốn Managerial Economics của W.B. Allen,
N.A. Doherty, K. Weigelt, E. Mansfield.

[2 ] Nguyễn Thế Hòa, Kinh tế học Vi mô (2009) - trường Đại học Thủy lợi,
dịch từ cuốn Microeconomics của D. Colander (2004).

[3] Nguyễn Thế Hòa & Vũ Ngọc Thanh, Giáo trình Kinh tế Vi mô-Vĩ mô
(2005), NXB Nông Nghiệp.
Nội dung

Chương 1: Giới thiệu kinh tế quản lý


Chương 2: Lý thuyết cầu
Chương 3: Sản xuất và chi phí
Chương 4: Cấu trúc thị trường, hành vi chiến lược và đặt giá
Chương 5: Chính phủ và doanh nghiệp
Chương 1: Giới thiệu kinh tế quản lý

Kinh tế quản lý thiết lập mối quan hệ giữa lý thuyết kinh tế và


khoa học ra quyết định trong phân tích việc ra quyết định quản lý

1.1 Ví dụ nghiên cứu điển hình


1.2 Mối quan hệ của Kinh tế quản lý với các môn học khác
1.3 Quá trình ra quyết định cơ bản
1.4 Lý thuyết về hãng
1.5 Cầu và cung: Nhìn nhận ban đầu
1.1 Ví dụ nghiên cứu điển hình
Hãng Boeing, Công ty Walt Disney, và công ty Toyota Motor

 Boeing là nhà sản xuất máy bay thương mại lớn nhất thế giới. Năm 1980, thị
phần 81%; Airbus chiếm vị trí thứ hai.
 Năm 1997, Airbus đạt thị phần trên 33%, Boeing giảm dưới 65%. Năm 2003,
Airbus tuyên bố sản xuất nhiều máy bay thương mại hơn Boeing.

 Kinh tế quản lý có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn Airbus đã ăn mòn nhanh
chóng sự thống lĩnh thị trường của Boeing như thế nào?

- Giảm chi phí?


- Công nghệ mới?
- Mô hình máy bay mới?
- Chính sách thương mại quốc gia?
Walt Disney

 Eisner mở ra giá trị cho tên tuổi của Disney (từ 1966) và chiếm lĩnh vương
quốc ảo thuật thế kỷ 21. Trong 20 năm, nhóm của Eisner đã làm tăng
doanh thu lên 10 lần để đạt trên 25 tỉ $ vào năm 2002. Disney trong nhóm
100 hãng lớn nhất toàn cầu và là công ty truyền thông lớn thứ hai thế giới
(sau Time – Warner) 14 năm liền tăng trưởng thu nhập 20%.

 Eisner đã sử dụng những phân tích dựa trên các nguyên lý kinh tế quản lý:
 Tăng cường quảng cáo (nắm giữ các hãng phát thanh truyền hình)
 Kỹ thuật định giá (giản đơn và tinh vi)- Biểu giá 2 phần
 Phân biệt giá
Toyota

 Các hãng sản xuất đa sản phẩm trên một dây chuyền lắp ráp phải quyết định sản
xuất bao nhiêu mỗi loại trong một chu kỳ sản xuất. (qui mô lô)
 Chu kỳ sản xuất nhỏ, tần suất cao làm chi phí cơ cấu lớn và chi phí hàng tồn kho
thấp. Chu kỳ sản xuất lớn, tần suất thấp có chi phí cơ cấu thấp nhưng chi phí tồn
kho lớn.
 Toyota đã rút ngắn chu kỳ sản xuất tối ưu như thế nào để giảm tổng chi phí?

 Toyota sử dụng mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ); cơ sở chính của sự quản
lý chuỗi cung ứng; Xác định số lượng tối ưu của một sản phẩm mỗi lần đặt
hàng; Lựa chọn mức tồn kho sao cho tại đó tổng chi phí đặt mua hàng và chi phí
tồn trữ hàng tồn kho là thấp nhất
1.2 Mối quan hệ của Kinh tế quản lý với các môn học khác

• Kinh tế quản lý thiết lập mối quan hệ giữa lý thuyết kinh tế và khoa học ra quyết
định trong phân tích các quyết định quản lý.

• Lý thuyết kinh tế (KT vi mô, KT vĩ mô) mô tả nền kinh tế hoạt động như thế
nào nhưng không chỉ ra nó cần vận hành như thế nào,; kinh tế quản lý đề xuất ra
các qui tắc phương pháp để thực hiện các mục tiêu cụ thể.

• Khoa học ra quyết định phân tích ảnh hưởng của tiến trình hành động có khả
năng lựa chọn thay thế. Kinh tế quản lý sử dụng các phương pháp tối ưu hóa để
xác định tiến trình hành động tối ưu cho người ra quyết định; phương pháp thống
kê để ước lượng mối quan hệ giữa các biến có liên quan và dự báo các giá trị của
chúng
 Kinh tế quản lý đóng hai vai trò quan trọng trong nghiên cứu quản trị kinh
doanh.

1. Nó cung cấp các công cụ phân tích cơ bản trong marketing, tài chính, sản
xuất và các lĩnh vực khác của QTKD. (Đặt giá, biểu giá 2 phần …)

2. Nó chỉ ra các lĩnh vực khác nhau này phải được xem xét như là một thể
thống nhất để thực hiện các mục tiêu của hãng
 Các nguyên lý của kinh tế quản lý cũng có vai trò quan trọng trong việc
làm giảm lãng phí trong các tổ chức không kinh doanh.
1.3 Quá trình ra quyết định cơ bản
Bước 1. Thiết lập hay xác định các mục tiêu
(Black và Decker SX dụng cụ điện có mục tiêu thiết kế lại các dụng cụ điện;
lợi nhuận tăng 15% /năm)
Bước 2. Xác định vấn đề
cạnh tranh với nước ngoài gia tăng, gấp đôi lớp cách điện có thể là đòi hỏi mang
tính pháp lý
Bước 3. Nhận diện các giải pháp có thể
các giải pháp có thể lựa chọn thay thế căn cứ vào các mục tiêu của DN;
SX hiệu quả hơn, marketing sản phẩm thiết kế hiện tại, thiết kế lại toàn bộ dây
chuyền SX
Bước 4. Chọn giải pháp có thể tốt nhất
giải pháp tốt nhất là thiết kế lại dụng cụ điện
Bước 5. Thực hiện quyết định
tổ chức thay đổi, phó chủ tịch phụ trách SX (tất cả các khâu chế tạo, phát triển
sản phẩm, và kỹ thuật SX. Ban lãnh đạo đảm bảo quyết định được thực hiện đúng.
n
TRt t TC t
 (1(1 i)i)
t 1
t t

1.4 Lý thuyết về hãng


1.4.1 Giá trị của hãng
 Lý thuyết về hãng: giả thiết các hãng cố gắng cực đại hóa giá trị của mình
 Giá trị của 1 hãng: Giá trị hiện tại của dòng tiền mặt kỳ vọng ( lợi nhuận kỳ
vọng ) trong tương lai của nó .
n
t
=  (1  i )
t 1
t

n
TRt  TC t
= 
t 1 (1  i ) t

=> Nhà quản lý và công nhân của hãng có thể tác động tới giá trị của hãng.
1.4.2 Vai trò của các điều kiện ràng buộc

Nhà quản lý phải đương đầu với việc là có rất nhiều điều kiện ràng buộc khống chế
những gì mà họ có thể giành được.
 Các điều kiện ràng buộc giới hạn qui mô gia tăng giá trị của hãng (bị hạn chế thiết
bị chuyên dụng, lao động có tay nghề, vật liệu cơ bản, hay các đầu vào khác)
 Hạn chế hoạt động quản lý do tính pháp lý hay trạng thái của hợp đồng (lương tối
thiểu mức đóng thuế, luật môi trường, cho tới luật chống độc quyền, luật thuế,
hợp đồng với người tiêu dùng và nhà cung ứng)
 Phân tích nhiều vấn đề của hãng bằng các phương pháp tối ưu hóa có điều kiện
ràng buộc
các điều ràng buộc làm hạn chế lợi nhuận một hãng có thể tạo ra
Nếu mỗi năm hãng nhận được 1 $ sau 5 năm với lãi suất 10 %/năm, thì
hiện tại PV của nó là 3,79 $
Giá trị của DN hiện tại nếu sau năm 1 có thu nhập ròng 3000$,
sau năm 2 là 2000$ và sau năm 3 là 1000$ với lãi suất 10
%/năm
1.4.3 Lợi nhuận là gì?

 Số liệu lợi nhuận được công bố dựa trên việc xác định lợi nhuận kế toán
Kế toán quan tâm đến việc giám sát hoạt động hàng ngày của hãng, phát hiện
ra gian lận hay thụt két, đáp ứng thuế và các luật khác, và làm báo cáo sổ
sách cho các nhóm có mục đích khác nhau.
 Các nhà kinh tế nói về lợi nhuận khi tính cả lượng cung vốn và lao động
của chủ doanh nghiệp có thể kiếm lời ở đâu đó (chi phí cơ hội của vốn và
lao động). Nhà kinh tế quan tâm tới việc ra quyết định và lựa chọn hợp lý
trong số các khả năng có thể lựa chọn thay thế trong tương lai.
 Chi phí cơ hội

 Chi phí kế toán

 Chi phí kinh tế

 Lợi nhuận kế toán

 Lợi nhuận kinh tế


1.4.4 Các lý do tồn tại lợi nhuận

 Ba lý do quan trọng là:


- Sự đổi mới
- Rủi ro và
- Sức mạnh độc quyền
1.4.5 Các yếu tố tổ chức và sự “tìm cách thoả mãn”

 Các nhóm khác nhau bên trong hãng hình thành nên các đường lối riêng,
chính trị nội bộ là một phần quan trọng của của quá trình xác định chính sách
công ty.
 Mỗi bộ phận có thể đấu tranh để duy trì và mở rộng phần ngân sách hãng của
mình, cố gắng nhằm đặt bộ phận kia vào một vị trí thấp hơn.
 Các cuộc tranh đấu bên trong hãng có thể đóng một vai trò quan trọng trong
việc xác định các mục tiêu của nó.
 Dưới những hoàn cảnh như vậy, một hãng có thể “tìm cách thoả mãn” hơn là
cố gắng cực đại hóa lợi nhuận.
1.4.6 Lợi ích quản lý và vấn đề thân chủ-người đại diện

 Hành vi của hãng có thể bị điều khiển bởi lợi ích của nhóm quản lý, kết
quả là tiền trả lớn hơn và đặc quyền nhiều hơn (và bộ máy lớn hơn) cho
các nhà quản lý so với mức thực sự cần.

 Vấn đề thân chủ-người đại diện là nhà quản lý có thể theo đuổi những mục
tiêu của riêng họ, ngay cả khi điều đó làm giảm lợi nhuận của chủ sở hữu

 Để xử lý vấn đề này, các hãng hợp đồng với nhà quản lý sao cho nhà quản
lý có động cơ theo đuổi những mục tiêu hợp lý gần với cực đại hóa lợi
nhuận. (cho nhà quản lý một phần quyền lợi tài chính trong thành công của
hãng. quyền mua cổ phiếu đặt trước với giá thấp hơn giá thị trường …).
PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ

Disney giải quyết vấn đề thân chủ- người đại diện như thế nào

 Hãng trả cho tổng giám đốc Eisner


- Lương 750.000 $
- 750.000 $ tiền thưởng cho các hợp đồng
- Tiền thưởng hàng năm bằng 2% lượng tiền mặt từ khoản thu nhập ròng của
hãng vượt quá 9% tài sản ròng của các cổ đông.
- Được quyền mua 2 triệu cổ phiếu lựa chọn của Disney, có nghĩa ông có thể
mua chúng từ hãng bất cứ lúc nào trong suốt 5 năm hợp đồng chỉ với 14$
mỗi cổ phiếu.
1.5 Cầu và cung: Nhìn nhận ban đầu
1.5.1 Thị trường

 Một thị trường có thể được định nghĩa là một nhóm các hãng và các cá
nhân liên hệ với nhau để mua hoặc bán một hàng hóa nào đó.
 Các nhà quản lý phải nắm bắt được thị trường của họ hiện tại và có kế
hoạch cho thị trường trong tương lai.
 Họ phải quan sát sự cạnh tranh về sản phẩm (các sản phẩm khác thay thế
sản phẩm của họ để thoả mãn nhu cầu khách hàng), sự cạnh tranh về địa
lý, và sự cạnh tranh về thời gian (số giờ hoạt động và tính chất mùa vụ).
 Các cấu trúc thị trường đã học? Đặc điểm cơ bản của mỗi cấu trúc thị
trường đó?
 Nhà quản lý cần làm gì?
1.5.2 Phía cầu của một thị trường

Phía cầu có thể được minh họa bởi một đường cầu thị trường, nó cho biết
số lượng hàng hóa người mua thích mua tại các mức giá khác nhau.
Mỗi đường cầu đều dựa trên giả thiết về sở thích, thu nhập và số người
tiêu dùng, cũng như giá các hàng hóa khác giữ nguyên không đổi. Sự thay
đổi về mỗi yếu tố này làm dịch chuyển vị trí của một đường cầu hàng hóa

 Luật cầu: Khi các yếu tố khác không thay đổi, giá của một hàng hoá hay
dịch vụ nào đó cao hơn sẽ làm cho lượng cầu về hàng hoá hay dịch vụ đó
thấp hơn và ngược lại.
 Hàm cầu thông thường: QD = F(P). QD = ao - a1P (a1>0)
 Hàm cầu ngược: P = f(QD)
Hàm cầu tổng quát: QD = F(P, Pr, I, Pf, N, T, ...)

 Khi nghiên cứu về cầu một hàng hóa ta thường dùng các dạng
hàm tuyến tính hoặc tuyến tính loga sau:
QD = ao - a1P+ a2 I+a3PS - a4PC +a5Pf+ a6N+ a7T (ai>0; i=1,2...)

logQD=ao-a1logP+a2logI+a3logPS - a4logPC +a5logPf+ a6logN+ a7T

(ai>0; i=1,2...)
 Trong trường hợp hàm cầu có dạng tuyến tính loga thì ai là các độ
co giãn của cầu (trừ hệ số của biến giả như a7)
1.5.3 Phía cung của một thị trường

 Phía cung của một thị trường có thể được


minh họa bởi một đường cung thị trường, nó
cho biết số lượng hàng hóa người bán đưa ra
tại các mức giá khác nhau
 Giả thiết công nghệ, giá đầu vào là không đổi.
 Luật cung: Khi các yếu tố khác không thay
đổi, giá càng tăng thì lượng cung càng lớn và
ngược lại
 Hàm cung thông thường: QS = F(P).
QS = bo + b1P với b1 > 0
 Hàm ngược của hàm cung thông thường có dạng: P = f(Q S).
Hàm cung tổng quát
QS = F(P, PINPUTs, Pf, NF, Te,...)

 QS = bo + b1P - b2 PINPUTs – b3Pf + b4NF + b5Te

(bi>0; i=1,2...)
1.5.4 Giá cân bằng

 Cầu và cung, tương tác với nhau xác định nên giá của một hàng hóa
 Giá cân bằng là một mức giá có thể được duy trì khi lượng cầu bằng với
lượng cung
 Bất cứ mức giá nào không phải giá cân bằng thì không thể duy trì lâu dài,
vì các yếu tố cơ bản đang vận hành làm cho thay đổi giá là khi cung hoặc
dư cầu.
1.5.5 Giá thực tế

 Mức giá thực tế là mức giá thực sự phổ biến được giả thiết xấp xỉ với giá
cân bằng,
 Khi giá thực tế chênh lệch với giá cân bằng do du cầu hoặc dư cung thì các
lực lượng cung cầu ép nó hướng tới giá cân bằng.
1.5.6 Điều gì xảy ra nếu đường cầu dịch chuyển?
1.5.7 Điều gì xảy ra nếu đường cung dịch chuyển?

You might also like