You are on page 1of 288

Kinh tế quản lý

Mục lục
Trang

Chương 1: Giới thiệu Kinh tế quản lý 2


Chương 2: Các phương pháp tối ưu hóa 24
Chương 3: Lý thuyết cầu 51
Chương 4: Hành vi người tiêu dùng và lựa chọn hợp lý 76
Chương 5: Lý thuyết sản xuất 93
Chương 6: Phân tích chi phí 125
Chương 7: Cạnh tranh hoàn hảo 160
Chương 8: Độc quyền và cạnh tranh độc quyền 179
Chương 9: Định giá độc quyền tinh vi 207
Chương 10: Chính phủ và doanh nghiệp
Chương 11: Kinh tế học quản lý: trong bối cảnh toàn cầu

1
Chương 1
Giới thiệu Kinh tế quản lý
1.1 Ví dụ nghiên cứu điển hình
Hãng Boeing, Công ty Walt Disney, và công ty Toyota Motor có điểm gì chung? Cả ba, giống
như vô số các hãng khác, đã sử dụng các nguyên lý đã có từ lâu của kinh tế quản lý để cải thiện khả
năng sinh lợi nhuận của họ. Kinh tế quản lý dẫn tới việc phân tích các khái niệm như chi phí, cầu, lợi
nhuận, cạnh tranh, định giá, chiến lược nhập ngành, và chiến lược bảo vệ thị trường. Nó cố gắng làm
giảm khoảng cách giữa những vấn đề phân tích thuần tuý hấp dẫn nhiều nhà lý thuyết kinh tế và các
quyết định hàng ngày mà các nhà quản lý đối mặt. Nó đưa ra các công cụ và cách tiếp cận hữu hiệu cho
việc ra chính sách quản lý, như lý thuyết trò chơi và các chính sách định giá tinh vi ví dụ biểu thuế quan
cả gói và hai phần.
Trong chương mở đầu này, chúng ta bắt đầu nghiên cứu bằng việc trình bày một số nghiên cứu
điển hình minh hoạ một số vấn đề mà kinh tế quản lý có thể giúp giải quyết. Mặc dù chúng chỉ là một
mẫu nhỏ các tình huống mà kinh tế quản lý xem là hữu ích, nhưng các minh hoạ đó đưa ra ấn tượng đầu
tiên hợp lý về bản chất của kinh tế quản lý và sự liên quan của nó tới các quyết định kinh doanh thực tế.
Để giúp làm sáng tỏ ứng dụng vào quyết định kinh doanh, các hộp công cụ được đưa vào có mục đích
như Khái niệm trong bối cảnh, Góc nhà tư vấn, và Phân tích quyết định quản lý, chỉ ra trực tiếp cho bạn
đọc các ứng dụng của khái niệm liền ngay trong bài học. Chúng ta cũng kiểm tra mối quan hệ giữa kinh
tế quản lý và các môn học có liên quan như kinh tế vi mô và khoa học ra quyết định, bao gồm cả thống
kê.
Tiếp theo, chúng ta lấy các mô hình ra quyết định cơ bản cũng như lý thuyết về hãng. Do kinh tế
quản lý có liên quan tới cách thức mà các nhà quản trị kinh doanh và các nhà ra chính sách khác cần đưa
ra quyết định, nên điều quan trọng tại điểm bắt đầu này là bản chất của quá trình ra quyết định được
phân tích và động cơ của hãng được thảo luận. Do lợi nhuận đóng một vai trò chính trong việc ra quyết
định kinh doanh, nên chúng ta định nghĩa lợi nhuận và nhận diện định nghĩa lợi nhuận của các nhà kinh
tế khác với người kế toán như thế nào. Cuối cùng, chúng ta trình bày tổng quan về những nguyên lý cơ
bản của cầu và cung, một chủ đề trọng tâm được nghiên cứu rất kỹ trong các chương tiếp theo.

1.1.1 Cuộc chiến của Boeing để duy trì sự lãnh đạo thị trường
Để minh họa kinh tế quản lý có thể giúp các nhà quản lý như thế nào, hãy xem xét vấn đề mà
các nhà nhà quản lý đối mặt tại công ty Boeing. Boeing đã từng là nhà sản xuất máy bay thương mại lớn
nhất thế giới. Vào đầu những năm1970, các nhà quản lý của Boeing đã vạch ra cách tiếp cận hai mũi
nhọn nhằm duy trì sự lãmh đạo thị trường. Công ty đáng ra đã là nhà sản xuất có chi phí thấp và công
nghệ hàng đầu trong ngành này. Năm 1980, công ty đã đạt được thị phần 81%, gấp 7 lần trên đối thủ
cạnh tranh gần nhất. Và, Boeing đã có thể đạt được kỳ công này trong khi vẫn duy trì lợi nhuận biên ở
mức cao. Một chuyên gia trong ngành ước tính rằng năm 1991, Boeing đã thu được 45 triệu $ lợi nhuận
trên mỗi máy bay 747 được bán với giá 150 triệu $.
Đối thủ chính của Boeing từ những năm 1980 là Airbus, một liên doanh của các hãng hàng
không Anh, Pháp, Đức và Tây ban Nha. Bắt đầu cung cấp chiếc máy bay đầu tiên của họ vào năm 1974,
Airbus nhanh chóng chiếm vị trí thứ hai sau Boeing. Năm 1997, Airbus đạt thị phần trên 33%, trong khi
thị phần của Boeing giảm xuống dưới 65%. Airbus không chỉ làm giảm thị phần của Boeing mà công ty
này cũng còn được xem là dẫn đầu về tiến bộ công nghệ và thách thức Boeing về dẫn đầu chi phí thấp.
Sự tiến lên mạnh mẽ của Airbus cũng buộc các nhà quản lý của Boeing giảm mạnh giá và phụ thuộc
nhiều vào việc hạ giá để bán máy bay của họ. Năm 1994, thu nhập ròng của Boeing giảm 31% so với
mức năm 1991, lý do hàng đầu là sự cạnh tranh gia tăng của Airbus. Năm 2003, Airbus thông báo rằng
nó sẽ sản xuất nhiều máy bay thương mại hơn Boeing.

2
Kinh tế quản lý có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn Airbus đã ăn mòn nhanh chóng sự thống lĩnh
thị trường của Boeing như thế nào. Chương 9 cung cấp một số cơ sở hợp lý để giải thích Airbus đã giảm
những chi phí của nó như thế nào nhằm tiếp cận với chi phí của Boeing. Ví dụ, chương này minh họa
chi phí sản xuất máy bay bị tác động bởi số máy bay được sản xuất ra như thế nào. Chương 8 giúp ta
hiểu tiết kiệm chi phí hơn nữa có thể thực hiện được bằng cách giảm thời gian phát triển các mô hình
máy bay mới như thế nào. Cuối cùng, chương 20 giúp ta hiểu chính sách thương mại quốc gia có thể
giúp Airbus như thế nào trong việc tìm kiếm để thách thức Boeing.

1.1.2 Tập đoàn Disney: Sự mở rộng lĩnh vực ảo thuật


Tập đoàn Disney luôn được biết đến như là thánh địa về khả năng tiềm tàng và tài năng sáng
tạo. Tuy nhiên, sau khi người sáng lập ra nó, Walt Disney, mất vào năm 1966 công ty bị lênh đênh trôi
dạt mất hàng chục năm. Mặc dù công ty vẫn giữ được sự thừa nhận nhãn hiệu danh giá, nhưng các nhà
quản lý của nó dường như không thể chuyển sự thừa nhận đó thành lợi nhuận và tăng doanh thu. Do
hoạt động yếu kém này, mà đầu những năm 1980 công ty bị tấn công bởi hàng loạt các tập đoàn đột
kích, bao gồm cả Saul Steinberg và Irwin Jacobs. Trong tuyệt vọng, các lãnh đạo đã thuê Michael
Eisner làm tổng giám đốc mới.
Eisner và nhóm quản lý của mình đã mở ra giá trị cho tên tuổi của Disney và chiếm lĩnh vương
quốc ảo thuật thế kỷ 21. Trong 20 năm, nhóm của Eisner đã làm tăng doanh thu lên 10 lần để đạt trên 25
tỉ $ vào năm 2002. Disney bây giờ được xếp hạng trong nhóm 100 hãng lớn nhất toàn cầu và là công ty
truyền thông lớn thứ hai thế giới (sau Time – Warner). Disney nắm giữ các hãng: Mạng phát thanh và
vô tuyến ABC; 10 trạm vô tuyến và 59 trạm phát thanh Mỹ; sở hữu trên 10 kênh truyền hình cáp, bao
gồm cả ESPN International, kênh dẫn đầu toàn cầu về mạng thể thao (với 24 giờ phát sóng bằng 21 thứ
tiếng cho trên 165 nước); một số hãng phim, video và vô tuyến chính, bao gồm Disney, Miramax, và
Buena Vista; một số nhãn hiệu ghi âm đĩa hát lớn; các công viên giải trí ở Mỹ, Nhật, và Pháp; Disney
Cruise Line; và 600 cửa hàng bán lẻ Disney trên khắp thế giới.
Để mở rộng lĩnh vực ảo thuật, nhóm của Eisner đã sử dụng những phân tích dựa trên các nguyên
lý kinh tế quản lý. Ví dụ, sau khi nghiên cứu chỉ ra rằng tăng cường quảng cáo có thể làm tăng lượng
người đến công viên giải trí và lợi nhuận, nhóm này đã tiến hành hàng loạt các chiến dịch quảng cáo
thắng lợi.
Nhóm của Eisner cũng cho thấy khả năng của mình sử dụng cả hai kỹ thuật định giá giản đơn và
tinh vi để cải thiện hoạt động của hãng. Khi bộ phim cổ điển sinh động Pinocchio của Disney được phát
hành trên băng video, ban đầu nó đặt giá 79,95$ (như hầu hết các băng video khác). Với giá này chỉ có
100.000 phiên bản được bán trong hai tháng đầu. Nhóm Eisner quyết định hạ giá mạnh xuống còn
29,95$ và nhanh chóng bán được trên 300.000 phiên bản. Disney cũng là người dẫn đầu trong việc sử
dụng các chiến lược định giá tinh vi, như bán theo gói. Họ đã kết hợp cả gói tua thăm Disney cùng với
nghỉ lại công viên giải trí Disneyworld của họ ở Florida, bữa ăn trẻ em của McDonald cùng với tranh
ảnh hành động từ phim của họ, và một số kênh truyền hình cáp cho khách hàng dùng cáp truyền hình.
Họ cũng tiến hành phân biệt giá. Khách hàng mua băng video Disney được kèm theo phiếu mua hàng
tại các cửa hàng bán lẻ của Disney. Các chiến lược trên và định giá khác được nghiên cứu trong chương
12. Với sự hỗ trợ của các phương pháp đó, Disney đã chia cho cổ đông của mình liên tục trong 14 năm
20% tăng trưởng thu nhập mỗi năm và khoản thu nhập cổ phiếu hàng năm 18,5%.

1.1.3 Toyota cần sản xuất ô tô theo chu kỳ sản xuất nào?
Các hãng phải quyết định sản xuất sản phẩm của họ như thế nào. Các hãng sản xuất đa sản phẩm
trên một dây chuyền lắp ráp phải quyết định sản xuất bao nhiêu mỗi loại sản phẩm định trước trong một
chu kỳ sản xuất - về thực chất, là độ dài của chu kỳ sản xuất. Các chu kỳ sản xuất dài hạn làm giảm chi
phí liên quan tới việc thay đổi trên dây chuyền sản xuất để sản xuất một sản phẩm khác biệt hóa (chi phí
cơ cấu), trong khi đó chu kỳ sản xuất ngắn hạn làm giảm chi phí liên quan tới vật liệu thô và sản phẩm

3
tồn kho (sản phẩm tồn kho chịu phí). Chu kỳ sản xuất nhỏ, tần suất cao có nghĩa là chi phí cơ cấu lớn và
chi phí hàng tồn kho thấp. Chu kỳ sản xuất lớn, tần suất thấp có ảnh hưởng ngược lại.
Công ty Toyota Motor (và nhiều nhà sản xuất khác) đối diện với chính vấn đề này. Chu kỳ sản
xuất nào là tối ưu để cực tiểu hóa tổ hợp chi phí cơ cấu và sản phẩm tồn kho? Trong chương 7, chúng ta
bàn đến việc giảm đáng kể chi phí cơ cấu của Toyota đã tạo khả năng cho nó rút ngắn đáng kể chu kỳ
sản xuất tối ưu như thế nào và do đó giảm được tổng chi phí.
Mô hình được sử dụng trong trường hợp của Toyota được gọi là mô hình về lượng đặt hàng kinh
tế (EOQ). Nó là cơ sở chính của sự quản lý dây chuyền cung ứng. Sử dụng nó (theo phiên bản tinh vi),
các công ty xác định số lượng tối ưu của một sản phẩm cần thiết mỗi lần họ đặt hàng. Trong mô hình
đơn giản, hãng đánh đổi chi phí đặt hàng với chi phí hàng tồn kho. Khi mô hình được mở rộng, sự tin
vậy vào thời gian cung ứng đóng một vai trò chính trong việc xác định mô hình EOQ tối ưu. Chúng ta
bàn về mô hình này trong chương 7.

1.2 Mối quan hệ của Kinh tế quản lý với các môn học khác
Sau khi xét ba nghiên cứu điển hình minh họa các loại vấn đề mà kinh tế quản lý có thể giúp
giải quyết, chúng ta bắt đầu mô tả kinh tế quản lý có mối qua hệ như thế nào với các môn học khác. Như
minh họa trong Hình 1.1, kinh tế quản lý thiết lập mối quan hệ giữa lý thuyết kinh tế và khoa học ra
quyết định trong phân tích việc ra quyết định quản lý. Lý thuyết kinh tế truyền thống, gồm kinh tế vi mô
(tập trung vào người tiêu dùng, hãng, và các ngành riêng lẻ) và kinh tế vĩ mô (tập trung vào tổng sản
lượng, thu nhập và việc làm), chứa đựng nhiều tài liệu liên quan tới việc ra quyết định quản lý; trong đó
vai trò của kinh tế vi mô đặc biệt quan trọng. Kinh tế quản lý rút ra chủ yếu từ kinh tế vi mô, cũng như
từ các lĩmh vực khác của lý thuyết kinh tế.
Nhưng kinh tế quản lý hoàn toàn khác với kinh tế vi mô. Trong khi kinh tế vi mô phần lớn mang
tính mô tả (tức là, nó cố gắng mô tả nền kinh tế hoạt động như thế nào mà không chỉ ra nền kinh tế cần
phải vận hành như thế nào), thì kinh tế quản lý lại phần lớn mang tính đề xuất ra các qui tắc (tức là, nó
cố gắng thiết lập các qui tắc và phương pháp để thực hiện các mục tiêu cụ thể). Ví dụ, kinh tế vi mô
quan tâm đến phương thức mà các nhà sản xuất máy tính như IBM định giá cho sản phẩm của họ, trong
khi kinh tế quản lý lại quan tâm đến việc họ cần đặt giá sản phẩm của họ như thế nào. Dĩ nhiên, đây mới
chỉ là một sự khác biệt về mức độ và tầm quan trọng chứ không phải là khác biệt về phân loại, nhưng dù
sao cũng rất quan trọng.
Như minh họa trong hình 1.1, kinh tế quản lý rút ra chủ yếu từ khoa học ra quyết định, cũng như
từ kinh tế học truyền thống. Khoa học ra quyết định đưa ra các phương thức để phân tích ảnh hưởng của
những tiến trình hành động có khả năng lựa chọn thay thế. Kinh tế quản lý sử dụng các phương pháp tối
ưu hóa, chẳng hạn như phép tính vi phân và qui hoạch toán học, để xác định tiến trình hành động tối ưu
cho người ra quyết định. Để thực hiện các phương pháp này cần phải sử dụng các phương pháp thống kê
để ước lượng mối quan hệ giữa các biến có liên quan và dự báo các giá trị của chúng. Vì vậy, kinh tế
quản lý ra đời từ sự pha trộn tổng hợp của các phần khác nhau của kinh tế học và khoa học ra quyết
định, bao gồm cả thống kê.
Kinh tế quản lý đóng hai vai trò quan trọng trong nghiên cứu quản trị kinh doanh. Thứ nhất,
khóa học về kinh tế quản lý, giống như các khóa học về kế toán, các phương pháp số và hệ thống thông
tin, cung cấp các công cụ phân tích cơ bản mà có thể và cần được sử dụng trong các khóa học khác như
marketing, tài chính, và sản xuất. Thứ hai, khóa học về kinh tế quản lý giống như các khóa học về chính
sách kinh doanh, có thể phục vụ vai trò tổng hợp, chỉ ra các lĩnh vực khác như marketing, tài chính, và
sản xuất phải được xem xét như là một thể thống nhất để thực hiện các mục tiêu của hãng.
Mặc dù kinh tế quản lý là trọng tâm nghiên cứu của quản trị kinh doanh, như nó đóng vai trò
không nhỏ trong quản lý của các tổ chức không kinh doanh như các cơ quan của chính phủ, bệnh viện
và trường học. Không cần chú ý tới người ta quản lý Eastman Kodak, bệnh viện Mayo Clinic, hay Đại
học tổng hợp Hawaii thế nào, thì người ta cũng phải chú ý tới việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực.

4
Lãng phí vẫn là lãng phí dù nó xảy ra ở đâu. Các nguyên lý của kinh tế quản lý là quan trọng trong việc
làm giảm lãng phí trong các tổ chức không kinh doanh như trong các hãng.

Kinh tế quản lý thiết lập mối quan hệ giữa lý thuyết kinh tế và khoa học ra quyết định
trong phân tích việc ra quyết định quản lý
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa kinh tế quản lý và các môn học có liên quan

1.3 Quá trình ra quyết định cơ bản


Đối với cả hãng và tổ chức không kinh doanh, quá trình ra quyết định có thể được chia thành 5
bước, như minh họa trong hình 1.2. Các bước này như dưới đây.

Bước 1. Thiết lập hay xác định các mục tiêu


Khi đưa ra bất cứ quyết định nào, bạn, là người ra quyết định, cần xác định cái gì là các mục tiêu
của tổ chức (hay của cá nhân). Nếu không biết bạn đang cố gắng đạt được cái gì, thì không có cách hợp
lý nào để ra quyết định. Ví dụ, xét các nhà quản lý của Black và Decker, nhà sản xuất dụng cụ điện, phải
ra quyết định trong những năm 1970 là liệu có phải thiết kế lại các dụng cụ điện cho người tiêu dùng
của hãng hay không. Các mục tiêu của họ là hỗ trợ lợi nhuận của hãng, đạt được tỉ lệ tăng trưởng 15%
hàng năm, duy trì độc lập, và cung cấp dịch vụ cho các thị trường thế giới.

Bước 2. Xác định vấn đề


Một trong những phần khó nhất của việc ra quyết định là xác định được chính xác cái gì là vấn
đề. Thường xuyên các nhà quản trị phải đương đầu với một tình huống được đánh giá là không vừa ý.
Ví dụ, ban quản lý của Black và Decker cảm thấy nó phải thay đổi hoạt động một cách quyết liệt nếu nó
muốn tiếp tục là nhà chế tạo trong nước đang tiến hành kinh doanh quốc tế. Để đáp ứng thách thức này
nó phải xác định được chính xác cái gì là vấn đề, vì nếu không nó có rất ít cơ may giải quyết vấn đề đó.
Sau khi nghiên cứu kỹ nó kết luận rằng vấn đề là cạnh tranh với nước ngoài gia tăng và khả năng gấp
đôi lớp cách điện của dụng cụ điện có thể là đòi hỏi mang tính pháp lý. (gấp đôi lớp cách điện có nghĩa
là thêm một lớp chắn cách điện đặt vào trong đồ dùng diện để bảo vệ người sử dụng khỏi điện giật nếu
hệ thống cách điện chính bị hỏng.)

5
Quá trình này có thể được chia thành năm bước cơ bản
Hình 1.2 Quá trình ra quyết định cơ bản

Bước 3. Nhận diện các giải pháp có thể


Một khi vấn đề đã được xác định thì chỉ còn cố gắng xây dựng và nhận diện các giải pháp có
thể. Ví dụ, Black và Decker xem xét một loạt các lựa chọn, bao gồm việc sản xuất hiệu quả hơn và hoạt
động marketing sản phẩm của nó dựa trên các thiết kế hiện tại, cũng như việc thiết kế lại toàn bộ dây
chuyền sản xuất của nó.

Bước 4. Chọn giải pháp có thể tốt nhất


Sau khi nhận diện tập các giải pháp có thể lựa chọn thay thế, tiến hành đánh giá mỗi giải pháp
và xác định giải pháp nào là tốt nhất, căn cứ vào các mục tiêu của tổ chức. Trong trường hợp của Black
và Decker, nghiên cứu chỉ ra rằng giải pháp tốt nhất là thiết kế lại dụng cụ điện cho người tiêu dùng của
hãng. Các nhà quản lý của Black và Decker “quyết định rằng cánh cửa cơ hội thực sự là cải tiến các dây
chuyền sản xuất và công suất chế tạo của họ. Hơn nữa, họ đã quyết định nếu họ không dành thời gian để
ưu tiên làm ngay, thì họ sẽ không bao giờ có thời gian và nguồn lực để làm về sau”.
Bước 5. Thực hiện quyết định
Một khi giải pháp cụ thể đã được lựa chọn, thì nó phải được thực hiện để có hiệu quả. Ngay
những tổ chức có tính kỷ luật cao như quân đội cũng thường gặp khó khăn thực thi hiệu quả các mệnh
lệnh. Vì các quyết định tốt nhất cũng trở thành số không nếu không thực thi, giai đoạn này của quá trình
ra quyết định có tầm quan trọng đặc biệt. Trong trường hợp của Black và Decker, tổ chức hãng đã thay
đổi, và một vị trí mới – phó chủ tịch phụ trách hoạt động sản xuất - được lập ra sao cho tất cả các khâu
chế tạo, phát triển sản phẩm, và kỹ thuật sản xuất tiên tiến được đặt dưới quyền một nhà quản lý. Ban
quản lý cao nhất của hãng đảm bảo quyết định này được được hiện đúng.

6
1.4 Lý thuyết về hãng
1.4.1 Giá trị của hãng
Mặc dù kinh tế quản lý không chỉ quan tâm đến quản trị kinh doanh của hãng, nhưng đây là lĩnh
vực áp dụng chính của nó. Để áp dụng kinh tế quản lý vào quản trị kinh doanh, chúng ta cần đến một lý
thuyết về hãng, lý thuyết chỉ ra hãng có hành vi như thế nào và cái gì là mục đích của chúng. Hãng là
những tổ chức đồng bộ và biến đổi rất mạnh. Mỗi lý thuyết hay mô hình (có ý nghĩa như lý thuyết) phải
ở dạng đơn giản hóa. Thủ thuật để xây dựng một mô hình theo cách thức như vậy là các biến và những
xem xét không có liên quan hay không quan trọng được bỏ qua, nhưng cần đưa vào những yếu tố cơ bản
– những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới hiện tượng mà mô hình được thiết kế để giải thích.
Mô hình doanh nghiệp kinh doanh cơ bản có nguồn gốc từ những gì các nhà kinh tế thiết kế như
là lý thuyết về hãng. Trong phiên bản thô thiển nhất, lý thuyết này giả thiết rằng hãng cố gắng cực đại
hóa lợi nhuận của mình. Nhưng phiên bản này quá cứng nhắc để có thể hữu dụng trong nhiều hoàn
cảnh, đặc biệt khi vấn đề mà hãng đối mặt có những nhân tố động quan trọng và liên quan tới rủi ro.
Một phiên bản phong phú hơn của lý thuyết này giả thiết rằng hãng cố gắng cực đại hóa sự giàu có hay
giá trị của mình. Hiện nay, phiên bản này là lý thuyết phổ biến được sử dụng trong kinh tế quản lý.
Để nắm bắt lý thuyết này chúng ta phải giải thích rõ kinh tế quản lý muốn nói điều gì về giá trị
của hãng. Do giá trị của một hãng có thể được định nghĩa bằng nhiều cách, nên để tránh nhầm lẫn nếu
chúng ta đưa ra một định nghĩa chi tiết ngay tại thời điểm này. Nói ngắn gọn, giá trị của một hãng sẽ
được định nghĩa ở đây là giá trị hiện tại của dòng tiền mặt kỳ vọng trong tương lai của nó. Trong các
chương sau, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn “dòng tiền mặt” có nghĩa là gì. Với mục đích hiện tại, chúng ta
có thể xem dòng tiền mặt của hãng giống như là lợi nhuận của nó.(Với những người chưa quen khái
niệm “giá trị hiện tại” hay muốn xem lại khái niệm này, nội dung chi tiết được đưa ra trong phụ chương
A).
Do đó, khi biểu diễn bằng một phương trình, giá trị của hãng bằng
1 2 n
Giá trị hiện tại của lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai = + +...+
1 i (1  i ) 2
(1  i) n
n
t
=  (1  i)
t 1
t
(1.1)

trong đó πt là lợi nhuận kỳ vọng trong năm t, i là mức lãi suất, và t chạỵ từ 1 (năm sau) đến n (năm cuối
cùng trong phạm vi lập kế hoạch). Do lợi nhuận bằng tổng doanh thu (TR) trừ đi tổng chi phí (TC), nên
phương trình này cũng có thể biểu diễn bằng
n
TRt  TC t
Giá trị hiện tại của lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai = 
t 1 (1  i ) t
(1.2)

trong đó TRt là tổng doanh thu của hãng trong năm t, và TCt là tổng chi phí của hãng trong năm t.
Một nghiên cứu kỹ lưỡng phương trình (1.2) đề xuất nhà quản lý và công nhân của hãng có thể
tác động tới giá trị của nó. Ví dụ, hãy xét công ty Ford Motor. Các giám đốc maketing và đại diện bán
hàng làm việc tích cực để tăng doang thu của hãng, trong khi các giám đốc sản xuất và kỹ sư chế tạo cố
gắng làm giảm tổng chi phí của nó. Cùng lúc đó, các giám đốc tài chính của hãng đóng vai trò tìm cách
có được vốn, và vì vậy cũng có ảnh hưởng tới phương trình (1.2); trong khi bộ phận nghiên cứu và phát
triển phát minh sáng chế sản phẩm và qui trình sản xuất mới vừa làm tăng tổng doanh thu vừa làm giảm
tổng chi phí của hãng. Tất cả các nhóm khác nhau này tác động tới giá trị của Ford Motor, nó được định
nghĩa ở đây như là giá trị hiện tại của lợi nhuận kỳ vọng của hãng.

7
1.4.2 Vai trò của các điều kiện ràng buộc
Để nhắc lại, kinh tế quản lý nói chung giả thiết rằng nhà quản lý muốn cực đại hóa giá trị của
hãng, như định nghĩa trong các phương trình (1,1) và (1,2). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhà
quản lý hoàn toàn kiểm soát giá trị của hãng và có thể đặt ra bất kỳ mức nào mà họ lựa chọn. Ngược lại,
các nhà quản lý phải đương đầu với việc là có rất nhiều điều kiện ràng buộc khống chế những gì mà họ
có thể giành được.
Các điều kiện ràng buộc giới hạn qui mô để có thể gia tăng giá trị của hãng có nhiều loại khác
nhau. Có một loại là số lượng các kiểu đầu vào nhất định có thể bị hạn chế. Trong khoảng thời gian có
liên quan, các nhà quản lý có thể không có khả năng nhận được nhiều hơn một số lượng cụ thể về thiết
bị chuyên dụng, lao động có tay nghề, vật liệu cơ bản, hay các đầu vào khác. Đặc biệt nếu khoảng thời
gian này tương đối ngắn, thì các ràng buộc đầu vào này là rất gay gắt. Ví dụ, do mất nhiều tháng mới
mở rộng được công suất của một nhà máy luyện thép, nên nhiều vấn đề trong ngắn hạn đặt ta mà một
hãng sản xuất thép phải giải quyết trên cơ sở chấp nhận rằng công suất nhà máy cơ bản là cố định. Tuy
nhiên, khi xử lý các vấn đề trong dài hạn hãng có nhiều linh hoạt hơn và có thể thay đổi (trong phạm vi
giới hạn) công suất của nó.
Một kiểu ràng buộc quan trọng khác làm hạn chế các hoạt động quản lý là tính pháp lý hay trạng
thái tự nhiên của hợp đồng. Ví dụ, một hãng có thể buộc phải trả lương cao hơn một mức nhất định vì
luật về mức lương tối thiểu qui định nó phải làm như vậy. Cũng như vậy, nó phải đóng thuế phù hợp với
luật qui định theo liên bang, bang hay địa phương. Hơn nữa, nó phải hành động theo hợp đồng với
người tiêu dùng và nhà cung ứng – hay nhận được những hậu quả theo luật. Sự đa dạng về nhiều loại
luật (từ luật môi trường, cho tới luật chống độc quyền, rồi tới luật thuế) hạn chế những gì các nhà quản
lý có thể làm, và các hợp đồng hay thoả thuận hợp pháp khác làm cho họ bị ràng buộc hơn nữa các hoạt
động. Như minh họa trong hình 1.3, các điều ràng buộc này làm hạn chế lợi nhuận một hãng có thể tạo
ra cũng như giá trị của chính nó như thế nào.
Vì có những điều kiện ràng buộc áp đặt lên các hoạt động và hành vi của hãng, nên các phương
pháp có liên quan được sử dụng để phân tích nhiều vấn đề của hãng là các phương pháp tối ưu hóa có
điều kiện ràng buộc, cũng như các nhân tử Lagrange (được trình bày trong chương 2).

1.4.3 Lợi nhuận là gì?


Trong phần trước chúng ta đã gặp nhiều lần khái niệm lợi nhuận. Thực tế tất cả số liệu lợi nhuận
được công bố dựa trên việc xác định lợi nhuận kế toán. Điều quan trọng ngay từ đầu phải thừa nhận
kinh tế quản lý định nghĩa lợi nhuận có khác đôi chút. Cụ thể, khi các nhà kinh tế nói về lợi nhuận, họ
cho rằng lợi nhuận sau khi tính cả lượng cung vốn và lao động của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, giả sử
rằng chủ cửa hàng San Jose Shoe có thể nhận được 40.000$ năm 2004 nếu như họ làm thuê cho ai đó;
Đồng thời nếu họ đầu tư vốn của họ vào đâu đó không phải hãng này và có thể nhận được 24.000$ từ
vốn trong năm 2004. Dưới hoàn cảnh đó, nếu lợi nhuận kế toán của hàng này năm 2004 là 60.000$, thì
các nhà kinh tế sẽ nói rằng lợi nhuận kinh tế của hãng là 60.000$-40.000$-24.000$, hay -4.000$, chứ
không phải là 60.000$ như trong báo cáo kế toán của cửa hàng. Nói cách khác, khái niệm lợi nhuận của
các nhà kinh tế bao gồm không chỉ những gì chủ doanh nghiệp làm ra ở trên mà hơn nữa còn gồm cả
những gì mà vốn và lao động của họ được sử dụng kinh doanh để kiếm lời ở đâu đó. Trong trường hợp
như vậy, số lợi nhuận là âm.
Sự khác nhau giữa khái niệm được sử dụng bởi kế toán và nhà kinh tế phản ánh sự khác nhau về
chức năng của chúng. Kế toán quan tâm đến việc giám sát hoạt động hàng ngày của hãng, phát hiện ra
gian lận hay thụt két, đáp ứng thuế và các luật khác, và làm báo cáo sổ sách cho các nhóm có mục đích
khác nhau. Nhà kinh tế quan tâm trước hết tới việc ra quyết định và lựa chọn hợp lý trong số các khả
năng có thể lựa chọn thay thế trong tương lai. Trong khi số liệu về lợi nhuận được công bố luôn chiếu
theo kế toán chứ không phải nhà kinh tế, thì khái niệm của nhà kinh tế lại là khái niệm thích đáng hơn
nhiều đối với nhiều kiểu ra quyết định. (Và vì vậy, nó được các nhà kế toán tinh vi chấp nhận.) Ví dụ,
giả sử chủ cửa hàng San Jose Shoe đang kiểm tra để ra quyết định xem liệu liệu họ có nên tiếp tục kinh
8
doanh nữa hay không. Nếu họ quan tâm đến việc tạo ra nhiều tiền hơn như có thể được, thì câu trả lời
phụ thuộc vào lợi nhuận của hãng đo bởi nhà kinh tế chứ không phải là kế toán. Nếu lợi nhuận kinh tế
của hãng lớn hơn (hoặc bằng) 0, thì thì hãng nên tiếp tục trong ngành; ngược lại thì thôi. Vì vậy, nếu
năm 2004 là một chỉ số tốt cho khả năng sinh lợi trong tương lai của nó, thì cửa hàng San Jose Shoe
không nên tồn tại trong ngành.

Giá trị của một hãng phụ thuộc vào các nhân tố gây ảnh hưởng tới TRt, TCt, và i
cũng như các ràng buộc mà hãng đối mặt.
Hình 1.3 Các nhân tố xác định giá trị của hãng

1.4.4 Các lý do tồn tại lợi nhuận


Tại sao lợi nhuận kinh tế lại tồn tại? Ba lý do quan trọng là sự đổi mới, rủi ro và sức mạnh độc
quyền. Giả sử một nền kinh tế được cấu thành bởi các ngành cạnh tranh, sự ra nhập các ngành này là
hoàn toàn tự do, và được thừa nhận là không có những thay đổi về công nghệ - không có qui trình mới,
không có sản phẩm mới và không có những đổi mới khác. Và giả sử rằng mọi người có thể dự đoán
tương lai với độ chính xác cao. Dưới những điều kiện đó, sẽ có lợi nhuận, vì mọi người sẽ ra nhập
những ngành đang có lợi nhuận, cuối cùng làm giảm lợi nhuận đó tới 0, và rời bỏ những ngành đang bị
lỗ, cuối cùng làm giảm lợi nhuận âm này tới 0.
Nhưng trong thực tế, sự đổi mới với nhiều dạng khác nhau luôn được tạo ra. Ví dụ, hãng Boeing
đưa ra kiểu 777 của nó (một loại máy bay phản lực mới cỡ lớn có hai động cơ), hay Intel hãng sản xuất
điện tử California đưa ra bộ vi xử lý (một máy tính trên một con chip). Những người tiến hành các kế
hoạch táo bạo này là nhà đổi mới, đó là người với tầm nhìn và sự dũng cảm ủng hộ điều đó. Nhà đổi
mới không nhất thiết là nhà phát minh ra các kỹ thuật hay sản phẩm mới, mặc dù trong một số trường
hợp nhà đổi mới và nhà phát minh là một. Thường thường nhà đổi mới tiếp nhận phát minh của người
khác, phỏng theo nó, và đưa nó ra thị trường. Lợi nhuận là phần thưởng có được bởi nhà đổi mới thành
công.
Rủi ro cũng tồn tại trong thực tế. Thực ra người mạo hiểm để cố gắng đổi mới đều liên quan tới
rủi ro. Lợi nhuận là một phần thưởng cho việc chịu đựng rủi ro. Giả sử mọi người thích tránh rủi ro, họ
thích tương đối ổn định, tức là đảm bảo khoản tiền kiếm được trước sự bất ổn tương đối, hay khoản tiền
kiếm được không chắc chắn - nếu như mức tiền kiếm được trung bình là như nhau. Cho nên, để khiến

9
cho mọi người chấp nhận rủi ro liên quan tới các hoạt động kinh doanh của mình ở các ngành khác
nhau, thì lợi nhuận phải được trả cho họ - đó là khoản tiền thưởng cho rủi ro.
Một lý do khác nữa cho sự tồn tại lợi nhuận là các thị trường thường không cạnh tranh hoàn hảo.
Trong cạnh tranh hoàn hảo, có một xu hướng trong dài hạn là lợi nhuận kinh tế biến mất. Nhưng điều
này không xảy ra nếu một ngành là độc quyền hay độc quyền tập đoàn. Thay vào đó, lợi nhuận lại luôn
tồn tại trong dài hạn ở những ngành không cạnh tranh hoàn hảo như vậy. Lợi nhuận độc quyền về cơ
bản là kết quả của “những khan hiếm có tính toán”. Nhà độc quyền tính toán rằng nó sản xuất càng
nhiều, thì giá nó nhận được càng thấp. Nói cách khác, nhà độc quyền nhận ra rằng nó sẽ làm hỏng thị
trường nếu nó sản xuất quá nhiều. Vì vậy, điều đó làm cho nhà độc quyền hạn chế sản lượng của mình,
và sự khan hiếm có tính toán này là nguyên nhân để tồn tại lợi nhuận của nó.

1.4.5 Các yếu tố tổ chức và sự “tìm cách thoả mãn”


Mặc dù các nhà kinh tế quản lý nói chung giả thiết rằng các giám đốc muốn cực đại hóa lợi
nhuận (và từ đó giá trị của họ được xác định trong phương trình (1.1)), nhưng các giả thiết khác có thể
được đưa ra. Để thấy được tại sao đôi khi rất có ý nghĩa khi đưa ra các giả thiết khác, bạn phải nhận ra
rằng trong nhiều hãng, đặc biệt là những hãng lớn, rất khó biết chính xác các quyết định được đưa ra ở
đâu, như thế nào và do ai. Một số hãng, không phải do một chủ sở hữu quản lý, có rất nhiều người ở cấp
quản lý trung gian, cũng như người chiếm giữ những vị trí quản lý chủ chốt cấp cao đều tham gia dưới
những mức độ khác nhau trong việc hình thành chính sách của công ty. Các nhóm khác nhau bên trong
hãng hình thành nên các đường lối riêng của họ, và chính trị nội bộ là một phần quan trọng của của quá
trình xác định chính sách công ty. Ví dụ, một hãng gồm hai bộ phận (mỗi bộ phận làm ra một sản phẩm
khác nhau), mỗi bộ phận có thể đấu tranh để duy trì và mở rộng phần ngân sách hãng của mình, và mỗi
bộ phận có thể cố gắng nhằm đặt bộ phận kia vào một vị trí thấp hơn. Các cuộc tranh đấu bên trong
hãng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các mục tiêu của nó.
Dưới những hoàn cảnh như vậy, một hãng có thể “tìm cách thoả mãn” hơn là cố gắng cực đại
hóa lợi nhuận. Nói cách khác, nó có thể đặt ra mục tiêu thoả mãn với một tỉ lệ lợi nhuận chứ không phải
là con số cực đại. Mức mong muốn của hãng là ranh giới giữa kết cục thoả mãn và kết cục không thoả
mãn. Ví dụ, mức mong muốn của hãng có thể là một mục tiêu cụ thể “Lợi nhuận của chúng ta năm nay
cần đạt 5 triệu $”. Hãng này có thể từ bỏ cố gắng cực đại hóa lợi nhuận vì chính trị nội bộ loại bỏ một
mục tiêu như vậy – và vì các tính toán cần có là quá phức tạp và số liệu sẵn có lại rất nghèo nàn. Thay
vào đó, hãng có thể cố gắng duy trì các mức hoạt động tối thiểu nhất định.

Nếu môi trường mà hãng đối mặt là tương đối không thay đổi, thì mức mong muốn của hãng có
xu hướng cao hơn một chút so với hoạt động của hãng. Nếu hoạt động đang cải thiện, thì mức mong
muốn có xu hướng thấp hơn hoạt động hiện tại. Và nếu hoạt động đang suy giảm, thì mức mong muốn
có xu hướng cao hơn mức hoạt động hiện tại. Dĩ nhiên, mức mong muốn là rất gần với lợi nhuận cực
đại, các khám phá thu được từ giả thiết tìm cách thoả mãn là gần như tương tự với những khám phá thu
được từ giả thiết cực đại hóa lợi nhuận.

1.4.6 Lợi ích quản lý và vấn đề thân chủ-người đại diện


Việc tìm cách thoả mãn không chỉ là lựa chọn thay thế cho giả thiết cực đại hóa lợi nhuận. Khi
có sự khác nhau xuất hiện giữa cực đại hóa lợi nhuận và lợi ích của nhóm quản lý, thì ban quản lý
dường như theo đuổi các chính sách thiên vị cho lợi ích của riêng họ. Tầm quan trọng theo cách nhìn
này là sự tách biệt quyền sở hữu khỏi việc kiểm soát trong một tập đoàn lớn ở Mỹ. Chủ sở hữu hãng –
các cổ đông - thường có rất ít kiến thức chi tiết về hoạt động của hãng. Ngay cả khi ban giám đốc được
bố trí trên qui mô lớn mà không chỉ có ban quản lý cấp cao, thì thường thường ban quản lý cấp cao vẫn
có mức độ tự do rất lớn chừng nào nó đang hoạt động hợp lý. Cho nên, hành vi của hãng có thể bị điều
khiển một phần bởi lợi ích của nhóm quản lý, kết quả là tiền trả lớn hơn và đặc quyền nhiều hơn (và một
bộ máy lớn hơn) cho các nhà quản lý so với mức thực sự cần.

10
Các nhà kinh tế nêu vấn đề này thành vấn đề thân chủ-người đại diện. Các nhà quản lý là người
đại diện làm việc cho các chủ sở hữu của hãng, hay thân chủ. Vấn đề thân chủ-người đại diện là nhà
quản lý có thể theo đuổi những mục tiêu của riêng họ, ngay cả khi điều đó làm giảm lợi nhuận của chủ
sở hữu. Hãy xem xét Joseph Wagner, nhà quản lý của một hãng may mặc địa phương. Do chi phí cho
các lợi ích (bộ máy lớn, đi lại công ty thanh toán, vân vân) mà anh ta nhận được từ hãng là hoàn toàn do
chủ sở hữu chi trả, nên anh ta có động cơ làm tăng những lợi ích đó lên đáng kể. Do chủ sở hữu của
hãng rất khó phân biệt sự khác nhau giữa lợi ích làm tăng lợi nhuận và lợi ích không làm tăng lợi nhuận,
nên các nhà quản lý có một số hành động tự do nào đó.
Để xử lý vấn đề này, các hãng thường lập ra hợp đồng với nhà quản lý của mình làm cho nhà
quản lý có động cơ theo đuổi những mục tiêu hợp lý gần với cực đại hóa lợi nhuận. Vì vậy, chủ sở hữu
của hãng có thể trao cho nhà quản lý một phần quyền lợi tài chính trong thành công của hãng. Nhiều tập
đoàn đã đưa ra các kế hoạch về quyền mua cổ phiếu đặt trước, trong đó nhà quản lý có quyền mua cổ
phiếu của các cổ phần chung với giá thấp hơn giá thị trường. Các kế hoạch này trao cho các nhà quản lý
một động cơ thúc đẩy lợi nhuận của hãng và hành động phù hợp với lợi ích của chủ sở hữu. Một số bằng
chứng cho thấy các kế hoạch này là có tác dụng. Ví dụ, theo một nghiên cứu gần đây, nếu nhà quản lý
sở hữu từ 5% đến 20% hãng, thì hãng dường như hoạt động tốt hơn (theo nghĩa khả năng sinh lợi
nhuận) so với nếu họ sở hữu ít hơn 5%. Trong một số hãng, các nhà quản lý bị buộc phải mua cổ phiếu,
và ban giám đốc được đền bù bằng cổ phiếu. Vấn đề này, và các vấn đề về thảm họa đạo đức khác được
bàn đến sâu hơn trong chương 17.

1.5 Cầu và cung: Nhìn nhận ban đầu


1.5.1 Thị trường
Như đã mô tả bản chất của kinh tế quản lý, bây giờ chúng ta quay lai xem xét tổng quan về các
nguyên lý cơ bản của cầu và cung. Bất kỳ nhà quản lý nào, dù ở Tokyo, Singarpore, New York hay
Toronto cũng phải hiểu các nguyên lý cơ bản này, chúng được diễn giải chi tiết trong các chương tiếp
theo. Mục đích của chúng ta ở đây là đưa ra nhìn nhận ban đầu về chủ đề này, nhiệm vụ đầu tiên là để
xác định xem chúng ta hiểu thị trường là gì.
Với mục đích hiện tại, thì một thị trường có thể được định nghĩa là một nhóm các hãng và các cá
nhân liên hệ với nhau để mua hoặc bán một hàng hóa nào đó. Dĩ nhiên, không phải mỗi người trong một
thị trường đều có mối liên hệ với người khác trong thị trường đó. Một người hay một hãng là một phần
của thị trường ngay cả khi nó có mối liên hệ chỉ với một tập hợp con những người khác hoặc hãng khác
trong thị trường.
Về việc kiểm tra các khái niệm như “thị trường” và “hàng hóa” dường như hoàn toàn rõ ràng,
nhưng định nghĩa chính xác về những thị trường và hàng hóa cụ thể có thể là rất phức tạp, vì những lý
do khá thú vị. Hãy xét trường hợp công ty Staples Inc. năm 1997 cố gắng hợp nhất với Office Depot.
Như trường hợp trong nhiều hợp nhất có qui mô lớn, Uỷ ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) đánh giá
hợp nhất được kiến nghị cần đảm bảo hãng mới không kiểm soát sức mạnh quá đáng trong thị trường
cung ứng về văn phòng. Staples cho rằng thực thể tổ hợp có ít hơn 6% thị phần của thị trường 185 tỉ $
này. Lập luận của Staples cho là bạn có thể mua kẹp giấy tại bất kỳ cửa hàng văn phòng phẩm, hiệu
thuốc, Wal-Mart, Kmart nào ở đâu đó. Bạn có thể mua máy tính từ nhiều của hàng buôn bán máy tính
cũng như online. Và tương tự như vậy với bất kỳ đồ dùng cung ứng cho văn phòng khác. Vì vậy,
Staples lập luận có vấn đề gì với một thực thể mới lập ra mà chỉ kiểm soát có 6% thị trường? Ngược lại,
FTC lại xem thị trường như là một thực thể gồm nhiều người có vai trò quyết định (“category killers”) -
một thị trường trong đó khi người ta dừng lại mua hàng, thì người ta có thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu
cung ứng về văn phòng của mình. Trừ một số nhà cung ứng ở địa phương và khu vực, còn nói chung
FTC xem thị trường này là một thị trường có 3 nhà cung ứng chính là: Staples, Office Depot, và Office
Max. Một hợp nhất giữa Staples và Office Depot sẽ để lại chỉ còn hai nhà cung ứng có vai trò quyết
định trên thị trường. Một nghiên cứu của FTC cho thấy rằng thị trường có ba nhà cung ứng có vai trò
quyết định thì “giá sẽ thấp hơn đáng kể so với thị trường chỉ có hai”.
11
Vì vậy, người ta có thể thấy được những gì làm tăng thêm vẻ đẹp trong mắt người chứng kiến
thì ở trường hợp những gì tạo nên một thị trường (hay một hàng hóa) cũng như vậy trong mắt những
người tham gia. Quan điểm của FTC đã thắng thế và Staples đã từ bỏ cố gắng hợp nhất của nó với
Office Depot.
Quản lý kinh doanh hiệu quả thường đòi hỏi tư duy thận trọng về thị trường. Bây giờ xét trường
hợp của Công ty Coca-Cola. Bổ sung cho các biến thể của coca-cola (đồ uống ăn kiêng, cây có chất
caphêin, cây không có chất caphêin) Công ty cũng tạo ra những đồ uống như Spirit và nước cam Minute
Maid Orange. Đối thủ cạnh tranh chính của nó trong kinh doanh đồ uống nhẹ là Pepsy. Nếu người ta
xem thị trường này là thị trường đồ uống nhẹ có cacbonát màu nâu, thì Coca-cola và Pepsy kết hợp lại
chiếm tới 80% thị trường. Con số vẫn như vậy nếu thị trường là tất cả đồ uống nhẹ.
Nhưng Coca-cola nhìn nhận thị trường của nó như thế nào? Theo Douglas Ivester, tổng giám
đốc mới về hưu của Coca-cola, “phần trong bụng” của nó, tức là thị phần của Coca-cola về nước có thể
uống được mà người ta có thể cho vào bụng của mình, là cách Coca-cola nhìn nhận thị trường của nó.
Coca-cola ước tính mỗi người cần tiêu dùng trung bình 64 ounce nước uống mỗi ngày để tồn tại. Coca-
cola tính ra chỉ có ít hơn 2 ounce trong tổng số đó. Nên điều đó không phải là 40% hay thị phần như
vậy, mà Coca-cola xem mình có khoảng 3% thị phần - cạnh tranh với cà phê, chè, nước (Coca-cola bây
giờ có nước đóng chai) hay bất cứ thứ gì uống được.
Một hãng quá thiển cận có thể sao lãng tìm hiểu xem người tiêu dùng muốn gì để thoả mãn và
không cần đến sản phẩm của hãng. Nếu Coca-cola có cảm giác thị trường là đồ uống nhẹ, thì nó sẽ thấy
lợi nhuận nhanh chóng tiêu tan vì các loại nước có thể uống được khác có thể thoả mãn nhu cầu của
người tiêu dùng.
Hãng FedEx khẳng định rằng người tiêu dùng chỉ quan tâm đến đóng gói, hàng hóa, tài liệu của
họ và sao cho có được hàng đến nơi trong một khoảng thời gian nhất định. Người tiêu dùng không quan
tâm nó được chuyển đến như thế nào, nên FedEx đã chuyển từ một hãng hàng không sang một công ty
vận tải thành một nhà cung cấp hậu cần - một công ty sử dụng bất cứ kiểu vận tải hay phương tiện gì sẵn
có để cung cấp hàng hóa đúng thời hạn. Hãng UPS cũng làm như vậy nhưng cơ sở xuất phát là từ xe tải.
Các nhà quản lý phải nắm bắt được thị trường của họ hiện tại khi họ và những người khác nhận
ra nó và có kế hoạch cho thị trường trong tương lai. Để làm như vậy họ phải quan sát sự cạnh tranh về
sản phẩm (các sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm của họ để thoả mãn nhu cầu khách hàng), sự cạnh
tranh về địa lý (sự tách biệt về không gian có thể cô lập bạn khỏi cạnh tranh), và sự cạnh tranh về thời
gian (số giờ hoạt động và tính chất mùa vụ có thể ảnh hưởng tới thị trường).
Bây giờ, chúng ta quay lại mô hình cung và cầu, công cụ cơ bản nhất của các nhà kinh tế để
phân tích thị trường.

1.5.2 Phía cầu của một thị trường


Mỗi thị trường đều có phía cầu và phía cung. Phía cầu có thể được minh họa bởi một đường cầu
thị trường, nó cho biết số lượng hàng hóa người mua thích mua tại các mức giá khác nhau. Hãy xét hình
1.4, nó cho biết đường cầu về đồng trên thị trường thế giới trong những năm 1990. Hình này cho thấy
khoảng 11,7 triệu tấn đồng sẽ được cầu mỗi năm nếu giá là 1$ mỗi cân, khoảng 11 triệu tấn sẽ được cầu
mỗi năm nếu giá là 1,1 $ mỗi cân, và khoảng 10,3 triệu tấn sẽ được cầu mỗi năm nếu giá là 1,2 $ mỗi
cân. Một lý do quan trọng tại sao đồng được cầu một lượng lớn như vậy là nó rất hữu dụng trong việc
lắp các thiết bị để phát và truyền tải điện.
Đường cầu trong hình 1.4 cho thấy tổng lượng cầu - toàn thế giới - tại mỗi mức giá. Mỗi đường
cầu gắn với một khoảng thời gian cụ thể, và hình dạng và và vị trí của đường cầu phụ thuộc vào chiều
dài khoảng thời gian đó. Đường cầu về đồng dốc xuống về bên phải. Nói cách khác, lượng cầu về đồng
tăng khi giá giảm. Điều này cũng đúng cho các đường cầu của hầu hết các loại hàng hóa: Chúng đều
dốc xuống về bên phải. Điều này có nghĩa, người ta kỳ vọng việc tăng giá hàng hóa dẫn tới lượng cầu ít
đi.
12
Mỗi đường cầu đều dựa trên giả thiết về sở thích, thu nhập và số người tiêu dùng, cũng như giá
các hàng hóa khác giữ nguyên không đổi. Sự thay đổi về mỗi yếu tố này làm dịch chuyển vị trí của một
đường cầu hàng hóa. Vì vậy, nếu sở thích của người tiêu dùng thay đổi hướng tới những hàng hóa sử
dụng nhiều đồng hoặc thu nhập của người tiêu dùng tăng lên (và do đó họ mua nhiều hàng hóa sử dụng
đồng hơn), thì đườngcầu về đồng sẽ dịch chuyển sang bên phải. Nói cách khác, giữ cho giá đồng không
đổi, thì lượng cầu về đồng sẽ nhiều hơn trước đây. Nhiều điều sẽ được bàn đến về chủ đề này trong các
phần tiếp theo (và trong chương 3).

Đường cầu thị trường về đồng cho thấy lượng đồng mà người mua sẽ thích mua
tại các mức giá khác nhau.
Hình 1.4 Đường cầu thị trường đồng, Thị trường Thế giới

1.5.3 Phía cung của một thị trường


Phía cung của một thị trường có thể được minh họa bởi một đường cung thị trường, nó cho biết
số lượng hàng hóa người bán đưa ra tại các mức giá khác nhau. Chúng ta hãy tiếp tục với trường hợp về
đồng. Hình 1.5 cho biết đường cung về đồng trên thị trường thế giới trong những năm 1990, dựa trên
ước lượng không chính thức của các chuyên gia ngành công nghiệp. Theo hình này, khoảng 9,5 triệu tấn
đồng được cung ra mỗi năm nếu mức giá là 1 $ mỗi cân, khoảng 11 triệu tấn nếu giá là 1,1 $ mỗi cân, và
khoảng 12,5 triệu tấn nếu giá là 1,2 $ mỗi cân.
Lưu ý đường cung về đồng dốc lên về bên phải. Nói cách khác, lượng cung đồng tăng lên khi
giá tăng. Điều này có vẻ hợp lý, vì tăng giá tạo động cơ lớn hơn để các hãng sản xuất đồng và đưa ra
bán. Cũng như vậy, có động cơ lớn hơn để rút đồng ra từ kim loại phế liệu. Các nghiên cứu thực nghiệm
cho thấy rằng các đường cung của rất nhiều hàng hóa cũng có đặc điểm dốc lên về bên phải này.

13
Đường cung thị trường về đồng cho thấy lượng đồng mà người bán sẽ muốn bán
tại các mức giá khác nhau.
Hình 1.5 Đường cung thị trường đồng, Thị trường Thế giới
Bất cứ một đường cung nào đều dựa trên giả thiết về công nghệ (khái niệm được chúng ta định
nghĩa là sự tập hợp kiến thức xã hội hướng tới những kỹ xảo công nghiệp) là không đổi. Khi công nghệ
tiến bộ, thì nó có khả năng sản xuất hàng hóa rẻ hơn, nên các hãng thường sẵn sàng cung một lượng cho
trước với mức giá thấp hơn truớc. Vì vậy, thay đổi công nghệ thường làm cho đường cung dịch chuyển
sang bên phải. Điều này chắc chắn đã xảy ra với trường hợp về đồng. Đã có rất nhiều đổi mới công nghệ
về sản xuất đồng, từ những ô đãi quặng rất lớn đến những máy nghiền quặng và đến băng chuyền để vận
chuyển quặng tới nhà máy luyện kim.
Đường cung về một sản phẩm cũng bị tác động bởi giá cả các nguồn lực (lao động, vốn, và đất
đai) được sử dụng để sản xuất ra nó. Việc giảm giá các đầu vào này tạo khả năng sản xuất hàng hóa rẻ
hơn, nên các hãng sẵn sàng cung ra một lượng cho trước với mức giá thấp hơn so với trước đây. Vì vậy,
giảm giá đầu vào làm cho đường cung dịch chuyển sang phải. Ngược lại, tăng giá đầu vào làm cho
đường cung dịch chuyển sang trái. Ví dụ, nếu mức lương công nhân trong ngành công nghiệp đồng tăng
lên, thì đường cung về đồng sẽ dịch chuyển sang trái.

1.5.4 Giá cân bằng


Hai phía của một thị trường, cầu và cung, tương tác với nhau xác định nên giá của một hàng
hóa. Để minh hoạ, hãy xét thị trường đồng. Chúng ta hãy đặt cả đường cầu về đồng (hình 1.4) và đường
cung về đồng (hình 1.5) vào cùng một đồ thị. Kết quả, như thấy trong hình 1.6, giúp ta xác định giá cân
bằng của đồng. Giá cân bằng là một mức giá có thể được duy trì. Bất cứ mức giá nào không phải giá
cân bằng thì không thể duy trì lâu dài, vì các yếu tố cơ bản đang vận hành làm cho thay đổi giá.
Hãy xem điều gì sẽ xảy ra nếu các mức giá khác nhau được thiết lập trên thị trường này. Ví dụ,
nếu giá là 1,2 $ mỗi cân, thì đường cầu chỉ cho thấy sẽ có lượng cầu 10,3 triệu tấn đồng, trong khi đó
đường cung chỉ cho thấy sẽ có lượng cung 12,5 triệu tấn đồng. Vì vậy, nếu giá là 1,2$ một cân, sẽ
không có sự phù hợp giữa lượng cung và lượng cầu mỗi năm, vì tỉ lệ đồng được cung lớn hơn tỉ lệ được
cầu. Cụ thể, như thấy trong hình 1.6, sẽ có sự dư cung là 2,2 triệu tấn. Dưới những hoàn cảnh như vậy,
một lượng đồng được người sản xuất cung ra không thể bán được, và tạo ra đồng tồn kho, nên các nhà

14
cung ứng có xu hướng cắt giảm giá của họ để tránh lượng hành tồn kho không mong muốn. Do đó, mức
giá 1,2 $ mỗi cân không thể duy trì lâu dài – và vì lý do này mà mức giá 1,2 $ mỗi cân không phải là giá
cân bằng.

Giá cân bằng là 1,1 $ mỗi cân, do lượng cầu bằng lượng cung tại mức giá này.
Hình 1.6 Giá cân bằng của đồng, Thị trường Thế giới
Ngược lại, nếu giá là 1.0$ mỗi cân, thì đường cầu chỉ cho thấy sẽ có lượng cầu 11,7 triệu tấn
đồng, trong khi đó đường cung chỉ cho thấy sẽ có lượng cung 9,5 triệu tấn đồng. Một lần nữa, ta lại thấy
không có không có sự phù hợp giữa lượng cung và lượng cầu mỗi năm, vì tỉ lệ đồng được cung nhỏ hơn
tỉ lệ được cầu. Cụ thể, như thấy trong hình 1.6, sẽ có sự dư cầu là 2,2 triệu tấn. Dưới những hoàn cảnh
như vậy, một số người tiêu dùng muốn mua đồng tại mức giá này phải quay về tay không. Ở đây có sự
thiếu hàng. Và, dựa vào sự thiếu hàng này các nhà cung ứng sẽ thấy có lợi khi tăng giá, và sự cạnh tranh
giữa những người mua làm cho giá tăng lên. Do đó, mức giá 1,0 $ mỗi cân không thể duy trì lâu dài –
nên mức giá 1,0 $ mỗi cân không phải là giá cân bằng.
Giá cân bằng phải là mức giá khi lượng cầu bằng với lượng cung. Rõ ràng, đó là mức giá duy
nhất tại đó không có sự không phù hợp giữa lượng cung và lượng cầu, và vì vậy mức giá duy nhất đó có
thể được duy trì lâu dài. Trong hình 1.6, mức giá tại đó lượng cung bằng lượng cầu là 1,1$ mỗi cân, đó
là là mức giá tại điểm đường cung cắt đường cầu. Do đó, 1,1$ là giá cân bằng của đồng, tại đó như thấy
trong hình 1.6 lượng cân bằng là 11 triệu tấn.

1.5.5 Giá thực tế


Dĩ nhiên, giá mà chúng ta thực sự quan tâm là mức giá thực tế - mức giá thực sự phổ biến - chứ
không phải giá cân bằng. Nói chung, các nhà kinh tế đơn giản giả thiết rằng mức giá thực tế xấp xỉ với
giá cân bằng, điều này dường như có đủ tính hợp lý, vì các quyền năng cơ bản vận hành có xu hướng
đẩy giá thực tế hướng tới giá cân bằng. Vì vậy, nếu các điều kiện duy trì tương đối ổn định trong một
khoảng thời gian, thì giá thực tế sẽ di chuyển hướng tới giá cân bằng.
Để thấy điều này là đúng, hãy xét thị trường về đồng, như mô tả trong hình 1.6. Điều gì xày ra
nếu giá được đặt bằng cách nào đó tại 1,2 $ mỗi cân? Như ta đã thấy trong mục trước, trong điều kiện
15
này có một sức ép hướng xuống vào giá đồng. Giả sử, đáp lại sức ép này giá giảm xuống 1.15 $ mỗi
cân. So sánh lượng cầu với lượng cung tại mức giá 1,15 $ mỗi cân, ta thấy rằng vẫn còn sức ép xuống
vào giá, do lượng cung lớn hơn lượng cầu tại mức giá 1,15 $ mỗi cân. Giá đáp lại sức ép này có thể
giảm xuống 1,12 $ mỗi cân, nhưng so sánh lượng cầu với lượng cung tại mức giá này, chúng ta vẫn thấy
còn sức ép xuống vào giá, do lượng cung lớn hơn lượng cầu tại mức giá 1,12 $ mỗi cân.
Chừng nào giá thực tế còn lớn hơn giá cân bằng, thì vẫn còn sức ép xuống vào giá. Tương tự,
chừng nào giá thực tế còn nhỏ hơn giá cân bằng, thì vẫn còn sức ép lên vào giá. Bởi vậy, luôn luôn có
xu hướng để giá thực tế hướng tới giá cân bằng. Nhưng sự di chuyển này có thể không nhanh. Đôi khi
mất khá nhiều thời gian để giá thực tế tiệm cận với giá cân bằng, vì khi nó đạt tới gần thì giá cân bằng
lại thay đổi (do sự dịch chuyển đường cầu, hoặc đường cung hoặc cả hai). Chắc chắn nhất có thể nói
rằng giá thực tế luôn hướng tới giá cân bằng. Nhưng dĩ nhiên thông tin này là rất có giá trị, vì phần lớn
những gì một giám đốc cần biết là hướng mà giá sẽ thay đổi.

1.5.6 Điều gì xảy ra nếu đường cầu dịch chuyển?


Bất cứ đồ thị cung-và-cầu nào giống hình 1.6 về cơ bản là một ảnh chụp của về tình huống trong
một khoảng thời gian cụ thể. Các kết quả trong hình 1.6 bị hạn chế ở một khoảng thời gian cụ thể vì các
đường cung và cầu trong hình , cũng như bất cứ các đường cung cầu nào, đều liên quan đến chỉ một
khoảng thời gian nhất định. Điều gì xảy ra với giá cân bằng của một sản phẩm khi đường cầu của nó
thay đổi? Đây là một câu hỏi quan trọng vì các nhà quản lý phải cố gắng lường trước và dự đoán những
thay đổi sẽ xuất hiện về giá cả các sản phẩm của họ (cũng như giá các đầu vào).
Để minh họa ảnh hường của sự dịch chuyển đường cầu sang trái, hãy xét tình huống ở ngành
công nghiệp đồng trong những năm 1980. Do đình đốn sản xuất trong đầu những năm 1980 và giảm
mức tăng sản lượng điện năng, nên có sự suy giảm cầu về đồng. Cũng do một phần có sự thay thế của
sợi cáp quang và các vật liệu khác cho đồng, nên cầu về đồng càng giảm. Điều này có nghĩa đường cầu
về đồng dịch chuyển sang trái, như trong hình bên trái của hình 1.7. Theo hình này, người ta kỳ vọng
rằng sự dịch chuyển sang trái của đường cầu sẽ dẫn đến giảm giá đồng từ P tới P1.
Thực tế, giá đồng giảm mạnh trong suốt thời kỳ này. Năm 1980, giá khoảng 1$ mỗi cân; năm
1986 khoảng 0,60 $ mỗi cân. Vì vậy, lý thuyết của chúng ta dự đoán chính xác điều gì đã xảy ra. Điều
quan trọng là nhận ra giá này tạm thời giảm xuống như thế nào – và điều thật quan trọng với các nhà
quản lý khi hiểu được tại sao nó xảy ra. Kennecott Copper, nhà sản xuất đồng lớn nhất nước đã cắt giảm
hoạt động chi nhánh sản xuất đồng Utah của nó đi hai phần ba và bị thua lỗ nặng nề trong giữa những
năm 1980. Chủ tịch tập đoàn Kennecott G. Frank Joklik đã quá biết rõ rằng việc cắt giảm giá mạnh mẽ
này là một phần do có sự dịch chuyển sang trái của đường cầu về đồng.
Ngược lại, giả sử rằng đường cầu thị trường về đồng dịch chuyển sang phải, như vào cuối
những năm 1980. Trong giai đoạn này, nước Mỹ đã thấy có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và cầu
về đồng tăng lên. Như chỉ ra trong hình bên phải của hình 1.7, chúng ta kỳ vọng rằng một sự dịch
chuyển sang phải như vậy của đường cầu sẽ làm tăng giá của đồng, từ P lên P2. Thực tế, giá đồng
đã tăng lên vào cuối những năm 1980, từ khoảng 0,6$ mỗi cân năm 1986 lên khoảng 1,3 $ mỗi cân
năm 1989. Vì vậy, cả ở đầu và cuối những năm 1980, giá đồng đã thay đổi phù hợp với sự phân tích
cầu-và cung đơn giản của chúng ta.

16
Mỗi dịch chuyển sang trái của đường cầu dẫn tới giá cân bằng giảm;
mỗi dịch chuyển phải của đường cầu dẫn tới giá cân bằng tăng.
Hình 1.7 Ảnh hưởng do dịch chuyển sang trái, sang phải của đường cầu
tới giá đồng cân bằng

1.5.7 Điều gì xảy ra nếu đường cung dịch chuyển?


Điều gì xảy ra với giá cân bằng của một sản phẩm khi đường cung của nó thay đổi? Ví dụ,
chẳng hạn do tiến bộ công nghệ về sản xuất đồng nên các hãng như Kennecott Copper sẵn sàng và có
khả năng cung nhiều đồng hơn tại một mức giá cho truớc so với trước đó, kết quả là đường cung dịch
chuyển sang phải, như mình họa trong hình bên phải của hình 1.8. Ảnh hưởng tới giá cân bằng là gì? Rõ
ràng, nó sẽ giảm từ P (nơi đường cung ban đầu cắt đường cầu) xuống PA (nơi đường cung mới cắt
đường cầu).
Ngược lại, giả sử có sự tăng lương rõ rệt của công nhân sản xuất đồng, kết quả là đường cung
này dịch sang trái, như mình họa trong hình bên trái của hình 1.8. Ảnh hường sẽ là gì? Giá cân bằng sẽ
tăng từ P (nơi đường cung ban đầu cắt đường cầu) lên P3 (nơi đường cung mới cắt đường cầu).

1.5.8 Nước Nga đã cung quá nhiều ra thị trường nhôm như thế nào:
Nghiên cứu điển hình
Các nguyên lý cơ bản của cung và cầu là rất hữu ích để nắm bắt được nhiều thị trường, chứ
không chỉ thị trường đồng. Ví dụ, hãy xét trường hợp về nhôm rất hấp dẫn và thú vị (Hình 1.9). Trước
khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, ngành công nghiệp nhôm của nó phục vụ chủ yếu cho các nhu cầu quân
sự. Khi các nhu cầu này giảm xuống do giảm căng thẳng chiến tranh lạnh, Nga và các quốc gia độc lập
mới khác thuộc Liên Xô trước đây bắt đầu bán nhôm ra thị trường thế giới. Trong bốn năm, xuất khẩu
của Nga tăng lên trên 600%, đẩy đường cung nhôm dịch chuyển sang phải. Kết quả, như minh hoạ trong
Hình 1.9, có sự sụt giảm mạnh về giá, từ khoảng 80 cents mỗi cân năm 1990 xuống khoảng 47 cents vào
tháng 11 năm 1993.
Do giá nhôm thấp xuống, nên khoảng 20% công suất sản xuất nhôm của mỹ bị cắt giảm vào
cuối năm 1993, và 5.000 công nhân sản xuất nhôm mất việc làm. Công nhân sản xuất nhôm ở Mỹ phản
đối

17
Mỗi dịch chuyển sang trái của đường cung dẫn tới giá cân bằng tăng; mỗi dịch chuyển phải của
đường cầu dẫn tới giá cân bằng giảm.
Hình 1.8 Ảnh hưởng do dịch chuyển sang trái và sang phải của đường cung
tới giá đồng cân bằng

Do đường cung dịch chuyển sang phải bởi tác động với qui mô lớn lên thị trường thế giới từ
Nga và các nước thuộc khối Xô Viết trước đây, nên giá cân bằng giảm từ 80 cents xuống 70
cents.
Hình 1.9 Ảnh hưởng của sự dịch chuyển đường cung trong
đầu những năm 1900 đến giá nhôm cân bằng
mạnh mẽ chính quyền liên bang, để chính phủ đề cập vấn đề này với chính phủ Nga. Vào tháng 1 năm
1994, các nước sản xuất nhôm hàng đầu thế giới đã gặp nhau tại Brussel để đưa ra một kế hoạch đối phó

18
với việc cung quá nhiều nhôm. Một kết quả đạt được là Nga đồng ý cắt giảm sản lượng hàng năm của
mình đi 15% trong hai năm tiếp theo. Các nhà sản xuất phương tây cũng được kỳ vọng làm giảm sản
lượng. Ảnh hưởng kỳ vọng là có sự dịch chuyển đường cung sang trái, để làm tăng giá. Thực tế, giá đã
tăng lên 56 cents mỗi cân vào tháng 2 năm 1994 và tăng mạnh tới khoảng 90 cents mỗi cân vào tháng
12 năm 1994.
Trong khi đây là giai đoạn rất khó chịu với nhà sản xuất nhôm (và công nhân), thì nó lại là mối
lợi đối với người sử dụng nhôm khi trả giá thấp hơn. Rõ ràng, các nhà quản lý của cả các hãng sản xuất
nhôm và cả các hãng sử dụng nhôm đều có mối quan tâm rất lớn đến sự lên xuống của thị trường nhôm
– và để nắm bắt được sự lên xuống đó thì họ cần phải biết những nguyên lý cơ bản về cung và cầu mà
chúng ta đã bàn đến. Các nhà quản lý trong những ngành khác cũng phải hiểu được những nguyên lý đó.
Chi tiết hơn về trọng tâm này được bàn đến trong các chương tiếp theo. Hầu như mỗi số phát hành của
tạp chí Wall Street Journal và tạp chí Financial Times (trong mục hàng hóa) đều có một mẩu chuyện về
sự thay đổi giá một hàng hóa do sự dịch chuyển hay khả năng dịch chuyển của các đường cung và cầu.
Hãy kiểm tra kiến thức của bạn về các khái niệm đường cung và đường cầu thông qua việc xem lại các
câu chuyện đó và giải thích điều gì xảy ra trong thị trường thông qua hình vẽ các đường cung và đường
cầu sau đó dịch chuyển.

Tóm tắt
1. Kinh tế quản lý dựa chủ yếu vào kinh tế học (đặc biệt là kinh tế học vi mô) và khoa học quản lý.
Khác với kinh tế học vi mô phần lớn mang tính mô tả, kinh tế quản lý đề ra các qui tắc. Môn học
kinh tế quản lý cung cấp những công cụ phân tích cơ bản cũng như đóng vai trò tổng hợp. Kinh
tế quản lý là trọng tâm quản lý của các tổ chức phi kinh doanh như các văn phòng chính phủ
cũng như hoạt động quản lý hãng.
2. Đối với cả các tổ chức phi kinh doanh và cả các hãng, thì quá trình ra quyết định có thể được
chia thành năm bước: (1) Thiết lập hay nhận dạng các mục tiêu của tổ chức. (2) Xác định vấn
đề. (3) Nhận diện các giải pháp có thể. (4) Lựa chọn giải pháp khả thi tốt nhất. (5) Thực thi
quyết định.
3. Để áp dụng kinh tế quản lý vào quản lý kinh doanh, chúng ta cần một lý thuyết về hãng. Theo lý
thuyết được các nhà kinh tế quản lý thừa nhận, thì hãng cố gắng cực đại hóa giá trị của nó, được
xác định là giá trị hiện tại của những dòng tiền mặt kỳ vọng trong tương lai của hãng (mà ở đây
được coi là tương đương với lợi nhuận). Tuy nhiên, việc cực đại hóa này xảy ra chịu những ràng
buộc, vì hãng có đầu vào hạn chế, nhất là trong ngắn hạn, và phải hành động phù hợp với rất
nhiều đạo luật và hợp đồng.
4. Nhà kinh tế quản lý xác định lợi nhuận khác với kế toán. Khi nói về lợi nhuận, thì nhà kinh tế đề
cập tới lợi nhuận có được dựa trên những gì mà mà lao động và vốn của chủ sở hữu được thuê
trong kinh doanh mà có thể kiếm được ở bất cứ đâu. Với một mức độ đáng kể, sự khác nhau
giữa khái niệm lợi nhuận được sử dụng bởi kế toán và nhà kinh tế phản ánh sự khác nhau về các
chức năng của họ.
5. Ba nguyên nhân quan trọng để tồn tại lợi nhuận là sự đổi mới, rủ ro và sức mạnh độc quyền. Lợi
nhuận và lỗ là những động lực chính của một nền kinh tế kinh doanh tự do. Chúng là những dấu
hiệu chỉ ra ở đâu nguồn lực là cần thiết và ở đâu là quá thừa. Chúng là những động cơ quan
trọng để đổi mới và chấp nhận rủi ro. Chúng là phần thưởng của xã hội cho tính hiệu quả.
6. Mặc dù kinh tế quản lý nói chung giả thiết rằng các hãng muốn cực đại hóa lợi nhuận (và giá trị
của chúng), điều được thừa nhận là vấn đề thân chủ-người đại diện nảy sinh nếu các nhà quản lý
theo đuổi lợi ích riêng của họ, dù cho điều đó làm giảm đi lợi nhuận của chủ sở hữu. Để xử lý
vấn đề này, các chủ sở hữu thường trao cho các nhà quản lý một khoản thưởng tài chính gắn với
thành công của hãng.

19
7. Mỗi thị trường đều có phía cung và phía cầu. Đường cầu thị trường cho thấy số lượng của một
sản phẩm mà người mua thích mua tại các mức giá khác nhau. Đường cung thị trường cho thấy
số lượng của một sản phẩm mà người bán muốn đưa ra tại các mức giá khác nhau. Giá cân bằng
là mức giá tại đó lượng cung bằng với lượng cầu.
8. Cả đường cung và đường cầu dịch chuyển theo thời gian; điều đó làm thay đổi giá của sản
phẩm. Sự dịch chuyển sang phải của đường cầu (và sang trái của đường cung) có xu hướng làm
tăng giá. Sự dịch chuyển sang trái của đường cầu (và sang phải của đường cung) có xu hướng
làm giảm giá.

Bài tập
1. Năm 1991, Bantam Books đồng ý trả tướng Norman Schwazkopf, chỉ huy lực lượng quân đội
Mỹ ở vịnh Persian Gulf chống lại Iraq, 6 triệu $ cho bản quyền cuốn hồi ký của ông. Theo một
nhà xuất bản hàng đầu thì Bantam sẽ thu được lợi nhuận khoảng 1,2 triệu $ từ cuốn sách này
nếu nó bán 625.000 bản. Ngược lại, nếu nó bán 375.000 bản thì sẽ lỗ khoảng 1,3 triệu $.
1. Ban lãnh đạo nhà xuất bản khẳng định rất khó bán nhiều hơn 500.000 bản cho một loại
truyện không hư cấu, và đặc biệt hiếm khi bán được 1 triệu bản. Liệu có phải Bantam
chấp nhận rủi ro lớn khi xuất bản cuốn sách này hay không?
2. Vào đầu năm 1993, Bantam công bố cuốn sách của Schwazkopf, It doesn’t Take a Hero,
đã bán được trên 1 triệu bản và là cuốn sách thứ hai Bantam giành thắng lợi nhất, chỉ sau
cuốn Iacocca bán được 2,6 triệu bản trong hoạt động xuất bản sách của nó. Có phải
Bantam đã tạo ra lợi nhuận từ cuốn sách này? Nếu như vậy, thì lợi nhuận đó, ít nhất là
một phần, có phải là tiền thưởng để gánh chịu rủi ro hay không?
2. Theo Paul Kagan Associates, một hãng nghiên cứu thị trường ở Carmel, California, thì giá trung
bình của một đài phát thanh tổ hợp AM/FM giảm từ 6,2 triệu $ năm 1987 xuống còn khoảng 1,8
triệu $ năm 1990. Từ giữa những năm 1980 và đầu những năm 1990, Uỷ ban thông tin liên lạc
liên bang, cơ quan điều tiết sóng không trung, đã cấp phép cho trên một nghìn đài phát sóng
mới. Hoạt động này của uỷ ban có phải đã giúp làm cho giá giảm xuống? Tạo sao có hay tại sao
không?
3. Ngày nay “Không có nhà quản lý [cao cấp] có lòng tự trọng nào từ bên ngoài tham gia vào một
công ty mà không kèm theo tiền thưởng hoặc cam kết từ đầu về kết quả. Và trong nhiều trường
hợp, tiền thưởng lên đến hàng triệu đô la; vì vậy, anh la không phải lo lắng nếu cơ đồ của công
ty sa sút ngay sau khi anh ta tham gia thì anh ta cũng chỉ mất một số hoặc tất cả tiền thưởng bình
thường của mình. Điển hình là sự đảm bảo tiền thưởng kéo dài hai hoặc ba năm, mặc dù [đôi
khi] ... sự đảm bảo đó trở thành suốt đời.” Liệu sự đảm bảo tiền thưởng dài hạn có giúp xử lý
vấn đề thân chủ-người đại diện hay có xu hướng làm nó trầm trọng thêm? Tại sao?
4. Năm bước cơ bản trong việc ra quyết định là gì? Sau khi thị trường chứng khoán suy sụp vào 19
tháng 10 năm 1987, khi chỉ số trung bình Dow-Jones tụt xuống khoảng 500 điểm, Louis
Eckhardt một nhà môi giới ở New York đã phải quyết định liệu có nên mua cổ phiếu hóa chất
của Dow. Trong quá trình ra quyết định cụ thể của anh ta, hãy mô tả từng bước của năm bước
đó.
5. Nếu tỉ lệ lãi suất là 10%, thì giá trị hiện tại của lợi nhuận tập đoàn Monroe trong 10 năm tới là
bao nhiêu?

20
6. Lợi nhuận của Du Pont de Nemours và công ty năm 1997 khoảng 2,4 tỉ $. Có phải điều đó có
nghĩa lợi nhuận kinh tế của Du pont bằng 2,4 tỉ $ hay không? Tại sao có hoặc không?
7. William Howe phải quyết định liệu có nên khởi nghiệp kinh doanh cho thuê ô trên bờ biển ở
khu nghỉ mát đại dương vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 mùa hè tới hay không. Anh ta tin rằng
anh ta có thể cho thuê 5$ mỗi chiếc ô trong một ngày cho khách đi nghỉ, và anh ta dự định thuê
mua 50 chiếc ô trong ba tháng với 3.000$. Để vận hành kinh doanh này, anh ta không thuê bất
cứ ai (trừ chính mình), và anh ta không chi tiêu gì ngoài chi phí thuê mua và phí 3.000 $ mỗi
tháng để thuê địa điểm kinh doanh. Howe là một sinh viên, nếu anh ta không tiến hành kinh
doanh này, thì anh ta có thể kiếm được 4.000$ trong ba tháng đi làm xây dựng.
1. Nếu có 80 ngày trong mùa hè khi có cầu về ô trên bờ biển và anh ta thuê tất cả 50 chiếc
ô trong những ngày này, thì lợi nhuận kế toán của anh ta trong mùa hè là bao nhiêu?
2. Lợi nhuận kinh tế của anh ta trong mùa hè là bao nhiêu?
8. Nếu đường cầu lúa mì ở Mỹ là
P = 12,4 – 4QD
trong đó P là giá lúa ở trang trại (tính theo đô la mỗi thùng) và QDlà lượng cầu lúa mì (đơn vị tỉ
thùng), và đường cung về lúa mì ở Mỹ là
P = -2,6 + 2QS
trong đó QS là lượng cung lúa mì (đơn vị tỉ thùng), giá cân bằng của lúa mì là bao nhiêu? Lượng
cân bằng của lúa mì được bán là bao nhiêu? Liệu giá thực tế có phải bằng giá cân bằng hay
không? Tại sao có hoặc không?
9. Trong những năm 1980, giá gỗ xẻ trung bình giữa 195$ và 250$ mỗi nghìn feet vuông. Năm
1993, giá tăng lên 491$. Theo một số nhà quan sát, giá này tăng lên là do sự bùng nổ về xây
dựng nhà ở; theo một số khác là do chính phủ liên bang hạn chế lượng mở cửa rừng để khai
thác. Liệu cả hai nhóm có cảm thấy rằng do có sự dịch chuyển đường cầu về gỗ xẻ? Liệu cả hai
nhóm có cảm thấy rằng do có sự dịch chuyển đường cung về gỗ xẻ? Nếu không, thì nhóm nào
nhấn mạnh đến phía cầu của thị trường và nhóm nào nhấn mạnh đến phía cung của thị trường?
10. Từ tháng 10 năm 1994 đến tháng 3 năm 1995, giá bông tăng từ 0,65$ lên trên 1$ mỗi pound,
mức giá cao nhất kể từ cuộc Nội chiến. Theo tờ Business Week, “Cung suy yếu là do mùa vụ
thất bát ở Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Vào cùng thời gian này, người tiêu dùng không do
dự tăng chi phí, đẩy cầu về quần áo thường dùng nhiều bông cũng như đồ dùng làm bằng bông
tăng lên.”
1. Có phải giá tăng lên này là do sự dịch chuyển đường cầu về bông, sự dịch chuyển đường
cung về bông hay cả hai?
2. Liệu giá tăng lên này có tác động đến đường cung về quần áo? Nếu có, thì như thế nào?
11. Vào mùng 2 tháng 10 năm 1994, sự phục hồi của Show Boat, ban nhạc lớn Broadway do Jerome
Kern và Oscar Hammerstein, đã mở ra tại nhà hát kịch Gershwin Theater ở New York. Trong
khi những bài hát thành công (như “Ole Man River” và “Make Believe”) đã cũ, thì giá vé 75$

21
kỷ lục lại rất mới. Không bao giờ trước đây giá vé tự do của Broadway lại cao như vậy. Doanh
thu thô của đợt diễn hàng tuần, chi phí quản lý, và lợi nhuận được cho trong bảng sau, phụ thuộc
vào mức giá cao nhất 75$ hay 65$ (mức giá cao nhất bình thường trước đây của biểu diễn này):

1. Với dàn diễn viên gồm 71 người, dàn giao hưởng 30 nhạc cụ, và hơn 500 bộ trang phục,
Show Boat chi phí khoảng 8 triệu $ cho sân khấu. Khoản đầu tư này đã cộng vào cả chi
phí hoạt động (như lương và thuê nhà hát). Cần bao nhiêu tuần để nhà đầu tư có thể
hoàn vốn của mình theo ước tính này, nếu giá cao nhất là 65$? Nếu giá cao nhất là 75$?
2. George Wachtel, giám đốc nghiên cứu cho Nghiệp đoàn các nhà hát và sản xuất Mỹ đã
nói ít nhất có khoảng một phần ba các buổi biểu diễn đã công bố ở Broadway trong
những năm gần đây bị huỷ bỏ. Có phải nhà đầu tư ở Show Boat chấp nhận sự rủi ro lớn
hay không?
3. Theo một nhà sản xuất của Broadway, “Broadway không phải là nơi mà bạn kiếm tiền
được nữa. Đó là nơi bạn thiết lập dự án và như vậy bạn có thể kiếm tiền. Khi bây giờ
bạn dàn dựng một buổi biểu diễn, thì bạn thực sự phải suy nghĩ sẽ trình diễn nó ở đâu
sau này.” Nếu như vậy, thì có phải con số lợi nhuận ở trên giải thích cho nguyên nhân?
4. Nếu nhà đầu tư trong việc phục hồi Show Boat này tạo ra lợi nhuận, thì lợi nhuận đó, ít
nhất một phần, có phải là phần thưởng cho việc chấp nhận rủi ro hay không?
12. Vào tháng 7 năm 1993, giá một pound cà phê xanh hoặc chưa sấy vào khoảng 0,52$. Trong đầu
năm 1994, có sự lo lắng giữa những nhà buôn cà phê về mùa vụ của Brazil, nơi sản xuất lớn
nhất, bị giảm sút so với kỳ vọng. Theo Bộ nông nghiệp Mỹ, vụ thu hoạch 1994 của Brazil giảm
sút 18% so với mùa vụ năm 1993 vì giá lạnh trầm trọng. Brazil xuất khẩu khoảng 77 triệu pound
cà phê vào tháng 4 năm 1994, lượng xuất khẩu tháng thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1989. Ở
Colombia, nơi sản xuất cà phế rất quan trọng khác mùa vụ cà phê giảm sút do sâu bệnh phá
hoại; và ở Java, vùng sản xuất cà phê lớn nhất Indonesia, có mưa lớn làm ảnh hưởng đến thu
hoạch. Trong khi giá cà phê là 0,52$ vào tháng 7 năm 1993, thì nó tăng lên khoảng 1,38$ vào
tháng 6 năm 1994. Tại sao?

22
Chương 2
Các phương pháp tối ưu hóa
Carly Fiorina, chủ tịch hãng Hewlett-Packard, đã mua công ty máy tính Compaq vào năm 2002.
Tại sao vậy? Vì bà và đồng nghiệp của mình cảm thấy việc mua lại này sẽ làm gia tăng hoạt động của
Hewlett-Packard. Như ta đã biết trong chương 1, kinh tế quản lý quan tâm đến những phương thức trong
đó nhà quản lý đưa ra các quyết định để nhằm cực đại hóa tính hiệu quả hay sự hoạt động của tổ chức
mà họ quản lý. Để hiểu được điều đó được tiến hành như thế nào, bạn phải nắm được các phương pháp
tối ưu hóa cơ bản đưa ra trong chương này.
Trước hết, chúng ta mô tả bản chất của việc phân tích theo biên. Trong khi về khái niệm là đơn
giản thì phân tích theo biên lại là một công cụ đầy sức mạnh để minh họa nhiều phương diện trọng yếu
của việc ra quyết định hướng tới phân bổ nguồn lực. Các nhà kinh tế tư duy tại biên. Nó mang tính trực
giác khi người ta muốn tiến hành một dự án nếu lợi ích tăng thêm (theo biên) khi họ nhận được từ việc
tiến hành dự án lớn hơn chi phí tăng thêm (theo biên) phải chịu khi tiến hành dự án đó. Hầu như tất cả
các qui tắc về hành vi tối ưu của các hãng và cá nhân mà chúng ta nghiên cứu đều xoay quanh khái niệm
này.
Tiếp theo, chúng ta kiểm tra lại các yếu tố cơ bản về tính toán vi phân, bao gồm các qui tắc tính
vi phân và việc sử dụng đạo hàm để cực đại hóa một hàm số (như lợi nhuận) hoặc cực tiểu hóa một hàm
số (như chi phí). Phép tính vi phân cho ta biết những thay đổi nào sẽ xuất hiện theo một biến (biến phụ
thuộc) khi có sự thay đổi nhỏ (theo biên) gây ra bởi một biến khác (biến độc lập). Vì vậy, phân tích theo
biên trước hết được bàn đến có thể được thực hiện bằng việc sử dụng tính toán vi phân.

2.1 Các mối quan hệ hàm số


Để hiểu các phương pháp tối ưu hóa được mô tả trong chương này, bạn phải biết các mối quan
hệ kinh tế được thể hiện. Thông thường, các mối quan hệ giữa hai hoặc ba biến kinh tế có thể được mô
tả bởi một bảng biểu hay đồ thị. Ví dụ, bảng 2.1 cho thấy mối quan hệ giữa giá đặt ra bởi Tập đoàn
Cherry và số đơn vị sản lượng mà công ty bán được mỗi ngày. Hình 2.1 thể hiện cùng mối quan hệ đó
bằng đồ thị.
Trong khi bảng biểu và đồ thị là cực kỳ hữu ích và thường được sử dụng trong cuốn sách này,
thì một cách thể hiện các mối quan hệ kinh tế nữa là thông qua các phương trình. Mối quan hệ giữa số
đơn vị sản lượng được bán và giá bán trong bảng 2.1 (và hình 2.1) được thể hiện dưới dạng một phương
trình như thế nào? Có một cách là sử dụng ký hiệu hàm số:
Q = f(P) (2.1)
trong đo Q là số đơn vị được bán và P là giá bán. Phương trình này được đọc là: “Số đơn vị được bán là
một hàm số của giá,” điều này có nghĩa là số đơn vị được bán phụ thuộc vào giá. Nói cách khác, số đơn
vị được bán là biến phụ thuộc, và giá là biến độc lập.
Trong khi phương trình (2.1) là hữu ích, thì nó không nói cho ta biết số đơn vị được bán phụ
thuộc vào giá như thế nào. Một cách thể hiện cụ thể hơn của mối quan hệ này là:
Q = 200 - 5P (2.2)
So sánh phương trình này với số liệu trong bảng 2.1 (và hình 2.1) thì bạn có thể thay đổi các số
liệu đó theo phương trình này. Ví dụ, theo phương trình này nếu giá bằng 10$, thì số đơn vị được bán là
200 – 5.(10) = 150. Điều này đúng như những gì trong bảng 2.1 (và hình 2.1) chỉ ra. Không phụ thuộc
vào giá bạn chọn, số đơn vị được bán là như nhau dù bạn sử dụng bảng 2.1, hình 2.1 hay phương trình
(2.2).

23
Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa giá và lượng được bán, Tập đoàn Cherry

Đồ thị này minh họa số liệu trong bảng 2.1


Hình 2.1 Mối quan hệ giữa giá và lượng được bán, Tập đoàn Cherry

2.2 Phân tích theo biên


Dù cho các mối quan hệ kinh tế được thể hiện bằng bảng, đồ thị, hay phương trình, thì việc phân
tích theo biên tạo khả năng cho nhà quản lý sử dụng các mối quan hệ đó hiệu quả hơn. Giá trị biên của
biến phụ thuộc được xác định là sự thay đổi của biến phụ thuộc này liên quan tới sự thay đổi một đơn vị
của một biến độc lập cụ thể. Để minh họa, hãy xem bảng 2.2, nó chỉ ra trong cột 1 và cột 2 tổng lợi
nhuận của Tập đoàn Roland nếu số đơn vị sản lượng nhận các giá trị khác nhau. Trong trường hợp này,
tổng lợi nhuận là biến phụ thuộc và sản lượng là biến độc lập. Vì vậy, giá trị biên của lợi nhuận, gọi là
lợi nhuận biên, là sự thay đổi của biến phụ thuộc liên quan tới sự thay đổi một đơn vị sản lượng.

24
Bảng 2.2 Mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận, Tập đoàn Roland

Cột 3 của bảng 2.2 chỉ ra giá trị lợi nhuận biên. Nếu sản lượng tăng từ 0 tới một đơn vị, thì cột 2
chỉ ra tổng lợi nhuận tăng thêm 100 $ (từ 0 lên 100 $). Do đó, lợi nhuận biên trong cột 3 bằng 100 $ nếu
sản lượng giữa 0 và 1 đơn vị. Nếu sản lượng tăng từ 1 tới 2 đơn vị, thì tổng lợi nhuận tăng thêm 150$
(từ 100 $ lên 250$). Do đó, lợi nhuận biên trong cột 3 bằng 150 $ nếu sản lượng giữa 1 và 2 đơn vị.
Điểm mấu chốt cần ghi nhớ về mối quan hệ biên loại này là biến phụ thuộc – trong trường hợp
này là tổng lợi nhuận - đạt cực đại khi giá trị biên của nó chuyển đổi từ dương sang âm. Để thấy được
điều này, hãy xét bảng 2.2. Chứng nào lợi nhuận biên là dương, thì tập đoàn Roland còn có thể tăng lợi
nhuận lên bằng cách tăng sản lượng. Ví dụ, nếu sản lượng giữa 5 và 6 đơn vị, thì lợi nhuận biên là
dương (150$); do đó tổng lợi nhuận sẽ tăng lên (thêm 150$) nếu sản lượng tăng từ 5 lên 6 đơn vị.
Nhưng khi lợi nhuận biên chuyển đổi từ dương sang âm, thì tổng lợi nhuận sẽ giảm chứ không tăng với
bất kỳ sự gia tăng sản lượng nào. Trong bảng 2.2, điểm này đạt được khi hãng sản xuất 7 đơn vị sản
lượng. Nếu sản lượng được tăng quá điểm này (tới 8 đơn vị), thì lợi nhuận biên chuyển đổi từ dương
sang âm – và tổng lợi nhuận giảm xuống (50$). Do đó, như đã khẳng định trên đây biến phụ thuộc -
trong trường hợp này là tổng lợi nhuận - đạt cực đại khi giá trị biên của nó chuyển đổi từ dương sang
âm.
Do nhà quản lý quan tâm đến việc xác định cực đại hoá lợi nhuận như thế nào (hay các đánh giá
hoạt động khác), nên đây là một kết quả rất hữu ích. Nó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xem
xét các giá trị biên, và những mối nguy hiểm có thể xuất hiện nếu các giá trị trung bình được sử dụng
thay vào đó. Trong bảng 2.2, lợi nhuận trung bình - tức là tổng lợi nhuận chia cho sản lượng - được chỉ
ra trong cột 4. Dường như có vẻ rất hợp lý khi chọn mức sản lượng mà lợi nhuận trung bình của nó là
lớn nhất. Nhà quản lý không có tính toán sẽ làm như vậy. Nhưng đó là một quyết định không đúng nếu
người ta muốn cực đại hóa lợi nhuận. Thay vào đó, như đã nhấn mạnh trong phần trên, người ta cần
chọn mức sản lượng tại điểm lợi nhuận biên chuyển đổi từ dương sang âm.
Để chứng minh điều này, ta chỉ cần tìm mức sản lượng trong bảng 2.2 tại điểm có lợi nhuận
trung bình là lớn nhất. Dựa trên so sánh số liệu trong cột 4, mức sản lưọng này là 5 đơn vị.; và theo cột
2, tổng lợi nhuận tại mức sản lượng này là 1.350$. Ở đoạn trên vừa rồi, ta thấy mức sản lượng tại đó lợi
nhuận biên chuyển đổi từ dương sang âm là 7 đơn vị; và theo cột 2, tổng lợi nhuận tại điểm này là
1.550$. Rõ ràng, tổng lợi nhuận lớn hơn 200$ nếu sản lượng là 7 so với sản lượng 5 đơn vị. Vì vậy, nếu
nhà quản lý của hãng này lại chọn sản lượng tại điểm có lợi nhuận trung bình lớn nhất, thì họ sẽ hy sinh
mất 200 $ lợi nhuận mỗi ngày.

25
Điều quan trọng là cần nắm được mối quan hệ giữa giá trị trung bình và giá trị biên: Do giá trị
biên thể hiện sự thay đổi về tổng số, nên giá trị trung bình phải tăng lên nếu giá trị biên lớn hơn giá trị
trung bình, cũng như vậy giá trị trung bình phải giảm đi nếu giá trị biên nhỏ hơn giá trị trung bình.
Trong bảng 2.2 minh họa khẳng định này. Với đơn vị sản lượng từ thứ nhất đến thứ 5, thì lợi nhuận biên
lớn hơn lợi nhuận trung bình. Do lợi nhuận gia tăng từ mỗi đơn vị tăng thêm lớn hơn mức trung bình,
nên mức trung bình được kéo lên khi sản xuất nhiều hơn. Với đơn vị sản lượng từ thứ 5 đến thứ 10, thì
lợi nhuận biên nhỏ hơn lợi nhuận trung bình. Do lợi nhuận gia tăng từ mỗi đơn vị tăng thêm nhỏ hơn
mức trung bình, nên mức trung bình bị kéo xuống khi sản xuất nhiều hơn.

2.3 Mối quan hệ giữa giá trị tổng số, giá trị biên và giá trị trung bình
Để khám phá tiếp tục mối quan hệ giữa giá trị tổng số, giá trị biên và giá trị trung bình, hãy xem
hình 2.2, nó chỉ ra những mối quan hệ một mặt giữa tổng lợi nhuận, lợi nhuận trung bình và lợi nhuận
biên, mặt khác với sản lượng đối với Tập đoàn Roland. Mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận cũng
chính xác như trong bảng 2.2, nhưng thay việc sử dụng con số cụ thể mô tả sản lượng hay lợi nhuận, ta
sử dụng các ký hiệu như Q0 và Q1 cho các mức sản lượng và π0 cho một mức lợi nhuận. Các kết quả này
là có hiệu lực nói chung, chứ không chỉ đúng cho một tập cụ thể các giá trị bằng số.
Bên cạnh đó, lưu ý hình 2.2 có hai phần. Phần phía trên (hình A) cho thấy mối quan hệ giữa
tổng lợi nhuận và sản lượng, trong khi phần phía dưới (hình B) cho biết mối quan hệ một mặt giữa lợi
nhuận trung bình và lợi nhuận biên, mặt khác với sản lượng. Thước đo trục hoành ở hình A giống như ở
hình B, cụ thể một mức sản lượng cho trước chẳng hạn Q0, có khoảng cách tới gốc toạ độ (dọc theo trục
hoành) là như nhau cả ở trong hình A và hình B.
Trong thực tế, người ta ít khi sử dụng số liệu có liên quan cả với (1) mối quan hệ giữa tổng lợi
nhuận và sản lượng và với (2) mối quan hệ giữa lợi nhuận trung bình và sản lượng, vì rất đơn giản là có
thể dẫn giải mối quan hệ sau ra từ mối quan hệ trước. Điều đó có thể làm như thế nào? Hãy lấy một mức
sản lượng nào đó, chẳng hạn Q0. Tại mức sản lượng này, lợi nhuận trung bình bằng với độ dốc của
đường thẳng nối từ gốc toạ độ tới điểm E, là điểm trên đường tổng lợi nhuận tương ứng với mức sản
lượng Q0. Để thấy được điều đó, chú ý rằng lợi nhuận trung bình tại mức sản lượng này bằng π0/Q0,
trong đó π0 là mức tổng lợi nhuận nếu sản lượng là Q0. Vì độc dốc của bất cứ đường thẳng nào bằng
khoảng cách tung độ giữa hai điểm trên đường thẳng đó chia cho khoảng cách hoành độ giữa hai điểm,
nên độ dốc của đường thẳng từ gốc toạ độ tới điểm E bằng π0/Q0. Vì vậy, độ dốc của đường thảng OE
bằng lợi nhuận trung bình tại mức sản lượng này. (Nói cách khác, K0 trong hình B của hình 2.2 bằng với
độ dốc của đường thẳng OE.) Để xác định mối quan hệ giữa lợi nhuận trung bình và sản lượng từ mối
quan hệ giữa tổng lợi nhuận và sản lượng, ta lặp lại thủ tục này với mỗi mức sản lượng, chứ không chỉ
riêng với Q0. Đường lợi nhuận trung bình thu được được minh họa trong hình B.
Quay lại mối quan hệ giữa lợi nhuận biên và sản lượng (trong hình B), cũng tương đối đơn giản
dẫn ra mối quan hệ này từ mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận và sản lượng (trong hình A). Hãy lấy một
mức sản lượng nào đó, chẳng hạn Q1. Tại mức sản lượng này, lợi nhuận biên bằng với độ dốc của
đường thẳng tiếp tuyến với đường tổng lợi nhuận (trong hình A) tại điểm mà mức sản lượng là Q1. Nói
cách khác, lợi nhuận biên bằng với độ dốc đường thẳng T trong hình 2.2, nó là tiếp tuyến với đường
tổng lợi nhuận tại điểm G. Bước đầu tiên để thấy tại sao điều đó là đúng, hãy xem hình 2.3, nó cho một
bức tranh phóng to về đường tổng lợi nhuận trong vùng lân cận quanh điểm G.

26
Các đường lợi nhuận trung bình và lợi nhuận biên trong phần B có thể suy ra bằng hình học
từ đường tổng lợi nhuận trong phần A.
Hình 2.2 Tổng lợi nhuận, lợi nhuận trung bình, và lợi nhuận biên, Tập đoàn Roland
Hãy nhớ lại lợi nhuận biên được định nghĩa là lợi nhuận tăng thêm do tăng thêm một lượng rất
nhỏ (cụ thể, tăng thêm một đơn vị) về sản lượng. Nếu sản lượng tăng từ Q1 lên Q2 thì tổng lợi nhuận
tăng lên từ π1 lên π2, như minh họa trong hình 2.3. Do đó, lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị sản
lượng là (π2-π1)/(Q2-Q1), nó cho biết độ dốc của đường thẳng GK. Nhưng mức tăng sản lượng này tương
đối lớn. Giả sử chúng ta giảm Q2 sao cho gần với Q1 hơn nữa. Cụ thể, giá trị mới của Q2 bây giờ là Q’2 .
Nếu sản lượng tăng từ Q1 lên Q’2 thì lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị sản lượng bằng (π’2-π1)/(Q’2-
Q1), nó cho biết độ dốc của đường thẳng GL. Nếu chúng ta tiếp tục giảm Q2 cho tới khi khoảng cách
giữa Q1 và Q2 là cực kỳ nhỏ, thì độ dốc của tiếp tuyến (đường thẳng T) tại điểm G sẽ trở thành một ước
lượng rất tốt của (π2-π1)/(Q2-Q1). Theo giới hạn, với những thay đổi sản lượng rất nhỏ trong lân cận
quanh điểm G, thì độ dốc của đường tiếp tuyến này chính là lợi nhuận biên. (Độ dốc này bằng K1 ở hình
B của hình 2.2). Để xác định mối quan hệ giữa lợi nhuận biên và sản lượng từ mối quan hệ giữa tổng lợi
nhuận và sản lượng, ta lặp lại thủ tục này cho mỗi mức sản lượng, chứ không chỉ với Q1. Đường lợi
nhuận biên thu được như minh họa trong hình 2.2.

27
Khi khoảng cách giữa Q1 và Q2 là rất nhỏ, thì độ dốc của đường thẳng T
là một ước lượng rất tốt cho (π2-π1)/(Q2-Q1).
Hình 2.3 Lợi nhuận biên bằng độ dốc của tiếp tuyến với đường tổng lợi nhuận
Đôi khi người ta có được đường lợi nhuận trung bình giống như trong hình B của hình 2.2 chứ
không có đường tổng lợi nhuận. Để đưa ra đường thứ hai từ đường thứ nhất, hãy lưu ý rằng tổng lợi
nhuận bằng lợi nhuận trung bình nhân với sản lượng. Vì vậy, nếu sản lượng bằng Q 0 thì tổng lợi nhuận
bằng K0 nhân với Q0. Nói cách khác, π0 trong hình A bằng diện tích hình chữ nhật 0K0HQ0 trong hình
B. Để đưa ra mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận và sản lượng từ mối quan hệ giữa lợi nhuận trung bình và
sản lượng, ta lặp lại thủ tục này cho mỗi mức sản lượng. Tức là, chúng ta tìm diện tích hình chữ nhật
phù hợp kiểu đó tương ứng với mỗi mức sản lượng, chứ không chỉ với Q0. Đường tổng lợi nhuận thu
được như minh họa trong hình A.
Cuối cùng, hai điểm nữa cần được đưa ra liên quan tới các đường tổng lợi nhuận, lợi nhuận
trung bình và lợi nhuận biên ở trong hình 2.2. Thứ nhất, nhìn vào hình A bạn có khả năng nói được rằng
lợi nhuận biên tăng dần khi sản lượng tăng từ 0 tới Q3 và giảm dần khi sản lượng tiếp tục tăng. Tại sao
lại thấy rõ điều đó từ hình A? Vì độ dốc của đường tổng lợi nhuận tăng dần khi di chuyển từ gốc toạ độ
tới điểm D. Nói cách khác, các đường thẳng tiếp tuyến với đường tổng lợi nhuận ngày càng trở nên dốc
hơn khi di chuyển từ gốc toạ độ tới điểm D. Do lợi nhuận biên bằng độ dốc của tiếp tuyến này, nên nó
phải tăng dần khi sản lượng tăng từ 0 tới Q3. Về phía bên phải điểm D, độ dốc của đường tổng lợi nhuận
giảm dần khi sản lượng tăng lên. Tức là, các đường thẳng tiếp tuyến với đường tổng lợi nhuận ngày
càng trở nên ít dốc hơn khi người ta di chuyển về phía bên phải điểm D. Cuối cùng, do lợi nhuận biên
bằng độ dốc của tiếp tuyến này, nên nó cũng phải giảm dần khi sản lượng tăng quá Q3.
Thứ hai, hình B trong hình 2.2 khẳng định mệnh đề sau: Đường lợi nhuận trung bình phải tăng
dần nếu nó thấp hơn đường lợi nhuận biên, và nó phải giảm dần nếu nó cao hơn đường lợi nhuận biên.
Với các mức sản lượng nhỏ hơn Q4, đường lợi nhuận trung bình thấp hơn đường lợi nhuận biên; do đó,
đường lợi nhuận trung bình tăng dần vì lợi nhuận biên lớn hơn sẽ kéo lợi nhuận trung bình tăng lên. Với
các mức sản lượng lớn hơn Q4, đường lợi nhuận trung bình cao hơn đường lợi nhuận biên; do đó, đường
lợi nhuận trung bình giảm dần vì lợi nhuận biên nhỏ hơn sẽ kéo lợi nhuận trung bình giảm xuống. Tại
28
Q4, đường thẳng nối từ gốc toạ độ tới điểm M cũng chính là đường tiếp tuyến với đường tổng lợi nhuận.
Do đó, lợi nhuận trung bình và lợi nhuận biên bằng nhau tại mức sản lượng Q4.

2.4 Khái niệm đạo hàm


Trong trường hợp của tập đoàn Roland Corporation, chúng ta đã sử dụng bảng 2.2 (nó cho biết
mối quan hệ giữa sản lượng của hãng và lợi nhuận) để tìm mức sản lượng cực đại hóa lợi nhuận.
Thường thường, một bảng kiểu này là quá cồng kềnh hay không chính xác để có thể sử dụng được cho
mục đích đó. Thay vào đó, một phương trình được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa biến mà chúng
ta đang cố gắng cực đại hóa (trong trường hợp này là lợi nhuận) và biến hay các biến đặt dưới sự kiểm
soát của người ra quyết định (trong trường hợp này là sản lượng). Trên cở sở phương trình kiểu đó, các
khái niệm và kỹ thuật của phép tính vi phân đầy sức mạnh có thể được sử dụng để tìm lời giải tối ưu cho
bài toán của người ra quyết định.
Trong phần trên, chúng ta đã định nghĩa giá trị biên là sự thay đổi của biến phụ thuộc do có sự
thay đổi một đơn vị của một biến độc lập. Nếu Y là biến phụ thuộc và X là biến độc lập, thì
Y = f(X) (2.3)
theo ký hiệu phương trình (2.1). Sử dụng ∆ (gọi là delta) để ký hiệu thay đổi, thì một thay đổi của biến
độc lập biểu thị bằng ∆X, và một thay đổi của biến phụ thuộc biểu thị bằng ∆Y. Do đó, giá trị biên của
Y có thể được ước lượng bằng

(2.4)
Ví dụ, nếu X tăng lên hai đơn vị dẫn tới Y tăng lên một đơn vị, thì ∆X=2 và ∆Y=1; điều này có nghĩa
giá trị biên của Y vào khoảng ½. Tức là biến phụ thuộc Y tăng lên khoảng ½ nếu biến độc lập X tăng
lên một đơn vị.
Nếu mối quan hệ giữa Y và X không thể biểu diễn dưới dạng một đường thẳng (như trong hình
2.4), thì giá trị ∆Y/∆X không phải là một hằng số. Ví dụ, xét mối quan hệ giữa Y và X như trong hình
2.5. Nếu xuất hiện sự di chuyển từ điểm G đến điểm H, thì một sự thay đổi tương đối nhỏ của X (từ X 1
đến X2) liên quan tới một sự thay đổi lớn của Y (từ Y1 đến Y2). Vì vậy, giữa các điểm G và H giá trị
∆Y/∆X bằng (Y2-Y1)/(X2–X1) là tương đối lớn. Ngược lại, nếu xuất hiện sự di chuyển từ điểm K đến
điểm L, thì một sự thay đổi tương đối lớn của X (từ X3 đến X4) liên quan tới một sự thay đổi nhỏ của Y
(từ Y3 đến Y4). Do đó, giữa các điểm K và L giá trị ∆Y/∆X bằng (Y4-Y3)/(X4–X3) là tương đối nhỏ.
Giá trị ∆Y/∆X có liên quan tới độ dốc hay độ phẳng của đường cong trong hình 2.5. Giữa các
điểm G và H đường cong là tương đối dốc; điều đó có nghĩa là một sự thay đổi nhỏ của X dẫn tới một
sự thay đổi lớn của Y. Vì vậy, ∆Y/∆X là tương đối lớn. Giữa các điểm K và L đường cong là tương đối
phẳng; điều đó có nghĩa là một sự thay đổi lớn của X dẫn tới một sự thay đổi nhỏ của Y. Vì vậy, ∆Y/∆X
là tương đối nhỏ.

29
Mối quan hệ giữa Y và X có thể được thể hiện bởi một đường thẳng
Hình 2.4 Mối quan hệ tuyến tính giữa Y và X

Giữa các điểm G và H, do đường cong dốc nên ∆Y/∆X lớn. Giữa các điểm K và L, do đường cong
phẳng nên ∆Y/∆X nhỏ.
Hình 2.5 Giá trị ∆Y/∆X thay đổi thế nào phụ thuộc vào độ dốc hay độ phẳng
của mối quan hệ giữa Y và X
Đạo hàm của Y theo X được định nghĩa là giới hạn của ∆Y/∆X khi ∆X tiến dần tới 0. Do đạo
hàm của Y theo X được ký hiệu là dY/dX, nên định nghĩa này có thể viết lại là

30
(2.5)
nó được đọc là “Đạo hàm của Y theo X bằng giới hạn của tỉ số ∆Y/∆X khi ∆X tiến dần tới 0”. Để hiểu
được một giới hạn có nghĩa là gì, hãy xét hàm số (X-2). Giới hạn của hàm số này là gì khi X tiến dần tới
2? Rõ ràng, khi X càng tiến gần tới 2 thì (X-2) càng tiến dần tới 0. Giới hạn của hàm số này là gì khi X
tiến dần tới 0? Rõ ràng, khi X càng tiến gần tới 0 thì (X-2) càng tiến dần tới -2.
Bằng hình học, đạo hàm của Y theo X bằng với độ dốc của đường cong biểu diễn Y (theo trục
tung) như là một hàm số của X (theo trục hoành). Để thấy được điều này, giả sử chúng ta muốn tìm giá
trị đạo hàm Y của Y theo X khi X bằng X5 trong hình 2.6. Một độ đo thô là giá trị ∆Y/∆X khi di chuyển
từ điểm A tới điểm C; độ đo này bằng
(Y7-Y5)/(X7–X5)
nó là độ dốc của đường thẳng AC. Một độ đo tốt hơn là giá trị ∆Y/∆X khi di chuyển từ điểm A tới điểm
B; độ đo này bằng
(Y6-Y5)/(X6–X5)
nó là độ dốc của đường thẳng AB. Tại sao độ đo sau lại tốt hơn độ đo trước? Vì khoảng cách giữa A và
B nhỏ hơn khoảng cách giữa A và C, điều mà chúng ta muốn là giá trị của ∆Y/∆X khi ∆X càng nhỏ
càng tốt. Rõ ràng, theo giới hạn khi ∆X tiến dần tới 0, thì tỉ số ∆Y/∆X bằng với độ dốc của đường thẳng
M tiếp tuyến với đường cong tại điểm A.

Khi X bằng X5, đạo hàm của Y theo X bằng độ dốc của đường thẳng M tiếp tuyến với đường cong tại điểm
A.
Hình 2.6 Đạo hàm là độ dốc của của đường cong

2.5 Tìm đạo hàm như thế nào


Nhà quản lý muốn biết hoạt động của tổ chức của mình được tối ưu hóa như thế nào. Nếu Y là
đại lượng nào đó về hoạt động của tổ chức và X là một biến dưới sự kiểm soát cụ thể của nhà quản lý,

31
thì anh hay chị ta muốn biết giá trị của X làm cực đại hóa Y. Để tìm ra, như chúng ta thấy trong phần
sau, điều rất hữu ích là biết được đạo hàm của Y theo X. Trong phần này chúng ta học cách tìm đạo hàm
đó như thế nào.

2.5.1 Đạo hàm của hằng số


Nếu biến phụ thuộc Y là hằng số, thì đạo hàm của nó theo X luôn bằng 0. Tức là, nếu Y = a (với
a là hằng số), thì

(2.6)

Trong trường hợp này dY/dX bằng 0, do độ dốc của đường thẳng nằm ngang bằng 0.
Hình 2.7 Trường hợp Y = 6
Ví dụ. Giả sử Y = 6, như trong hình 2.7. Do giá trị của Y không thay đổi khi X thay đổi, nên
dY/dX phải bằng 0. Để thấy điều đó cũng có thể được minh họa bằng hình học như thế nào, hãy nhớ lại
từ phần trước dY/dX bằng độ dốc của đường cong biểu diễn Y như là một hàm số của X. Rõ ràng từ
hình 2.7, độ dốc này bằng 0, nó có nghĩa là dY/dX phải bằng 0.

2.5.2 Đạo hàm của hàm luỹ thừa


Một hàm luỹ thừa có thể biểu diễn dưới dạng

trong đó a và b là hằng số. Nếu mối quan hệ giữa X và Y ở dạng này, thì đạo hàm của Y theo X bằng b
nhân với X luỹ thừa (b-1):

(2.7)

32
Trong trường hợp này dY/dX bằng 3, do độ dốc của đường thẳng trong hình A bằng 3.
Hình 2.8 Trường hợp Y = 3X
Ví dụ. Giả sử
Y = 3X
được vẽ trong hình A của hình 2.8. Áp dụng phương trình (2.7) ta tìm được

vì a = 3 và b = 1. Do đó, giá trị dY/dX được vẽ trong hình B của hình 2.8 bằng 3, không cần biết tới giá
trị của X. Điều này có ý nghĩa, do độ dốc của đường thảng trong hình A bằng 3 không cần biết tới X.
Hãy nhớ lại từ phần trước một lần nữa dY/dX bằng độ dốc của đường cong biểu diễn Y như là một hàm
số của X. Trong trường hợp này (như ở hình 2.7), “đường cong” này là một đường thẳng.
Ví dụ. Giả sử

được vẽ trong hình A của hình 2.9. Áp dụng phương trình (2.7) ta tìm được

do a = 2 và b = 2. Vì vậy, giá trị dY/dX được vẽ trong hình B của hình 2.9 là tỉ lệ thuận với X. Như kỳ
vọng, dY/dX là âm khi độ dốc của cong trong hình A là âm và là dương khi độc dốc này dương. Tại
sao? Vì như chúng ta đã nhấn mạnh nhiều lần dY/dX bằng với độ dốc này.

33
Trong trường hợp này dY/dX = 4X, do độ dốc của đường cong trong phần A bằng 4X.

Hình 2.9 Trường hợp

2.5.3 Đạo hàm của một tổng và một hiệu


Giả sử U và W là hai biến, mỗi biến lại phụ thuộc vào X. Tứclà,
U = g(X) và W = h(X)
Mối quan hệ hàm số giữa U và X được ký hiệu là g và giữa W và X được ký hiệu là h. Giả sử
tiếp
Y=U+W
Nói cách khác, Y là tổng của U và W. Nếu như vậy, thì đạo hàm của Y theo X bằng tổng các
đạo hàm của các hạng thức riêng:

(2.8)
Ngược lại, nếu
Y=U–W
34
thì đạo hàm của Y theo X bằng hiệu giữa hai đạo hàm của các hạng thức riêng:

(2.9)
Ví dụ. Xét trường hợp trong đó U = g(X) = 3 X 3 và W = h(X) = 4 X 2 .
Nếu Y = U + W = 3 X 3 + 4 X 2 , thì

(2.10)
Để biết tại sao, lấy lại từ phương trình (2.8) có

(2.11)
Áp dụng phương trình (2.7), có

và thế các giá trị đạo hàm này vào phương trình (2.11), thu được phương trình (2.10).
Ví dụ. Giả sử Y = U – W, trong đó U = 8 X 2 và W = 9X. Khi đó

do từ phương trình (2.9) có

và áp dụng phương trình (2.7) có

2.5.4 Đạo hàm một tích


Đạo hàm một tích hai thừa số bằng tổng của thừa số thứ nhất nhân với đạo hàm của thừa số thứ
hai cộng với thừa số thứ hai nhân với đạo hàm của thừa số thứ nhất. Do đó, nếu Y = U.W, thì

(2.12)
Ví dụ. Nếu Y = 6X(3- X 2 ), thì ta có thể đặt U = 6X và W = 3- X 2 ; khi đó

= 6X.(-2X) + (3- X 2 )(6)


= -12 X 2 + 18 - 6 X 2
= 18 - 18 X 2
35
Thừa số thứ nhất, 6X, nhân với đạo hàm của thừa số thứ hai, -2X, rồi cộng vào thừa số thứ hai,
3- X , nhân với đạo hàm của thừa số thứ nhất, 6, kết quả là 18 - 18 X 2 .
2

2.5.5 Đạo hàm một thương


Nếu Y = U/W, thì đạo hàm của Y theo X bằng

(2.13)
Nói cách khác, đạo hàm của một thương bằng với mẫu số nhân với đạo hàm của tử số trừ đi tử
số nhân với đạo hàm của mẫu số- tất cả chia cho bình phương của mẫu số.
Ví dụ. Xét bài toán tìm đạo hàm của biểu thức

Nếu ta đặt U = 5 X 3 và W = 3 – 4X, thì


Khi đó, áp dụng phương trình (2.13) được

2.5.6 Đạo hàm một hàm hợp


Đôi khi một biến phụ thuộc vào một biến khác, biến này lại phụ thuộc vào một biến thứ ba. Ví
dụ, giả sử Y = f(W) và W = g(X). Dưới điều kiện đó, đạo hàm của Y theo X bằng

(2.14)
Nói cách khác, để tìm đạo hàm này, chúng ta lấy đạo hàm của Y theo W nhân với đạo hàm của
W theo X.

Ví dụ. Giả sử Y = 4W+ W 3 và W = 3 X 2 . Để tìm dY/dX ta bắt đầu bằng việc tính dY/dW và
dW/dX:

Sau đó để tính dY/dX ta nhân dY/dW với dW/dX:

36
2.6 Sử dụng đạo hàm để giải các bài toán cực đại hóa và cực tiểu hóa
Đã xác định được cách tìm đạo hàm của Y theo X như thế nào, bây giờ chúng ta dùng cách đó
để xác định giá trị của X làm cực đại hóa hoặc cực tiểu hóa Y. Điểm mấu chốt để nhận ra là một điểm
cực đại hay một điểm cực tiểu chỉ có thể xuất hiện nếu độ dốc của đường cong mô tả Y theo trục tung và
x theo trục hoành bằng 0. Để thấy được điều này, giả sử Y là lợi nhuận của công ty Monroe và X là
mức sản lượng. Nếu mối quan hệ giữa Y và X được minh hoạ bởi đường cong trong hình A của hình
2.10, thì giá trị cực đại của Y xuất hiện khi X = 10, và tại giá trị này của X độ dốc của đường cong bằng
0.
Do đạo hàm của Y theo X bằng độ dốc của đường cong này, nên dẫn đến Y có thể đạt cực đại
hay cực tiểu chỉ nếu đạo hàm này bằng 0. Để thấy Y thực sự được cực đại hóa khi đạo hàm này bằng 0,
hãy lưu ý mối quan hệ giữa Y và X trong hình 2.10 là

(2.15)
nó có nghĩa rằng

(2.16)
Do đó, nếu đạo hàm này bằng 0 thi
100 – 10X = 0
X = 10.
Đó là giá trị của X mà tại đó Y được cực đại hóa, như chúng ta đã thấy trong phần trước. Điểm mấu
chốt ở đây là, để tìm giá trị X làm cực đại hóa hay cực tiểu hóa Y, thì ta phải tìm giá trị của X tại đó đạo
hàm này bằng 0. Hình B của hình 2.10 chi ra bằng đồ thị cho thấy đạo hàm này bằng 0 khi Y được cực
đại hóa.

37
Khi y đạt cực đại (tại X=10), thì dY/dX bằng 0.
Hình 2.10 Giá trị của đạo hàm khi Y đạt cực đại
Tuy nhiên, chỉ trên cơ sở của việc đạo hàm bằng 0, thì người ta không thể phân biệt giữa một
điểm trên đường cong nơi Y đạt cực đại với một điểm nơi Y đạt cực tiểu. Ví dụ, trong hình 2.11 đạo
hàm này bằng 0 ở cả điểm X = 5 và điểm X= 15. Trong một trường hợp (khi X = 15), thì Y đạt cực đại;
trong trường hợp kia (khi X = 5), thì Y đạt cực tiểu. Để phân biệt giữa điểm cực đại và điểm cực tiểu
người ta phải tìm đạo hàm bậc hai của Y theo X, được ký hiệu là d 2Y / dX 2 và là đạo hàm của dY/dX.
Ví dụ, trong hình 2.10 đạo hàm bậc hai của Y theo X là đạo hàm của hàm trong phương trình (2.16); do
đó, nó bằng -10.
Đạo hàm bậc hai đo độ dốc của đường cong thể hiện mối quan hệ giữa dY/dX (đạo hàm bậc
nhất) và X. Cũng giống như là đạo hàm bậc nhất (tứcdY/dX) đo độ dốc của đường cong Y trong hình A
của hình 2.11, nên đạo hàm cấp hai (tức d 2Y / dX 2 ) đo độ dốc của đường cong dY/dX trong hình B của
hình 2.11. Nói cách khác, cũng giống như đạo hàm bậc nhất đo độ dốc của đường tổng lợi nhuận, đạo
hàm bậc hai đo độ dốc của đường lợi nhuận biên. Lý do tại sao đạo hàm bậc hai lại quan trọng như vậy
là vì nó luôn âm tại điểm cực đại và luôn dương ở điểm cực tiểu. Vì vậy, để phân biệt giữa các điểm
38
cực đại hóa và cực tiểu hóa, thì tất cả những gì ta phải làm là xác định xem liệu đạo hàm bậc hai tại
mỗi điểm là âm hay dương.

Tại các điểm cực đại (như X = 15), thì d2Y/dX2 là âm; tại các điểm cực tiểu (như X = 5), thì
d2Y/dX2 là dương.
Hình 2.11 Sử dụng đạo hàm bậc hai để phân biệt cực đại và cực tiểu
Để hiểu được tại sao đạo hàm bậc hai luôn âm tại điểm cực đại và luôn dương tại điểm cực tiểu,
hãy xem hình 2.11. Khi đạo hàm bậc hai âm, có nghĩa là độ dốc của đường dY/dX trong hình B là âm.
Do dY/dX là độ dốc của cong Y trong hình A, nên điều này lại có nghĩa độ dốc của Y giảm dần khi X
tăng lên. Tại điểm cực đại, như khi X = 15, độ dốc này bằng 0. Ngược lại, khi đạo hàm bậc hai dương,
có nghĩa là độ dốc của đường dY/dX trong hình B là dương, nên điều này lại có nghĩa độ dốc của Y
trong hình A tăng dần khi X tăng lên. Tại điểm cực tiểu, như khi X = 5, độ dốc này bằng 0.
Ví dụ. Để minh họa người ta có thể sử dụng đạo hàm để giải các bài toán cực đại hóa và cực tiểu
hóa như thế nào, ta giả sử mối quan hệ giữa lợi nhuận và sản lượng của tập đoàn Kantor là

trong đó Y là lợi nhuận hàng năm (tính bằng triệu đô la) và X là sản lượng hàng năm (tính bằng triệu
đơn vị). Phương trình này chỉ có ý nghĩa với những giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 3; giới hạn về công suất
ngăn cản hãng sản xuất nhiều hơn 3 triệu đơn vị mỗi năm. Để tìm các giá trị sản lượng làm cực đại hóa
hay cực tiểu hóa lợi nhuận, ta phải tìm đạo hàm của Y theo X và cho nó bằng 0:
39
(2.17)
Giải phương trình này theo X, ta tìm được hai giá trị của X là 1 và 3 làm cho đạo hàm này bằng
0.
Để xác định giá trị nào trong hai mức sản lượng này cực đại hóa hay cực tiểu hóa lợi nhuận, ta
tìm giá trị đạo hàm bậc hai tại hai giá trị này của X. Lấy đạo hàm của dY/dX = 9-12X+3 X 2 cho trong
(2.17), ta tìm được

Nếu X = 1 thì

Do đạo hàm bậc hai âm, nên lợi nhuận đạt cực đại (bằng 3) khi sản lượng bằng 1 triệu đơn vị.
Nếu X = 3, thì

Do đạo hàm bậc hai dương, nên lợi nhuận đạt cực tiểu (bằng -1) khi sản lượng bằng 3 triệu đơn
vị.

2.7 Chi phí biên bằng doanh thu biên và tính toán tối ưu
Một khi bạn biết cách tính toán sơ cấp có thể được sử dụng để giải các bài toán tối ưu, thì rất dễ
nhận thấy rằng qui tắc cơ bản để cực đại hóa lợi nhuận – đặt chi phí biên bằng doanh thu biên – có cơ sở
của nó về tính toán tối ưu. Hình 2.12 minh họa hàm tổng chi phí và hàm tổng doanh thu của một hãng.
Do tổng lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí, nên nó bằng với khoảng cách theo trục tung
giữa các đường tổng doanh thu và tổng chi phí tại mỗi mức sản lượng. Khoảng cách đó đạt cực đại tại
mức sản lượng Q1, nơi độ dốc của các đường tổng doanh thu và tổng chi phí bằng nhau. Do độ dốc của
đường tổng doanh thu là doanh thu biên và độ dốc của đường tổng chi phí là chi phí biên, nên điều đó
có nghĩa lợi nhuận đạt cực đại khi chi phí biên bằng doanh thu biên.
Nghiên cứu kỹ hình 2.12 cho thấy Q1 phải là mức sản lượng cực đại hóa lợi nhuận. Các mức sản
lượng nhỏ hơn Q0 dẫn đến bị lỗ (vì tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu) và rõ ràng không làm cực đại
lợi nhuận. Khi sản lượng lớn hơn Q0 thì tổng doanh thu tăng nhanh hơn tổng chi phí nên lợi nhuận phải
tăng dần. Chừng nào độ dốc của đường tổng doanh thu (chính là doanh thu biên) còn lớn hơn độ dốc
của đường tổng chi phí (chính là chi phí biên), thì lợi nhuận còn tiếp tục tăng lên khi sản lượng tăng.
Nhưng khi các độ dốc này trở nên bằng nhau (có nghĩa doanh thu biên bằng chi phí biên), thì lợi nhuận
sẽ không tăng và đạt ở điểm cực đại. Do các độ dốc này trở nên bằng nhau tại mức sản lượng Q1, nên
đây phải là mức sản lượng cực đại hóa lợi nhuận. Quá mức sản lượng Q1, lợi nhuận giảm (vì chi phí
biên lớn hơn doanh thu biên).
Sử dụng tính toán, người ta có thể hiểu ngay tại sao các hãng cực đại hóa lợi nhuận bằng cách
đặt chi phí biên bằng với doanh thu biên. Điều đầu tiên cần chú ý là
π = TR – TC,
trong đó π là tổng lợi nhuận, TR là tổng doanh thu và TC là tổng chi phí. Lấy đạo hàm của π theo Q (sản
lượng), ta được

Với π ở điểm cực đại, thì đạo hàm này phải bằng 0, như vậy điều này phải đúng là
40
(2.18)
Và do doanh thu biên được định nghĩa là dTR/dQ và bằng chi phí biên được định nghĩa là
dTC/dQ, nên doanh thu biên phải bằng chi phí biên.

Tại mức sản lượng cực đại hóa lợi nhuận Q1, thì doanh thu biên (bằng độ dốc của đường R)
bằng chi phí biên (độ dốc của đường S).
Hình 2.12 Qui tắc doanh thu biên bằng chi phí biên để tính lợi nhuận

2.8 Đạo hàm riêng và cực đại hóa hàm nhiều biến
Cho tới thời điểm này, chúng ta mới quan tâm tới những tình huống trong đó một biến phụ
thuộc vào chỉ có một biến khác. Mặc dù những tình huống như vậy có tồn tại, nhưng trong nhiều
trường hợp một biến phụ thuộc vào một số (thường là nhiều) các biến khác, chứ không chỉ có một. Ví
dụ, Công ty Merrimack sản xuất hai sản phẩm, và lợi nhuận của nó phụ thuộc vào số lượng mà nó sản
xuất mỗi loại hàng hóa. Tức là,
π = f(Q1, Q2) (2.19)
trong đó π là lợi nhuận, Q1 là sản lượng hàng hóa thứ nhất và Q2 là sản lượng hàng hóa thứ hai của
hãng.
Để tìm giá trị của mỗi biến độc lập (trong trường hợp này là Q1 và Q2) làm cực đại biến phụ
thuộc (trong trường hợp này là π), thì chúng ta cần phải biết ảnh hưởng biên của mỗi biến độc lập tới
biến phụ thuộc, trong khi giữ cho ảnh hưởng của tất cả các biến độc lập khác không đổi. Ví dụ, trong
trường hợp này chúng ta cần phải biết ảnh hưởng biên của Q1 tới π khi Q2 không đổi, và chúng ta cần
phải biết ảnh hưởng biên của Q2 tới π khi Q1 không đổi. Để có được thông tin đó, chúng ta lấy đạo hàm
hàm riêng của π theo Q1 và đạo hàm hàm riêng của π theo Q2.
Để lấy đạo hàm hàm riêng của π theo Q1, ký hiệu là ∂π/∂Q1, người ta dùng qui tắc tính đạo hàm
(như ở phần trước) đối với phương trình (2.19), nhưng xem như Q2 là không đổi. Tương tự, để lấy đạo
41
hàm hàm riêng của π theo Q2, ký hiệu là ∂π/∂Q2, người ta dụng qui tắc tính đạo hàm này đối với phương
trình (2.19), nhưng xem như Q1 là không đổi.
Ví dụ. Giả sử mối quan hệ giữa lợi nhuận của Công ty Merrimack (tính bằng nghìn đô la) và sản
lượng của mỗi hàng hóa là

π = - 20 + 113, 75Q1 + 80Q2 - 10 Q12 - 10 Q22 - 5Q1Q2 (2.20)


Để lấy đạo hàm hàm riêng của π theo Q1, ta xem Q2 là hằng số và tìm được

= 113,75 - 20Q1 - 5Q2
Q1
Để lấy đạo hàm hàm riêng của π theo Q2, ta xem Q1 là hằng số và tìm được

= 80 - 20Q2 - 5Q1
Q2
Một khi đã tính được các đạo hàm riêng, thì việc xác định giá trị của các biến độc lập làm cực
đại biến phụ thuộc là tương đối đơn giản. Những gì chúng ta phải làm là đặt cho tất cả các đạo hàm
riêng đó bằng 0. Trong trường hợp của Công ty Merrimack, ta có

= 113,75 - 20Q1 - 5Q2 = 0 (2.21)
Q1


= 80 - 20Q2 - 5Q1 = 0 (2.22)
Q2
Các phương trình (2.21) và (2.22) là hệ 2 phương trình 2 ẩn. Giải hệ phương trình này đồng
thời, ta tìm được lợi nhuận được cực đại khi Q1 = 5 và Q2 = 2,75. Nói cách khác, để cực đại hóa lợi
nhuận hãng cần phải sản xuất 5 đơn vị hàng hóa thứ nhất và 2,75 đơn vị hàng hóa thứ hai trong mỗi chu
kỳ sản xuất. Nếu làm như vậy, lợi nhuận của nó sẽ bằng 374,375 nghìn $ trong mỗi chu kỳ sản xuất.
Để thấy tại sao tất cả đạo hàm riêng cần đặt bằng 0, hãy xem hình 2.13, nó cho thấy mối quan hệ
trong phương trình (2.20) giữa π, Q1 và Q2 trong phạm vi π rất gần với giá trị cực đại của nó. Như bạn
thấy, mối quan hệ này được thể hiện trong một mặt không gian ba chiều. Giá trị cực đại của π là tại
điểm M. Một mặt phẳng tiếp xúc với mặt này tại M song song với mặt phẳng Q1Q2; nói cách khác, các
độ dốc của nó theo cả Q1 và Q2 đều phải bằng 0. Do các đạo hàm riêng trong phương trình (2.21) và
(2.22) bằng với các độ dốc này, nên chúng cũng phải bằng 0 tại điểm cực đại M.

42
Tại M, điểm π đạt cực đại mặt thể hiện mối quan này là phẳng; độ dốc của nó theo Q 1 hay Q2 đều
bằng 0.
Hình 2.13 Mối quan hệ giữa π, Q1 và Q2

2.9 Tối ưu hoá có điều kiện


Như chúng ta đã thấy trong chương 1, nói chung nhà quản lý của các hãng hay tổ chức phải đối
mặt với các điều kiện ràng buộc làm hạn chế những lựa chọn đưa ra cho họ. Một giám đốc sản xuất có
thể muốn cực tiểu hóa chi phí của hãng mình nhưng không được phép sản xuất ít hơn yêu cầu đáp ứng
hợp đồng của hãng với khách hàng. Các nhà quản lý cấp cao của một hãng muốn cực đại hóa lợi nhuận,
nhưng trong ngắn hạn họ không thể thay đổi sản phẩm hoặc tăng thêm nhà máy và thiết bị của nó.
Các bài toán tối ưu hóa có điều kiện kiểu này có thể được giải bằng nhiều cách. Ở những trường
hợp tương đối đơn giản trong đó chỉ có một điều kiện, thì người ta có thể sử dụng điều kiện này để thể
hiện một trong các biến ra quyết định - tức là, một trong các biến người ra quyết định có thể lựa chọn –
như là một hàm của các biến ra quyết định khác. Khi đó, người ta có thể áp dụng phương pháp tối ưu
hóa không điều kiện như đã mô tả ở các phần trên. Thực ra, những gì người ta làm là chuyển bài toán
này về bài toán cực đại hóa hay cực tiểu hóa không có điều kiện.
Để minh họa, giả sử rằng Công ty Kloster sản xuất hai loại sản phẩm có tổng chi phí bằng

TC = 4 Q12 + 5 Q22 - Q1Q2 (2.23)


trong đó Q1 là sản lượng mỗi giờ của sản phẩm thứ nhất và Q2 là sản lượng mỗi giờ của sản phẩm thứ
hai. Do cam kết với khách hàng, nên số sản phẩm của cả hai loại không thể nhỏ hơn 30 mỗi giờ. Chủ
tịch của Kloster muốn biết các mức sản lượng của hai sản phẩm là bao nhiêu làm cực tiểu hóa chi phí
của hãng, cho trước sản lượng của sản phẩm thứ nhất cộng sản lượng của sản phẩm thứ hai bằng 30 mỗi
giờ.
Bài toán tối ưu hóa có điều kiện này có thể biểu diễn như sau:

43
Min TC = 4 Q12 + 5 Q22 - Q1Q2
với Q1 + Q2 = 30
Dĩ nhiên, điều kiện là (Q1 + Q2 ) phải bằng 30. Giải điều kiện này theo Q1, ta có
Q1 = 30 - Q2
Thế (30 - Q2) cho Q1 vào phương trình (2.23), dẫn đến

TC = 4 (30  Q2 ) 2 + 5 Q22 - (30-Q2)Q2

= 4(900 - 60Q2 + Q22 ) + 5 Q22 - 30Q2 + Q22

TC = 3600 - 270Q2 + 10 Q22 (2.24)


Phương pháp tối ưu hóa không điều kiện vừa được mô tả có thể áp dụng để tìm giá trị Q2 làm
cực tiểu hóa TC. Như đã chỉ ra ở phần trên, ta phải lấy đạo hàm TC theo Q2 và đặt nó bằng 0:
dTC
= -270 +20Q2 = 0
dQ2
20Q2 = 270
Q2 = 13,5
Để đảm bảo rằng đây là một điểm cực tiểu, chứ không phải cực đại, ta lấy đạo hàm cấp 2:

d 2TC
= 20
dQ22
Vì giá trị này dương nên ta đã tìm được một cực tiểu.
Để tìm giá trị Q1 làm cực tiểu tổng chi phí, hãy nhớ điều kiện ràng buộc là: Q1 + Q2 = 30, có
nghĩa rằng Q1 = 30 - Q2 . Do chúng ta đã biết gía trị tối ưu Q2 là 13,5, nên Q1 = 30 – 13,5 = 16,5.
Tóm lại, nếu Công ty Kloster muốn cực tiểu hóa tổng chi phí với điều kiện tổng các mức sản
lượng của hai sản phẩm bằng 30, thì nó cần sản xuất 16,5 đơn vị sản phẩm thứ nhất và 13,5 đơn vị sản
phẩm thứ hai mỗi giờ. (Nói cách khác, nó cần sản xuất 33 đơn vị sản phẩm thứ nhất và 27 đơn vị sản
phẩm thứ hai mỗi chu kỳ hai giờ.)
Thế Q1 = 16,5 và Q2 = 13,5 vào phương trình (2.23) ta tìm được tổng chi phí của hãng bằng 1.777,5 $.

2.10 So sánh chi phí tăng thêm với doanh thu tăng thêm
Trước khi kết thúc chương này, chúng ta phải chỉ ra rằng nhiều quyết định kinh doanh có thể và
cần được đưa ra bằng việc so sánh chi phí tăng thêm với doanh thu tăng thêm. Điển hình là, một giám
đốc phải lựa chọn giữa hai (hoặc hơn) tiến trình hành động, và những gì có liên quan là sự khác nhau về
chi phí giữa hai tiến trình hành động đó, cũng như sự khác nhau về doanh thu giữa chúng. Ví dụ, nếu
giám đốc của một công ty sản xuất bằng máy móc đang xem xét liệu có nên thêm một dây chuyền sản
xuất mới hay không (tức là, chi phí gia tăng từ đó) với doanh thu tăng thêm (tức là, doanh thu gia tăng
từ đó). Nếu doanh thu tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm, thì dây chuyền sản xuất mới làm tăng thêm
lợi nhuận của hãng.
Lưu ý rằng chi phí tăng thêm không phải là chi phí biên. Trong khi chi phí biên là chi phí gia
tăng từ việc tăng thêm rất nhỏ (một đơn vị) về sản lượng, thì chi tăng thêm là chi phí gia tăng từ việc
tăng thêm về sản lượng mà nó có thể rất lớn. Tương tự, doanh thu tăng thêm, không giống như doanh
thu biên, mà là doanh thu gia tăng từ việc tăng thêm về sản lượng mà nó có thể rất lớn. Ví dụ, chẳng hạn
bạn muốn biết liệu lợi nhuận của hãng có tăng lên hay không nếu nó tăng gấp đôi sản lượng của nó. Nếu
chi phí tăng thêm của việc tăng sản lượng đó là 5 triệu $ và doanh thu tăng thêm là 6 triệu $, như vậy
44
hãng sẽ làm tăng lợi nhuận của nó thêm 1 triệu $ nếu nó tăng gấp đôi sản lượng. Chi phí biên và doanh
thu biên không thể nói cho bạn điều này, vì chúng chỉ xét đến sự tăng lên rất nhỏ về sản lượng, chứ
không phải gấp đôi sản lượng.
Trong khi có vẻ dường như rất dễ so sánh chi phí tăng thêm với doanh thu tăng thêm, nhưng thật
ra có rất nhiều cạm bẫy. Một trong những lỗi phổ biến nhất là thiếu khả năng nhận ra sự không thích
hợp của chi phí chìm. Chi chí đã chịu trong quá khứ thường không thích hợp cho việc đưa ra những
quyết định hiện tại. Giả sử bạn chuẩn bị đi chơi xa và bạn muốn xác định xem lái xe ô tô của mình rẻ
hơn hay đi bằng máy bay rẻ hơn. Sẽ gồm có chi phí nào nếu bạn lái xe ô tô của mình? Do chi phí tăng
thêm phải chịu chỉ là xăng và dầu (và một lượng nhất định về hao mòn và hỏng lốp, máy móc, vân vân),
chúng là chi phí duy nhất được tính vào. Các chi phí chịu trong quá khứ, như giá ô tô ban đầu và những
chi phí tương tự không liên quan đến việc bạn đi bằng ô tô của bạn hay đi bằng máy bay, như bảo hiểm
ô tô, không được tính vào. Ngược lại, nếu bạn đang cân nhắc về việc mua một chiếc ô tô cho chuyến đi
này và nhiều chuyến đi khác, thì các chi phí đó cần phải tính vào.
Để minh họa cách lập luận thích đáng, hãy xét trường hợp thực tế của một hãng hàng không dự
tính đưa thêm những chuyến bay ngoài kế hoạch mà có doanh thu nhiều hơn một chút so với chi phí tiền
mặt của chúng. Giả sử hãng hàng không này phải đối mặt với việc quyết định liệu có đưa thêm một
chuyến bay từ thành phố A đến thành phố B. Giả sử chi phí được phân bổ toàn bộ - gồm chi phí tiền mặt
cộng một tỉ lệ phần trăm nhất định của tổng chi phí ban đầu, chi phí khấu hao, chi phí bảo hiểm, và
những chi phí khác như vậy – là 5.500$ cho chuyến bay. Giả sử chi phí tiền mặt - tổng số tiền thực tế
hãng phải chi ra để chuyến bay này hoạt động – là 3.000$ và doanh thu kỳ vọng từ chuyến bay này là
4.100$. Trong trường hợp như vậy, hãng sẽ cho chuyến bay này hoạt động, đây là một quyết định đúng,
vì chuyến bay này sẽ làm tăng thêm 1.100$ lợi nhuận. Doanh thu tăng thêm là 4.100$ và chi phí tăng
thêm là 3.000$. Tổng chi phí ban đầu, chi phí khấu hao, chi phí bảo hiểm vẫn như vậy dù có chuyến bay
này hay không. Vì vậy, chi phi được phân bổ toàn bộ ở đây dẫn đến sai lệch; khái niệm chi phí có liên
quan là chi phí tiền mặt, chứ không phải chi phi được phân bổ toàn bộ.
Các sai lầm kiểu khác cũng có thể làm hỏng các ước tính của hãng về chi phí tăng thêm. Ví dụ,
một hãng có thể từ chối sản xuất và bán một số mặt hàng vì nó đang vận hành gần hết công suất và chi
phí tăng thêm để sản xuất chúng được đánh giá là rất cao. Tuy nhiên, thực tế chi phí tăng thêm có thể
không cao như vậy vì hãng đã có khả năng sản xuất các mặt hàng đó trong những chu kỳ sản xuất bê trễ
(khi mà có rất nhiều năng suất thừa), nên khách hàng tiềm năng có thể sẵn sàng chấp nhận việc cung cấp
sau đó.
Cũng như vậy, doanh thu tăng thêm thường bị đánh giá sai. Lấy trường hợp một hãng đang xem
xét đưa ra một sản phẩm mới. Nhà quản lý của hãng có thể ước lượng doanh thu tăng thêm từ sản phẩm
mới này mà không tính toán những ảnh hưởng thích đáng của doanh thu sản phảm mới tới doanh thu
của các sản phẩm đang có của hãng. Chừng nào họ nghĩ rằng sản phẩm mới không làm giảm doanh thu
của các sản phẩm đang có, thực tế ra có thể như vậy, thì kết quả là ước lượng về doanh thu tăng thêm có
thể quá cao.

Tóm tắt
1. Mối quan hệ hàm số có thể được biểu diễn bằng bảng biểu, đồ thị, hoặc phương trình. Giá trị
biên của biến phụ thuộc được định nghĩa là sự thay đổi của biến đó liên quan tới sự thay đổi một
đơn vị của một biến độc lập cụ thể. Biến phụ thuộc đạt cực đại khi giá trị biên của nó đổi từ
dương sang âm.
2. Đạo hàm của Y theo X, được lý hiệu dY/dX, là giới hạn của tỉ số ∆Y/∆X khi ∆X tiến tới 0.
Bằng hình học, đó là độ dốc của đường cong biểu diễn Y (trên trục tung) hàm số của X (trên
trục hoành). Chúng ta đã đưa ra qui tắc để có khả năng tìm được giá trị của đạo hàm này.
3. Để tìm giá trị của X làm cực đại hoặc cực tiểu Y, ta đi xác định giá trị của X tại dY/dX = 0. Để
xem liệu đó là một cực đại hay cực tiểu, ta tìm đạo hàm cấp hai của Y theo X, được ký

45
hiệu d 2Y / dX 2 , đó là đạo hàm của dY/dX. Nếu đạo hàm cấp hai này âm, thì ta tìm được một
cực đại; nếu nó dương ta tìm được một cực tiểu.
4. Biến phụ thuộc thường phụ thuộc vào nhiều chứ không chỉ có một biến độc lập. Để tìm giá trị
của mỗi biến độc lập làm cực đại biến phụ thuộc, ta đi xác định đạo hàm riêng của Y theo mỗi
biến độc lập, được ký hiệu ∂Y/∂X, và đặt cho nó bằng 0. Để có đạo hàm riêng của Y theo X, ta
áp dụng qui tắc thông thường về tìm đạo hàm; tuy nhiên, tất cả biến độc lập khác X được xem
như là hằng số.
5. Các nhà quản lý của hãng và những tổ chức khác thường phải đối mặt với những điều kiện ràng
buộc làm hạn chế các lựa chọn sẵn có đối với họ. Trong những trường hợp tương đối đơn giản
chỉ có một ràng buộc, ta có thể sử dụng ràng buộc này để biểu diễn một trong những biến ra
quyết định như là hàm số của các biến ra quyết định khác và có thể áp dụng phương pháp tìm tối
ưu hóa không điều kiện.
6. Trong những trường hợp phức tạp hơn, các bài toán tối ưu hóa có điều kiện có thể giải được
bằng phương pháp nhân tử Lagrange. Hàm Lagrange kết hợp hàm mục tiêu được cực đại hóa
hay cực tiểu hóa với các điều kiện. Để giải bài toán tối ưu hóa có điều kiện, ta đi tối ưu hóa hàm
Lagrange.
7. Nhiều quyết định kinh doanh có thể và cần được đưa ra bằng việc so sánh chi phí tăng thêm với
doanh thu tăng thêm. Điển hình là, một giám đốc phải lựa chọn giữa hai (hay nhiều) tiến trình
hoạt động, và những gì có liên quan là sự khác nhau giữa chi phí của hai tiến trình hoạt động,
cũng như sự khác nhau giữa các doanh thu của chúng.

Bài tập
1. Một câu hỏi quan trong mà các bệnh viện phải đối mặt là: Qui mô bệnh viện phải lớn như thế
nào (theo số ngày-bệnh nhân được chăm sóc) để cực tiểu hóa chi phí mỗi ngày-bệnh nhân? Theo
một nghiên cứu nổi tiếng, tổng chi phí (tính bằng đô la) về hoạt động một bệnh viện (của một
kiểu cụ thể) có thể xấp xỉ bằng
C = 4.700.000 + 0,00013 X 2

trong đó X là số ngày-bệnh nhân.


a. Hãy đưa ra công thức mô tả mối quan hệ giữa chi phí mỗi ngày-bệnh nhân và số ngày-
bệnh nhân.
b. Trên cơ sở của nghiên cứu này, thì qui mô bệnh viện phải lớn như thế nào để cực tiểu
hóa chi phí mỗi ngày-bệnh nhân?
c. Hãy chứng tỏ kết quả của bạn là cực tiểu hóa chứ không phải cực đại hóa chi phí mỗi
ngày-bệnh nhân.
2. Công ty Trumbull đã nghiên cứu phát triển một sản phẩm mới. Chủ tịch của Trumbull ước tính
rằng sản phẩm mới sẽ làm tăng doanh thu của hãng lên 5 triệu $ mỗi năm và kéo theo chi phí
tiền mặt tăng thêm 4 triệu $ mỗi năm, chi phí được phân bổ toàn bộ (gồm có tỉ lệ phần trăm của
tổng chi phí ban đầu, khấu hao và bảo hiểm) là 5,5 triệu $.
a. Chủ tịch của Trumbull cảm thấy rằng nó không thể có lợi nhuận khi đưa ra sản phẩm
mới này. Vị chủ tịch có đúng hay không? Tại sao có hay tại sao không?
b. Vị phó chủ tịch về nghiên cứu cho rằng do nghiên cứu phát triển sản phẩm này đã chi
phí khoảng 10 triệu $, hãng rất có ít lựa chọn ngoài việc đưa nó ra thị trường. Vị phó chủ
tịch có đúng hay không? Tại sao có hay tại sao không?
3. Với Tập đoàn ty Martin, mối quan hệ giữa lợi nhuận và sản lượng như sau:

46
a. Lợi nhuận biên khi sản lượng giữa 5 và 6 đơn vị mỗi ngày là bao nhiêu? Khi sản lượng
giữa 9 và 10 đơn vị mỗi ngày là bao nhiêu?
b. Tại mức sản lượng nào thì lợi nhuận trung bình đạt cực đại?
c. Tập đoàn Martin có nên sản xuất mức sản lượng có lợi nhuận trung bình đạt cực đại hay
không? Tại sao có hay tại sao không?
4. Hãy tìm đạo hàm cấp một cho mỗi hàm sau:

5. Hàm tổng chi phí của Công ty Duemer là TC = 100 + 4Q + 8 Q 2 , trong đó TC là tổng chi phí và
Q là sản lượng.
a. Chi phí biên khi sản lượng bằng 10 là bao nhiêu?
b. Chi phí biên khi sản lượng bằng 12 là bao nhiêu?
c. Chi phí biên khi sản lượng bằng 20 là bao nhiêu?
6. Lợi nhuận của Công ty Bartholomew có quan hệ như sau với sản lượng của nó:

π = - 40 + 20Q - 3 Q 2 , trong đó π là tổng lợi nhuận và Q là sản lượng.


a. Lợi nhuận biên là bao nhiêu khi sản lượng của hãng bằng 8?
b. Hãy đưa ra biểu thức thiết lập mối quan hệ giữa lợi nhuận biên của hãng và sản lượng
của nó.
c. Mức sản lượng nào cực đại hóa lợi nhuận của hãng?
7. Hãy tìm đạo hàm cấp hai cho mỗi hàm sau:

8. Tập đoàn Mineola thuê một tư vấn để ước lượng mối quan hệ giữa lợi nhuận và sản lượng của
nó. Nhà tư vấn cho biết mối quan hệ như sau

π = - 10 - 6Q + 5,5 Q 2 - 2 Q 3 +0,25 Q 4

47
a. Nhà tư vấn cho rằng hãng cần bố trí Q bằng 1 để cực đại hóa lợi nhuận. Có đúng là
dπ/dQ = 0 khi Q = 1 không? Có phải π cực đại khi Q = 1 không?
b. Phó chủ tịch điều hành của Mineola nói rằng lợi nuận của hãng đạt cực đại khi Q = 2.
Điều đó có đúng không?
c. Nếu bạn là tổng giám đốc của Tập đoàn Mineola thì bạn có chấp nhận ước lượng này
của nhà tư vấn về mối quan hệ giữa lợi nhuận và sản lượng là đúng hay không?
9. Hãy tìm đạo hàm riêng của Y theo X trong mỗi trường hợp sau:

10. Tập đoàn Stock chế tạo hai sản phẩm , giấy và bìa cát tông. Mối quan hệ giữa π, lợi nhuận hàng
năm của hãng (tính bằng nghìn đô la) và sản lượng của nó về mỗi loại là

π = - 50 + 40Q1 + 30Q2 - 5 Q12 - 4 Q22 - 3Q1Q2


trong đó Q1 là sản lượng giấy hàng năm của hãng (tính bằng tấn) và Q2 là sản lượng bìa cát tông
hàng năm của hãng (tính bằng tấn)
a. Tìm sản lượng mỗi loại hàng hóa mà Tập đoàn Stock cần sản xuất nếu nó muốn cực đại hóa
lợi nhuận.
b. Nếu chính quyền nơi nó đặt vị trí áp mức thuế lên hãng 5.000$ mỗi năm, thì điểu này có làm
thay đổi câu trả lời ở phần a hay không? Nếu như vậy, thì câu trả lời sẽ thay đổi như thế
nào?
11. Công ty Miller sử dụng lao động có tay nghề và lao động phổ thông để làm một dự án xây dựng.
Chi phí thực hiện dự án phụ thuộc vào số giờ lao động có tay nghề và số giờ lao động phổ thông
được sử dụng, mối quan hệ như sau

C = 4 - 3X1 – 4X2 + 2 X 12 + 3 X 22 + X1X2


trong đó C là chi phí (tính bằng nghìn đô la), X1 số giờ (tính bằng nghìn) của lao động có tay
nghề, và X2 số giờ (tính bằng nghìn) của lao động phổ thông.
a. Tìm số giờ của lao động có tay nghề và số giờ của lao động phổ thông làm cực tiểu hóa chi
phí thực hiện dự án.
b. Nếu Công ty Miller mua giấy phép chi phí mất 2.000$ để làm dự án này (và nếu chi phí của
giấy phép này chưa bao gồm trong C), thì điều đó có làm thay đổi câu trả lời ở phần a hay
không? Nếu như vậy, thì câu trả lời sẽ thay đổi như thế nào?
12. Ilona Stafford quản lý một hãng nhỏ sản xuất thảm len và thảm bông. Tổng chi phí của cô mỗi
ngày (tính bằng đô la) bằng

C = 7 X 12 + 9 X 22 - 1,5 X1X2
trong đó X1 là số thảm bông và X2 số thảm len được sản xuất mỗi ngày. Do cam kết với cửa
hàng bán lẻ là sẽ bán thảm của cô cho người tiêu dùng, nên cô phải sản xuất 10 chiếc thảm mỗi
ngày, nhưng hỗn hợp bất kỳ nào về thảm bông và thảm lên cũng được chấp nhận.
a. Nếu cô muốn cực tiểu hóa chi phí của mình (mà không vi phạm cam kết), thì bao nhiêu
thảm bông và bao nhiêu thảm len được sản xuất mỗi ngày? (Không sử dụng phương pháp
nhân tử Lagrange).

48
b. Việc cô muốn cực tiểu hóa chi phí trong tình huống kiểu này có vẻ hợp lý hay không? Tại
sao có hay tại sao không?
c. Cô có thể sản xuất số thảm mỗi ngày là số thập phân hay không?

Chương 3
Cầu
Cầu là một nửa của phương trình để xác định lợi nhuận của một hãng. Do đó, các nhà quản lý,
tiêu tốn một khối lượng cực lớn về thời gian, công sức và tiền bạc để phân tích cầu về sản phẩm của họ.
Sự phân tích về cầu có thể là khó khăn. Bằng trực giác, chúng ta biết rằng giá ảnh hưởng đến lượng cầu
sản phẩm của chúng ta. Nhưng còn rất nhiều biến số khác cũng ảnh hưởng đến lượng cầu sản phẩm như:
giá của sản phẩm thay thế, giá của sản phẩm bổ sung, tình trạng nền kinh tế, thu nhập khả dụng cá nhân,
chi phí quảng cáo, chất lượng sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng, quy định của chính phủ, vân vân.
Một số biến (nội sinh) ảnh hưởng đến cầu của chúng ta là dưới sự kiểm soát của người quản lý,
như giá cả, quảng cáo, và chất lượng, trong khi các biến khác lại nằm ngoài tầm kiểm soát (ngoại sinh)
đối với người quản lý, chẳng hạn như giá của các hàng hóa thay thế và bổ sung, tình trạng nền kinh tế,
thu nhập khả dụng, và những quy định của chính phủ. Người quản lý muốn hiểu tác động của những
49
biến số này (và những biến khác nữa) đến sản phẩm, để anh ta có thể đưa ra quyết định về biến nội sinh
và lập kế hoạch chiến lược phản ứng lại đối với những thay đổi về các biến ngoại sinh.
Giả sử một hãng muốn thay đổi giá của nó. Điều gì sẽ tác động đến lượng cầu của sản phẩm đó?
Điều gì sẽ tác động đến tổng doanh thu của hãng? Các câu hỏi tương tự có thể được đặt ra trước mỗi
thay đổi của bất cứ biến nào được liệt kê trên đây. Nếu không có hiểu biết về cầu của hãng, thì người
quản lý không thể trả lời được những câu hỏi quan trọng đó.
Chương này giới thiệu hàm cầu thị trường và thảo luận về sự thay đổi của các biến đã liệt kê làm
dịch chuyển hàm cầu hoặc di chuyển dọc theo đường cầu này như thế nào.
Một ứng dụng quan trọng của phân tích biên được giới thiệu là độ co giãn. Độ co giãn cho biết
phần trăm thay đổi về lượng như thế nào trên cơ sở phần trăm thay đổi rất nhỏ (biên) của một trong các
biến đã liệt kê. Khi biến thay đổi là giá của hãng, độ co giãn cũng cho ta biết sự thay đổi của tổng doanh
thu như thế nào. Có ước lượng của độ co giãn có thể giúp nhà quản lý đưa ra quyết định về giá sản
phẩm của họ và dự đoán những thay đổi về sản lượng và thu nhập khi các biến không kiểm soát được
thay đổi.

3.1 Đường cầu thị trường


Biểu cầu thị trường về một hàng hóa là một bảng cho biết tổng lượng hàng hóa có thể được
mua tại mỗi mức giá. Ví dụ, giả sử biểu cầu thị trường cho máy tính xách tay trong năm 2004 được cho
trong Bảng 3.1(1). Theo bảng này, lượng cầu 1,5 triệu máy tính xách tay mỗi năm nếu giá là 2.000$ mỗi
chiếc, lượng cầu 800.000 chiếc nếu giá là 3.000$, vân vân. Có một cách khác để trình bày số liệu trong
Bảng 3.1 là dùng một đường cầu thị trường, nó biểu diễn biểu cầu thị trường trên một đồ thị. Trục
tung của đồ thị biểu diễn giá mỗi đơn vị hàng hóa, trục hoành biểu diễn lượng cầu trong mỗi khoảng
thời gian. Hình 3.1 cho thấy đường cầu thị trường về máy tính xách tay trong năm 2004, dựa trên các số
liệu trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 - Bảng cầu thị trường về máy tính sách tay, năm 2004
Giá mỗi máy tính Lượng cầu mỗi năm
(đô-la) (nghìn)
3.000 800
2.750 975
2.500 1.150
2.250 1.325
2.000 1.500

50
Giá của máy
tính xách tay
(USD)

Đường cầu

Lượng cầu (Ngàn đơn vị)

Đường cầu này là một minh họa bằng đồ thị các số liệu trong bảng 3.1
Hình 3.1 - Đường cầu về máy tính xách tay
(1)
Những con số này là giả thuyết nhưng phù hợp với các mục đích bây giờ. Trong chương tiếp theo, chúng tôi cung cấp
dữ liệu mô tả mối quan hệ thực tế giữa giá cả và lượng cầu của nhiều loại hàng hoá. Tại thời điểm này, trọng tâm là
khái niệm biểu cầu mà không quan tâm đến sự chính xác của các con số này.

Trong Chương 1, chúng tôi đã giới thiệu việc xem xét đường cầu thị trường. Bây giờ chúng ta
nghiên cứu chủ đề này chi tiết hơn. Ba điều cần lưu ý liên quan đến Hình 3.1. Thứ nhất, đường cầu thị
trường cho biết tổng lượng cầu máy tính xách tay tại mỗi mức giá, không phải lượng cầu từ một hãng cụ
thể. Chúng ta bàn đến cầu về sản phẩm của một hãng cụ thể trong phần sau của chương này. Thứ hai,
đường cầu thị trường máy tính xách tay dốc xuống bên phải. Nói cách khác, lượng cầu máy tính xách
tay tăng khi giá giảm xuống. Như đã chỉ ra trong Chương 1, điều này là đúng cho đường cầu về hầu hết
các loại hàng hóa: Chúng hầu như luôn xuống dốc về bên phải. Thứ ba, đường cầu thị trường trong hình
3.1 gắn với một khoảng thời gian cụ thể là: năm 2004. Như đã đề cập từ Chương 1, bất kỳ đường cầu
nào cũng gắn với một khoảng thời gian, và hình dạng và vị trí của nó phụ thuộc vào độ dài và các đặc
điểm khác của thời kỳ này. Ví dụ, nếu chúng ta ước lượng đường cầu thị trường máy tính xách tay trong
tuần đầu tiên của năm 2004, thì nó sẽ là một đường khác với đường trong hình 3.1, đường gắn với toàn
bộ cả năm. Sự khác biệt này phát sinh một phần là do người tiêu dùng có thể điều chỉnh nhiều hơn việc
mua hàng của họ khi giá thay đổi trong một năm so với trong một tuần.
Ngoài độ dài của khoảng thời gian, còn có những yếu tố nào xác định vị trí và hình dạng của
đường cầu thị trường về một hàng hóa? Như đã chỉ ra trong Chương 1, một trong những yếu tố quan
trọng là thị hiếu của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng thể hiện sở thích nhiều hơn về một sản
phẩm, thì đường cầu dịch chuyển sang bên phải; nghĩa là, tại mỗi mức giá, người tiêu dùng muốn mua
nhiều hơn so với họ đã mua trước đó. Nói cách khác, với mỗi số lượng người tiêu dùng sẵn sàng trả giá
cao hơn. Mặt khác, nếu người tiêu dùng thể hiện sở thích ít hơn về một sản phẩm, thì đường cầu dịch
chuyển sang bên trái; do tại mỗi mức giá, người tiêu dùng muốn mua ít hơn so với trước đó. Nói cách
khác, với mỗi số lượng người tiêu dùng chỉ sẵn sàng trả giá thấp hơn. Ví dụ, như minh họa trong hình
3.2, nếu mọi người thấy rằng máy tính xách tay có nhiều hữu ích hơn so với họ đã nghĩ và họ bắt đầu sử
dụng chúng nhiều hơn và dùng chúng với số lượng lớn hơn cho con em của họ và những người khác, thì
đường cầu về máy tính xách tay có thể dịch chuyển sang bên phải. Sự thay đổi về sở thích càng lớn, thì
đường cầu dịch chuyển càng nhiều.

51
Giá của máy
tính xách tay

Đường cầu

Lượng cầu

Đường cầu về máy tính xách tay dịch sang bên phải.
Hình 3.2 – Ảnh hưởng của sở thích tăng lên về máy tính xách tay
đến đường cầu thị trường

Giá của
máy tính
xách tay

Đường cầu

Lượng cầu

Đường cầu dịch chuyển sang phải:Đường cầu dịch chuyển sang phải
Hình 3.3 - Ảnh hưởng của sự thu nhập bình quân đầu người đến đường cầu thị trường về
máy tính xách tay
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến vị trí và hình dạng của một đường cầu thị trường về hàng hóa là
mức thu nhập của người tiêu dùng. Đối với một số loại sản phẩm, đường cầu dịch chuyển sang bên
phải, nếu thu nhập bình quân đầu người tăng, trong khi với một số loại hàng hóa khác, đường cầu dịch
chuyển sang bên trái, nếu thu nhập bình quân đầu người tăng. Trong trường hợp máy tính xách tay,
người ta kỳ vọng rằng sự tăng lên về thu nhập bình quân đầu người sẽ làm dịch chuyển đường cầu sang
bên phải, như minh họa trong Hình 3.3. Còn một yếu tố nữa ảnh hưởng đến vị trí và hình dạng của

52
đường cầu thị trường về một sản phẩm là mức giá của các hàng hóa khác. Ví dụ, người ta sẽ kỳ vọng
rằng lượng cầu về máy tính xách tay tăng lên nếu giá của phần mềm cho loại máy tính đó giảm mạnh.
Cuối cùng, vị trí và hình dạng của một đường cầu thị trường hàng hóa cũng bị ảnh hưởng bởi số
lượng của dân số tại các thị trường có liên quan. Nếu dân số tăng, khi các yêu tố khác không đổi, thì
người ta kỳ vọng rằng lượng cầu về máy tính xách tay sẽ tăng lên. Tất nhiên, dân số thường thay đổi
chậm, nên yếu tố này thường có tác dụng rất ít trong khoảng thời gian ngắn.

3.2 Hàm cầu của hãng và của ngành


Xây dựng dựa trên các kết quả của phần trước, chúng ta có thể xác định hàm cầu thị trường về
một sản phẩm, đó là mối quan hệ giữa lượng cầu về sản phẩm và những yếu tố khác nhau ảnh hưởng
đến số lượng này. Nói chung, hàm cầu thị trường này có thể được viết là:
Lượng cầu về hàng hóa X = Q = f (giá của X, thu nhập của người tiêu dùng, thị hiếu của người
tiêu dùng, giá cả hàng hoá khác, dân số, chi phí quảng cáo, và vân vân).
Để có ích cho mục đích phân tích và dự báo, phương trình này phải được tạo ra cụ thể hơn. Ví
dụ, nếu hàng hóa X là máy tính xách tay, hàm cầu thị trường có thể là:
Q = b1P + b2I + b3S + b4A (3.1)
trong đó Q bằng số lượng cầu về máy tính xách tay trong một năm cụ thể, P là mức giá trung bình của
máy tính xách tay trong năm đó, I là thu nhập trên đầu người trong năm đó, S là mức giá trung bình của
phần mềm trong năm đó, A là số tiền chi cho quảng cáo của nhà sản xuất máy tính xách tay trong năm
đó. Tất nhiên, giả thiết trong phương trình (3,1) rằng mối quan hệ này là tuyến tính. (chúng ta cũng giả
thiết đơn giản rằng dân số trong thị trường có liên quan về cơ bản là hằng số).
Bước tiếp theo, nói chung điều cần thiết đối với nhà quản lý và nhà phân tích là thu được ước
lượng bằng con số của các giá trị b trong phương trình (3.1). Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
trong Chương 5, người ta luôn có thể ước lượng được các tham số như vậy của hàm cầu. Để minh họa
các loại kết quả có thể thu được, chúng ta có thể tìm thấy:
Q = - 700P + 200I – 500S + 0.01A (3.2)
Theo phương trình (3.2), tăng giá của một máy tính xách tay lên 1$ dẫn đến lượng cầu giảm đi 700 đơn
vị mỗi năm, tăng thu nhập khả dụng bình quân đầu người lên 1$ dẫn đến lượng cầu tăng lên 200 đơn vị,
tăng giá của phần mềm lên 1$ làm giảm lượng cầu đi 500 đơn vị mỗi năm, và tăng 1$ về quảng cáo làm
tăng lượng cầu lên 0,01 đơn vị mỗi năm.
Điều quan trọng là hiểu được mối quan hệ giữa hàm cầu thị trường và đường cầu. Các đường
cầu thị trường cho thấy mối quan hệ giữa Q và P khi tất cả các biến khác có liên quan được giữ không
đổi. Ví dụ, giả sử chúng ta muốn biết mối quan hệ giữa lượng cầu và giá nếu thu nhập khả dụng bình
quân đầu người là 13.000$, nếu giá trung bình của phần mềm là 400$, và nếu chi tiêu quảng cáo là
50.000.000$. Do I = 13.000, S = 400, và A = 50.000.000, nên phương trình (3.2) trở thành:
Q = -700P + 200(13.000) - 500(400) + 0.01(50.000.000) (3.3)
hoặc
Q = 2.900.000 - 700P (3.4)
Giải phương trình này theo P, chúng ta có được:
P = 4.143 – 0,001429Q
điều này được thể hiện trong hình 3.1. Đây là đường cầu về máy tính xách tay, trên sở I, S, và A được
giữ nguyên không đổi tại mức đã định.

53
Giá
của
máy
tính
xách

Lượngcầu
(Ngàn đơn vị)

Nếu giá phần mềm giảm từ 400$ xuống 200$, thì đường cầu dịch chuyển sang bên phải 100.000
đơn vị
Hình 3.4 - Đường cầu cho máy tính xách tay
Cho hàm cầu thị trường, nhà quản lý và nhà phân tích dễ dàng có thể định lượng được những
dịch chuyển của đường cầu do những thay đổi về các biến khác ngoài giá của sản phẩm. Ví dụ, đường
cầu sẽ dịch chuyển đi bao nhiêu nếu giá của phần mềm giảm từ 400$ đến 200$? Thế 200 (thay vì 400)
cho S trong phương trình (3.3), chúng ta tìm được:
Q = 3.000.000 - 700P (3.5)
Giải phương trình này theo P, chúng ta nhận được:
P = 4.286 – 0,001429Q (3.6)
điều này được vẽ (cùng với đường cầu dựa trên S = 400) trong hình 3.4. Rõ ràng, đường cầu này đã dịch
chuyển sang bên phải, lượng cầu nhiều hơn 100.000 so với khi S = 400 (nếu P giữ nguyên không đổi).
Hàm cầu thị trường có thể được xây dựng cho các hãng riêng lẻ cũng như cho toàn bộ ngành.
Tức là, người ta có thể xây dựng một phương trình giống như phương trình (3.2) để dự đoán doanh số
của một nhà sản xuất riêng lẻ về máy tính xách tay. Trong một phương trình như vậy, lượng cầu về sản
phẩm một hãng sẽ tỷ lệ nghịch với giá của nó nhưng lại tỉ lệ thuận với giá do đối thủ cạnh tranh của nó
đặt ra, và lượng cầu về sản phẩm một hãng sẽ tỉ lệ thuận với chi phí quảng cáo của nó nhưng tỷ lệ
nghịch với chi phí quảng cáo của đối thủ cạnh tranh. Điều quan trọng là cần phân biệt giữa hàm cầu của
ngành và hàm cầu của một hãng, vì chúng hoàn toàn khác nhau. Cả hai đều quan trọng đối với nhà quản
lý, bởi vì các hãng thường quan tâm đến những ảnh hưởng của các biến số như thu nhập và quảng cáo
đến doanh số của ngành, cũng như đến doanh số riêng của chính hãng của họ, điều này rõ ràng là có ý
nghĩa đầu tiên.

3.3 Độ co giãn của cầu theo giá


Đường cầu thị trường thay đổi tùy theo sự nhạy cảm của lượng cầu đối với giá. Với một số hàng
hoá, một thay đổi nhỏ của giá dẫn đến sự thay đổi lớn về lượng cầu; với một số hàng hoá khác, một sự
thay đổi lớn của giá dẫn đến sự thay đổi nhỏ về lượng cầu. Để chỉ ra lượng cầu nhạy cảm như thế nào
54
đối với sự thay đổi về giá, các nhà kinh tế sử dụng một thước đo gọi là độ co giãn của cầu theo giá. Độ
co giãn của cầu theo giá được định nghĩa là số phần trăm thay đổi về lượng cầu do giá thay đổi đi 1
phần trăm. Chính xác hơn, nó bằng:

(3.7)

Đường cầu
Độ co giãn theo giá = 0

Đường cầu
Độ co giãn theo giá = - ∞

Đường cầu là một đường thẳng đứng nếu độ co giãn theo giá bằng không và là đường nằm
ngang nếu độ co giãn theo giá bằng âm vô cùng.
Hình 3.5 - Những đường cầu không co giãn và co giãn hoàn toàn đối với giá
Giả sử giá áo sơ mi tại Mỹ giảm xuống 1%, dẫn tới lượng cầu tăng lên 1,3%. Nếu như vậy, độ
co giãn của cầu theo giá đối với áo sơ mi vải bông là -1,3. Độ co giãn của cầu theo giá nói chung thay
đổi từ điểm này đến điểm khác trên một đường cầu. Ví dụ, độ co giãn của cầu theo giá có thể cao hơn về
giá trị tuyệt đối khi giá áo sơ mi cao so với khi giá ở mức thấp. Tương tự như vậy, độ co giãn của cầu
theo giá thay đổi từ thị trường này sang thị trường khác. Ví dụ, Ấn Độ có thể có độ co giãn của cầu theo
giá đối với áo sơ mi khác với ở Mỹ.
Độ co giãn của cầu theo giá cho một sản phẩm phải nằm giữa 0 và âm vô cùng. Nếu độ co giãn
của cầu theo giá bằng không, thì đường cầu là một đường thẳng đứng; có nghĩa, lượng cầu không bị ảnh
hưởng bởi giá cả. Nếu độ co giãn theo giá là âm vô cùng, thì đường cầu là một đường nằm ngang; tức
là, một lượng không giới hạn có thể được bán với một giá cụ thể (15$ trong hình 3.5), nhưng không có
gì sẽ được bán nếu giá tăng lên, dù chỉ một chút xíu. Hình 3.5 cho thấy hai trường hợp giới hạn này.

3.4 Co giãn khoảng và co giãn điểm


Nếu chúng ta có một biểu cầu thị trường cho thấy lượng cầu về một hàng hóa trên thị trường tại
các mức giá khác nhau, thì chúng ta có thể ước lượng độ co giãn của cầu thị trường theo giá như thế
nào? Hãy đặt ∆P là mức thay đổi giá của hàng hóa này và ∆Q là mức hậu quả thay đổi lượng cầu. Nếu
∆P là rất nhỏ, thì chúng ta có thể tính độ co giãn điểm của cầu:

(3.8)
Ví dụ, xét bảng 3.2, nơi số liệu được cho với những số gia về giá của một hàng hóa rất nhỏ. Nếu
chúng ta muốn ước lượng độ co giãn của cầu theo giá khi giá nằm giữa 0,9995$ và 1$, thì chúng ta có:

55
Lưu ý rằng chúng ta sử dụng 1$ là P và 20.000 là Q. Chúng ta có thể được dùng 0,9995$ cho P
và 20.002 cho Q, nhưng đáp số không có sự khác biệt thực sự nào.
Nhưng, nếu chúng ta có số liệu chỉ liên quan đến những thay đổi lớn về giá (có nghĩa, nếu ∆P và
∆Q là lớn), thì câu trả lời có thể rất khác nhau tùy thuộc vào giá trị của P và Q được sử dụng trong
phương trình (3.8). Xét các ví dụ trong bảng 3.3. Giả sử chúng ta muốn ước tính độ co giãn của cầu theo
giá trong phạm vi giá giữa 4$ và 5$. Khi đó, tùy thuộc vào giá trị của P và Q được sử dụng, các câu trả
lời là:

hoặc
Bảng 3.2 - Lượng cầu tại các mức giá khác nhau. (Sự tăng lên rất nhỏ về giá)

Giá Lượng cầu trong mỗi khoảng thời gian


(cents/đơn vị hàng hóa) (đơn vị hàng hóa)
99,95 20.002
100,00 20.000
100,05 19.998

Bảng 3.3 - Lượng cầu tại các mức giá khác nhau. (Sự tăng lên rất lớn về giá)
Giá Lượng cầu / đơn vị thời gian
(cents/đơn vị hàng hóa) (đơn vị hàng hóa)
3 50
4 40
5 3
Sự khác biệt giữa hai kết quả này là rất lớn. Để tránh gặp khó khăn này, cần khuyến cáo tính độ
co giãn khoảng của cầu, trong đó sử dụng giá trị trung bình của P và Q:

(3.9)
Trong đó, P1 và Q1 là giá và lượng cầu ban đầu, và P2 và Q2 là bộ giá trị thứ hai. Do đó, trong bảng 3.3,

3.5 Sử dụng hàm cầu để tính độ co giãn của cầu theo giá
Như chúng ta đã thấy trong phần trước, các ước lượng thường tạo ra hàm cầu cho các sản phẩm
cụ thể. Trong phương trình (3.2), chúng ta đưa ra hàm cầu giả thuyết về máy tính xách tay như sau:
56
Q = - 700P + 200I - 500S + 0,01A
Căn cứ vào một hàm cầu như vậy, ta có thể tính độ co giãn của cầu theo giá như thế nào?
Bước đầu tiên là xác định điểm trên đường cầu mà tại đó độ co giãn theo giá cần tính. Giả sử thu
nhập bình quân (I) là 13.000$, giá trung bình của phần mềm (S) là 400$, và kinh phí quảng cáo (A) là
50.000.000$, chúng ta biết từ phương trình (3.4) rằng mối quan hệ giữa lượng cầu và giá là:
Q = 2.900.000 - 700P (3.10)
Giả sử chúng ta muốn tính độ co giãn của cầu theo giá khi giá bằng 3.000$. Tại điểm này trên
đường cầu (điểm A trong hình 3.1)
Q = 2.900,000 - 700(3,000) = 800,000.
Tiếp theo, chúng ta phải tính đạo hàm của Q theo P. Áp dụng quy tắc của Chương để tìm một
đạo hàm cho phương trình (3.10), chúng ta tìm thấy đạo hàm mong muốn bằng:
dQ/dP = - 700
Theo phương trình (3.7), để có được độ co giãn của cầu theo giá, chúng ta phải nhân dQ/dP với
P/Q. Thực hiện phép nhân này, chúng ta được:

điều này có nghĩa là độ co giãn của cầu theo giá bằng -2,62.
Như một minh hoạ thêm, chúng ta hãy tính độ co giãn của cầu theo giá khi giá bằng 2.000$ chứ
không phải là 3.000$. Tại điểm này trên đường cầu (điểm B trong hình 3.1):
Q = 2,900.000 - 700(2,000) = 1,500,000
Do dQ/dP= - 700, nên:

Như vậy, độ co giãn của cầu theo giá bằng - 0,93.


Một điều quan trọng cần lưu ý là độ co giãn của cầu theo giá có thể thay đổi rất lớn từ điểm đến
điểm khác trên một đường cầu cụ thể. Như chúng ta đã thấy, trên đường cầu trong hình 3.1, độ co giãn
của cầu theo giá là - 2,625 tại điểm A nhưng chỉ bằng - 0,93 tại điểm B. Đối với bất kỳ đường cầu tuyến
tính nào, độ co giãn của cầu theo giá thay đổi từ 0 đến âm vô cùng, như mnh họa trong hình 3.6. Nếu:
P = a – bQ
trong đó a là hệ số chặn của đường cầu trên trục giá và b là độ dốc (về mặt tuyệt đối) của đường cầu, từ
đó:

57
Giá (P) η tiến tới âm vô cùng khi sản
lượng tiến gần tới không

Cầu co giãn theo giá

Cầu co giãn đơn

Cầu không co giãn


ŋ tiến tới 0 khi giá tiến tới 0

Lượng cầu (Q)

Độ co giãn theo giá tăng về giá trị tuyệt đối khi tăng giá, tiến gần âm vô cùng khi sản lượng
tiến gần tới không
Hình 3.6 Những giá trị co giãn của cầu theo giá tại các điểm khác nhau
dọc theo một đường cầu tuyến tính.
Vì vậy, độ co giãn của cầu theo giá là:

Rõ ràng, nếu đường cầu là tuyến tính, thì độ co giãn theo giá gần tới 0 khi P (= a - bQ) trở nên
rất nhỏ và tiến gần âm vô cùng khi Q trở nên rất nhỏ.

3.6 Co giãn của cầu theo giá và tổng số tiền chi tiêu
Các nhà quản lý quan tâm đến những câu hỏi như sau: Việc tăng giá có làm tăng tổng số tiền chi
tiêu của người tiêu dùng về sản phẩm của họ hay không? Hoặc, việc tăng giá có làm giảm tổng số tiền
chi tiêu của người tiêu dùng về sản phẩm của họ hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào độ co giãn của
cầu theo giá, như chúng ta thấy trong phần này.
Giả sử rằng cầu cho sản phẩm là co giãn theo giá; tức là, độ co giãn của cầu theo giá nhỏ hơn -
1. Tổng số tiền chi tiêu của người tiêu dùng cho sản phẩm bằng với lượng cầu nhân với giá mỗi đơn vị.
Trong trường hợp này, nếu giá giảm thì tỉ lệ phần trăm lượng cầu tăng lên lớn hơn tỉ lệ phần trăm giảm
giá (do điều này suy ra từ định nghĩa về độ co giãn của cầu theo giá). Khi đó, việc giảm giá phải dẫn tới
có sự tăng lên về tổng số tiền chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng hóa. Tương tự, nếu cầu là co giãn
theo giá, thì việc tăng giá dẫn đến việc giảm số tiền chi tiêu cho hàng hóa.

58
Đường cầu

Đường cầu có dạng hyperbol nếu độ co giãn của cầu theo giá luôn bằng – 1.
Hình 3.7 - Đường cầu với sự co giãn không đổi ở tất cả các điểm
Nếu cầu về sản phẩm là không co giãn theo giá (có nghĩa là độ co giãn của cầu theo giá lớn hơn
-1), việc giảm giá dẫn đến việc giảm tổng số tiền chi tiêu cho hàng hóa và việc tăng giá dẫn tới tăng
tổng số tiền chi tiêu cho hàng hóa. Nếu cầu là co giãn đơn vị (có nghĩa là độ co giãn của cầu theo giá
bằng -1), thì tăng hoặc giảm giá không ảnh hưởng đến số tiền chi tiêu cho hàng hóa.
Như một minh hoạ, hãy xem xét trường hợp thể hiện trong hình 3.7. Đường cầu hiển thị một
đường cong dốc xuống, có nghĩa là:

(3.11)
trong đó: Q là lượng cầu của hàng hóa, P là giá của nó, và m là một số hằng số. Kiểu đường cầu này là
co giãn đơn vị tại tất cả các điểm. Do đó, thay đổi về giá không ảnh hưởng tới tổng số tiền chi tiêu cho
sản phẩm. Điều hiển nhiên từ phương trình (3.11) là, không phụ thuộc vào giá cả, tổng số tiền chi tiêu
cho sản phẩm luôn bằng m (10.000.000$ trong hình 3.7).

3.7 Tổng doanh thu, doanh thu biên, và độ co giãn theo giá
Đối với các nhà sản xuất, tổng số tiền chi tiêu cho một sản phẩm bằng tổng doanh thu của họ.
Do đó, với Ford Motor Company, tổng số tiền chi tiêu cho những chiếc xe của nó (và các sản phẩm
khác) là tổng doanh thu của hãng. Giả sử đường cầu cho sản phẩm của công ty là tuyến tính, nghĩa là:
P = a – bQ (3.12)
với a hệ số chặn trên trục giá và b là độ dốc (về mặt tuyệt đối), như được thể hiện trong phần A của
Hình 3.8.

59
Giá
(USD)
Cầu co giãn theo giá

Cầu không co giãn theo giá


Doanh thu
biên
= a – 2bQ

Giá = a - bQ

Tổng doanh thu


= aQ – bQ2

Nếu cầu là co giãn theo giá, thì doanh thu biên là dương và việc tăng sản lượng dẫn đến tổng
doanh thu tăng lên. Nếu cầu là không co giãn theo giá, thì doanh thu biên là âm và việc tăng sản
lượng dẫn đến tổng doanh thu giảm đi.
Hình 3.8 Mối quan hệ giữa độ co giãn theo giá, doanh thu biên và tổng doanh thu
Như vậy, tổng doanh thu của công ty bằng:
TR = PQ = (a - bQ)Q = aQ- bQ2 (3.13)
Một khái niệm quan trọng là doanh thu biên, như chúng ta biết từ Chương 2, nó được định nghĩa
là dTR/dQ. Chúng ta sử dụng khái niệm này nhiều lần trong các chương tiếp theo. Trong trường hợp ở
đây,

(3.14)
điều này cũng được minh họa trong phần A của Hình 3.8. So sánh đường doanh thu biên với đường cầu,
chúng ta thấy rằng cả hai có cùng một hệ số chặn trên trục giá (hệ số chặn này là a) nhưng đường doanh
thu biên có độ dốc (theo giá trị tuyệt đối) gấp hai lần độ dốc đường cầu.

60
Theo định nghĩa trong phương trình (3.7), độ co giãn của cầu theo giá, ŋ, bằng (dQ/dP) (P/Q).
Do dQ/dP = - 1/b và P = a - bQ, nên trong trường hợp này dẫn tới:

(3.15)
Như vậy, việc ŋ lớn hơn, bằng, hoặc ít hơn - 1 sẽ phụ thuộc vào Q là lớn hơn, bằng, hoặc nhỏ
hơn a/2b. Như trong hình 3.8, cầu là co giãn theo giá, nếu Q < a/2b; là co giãn đơn vị nếu Q = a/2b; và
là không co giãn theo giá nếu Q > a/2b.
Phần B trong hình 3.8 biểu thị tổng doanh thu của hãng phụ thuộc vào lượng cầu sản phẩm của
nó. Như được kỳ vọng, tại các mức sản lượng có doanh thu biên là dương, việc tăng sản lượng dẫn tới
tăng tổng doanh thu; tại các mức sản lượng có doanh thu biên là âm, việc tăng sản lượng dẫn tới giảm
tổng doanh thu. Tại sao điều này lại được kỳ vọng? Bởi vì, như đã chỉ ra, doanh thu biên là đạo hàm của
tổng doanh thu theo sản lượng. Do đó, nếu doanh thu biên là dương (âm), thì tăng sản lượng sẽ phải
tăng (giảm) tổng doanh thu.
Một điều cần lưu ý nữa về hình 3.8 là, tại các mức sản lượng mà cầu là co giãn theo giá, doanh
thu biên là dương; tại các mức sản lượng mà cầu là co giãn đơn vị, doanh thu biên bằng không, và tại
các mức sản lượng mà cầu không co giãn theo giá, doanh thu biên là âm. Đây không phải là tai nạn. Nói
chung, cho dù đường cầu là tuyến tính hay không, thì điều đó vẫn xảy ra. Để thấy được tại sao, hãy xem
lại định nghĩa:
MR = dTR/dQ
Do tổng doanh thu bằng giá nhân với số lượng, nên suy ra:
MR = d(PQ)/dQ
sử dụng quy tắc lấy đạo hàm một tích (đưa ra trong Chương 2):
MR = P.(dQ/dQ) + Q(dP/dQ)
Vì dQ/dQ = 1, nên
MR = P + Q(dP/dQ) = P[1+(Q/P)(dP/dQ)]
Và do định nghĩa về độ co giãn của cầu theo giá hàm ý rằng (Q/P)(dP/dQ) = 1/η, nên
1
MR = P(1 + ) (3.16)

Phương trình (3.16) là một kết quả nổi tiếng, nó cho thấy nếu ŋ < - 1, thì doanh thu biên phải
là dương; nếu ŋ > - 1, thì doanh thu biên phải âm; và nếu ŋ = - 1, doanh thu biên phải bằng không. (Đó
là điều phải chứng minh.)
Trong các chương sau, chúng ta sử dụng phương trình (3.16) nhiều lần. Hãy nghiên cứu cẩn
thận và hiểu nó. Để minh họa ý nghĩa của nó, giá trị của doanh thu biên là bao nhiêu nếu giá bằng 10 $
và độ co giãn của cầu theo giá là - 2? Trên cơ sở phương trình (3.16), nó bằng 10(1 - 1/2) = 5$.

3.8 Sử dụng độ co giãn của cầu theo giá


3.8.1 Ứng dụng cho Philip Morris
Năm 1993, Philip Morris cắt giảm giá thuốc lá 18 phần trăm. Đối thủ cạnh tranh chính của nó
(RJ Reynolds) đã điều chỉnh cho phù hợp với việc giảm giá này. Không ngạc nhiên, số lượng thuốc lá
bán ra của Philip Morris đã tăng lên (12,5 phần trăm). Trong một bài báo ngày 13 Tháng Sáu năm 1994,

61
bàn đến hiểm họa của việc cắt giảm giá, Fortune đã thông báo rằng lợi nhuận của Philip Morris giảm đi
25 phần trăm, là hậu quả của một chiến lược giá tồi.
Trong khi tất cả mọi thông tin không có sẵn, thì không có gì ngạc nhiên về việc giảm lượng lợi
nhuận. Một ước lượng sơ bộ độ co giãn của cầu theo giá về thuốc lá của Philip Morris (%∆Q/%∆P) là
12,5%/(-18%) = - 0,694; nó là không co giãn.
Đúng như đã trình bày, việc cắt giảm giá khi cầu không co giãn làm giảm tổng doanh thu. Do
sản lượng tăng lên (12,5 phần trăm), nên tổng chi phí tăng lên. Vì lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ đi
tổng chi phí, tổng doanh thu giảm và tổng chi phí tăng, nên lợi nhuận phải giảm.

3.8.2 Sử dụng sự co giãn của cầu theo giá: Vận tải Công cộng
Hãy xét một ví dụ khác, để kiến thức của bạn về độ co giãn và các tính chất của nó cho bạn một
câu trả lời về mặt chất lượng (và có thêm thông tin, bạn sẽ có câu trả lời về mặt số lượng). Độ co giãn
theo cước phí (giá) của các dịch vụ vận tải công cộng ở Mỹ là khoảng -0,3 (tức là, gần như không co
giãn). Tất cả các hệ thống vận chuyển quá cảnh ở Mỹ bị mất tiền. Việc giữ thâm hụt dưới sự kiểm soát
là một cuộc chiến đấu liên tục vì các nhà trợ cấp (liên bang, tiểu bang, và chính quyền địa phương) là
miễn cưỡng chi cho quá cảnh (vì các vấn đề thâm hụt của chính họ) trong nhiều đạo luật. Bạn có thể
đoán các hệ thống vận chuyển quá cảnh thế nào?
Chúng có xu hướng là những hệ thống với cước phí vận chuyển cao. Đây là nơi kiến thức về độ
co giãn của bạn được vận dụng. Tổng giám đốc của hệ thống vận tải muốn nâng doanh thu cần thiết lên
như thế nào? Với cầu không co giãn, việc nâng cước phí làm tăng doanh thu. Việc tăng cước phí làm
giảm vận chuyển, dẫn đến, giảm tổng chi phí. Vì vậy, giới hạn dưới của cơ quan vận chuyển quá cảnh
được cải thiện khi tổng doanh thu tăng và tổng chi phí giảm.

3.9 Các yếu tố xác định độ co giãn của cầu theo giá
Bảng 3.4 cho thấy độ co giãn của cầu theo giá về những sản phẩm được chọn ra ở Mỹ. Điều gì
xác định liệu cầu của một sản phẩm là co giãn theo giá hay không co giãn theo giá? Tại sao độ co giãn
của cầu theo giá về các sản phẩm táo tươi ở Mỹ lại bằng - 1,159 trong khi độ co giãn của cầu theo giá về
xăng trong ngắn hạn ở Canada lại nằm giữa - 0,01 và - 0,2?
1. Độ co giãn của cầu theo giá về một sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và sự sẵn có các
hàng hóa thay thế gần. Nếu một sản phẩm có nhiều hàng hóa thay thế gần, thì cầu của nó có
nhiều khả năng là co giãn theo giá. Nếu giá sản phẩm này tăng lên, thì một tỉ lệ lớn người mua
của nó sẽ chuyển sang dùng các hàng hóa thay thế gần sẵn có; nếu giá của nó giảm, thì một
lượng lớn người mua các hàng hóa thay thế sẽ chuyển sang dùng sản phẩm này. Mức độ mà một
sản phẩm có các hàng hóa thay thế gần phụ thuộc vào việc nó được xác định trong phạm vi hẹp
như thế nào. Khi việc xác định một sản phẩm càng hẹp và càng cụ thể, thì sản phẩm này được
kỳ vọng sẽ có càng nhiều hàng hóa thay thế hơn, và cầu của nó được kỳ vọng trở nên co giãn
hơn theo giá. Do đó, cầu về một loại hàng xăng dầu cụ thể là có khả năng co giãn theo giá nhiều
hơn so với cầu nói chung về xăng dầu, và cầu về xăng dầu có khả năng là co giãn theo giá nhiều
hơn so với cầu chung về tất cả các loại nhiên liệu như là một tổng thể.

2. Độ co giãn của cầu theo giá về một sản phẩm có thể phụ thuộc vào tầm quan trọng của sản phẩm
này trong ngân sách của người tiêu dùng. Đôi khi được cho rằng cầu về các sản phẩm như kim
khâu, các loại băng dính, và muối là hoàn toàn không co giãn, do người tiêu dùng thông thường
chỉ dành một phần rất nhỏ trong thu nhập của mình để mua các hàng hoá như

Bảng 3.4 Độ co giãn của cầu theo giá riêng, các hàng hóa và dịch vụ được chọn ra trên toàn
cầu

Hàng hóa/Dịch vụ Độ co giãn

62
Sản phẩm nông nghiệp
Táo (US) - 1,159
Khoai tây (UK) -0,13
Cam (US) -0,62
Rau diếp (US) -2,58
Sản phẩm từ động vật/cá
Sữa 1% (US) -0,54 đến -0,74
Bơ (UK) -1,36
Bơ (US) -0,595
Thịt (China) -0,06 đến -0,18
Thịt bò/bê (UK) -1,45
Sản phẩm nông nghiệp chế biến
Bia và đồ uống (US) -2,83
Rượu (UK/Ireland) -1,12
Rượu và rượu mạnh -0,198
Thuốc lá -0,107
Bánh mì -0,26
Năng lượng
Xăng – trong ngắn hạn (Canada) -0,01 đến -0,2
Xăng – trong dài hạn (Canada) -0,4 đến -0,8
Vận tải
Nội địa (US) -0,78
Châu Âu (US) -1,09
Tiếp ở trang sau
vậy. Ngược lại, với các sản phẩm chiếm một tỉ lệ lớn trong ngân sách của người tiêu dùng điển
hình như: thiết bị gia dụng chính, thì độ co giãn của cầu theo giá có xu hướng cao hơn, vì người
tiêu dùng có thể ý thức hơn và chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi về giá trong trường hợp các
hàng hoá đòi hỏi tiền chi tiêu lớn hơn. Tuy nhiên, một xu hướng kiểu này đôi khi chỉ là giả
thuyết, không có sự đảm bảo rằng bạn tính toán dựa trên đó là đúng.
3. Độ co giãn của cầu theo giá về một sản phẩm có khả năng phụ thuộc vào độ dài của khoảng thời
gian mà đường cầu này nói đến. (Như đã chỉ ra, mỗi đường cầu thị trường liên quan đến một
khoảng thời gian nhất định). Cầu có khả năng co giãn hơn trong khoảng thời gian dài, hoặc ít co
giãn hơn trong khoảng thời gian ngắn, vì trong khoảng thời gian dài, người tiêu dùng và hãng dễ
dàng thay thế một sản phẩm bằng một sản phẩm khác hơn. Ví dụ, nếu giá dầu lửa giảm tương
đối so với các nhiên liệu khác, thì việc tiêu thụ dầu lửa trong ngày sau khi giảm giá sẽ tăng rất
ít..
Nhưng trong khoảng vài năm, người dân sẽ có cơ hội để tính toán sự giảm giá bằng cách lựa
chọn loại nhiên liệu được sử dụng trong các căn nhà mới và các căn nhà cũ được nâng cấp.
Trong khoảng thời gian dài vài năm, việc giảm giá sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến tiêu dùng
xăng dầu so với trong khoảng thời gian ngắn một ngày.

Bảng 3.4 Độ co giãn của cầu theo giá riêng, các hàng hóa và dịch vụ được chọn ra trên toàn
cầu (tiếp)

Hàng hóa/Dịch vụ Độ co giãn


Các sản phẩm chế biến khác
Quần áo và giày mua đông (UK/Ireland) -0,94
Hàng hóa khác (UK/Ireland) -0,85

63
Dịch vụ
Chăm sóc trẻ em (Bắc Mỹ) -0,570
Chăm sóc sức khỏe của chính phủ (Kenya) -0,100

Bảng 3.5 Co giãn của cầu theo giá máy bay giữa Hoa Kỳ và Châu Âu

Loại vé Độ co giãn theo Giá Độ co giãn theo Thu nhập


Hạng nhất -0,45 1.50
Hạng thường -1,30 1.38
Vé theo chuyến -1,83 2,37

3. 10 Các ứng dụng của độ co giãn của cầu theo giá


Nhà quản lý thể hiện sự quan tâm sâu sắc, và với lý do chính đáng, về độ co giãn của cầu theo
giá cho các sản phẩm của họ. Hãy bảng 3.5, nó cung cấp các ước lượng độ co giãn của cầu theo giá về
giá vé máy bay hạng nhất, hạng thường, và vé theo chuyến giữa Mỹ và Châu Âu. Độ co giãn của cầu
theo giá về vé hạng nhất tính giá trị tuyệt đối thấp hơn nhiều so với vé hạng thường hoặc vé theo
chuyến, nguồn gốc một phần là do thực tế người đi máy bay vé hạng nhất - thường là người đi công vụ
và tương đối giàu có, ít khi thay đổi kế hoạch bay của họ nếu việc tăng hoặc giảm giá vé máy bay xảy ra
ở mức tương đối ôn hòa. Các nhà điều hành hãng hàng không đã nghiên cứu những dữ liệu này một
cách cẩn thận, tập trung hướng tới việc đặt giá cho các loại vé khác nhau. Vì độ co giãn của cầu theo giá
cho vé hạng nhất là tương đối thấp tính giá trị tuyệt đối, nên họ đã đẩy cao giá lên cho loại vé như vậy.
Điều quan trọng cần nhận ra là không có người quản lý quan tâm đến tối đa hóa lợi nhuận nào
lại đặt giá tại điểm mà cầu về sản phẩm của họ là không co giãn. Để thấy được tại sao đây là một sai
lầm, quay lại từ phương trình (3.16), cho thấy doanh thu biên phải âm khi cầu theo giá là không co giãn
(tức là, η > -1). Nếu doanh thu biên âm, thì một hãng có thể tăng lợi nhuận của mình bằng cách tăng giá
và giảm đầu ra của nó. Tại sao? Vì tổng doanh thu của nó sẽ tăng nếu bán ít hơn. (Sau hết, điều này có
nghĩa nói lên rằng doanh thu biên là âm). Do tổng chi phí của hãng không tăng nếu bán ít hơn, nên lợi
nhuận của nó sẽ tăng lên nếu nó bán ít hơn.
Các nhà nghiên cứu thị trường thường nghiên cứu để ước lượng độ co giãn của cầu theo giá về
những sản phẩm cụ thể. Kết quả cho phép hãng trả lời câu hỏi như: chúng ta có thể kỳ vọng tăng doanh
số bán hàng lên bao nhiêu, nếu chúng ta giảm giá của mình xuống 5 phần trăm? Để tăng doanh số bán ra
lên 10 phần trăm, thì chúng ta phải giảm giá bao nhiêu? Đây là những kiểu câu hỏi cơ bản mà các hãng
thường xuyên phải đối đầu.
Ví dụ, hãy lấy ngành công nghiệp giải khát. Độ co giãn của cầu theo giá của RC Cola đã được
ước lượng vào khoảng -2,4, điều này có nghĩa rằng doanh số bán ra là rất nhạy cảm với giá. Việc giảm
giá của RC Cola xuống 1% (giữ giá của các đối thủ cạnh tranh không đổi), dẫn tới tăng số lượng bán ra
lên 2,4%. Coke thậm chí còn co giãn theo giá nhiều hơn, khoảng -5,5. Do đó, giảm giá của Coke xuống
1% (giữ giá của các đối thủ cạnh tranh không đổi), dẫn tới gia tăng 5,5% số lượng bán ra. Rõ ràng, các
nhà quản lý của RC và Coke cần đến thông tin này để điều hành hiệu quả, và họ và rất nhiều hãng đối
thủ cạnh tranh trên toàn quốc đã chi rất nhiều tiền để có được thông tin như vậy.

3.11 Độ co giãn theo giá và chính sách đặt giá


Để thấy cụ thể hơn việc nhà quản lý sử dụng thông tin liên quan đến độ co giãn của cầu theo giá
cho sản phẩm của mình như thế nào, hãy xét chi tiết hơn chủ đề quan trọng này về đăt giá. Theo phương
trình (3.16),

64
Từ Chương 2, chúng ta biết doanh thu biên bằng chi phí biên nếu một hãng tối đa hóa lợi nhuận, có
nghĩa là:

trong đó MC là chi phí biên. (Để có được phương trình (3.17), chúng ta thay thế MC cho MR ở vế trái
của phương trình (3.16).) Giải phương trình (3.17) theo P, chúng ta có được:

Trong khi phương trình (3.18) có vẻ khá đơn giản, nhưng thực ra đó là một kết quả rất mạnh và hữu ích.
Nó nói lên giá tối ưu của một sản phẩm phụ thuộc vào chi phí biên và độ co giãn của cầu theo giá. Giả
sử chi phí biên của một loại áo là 10$ và độ co giãn của cầu theo giá bằng -2. Theo phương trình (3,18),
giá tối ưu của nó là:

Với các mục đích hiện tại, điểm trung tâm cần lưu ý là giá tối ưu phụ thuộc rất nhiều vào độ co
giãn của cầu theo giá. Giữ cho giá trị của chi phí biên không đổi, thì giá tối ưu của một sản phẩm có
quan hê ngược chiều với độ co giãn của cầu theo giá. Vì vậy, nếu độ co giãn của cầu theo giá của áo sơ
mi bằng -5 chứ không phải là - 2, thì giá tối ưu của nó sẽ là:

Căn cứ vào tầm quan trọng về độ co giãn giá của cầu theo giá trong việc xác định giá tối ưu của một sản
phẩm, dễ dàng thấy được tại sao nhà quản lý chủ tâm ít nhất là có được ước lượng thô về giá trị của nó.
(Trong các chương 10-13, chúng ta nói kỹ hơn về các chính sách đặt giá tối ưu.)

3.12 Độ co giãn của cầu theo thu nhập


Như đã nhấn mạnh ở phần trước, giá không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới lượng cầu của
một sản phẩm. Một yếu tố quan trọng nữa là mức thu nhập của người tiêu dùng trên thị trường. Nếu
người mua có rất nhiều tiền để chi tiêu, thì lượng cầu về bộ quần áo nam sẽ lớn hơn so với nếu như họ
nghèo. Hoặc nếu thu nhập trong một thành phố cụ thể là cao, thì lượng cầu về rượu có thể sẽ lớn hơn so
với nếu như thu nhập thấp.
Độ co giãn của cầu theo thu nhập về một hàng hóa cụ thể được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm
thay đổi về lượng cầu do có 1 phần trăm thay đổi về thu nhập của người tiêu dùng. Chính xác hơn, nó
bằng:

trong đó: Q là lượng cầu, I thu nhập của người tiêu dùng. Đối với một số sản phẩm, độ co giãn của cầu
theo thu nhập là dương, cho biết rằng việc tăng tiền thu nhập của người tiêu dùng dẫn đến tăng số lượng
hàng hóa tiêu dùng. Ví dụ, người ta thường kỳ vọng mặt hàng xa xỉ như thực phẩm đặc sản có độ co
giãn theo thu nhập là dương. Hàng hoá khác có độ co giãn theo thu nhập là âm, cho biết rằng việc tăng
thu nhập dẫn đến giảm số lượng hàng hóa tiêu dùng. Ví dụ, các loại rau và quần áo thứ cấp có độ co
65
giãn theo thu nhập là âm. Khi tính toán độ co giãn của cầu theo thu nhập, thường được giả định rằng giá
của tất cả các loại hàng hóa là không đổi.
Liệu độ co giãn của cầu theo thu nhập về một sản phẩm của hãng là cao hay thấp cũng có thể có
tác động lớn đến các cơ hội và vấn đề của hãng. Các hãng sản xuất sản phẩm với độ co giãn theo thu
nhập là cao, có khả năng phát triển tương đối nhanh chóng khi thu nhập tăng lên trong một nền kinh tế
đang mở rộng, trong khi các hãng sản xuất các sản phẩm với độ co giãn theo thu nhập thấp thì phát triển
rất ít. Mặt khác, nếu nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nghiêm trọng và thu nhập giảm mạnh,
thì các hãng sản xuất sản phẩm với độ co giãn theo thu nhập thấp dường như bị suy giảm sản lượng ít
hơn so với những hãng sản xuất sản phẩm với độ co giãn theo thu nhập là cao.
Trong dự báo tăng trưởng dài hạn về lượng cầu đối với nhiều sản phẩm chính, độ co giãn của
cầu theo thu nhập có tầm quan trọng then chốt. Theo các nghiên cứu được tiến hành Bộ Nông nghiệp
Mỹ, độ co giãn của cầu theo thu nhập về sữa là khoảng 0,5, điều này có nghĩa là việc tăng 1 phần trăm
thu nhập khả dụng liên quan tới việc tăng khoảng 0,5 phần trăm lượng cầu về sữa. Nhưng, trong một
nghiên cứu tại Anh, độ co giãn của cầu theo thu nhập về bánh mì là - 0,17, có nghĩa việc tăng 1 phần
trăm thu nhập liên quan tới việc giảm - 0,17 phần trăm lượng cầu bánh mì. Bảng 3.5 chỉ ra rằng độ co
giãn của cầu theo thu nhập về vé máy bay hạng nhất giữa Hoa Kỳ và châu Âu là 1,50, có nghĩa là việc
tăng 1 phần trăm thu nhập liên quan tới việc tăng 1,50 phần trăm lượng cầu vé hạng nhất. Bảng 3.6 thể
hiện độ co giãn của cầu theo thu nhập về các mặt hàng khác trên thế giới. Khi đo độ co giãn theo thu
nhập, thì thu nhập có thể được định nghĩa là tổng thu nhập của người tiêu dùng (như trong bảng 3.6)
hoặc là thu nhập bình quân đầu người (như trong phần kế tiếp), tùy thuộc vào hoàn cảnh.

3.13 Sử dụng hàm cầu để tính toán độ co giãn của cầu theo thu nhập
Trong phần trước, chúng ta đã học được cách để tính độ co giãn của cầu dựa trên hàm cầu của
sản phẩm. Ở đây, chúng ta thấy cách tính độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể được tính toán. Giả sử
rằng chức năng của cầu cho hàng hóa X là:
Q = 1,000 - 0.2Px + 0.5Py + 0.04I
trong đó: Q là lượng cầu của hàng hóa X, Px là giá của hàng hóa X, Py là giá của hàng hóa Y, I là thu
nhập khả dụng của người tiêu dùng.
Độ co giãn của cầu theo thu nhập là:

Nếu I = 10.000 và Q = 1.600, thì

Như vậy, độ co giãn của cầu theo thu nhập bằng 0,25, có nghĩa là tăng 1 phần trăm thu nhập khả dụng
liên quan tới việc tăng 0,25 phần trăm lượng cầu hàng hóa X.

Bảng 3.6 Độ co giãn của cầu theo thu nhập, hàng hóa được chọn ra, toàn cầu.

Hàng hóa Độ co giãn

66
Sản phẩm nông nghiệp
Thóc (China) -0,12 đến +0,15
Khoai tây (UK) -0,32
Khoai tây (US) +0,15
Cam (US) +0,83
Táo (US) +1,32
Rau diếp (US) +0,88
Sản phẩm động vật
Thịt (China) +0,1 đến +1,2
Sữa (UK) +0,05
Sữa (US) +0,50
Kem (US) +1,72
Trứng (UK) -0,21
Trứng (US) +0,57
Sản phẩm thực phẩm đã qua xử lý
Bánh mì (UK) -0,17
Các sản phẩm ngũ cốc khác (UK) +0,18
Ô-tô
Xe nội địa (US) +1,62
Xe Châu Âu (US) +1,93
Xe Châu Á (US) +1,65

3.14 Co giãn chéo của cầu


Ngoài giá và thu nhập, còn có yếu tố khác nữa ảnh hưởng đến lượng cầu của một sản phẩm là
giá của các hàng hóa khác. Giữ giá của chính sản phẩm này không đổi (cũng như mức thu nhập) và cho
giá của một sản phẩm khác thay đổi có thể dẫn đến những ảnh hưởng quan trọng đối với lượng cầu của
sản phẩm đang xem xét. Bằng cách quan sát những ảnh hưởng này, chúng ta có thể phân loại cặp hàng
hóa thay thế hoặc bổ sung, và chúng ta có thể đo mối quan hệ này (hoặc thay thế hoặc bổ sung) chặt
chẽ như thế nào. Hãy xét hai loại hàng hóa, X và Y. Nếu giá hàng hóa Y tăng lên, thì điều gì ảnh hưởng
tới QX, lượng cầu hàng hóa X? Độ co giãn chéo của cầu được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay đổi
lượng cầu của hàng hóa X do sự thay đổi 1 phần trăm về giá của hàng hóa Y. Nó được biểu diễn bằng
công thức:

Hàng hóa X và Y được phân loại là các hàng hóa thay thế, nếu độ co giãn chéo của cầu
là dương. Ví dụ, việc tăng giá lúa mì, khi giá ngô không đổi, có xu hướng tăng lượng cầu của ngô; do
vậy, ŋXY là dương, và lúa mì và ngô được phân loại là những hàng hóa thay thế. Mặt khác, nếu độ co
giãn chéo của cầu là âm, thì hàng hoá X và Y được phân loại là những hàng hóa bổ sung. Ví dụ, việc
tăng giá của phần mềm có thể có xu hướng làm giảm lượng mua máy tính cá nhân khi giá máy tính cá
nhân vẫn không đổi, do vậy, ŋXY là âm và phần mềm và máy tính cá nhân là hàng hóa bổ sung.
Để minh họa độ co giãn chéo, giả sử một lần nữa rằng hàm cầu cho hàng hóa X là

trong đó QX là lượng cầu của hàng hóa X, Px là giá của hàng hóa X, Py là giá của hàng hóa Y, I là thu
nhập khả dụng của người tiêu dùng.

67
Bảng 3.7 Co giãn chéo của cầu, các cặp hàng hóa được chọn, toàn cầu

Thay đổi về giá hàng hóa Thay đổi về lượng hàng hóa Co giãn chéo của cầu
Ôtô Châu Âu/Châu Á Xe nội địa của Mỹ + 0,28
Ôtô nội địa của Châu Âu/Mỹ Xe Châu Á + 0,61
Ôtô nội địa của Mỹ/xe Châu Á Xe Châu Âu + 0,76
Vận tải công cộng của Úc Xe sở hữu cá nhân ở Úc + 0,1 tới + 0,3
Than Ailen Khí gas tự nhiên của Ailen + 0,4
Than Ailen Dầu Ailen + 0,7
Cung cấp y tế của Chính phủ Kenya Cung cấp y tế tư nhân tại Kenya + 0,023
Lúa mì cứng durum của Mỹ Lúa mì xuân hạt đỏ của Mỹ + 0,04
Lúa mì mùa thu hạt đỏ của Mỹ Lúa mì trắng của Mỹ + 1,80
Thịt bò/bê của Anh Thịt lợn của Anh 0,00
Thịt cừu/cừu non Thịt bò/bê của Anh + 0,25
Độ co giãn chéo của cầu giữa các hàng hoá X và Y là:

Mặc dù giá trị của độ co giãn chéo phụ thuộc vào các giá trị của PY và QX , nhưng các hàng hoá này
luôn là hàng hóa thay thế, do ŋXY phải dương, bất kể giá trị nào của PY và QX . Nếu PY = 500 và QX =
2.000, thì

Độ co giãn chéo của cầu có tầm quan trọng cơ bản với các hãng vì họ liên tục phải làm tốt nhất
để dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với doanh số của chính họ nếu đối thủ cạnh tranh của họ thay đổi giá.
Để làm như vậy, họ cần đến thông tin liên quan đến độ co giãn chéo của cầu. Bảng 3.7 cho thấy các độ
co giãn chéo của cầu đối với các cặp hàng hoá được chọn ra. Trong Chương 5, chúng ta đề cập đến
phương pháp thống kê được sử dụng để ước lượng chúng.

3.15 Độ co giãn của cầu theo quảng cáo


Mặc dù cầu co giãn theo giá, theo thu nhập hay co giãn chéo là những thước đo độ co giãn
thường xuyên được sử dụng nhất, nhưng chúng không phải là duy nhất. Ví dụ, các hãng đôi khi thấy rất
hữu ích khi tính độ co giãn của cầu theo quảng cáo. Giả sử hàm cầu về một sản phẩm cụ thể của hãng là:
Q = 500 – 0,5P + 0,01I + 0,82A
trong đó: Q là lượng cầu sản phẩm, P là giá của nó, I là thu nhập khả dụng đầu ngươi, A là chi tiêu cho
quảng cáo của hãng. Độ co giãn theo quảng cáo được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay đổi về lượng
cầu sản phẩm do có sự thay đổi 1 phần trăm chi tiêu cho quảng cáo. Chính xác hơn, nó bằng
Q A
ŋA = (3.21)
P Q
Trong trường hợp này, do dQ/dA = 0,82 nên
A
ŋA = 0,82.
Q
Nếu A/Q, lượng chi quảng cáo trên một đơn vị lượng cầu sản phẩm, là 2$, thì
68
ŋA = 0,82.(2) = 1.64
Độ co giãn này rất hữu ích vì nó nói cho nhà người quản lý của hãng rằng nếu tăng chi tiêu cho quảng
cáo lên 1% thì dẫn đến tăng lượng cầu lên 1,64%. Trong các chương sau, chúng ta thấy thông tin kiểu
này có thể được sử dụng như thế nào để giúp hướng dẫn các quyết định chính trong quản lý.

3.16 Hàm cầu có độ co giãn không đổi


Trong phần trước của chương này, chúng ta thường giả định rằng hàm cầu là tuyến tính. Tức là,
lượng cầu về một sản phẩm được giả định là một hàm tuyến tính của giá hàng hóa đó, giá các hàng hoá
khác, thu nhập của người tiêu dùng, và các biến khác. Một dạng toán học khác thường được sử dụng là
hàm cầu có độ co giãn bằng không đổi. Nếu lượng cầu (Q) chỉ phụ thuộc vào giá của sản phẩm đó (P)
và thu nhập của người tiêu dùng (I), thì dạng toán học này là
Q = aP-b1Ib2 (3.22)
Do đó, nếu a = 200, b1 = 0,3 và b2 = 2, thì:
Q = 200P-0,3I2
Một tính chất quan trọng của hàm cầu này là độ co giãn của cầu theo giá luôn bằng – b1, bất kể
giá trị của P hay I là gì. (Hàm cầu có tính chất này gọi là hàm cầu có độ co giãn không đổi). Để thấy
được điều này, hãy lấy đạo hàm riêng Q theo giá:
Q  b1  b1
= - b1aP-b1-1Ib2 = .a.P-b1Ib2 = .Q
P P P
P Q
Do đó, = - b1
Q P
(3.23)
Do vế trái của phương trình (3.23) được định nghĩa là độ co giãn của cầu theo giá, suy ra độ co giãn của
cầu theo giá bằng –b1, một hằng số mà giá trị của nó không phụ thuộc vào P hoặc I.
Tương tự, độ co giãn của cầu theo thu nhập luôn bằng b2, bất kể giá trị của P hoặc I như thế nào.
Để chứng minh điều này, hãy lấy đạo hàm riêng Q theo thu nhập:
Q b b
= b2aP-b1Ib2-1 = 2 .a.P-b1Ib2 = 2 .Q
I I I
Q I
Do đó, = b2
I Q
(3.24)
Do vế trái của phương trình (3.24) được định nghĩa là độ co giãn của cầu theo thu nhập, suy ra độ co
giãn của cầu theo thu nhập bằng b2, một hằng số khác mà giá trị của nó không phụ thuộc vào P hoặc I.
Hàm cầu có độ co gian không đổi thường được nhà quản lý và nhà kinh tế sử dụng vì nhiều lý
do. Thứ nhất, khác với hàm cầu tuyến tính dạng toán học này thừa nhận rằng ảnh hưởng của giá tới
lượng phụ thuộc vào mức thu nhập và rằng ảnh hưởng của thu nhập tới lượng phụ thuộc vào mức giá.
Mối quan hệ có toán tử nhân trong phương trình (3.22) thường mang tính thực tế hơn so với mối quan
hệ có toán tử cộng trong phương trình (3.1). Thứ hai, cũng giống như hàm cầu tuyến tính, hàm cầu có
độ co giãn không đổi là tương đối dễ ước lượng. Nếu chúng ta lấy logarit cả hai vế của phương trình
(3.22), thì sẽ được:
log Q = log a - b1 log P + b2 log I (3.25)

69
Do phương trình này là tuyến tính loga, nên các tham số (a, b1 và b2) dễ dàng có thể ước lượng được
bằng phân tích hồi quy. Trong Chương 5, chúng ta sẽ tìm hiểu các ước lượng như vậy có thể được thực
hiện như thế nào.

Tóm tắt
1. Đường cầu thị trường về một sản phẩm cho biết lượng cầu về sản phẩm là bao nhiêu tại mỗi
mức giá. Đường cầu thị trường dịch chuyển để phản ứng lại những thay đổi về thị hiếu, thu
nhập, giá của các sản phẩm khác, và qui mô dân số.
2. Hàm cầu thị trường về một sản phẩm là một phương trình cho thấy lượng cầu phụ thuộc vào giá
sản phẩm đó, thu nhập của người tiêu dùng, giá của các sản phẩm khác, chi tiêu cho quảng cáo,
và các yếu tố khác nữa. Giữ cho các yếu tố khác ngoài giá của sản phẩm đó không đổi, người ta
có thể suy ra đường cầu thị trường cho sản phẩm này từ hàm cầu thị trường. Hàm cầu thị trường
có thể được xây dựng cho các hãng riêng, cũng như cho toàn bộ ngành.
3. Độ co giãn của cầu theo giá là tỷ lệ phần trăm thay đổi về lượng cầu do có sự thay đổi 1 phần
trăm về giá; chính xác hơn, nó bằng [dQ/dP][P/Q]. Liệu việc tăng (hoặc giảm) giá làm tăng tổng
số tiền chi tiêu của người tiêu dùng về một sản phẩm còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu.
4. Doanh thu biên là sự thay đổi về tổng doanh thu do tăng thêm một đơn vị về lượng; tức là, nó
bằng đạo hàm của tổng doanh thu theo sản lượng. Doanh thu biên bằng P[1 + l/ŋ], trong đó P là
giá và ŋ là độ co giãn của cầu theo giá.
5. Độ co giãn của cầu theo giá về một sản phẩm có xu hướng co giãn, nếu sản phẩm này có nhiều
hàng hóa thay thế gần. Ngoài ra, nó thường có xu hướng co giãn nhiều hơn trong dài hạn so với
trong ngắn hạn. Đôi khi được khẳng định rằng cầu về một sản phẩm là tương đối không co giãn
nếu sản phẩm này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong ngân sách người tiêu dùng, nhưng điều này
không nhất thiết là luôn như vậy.
6. Mức giá tối ưu cho một sản phẩm phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá cũng như chi phí
biên của nó. Để tối đa hóa lợi nhuận, một hãng cần đặt giá của nó bằng với MC[l/(l + 1/ŋ], trong
đó MC là chi phí biên và ŋ là độ co giãn của cầu theo giá.
7. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là tỷ lệ phần trăm thay đổi về lượng cầu do có sự tăng lên 1
phần trăm về thu nhập của người tiêu dùng; tức là, nó bằng (dQ/dI)(I/Q), trong đó I là thu nhập
của người tiêu dùng. Độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể là dương hoặc âm. Giống như độ
co giãn của cầu theo giá, nó có tầm quan trọng lớn trong việc dự báo tăng trưởng dài hạn về
lượng cầu đối với nhiều sản phẩm quan trọng.
8. Độ co giãn chéo của cầu là tỷ lệ phần trăm tha đổi về lượng cầu của sản phẩm X do có sự tăng
lên 1 phần trăm về giá của sản phẩm Y; nói cách khác, nó bằng (dQX/dPY)(PY/QX). Nếu X và Y
là những hàng hóa thay thế, thì nó là dương, nếu chúng là những hàng hóa bổ sung, thì nó là âm.
Điều này rất quan trọng đối các nhà quản lý, bởi vì họ phải cố gắng để hiểu và dự báo ảnh
hưởng của những thay đổi về giá của các hãng khác đến doanh số của chính hãng mình.
9. Nếu một đường cầu là tuyến tính, thì độ co giãn của cầu theo giá thay đổi từ điểm này đến điểm
khác trên đường cầu. Khi giá tiến tới 0, độ co giãn của cầu theo giá cũng tiến tới 0. Khi lượng
cầu tiến tới 0, độ co giãn của cầu theo giá tiến tới âm vô cùng. Ngược lại, với một hàm cầu có
độ co giãn không đổi, thì độ co giãn của cầu theo giá là hằng số bất kể giá của sản phẩm thế nào.
Cả hàm cầu tuyến tính và hàm cầu có độ co giãn không đổi thường xuyên được nhà quản lý và
nhà kinh tế quản lý sử dụng.

Bài tập
1. Tập đoàn Dolan, hãng sản xuất động cơ nhỏ, xác định trong năm 2004 đường cầu sản phẩm của
nó là:
70
P = 2.000 - 50Q
trong đó P là giá (tính theo đô la) của một động cơ và Q là số động cơ bán ra mỗi tháng.
a. Để bán 20 động cơ mỗi tháng, Dolan sẽ phải đặt giá nào?
b. Nếu nó đặt ra mức giá 500$, thì Dolan sẽ bán được bao nhiêu động cơ mỗi tháng?
c. Độ co giãn của cầu theo giá là bao nhiêu nếu giá bằng 500$?
d. Tại mức giá nào, nếu có, thì cầu về động cơ của Dolan sẽ co giãn đơn vị?
2. Nhân viên tiếp thị của Công ty Johnson Robot báo cáo cho Giám đốc điều hành rằng đường cầu
về robot của công ty trong năm 2004 là:
P = 3.000 - 40Q
trong đó P là giá của một robot và Q là số lượng bán ra mỗi tháng
a. Xác định đường doanh thu biên của công ty.
b. Tại mức giá nào thì cầu về sản phẩm của công ty là co giãn theo giá?
c. Nếu công ty muốn tối đa hóa khối lượng doanh thu của mình, thì nó cần đặt mức giá nào?
3. Sau khi phân tích thống kê cẩn thận, Công ty Chidester kết luận rằng hàm cầu cho sản phẩm của
nó là:
Q = 500 - 3P + 2Pr + 0,1I
trong đó Q là lượng cầu về sản phẩm của nó, P là giá sản phẩm, Pr là giá sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh, và I là thu nhập khả dụng đầu người (bằng đô la). Hiện tại, P = 10$, Pr = 20$, và I =
6.000$.
a. Độ co giãn của cầu theo giá về sản phẩm của công ty là gì?
b. Độ co giãn của cầu theo thu nhập về sản phẩm của công ty là gì?
c. Độ co giãn chéo của cầu giữa sản phẩm của nó và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là gì?
d. Giả định tiềm ẩn về dân số trên thị trường này là gì?
4. Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn Haas đưa ra bản ghi nhớ cho ban quản lý hàng đầu của hãng
công ty trong đó ông lập luận cho việc giảm giá sản phẩm của hãng. Ông nói rằng việc giảm giá
như vậy sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
a. Giám đốc tiếp thị của hãng đáp lại bản ghi nhớ bằng việc chỉ ra rằng độ co giãn của cầu
theo giá về sản phẩm của hãng là khoảng - 0,5. Tại sao việc này lại có liên quan?
b. Chủ tịch của hãng đồng tình với ý kiến của phó chủ tịch điều hành. Bà ta có đúng hay không?
5. Theo J. Fred Bucy, cựu chủ tịch của Texas Instruments, công ty của ông đã liên tục tiến hành
các nghiên cứu chi tiết về độ co giãn của cầu theo giá cho từng sản phẩm chính của hãng để xác
định doanh thu của hãng tăng lên bao nhiêu nếu hãng thay đổi giá của mình đi một lượng cụ thể.
Ví dụ, Texas Instruments đã ước lượng ảnh hưởng của việc giảm 10% về giá của TI-55, một
máy tính cầm tay do công ty sản xuất, và liệu việc giảm giá như vậy có làm tăng doanh thu một
lượng đủ lớn để có được lợi nhuận.
Năm 1982, Texas Instruments giảm giá của máy tính gia đình 99/4A của nó từ 299$ xuống
199$, và đối thủ của nó đã làm theo một cách phù hợp. Nếu độ co giãn của cầu theo giá nhỏ hơn
- 1, thì việc giá giảm có làm tăng số tiền chi tiêu cho loại máy tính như vậy hay không?
6. The Hanover Manufacturing ty cho rằng đường cầu về sản phẩm của nó là:
P=5–Q

71
trong đó P là giá sản phẩm nó (tính bằng đô la) và Q là số triệu đơn vị sản phẩm của nó được
bán mỗi ngày. Gần đây nó đặt giá 1$ cho mỗi đơn vị sản phẩm của nó.
a. Hãy đánh giá sự khôn ngoan về chính sách đặt giá của công ty.
b. Một chuyên viên tiếp thị nói rằng độ co giãn của cầu theo giá về sản phẩm của hãng là -1,0.
Điều này có đúng hay không?
7. Trên cơ sở dữ liệu lịch sử, Richard Tennant đã kết luận: "Việc tiêu thụ thuốc lá là. . . [tương đối]
không nhạy cảm với sự thay đổi về giá. . . . Ngược lại, cầu về những thương hiệu riêng lẻ lại rất
co giãn trong phản ứng của nó với giá. . . . Ví dụ, năm 1918 Lucky Strike đã được bán trong một
thời gian ngắn với giá bán lẻ cao hơn so với Camel hoặc Chesterfield và nhanh chóng mất đi
một nửa hoạt động kinh doanh của mình "
a. Hãy giải thích tại sao cầu về một thương hiệu cụ thể lại co giãn hơn cầu về tất cả thuốc lá.
Nếu Lucky Strike tăng giá của nó lên 1% năm 1918, thì độ co giãn của cầu theo giá về sản
phẩm của nó có lớn hơn – 2 hay không?
b. Bạn có nghĩ rằng đường cầu về thuốc lá bây giờ là giống như vào năm 1918 không? Nếu
không, hãy mô tả chi tiết các yếu tố đã làm dịch chuyển đường cầu, và liệu mỗi yếu tố làm
dịch chuyển nó sang trái hay sang phải
8. Theo S. Sackrin của Bộ Nông nghiệp Mỹ, độ co giãn của cầu theo giá về thuốc lá là giữa -0,3 và
-0,4, và độ co giãn của cầu theo thu nhập là khoảng 0,5.
a. Giả sử chính phủ liên bang, bị ảnh hưởng của những phát hiện về sự liên quan giữa thuốc lá
và ung thư, đã áp đặt thuế lên thuốc lá làm tăng giá của họ lên 15%. Điều này sẽ có ảnh
hưởng gì đến việc tiêu thụ thuốc lá?
b. Giả sử một nhà môi giới khuyên bạn mua cổ phiếu về thuốc lá, vì nếu thu nhập tăng 50%
trong thập kỷ tới, thì doanh thu bán thuốc lá sẽ tăng lên rất lớn. Bạn sẽ phản ứng gì với lời
khuyên này?
9. Sử dụng khảo sát Pims (tác động của chiến lược thị trường tới lợi nhuận) về các hãng lớn ở Mỹ,
Michael Hagerty, James Carman, và Gary Russell đã ước lượng, tính trung bình, độ co giãn của
cầu theo quảng cáo chỉ khoảng 0,003. Điều này có chỉ ra các hãng chi tiêu quá nhiều vào quảng
cáo hay không?
10. Các nhà nghiên cứu thị trường tại Tập đoàn Lawrence ước lượng thấy hàm cầu về sản phẩm của
hãng là:
Q = 50P-1,5 I0,5
trong đó Q là lượng cầu, P là giá của sản phẩm, và I là thu nhập khả dụng đầu người. Chi phí
biên về sản phẩm của công ty ước tính là 10$. Dân số được giả định là hằng số.
a. Giá cho sản phẩm của nó là 20$. Đây có phải là giá tối ưu? Tại sao có hoặc tại sao không?
b. Nếu đó không phải là giá tối ưu, hãy viết bản ghi nhớ cho thấy giá có thể tốt hơn là gì và tại
sao.
11.
Công ty McCauley thuê một nhà tư vấn tiếp thị để ước lượng hàm cầu sản phẩm của nó. Các Tư
vấn kết luận rằng hàm cầu này là: Q = 100P-3,1I2,3A0,1
trong đó Q là lượng cầu trên đầu người mỗi tháng, P là giá sản phẩm (tính bằng đô la), I là thu
nhập khả dụng đầu người (tính bằng đô la), và A là chi tiêu quảng cáo của công ty (tính bằng
ngàn đô la).
a. Độ co giãn của cầu theo giá bằng bao nhiêu?
b. Việc tăng giá sẽ làm tăng hay giảm lượng tiền chi tiêu dành cho sản phẩm của McCauley?

72
c. Độ co giãn của cầu theo thu nhập bằng bao nhiêu?
d. Độ co giãn của cầu theo quảng cáo bằng bao nhiêu?
e. Nếu số dân tại các thị trường tăng lên 10 phần trăm, thì ảnh hưởng đến lượng cầu là gì nếu
P, I, và A là hằng số?
12. Tập đoàn Schmidt ước lượng rằng hàm cầu của nó: Q = 400 - 3P + 4I + 0,6A
trong đó Q là lượng cầu mỗi tháng, P là giá của sản phẩm này (tính bằng đô la), I là thu nhập
khả dụng đầu người (tính bằng nghìn đô la), và A là chi tiêu quảng cáo của công ty (tính bằng
nghìn đô la mỗi tháng). Dân số được giả định là hằng số.
a. Trong thập kỷ tới, thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ tăng 5.000$. Điều này sẽ có
ảnh hưởng gì đến doanh thu của hãng?
b. Nếu Schmidt muốn nâng giá của nó đủ để bù đắp ảnh hưởng của việc tăng thu nhập khả
dụng theo đầu người, thì nó phải tăng giá của mình lên bao nhiêu?
c. Nếu Schmidt tăng giá lên với số tiền này, thì nó sẽ làm tăng hay giảm độ co giãn của cầu
theo giá? Hãy giải thích. Hãy đảm bảo rằng câu trả lời của bạn phản ánh thực tế là độ co
giãn là một số âm.
13. Giám đốc tiếp thị của Công ty Summers phải xây dựng một đề xuất liên quan đến giá được đặt
cho một sản phẩm mới. Theo ước lượng tốt nhất sẵn có, chi phí biên của sản phẩm mới sẽ là 18$
và độ co giãn của cầu theo giá của sản phẩm là -3,0.
a. Cô ấy nên đưa ra dề xuất gì nếu Summers muốn tối đa hóa lợi nhuận?
b. Nếu đề xuất của cô ấy được chấp nhận, thì doanh thu biên của sản phẩm mới bằng bao
nhiêu?

73
Chương 4
Hành vi tiêu dùng và sự lựa chọn hợp lý
Cầu thị trường đã được thảo luận trong chương 3. Nhưng tổng cầu về một sản phẩm lại chính là
tổng tất cả các cầu cá nhân. Người tiêu dùng cá nhân hình thành cầu của họ về các loại sản phẩm như
thế nào? Những biến đã được thảo luận trong chương 3 (giá, thu nhập, quảng cáo, sở thích) ảnh hưởng
tới cầu cá nhân của người tiêu dùng về một sản phẩm như thế nào? Các hãng cần hiểu được sở thích của
người tiêu dùng là gì và người tiêu dùng bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào bởi những thay đổi của
các biến đó và những biến khác mà nhà quản lý có thể hoặc không thể kiểm soát được.
Chúng ta giả sử rằng người tiêu dùng là người hợp lý và muốn cực đại hóa lợi ích của mình. Lợi
ích này là một hàm của hàng hóa mà người ta tiêu dùng. Tuy nhiên, lượng hàng hóa của anh hay chị ta
có thể tiêu dùng bị rằng buộc bởi thu nhập. Vì vậy, bằng việc sử dụng phương pháp cực đại hóa có điều
kiện ở chương 2 chúng ta chỉ ra một đường cầu tiêu dùng được bắt nguồn như thế nào từ hành vi hợp lý
của một cá nhân cực đại hóa lợi ích của mình dựa vào giá hàng hóa, thị hiếu và sở thích về hàng hóa, và
thu nhập. Chúng ta phát triển những khái niệm về hàm lợi ích, đường bàng quan, đường ngân sách.
Bằng việc sử dụng chúng, chúng ta đưa ra đường cầu của người tiêu dùng về một loại hàng hóa (thực
phẩm). Chúng ta chỉ ra đường cầu của người tiêu dùng dịch chuyển như thế nào khi thu nhập thay đổi.
Nhiều hãng sử dụng các nhóm người tiêu dùng trọng điểm để giúp họ hiểu được những biến nào
ảnh hưởng tới cầu tiêu dùng và người tiêu dùng đánh đổi một biến này thay cho một biến khác như thế
nào. Ví dụ, công ty máy tính Dell đã quản lý các nhóm trọng điểm trong đó khách hàng ước lượng họ sẽ
trả bao nhiêu với một hàm số cho trước.
Các hãng thường sử dụng công ty nghiên cứu thị trường để điều tra người tiêu theo từng cá nhân
thông qua phỏng vấn trực tiếp, điện thoại hay sử dụng phiếu hỏi – tất cả đều nhằm tới việc đánh giá các
đặc trưng của cầu tiêu dùng.

4.1 Các đường bàng quan


Để làm mọi việc thật đơn giản, chúng ta giả sử rằng chỉ có hai loại hàng hóa - đồ ăn và quần áo.
Giả thiết này có thể dễ dàng được nới lỏng. Để hiểu lý thuyết về hàng vi người tiêu dùng, bạn phải biết
đường bàng quan là gì. Một đường bàng quan bao gồm những điểm thể hiện các bộ hàng hóa thị trường
mà giữa chúng người tiêu dùng có sở thích không khác nhau. Để minh họa, hãy xét Jennifer Popovich,
một người tiêu dùng ở South Pasadena, California. Đối với cô, các bộ hàng hóa thị trường nhất định –
tức là các tổ hợp đồ ăn và quần áo nhất định (chỉ có hàng hóa tiêu dùng) – đều được thích như nhau. Ví
dụ, cô có sở thích như nhau giữa một bộ hàng hóa thị trường gồm 50 cân đồ ăn và 5 bộ quần áo và một
bộ hàng hóa thị trường gồm 100 cân đồ ăn và 2 bộ quần áo. Hai bộ hàng hóa thị trường này có thể được
minh họa bằng hai điểm, K và L trong hình 4.1. Hơn nữa, các bộ hàng hóa thị trường khác mà mỗi bộ
trong số đó có thể được minh họa bằng một điểm trong hình 4.1, là những bộ hàng hóa cô Popovich có
cùng mong muốn như hai bộ hàng hóa trên được minh họa bằng các điểm K và L. Nếu chúng ta nối tất
cả các điểm này, thì chúng ta nhận được một đường cong thể hiện những bộ hàng hóa thị trường được
mong muốn như nhau đối với người tiêu dùng này. Trong trường hợp này của chúng ta, cô Popovich là
bàng quan đối với tất cả các bộ hàng hóa được thể hiện bởi các điểm nằm trên đường cong I1 trong hình
4.1. Do đó, đường I1 được gọi là một đường bàng quan.
Ba điều quan trọng cần chú ý về các đường bàng quan của người tiêu dùng là:

74
1. Một người tiêu dùng có nhiều đường bàng quan chứ không chỉ một đường. Nếu Popovich có sở
thích như nhau đối với tất cả các bộ hàng hóa thị trường được thể hiện bởi những điểm nằm trên
đường I2 trong hình 4.1, thì I2 là một trong những đường bàng quan khác của cô ấy. Hơn nữa,
một điều chắc chắn là cô thích bất cứ bộ hàng hóa thị trường nào trên đường I2 hơn so với bất cứ
bộ hàng hóa thị trường nào trên đường I1, vì I2 bao gồm các bộ hàng hóa thị trường với lượng
quần áo như nhau nhưng nhiều đồ ăn hơn (hay với lượng đồ ăn như nhau nhưng nhiều quần áo
hơn) so với các bộ hàng hóa thị trường trên đường I1. (Tất nhiên, người tiêu dùng đôi khi trở lên
bão hòa với một loại hàng hóa vì thế họ thích hàng hóa này ít hơn chứ không nhiều, nhưng để
đơn giản chúng ta giả định rằng trường hợp này không xảy ra ở đây). Vì thế, chắc chắn là các bộ
hàng hóa thị trường nằm trên đường bàng quan cao hơn như I2 phải được thích hơn những bộ
hàng hóa thị trường nằm trên đường bàng quan thấp hơn như I1.

Các đường cong I1 và I2 là hai đường bàng quan của cô Popovich.Mỗi đường thể hiện những bộ
hàng hóa thị trường được mong muốn như nhau đối với cô Popovich.
Hình 4.1 Hai đường bàng quan của cô Popovich
2. Mỗi đường bàng quan đều dốc xuống sang bên phải, chừng nào người tiêu dùng còn thích nhiều
hàng hóa hơn là ít. Nếu hai bộ hàng hóa có cùng sự thỏa mãn như nhau đối với người tiêu dùng,
bộ hàng hóa thứ nhất có một loại hàng hóa nhiều hơn so với bộ thứ hai thì hàng hóa kia phải ít
hơn so với bộ thứ hai.
3. Các đường bàng quan không thể cắt nhau. Nếu chúng cắt nhau, thì điều này mâu thuẫn với giả
thiết cho rằng nhiều hàng hóa thích hơn so với ít hàng hóa. Ví dụ, giả sử đường I1 và I2 trong
hình 4.2 là hai đường bàng quan và chúng cắt nhau. Nếu điều này xảy ra, thì bộ hàng hóa thị
trường thể hiện bởi điểm D là tương đương với bộ hàng hóa thể hiện bởi điểm C trong con mắt
người tiêu dùng, vì hai điểm này cùng nằm trên đường bàng quan I1. Hơn nữa, bộ hàng hóa thị
trường thể hiện bởi điểm E là tương đương với bộ hàng hóa thể hiện bởi điểm C trong con mắt
người tiêu dùng, vì hai điểm này cùng nằm trên đường bằng quan I2. Và điều này có nghĩa rằng
bộ hàng hóa thị trường được thể hiện bởi điểm E phải tương đương với bộ hàng hóa thể hiện bởi
điểm D trong con mắt người tiêu dùng. Nhưng điều này không thể xảy ra được bởi vì bộ hàng
hóa thị trường tại điểm E chứa cùng số lượng đồ ăn nhưng nhiều hơn hai bộ quần áo so với bộ

75
hàng hóa thị trường tại điểm D. Do chúng ta đang giả thiết rằng nhiều hàng hóa thích hơn so với
ít hàng hóa, nên bộ hàng hóa thị trường tại E phải được thích hơn bộ hàng hóa thị trường tại D.

Các đường bàng quan không thể cắt nhau. Nếu xảy ra như vậy, thì người tiêu dùng có sở thích
giống nhau giữa C và D, vì cả hai cùng nằm trên đường bàng quan I1, và giữa E và C vì cả hai
nằm trên đường bàng quan I2. Nhưng điều này hàm ý rằng anh hay chị ta phải có sở thích như
nhau giữa điểm D và E, điều đó là không thể xảy ra vì E chứa cùng số lượng đồ ăn và nhiều hơn
hai bộ quần áo so với D, mà chúng ta giả thiết rằng nhiều hàng hóa thích hơn so với ít hàng hóa.
Hình 4.2 Các đường bàng quan cắt nhau: sự mâu thuẫn

4.2 Tỷ lệ thay thế biên


Một số người tiêu dùng đánh giá giá trị rất cao việc tăng thêm một đơn vị hàng hóa cụ thể; họ
sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ khác để có thêm một đơn vị hàng hóa đó. Những người tiêu dùng khác lại
không đánh giá cao việc tăng thêm một đơn vị hàng hóa đó tí nào; họ không bỏ ra một chút xíu bất cứ
thứ gì để có thêm một đơn vị hàng hóa đó. Rõ ràng, trong việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, một
điều rất hữu ích là có được một thước đo về tầm quan trọng tương đối mà người tiêu dùng gắn với việc
mua thêm một đơn vị hàng hóa cụ thể. Thước đo mà các nhà kinh tế sử dụng được gọi là tỷ lệ thay thế
biên.
Tỷ lệ thay thế biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y được định nghĩa là số lượng hàng hóa Y
người tiêu dùng phải từ bỏ, sau khi nhận được thêm một đơn vị hàng hóa X, nhằm duy trị mức độ thỏa
mãn không đổi. Rõ ràng, số lượng hàng hóa Y người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ càng lớn để có thêm một
đơn vị hàng hóa X, thì hàng hóa X có tầm quan trọng càng nhiều (trong mối quan hệ với hàng hóa Y)
đối với người tiêu dùng. Để đo lường tỉ lệ thay thê biên, chúng ta có thể lấy độ dốc đường bàng quan
của người tiêu dùng và nhân độ dốc này với -1. Nó cho chúng ta số lượng hàng hóa Y mà người tiêu
dùng sẵn sàng từ bỏ để có thêm một đơn vị hàng hóa X.

76
Để minh họa, xét sở thích của người tiêu dùng theo những đặc điểm của xe ô tô. Hai đặc điểm
chủ chốt của một chiếc xe ô tô là kiểu dáng và sự vận hành (ví dụ, tốc độ, số dặm đi được với mỗi lít
xăng, và điều khiển). Một số người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi nhiều yếu tố kiểu dáng để tăng thêm
một chút yếu tố vận hành. Với những người tiêu dùng này, đường bàng quan trong hình 4.3 là khá dốc,
như phần bên trái trong hình 4.3. Tỷ lệ thay thế biên của vận hành với kiểu dáng là tương đối cao, do độ
dốc của đường bàng quang (nhân với -1) là tương đối lớn. Mặt khác, những người tiêu dùng khác sẵn
sàng đánh đổi nhiều yếu tố vận hành để thêm vài nét kiểu dáng. Với những người tiêu dùng này, đường
bàng quan trong hình 4.3 là tương đối phẳng, như phần bên phải trong hình 4.3. Tỷ lệ thay thế biên của
vận hành với kiểu dáng là tương đối thấp, do độ dốc của đường bàng quan (nhân với) -1 là tương đối
nhỏ.

Phần bên trái cho thấy các đường bàng quan của người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi nhiều kiểu
dáng để có thêm một ít tính năng vận hành. Phần bên phải chỉ ra đường bàng quan của người
tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi nhiều tính năng vận hành để lấy thêm một chút kiểu dáng..
Hinh 4.3 Các đường bàng quan của người tiêu dùng với tỷ lệ thay thế biên cao và thấp
giữa vận hành với kiểu dáng

4.3 Khái niệm lợi ích


Như chúng ta đã thấy, đường bàng quan của người tiêu dùng là sự minh họa về thị hiếu của anh
hay chị ta. Căn cứ vào tất cả các đường bàng quan của một người tiêu dùng cụ thể, chúng ta gắn một
con số, một lợi ích, với mỗi đường của các bộ hàng hóa thị trường mà anh hay chị ta có thể đối mặt. Lợi
ích này chỉ ra mức độ thỏa mãn hay sở thích mà người tiêu dùng này gắn với bộ hàng hóa thị trường.
Cụ thể hơn, nó tóm lược thứ bậc sở thích về các bộ hàng hóa thị trường. Do tất cả các bộ hàng hóa trên
một đường bàng quan cho trước mang lại cùng một mức độ thỏa mãn, nên chúng có lợi ích như nhau.
Những bộ hàng hóa thị trường nằm trên đường bàng quan cao hơn có lợi ích lớn hơn so với những bộ
hàng hóa thị trường nằm trên đường bàng quan thấp hơn.
Lý do tại sao chúng ta gắn những lợi ích này với các bộ hàng hóa thị trường là, một khi điều đó
được làm, thì chỉ nhìn thoáng qua là chúng ta có thể nói bộ hàng hóa thị trường nào người tiêu dùng

77
thích hơn so với bộ hàng hóa thị trường khác. Nếu lợi ích gắn với một bộ hàng hóa thị trường là cao hơn
lợi ích gắn với bộ hàng hóa thị trường khác thì người tiêu dùng thích bộ hàng hóa thứ nhất hơn bộ hàng
hóa thứ hai. Nếu lợi ích gắn với bộ hàng hóa đầu tiên là thấp hơn lợi ích gắn với bộ hàng hóa thứ hai, thì
anh hay chị ta thích bộ thứ hai hơn bộ thứ nhất. Nếu lợi ích gắn với bộ hàng hóa thị trường thứ nhất
bằng lợi ích gắn với bộ hàng hóa thị trường thứ hai, thì anh hay chị ta là bàng quan giữa hai bộ hàng hóa
thị trường.
Chúng ta cần chọn những lợi ích này như thế nào? Dù làm thế nào, thì chừng nào các bộ hàng
hóa thị trường cùng nằm trên một đường bàng quan đều nhận lợi ích giống nhau và bộ hàng hóa thị
trường nằm trên đường bàng quan cao hơn có lợi ích lớn hơn so với bộ hàng hóa thị trường nằm trên
đường bàng quan thấp hơn. Ví dụ, nếu người tiêu dùng thích bộ hàng hóa thị trường R hơn so với bộ
hàng hóa thị trường S, và bộ hàng hóa thị trường S thích hơn so với bộ hàng hóa thị trường T, thì lợi ích
của bộ hàng hóa thị trường R phải lớn hơn lợi ích của bộ hàng hóa thị trường S, và lợi ích của bộ hàng
hóa thị trường S phải lớn hơn lợi ích của bộ hàng hóa thị trường T. Nhưng bất kỳ bộ chữ số nào thích
ứng với những yêu cầu đó thì đều là một thước đo lợi ích phù hợp. Vì vậy, lợi ích của các bộ hàng hóa
thị trường R, S, và T có thể tương ứng là 30, 20, và 10 hay 6, 5, 4. Cả hai bộ số này là những thước đo
lợi ích phù hợp, vì tất cả đều tính đến việc lợi ích của bộ hàng hóa thị trường R là lớn hơn lợi ích của bộ
hàng hóa thị trường S, tiếp đến là cao hơn lợi ích của bộ hàng hóa thị trường T. Nói cách khác, cả hai
đều đưa ra một cách sắp thứ tự hay sắp xếp thứ hạng đúng về các bộ hàng hóa thị trường theo các mức
độ thỏa mãn của người tiêu dùng.

4.4 Đường Ngân Sách


Người tiêu dùng thích cực đại hóa lợi ích của mình, điều này có nghĩa anh hay chị ta muốn đạt
tới đường bàng quan cao nhất có thể được. Nhưng liệu có thể đạt tới được một đường bàng quan cụ thể
hay không còn phụ thuộc vào thu nhập bằng tiền của người tiêu dùng và giá của các loại hàng hóa.
Chính xác ra giới hạn nào áp đặt lên qui mô mức thu nhập bằng tiền của anh hay chị ta và bản chất của
giá các hàng hóaì? Để đưa ra cụ thể, chúng ta quay lại cô Jennifer Popovich. Giả định rằng tổng thu
nhập của cô ấy mỗi tuần là 600$ và cô ấy có thế chi tiêu số tiền thu nhập này chỉ cho hai hàng hóa, đồ
ăn và quần áo. Không cần nói, cũng thấy giả định chỉ có hai loại hàng hóa tồn tại là không thực tế,
nhưng để nhắc lại điều đã nói trước đây, sự đơn giản hóa này làm cho việc trình bày mô hình dễ hơn, và
kết quả của nó có thể dễ dàng tổng quát hóa cho những trường hợp tồn tại nhiều hơn hai hàng hóa.
Trong hoàn cảnh này, câu trả lời cô Popovich có thể mua bao nhiêu hàng hóa mỗi loại phụ thuộc
vào giá của mỗi cân đồ ăn và giá của một bộ quần áo. Giả sử giá của 1 cân đồ ăn là 3$ và giá của một bộ
quần áo là 60$. Khi đó, nếu cô chi tiêu tất cả thu nhập của mình vào đồ ăn thì cô có thể mua được 200
cân đồ ăn mỗi tuần. Mặt khác, nếu cô chi tiêu tất cả thu nhập của mình vào quần áo thì cô có thể mua 10
bộ quần áo mỗi tuần. Hoặc nếu muốn, cô có thể mua một số đồ ăn và một số quần áo. Có rất nhiều cách
kết hợp một số đồ ăn và quần áo mà cô có thể mua, và mỗi kết hợp như vậy có thể được minh họa bằng
một điểm trên đường thẳng trong hình 4.4. Đường thẳng này gọi là đường ngân sách của cô ta. Một
đường ngân sách của người tiêu dùng cho biết các bộ hàng hóa thị trường mà anh hay chị ấy có thể
mua được, dựa trên thu nhập của người tiêu dùng này và giá hàng hóa phổ biến trên thị trường
Để thu được phương trình về đường ngân sách của Jenneifer Popovich, lưu ý rằng
YPf + XPc = I (4.1)
trong đó Y là lượng đồ ăn, X là lượng quần áo cô ấy mua, Pf là giá đồ ăn, Pc là giá quần áo, và I là thu
nhập của cô. Vế trái của phương trình (4.1) bằng tổng số tiền cô chi tiêu cho đồ ăn và quần áo; điều mà
phương trình (4.1) nói đến là số tiền này phải bằng với thu nhập của cô. Để đơn giản, chúng ta giả thiết
rằng cô ấy không tiết kiệm. (Giả thiết này có thể được nới lỏng.) Giải phương trình (4.1) cho Y, chúng
ta được
I P
Y= – C .X (4.2)
Pf Pf
78
đây là phương trình đường ngân sách của cô.

Đường ngân sách của người tiêu dùng cho thấy những bộ hàng hóa thị trường có thểmua được,
dựa trên thu nhập của người tiêu dùng và giá phổ biến của hàng hóa. Đường ngân sách này giả
định thu nhập của bà Popovich là 60$ mỗi tuần, giá của 1 cân đồ ăn là 3$, và giá của một bộ
quần áo là 60$
Hình 4.4 Đường ngân sách của cô Popovich
Một sự dịch chuyển đường ngân sách xảy ra nếu có những thay đổi về thu nhập bằng tiền của
của người tiêu dùng hay giá của các hàng hóa. Đặc biệt, việc tăng thu nhập bằng tiền có nghĩa rằng
đường ngân sách dịch lên, và việc giảm thu nhập bằng tiền có nghĩa rằng đường ngân sách dịch xuống
(song song với đường ban đầu vì sự thay đổi của I không ảnh hưởng tới độ dốc). Điều này được minh
họa trong hình 4.5, nó cho thấy đường ngân sách của cô Popovich tại các mức thu nhập bằng tiền là
300$, 600$, 900$ mỗi tuần. Đường ngân sách của cô dịch lên trên khi thu nhập tăng.
Giá các hàng hóa cũng tác động tới đường ngân sách. Việc giảm giá của một loại hàng hóa làm
cho đường ngân sách cắt trục của hàng hóa này tại một điểm xa gốc tọa độ hơn điểm ban đầu. Hình 4.6
chỉ ra đường ngân sách của Popovich khi giá của 1 cân đồ ăn bằng 3$ và khi nó bằng 6$. Bạn có thể
thấy đường ngân sách này cắt trục tung, hay trục đồ ăn, xa gốc tọa độ hơn khi giá đồ ăn là 3$ mỗi cân.
Sở dĩ như vậy vì việc thay đổi giá đồ ăn làm thay đổi độ dốc của đường ngân sách, nó bằng -Pc/Pf (như
được chỉ ra trong phương trình (4.2))

79
Thu nhập của người tiêu dùng càng nhều thì đường ngân sách càng cao. Khi giữ giá của các
hàng hóa không đổi thì độ dốc của đường ngân sách không thay đổi.
Hình 4.5 Đường ngân sách của Popovich tại các mức thu nhập bằng tiền
là 300$, 600$ và 900$ mỗi tuần.

Giữ không đổi mức thu nhập bằng tiền của Popovich tại 600$ mỗi tuần và giá một bộ quần áo
tại 60$, đường ngân sách cắt trục tung xa gốc tọa độ hơn khi giá đồ ăn là 3$ so với khi nó bằng
$6.
Hình 4.6 Đường ngân sách của cô Popovich tại mức giá đồ ăn bằng 3$ và 6$ mỗi cân.

80
4.5 Bộ hàng hóa thị trường cân bằng
Cho trước đường bàng quan và đường ngân sách của người tiêu dùng, chúng ta xác định được
ngay bộ hàng hóa thị trường cân bằng của người tiêu dùng – bộ hàng hóa thị trường này, nằm trong số
tất cả những bộ hàng hóa người tiêu có thể mua, nhưng nó mang lại lợi ích cực đại. Bước đầu tiên là kết
hợp đường bàng quan với đường ngân sách trên cùng một đồ thị. Hình 4.7 hợp nhất các đường bàng
quan của cô Popovich (hình 4.1) và đường ngân sách của cô (hình 4.4). Căn cứ vào những thông tin
được tập hợp trong hình 4.7, dễ dàng xác định được bộ hàng hóa thị trường cân bằng của cô. Các đường
bàng quan của cô cho thấy cô muốn gì: cụ thể, cô ấy muốn đạt được đường bàng quan cao nhất có thể.
Vì vậy, cô ấy thích chọn đường bàng quan I2 hơn đường bàng quan I1 và đường bàng quan I3 hơn đường
bàng quan I2. Nhưng, như chúng ta nhấn mạnh cô không thể chọn bất cứ bộ hàng hóa thị trường nào cô
thích. Đường ngân sách cho thấy thu nhập của cô và giá hàng hóa cho phép cô mua bộ hàng hóa thị
trường nào. Do đó, cô phải chọn bộ hàng hóa thị trường nào đó trên đường ngân sách của mình.
Rõ ràng, sự lựa chọn của người tiêu dùng chung qui lại là tiến hành chọn bộ hàng hóa thị
trường nằm trên đường ngân sách mà nó lại nằm trên đường bàng quan cao nhất. Đó là bộ hàng hóa
thị trường cân bằng. Ví dụ, bộ hàng hóa thị trường cân bằng của cô Popovich là điểm H trong hình 4.7;
nó gồm 100 cân đồ ăn và 5 bộ quần áo mỗi tuần. Đây là bộ hàng hóa thị trường cân bằng của cô bởi vì
bất kỳ bộ hàng hóa thị trường khác nào nằm trên đường ngân sách đều nằm trên một đường bàng quan
thấp hơn so với điểm H. Nhưng, một người tiêu dùng nào đó có chọn bộ hàng hóa thị trường này giống
cô Popovich hay không? Thực tế là, phải mất thời gian để người tiêu dùng này phát hiện ra rằng đây là
bộ hàng hóa thị trường tốt nhất cho anh hay chị ta dưới hoàn cảnh đó, nhưng cuối cùng người ta kỳ
vọng người tiêu dùng đi đến hành động theo cách được dự đoán.

Bộ hàng hóa thị trường cân bằng của Popovich tại điểm H, gồm 100 cân đồ ăn và 5 bộ quần áo.
Đó là điểm trên đường ngân sách và nó nằm trên đường bàng quan cao nhất cô ấy có thể đạt
được, I2.
Hình 4.7 Cân bằng thị trường hàng hóa

81
4.6 Cực đại hóa lợi ích: Một tiếp cận chi tiết hơn
Chúng ta hãy xét chi tiết hơn bộ hàng hóa thị trường tại điểm H, bộ hàng hóa thị trường mà cô
Popovich chọn. Rõ ràng, bộ hàng hóa thị trường này là điểm tại đó đường ngân sách tiếp xúc với một
đường bàng quan. Do độ dốc này của đường bàng quan bằng -1 nhân với tỷ lệ thay thế biên của quần áo
cho đồ ăn (xem mục 4.2) và độ dốc của đường ngân sách bằng –Pc/ Pf (xem mục 4.4), nên suy ra cô
Popovich khi cực đại hóa lợi ích sẽ chọn trạng thái cân bằng để phân bổ thu nhập của mình giữa đồ ăn
và quần áo sao cho
MRS = Pc/Pf (4.7)
trong đó MRS là tỷ lệ thay thế biên của quần áo cho đồ ăn.
Để hiểu được điều này có ý nghĩa là gì, nhắc lại rằng tỷ lệ thay thế biên là tỷ lệ mà tại đó người
tiêu dùng sẵn sàng thay thế quần áo cho đồ ăn, mà vẫn giữ cho tổng mức độ thỏa mãn của anh hay chị ta
là không đổi. Do đó, nếu tỷ lệ thay thế biên bằng 4, thì người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ 4 cân đồ ăn để
nhận được thêm một bộ quần áo. Mặt khác, tỷ lệ giá, Pc/Pf là tỷ lệ tại đó người tiêu dùng có khả năng
thay thế quần áo cho đồ ăn. Như vậy, nếu Pc/Pf bằng 3, thì anh hay chị ta phải từ bỏ 3 cân đồ ăn để nhận
được thêm một bộ quần áo.
Điều mà phương trình (4.7) nói tới là: Tỷ lệ mà tại đó người tiêu dùng sẵn sàng thay thế quần áo
cho đồ ăn (giữ cho mức độ thỏa mãn không đổi) phải bằng với tỷ lệ mà tại đó anh hay chị ta có khả
năng thay thế quần áo cho đồ ăn. Trái lại, luôn có thể tìm được một bộ hàng hóa thị trường khác làm
tăng mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng. Dĩ nhiên, điều này có ý nghĩa bộ hàng hóa thị trường đưa ra
đó không phải là bộ hàng hóa thị trường làm cực đại mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng.
Để minh họa, giả sử rằng cô Popovich chọn một bộ hàng hàng hóa thị trường tại đó tỷ lệ thay
thế biên của quần áo cho đồ ăn bằng 4. Giả sử tỷ số giá Pc/Pf bằng 3. Nếu ở tình huống này, cô Popovich
có thể nhận đươc thêm một bộ quần áo nếu cô mua ít hơn 3 cân đồ ăn, vì tỷ số giá bằng 3. Nhưng một
bộ quần áo tăng thêm lại có giá trị bằng 4 cân đồ ăn đối với cô, vì tỷ lệ thay thế biên bằng 4. Do đó, cô
ấy có thể tăng mức độ thỏa mãn bằng cách thay thế quần áo cho đồ ăn – và điều này sẽ tiếp tục tiếp diễn
chừng nào tỷ lệ thay thế biên còn lớn hơn tỷ số giá. Ngược lại, nếu tỷ lệ thay thế biên nhỏ hơn tỷ số giá,
thì cô Popovich có thể tăng mức độ thỏa mãn bằng cách thay thế đồ ăn cho quần áo. Chỉ khi nào tỷ lệ
thay thế biên bằng với tỷ số giá thì bộ hàng hóa thị trường của cô mới làm cực đại lợi ích của mình.

4.7 Giải pháp góc


Trong khi ở tình huống này cô Popovich chọn bộ hàng hóa thị trường nơi đường ngân sách tiếp
xúc với một đường bàng quan (bộ hàng hóa thị trường tại điểm H trong hình 4.7), thì điều này không
phải luôn luôn đúng. Cụ thể, người tiêu dùng có thể hoàn toàn không tiêu dùng một loại hàng hóa nào
đó bởi ngay chỉ một lượng rất nhỏ hàng hóa này (hay một lượng tối thiểu hàng hóa này mà người tiêu
dùng có thể mua) đều có giá trị ít hơn đối với người tiêu dùng so với chi phí của nó. Ví dụ, mặc dù thu
nhập bằng tiền của bạn có thể đủ lớn để có được một ít trứng cá muối Beluga (loại bạn rất thích), nhưng
có thể hoàn toàn không mua vì ngay cả một chút cũng có giá trị nhỏ hơn đối với bạn so với chi phí nếu
như mua nó.
Hình 4.8 cho thấy tình huống này bằng đồ thị. Để đơn giản, chúng ta giả định rằng chỉ có hai
loại hàng hóa, trứng cá muối Beluga và bánh pizza. Căn cứ vào vị trí của các đường bàng quan, bạn sẽ
cực đại hóa lợi ích bằng việc chọn bộ hàng hóa thị trường W, nó gồm tất cả bánh pizza và không có
trứng cá muối Beluga tí nào. Đây là bộ hàng hóa thị trường cực đại hóa lợi ích của bạn bởi nó là đường
bàng quan cao hơn so với bất kỳ bộ hàng hóa thị trường nào khác nằm trên đường ngân sách. Nó là một
giải pháp góc, trong đó đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất có thể đạt được dọc
trên một trục (trong trường hợp này là trục tung).

82
Nếu người tiêu dùng mua cả hai loại hàng hóa, thì tỷ lệ thay thế biên phải bằng tỷ số giá khi lợi
ích được cực đại. Điều này được chỉ ra trong phần trước. Nhưng nếu người tiêu dùng không mua cả hai
loại hàng hóa, thì không xảy ra trường hợp đó.

Bộ hàng hóa thị trường làm cực đại lợi ích của bạn là W, nó nằm trên trục tung
Hình 4.8 Giải pháp góc

4.8 Trình bày quá trình lựa chọn hợp lý


Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng được sử dụng trong thực tế là gì? Cuối chương này, chúng
ta sẽ mô tả lý thuyết này này giúp chúng ta giải thích và phân tích đường cầu như thế nào, nhưng bây
giờ chúng ta muốn nhấn mạnh rằng, ngoài tính hữu ích của nó như là một công cụ lý thuyết, thì nó còn
được áp dụng cho việc ra quyết định trong thực tế. Có nhiều vấn đề mà mọi người và các tổ chức phải
đối mặt là kiểu vấn đề sau: con người hay tổ chức có một số lượng tiền nhất định để chi tiêu và phải
quyết định phân bổ bao nhiêu cho nhiều việc sử dụng khác nhau. Ví dụ, một người có một lượng thu
nhập bằng tiền nhất định, và vấn đề là chi tiêu bao nhiêu cho các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau.
Hoặc một tổ chức từ thiện như quỹ Ford phải xác định phân bổ tiền của mình mỗi năm bao nhiêu cho
các loại đích giáo dục và nghiên cứu khác nhau.
Đối mặt với một vấn đề loại này, mô hình về hành vi người tiêu dùng của nhà kinh tế có thể có
những trợ giúp nhất định. Tất cả những vấn đề này về cơ bản giống như vấn đề mà người tiêu dùng phải
đối mặt, và mô hình về hành vi người tiêu dùng của nhà kinh tế cho thấy cách tiếp cận hợp lý đối với
giải pháp của họ. Vì vậy, mô hình này không chỉ áp dụng cho người tiêu dùng. Nó rất hữu ích cho bất
cứ tình huống nào mà một người hay một tổ chức phải phân bổ một lượng tiền cố định cho những sử
dụng có thể lựa chọn thay thế. Mô hình này rộng hơn nhiều so với một lý thuyết về hành vi người tiêu
dùng; nó là một lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý. Tức là, nó là một lý thuyết cho thấy người ta cần làm
thế để khi đưa ra lựa chọn.
Một mô hình giống như vậy là rất hữu ích bởi vì nó chỉ ra những yếu tố nào là quan trọng đối
với người ra quyết định và các yếu tố này cần được kết hợp như thế nào để đưa ra một quyết định. Thoạt
đầu, việc trình bày này có thể không có nhiều ý nghĩa, nhưng đặt bạn vào vị trí của những người ra
quyết định. Họ có nhiều yếu tố phải cân nhắc và cố gắng để đánh giá khi đi đến một quyết định. Họ gặp
may nếu họ nhìn ra những yếu tố sai hay đưa vào những yếu tố có trọng lượng hợp lý. Mô hình hành vi

83
người tiêu dùng của nhà kinh tế là hữu ích trong việc chỉ ra các yếu tố nào có liên quan và chúng được
sử dụng như thế nào.
Trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ giải thích chi tiết mô hình này có thể ứng dụng giúp
cải tiến việc ra quyết định quản lý như thế nào. Còn bây giờ, bạn có thể thử giải bài tập 11 ở cuối
chương này. Xem liệu bạn có thể chỉ ra mô hình này làm sáng tỏ như thế nào về sự lựa chọn của một
bang giữa giao thông quá cảnh và đường cao tốc. (Câu trả lời cho ở cuối cuốn sách).

4.9 Dẫn xuất đường cầu cá nhân


Đường cầu cá nhân của một người tiêu dùng cho biết anh hay chị ta mua được bao nhiêu hàng
hóa tại những mức giá khác nhau của hàng hóa này (khi giá các hàng hóa khác và thu nhập của người
tiêu dùng là giữ nguyên không đổi). Trong mục này, chúng ta chỉ ra lý thuyết có thể được sử dụng như
thế nào để dẫn xuất ra đường cầu của người tiêu dùng. Cụ thể, chúng ta quay lại tình huống của cô
Popovich và chỉ ra đường cầu của cô về đồ ăn có thể được dẫn xuất như thế nào.

Nếu giá của 1 cân đồ ăn là 3$ thì đường ngân sách của cô Popovich là đường mà bộ hàng hóa
cân bằng thị trường của cô đạt tại điểm H, tại đó cô mua 100 cân đồ ăn mỗi tuần. Nếu giá của
1kg đồ ăn là 6$ thì đường ngân sách của cô Popovich là đường mà bộ hàng hóa cân bằng thị
trường của cô đạt tại điểm K, tại đó cô mua 50 cân đồ ăn mỗi tuần.
Hình 4.9 Ảnh hưởng của sự thay đổi giá đến bộ hàng hóa cân bằng thị trường của
Popovich.
Giả định rằng chỉ có những hàng hóa là đồ ăn và quần áo, thu nhập của cô Popovich hàng tuần
là 600$, và giá quần áo là 60$ mỗi bộ, đường ngân sách của cô Popovich là đường ngân sách 1 trong
hình 4.9 khi giá đồ ăn là 3$ kg mỗi cân. Như chúng ta thấy trong hình 4.7, cô Popovich sẽ mua 100 cân
đồ ăn mỗi tuần dưới điều kiện này.
Nhưng nếu giá đồ ăn tăng lên 6$ mỗi cân, thu nhập và giá quần áo vẫn giữ nguyên không đổi,
thì đường ngân sách của cô là đường ngân sách 2 trong hình 4.9 và cô đạt được đường bàng quan cao
nhất của mình, I1, bằng bằng cách chọn bộ hàng hóa thị trường tương ứng với điểm K, một bộ hàng hóa
84
thị trường gồm 50 cân đồ ăn mỗi tuần. Vì vậy, nếu giá của đồ ăn là 6$ mỗi cân, thì cô sẽ mua 50 cân đồ
ăn mỗi tuần.
Chúng ta đã dẫn xuất ra hai điểm trên đường cầu cá nhân về đồ ăn của cô Popovich, những điểm
này tương ứng với giá của đồ ăn là 3$ và 6$ mỗi cân. Hình 4.10 cho thấy hai điểm này là U và V. Để
thu được nhiều điểm hơn trên đường cầu cá nhân về đồ ăn của cô, những gì chúng ta phải làm là giả
định một giá cụ thể của đồ ăn, xây dựng một đường ngân sách tương ứng với mức giá này (giữ nguyên
thu nhập và giá quần áo không thay đổi), và tìm bộ hàng hóa thị trường trên đường ngân sách đó mà
nằm trên đường bàng quan cao nhất của cô. Chấm lượng đồ ăn trong bộ hàng hóa thị trường này ứng
với mức giá đồ ăn đã được giả định, chúng ta thu được một điểm mới trên đường cầu cá nhân của cô về
đồ ăn. Nối tất cả những điểm này lại, chúng ta có được đường cầu cá nhân hoàn chỉnh của cô về đồ ăn,
như chỉ ra trong hình 4.10. (Trong tình huống này, số lượng quần áo được tiêu dùng là như nhau trong
hai kịch bản đặt giá của đồ ăn. Điều này không nhất thiết luôn phải như vậy).

4.10 Dẫn xuất đường cầu thị trường


Chúng ta vừa mô tả xong mỗi đường cầu cá nhân của người tiêu dùng về một loại hàng hóa có
thể được hình thành như thế nào, căn cứ vào thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng cũng như là giá
của các loại hàng hóa khác. Giả định rằng chúng ta đạt được đường cầu cá nhân của mỗi người tiêu trên
thị trường. Những đường cầu cá nhân này được sử dụng như thế nào để dẫn xuất ra đường cầu thị
trường?

Đường cầu cá nhân về đồ ăn của Popovich cho biết lượng đồ ăn cô mua tại các mức giá khác
nhau.
Hình 4.10 Đường cầu cá nhân về đồ ăn của cô Popovich
Câu trả lời là dễ dàng. Để hình thành những đường cầu thị trường, chúng ta lấy tổng theo chiều
ngang của tất cả các đường cầu cá nhân. Nói cách khác, để tìm được tổng lượng cầu trên thị trường tại
một mức giá nhất định, chúng ta cọng tất cả lượng cầu của tất cả người tiêu dùng cá nhân tại mức giá
đó.
Bảng 4.1 cho thấy các đường cầu cá nhân về đồ ăn của bốn gia đình: gia đình Millers, Sarafians,
Chases, và Grubers. Để đơn giản, giả định rằng bốn gia đình này tạo ra toàn bộ thị trường đồ ăn. (Giả
định này có thể dễ dàng được nới nỏng; nó chỉ làm mọi thứ đơn giản). Khi đó, đường cầu thị trường về

85
đồ ăn được đưa ra trong cột cuối cùng bảng 4.1. Hình 4.11 cho thấy những đường cầu cá nhân của các
gia đình này về đồ ăn cũng như kết quả đường cầu thị trường.

Bảng 4.1 Những đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường về đồ ăn

Đường cầu thị trường là đường tổng theo chiều ngang của tất cả các đường cầu cá nhân
Hình 4.11 Những đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường về đồ ăn
Để minh họa đường cầu thị trường được hình thành từ các đường đường cầu cá nhân như thế
nào, giả định rằng giá đồ ăn là 3$ mỗi cân. Khi đó, tổng lương cầu thị trường là 103 (trăm cân) mỗi
tháng, vì đó là tổng lượng cầu tại mức giá này của bốn gia đình. (Như đã chỉ ra trong bảng 4.1, tổng này
bằng 51.0 + 45.0 + 5.0 + 2.0, hay 103 (trăm cân)).

4.11 Thặng dư tiêu dùng


Một trong những bài học quan trọng nhất của việc phân tích cầu là người tiêu dùng cá nhân có
thể đánh giá giá trị một loại hàng hóa cao hơn giá thị trường của nó. Đây là môt điều đơn giản nhưng là
một tưởng lớn. Một đường cầu cá nhân nói cho ta biết giá một đơn vị (Px) mà cá nhân đó sẵn sàng trả để
mua một số lượng đơn vị cho trước về một sản phẩm (chẳng hạn là X). Bởi vì đường cầu thị trường
(thường xuyên) có độ dốc xuống, nên đường này chỉ ra rằng người tiêu dùng đánh giá giá trị hàng hóa
86
thứ X – 1, X – 2, vân vân với mức độ lớn hơn giá trị của hàng hóa thứ X được mua (chẳng hạn, tại các
mức giá Px-1, Px-2). Mức giá đánh giá giá trị cho mỗi đơn vị lượng cầu được gọi là giá định trước của
người tiêu dùng cho đơn vị hàng hóa cụ thể đó.
Sự khác nhau giữa lượng tiền mà một cá nhân sẵn sàng trả và lượng tiền mà cá nhân đó phải trả
cho một đơn vị hàng hóa được gọi là thặng dư tiêu dùng. Có thể nói, thặng dư tiêu dùng bằng giá định
trước trừ đi giá thực tế phải trả.
Khi một giá thị trường được xác định, trong một bối cảnh thị trường, cá nhân cuối cùng (hay
nhóm các cá nhân) mua hàng hóa này thì cá nhân đó có giá định trước bằng giá thị trường. Tất cả những
người khác mua hàng hóa này đều có giá định trước lớn hơn giá thị trường này. Do đó, tất cả các cá
nhân này đều “thu được” một thặng dư tiêu dùng, vì họ trả cho hàng hóa này ít hơn mức họ sẵn sàng
thanh toán. Nếu chúng ta gộp tất cả các thặng dư tiêu dùng của các cá nhân, thì chúng ta có thặng dư
tiêu dùng cho hàng hóa này tại mức giá đó. Đơn giản là, thặng dư tiêu dùng cho một hàng hóa là phần
diện tích phía dưới đường cầu nhưng ở trên mức giá phải trả, diện tích A trong hình 4.12.

Thặng dư tiêu dùng cho một cá nhân là diện tích dưới đường cầu nhưng ở phía trên mức giá (P x)
phải trả (diện tích A). Định nghĩa tương tự áp dụng cho một đường cầu thị trường.
Hình 4.12. Thặng dư tiêu dùng cho một giá của Px
Chúng ta có nhiều điều để nói về thặng dư tiêu dùng trong các chương sau, khi chúng ta đưa ra ý
tưởng tương tự gắn với sản xuất của thị trường, gọi là thặng dư sản xuất, và tổng thặng dư tiêu dùng và
thặng dư sản xuất, gọi là tổng thặng dư. Các nhà kinh tế sử dụng những khái niệm này để mô tả hiệu quả
của các thị trường và lợi ích xã hội của những hoạt động chuyển giao trên thị trường. Bây giờ, chúng ta
đưa ra một quan sát đơn giản hơn. Là một nhà quản lý kinh doanh, chừng nào đường cầu thị trường về
hàng hóa và dịch vụ của bạn còn dốc xuống, thì bạn sẽ tạo ra doanh thu nhiều hơn cho hãng của mình
nếu bạn đặt giá cho mỗi người tiêu dùng mức giá định trước của anh hay chị ta hoặc nếu bạn có thể định
giá cao hơn cho nhóm người tiêu dùng đánh giá giá trị hàng hóa này cao hơn những người khác. Liên
quan đến việc đặt ra một mức giá thị trường, một chính sách như vậy có nghĩa để đoạt được một thặng
dư tiêu dùng nào đó cho lợi ích của hãng mình. Mặc dù có nhiều ràng buộc về pháp luật, hoạt động thực
tế, và kinh tế hạn chế quy mô mà hãng có thể đặt các mức giá khác nhau cho cùng một hàng hóa, nhưng
hoạt động này được phổ biến rất rộng. Các ví dụ như: vé máy bay, ô tô bán tại các đại lý nơi mà mặc cả

87
giá là chính và các hàng hóa và dịch vụ được chào bán với chiết khấu thông qua các hệ thống phiếu
giảm giá và khuyến mại đặc biệt khác.

Tóm tắt
1. Một đường bàng quan chứa các điểm thể hiện các bộ hàng hóa thị trường mà người tiêu dùng có
sở thích như nhau. Nếu người tiêu dùng thích nhiều hơn là ít về cả hai loại hàng hóa, thì một
đường bàng quan phải có một độ dốc âm.
2. Những bộ hàng hóa thị trường trên đường bàng quan cao hơn đem lại sự thỏa mãn lớn hơn so
với những bộ hàng hóa trên đường đường bàng quan thấp hơn. Lợi ích là một con số đo mức độ
thỏa mãn từ việc tiêu dùng một bộ hàng hóa cụ thể. Bộ hàng hóa có lợi ích cao được thích hơn
so với bộ hàng hóa thị trường có lợi ích thấp hơn.
3. Tỷ lệ thay thế biên cho biết người tiêu dùng phải từ bỏ bao nhiêu đơn vị của một loại hàng hóa
nếu tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa khác, nhằm giữ cho mức độ thỏa mãn không đổi. Để có
tỷ lệ thay thế biên, hãy nhân độ dốc của đường bàng quan với -1.
4. Đường ngân sách gồm tất cả các bộ hàng hóa thị trường mà người tiêu dùng có thể mua, dựa
trên thu nhập bằng tiền của anh hay chị ta và mỗi mức giá. Việc tăng thu nhập đẩy đường đường
ngân sách lên phía trên và song song với đường ngân sách cũ; sự thay đổi tỷ lệ giá làm thay đổi
độ dốc của đường ngân sách.
5. Để đạt được mức độ thỏa mãn cao nhất tương thích với đường ngân sách, người tiêu dùng phải
chọn bộ hàng hóa thị trường trên đường ngân sách đó và lại nằm trên đường bàng quan cao nhất.
Bộ hàng hóa thị trường này nằm tại điểm mà đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan
(trừ khi có một giải pháp góc).
6. Người tiêu dùng cực đại hóa lợi ích sẽ lựa chọn tại cân bằng để phân bổ thu nhập bằng tiền của
anh hay chị ta sao cho tỷ lệ thay thế biên của một hàng hóa cho một hàng hóa khác bằng với tỷ
lệ giá của hai hàng hóa này (trừ khi có giải pháp góc)
7. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng thường được sử dụng để thể hiện quá trình lựa chọn hợp lý.
Thông thường, một người hoặc một tổ chức có một lượng tiền nhất định để chi tiêu và phải
quyết định xem phân bổ bao nhiêu cho nhiều sử dụng khác nhau. Lý thuyết này chỉ ra những
quyết định như vậy được đưa ra như thế nào.
8. Đường cầu của một người tiêu dùng cho biết người tiêu dùng này sẽ mua bao nhiêu hàng hóa
đang nói tới tại các mức giá khác nhau của hàng hóa này, khi giá các hàng hóa khác và thu nhập
của người tiêu dùng này là không đổi. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng đươc sử dụng để dẫn
xuất ra đường cầu của người tiêu dùng, và đường cầu thị trường có thể thu được bằng cách lấy
tổng các đường cầu cá nhân theo chiều ngang.
9. Thặng dư tiêu dùng là mức chênh lệch giữa lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một
hàng hóa và lượng tiền người tiêu dùng trả cho hàng hóa đó trên thị trường. Các nhà quản lý
thông thái muốn đưa ra những chính sách đặt giá nhằm chiếm đoạt thặng dư tiêu dùng từ người
tiêu dùng.

Bài tập
1. Thị trường giày thể thao đã có thay đổi lớn trong đầu những năm 1990, với doanh số của giày đi
bộ tăng hơn 27 %, trong khi doanh số của những loại giày thể thao khác tăng rất chậm (hoặc
giảm). Theo Jim Reid của công ty Coleman, “Trẻ em thời kỳ bùng nổ dân số đang đến độ tuổi
thích làm mọi thứ với gia đình nhiều hơn so với các môn thể thao cá nhân.
a. Nếu một đứa trẻ đặc trưng thời kỳ bùng nổ dân số đánh giá mỗi đôi giày đi bộ bằng với hai
đôi giày chạy nó muốn có thì các đường bàng quan của nó (giữa giày đi bộ và giày chạy)

88
trông như thế nào? Giả định rằng điều này luôn đúng không kể bao nhiêu đôi giày mỗi loại
nó có.
b. Có phải chúng có hình dạng đặc trưng về các đường bàng quan? Tại sao có hoặc tại sao
không?
2. Trong những năm gần đây, doanh số loại bánh mì vòng nóng được tăng khoảng 30% mỗi năm.
Đã từng được xem là một loại đồ ăn dân tộc chỉ được ăn với pho mát kem và nước, thì bây giờ
loại bánh mì vòng này “đã trở thành một loại bánh rán mới mang đến văn phòng” như nhận xét
của Michael Goldstein từ của hiệu bánh mì Goldstein’s Bagel Bakery ở Pasadena, California.
Nhưng có một vấn đề với bánh mì vòng là chúng rất nhanh nguội. Theo lời của Ray Lahvic,
biên tập viên danh dự của tờ Bakery Production and Marketing, “thứ tồi tệ nhất trên thế giới là
bánh mì vòng nguội” Nếu một nhà nghiên cứu thị trường khẳng định rằng độ dốc các đường
bàng quan đặc trưng của người tiêu dùng giữa bánh mì vòng nóng và bánh mì vòng nguội là -1,
bạn có đồng ý với khẳng định này hay không? Tại sao có hoặc tại sao không?
3. Chấm trên đồ thị lượng thịt cừu cô Turner tiêu dùng theo trục tung và lượng gạo cô tiêu dùng
theo trục hoành. Hãy vẽ đường bàng quan bao chứa các bộ hàng hóa thị trường sau. Mỗi bộ
hàng hóa thị trường này đều mang lại độ thỏa mãn như nhau.

4. Trong bài tập trên, tỷ lệ thay thế biên của gạo cho thịt cừu là gì? Tỷ lệ thay thế biên này thay đổi
thế nào khi cô Turner tiêu dùng nhiều thịt cừu hơn và ít gạo đi? Điều này có thực tế hay không?
5. Giả sử Richard có mức thu nhập sau thuế là 500$ mỗi tuần và phải chi tiêu tất cả cho đồ ăn hay
quần áo. Nếu đồ ăn là 5$ mỗi cân và quần áo là 10$ mỗi bộ, hãy vẽ đường ngân sách trên đồ thị,
trong đó lượng đồ ăn được đo theo trục tung và lượng quần áo được đo lường theo trục hoành.
6. Trong bài tập trước, nếu thu nhập hàng tuần của Richard tăng lên 600$ thì đường ngân sách thế
nào? Nếu thu nhập của anh là 500$ nhưng giá của đồ ăn tăng đến 10$ mỗi cân thì đường ngân
sách thế nào? Nếu thu nhập của anh ấy là 500$ nhưng giá của quần áo tăng đến 20$ mỗi bộ thì
đường ngân sách thế nào? Vẽ các đường ngân sách này trên cùng đồ thị được sử dụng ở bài tập
trước.
7. Maria có ngân sách tổng cộng là 9$ để tiêu dùng hai hàng hóa, khoai tây chiên và bánh phồng
tôm. Cô thích tiêu dùng một đơn vị khoai tây chiên kết hợp cùng với một đơn vị bánh phồng
tôm. Bất cứ đơn vị khoai tây chiên nào cô không thể tiêu dùng kết hợp cùng với một đơn vị
bánh phồng tôm điều là vô ích. Nếu giá một đơn vị khoai tây chiên bằng 50 cents và giá một
đơn vị bánh phồng tôm là 10 cents thì bao nhiêu đơn vị của mỗi loại hàng hóa cô ấy có thể
mua?
8. Trong biểu đồ sau, chúng ta thấy một đường bàng quan và đường ngân sách của của Jane.

89
a. Nếu giá của hàng hóa X là 100$ thì thu nhập của cô là bao nhiêu?
b. Phương trình đường ngân sách của cô là gì?
c. Độ dốc đường ngân sách thế nào?
d. Giá của hàng hóa Y là gì?
e. Tỷ lệ thay thế biên của cô ở trạng thái cân bằng là gì?
9. Sarah có 300$ để phân bổ giữa vé opera và vé xem phim. Giá mỗi vé opera là 60$, và giá mỗi
vé xem phim là $6. Tỷ lệ thay thế biên vé opera cho vé xem phim của cô ấy bằng 5, bất chấp cô
chọn bộ hàng hóa thị trường nào. Hỏi cô ấy mua bao nhiêu vé opera?
10. Giả sử Milton có 50$ để phân chia giữa đậu và ngô và giá của ngô là 0.50$ mỗi cân. Mối liên
quan giữa giá ngô và lượng ngô anh sẽ mua là gì nếu U = log Qc + 4log Qb, trong đó U là lợi ích
của anh, Qc là lượng ngô mà anh tiêu dùng (tính bằng cân)), Qb là lượng đậu anh tiêu dùng (tính
bằng cân)?
11. Năm 1993, chính quyền bang New York nhận được3 tỉ $ (từ nguồn liên bang và thuế xăng dầu
của bang) để chi tiêu cho những năm giữa thập kỷ 1990 về giao thông đường cao tốc và/hay
giao thông quá cảnh (tàu điện ngầm, xe bus, đường sắt hay đường đô thị), cả hai phương tiện
giao thông này đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu giao thông cần thiết của người dân của
Bang.
a. Nếu mỗi dặm giao thông quá cảnh chi phí 20 triệu $ thì số dặm giao thông quá cảnh tối đa
được nguồn tài chính này tạo điều kiện cho bang xây dựng bao nhiêu?
b. Nếu mỗi dặm đường cao tốc chi phí 10 triệu $ thì số dặm đường cao tốc tối đa được nguồn
tài chính này tạo điều kiện cho bang xây dựng bao nhiêu?
c. Nếu số dặm giao thông quá cảnh được xây dựng đặt theo trục tung của một đồ thị và số dặm
đường cao tốc được xây dựng đặt theo trục hoành của đồ thị này, thì có thể vẽ một đường
ngân sách (thể hiện số dặm giao thông quá cảnh tối đa có thể được xây dựng, dựa vào mỗi
số dặm đường cao tốc được xây dựng) cho bang được không? Nếu được, thì độ dốc của
đường ngân sách này à gì? (Giả sử rằng 3 tỉ $ trên là nguồn quĩ duy nhất để chi tài chính cho
xây dựng đường giao thông quá cảnh và đường cao tốc.)
d. Nếu công chúng và chính quyền bang nhất trí rằng mỗi dặm giao thông quá cảnh tăng thêm
sẽ giải quyết thêm khả năng giao thông của bang bằng ba lần so với một dặm đường cao tốc
tăng thêm, thì có bao nhiêu tiền trong số 3 tỉ $ này cần được chi tiêu cho giao thông quá
cảnh (nếu mục tiêu là tối đa hóa khả năng vận chuyển)?

Chương 5
Lý thuyết sản xuất

90
Một khi các nhà quản lý xác định cầu về sản phẩm hay dịch vụ của hãng thì công việc của họ
không bao giờ kết thúc. Bây giờ, họ phải lựa chọn cách có lợi nhất nhằm sử dụng các nguồn lực của
hãng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Họ phải đặt ra nhiều câu hỏi, bao gồm: mức đầu ra tối ưu là
bao nhiêu? Chúng ta nên quyết định giữa (trong số) những quá trình sản xuất có thể lựa chọn thay thế
như thế nào? Sự đầu tư vào trang thiết bị sản xuất ảnh hưởng đến chi phí lao động như thế nào? Việc
xây dựng một nhà máy mới sẽ làm tăng hay giảm các chi phí?
Để trả lời những câu hỏi này (và những câu hỏi khác), nhà quản lý phải hiểu về quá trình sản
xuất. Nói đơn giản, các vấn đề sản xuất liên quan tới việc các nguồn lực khan hiếm (đầu vào) được sử
dụng như thế nào để sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ của hãng (đầu ra). Một chức năng của sản xuất là
định rõ một cách đơn giản mối quan hệ hiệu quả giữa đầu vào và đầu ra.
Những nhà quản lý giỏi nhận ra rằng sản xuất đề cập đến nhiều vấn đề hơn so với việc biến đổi
vật lý từ đầu vào thành đầu ra. Sản xuất kéo theo tất cả các hoạt động liên quan tới cung cấp hàng hóa
và dịch vụ, như hoạt động tuyển dụng, tìm kiếm nguồn vốn, và phân phối sản phẩm. Thực ra, nền kinh
tế theo hướng dịch vụ ngày càng nhiều, thì quá trình chuyển đổi đầu vào thành đầu ra (trong “nền kinh
tế cũ” có nhiều đặc trưng của lao động chân tay “blue collar” hơn) bây giờ có nhiều đặc trưng của lao
động trí óc “white collar” hơn. Hoạt động tư vấn, hoạt động ngân hàng đầu tư, và các hoạt động móc nối
gián tiếp giữa sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng sử dụng đầu vào gồm số liệu, máy tính, và năng
lực chất xám để sản xuất đầu ra – mua hoặc bán cổ phiếu, niêm yết cổ phiếu ban đầu, hay cân nhắc việc
giới thiệu của nhà tư vấn. Đây cũng giống một quá trình sản xuất như việc đưa than, quặng sắt, các dây
chuyền sản xuất và lao động chân tay vào sản xuất thép.
Để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà quản lý phải cố gắng để sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ hiệu
quả ở mức chi phí thấp nhất bằng cách không ngừng bắt kịp những phương pháp mới và so sánh hoạt
động sản xuất của mình với các đối thủ cạnh tranh (đã chuẩn hóa).
Nghiên cứu (và hiểu) quy trình sản xuất là cơ sở để thu được nhận thức về phân tích chi phí.
Trong khi phân tích cầu cho chúng ta phần tổng doanh thu của phương trình lợi nhuận, thì phân tích chi
phí cho chúng ta tổng chi phí - phần đòi hỏi khác của phương trình lợi nhuận. Nhưng chi phí lại phát
sinh từ quá trình sản xuất. Người ta không thể hiểu chi phí nếu ta không hiểu quá trình sản xuất.
Phân tích sản xuất cũng tạo điều kiện cho các nhà quản lý hiểu được bản chất được tích hợp của
hãng, những mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau được hãng sử dụng và giữa các bộ phận chức năng.

5.1 Hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi
Với bất kỳ sản phẩm nào, hàm sản xuất là một bảng, một đồ thị hay một phương trình chỉ ra tỷ
lệ đầu ra lớn nhất của sản phẩm có thể đạt được từ tập hợp xác định bất kỳ nào của tỷ lệ sử dụng các yếu
tố đầu vào. Hàm sản xuất tóm tắt những đặc tính của công nghệ hiện tại ở thời điểm đang xét; nó chỉ ra
những ràng buộc công nghệ mà hãng phải tính đến. Trong chương này, chúng ta giả định rằng hãng lấy
hàm sản xuất như đã cho; trong chương tiếp, khi chúng ta phân tích quá trình thay đổi công nghệ, chúng
ta sẽ nghiên cứu những nỗ lực của hãng để thay đổi hàm sản xuất.
Xét trường hợp đơn giản nhất, trong đó một yếu tố đầu vào có số lượng cố định và một yếu tố
đầu vào có số lượng biến đổi. Giả sử rằng đầu vào cố định là hoạt động của 5 máy công cụ và đầu vào
biến đổi là lao động, và sản phẩm là một linh kiện bằng kim loại. Giả thiết rằng John Thomas, chủ sở
hữu của Công ty Máy Thomas, một xưởng máy rất nhỏ, quyết định tìm hiểu cái gì là yếu tố ảnh hưởng
tới đầu ra hàng năm nếu ông sử dụng số lượng đơn vị lao động khác nhau trong năm với 5 máy công cụ
(và nếu ông tối đa hóa đầu ra). Ông đã khám phá ra rằng một lao động làm đầy đủ thời gian có thể tạo ra
49 trăm linh kiện mỗi năm trên các máy này. Nhưng Thomas có thể làm ra nhiều linh kiện hơn mỗi năm
bằng việc thuê nhiều lao động hơn, như ta thấy trong bảng 5.1. Kết quả trong bảng 5.1 có thể được xem
như là hàm sản xuất trong trường hợp này khi Công ty Máy Thomas cực đại hóa đầu ra với lao động và
máy móc nó sử dụng. Một lựa chọn khác, đường cong trong hình 5.1, nó thể hiện chính xác những kết

91
quả như vậy, có thể được xem như là hàm sản xuất. Thực tế, những con số trong bảng 5.1 (và bảng 5.2)
bắt nguồn từ mối quan hệ Q = 30L + 20L2 - L3..

Bảng 5.1: Đầu ra các linh kiện kim loại khi sử dụng lượng lao động khác nhau cho 5 máy công cụ,
Công ty Máy Thomas

Hàm sản xuất cung cấp thông tin cơ bản liên quan tới bản chất về công nghệ sản xuất của một
hãng; nó chỉ cho chúng ta thấy tổng đầu ra lớn nhất có thể được thực hiện bằng viêc sử dụng mỗi cách
kết hợp số lượng các đầu vào. Hai khái niệm quan trọng khác là sản phẩm trung bình và sản phẩm biên
của một đầu vào. Sản phẩm trung bình của một đầu vào là tổng sản phẩm (hay tổng đầu ra) chia cho
lượng đầu vào được sử dụng để sản xuất ra lượng đầu ra này. Sản phẩm biên của một đầu vào là phần
tăng thêm vào tổng sản phẩm do tăng thêm đơn vị đầu vào cuối cùng khi lượng các đầu vào khác được
giữ nguyên không đổi.1
Trở lại công ty Máy Thomas, chúng ta có thể tính sản phẩm trung bình và sản phẩm biên của lao
động, dựa trên hàm sản xuất trong bảng 5.1. Dĩ nhiên, cả sản phẩm trung bình và sản phẩm biên của lao
động đều biến đổi, phụ thuộc vào việc lao động được sử dụng bao nhiêu. Nếu Q(L) là tổng mức đầu ra
khi L đơn vị lao động được sử dụng mỗi năm, thì sản phẩm trung bình của lao động khi L đơn vị lao
động được sử dụng trong mỗi năm là Q(L)/L. Và sản phẩm biên của lao động MP, khi giữa L và (L – 1)
đơn vị lao động được sử dụng mỗi năm là Q(L) – Q(L - 1). Do đó, sản phẩm trung bình của lao động là
49 trăm linh kiện trên một đơn vị lao động khi một đơn vị lao động được sử dụng, và sản phẩm biên của
lao động là 83 trăm linh kiện trên một đơn vị lao động khi giữa một và hai đơn vị lao động được sử
dụng. Kết quả cho việc sử dụng những lượng lao động khác nhau được thể hiện ở bảng 5.2.
1
Chính xác hơn, sản phẩm biên của một đầu vào là đạo hàm của đầu ra theo lượng của đầu vào đó. Tức là, nếu Q là sản lượng và x là
số lượng đầu vào, thì sản phẩm biên của đầu vào này bằng dQ/dx khi lượng của tất cả các đầu vào khác là cố định

92
Bộ phận
(trăm đơn vị)

Tổng đầu ra tăng lên khi lao động tăng với tỉ lệ tăng dần (cho tới 6.67 đơn vị lao động) và tăng
lên với tỉ lệ giảm dần (cho tới hơn 14 đơn vị lao động một chút). Sau đó, đầu ra giảm dần khi sử
dụng nhiều đơn vị lao động hơn. Nhà quản lý sẽ không bao giờ cố ý triển khai lao động trong
bối cảnh cuối. Hàm sản xuất chỉ ra mối quan hệ giữa đầu ra (trong trường hợp này là số lượng
các linh kiện được sản xuất ra) và đầu vào (trong trường hợp này là số đơn vị lao động).
Hình 5.1 Mỗi quan hệ giữa tổng sản lượng và số lao động sử dụng với năm máy công cụ,
Công ty máy Thomas
Đường cong sản phẩm trung bình của lao động được thể hiện trong hình 5.2; số liệu được lấy từ
bảng 5.1. Thông thường (nhưng không phải luôn như vậy) thì như trường hợp của quá trình sản xuất
này, sản phẩm trung bình của lao động (trong trường hợp chỉ có một đầu vào biến đổi) tăng dần, rồi đạt
tới mức tối đa (tại L= 10 và Q/L = 130), sau đó giảm dần. Hình 5.2 cũng chỉ ra sản phẩm biên của lao
động. Số liệu này được lấy từ cột cuối cùng của bảng 5.2. Sản phẩm biên của lao động cũng tăng dần,
rồi đạt mức tối đa (tại L = 6.67 và sản phẩm biên = 163.33), sau đó giảm dần. Đây cũng là trường hợp
điển hình của nhiều quy trình sản xuất. Hình 5.2 cho thấy rằng sản phẩm biên bằng sản phẩm trung bình
khi sản phẩm bình quân đạt mức cực đại; đó là MP = AP = 130, khi L = 10.
Lưu ý có hai khái niệm về sản phẩm biên. Khái niệm đầu tiên (Q/L) giả định ta có thể thuê
lao động chỉ theo những đơn vị rời rạc, như một người lao động hay một giờ lao động. Điều này phụ
thuộc vào luật lao động hay hợp đồng lao động. Khái niệm thứ hai (dQ/dL) giả định rằng ta có thể thuê
lao động liên tục, như 1,25 hay 1,33 người lao động. Điều này có thể xảy ra bằng cách sử dụng người
lao động làm bán thời gian hay người lao động nhiều hơn hoặc ít hơn so với một công việc có ngày làm
việc chuẩn. Tùy vào từng trường hợp để lựa chọn nên sử dụng khái niệm nào: Bạn có bị ràng buộc bởi
một số nguyên những người lao động hay bạn có thể thuê những phần nhỏ của một người lao động (hay
giờ lao động) hay không?
Để thấy tại sao MP bằng với AP khi AP cực đại, ta áp dụng phương pháp tính toán đã trình bày
trong chương 2. Nếu x là lượng đầu vào biến đổi được sử dụng và Q là mức sản lượng đầu ra, thì sản
phẩm trung bình của đầu vào biến đổi là Q/x và sản phẩm biên của đầu vào biến đổi là dQ/dx. Từ
chương 2, ta có

Bảng 5.2: Sản phẩm cận biên và trung bình của lao động, công ty máy Thomas

93
Khi sản phẩm trung bình là cưc đại, thì d(Q/x)/dx bằng 0. Do đó,

điều này có nghĩa là dQ/dx phải bằng Q/x khi sản phẩm trung bình quân là cực đại. Nhưng do dQ/dx là
sản phẩm biên và Q/x là sản phẩm trung bình, nên điều này chứng minh cho mệnh đề trong đoạn trước:
Khi sản phẩm trung bình đạt cự đại, thì sản phẩm trung bình bằng với sản phẩm biên.

5.2 Quy luật lợi ích biên giảm dần


Khi đã định nghĩa hàm sản xuất, sản phẩm trung bình quân và sản phẩm biên của một đầu vào,
thì ta có thể trình bày một trong những quy luật nổi tiếng nhất của kinh tế quản lý – quy luật lợi ích biên
giảm dần. Quy luật này khẳng định: nếu lượng một đầu vào được tăng thêm những mức bằng nhau và
số lượng của các đầu vào khác không đổi, thì khi vượt quá một điểm nào đó sản phẩm của các mức tăng
thêm đó giảm dần; có nghĩa là sản phẩm biên của đầu vào này giảm dần. Quy luật này được minh họa
trong bảng 5.2; khi vượt quá 7 đơn vị lao động (6,67) nếu lao động được xem là một đầu vào liên tục),
thì sản phẩm biên của lao động giảm dần.
Có ba điều cần chú ý về quy luật lợi ích biên giảm dần. Thứ nhất, quy luật này là sự tổng quát
hóa thực nghiệm, chứ không phải là suy luận từ các quy luật vật lý hay sinh học. Thứ hai, ta giả định
công nghệ không thay đổi. Quy luật lợi ích biên giảm dần không thể dự đoán được hiệu ứng của một
đơn vị đầu vào tăng thêm khi công nghệ được thay đổi. Thứ ba, ta giả định rằng số lượng của ít nhất
một đầu vào là không đổi. Quy luật lợi ích biên giảm dần không áp dụng cho những trường hợp tất cả
các đầu vào đều tăng.
Để thấy được tại sao quy luật lợi ích biên giảm dần luôn đúng không phải là khó. Ví dụ, lấy
trường hợp của Công ty Máy Thomas có số lượng máy công cụ cố định. Nếu công ty này thuê ngày
càng nhiều công nhân, thì sản phẩm biên của một công nhân rốt cuộc rồi sẽ giảm dần, bởi vì các công
nhân phải đợi xếp hàng để sử dụng máy công cụ và những công nhân tăng thêm được phân những công
việc quan trọng ngày càng ít đi.

94
Hình 5.2: Đường cong sản phẩm cận biên và trung bình về lao động.

5.3 Mức sử dụng một đầu vào tối ưu


Nếu một hãng có một đầu vào cố định và một đầu vào biển đổi, thì đầu vào biến đổi cần được sử
dụng bao nhiêu? Đây là một câu hỏi rất quan trọng đối với các nhà quản lý của hãng kinh doanh, dù là
lớn hay nhỏ. Để trả lời câu hỏi này, ta phải định nghĩa sản phẩm doanh thu biên của đầu vào biến đổi và
chi tiêu biên cho đầu vào biến đổi. Nếu ta muốn trả lời câu hỏi trên thì phải hiểu hai khái niệm này.
Sản phẩm doanh thu biên (MRP) là lượng tiền mà một đơn vị tăng thêm của đầu vào biến đổi
cộng thêm vào tổng doanh thu của hãng. Điều này có nghĩa, gọi MRPy là sản phẩm doanh thu biên của
đầu vào Y, thì
TR
MRPY = (5.1)
Y

TR là lượng thay đổi tổng doanh thu có được từ sự thay đổi của Y về lượng của đầu vào Y được
hãng sử dụng1. Có thể dễ dàng chứng minh được rằng sản phẩm doanh thu biên của đầu vào Y bằng sản
phẩm biên của đầu vào Y nhân với doanh thu biên của hãng. Để thấy điều này, chú ý rằng doanh thu
biên (MR) bằng TR/Q, trong đó Q là lượng thay đổi đầu ra của hãng, và rằng

Do Q/Y bằng sản phẩm biên của đầu vào Y, nên suy ra

95
MRPY = MR(MPY) (5.2)

đó là điều phải chứng minh.


Chi tiêu biên (ME) là lượng tièn mà một đơn vị tăng thêm của đầu vào biến đổi cộng thêm vào
tổng chi phí của hãng. Nó có nghĩa, gọi MEy là chi tiêu biên của đầu vào Y, thì
TC
MEY = (5.3)
Y
trong đó TC là sự thay đổi về tổng chi phí do có sự thay đổi của Y về lượng của đầu vào Y được
hãng sử dụng.2 Nếu hãng có thể mua tất cả đầu vào Y mà nó muốn tại mức giá 10$ một đơn vị, thì MEy
bằng 10$. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hãng phải trả mức giá cao hơn cho đầu vào Y để có được
nó nhiều hơn; trong những trường hợp như vậy, ME y lớn hơn giá của đầu vào Y. Chú ý rằng TC /Y
có thể được viết như (TC /Q)(Q/Y), trong đó TC /Q là sự thay đổi tổng chi phí của hãng
(TC) chia cho lượng thay đổi của đầu ra (Q) của hãng. Giống như TR /Q là doanh thu biên,
TC /Q là chi phí biên của hãng, hay sự thay đổi tổng chi phí của hãng khi đầu ra của nó thay đổi
một lượng nhỏ.
Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng nên sử dụng khối lượng đầu vào Y, tại nơi sản phẩm doanh thu
biên bằng chi tiêu biên. Nói cách khác, hãng nên thiết đặt
MRPY = MEY (5.4)
Điều này suy ra từ thảo luận của chúng ta về phân tích biên trong chương 2. Để tối đa hóa lợi nhuận,
một hãng cần mở rộng bất cứ hoạt động nào chừng nào lợi ích biên lớn hơn chi phí biên. Nó nên ngừng
mở rộng khi lợi ích biên (trong trường hợp này là MRPy) bằng với chi phí biên (trong trường hợp này là
MEy). Để khái quát điều này hơn, (7.4) được viết lại như sau

hay

hay
Do đó ta đưa ra được một trong những quy tắc quan trọng nhất trong kinh tế quản lý – hãng nên
ngừng mở rộng đầu ra của mình khi doanh thu biên bằng chi phí biên (chi tiết hơn về điều này sẽ thảo
luận sau).

1 2
Chính xác hơn, MRPy = dTR/dY, MEY =dTC/dY

5.4 Tập đoàn Rondo: Một ví dụ bằng số


Để minh họa, hãy xét trường hợp của Tập đoàn Rondo, một nhà sản xuất máy tính bỏ túi, nó có
một lượng nhà máy và thiết bị cố định nhưng có thể thay đổi số lượng công nhân nó thuê mỗi ngày. Mối
quan hệ giữa lượng máy tính được sản xuất mỗi ngày (Q) và lượng công nhân được thuê mỗi ngày (L)
là:
Q = 98L – 3L2 (5.5)
Tập đoàn Rondo có thể bán tất cả máy tính mà nó có thể sản xuất (với nhà máy và thiết bị hiện
tại) với giá 20 $ một chiếc, như vậy doanh thu biên của nó bằng 20 $. Nó cũng có thể thuê số lượng
công nhân theo mong muốn với giá 40 $ một ngày. Nó cần thuê bao nhiêu công nhân mỗi ngày?
Để áp dụng những kết quả của phần trước, ta phải xác định sản phẩm doanh thu biên của lao
động (MRPL) và chi tiêu cận biên cho lao động (MEL) của hãng này. Sử dụng phương trình (5.2), có
96
MRPL = 20MPL
vì doanh thu biên của hãng bằng 20$. Do MP L = dQ/dL, nên

Nếu MRPL = MEL, thì lượng công nhân được thuê phải sao cho thỏa mãn
20(98 – 6L) = 40
vì chi tiêu biên cho lao động của hãng bằng 40$. Giải phương trình này ta tìm được L = 16. Do vậy, nếu
Tập đoàn Rondo muốn tối đa hóa lợi nhuận, nó cần thuê 16 công nhân mỗi ngày.

5.5 Hàm sản xuất với hai đầu vào biến đổi
Cho tới đây, ta đã nghiên cứu trường hợp chỉ có một đầu vào biến đổi. Bây giờ, ta nghiên cứu
trường hợp tổng quát hơn, trong đó có hai đầu vào biến đổi. Những biến đầu vào này có thể được xem
như được dùng với một hay nhiều biến đầu vào cố định, hoặc chúng có thể được xem như chỉ có hai đầu
vào (trong trường hợp này, tình trạng là dài hạn vì tất cả các đầu vào đều biến đổi). Trong cả hai trường
hợp, ta đều dễ dàng mở rộng kết quả với nhiều đầu vào như chúng ta muốn.
Khi ta tăng số đầu vào biến đổi từ một lên hai, hàm sản xuất sẽ phức tạp hơn một chút, nhưng nó
vẫn là mối quan hệ giữa các kết hợp khác nhau của những đầu vào và lượng cực đại của đầu ra có thể
nhận được từ chúng. Thật vậy, sự thay đổi duy nhất là đầu ra một hàm của hai biến chứ không phải một
biến. Để minh họa, giả thiết rằng Công ty Máy Monroe sản xuất một linh kiện kim loại (khác với việc
sản xuất của Công ty Máy Thomas), có thể thay đổi số lượng cả máy công cụ lẫn lao động. Hàm sản
xuất của nó được cho trong bảng 5.3. Sản phẩm trung bình của máy công cụ hoặc của lao động có thể
được tính toán đơn giản bằng cách chia tổng sản phẩm cho lượng máy công cụ hoặc lao động được sử
dụng. Sản phẩm biên của một đầu vào có thể được tính bằng cách giữ cho đầu vào kia không đổi.

Bảng 5.3: Hàm sản xuất hai biến đầu vào, Công ty Máy Monroe
Lượng lao động Số lượng máy công cụ (trăm linh kiện được sản xuất mỗi năm)
(đơn vị) 3 4 5 6
1 5 11 18 24
2 14 30 50 72
3 22 60 80 99
4 30 81 115 125
5 35 84 140 144

Ví dụ, sản phẩm biên của một máy công cụ khi 4 đơn vị lao động được sử dụng và khi giữa 3 và 4 máy
công cụ được sử dụng là 51 trăm linh kiện mỗi máy công cụ; sản phẩm biên của lao động khi bốn máy
công cụ được sử dụng và khi giữa 3 và 4 đơn vị lao động được sử dụng là 21 trăm linh kiện mỗi đơn vị.
Nếu X1 là lượng đầu vào thứ nhất và X2 là lượng đầu vào thứ hai, thì hàm sản xuất là:
Q = f(X1,X2) (5.6)
trong đó Q là mức sản lượng của hãng. Sản phẩm biên của đầu vào thứ nhất là Q/X1; sản phẩm cận
biên của đầu vào thứ hai là Q/X2.
Người ta cũng có thể minh họa hàm sản xuất bằng một mặt phẳng, giống như trong hình 5.3.
Mặt phẳng sản xuất là OAQB. Chiều cao của một điểm trên mặt phẳng này biểu thị số lượng đầu ra.
Chiếu vuông góc từ một điểm trên mặt phẳng sản xuất xuống “sàn” và xem điểm thu được cách xa các
trục lao động và máy công cụ bao nhiêu chỉ ra mỗi đầu vào cần thiết là bao nhiêu để sản xuất từng đó
đầu ra. Ví dụ, để sản xuất G’G đơn vị đầu ra đòi hỏi cần OB1 (= A1G’) đơn vị lao động và OA1 (= B1G’)

97
máy công cụ. Ngược lại, người ta có thể lấy bất kỳ lượng máy công cụ và lao động nào, chẳng hạn OA2
máy công cụ và OB2 đơn vị lao động, và tìm ra họ sản xuất được bao nhiêu đầu ra bằng cách đo độ cao
của mặt phẳng sản xuất ở D’, điểm mà tại đó đầu vào lao động bằng OB2 và đầu vào máy công cụ bằng
OA2. Theo hình 5.3, câu trả lời là D’D.
Mặt phẳng sản xuất, OAOB, thể hiện khối lượng tổng sản phẩm có thể thu được từ sự kết hợp đa
dạng của số lượng máy công cụ và lao động.
Hàm sản xuất không bao gồm nhiều cách khác nhau trong đó một lượng sản phẩm nhất định có
thể được sản xuất vì nó chỉ bao gồm các cách kết hợp hiệu quả những đầu vào. Ví dụ, nếu hai đơn vị lao
động và ba đơn vị vốn có thể sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, thì sự kết hợp đầu vào và đầu ra này sẽ
không được bao gồm trong hàm sản xuất nếu nó cũng có thể sản xuất ra một đơn vị đầu ra với hai đơn
vị lao động và hai đơn vị vốn. Sự kết hợp đầu vào – đầu ra đầu tiên rõ ràng là không hiệu quả bởi vì ta
có thể thu được kết quả này với cùng lượng lao động và lượng vốn ít hơn.

tổng sản
phẩm

Số lượng
máy công
cụ

số lượng lao động

Hình 5.3: Hàm sản xuất, hai đầu vào thay đổi.

5.6 Đường đẳng lượng


Một đường đẳng lượng là một đường cong thể hiện tất cả các cách kết hợp (hiệu quả) có thể của
các đầu vào có khả năng tạo ra một lượng sản phẩm nhất định. Nếu ta biết hàm sản xuất, ta có thể tìm ra
đường đẳng lượng với bất kỳ mức đầu vào nào. Trong hình 5.3, giả sử ta muốn tìm đường đẳng lượng
tương ứng với một đầu ra G'G. Tất cả những gì ta phải làm là cắt mặt phẳng sản xuất tại đỉnh của G'G
và song song với mặt phẳng cơ sở, thu được EGF, và chiếu vuông góc từ EGF xuống mặt phẳng cơ sở.
Rõ ràng, điều này đưa ra một đường cong bao gồm tất cả những kết hợp hiệu quả của máy công cụ và
lao động mà có thể sản xuất ra số linh kiện kim loại G'G. Sử dụng ký hiệu trong phương trình (5.6), một
đường đẳng lượng thể hiện tất cả các kết hợp của X1 và X2 sao cho f(X1,X2) bằng một mức đầu ra nhất
định.
Một số đường đẳng lượng, mỗi đường liên quan với một mức đầu ra khác nhau, được thể hiện
trong hình 5.4. Hai trục đo lượng đầu vào được sử dụng. Ngược lại với biểu đồ trước, ta giả định rằng
lao động và vốn - không phải lao động và máy công cụ (một dạng cụ thể của vốn) là những đầu vào có
liên quan trong trường hợp này. Các đường cong này chỉ ra những kết hợp đầu vào khác nhau có thể sản
xuất ra 100, 200, và 300 đơn vị đầu ra. Ví dụ, xét đường đẳng lượng liên quan tới 100 đơn vị đầu ra
trong mỗi khoảng thời gian. Theo đường đẳng lượng này, ta có thể đạt được mức sản lượng đó nếu sử
dụng L0 đơn vị lao động và K0 đơn vị vốn trong mỗi khoảng thời gian. Cách lựa chọn khác, mức sản
98
lượng này có thể đạt được nếu sử dụng L1 đơn vị lao động và K1 đơn vị vốn - hay L2 đơn vị lao động và
K2 đơn vị vốn trong mỗi khoảng thời gian.
Ba đường đẳng lượng này biểu diễn những kiểu kết hợp của vốn và lao động có thể sản xuất ra
100, 200 và 300 đơn vị sản phẩm.

số lượng vốn được


sử dụng trong 1 đơn
vị thời gian

lượng lao động được sử dụng


trong 1 đơn vị thời gian

Hình 5.4: Những đường đẳng lượng

5.7 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên


Thông thường, như chúng ta vừa thấy, một sản phẩm cụ thể có thể được sản xuất ra với nhiều
cách có hiệu quả. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên cho biết tỷ lệ mà tại dó một đầu vào có thể được thay
thế cho một đầu vào khác nếu đầu ra giữ không đổi. Nếu, như trong phương trình (5.6), số lượng sản
phẩm sản xuất ra bởi một hãng là một hàm của lượng hai đầu vào được sử dụng
Q = f(X1,X2)
thì tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) là:
dX 2
MRTS = - (5.7)
dX 1
với Q không đổi (X2 là trên trục y và X1 trên trục X của đồ thị đường đẳng lượng).
Về phương diện hình học, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng (-1) nhân với độ dốc của đường đẳng
lượng. Điều này nghĩa là, dX2/dX1 là độ dốc của đường đẳng lượng. Lưu ý rằng tỷ lệ thay thế kỹ thuật
biên bằng MP1/MP2, với MP1 là sản phẩm biên của đầu vào 1 và MP2 là sản phẩm biên của đầu vào 2.
Để chỉ ra tại sao, ta thấy rằng:

Vì đầu ra được giữ nguyên ở mức không đổi, nên dQ = 0 có nghĩa là:

Do đó
dX 2  (Q / X 1 ) MP1
= =- (5.8)
dX 1 Q / X 2 MP2
99
Từ MRTS = - dX2/dX1, ta có MRTS = MP1/MP2
Có sự khác nhau lớn trong cách thức các đầu vào khác nhau có thể thay thế cho nhau. Ví dụ,
trong một số quá trình sản xuất, loại đầu vào lao động có thể thay thế được dễ dàng cho loại đầu vào;
trong quá trình sản xuất khác, thì điều này lại không hoàn toàn đúng. Ở những trường hợp đặc biệt,
không có sự thay thế nào giữa các đầu vào là có thể xảy ra; để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cần có
một lượng cố định mỗi loại đầu vào. Nói cách khác, các đầu vào phải được sử dụng theo tỷ lệ cố định.
Hình 7.5 minh họa những đường đẳng lượng của hãng trong một trường hợp như vậy; như bạn có thể
thấy, chúng là những góc vuông. Rất ít quá trình sản xuất không cho phép có sự thay đổi nào giữa các
đầu vào, nhưng trong một số trường hợp lượng thay thế là rất hạn chế. Nếu sự thay thế hoàn hảo giữa
các đầu vào là có thể, thì các đường đẳng lượng sẽ là các đường thẳng cắt hai trục.
Trong khi không có sự thay thế nào là một giả thiết hạn chế, thì trong ngắn hạn, nó lại có thể
xảy ra với nhiều tình huống của các hãng. Giả định rằng không có sự thay thế nào tồn tại, Wassily
Leontief đã thu thập thông tin từ các hãng trong một ngành cho trước để xem mỗi đầu vào (được đo
bằng đôla) họ sử dụng bao nhiêu để tạo ra mức đầu ra của họ (bằng đôla). Sau đó, ông đã tập hợp dữ
liệu đầu vào và đầu ra cho tất cả các hãng trong lĩnh vực của ngành cho trước theo từng loại. Sau đó
lượng tiền chi cho các đầu vào khác nhau được cộng lại và được trừ vào giá trị của đầu ra (cho một số
dư hay lợi nhuận cho ngành này). Ông đã làm như vậy cho nhiều ngành. Giá trị tính bằng cent của mỗi
đầu vào trong mỗi ngành sau đó được chia cho giá trị đầu ra bằng đô la của ngành đó. Kết quả là một
hàm sản xuất dưới dạng cent của mỗi đầu cần để sản xuất ra một giá trị đầu ra của một đô la cho mỗi
ngành. Đấy là hàm sản xuất đầu vào - đầu ra cố định (ví dụ, không có sự thay thế nào giữa các đầu vào).
Xét hàm sản xuất được đơn giản hóa cao cho ngành thép:
Quặng sắt = 0,5
Than đá = 0,4
Lao động = 0,1
Do đó, phải mất 40 xu tiền than để làm được một đôla giá trị thép.

vốn

lao động

Nếu các đầu vào được sử dụng với tỷ lệ cố định, thì các đường đẳng lượng là những góc vuông.
Hình 5.5: Các đường đẳng lượng trong trường hợp có tỷ lệ cố định
Việc sử dụng hàm sản xuất này (thêm vào giả định không có sự thay thế nào cho nhau của các
đầu vào, ta cũng không giả định rằng các đầu vào được sử dụng hiệu quả, nó đơn thuần do những gì
100
đang được tiến hành làm trong ngành công nghiệp) được gọi là phân tích đầu vào – đầu ra và Leontief
đã giành được giải Nobel kinh tế năm 1973.
Để minh họa xem nó được sử dụng như thế nào, hãy xét việc tăng cầu về thép lên 1 triệu USD.
Mô hình của Leontief khẳng định rằng cần tăng thêm 500.000 $ về quặng sắt hay 0,5 x 1.000.000$; cần
tăng thêm 400.000$ về than đá hay 0,4 x 1.000.000$; và cần tăng thêm 100.000$ về lao động hay 0,1 x
1.000.000$. Tất cả những số liệu bằng đô la này có thể được chia cho các đơn giá để có được số đơn vị
sắt, số đơn vị than đá và số đơn vị lao động cần thiết.
Hơn nữa, do một hàm sản xuất về than đá tồn tại, chẳng hạn:
Máy móc = 0,6
Lao động = 0,4
khi đó việc tăng cầu về thép lên 1 triệu $ và dẫn tới việc tăng thêm 400.000 $ cầu về than có nghĩa tăng
lên 240.000$ hay 0,6 x 400.000$ cầu về máy móc.
Nhưng, vì máy móc cũng có một hàm sản xuất chắc chắn có liên quan tới thép, nên việc tăng
cầu về thép lại đòi hỏi sự tăng thêm nữa cầu về thép. Do đó, phân tích của Leontief (thực ra là của
Walras năm 1874) cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế thông qua các hàm sản xuất (vì đầu ra
của lĩnh vực này lại là đầu vào của những lĩnh vực khác).
Nhiều chính phủ, giống như chính phủ Mỹ và Nhật Bản, và nhiều tổ chức khu vực tư nhân đã
phát triển và sử dụng những mô hình đầu vào – đầu ra rất lớn và phức tạp để hỗ trợ chính sách và việc ra
quyết định quản lý của họ.
Những đường đẳng lượng có thể cũng có những đoạn có độ dốc dương, hay tự chúng uốn cong
trở lại, như minh họa trong hình 5.6. Phía trên OU và phía dưới OV, độ dốc của những đường đẳng
lượng là dương, trong đó hàm ý rằng sự tăng lên của cả vốn và lao động được yêu cầu để giữ nguyên
mức đầu ra nhất định. Nếu trường hợp này xảy ra, thì sản phẩm biên của một đầu vào này hay của đầu
vào kia phải âm. Phía trên OU, sản phẩm biên của vốn là âm; do đó, đầu ra tăng lên nếu vốn được sử
dụng ít hơn trong khi lượng lao động được giữ nguyên. Phía dưới OV, sản phẩm biên của lao động là
âm; do đó, đầu ra tăng lên nếu ít lao động hơn được sử dụng trong khi lượng vốn không đổi. Các đường
OU và OV được gọi là những đường giới hạn khả năng thay thế.
Không có hãng tối đa hóa lợi nhuận nào hoạt động ở điểm phía bên ngoài các đường giới hạn
khả năng thay thế, vì nó có thể sản xuất ra cùng một mức sản lượng với cả hai đầu vào ít hơn, như thế
phải rẻ hơn. Xét điểm H trong hình 5.6. Vì đây là điểm tại đó đường đẳng lượng có độ dốc dương (và
như vậy ở phía bên ngoài các đường giới hạn khả năng thay thế), nên nó cần một lượng của cả lao động
và vốn lớn hơn so với một số điểm khác (ví dụ, điểm E) trên cùng đường đẳng lượng này. Do cả vốn và
lao động có giá dương, nên hoạt động ở điểm E phải rẻ hơn tại điểm H. Bài học ở đây là: Không được
hoạt động tại một điểm nằm phía ngoài các đường giới hạn khả năng thay thế nếu bạn muốn tối đa hóa
lợi nhuận.

101
vốn

Lao động

Không có hãng tối đa hóa lợi nhuận nào hoạt động phía bên ngoài
các đường giới hạn khả năng thay thế, OU và OV.
Hình 5.6: Vùng sản xuất có kinh tế

5.8 Sự kết hợp các đầu vào tối ưu


Một hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải cố gắng tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một
mức sản lượng cho trước hoặc tối đa hóa sản lượng từ một mức chi phí cho trước. Giả sử rằng hãng
chấp nhận giá đầu vào cho trước và có hai đầu ra, vốn và lao động, thay đổi trong chu kỳ sản xuất có
liên quan. Hãng cần lựa chọn sự kết hợp vốn và lao động nào nếu nó muốn tối đa hóa sản lượng từ mức
chi phí cho trước?
Để bắt đầu trả lời câu hỏi này, ta xác định những kết hợp đầu vào khác nhau mà hãng có thể có
được với một mức chi tiêu cho trước. Ví dụ, nếu lao động và vốn là những đầu vào và giá của lao động
là PL mỗi đơn vị và giá của vốn là PK mỗi đơn vị, thì những kết hợp đầu vào có thể đạt được với một
tổng chi tiêu bằng M như sau:
PLL + PKK = M (5.9)
với L là lượng đầu vào lao động và K là lượng đầu vào vốn. Khi M, P L và PK đã cho, ta có:
M PL
K= - L (5.10)
PK PK
Do đó, các kết hợp vốn và lao động khác nhau có thể mua được, khi M, P L và PK đã cho, được biểu diễn
bởi một đường thẳng như minh họa trong hình 5.7.(Vốn vẽ trên trục tung, lao động được vẽ trên trục
hoành). Đường thẳng này cắt trục tung tại điểm M/P K và có độ dốc – PL/PK, nó được gọi là đường đẳng
phí.

102
Lượng vốn sử dụng
(trong 1 đơn vị thời
gian)

độ dốc của đường đẳng phí: -PL/PK

Lượng lao động sử dụng


(trong 1 đơn vị thời gian

Đường đẳng phí cho thấy những kết hợp của các đầu vào có thể đạt được với tổng chi tiêu M.
Hình 5.7: Đường đẳng phí
Nếu ta đặt đường đẳng phí có liên quan lên cùng một đồ thị với họ các đường đẳng lượng của
hãng, thì ta có thể xác định được sự kết hợp các đầu vào nào làm tối đa hóa sản lượng khi mức chi tiêu
cho trước. Hãng cần chọn điểm nằm trên đường đẳng phí mà nó lại nằm trên đường đẳng lượng cao
nhất, ví dụ điểm R trong hình 5.8. Đây là điểm mà tại đó đường đẳng phí tiếp xúc với đường đẳng
lượng. Do độ dốc của đường đẳng phí là - P L/PK và độ dốc của đường đẳng lượng là - MPL/MPK (như đã
chỉ ra trong phần trước), nên suy ra sự kết hợp các đầu vào tối ưu là điểm tại đó MP L/MPK = PL/PK. Hay
nói cách khác, hãng cần chọn sự kết hợp đầu vào thỏa mãn MPL/PL = MPK/PK.
Nếu có nhiều hơn hai đầu vào, thì hãng tối đa hóa sản lượng bằng cách phân phối chi tiêu của nó
cho các đầu vào khác nhau theo một cách mà sản phẩm biên của giá trị một đồng chi tiêu cho bất kỳ
một đầu vào nào bằng với sản phẩm biên của giá trị một đồng chi tiêu cho bất kỳ một đầu vào khác.
Điều đó có nghĩa, hãng sẽ chọn một kết hợp đầu vào thỏa mãn:
MPa MPb MPn
= = … = (5.11)
Pa Pb Pn
trong đó MPa. MPb,..., MPn là sản phẩm biên của các đầu vào a, b,..., n; và Pa, Pb,...Pn là giá các đầu vào
a, b,...,n. (Để chứng minh chi tiết hơn quy tắc ra quyết định ở phương trình (5.11), hãy xem phụ lục
chương).
Để xác định sự kết hợp đầu vào tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng cho
trước, ta sử dụng một đồ thị tương tự như hình 5.8. Di chuyển dọc theo đường đẳng lượng tương ứng
với mức đầu ra quy định, ta phải tìm điểm nằm trên đường đẳng lượng này mà nó lại nằm trên đường
đẳng phí thấp nhất, ví dụ điểm S trong hình 5.9. Những kết hợp đầu vào trên các đường đẳng phí giống
như Co nằm ở phía bên dưới S là rẻ hơn S, nhưng chúng không thể sản xuất ra lượng đầu ra như mong
muốn. Những kết hợp đầu vào trên các đường đẳng phí như C2 nằm ở phía trên S tạo ra lượng đầu ra
như mong muốn nhưng với mức chi phí cao hơn S. Rõ ràng điểm tối ưu S là một điểm tại đó đường
đẳng phí tiếp xúc với đường đường đẳng lượng. Do đó, để tối thiểu hóa chi phí để sản xuất một mức sản
lượng cho trước hay để tối đa hóa mức đầu ra từ một lượng chi phí cho trước, hãng phải làm cân bằng
MPL/MPK và PL/PK; điều này nghĩa là MPL/PL = MPK/PK. Và nếu cần nhiều hơn hai đầu vào, thì hãng
phải thỏa mãn phương trình (5.11).

103
Để tối đa hóa đầu ra cho mức chi phí xác định, hãng cần lựa chọn kết hợp đầu vào ở điểm R.
Hình 5.8: Tối đa hóa sản lượng với chi phí cho trước

Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất ra một lượng đầu ra tương ứng với đường đẳng lượng này,
hãng cần lựa chọn kết hợp đầu vào tại điểm S.
Hình 5.9: Tối thiểu hóa chi phí với mức đầu ra cho trước

7.9 Công ty Beiswanger: Một ví dụ bằng số


Để minh họa phương pháp được trình bày trong phần trước được sử dụng như thế nào, xét Công
ty Beiswanger, một hãng nhỏ hoạt động về phân tích kỹ thuật. Chủ tịch của Beiswanger đã xác định đầu
ra của hãng mỗi tháng (Q) có quan hệ với số kỹ sư (E) và số kỹ thuật viên (T) được sử dụng theo cách
sau đây Q = 20E – E2 +12T – 0,5T2 (5.12)
Tiền lương hàng tháng của một kỹ sư là 4.000 $ và của kỹ thuật viên là 2.000 $. Nếu Beiswanger phân
phối 28.000 $ mỗi tháng cho tổng tiền lương của kỹ sư và kỹ thuật viên, thì nó cần thuê bao nhiêu kỹ sư
và kỹ thuật viên?
Dựa trên phân trước, nếu Công ty Beiswanger tối đa hóa đầu ra, thì nó phải chọn một kết hợp số
kỹ sư và kỹ thuật viên sao cho:

104
MPE MPT
= (5.13)
PE PT
trong đó MPE là sản phẩm biên của một kỹ sư, MPT là sản phẩm biên của một kỹ thuật viên, PE là tiền
lươn của một kỹ sư và PT là tiền lương của một kỹ thuật viên. Lấy đạo hàm riêng của Q trong phương
trình (7.12) theo E và T, ta có:
Q
MPE = = 20 – 2E (5.14a)
E
Q
MPT = = 12 – T (5.14b)
T
Thế những biểu thức này của MPE và MPT vào phương trình (5.13) và chú ý rằng PE = 4.000 và PT =
2.000, từ phương trình (5.13) suy ra:

Do Beiswanger sẽ chi 28.000 $ mỗi tháng cho tổng số lương của các kỹ sư và kỹ thuật viên nên

Thay thế (E+2) cho T, có:

Điều này nghĩa là E = 4 (và T = 6). Như vậy, để tối đa hóa đầu ra từ 28.000 $ chi phí tiền lương,
Beiswanger cần thuê 4 kỹ sư và 6 kỹ thuật viên.

5.10 Công ty Miller: Một ví dụ bằng số khác


Để chỉ ra phân tích trong phần trước nữa có thể được sử dụng để xác định kết hợp đầu vào làm
tối thiểu hóa chi phí nhằm sản xuất một lượng đầu ra cho trước như thế nào, xét Công ty Miller với mối
quan hệ giữa đầu ra mỗi giờ (Q) và số công nhân (L) và số máy (K) được sử dụng trong mỗi giờ là:
Q = 10(LK)0,5
Tiền lương của một công nhân là 8 $ mỗi giờ, giá của một cái máy là 2 $ một giờ. Nếu Công ty Miller
sản xuất 80 đơn vị sản phẩm mõi giờ thì nó cần sử dụng bao nhiêu công nhân và máy móc?
Theo phương trình (5.11), Công ty Miller cần lựa chọn kết hợp đầu vào sao cho:

với MPL là sản phẩm biên của một công nhân, MPK là sản phẩm biên của một máy, PL là tiền lương của
một công nhân và PK là giá để sử dụng một máy.
Do Q = 10(LK)0,5, nên

105
Như vậy, nếu MPL/ PL = MPK/ PK thì

Nhân cả hai vế của phương trình này với (K/L)0,5, ta được

suy ra K = 4L. Do Q = 80, nên

Do đó, để tối thiểu hóa chi phí Công ty Miller nên thuê 4 công nhân và sử dụng 16 máy.

5.11 Quy mô lô tối ưu


Trong phần trước, ta mô tả nhà quản lý của hãng có thể tìm được kết hợp đầu vào làm tối thiểu
hóa chi phí sản xuất ra một số lượng sản phẩm cụ thể như thế nào. Trong phần này, ta mở rộng phân tích
cho nhiều hơn một chu lỳ sản xuất và nhận thấy rằng nhiều hãng sản xuất sản phẩm ra theo lô hoặc theo
đợt , chúng được sản xuất không liên tục. Một câu hỏi trọng tâm cho những hãng như vậy là: Quy mô lô
tối ưu là gì? Kinh tế quản lý đã dành sự quan tâm đáng kể cho câu hỏi này. Bằng việc sử dụng phương
pháp tối ưu đã mô tả trong các chương trước, câu hỏi này có thể được trả lời dễ dàng, bằng việc mở
rộng phân tích của chúng ta trong những phần trước.
Giả sử Công ty Monarch, nhà sản xuất xe tải, phải sản xuất 100.000 linh kiện có kiểu đặc biệt,
vì mỗi xe yêu cầu một bộ phận như vậy. Mỗi lần hãng bắt đầu sản xuất kiểu linh kiện này, nó phải gánh
chịu 20.000 $ chi phí lắp đặt thiết bị vì nó phải dành thời gian lao động đáng kể để lắp đặt thiết bị sản
xuất linh kiện. Thuận lợi của việc sản xuất theo lô lớn là nó làm giảm tổng chi phí lắp đặt phải gánh chịu
trong năm. Nếu hãng sản xuất 100.000 linh kiện yêu cầu mỗi năm theo một lô lớn, nó sẽ phải lắp đặt
thiết bị chỉ có một lần, kết quả là tổng chi phí lắp đặt trong năm sẽ là 20.000 $. Nếu nó sản xuất 100.000
linh kiện yêu cầu mỗi năm theo hai lô (mỗi lô 50.000), thì nó sẽ phải lắp đặt thiết bị hai lần, kết quả là
chi phí lắp đặt trong năm là 40.000 $. Mối quan hệ giữa quy mô lô và tổng chi phí lắp đặt hàng năm
được thể hiện trong hình 5.10.

106
Quy mô lô càng lớn thì chi phí lắp đặt hàng năm càng thấp
Hình 5.10: Mối quan hệ giữa qui mô lô và chi phí lắp đặt hàng năm
Hãng thường không sản xuất những lô lớn vì điều này dẫn tới hàng tồn kho lớn gây ra chi phí
cao để duy trì và cấp vốn. Ví dụ, nếu hãng sản xuất tất cả 100.000 linh kiện trong một lô lớn ngay từ đầu
năm, thì lượng tồn kho sẽ bằng 100.000 linh kiện ngay từ đầu năm và 0 linh kiện nào vào cuối năm.
Lượng tồn kho trung bình của nó là 50.000 linh kiện, như được chỉ ra trong phần bên trái của hình 5.11.
Mặt khác, nếu hãng sản xuất 100.000 linh kiện yêu cầu mỗi năm theo hai lô (mỗi lô 50.000 đơn vị), thì
lượng tồn kho của nó bằng 50.000 linh kiện ở đầu năm và 0 linh kiện vào cuối tháng 6; sau đó, sau khi
lô thứ 2 được sản xuất, hàng tồn kho lại tăng lên 50.000 linh kiện và giảm một lần nữa về 0 linh kiện
vào cuối năm. Do đó, lượng tồn kho trung bình của hãng là 25.000 linh kiện, như được chỉ ra trong phần
bên phải hình 5.11.
Nếu chi phí giữ hàng tồn kho hàng năm tỷ lệ thuận với lượng hàng tồn kho trung bình, thì mối
quan hệ giữa quy mô lô và chi phí giữ hàng tồn kho hàng năm được thể hiện trong hình 5.12 3. Cộng
thêm chi phí lắp đặt cho mỗi qui mô lô (được lấy từ hình 5.10 và tái tạo lại trong hình 5.12) vào chi phí
lưu kho, ta thu được tổng chi phí hàng năm cho quy mô mỗi lô. Dưới điều kiện được chỉ ra trong hình
5.12, quy mô lô tối ưu là 25.000, đó là điểm tổng chi phí hàng năm là tối thiểu.
Nói chung, ta có thể xác định quy mô lô tối ưu như thế nào? Tổng chi phí lắp đặt hàng năm là
20.000 Q/L đô la, trong đó Q là tổng các linh kiện yêu cầu hàng năm có liên quan hàng năm và L là số
lượng linh kiện đồng nhất của loại này được sản xuất trong một lô. Nếu chi phí cho việc lưu kho mỗi bộ
phận đồng nhất của loại này một năm là 6,4$, thì chi phí lưu kho hàng năm bằng 6,40L/2 đô la. Cộng
chi phí lắp đặt hàng năm và chi phí lưu kho hàng năm, ta thu được biểu thức sau cho tổng chi phí hàng
năm:

Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất hàng năm, ta đặt:

3
Robert Delaney của Cass Logistics ước lượng rằng chi phí giữ hàng tồn kho có giá trị một đô la là 21 xu một năm

107
Lượng tồn kho trung bình bằng 50.000 linh kiện nếu quy mô lô là 100.000 và 25.000 linh kiện
nếu quy mô lô là 50.000.
Hình 5.11: Quy mô hàng tồn kho trong năm

Chi phí lắp đặt giảm dần khi quy mô lô tăng, vì ít phải lắp đặt hơn. Chi phí lưu kho tăng khi quy
mô lô tăng vì cung luôn lớn hơn cầu và sản phẩm nằm trong kho với một khoảng thời gian dài.
Tổng chi phí là tổng theo trục tung của hai loại chi phí này. Quy mô lô tối ưu (nó cực tiểu hóa
tổng chi phí) là điểm mà tại đó hai đường chi phí giao nhau. Tổng chi phí là tổng của chi phí
lưu kho và chi phí lắp đặt. Do đó, đường tổng chi phí là tổng theo trục tung của đường chi phí
lưu kho và đường chi phí lắp đặt. Ví dụ, nếu quy mô lô tối ưu là 25.000, thì chi phí lắp đặt là
OH bằng chi phí lưu kho, và tổng chi phí hàng năm bằng 2OH = OK.
Hình 5.12: Mối quan hệ giữa quy mô lô và tổng chi phí hàng năm
Giải phương trình theo L, ta thấy rằng để tối thiểu hóa tổng chi phí hàng năm ta cần có:
0, 5
 20.000Q 
L=   (5.15)
 3,2 
Tổng quát hơn, quy mô lô tối ưu bằng (2SQ/b)0,5, trong đó S là chi phí mỗi lần lắp đặt và b là chi
phí hàng năm cho việc lưu kho mỗi sản phẩm loại này. Chú ý rằng quy mô lô tối ưu này xảy ra khi chi

108
phí lưu kho bằng chi phí lắp đặt, hay 6,4L/2 = 20.000Q/L, hay 3,2L2 = 20.000Q, điều này cho kết quả
tương tự phương trình (5.15). Cũng có thể chỉ ra rằng tổng chi phí tối ưu (nhỏ nhất) là (2bSQ) 0,5
Trong trường hợp của Công ty Monarch, Q = 100.000. Do đó, để tối thiểu hóa tổng chi phí hàng
năm, L phải bằng (20.000(100.000)/3,2)0,5 = (625 triệu)0,5 = 25.000. Nói cách khác, quy mô lô tối ưu là
25.000, điều này có nghĩa là 25.000 linh kiện đồng nhất của loại này cần được sản xuất trong mỗi lô.
(Tất nhiên, không có lý do gì để số lượng lắp đặt mỗi năm là một số nguyên. Ví dụ một đơn vị có thể có
5 lần lắp đặt mỗi giai đoạn hai năm, hay hai lần rưỡi một năm)

5.12 Toyota đã dạy thế giới bài học gì


Người Nhật đã dạy phần còn lại của thể giới nhiều bài học về sản xuất. Vì một điều, họ đã thành
công trong việc hạ thấp chi phí lắp đặt, do đó làm giảm quy mô lô tối tưu. Ví dụ, cuối những năm
1970s, những công nhân của Công ty Toyota Motor mất khoảng 10 phút để lắp đặt máy ép 800 tấn được
sử dụng trong việc tạo mui xe và tấm chắn bùn, trong khi phải mất 6 giờ để làm việc này ở Mỹ (xem
Bảng 5.4 cho những trường hợp khác). Để thấy được việc giảm chi phí lắp đặt như vậy làm giảm quy
mô lô tối ưu, hãy xét Công ty Monarch như đã thảo luận trong phần trước. Nếu hãng này có thể giảm
chi phí mỗi lần lắp đặt từ 20.000 $ xuống 5.000 $, thì qui mô lô tối ưu sẽ là (5.000Q/3,2)0,5, chứ không
phải là (20.000Q/3,2)0,5, điều này có nghĩa là quy mô lô tối ưu giảm xuống còn một nửa bằng 12.500
(khi giữ Q không đổi).
Một thuận lợi lớn trong việc giảm quy mô lô là phải lưu kho ít hơn. Ít nhất một nhà quản lý cấp
cao người Nhật khẳng định rằng: “hàng tồn kho là gốc rễ của mọi tai hại”. Hệ thống sản xuất nổi tiếng
“Just – in – time” của Nhật yêu cầu mỗi linh kiện vừa đến đúng lúc chỉ khi nó được cần đến hay chỉ khi
một máy đang sẵn sàng. Điều này có thể làm tăng hiệu quả lên rất nhiều. Lượng hàng tồn kho trong quá
trình sản xuất ít hơn làm giảm chi phí lưu kho cũng như đẩy nhanh hơn chu kỳ sản xuất và làm cho việc
kiểm soát tiến độ công việc thông qua các nhà máy đơn giản hơn. Chú ý rằng khi S đi tới 0, L đi tới 0 và
do đó L/2 (tồn kho trung bình) đi tới 0. Do đó, việc hạ thấp chi phí lắp đặt của Toyota tạo điều kiện cho
nó tuân thủ chính sách hầu như không có hàng tồn kho.
Nhiều hãng của Mỹ cũng đã sử dụng hệ thống sản xuất “just-in-time”. Những kết quả thu được
đôi khi thành công rất tuyệt vời. Ví dụ, xét nhà máy sản xuất của công ty Viễn thông phía Bắc ở Santa
Clara, California, công ty sản xuất bảng mạch in. Các nhà quản lý báo cáo rằng sản lượng tăng 25% mà
không phải thêm công nhân và hàng lưu kho giảm hơn 80%.
Một phương pháp khác được người Nhật áp dụng là sản xuất tập trung. Ví dụ, Toyota, trong
việc sản xuất xe tải nâng, đã giới hạn sản xuất tới một dây chuyền tương đối hẹp gồm 6 gia đình xe tải
trong xưởng của nó ở Nagoya. Theo cách này, nó đã giảm độ phức tạp của hoạt động sản xuất, dẫn đến
làm giảm số lượng các linh kiện, mức hàng tồn kho, khối lượng giám sát yêu cầu và số lỗi và khiếm
khuyết. Bảng 7.5 so sánh chi phí trung bình trong việc sản xuất một cái xe tải nâng ở Toyota với chi phí
trung bình của xưởng ở Tây Âu nơi gồm 20 gia đình sản xuất xe tải trong xưởng của nó. Như bạn có thể
thấy, chi phí của Toyota thấp hơn khoảng 20% so với của các hãng Tây Âu.
Châu Âu, Mỹ, và các hãng khác phản ứng bằng cách sử dụng các phương pháp tương tự. Ví dụ,
nhà sản xuất xe tải Tây Âu trong bảng 7.5 đã giảm số gia đình sản xuất trong xưởng từ 20 xuống 6. Kết
quả là giống như ở Nhật: chi phí cho một chiếc xe tải giảm 19%.3 Một điểm qua trọng mà điều này minh
họa là các hãng của Nhật không độc quyền về kiến thức sản xuất và chuyên môn. Thật vậy, nhiều ý
tưởng mà người Nhật Bản áp dụng thành công lớn (ví dụ, phương pháp kiểm soát chất lượng) lại bắt
nguồn từ Mỹ.

5.13 Hiệu quả theo quy mô


Trong những phần trước, ta đã học công nghệ trong một ngành cụ thể có thể được thể hiện bằng
một hàm sản xuất và được mô tả bằng các đặc trưng của các hàm sản xuất đó (và của các khái niệm liên
quan như sản phẩm biên và sản phẩm trung bình) mà dường như đúng cho các quá trình sản xuất nói
109
chung. Tuy nhiên, một đặc trưng quan trọng của hàm sản xuất đã không được mô tả: lượng đầu ra đáp
ứng trong dài hạn trước những thay đổi về quy mô của hãng như thế nào. Giả định ta xét tình huống
trong dài hạn trong đó tất cả đầu vào đều biến đổi và giả sử hãng tăng số lượng của tất cả đầu vào theo
cùng một tỷ lệ. Điều gì sẽ xảy ra với sản lượng?

Bảng 5.4: Việc giảm thời gian yêu cầu để lắp đặt các máy được lựa chọn trong các hãng ở Nhật
Hãng Máy móc Thời gian lắp đặt Thời gian lắp đặt
ban đầu mới
Toyota Làm bulong 8 giờ 1 phút
Mazda Máy cắt vòng sang số 6,5 giờ 15 phút
Mazda Máy đúc khuôn 1,5 giờ 4 phút
Mitshubishi Máy khoan 8 trục 24 giờ 3 phút
Nguồn: J. Blackburn, Time-Based Competition (Homewood, IL: Business One Irwin, 1991). p. 178

Rõ ràng, có ba khả năng: Thứ nhất, sản lượng có thể tăng với một tỷ lệ lớn hơn tỉ lệ tăng đầu
vào. Ví dụ, gấp đôi tất cả đầu vào có thể dẫn tới nhiều hơn gấp đôi sản lượng. Đây là trường hợp hiệu
quả tăng theo quy mô. Thứ hai, sản lượng có thể tăng với một tỷ lệ nhỏ hơn tỉ lệ tăng đầu vào. Ví dụ,
gấp đôi tất cả đầu vào có thể dẫn tới sản lượng tăng ít hơn gấp đôi. Đây là trường hợp hiệu quả giảm
theo quy mô. Thứ ba, sản lượng có thể tăng đúng bằng tỷ lệ tăng đầu vào. Ví dụ, gấp đôi tất cả đầu vào
có thể dẫn tới gấp đôi sản lượng. Đây là trường hợp hiệu quả theo quy mô không đổi.

Hình 5.5: Chi phí để sản xuất một xe tải nâng (chi phí Châu Âu = 100)
Xưởng
Tây Âu Toyota
Lượng gia đình sản phẩm 20 6
Chi phí một chiếc xe tải
Nguyên liệu 75 65
Lao động trực tiếp 4 2
Chi phí thường lệ 21 14
Tổng chi phí 100 81
Nguồn: Abegglen and Stalk, Kaisha.

Dường như các hàm sản xuất cần thiết phải thể hiện hiệu quả không đổi theo quy mô. Nếu hai
nhà máy được xây dựng với cùng xưởng sản xuất và cùng loại công nhân, có thể thấy rõ ràng viêc nhiều
gấp đôi sản lượng sẽ xảy ra nếu một xưởng như vậy được xây dựng. Nhưng mọi thứ không đơn giản
như vậy. Nếu một hãng gấp đôi quy mô của nó, nó có thể sử dụng phương pháp mà không thể dùng với
quy mô nhỏ hơn. Một số đầu vào không thể cung ứng với những đơn vị nhỏ; ví dụ, ta không thể lắp đặt
một nửa rô bốt. Do tính chất không thể phân chia được kiểu này, nên việc tăng qui mô có thể xảy
ra.Như vậy, mặc dù người ta có thể tăng gấp đôi qui mô của nhà máy bằng cách đơn giản là xây dựng
hai nhà máy nhỏ, thì điều này có thể là không hiệu quả. Một nhà máy lớn có thể hiệu quả hơn hai nhà
máy nhỏ có cùng tổng năng suất vì nó đủ lớn để sử dụng những hương pháp và đầu vào nhất định mà
các nhà máy nhỏ hơn không thể dùng.
Việc tăng hiệu quả theo quy mô cũng xuất hiện do các quan hệ mang tính hình học nhất định. Vì
thể tích của một hộp là 2 x 2 x 2 m3 là gấp 8 lần kích cỡ của một hộp 1x1x1 m3, nên hộp lớn đó có thể
mang nhiều gấp 8 lần hộp nhỏ. Nhưng, do diện tích của 6 mặt của hộp 2x2x2 m3 là 24 m2 và diện tích
của 6 mặt của hộp 1x1x1 m3 là 6 m2, nên hộp to chỉ yêu cầu gỗ nhiều gấp 4 lần so với hộp nhỏ. Sự
chuyên môn hóa cao hơn cũng có thể dẫn tới việc tăng hiệu quả theo quy mô: khi nhiều công nhân và
máy móc hơn được sử dụng, thì có thể phân chia nhỏ nhiệm vụ và cho phép các đầu vào khác nhau để
chuyên môn hóa. Cũng như vậy, tính kinh tế theo quy mô có thể tăng từ sự cân nhắc các khả năng có

110
thể; ví dụ, do hành vi tổng thể của một lượng khách hàng càng lớn có xu hướng càng ổn định hơn,
lượng hàng tồn kho của hãng có thể không phải tăng theo tỷ lệ với lượng hàng bán của nó.
Tại sao việc giảm theo quy mô lại xảy ra? Lý do thường xuyên được trích dẫn nhất là sự khó
khăn của việc điều phối một doanh nghiệp lớn. Có thể có khó khăn ngay cả trong một hãng nhỏ nhằm
có được thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định quan trọng; trong một hãng lớn, các khó khăn này
có xu hướng lớn hơn. Có thể có khó khăn ngay trong một hãng nhỏ nhằm đảm bảo chắc chắn rằng các
mong muốn của quản lý được thực hiện; trong một hãng lớn, những khó khăn này có xu hướng lớn hơn.
Mặc dù các thuận lợi của một tổ chức lớn là rõ ràng, nhưng thường có những bất lợi lớn. Ví dụ, trong
những loại hình nghiên cứu phát triển nhất định, có bằng chứng cho thấy rằng những đội kỹ thuật lớn có
xu hướng hiệu quả kém hơn so với những đội nhỏ và rằng những hãng lớn có xu hướng ít hiệu quả hơn
so với những hãng nhỏ.
Liệu có hiệu quả theo quy mô không đổi, tăng hoặc giảm trong một tình huống cụ thể hay không
là một câu hỏi thực nghiệm phải được xác định theo từng trường hợp. Không có câu trả lời đơn giản và
đầy đủ. Trong một số ngành, có bằng chứng có thể chỉ ra hiệu quả tăng xuất hiện trong một phạm vi đầu
ra nhất định. Trong một số ngành khác, hiệu quả giảm hay không đổi có thể xuất hiện. Hơn nữa, điều
quan trọng phải chú ý rằng câu trả lời có thể còn phụ thuộc vào mức đầu ra được xem xét. Có thể có
hiệu quả tăng theo quy mô tại các mức đầu ra nhỏ và hiệu quả không đổi hay giảm theo quy mô ở những
mức đầu ra lớn hơn.

5.14 Độ co giãn của sản lượng


Để xác định liệu có hiệu quả tăng, giảm, hay không đổi theo quy mô hay không, thì ta có thể
tính toán độ co giãn theo sản lượng. Độ co giãn theo sản lượng được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay
đổi của sản lượng do sự tăng lên một phần trăm của tất cả các đầu vào. Nếu độ co giãn theo sản lượng
lớn hơn 1, thì có hiệu quả theo quy mô tăng; nếu nó bằng 1, thì có hiệu quả không đổi theo quy mô; và
nếu nó nhỏ hơn 1, thì có hiệu quả giảm theo quy mô.
Để minh họa, xét Công ty Lone Star, nhà sản xuất linh kiện máy bay, có hàm sản xuất như sau:

với Q là số lượng linh kiện được sản xuất mỗi năm (được đo bằng triệu linh kiện), L là số lao động được
thuê, và K là lượng vốn được sử dụng. Đây là hàm sản xuất Cobb-Douglas (đặt tên theo Charles Cobb
và Paul Douglas, người đi tiên phong trong ứng dụng hàm này), được thảo luận chi tiết hơn trong phần
sau.
Để tính toán độ co giãn theo sản lượng ở Công ty Lone Star, ta hãy xem điều gì xảy ra với Q nếu
ta nhân cả hai đầu vào (L và K) với 1,01. Rõ ràng, giá trị mới của Q là Q’ bằng:

Do đó, nếu số lượng của cả hai đầu vào tăng 1%, thì đầu ra tăng nhiều hơn 1,1% một chút; điều này có
nghĩa là độ co giãn của sản lượng xấp xỉ 1,1. Chính xác là sản lượng tăng lên 1,1 lần từ sự thay đổi vô
cùng bé của việc sử dụng đầu vào (của cả hai đầu vào). Vì 1% thay đổi lớn hơn so với vô cùng bé, nên
sản lượng tăng lớn hơn 1,1 lần một chút.

111
5.15 Các hãng thu thập thông tin về hàm sản xuất như thế nào:
Việc chuẩn hóa cạnh tranh ở Xerox
Như đã thảo luận nhiều về vai trò quan trọng của hàm sản xuất trong việc đưa ra quyết định
quản lý, ta phải xem xét cẩn thận nhà quản lý thu thập thông tin liên quan đến hàm sản xuất như thế nào.
Hewlett-Packard hay Merck hay Exxon Mobil làm thế nào để tìm ra cách có được nhiều thông tin nhất
về sự kết hợp đầu vào cụ thể như thế nào và sản lượng tối đa có thể thu được từ sự kết hợp đầu vào này
là gì? Một cách các hãng cố gắng giải quyết vấn đề này là bằng việc gửi các đội kỹ sư và kỹ thuật viên
tới thăm các hãng khác để thu thập thông tin liên quan tới phương pháp và quy trình làm việc tốt nhất.
Với cách này, họ cố gắng xác định xem liệu họ có đang hoạt động trên hàm sản xuất của ngành hay
không – hoặc liệu họ có hoạt động tương đối không hiệu quả so với các hãng khác hay không. Hoạt
động này được gọi là việc chuẩn hóa cạnh tranh, đã tạo ra các kết quả có giá trị cho nhiều công ty,
chẳng hạn như Công ty Xerox.
Năm 1979, Xerox phải đương đầu với sự sụt giảm thị phần và giảm khả năng sinh lợi nhuận
trong kinh doanh máy photocopy của nó, nên nó đã bắt đầu một cuộc kiểm tra nghiên cứu về phương
pháp của mình. Bắt đầu là một nghiên cứu về kỹ thuật của sản phẩm cạnh tranh, bao gồm một cuộc
kiểm tra sản phẩm của Fuji Xerox, một công ty vệ tinh có một phần sở hữu của nó ở Nhật Bản, người
điều hành của Xerox đã tìm thấy bằng chứng cho rằng nó không được hiệu quả như đối thủ cạnh tranh
chính ở Nhật.
Thật thú vị, Xerox đã nhận thấy rằng nó có thể học hỏi nhiều điều từ các hãng mà dường như
thuộc các lĩnh vực không liên quan. Ví dụ, các nhà quản lý Xerox, có ý định cải thiện hệ thống nhà kho,
tìm kiếm một hãng để học hỏi điều này. Sau khi tìm kiếm trên các tập san thương mại và thảo luận về hệ
thống nhà kho với các nhà tư vấn, họ quyết định tới thăm Công ty L.L. Bean, Công ty bán đồ may mặc
và giày dép Maine, nổi tiếng về dịch vụ khách hàng và dã từng có vấn đề về phân phối tương tự như của
Xerox.

Bảng 5.6: So sánh hoạt động kho hàng


Đo sản lượng của mỗi công nhân một ngày L.L. Bean Xerox
Đơn hàng cho một công nhân một ngày 550 117
Số dây chuyền cho mỗi công nhân một ngày 1.440 497
Nguồn: Hayes, Wheelwright, and Clark, Dynamic Manufacturing.

Các nhà quản lý của Xerox đã thấy rằng, mặc dầu các hoạt động nhà kho của L.L. Bean phần
lớn làm bằng thủ công, nhưng nó vẫn thu được mức sản lượng trên mỗi công nhân cao. Bảng 7.6 so
sánh sản lượng trên mỗi công nhân ở nhà kho của L.L. Bean với của Xerox. Phần lớn, ưu thế của Bean
có được do sự khác biệt trong phương pháp: nó sắp xếp các mặt hàng bán chạy gần với chỗ lấy hàng
trong kho, và chọn vị trí dự trữ hàng để cực tiểu hóa khoảng cách di chuyển bốc hàng.
Bằng cách này, Xerox đã học được hàm sản xuất cho loại hoạt động lưu kho kiểu này. Trên cơ
sở những phát hiện đó, nó đã hiện đại hóa hoạt động kho hàng của mình. Việc chuẩn hóa cạnh tranh là
một phương pháp rất quan trọng, có thể ứng dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Các nhà quản lý
hàng đầu của Xerox cảm thấy rằng cần có trách nhiệm cho nhiều cải tiến về hoạt động của hãng trong
những năm 1980. Nhiều hãng khác cũng khẳng định về tính hiệu quả và sự tinh tưởng vào phương pháp
này.

5.16 Đo lường bằng hàm sản xuất


Mặc dầu phương pháp giống như việc chuẩn hóa cạnh tranh là rất có giá trị, nhưng nói chung
chúng chỉ có thể cung cấp một phần thông tin mà các nhà quản lý cần liên quan tới hàm sản xuất. Do đó,
các nhà kinh tế quản lý đưa ra các phương pháp khác, dựa chủ yếu trên phương pháp hồi quy đã mô tả
trong chương 5, để đo lường hàm sản xuất. Như ta có thể thấy trong các phần tiếp theo của chương này,
112
kết quả thường được chứng minh là rất hữu ích. Một trong các bước đầu tiên để ước lượng hàm sản xuất
là lựa chọn dạng toán của hàm sản xuất. Nếu lao động và vốn là những đầu vào duy nhất được sử dụng,
thì một dạng toán có thể dùng là phương trình bậc ba:
Q = aLK + bL2K + cLK2 – dL3K – eLK3 (5.16)
trong đó Q là sản lượng, L là số lượng đầu vào lao động lao động và K là lượng đầu vào vốn. Dạng toán
học này biểu thị hiệu quả theo quy mô ban đầu tăng lên và sau đó giảm. Cũng như vậy, sản phẩm biên
của mỗi đầu vào ban đầu tăng lên và sau đó giảm khi đầu vào được sử dụng ngày càng nhiều. Để thấy
được điều này là đúng, hãy xét sản phẩm biên của lao động, nó bằng

Rõ ràng, sản phẩm biên của lao động là một hàm bậc hai của lượng lao động được sử dụng; ban đầu nó
tăng lên (b/3d>L) sau đó giảm (khi L>b/3d) khi càng thuê nhiều lao động.
Một dạng toán khác được sử dụng phổ biến hơn là dạng Cobb-Douglas, đã gặp ở phần trước.
Với chỉ hai đầu vào, dạng này là:
Q = aLbKc (5.17)
Một ưu việt của dạng này là năng suất biên của mỗi đầu vào phụ thuộc vào mức độ sử dụng tất cả các
đầu vào, điều này thường có trong thực tế. Xét sản phẩm biên của lao động, nó bằng

Rõ ràng, sản phẩm biên của lao động phụ thuộc vào các giá trị của cả L và K. Một ưu việt nữa là nếu
lôgarit hai vế của phương trình (7.17), ta có
log Q = log a + b log L + c log K (5.18)
Phương pháp hồi quy trong chương 5 có thể được sử dụng để ước lượng b và c (cũng như log a). Nếu ta
hồi quy logQ theo log L và Log K, thì các hệ số hồi quy là các ước lượng này.
Chú ý rằng, nếu hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng, thì ta có thể ước lượng dễ dàng hiệu
quả theo quy mô. Nếu tổng các số mũ (tức là b+c) lớn hơn 1 thì hiệu quả theo quy mô tăng; nếu tổng
các số mũ bằng 1 thì hiệu quả theo quy mô không đổi chiếm ưu thế; và nếu tổng các số mũ nhỏ hơn 1
thì hiệu quả theo quy mô giảm. Sở dĩ như vậy vì nếu hàm sản xuất Cobb-Douglas chiếm ưu thế, thì độ
co giãn theo sản lượng bằng tổng các số mũ. Ví dụ, trong phần trước, độ co giãn theo sản lượng của
Công ty Lone Star là 1,1, nó bằng tổng các số mũ (0,3+0,8).
Không có cách nào để xác định dạng toán nào là tốt nhất, vì câu trả lời còn phụ thuộc vào từng
tình huống cụ thể. Thông thường, một thủ tục tốt là phải thử nhiều hơn một dạng toán học và xem dạng
nào là phù hợp với số liệu nhất. Điều quan trọng là dạng được chọn cung cấp cho ta một cách biểu diễn
tình huống thực tế hợp đáng tin cậy. Để xác định liệu đây có phải là trường hợp cần tìm hay không, cách
hữu ích nhất là xem một hàm sản xuất được ước lượng cụ thể có thể dự báo tốt như thế nào về sản lượng
từ kết hợp các đầu vào thực tế được sử dụng.

5.17 Ba kiểu phân tích thống kê


Sau khi đã lựa chọn một dạng toán cho hàm sản xuất, thì vẫn còn vấn đề là sử dụng kiểu số liệu
nào trong ba kiểu số liệu. Một khả năng là sử dụng số liệu chuỗi thời gian liên quan đến số lượng các
đầu vào khác nhau được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau trong quá khứ và sản lượng được sản
xuất ra trong mỗi giai đoạn. Ví dụ, bạn có thể thu được số liệu liên quan đến lượng lao động, lượng vốn,
và lượng các nguyên liệu thô khác nhau được sử dụng trong ngành thép cho mỗi năm từ 1958 đến 2003.
Trên cơ sở các số liệu như vậy và thông tin liên quan với sản lượng thép hàng năm từ 1958 đến 2003,
113
bạn có thể ước lượng mối quan hệ giữa số lượng các đầu vào và đầu ra, bằng việc sử dụng phương pháp
hồi quy như đã được thảo luận trong chương 5.
Khả năng thứ hai là sử dụng số liệu chéo liên quan đến số lượng các đầu vào khác nhau được sử
dụng và sản lượng được sản xuất trong các hãng hay các vùng khác nhau của ngành này trong một thời
gian nhất định. Ví dụ, bạn có thể thu thập số liệu liên quan đến lượng lao động, vốn và nguyên liệu thô
được sử dụng trong các hãng khác nhau trong ngành thép năm 2003. Trên cơ sở số liệu như vậy và
thông tin liên quan đến sản lượng năm 2003 của mỗi hãng, bạn có thể sử dụng phương pháp hồi quy để
ước lượng mối quan hệ giữa các lượng đầu vào và sản lượng thu được.
Khả năng thứ ba là sử dụng thông tin kỹ thuật được các kỹ sư hay các nhà khoa học nông nghiệp
cung cấp. Thông tin này được thu thập bằng các thí nghiệm hay từ kinh nghiệm làm việc hàng ngày của
quá trình kỹ thuật. Có nhiều ưu điểm thu được từ tiếp cận đo lường hàm sản xuất theo cách này vì phạm
vi về khả năng áp dụng của số liệu là đã biết và không giống cách nghiên cứu số liệu theo chuỗi thời
gian và số liệu chéo, khi ta không giới hạn được một phạm vi hẹp của các quan sát thực tế.
Bất kể là bạn sử dụng cách tiếp cận nào, thì điều quan trọng cần nhận ra rằng số liệu có thể
không luôn luôn thể hiện các kết hợp hiệu quả kỹ thuật của các đầu vào và đầu ra. Ví dụ, do các sai lầm
hay các ràng buộc, mà số lượng các đầu vào được sử dụng trong ngành thép năm 2003 có thể không
được yêu cầu cực tiểu để sản xuất ra mức sản lượng của ngành thép năm 2003. Vì hàm sản xuất mang
tính lý thuyết bao gồm chỉ các kết hợp đầu vào hiệu quả, nên một trường hợp kiểu này cần loại trừ nếu
các thước đo của chúng ta là hoàn toàn thô sơ. Tuy nhiên, trong thực tế những trường hợp như vậy
không phải lúc nào cũng bị loại trừ (hay được nhận ra), và ước lượng thu được của hàm sản xuất chứa
sai số.
Một khó khăn quan trọng khác là đo lường đầu vào vốn. Vấn đề chính nảy sinh từ thực tế là
nguồn vốn bao gồm các kiểu và tuổi thọ khác nhau của máy móc, nhà xưởng và hàng tồn kho. Việc kết
hợp chúng thành một thước đo thống nhất hoặc một vài thước đo là không dễ. Thêm vào đó, sai số có
thể phát sinh vì các điểm số liệu khác nhau được giả định là cùng trên một hàm sản xuất nhưng thực ra
là trên các hàm khác nhau. Hơn nữa, sự chệch đi có thể xuất hiện do vấn đề chỉ định hàm.
Với cách tiếp cận kỹ thuật, thì rất khó để kết hợp kết quả của các quá trình mà các kỹ sư thu
thập số liệu đưa vào một hàm sản xuất của hãng hay một nhà máy chung. Vì các số liệu kỹ thuật nói
chung liên quan tới chỉ một phần các hoạt động của hãng, đây thường là một việc khó khăn. Ví dụ, số
liệu kỹ thuật nói cho ta rất ít hoặc chẳng tí nào về các hoạt động marketing và tài chính của hãng.

5.17.1 Ngành điện thoại ở Canada: một nghiên cứu điển hình
Mặc dù có những khó khăn này, các ước lượng hàm sản xuất đã chứng tỏ có lợi và giá trị đáng
kể. Để minh họa cho các kết quả thực nghiệm đã thu được, A. Dobell, L. Taylor, L. Waveman, T.Liu và
M. Copeland thấy rằng hàm sản xuất trong ngành điện thoại ở Canada là:
Q = AL0,70K0,41 (5.19)
trong đó A là mức sản lượng khi cả L và K bằng 1. Trên cơ sở phương trình này, 1% lao động tăng lên
(giữ lượng vốn không đổi) dẫn đến khoảng 0,7% sản lượng tăng lên. Để chững minh điều này, chú ý
rằng

Do đó

114
 Q  L
    = 0,70 (5.20)
 L  Q
Vì (Q/L)(L/Q) là (xấp xỉ) bằng số phần trăm sản lượng tăng thêm thu được từ 1% lao động tăng thêm,
nên lao động tăng thêm 1% dẫn đến sản lượng tăng khoảng 0,7% .
Trên cơ sở của hàm sản xuất ước lượng được trong phương trình (5.19), người ta cũng có thể
xác định được ảnh hưởng của vốn tăng thêm 1% đến sản lượng. Vì

Điều này dẫn đến vốn tăng 1% làm tăng sản lượng của ngành điện thoại khoảng 0,41%. Tại sao? Bởi vì
(Q/L)(L/Q) = 0,41.
Hơn nữa, phương trình (5.19) cung cấp thông tin có giá tri liên quan tới hiệu quả theo quy mô
trong ngành điện thoại Canada. Vì hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglas, nên độ co giãn theo sản lượng
bằng tổng các số mũ, vì vậy nó bằng 0,7 + 0,41 = 1,11 (nhớ lại thảo luận ở trang trước). Vì lên độ co
giãn theo sản lượng là số phần trăm thay đổi của sản lượng thu được từ sự tăng lên 1% của tất cả các
đầu vào, nên điều này nghĩa là tăng tất cả các đầu vào lên 1% sẽ dẫn tới sản lượng tăng thêm khoảng
1,11 %. Rõ ràng, những kết quả này chỉ ra hiệu quả tăng theo quy mô.
Các hàm sản xuất được ước lượng kiểu này có giá trị cực kỳ to lớn đối với nhà quản lý và nhà
phân tích, vì chúng tạo khả năng cho nhà quản lý hay nhà phân tích ước lượng sản phẩm biên của mỗi
đầu vào và xác định xem liệu hiệu quả theo quy mô tăng, giảm, hay không đổi. Như ta đã nhấn mạnh,
thông tin kiểu này có tầm quan trọng cơ bản trong việc ra quyết định làm thế nào để tối thiểu hóa chi phí
của một hãng. Trong một thế giới mà cạnh tranh là gay gắt và một vấn đề tốn kém rất lớn, thì không có
gì ngạc nhiên khi các hãng thấy rằng các hàm sản xuất là rất có giá trị.

5.17.2 Sản xuất gia cầm ở Mỹ: một nghiên cứu điển hình khác
Để minh họa thêm, hãy xét việc sản xuất gà giò, một ngành rất lớn ở Mỹ (giá trị sản xuất năm
2002 là 13,4 tỷ $). Để ước lượng hàm sản xuất, một thí nghiệm được tiến hành trong đó gà được cho ăn
những lượng khác nhau gồm ngô, bột dầu đỗ tương và trọng lượng của mỗi con xuất chuồng được được
đo cẩn thận. Trên cơ sở phân tích hồi quy theo kiểu đã được mô tả trong chương 5, ta thấy
G = 0,03 + 0,48C – 0,64S – 0,02C2 – 0,05S2 – 0,02CS (5.21)
trong đó G là trọng lượng xuất chuồng (tính theo cân mỗi con), C là số cân ngô mỗi con và S là số cân
bột dầu đỗ tương mỗi con. Hệ số xác định (R2) là rất cao, khoảng 0,998.
Sử dụng phương trình (7.12), ta có thể thu được các đường đẳng lượng cho sản xuất gia cầm.
Giả định rằng ta muốn có đường đẳng lượng liên quan tới việc thu được trọng lượng 1 cân. Nói cách
khác, ta muốn tìm được các kết hợp khác nhau của lượng ngô mỗi con và bột dầu đỗ tương mỗi con mà
mang lại trọng lượng con gà 1 cân. Để tìm ra những kết hợp này, ta đặt G =1
1 = 0,03 + 0,48C – 0,64S – 0,02C2 – 0,05S2 – 0,02CS (5.22)
Sau đó, ta cho C bằng các giá trị khác nhau và xác định được mỗi giá trị thu được của S. Ví dụ, giả sử C
=1. Khi đó

hay

115
Giải bằng công thức bậc hai

Do đó, S =1,1514/0,1 = 11,514 hay S = 0,08858/0,1 = 0,886. Do đó, nếu một con gà giò tăng thêm 1
pao, nó phải được ăn 0,886 pao bột ngô và 1 pao ngô.
Nếu cho C = 1,1, ta có thể thu được giá trị tương ứng của S bằng việc thay 1,1 cho C vào
phương trình (5.22) và giải theo S. Nếu ta cho C = 1,2 ta có thể tìm giá trị tương ứng của S bằng việc
thay 1,2 cho C vào phương trình (5.22) và giải theo S. Tiếp tục theo cách này, ta tìm ra ngày càng nhiều
điểm trên đường đẳng lượng tương ứng với trọng lượng thu được của 1 cân. Đường đẳng lượng kết quả
được vẽ trong hình 5.13. Các đường đẳng lượng kiểu này có tầm quan trọng rất lớn đối với các nhà quản
lý. Cùng với số dữ liệu liên quan đến giá các đầu vào, chúng có thể được sử dụng để xác định bao nhiêu
mỗi đầu vào cần được sử dụng để cực tiểu hóa chi phí (nhớ lại hình 5.9)
Thực tế, các nhà sản xuất gia cầm sử dụng đường đẳng lượng trong hình 7.13 để xác định cho gà
ăn bao nhiêu ngô và bột dầu đỗ tương mỗi con nếu họ muốn thu được1 cân trọng lượng. Để thấy được
họ làm điều này như thế nào, giả sử rằng giá của 1 cân ngô bằng ¾ giá của một cân bột dầu đỗ tương.
Khi đó, độ dốc của mỗi đường đẳng phí trong hình 7.13 bằng -3/4, vì độ dốc bằng -1 nhân với giá đầu
vào trên trục hoành (ngô) chia cho giá đầu vào trên trục tung (bột đỗ), như được chỉ ra trong hình 7.7.
Để chi phí cho trọng lượng gà thu được đạt cực tiểu, đường đẳng phí cần phải tiếp xúc với đường đẳng
lượng; điều này nghĩa là độ đốc đường đẳng lượng cũng phải bằng -3/4. Như được chỉ ra trong hình
7.13, điều này xảy ra khi dùng 1,35 cân ngô và 0,61 cân bột dầu đỗ tương. Như vậy, đây là kết hợp đầu
vào tối ưu nếu giá một cân ngô bằng ¾ giá một cân bột dầu đỗ tương.

Kết hợp đầu vào tối ưu là 1,35 pao ngô và 0,61 pao bột đỗ tương.
Hình 5.13: Đường đẳng lượng cho 1 cân trọng lượngthu được cho một con gà và đường
đẳng phí nếu giá ngô bằng ¾ giá bột dầu đỗ tương
116
Nguồn: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, liên ngành nghiên cứu.

Tóm tắt
1. Hàm sản xuất là mối quan hệ giữa các lượng của những đầu vào khác nhau được sử dụng trong
mỗi chu kỳ sản xuất và mức sản lượng hàng hóa cực đại có thể được sản xuất ra trong mỗi chu
kỳ sản xuất. Trên cơ sở hàm sản xuất cho một hãng cụ thể, người ta có thể tính được sản phẩm
trung bình của một đầu vào và sản phẩm biên của một đầu vào.
2. Để xác định một đầu vào cụ thể được sử dụng bao nhiêu, hãng cần so sánh sản phẩm doanh thu
biên của một đầu vào với chi tiêu biên của đầu vào đó. Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng cần sử
dụng lượng đầu vào mà sản phẩm doanh thu biên bằng với chi tiêu biên.
3. Một đường đẳng lượng là một đường cong thể hiện tất cả các kết hợp đầu vào (hiệu quả) có khả
năng sản xuất ra một lượng sản lượng cụ thể. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên thể hiện tỷ lệ mà một
đầu vào có thể thay thế được cho một đầu vào khác nếu sản lượng không đổi. Hãng không tối đa
lợi nhuận sẽ hoạt động ở điểm mà đường đẳng lượng có độ dốc dương.
4. Để cực tiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng cụ thể, hãng cần phân phối chi tiêu
giữa các đầu vào khác nhau theo một cách mà tỷ lệ giữa sản phẩm biên và giá đầu vào là bằng
nhau đối với tất cả các đầu vào được sử dụng. Bằng hình học, chọn kết hợp các lượng đầu vào
tại điểm đường đẳng lượng tiếp xúc với đường đẳng phí.
5. Nhiều hãng sản xuất sản phẩm theo lô. Qui mô lô tối ưu bằng (2SQ/b)0,5, trong dó S là chi phí
lắp đặt, Q là tổng hàng hóa yêu cầu có liên quan hàng năm, và b là chi phí lưu kho mỗi hàng hóa
loại này mỗi năm. Điều quan trọng là các hãng sản xuất các lô theo quy mô tối ưu, ngược lại, chi
phí của chúng sẽ cao hơn mức cần thiết hay mong muốn.
6. Nếu hãng tăng tất cả các đầu vào theo cùng một tỷ lệ và đầu ra tăng lên với tỷ lệ nhiều (ít) hơn
tỉ lệ đó, thì có sự tăng (giảm) hiệu quả theo quy mô. Hiệu quả tăng theo quy mô có thể xảy ra do
tính không phân chia được của các đầu vào, do mối quan hệ hình học khác nhau hay do sự
chuyên môn hóa. Hiệu quả giảm theo quy mô cũng có thể xảy ra; lý do thường xuyên gặp nhất
là sự khó khăn trong quản lý doanh nghiệp lớn. Liệu có hiệu quả theo quy mô tăng, giảm, hay
không đổi là một câu hỏi thực nghiệm phải được xem xét theo từng tình huống.
7. Vệc chuẩn hóa cạnh tranh thường được sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến hàm sản
xuất. Cũng như vậy, việc sử dụng phương pháp kiểu này được mô tả trong chương 5, nhà phân
tích kinh doanh, kỹ sư và những người khác đã ước lượng hàm sản xuất trong nhiều hãng và
nhiều ngành. Phân tích thống kê với số liệu theo chuỗi thời gian và số liệu chéo cũng như số liệu
kỹ thuật đã được tiến hành. Ví dụ, nhiều nghiên cứu đã làm cho hàm sản xuất Cobb-Douglas
phù hợp với số liệu. Các kết quả đã chứng tỏ rằng là có giá trị lớn đối với các nhà quản lý, ở
trong và ở ngoài nước.

Bài tập
1. Trong công ty Elwyn, mối quan hệ giữa sản lượng (Q) và số giờ làm việc của lao động có tay
nghề (S) và lao động phổ thông (U) là:

Tiền lương theo giờ của lao động có tay nghề là 10$ và tiền lương theo giờ của lao động phổ
thông là 5$. Hãng có thể thuê bao nhiêu lao động như nó muốn với những mức lương như vậy.
a. Kỹ sư trưởng của Elwyn khuyến cáo rằng hãng nên thuê 400 giờ lao động có tay nghề
và 100 giờ lao động phổ thông. Hãy đánh giá khuyến cáo này.
b. Nếu Công ty Elwyn quyết định dành tổng cộng chi tiêu 5.000 $ cho lao động có tay
nghề và lao động phổ thông, thì nó nên thuê mỗi loại lao động bao nhiêu giờ?
117
c. Nếu giá của một đơn vị sản phẩm là 10 $ (và không thay đổi theo sản lượng), thì công ty
nên thuê bao nhiêu giờ lao động phổ thông?
2. Trên cơ sở phân tích hồi quy giống như trong chương 5, Công ty Washington nhận thấy hàm sản
xuất của nó là

trong đó Q là sản lượng hàng ngày, L là lượng lao động được thuê một ngày và K là lượng máy
móc sử dụng một ngày. Sản phẩm của Công ty Washington được bán trên thị trường cạnh tranh
với mức giá 10 $ một đơn vị. Hãng không thể tác động đến tiền lương công nhân và giá máy
móc.
a. Nếu tiền lương một công nhân là 30 $ một ngày, hãng nên thuê bao nhiêu công nhân
trên một đơn vị sản phẩm?
b. Phần trăm doanh thu của hãng chi cho lao động là bao nhiêu? Tại sao?
c. Tỷ lệ phần trăm này có phụ thuộc vào tiền lương theo ngày của một công nhân hay
không? Tại sao có hay tại sao không?
3. Một hãng tư vấn chuyên môn hóa trong ngành nông nghiệp xác định rằng các kết hợp dưới đây
của sự tiêu dùng cỏ kho và ngũ cốc cho mỗi con cừu dẫn đến thu đựo 25 cân cừu:

Số cân cỏ khô Số cân ngũ cốc


40 130,9
50 125,1
60 120,1
70 115,7
80 111,8
90 108,3
110 102,3
130 97,4
150 93,8
a. Chủ tịch của công ty muốn ước lượng sản phẩm biên của một cân ngũ cốc để sản xuất
cừu. Ông ta có thể làm điều đó dựa trên các số liệu này không?
b. Chủ tịch công ty bị thuyết phục rằng hiệu quả không đổi theo quy mô chiếm ưu thế
trong sản xuất cừu. Nếu điều này là đúng và việc tiêu dùng cỏ khô và ngũ cốc cho mỗi
con cừu là các đầu vào duy nhất, thì lợi ích thu được là bao nhiêu nếu tiêu dùng 100 cân
cỏ khô cho một con cừu và tiêu dùng 250,2 cân ngũ cốc cho một con cừu.
c. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của cỏ khô cho ngũ cốc là gì nếu tiêu dùng trong khoảng 40-
50 cân cỏ khô (và trong khoảng 130,9 – 125,1 cân ngũ cốc) cho mỗi con cừu?
d. Một tiến bộ lớn về kỹ thuật cho phép người nông dân sản xuất 25 cân thu hoạch từ mỗi
con cừu với cỏ khô và ngũ cốc ít hơn so với các chỉ số ở bảng trên. Nếu tỷ lệ thay thế kỹ
thuật biên (tại mỗi tỉ lệ tiêu dùng mỗi đầu vào) là như nhau sau khi có tiến bộ kỹ thuật
như lúc trước, thì có thể vẽ đường đẳng lượng mới tương ứng với 25 cân thu hoạch từ
mỗi con cừu?

118
4. Công ty Ascot sản xuất đồ văn phòng, thuê một nhà tư vấn để ước lượng hàm sản xuất. Nhà tư
vấn kết luận rằng: Q = 0,9P + 0,06L
trong đó Q là số cân đồ văn phòng phẩm được Ascot sản xuất mỗi năm, L là số giờ lao động mỗi
năm và P là lượng giấy được sử dụng mỗi năm.
a. Hàm sản xuất này dường như gồm tất cả đầu vào có liên quan phải không? Hãy giải
thích
b. Hàm sản xuất dường như là hợp lý nếu nó được áp dụng cho tất cả các giá trị có thể có
của L? Hãy giải thích.
c. Có phải hàm sản xuất này thể hiện hiệu suất biên giảm dần hay không?
5. Một hàm sản xuất Cobb-Douglas được ước lượng cho 6 loại nông trại. Có 5 đầu vào trong hàm
sản xuất này: (1) đất, (2) lao động, (3) thiết bị, (4) gia súc và thức ăn và (5) các nguồn lực khác.
Số mũ của mỗi đầu vào như sau:
Hệ số mũ
Loại nông trại Đất Lao động Thiết bị Thú nuôi Các nguồn
và thức ăn lực khác
Nông trại trồng lúa 0,24 0,07 0,08 0,53 0,02
Nông trại nuôi lợn 0,07 0,02 0,10 0,74 0,03
Trang trại bò sữa 0,10 0,01 0,06 0,63 0,02
Trang trại tổng hợp 0,17 0,12 0,16 0,46 0,03
Trang trại lớn 0,28 0,01 0,11 0,53 0,03
Trang trại nhỏ 0,21 0,05 0,08 0,43 0,03
a. Có phải hiệu quả tăng theo quy mô trong bất kỳ trang trại nào trong số 6 loại trang trại
này?
b. Trong loại trang trại nào, việc tăng lao động lên 1% có số phần trăm ảnh hưởng lớn nhất
đến sản lượng?
c. Trên cơ sở các kết quả này, bạn có kỳ vọng rằng sản lượng sẽ tăng nếu nhiều nông trại
trong mẫu này được sáp nhập?
6. Theo kỹ sư trưởng của Công ty Zodiac, Q = ALαKβ, trong đó Q là mức sản lượng, L là mức đầu
vào lao động và K là mức đầu vào vốn. Phân tích thống kê chỉ ra rằng α = 0,8 và β = 0,3. Chủ sở
hữu của hãng tuyên bố nhà máy này có hiệu quả theo quy mô tăng.
a. Chủ sở hữu nói có đúng không?
b. Nếu β = 0,2 thay vì bằng 0,3, chủ sở hữu có đúng không?
c. Sản lượng trên một đơn vị lao động chỉ phụ thuộc vào α và β đúng không? Tại sao đúng,
tại sao không?
7. Trên cơ sở số liệu thu được bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ, mối quan hệ giữa tổng sản lượng sữa bò và
lượng ngũ cốc nuôi bòn như sau
Lượng ngũ cốc (cân) Lượng sữa (cân)
1.200 5.917
1.800 7.250
2.400 8.379
3.000 9.371
(Mối quan hệ này giả định rằng đầu vào cỏ cho bò là cố định ở mức 6.500 cân cỏ khô).
a. Tính sản phẩm trung bình của ngũ cốc khi mỗi số lượng được dùng.

119
b. Ước lượng sản phẩm biên của ngũ cốc khi giữa 1.200 và 1.800 cân được cho ăn, khi
giữa 1.800 và 2.400 cân và khi giữa 2.400 và 3.000 cân được cho ăn.
c. Hàm sản xuất này có thể hiện hiệu suất biên giảm dần hay không?
8. Chủ sở hữu của Công ty rửa xe Hughes tin rằng mối quan hệ giữa lượng ô tô được rửa và lượng
đầu lao động vào là:

trong đó Q là lượng ô tô được rửa một giờ và L là lượng người được thuê mỗi giờ. Hãng nhận
5$ cho mỗi chiếc ô tô được rửa và mức tiền lương theo giờ cho mỗi người lao động được thuê là
4,50$. Chi phí đầu vào khác như nước không đáng kể; do đó, chúng bị bỏ qua.
a. Để tối đa hóa lợi nhuận thì nên thuê bao nhiêu người?
b. Lợi nhuận tính theo giờ của hãng sẽ là bao nhiêu?
c. Mối quan hệ này giữa đầu ra và đầu vào lao động có hiệu lực cho tất cả các giá trị của L
hay không? Tại sao có, tại sao không?
9. Hàm sản xuất của một nhà máy điện tử là Q = 5LK, trong đó Q là mức sản lượng của nó, L là
lượng lao động nó sử dụng trong mỗi chu kỳ sản xuất và K là lượng vốn nó sử dụng trong mỗi
chu kỳ sản xuất. Giá của lao động là 1$ mỗi đơn vị lao động, và giá của vốn là 2$ mỗi đơn vị
vốn. Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất của hãng thuê bạn để xác định kết hợp của các đầu
vào nào mà nhà máy nên sử dụng để sản xuất 20 đơn vị sản lượng trong mỗi chu kỳ sản xuất.
a. Bạn sẽ khuyên ông ta cái gì?
b. Giả sử rằng giá của lao động tăng lên 2 mỗi đơn vị. Điều này có ảnh hưởng gì tới sản
lượng trên mỗi đơn vị lao động?
c. Có phải nhà máy này có hiệu quả theo quy mô giảm? Tại sao có, tại sao không?
10. Trong nhà máy của mình ở Erie, Pennsylvania, Công ty General Electric đã thiết lập một hệ
thống sản xuất linh hoạt để sản xuất đầu máy xe lửa. Các hệ thống sản xuất linh hoạt là những
kiểu sản xuất tự động rất tinh vi, hoạt động với sự can thiệp bằng tay rất ít. Chúng là hệ thống
tổng hợp các máy móc dưới sự kiểm soát đã được lập trình đầy đủ. Theo General Electric, hệ
thống mới so với hệ thống cũ như sau
Hệ thống cũ Hệ thống mới
Lượng máy móc 29 9
Lượng công nhân 86 16
Sản lượng hàng năm 4.100 5.600
a. Hệ thống mới có làm tăng sản phẩm trung bình của lao động không?
b. Nó có làm tăng sản phẩm trung bình của máy móc không?
c. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Ramchandran Jaikumar ở trường Havard, các
hãng của Mỹ nói chung không khai thác hết hệ thống sản xuất linh hoạt như họ có thể
làm. Vì một điều, tỷ lệ phần trăm thời gian hệ thống như vậy thực sự hoạt động so với
thời gian chờ đợi để chỉnh sửa hay sửa chữa là khá thấp. Ồng cho rằng các hãng nên đầu
tư nhiều hơn nữa vào nhân lực kỹ thuật có tay nghề. Tiến hành làm điều này có thể làm
dịch chuyển hàm sản xuất hay không?
d. Một hãng có thể xác định liệu tiến hành làm như vậy là đáng giá hay không như thế nào?

120
11. Công ty Arbor sản xuất loại khóa máy bằng kim loại. Chi phí lắp đặt là 8.000$ và chi phí lưu
kho mỗi chiếc khóa hàng năm là 40$. Qui mô lô tối ưu là bao nhiêu nếu Công ty Arbor sản xuất
mỗi mức sản lượng hàng năm như sau:
a. 1.000
b. 10.000
c. 100.000
12. Hãng ô tô Thụy Điển Volvo A.B đã mở một nhà máy lắp ráp ô tô mới ở Uddevalla năm 1988. Ý
tưởng là phải có một đội nhỏ các công nhân có tay nghề cao lắp một chiếc ô tô hoàn thiện. Theo
những người đề xuất, điều này sẽ làm giảm sự nhàm chán liên quan với dây chuyền lắp ráp
truyền thống và giảm sự vắng mặt và tốc độ thay thế của các công nhân. Năm 1991, có các báo
cáo rằng phải mất 50 giờ lao động để lắp ráp một chiếc ô tô ở Uddevalla, ngược lại với 25 giờ ở
Nhà máy lắp ráp truyền thống của Volvo ở Ghent, Bỉ. Nếu bạn là nhà quản lý cấp cao của
Volvo, bạn sẽ hỏi các nhà quản lý của Uddevalla những câu hỏi nào và bạn sẽ tiến hành làm
những gì?
13. Porche, một nhà sản xuất xe ô tô thể thao của Đức, gần như bị phá sản năm 1992. Sau đó nó
khôi phục được, dựa trên phương pháp sản xuất của Nhật. Một số kết quả thay đổi về hiệu quả
quá trình sản xuất của nó như sau:

Diện tích sản xuất Thời gian sản Lỗi sản xuất Mức hàng tồn Nhà
(thước vuông) xuất (giờ) (mỗi ô tô) kho (bộ phận) quản lý
Trước 765 120 6 8.490 328
Sau 514 72 3 1.600 226
Nguồn: Tạp chí New York Times, 20/1/1996

a. Tại sao nó muốn giảm diện tích sản xuất?


b. Tại sao nó muốn giảm thời gian sản xuất?
c. Tại sao nó muốn giảm mức hàng tồn kho?
14. Trong những năm 1950 và những năm 1960, Công ty mô tô Toyota đã thiết lập và phát triển hệ
thống sản xuất Just-in-time, nó đã có ảnh hưởng rất lớn đến Nhật và các nước khác. Theo hệ
thống này, nguyên liệu, các linh kiện và các cấu kiện được sản xuất và phân phối chỉ ngay trước
khi cần. Một ưu việt là hàng tồn kho của các linh kiện và của quá trình làm việc được giảm đáng
kể, nhưng đây chỉ là một phần của câu chuyện. Thêm vào đó, thời gian và chi phí được yêu cầu
để thay đổi từ sản xuất một bộ phận hay một mẫu sang cái khác được giảm xuống; điều này làm
giảm chi phí lắp đặt và tạo khả năng cho hãng sản xuất theo các lô nhỏ một cách kinh tế.

Sự so sánh cẩn trọng của một nhà máy ô tô sử dụng Nhà máy sử Nhà máy không sử
hệ thống just-in-time với một nhà máy sản xuất ô tô dụng hệ thống dụng hệ thống
không sử dụng hệ thống này cho các số liệu sau: Just-in-time Just-in-time
Số ô tô được sản xuất mỗi ngày 1.000 860
Tổng số công nhân sản xuất 1.000 2.150
Số công nhân mỗi ô tô mỗi ngày
Lao động trực tiếp 0,79 1,25
Lao động gián tiếp 0,21 1,25
Tổng 1,00 2,5

121
a. Trên cơ sở của so sánh này, có xảy ra việc sản phẩm trung bình của lao động với hệ
thống Just-in-time cao hơn so với của hệ thống không dùng just-in-time hay không?
b. Một hệ thống như vậy có làm tăng sản phẩm trung bình của lao động gián tiếp với
mức độ lớn so với sản phẩm trung bình của lao động trực tiếp hay không?
c. Nếu sự thay đổi từ một bộ phận hay mô hình này sang bộ phận hay mô hình khác đòi
hỏi nhiều thời gian, nỗ lực quản lý và lập kế hoạch được yêu cầu nhiều hơn so với
trường hợp mà sự thay đổi như vậy có thể được thực hiện nhanh. Điều này có giúp
giải thích tại sao sản phẩm trung bình của lao động gián tiếp tăng nhiều như vậy hay
không?
d. Theo James Abegglen và George Stalk, “nhiều công ty Nhật bằng cách sử dụng hệ
thống just-in-time đã tăng gấp đôi năng suất của lực lượng lao động sản xuất và hầu
như gấp đôi năng suất của các tài sản được họ sử dụng”. Điều này có dẫn đến một sự
dịch chuyển các đường đẳng lượng hoặc một sự di chuyển dọc theo các đường đẳng
lượng cố định của các hãng này hay không?

Chương 6
Phân tích chi phí

Ngay cả khi một nhà quản lý đã hiểu đầy đủ về mối quan hệ giữa các đầu vào và đầu ra thì vẫn
không thể đưa ra những quyết định (cực đại hóa lợi nhuận) tối ưu nếu không có thông tin về chi phí.
Câu hỏi then chốt mà các nhà quản lý cần phải cân nhắc là: chi phí có mối quan hệ như thế nào với sản
phẩm đầu ra? Nắm bắt đầy đủ về chi phí là một đặc trưng quản lý cần thiết vì hầu như tất cả các quyết
định kinh doanh đều đòi hỏi sự so sánh giữa chi phí và lợi ích. Việc phân tích theo biên ở chương 2 đã
nêu bật tầm quan trọng này. Một nhà quản lý muốn tiến hành một hoạt động nếu như thu nhập tăng
thêm (biên) có thể quy cho hoạt động đó lớn hơn chi phí tăng thêm (biên) có thể quy cho hoạt động đó.
Như chúng ta sẽ thấy, để cực đại hóa lợi nhuận nhà quản lý mong muốn sản xuất khi doanh thu biên
bằng với chi phí biên. Rõ ràng, điều này không thể đạt được nếu không có kiến thức về chi phí.
Chi phí là một khái niệm phức tạp. Là nhà quản lý, bạn sẽ thấy được những thứ gần tương tự
như một khái niệm chi phí đơn giản thường gây ra tranh cãi về bản chất của các chi phí, chúng được
đinh nghĩa như thế nào, và phạm vi và việc qui cho chi phí có liên quan đến quyết định (do đó, đây là
kiến thức cơ bản cho khoá học về hạch toán chi phí trong hầu hết các chương trình MBA). Điều này có
nghĩa việc hiểu biết toàn diện về chi phí là cần thiết cho rất nhiều các quyết định quản lý cơ bản – đặt
giá sản phẩm, đặt giá chuyển giao trong phạm vi và giữa các bộ phận của một doanh nghiệp, kiểm soát
chi phí và lập kế hoạch cho nhu cầu sản xuất trong tương lai. Vì thế, chi phí có cả chi phí ngắn hạn và cả
chi phí dài hạn, và những quyết định quản lý sẽ khác nhau trong ngắn hạn và dài hạn với những tình
huống tương tự căn cứ vào bản chất của chi phí.
Chương này bao gồm những cơ sở của phân tích chi phí, kiểm tra các kết quả của những nghiên
cứu thực nghiệm nghiệm có liên quan đến chi phí và sản lượng cho các hãng và ngành khác nhau, và mô
tả bản chất và sự hữu ích của phân tích điểm hoà vốn, mà nó thường được các nhà quản lý dùng để phân
tích những ảnh hưởng của sự biến thiên về giá hoặc đầu ra trên lợi nhuận và quyết định liệu có gia nhập
vào thị trường hay không.

122
6.1 Chi phí cơ hội:
Các nhà kinh tế quản lý định nghĩa chi phí để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể là giá trị của
những sản phẩm khác mà những nguồn được dùng trong việc sản xuất của nó có thể được sản xuất thay
thế. Ví dụ, chi phí của việc sản xuất đầu máy xe lửa là giá trị của những hàng hoá và dịch vụ có thể nhận
được từ lao động, thiết bị và vật liệu hiện được sử dụng để sản xuất ra đầu máy xe lửa. Những chi phí
đầu vào đối với một hãng là giá trị của chúng trong việc sử dụng có thể thay thế mang lại giá trị lớn
nhất. Những chi phí này cùng với hàm sản xuất của hãng (hàm này chỉ ra cần bao nhiêu mỗi nhân tố đầu
vào để sản xuất ra các mức sản lượng khác nhau), xác định nên chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Đây
được gọi là học thuyết chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội của một đầu vào có thể không bằng chi phí lịch sử của nó, nó được xác định bằng
lượng tiền mà hãng thực tế phải trả cho nó. Ví dụ, nếu một hãng đầu tư 1 triệu đô la cho một phần của
thiết bị mà nó nhanh chóng bị lạc hậu và không hiệu quả so với một thiết bị mới có giá trị khai thác, thì
giá trị của nó rõ ràng không đến 1 triệu đô la. Mặc dù các quy định kế toán theo luật nhấn mạnh đến chi
phí lịch sử, nhưng các nhà kinh tế quản lý lại nhấn mạnh rằng chi phí lịch sử có thể là sai lệch.
Có hai kiểu chi phí, cả hai kiểu này nói chung đều rất quan trọng. Kiểu thứ nhất là chi phí hiện,
đó là những khoản tiền thông thường mà kế toán đưa vào chi phí của hãng. Đó là tiền chi trong bảng
lương của hãng, những khoản thanh toán mua nguyên vật liệu, và vv. Kiểu chi phí thứ hai là chi phí ẩn,
nó bao gồm những chi phí của các nguồn lực được sở hữu và được sử dụng bởi các chủ doanh nghiệp.
Thật không may, các kế toán và các nhà quản lý trong khi tính chi phí của hãng thường bỏ qua kiểu chi
phí thứ hai này.
Chi phí ẩn nảy sinh vì học thuyết chi phí cơ hội phải được áp dụng đối với các đầu vào được chủ
doanh nghiệp cung ứng. Hãy xét John Harvey, chủ của một hãng đầu tư lao động của chính ông ta và
vốn cho hoạt động kinh doanh. Những đầu vào này cần đánh giá giá trị tại mức mà ông ta đáng lẽ ra sẽ
được nhận nếu ông ta sử dụng những đầu vào này vào theo một cách khác. Nếu anh ta đáng lẽ ra nhận
được mức lương là 25,000 $ nếu như ông ta làm việc cho một ai đó và ông ta đáng lẽ ra nhận được lãi
cổ phần 20,000$ nếu như ông ta đầu tư tiền của mình vào một hãng nào đó, thì ông ta cần đánh giá giá
trị lao động và vốn của mình bằng những mức này. Việc loại bỏ những chi phí ẩn này có thể là một sai
lầm nghiêm trọng.

6.2 Các hàm chi phí ngắn hạn


Căn cứ vào chi phí để sản xuất ra mỗi mức đầu ra của hãng, chúng ta có thể xác định các hàm
chi phí của hãng, điều này đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế quản lý. Một hàm chi phí của hãng
cho biết các mối quan hệ khác nhau giữa chi phí của nó và các mức đầu ra của nó. Hàm sản xuất của
hãng và giá nó thanh toán cho các đầu vào xác định các hàm chi phí của hãng, chúng có thể gắn liền với
ngắn hạn hoặc dài hạn.
Ngắn hạn là khoảng thời gian rất ngắn mà hãng không thể thay đổi thế số lượng của một số đầu
vào. Khi độ dài của khoảng thời gian tăng lên, thì mức các đầu vào trở nên ngày càng có thể thay đổi
càng nhiều. Mỗi bước thời gian từ thời điểm khi có lượng của một đầu vào không thay đổi cho đến khi
lượng của tất cả các đầu vào thay đổi được gọi là ngắn hạn. Tuy nhiên, một định nghĩa hẹp hơn thường
được sử dụng là: chúng ta nói ngắn hạn là khoảng thời gian đủ ngắn để hãng không thể thay thế số
lượng của máy móc và thiết bị. Những đầu vào này là đầu vào cố định của hãng, và chúng xác định
quy mô nhà máy của hãng. Các đầu vào như lao động hãng có thể thay đổi về số lượng trong ngắn hạn,
là đầu vào biến đổi của hãng.
Bảng 6.1 Chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng chi phí của tập đoàn truyền thông

123
Ba khái niệm về tổng chi phí trong ngắn hạn cần được xem xét là: tổng chi phí cố định, tổng chi
phí biến đổi và tổng chi phí. Tổng chi phí cố định là tổng chi phí trong mỗi khoảng thời gian mà hãng
gánh chịu cho các đầu vào cố định. Do lượng các đầu cố định được cố định (theo định nghĩa), nên tổng
chi phí cố định luôn không đổi bất kể mức sản lượng của hãng. Ví dụ chi phí cố định có thể khấu hao
máy móc thiết bị và thuế tài sản. Bảng 6.1 cho thấy chi phí của Tập đoàn Media, nhà sản xuất ghế xôfa.
Theo bảng 6.1, tổng chi phí cố định của hãng là 100$ mỗi ngày; hàm tổng chi phí cố định của hãng
được minh họa bằng đồ thị trong hình 6.1. Các giá trị trong bảng 6.1 (và trong bảng 6.2) suy ra từ mối
quan hệ tổng chi phí
TC = 100 + 50Q - 11Q2 + Q3
Tổng chi phí biến đổi là tổng chi phí hãng gánh chịu cho các đầu vào biến đổi. Chúng tăng lên
khi mức sản lượng tăng, do mức sản lượng càng lớn đòi hỏi càng nhiều mức đầu biến đổi, điều này có
nghĩa chi phí biến đổi càng lớn.
Bảng 6.2- Chi phí trung bình, chi phí biên, tập đoàn Media

124
a
Số liệu trong cột ΔTC/ ΔQ gắn với một khoảng giữa mức sản lượng được chỉ ra và mức sản lượng ít hơn
mức sản lượng được chỉ ra một đơn vị. Số liệu trong cột dTC/dQ là chi phí biên liên tục, tức là dTC/dQ = MC = 50 -
22Q + 3Q2

Ví dụ, mức sản lượng của một nhà máy dệt len càng lớn thì lượng len phải dùng càng lớn và
tổng chi phí cho len càng cao. Kế hoạch tổng chi phí biến đổi của Tập đoàn Media được cho trong bảng
6.1. Hình vẽ 6.1 cho thấy hàm tổng chi phí biến đổi tương ứng. Cho đến một mức sản lượng cụ thể nào
đó (4 đơn vị đầu ra), thì tổng chi phí biến đổi được thấy tăng lên với tỷ lệ giảm dần, quá mức sản lượng
này tổng chi phí biến đổi tăng với tỷ lệ tăng dần. Đặc tính này của hàm tổng chi phí biến đổi tuân theo
qui luật hiệu suất biên giảm dần. Tại những mức sản lượng thấp, việc tăng các đầu vào biến đổi có thể
làm tăng năng suất của chúng, với kết quả là tổng chi phí biến đổi tăng lên theo sản lượng nhưng với tỷ
lệ giảm (Chi tiết hơn sẽ được thảo luận ở phần sau).
Cuối cùng, tổng chi phí là tổng chi phí cố định và tổng chi phí biến đổi. Để đưa ra cột tổng chi
phí trong bảng 6.1, hãy cộng tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi tại mỗi sản lượng. Hàm tổng chi
phí của Tập đoàn Media được minh họa trong hình 6.1. Hàm tổng chi phí và hàm tổng chi phí biến đổi
có cùng hình dạng giống nhau, chúng chỉ khác nhau bởi một lượng không đổi, đó chính là tổng chi phí
cố định.

Chi phí cố định không thay đổi theo sản lượng nên đường chi phí cố định là đường nằm ngang.
Chi phí biến đổi ban đầu tăng lên theo sản lượng với tỷ lệ giảm dần và sau đó tăng lên theo sản
lượng với tỷ lệ tăng dần. Đường tổng chi phí là tổng theo trục tung của đường chi phí cố định và
chi phí biến đổi. Hàm tổng chi phí và hàm tổng chi phí biến đổi có cùng hình dạng, chúng chỉ
khác nhau một lượng không đổi, đó chính là tổng chi phí cố định.
Hình 6.1 – Chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng chi phí, Tập đoàn viễn thông

6.3 Chi phí trung bình và chi phí biên


Trong khi các hàm tổng chi phí là rất quan trọng thì các nhà quản lý, cũng phải quan tâm đến
hàm chi phí trung bình và hàm chi phí biên. Có 3 hàm chi phí trung bình, tường ứng với 3 hàm tổng chi
phí. Chi phí cố định trung bình là tổng chi phí cố định chia cho sản lượng. Chi phí cố định trung bình
giảm dần theo mức tăng của sản lượng, về toán học mà nói, hàm chi phí cố định trung bình có hình
hypecbol. Bảng 9.2 và hình 9.2 cho thấy chi phí cố định trung bình đối với Tập đoàn Media.
Chi phí biến đổi trung bình là tổng chi phí biến đổi chia cho sản lượng. Đối với Tập đoàn
Media, hàm chi phí biến đổi trung bình được cho trong bảng 6.2 và hình 6.2. Ban đầu sản lượng tăng lên
làm cho chi phí biến đổi trung bình giảm dần, nhưng quá một điểm nhất định sản lượng tăng dẫn đến chi

125
phí biến đổi trung bình tăng. Lý thuyết sản xuất ở chương 5 giúp ta hiểu được độ cong của hàm chi phí
biến đổi trung bình này.
Nếu AVC là chi phí biến đổi trung bình, TVC là tổng chi phí biến đổi, Q là sản lượng, U là
lượng đầu vào biến đổi, và W là giá của đầu vào biến đổi này, thì rõ ràng là:

Vì vậy, do Q/U là sản phẩm trung bình của đầu vào biến đổi này (AVP), nên

(6.1)
Do AVP nói chung là tăng lên và sau đó giảm dần theo mức tăng của sản lượng và W là không đổi, nên
AVC phải giảm dần sau đó thì tăng lên theo mức tăng của sản lượng.

Chi phí cố định trung bình giảm liên tục khi sản lượng tăng lên. Chi phí biến đổi trung bình và
tổng chi phí trung bình ban đầu giảm dần tới mức cực tiểu, sau đó tăng dần khi sản lượng tăng
lên. Điểm cực tiểu của tổng chi phí trung bình xuất hiện tại mức sản lượng lớn hơn so với điểm
cực tiểu của chi phí biến đổi trung bình. Đường tổng chi phí trung bình là tổng theo trục tung
của đường chi phí cố định trung bình và đường chi phí biến đổi trung bình. Chi phí biên đi qua
điểm cực tiểu của cả hai đường chi phí trung bình và đường chi phí biến đổi trung bình, và khi
chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình thì chi phí trung bình giảm dần và ngược lại. Tổng chi
phí trung bình đạt cực tiểu tại mức sản lượng cao hơn (6.64) so với chi phí biến đổi trung bình
(5.5), vì mức tăng của chi phí biến đổi trung bình còn tiếp tục cho tới điểm cao hơn để bù lại
mức giảm của chi phí cố định trung bình.
Hình 6.2 – Các đường phí trug bình, chi phí biên, Tập đoàn viễn thông

126
Tổng chi phí trung bình là tổng chi phí chia cho sản lượng. Đối với Tập đoàn Media, hàm tổng
chi phí trung bình được cho trong bảng 6.2 và hình 6.2. Tổng chi phí bình quân bằng tổng chi phí cố
định trung bình và chi phí biến đổi trung bình, điều này giúp giải thích cho hình dạng của hàm tổng chi
phí trung bình. Với những mức sản lượng mà cả chi phí cố định trung bình và chi phí biến đổi trung
bình giảm, thì tổng chi phí tổng trung bình cũng phải giảm. Tuy nhiên, tổng chi phí trung bình đạt tới
điểm cực tiểu của nó sau chi phí biến đổi trung bình vì sự tăng lên của chi phí biến đổi trung bình kéo
dài thêm một chút nữa mới bù lại được cho việc giảm của chi phí cố định trung bình.
Chi phí biên là chi phí tăng thêm vào tổng chi phí do tăng thêm một đơn vị sản lượng cuối
cùng. Điều đó có nghĩa là, nếu C(Q) là tổng chi phí để sản xuất Q đơn vị sản lượng, thì chi phí biên giữa
Q và (Q-1) đơn vị đầu ra là C(Q) -C(Q-1). Đối với Tập đoàn Media, hàm chi phí biên được cho trong
bảng 6.2 và hình 6.2. Tại các mức đầu ra thấp, chi phí biên có thể giảm (như trong hình 6.2) theo mức
tăng của sản lượng, nhưng sau khi đạt được đến điểm cực tiểu, thì nó lại tăng lên theo mức tiếp tục tăng
của sản lượng. Lý do của hành vi này được nhận thấy trong qui luật hiệu suất biên giảm dần. Nếu ΔTVC
là lượng thay đổi tổng chi phí biến đổi do sản lượng thay đổi bằng ΔQ và nếu ΔTFC là lượng thay đổi
của tổng chi phí cố định do sản lượng thay đổi bằng ΔQ.

Nhưng ΔTFC = 0 vì chi phí cố định là cố định; vì thế:

Hơn thế nữa, nếu giá của đầu vào biến đổi được hãng chấp nhận, thì ΔTVC = W(ΔU), trong đó ΔU là sự
thay đổi về lượng của đầu vào biến đổi do sản lượng tăng lên ΔQ. Kết quả là,

(6.2)
trong đó MP là sản phẩm biên của đầu vào biến đổi. Vì MP nhìn chung là tăng dần, đạt đến mức cực đại
và giảm dần theo mức tăng của sản lượng, nên thông thường chi phí biên giảm dần, đạt đến điểm cực
tiểu, rồi sau đó lại tăng dần. (Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng như được chỉ ra trong hình
6.6, trong đó chi phí biên ngắn hạn luôn tăng lên theo mức tăng của đầu ra).
Nếu hàm tổng chi phí là hàm liên tục, thì chi phí biên được xác định là dTC/dQ, trong đó TC là
tổng chi phí (xem lại chương 2). Giả sử, ví dụ sử dụng hàm tổng chi phí của Tập đoàn Media, có

trong đó TC được tính bằng nghìn đôla và Q được tính bằng đơn vị của sản lượng. Hàm chi phí biên của
hãng này là

Xét cách xác định hàm sản xuất của Conong ty máy Thomas trước đây (Q = 30L +20L2 – L3) từ chương
7. Nếu mức lương là 390, thì bảng 6.3 cho thấy mối quan hệ giữa sản phẩm biến đổi trung bình với chi
phí biến đổi trung bình và giữa sản phẩm biên với chi phí biên. Như các bạn có thể thấy, khi AVP đạt
đến cực đại, thì AVC đạt cực tiểu. Tương tự như vậy, có thể thấy chi phí biên bằng với chi phí biến đổi
trung bình khi chi phí biến đổi trung bình đạt cực tiểu. Đây là điều được kỳ vọng vì sản phẩm biên bằng
với sản phẩm biến đổi trung bình khi sản phẩm biến đổi trung bình đạt cực đại. Sản phẩm biến đổi trung
127
bình đạt cực đại khi thuê 10 lao động (tại mức 130); chi phí biến đổi trung bình đạt cực khi thuê 10 đơn
vị lao động (tại mức 3); và chi phí biên cũng bằng 3 khi thuê 10 đơn vị lao động.
Chú ý rằng chi phí biên luôn bằng chi phí biến đổi trung bình khi chi phí biến đổi trung bình tại
mức cực tiểu. Nếu AVC là chi phí biến đổi trung bình của hãng, thì

Lấy đạo hàm của AVC theo Q và đặt cho giá trị này bằng 0, chúng ta tìm thấy giá trị của Q khi AVC đạt
cực tiểu:

Khi Q = 5.5 thì cả chi phí biên và chi phí biến đổi trung bình bằng 19.75 ngàn đôla (Thay 5.5 cho Q
trong hàm MC và AVC và tự bạn có thể thấy điều này là đúng). Do đó, như đã chỉ ra, chi phí biên bằng
với chi phí biến đổi trung bình khi chi phí biến đổi trung bình đạt cực tiểu. Cũng chú ý rằng chi phí biên
cũng bằng tổng chi phí trung bình khi tổng chi phí trung bình đạt cực tiểu. Chi phí tổng bình quân của
hãng này là

Bảng 6.3: Mối quan hệ của sản phẩm biến đổi trung bình, sản phẩm biên với chi phí biến
đổi trung bình và chi phí biên của công ty máy Thomas

Lấy đạo hàm ATC theo Q và đặt giá trị này bằng 0, chúng ta tìm thấy giá trị của Q khi ATC đạt cực
tiểu:

hoặc

128
Điều này có thể giải ra Q = 6,64. Thế 6,64 vào công thức ATC và MC, ta được MC = ATC = 36,11.
Chú ý rằng chúng ta có hai định nghĩa về chi phí biên. Thứ nhất, (ΔTC/ΔQ) giả sử rằng chúng ta
có thể chỉ sản xuất ra theo những đơn vị rời rạc, như 1 chiếc ôtô hoặc 1 chiếc bánh. Thứ hai, [dTC/dQ]
giả sử rằng chúng ta có thể sản xuất trên cơ sở liên tục, như 3.14 tấn lương thực hay 10.33 thùng xăng.
Bạn sử dụng cái nào còn tùy thuộc vào tình huống cụ thể đang xem xét: Liệu bạn có bị ràng buộc với
một số nguyên các sản phẩm hay là bạn có thể sản xuất ra các phần nhỏ của một sản phẩm?

6.4 Hàm chi phí dài hạn


Trong dài hạn, tất cả các đầu vào đều biến đổi và một hãng có thể xây dựng bất kỳ quy mô hay
kiểu nhà máy nào nó muốn. Trong dài hạn, không có hàm chi phí cố định (tổng hay là trung bình) do
không có đầu vào nào là cố định. Một cách hữu ích để nghiên cứu trong dài hạn là tiến hành xem xét
việc lập kế hoạch dài hạn. Khi hoạt động trong ngắn hạn, nhà quản lý phải liên tục lên kế hoạch trước
mắt và quyết định chiến lược trong dài hạn. Các quyết định liên quan đến dài hạn xác định kiểu vị trí
ngắn hạn mà hãng sẽ nắm giữ trong tương lai. Ví dụ, trước khi tập đoàn IBM đưa ra quyết định để đưa
một kiểu sản phẩm mới vào dây chuyền sản xuất của nó, thì hãng đang ở trong một tình huống dài hạn,
vì nó có thể lựa chọn trong số rất nhiều kiểu và qui mô thiết bị để sản xuất ra sản phẩm mới này. Nhưng,
một khi việc đầu tư được thực hiện, thì IBM phải đương đầu với một tình huống ngắn hạn, vì kiểu và
qui mô của thiết bị đã bị đóng băng vào một phạm vi nào đó.
Giả sử, hãng có khả năng xây dựng chỉ với 3 quy mô nhà máy có thể lựa chọn thay thế; hàm chi
phí trung bình ngắn hạn cho mỗi qui mô nhà máy được thể hiện bởi G1G1’ , G2G2’, và G3G3’ trong hình
9.3. Trong dài hạn, hãng có thể xây dựng (hoặc chuyển đổi thành) bất kỳ một trong số các quy mô có
khả năng đó. Vậy loại quy mô nào là có khả năng sinh lợi lớn nhất? Rõ ràng, câu trả lời tuỳ thuộc vào
mức đầu ra dài hạn được sản xuất, do hãng muốn sản xuất mức sản lượng này với chi phí trung bình nhỏ
nhất. Ví dụ, nếu mức đầu ra được dự kiến là Q thì hãng nên chọn nhà máy nhỏ nhất, vì nó sẽ sản xuất Q
đơn vị đầu ra mỗi chu kỳ sản với một chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm là C, nhỏ hơn so với nhà máy có
quy mô trung bình (chi phí trên mỗi đơn vị là B) hoặc nhà máy có quy mô lớn (chi phí trên mỗi đơn vị
là A). Tuy nhiên, nếu mức đầu ra được dự kiến trước là S thì hãng sẽ lựa chọn nhà máy có quy mô lớn
nhất.

Hàm chi phí trung bình dài hạn là phần đường liền nét của các hàm chi phí trung bình ngắn hạn,
G1DEG3’
Hình 6.3 – Hàm chi phí trung bình ngắn hạn cho nhiều quy mô nhà máy
Hàm chi phí trung bình dài hạn cho biết chi phí trên mỗi đơn vị nhỏ nhất để sản xuất mỗi mức
đầu ra khi bất kể quy mô nhà máy nào có thể được xây dựng. Trong hình 6.3, hàm chi phí trung bình dài

129
hạn là phần đường liền nét của các hàm chi phí trung bình ngắn hạn, G1DEG3’. Phần nét đứt của các
hàm chi phí ngắn hạn không chứa trong chi phí trung bình dài hạn vì chúng không phải là chi phí trung
bình thấp nhất, như chỉ ra rõ ràng trong hình vẽ này.
Bây giờ, chúng ta bỏ qua giả thiết đơn giản hóa là chỉ có 3 quy mô nhà máy có thể lựa chọn thay
thế. Thực ra, có rất nhiều loại qui mô nhà máy có thể lựa chọn thay thế, nên hãng phải đương đầu với
một loạt rất nhiều hàm chi phí trung bình ngắn hạn, như chỉ ra trong hình 6.4. Chi phí trên một đơn vị
nhỏ nhất để sản xuất mỗi mức sản lượng được cho bởi hàm chi phí trung bình dài hạn, LL'. Hàm chi phí
trung bình dài hạn là đường tiếp xúc với mỗi hàm chi phí trung bình ngắn hạn tại mức sản lượng mà mỗi
nhà máy tương ứng với hàm chi phí trung bình ngắn hạn là tối ưu. (Bằng toán học, hàm chi phí trung
bình dài hạn là hình bao của các hàm chi phí trung bình ngắn hạn.

Hàm chi phí trung bình dài hạn cho biết chi phí dài hạn cho mỗi đơn vị nhỏ nhất khi sản xuất
mỗi mức sản lượng là hình bao của các hàm chi phí trung bình ngắn hạn.
Hình 6.4: Hàm chi phí trung bình dài hạn
Nếu bạn có chi phí trung bình dài hạn để sản xuất ra một mức sản lượng cho trước, thì bạn có
thể đưa ra ngay được tổng chi phí dài hạn của mức sản lượng đó, vì tổng chi phí dài hạn đơn giản là tích
của chi phí trung bình dài hạn và sản lượng. Hình 6.5 cho thấy mối quan hệ giữa tổng chi phí dài hạn và
sản lượng; mối quan hệ này được gọi là hàm tổng chi phí dài hạn. Trên cơ sở hàm tổng chi phí dài hạn
này, bạn có thể đưa ra ngay được hàm chi phí biên dài hạn, nó cho biết mối quan hệ giữa sản lượng và
chi phí để sản xuất ra đơn vị sản phẩm cuối cùng nếu hãng có thời gian làm thay đổi tối ưu số lượng của
tất cả đầu vào được sử dụng. Dĩ nhiên, chi phí biên dài hạn phải nhỏ hơn chi phí trung bình dài hạn khi
chi phí trung bình dài hạn giảm dần, nó bằng với chi phí trung bình dài hạn khi chi phí trung bình dài
hạn đạt tại điểm cực tiểu, và lớn hơn chi phí trung bình dài hạn khi chi phí trung bình dài hạn tăng dần.
Nó cũng chứng tỏ một điều là, khi hãng đã xây dựng quy mô nhà máy tối ưu để sản xuất một mức sản
lượng cho trước, thì chi phí biên dài hạn bằng với chi phí biên ngắn hạn tại mức sản lượng đó 2.
2
Giả sử chi phí trung bình dài hạn để sản xuất mức sản lượng Q là L(Q) và chi phí trung bình ngắn hạn để mức sản
lượng này với quy mô nhà máy là Ai(Q). Gọi M(Q) là chi phí biên dài hạn và R(Q) là chi phí biên ngắn hạn với quy mô
thứ i của nhà máy. Nếu hãng cực đại hoá lợi nhuận, thì nó hoạt động tại điểm có chi phí trung bình dài hạn bằng chi phí
trung bình ngắn hạn; nói cách khác L(Q) = Ai(Q). Hàm chi phí trung bình dài hạn tiếp xúc với hàm chi phí trung bình
ngắn hạn; điều đó có nghĩa là

Từ các điều kiện này, dễ dàng chứng minh được chi phí biên dài hạn M(Q) bằng với chi phí biên ngắn hạn R i (Q):

130
Do ta đã biết kể từ phần trước L(Q) = Ai(Q) và QdL(Q)/dQ = QdAi(Q)/dQ; từ đó suy ra Ri(Q) phải bằng M(Q).

Tổng chi phí dài hạn của mức sản lượng cho trước bằng với chi phí trung bình dài hạn (đã cho
trong hình 9.4) nhân với sản lượng.
Hình 6.5: Hàm tổng chi phí dài hạn

6.5 Tập đoàn Crosby: Một ví dụ bằng số


Để minh họa mối quan hệ giữa hàm chi phí dài hạn và ngắn hạn của một hãng, hãy xét Tập đoàn
Crosby, nhà sản xuất đèn chiếu sáng được giả định. Các kỹ sư của Crosby đã xác định hàm sản xuất là
Q = 4(KL)0,5 (6.3)
trong đó Q là sản lượng (tính bằng nghìn bóng đèn mỗi tháng), K là lượng vốn sử dụng mỗi tháng (tính
bằng nghìn đơn vị), và L là số giờ thuê lao động mỗi tháng (tính bằng nghìn). Do Crosby phải thanh
toán 8$ mỗi giờ cho lao động và 2$ cho mỗi đơn vị vốn, nên tổng chi phí (tính bằng nghìn đôla mỗi
tháng) bằng:

Q2
TC = 8L + 2K = + 2K (6.4)
2K
vì phương trình (6.3) hàm ý rằng

Trong ngắn hạn, đây là một khoảng thời gian đủ ngắn để hãng không thể thay đổi số lượng nhà
máy và thiết bị của mình, K là cố định. Do Tập đoàn Crosby có 10 nghìn đơn vị vốn, nên K = 10. Thay
K = 10 vào công thức 6.4, ta có hàm chi phí ngắn hạn là:

Q2
TCS = + 20 (6.5)
20
trong đó TCS là tổng chi phí ngắn hạn. Vì thế, hàm tổng chi phí trung bình ngắn hạn là

131
Và hàm chi phí biên ngắn hạn là:

Trong dài hạn, không có đầu vào nào cố định. Để xác định lượng vốn đầu vào tối ưu được sử dụng để
sản xuất ra mức sản lượng Q đơn vị mỗi tháng, nhà quản lý của tập đoàn Crosby cần cực tiểu hóa tổng
chi phí. Trên cơ sở của phương trình (6.4),

Đặt đạo hàm này bằng 0, chúng ta tìm được giá trị chi phí nhỏ nhất của K là:

Thay Q/2 cho K vào phương trình (6.4), chúng ta thấy hàm chi phí dài hạn là
TCL = 2Q (9.6)
trong đó TCL là tổng chi phí dài hạn. Do TCL/Q =2, nên chi phí trung bình dài hạn bằng 2 $ mỗi bóng
đèn.
Hình 6.6 cho thấy mối quan hệ giữa chi phí trung bình và chi phí biên ngắn hạn của Tập đoàn
Crosby và chi phí trung bình dài hạn của nó. Như mọi trường hợp vẫn xảy ra (xem lại mục 6.3), hàm chi
phí biên ngắn hạn cắt hàm chi phí trung bình ngắn hạn tại điểm cực tiểu của nó, trong trường hợp này là
nơi có Q = 20 và ACS = 2. Do là đường nằm ngang (vì có hiệu quả theo qui mô không đổi), nên hàm chi
phí trung bình dài hạn tiếp xúc với hàm chi phí trung bình ngắn hạn tại điểm thấp nhất của hàm chi phí
trung bình ngắn hạn. Chú ý rằng việc mà hàm chi phí trung bình dài hạn nằm ngang là không bình
thường. Thay vào đó, như được minh hoạ trong mục dưới đây, có tính kinh tế theo qui mô (trên ít nhất
một phạm vi sản lượng nào đó) trong rất nhiều ngành công nghiệp.

Do hàm chi phí trung bình dài hạn là nằm ngang, nên nó tiếp xúc với hàm chi phí trung bình
ngắn hạn tại điểm cực tiểu của hàm chi phí trung bình ngắn hạn.
Hình 6.6: Chi phí trung bình và chi phí biên ngắn hạn và chi phí trung bình dài hạn,
Tập đoàn Crosby

132
6.6 Tính kinh tế theo mô hình trong các nhà điều dưỡng
Đường chi phí trung bình dài hạn là rất quan trọng đối với việc ra quyết định thực tế của các nhà
quản lý vì nó cho biết liệu và với phạm vi nào, thì những nhà máy lớn có lợi thế hơn về chi phí so với
các nhà máy nhỏ. Trong các trường hợp mà điều này xảy ra, thì chúng ta thường nói rằng có tính kinh tế
theo quy mô. Để minh họa, hãy xét các nhà điều dưỡng, đây là ngành công nghiệp lớn với doanh số
hàng năm trên 70 tỷ $. Hình 6.7 cho thấy đường chi phí trung bình dài hạn của một nhà điều dưỡng, dựa
trên số liệu của bang Taxas.
Như có thể thấy, có tính kinh tế theo quy mô rất lớn. Nếu nhà điều dưỡng chỉ phục vụ 10.000
ngày-bệnh nhân mỗi năm, thì chi phí mỗi ngày-bệnh nhân khoảng 29$ nếu nó phục vụ 50.000 ngày-
bệnh nhân mỗi năm, thì chi phí mỗi ngày-bệnh nhân dưới 26$. Hình 6.7 được xây dựng lên bởi các nhà
kỹ thuật và các nhà kinh tế từ rất nhiều nhà máy và quá trình công nghiệp. Không có thông tin như vậy,
thì các nhà quản lý không thể ra quyết định hợp lý liên quan đến quy mô của nhà máy mà họ cần xây
dựng.
Trong nhiều ngành, các hãng có thể hoạt động nhiều hơn một nhà máy, và có thể có tính kinh tế
theo quy mô với (ngược lại với một nhà máy). Nói cách khác, khi giữ cho qui mô mỗi nhà máy không
đổi, thì chi phí trung bình có thể giảm theo sự tăng lên về số nhà máy được hãng vận hành. Điều này có
vẻ đúng ở trong ngành nhà điều dưỡng. Do có những lợi thế của việc vào mua các đầu vào tập trung vào
nhân sự chuyên môn hóa hơn, nên các hãng với nhiều nhà điều dưỡng dường như có chi phí thấp hơn so
với những hãng chí có một nhà điều dưỡng hoạt động.

Với nhà điều dưỡng dưới 60.000 ngày-bệnh nhân, dường như có tính kinh tế theo quy mô lớn.
Hình 6.7 : Đường chi phí trung bình dài hạn của các nhà điều dưỡng bang Texax.
Ngoài nhà điều dưỡng, còn có những ví dụ khác về tính kinh tế theo quy mô tồn tại. Các hợp
nhất và các liên minh xảy ra trong rất nhiều ngành, bao gồm dầu lửa, môtô và hàng không. Trong khi có
nhiều lý do để các hãng hợp nhất, thì có một lý do là tính kinh tế theo quy mô – bằng việc trở nên lớn
hơn, thì chi phí trung bình có thể trở nên nhỏ hơn. Xét ba ví dụ sau đây :
1. Đội tàu thuỷ. Tính kinh tế theo qui mô được tạo ra bởi những con tàu lớn đã gây áp lực lên các
đội tàu nhỏ hơn, đang thúc đẩy sự củng cố ngành nhanh chóng trong những năm gần đây.
2. UniDanmark. Hợp nhất giữa UniDanmark và Tryg-Baltica (các công ty ngân hàng và bảo hiểm)
ở Đan Mạch được xem là một hợp nhất để khai thác tính kinh tế theo quy mô.
3. DaimlerChrysler. Việc tạo ra DaimlerChrysler được mô tả như là sự ép buộc các công ty ôtô
khác đánh giá lại giả thiết ban đầu của họ về qui mô tối ưu và tính kinh tế theo quy mô.

133
Các nhà quản lý phải hiểu những mối quan hệ chi phí của họ để biết được liệu có tồn tại tính
kinh tế theo qui mô hay không. Nếu qui mô có tồn tại, thì các nhà quản lý phải quyết định làm thế nào
để đạt được qui mô hoặc bằng việc tạo ra nó (thông qua việc mở rộng sản lượng và nhà máy) hoặc tiến
hành mua nó (thông qua một hợp nhất).

6.7 Đo lường hàm chi phí ngắn hạn : Lựa chọn một dạng toán học
Để phân tích nhiều vấn đề quan trọng, nhà quản lý phải ước lượng các hàm chi phí - hay các
đường chi phí, như chúng thường được gọi – trong các hãng và các ngành cụ thể. Bước đầu tiên trong
việc ước lượng một hàm chi phí là lựa chọn dạng toán học của mối quan hệ giữa sản lượng và chi phí.
Như là sự xấp xỉ đầu tiên, các nhà quản lý thường giả định tổng chi phí ngắn hạn là một hàm tuyến tính
của sản lượng, điều này có nghĩa là chi phí biên có xu hướng bằng hằng số trong khoảng sản lượng có
liên quan (xem hình 6.8). Thực ra, như chúng ta sẽ thấy, một hàm tuyến tính thường phù hợp khá tốt với
số liệu đối với các hãng và các nhà máy cụ thể trong ngắn hạn. Với một số quy mô, điều này có thể phản
ánh vấn đề là một số nghiên cứu thực nghiệm bị chệch khỏi chi phí biên không đổi do bản chất của số
liệu kế toán và các phương pháp thống kê được sử dụng. Cũng như vậy, số liệu được sử dụng trong
những nghiên cứu này thường không bao quát hết các thời kỳ khi hãng hoạt động gần tới đỉnh công
suất của nó, có nghĩa khi chi phí biên được kỳ vọng tăng lên rất lớn. Mặc dù các chi phí biên có thể
tương đối ổn định trong một khoảng tương đối rộng, thì cũng không thể nhận biết được là cuối cùng
chúng không tăng lên theo sự gia tăng của sản lượng. Do đó, một hàm tuyến tính hầu như chỉ phù hợp
cho một khoảng sản lượng hạn chế nhất định.
Cũng có thể giả sử rằng tổng chi phí là một hàm bậc hai hoặc bậc ba của sản lượng. Nếu chọn
dạng hàm bậc hai, thì chi phí biên tăng lên theo sản lượng, như minh họa trong hình 6.9. Nếu chọn dạng
hàm bậc ba (và c là đủ lớn) thì chi phí biên ban đầu giảm dần sau đó tăng dần theo sản lượng, như minh
họa trong hình 6.10. Liệu những dạng hàm này có tốt hơn so với dạng hàm tuyến tính hay không còn
phụ thuộc vào việc liệu chúng có phù hợp với số liệu tốt hơn hay không. Trong nhiều trường hợp, chúng
dường như

Chi phí biên là hằng số


Hình 6.8 : Chi phí trung bình và Chi phí biên, hàm tổng chi phí tuyến tính

134
Chi phí biên tăng lên khi sản lượng tăng
Hình 6.9 : Chi phí trung bình, chi phí biên, hàm tổng chi phí dạng bậc hai
không tốt hơn so với dạng tuyến tính. Tuy nhiên, trước khi quyết định dạng tuyến tính là thoả đáng thì
bạn nên xem xét thận trọng phần dư từ hàm chi phí ước lượng được để thấy liệu có chứng cứ trệch khỏi
tính chất tuyến tính hay không. (Xem lại mục 5.15 thảo luận về thủ tục kiểm tra sự phù hợp).

Chi phí biên ban đầu giảm dần sau đó tăng dần khi sản lượng tăng nên
Hình 6.10: Chi phí trung bình, chi phí biên, hàm tổng chi phí dạng bậc ba

6.8 Bản chất và những hạn chế của số liệu có sẵn


Chọn xong một dạng hàm toán học, người ta phải quyết định về kiểu số liệu sử dụng để ước
lượng một hàm chi phí. Một khả năng là sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tạo lập mối quan hệ
135
tổng chi phí của một hãng trong mỗi khoảng thời gian với mức sản lượng của nó trong khoảng thời gian
đó. Phân tích hồi quy thường được sử dụng để ước lượng mối quan hệ này. Một khả năng khác là sử
dụng số liệu chéo và tạo lập mối quan hệ tổng chi phí của nhiều hãng (trong cùng một khoảng thời
gian) với các mức sản lượng của chúng. Hình 6.11 vẽ sản lượng năm 2004 của tám hãng trong một
ngành đã cho đối lại các tổng chi phí của chúng năm 2004. Ở đây, phân tích hồi quy cũng có thể được
dùng để ước lượng mối quan hệ này. Khả năm thứ ba là sử dụng số liệu kỹ thuật để xây dựng các hàm
chi phí.
Dù cho kiểu số liệu nào trong các kiểu này được sử dụng, thì đều có một loạt những khó khăn
quan trọng trong việc ước lượng các hàm chi phí. Số liệu kế toán nhìn chung chỉ là những số liệu sẵn có
gặp phải tình trạng thiếu hụt số liệu khi được sử dụng cho mục đích này. Khoảng thời gian sử dụng cho
các mục đích tính toán nhìn chung dài hơn so với thời gian ngắn hạn của các nhà kinh tế. Nhân viên kế
toán thường sử dụng các phân bổ tùy ý của những chi phí chung và chi phí toàn bộ. Khấu hao của một
tài sản trong một khoảng thời gian được xác định phần lớn bởi luật thuế chứ không theo tiêu chuẩn kinh
tế. Nhiều đầu vào được định giá trị ở thời điểm lịch sử, chứ không phải là chi phí cơ hội.

Mỗi mức chi phí của hãng năm 2004 được vẽ một điểm ứng với mức sản lượng của nó trong
năm . Một mối quan hệ như vậy nhìn chung chỉ là sự xấp xỉ thô của hàm chi phí có liên quan.
Hình 6.11 : Mối quan hệ giữa tổng chi phí và sản lượng đầu ra, theo số liệu chéo
Số liệu kỹ thuật cũng có những hạn chế quan trọng. Số liệu kỹ thuật giống như số liệu kế toán,
lập mối quan hệ với các quá trình trong phạm vi của hãng. Sự tùy ý không thể tránh khỏi có liên quan
trong việc phân bổ các chi phí gắn với sản xuất chung hơn là với một sản phẩm trong các hãng có đa
dạng sản phẩm. Cũng như vậy, một vấn đề trong việc sử dụng số liệu như vậy để ước lượng các hàm chi
phí cho toàn bộ một hãng là chi phí của các quá trình khác nhau có thể ảnh hưởng lẫn nhau và không
phải là cộng tính.
Nếu bạn đang xem xét việc sử dụng số liệu chéo, thì điều quan trọng là phát hiện ra cái gọi là sai
lầm hồi quy. Bởi vì mức sản lượng được sản xuất và được bán của một hãng chỉ là một phần dưới sự
kiểm soát của nó, còn những mức sản lượng thực tế và được kỳ vọng thì thường lại khác. Khi các hãng
được phân chia sản lượng thực tế, thì những hãng với mức sản lượng cao có thể sản xuất mức cao bất
thường, và những hãng với mức sản lượng thấp thì có thể sản xuất với mức thấp bất thường. Do các
hãng sản xuất tại mức sản lượng cao bất thường có thể sản xuất với phí trung bình thấp hơn so với
những hãng có mức sản lượng thấp bất thường, nên các nghiên cứu theo số liệu chéo có thể bị trệch, chi
phí được quan sát để sản xuất các mức sản lượng khác nhau là khác với chi phí tối thiểu để sản xuất ra
những mức sản lượng này.

136
6.9 Các bước then chốt trong quá trình ước lượng
Khi đã chọn xong dạng toán học và quyết định kiểu số liệu được sử dụng, có sáu bước dưới đây
cần tiến hành trước khi sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng một hàm chi phí ngắn hạn.
1. Xác định chi phí : Như đã chỉ ra ở đầu chương, khái niệm chi phí có liên quan đến việc ra quyết
định quản lý thông thường là chi phí cơ hội, chứ không phải chi phí dựa vào số liệu kế toán. Bạn
phải rất thận trọng để đảm bảo rằng số liệu kế toán - hoặc số liệu kỹ thuật cho vấn đề này – mà
hàm chi phí ước lượng được dựa trên trên đó thể hiện tính hợp lý của chi phí cơ hội. Nếu không,
chúng cần dược điều chỉnh. Ví dụ, giả sử số liệu lịch sử về chi phí khấu hao của một hãng là dựa
trên các luật thuế, chứ không phải dựa vào chi phí cơ hội của thiết bị có liên quan. Để sửa chữa
vấn đề này, thì số liệu chi phí đó cần xem xét lại để phản ánh được chi phí cơ hội chứ không
phải là quy ước đánh thuế.
2. Hiệu chỉnh những thay đổi của mức giá. Khi sử dụng số liệu theo thời gian để ước lượng các
hàm chi phí, một điều quan trọng là những thay đổi của giá theo thời gian của tất cả các đầu vào
được nhận rõ và đo lường. Điều chúng ta cần là hàm chi phí được dựa trên những giá đầu vào
của năm tới nếu như năm tới là khoảng thời gian gắn với phân tích. Do số liệu lịch sử của chúng
ta được dựa trên giá đầu vào ở các điểm thời gian khác nhau trong quá khứ, nên chúng ta cần
một chỉ số giá nó sẽ cho phép chúng ta điều chỉnh số liệu chi phí lịch sử của mình cho những
thay đổi về giá của các đầu vào khác nhau. Hơn thế nữa, do các đầu vào khác nhau có thể trải
qua những tỷ lệ lạm phát hoàn toàn khác nhau, nên chúng ta phải thường xuyên nắm được hoặc
xây dựng một chỉ số giá riêng biệt cho mỗi loạị của một số kiểu đầu vào chính. Sử dụng những
chỉ số giá này, chúng ta phải chuyển đổi những số liệu chi phí lịch sử thành số liệu chi phí phản
ánh được giá các đầu vào trong năm tới, chứ không phải trong quá khứ.
3. Lập mối quan hệ chi phí với sản lượng. Nếu một hàm chi phí được ước lượng được xem là
tương đối chính xác, thì điều quan trọng là số liệu chi phí của chúng ta phân biệt chính xác sự
khác nhau giữa các chi phí thay đổi theo sản lượng và chi phí không thay đổi theo sản lượng.
Với nhiều kiểu thiết bị, cũng như các tài sản khác, khấu hao phụ thuộc vào cả khoảng thời gian
trôi qua và cả qui mô mà chúng được sử dụng, điều này dẫn tới rất khó, nếu không phải là không
thể, để xác định duy nhất từ số liệu kế toán, chi phí khấu hao thay đổi bao nhiêu với riêng sản
lượng. Cũng như vậy, một số chi phí không biến đổi theo sản lượng chừng nào sản lượng còn
chưa vượt quá một mức tới hạn nào đó. Trên mức tới hạn này, những chi phí đó có thể tăng rất
lớn. Ví dụ, cho tới một mức sản lượng nào đó, một hãng có thể có khả năng sản xuất với một
công cụ máy với một kiểu cụ thể, nhưng quá mức sản lượng đó, thì nó có thể phải dùng thêm
một công cụ máy nữa.
4. Làm phù hợ với các khoảng thời. Đôi khi sai số lớn xảy ra do số liệu chi phí không gắn liền với
các khoảng thời gian giống như với số liệu sản lượng. Để thấy rõ đều này có thể gây ra tình
trạng lộn xộn như thế nào, giả sử chi phí của hãng năm 2003 được vẽ ứng với sản lượng năm
2002, và chi phí năm 2002 ứng với sản lượng năm 2001, vân vân. Liệu kết quả vẽ các điểm như
vậy có phải là một ước lượng tốt cho hàm chi phí của hãng hay không? Tất nhiên là không.
Thay vào đó, chúng ta cần đặt mối quan hệ chi phí của hãng trong một thời kỳ cụ thể với mức
sản ượng của nó trong cùng khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, qui tắc này phải được cải tiến trong
các trường hợp mà ở đó một số chi phí của việc sản xuất đầu ra trong một khoảng thời gian
không xuất hiện cho đến các khoảng thời gian tiếp theo. Những chi phí bị hoãn lại này phải
được nhận diện, được đo lường và được tính đến với khoảng thời gian trong đó đầu ra được sản
xuất. Ví dụ, các chi phí duy tu và sửa chữa khi chúng bị trì hoãn cần được xử lý theo cách này.
5. Kiểm soát sản phẩm, công nghệ và nhà máy. Như đã nhấn mạnh trước đây trong chương này,
khi chúng ta ước lượng hàm chi phí của một hãng, chúng ta tiến hành sao cho dựa trên cơ sở
một định nghĩa cố định về sản phẩm của hãng, cũng như trên mức cố định của công nghệ và (đối
với hàm chi phí ngắn hạn) một qui mô cố định của nhà máy. Điều này có nghĩa là chúng ta phải

137
thận trọng để đảm bảo rằng sản phẩm hỗn hợp của hàng không thay đổi theo thời gian nếu
chúng ta tiến hành phân tích theo chuỗi thời gian. Cũng như vậy, những qua sát được sử dụng
trong phân tích không nên bao quát hết khoảng thời gian mà chúng gắn liền với các mức độ
công nghệ khác nhau (hoặc các qui mô khác nhau của nhà máy).
6. Độ dài của khoảng thời gian và kích thước mẫu. Do có những lợi thế quan trọng khi có được số
quan sát tương đối lớn kéo dài qua một khoảng thời gian không dài đến mức để công nghệ thay
đổi nhiều, nên nhiều phân tích được dựa trên những quan sát về chi phí và sản lượng hàng tháng,
thường với khoảng 30 hoặc 40 quan sát như vậy. Tuy nhiên, một vấn đề khi sử dụng số liệu
hàng tháng là sản lượng của một tháng có thể dẫn tới chi phí xuất hiện trong các tháng kế tiếp.
Không có một qui tắc đơn giản nào có thể được sử dụng để chỉ rõ độ dài tốt nhất của khoảng
thời gian. Giống như nhiều phương diện khác của môn này, câu trả lời còn tùy thuộc phần lớn
vào chất lượng và mức độ chi tiết sổ sách kế toán của hãng.

6.10 Các hàm chi phí ngắn hạn của nhà máy dệt kim
Nếu có một sự nỗ lực chu đáo để tiến hành từng bước được mô tả ở các phần trên và người ta
cẩn thận để tránh những cạm bẫy đã chỉ ra, thì nhìn chung có thể ước lượng được các hàm chi phí mà có
thể được dùng nhiều trong việc ra quyết định quản lý. Để minh hoạ các hàm chi phí đã được ước lượng
như thế nào, chúng ta xét một nghiên cứu tiên phong của Joel Dean, trường đại học Colombia về hành
vi chi phí của một nhà máy dệt kim, đó là một phần của hãng sản xuất dệt kim lớn. Nhà máy này bắt đầu
công đoạn quấn sợi và tiến hành dệt cho tới khi tất làm xong được gửi tới các nhà máy khác để nhuộm
và hoàn tất. Vì thế, các hoạt động của nhà máy được thực hiện bởi công nhân có tay nghề và các thiết bị
cơ giới hóa cao.
Hơn nữa để nghiên cứu tổng chi phí, Dean đã thu được các hàm chi phí cho chi phí lao động
trực tiếp, chi phí lao động gián tiếp và chi phí chung. Bước đầu tiên, ông ta đã vẽ mỗi loại chi phí hàng
tháng ứng với với đầu ra hàng tháng. Sau đó, ông ta khớp một hàm hồi quy đơn giản dưới dạng TC = a
+bQ với các quan sát về chi phí kết hợp (tức tổng chi phí) và ba bộ phận cấu thành của nó. Kết quả hàm
hồi quy được thể hiện ở bảng 6.4 (Tổng chi phí tính bằng đô la và đầu ra tính bằng tá đôi tất).

Bảng 6.4- Các hồi quy chi phí kết hợp và các cấu phần của nó theo sản lượng, nhà máy dệt kim
Chi phí kết hợp Chi phí lao động Chi phí lao động Chi phí chung
trực tiếp gián tiếp
Quan sát hàng tháng
Hàm hồi quy TC = 2.935,59 TC = -1695,16 + TC=992,23+ 0,097Q TC =3638,3+0,121Q
đơn giản +1,998Q 1,78Q
Sai số chuẩn 6109,83 5497,09 399,34 390,58
ước lượng
Hệ số tương 0,973 0,972 0,952 0,970
quan (r)
Nguồn : Dean"Các hàm chi phí thống kê của nhà máy dệt kim"

Hàm hồi quy của chi phí kết hợp được minh hoạ bằng hình học trong hình 6.12. Như bạn có thể
thấy, dạng tuyến tính của hàm này khớp tương đối tốt. Đường hồi quy là TC = 2.935,59 + 1,998Q. Độ
dốc của đường hồi quy bằng 1,998 ám chỉ rằng chi phí biên là 1,998$. Chi phí trung bình (tính bằng
đôla) là
2.935,59
AC  1,998 
Q

138
Trong khoảng sản lượng được bao quát bởi các số liệu này, hàm tổng chi phí dường như là tuyến tính
Hình 6.12. Hồi quy của tổng chi phí theo sản lượng, nhà máy dệt kim
Sử dụng hàm này, nhà quản lý có thể ước lượng được chi phí trung bình cho bất kỳ mức đầu ra nào
trong khoảng giới hạn của số liệu. Ví dụ, nếu kế hoạch sản xuất tháng tới là 20.000 tá đôi tất, thì có thể
ước lượng được tổng chi phí mỗi tá đôi tất sẽ là :
2.935,59
1,998   2,145
20.000
hay khoảng 2,15$.

6.11 Các hàm chi phí ngắn hạn của một hãng vận tải
Trong sáu thập niên kể từ nghiên cứu tiên phong của Joel Dean về nhà máy dệt kim, đã có rất
nhiều nghiên cứu kiểu này được tiến hành và các phương pháp thống kê và kinh tế đã có những thành
tựu đáng kể. Tuy nhiên, tiếp cận cơ bản này không thay đổi nhiều. Để minh hoạ, hãy xét một trong
những hãng vận tải khách hàng đường bộ lớn nhất ở Anh. Jack Johnston, một nhà kinh tế lượng nổi
tiếng, đã ước lượng các hàm chi phí của hãng này. Để bắt đầu, ông đã tách chi phí của hãng thành sáu
phạm trù: (1) chi phí vận hành xe tải, (2) chi phí bảo dưỡng và khấu hao của xe và thiết bị, (3) chi phí đi
lại khác, (4) chi phí phục hồi và đổi mới cấu trúc lại, (5) chi cấp phép đăng ký xe, (6) chi phí chung.
Thành phần lớn nhất và quan trọng nhất của chi phí là chi phí vận hành xe, nó bao gồm tiền
lương, trang phục, và bảo hiểm quốc gia cho những tài xế và những người chỉ huy, xăng và dầu lửa, lốp
xe và dầu nhờn. Thành phần thứ hai của chi phí - chi phí bảo dưỡng và khấu hao của xe và các thiết bị -
cũng rất quan trọng. Chi phí bảo dưỡng bao gồm chi phí về nhân công và vật liệu, biến đổi tỉ lệ thuận
với số dặm-xe mà hãng chạy. Thành phần thứ ba của chi phí - chi phí đi lại khác – bao gồm tiền lương
cho nhân viên, tiền rửa xe, tiền vé và lệ phí cầu đường, bảo hiểm xe và những khoản chi phí linh tinh
khác như vậy. Ba phạm trù này chiếm tới trên 90% chi phí của hãng.
Hình 6.13 cho thấy mối quan hệ giữa tổng chi phí của hãng và đầu ra của nó được đo bằng số
dặm-xe. (Mỗi điểm gắn với một chu kỳ bốn tuần). Sử dụng các phương pháp thống kê phức tạp hơn so
với Dean, Johnston đã ước lượng hàm tổng chi phí của hãng; ước lượng này được đưa vào hình 6.13.
Biểu thức của hàm chi phí này là
TC = 0,6558 + 0,433Q
trong đó TC là tổng chi phí (tính bằng mười nghìn bảng Anh) và Q là số dặm-xe (tính bằng triệu).

139
Với các giá trị dặm-xe trong khoảng từ 3,2 đến 4 triệu dặm, việc tăng đầu ra của hãng lên 10%
tương ứng với tăng tổng chi phí lên 7%. Vì vậy, hàm chi phí trung bình ngắn hạn dốc xuống về bên
phải, cứ 10% tăng thêm đầu ra, tính trung bình, thì chi phí trung bình mỗi đơn vị đầu ra giảm khoảng
3%. Những kết quả thực nghiệm kiểu này có tầm quan trọng cơ bản đối với nhà quản lý của một hãng.
Bất kỳ nhà quản lý nào để hoạt động có hiệu quả cần phải có kiến thức làm việc tốt về cấu trúc chi phí
ngắn hạn của hãng mình.

Như hình 6.12, hàm tổng chi phí dường như xấp xỉ tuyến tính
Nguồn:Johnston, Phân tích chi phí thống kê

Hình 9.13 : Mối quan hệ giữa tổng chi phí và số dặm-xe, Hãng vận tải hành khách đường
bộ

6.12 Ước lượng chi phí thống kê dài hạn


Các kiểu tương tự của phương pháp hồi quy được Dean hay Johnston sử dụng để ước lượng các
hàm chi phí ngắn hạn cũng có thể được dùng để ước lượng các hàm chi phí dài hạn. Tuy nhiên, rất khó
để tìm ra các trường hợp mà quy mô của hãng thay đổi nhưng công nghệ và các biến có liên quan khác
thì vẫn cố định. Vì thế, rất khó sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian để ước lượng các hàm chi phí dài
hạn. Nhìn chung, phân tích hồi quy dựa trên số liệu chéo đã được sử dụng thay vào đó. Cụ thể là, một
mẫu gồm các hãng (hay các nhà máy) với những qui mô khác nhau được lựa chọn và tổng chi phí của
một hãng (hay của nhà máy) được hồi quy theo đầu ra của nó, cũng như những biến độc lập khác, chẳng
hạn như sự khác nhau theo vùng về tiền lương hoặc giá các đầu vào khác.
Phân tích chéo kiểu này thì rất hữu ích nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn, mà một số đã
được lưu ý. (1) Các hãng có thể sử dụng các phương pháp tính toán khác nhau, kết quả là số liệu chi phí
của họ không thể so sánh được. Do vậy, mối quan hệ đúng giữa chi phí và đầu ra có thể không được rõ
ràng. (2) Các hãng ở các vùng khác nhau có thể trả các mức lương rất khác nhau (và giá các đầu vào
khác có thể khác nhau đáng kể giữa các vùng). Nếu không giữ giá đầu vào không đổi (bằng cách xem
chúng là các biến độc lập trong hồi quy), thì mối quan hệ ước lượng được giữa chi phí và đầu ra có thể
bị trệch. (3) Trong khi hàm chi phí dài hạn được dựa trên giả định là các hãng cực tiểu hoá chi phí, thì
số liệu thực tế được sử dụng trong phân tích thống kê có thể gắn với các hãng hoạt động không hiệu
quả. Do đó, hàm chi phí ước lượng được có thể thổi phồng chi phí của một hãng có hiệu quả để sản xuất
ra một mức đầu ra nhất định.

140
Hình dạng của nó có dạng L, chứ không phải dạng hình chữ U (như trong hình 6.4). Quy mô
hiệu quả tối thiểu là Qm
Hình 6.14- Đường chi phí trung bình dài hạn điển hình
Bảng 6.5 Bất lợi về chi phí của các nhà máy có 50% quy mô hiệu quả tối thiểu
Ngành Bất lợi chi phí Ngành Bất lợi chi phí
(%) (%)
Nhà máy sản xuất bột 3.0 Cao su tổng hợp 15.0
Làm bánh 7.5 Thuốc tẩy rửa 2.5
In ấn 9.0 Làm gạch 25.0
Axit Sulphuric 1.0 Các công cụ máy 5.0
Nguồn : F.M Scheer, Cơ cấu thị trường công nghiệp và hoạt động kinh tế (2d.ed, Chicago, Rand Mc Nally, 1980).

Mặc dù những khó khăn trên, rất nhiều nghiên cứu có giá trị về các hàm chi phí dài hạn được
tiến hành. Nhìn chung, những nghiên cứu này đã khám phá ra tính kinh tế theo qui mô đáng kể ở những
mức sản lượng thấp nhưng tính kinh tế theo qui mô này có xu hướng giảm dần khi sản lượng tăng lên và
hàm chi phí trung bình dài hạn cuối cùng tiến gần đến nằm ngang tại những mức đầu ra cao. Ngược lại
với dạng hình chữ U trong hình 6.4, hình dạng thường được mặc nhiên công nhận trong lý thuyết kinh tế
vi mô, đường chi phí trung bình dài hạn có xu hướng là hình L, như trong hình 6.14.
Như đã đưa ra đây là trường hợp, các nhà quản lý và những người đặc biệt quan tâm đến việc
ước lượng qui mô hiệu quả tối thiểu của nhà máy hay hãng trong một ngành cụ thể. Qui mô hiệu quả
tối thiểu của một nhà máy được định nghĩa là mức đầu ra nhỏ nhất mà tại đó chi phí trung bình dài hạn
đạt cực tiểu. Nếu đường chi phí trung bình dài hạn như chỉ ra trong hình 6.14, thì qui mô hiệu quả tối
thiểu của nhà máy là Qm. Một lý do tại sao nhà quản lý lại rất quan tâm đến qui mô hiệu quả tối thiểu là
các nhà máy với qui mô dưới mức này có bất lợi cạnh tranh, do chi phí của họ cao hơn chi phí của các
đối thủ cạnh tranh có qui mô lớn hơn. Bảng 6.5 cho thấy với các ngành khác nhau, bất lợi về chi phí của
các nhà máy có 50% của qui mô hiệu quả tối thiểu. Trong ngành cao su tổng hợp, các nhà máy như vậy
có chi phí trung bình cao hơn 15% so với các nhà máy có qui mô hiệu quả tối thiểu.
Qui mô hiệu quả tối thiểu của một nhà máy hay hãng trong một ngành cụ thể ước lượng được từ
hàm chi phí trung bình dài hạn, như chúng ta đã thấy nó có thể được xấp xỉ dựa trên cơ sở của phương
pháp hồi qui đã mô tả ở trước đây. Một cách khác để ước lượng qui mô hiệu quả tối thiểu của một nhà
máy hay hãng là thông qua phân tích kỹ thuật. Sử dụng kiến thức có liên quan đến công nghệ sản xuất,
các kỹ sư có thể xác định được sự kết hợp đầu vào tối ưu để sản xuất mỗi lượng đầu ra. Hàm tổng chi
phí dài hạn khi đó có thể được ước lượng bằng cách nhân số lượng tối ưu của mỗi đầu vào với giá của
141
nó và cộng lại để thu được tổng chi phí. Từ hàm tổng chi phí dài hạn, chúng ta có thể có được hàm chi
phí trung bình dài hạn, từ đó qui mô hiệu quả tối thiểu có thể được xác định

6.13 Hàm chi phí trung bình dài hạn về điện lực: Nghiên cứu điển hình
Để minh hoạt việc ước lượng các hàm chi phí dài hạn, hãy xét trường hợp nghiên cứu của ngành
điện lực Mỹ do Laurits Christenson and William Greene tiến hành. Sử dụng số liệu chéo cho tất cả các
cơ sở dịch vụ điện được sở hữu bởi nhà đầu tư có doanh thu hơn 1 triệu đô la, họ đã sử dụng phương
pháp hồi qui được mô tả trong chương 5 để ước lượng các hàm chi phí trung bình dài hạn chiếm ưu thế
ở năm 1955 và 1970, các kết quả được chỉ ra trong hình 6.15. Phù hợp với phần trước, đường chi phí
trung bình dài hạn trong cả 2 năm đều có hình chữ L, chứ không phải hình chữ U.
Qui mô hiệu quả tối thiểu của một hãng dường như có mức sản lượng khoảng 12 tỷ KW-giờ
năm 1970. Hình 6.15 cho thấy mức giảm đáng kể về chi phí trung bình giữa năm 1955 và 1970, như đã
chỉ ra thực tế là đường chi phí trung bình năm 1970 nằm dưới đường chi phí trung bình năm 1955.
Phần lớn trong đó, việc giảm chi phí này là do sự thay đổi kiểu công nghệ mà chúng ta đã nghiên cứu
trong chương 8

Giữa năm 1995 và năm 1970, hàm chi phí trung bình giảm đáng kể. Qui mô hiệu quả tối thiểu
của một hãng dường như có sản lượng khoảng 12 tỷ KW - giờ năm 1970.
Hình 9.15 : Hàm chi phí trung bình dài hạn, ngành điện lực

6.14 Phương pháp kẻ sống sót


Còn một cách khác nữa để ước lượng qui mô hiệu quả tối thiểu là sử dụng phương pháp kẻ
sống sót được khởi xướng bởi người đạt giải Nobel George Stigler. Để sử dụng phương pháp này,
chúng ta phân loại các hãng trong một ngành theo qui mô và tính toán phần trăm đầu ra của ngành từ
mỗi loại qui mô tại các thời gian khác nhau. Nếu cổ phiếu của một loại qui mô giảm theo thời gian, thì
nó được xem là không có hiệu quả, ngược lại nếu cổ phiếu của nó tăng thì nó được xem là tương đối có
hiệu quả. Vì thế, nếu các hãng hoặc các nhà máy có qui mô dưới một mức nhất định có xu hướng được
xem là chiếm phần nhỏ hơn về đầu ra của ngành, điều này có thể chỉ ra rằng chúng ở dưới qui mô hiệu
quả tối thiểu. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng của chính sách điều tiết, hàng rào nhập ngành, sự cấu kết
và nhiều nhân tố khác, nên chi phí trung bình không thể đạt tới mức sống sót như phương pháp kẻ sống
sót giả định. Vì thế, phương pháp này cần xem xét lại với sự thận trọng thích hợp.
Trong hình 6.16, chúng ta chỉ ra ước lượng của Stigler về hàm chi phí trung bình dài hạn với sản
xuất thép thanh. Nhìn bên ngoài, các hãng với thị phần ít hơn 2.5% và nhiều hơn 25% có chi phí trung
142
bình tương đối cao. Các hãng nằm trong phân loại quy mô này lại giảm (như phần trăm đầu ra của
ngành) trong suốt thời gian ông nghiên cứu. Như bạn có thể thấy, hạn chế chính của phương pháp kẻ
sống sót là chúng không nói gì cho ta về phạm vi của sự sai biệt chi phí giữa các hãng có qui mô khác
nhau. Điều này được phản ánh khi thiếu đi sự chia mức độ trên trục tung trong hình 6.16.

Các hãng với thị phần ít hơn 2.5% và nhiều hơn 25% dường như có chi phí trung bình tương đối cao.
Hình 6.16 : Hàm chi phí trung bình dài hạn, sản xuất thép thanh
Để minh hoạ cho việc sử dụng phương pháp sống sót, hãy xét câu hỏi về việc liệu tính hiệu quả
có thể xuất hiện từ sở hữu công của các đài phát thanh đa sóng trong phamjvi một thị trường. Các nhà
kinh tế học tại Uỷ ban Thương mại liên bang đã tiến hành một phân tích dựa trên phương pháp sống sót
để thấy được liệu các kết hợp của đài AM – FM đã tăng lên nhiều hơn so với các trạm sở hữu độc lập
hay không. Theo kết quả của họ, đây đúng là trường hợp này. Họ giải thích những phát hiện này như là
đề xuất rằng sở hữu công có thể mang lại tính kinh tế đáng kể.

6.15 Tầm quan trọng của sự linh hoạt


Trên cơ sở những phương pháp đo lường được mô tả trong các phần trước, người ta có thể đưa
ra mối quan hệ giữa đầu ra và tổng chi phí trung bình, cho nhiều kiểu nhà máy khác nhau. Giả sử Công
ty chế tạo Marion phải đối mặt với nhiệm vụ ra quyết định kiểu nào trong hai kiểu nhà máy (kiểu 1 hoặc
kiểu 2) để xây dựng. Chất lượng và bản chất đầu ra của kiểu nhà máy này không khác với chất lượng và
bản chất đầu ra của kiểu nhà máy kia. Hàm tổng chi phí trung bình của mỗi kiểu nhà máy được cho
trong phần A của hình 6.17. Giả sử cán bộ điều hành của công ty chế tạo Marion tin rằng họ sẽ muốn
sản xuất khoảng 10 000 đơn vị đầu ra mỗi tháng. Vậy họ nên xây dựng kiểu nhà máy nào?

143
Nếu phân phối xác suất đầu ra là D, thì kiểu nhà máy 2 có khả năng được ưa thích hơn kiểu nhà
máy 1.
Hình 6.17 : Hàm chi phí trung bình, nhà máy kiểu 1 và kiểu 2, và hai phân phối xác suất
đầu ra (C và D)
Câu trả lời tuỳ thuộc vào việc họ chắc như thế nào về đầu ra của nhà máy. Giả sử phân phối xác
xuất đầu ra của nhà máy là phân phối C (trong phần B của hình 6.17). Trong trường hợp này, kiểu nhà
máy 1 có khả năng được ưa thích hơn bởi vì có khả năng rất lớn là nhà máy này sẽ được yêu cầu để sản
xuất 9.000 đến 11.000 đơn vị mỗi tháng, và trong khoảng này kiểu nhà máy 1 sản xuất với mức chi phí
trung bình thấp hơn kiểu nhà máy 2. Tuy nhiên, nếu phân phối xác suất đầu ra là phân phối D (trong
phần B của hình 6.17), thì kiểu nhà máy 2 có khả năng được ưa thích hơn vì rất có khả năng kiểu nhà
máy này sẽ được yêu cầu sản xuất ít hơn 9.000 hoặc nhiều hơn 11.000 đơn vị mỗi tháng ; và trong
những khoảng này, kiểu nhà máy 2 sản xuất với mức chi phí trung bình thấp hơn kiểu nhà máy 1.
Trường hợp này minh hoạ cho tầm quan trọng của sự linh hoạt. Trong khi kiểu nhà máy 1 là
kinh tế hơn nếu như đầu ra gần với 10.000 đơn vị sản phẩm, thì kiểu nhà máy 2 lại linh hoạt hơn. Nếu
đầu ra có khả năng trệch rất xa 10.000 đơn vị, thì kiểu nhà máy thứ 2 là lựa chọn tốt hơn.

6.16 Tính kinh tế theo phạm vi


Các hãng thường sản xuất nhiều hơn một loại sản phẩm. Các công ty dầu mỏ như Exxon Mobil
và BP Amoco sản xuất cả xăng dầu và cả các sản phẩm hoá chất; các công ty dược như Merck và
SmithKline Beecham sản xuất các loại vắc xin và cả thuốc an thần; và những nhà xuất bản như Random

144
House và Simon and Schuster sản xuất cả truyện trinh thám lẫn Qvà cả tự truyện tiểu sử. Trong nhiều
trường hợp, một hãng có được hoạt động sản xuất hoặc những lợi thế về chi phí khi nó sản xuất kết hợp
nhiều loại sản phẩm chứ không chỉ sản xuất một loại. Những lợi thế đó đôi khi xuất hiện vì n2hững cơ
sở sản xuất nhất định được sử dụng để làm ra một sản phẩm cũng có thể được dùng để làm ra sản phẩm
khác hoặc những sản phẩm phụ từ việc sản xuất một sản phẩm là rất hữu ích để tạo ra những sản phẩm
khác.
Tính kinh tế theo phạm vi tồn tại khi chi phí của việc sản xuất của hai (hoặc hơn) sản phẩm
chung là ít hơn chi phí của việc sản xuất mỗi sản phẩm. Ví dụ, giả sử công ty Martin sản xuất 1.000 máy
xay và 500 máy tiện mỗi năm với chi phí 15 triệu đôla, trong khi nếu hãng chỉ sản xuất 1.000 máy xay
thì chi phí sẽ là 12 triệu đôla, và nếu nó chỉ sản xuất 500 máy tiện thì chi phí sẽ là 6 triệu đô la. Trong
trường hợp này, chi phí sản xuất cả hai loại máy xay và máy tiện ít hơn so với tổng chi phí sản xuất từng
loại riêng biệt. Như vậy, đây có tính kinh tế theo phạm vi.
Để đo mức độ của tính kinh tế theo phạm vi, thước đo sau đôi khi được tính :
C (Q1 )  C (Q2 )  C (Q1  Q2 )
S= (6.7)
C (Q1  Q2 )
trong đó S là mức độ của tính kinh tế theo phạm vi, C(Q1) là chi phí để sản xuất riêng Q1 đơn vị sản
phẩm phẩm thứ nhất, C(Q2) là chi phí để sản xuất riêng Q2 đơn vị sản phẩm phẩm thứ hai và C (Q1 +
Q2) là chi phí chung để sản xuất Q1 đơn vị sản phẩm thứ nhất kết hợp với Q2 đơn vị sản phẩm thứ hai.
Nếu có tính kinh tế theo phạm vi, thì S >0 lớn hơn 0 vì chi phí sản xuất chung cả hai loại sản phẩm cùng
nhau – C (Q1 + Q2) – ít hơn chi phí sản xuất cho mỗi loại sản phẩm riêng biệt – C(Q1) + C(Q2). Rõ ràng,
S đo lường phần trăm tiết kiệm do kết quả sản xuất chung so với sản xuất từng loại riêng lẻ. Trong
trường hợp của công ty Martin.

điều này có nghĩa rằng có được tiết kiệm 20% theo kiểu này. Giá trị S càng lớn, thì tính kinh tế theo
phạm vi càng lớn.
Đối với những nhà quản lý, điều quan trọng là cần nhận ra tính kinh tế theo phạm vi và khai thác
nó. Ví dụ, một hãng hàng không nhỏ có thể thấy rằng dịch vụ hành khách được lên kế hoạch bay thường
xuyên của nó có thể có lợi nhuận được bổ sung thêm bằng việc cung cấp dịch vụ chở hàng, do chi phí
bay kết hợp cả chở hành khách và hàng hoá ít hơn nhiều so với việc chuyên môn hóa dịch vụ chở hành
khách hoặc dịch vụ chở hàng hoá. Tương tự, trong ngành vận tải ô tô có tính kinh tế rất lớn, đặc biệt đối
với những hãng nhỏ, bằng cách kết hợp với vận tải đường ngắn, đường trung và đường dài. Các nhà
quản lý của một hãng phải được cảnh báo liên tục về khả năng sinh lợi nhuận tiềm năng trong việc mở
rộng dây chuyền sản phẩm của nó hoặc đưa thêm vào những dây chuyền sản phẩm mới. Vì vậy, khi Tập
đoàn Xerox giới thiệu máy in điện tử 9700 của nó, thì nó phải xem xét liệu và với mức độ nào dây
chuyền sản phẩm mới này bổ sung được cho hoạt động kinh doanh máy copy hiện tại của nó và liệu có
tính kinh tế theo phạm vi hay không.

6.17 Phân tích điểm hoà vốn


Một công cụ phân tích thường được các nhà kinh tế quản lý sử dụng là đồ thị điểm hoà vốn, một
ứng dụng quan trọng của các hàm chi phí. Nhìn chung, đồ thị điểm hoà vốn giả định rằng chi phí biến
đổi trung bình của hãng là hằng số trong phạm vi đầu ra có liên quan; do đó, hàm tổng chi phí của hãng
được giả định là đường thẳng. Do chi phí biến đổi trung bình là không đổi, nên chi phí tăng thêm của
một đơn vị tăng thêm (chi phí biên) cũng phải bằng hằng số, và bằng với chi phí biến đổi trung bình.
Trong hình 6.18, chúng ta giả định chi phí cố định của công ty Carson là 600.000 mỗi tháng và chi phí
biến đổi là 2$ mỗi đơn vị đầu ra một tháng.

145
Để xây dựng một đồ thị điểm hoà vốn, hãy vẽ đường tổng doanh thu của hãng trên cùng đồ thị
với hàm tổng chi phí. Đặc trưng là, chúng ta giả định mức giá hãng nhận được cho sản phẩm của nó
không bị ảnh hưởng bởi lượng hàng nó bán ra, dẫn tới tổng doanh thu tỉ lệ thuận với sản lượng. Kết quả
là, đường tổng doanh thu là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Hình 6.18 cho thấy đường tổng doanh thu
của công ty Carson, giả sử giá sản phẩm là 3$ mỗi đơn vị. Đồ thị điểm hòa vốn kết hợp hàm tổng chi
phí và đường tổng doanh thu, cho thấy lợi nhuận hoặc thua lỗ hàng tháng từ mỗi mức doanh số. Ví dụ
hình 6.18 cho thấy nếu công ty Carson bán 300.000 đơn vị mỗi tháng, thì nó sẽ lỗ 300.000 $ mỗi tháng.
Đồ thị cũng cho thấy điểm hoà vốn, mức sản lượng phải đạt được nếu như hãng muốn tránh thua lỗ;
trong hình 6.18, điểm hoà vốn là 600.000 đơn vị sản phẩm mỗi tháng. Thực ra, đồ thị điểm hoà vốn có
thể được xem như là một phiên bản đơn giản hóa của hình 2.12 về các mức đầu ra cho đến Q 0.

Tại điểm hoà vốn, mức đầu ra phải đạt được nếu hãng tránh thua lỗ, là 600.000 đơn vị sản phẩm mỗi
tháng.
Hình 6.18 - Đồ thị điểm hoà vốn, Công ty Carson
Dưới những điều kiện đúng, các đồ thị điểm hoà vốn có thể tạo ra những dự đoán hữu ích về tác
động của mức đầu ra lên các chi phí, các khoản thu và các lợi nhuận. Ví dụ, một hãng có thể dùng đồ thị
điểm hoà vốn để xác định ảnh hưởng của việc dự đoán giảm doanh thu trên lợi nhuận. Hoặc nó có thể
dùng để xác định phải bán được bao nhiêu đơn vị của một sản phẩm cụ thể để đạt tới điểm hoà vốn. Tuy
nhiên, các đồ thị điểm hoà vốn phải được dùng với sự thận trọng, do những giả thiết làm cơ sở cho
chúng có thể không còn thích hợp. Nếu giá sản phẩm thay đổi khá cao hoặc các chi phí khó dự đoán, thì
hàm tổng chi phí được ước lượng và đường tổng doanh thu ước tính có thể dẫn đến những sai lầm lớn.
Các đồ thị điểm hoà vốn được dùng một cách rộng rãi. Điều đáng lưu ý là mặc dù hàm tổng chi
phí chung được giả định là đường thẳng trong các đồ thị điểm hoà vốn, giả định này có thể dễ dàng bỏ
đi và thay thế vào đó hàm tổng chi phí có thể được dùng bằng một đường cong. Nhưng đối với những
thay đổi đầu ra tương đối nhỏ, việc xấp xỉ tuyến tính là đủ tốt trong nhiều trường hợp. Cũng như vậy,
như đã chỉ ra các nghiên cứu thực nghiệm đề xuất rằng hàm tổng chi phí thường gần như là đường tuyến
tính, chừng nào hãng không hoạt động tại mức hoặc gần với công suất của nó.

6.18 Phân tích điểm hoà vốn bằng đại số


Trong phần trước, chúng ta đã chỉ ra cách phân tích điểm hoà vốn có thể được tiến bằng hình
học như thế nào; bây giờ chúng ta xem một phân tích như vậy có thể được tiến hành bằng đại số như thế

146
nào. Gọi P là giá của sản phẩm, Q là số lượng sản phẩm được sản xuất và bán ra, AVC là chi phí biến
đổi trung bình và TFC là tổng chi phí cố định của hãng. Điểm hoà vốn là đầu ra Q B, tại đó tổng thu nhập
bằng tổng chi phí. Do tổng doan thu bằng P.Q và tổng chi phí bằng TFC + AVC (Q), nên suy ra:

(6.8)
Trong trường hợp của công ty Carson, P = 3$, AVC = 2$ và TFC = 600.000$. Kết quả là

điều này phù hợp vớikết quả của chúng ta dựa trên hình 6.18. Tất nhiên, thủ tục đại số này luôn đưa ra
các kết quả giống như thủ tục hình học trong phần trước.

6.19 Phân tích phần góp lợi nhuận


Khi đưa ra các quyết định ngắn hạn, các hãng thường nhận thấy rất hữu ích là tiến hành các kiểu
phân tích về phần góp lợi nhuận. Phần góp lợi nhuận là lượng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng
chi phí biến đổi; trên cơ sở mỗi đơn vị, nó bằng giá trừ đi chi phí biến đổi trung bình. Trong trường hợp
của công ty Carson, với giá là 3$ và chi phí biến đổi trung bình là 2$, thì phần góp lợi nhuận trên mỗi
đơn vị là 3$ - 2$, hay 1$. Phần góp lợi nhuận này có thể được dùng để giúp thanh toán cho chi phí cố
định của hãng, và một khi những chi phí được đáp ứng, để tạo nên lợi nhuận của hãng.
Để minh hoạ cho việc phân tích phần góp lợi nhuận có thể được dùng như thế nào, giả sử công
ty Carson muốn xác định có bao nhiêu đơn vị đầu ra phải sản xuất và bán để thu được lợi nhuận 1 triệu
đôla mỗi tháng. Doanh số được yêu cầu là

Tong chi phi  loi nhuan muc tieu 600.000$  1.000.000$


Q= = = 1.600.000 đơn vị
phan dong gop loi nhuan 1$

Một ví dụ khác, giả sử công ty Carson chỉ bán được 500.000 đơn vị mỗi tháng, điều này có
nghĩa là nó bị lỗ100.000$ mỗi tháng. Giám đốc marketing của hãng hy vọng nhận được đơn đặt hàng
50.000 đơn vị sản phẩm của hãng. Đơn đặt hàng này sẽ làm giảm khoản lỗ của hãng được bao nhiêu?
Để tìm ra kết quả, ta nhân qui mô đơn đặt hàng (50.000 đơn vị) với phần góp lợi nhuận trên mỗi đơn vị
(1$) để có được mức tăng lợi nhuận (hoặc giảm lỗ, trong trường hợp này); kết quả là 50.000$.

Tóm tắt
1. Các nhà kinh tế quản lý định nghĩa chi phí để sản xuất một sản phẩm cụ thể là giá trị của những
sản phẩm khác mà các nguồn được dùng trong sản phẩm này nếu như được dùng sản xuất thay
thế. Chi phí này, chi phí cơ hội của sản phẩm, có thể khác với chi phí lịch sử, chi phí thường là
cơ sở của bản cáo cáo kế toán.
2. Trong ngắn hạn, điều quan trọng là phân biệt sự khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến
đổi của hãng. Tổng chi phí và chi phí trung bình, tổng chi phí cố định và chi phí cố định trung
bình, tổng chi phí biến đổi và chi phí biến đổi trung bình của hãng, tất cả có thể được vẽ đồ thị
đối lại ứng với đầu ra. Chi phí biên của hãng có thể làm như vậy. Các hàm chi phí nhận được,
hoặc các đường cong chi phí (như chúng ta thường gọi), cho biết những thay đổi về đầu ra có
ảnh hưởng như thế nào đến các chi phí của hãng, đó là mối quan tâm chính của bất kỳ hãng nào.

147
3. Hàm chi phí trung bình dài hạn cho biết chi phí cực tiểu trên một đơn vị để sản xuất mỗi mức
đầu ra khi bất kỳ một qui mô nhà máy mong muốn nào có thể được xây dựng. Hàm chi phí trung
bình dài hạn tiếp xúc với mỗi hàm trong số các hàm chi phí trung bình ngắn hạn tại mức đầu ra
mà ở đó nhà máy tương ứng với hàm chi phí trung bình ngắn hạn là tối ưu. Đường cong chi phí
dài hạn là quan trọng đối với các nhà quản lý vì nó cho biết mức độ mà những nhà máy lớn có
lợi thế về chi phí hơn so với những nhà máy có quy mô nhỏ hơn.
4. Nhiều nghiên cứu được dựa trên phân tích thống kê của số liệu chéo và số liệu theo chuỗi thời
gian, cũng như những nghiên cứu kỹ thuật được tiến hành để ước lượng các hàm chi phí của các
hãng cụ thể. Phương pháp hồi qui được trình bày ở chương 5 đóng một vai trò quan trọng ở đây.
Cả các hàm chi phí ngắn và dài hạn có thể được ước lượng, như đã được minh hoạ bằng nhiều ví
dụ. Cách tính chi tiết của các thủ tục và các vấn đề có liên quan đã được đưa ra.
5. Khi lựa chọn trong số các nhà máy, một vấn đề cần xem xét là tính linh hoạt nếu đầu ra của nhà
máy tương đối không chắc chắn. Một số nhà máy, trong khi chúng có chi phí cao hơn những nhà
máy khác tại mức đầu ra hầu như có khả năng xảy ra nhất, thì lại có chi phí thấp hơn những nhà
máy khác trong một phạm vi rộng của đầu ra. Nếu không thể đoán được mức đầu ra hợp lý, thì
các nhà máy linh hoạt kiểu này có thể là tốt nhất.
6. Tính kinh tế theo phạm vi xảy ra khi chi phí sản xuất chung hai (hoặc nhiều hơn) sản phẩm nhỏ
hơn chi phí sản xuất chúng một cách riêng lẻ. Tính kinh tế như vậy có thể xuất hiện vì cơ sở sản
xuất được dùng để sản xuất một sản phẩm cũng có thể được dùng để tạo ra sản phẩm khác hoặc
những sản phẩm phụ kết quả từ việc sản xuất ra một sản phẩm có thể có ích trong việc tạo ra
những sản phẩm khác.
7. Phân tích hoà vốn so sánh tổng doanh thu và tổng chi phí, bằng hình học hoặc bằng đại số. Một
đồ thị điểm hoà vốn kết hợp với hàm tổng chi phí và đường tổng doanh thu, cả hai đường nhìn
chung được giả định là tuyến tính, và cho biết được lợi nhuận hay thua lỗ từ mỗi mức doanh số.
Điểm hoà vốn là mức doanh số phải đạt được nếu như hãng tránh thua lỗ. Các hãng thường nhận
thấy hữu ích khi tiến hành các kiểu phân tích khác nhau về phần góp lợi nhuận. Phần góp lợi
nhuận là mức chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí biến đổi; trên cơ sở mỗi đơn vị, nó
bằng giá trừ đi chi phí biến đổi trung bình.

Bài tập
1. Năm 1985, Viện hàm lâm kỹ thuật quốc gia dùng số liệu tại Viện công nghệ Massachusetts, đã
ước lượng các chi phí sản xuất thép với ba công nghệ khác nhau: (1) than cốc, lò hơi, lò ôxy,
thép thỏi, và các máy cán tinh, (2) than cốc, lò hơi, lò ôxy, đúc liên tục và các máy cán tinh và
(3) sắt vụn, lò hồ quang điện, đúc liên tục các máy cán tinh. Dưới các giả định hợp lý về các giá
đầu vào, các chi phí trung bình được ước lượng trên mỗi một tấn như sau:
Phân loại chi phí Than cốc, lò hơi, lò Than cốc, lò hơi, lò Sắt vụn, lò hồ
ôxy, thép thỏi, và ôxy, đúc liên tục và các quang điện, và
các máy cán tinh máy cán tinh các máy cán tinh
Nguyên liệu $148.34 $136.19 $122.78
Năng lượng 21.15 15.98 41.58
Lao động trực tiếp 83.43 75.09 67.43
Vốn 102.06 99.93 54.08
Khác 46.74 41.67 24.47
Tổng $401.72 $368.86 $310.34
a. Báo cáo của Viện hàn lâm kết luận rằng «nếu không có những thay đổi đáng kể về
những công nghệ khác, thì lò hồ quang điện, đúc liên tục và các máy cán tinh sẽ chiếm
ưu thế sản xuất nội địa» Tại sao ?

148
b. Tại cùng thời điểm, báo cáo lưu ý rằng giá sắt vụn (được dùng trong quy trình này) «có
thể tăng khi sản xuất lò điện mở rộng tăng do nhu cầu tăng lên.» Tại sao đây là vấn đề
có liên quan ?
c. Viện hàn lâm cũng kết luận rằng, bất chấp công nghệ nào trong những công nghệ này
được dùng, thì chi phí mỗi tấn sẽ cao hơn 25 – 30% nếu mức lương mỗi giờ là 26$ chú
không phải 2$ mỗi giờ. Điều này có ngụ ý gì liên quan đến tính cạnh tranh của các nhà
sản xuất thép Mỹ so với các nhà sản xuất ở các nước khác khi mức lương trả thấp hơn
nhiều so với mức lương của Mỹ ?
d. Nếu các số liệu chi phí trên là các chi phí trung bình dài hạn, thì dưới những điều kiện
nào chúng cũng sẽ bằng với các chi phí biên dài hạn ?
2. Công ty Haverford đang xem xét ba kiểu nhà máy để sản xuất một thiết bị điện tử cụ thể. Nhà
máy A tự động cao hơn so với nhà máy B, và nhà máy B tự động hơn so với nhà máy C. Với
mỗi kiểu nhà máy, chi phí biến đổi trung bình là hằng số chừng nào đầu ra nhỏ hơn công suất,
đó là mức đầu ra lớn nhất của nhà máy. Cấu trúc chi phí của mỗi kiểu nhà máy như sau:
Nhà máy A Nhà máy B Nhà máy C
Chi phí biến đổi trung bình
Lao động $1.10 $2.40 $3.70
Nguyên vật liệu 0.90 1.20 1.80
Khác 0.50 2.40 2.00
Tổng $2.50 $6.00 $7.50
Tổng các chi phí cố định $300,000 $75,000 $25,000
Khả năng hàng năm 200.000 100,000 50,000
a. Hãy suy ra chi phí trung bình để sản xuất 100.000, 200.000, 300.000 và 400.000 thiết bị
mỗi năm của nhà máy A. (Với đầu ra lớn hơn công suất của một nhà máy riêng, thì giả
định có nhiều hơn một nhà máy kiểu này được xây dựng).
b. Hãy suy ra chi phí trung bình để sản xuất 100.000, 200.000, 300.000 và 400.000 thiết bị
mỗi năm của nhà máy B.
c. Hãy suy ra chi phí trung bình để sản xuất 100.000, 200.000, 300.000 và 400.000 thiết bị
mỗi năm của nhà máy C.
d. Dùng các kết quả của phần (a) đến (c), vẽ đồ thị các điểm trên đường chi phí trung bình
dài hạn để sản xuất những thiết bị điện tử này với sản lượng 100.000, 200.000, và
400.000 thiết bị mỗi năm.
3. Tập đoàn Abner, một nhà bán lẻ tivi muốn xác định nó phải bán bao nhiêu chiếc tivi để thu được
lợi nhuận là 10.000$ mỗi tháng. Giá của mỗi chiếc tivi là 300$ và chi phí biến đổi trung bình là
100$.
a. Số lượng doanh số bán được yêu cầu là bao nhiêu nếu như chi phí cố định của Tập đoàn
Abner là 5.000$ mỗi tháng?
b. Nếu như hãng bán mỗi chiếc tivi với giá 350 $ chứ không phải 300$, thì lượng doanh số
bán được yêu cầu là bao nhiêu ?
c. Nếu như tại mức giá 350$, và nếu chi phí biến đổi trung bình là 85$ chứ không phải
100$, thì doanh số bán được yêu cầu là bao nhiêu ?
4. Theo một nghiên cứu thống kê, mối quan hệ giữa chi phí nhiên liệu của một nhà máy phát điện
chiếu sáng (C ) và sản lượng trong tám giờ của nó tính theo phần trăm công suất (Q) như sau:
C = 16,68 + 0,125 Q + 0,00439 Q2
a. Khi Q tăng lên từ 50 đến 51, chi phí nhiên liệu tăng thêm cho nhà máy là bao nhiêu?
149
b. Kết quả của phần (a) có thể dùng làm gì đối với nhà quản lý nhà máy ?
c. Hãy suy ra đường chi phí biên (nhiên liệu) của nhà máy này, và chỉ ra các nhà quản lý
nhà máy có thể dùng nó như thế nào?
5. Bảng dưới đây của công ty Lincoln. Điều vào chỗ trống
Đầu Tổng chi Tổng chi phí Tổng chi phí Chi phí cố định Chi phí biến
ra phí cố định biến đổi trung bình đổi trung bình
0 50 …………… …… ……… …………
1 75 …………… ……… ………… ………
2 100 …………… …… ……… ……………
3 120 …………… ……… ………… ……………
4 135 …………… …… ………… …………
5 150 …………… …… ………… ………
6 190 ……… ……… ………… ………
7 260 …… ……… ………… ………
6. Hàm chi phí trung bình ngắn hạn của công ty chế tạo Deering năm 2004 là
AC = 3 + 4Q
trong đó AC là chi phí trung bình của công ty (tính bằng đôla mỗi cân sản phẩm), và Q là mức
đầu ra của nó.
a. Cho biết phương trình về hàm tổng chi phí ngắn hạn của công ty.
b. Liệu công ty có khoản chi phí cố định nào hay không? Hãy giải thích.
c. Nếu giá sản phẩm của công ty sản xuất Deering (mỗi cân) là 3$, thì công ty có lợi nhuận
hay bị thua lỗ? Hãy giải thích.
d. Hãy suy ra phương trình về hàm chi phí biên của công ty.
7. Chủ tịch Tập đoàn Tacke tin rằng nghiên cứu thống kê của các nhân viên của ông ta cho thấy
đường tổng chi phí dài hạn của hãng có thể được thể hiện là:

với TC là tổng chi phí của hãng, Q là sản lượng của nó, P L là giá lao động và PK là giá vốn.
a. Chủ tịch Tập đoàn Tacke nói rằng  1 đo lường độ co giãn của chi phí theo sản lượng –
tức là, số phần trăm thay đổi tổng chi phí do thay đổi sản lượng 1%. Ông ta có đúng
không? Tại sao có và tại sao không ?
b. Ông ta cũng nói rằng nếu  1 <1, thì chỉ ra có tính kinh tế theo qui mô, ngược lại nếu
 1 >1, thì chỉ ra không có tính kinh tế theo qui mô. Ông ta có đúng không? Tại sao có và
tại sao không ?
c. Theo chủ tịch Tập đoàn Tacke,  3 có thể được ước lượng bằng hồi quy log(TC/P K) theo
logQ và log(PL/PK). Ông ta có đúng không? Tại sao có và tại sao không ?
8. Các kỹ sư đôi khi dựa vào «qui tắc 0,6», nó khẳng định rằng chi phí tăng lên trên cơ sở tăng
công suất được tăng lên bằng 0,6 công suất; điều đó có nghĩa là

trong đó C1 và C2 là các chi phí của hai bộ phận thiết bị, X1 và X2 là các công suất tương ứng
của chúng.

150
a. Liệu qui tắc 0,6 có đề xuất tới tính kinh tế theo qui mô hay không?
b. Một số chuyên gia đã cho rằng trong các ngành hoá học và kim loại, qui tắc 0,6 có thể
được áp dụng cho toàn bộ nhà máy chứ không phải cho những bộ phận thiết bị riêng.
Nếu như vậy, đường chi phí trung bình dài hạn trong những ngành này có xu hướng có
độ dốc âm phải không?
c. Bạn có thể nghĩ ra một cách để kiểm chứng liệu qui tắc này có đúng hay không?
9. Hàm tổng chi phí biến đổi của Công ty Dijon là :
TVC = 50 Q – 10 Q2 + Q3
trong đó Q là số đơn vị đầu ra được sản xuất
a. Mức đầu ra nào mà chi phí biên là nhỏ nhất ?
b. Mức đầu ra nào mà chi phí biến đổi trung bình là nhỏ nhất ?
c. Giá trị chi phí biến đổi trung bình và chi phí biên ở mức đầu ra trong câu trả lời b là bao
nhiêu?
10. Công ty Beryn đang xem xét đến việc đưa thêm một sản phẩm mới vào dây chuyền sản xuất của
nó. Hãng có rất nhiều công suất sản xuất thừa để sản xuất sản phẩm mới này, và tổng chi phí cố
định sẽ không bị ảnh hưởng nếu sản phẩm mới này được đưa thêm vào dây chuyền của nó. Tuy
nhiên, kế toán của công ty quyết định một phần hợp lý của chi phí cố định hiện tại hãng cần
phân bổ cho sản phẩm mới này. Cụ thể, họ quyết định áp 300.000 $ chi phí cố định cho sản
phẩm mới. Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị của việc sản xuất và bán sản phẩm mới là 14$, nó
gồm các khoản sau:
Nhân công trực tiếp : $8.20
Nguyên vật liệu trực tiếp : 1.90
Khác : 3.90
Tổng $14.00
a. Công ty Berwyn có nên đưa thêm sản phẩm mới vào dây chuyền của nó hay không nếu
nó có thể bán được 10.000 đơn vị sản phẩm này với giá 25$?
b. Nó có nên đưa thêm sản phẩm mới vào hay không nếu nó có thể bán được 10.000 đơn vị
sản phẩm này với giá 20 $?
c. Nó có nên đưa thêm sản phẩm mới vào hay không nếu nó có thể bán được 10.000 đơn vị
sản phẩm này với giá 15 $?
d. Mức giá thấp nhất là bao nhiêu (mà công ty có thể có được cho sản phẩm mới) khi thêm
sản phẩm mới vào dây chuyền của nó sẽ mang lại lợi ích cho nó?
11. Tập đoàn Jolson sản xuất 1.000 tủ gỗ và 500 bàn gỗ mỗi năm, tổng chi phí là 30.000$. Nếu hãng
chỉ sản xuất 1.000 tủ gỗ thì chi phí là 23.000$. Nếu công ty chỉ sản xuất 500 bàn gỗ thì chi phí
sẽ là 11000$.
a. Hãy tính mức độ của tính kinh tế theo phạm vi.
b. Tại sao tính kinh tế theo phạm vi lại tồn tại ?
12. Năm trước, Công ty Smith đã sản xuất và bán 10.000 bàn kim loại. Khi sản lượng nằm trong
khoảng từ 5.000 đến 10.000 bàn, thì chi phí biến đổi trung bình là 24$. Trong khoảng sản lượng
này, mỗi chiếc bàn đóng góp 60% thu nhập của nó vào chi phí cố định và lợi nhuận.
a. Giá của mỗi chiếc bàn là bao nhiêu?

151
b. Nếu như công ty Smith tăng giá lên 10%, thì nó sẽ phải bán bao nhiêu bàn trong năm tới
để có lợi nhuận giống như năm trước?
c. Nếu Công ty Smith tăng giá lên 10%, và nếu như chi phí biến đổi trung bình tăng lên 8%
do tăng lương, thì nó sẽ phải bán bao nhiêu bàn trong năm tới để có lợi nhuận giống như
năm trước?

Phụ lục

Phân tích điểm hoà vốn và hoạt động đòn bẩy


Các nhà quản lý phải liên tục đưa ra so sánh giữa các hệ thống có thể lựa chọn thay thế của sản xuất.
Liệu một kiểu nhà máy có được thay thế bằng một kiểu khác hay không? Làm thế nào nhà máy của bạn so
sánh được với nhà máy của đối thủ cạnh tranh? Phân tích điểm hoà vốn có thể được mở rộng để giúp đưa ra
những so sánh như vậy một cách có hiệu quả hơn. Trong phần phụ lục này, chúng tôi chỉ ra bạn có thể phân
tích như thế nào về việc tổng chi phí và lợi nhuận biến đổi theo sản lượng ra sao, tuỳ thuộc vào nhà máy có
thể được tự động hoá hoặc cơ giới hoá như thế nào. Đây là một chủ đề quan trọng, do các nhà quản lý cấp
cao thường phải đưa ra các so sánh như vậy.
Đầu tiên, điều cơ bản cần thấy rằng một vài nhà máy do chúng được cơ giới hoá nhiều hơn so với
những nhà máy khác, nên chúng có chi phí cố định tương đối cao nhưng chi phí biến đổi trung bình lại tương
đối thấp. Xét ba hãng I, II, và III trong hình 6.19. Nhà máy của hãng I có chi phí cố định là 100.000$ mỗi
tháng, nó cao hơn nhiều so với chi phí cố định của các nhà máy do hãng II hoặc III; tuy nhiên chi phí biến
đổi trung bình của nó 2$ thấp hơn nhiều so với chi phí biến đổi trung bình của hãng II hoặc III. Về cơ bản,
hãng I đã thay thế vốn cho lao động và nguyên liệu. Nó đã xây dựng một nhà máy tự động hoá cao với chi
phí cố định cao, nhưng chi phí biến đổi trung bình thấp.
Ở cực ngược lại, hãng III đã xây dựng một nhà máy với chi phí cố định thấp nhưng chi phí biến đổi
trung bình cao. Do nó không đầu tư lớn vào nhà máy và thiết bị, nên tổng chi phí cố định chỉ có 25.000$ mỗi
tháng, ít hơn so với hãng I hoặc II. Tuy nhiên, vì mức cơ giới hoá tại nhà máy của nó tương đối thấp nên chi
phí biến đổi trung bình của hãngy III là 4$, cao hơn đáng kể so với hai hãng kia. So với hãng I, thì hãng III
sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu hơn và ít vốn hơn.
Theo cách nhìn này thì nhà máy của hãng II chiếm một vị trí ở giữa (giữa các hãng I và III). Tổng
chi phí cố định của nó bằng 60.000$ ít hơn hãng I nhưng nhiều hơn hãng III, và chi phí biến đổi trung bình
của nó bằng 3$ lớn hơn chi phí biến đổi trung bình của hãng I nhưng nhỏ hơn của hãng III. Nhà máy của
hãng II không được tự động hóa như của hãng I nhưng nó tự động hóa cao hơn so với của hãng III.
Khi so sánh những nhà máy này, một trong những vấn đề quan trọng cần xem xét là mức độ của hoạt
động đòn bẩy, nó được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận do thay đổi 1% số đơn vị sản phẩm
bán ra. Cụ thể là,
Mức độ của hoạt động đòn bẩy = (phần trăm thay đổi lợi nhuận)/(phần trăm thay đổi số lượng bán ra

152
(6.9)
trong dó  là lợi nhuận của hãng và Q là số lượng bán ra.
Mức độ của hoạt động đòn bẩy đo lường sự thay đổi của số lượng bán ra đã cho có ảnh hưởng như
thế nào đến lợi nhuận, nên có tầm quan trọng rất lớn. Nếu hãng I bán 40.000 đơn vị mỗi tháng, và nếu chúng
ta cho ΔQ = 10.000 đơn vị, thì mức độ hoạt động của đòn bẩy bằng

do hình 9.19 cho thấy rằng nếu ΔQ = 10.000 đơn vị, Δ  = 50.000$ - 20.000$ (tại sao? vì nếu Q thay đổi từ
40.000 lên 50.000 đơn vị, thì  thay đổi từ 20.000$ lên đến 50.000$). Do đó, tăng 1% số lượng bán ra dẫn
tới lợi nhuận tăng 6%.
Nếu cả hai đường tổng doanh thu nhập và hàm tổng chi phí là tuyến tính, như trong hình 9.19, thì
một cách đơn giản để tính mức độ của hoạt động đòn bẩy khi sản lượng bằng Q được tính theo công thức
sau:
Q ( P  AVC )
Mức độ của hoạt động đòn bâỷ = (6.10)
Q ( P  AVC )  TFC
trong đó P là giá bán, AVC là chi phí biến đổi trung bình và TFC là tổng chi phí cố định. Cũng có thể chỉ ra
rằng nếu cả hai đường tổng doanh thu và hàm tổng chi phí là tuyến tính, thì công thức (6.10) cho kết quả
giống như công thức (6.9). Do đó, với công ty I nếu Q = 40.000, thì công thức (6.10) cho biết mức độ của
hoạt động đòn bẩy bằng

do P = 5$, AVC = 2$ và TFC = 100.000$. Kết quả cũng tương tự như ở phần trên . (Trong cả hai trường
hợp, nó bằng 6).
Đây là điều rất thú vị và quan trọng để so sánh mức độ hoạt động đòn bẩy của ba hãng, do so sánh
này thể hiện rất rõ sự khác nhau giữa các nhà máy này như thế nào. Nếu Q = 40.000, mức độ hoạt động đòn
bẩy của công ty II bằng :

Với công ty III, nó bằng:

Như vậy, tăng số lượng bán lên 1% thì dẫn tới lợi nhuận tại hãng I tăng 6% , tại hãng II tăng và tạo hãng III
tăng 2,67%. Rõ ràng, lợi nhuận của hãng I nhạy cảm với những thay đổi của số lượng bán ra lớn hơn so với
lợi nhuận của hãng III; hãng II thì đứng ở vị trí giữa.

153
Chi phí cố định = $100,000
Chi phí biến đổi trung bình = $2
Giá bán = $5

Số Tổng thu Tổng chi Tổng lợi


lượng nhập phí nhuận
bán

10,000 $ 50,000 $120.000 $-70.000

20.000 100,000 140.000 -40.000

30.000 150,000 160.000 -10.000

40.000 200,000 180.000 20.000

50,000 250,000 200.000 50.000

Chi phí cố định = $60,000


Chi phí biến đổi trung bình = $3
Giá bán = $5

Số Tổng thu Tổng chi Tổng lợi


lượng nhập phí nhuận
bán

10,000 $ 50,000 $90.000 $-40,000

20.000 100,000 120.000 -20,000

30.000 150,000 150.000 0

40.000 200,000 180.000 20,000

50,000 250,000 210.000 40,000

154
Chi phí cố định = $25,000
Chi phí biến đổi trung bình = $4
Giá bán = $5

Số Tổng thu Tổng chi Tổng


lượng nhập phí lợi
bán nhuận

10,000 $ 50,000 $65.000 $


-15,000

20.000 100,000 105,000 -5,000

30.000 150,000 145.000 5,000

40.000 200,000 185.000 15,000

50,000 250,000 225.000 25.000

Hãng I có chi phí cố định tương đối cao và các chi phí biến đổi thấp; hãng III có chi phí cố định
tương đối thấp và chi phí biến đổi cao; và hãng II nằm ở giữa.
Hình 6.19. Phân tích điểm hoà vốn và mức độ của hoạt động đòn bẩy

Chương 7
Cạnh tranh hoàn hảo
155
Đôi khi các nhà quản lý tự thấy bị rơi vào những tình huống mà họ không kiểm soát được giá
sản phẩm của họ; ví dụ, họ là một hãng nhỏ tham gia trong một thị trường lớn, nơi mà cung cầu thị
trường quyết định giá cả và nhà quản lý cực đại hoá lợi nhuận của hãng trên cơ sở thị trường xác định
mức giá. Các ví dụ khác xuất hiện khi chính phủ qui định giá (hoặc bằng kiểm soát giá hay vì tồn tại
trong một ngành bị điều tiết) hoặc khi hãng là một hãng theo sau trong tình huống hãng chỉ đạo giá đặt
giá cho cả ngành.
Trường hợp thái cực cạnh tranh hoàn hảo, cho chúng ta thấy hành vi tối ưu của một nhà quản lý
trong đó nhà quản lý chấp nhận giá như là đã cho. Điều này thường được đề xuất trong trường hợp của
một chủ trang trại nhỏ. Trong khi không kiểm soát được giá, thì người nông dân đưa ra quyết định về
sản lượng, tức là cần trồng bao nhiêu loại nông phẩm X. Quyết định này phải được đưa ra Y tháng trước
khi nông phẩm này thực sự đưa ra thị trường. Để tối thiểu hoá rủi ro, người nông dân có thể bán nông
phẩm của mình ngay bây giờ cho việc phân phối trong tương lai, nhưng hầu hết mọi người lại không
làm như vậy. Sau khi nông phẩm đã được trồng, giá cả có thể thay đổi khi các điều kiện gây ảnh hưởng
tới cầu (thị hiếu, thu nhập) và tới cung (thời tiết, sâu bệnh) thay đổi. Nguời nông dân đưa ra quyết định
về sản lượng lần thứ hai tại thời điểm thu hoạch; thu hoạch bao nhiêu nông phẩm này? Người nông dân
cũng có thể ngừng trồng loại cây trồng này trước khi chín vụ, cày lại đất, và trồng loại cây trồng khác do
sự thay đổi giá cả trên thị trường. Như vậy điểm chung trong tất cả các trường hợp này là người nông
dân chỉ đưa ra các quyết định về sản lượng, và họ phải dựa vào mức giá mà họ không kiểm soát được.
Khi đó, một nhà quản lý cần lựa chọn quyết định sản lượng làm cực đại lợi nhuận như thế nào
khi giá là đã cho? Chú ý rằng nhà quản lý vẫn phải đối mặt với tất cả những thách thức đã đưa ra trong
các chương trước về việc tiến hành sản xuất sản phẩm này theo cách thức hiệu quả nhất và kiểm soát
được chi phí. Trong khi việc phân tích còn bị ẩn khuất theo một mức giá được thị trường xác định, thì
các qui tắc về hành vi đòi hỏi đối với hãng vẫn phải duy trì nếu giá được quy định bởi chính phủ hoặc
bởi hãng chi phối. (tìm hiểu sâu hơn ở chương 13).

7.1 Cấu trúc thị trường


Trường hợp nhà sản xuất chấp nhận giá này là một trong bốn phạm trù tổng quát của cấu trúc thị
trường mà chúng ta nghiên cứu. Chúng ta tóm lược trước cả bốn phạm trù đó trong phần này, sau đó
dành phần còn lại của chương cho cạnh tranh hoàn hảo (phạm trù về chấp nhận giá). Như đã nhấn mạnh
ở chương 1, một thị trường được tạo thành từ tập hợp các hãng và cá thể, tất cả có mối liên hệ với nhau
để mua hoặc bán hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Các nhà kinh tế học thấy rất hữu ích để phân loại thị
trường thành bốn kiểu tổng quát là: cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc quyền
tập đoàn. Trong cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền, có rất nhiều người bán, mỗi người
bán chỉ sản xuất một phần nhỏ sản lượng của ngành. Ngược lại, trong độc quyền ngành chỉ có một
người bán duy nhất. Độc quyền tập đoàn là trường hợp trung gian, trong đó có một số người bán. Đây
là loại phạm trù phổ biến nhất. Do đó, Baltimore Gas and Electric khi nó là nhà cung cấp điện duy nhất
trong một thị trường cụ thể, thì đó là một độc quyền. Và, do chỉ có một số lượng nhỏ các hãng sản xuất
ô tô, nên thị trường ô tô là độc quyền tập đoàn.
Các kiểu cấu trúc thị trường biến đổi rất lớn theo mức độ mà một hãng riêng kiểm soát giá của
nó. Một hãng trong cạnh tranh hoàn hảo không kiểm soát được giá. Ví dụ, một nông trại sản xuất ngô
(dùng cho mục đích hiện tại có thể xem nó như là một hãng cạnh tranh hoàn hảo) không kiểm soát được
mức giá cạnh tranh của ngô. Mặt khác, một nhà độc quyền gần như kiểm soát khá chặt được giá. Việc
thiếu những quy định công khai, Baltimore Gas and Electric có thể kiểm soát khá chặt giá điện ở
Baltimore. Một hãng dưới thị trường cạnh tranh độc quyền hoặc độc quyền tập đoàn dường như kiểm
soát giá ít hơn so với nhà độc quyền và kiểm soát giá nhiều hơn so với một thị trường cạnh tranh hoàn
hảo.
Những loại cấu trúc thị trường này cũng biến đổi theo mức độ mà các hãng trong một ngành sản
xuất các sản phẩm được chuẩn hoá (tức là, sản phẩm thuần nhất). Các hãng trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo tất cả đều sản xuất những sản phẩm thuần nhất. Lúa mỳ của một nông dân về cơ bản giống
156
như lúa mỳ của ngươì nông dân khác. Trong ngành cạnh tranh độc quyền như sản xuất áo sơ mi, các
hãng sản xuất các sản phẩm có đôi chút khác biệt. Áo sơ mi của một hãng này khác áo sơ mi của một
hãng khác về kiểu dáng và chất lượng. Trong một độc quyền tập đoàn, các hãng đôi khi, nhưng không
phải luôn luôn, sản xuất các sản phẩm thuần nhất; ví dụ, trong ngành thép và nhôm là như vậy, trong khi
ngành ô tô thì không. Và trong độc quyền, không thể có sự khác nhau giữa các hãng về sản phẩm của
họ, bởi vì ngành chỉ có một hãng duy nhất.
Mức độ dễ dàng các hãng có thể gia nhập một ngành khác nhau giữa loại cấu trúc thị trường này
với loại cấu trúc thị trường khác. Trong cạnh tranh hoàn hảo, rào cản nhập ngành là rất thấp. Chỉ cần
yêu cầu một lượng đầu tư nhỏ để gia nhập vào nhiều lĩnh vực của nông nghiệp. Tương tự, rào cản cũng
khá thấp trong cạnh tranh độc quyền. Nhưng trong độc quyền tập đoàn, như ngành sản xuất ô tô và
ngành lọc dầu, rào cản nhập ngành là rất lớn, bởi vì chi phí để xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô hay
nhà máy lọc dầu là rất đắt (và cũng có nhiều lý do khác nữa). Trong độc quyền, sự gia nhập ngành bị
chặn đứng; một khi nhập ngành xuất hiện là khi độc quyền không còn nữa.
Các kiểu cấu trúc thị trường cũng khác nhau theo mức độ mà các hãng cạnh tranh nhau dựa vào
quảng cáo, quan hệ công chúng, và những khác biệt về đặc trưng sản phẩm, chứ không phải theo giá.
Trong cạnh tranh hoàn hảo, không có cạnh tranh phi giá. (Nếu mỗi người nông dân có sản phẩm ngô
giống nhau và họ chấp nhận giá thị trường, thì tại sao phải dành tiền cho quảng cáo?). Trong cạnh tranh
độc quyền, sự nhấn mạnh rất nhiều được đặt vào cạnh tranh phi giá. Hãng sản xuất áo sơ mi cạnh tranh
bằng cách cố gắng phát triển kiểu cách tốt hơn, và bằng quảng cáo để làm nổi bật những ưu việt về dòng
sản phẩm của họ. Các ngành độc quyền tập đoàn mà sản xuất các sản phẩm khác biệt hóa, cũng có xu
hướng dựa chủ yếu vào cạnh tranh phi giá, trong khi các độc quyền tập đoàn sản xuất các sản phẩm
không khác biệt hoá thì không như vậy. Ví dụ, các hãng sản xuất máy tính cố gắng tăng doanh số của họ
bằng cách tạo ra các máy tính tốt hơn và bằng quảng cáo, trong khi đó các công ty thép thì rất ít như
vậy. Các nhà độc quyền cũng tham gia quảng cáo và các mối quan hệ công chúng, mặc dù những hoạt
động này không trực tiếp để giành được doanh số của các hãng khác trong ngành, vì không có hãng nào
khác tồn tại, nhưng lại giúp tăng tổng nhu cầu thị trường và trấn áp không cho hãng nào có hành vi tiêu
cực đôi khi có liên quan tới nhà độc quyền.
Bảng 7.1 cung cấp tóm tắt những đặc trưng chủ yếu của mỗi loại cấu trúc thị trường. Cần đọc
qua bảng này trước khi tiếp tục nghiên cứu xa hơn. Chương này bàn về cạnh tranh hoàn hảo. Chương 8
sẽ nghiên cứu cả độc quyền và cạnh tranh độc quyền. Chương 9 mở rộng mô hình độc quyền để xem xét
những chiến lược đặt giá độc quyền tinh vi.

7.2 Giá thị trường trong cạnh tranh hoàn hảo


Trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo, như chúng ta đã thấy ở chương 1, giá thị trường được
xác định tại điểm giao nhau của đường cung và đường cầu thị trường: Đường cầu thị trường cho thấy
tổng lượng cầu của những người mua riêng lẻ về hàng hóa sẽ mua tại mức giá bất kỳ; đường cung thị
trường cho biết tổng lượng cung của những người bán riêng lẻ về hàng hoá sẽ bán tại mức giá bất kỳ.
Hình (7.1) cho thấy đường cầu thị trường và đường cung thị trường về một sản phẩm được sản
xuất trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong trường hợp thông thường, đường cung dốc lên về
bên phải. Tức là, việc tăng giá nói chung sẽ dẫn đến sản lượng của ngành tăng lên bởi vì nhà quản lý
thấy có khả năng kiếm lợi nhuận khi mở rộng sản xuất. Cũng theo chương 1 và 3, đường cầu thị trường
dốc xuống về bên phải. Tức là, việc tăng giá nói chung dẫn tới giảm lượng cầu sản phẩm.

Bảng 10.1: Đặc điểm cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền tập đoàn và độc
quyền
Cấu trúc Ví dụ Số nhà Kiểu sản Sức mạnh Rào cản Cạnh tranh
thị trường sản xuất phẩm của hãng nhập phi giá
về giá ngành
Cạnh tranh Hàng hoá Vô số thuần nhất Không Thấp Không
157
hoàn hảo nông sản
Cạnh tranh Ngành bán Nhiều Khác biệt hoá Một ít Thấp Quảng cáo và
độc quyền lẻ sản phẩm khác biệt hoá
sản phẩm
Độc quyền Máy tính, Một số thuần nhất Một ít Cao Quảng cáo và
tập đoàn dầu mỏ, hoặc khác biệt khác biệt hoá
thép hoá sản phẩm
Độc quyền Các dịch Một Duy nhất Đáng kể Rất cao Quảng cáo
vụ công
Để xác định mức giá cân bằng, hay mức giá cuối cùng sẽ phổ biến trên thị trường, thì chúng ta
phải tìm ra mức giá tại điểm mà cung thị trường bằng với cầu thị trường. Đường cầu thị trường trong
hình 7.1 là
P = 22 – 0,5QD (7.1)
trong đó P là mức giá (tính bằng đô la) của hàng hóa này và QD là lượng cầu (tình bằng nghìn đơn vị).
Đường cung trong hình 7.1 là:
P = 4 + 0,25 QS (7.2)

Giá
(Đôla)

10

Sản lượng
24 (Nghìn đơn vị)

Mức giá cân bằng là 10 $ và sản lượng cân bằng là 24 nghìn đơn vị.
Hình 7.1: Xác định giá trong cạnh tranh hoàn hảo
trong đó QS là lượng cung tính bằng nghìn đơn vị. Do mức giá cân bằng là mức giá mà tại đó QD (lượng
cầu) bằng QS (lượng cung), nên
P = 22 – 0,5Q = 4 + 0,25Q = P
0,75Q = 18
Q = 24
Thay QD = 24 vào phương trình 7.1, chúng ta tìm được P = 10 $ (Nếu chúng ta thay QS = 24 vào
phương trình 7.2, thì chúng ta cũng thu được cùng một kết quả). Vì vậy, như đã chỉ ra trong hình 7.1,
mức giá được kỳ vọng bằng 10$, và sản lượng được kỳ vọng bằng 24 nghìn đơn vị.

158
Trong khi hình 7.1 cho biết cả tổng lượng cầu và tổng lượng cung đều phụ thuộc vào giá, điều
này không có nghĩa một hãng riêng có thể gây tác động đến giá. Theo phương trình đường cầu thị
trường (7.1), thì
P = 22 – 0,5 QD
Nếu có 1.000 hãng trong thị trường này, thì mỗi hãng tính trung bình chỉ sản xuất 24 đơn vị sản phẩm.
Ngay cả khi một hãng riêng nào đó tăng gấp đôi sản lượng của nó (từ 24 lên 48 đơn vị) thì ảnh hưởng
này đến giá là rất nhỏ. Cụ thể là, việc tăng sản lượng thêm 24 đơn vị dẫn tới giá giảm đi chỉ 1,2 cents,
hay khoảng 0,1 %(2). Điều này có nghĩa là, đường cầu về sản lượng của một hãng riêng lẻ trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo về cơ bản là một đường nằm ngang. Trong khi, đường cầu về sản lượng cho
toàn bộ ngành là một đường dốc xuống sang bên phải (như đã chỉ ra trong hình 7.1), thì đường cầu của
một hãng riêng lẻ có thể được xem là một đường nằm ngang, (tại mức giá P = 10$ trong trường hợp
này).

7.3 Sự dịch chuyển đường cung và đường cầu


Sự dịch chuyển đường cung hay đường cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi về giá (xem lại chương 1). Ví
dụ, nếu đường cung ở hình 7.1 dịch chuyển sang bên trái, thì mức giá được kỳ vọng sẽ tăng lên. Sự dịch
chuyển đường cung và đường cầu có hậu quả đáng kể cho hoạt động của hãng, và người quản lý phải cố
gắng đoán trước chúng và ứng phó một cách tốt nhất mà họ có thể làm. Hãy xem việc tăng giá khí đốt ở
Mỹ vào năm 2003. Do thiếu hoạt động khoan dầu và lượng dầu tồn kho thấp, nên giá khí đốt tự nhiên
giữa năm 2003 là khoảng 6 đô la mỗi triệu đơn vị nhiệt lượng Anh. Mức giá này tăng gấp đôi so với
trước đó. Tập chí Wall Street Journal(3) báo cáo rằng: đã có lúc, giá khí đốt của Mỹ rẻ nhất trên thế giới.
Do khí đốt tự nhiên là nguyên liệu thô chủ yếu trong việc sản xuất nhiều loại hoá chất, nên các nhà sản
xuất hoá chất ở Mỹ xuất khẩu nhiều hóa chất hơn so với nhập khẩu. Năm 1999, ngành hóa chất đã có
thặng dư thương mại trên 8 tỷ đô la. Do việc tăng giá khí đốt tự nhiên, mà thặng dư thương mại đã thay
đổi thành thâm hụt kỳ vọng tới 9 tỷ đô la vào năm 2003. Theo Greg Lebedev, một nhà quản lý cấp cao
Hội đồng ngành hoá chất Mỹ, cho biết, “Sự cạnh tranh trong ngành hoá chất Mỹ được dự báo là dựa vào
việc đặt giá khí đốt. Đó là cả một sự thay đổi hoàn toàn”.
Các nhà quản lý đã tiến hành một số hành động để chống đỡ việc gia tăng giá khí đốt do giảm
lượng cung. Nhiều nhà máy hóa chất đã bị đóng cửa. Các nhà phân tích đã ước lượng có trên 12 nhà
máy lớn đã bị đóng cửa ở Mỹ năm 2003. Các nhà quản lý cũng đã cố gắng bù đắp một số khoản chi phí
tăng thêm của họ bằng cách chuyển chúng sang cho người mua. Ví dụ, trong thị trường colin-clorua
(cũng phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để sản xuất), giá đã tăng 75%. Giá cũng đã tăng ở các thị
(2)
Nếu đầu ra tăng thêm 24 đơn vị, thì Q tăng 0.024, do Q tính theo nghìn đơn vị. Nếu Q tăng 0.024 thì giá sẽ giảm 0.5
x 0.024 = 0.012, theo phương trình hàm cầu 10.1. Do P tính bằng đô la, nên P giảm khoảng 1.2 cents.
(3)
T.Herrick, “Lĩnh vực khí đốt hoá chất, việc tăng giá buộc các hãng cắt việc làm, nhiều nhà máy đóng cửa chuyển
sản xuất ra nước ngoài”. Theo Wall Street Journal, ngày 18 tháng 6 năm 2003.

trường metanol, natri hydroxit, titan đi ôxit. Cuối cùng, một số hoạt động sản xuất đã chuyển tới những
nước có giá khí đốt rẻ hơn. Ví dụ, ở Saudi Arabia năm 2003 giá khí đốt chỉ khoảng 1 đô la mỗi triệu đơn
vị nhiệt lượng Anh.
Với mục đích ở đây, điểm mấu chốt là nhà quản lý phải hiểu được các nhân tố ảnh hưởng tới
đường cung và đường cầu của những sản phẩm mà họ mua hay bán. Ở đây không cần bàn nhiều đến các
nhân tố làm dịch chuyển đường cầu, bởi vì chúng đã được bàn luận ở chương 3. Nhưng điều đáng nhắc
lại từ chương 1 là hai nhân tố quan trọng nhất làm dịch chuyển đường cung, là sự đổi mới công nghệ và
thay đổi giá các yếu tố đầu vào. Những cải tiến công nghệ có xu hướng làm chuyển một đường cung
sang phải, do chúng cho phép các hãng giảm chi phí của mình. Ngược lại, việc tăng giá các yếu tố đầu
vào làm cho đường cung dịch chuyển sang trái, do chúng đẩy chi phí của hãng tăng lên. Với các sản
phẩm nông nghiệp, đường cung cũng dịch chuyển phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Ví dụ như năm

159
1986 ở Brazil, hạn hán đã làm cà phê giảm 60% đây là nguyên nhân làm đường cung cà phê dịch
chuyển sang trái rất nhiều.

7.4 Quyết định sản lượng của hãng trong cạnh tranh hoàn hảo
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo cần sản xuất mức sản lượng bao nhiêu? Như chúng ta đã thấy ở
phần trước, một hãng cạnh tranh hoàn hảo không thể gây ảnh hưởng tới giá thị trường sản phẩm của
mình, và nó có thể bán bất kỳ một lượng sản phẩm của nó mà nó muốn (trong phạm vi công suất của
nó) tại mức giá thị trường. Để minh họa tình huống này của hãng, hãy xét ví dụ trong bảng 7.2. Giá thị
trường là 10 đô la một đơn vị và hãng có thể sản xuát bao nhiêu tùy ý. Do đó, tổng doanh thu của hãng
với các mức sản lượng khác nhau được cho trong cột thứ 3 của bảng 7.2. Tổng chi phí cố định của hãng
(1), tổng chi phí biến đổi (2Q + Q2), và tổng chi phí là (1 + 2Q + Q2), được cho trong các cột 4,5,6 của
bảng 7.2. Cột cuối cùng biểu thị tổng lợi nhuận của hãng.
Hình 7.2 một mặt cho thấy mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, mặt khác là mối
quan hệ của chúng với sản lượng. Khoảng cách theo trục tung giữa đường tổng doanh thu và đường
tổng chi phí là lợi nhuận tại mức sản lượng tương ứng. Với mức sản lượng nhỏ hơn một đơn vị và lớn
hơn bảy đơn vị thì khoảng cách này là âm. Do hãng có thể bán số lượng ít hay nhiều đều cùng một mức
giá mỗi đơn vị, nên đường tổng doanh thu là một đường thẳng đi qua góc tọa độ, với độ dốc bằng mức
giá cố định này. (Cụ thể, tổng doanh thu bằng giá nhân với sản lượng, nhưng do giá là một hằng số, nên
tổng doanh thu tỉ lệ thuận với sản lượng). Do một hãng cạnh tranh hoàn hảo chấp nhận giá đã cho, nên
độ dốc của đường tổng doanh thu luôn luôn là mức giá thị trường.
Lợi nhuận của hãng (Π) được xác định bằng tổng doanh thu (TR) trừ đi tổng chi phí (TC); tức
là: Π = TR-TC. Suy ra, dΠ/dQ = dTR/dQ - dTC/dQ. Nếu dΠ/dQ = 0, thì dTR/dQ – dTC/dQ cũng phải
bằng 0, tức là dTR/dQ = dTC/dQ.
Ở đây dTR/dQ là doanh thu biên của hãng. Nó thể hiện sự thay đổi của tổng doanh thu khi sản lượng
thay đổi một lượng nhỏ (thông thường dQ = 1). Tổng doanh thu của hãng bằng giá nhân với sản lượng
hay P.Q. Do đó, doanh thu biên là dTR/dQ = P. Như vậy doanh thu biên bằng giá của sản phẩm. Điều
đó không có gì đáng ngạc nhiên. Nếu hãng bán năm đơn vị sản phẩm, thì tổng doanh thu của hãng là
5.P; nếu hãng bán sáu đơn vị sản phẩm, khi đó tổng doanh thu của hãng là 6.P; nếu hãng bán bảy đơn vị
sản phẩm, tổng doanh thu của hãng là 7.P, vân vân. Cứ mỗi lần một đơn vị được bán, thì tổng doanh thu
tăng thêm một lượng bằng P. Trong ví dụ trên, P =10$, do đó doanh thu biên của hãng (luôn luôn bằng
giá đối với hãng chấp nhận giá) bằng 10$.
Hãy xét tổng chi phí của hãng (TC = Q2 +2Q+1). Như vậy, dTC/dQ = 2Q+2, và dTC/dQ được
gọi là chi phí biên của hãng. Nó thể hiện sự thay đổi của tổng chi phí (hay chi phí biến đổi) khi sản
lượng thay đổi một lượng nhỏ.

Bảng 7.2: Chi phí và doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo.
Số đơn vị Giá Tổng doanh Tổng chi Tổng chi phí Tổng chi Tổng lợi
sản phẩm (Đô la) thu phí cố định biến đổi phí nhuận
(Đô la) (Đô la) (Đô la) (Đô la) (Đô la)

160
0 10 0 1 0 1 -1
1 10 10 1 3 4 6
2 10 20 1 8 9 11
3 10 30 1 15 16 14
4 10 40 1 24 25 15
5 10 50 1 35 36 14
6 10 60 1 48 49 11
7 10 70 1 63 64 6
8 10 80 1 80 81 -1
9 10 90 1 99 100 -10

Doanh
thu, chi
phí hoặc Tổng
lợi nhuận chi phí
Tổng
($) doanh
thu

Lợi
nhuận
40 tối đa

25

Sản lượng
0 1 4 7 9
Mức sản lượng làm cực đại lợi nhuận của hãng bằng bốn đơn vị sản phẩm mỗi chu kỳ sản xuất.
Lợi nhuận (tổng doanh thu trừ tổng chi phí) là 15 đô la.
Hình 7.2: Mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo.
Điều kiện để dTR/dQ = dTC/dQ có thể viết là MR = MC; tức là để cực đại hóa lợi nhuận nhà
quản lý phải đặt doanh thu biên bằng với chi phí. Trong trường hợp hãng là người chấp nhận giá, thì
điều kiện cực đại hóa lợi nhuận là P = MC (do P = MR). Như vậy,
P = 10 = 2 + 2Q = MC hay Q = 4 (7.3)
Bảng 7.2, hình 7.2 và 7.3, phương trình (7.3) chỉ ra rằng nhà quản lý cực đại hóa lợi nhuận của
hãng khi đầu ra của hãng là 4 đơn vị mỗi chu kỳ sản xuất. Tại mức sản lượng này, con số lợi nhuận
trong cột cuối cùng của bảng 7.2 là lớn nhất; khoảng cách theo trục tung giữa đường tổng doanh thu và
đường tổng chi phí trong hình 7.2 là lớn nhất; và đường lợi nhuận trong hình 7.3 là cao nhất.

Lợi
nhuận
USD

16 Độ dốc = dΠ/dQ = 0
14
12
161

6
Mức sản lượng làm cực đại lợi nhuận là bốn đơn vị mỗi chu kỳ sản xuất. Để cực đại hóa lợi
nhuận thì độ dốc của hàm lợi nhuận (dΠ/dQ) phải bằng 0.
Hình 7.3: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và sản lượng của một hãng cạnh tranh hoàn hảo
Điều quan trọng cần đưa ra là đường doanh thu biên và đường chi phí, cũng như đường tổng doanh thu
và đường tổng chi phí. Bảng 7.3 cho thấy doanh thu biên và chi phí biên của hãng tại mỗi mức sản
lượng.

Giá
trên Chi phí
mối cận biên
đvị sp

Doanh thu
10 cận biên Đường cầu

Sản lượng

0
4
Khi sản lượng tại mức làm cực đại nhuận bằng bốn đơn vị, thì giá (bằng doanh thu biên) bằng chi phí
biên.
Hình 7.4: Doanh thu biên và chi phí biên của một hãng cạnh tranh hoàn hảo.
Hình 7.4 cho thấy doanh thu biên và chi phí biên có được tai mỗi mức sản lượng. Do hãng chấp
nhận giá là cho trước, nên doanh thu biên là một hằng số tại tất cả các mức sản lượng, do doanh thu biên
bằng mức giá. Vì vậy, đường doanh thu biên cũng là đường cầu của hãng, nó là một đường nằm ngang
(với lý do đã được bàn luận trước đây)

162
Điểm trọng tâm cần chú ý là chúng ta tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng nơi có giá (=
doanh thu biên) bằng với chi phí biên. Cả những con số trong bảng 10.3 và các đường trong hình 7.4
đều chỉ ra rằng giá bằng chi phí biên tại mức sản lượng là bốn đơn vị, điều mà chúng ta đã biết từ bảng
7.2, hình 7.2 và hình 7.3, và phương trình (7.3) là mức sản lượng làm cực đại lợi nhuận.

7.5 Đặt chi phí biên bằng với mức giá


Trước đây chúng ta đã chỉ ra rằng mức giá bằng với chi phí cận biên là điều kiện để một hãng
tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng đó không phải là điều kiện đủ. Xem lại chương 2, chúng ta thấy cần thỏa
mãn điều kiện bậc hai là điều kiện đủ để tối đa hóa lợi nhuận. Điều kiện đó yêu cầu trong trường hợp
này là:
d(dΠ/dQ)/dQ <0
tức là, để cực đại xảy ra thì đấu của đạo hàm bậc hai phải âm.
Chú ý rằng: d(dΠ/dQ)/dQ = d(dTR/dQ)/dQ – d(dTC/dQ)/dQ = dMR/dQ – dMC/dQ. Điều kiện
bậc hai yêu cầu là: dMR/dQ - dMC/dQ <0. Do MR = P và không thay đổi khi Q thay đổi, nên dMR/dQ
= 0. Điều này hàm ý rằng dMC/dQ >0; tức là, độ dốc của đường chi phí biên phải dương để lợi nhuận
đạt cực đại. Như bạn có thể thấy trong Bảng 7.3 và Hình 7.4, điều này là đúng.5)
Bảng 7.3: Doanh thu biên và chi phí biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo
Mức sản lượng Doanh thu cận biên Chi phí cận biên (4)
0 10 2
1 10 4
2 10 6
3 10 8
4 10 10
5 10 12
6 10 14
7 10 16
8 10 18
(4
Cột này được tính từ MC= 2Q+2. Điều này giả sử rằng sản lượng có thể được bán và sản xuất không phải là số
nguyên, mà là một lượng liên tục. Nhiều hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn này, ví dụ như xăng dầu, thức ăn, thịt, nông
phẩm… Trong khi những hàng hóa này được đặt giá theo mỗi đơn vị cơ sở (mỗi lít hay mỗi cân), thì hiếm khi chúng ta
mua theo các đơn vị số nguyên. Một số hàng hóa khác chỉ được sản xuất và tiêu dùng theo các đơn vị số nguyên, ví dụ
như ô tô, ti vi, đĩa CD… Trong trường hợp này, chi phí biên tại mức sản lượng n được tính bằng cách lấy tổng chi phí
tại mức sản lượng n trừ đi tổng chi phí tại mức sản lượng n-1. Ví dụ, tổng chi phí tại Q = 3 là 16; tại Q = 4 là 25; tại Q
= 5 là 36 (xem bảng 7.2). Do đó, chi phí biên tại mức Q = 4 là 9; tại mức Q = 5 là 11 (khác với 10 và 12 ở bảng này).
Với những điều kiện này, nhà quản lý muốn sản xuất tại đơn vị thứ 4 vì tại đó, doanh thu biên bằng 10$ lớn hơn chi phí
biên bằng 9$. Tuy nhiên, nhà quản lý sẽ không sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 5, vì khi đó doanh thu biên là 10$, còn chi
phí biên vượt quá là 11$. Vì vậy, nhà quản lý sản xuất 4 đơn vị theo mức sản lượng là số nguyên và như theo trường
hợp sản lượng là liên tục.
(5)
Xem lại chương 6, ta thấy trong ngắn hạn, MC = W/MP, trong đó W là tiền lương cố định của lao động, và MP là
sản phẩm biên của lao động. Do đó nếu chi phí biên tăng, thì sản phẩm biên của lao động phải giảm dần. Trong trường
hợp hãng chấp nhận giá, điều đó hàm ý rằng năng suất biên của lao động giảm dần trong ngắn hạn.

Ngay cả khi một hãng đang hoạt động tốt nhất, thì nó vẫn có thể không tạo ra lợi nhuận, tức là
ngay cả khi nó thỏa mãn các qui tắc trước đây (P = MC và MC tăng dần). Nếu mức giá là P 2 trong hình
7.5, thì tổng chi phí trung bình ngắn hạn lớn hơn mức giá tại mọi mức sản lượng có thể. Bởi vì trong
ngắn hạn là thời gian quá ngắn (theo định nghĩa) để cho phép hãng thay thế qui mô nhà máy, nên tất cả
những gì hãng có thể làm là sản xuất chịu lỗ hoặc ngừng sản xuất. Quyết định của hãng cần phụ thuộc
vào việc liệu mức giá của sản phẩm có đủ trang trải cho chi phí biến đổi trung bình hay không. Nếu có
mức sản lượng mà tại đó giá lớn hơn chi phí biến đổi trung bình, thì hãng nên tiếp tục sản xuất, ngay cả
khi mức giá này không trang trải được tổng chi phí trung bình. Còn nếu không có mức sản lượng nào
163
mà tại đó giá lớn hơn chi phí biến đổi trung bình, thì tốt nhất là hãng nên ngừng sản xuất. Do đó, nếu
đường chi phí biến đổi trung bình được minh họa như trong hình 7.5, thì hãng sẽ sản xuất ở mức giá P2
nhưng không sản xuất ở mức giá P1 .
Điều quan trọng cần nhận ra rằng, khi hãng không sản xuất gì thì nó vẫn phải trả chi phí cố định.
Vì vậy, nếu khoản lỗ từ việc sản xuất nhỏ hơn chi phí cố định của hãng (khoản lỗ khi ngừng sản xuất)
thì việc tiếp tục sản xuất sẽ có lợi hơn (lượng mất mát nhỏ hơn) so với ngừng sản xuất. Nói cách khác,
thua lỗ cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ hơn chi phí cố định trung bình; tức là, nếu ATC – P < AFC,
trong đó ATC là tổng chi phí trung bình, AFC là chi phí cố định trung bình, P là mức giá. Điều này là
đúng nếu ATC < AFC + P, do P chỉ đơn thuần được cộng thêm vào cả hai vế của bất đẳng thức. Lấy cả
hai vế trừ đi AFC, dẫn đến ATC – AFC < P; mà ATC - AFC chính là chi phí biến đổi trung bình, do đó
tiếp tục sản xuất tốt hơn là ngừng sản xuất nếu mức giá lớn hơn chi phí biến đổi trung bình.

Giá Chi phí


trên cận biên ATC
mối
đvị sp
P0

P2 AFC
P3
P1

0 Sản lượng
Z Y X
Nếu mức giá là P0, thì hãng sẽ sản xuất mức sản lượng X; nếu mức giá là P2, thì hãng sẽ sản xuất
ở mức sản lượng Y; và với mức giá nhỏ hơn P3 (tức là, khi P3 bằng với chi phí biến đổi trung
bình cực tiểu), thì hãng sẽ ngừng sản xuất.
Hình 7.5: Các đường chi phí trung bình và chi phí biên ngắn hạn ngắn hạn
Điểm (Z, P3) được gọi là điểm đóng cửa của hãng, do tại điểm này mức giá bằng chi phí biến
đổi trung bình, và hãng mất đi khoản chi phí cố định nếu hãng sản xuất hay ngừng sản xuất. Nhà quản lý
không quan tâm tới việc sản xuất hay không sản xuất. Với bất kỳ mức giá nào thấp hơn P3 , hãng đều
không sản xuất. Vì vậy, đường chi phí biên (ở trên mức chi phí biến đổi trung bình) là đường cung của
hãng chấp nhận giá; tức là, với mức giá P2 hãng sản xuất mức sản lượng Y; với mức giá P0 hãng sản
xuất mức sản lượng X. Các điểm (P2, Y) và (P0, X) này cũng nằm trên đường chi phí biên của hãng.
Tóm lại, nếu nhà quản lý cự đại hóa lợi nhuận hoặc cực tiểu khoản lỗ, thì sản lượng được xác
định sao cho chi phí biên ngắn hạn bằng với mức giá, và chi phí biên tăng dần. Nhưng điều này cũng có
một ngoại lệ: Nếu mức giá thị trường thấp hơn chi phí biến đổi trung bình của hãng ở mọi mức sản
lượng, thì hãng cực tiểu hóa thua lỗ bằng cách đóng cửa sản xuất.

7.6 Công ty Kadda: Một ví dụ bằng số


Như một minh họa, xét công ty Kadda, một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như
sau:
TC = 800 + 6Q + 2Q2

164
trong đó TC là tổng chi phí (tính bằng đô la) và Q là sản lượng mỗi ngày của hãng. Do đó, chi phí biên
của hãng là:
dTC/dQ = MC = 6 + 4Q
Nếu giá sản phẩm của Kadda là 30 $, thì hãng cần đặt mức sản lượng của nó sao cho:
MC = dTC/dQ = 6 + 4Q = 30 = P (7.4)
Nói cách khác, hãng cần đặt chi phí biên bằng mức giá (30 $). Giải phương trình 7.4 để tìm Q, chúng ta
tìm được hãng cần đặt sản lượng sáu đơn vị mỗi ngày. Để đảm bảo rằng mức giá này không nhỏ hơn chi
phí biến đổi trung bình tại mức sản lượng đó, chúng ta cần chú ý rằng do tổng chi phí biến đổi của hãng
bằng 6Q + 2Q2 , nên chi phí biến đổi trung bình của nó bằng:
AVC = (6Q + 2Q2 )/Q = 6 + 2Q
Do đó, nếu Q = 6 thì chi phí biến đổi trung bình bằng 18, giá trị này nhỏ hơn mức giá 30$.

7.7 Thặng dư sản xuất trong ngắn hạn


Trong chương 4, chúng ta đã xét thặng dư tiêu dùng và thấy nó bằng lượng chênh lệch giữa mức
giá thị trường và mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả (mức giá đặt trước của họ). Bây giờ, chúng ta
đưa vào một ý tưởng tương tự, gọi là thặng dư sản xuất, nó xuất phát từ phía cung thị trường. Thặng dư
sản xuất là lượng chênh lệch giữa mức giá thị trường và mức giá mà nhà sản xuất sẵn sàng chấp nhận
cho hàng hóa hoặc dịch vụ (giá đặt trước của nhà sản xuất). Như vừa chỉ ra trong phân tích về thị trường
cạnh tranh hoàn hảo, mức giá đặt trước của nhà sản xuất là chi phí biên để sản xuất hàng hóa hay dịch
vụ đó (về phía trên điểm hòa vốn của hãng). Phần A của hình 7.6 cho thấy thặng dư này. Lợi nhuận của
hãng trước khi tính đến chi phí cố định (lợi nhuận do chi phí biến đổi của nó = diện tích P*BC’D' =
P'BE) đúng bằng tổng doanh thu (P*.Q*) trừ đi chi phí biến đổi (D'C'Q*O). Nhưng chi phí biến đổi lại
chính là diện tích nằm phía dưới đường chi phí biên cho tới mức sản lượng Q* (tức là EBQ*O). Lợi
nhuận do chi phí biến đổi này cũng là phần tô đậm trong phần A của hình 7.6, đó là P*BE. Cần chú ý
phân biệt giữa lợi nhuận (P*BCD) và thặng dư sản xuất. Để đạt được thặng dư sản xuất, nhà quản lý chỉ
trừ đi chi phí biến đổi từ tổng doanh thu; trong khi đó để đạt được lợi nhuận, họ phải trừ đi cả chi phí cố
định và chi phí biến đổi từ tổng doanh thu. Vì vậy, lợi nhuận do chi phí biến đổi lớn hơn lợi nhuận (một
lượng bằng chi phí cố định). Như vậy, thặng dư sản xuất và lợi nhuận do chi phí biến đổi chính là một.
Do chi phí biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo biểu thị đường cung của hãng, nên chúng ta có thể xem
thặng dư sản xuất như là khoản chênh lệch giữa đường cung và mức giá nhận được từ hàng hóa (diện
tích b trong phần B của hình 7.6).
Hình 7.7 cho thấy cân bằng thị trường. Khi đường cầu thị trường bằng tổng theo chiều ngang
của các đường cầu cá nhân về sản phẩm, còn đường cung thị trường bằng tổng theo chiều ngang của các
cung của các hãng riêng về sản phẩm này. Sử dụng kết quả về thặng dư tiêu dùng (chương 4), chúng ta
có thể thấy từ hình 7.7 rằng mức giá cân bằng thị trường P* mang lại một thặng dư tiêu dùng bằng A và
một thặng dư sản xuất bằng B.

165
Phần A

Phần B
Thặng dư sản xuất của hãng là lợi nhuận do chi phí biến đổi, hay bằng tổng doanh thu trừ đi chi
phí biến đổi. Thặng dư sản xuất trên thị trường là diện tích nằm trên đường cung nhưng ở dưới
đường giá nhận được từ hàng hóa, do đường cung là tổng theo chiều ngang của các đường chi
phí biên của các hãng cạnh tranh.
Hình 7.6: Thặng dư sản xuất và lợi nhuận do chi phí biến đổi
Tổng của A và B, tổng thặng dư, là thước đo của các nhà kinh tế về phúc lợi xã hội tại mức giá
P* và sản lượng Q*. Để nắm được ý tưởng này, hãy tư duy về tổng lợi ích và chi phí mà người tiêu
dùng và nhà sản xuất phân bổ hàng hóa trên thị trường. Phần cho người tiêu dùng, đó là diện tích nằm
dưới đường cầu về bên trái điểm sản lượng cân bằng, tức là tổng lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn
sàng trả cho hàng hóa (các diện tích A, B và C trong hình 7.7). Phần cho người sản xuất, tổng chi phí
biến đổi của việc cung ứng mức sản lượng Q* là diện tích nằm dưới đường cung về bên trái điểm lượng
cân bằng (diện tích C trong hình 7.7). Trên thị trường, người tiêu dùng trả và người sản xuất nhận P*,
P* nhỏ hơn tổng lợi ích và lớn hơn chi phí biến đổi của hàng hóa. Theo nghĩa này, việc trao đổi thị
trường tạo ra giá trị cho những người tham gia, được thể hiện bằng thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản
xuất và tổng thặng dư. Trong trường hợp này, lượng chênh lệch giữa những gì người có nhu cầu sẵn

166
sàng trả (A, B và C) và những gì nhà sản xuất sẵn sàng nhận (C), là thước đo phúc lợi xã hội, tức là
bằng A+B. Rõ ràng, độ lớn của tổng thặng dư và sự phân bố của nó giữa người tiêu dùng và nhà sản
xuất phụ thuộc vào hình dạng của đường cung và đường cầu. Ví dụ, khi giữ cho điểm cân bằng ở mức
P*, Q*, độ dốc của đường cung giảm làm giảm thặng dư sản xuất, trong khi độ dốc của đường cầu giảm
làm giảm thặng dư tiêu dùng. Nhưng, một điều cần nhớ là nhìn chung các trao đổi trên thị trường tạo ra
những cơ hội mang lại lợi ích, và như chúng ta sau này sẽ thấy, nhà quản lý tinh thông có thể nghĩ ra
cách để đoạt được phần lớn hơn trong những lợi ích đó cho hãng của họ.
Chúng ta sử dụng thước đo này về phúc lợi xã hội để chỉ ra sự hợp lý của chính sách chống độc
quyền trong chương 19 và lợi ích từ thương mại trong chương 20.

Phúc lợi xã hội tại mức giá đã cho (P*) bằng tổng thặng dư tiêu dùng (A) và thặng dư sản xuất (B).
Hình 7.7: Phúc lợi xã hội của chính sách giá cạnh tranh hoàn hảo.

7.8 Cân bằng dài hạn của hãng


Trong dài hạn, nhà quản lý của một hãng cạnh tranh sẽ sản xuất bao nhiêu? Vị trí cân bằng dài
hạn của các hãng là điểm mà đường tổng chi phí trung bình dài hạn(6) bằng với mức giá. Nếu mức giá
lớn hơn tổng chi phí trung bình của một hãng nào đó, thì lợi nhuận kinh tế được tạo ra và một số hãng
mới sẽ gia nhập ngành. Việc tăng cung này khi đó ép giảm giá xuống và do đó làm giảm lợi nhuận. Nếu
mức giá thấp hơn tổng chi phí trung bình của một hãng nào đó, thì hãng đó sẽ rời khỏi ngành. Khi các
hãng rời khỏi ngành, thì cung giảm, làm cho giá và lợi nhuận tăng lên. Chỉ khi lợi nhuận kinh tế bằng 0
(điều này có nghĩa chi phí trung bình dài hạn bằng với mức giá) thì hãng đạt cân bằng dài hạn.
Nhắc lại từ chương 1 rằng lợi nhuận kinh tế không hẳn là lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế là lợi
nhuận ở phía trên và vượt ra ngoài gồm cả những gì chủ sở hữu có thể nhận được ở đâu đó từ nguồn lực
mà họ đầu tư vào hãng. Vì vậy, cân bằng dài hạn xuất hiện khi chủ sở hữu không nhận nhiều hơn (và
không ít hơn) những gì họ có thể nhận được ở đâu đó từ các nguồn lực này.
(6)
Nó cũng được gọi là đường chi phí trung bình dài hạn. Do tất cả các chi phí đều biến đổi trong dài hạn, nên không cần thêm một
tính từ ở trước cụm từ “chi phí trung bình”, như trong ngắn hạn nhằm phân biệt giữa tổng chi phí trung bình, chi phí biến đổi trung
bình và chi phí cố định trung bình. Chỉ có chi phí trung bình trong dài hạn.

167
Trong cân bằng dài hạn, hãng sản xuất mức sản lượng V, và mức giá = chi phí biên (cả dài hạn
và ngắn hạn) = bằng chi phí trung bình (cả dài hạn và ngắn hạn).
Hình 7.8: Cân bằng dài hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo
Cụ thể hơn, mức giá phải bằng giá trị thấp nhất của tổng chi phí trung bình dài hạn. Tức là, các
hãng phải sản xuất tại điểm thấp nhất trên các đường chi phí trung bình dài hạn của họ. Để thấy được tại
sao như vậy, cần chú ý rằng nếu các hãng tối đa hóa lợi nhuận thì họ phải hoạt động tại điểm có mức giá
bằng với chi phí biên dài hạn. Chúng ta cũng vừa thấy rằng, họ phải hoạt động tại điểm mức giá bằng
với chi phí trung bình dài hạn. Nhưng, nếu cả hai điều kiện trên được thỏa mãn, thì suy ra rằng chi phí
biên dài hạn phải bằng chi phí trung bình dài hạn. Và, chúng ta đã biết từ chương 6 rằng, chi phí biên
dài hạn bằng chi phí trung bình dài hạn chỉ tại điểm mà chi phí trung bình dài hạn đạt cực tiểu. Bởi vậy,
điểm này phải là vị trí cân bằng của hãng.
Để minh họa vị trí cân bằng này, hãy xét hình 7.8. Khi tất cả mọi điều chỉnh được đưa ra, thì
mức giá bằng G. Do mức giá là hằng số, nên đường cầu là đường nằm ngang và do đó đường doanh thu
biên cũng chính là đường cầu này, cả hai đều là đường GG’. Sản lượng cân bằng của hãng là V, và nhà
máy có qui mô tối ưu của nó được miêu tả bởi đường chi phí trung bình ngắn hạn AA’ và đường chi phí
biên ngắn hạn MM’. Tại mức sản lượng này và với nhà máy này, chúng ta thấy rằng chi phí biên dài hạn
bằng chi phí biên ngắn hạn và bằng với giá. Điều này đảm bảo rằng hãng luôn tối đa hóa lợi nhuận.
Cũng như vậy, chi phí trung bình dài hạn bằng chi phí trung bình ngắn hạn và bằng giá; điều này đảm
bảo rằng lợi nhuận kinh tế bằng 0. Bởi vì chi phí biên dài hạn và chi phí trung bình dài hạn phải bằng
nhau, nên điểm cân bằng là đáy của đường chi phí trung bình dài hạn.

7.9 Công ty Bergey: Một ví dụ bằng số


Ví dụ, giả sử rằng đường chi phí trung bình dài hạn của Công ty Bergey là :
AC = 200 - 4Q + 0,05Q2 (7.5)
trong đó AC là chi phí trung bình dài hạn (tính bằng đô la) và Q là sản lượng hàng của hãng mỗi ngày.
Do Công ty Bergey là một hãng cạnh tranh hoàn hảo, nên sản lượng của nó trong dài hạn bằng giá trị
của Q là mức làm cực tiểu AC. Chú ý từ hình 7.8 rằng, độ dốc của đường chi phí trung bình dài hạn khi
nó đạt cực tiểu là dAC/dQ = 0; tức là, GG’ là đường tiếp tuyến của AC tại mức sản lượng V trong hình
7.8.
Lấy đạo hàm phương trình (7.5) ta có: dAC/dQ = - 4 + 0,1Q = 0, cho ta Q = 40. Vì vậy, nếu
Bergey tối đa hóa lợi nhuận thì sản lượng của nó trong dài hạn sẽ bằng 40 đơn vị mỗi ngày.

168
Như đã chỉ ra trước đây, chi phí trung bình bằng chi phí biên tại mức sản lượng này. Để thấy
điều này, chú ý rằng do tổng chi phí bằng Q nhân AC, nên
TC = Q.(200 – 4Q + 0,05 Q2 ) = 200Q – 4Q2 + 0,05Q3
trong đó TC là tổng chi phí.
Chi phí biên của hãng là MC = dTC/dQ. Vì vậy, MC = dTC/dQ = 200 – 8Q + 0,15Q2.
Do Q = 40, nên
MC = 200 – 8.(40) + 0,15.(40)2 = 120
Cũng như vậy, thay Q = 40 vào phương trình (10.5), ta có:
AC = 200 – 4.(40) + 0,05.(40)2 = 120.
Vì vậy, chi phí biên bằng chi phí trung bình tại Q = 40. (Chi phí biên và chi phí trung bình đều
bằng 120 USD. Điều này có nghĩa là mức giá cân bằng dài hạn bằng 120 USD)

7.10 Quá trình điều chỉnh trong dài hạn: Ngành có chi phí không đổi
Sau khi xét hành vi của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn và dài hạn, chúng ta chuyển
sang quá trình điều chỉnh dài hạn của một ngành cạnh tranh hoàn hảo. Chúng ta giả sử rằng ngành này
là một ngành có chi phí không đổi; điều này có nghĩa là việc mở rộng ngành không làm tăng giá của các
đầu vào. Hình 7.9 cho thấy cân bằng dài hạn dưới điều kiện của chi phí không đổi. Phần trên chỉ ra các
đường chi phí trong ngắn và dài hạn của một hãng đặc trưng trong ngành. Phần dưới chỉ ra đường cầu
và đường cung trên thị trường như là một tổng thể, D là đường cầu ban đầu, và S là đường cung ban đầu
trong ngắn hạn. Giả sử rằng ngành đang ở trạng thái cân bằng dài hạn, với kết quả là mức giá (6 USD
mỗi đơn vị) bằng giá trị cực tiểu của chi phí trung bình dài hạn (và ngắn hạn).
Bây giờ giả sử rằng đường cầu dịch chuyển tới D1. Trong ngắn hạn, với số hãng không thay đổi,
giá sản phẩm tăng từ 6 $ lên 7$ mỗi đơn vị; mỗi hãng mở rộng sản lượng của mình từ 5.000 lên 6.000
đơn vị mỗi ngày; và mỗi hãng đều tạo ra lợi nhuận kinh tế, do mức giá mới 7$, lớn hơn chi phí trung
bình ngắn hạn của hãng khi mức sản lượng là 6.000 đơn vị mỗi ngày. Kết quả là các hãng gia nhập
ngành và đường cung dịch chuyển sang phải. Trong trường hợp chi phí ngành không đổi, việc nhập
ngành của các hãng mới không ảnh hưởng tới chi phí của các hãng hiện đang trong ngành. Các đầu vào
được sử dụng trong ngành này cũng được dùng cho các ngành khác, và các hãng mới vào ngành này
không làm tăng giá của đầu vào để làm tăng chi phí của các hãng hiện đang trong ngành. Việc nhập
ngành của các hãng mới này cũng không làm giảm chi phí của các hãng “hiện đang trong ngành”.
Do đó, một ngành có chi phí không đổi có một đường cung dài hạn nằm ngang. Do sản lượng có
thể được tăng lên bằng việc tăng số lượng các hãng đang sản xuất 5.000 đơn vị sản lượng mỗi ngày tại
mức chi phí trung bình 6$ mỗi đơn vị, đường cung dài hạn là nằm ngang tại mức giá 6$ mỗi đơn vị.
Chừng nào ngành này còn duy trì ở trạng thái có chi phí không đổi, thì sản lượng của nó có thể tăng lên
vô hạn. Nếu giá lớn hơn 6$ mỗi đơn vị, thì các hãng gia nhập ngành; nếu giá nhỏ hơn 6 $ mỗi đơn vị,
các hãng rời khỏi ngành. Vì vậy, trạng thái cân bằng dài hạn chỉ có thể xuất hiện khi mức giá là 6$ mỗi
đơn vị. Và, sản lượng của ngành có thể tăng lên hay giảm xuống tùy nhất quán theo các điều kiện về cầu
mà không làm thay đổi mức giá cân bằng dài hạn này.

169
Ngành có chi phí không đổi có đường cung dài hạn nằm ngang, phần B. Nếu cầu dịch chuyển
tăng từ D tới D1, dẫn đến giá tăng (lên 7 USD mỗi đơn vị), làm cho các hãng nhập ngành, điều
này làm đường cung dịch chuyển sang phải (tới S1), kéo mức giá trở lại mức ban đầu (6 USD
mỗi đơn vị).
Hình 7.9: Cân bằng dài hạn trong một ngành có chi phí không đổi.

7.11 Quá trình điều chỉnh trong dài hạn: Ngành có chi phí tăng
Không phải tất cả các ngành đều là ngành có chi phí không đổi. Tiếp theo, chúng ta xét trường
hợp một ngành có chi phí tăng dần, nó xuất hiện khi ngành mở rộng dẫn đến việc tăng giá các đầu
vào(7). Một ngành có chi phí tăng dần được minh họa trong hình 10.10. Điều kiện ban đầu giống như
trong hình 10.9, D là đường cầu ban đầu, S là đường cung ban đầu, 6$ mỗi đơn vị là mức giá cân bằng,
và LL’ và AA’ ở phần trên là các đường chi phí trung bình dài hạn và ngắn hạn của mỗi hãng. Như
trong hình 7.9, vị trí ban đầu là một cân bằng dài hạn, do mức giá bằng với giá trị cực tiểu của chi phí
trung bình dài hạn (và ngắn hạn).
(7)
Ngoài ngành có chi phí không đổi bất biến và chi phí tăng, còn có ngành có chi phí giảm, trường hợp hiếm khi xảy
ra, mặc dù nhiều ngành công nghiệp trẻ có thể rơi vào loại này. Tính kinh tế ngoại ứng làm giảm chi phí xuất hiện khi
ngành mở rộng, có thể là nguyên nhân tồn tại ngành có chi phí giảm. Ví dụ, việc mở rộng một ngành có thể dẫn đến cải
thiện về vận tải làm giảm chi phí mỗi hãng trong ngành. Một ngành có chi phí giảm dần sẽ có độ dốc đường cung dài
hạn âm.

170
Một ngành có chi phí tăng dần có độ đốc đường cung dài hạn dương, như được chỉ ra trong phần
B. Sau khi đạt được cân bằng dài hạn, việc tăng chi phí đầu vào sẽ làm tăng mức giá của sản
phẩm.
Hình 7.10: Cân bằng dài hạn của ngành có chi phí tăng dần.
Bây giờ giả sử rằng đường cầu dịch chuyển tới D1 , dẫn tới mức giá sản phẩm tăng và các hãng
thu được lợi nhuận kinh tế, thu hút các hãng mới gia nhập ngành. Và ngành cần càng nhiều đầu vào
trong một ngành có chi phí tăng dần, thì mức giá đầu vào tăng tương ứng với số lượng được sử dụng bởi
ngành có chi phí tăng. Vì vậy, chi phí đầu vào tăng với các hãng đã trong ngành cũng như với các hãng
mới nhập ngành và các đường chi phí trung bình bị đẩy lên tới L1L1’ và A1A1’.
Nếu đường chi phí biên của mỗi hãng bị dịch chuyển sang trái do tăng giá các đầu vào, thì
đường cung của ngành có xu hướng dịch chuyển sang trái. Nhưng xu hướng này còn lớn hơn so với bị
đối trọng bởi hiệu ứng của việc tăng số lượng các hãng mà làm dịch chuyển đường cung của ngành sang
phải. Hiệu ứng sau phải lớn hơn để bù đắp cho hiệu ứng đầu, bởi nếu không như vậy thì sẽ dẫn tới mở
rộng tổng sản lượng của ngành. (Không có nguồn lực mới được thu hút vào ngành). Quá trình điều

171
chỉnh phải tiếp tục cho đến khi đạt được điểm cân bằng mới. Trong hình 7.10, điểm này là điểm có mức
giá 7$ mỗi đơn vị và mỗi hãng sản xuất 6.000 đơn vị mỗi ngày.(8)
Một ngành có chi phí tăng dần có độ dốc đường cung dài hạn dương. Nghĩa là, sau khi đạt đến
trạng thái cân bằng dài hạn, việc tăng sản lượng đòi hỏi tăng mức giá của sản phẩm. Ví dụ, các điểm X,
Y trong hình 7.10 là nằm trên đường cung dài hạn của ngành. Sự khác nhau giữa ngành có chi phí
không đổi và ngành có chi phí tăng dần như sau: Ở những ngành có chi phí không đổi, các hãng mới gia
nhập để đáp lại việc tăng cầu cho đến khi mức giá trở lại mức ban đầu của nó; trong khi ở ngành có chi
phí tăng dần, những hãng mới gia nhập ngành cho đến khi điểm cực tiểu trên đường chi phí trung bình
dài hạn được tăng lên đến điểm mà nó bằng với mức giá mới cao hơn. (9)
Cuối cùng, có một số ngành không phải có chi phí không đổi hoặc cũng không phải có chi phí
tăng dần: chúng là những ngành có chi phí giảm dần. Độ dốc đường cung dài hạn của chúng là âm. Để
bàn luận hơn về những ngành này, đây là những trường hợp hiếm gặp hơn so với ngành chi phí không
đổi hay ngành có chi phí tăng dần, hãy xem chú giải 7.

10.12 Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo phân bổ các nguồn lực thế nào
Điều quan trọng đối với nhà quản lý là hiểu được một nền kinh tế cạnh tranh phân bổ các nguồn
lực như thế nào. Nếu không hiểu được điều đó, họ không thể giải thích hay lường trước được những
thay đổi nền tảng có thể xảy ra. Để mình họa quá trình phân bổ này, chúng ta xét một trường hợp đơn
giản: Người tiêu dùng có khuynh hướng thích dùng nhiều ngô hơn và dùng gạo ít hơn so với trước. Điều
gì sẽ xảy ra trong ngắn hạn? Việc tăng cầu về ngô làm tăng mức giá của nó và dẫn tới tăng sản lượng
ngô. Tuy nhiên, sản lượng không thể tăng quá nhiều là vì khả năng sản xuất của ngành không thể mở
rộng trong ngắn hạn. Tương tự, việc giảm cầu về gạo làm giảm giá của nó và dẫn tới giảm sản lượng
gạo. Nhưng sản lượng gạo không thể bị cắt giảm nhiều bởi vì các hãng tiếp tục sản xuất chừng nào họ
còn có thể trang trải được chi phí biến đổi của họ. Do tăng giá ngô và giảm giá gạo, nên các nhà sản
xuất ngô kiếm được lợi nhuận kinh tế, còn các nhà sản xuất gạo bị lỗ kinh tế. Các nhà sản xuất phân
phối lại các nguồn lực để chỉnh sửa sự mất cân bằng này.
Khi đạt được cân bằng ngắn hạn ở cả hai ngành ngô và gạo, thì việc phân bổ các nguồn lực vẫn
chưa xong do không có đủ thời gian để các nhà sản xuất xây dựng công suất mới hay loại bỏ công suất
cũ. Cụ thể, không có ngành nào hoạt động tại mức chi phí trung bình cực tiểu. Nhà sản xuất ngô có thể
vận hành tại mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng có chi phí trung bình cực tiểu; và nhà sản xuất gạo
có thể vận hành tại mức sản lượng nhỏ hơn mức có chi phí trung bình cực tiểu.
Điều gì xảy ra trong dài hạn? Sự dịch chuyển cầu của người tiêu dùng từ gạo sang ngô dẫn đến
sự điều chỉnh nhiều hơn về sản lượng và điều chỉnh ít hơn về giá so với trong ngắn hạn. Trong dài hạn,
các hãng đang trong ngành có thể từ rời bỏ việc sản xuất gạo và các hãng mới có thể gia nhập sản xuất
ngô. Khi các hãng từ bỏ sản xuất gạo, đường cung dịch chuyển sang trái, làm cho giá tăng lên cao hơn
so với mức giá trong ngắn hạn. Sự di chuyển của các nguồn lực ra khỏi sản xuất gạo sẽ ngừng lại khi
mức giá tăng và chi phí giảm tới điểm mà thua lỗ không còn xảy ra nữa.
(8)
Chúng ta không thể đảm bảo rằng sản lượng mới của hãng lớn hơn sản lượng cũ của nó như đã chỉ ra trong hình 10.10. Có thể xảy
ra sản lượng mới của nó thấp hơn hoặc bằng sản lượng cũ của nó.
(9)
Đây không phải là cách duy nhất mà cân bằng có thể đạt được ở các ngành chi phí tăng dần. Nó cũng có thể xảy ra việc tăng giá
đầu vào (bởi vì mở rộng sản lượng của ngành) làm tăng chi phí trung bình nhiều hơn so với việc tăng cầu làm tăng doanh thu thu
trung bình. Vì vậy, các hãng có thể bị thua lỗ, một số hãng có thể rời khỏi ngành, và những hãng còn lại có thể sản xuất với qui mô
lớn hơn.

Trong khi việc sản xuất gạo bị mất các nguồn lực, thì ngành sản xuất ngô lại chiếm được chúng.
Lợi nhuận trong ngắn hạn của việc sản xuất ngô kích thích các hãng mới nhập ngành. Cầu về đầu vào
tăng làm tăn giá đầu vào và các đường chi phí sản xuất ngô và giá của ngô bị giảm xuống bởi sự vận
động sang phải của đường cung do các hãng mới gia nhập ngành. Việc nhập ngành dừng lại khi lợi
nhuận kinh tế không còn được tạo ra nữa. Tại điểm đó, cân bằng dài hạn được thiết lập, có nhiều hãng
và nhiều các nguồn lực hơn được sử dụng trong ngành sản xuất ngô so với trong ngắn hạn.
172
Tóm tắt
1. Các nhà quản lý của một hãng cạnh tranh hoàn hảo đặt sản lượng tại mức sao cho giá bằng chi
phí biên. Nếu có một mức sản lượng tại đó giá lớn hơn chi phí biến đổi trung bình, thì khiến
hãng sản xuất trong ngắn hạn, dù cho giá không trang trải được tổng chi phí trung bình. Nhưng,
nếu không có mức sản lượng nào để giá cao hơn chi phí biến đổi trung bình, thì tốt hơn hết là
hãng không sản xuất nữa. Trong dài hạn, hãng sản xuất tại điểm cực tiểu trên đường tổng chi phí
trung bình dài hạn. Giá có xu hướng tại mức đường cầu thị trường cắt đường cung thị trường.
Đường cung ngắn hạn của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường chi phí biên của nó về phía
trên điểm chi phí biến đổi trung bình cực tiểu.
2. Thặng dư sản xuất là tương đương với phần lợi nhuận do chi phí biến đổi của hãng, tức là nó
bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí biến đổi. Thặng dư sản xuất là lượng chênh lệch giữa mức giá
người bán nhận được từ sản phẩm của nó trừ đi mức giá đặt trước của người bán (mức giá thấp
nhất mà nó sẽ bán sản phẩm của mình). Đây là giá trị phúc lợi xã hội từ viễn cảnh của một nhà
sản xuất. Khi kết hợp với thặng dư tiêu dùng đã giới thiệu trong chương 4, tổng của thặng dư
sản xuất và thặng dư tiêu dùng cho ta một thước đo phúc lợi xã hội. Thước đo này được dùng để
so sánh lợi ích của những đề xuất về giá khác nhau và lợi ích thương mại (như được chỉ ra trong
chương 19 và 20).
3. Một ngành chi phí không đổi có một đường cung dài hạn nằm ngang; một ngành chi phí tăng có
một đường cung với độ dốc dương. Nếu một ngành với chi phí không đổi mở rộng sản xuất, thì
không có tăng (hoặc giảm) về giá các đầu vào; nếu một ngành chi phí tăng mở rộng sản xuất, thì
có sự tăng lên về giá các đầu vào.

Bài tập
1. Công ty Hamilton là một thành viên của một ngành cạnh tranh hoàn hảo. Như tất cả mọi thành
viên của ngành này, hàm tổng chi phí của nó là
TC = 25,000 + 150Q + 3Q2.
trong đó TC là tổng chi phí tháng của hãng (tính bằng đô la) và Q là sản lượng tháng của hãng.
a. Nếu ngành này đang ở cân bằng dài hạn, thì giá sản phẩm công ty Hamilton là bao
nhiêu?
b. Sản lượng hàng tháng của hãng là bao nhiêu?
2. Trong năm 2001, ngành sản xuất hộp cát tông là cạnh tranh hoàn hảo. Điểm thấp nhất trên
đường chi phí trung bình quân dài hạn của mỗi nhà sản xuất hộp thuần nhất là 4$, và điểm cực
tiểu này xảy ra tại mức sản lượng 1.000 hộp mỗi tháng. Đường cầu thị trường về hộp này là:
QD = 140.000 – 10.000 P
trong đó P là giá một hộp (tính bằng đô la mỗi hộp) và QD là lượng cầu về hộp mỗi tháng.
Đường cung thị trường về hộp này như sau:
QS = 80,000 + 5,000 P
trong đó QS là lượng cung hộp mỗi tháng.
a. Mức giá cân bằng của mỗi hộp là bao nhiêu? Có phải đây là mức giá cân bằng trong dài hạn
không?
b. Có bao nhiêu hãng trong ngành công nghiệp này khi nó ở trạng thái cân bằng trong dài hạn?
3. Hàm tổng chi phí của tập đoàn Burr (trong đó TC là tổng chi phí tính bằng đô la và Q là sản
lượng):
TC = 200 + 4Q + 2Q2
173
a. Nếu hãng cạnh tranh hoàn hảo và mức giá của sản phẩm là 24 $, thì mức sản lượng tối
ưu là bao nhiêu?
b. Tại mức sản lượng đó, thì lợi nhuận của nó là bao nhiêu?
4. Đường cung và đường cầu về lê như sau:
QS = 10.000P
QD = 25.000 – 15.000P
trong đó QS là lượng cung (tấn), còn QD là lượng cầu (tấn), và P là mức giá đơn vị của lê (tính
bằng 100 đô la mỗi tấn)
a. Vẽ đồ thị đường cung và đường cầu
b. Mức giá cân bằng là bao nhiêu?
c. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
5. Công ty White là thành viên của ngành sản xuất đèn, nó là ngành cạnh tranh hoàn hảo. Giá của
mỗi chiếc đèn là 50$. Hàm tổng chi phí của hãng là:
TC = 1.000 + 20Q + 5Q2
trong đó TC là tổng chi phí (tính bằng đô la) và Q là sản lượng trong mỗi giờ.
a. Mức sản lượng bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận?
b. Lợi nhuận kinh tế của hãng tại mức sản lượng đó là bao nhiêu?
c. Chi phí trung bình của hãng tại mức sản lượng đó?
d. Nếu các hãng khác trong ngành sản xuất đèn có cùng hàm chi phí như hãng này, thì
ngành này có đang ở trạng thái cân bằng không? Tại sao có hoặc tại sao không?
6. Đường cung dài hạn của một loại dao đặc biệt dùng trong nhà bếp là đường nằm ngang tại mức
giá 3$ mỗi chiếc. Đường cầu cho loại dao bếp này là:
QD = 50 – 2P.
trong đó QD là lượng cầu của dao (tính bằng triệu chiếc mỗi năm) và P là giá mỗi chiếc (tính
bằng đô la).
a. Tính mức sản lượng cân bằng của loại dao này?
b. Nếu áp đặt một mức thuế 1 $ cho mỗi con dao, sản lượng cân bằng là bao nhiêu dao?
(Giả sử rằng thuế được chính phủ thu từ nhà cung cấp dao).
c. Sau khi bị đánh thuế, bạn mua một con dao như vậy với giá 3.75$. Đây có phải là mức
giá ở trạng thái cân bằng dài hạn không?

174
Chương 8
Độc quyền và cạnh tranh độc quyền
8.1 Độc quyền
Người ta quản lý một hãng độc quyền như thế nào? Hãng hàng không US Airways là hãng vận
tải hàng không duy nhất bay giữa Ithaca, New York và Philadelphia, Pennsylvania. Vào mùa đông, Nhà
hàng Kubel là nhà hàng duy nhất mở cửa ở Barnegat Light, New Jersey. Chỉ có một siêu thị duy nhất có
thể được mở cửa suốt đêm trong khu vực của bạn. Hãng Philadelphia Gas Works là nhà cung cấp khí
gas tự nhiên duy nhất ở Philadelphia, Pennsylvania.
Đường cầu thị trường về du lịch hàng không giữa Ithaca và Philadelphia là đường cầu đối với
hãng US Airways. Cầu thị trường về những món ăn nhà hàng mùa đông ở Barnegat Light là đường cầu
mà Nhà hàng Kubel nhận thấy. Cũng như vậy, cầu thị trường và cầu của hãng về việc mua sắm siêu thị
qua đêm và khí gas ở Philadelphi cùng là một. Đường cầu đối diện với các nhà quản lý này có chiều dốc
xuống, tức là, khi giá tăng lên, thì lượng cầu giảm. Nhà quản lý kiểm soát giá thị trường (và số lượng).
Căn cứ vào việc kiểm soát này, thì mức giá (số lượng) nào nhà quản lí cần chọn để tối đa hóa lợi nhuận?
Đó là tình huống mà các nhà độc quyền đối mặt. Khi là một nhà độc quyền bạn là người duy nhất
trong cuộc chơi. Nhưng, điều đó không cho bạn toàn quyền hành động; bạn cần xem xét liệu những
người khác có muốn sản phẩm của bạn hay không. Nếu không một ai muốn bay giữa Ithaca và
Philadelphia hoặc mua sắm vào lúc 3 giờ sáng hoặc ăn ở một nhà hàng vào mùa đông ở Barnegat Light,
thì việc độc quyền của bạn là vô giá trị. Thêm vào đó, thậm chí nếu có nhu cầu cao về sản phẩm của
bạn, thì bạn hầu như không thể thành công nếu bạn không quản lý chi phí và nguồn lực của bạn một
cách hiệu quả. Cuối cùng, các nhà độc quyền vẫn phải lo lắng về những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Chỉ
có 183 dặm giữa Ithaca và Philadelphia, vì thế việc lái xe hoặc bắt xe buýt có thể là một lựa chọn. Trong
khi Barnegat Light chỉ có một nhà hàng mùa đông, thì lại một nhà hàng trong một thị trấn cách đó có
bốn dặm và các món ăn nấu ở nhà là một dịch vụ thay thế. Nhiều cửa hàng rau quả được mở cửa cả
ngày và vào các buổi chiều tối, nên khách hàng có thể dễ dàng đi mua sắm nhiều lần không cần vào lúc
3 giờ sáng. Cuối cùng, bạn không cần sưởi ấm nhà của bạn hoặc đun nước nóng bằng ga mà có thể sử
dụng dầu lửa hoặc điện. Các độ co giãn chéo (xem chương 3) có thể nói cho chúng ta loại hàng hóa nào,
địa điểm và thời điểm là những hàng hóa và dịch vụ thay thế cho sản phẩm “độc quyền”.
Như vậy, mặc dù bạn là nhà độc quyền trong thị trường của bạn, nhưng những sản phẩm, địa
điểm và thời điểm thay thế vẫn tồn tại. Nếu bạn không tính đến sự cạnh tranh về sản phẩm, sự cạnh
tranh về không gian và thời gian, thì bạn có khả năng mắc phải những sai lầm quản lý nghiêm trọng. Và,
lợi nhuận cao có thể hấp dẫn việc nhập ngành vào thị trường riêng của bạn. Cuối cùng, mối quan tâm về
việc bạn đang thu được lợi nhuận siêu ngạch có thể nhắc nhở nhà chức trách điều tiết hoạt động kinh
doanh của bạn.
Trong chương này, chúng ta trả lời câu hỏi về việc nhà độc quyền cần sản xuất mức sản lượng
bao nhiêu và bán sản phẩm này tại mức giá nào. Tác động của những sản phẩm thay thế được gộp vào
hệ số chặn của đường cầu (xem chương 3).
Chúng ta cũng chỉ ra qui tắc cực đại hóa lợi nhuận cho các nhà quản lý trong những thị trường
cạnh tranh độc quyền. Ở đây, mỗi nhà quản lý phải đối mặt với một đường cầu đi xuống nhưng việc
thiếu những rào cản nhập ngành cho phép những hãng khác xâm nhập thị trường. Những ngành như
ngành sản xuất áo sơ mi và máy tính cá nhân gần giống với mô hình cạnh tranh độc quyền.
Trong cả trường hợp độc quyền thuần túy và cả cạnh tranh độc quyền, qui tắc đã đưa ra trong
chương 7 về doanh thu biên bằng chi phí biên điều khiển việc tối đa hóa lợi nhuận. Chúng ta thấy rằng
đây là một qui tắc rất mạnh và nó điều khiển tất cả hành vi trong phân tích cấu trúc thị trường của chúng
ta.

175
8.1.1 Quyết định đặt giá và sản lượng trong độc quyền
Nhà độc quyền có hành vi khác với đối thủ cạnh tranh hoàn hảo ở chương 7. Một nhà độc quyền
không bị điều tiết cực đại hóa lợi nhuận bằng cách chọn giá cả và sản lượng sao cho chênh lệch giữa
tổng doanh thu và chi phí là lớn nhất. Ví dụ, hãy xét một nhà độc quyền với đường cầu

Bảng 8.1: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của một nhà độc quyền
Sản lượng Giá Tổng Chi phí Tổng chi Tổng lợi Lợi nhuận
(Đô la) doanh thu biến đổi phí nhuận chi phí biến
(Đô la) (Đô la) (Đô la) (Đô la) đổi
0 10 0 0 1 -1 0
1 9 9 1.5 2.5 6.5 7.5
2 8 16 4 5 11 12
3 7 21 7.5 8.5 12.5 13.5
4 6 24 12 13 11 12
4.5 5.5 24.75 14.625 15.625 9.125 10.125
5 5 25 17.5 18.5 6.5 7.5
6 4 24 24 25 -1 0
7 3 21 31.5 32.5 -11.5 -10.5
8 2 16 40 41 -25 -24
9 1 9 49.5 50.5 -41.5 40.5
10 0 0 60 61 -61 -60
P = 10 – Q
trong đó P là giá mỗi đơn vị sản phẩm và Q là lượng cầu tại mức giá đó. Nhà độc quyền này có đường
tổng chi phí
TC = 1 + Q + 0,5Q2
Tổng doanh thu của nhà độc quyền là TR = PQ, hay
TR = (10 – Q)Q = 10Q – Q 2
Tổng doanh thu và tổng chi phí của nhà độc quyền tại các mức sản lượng khác nhau được cho trong
bảng 8.1. Hãng tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng có mức chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng
chi phí một lượng lớn nhất. Hình 8.1 và 8.2 chỉ ra trường hợp này bằng đồ thị.
Trong độc quyền, cũng như trong cạnh tranh hoàn hảo, hãng tối đa hóa lợi nhuận nếu nó đặt
mức sản lượng tại điểm có chi phí biên bằng doanh thu biên. Có thể nhìn thấy ở hình 8.2, lợi nhuận
được tối đa khi dΠ/dQ = 0. Nhắc lại từ chương 10 rằng Π = TR – TC, tức là, lợi nhuận bằng với tổng
doanh thu trừ đi tổng chi phí, và dΠ/dQ = dTR/dQ – dTC/dQ = 0, điều đó ngụ ý rằng MR – MC = 0 hay
MR = MC.
Hãy tìm hiểu trường hợp ở bảng 8.1 và hình 8.1 và 8.2 chi tiết hơn nữa. Doanh thu biên = MR =
dTR / dQ = 10 – 2Q.
Chú ý rằng, với một đường cầu tuyến tính, đường doanh thu cận biên có hệ số chặn giống như
đường cầu (10) nhưng nó giảm hai lần nhanh hơn đường cầu; tức là, đường doanh thu biên có độ dốc
gấp đôi độ dốc của đường cầu. Điều này luôn luôn đúng với những đường cầu tuyến tính (nó phần lớn
được sử dụng cho các mục đích minh họa – dĩ nhiên, trong thực tế các đường cầu có thể có bất cứ một
dạng nào chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa giá và số lượng). Vì vậy, nếu đường cầu là P = 250 –
12.5Q, thì doanh thu biên sẽ là MR = 250 – 25Q. (Tổng doanh thu sẽ là TR = (250 – 12.5Q)Q = 250Q –
12.5 Q2 và vì vậy MR = dTR / dQ = 250 – 25Q).

176
Để tối đa lợi nhuận, nhà độc quyền chọn mức sản lượng ba đơn vị trong chu kì sản xuất và mức giá 7 đô
la.
Hình 8.1 : Tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận của một nhà độc quyền.
Tổng chi phí là TC = 1 + Q + 0,5Q2. Vì vậy, chi phí biên = MC = dTC/dQ = 1 + Q.
Việc đặt doanh thu biên bằng với chi phí cận biên được:
MR = 10 – 2Q = 1 + Q = MC hay Q = 3 (8.1)
và do đó P = 10 – 3 = 7 $.
Chú ý rằng doanh thu biên của hãng không còn bằng hằng số và cũng không bằng với giá. Nhắc
lại từ chương 3 rằng
MR = P[1+ (1/η)] = P[1- (1/‫׀‬η‫ = ])׀‬P +(P/η) = P - (P/‫׀‬η‫)׀‬ (8.2)
trong đó MR là doanh thu biên, P là giá, và η là độ co giãn của cầu theo giá. Do η < 0, nên doanh thu
biên bằng giá trừ đi P/‫׀‬η‫׀‬. Vì vậy, doanh thu biên bằng giá trừ đi một số dương nào đó nên giá phải lớn
hơn doanh thu biên. Hơn nữa, không một nhà quản lí hợp lý nào lại sản xuất tại điểm mà doanh thu biên
âm (điều này hàm ý rằng việc bán thêm một đơn vị hàng hóa làm giảm tổng doanh thu; do nếu như sản
xuất thêm một đơn vị hàng hóa nữa làm tăng tổng chi phí, nên hãng sẽ không đạt được mục đích tối đa
lợi nhuận). Thêm nữa, nếu doanh thu biên âm, thì việc cân bằng nó với chi phí biên hàm ý rằng chi phí
biên cũng âm. Tổng chi phí tăng khi hãng tăng sản lượng, chứ không giảm. Nếu doanh thu biên dương,
thì khi đó từ biểu thức (8.2), có η < -1 (hay, ‫׀‬η‫> ׀‬1), điều này hàm ý cầu là co giãn (Từ biểu thức (8.2),
nếu ‫׀‬η‫>׀‬1, thì khi đó 1/‫׀‬η‫ <׀‬1 và [1–(1/‫׀‬η‫ > ])׀‬0. Điều này làm cho MR > 0, do P phải dương). Do đó,
nhà độc quyền sẽ không sản xuất trong khoảng không co giãn trên đường cầu của nó nếu nó đang tối đa
hóa lợi nhuận.
Bảng 8.2 và hình 8.3 trình bày số liệu doanh thu biên và chi phí biên cho các hàm này, vẽ đồ thị
cho các hàm đó, và chứng minh rằng lợi nhuận đạt được tối đa khi doanh thu biên cân bằng chi phí biên.

177
Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền chọn mức sản lượng ba đơn vị trong một chu kì sản xuất
và tạo ra lợi nhận bằng 12,5$.
Hình 8.2 : Lợi nhuận và sản lượng của một nhà độc quyền.
Bảng 8.2: Chi phí biên và doanh thu biên của một nhà độc quyền

a
Chi phí biên được tính từ phương trình MC = 1+ Q. Điều này giả thiết sản phẩm được sản xuất với số lượng liên tục,
như xăng dầu. Nếu sản phẩm được sản xuất với số lượng rời rạc, như ô tô, chi phí biên cho mức sản lượng n được định
nghĩa bằng tổng chi phí cho sản xuất n đơn vị trừ đi tổng chi phí cho sản xuất (n- 1) đơn vị. Sử dụng thông tin về tổng
chi chí ở bảng 11.1, chi phí biên cho sản xuất hai sản phẩm là 2.5 $ (5$ - 2.5$); chi phí biên cho sản xuất ba sản phẩm là
3.5$ ( 8.5$ - 5$); và chi phí biên cho sản xuất bốn sản phẩm là 4.5$ (13$ – 8.5$). Tại sao điều này lại không đồng nhất
với chi phí biên 5$ được chỉ ra với mức sản lượng bằng 4 ở trong bảng này? Bởi vì các chi phí không đồng nhất nếu bạn
có thể sản xuất liên tục khác với sản xuất theo những đơn vị nguyên rời rạc.
b
Doanh thu biên được tính từ biểu thức MR = 10 – 2Q. Điều này giả thiết sản phẩm có thể được bán với số lượng liên
tục, như xăng dầu. Nếu sản phẩm có thể được bán với số lượng rời rạc, như là ô tô, thì doanh thu biên cho mức sản
lượng n được định nghĩa là tổng doanh thu từ bán n sản phẩm trừ đi tổng doanh thu từ bán (n – 1) sản phẩm. Sử dụng
thông tin về tổng doanh thu từ bảng 11.1, doanh thu biên từ bán 2 sản phẩm bằng 7$ (16$ - 9$); doanh thu biên từ bán 3
sản phẩm là 5$ (21$ - 16$); và doanh thu biên từ bán 4 sản phẩm là 3$ (24$ - 21$).
c
Chú ý việc sử dụng doanh thu biên rời rạc và chi phí biên đưa ra kết quả giống như phân tích liên tục; tức là mức sản
lượng cực đại hóa lợi nhuận đều bằng 3 đơn vị. Trong trường hợp này, rõ ràng hãng sản xuất đơn vị thứ hai, do doanh
thu biên lớn hơn chi phí biên (tức là., 7$ > 2.5$) và như vậy sẽ tăng lợi nhuận. Cũng như vậy, hãng sản xuất đến sản
phẩm thứ ba, bởi vì doanh thu biên lớn hơn chi phí biên (tức là, 5$ > 3.5 $), và như vậy sẽ tăng lợi nhuận. Tuy nhiên,
hãng sẽ không sản xuất đến sản phẩm thứ tư , bởi vì doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên (tức là, 3$ < 4.5$ ), và nếu như
thế sẽ giảm lợi nhuận.

178
Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền (3 đơn vị), chi phí biên cân bằng với
doanh thu biên ( ở 4$).
Hình 8.3 : Doanh thu biên và chi phí biên của một nhà độc quyền.

Tại cân bằng, nhà độc quyền sản xuất QM đơn vị sản lượng và đặt mức giá PM (chú ý rằng, khác
với cạnh tranh hoàn hảo đường cầu dốc xuống về bên phải).
Hình 8.4: Các quyết định về giá và sản lượng của một nhà độc quyền.
Chú ý rằng, tại mức sản lượng tối ưu bằng ba đơn vị (giá = 7$), thì cầu co giãn (- 2.33) và doanh
thu biên là dương (4$). Đó cũng là trường hợp mà trong độc quyền, giá phải lớn hơn chi phí biến đổi
trung bình nếu nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận (và từ bảng 8.1, có thể tính được AVC = 2.5$; tức là,
AVC = VC/Q = 7.5$/3 = 2.5$).
Dễ dàng minh họa bằng đồ thị quyết định về giá và sản lượng của nhà độc quyền. Hình 8.4 cho
thấy đường cầu, đường doanh thu biên, đường chi phí biên, đường tổng chi phí trung bình và đường chi
phí biến đổi trung bình mà hãng đối mặt. Để tối đa lợi nhuận, họ cần sản xuất mức sản lượng Q M tại
điểm đường chi phí biên giao với đường doanh thu biên. Nếu nhà độc quyền sản xuất QM sản phẩm, thì
chị ta sẽ đặt mức giá PM. Do chị ta là thành viên duy nhất của một ngành, nên đường cầu của hãng là
đường cầu của ngành. Điều này khác hẳn so với cạnh tranh hoàn hảo, thị trường mà đường cầu về sản
lượng của một hãng là nằm ngang. Đường cầu về sản lượng của nhà độc quyền dốc xuống về bên phải,
như được chỉ ra trong hình 8.4.

179
Trong hình 8.4, lợi nhuận trên một đơn vị của hãng bằng PM – ATC. Nó nhân với sản lượng QM,
cho lợi nhuận của hãng. Cũng chú ý rằng, P > AVC, nên điều kiện thứ hai để tối đa hóa lợi nhuận được
thỏa mãn.
Nếu một ngành bị độc quyền, nhìn chung nó đặt mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn so
với nếu như ngành này là cạnh tranh hoàn hảo. Trong ví dụ trước, nếu như hãng bị buộc phải có hành vi
như một nhà cạnh tranh hoàn hảo, thì nó sẽ đặt mức giá bằng chi phí biên; tức là, P = 10 – Q = 1 + Q =
MC. Điều này cho 2Q = 9 hay mức sản lượng bằng 4,5 và mức giá bằng 5,5; tức là, P = 10 – 4,5. Vì
vậy, sản lượng bị cắt giảm trong độc quyền (từ 4,5 xuống 3), giá bị tăng lên (từ 5,5$ lên đến 7$), và lợi
nhuận tăng từ 9,125$ lên đến 12.5$ - xem bảng 8.1.
Hãng cạnh tranh hoàn hảo sản xuất tại điểm mà giá bằng chi phí biên nhưng ngược lại nhà độc
quyền sản xuất tại điểm giá lớn hơn chi phí biên. Để thấy được giá của nhà độc quyền lớn hơn chi phí
biên, nhắc lại rằng
MR = P [ 1 + (1/η)]
và nhà độc quyền đặt doanh thu biên bằng chi phí biên. Vì thế,
MR = P [1 + (1/η)] (8.3)
P = MC/[1 + (1/η)]
Vì η < 0, nên [ 1 + (1/η)] < 1, điều này có nghĩa P phải lớn hơn MC.
Bí mật đối với nhà độc quyền là việc nó định mức giá lớn hơn chi phí biên của nó, trong khi hãng
cạnh tranh hoàn hảo đơn thuần áp giá bằng chi phí biên. Dĩ nhiên, cả hai loại hãng này phải đảm bảo
rằng giá lớn hơn chi phí biến đổi trung bình.

8.1.2 Ngành báo chí ở Detroit


Chỉ có tương đối ít thành phố ở nước Mỹ là có những tòa báo cạnh tranh, những tờ báo này có
sở hữu riêng rẽ và độc lập về phương diện thương mại. Lấy trường hợp ở Detroit. Đầu năm 1989, tờ
Detroit Free Press và tờ Detroit News đã nhận được sự chấp thuận của Tòa thượng thẩm Mỹ để thành
lập một tờ báo độc quyền ở Detroit. Lập luận cho rằng Free Press là một tờ báo yếu, nên họ nhận được
lợi thế về quyền miễn trừ đặc biệt từ luật chống độc quyền, cho phép theo Điều luật duy trì báo chí năm
1970. (Quyền miễn trừ này được tạo ra để giữ cơ quan ngôn luận báo chí cạnh tranh sinh động ở những
thành phố lớn.) Hai tờ báo trên được phép tiếp tục in báo theo những cái tên riêng của họ. Nhưng tất cả
những hoạt động thương mại được hợp nhất.
Do những tờ báo hợp nhất được phép theo luật để cố định giá và phân bổ các thị trường như họ
mong muốn, nên họ tạo nên một độc quyền, mặc dù những tờ báo của họ được in theo hai cái tên khác
nhau. Kết quả là lợi nhuận tăng lên đáng kể. Trước khi họ kết hợp, mỗi tờ báo lỗ hơn 10 triệu $ một
năm; sau khi kết hợp, các chuyên gia đã ước tính rằng họ kiếm được hơn 150 triệu $ một năm. Đó là
chứng cứ hùng hồn về ảnh hưởng của độc quyền đến lợi nhuận.
Những lí do cho việc tăng lợi nhuận này đã được tóm tắt theo New York Times như sau: “Sự
hình thành doanh nghiệp độc quyền sẽ kết thúc một cuộc chiến tranh khốc liệt về kiểm soát quảng cáo
và sự lưu thông đồng đô la, mang lại mức tăng vọt về số người đọc và số người quảng cáo.” Tất nhiên,
điều này hoàn toàn nhất quán với việc thảo luận trong phần trước. Một nhà độc quyền, tự do không bị
những ràng buộc áp đặt bởi sự cạnh tranh trực tiếp, có thể đặt mức giá cao hơn – và đạt được mức lợi
nhuận cao hơn nó có thể so với nếu như nó phải cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, thậm chí độc quyền không đảm bảo được có lợi nhuận. Vào tháng 7 năm 1995,
khoảng 2500 phóng viên, biên tập viên, người trực tổng đài, lái xe và những công nhân khác của Detroit
Free Press và Detroit News đã bãi công liên quan đến giảm việc làm, lương và các qui định về lao động.
Cuộc bãi công này đã tiếp diễn hơn 18 tháng và làm cắt giảm mạnh lợi nhuận của những tờ báo được
hợp nhất này.

180
8.1.3 Công ty McComb: một ví dụ bằng số
Để minh họa giá và sản lượng có thể được chọn để tối đa hóa lợi nhuận như thế nào, hãy xét
Công ty McComb, một nhà độc quyền sản xuất và bán một sản phẩm với đường cầu
P = 30 – 6Q (8.4)
trong đó, P là giá (đơn vị nghìn đô la) và Q là sản lượng của hãng (đơn vị nghìn). Hàm tổng chi phí của
hãng là
TC = 14 + 3Q + 3Q2 (8.5)
trong đó TC là tổng chi phí (đơn vị triệu đô la).
Từ đường cầu ở công thức (8.4), chúng ta có thể xác định tổng doanh thu của hãng (đơn vị triệu
đô la), đó là
TR = PQ = (30 – 6Q) Q = 30Q – 6Q 2.
Vì vậy, doanh thu biên bằng dTR/dQ = 30 – 12Q.
Từ hàm tổng chi phí ở công thức ( 8.5), chúng ta có thể xác định chi phí biên là
dTC/dQ = 3 + 6Q
Đặt doanh thu biên bằng chi phí biên, được
MR = 30 – 12Q = 3 + 6Q = MC
Điều đó có nghĩa là Q = 1,5. Thế Q = 1,5 vào hàm cầu, chúng ta tìm được P = 30 – 6.(1,5) = 21. Như
vậy, để tối hóa đa lợi nhuận, Công ty McComb cần đặt mức giá 21.000$, sản xuất và bán 1.500 sản
phẩm. Nếu làm như vậy, thì lợi nhuận của nó bằng
[30.(1,5) – 6.(1,5)(1,5)] - [14 + 3.(1,5) + 3.(1,5).(1,5)] = 6,25 triệu đô la.

8.1.4 Đặt giá bằng chi phí – cộng lãi


Những nghiên cứu hàn lâm về hành vi đặt giá đều nhất quán đề xuất việc sử dụng rộng rãi
phương pháp thực nghiệm chi phí - cộng lãi (xem hộp công cụ “Hành vi đặt giá của các nhà quản lý”).
Các nhà quản lý hành động như vậy nếu như chi phí là thứ điều khiển giá đầu tiên. Mặc dù hành vi này
có nhiều biến thiên, nhưng tất cả chúng đều tuân theo một nguyên tắc chung: giá được đặt là một hàm
của chi phí. Các nhà quản lý trước tiên phân bổ chi phí đơn vị theo điều kiện mức sản lượng cho trước
(ví dụ 70% công suất). Sau đó, họ thêm vào một biên về lợi nhuận. Biên này nói chung là phần trăm
của chi phí và được cộng thêm vào ước lượng chi phí trung bình. Phần lãi này được xem là để trang trải
cho chi phí mà rất khó phân bổ cho những sản phẩm cụ thể và đóng vai trò như một khoản lãi đối với
việc đầu tư của hãng.
Về mặt đại số, phần lãi này tính theo phần trăm có thể được biểu diễn:
Phần lãi = (giá – chi phí)/ chi phí (8.6)
trong đó, tử số - tức là (giá - chi phí) - là biên lợi nhuận. Nếu chi phí của một quyển sách bìa mềm là
4$ và giá của nó là 6$, thì phần lãi sẽ là
Phần lãi = (6 – 4)/4 = 0,50
hay 50%. Nếu chúng ta giải biểu thức (8.6) theo giá, thì kết quả là
Giá = chi phí (1 + phần lãi) (8.7)

đây là công thức đặt giá được mô tả trong phần trước. Trong trường hợp về quyển sách nói ở trên,
Giá = 4(1 + 0.5) = 6$

181
vì phần lãi là 50%.
Một số hãng đã thiết lập con số lãi mục tiêu mà họ hy vọng kiếm được, nó xác định phần lãi. Ví
dụ, General Electric tại mọi thời điểm đã thiết lập tỉ lệ lãi mục tiêu là 20 %. Trong việc đặt giá có tỉ lệ
lãi mục tiêu, thì giá được đặt bằng với
P = L + M + K + (F/Q) + (πA/Q) (8.8)
trong đó P là giá, L là chi phí lao động cho một đơn vị, M là chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị, K
là chi phí quảng cáo cho một đơn vị, F là tổng chi phí cố định hay chi phí gián tiếp, Q là số lượng hàng
hóa mà hãng dự định sản xuất trong thời kì kế hoạch, A là tổng tài sản đi vào hoạt động, và π là tỉ lệ lãi
mong muốn trên những tài sản đó. Nếu một hãng tin rằng chi phí lao động của họ là 2$, chi phí nguyên
vật liệu cho một đơn vị là 1$, chi phí quảng cáo cho một đơn vị là 3$, tổng chi phí cố định là 10.000$,
sản lượng của nó sẽ là 1.000 đơn vị, tài sản của nó là 100.000$, tỉ lệ lãi mục tiêu là 15%, thì giá của nó
sẽ là
P = 2 + 1 + 3 + (10.000/1.000) + [0,15(100.000)/1.000] = 31$
Đối với những hãng sản xuất nhiều hơn một sản phẩm, việc chi cho chi phí gián tiếp, hay chi phí
toàn bộ, thường được thiết lập bằng cách phân bổ chi phí này cho số sản phẩm của hãng trên cơ sở chi
phí biến đổi trung bình của chúng. Nếu tổng chi phí gián tiếp hàng năm của một hãng (cho tất cả sản
phẩm) được ước lượng là khoảng 3 triệu $ và tổng chi phí biến đổi hàng năm (cho tất cả sản phẩm) ước
lượng là 2 triệu $, thì khi đó chi phí gián tiếp được phân bổ cho các sản phẩm với tỉ lệ là 150% của chi
phí biến đổi. Ví dụ, nếu chi phí biến đổi trung bình của sản phẩm Y được ước lượng là 10$, thì hãng sẽ
cộng thêm vào một khoản 1,50 * 10$ = 15$ cho chi phí gián tiếp. Việc thêm khoản này vào chi phí biến
đổi trung bình quân, hãng sẽ nhận được một ước lượng chi phí được phân bổ đầy đủ là 10$ + 15$ = 25$.
Con số này sau đó sẽ được định giá để có được lợi nhuận. Ví dụ, nếu phần lãi là 40%, thì giá sẽ là 1,40
* 25$ = 35$.

Đặt giá bằng chi phí-cộng lãi ở Therma – Stent.


Đặt giá bằng chi phí-cộng lãi được sử dụng rộng rãi trong những tổ chức y dược. Therma –
Stent là một nhà sản xuất về dược phẩm duy trì mô ghép. Các nhà quản lí đã đặt giá bằng cách ước
lượng chi phí sản xuất trung bình (bao gồm những chi phí gián tiếp). Sau đó họ cộng thêm 40% tiền lãi
để đặt giá thị trường cho sản phẩm:
Chi phí nhà máy/đơn vị = 2.300$ (với sản lượng 20.000)
40% tiền lãi = 920
Giá niêm yết tại Mỹ = 3.220$
Việc sử dụng phương pháp thực nghiệm làm giảm bớt sự phức tạp của việc đặt giá bằng cách lờ đi
những xem xét thị trường. Ví dụ, giá được đặt mà không cần xét đến giá sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh. Kiểu đặt giá này hoạt động rất tốt khi các sản phẩm được khác biệt hóa. Therma – Stent sản xuất
dược phẩm duy trì mô ghép là tuyệt vời duy nhất về hình dạng và cấu trúc bên ngoài.

Đặt giá bằng chi phí-cộng lãi ở các công ty mạng và các ngành bị chính phủ điều
tiết
Nhiều công ty trực tuyến dường như đã chấp nhận kiểu đặt giá bằng chi phí-cộng lãi. Hãy xét
Onsale, một cửa hàng máy tính trực tuyến. Chính sách đặt giá của nó được gọi là “nhắm vào chi phí” và
khẳng định rằng họ bán các sản phẩm dựa trên giá bán buôn cộng thêm một khoản phí giao dịch cố định
(phần lãi).
Người bán hàng trực tuyến ở những dòng sản phẩm khác cũng đã chấp nhận cùng một kiểu đặt
giá này. 4cost.com tuyên bố bán những thiết bị gia dụng chính (GE, máy rửa bát Hotpoint, máy sấy, tủ

182
lạnh, và lò hấp bánh) và đồ điện tử (RCA, Sony, ti vi, máy ghi hình) trên cơ sở đặt giá băng ch phí-cộng
lãi, khi mà người mua được cho biết giá bán buôn của mặt hàng họ quan tâm.
Nhiều đại lý bán xe ô tô cũng sử dụng cách tiếp cận này. Tuy nhiên, các hóa đơn của đại lý ô tô
bao gồm một vài hạng mục như “tiền trợ cấp khu vực”, điều này là rất khó giải thích cho những người
tiêu dùng mới làm quen, và khoản tiền chiết khấu lại của nhà sản xuất không có trong hóa đơn. Vì thế,
người tiêu dùng không thấy được mức giá thật sự mà người đại lý trả cho chiếc xe. Thêm vào đó, nhiều
khách hàng bán những chiếc xe cũ của họ. Trong thương vụ với một khách hàng, người đại lý quan tâm
đến việc bao nhiêu tiền mà họ có thể kiếm được trong thương vụ này – cộng thêm cả việc bán những
chiếc xe mới. Điều này làm cho giao dịch với người đại lý ô tô khó khăn hơn so với việc giao dịch với
những người buôn thiết bị (nơi mà các giao dịch đổi trác không tồn tại).
Nhà điều tiết chính phủ cũng sử dụng cách đặt giá bằng chi phí-cộng lãi trong những ngành mà
họ điều tiết hoặc kiểm soát. Ví dụ, Bộ than ở Ấn Độ vừa mới cho phép than “Rajmahal” được đặt giá ở
chi phí cộng lãi 143 Rs mỗi tấn sau khi đáp ứng chi phí sản xuất. Mối nguy hểm của kiểu đặt giá như
vậy trong một ngành công nghiệp bị chính phủ kiểm soát là, khi lợi nhuận được đảm bảo, thì hãng có
thể mất đi động cơ để có hiệu quả về chi phí. Điều này có xu hướng tạo ra sự quan liêu lớn hơn trong
điều tiết của chính phủ nhằm kiểm soát chi phí.

Đặt giá bằng chi phí cộng lãi có tối đa hóa lợi nhuận hay không?
Trên cơ sở của việc thảo luận trước đây, dường như không thể nào có được việc đặt giá bằng chi
phí cộng lãi sẽ dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận. Thực ra, phương pháp đặt giá này dường như hơi đơn giản,
bởi vì nó không tính đến, ít nhất là tường minh, về qui mô hay độ co giãn của cầu, hay qui mô chi phí
biên, thay vì chi phí trung bình. Tuy nhiên, nếu áp dụng một cách đúng đắn, thì đặt giá bằng chi phí
cộng lãi có thể đưa các nhà quản lý đến gần với việc tối đa hóa lợi nhuận. Để thấy được điều này, thì
điều quan trọng cần lưu ý là các yếu tố xác định độ lớn của phần trăm lãi được nói đến ít như thế nào.
(Ngay trong trường hợp đặt giá để đạt tỉ lệ lợi nhuận mục tiêu, không có sự giải thích nào được đưa ra
cho tỉ lệ lợi nhuận mục tiêu mà một hãng chọn). Ví dụ, tại sao quyển sách bìa mềm được dẫn chứng ở
trên lại có tỉ lệ lãi là 50%? Tại sao không phải là 25% hay là 150%? Nếu người bán sách tối đa hóa lợi
nhuận, thì lãi được xác định bởi độ co giãn của cầu theo giá đối với cuốn sách này.
Để hiểu tại sao điều này là đúng, nhắc lại từ công thức (8.3) là
MC = P[1 + (1/η)]
Chia cả hai vế cho 1 + ( 1/η), chúng ta được
P = MC{1/[1+(1/ η)]}
điều này có nghĩa là, để tối đa lợi nhuận thì hãng cần đặt mức giá của sản phẩm sao cho nó bằng chi phí
cận biên nhân với
{1/[1+(1/η)]}
Nhìn lại công thức (8.6), chúng ta có thể thấy, theo cách đặt giá chi phí cộng lãi, thì giá được đặt
bằng chi phí nhân với ( 1 + phần lãi). Nếu chi phí biên (không phải chi phí trung bình) là khái niệm chi
phí thật sự được sử dụng ở đây và
Phần lãi = - 1/ (η + 1) (8.9)
Cách đặt giá bằng chi phí cộng lãi đưa dẫn việc tối đa hóa lợi nhuận.
Đặt vấn đề một cách khác đi, một hãng tối đa hóa lợi nhuận nếu nó định giá bằng cách dùng chi
phí biên (chứ không phải chi phí trung bình) và phần lãi bằng với giá trị được cụ thể hóa ở công thức
(8.9). Như công thức (8.9) chỉ ra rõ ràng, phần lãi theo những điều kiện này, phụ thuộc hoàn toàn vào độ
co giãn theo giá của cầu về sản phẩm này. Bảng 8.3 cung cấp phần lợi nhuận làm cực đại lợi nhuận
tương ứng với những giá trị cụ thể của độ co giãn. Nếu độ co giãn của cầu theo giá của một sản phẩm
bằng – 1,2, thì mức lãi tối ưu là 500 %. Nếu độ co giãn theo giá của nó là – 21, thì mức lãi tối ưu chỉ là
183
5%. Bảng 8.3 cần được xem xét kỹ, vì nó cung cấp những thông tin hữu ích và đáng quan tâm mà có thể
giúp các nhà quản lý xác lập và duy trì một chính sách đặt giá hiệu quả.

Bảng 8.3 : Mối quan hệ giữa lãi tối ưu và độ co giãn của cầu theo giá

Chú ý rằng mức lãi tối ưu tăng lên khi độ co giãn của cầu theo giá (tính bằng trị tuyệt đối) của sản
phẩm giảm xuống. Bảng 8.3 chỉ ra điều này rất rõ ràng. Trong kinh tế quản lý, khi nói về những yếu tố
khác, thì bạn cần phải kiểm tra bất cứ khi nào có thể để đảm bảo rằng điều mà bạn nói đến là có ý nghĩa.
Để thấy rằng mối quan hệ nghịch đảo ở bảng 8.3 giữa mức lãi và độ co giãn theo giá là rất hợp lí, hãy tự
hỏi mình câu hỏi sau: nếu lượng cầu về một sản phẩm là rất không nhạy cảm với giá của nó, thì bạn nên
đặt mức giá cao hay thấp cho sản phẩm này? Rõ ràng, bạn nên đặt một mức giá cao nếu bạn muốn kiếm
được nhiều tiền như có thể. Do đây là điều mà bảng 8.3 nói cho chúng ta, nên nó phù hợp với ý nghĩa
chung.

Tập đoàn Humphrey: một ví dụ bằng số


Để minh họa cách đặt giá bằng chi phí cộng lãi có thể được sử dụng như thế nào để tối đa hóa lợi
nhuận của một công ty, hãy xét Tập đoàn Humphrey, một hãng bán hàng nội thất văn phòng. Một trong
những sản phẩm chính của Humphrey là bàn làm việc bằng kim loại kiểu bàn mà công ty trả 76$ mỗi
chiếc, bao gồm chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan. Mặc dù Humphrey có nhiều loại chi phí
marketing và chung, nhưng các chi phí này về cơ bản là cố định, nên chi phí biên xấp xỉ 76$. Cho trước
rằng nhiều hãng trong vùng địa lý của Humphrey cũng bán những loại bàn tương tự. Các giám đốc
marketing của Humphrey tin rằng độ co giãn của cầu theo giá về loại bàn này là tương đối co giãn,
khoảng – 2.5. Trên cơ sở của bảng 8.3, nó nên thiết lập một mức lãi 66.67% nếu nó muốn tối đa hóa lợi
nhuận.
Theo công thức (8.7), giá tối ưu là
Giá = Chi phí ( 1 + phần lãi)
= 76.(1 + 0,6667)
= 126,67$
Do vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, Humphrey cần đặt một mức giá xấp xỉ 127$ mỗi chiếc. Tuy nhiên, đây
không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, như chúng ta đã thấy ở chương 6, các hãng rất hiếm khi có thể ước
lượng chi phí biên của họ với độ chính xác cao. Cũng không có giá trị gì để cố gắng tính chúng có chi
phí bao nhiêu. Do ước lượng của Humphrey chỉ là xấp xỉ, nên con số 127$ là được. Phải thừa nhận
rằng đây là một trường hợp các nhà quản lý của Humphrey đặt mức giá bằng 127$, nhưng nên chuẩn bị
để tăng hoặc giảm mức giá đó một chút sao cho phù hợp với việc mức giá nào có khả năng sinh ra lợi
nhuận nhiều nhất.

8.1.5 Hãng đa sản phẩm: những mối quan hệ qua lại của cầu
Sau khi đã thảo luận về đặt giá bằng chi phí cộng lãi, chúng ta quay lại với những vấn đề đặt giá
của hãng đa sản phẩm. Nếu một hãng làm ra nhiều hơn một sản phẩm, thì nó phải nhận ra rằng sự thay
đổi về giá hay lượng bán của một trong những sản phẩm của nó có thể ảnh hưởng đến cầu về những sản

184
phẩm khác của nó. Ví dụ, nếu Công ty Akkina sản xuất và bán hai loại sản phẩm , X và Y, tổng doanh
thu của nó (tức là doanh số) có thể được thể hiện bằng
TR = TRx + TRy (8.10)
trong đó TRx là tổng doanh thu từ sản phẩm X và TRy là tổng doanh thu từ sản phẩm Y. Doanh thu
biên từ sản phẩm X là
MRx = (∂TRx /∂Qx) – ( ∂TRy /∂Qx) (8.11a)
và doanh thu biên từ sản phẩm Y là
MRy = (∂TRy/∂Qy) – (∂TRx/∂Qy) (8.11b)
Số hạng cuối trong mỗi công thức trên thể hiện mối quan hệ qua lại về cầu giữa hai loại sản
phẩm này. Trong công thức (8.11a), số hạng cuối chỉ ra sự ảnh hưởng của việc tăng lượng bán sản phẩm
X đến tổng doanh thu từ sản phẩm Y. Ảnh hưởng này có thể là dương hoặc âm. Nếu các sản phẩm X và
Y là hàng hóa bổ sung, thì ảnh hưởng này là dương, vì việc tăng lượng bán của sản phẩm này sẽ làm
tăng tổng doanh thu từ sản phẩm kia. Ngược lại, nếu các sản phẩm X và Y là hàng hóa thay thế, thì ảnh
hưởng này là âm, vì việc tăng lượng bán của sản phẩm này làm giảm tổng doanh thu từ sản phẩm kia.
Nếu bạn không hiểu hoặc chú ý đúng mức đến mối quan hệ qua lại về cầu theo cách này, thì có
thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Ví dụ, nếu sản phẩm X là hàng hóa thay thế tương đối gần cho sản
phẩm Y và bộ phận của Công ty Akkina sản xuất sản phẩm X tung ra một chiến dịch quảng cáo để tăng
doanh số bán của nó, thì hậu quả là tốt cho bộ phận này nhưng sẽ không tốt cho toàn bộ công ty. Tại sao
lại như vậy? Bởi vì hậu quả của việc tăng doanh số bán ra của sản phẩm X có thể phần lớn phải trả bằng
sự hy sinh doanh số bán ra của sản phẩm Y.

8.1.5.1 Đặt giá các sản phẩm chung: Tỷ lệ cố định


Cùng với mối quan hệ qua lại về phía cầu, các sản phẩm của một hãng thường có mối quan hệ
qua lại trong sản xuất. Ví dụ, các sản phẩm đôi khi được sản xuất theo một tỉ lệ cố định, như là trường
hợp về gia súc, khi mà thịt bò và da được lấy ra từ mỗi con vật. Trong một tình huống như vậy, không
có một lí do nào để phân biệt giữa các sản phẩm từ quan điểm sản xuất hoặc chi phí. Do chúng phải
được sản xuất theo những tỉ lệ cố định, nên chúng không phải là những sản phẩm tách biệt từ quan điểm
sản xuất nhưng chúng nên được xem như một gói hàng hóa. Da và thịt bò là một gói hàng hóa như vậy
trong trường hợp của gia súc, vì chúng được sản xuất từ mỗi con vật. Do những sản phẩm này được sản
xuất cùng nhau, nên không có cách chính xác nào về tính kinh tế để phân bổ chi phí của việc sản xuất
mỗi gói hàng hóa như vậy thành các sản phẩm riêng lẻ.
Để xác định giá và sản lượng tối ưu của mỗi một sản phẩm như vậy, hãy so sánh doanh thu biên
của cả gói sản lượng này với chi phí biên của việc sản xuất của nó. Nếu doanh thu biên – tức là, tổng
của các doanh thu biên có được từ mỗi sản phẩm trong gói hàng này - là lớn hơn chi phí biên của nó, thì
hãy mở rộng sản lượng của bạn. Giả thiết có hai sản phẩm chung (A và B), hình 8.5 cho thấy đường
doanh thu biên và đường cầu của mỗi sản phẩm, cũng như chi phí biên của gói hàng gồm những sản
phẩm này theo một tỉ lệ cố định mà chúng được sản xuất. (Để đơn giản, chúng ta giả định rằng đường
cầu về sản phẩm A là không bị ảnh hưởng bởi giá của sản phẩm B và ngược lại). Đường tổng doanh
thu biên là tổng hai đường doanh thu biên theo chiều thẳng đứng của những sản phẩm riêng lẻ, vì mỗi
gói sản lượng mang lại doanh thu từ doanh số bán của cả hai sản phẩm. Vì vậy, mức sản lượng tối đa
hóa lợi nhuận ở trong hình 8.5 là Q, tại điểm mà tổng doanh thu biên bằng với chi phí biên. Giá bán tối
ưu cho sản phẩm A là PA, và giá bán tối ưu cho sản phẩm B là PB.
Điều quan trọng cần chú ý là đường tổng doanh thu biên trùng với đường doanh thu biên về sản
phẩm A ở tất cả những mức sản lượng lớn hơn Qo trong hình 8.5. Đó là vì hãng không bao giờ bán sản
phẩm B tại mức mà doanh thu biên của nó là âm. Điều này có nghĩa doanh thu mang lại càng lớn nếu
như càng ít sản phẩm được bán. Vì vậy, nếu tổng sản lượng vượt quá Qo, thì hãng chỉ bán một phần sản
phẩm B được sản xuất; cụ thể, nó sẽ bán một lượng tương ứng với mức sản lượng của các gói sản phẩm

185
Q0. Do đó, nếu sản lượng lớn hơn Q0 thì tổng doanh thu biên bằng với doanh thu biên của một mình sản
phẩm A.
Điều gì sẽ xảy ra nếu đường chi phí biên cắt đường tổng doanh thu biên về bên phải của Qo
trong hình 8.5? Cụ thể là, giả sử rằng trường hợp này như được chỉ ra trong hình 8.6, nơi mà đường chi
phí biên thấp hơn so với trong hình 8.5 (nhưng những đường khác vẫn giữ nguyên). Mức sản lượng tối
đa hóa lợi nhuận là Q1, tại đó đường chi phí biên và đường tổng doanh thu biên cắt nhau. Tất cả sản
phẩm A đã sản xuất được bán, với giá là PA, nhưng không phải tất cả sản phẩm B được bán. Thay vào
đó, số lượng được bán bị hạn chế đến mức sản lượng Qo, sao cho giá của sản phẩm B là P B. Lương “dư
thừa” của sản phẩm B – tức là. Q1 – Qo – phải bị bỏ đi và loại khỏi thị trường để tránh làm hạ giá sản
phẩm B.

Giá sản phẩm A được đặt ở mức PA, giá sản phẩm B được đặt ở mức PB, và sản lượng được đặt ở mức
Q.
Hình 8.5 : Đặt giá tối ưu cho các sản phẩm chung được sản xuất theo những tỉ lệ cố định
(trường hợp 1)

Công ty Warmingham: một ví dụ bằng số.


Để minh họa phương pháp đã thảo luận ở phần trên, hãy xét Công ty Warmingham, Công ty này
sản xuất hai loại hàng hóa, A và B, chúng được sản xuất chung với mức sản lượng bằng nhau. Tức là,
với mỗi đơn vị sản phẩm A được sản xuất thì Công ty cũng sản xuất một đơn vị sản phẩm B (dù nó có
muốn hay là không). Hàm tổng chi phí của Warmingham là
TC = 100 + Q + 2Q2 (8.12)
trong đó Q là số đơn vị sản lượng (mỗi đơn vị gồm một đơn vị sản phẩm A và một đơn vị sản phẩm B).
Đường cầu cho hai sản phẩm này của công ty là
PA = 200 – QA (8.13)
PB = 150 – 2QB (8.14)
trong đó PA và QA là giá và sản lượng của sản phẩm A và PB và QB là giá và sản lượng của sản phẩm B.
Warmingham cần sản xuất và bán bao nhiêu sản phẩm mỗi loại trong mỗi chu kỳ sản xuất? Mức
giá nào nó cần đặt cho mỗi loại sản phẩm? Tổng doanh thu của Warmingham bằng tổng doanh thu từ
hai loại sản phẩm là:
TR = PAQA + PBQB (8.15)

186
Giá sản phẩm A được đặt là PA, giá sản phẩm B được đặt là PB và không phải tất cả sản phẩm B được
bán.
Hình 8.6: Đặt giá tối ưu cho các sản phẩm chung được sản xuất theo những tỉ lệ cố định
(trường hợp 2).
Thế các vế phải của công thức (8.13) và (8.14) tương ứng với PA và PB, suy ra
TR = (200 – QA)QA + (150 – 2QB)QB
= 200QA – QA2 + 150QB – 2QB2
Giả định rằng Warmingham bán được tất cả hai loại sản phẩm mà nó sản xuất, QA = QB = Q, vì như đã
nhấn mạnh, một đơn vị sản phẩm này được sản xuất thì dù sao một đơn vị sản phẩm kia cũng được sản
xuất. Vì vậy,
TR = 200Q – Q2 + 150Q – 2Q2 = 350Q – 3Q2 (8.16)
Để đạt được lợi nhuận của Warmingham, Π, chúng ta phải trừ đi tổng chi phí của nó trong công thức
(8.12) từ tổng doanh thu trong công thức (8.16).
Π = (350Q – 3Q2) – (100 + Q + 2Q2)
= - 100 + 349Q – 5Q 2
Để tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta cần đặt dΠ/dQ = 0:
dΠ/dQ = 349 – 10Q = 0
hay
10Q = 349
hay
Q = 34,9
Nói cách khác, để tối đa hóa lợi nhuận, Warmingham cần sản xuất 34,9 đơn vị mỗi loại sản phẩm
trong mỗi chu kì sản xuất (chú ý rằng không có lí do nào mà tại sao Q phải là một số nguyên.
Warmingham có thể sản xuất 34,9 đơn vị tại mỗi chu kì. Như thế nào? Bằng cách sản xuất 349 đơn vị
trong 10 chu kỳ).

187
Để bán số lượng này, công thức (8.13) nói cho ta rằng giá sản phẩm A phải là
PA = 200 – 34,9 = 165,10$
và công thức (8.14) nói cho ta rằng giá sản phẩm B phải là
PB = 150 – 2.(34,9) = 80,20$
Tại điểm này, dường như việc phân tích đã hoàn tất – nhưng không phải vậy. Như đã nói, chúng ta đã
giả thiết rằng Warmingham bán được tất cả hai loại sản phẩm mà họ sản xuất. Để xem điều đó có đúng
hay không, chúng ta phải thấy liệu nếu Q = 34,9, thì các doanh thu biên của cả hai loại sản phẩm có
không âm hay không. Chỉ khi đó Warmingham mới bán được tất cả những sản phẩm mà nó sản xuất
(xem lại hình 8.6). Từ công thức (8.13) và (8.14), chúng ta thấy rằng TRA, tổng doanh thu từ sản phẩm
A bằng
TRA = PAQA = ( 200 – QA)QA = 200QA – QA2
và TRB, tổng doanh thu từ sản phẩm B bằng
TRB = PBQB = ( 150 – 2QB)QB = 150QB – 2QB2
Vì vậy, doanh thu biên của sản phẩm A là
MRA = dTRA/dQA = 200 – 2QA = 130,2 (khi QA = 34,9)
Và, doanh thu biên của sản phẩm B là
MRB = dTRB/dQB = 150 – 4QB = 10,4 ( khi QB = 34,9)
Do cả hai doanh thu biên (MRA và MRB) là không âm khi QA = QB = 34,9, nên giả thiết làm cở cho
phân tích này là có hiệu lực. (Nếu doanh thu biên của một loại sản phẩm là âm khi QA và QB bằng 34,9,
thì giải pháp tối ưu có liên quan sẽ là việc sản xuất sản phẩm này nhiều hơn so với số được bán, như đã
chỉ ra trong hình 8.6. Hãng sẽ chỉ bán số lượng sản phẩm này tại điểm doanh thu biên bằng 0. Doanh thu
biên của sản phẩm kia sẽ được sử dụng để xác định mức số lượng tối ưu của nó, như được chi ra trong
hình 8.6).

8.1.5.2 Sản lượng của các sản phẩm chung: Tỷ lệ biến đổi
Sau khi thảo luận trường hợp hai sản phẩm được sản xuất chung theo những tỉ lệ cố định, chúng
ta quay ra trường hợp trong đó chúng được sản xuất theo những tỉ lệ biến đổi. Nhìn chung đây là trường
hợp thực tế hơn, đặc biệt nếu người ta xem xét trong một chu kỳ sản xuất tương đối dài. Ngay cả trong
trường hợp về gia súc, những tỉ lệ về da và thịt có thể thay đổi bởi vì gia súc có thể được nuôi để sản
xuất nhiều hoặc ít thịt hơn so với da.

188
Điểm tối ưu phải là một điểm tại đó đường đồng doanh thu đổi tiếp xúc với một đường đẳng phí,
đó là ở điểm M khi lợi nhuận mỗi ngày là 7000$.
Hình 8.7: Các mức sản lượng tối ưu về những sản phẩm được sản xuất chung theo những
tỉ lệ thay đổi
Giả sử một hãng sản xuất và bán hai loại sản phẩm, A và B, mà mỗi đường đẳng phí (kí hiệu
TC trong hình 8.7) chỉ ra số lượng của các hàng hóa này có thể được sản xuất với cùng một tổng chi phí.
Đường đẳng phí kí hiệu TC = 13 chỉ ra các kết hợp khác nhau của các sản lượng – ví dụ, 26 đơn vị sản
phẩm A và 10 đơn vị sản phẩm B hoặc 8 đơn vị sản phẩm A và 30 đơn vị sản phẩm B – có thể được sản
xuất với tổng chi phí là 13,00$ mỗi ngày.
Trong hình 8.7 cũng bao gồm các đường đồng doanh thu (kí kiệu là TR), mỗi một đường chỉ ra
các kết hợp sản lượng của hai sản phẩm mà thu được cùng một tổng doanh thu. Ví dụ, đường đồng
doanh thu được kí hiệu TR = 52 chỉ ra những sự kết hợp khác nhau của sản lượng, chẳng hạn như các
kết hợp tương ứng với điểm S hoặc N – mỗi kết hợp này đều mang lại tổng doanh thu là 53.000$ mỗi
ngày. Những đường đồng doanh thu khác chỉ ra những sự kết hợp sản lượng mang lại tổng doanh thu
tương ứng là 17,000$; 25,000$; và 37,000$.
Vấn đề đối mặt với nhà quản lý là đi xác định sản xuất bao nhiêu sản phẩm A và bao nhiêu sản
phẩm B. Bước đầu tiên hướng đến việc giải quyết vấn đề này là quan sát, nếu một kết hợp sản lượng ở
tại điểm một đường đồng doanh thu không tiếp xúc với một đường đẳng phí, thì nó không thể là kết hợp
sản lượng tối ưu. Lưu ý, cần thấy rằng nếu một kết hợp sản lượng ở tại điểm mà một đường đồng doanh
thu không tiếp xúc với một đường đẳng phí (chẳng hạn điểm R), thì có thể làm tăng doanh thu (mà
không thay đổi chi phí) bằng cách di chuyển cho tới một điểm (trên cùng đường đẳng phí này) nơi mà
một đường đồng doanh thu tiếp xúc với đường đẳng phí (chẳng hạn điểm N). Vì vậy, bất kì một kết hợp
sản lượng nào mà không ở điểm tiếp xúc thì không thể là kết hợp sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, do
chúng ta đã chỉ ra lợi nhuận có thể được tăng lên nếu hãng ở tại một điểm không tiếp xúc như vậy.
Trên cơ sở đó, chúng ta tìm được kết hợp sản lượng tối ưu bằng cách so sánh mức lợi nhuận tại
mỗi điểm tiếp xúc và chọn điểm có mức lợi nhuận cao nhất. Ví dụ, bốn điểm tiếp xúc được chỉ ra trong
hình 8.7 – là những điểm K, L, M và N. Như đã chỉ ra trong hình 8.7, mức lợi nhuận tương ứng với bốn
điểm lần lượt là 4,000$; 5,000$; 7,000$; và 6,000$. Như vậy, nếu bạn phải chọn giữa những kết hợp sản
lượng này trên các đường đẳng phí trong hình 8.7, thì kết hợp sản lượng tối ưu cho hãng này là điểm M,

189
tại đây hãng sản xuất và bán 42 đơn vị sản phẩm A và 47 đơn vị sản phẩm B mỗi ngày và tạo ra 7,000$
lợi nhuận.

8.2 Cạnh tranh độc quyền


Sau khi đã nghiên cứu cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, chúng ta quay sang cạnh tranh độc
quyền. Đặc trưng cốt lõi của cạnh tranh độc quyền là sự khác biệt hóa sản phẩm. Không giống như cạnh
tranh hoàn hảo, trong đó tất cả các hãng đều bán một sản phẩm thuần nhất, các hãng trong cạnh tranh
độc quyền bán những sản phẩm có khác nhau một chút nào đó. Trong nhiều hoạt động của thương mại
bán lẻ, các nhà sản xuất cố gắng tạo cho sản phẩm của họ có một chút khác biệt, bằng cách thay đổi
hình thức vật chất của sản phẩm, những dịch vụ mà họ đưa ra, và những thay đổi khác. Những chiếc áo
sơ mi của Eddie Bauer không hoàn toàn giống như những chiếc áo sơ mi của Land’s End, nhưng chúng
cũng không khác biệt nhau quá nhiều. Do có những sự khác biệt giữa các sản phẩm của họ, nên các nhà
sản xuất có sự kiểm soát nào đó về giá của mình, nhưng thường là rất nhỏ vì các sản phẩm của những
hãng khác là gần giống với sản phẩm của chính họ.
Trong cạnh tranh hoàn hảo, những hãng trong một ngành là rất dễ xác định bởi vì tất cả đều sản
xuất một sản phẩm thuần nhất. Nhưng nếu có sự khác biệt hóa sản phẩm, thì việc xác định một ngành
không còn đơn giản, bởi vì mỗi hãng sản xuất một sản phẩm có sự khác nhau nào đó. Tuy nhiên, có thể
rất hữu ích khi nhóm những hãng sản xuất các sản phẩm tương tự nhau lại và gọi chúng là một nhóm
sản phẩm. Chúng ta có thể hình thành một nhóm sản phẩm gọi là ca vát, bàn chải đánh răng hoặc áo sơ
mi. Quá trình mà chúng ta kết hợp các hãng thành những nhóm sản phẩm phải là tùy ý, vì không có
cách nào để quyết định một cặp hàng hóa thay thế phải gần nhau như thế nào để thuộc vào cùng một
nhóm sản phẩm. Nhưng giả sử rằng có thể thiết lập được những nhóm sản phẩm có ý nghĩa. Rõ ràng,
định nghĩa nhóm sản phẩm càng rộng thì số hãng được gộp vào càng lớn.
Thêm vào sự khác biệt hóa sản phẩm, những điều kiện khác phải được đáp ứng để một ngành có
chất lượng như là trường hợp cạnh tranh độc quyền.
1. Phải có một số lượng lớn các hãng trong một nhóm sản phẩm. Sản phẩm đó phải được sản xuất
bởi từ 50 đến 100 công ty hoặc hơn nữa, với sản phẩm của mỗi là một hàng hóa thay thế tương
đối gần các sản phẩm của những hãng khác trong nhóm sản phẩm.
2. Số lượng các hãng trong nhóm sản phẩm phải đủ lớn mà mỗi hãng kỳ vọng những hành động
của họ không bị chú ý bởi các đối thủ cạnh tranh của họ và không bị ngăn trở bởi những hành
động trả đũa có thể xảy ra đối với họ. Vì vậy, khi hình thành những chính sách riêng của mình
liên quan đến giá và sản lượng, họ không bộc lộ mối quan tâm của chính họ với những phản ứng
của các đối thủ cạnh tranh. Nếu có một số lượng lớn các hãng, thì điều kiện này được đáp ứng
một cách bình thường.
3. Việc nhập ngành vào nhóm sản phẩm này phải tương đối dễ dàng, và không có sự thông đồng
nào, như việc cố định giá cả hay chia sẻ thị trường giữa các hãng trong nhóm sản phẩm. Nếu có
một số lượng lớn các hãng, thì nhìn chung là rất khó, nếu không phải là không thể, để họ thông
đồng.

8.2.1 Quyết định về giá và sản lượng trong cạnh tranh độc quyền
Nếu mỗi hãng sản xuất một sản phẩm có khác biệt nào đó, thì dẫn đến đường cầu đối mặt với
mỗi hãng dốc xuống về bên phải. Tức là, nếu hãng tăng giá lên một chút, thì nó sẽ mất đi một số khách
hàng của nó, nhưng không có nghĩa là tất cả, chuyển sang những hãng khác. Và, nếu nó hạ giá xuống
một chút, thì nó sẽ thu được một số khách hàng của đối thủ cạnh tranh, nhưng không có nghĩa là tất cả.
Hình 8.8 chỉ ra cân bằng ngắn hạn của một hãng cạnh tranh độc quyền. Trong ngắn hạn, hãng
này sẽ đặt mức giá Po và mức sản lượng Qo, vì sự kết hợp này của giá và sản lượng làm cực đại lợi
nhuận của hãng. Chúng ta có thể chắc chắn rằng sự kết hợp này của giá và sản lượng này làm cực đại lợi
nhuận vì chi phí biên bằng với doanh thu biên tại mức sản lượng này. Lợi nhuận kinh tế được tạo ra vì
190
giá Po lớn hơn tổng chi phí trung bình Co tại mức sản lượng này. Giống như trong trường hợp độc
quyền và cạnh tranh hoàn hảo, giá phải lớn hơn chi phí biến đổi trung bình để lợi nhuận được cực đại
(điều này rõ ràng họ làm được trong hình 8.8, vì chi phí biến đổi trung bình nằm dưới tổng chi phí trung
bình).
Một điều kiện cho cân bằng dài hạn là mỗi hãng không tạo ra lợi nhuận hoặc lỗ kinh tế, vì nếu
không sẽ xuất hiện việc nhập ngành hay rời khỏi ngành – và việc nhập ngành hay rời khỏi ngành là
không phù hợp với cân bằng dài hạn. Một điều kiện khác nữa về cân bằng dài hạn là mỗi hãng đều tối
đa hóa lợi nhuận của nó. Ở mức giá và sản lượng nào thì cả hai điều kiện trên được thỏa mãn? Hình 8.9
cho thấy cân bằng dài hạn là tại mức giá P1 và mức sản lượng Q1. Điều kiện lợi nhuận kinh tế bằng
không được thỏa mãn tại kết hợp này của giá và sản lượng, vì chi phí trung bình của hãng tại mức sản
lượng này bằng với mức giá P1. Và, điều kiện tối đa hóa lợi nhuận được thỏa mãn, vì đường doanh thu
biên giao với đường chi phí biên ở mức sản lượng này.

Hãng sẽ đặt giá của nó tại Po và sản lượng của nó tại Qo, vì chi phí biên bằng với doanh thu
biên tại mức sản lượng này. Hãng sẽ kiếm được mức lợi nhuận PoCo trên một đơn vị sản lượng.
Hình 8.8: Cân bằng ngắn hạn trong cạnh tranh độc quyền

8.2.2 Chi tiêu quảng cáo: Một qui tắc đơn giản
Các hãng trong cạnh tranh độc quyền, cũng như những cấu trúc thị trường khác, chi tiêu một
khoản tiền lớn vào quảng cáo. Một hãng tối đa hóa lợi nhuận cần chi bao nhiêu cho quảng cáo? Trong
phần này, một qui tắc đơn giản được đưa ra để giúp nhà quản lý trả lời câu hỏi này (qui tắc này được
R.Dorfman và P.Steiner đưa ra, áp dụng cho các hãng độc quyền và độc quyền nhóm cũng như các hãng
cạnh tranh độc quyền). Số lượng sản phẩm mà một hãng bán ra được giả định là một hàm của giá và
mức chi tiêu cho quảng cáo của nó. Giả thiết rằng lợi ích biên giảm dần đối với chi tiêu cho quảng cáo,
điều này có nghĩa là, khi vượt quá một điểm nào đó, các mức tăng tiếp theo cho chi tiêu cho quảng cáo
làm tăng các mức doanh số tăng thêm ngày càng nhỏ. (Bảng 8.4 cho thấy một trường hợp minh họa
trong đó các mức tăng liên tiếp 100.000$ cho chi phí quảng cáo dẫn đến các mức tăng số lượng hàng
được bán ngày càng nhỏ. Ví dụ, số lượng hàng được bán tăng lên 2 triệu đơn vị khi chi tiêu cho quảng
cáo tăng từ 800.000$ lên 900.000$, nhưng chỉ tăng lên 1.5 triệu đơn vị khi chỉ tiêu này tăng từ 900.000$
lên 1 triệu $).

191
Cân bằng dài hạn là ở mức giá P1 và sản lượng Q1. Lợi nhuận bằng không, vì chi phí trung bình
dài hạn bằng với giá. Lợi nhuận được tối đa, vì chi phí biên bằng doanh thu biên ở mức sản
lượng này.
Hình 8.9: Cân bằng dài hạn trong cạnh tranh độc quyền
Đặt P là mức giá của một đơn vị sản phẩm và MC là chi phí biên của sản xuất. Nếu chúng ta giả
định rằng cả giá và chi phí biên đều không thay đổi bởi việc thay đổi nhỏ về chi tiêu cho quảng cáo, thì
hãng nhận được lượng tăng lợi nhuận thô là (P – MC) từ mỗi đơn vị sản phẩm tăng thêm mà hãng sản
xuất và bán ra. Tại sao đây lại là lợi nhuận thô của việc sản xuất và bán thêm một đơn vị sản lượng? Bởi
vì không mất thêm bất cứ khoản chi tiêu nào cho quảng cáo được yêu cầu để bán thêm đơn vị sản lượng
này. Để nhận được lợi nhuận ròng, hãng phải lấy lợi nhuận thô trừ đi những khoản chi thêm cho quảng
cáo này.

Bảng 8.4: Mối quan hệ giữa chi dùng cho quảng cáo và số lượng.

Để tối đa hóa tổng lợi nhuận ròng, nhà quản lý phải đặt chi tiêu cho quảng cáo ở mức mà một đô
la tăng thêm cho quảng cáo sẽ dẫn đến lợi nhuận thô tăng thêm bằng với một đô la thêm của chi phí
quảng cáo. Nếu không xảy ra trường hợp như vậy, thì tổng lợi nhuận ròng của hãng có thể được tăng lên
bằng cách thay đổi các mức chi cho quảng cáo của nó. Nếu một đô la tăng thêm cho quảng cáo dẫn đến
lợi nhuận thô tăng lên nhiều hơn một đô la, thì nên chi cho quảng cáo thêm một đô la (vì điều này làm
tăng tổng lợi nhuận ròng). Nếu đô la tăng thêm này (cũng như đô la cuối cùng này) cho quảng cáo dẫn
đến lợi nhuận thô tăng lên ít hơn một đô la, thì mức chi cho quảng cáo cần cắt bớt. (Để đơn giản, chúng
ta giả định rằng lợi nhuận thô từ một đô la chi thêm cho quảng cáo về cơ bản là bằng với lợi nhuận thô
từ đồng đô la cuối cùng được chi tiêu. Đây là một giả thiết vô hại.). Vì vậy, nếu ΔQ là số lượng các đơn
vị sản lượng được bán tăng thêm do một đô la tăng thêm cho quảng cáo, thì hãng cần đặt mức chi tiêu
cho quảng cáo của nó sao cho
ΔQ(P – MC) = 1 (8.17)

192
bởi vì vế bên phải của công thức này bằng một đô la tăng thêm cho chi phí quảng cáo và vế bên trái của
công thức này bằng với lợi nhuận thô tăng thêm do từ đô la quảng cáo này.
Nếu chúng ta nhân cả hai vế của công thức (8.17) với P/(P – MC), thì chúng ta thu được
P.ΔQ = P/(P – MC) (8.18)
Bởi vì hãng đang tối đa hóa lợi nhuận, nên nó đang sản xuất mức sản lượng mà chi phí biên (MC) bằng
với doanh thu biên (MR). Vì thế, chúng ta có thể thay MR cho MC trong công thức (8.18), kết quả là
P ΔQ = P/(P – MR) (8.19)
Sử dụng công thức (3.16), có thể chỉ ra rằng vế bên phải của công thức (8.19) bằng – η, bằng âm
của độ co giãn của cầu theo giá về sản phẩm của hãng. (Nhắc lại từ công thức 3.16 rằng MR = P[1 +
(1/η)]. Vì vậy, [1 + (1/η)] = MR/P và – 1/η = 1 – (MR/P); điều này có nghĩa là
- η = 1/[1 – (MR/P)] = P/(P – MR)
đó là vế phải của công thức (8.19)). Vế trái của công thức (8.19) là doanh thu biên từ một đô la tăng
thêm cho quảng cáo (vì nó bằng với giá nhân với số đơn vị được bán tăng thêm do tăng thêm một đô la
cho quảng cáo). Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà quản lý cần đặt mức chi tiêu cho quảng cáo sao cho
Doanh thu biên từ một đô la tăng thêm cho quảng cáo = - η (8.20)
Qui tắc này có thể rất hữu ích đối với các nhà quản lí. (Tuy nhiên, qui tắc này được dựa trên
nhiều giả thiết đơn giản và không phải là giải pháp hoàn thiện đối với vấn đề phức tạp này). Hãy xét
Tập đoàn Ishimine, nó biết rằng độ co giãn của cầu theo giá về của nó bằng – 1,6. Để tối đa hóa lợi
nhuận, hãng này phải đặt doanh thu biên từ một đô la tăng thêm cho quảng cáo bằng 1,6, theo qui tắc ở
công thức (8.20). Giả sử nhà quản lý của Ishimine tin rằng việc tăng thêm 100.000$ cho quảng cáo sẽ
tăng doanh số bán của hãng lên 200.000$, điều này hàm ý rằng doanh thu biên từ một đô la tăng thêm
cho quảng cáo bằng khoảng 200.000$/100.000$; hay 2,0 lớn hơn 1,6. Do doanh thu biên lớn hơn âm của
độ co giãn theo giá, nên Ishimine tăng lợi nhuận của nó nếu nó quảng cáo nhiều hơn. (Nếu như nhà
quản lý của Ishimine tin rằng doanh thu biên từ một đô la tăng thêm cho quảng cáo nhỏ hơn độ co giãn
của cầu theo giá, thì việc giảm chi tiêu cho quảng cáo của hãng sẽ làm tăng lợi nhuận). Để tối đa hóa lợi
nhuận, thì nó cần tăng việc quảng cáo cho đến một điểm mà tại đó doanh thu biên từ một đô la tăng
thêm cho quảng cáo giảm xuống bằng 1,6, tức là bằng âm của giá trị độ co giãn của cầu theo giá.

8.2.3 Sử dụng đồ thị để giúp xác định chi tiêu quảng cáo
Một phương pháp bằng đồ thị đơn giản có thể được sử dụng để xem một hãng chi tiêu bao nhiêu
cho quảng cáo, nếu nó sử dụng qui tắc ở trên. Lấy trường hợp Công ty dược phẩm Hertzfeld. Đường
cong A trong hình 8.10 cho thấy mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá về sản phẩm của hãng
này và khoản chi tiêu cho quảng cáo. Với việc quảng cáo ít hoặc không quảng cáo, thì sản phẩm của
hãng này sẽ khách hàng xem như tương tự với nhiều sản phẩm khác; vì vậy, độ co giãn của cầu theo giá
của nó sẽ rất cao (theo giá trị tuyệt đối).
Nhưng, do việc quảng cáo phù hợp có thể khiến cho khách hàng gắn tầm quan trọng vào những
nét đặc trưng riêng biệt của sản phẩm này, nên việc tăng chi tiêu cho quảng cáo làm giảm độ co giãn
theo giá của nó (theo giá trị tuyệt đối) một cách đáng kể (bằng cách giảm khả năng thay thế nhận biết
được của sản phẩm này với những hàng hóa khác). (Điều này là đúng với một số sản phẩm, nhưng
không đún với những sản phẩm khác. Trong một số trường hợp, giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu
theo giá có mối quan hệ thuận chiều, chứ không ngược với khoản chi tiêu cho cho quảng cáo). Tại mỗi
mức chi tiêu cho quảng cáo, đường cong B cho thấy doanh thu biên từ một đô la chi thêm cho quảng
cáo. Do đường cong A giao với đường cong B khi chi tiêu cho quảng cáo của Hertzfeld là R đô la, nên
trên cơ sở công thức (8.20), thì đây là mức chi tiêu cho quảng cáo làm tối đa lợi nhuận của Hertzfeld.
Việc chi tiêu tối ưu cho quảng cáo của hãng phụ thuộc vào vị trí và hình dạng của đường cong B
và đường cong A của nó. Ví dụ, giả sử đường cong B của Hertzfeld dịch chuyển sang bên phải đến B’,

193
như được chỉ ra trong hình 8.10. Một sự dịch chuyển như vậy có thể xảy ra nếu hãng hoặc là bộ phận
quảng cáo của nó tìm ra những cách làm tăng tính hiệu quả của việc quảng cáo của nó. Việc tăng lên về
mức chi tiêu quảng cáo tôi ưu của công ty (S đô la trong hình 8.10) sẽ là hệ quả tất yếu.

Chi tiêu quảng cáo tối ưu của hãng là R nếu đường doanh thu biên là B (hoặc S nếu đường
doanh thu biên là B’).
Hình 8.10: Chi tiêu quảng cáo tối ưu

8.2.4 Quảng cáo, độ co giãn theo giá và giá trị thương hiệu:
Bằng chứng về hành vi quản lý
Việc xúc tiến thương mại và quảng cáo có xu hướng trở thành hai mặt của cùng một đồng xu.
Trong khi chúng đều tìm kiếm nhằm cải thiện hoạt động thị trường, thì xúc tiến thương mại hấp dẫn sự
nhạy cảm về giá, còn quảng cáo đi xây dựng lòng trung thành về nhãn hiệu. Xúc tiến thương mại sử
dụng một thông điệp hướng về giá để kiểm tra những giới hạn của lòng trung thành về thương hiệu;
quảng cáo làm sáng tỏ giá trị thương hiệu và không đề cập đến giá. Cả hai chiến lược đều thuyết phục
việc mua hàng bằng cách tác động đến sự nhạy cảm về giá của người tiêu dùng. Xúc tiến thương mại
làm tăng độ co giãn theo giá và, trong dài hạn hoạt động để giới hạn mức giá mà người tiêu dùng sẵn
sàng trả cho chất lượng thương hiệu. Việc nắm bắt được những tác động của chúng đến hành vi người
tiêu dùng chắc chắn giúp cho các nhà quản lý hiểu biết tốt hơn hậu quả của những hành động của họ.
Như vậy, chúng ta có thể tìm ra bằng chứng thuộc “thế giới hiện thực” về tính hiệu quả của
những chiến lược này hay không? Câu trả lời là có. Nhiều bằng chứng thuyết phục đã chỉ ra rằng việc
xúc tiến thương mại làm tăng những độ co giãn theo giá của người tiêu dùng. Những nghiên cứu này
cũng chỉ ra sự thay đổi về các độ co giãn biến động theo thời gian và người tiêu dùng. Sự trung thành về
thương hiệu lại bảo vệ ngược lại với xúc tiến thương mại. Các chiến lược xúc tiến thương mại có ít tác
động đến độ co giãn của những người trung thành về thương hiệu so với những người không trung
thành. Và, xúc tiến thương mại được đặc trưng như là quá trình phân rã theo thời gian. Sự thay đổi trong
ngắn hạn là lớn hơn, nếu như khách hàng làm việc với một mức chiết khấu cao. Hoặc, họ có thể có trí
nhớ rất ngắn. Giống như chú chó của Pavlov, chúng có phản ứng với việc xúc tiến thương mại nhưng
chỉ khi được nhắc nhở.
Báo cáo của Mela et al. về một thị trường hàng hóa chín muồi nơi mà tỉ lệ quảng cáo trên xúc
tiến hương mại dịch chuyển từ việc chi 250 triệu $ cho quảng cáo và đề nghị xúc tiến thương mại trao
chiết khấu thấp hơn 10% sang việc chi ít hơn 100 triệu $ cho quảng cáo và đề nghị trao chiết khấu lớn
hơn 25%. Họ đã tìm ra độ co giãn theo giá của những người không trung thành trung bình là gấp hai lần
so với độ co giãn theo giá của những người trung thành với thương hiệu trung bình. Lòng trung thành
được đo bằng mức độ thường xuyên của việc quay lại mua hàng. Việc giảm đi những thông điệp quảng

194
cáo, tác động đến tất cả người tiêu dùng, nhưng tác động này là lớn hơn rất nhiều đối với đám đông
không trung thành. Trên thực tế, việc giảm quảng cáo kéo theo số lượng người không trung thành lớn
hơn. Nếu không tăng cường, thì nhãn hiệu sẽ bị ăn mòn bởi giá. Hoạt động xúc tiến thương mại thường
xuyên khuyến khích những người không trung thành xem xét lại họ, vì thế độ nhạy cảm theo giá của họ
tăng lên. Tác động của việc xúc tiến thương mại đến mức độ nhạy cảm theo giá của những người không
trung thành là gấp bốn lần so với của những người trung thành.
Báo cáo của Pauwels et al. về thị trường súp và sữa chua. Họ nghiên cứu thói quen mua hàng
qua một thời kì là hai năm bằng cách phân tích việc mua hơn 690.000 hộp sữa chua và 535.000 hộp súp.
Ở trên cả hai thị trường, họ tìm thấy tác động của việc xúc tiến thương mại đến độ nhạy cảm theo giá là
lớn nhất trong vòng hai tuần sau khi công bố. Sau thời kì khởi đầu này, tác động này trở nên yếu hơn.
Tần số của việc xúc tiến thương mại cũng đổi qua các hãng, khi có lượng chiết khấu. Những phát hiện
này chỉ ra rằng xúc tiến thương mại được các nhà quản lý có thương hiệu yếu sử dụng thường xuyên
hơn.

Tóm tắt
1. Trong độc quyền, một hãng tối đa hóa lợi nhuận nếu nó đặt mức sản lượng ở điểm mà doanh thu
biên bằng chi phí biên. Điều đó không có nghĩa rằng một hãng nắm độc quyền về sản xuất một
sản phẩm phải tạo ra được lợi nhuận. Nếu nhà độc quyền không thể trang trải được chi phí biến
đổi của nó, thì giống như một hãng cạnh tranh hoàn hảo, nó sẽ bị đóng cửa sản xuất, ngay cả
trong ngắn hạn.
2. Một ngành được độc quyền nói chung đặt một mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn so
với nếu như nó cạnh tranh hoàn hảo. Hãng cạnh tranh hoàn hảo hoạt động tại điểm mà mức giá
bằng chi phí biên, trong khi nhà độc quyền hoạt động tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên
(và giá lớn hơn chi phí biên).
3. Những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng việc dặt giá bằng chi phí-cộng lãi được nhiều hãng
áp dụng. Theo tiếp cận này, hãng ước lượng chi phí trên mỗi đơn vị sản lượng của sản phẩm
(được dựa trên một mức sản lượng được giả định nào đó) và cộng thêm một phần lãi vào chi phí
mà không thể phân bổ cho bất kì một sản phẩm cụ thể nào, và để mang lại một khoản thu nhập
cho việc đầu tư của hãng. Nhìn bề ngoài, còn nghi ngờ rằng liệu tiếp cận này có thể tối đa hóa
lợi nhuận, nhưng nếu chi phí biên (không phải chi phí trung bình) thật sự được cộng thêm phần
lãi và độ lớn phần lãi được xác định (theo một cách phù hợp) bởi độ co giãn của cầu theo giá
của sản phẩm, thì việc đặt giá bằng chi phí-cộng lãi có thể dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận.
4. Các hãng nói chung đều bán nhiều hơn một loại sản phẩm. Điều quan trọng đối với các nhà
quản lí là nhận ra những mối quan hệ qua lại về cầu giữa những loại sản phẩm mà họ bán. Cũng
như vậy, các loại sản phẩm của một hãng thường có mối quan hệ qua lại trong sản xuất. Nếu hai
loại sản phẩm được sản xuất chung theo những tỉ lệ cố định, thì mức sản lượng tối đa hóa lợi
nhuận là tại điểm mà đường tổng doanh thu biên (tổng theo trục tung của các đường doanh thu
biên của các sản phẩm riêng) cắt đường chi phí biên của cả gói các sản phẩm, giả định rằng
doanh thu biên của mỗi sản phẩm là không âm.
5. Nếu hai loại sản phẩm được sản xuất chung theo những tỉ lệ biến đổi, thì người ta có thể xây
dựng các đường đẳng phí, mỗi đường trong số cho biết các kết hợp của những mức sản lượng
mà có thể được sản xuất với cùng một tổng chi phí. Cũng như vậy, các đường đồng doanh thu
có thể được xây dựng, mỗi đường trong số đó cho biết kết hợp của những mức sản lượng mà
mang lại cùng một tổng doanh thu. Với một kết hợp sản lượng là tối ưu, thì nó phải ở điểm mà
một đường đồng doanh thu tiếp xúc với một đường đẳng phí. Để xác định kết hợp sản lượng nào
là tối ưu, người ta so sánh các mức lợi nhuận ở các điểm tiếp xúc. Điểm tiếp xúc nơi có lợi
nhuận lớn nhất là kết hợp sản lượng tối ưu.

195
6. Trái với cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà tất cả các hãng bán một sản phẩm thuần nhất, những hãng
trong cạnh tranh độc quyền bán các sản phẩm có những khác biệt nhất định. Những người sản
xuất khác biệt hóa sản phẩm của họ so với sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Vì vậy, đường
cầu đối với mỗi nhà sản xuất dốc xuống về bên phải – và không nằm ngang nếu như nó là trong
cạnh tranh hoàn hảo. Mỗi hãng đặt doanh thu biên bằng với chi phí biên nếu nó tối đa hóa lợi
nhuận.
7. Những hãng cạnh tranh độc quyền sử dụng một số tiền rất lớn cho quảng cáo. Để tối đa hóa lợi
nhuận của nó, một hãng cần đặt việc quảng cáo của nó sao cho doanh thu biên từ mỗi đô la chi
thêm cho quảng cáo bằng với âm của độ co giãn của cầu theo giá của hãng đó (theo những điều
kiện đã thảo luận).
8. Việc quảng cáo về những thay đổi giá có thể làm cho độ co giãn của cầu theo giá của sản phẩm
mà giá thay đổi sẽ co giãn nhiều hơn. Sở dĩ như vậy vì quảng cáo làm cho người tiêu dùng quan
tâm nhiều hơn đến những thay đổi về giá. Việc đo lường về lòng trung thành với thương hiệu là
rất hữu ích trong những quyết định định hướng liên quan đến các hoạt động xúc tiến thương mại
nhằm tăng doanh số của những thương hiệu cụ thể.

Bài tập
1. Harry Smith chủ sở hữu một hãng sản xuất đường ray là một độc quyền không bị điều tiết. Sau
khi nghiên cứu và thử nghiệm kỹ càng, ông thấy rằng đường chi phí biên của hãng có thể được
xấp xỉ với một đường thẳng, MC = 60 + 2Q, trong đó MC là chi phí biên (tính bằng đô la), và Q
là sản lượng. Đường cầu về sản phẩm là P = 100 – Q, trong đó P là giá sản phẩm (tính bằng đô
la) và Q là sản lượng.
a. Nếu ông ta muốn tối đa hóa lợi nhuận, thì ông cần chọn mức sản lượng nào?
b. Ông ấy cần bán mức giá nào?
2. Giám đốc marketing của Công ty Wilson đã xác định rằng độ co giãn của cầu theo giá về sản
phẩm của công ty bằng -2.2. Theo những nghiên cứu mà anh ta đã tiến hành, thì mối quan hệ
giữa lượng tiền được hãng chi cho quảng cáo và doanh số bán của hãng theo bảng sau:
Chi tiêu cho quảng cáo Doanh số bán
100.000 $ 1,0 triệu $
200.000 1,3 triệu
300.000 1,5 triệu
400.000 1,6 triệu
a. Nếu Công ty Wilson chi 200.000$ cho quảng cáo, thì doanh thu biên từ một đô la tăng
thêm cho quảng cáo là gì?
b. Có phải 200.000$ là khoản tiền tối ưu đối với hãng để chi tiêu cho quảng cáo?
c. Nếu 200.000$ không phải là khoản tiền tối ưu, thì bạn có lời khuyên hãng nên chi nhiều
hơn hay ít hơn cho quảng cáo?
3. Tập đoàn Coolidge là nhà sản xuất duy nhất một loại laze cụ thể. Đường cầu về sản phẩm của
nó là
QD = 8.300 – 2,1P
và hàm tổng chi phí của nó là
TC = 2.200 + 480Q + 20Q2
trong đó P là giá (tính bằng đô la), TC là tổng chi phí (tính bằng đô la), và Q là sản lượng hàng
tháng.

196
a. Hãy đưa ra biểu thức cho đường doanh thu biên của hãng.
b. Để tối đa lợi nhuận, hãng cần sản xuất và bán bao nhiêu laze mỗi tháng?
c. Nếu số lượng này được sản xuất và bán, thì lợi nhuận hàng tháng của hãng là bao nhiêu?
4. Tập đoàn Madison, một nhà độc quyền, nhận được bản báo cáo từ một hãng tư vấn bao gồm
hàm cầu cho sản phẩm của nó là
Q = 78 – 1,1P + 2,3Y + 0,9A
trong đó Q là số đơn vị được bán, P là giá sản phẩm của nó (tính bằng đô la), Y là thu nhập trên
đầu người (tính bằng nghìn đô la), và A là chi tiêu cho quảng cáo của hãng (tính bằng nghìn đô
la). Hàm chi phí biến đổi trung bình của hãng là
AVC = 42 – 8Q + 1,5Q2
trong đó AVC là chi phí biến đổi trung bình (tính bằng đô la)
a. Người ta có thể xác định được đường chi phí biên của hãng hay không?
b. Người ta có thể xác định được đường doanh thu biên của hãng hay không?
c. Nếu thu nhập trên đầu người là 4.000$ và chi tiêu cho quảng cáo là 200.000$, thì người
ta có thể xác định được giá và sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên hay
không? Nếu có, chúng là gì?
5. Công ty Wilcox có hai nhà máy với các hàm chi phí biên như sau:
MC1 = 20 + 2Q1
MC2 = 10 + 5Q2
trong đó MC1 là chi phí biên trong nhà máy thứ nhất, MC2 là chi phí biên trong nhà máy thứ hai,
Q1 là sản lượng trong nhà máy thứ nhất, và Q2 là sản lượng trong nhà máy thứ hai.
a. Nếu công ty Wilcox cực tiểu hóa chi phí của nó và sản xuất năm đơn vị sản lượng trong
nhà máy thứ nhất, thì nó sản xuất bao nhiêu đơn vị sản lượng trong nhà máy thứ hai?
Hãy giải thích.
b. Hàm chi phí biên cho toàn công ty là gì?
c. Bạn có thể xác định từ dữ liệu trên hàm chi phí trung bình cho mỗi nhà máy hay không?
Tại sao có và tại sao không?
6. Nếu Công ty Rhine lờ đi khả năng mà những hãng khác có thể ra nhập thị trường của nó, thì nó
nên đặt mức giá là 10.000$ cho sản phẩm của nó, đó là một công cụ mạnh. Nhưng nếu nó làm
như vậy, thì những hãng khác sẽ bắt đầu ra nhập thị trường này. Trong hai năm sau, nó sẽ kiếm
được 4 triệu $ mỗi năm, nhưng trong hai năm sau đó nữa, nó sẽ kiếm được 1 triệu $ mỗi năm.
Mặt khác, nếu nó đặt mức giá 7.000$, thì nó sẽ kiếm được 2,5 triệu $ mỗi năm trong bốn năm
sau đó, vì không có hãng nhập ngành nào sẽ xuất hiện.
a. Nếu tỉ lệ lãi suất là 10%, thì Công ty Rhine nên đặt mức giá là 7.000$ hay 10.000$? Tại
sao? (Chỉ xét trong bốn năm tiếp theo)
b. Nếu tỉ lệ lãi suất là 8%, thì Công ty Rhine nên đặt mức giá là 7.000$ hay 10.000$? Tại
sao? ( Chỉ xét trong bốn năm tiếp theo).
c. Các kết quả trong phần a và b chỉ liên quan đến bốn năm tiếp theo. Các nhà quản lí của
hãng có thể mở rộng phạm vi kế hoạch như thế nào?
7. Trong các cuộc khủng hoảng và những thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người – đặc biệt là
những người gặp khó khăn trong việc vay ngân hàng – quay sang những hiệu cầm đồ để có tiền
mặt. Nhưng, ngay trong những năm phát đạt, những hiệu cầm đồ vẫn có thể sinh được rất nhiều
197
lãi. Bởi vì đồ ký gửi mà khách hàng đưa ra (như đồ trang sức, súng, hoặc ghi ta điện) là những
thứ nói chung có giá trị gấp ít nhất hai lần với số tiền được vay, nên nói chung nó có thể được
bán có lợi nhuận. Và bởi vì luật cho vay nặng lãi cho phép những mức trần lãi suất cao hơn cho
những hiệu cầm đồ so với những tổ chức cho vay khác, nên các hiệu cầm đồ thường áp những
mức lãi suất đặc biệt cao. Ví dụ, những hiệu cầm đồ của Florida áp mức lãi suất từ 20% trở lên
mỗi tháng. Theo Steven Kent, một nhà phân tích ở Goldman, Sachs, những hiệu cầm đồ tạo ra
20% lợi nhuận thô đối với những khoản vay không có khả năng thanh toán và 205% lãi suất đối
với những khoản vay được hoàn lại.
a. Cuối năm 1991, có khoảng 8.000 hiệu cầm đồ ở Mĩ, theo Văn phòng thông tin kinh
doanh Mỹ (American Business Information). Con số này cao hơn nhiều so với năm
1986, khi đó có khoảng 5.000. Thật ra, chỉ tính riêng cuối năm 1991, con số hiệu cầm đồ
đã tăng lên 1.000. Tại sao lại có sự tăng lên như vậy?
b. Trong một thành phố đặc biệt nhỏ, liệu những cửa hiệu cầm đồ có tạo ra một ngành cạnh
tranh hoàn hảo hay không? Nếu không, thì cấu trúc thị trường của ngành là gì?
c. Có những rào cản đáng kể để ra nhập ngành này hay không? (Chú ý: Một cửa hiệu cầm
đồ có thể được mở với ít hơn 125.000$, nhưng ở một số bang đã thắt chặt những yêu cầu
về cấp giấy phép cho những hiệu cầm đồ).
8. Vào năm 1996, những người nông dân sản xuất sữa đã bị thiệt hại bởi một thập kỉ giá sữa thấp,
bắt đầu giảm đàn gia súc của họ. Sau đó, Kenneth Hein, một nông dân ở Wisconsin, nói rằng
anh ta đang thu được 16$ trên 100 cân sữa, chứ không phải là 12$ như anh đã thu được trước đó.
a. Tại sao giá sữa đã tăng lên?
b. Bò sữa thường được ăn hạt ngũ cốc. Khi Hein thu được 16$ trên 100 cân sữa, anh ấy đã
trả 5$ một thùng (đơn vị đo thể tích bằng 36 lít) ngũ cốc; nhưng khi anh ấy thu được 12$
trên 100 cân sữa anh ấy đã trả 2,5$ một thùng ngũ cốc. Điều đó có nghĩa rằng Hein đã
kiếm được ít tiền hơn khi giá sữa là 16$ so với khi giá sữa là 12$ hay không?
9. Cầu về kim cương được đưa ra là
Pz = 980 – 2Qz
trong đó Qz là số lượng cầu kim cương nếu giá là Pz mỗi viên kim cương. Tổng chi phí PCz của
công ty De Beers ( một nhà độc quyền) được đưa ra là
TCz = 100 + 50Qz + 0,5Qz2
trong đó Qz là số lượng kim cương được sản xuất và được đưa vào thị trường bởi công ty De
Beers. Giả sử rằng chính phủ có thể buộc De Beers hành xử như là một hãng cạnh tranh hoàn
hảo; tức là, qua điều tiết buộc hãng này đặt giá kim cương ở chi phí biên.
a. Phúc lợi xã hội là gì khi De Beers hoạt động như một nhà độc quyền về giá duy
nhất?
b. Phúc lợi xã hội là gì khi De Beers hoạt động như một hãng cạnh tranh hoàn hảo?
c. Phúc lợi xã hội tăng bao nhiêu khi De Beers chuyển từ độc quyền sang việc cạnh
tranh?
10. Công ty Hassman sản xuất hai loại sản phẩm chung, X và Y. Đường đẳng phí tương ứng với
một tổng chi phí 500.000$ là
QX = 1.000 – 10QX – 5QX2
trong đó QY là số lượng sản phẩm Y được công ty sản xuất và QX là số lượng sản phẩm X được
sản xuất. Giá sản phẩm X gấp 50 lần giá của sản phẩm Y.

198
a. Nếu tổ hợp sản lượng tối ưu nằm trên đường đẳng phí này, thì sản lượng tối ưu của sản
phẩm X là bao nhiêu?
b. Sản lượng tối ưu của sản phẩm Y là bao nhiêu?
c. Bạn có chắc rằng sự kết hợp sản lượng tối ưu nằm trên đường đẳng phí này hay không?
Tại sao có và tại sao không?
11. Công ty McDermott ước lượng tổng chi phí trung bình của nó là 10$ mỗi đơn vị sản lượng khi
nó sản xuất 10.000 đơn vị, lượng này được xem là bằng 80% công suất. Mục tiêu của nó là kiếm
được 20% trên tổng lượng đầu tư 250.000$ của nó.
a. Nếu công ty sử dụng đặt giá bằng chi phí-cộng lãi, thì nó cần đặt mức giá nào?
b. Công ty có chắc chắn bán được 10.000 đơn vị nếu nó đặt mức giá này hay không?
c. Luận cứ ủng hộ và phản đối một chính sách đặt giá kiểu này là gì?
12. Công ty Morrison sản xuất vợt tennis, chi phí biên của một cái vợt là 20$. Do có rất nhiều hàng
hóa thay thế cho vợt của hãng, nên độ co giãn của cầu theo giá cho vợt của nó bằng khoảng -2.
Trong khoảng sản lượng có liên quan, chi phí biến đổi trung bình rất gần với chi phí biên.
a. Chủ tịch của công ty Morrison cảm thấy rằng đặt giá bằng chi phí-cộng lãi là phù hợp
với hãng của ông. Ông cộng lãi vào chi phí biến đổi trung bình bằng 100% để làm giá.
Hãy nhận xét về thủ tục này.
b. Do cạnh tranh tăng cường, nên độ co giãn của cầu theo giá cho vợt của hãng tăng lên –
3. Vị chủ tịch này tiếp tục sử dụng cùng công thức đặt giá bằng chi phí-cộng lãi như
trên. Nhận xét về sự thích hợp của nó.
13. Tập đoàn Backus sản xuất hai loại sản phẩm X và Y. Cứ với mỗi đơn vị của hàng hóa X mà
hãng sản xuất, thì nó sản xuất hai đơn vị hàng hóa Y. Hàm tổng chi phí của Backus là
TC = 500 + 3Q + 9Q2
trong đó Q là số đơn vị sản lượng (mà mỗi đơn vị bao gồm một đơn vị hàng hóa X và hai đơn vị
hàng hóa Y) và TC là tổng chi phí (tính bằng đô la). Các đường cầu về hai sản phẩm của hãng là
PX = 400 – QX
PY = 300 – 3QY
trong đó PX và QX là giá và sản lượng của sản phẩm X và PY và QY là giá và sản lượng của sản
phẩm Y.
a. Tập đoàn Backus nên sản xuất và bán bao nhiêu mỗi loại sản phẩm trong mỗi chu kỳ sản
xuất?
b. Nó nên đặt mức giá nào cho mỗi loại sản phẩm?

Phụ lục

Phân bổ sản lượng giữa các nhà máy


Nhiều hãng sở hữu và hoạt động với nhiều hơn một nhà máy. Trong phụ lục này, chúng ta chỉ ra
nhà quản lí của những hãng này cần phân bổ sản lượng giữa các nhà máy khác nhau như thế nào. Đây là
một quyết định quan trọng, và kết quả của chúng có giá trị thực tế trực tiếp rất lớn. Chúng ta xét trường
hợp của Công ty Johnson, một nhà độc quyền, nhưng các kết quả của chúng ta là có hiệu lực cho bất kì
hãng nào sử dụng sức mạnh thị trường.
Công ty Johnson, một nhà độc quyền sản xuất một kiểu dụng cụ cố định đặc biệt, hoạt động hai
nhà máy với các đường chi phí biên được cho trong cột 2 và 3 ở bảng 8.5, sản lượng được cho trong cột

199
1. Rõ ràng, nếu hãng quyết định sản xuất chỉ một đơn vị sản lượng mỗi giờ, thì họ nên sử dụng nhà máy
I, vì chi phí biên giữa 0 và 1 đơn vị sản lượng ở nhà máy I là thấp hơn so với ở nhà máy II. Vì vậy, với
hãng như là một tổng thể, chi phí biên giữa 0 và 1 đơn vị sản lượng là 10$ (chi phí biên giữa 0 và 1 đơn
vị ở nhà máy I). Tượng tự, nếu công ty quyết định sản xuất hai đơn vị sản lượng mỗi giờ, họ cũng nên
sản xuất ở nhà máy I, và chi phí biên giữa đơn vị sản lượng thứ nhất và đơn vị sản lượng thứ hai cho
toàn thể công ty là 12$ (chi phí biên giữa đơn vị thứ nhất và đơn vị thứ hai ở nhà máy I). Nếu công ty
quyết định sản xuất ba đơn vị sản lượng mỗi giờ, hai đơn vị sản lượng nên được sản xuất ở nhà máy I và
một đơn vị nên ở nhà máy II, và chi phí biên giữa đơn vị sản lượng thứ hai và thứ ba cho toàn thể công
ty là 14$ (chi phí biên giữa 0 và 1 đơn vị sản lượng cho nhà máy II). Một sự lựa chọn thay thé khác là,
cả ba có thể được sản xuất ở nhà máy I (vì chi phí biên giữa đơn vị sản lượng thứ hai và thứ ba ở nhà
máy I cũng là 14$).
Làm theo cách này, chúng ta có thể đưa ra đường chi phí biên cho toàn thể công ty, được chỉ ra
trong cột 4 của bảng 8.5. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà quản lí cần nhận thấy rằng mức sản lượng mà tại
đó doanh thu biên bằng chi phí biên của toàn công ty. Đây là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Trong
trường hợp này, đó là mức ba hoặc bốn đơn vị sản lượng mỗi giờ. Giả định rằng công ty sản xuất bốn
đơn vị một giờ. (Hãng không có sự khác biệt giữa ản xuất ba hoặc bốn đơn vị. Nếu nó sản xuất bốn đơn
vị, thì tổng doanh thu là 92.000$ (tức là, 23*4) và chi phí biến đổi cảu nó là 50.000$ (i.e. 10 + 12 + 14 +
14), mang lại lợi nhuận theo chi phí biến đổi là 42.000$. Nếu nó sản xuất ba đơn vị sản phẩm, khi đó
tổng doanh thu sẽ là 78.000$ (tức là, 26*3) và chi phí biến đổi là 36.000$ (tức là, 10 + 12 + 14), mang
lại lợi nhuận theo chi phí biến đổi là 42.000$. Vì cả hai nhà máy đều tồn tại, nên các chi phí cố định của
chúng đã phải được trả, và vì thế, không có lên quan trong ngắn hạn. Trong dài hạn (nếu cầu được dự
đoán là duy trì không đổi), thì hãng nên thoái lui đầu tư nhà máy II).
Để xác định đặt giá bao nhiêu, hãng phải xem mức giá nào tương ứng với sản lượng này trên đường cầu.
Trong trường hợp này, câu trả lời là 23$.
Tại điểm này, chúng ta đã giải quyết xong hầu hết những vấn đề của công ty Johnson, nhưng
không phải là tất cả. Căn cứ vào việc nó sẽ sản xuất bốn đơn vị sản lượng mỗi giờ, thì nó cần phân chia
sản lượng này như thế nào giữa hai nhà máy? Câu trả lời là nó cần đặt chi phí biên ở nhà máy I bằng
với chi phí biên ở nhà máy II. Bảng 8.5 cho thấy điều này có nghĩa là nhà máy I sẽ sản xuất ba đơn vị
mỗi giờ và nhà máy II sẽ sản xuất một đơn vị mỗi giờ. Giá trị chung của chi phí biên của hai nhà máy là
chi phí biên của toàn hãng: giá trị chung này phải được đặt bằng với doanh thu biên nếu hãng tối đa hóa
lợi nhuận.

Bảng 8.5: Những chi phí của công ty Johnson.

(aNhững số liệu này gắn liền với khoảng giữa sản lượng được chỉ ra và ít hơn sản lượng được chỉ ra một đơn vị).

Nhiều hãng sử dụng phương pháp này để phân bổ sản lượng giữa các nhà máy. Ví dụ, các công
ty điện lực đã phát triển những chương trình máy tính để tạo điều kiện cho công việc phân bổ tức thời
cầu về điện (hay “tải trọng”) giữa các nhà máy để phù hợp với qui tắc lí thuyết này. Những chương trình
200
như vậy cho phép người điều vận trung tâm giao tiếp liên tục với các nhà máy, để tính toán nhanh chóng
việc phân bổ tối ưu giữa các nhà máy. Kết quả là dã tiết kiệm được hàng triệu đô la.
Để minh họa rõ hơn, hãy xét Công ty Chou nó có các nhà máy ở Altoona, Pennsylvania, và ở
High Point, North Carolina. Hàm tổng chi phí cho nhà máy ở Altoona là
TCA = 5 + 9QA + QA2
trong đó TCA là tổng chi phí hàng ngày (tính bằng nghìn đô la) ở nhà máy này và QA là sản lượng của
nó (tín bằng số đơn vị mỗi ngày). Hàm tổng chi phí cho nhà máy ở High Point là
TCH = 4 + 10QH + 0,5QH2
trong đó TCH là tổng chi phí hàng ngày (tính bằng nghìn đô la) ở nhà máy này, và QH là sản lượng của
nó (tnhs bằng số đơn vị mỗi ngày).
Đường cầu của Công ty Chou là
P = 31 – Q
và tổng doanh thu của nó là
TR = PQ = (31 – Q)Q = 31Q – Q2
Do đó, đường doanh thu biên của Công ty Chou là
MR = dTR/dQ = 31 – 2Q
Chú ý rằng Q = QA + QH, P là giá, và MR là doanh thu biên (cả hai đều tính bằng nghìn đô la mỗi đơn
vị).
Để tối đa hóa lợi nhuận, thì hãng phải chọn mức giá và mức sản lượng của nó sao cho
MCA = MCH = MR (8.21)
trong đó MCA là chi phí biên (tính bằng nghìn đô la) ở nhà máy Altoona và MCH là chi phí biên (tính
bằng nghìn đô la) ở nhà máy High Point.
Chi phí biên của nhà máy Altoona là
MCA = dTCA/dQA = 9 + 2QA
Chi phí biên của nhà máy High Point là
MCH = dTCH/dQH = 10 + QH
Theo công thức 8.21, MC A phải bằng MCH. Vì vậy,
9 + 2QA = 10 + QH
hay Q H = -1 + 2QA
Cũng như vậy, do công thức 8.21 khẳng định rằng MCA phải bằng MR, nên
9 + 2QA = 31 – 2(QA + QH)
= 31 – 2(Q A – 1 + 2QA)
= 33 – 6QA
hay 8Q A = 24
Do đó, QA = 3. Và, do QH = -1 + 2QA, nên suy ra QH = 5. Hơn nữa, P = 23, bởi vì P = 31 – (QA + QH).
Tóm lại, Công ty Chou cần đặt mức giá 23.000$ mỗi đơn vị sản lượng và sản xuất ba đơn vị mỗi ngày ở
nhà máy Altoona và năm đơn vị mỗi ngày ở nhà máy High Point.

201
Chương 9
Đặt giá độc quyền tinh vi
Đường cầu thị trường là đường cầu của nhà độc quyền. Dường như nhà độc quyền với sự chế
ngự hoàn toàn trên đường cầu này sẽ đi đến một chiến lược tốt hơn so với chỉ đặt có một giá. Quả thực,
các nhà độc quyền có chiến lược như vậy. Trong khi chương 11 cho thấy mức giá duy nhất tốt nhất để
nhà độc quyền đặt giá nếu nó chỉ áp một giá, thì chương này khám phá các khả năng gia tăng lợi nhuận
nếu nhà độc quyền đặt ra nhiều loại giá, đóng gói sản phẩm của nó sao cho bán được nhiều số lượng
nhất, hay đặt giá sản phẩm nội bộ cho các bộ phận khác của cùng một hãng. Nhà độc quyền có thể
không lựa chọn bán sản phẩm của họ với nhiều loại giá bởi vì chi phí để làm như vậy lớn hơn doanh thu
phát sinh tăng thêm. Tuy nhiên, dựa trên phạm vi ảnh hưởng của việc đặt giá tinh vi do hãng tiến hành
và giả thiết của chúng ta về tính hợp lý của hãng, thì chúng ta có thể giả thiết rằng trong rất nhiều trường
hợp lợi ích kèm theo các chính sách đặt giá tinh vi đó lớn hơn chi phí.
Một hãng bán ô tô (trừ Saturn) đặt ra mục đích bán mỗi chiếc xe với giá cao nhất mà nó có thể
nhận được (với điều kiện mức giá này cao hơn mức giá đặt trước của nó). Các hãng hàng không phân
đoạn thị trường của họ và bán các chỗ ngồi như nhau với những mức giá khác nhau cực lớn phụ thuộc
vào khi nào bạn mua, liệu bạn có ở lại qua đêm thứ bảy, liệu vé có khả năng trả lại, liệu bạn có thể thay
đổi kế hoạch bay, và tương tự. Nói chung, họ chia tách hàm cầu của họ thành các hạng - đại thể là, một
hạng dành cho người bận rộn tương đối không nhạy cảm với giá và một hạng dành cho người nhàn rỗi
tương đối nhạy cảm với giá. Trường hợp hãng bán ô tô là ví dụ về phân biệt giá cấp một, khi người bán
ô tô cố gắng tận thu hết giá đặt trước của mỗi người mua. Trường hợp hãng hàng không là ví dụ về phân
biệt giá cấp ba, khi hãng cố gắng tận thu giá đặt trước “trung bình” của mỗi nhóm người mua. Mô hình
đặt giá hàng không có dàn xếp nào đó với các hãng Internet, như là Expedia, các hãng tìm cơ sở dữ liệu
về những mức giá thấp nhất. Điều này cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin hơn về phạm vi giá
vé sẵn có và tạo điều kiện cho người tiêu dùng khả năng có được một mức giá thấp hơn so với mức giá
sẵn có qua giao dịch trực tiếp với hãng hàng không.
Có một cách khác về việc thực hành phân biệt giá cấp một thông qua một biểu phí hai phần. Nhà
độc quyền buộc người tiêu dùng phải trả một “phí vào cửa” để có được quyền trả một “phí sử dụng” cho
mỗi đơn vị sản phẩm họ muốn tiêu dùng. Phí hội viên của các câu lạc bộ là phí vào cửa và “phí xanh”
để chơi một vòng gôn tại câu lạc bộ, phí vào sân để chơi một ván tennis, hay giá một bữa ăn là những
phí sử dụng. Công ty điện thoại cố định đặt ra phí cuộc gọi và phí thuê bao tháng sao cho bạn có thể vào
mạng mà vẫn độc lập với việc sử dụng hệ thống của bạn, sau đó tính phí bạn sử dụng cho mỗi đơn vị
thông tin tiêu dùng. Đó là một phương pháp tinh xảo, hiệu quả để bòn rút thặng dư tiêu dùng. Một cách
dùng biểu phí hai phần rất mới gần đây là giấy phép chỗ ngồi cá nhân cho các vé thể thao. Để mua một
vé xem một trận đấu (vé giá trận đấu là phí sử dụng), người ta phải mua một giấy phép chỗ ngồi cá nhân
(phí vào cửa). Nói chung khi đó người ta sở hữu quyền để mua vé trò chơi riêng trong một khoảng thời
gian. Phương pháp đặt giá này được sử dụng để tăng quĩ trang trải cho những sân vận động mới.
Các nhà quản lý cũng phát triển một phương pháp đặt giá gọi là đóng theo gói. Trong phương
pháp này, hãng đóng gói các sản phẩm lại với nhau mà cầu của chúng không có tương quan thuận chiều.
Nói chung, trong các tình huống đóng theo gói, chúng ta có mối tương quan ngược chiều; tức là, một số
nhóm người tiêu dùng có những giá đặt trước cao hơn cho một sản phẩm trong gói và giá đặt trước thấp
hơn cho sản phẩm khác trong gói đó, trong khi một nhóm người tiêu dùng khác lại vẫn giữ sở thích như
vậy. Bằng việc đóng theo gói các sản phẩm lại với nhau, hãng (trong điều kiện nhất định) có thể tạo ra
lợi nhuận lớn hơn so với việc bán các sản phẩm tách rời. Hoạt động kinh doanh của McDonald được
biết đến như là đóng theo gói hỗn hợp. Nó đưa ra các sản phẩm như nhau để bán riêng và một gói, như
đồ ăn Happy Meals từ 1 tới 8. Ngược lại, Columbia Music lại chỉ đưa ra một gói thuần tuý. Dù cho bạn
chỉ thích một hay hai bài hát của nhạc sĩ X, thì bạn vẫn phải mua cả đĩa compact chứa tám bài hát khác
bạn không thích. Họ bán sản phẩn của mình chỉ theo một gói.

202
Trong một số trường hợp, các hoạt động chuyển giao xuất hiện khi thị trường không tồn tại.
Điều này có thể xảy ra giữa hai bộ phận của một hãng, trong đó một sản phẩm cần làm đầu vào được
sản xuất trong một nhà máy phía thượng du dùng để sản xuất một sản phẩm trong một nhà máy phía hạ
du. Đặt giá chuyển giao là hậu quả từ việc tạo ra một thị trường bên trong giả cách như một thị trường
bên ngoài và cho phép có những quyết định cực đại hóa lợi nhuận tối ưu ở cả hai bộ phận của hãng. Ví
dụ, các hãng ô tô mua đầu vào từ những bộ phận sản xuất cấu kiện của họ để họ có thể sản xuất ô tô.
Khi tồn tại một thị trường bên ngoài về sản phẩm của bộ phận ở phía thượng du, thì những qui tắc về
việc xác định giá chuyển giao tối ưu sẽ khác đi, vì bây giờ bộ phận ở phía thượng du có lựa chọn về việc
bán sản phẩm ra thị trường bên ngoài và bộ phận ở phía hạ du có lựa chọn về việc mua sản phẩm ở phía
thượng du từ thị trường bên ngoài.
Chương này khám phá chi tiết những mở rộng tinh vi hơn này của việc đặt giá độc quyền. Phân
biệt giá cấp một, phân biệt giá cấp ba, và đặt giá chuyển giao bây giờ được trình bày thành những mở
rộng của qui tắc cực đại hoá lợi nhuận quen thuộc doanh thu biên bằng chi phí biên.

12.1 Động cơ để phân biệt giá


Xét hình 12.1, nó cho thấy mức giá và lượng cực đại hóa lợi nhuận đối với nhà độc quyền một
giá. Bằng việc đặt giá PM nhà độc quyền bán QM đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh khách hàng mà giá đặt
trước của anh ta là PM thì tất cả những khách hàng mua khác đều đánh giá giá trị hàng hóa này với mức
cao hơn PM, nhưng được yêu cầu thanh toán chỉ có PM cho sản phẩm đó, tức là những người thuộc vùng
AB của đường cầu. Những người tiêu dùng có thể giữ lại một lượng đáng kể thặng dự tiêu dùng - số tiền
họ sẵn sàng bỏ ra cho nhà sản xuất nhưng không được yêu cầu làm như vậy. Lượng thặng dự tiêu dùng
này là V.
Những người tiêu dùng thuộc vùng BC của đường cầu không sẵn sàng chi tiêu PM cho sản phẩm
này nhưng có giá đặt trước lớn hơn chi phí biên để sản xuất sản phẩm này và do đó biểu trưng cho
doanh số có khả năng sinh lợi nhuận tiềm năng. Doanh số này không được tạo ra bởi nhà độc quyền một
giá, người rút sản lượng xuống mức QM, trong khi doanh số có khả năng sinh lợi nhuận có thể tiếp tục
tới QC. Lượng lợi nhuận thể hiện cho doanh số tiềm năng này là X+Z.
Thay vào đó, nhà độc quyền một giá dừng lại trên một lợi nhuận W+Y gắn với chi phí biến đổi
(ở đây tổng doanh thu là PMQM = W+Y+U và chi phí biến đổi U là diện tích dưới đường chi phí biên
[như đã chỉ ra trong chương 11]).
Nếu nhà độc quyền nâng giá cao hơn PM để chiếm lấy một số thặng dư tiêu dùng trong miền V,
thì diện tích X+Z trở nên lớn hơn. Nếu nó hạ giá thấp hơn PM để chiếm lấy một số lợi nhuận tiềm năng
trong miền X+Z, thì diện tích V trở nên lớn hơn. Chúng ta biết rằng nó không thể có lợi ích bằng việc
nâng lên hay giảm xuống mức giá này vì như đã chỉ ra trong chương 11 rằng PM là mức giá cực đại hoá
lợi nhuận cho độc quyền một giá. Nếu nhà sản xuất này có ý định chiếm lấy một số (hoặc tất cả) miền V
và một số (hoặc tất cả) miền X+Z, thì nó không thể làm được điều đó với chiến lược một giá. Nó phải
nghĩ đến một chiến lược liên quan tới hai hoặc nhiều giá. Bây giờ chúng ta khám phá những chiến lược
đó nên như thế nào. Động cơ là chiếm lấy diện tích V và diện tích X+Z. Nếu lợi ích để chiếm lấy một số
(hoặc tất cả) các diện tích này lớn hơn chi phí để làm điều đó (thực hiện và giám sát việc đặt giá tinh vi
là tốn kém hơn so với đặt một giá đơn giản), thì nhà sản xuất nên tiến hành làm như vậy.

203
Nhà độc quyền một giá đặt giá tại PM sản xuất và bán QM đơn vị. Người tiêu dùng trong vùng
AB sẵn sàng trả mức giá cao hơn PM nhưng không bị yêu cầu làm như vậy. Người tiêu dùng
trong vùng BC không sẵn sàng trả mức giá cao bằng PM nhưng sẽ thanh toán mức giá cao hơn so
với chi phí mà người sản xuất bỏ ra để làm ra hàng hóa này. Cả hai tình huống đều là doanh số
có tiềm năng sinh ra lợi nhuận mà chưa khai thác.
Hình 12.1 Kết quả cực đại hóa lợi nhuận của độc quyền một giá

12.2 Phân biệt giá


Phân biệt giá xuất hiện khi cùng một sản phẩm được bán với nhiều hơn một mức giá. Ví dụ,
một hãng hàng không có thể bán vé trên một chuyến bay cụ thể với giá cao hơn đối với doanh nhân và
thấp hơn đối với sinh viên. Một đại lý ô tô có thể bán xe của cùng một hãng sản xuất và cùng chủng loại
với các mức giá rất khác nhau trong cùng một ngày cho những người mua khác nhau. Ngay cả khi các
sản phẩm này là không hoàn toàn y hệt nhau, thì việc phân biệt giá được xem là xuất hiện khi các sản
phẩm gần tương tự nhau được bán tại các mức giá với những tỉ lệ khác nhau so với chi phí biên của
chúng. Nếu một hãng bán những hộp kẹo kèm nhãn mác (chi phí nhãn mác là 2 cents) nói rằng “chất
lượng hảo hạng” trong một khu vực giàu có với giá 12$ và bán cùng những hộp kẹo đó không kèm nhãn
này trong một khu dân nghèo với giá 5$, thì đó là phân biệt giá. Sự việc thuần tuý khác nhau về giá tồn
tại giữa những sản phẩm tương tự thì chưa có bằng chứng về phân biệt giá; chỉ khi nếu các khác nhau đó
không phản ánh khác nhau về chi phí thì mới có bằng chứng về phân biệt giá.

12.2.1 Phân biệt giá cấp 1


Có ba kiểu phân biệt giá cơ bản: cấp một, cấp hai, và cấp ba. Đại lý ô tô chỉ ra phân biệt giá
cấp một, trong khi hãng hàng không và hãng bán kẹo chỉ ra phân biệt giá cấp ba. Bán điện (với những
204
khách hàng nhất định) là ví dụ về phân biệt giá cấp hai. Để kiểm tra phân biệt giá chi tiết hơn một chút,
ta có thể xử lý tất cả ba kiểu.
Xem lại hình vẽ về người cực đại hóa lợi nhuận độc quyền một giá được minh họa trong hình
12.1. Như đã nói, người tiêu dùng trên đoạn AB của đường cầu sẵn sàng trả giá cao hơn so với mức giá
độc quyền một giá PM. Người tiêu dùng trên đoạn BC của đường cầu sẵn sàng trả giá cao hơn cho hàng
hóa này so với chi phí mà người sản xuất bỏ ra để sản xuất nó, tức là chi phí biên của hãng.
Nhà độc quyền một giá tạo ra một lợi nhuận W+Y gắn với chi phí biến đổi, như chỉ ra trong
hình 12.1 và để lại thặng dư tiêu dùng V cho người tiêu dùng trên doạn AB. Nếu hãng có thể phân biệt
giá hoàn hảo (cách gọi khác của phân biệt giá cấp một), thì nó cần đặt cho mỗi người trong số những
người tiêu dùng trên đoạn AB mức giá đặt trước của họ và chiếm lấy tất cả thặng dự tiêu dùng này và
chuyển nó thành thặng dư sản xuất. Với phân biệt giá hoàn hảo trên đoạn AB, lợi nhuận gắn với chi phí
biến đổi của hãng trở thành V+W+Y.
Nhưng hãng thậm chí có thể còn làm được hơn thế. Với phân biệt giá hoàn hảo trên đoạn BC,
hãng có thể tăng thêm lợi nhuận X+Z gắn với chi phí biến đổi, do giá đặt trước của người tiêu dùng trên
đoạn BC lớn hơn chi phí tăng thêm để sản xuất các đơn vị có liên quan, Q C - QM. Vì vậy, phân biệt giá
hoàn hảo trên cả hai đoạn AB và BC, hãng đã làm tăng thêm lợi nhuận V+X+Z gắn với chi phí biến đổi.
Lượng tăng thêm này đúng bằng tất cả diện tích mà chúng ta đã thấy nhà độc quyền một giá không khai
thác được trong hình 12.1. Tiềm năng về lợi nhuận tăng thêm này làm cho các nhà quản lý có óc sáng
tạo suy nghĩ về các chiến lược đặt giá để chiếm lấy chúng.
Nếu hãng có khả năng chiếm lấy tất cả V+X+Z, thì chúng ta nói nó đang thực hiện phân biệt giá
cấp một. Về bản chất, hãng áp mức giá đặt trước cho mỗi đơn vị hàng hóa. Rõ ràng, hãng sẵn sàng làm
điều đó cho tới QC đơn vị trong hình 12.1. Doanh thu tăng thêm mà hãng kiếm được bằng việc bán thêm
một đơn vị sản phẩm bằng giá đặt trước của người tiêu dùng. Các nhà quản lý bán cho một người tiêu
dùng chừng nào giá đặt trước (mức giá mà hãng có thể áp đặt và người tiêu dùng sẵn sàng thanh toán)
lớn hơn chi phí biên của hãng để sản xuất hàng hóa đó. Về bản chất, với phân biệt giá hoàn hảo đường
cầu của hãng trở thành đường doanh thu biên của hãng. Vì vậy, hãng sẽ không bán đơn vị hàng hóa thứ
QC+1, vì chi phí biên để sản xuất nó lớn hơn doanh thu biên có thể mang lại cho hãng, hay mức giá đặt
trước của đơn vị hàng hóa thứ QC+1.
Do đó, qui tắc cực đại hoá lợi nhuận đã phát triển trong các chương 10 và 11 vẫn còn hiệu lực.
Hãng phân biệt giá hoàn hảo cực đại hoá lợi nhuận bằng việc đặt doanh thu biên của hãng (đường cầu
của hãng) bằng với chi phí biên của hãng.
Một kết quả thú vị khác của phân biệt giá hoàn hảo là nó dẫn đến cùng một mức sản lượng được
sản xuất mà nếu như nhà độc quyền bị ép buộc có hành vi vận hành giống trong một thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, tức là QC. Sự khác nhau là ở phân phối thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất trong
hình 12.1. Với đặt giá cạnh tranh hoàn hảo (PC), thặng dư tiêu dùng bằng V+W+X và thặng dư sản xuất
bằng Y+Z. Do tổng phúc lợi bằng của tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, nên phúc lợi xã hội
sẽ là từ V cho đến Z. Với phân biệt giá cấp một, thặng dư tiêu dùng bằng 0 (nó đã bị lấy hết) và thặng
dư sản xuất là từ V cho đến Z. Do đó, phúc lợi là như nhau trong cả hai cơ chế đặt giá, từ V cho đến Z,
nhưng người tiêu dùng có lợi trong canh tranh hoàn hảo và người sản xuất chiếm lấy tất cả lợi ích trong
phân biệt giá cấp một. Do sản lượng là như nhau trong mỗi kế hoạch đặt giá, nên phúc lợi xã hội là như
nhau trong mỗi kế hoạch đặt giá.
Để phân biệt giá cấp một, một hãng phải có số người mua tương đối ít và có khả năng ước lượng
được các mức giá tối đa mà họ sẵn sàng chấp nhận. Hơn nữa, các điều kiện khác phải duy trì được bàn
đến chi tiết hơn khi chúng ta xử lý phân biệt giá cấp ba. Vì những lý do đó, phương pháp đặt giá biểu
phí hai phần được bàn đến sau đây, là một cách hiện thực hóa phân biệt giá cấp một.
Ô tô đã sử dụng của Honest Sam: Ví dụ bằng số về phân biệt giá cấp một

205
Bây giờ chúng ta xem xét một ví dụ về phân biệt giá cấp một khác với đặt giá độc quyền đơn
giản. Honest Sam bán ô tô đã sử dụng. Cầu về ô tô đã sử dụng của Sam là P = 12 - Q, trong đó P là giá
tính bằng nghìn đô la và Q là số ô tô mỗi tháng.
Sam có hai cách bán ô tô. Ông đặt ra một mức giá (giống như Saturn Motor) và chỉ phải trả tiền
cho tổng giám đốc để hoàn tất giấy tờ. Tổng chi phí để bán mỗi chiếc ô tô dưới điều kiện như vậy là 2
(nghìn $), nên chi phí biên của Sam là 2 (nghìn $). Đó cũng là chi phí biến đổi trung bình để bán mỗi
chiếc ô tô của Sam. Sam có chi phí cố định là 5 (nghìn $) mỗi tháng.
Để cực đại hóa lợi nhuận với đặt giá độc quyền đơn giản đòi hỏi đặt doanh thu biên bằng chi phí
biên. Tổng doanh thu của Sam là TR = P.Q = (12-Q)Q = 12Q - Q 2 . Doanh thu biên của Sam là MR =
dTR/dQ, tức
MR = 12 – 2Q.
Đặt doanh thu biên bằng chi phí biên, có
MR = 12 – 2Q = 2 = MC
cho ta Q = 5, điều này hàm ý rằng giá ô tô là P = 12 – 5 = 7 hay 7.000$.
Tổng doanh thu mỗi tháng của Sam là 35 (hay, P.Q = 7.5 =35) (nghìn $), chi phí biến đổi 10
(hay, AVC.Q = 2.5 = 10) (nghìn $) và chi phí cố định là 5 (nghìn $), đưa đến lợi nhuận mỗi tháng là 20
(nghìn $) bằng cách đặt giá độc quyền đơn giản.
Sam cũng có thể bán ô tô theo cách cũ – khách hàng mặc cả với người bán. Sam có thể thuê một
lực lượng bán hàng thật khéo léo. Bằng cách “chit-chatting” với khách hàng, người bán hàng có thể
khéo léo ước lượng được giá một ô tô đặt trước của khách hàng.; ví dụ, người bán hàng đến gặp thẳng
và hỏi khách hàng ông ta trả bao nhiêu hoặc tinh tế hơn bằng cách hỏi “Ông làm nghề gì để kiếm sống?
Ông có muốn lái chiếc xe này về nhà tối nay hay không?” Những người bán hàng không biết cách ước
lượng tốt các mức giá đặt trước của khách hàng thường có xu hướng không được thuê lâu dài trong hoạt
động kinh doanh ô tô. Vẫn còn cần người tổng giám đốc để xử lý giấy tờ, và những người bán hàng
được trả tiền rất chặt chẽ theo hoa hồng, 1 (nghìn $) mỗi chiếc họ bán được. Với mô hình bán hàng này,
chi phí biên mỗi chiếc ô tô của Sam là 3 (nghìn $). Mô hình mặc cả này vận hành phân biệt giá cấp một.
Như đã đề cập, thực hiện phân biệt giá thường tốn kém hơn đặt một giá.
Với mô hình này, Sam bán ô tô cho tới điểm giá đặt trước bằng chi phí biên, hay
P = 12 – Q = 3 = MC hay Q = 9.
Tất cả thặng dư tiêu dùng (J trong hình 12.2) được chiếm lấy. Lợi nhuận của Sam bằng tổng
doanh thu (J+K) trử đi tổng chi phí (chi phí biến đổi K cộng với chi phí cố định). Trong trường hợp này,
tổng doanh thu bằng 67,5 (nghìn $), chi phí biến đổi bằng 27 ((AVC).(Q)=3.9)) (nghìn $), và chi phí cố
định là 5 (nghìn $), kết quả là lợi nhuận bằng 35,5 (nghìn $).
Sam thích mô hình mặc cả này hơn so với mô hình treo bảng giá độc quyền đơn giản (vì
35,5(nghìn $) >20(nghìn $)). Có thể thấy được, điều này giải thích tại sao hầu hết các đại lý ô tô không
chuyển sang mô hình treo bảng giá Saturn mà vẫn tiếp tục với phương pháp mặc cả để bán ô tô.

206
Phân biệt giá cấp một chiếm được tất cả thặng dư tiêu dùng J và chuyển nó thành thặng dư sản
xuất (lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi)
Hình 12.2 Phân biệt giá cấp 1

12.2.2 Phân biệt giá cấp 2


Phân biệt giá cấp hai mang tính chung chung nhiều hơn. Lấy trường hợp một công ty bán ga,
mỗi khách hàng của nó có đường cầu như minh họa trong hình 12.3. Công ty áp một mức giá cao, P0,
nếu người tiêu dùng mua ít hơn X đơn vị mỗi tháng. Với một lượng lớn hơn X đơn vị mỗi tháng, công
ty áp một mức giá trung bình, P1. Với những lượng mua lớn Y, công ty áp một mức giá thậm chí còn
thấp hơn nữa, P2. Vì vậy, tổng doanh thu của hãng từ mỗi người tiêu dùng là diện tích hình chữ nhật
sẫm màu, do người tiêu dùng mua X đơn vị với giá P0, (Y-X) đơn vị với giá P1, và (Z-Y) đơn vị với giá
P2.
Bằng việc đặt các mức giá khác nhau cho các lượng hàng hóa khác nhau, công ty ga này có thể
làm tăng doanh thu và lợi nhuận của nó lên đáng kể. Sau cùng, nếu nó chỉ được phép đặt một giá và
muốn bán Z đơn vị, thì nó sẽ áp mức giá P2. Khi đó, tổng doanh thu của hãng sẽ chỉ bằng hình chữ nhật
0P2EZ , nó ít hơn đáng kể so với diện tích sẫm màu trong hình 12.3. Bằng việc đặt các giá khác nhau,
hãng làm tăng lợi nhuận của nó so với cách cung ứng ở chiến lược một giá duy nhất. Tuy nhiên, lưu ý
rằng hãng cũng để lại một thặng dư tiêu dùng bằng A+B+C; tức là người tiêu dùng giữ lại được khoản
tiền mà họ sẵn sàng thanh toán cho sản phẩm này. Theo một số nhà chức trách, phân biệt giá cấp hai
đóng một vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch đặt tỉ lệ phí cho nhiều hàng hóa công cộng – khí ga,
điện, nước, và các hàng hóa khác.

207
Công ty đặt một mức giá khác nhau (P0, P1, hay P2) phụ thuộc vào người tiêu dùng mua bao
nhiêu, như vậy làm tăng tổng doanh thu và lợi nhuận của nó.
Hình 12.3 Phân biệt giá cấp hai

12.2.3 Phân biệt giá cấp ba


Bây giờ chúng ta xét đến hình thức phân biệt giá phổ biến nhất – phân biệt giá cấp ba – thật chi
tiết hơn. Để một hãng có khả năng và sẵn sàng tiến hành phân biệt giá, người mua sản phẩm của hãng
phải rơi vào các nhóm với những khác nhau đáng kể giữa các nhóm về độ co giãn của cầu theo giá đối
với sản phẩm này, và nó phải có khả năng nhận diện và phân biệt những nhóm này với một chi phí vừa
phải. Cũng như vậy, người mua phải không có khả năng chuyển sản phẩm này một cách dễ dàng từ
nhóm này sang nhóm khác, hay nói cách khác người mua không thể kiếm được tiền bằng cách mua sản
phẩm từ nhóm có giá thấp và bán nó sang nhóm có giá cao, gây khó khăn cho việc duy trì những khác
nhau về giá giữa các nhóm. Chúng ta gọi hai điều kiện này là khả năng phân đoạn và định vị thị trường.
Những khác nhau giữa các nhóm người mua về độ co giãn của cầu theo giá có thể là do những khác
nhau giữa các nhóm về mức thu nhập, sở thích, hay sự sẵn có hàng hóa thay thế. Ví dụ, độ co giãn của
cầu theo giá về các hộp kẹo đã bàn đến trước đây có thể là thấp hơn (về trị tuyệt đối) đối với nhóm
người giàu so với nhóm người nghèo.
Nếu một hãng thực hiện phân biệt giá kiểu này thì nó phải quyết định hai câu hỏi: Nó cần phân
bổ bao nhiêu sản lượng cho mỗi nhóm người mua, và nó cần đặt giá cho mỗi nhóm là bao nhiêu? Giả sử
chỉ có hai nhóm người mua. Cũng như vậy vào thời điểm này, giả sử hãng đã quyết định về tổng sản
lượng của nó; do đó, câu hỏi thực tế chỉ là việc phân bổ giữa hai nhóm này. Hãng cực đại hóa lợi nhuận
của nó bằng cách phân bổ tổng sản lượng giữa hai nhóm theo một cách mà doanh thu biên ở nhóm này
bằng doanh thu biên ở nhóm kia. Ví dụ, nếu doanh thu biên trong nhóm thứ nhất bằng 25$, và trong
nhóm thứ hai bằng 10$, thì việc phân bổ này là không tối ưu. Lợi nhuận có thể làm tăng lên bằng việc
phân bổ cho nhóm thứ hai ít đi một đơn vị sản lượng và tăng thêm một đơn vị cho nhóm thứ nhất. Chỉ
đến khi hai doanh thu biên này bằng nhau thì việc phân bổ mới tối ưu. Và, nếu các doanh thu biên trong
hai nhóm bằng nhau, thì tỉ lệ giữa giá trong nhóm thứ nhất với giá trong nhóm thứ hai bằng
P1 1  (1 /  2 )
= (12.1)
P2 1  (1 / 1 )

208
trong đó 1 là độ co giãn của cầu theo giá trong nhóm thứ nhất và  2 là độ co giãn của cầu theo giá
trong nhóm thứ hai. Vì vậy, sẽ không có phân biệt giá nếu hai độ co giãn theo giá này bằng nhau, vì
1 =  2 hàm ý rằng P1 = P2. Hơn nữa, nếu có phân biệt giá thì mức giá cao hơn sẽ ở trong nhóm có cầu
kém co giãn hơn.
Quay sang trường hợp hiện thực hơn trong đó hãng cũng phải quyết định tổng sản lượng của nó,
rõ ràng là hãng phải xem tới chi phí của nó cũng như cầu trong hai nhóm. Cụ thể, hãng chọn sản lượng
mà chi phí biên của toàn bộ sản lượng bằng với giá trị chung về doanh thu biên trong hai nhóm. Lợi
nhuận của hãng (π) là
π = TR1 + TR2 – TC
trong đó TR1 tổng doanh thu từ nhóm thứ 1, TR2 tổng doanh thu từ nhóm thứ 2, và TC là tổng chi phí.
Tổng chi phí là một hàm của tổng lượng hàng hóa (Q) được sản xuất và được bán, và được phân bổ Q 1
cho nhóm thứ 1 và Q2 cho nhóm thứ 2.
Nhà độc quyền có hai lựa chọn sản lượng, và do đó lợi nhuận được cực đại hóa khi ∂π/∂Q1 = 0
và ∂π/∂Q2 = 0. Lưu ý ∂π/∂Q1 = (∂TR1/∂Q1) - (∂TC/∂Q1), do (∂TR2/∂Q1) = 0 vì doanh thu ở nhóm 2 là
độc lập với doanh số ở nhóm 1. Tương tự, ∂π/∂Q2 = (∂TR2/∂Q2) - (∂TC/∂Q2), do (∂TR1/∂Q2) = 0 vì
doanh thu ở nhóm 1 là độc lập với doanh số ở nhóm 2. Hai mối quan hệ này được viết như sau

Lưu ý rằng cả ∂TC/∂Q1 và ∂TC/∂Q2 đều bằng MC vì người quản lý nhà máy chỉ biết rằng khi
sản xuất thêm một đơn vị nữa thì phải chịu chi phí tăng thêm. Công việc của phòng marketing hay
phòng bán hàng là quyết định hàng hóa được dành cho người có cầu ở nhóm 1 hay nhóm 2 thế nào.

Để cực đại hóa lợi nhuận, hãng sản xuất tổng sản lượng Q đơn vị và đặt giá P1 cho thị trường
nhóm 1 và P2 cho thị trường nhóm 2.

209
Hình 12.4 Phân biệt giá cấp ba
Các phương trình ở (12.2) khẳng định rằng, để cực đại hóa lợi nhuận, thì hãng phải đặt MR1 =
MC và MR2 = MC, hàm ý rằng MR1 = MR2 = MC. Nếu như có n nhóm người có cầu, thì qui tắc cực đại
hóa lợi nhuận sẽ là MR1 = MR2 = … = MRn = MC. Để thấy điều này trong trường hợp có 2 nhóm, hãy
xem hình 12.4, nó cho thấy D1 đường cầu trong nhóm 1; D2 đường cầu trong nhóm 2; R1 đường doanh
thu biên trong nhóm 1; R2 đường doanh thu biên trong nhóm 2; và đường chi phí biên của hãng. Đường
thể hiện tổng theo trục hoành của hai đường doanh thu biên là G. Đường này cho thấy với mỗi mức
doanh thu biên, tổng sản lượng cần thiết nếu doanh thu biên trong mỗi nhóm được duy trì ở mức này.
Mức sản lượng tối ưu được chỉ ra tại điểm đường G cắt đường chi phí biên, vì chi phí biên phải bằng giá
trị chung của doanh thu biên trong mỗi nhóm. Nếu điều này không còn đúng, thì lợi nhuận có thể được
tăng lên bằng việc mở rộng sản lượng (nếu chi phí biên nhỏ hơn doanh thu biên) hoặc giảm sản lượng
(nếu chi phí biên lớn hơn doanh thu biên). Do đó, hãng sản xuất một sản lượng Q đơn vị và bán Q 1 đơn
vị cho thị trường nhóm 1 và Q2 đơn vị cho thị trường nhóm 2. Giá P1 cho thị trường nhóm 1 và P2 cho thị
trường nhóm 2. Kết quả này cho lợi nhuận cao hơn so với việc hãng đặt cùng một giá ở cả hai thị
trường.

a) Du lịch bằng hàng không: một nghiên cứu điển hình


Có lẽ ví dụ về phân biệt giá thường được trích dẫn nhiều nhất là trường hợp vé máy bay. Hãng
hàng không thường đặt một giá vé thấp hơn cho loại vé về cơ bản là như nhau nếu nó được đặt mua
trước, khi huỷ hay thay đổi chuyến đi thì bị phạt, và nếu chuyến đi gồm cả nghỉ lại đêm thứ bảy. Ví dụ,
năm 2001 giá của một vé khứ hồi từ New York tới San Francisco trong khoảng 301 $ đến 850 $ cho
những chuyến bay khứ hồi trong những ngày tương tự.
Một lý do của những khác nhau về giá đó là độ co giãn theo giá của cầu cho các chuyến bay
công tác là rất kém co giãn so với cầu cho các chuyến bay đi nghỉ. Những người đi công tác phải gặp gỡ
khách hàng, nhà cung cấp và giao thiệp vào những thời gian cụ thể, thường là càng sớm càng tốt. Không
chú ý tới giá vé máy bay (chừng nào nó còn trong những giới hạn phải chăng), nhiều chuyến đi như vậy
là rất đáng giá. Ngược lại, những người đi nghỉ thường lên kế hoạch cho những chuyến đi của họ trước
đó, tương đối linh hoạt đối với thời gian của chuyến đi và rất nhạy cảm với những khác nhau vừa phải
về giá vé. Từ thảo luận trong mục trước, dường như là hãng hàng không, để cực đại hóa lợi nhuận, thích
đặt giá vé cao hơn cho những người đi công tác so với cho những người đi nghỉ. Và điều đó ảnh hưởng
tới sự khác nhau về giá vừa nói tới, vì người đi công tác ít có khả năng hơn so với người đi nghỉ về việc
đặt mua vé trước hay việc ở lại đêm thứ bảy và về ước muốn có khả năng thay đổi lịch bay.
Điều cũng rất đáng lưu ý là, vào cùng một thời điểm do hãng hàng không có thể giảm chi phí
của họ khi cầu có nhiều khả năng dự đoán hơn (làm cho việc lập kế hoạch về thiết bị và nhân sự tốt
hơn), nên họ có thể tiết kiệm được nếu khách hàng đặt mua vé trước. Cũng như vậy, nếu vé không thể
trả lại được, thì rõ ràng nó không thể giống như là vé có thể trả lại được, mặc dù tiền phạt liên quan tới
việc thay đổi có thể là tương đối nhỏ. Do đó, những khác nhau về giá không hoàn toàn là do phân biệt
giá, mà rất rõ ràng và đơn giản.
Trong những năm gần đây, các doanh nhân đã can thiệp bằng một mô hình kinh doanh làm giảm
bớt một số khả năng tiến hành phân biệt giá cấp ba của các hãng hàng không. Các hãng Internet như
Expedia tạo ra cơ sở dữ liệu hàng không liên tục tìm kiếm các loại giá rẻ từ A tới B. Đến lượt người tiêu
dùng cũng tìm kiếm trên Expedia (và các đối thủ cạnh tranh khác như CheapTicket hay Travelocity, để
tìm những loại vé như vậy). Các nguồn thông tin có thêm đó dẫn đến vé rẻ hơn so với việc khách hàng
chỉ giao dịch với hãng hàng không. Tuy nhiên, điều này không phải luôn xảy ra. Hơn nữa, người ta phải
mất thời gian để tìm trên các trang web. Do các hãng hàng không thay đổi giá vé liên tục, nếu các trang
web không cập nhật thường xuyên thì khách hàng không thể có vé rẻ nhất. Một nghiên cứu gần đây về
hai trang web như vậy trong vòng vài giây cho biết có sự chênh lệch tới 500 $ với giá vé rẻ nhất từ
Philadelphia tới Hyderabad, India. Người ta phải luôn thận trọng không bị ru ngủ rơi vào suy nghĩ rằng
vé họ nhìn thấy là rẻ nhất, bất chấp tên tuổi và tuyên bố quảng cáo của các trang web. Hơn nữa, do các

210
hãng hàng không đưa ra bán những chỗ ngồi đó cho các trang web, nên họ vẫn đang rơi vào kế hoạch
đặt giá chung của các hãng hàng không (tuy nhiên, kế hoạch đó có thể khác đi nếu nếu trang web không
hiện diện ở đó). Mặt khác, một số trang web như Priceline thực tế làm lợi cho các hãng hàng không.
Bằng việc nêu ra giá của bạn (chẳng hạn là X), thì bạn đã bộc lộ giá đặt trước của mình. Nếu hãng hàng
không (Priceline) đáng ra sẵn sàng bán cho bạn mức giá Y (nhỏ hơn X), thì bạn sẽ phải trả nhiều hơn
(X-Y) cho chiếc vé của bạn.

b) Phân biệt giá cấp ba: Ví dụ về ngành dược


Để minh họa phân biệt giá cấp ba có thể được sử dụng như thế nào, hãy giả sử một hãng sản
xuất một loại biệt dược ở châu Âu và Mỹ. Do những ràng buộc pháp lý, loại thuốc này không được mua
ở một nước và bán sang nước khác. Đường cầu về thuốc này ở châu Âu là:
PE = 10 - QE (12.3)
trong đó PE là giá (tính bằng đô la mỗi cân) ở châu Âu và QE là lượng (tính bằng triệu cân) được bán ở
đây. Đường cầu về thuốc này ở Mỹ là:
PU = 20 –1,5QU (12.4)
trong đó PU là giá (tính bằng đô la mỗi cân) ở Mỹ và QU là lượng (tính bằng triệu cân) được bán ở đây.
Tổng chi phí (tính bằng triệu đô la) của việc sản xuất thuốc để bán toàn cầu là
TC = 4 + 2(QE + QU) (12.5)
Tổng lợi nhuận của hãng (π) từ cả châu Âu và Mỹ là
π = PE QE + PUQU – TC
= (10 - QE)QE + (20 –1,5QU)QU – [4 + 2.(QE + QU)]
2 2
= 10QE - Q E + 20QU – 1,5 QU – 4 - 2QE -2QU
2 2
= – 4 + 8QE - Q E + 18QU – 1,5 QU (12.6)

Để cực đại hóa lợi nhuận theo QE và QU, chúng ta phải đặt ∂π/∂QE = 0 và ∂π/∂QU = 0. Vì thế,
∂π/∂QE = 8 -2QE = 0 và ∂π/∂QU = 18 – 3QU = 0.
Giải các phương trình này theo QE và QU, chúng ta tìm được 4 triệu cân thuốc cần được bán ở
châu Âu và 6 triệu cân thuốc cần được bán ở Mỹ.
Để tìm giá tối ưu ở châu Âu và Mỹ, ta thay QE = 4 và QU = 6 vào các phương trình (12.3) và
(12.4); kết quả là giá ở châu Âu là 6 $ mỗi cân và giá ở Mỹ là 11 $ mỗi cân. Thay các giá trị này của P E
và PU, cũng như QE và QU vào phương trình (12.6), ta tìm được lợi nhuận của hãng là

π = – 4 + 8*(4) - 4 2 + 18*(6) – 1,5* 6 2 = 66


hay 66 triệu $.
Tại điểm này, điều quan trọng cần lưu ý là nếu chúng ta sử dụng phương pháp đồ thị trong phần
trước để giải, ta sẽ nhận được các kết quả chính xác như vậy. Dù là sử dụng phương pháp đồ thị hay
phương pháp giải tích toán học thì đáp án là như nhau.
Sau khi đã có những kết quả này, thì điều thú vị và hữu ích là xác định xem hãng làm tăng thêm
bao nhiêu lợi nhuận do nó tiến hành phân biệt giá cấp ba. Nếu không thể phân biệt giá (chẳng hạn do
không thể phân đoạn và định vị các thị trường con), thì PE sẽ bằng PU. Gọi mức giá chung này là P, từ
phương trình (12.3) ta có QE = 10 – P và từ phương trình (12.4) ta có QU = (1/1,5)(20 – P) = (40/3) –
(2/3)P. Do đó, tổng lượng bán của hãng ở châu Âu và Mỹ kết hợp lại là
Q = QE + QU = (30/3) – (3/3)P + (40/3) –(2/3)P = (70/3) –(5/3)P
nó hàm ý rằng
211
P = 14 – 0,6Q (12.7)
với P ≤ 10 hay Q ≥ 20/3. (Với P ≥ 10 hay Q ≤ 20/3, thì P =20 – 1,5Q, vì chỉ có Mỹ mua thuốc nếu giá
lớn hơn 10$). Vì vậy, lợi nhuận của hãng là
π = PQ – TC
= (14 – 0,6Q)Q – (4+2Q)

= 14Q - 0,6 Q 2 – 4 - 2Q

= - 4 + 12Q - 0,6 Q 2 (12.8)


do Q = QE + QU.
Để cực đại hóa lợi nhuận, thì hãng chọn Q sao cho ∂π/∂Q = 0. Do đó, ∂π/∂Q = 12 - 1,2Q = 0.
Giải theo Q, ta thấy rằng nếu hãng không thực hiện phân biệt giá thì nó sản xuất tổng sản lượng là 10
triệu pound thuốc (lượng này bằng với sản lượng khi họ phân biệt giá). (Nếu các đường cầu là phi
tuyến, thì sản lượng của hãng phân biệt giá cấp ba và hãng độc quyền một giá không nhất thiết là một).
Thay Q = 10 vào các phương trình (12.7) và (12.8), thu được
P = 14 – 0,6*(10) = 8 $
π = - 4 + 12*(10) - 0,6*( 10 2 ) = 56
hay 56 triệu $. Do đó, nếu hãng không phân biệt giá, thì lợi nhuận của hãng là 56 triệu $, chứ không
phải 66 triệu $ mà nó có thể kiếm được bằng phân biệt giá.
Vì trong cả hai kế hoạch dự kiến đặt giá thì sản lượng đều là 10 triệu cân, nên tổng chi phí ở cả
hai trường hợp đều như nhau bằng 4 + 2*(10) = 24 triệu $. Như vậy, tổng doanh thu bằng 80 (= 56+24)
triệu $ khi không phân biệt giá và bằng 90 (=66+24) triệu $ khi phân biệt giá. Với không phân biệt giá
doanh thu trung bình mỗi đơn vị chỉ là 8$ (=80/10), nhưng với phân biệt giá doanh thu trung bình mỗi
đơn vị là 9$ (=90/10). Tính chất làm gia tăng lợi nhuận của phân biệt giá cấp ba là nó đẩy doanh thu
trung bình cao hơn giá trên đường cầu với một số lượng đã cho nhất định.
Nếu có thể phân đoạn và định vị được thị trường nhưng tốn kém, thì ví dụ trên cho ta biết rằng
hãng sẵn sàng thanh toán tiền cho tới mức chênh lệch lợi nhuận của hai kế hoạch dự kiến (nhưng không
nhiều hơn) để phân đoạn và định vị thị trường, tức là cho tới 10 triệu $ trong trường hợp này.
Cuối cùng, lưu ý là tại mức giá 6$ thì 4 triệu cân thuốc được bán ở châu Âu (từ QE = 10 – 6) và
tại mức giá 11$ thì 6 triệu cân thuốc được bán ở Mỹ (từ (40/3) –(2/3)*11). Cũng lưu ý là dQE/dPE = -1
và dQU/dPU = -2/3. Nhớ lại từ chương 3 là độ co giãn là η = (P/Q)(dQ/dP). Nên ηE = (6/4)*(-1) = -1,5 và
ηU = (11/6)*(-2/3) = -1,22. Như vậy, giá được tăng (từ 8$ lên 11$) đối với những người có cầu co giãn ít
hơn và được giảm (từ 8$ xuống 6$) đối với những người có cầu co giãn nhiều hơn (đúng như điều
chúng ta kỳ vọng từ phương trình (12.1)).

12.2.4 Sử dụng phiếu thưởng và chiết khấu lại để phân biệt giá
Có một cách để thực hiện chiến lược phân biệt giá là sử dụng phiếu thưởng và chiết khấu lại. Về
thực chất, các công cụ này làm giảm giá của các sản phẩm. Nhưng tại sao người quản lý lại không giảm
giá một cách đơn giản? Đầu tiên, do các phiếu thưởng được sử dụng để phân biệt giá. Không phải tất cả
người tiêu dùng sử dụng phiếu thưởng. Trong số 291,9 tỉ phiếu thưởng được phân phối ở Mỹ năm 1995,
thì chỉ có 5,8 tỉ được quay lại mua. Một phân đoạn người tiêu dùng nhất định (20 đến 30%) thường
xuyên sử dụng phiếu thưởng để mua hàng hóa và dịch vụ. Đoạn cầu này là nhạy cảm với giá nhiều hơn
và nằm trên phần co giãn hơn của đường cầu. Do đó, các nhà quản lý sử dụng phiếu thưởng và chiết
khấu lại để phân biệt giá, vì những người tiêu dùng khác (nằm trên phần kém co giãn hơn của đường
cầu) sẵn sàng trả “giá cao hơn”, tức là mua hàng hóa không cần phiếu thưởng.

212
Bằng việc ước lượng độ co giãn của cầu, các nhà quản lý có thể tính xấp xỉ các phiếu thưởng
nên trị giá bao nhiêu. Giả sử Công ty Barnegat Light Fish bán sản phẩm của nó, một thương hiệu bánh
cua đặc biệt, trong một thị trường nó ước tính tồn tại hai kiểu người tiêu dùng: một nhóm người giàu có
hơn (R) với độ co giãn cầu theo giá của bánh cua là -2 (ηR = -2) một nhóm người không giàu có (S) với
độ co giãn cầu theo giá của bánh cua là -5 (ηS = -5). Công ty Barnegat Light Fish dán niêm yết với một
giá cụ thể (P) trên sản phẩm của mình nhưng lại phát hành một phiếu thưởng X$ trên báo địa phương
cho các kiểu người tiêu dùng. Mỗi người mua đều trả giá danh nghĩa P cho mỗi đơn vị sản phẩm bánh
cua Barnegat Light theo hóa đơn bán hàng của cửa hàng, nhưng ở cuối hóa đơn bán hàng xuất hiện một
khoản tín dụng X$ cho những ai xuất trình phiếu thưởng. Như vậy, trong khi tất cả người mua trả cùng
một giá P, thì thực ra chỉ có những người không xuất trình phiếu thưởng phải trả giá P, còn người xuất
trình phiếu thưởng trả giá P-X. Các giá trị của P và X nên là bao nhiêu? Như chúng ta đã thấy, để cực
đại hóa lợi nhuận doanh thu biên trên mỗi thị trường cần phải bằng nhau, và chúng lại phải bằng chi phí
biên của Barnegat Light (MC). Do đó,
P[1+(1/ηR)] = (P-X)[1+(1/ηS)] = MC.
Giả sử chi phí biên của Barnegat Light là một hằng số bằng 2$:
P[1+(1/-2)] = P[1-(1/2)] = P/2 = 2 hay P = 4 $.
(4-X)[1+(1/-5)] = (4 – X)*0,8 = 2
hay
3,2 – 0,8X = 2, suy ra X = 1,5 $.
Như vậy, Barnegat Light cần đặt giá cho bánh cua của nó là 4 $ mỗi đơn vị và đưa ra một phiếu
thưởng trị giá 1,5 $. Nhóm giàu hơn trả 4$/đơn vị bánh cua và nhóm người không giàu có cắt phiếu
thưởng và trả (ròng) 2,5$ cho cùng một đơn vị bánh cua. Những người có cầu co giãn hơn (nhóm người
không giàu trong trường hợp này) sử dụng các phiếu thưởng và những người có cầu kém co giãn hơn
(nhóm người giàu trong trường hợp này) không sử dụng phiếu thưởng. Như vậy, bằng việc phát hành
phiếu thưởng (và cũng là chiết khấu lại) các hãng có thể phân biệt giá (và làm tăng lợi nhuận của họ).
Là bạn đọc thường xuyên của báo địa phương hay sở hữu một hộp thư điện tử bạn sẽ quen với
nhiều loại phiếu thưởng phát ra mỗi năm. Những người có cầu co giãn theo giá lớn hơn mất thời gian
phân loại tất cả phiếu thưởng và gom lại những phiếu thưởng mà họ thích sử dụng. Những người có cầu
co giãn theo giá kém hơn không quan tâm tới hoạt động như vậy để lấy 0,25 $ hay 0,5 $ mà phiếu
thưởng mang lại. “Chi phí chuyển giao” do mất thời gian phân loại và gom lại phiếu thưởng bù lại bằng
giá trị tiền của phiếu thưởng đối với những người này. Với những chiết khấu lại có giá trị nhỏ, thì chi
phí chuyển giao thậm chí còn lớn hơn - lấy mã UPC từ sản phẩm, gửi thư đi (gửi thư là chi phí của bạn)
và hóa đơn mua bằng tiền mặt, và chờ 6 tuần chỉ vì một tấm séc có giá trị rất nhỏ. Kết quả là, tỉ lệ khách
hàng đáp lại các phiếu chiết khấu lại có giá trị nhỏ là rất thấp.

12.3 Bán kèm tại IBM, Xerox, và Microsoft


Bán kèm là một phương pháp đặt giá trong đó nhà quản lý bán một sản phẩm, mà việc sử dụng
nó đòi hỏi phải tiêu dùng một sản phẩm bổ sung. Người tiêu dùng bị yêu cầu, nói chung theo hợp đồng,
mua một sản phẩm bổ sung từ chính hãng bán sản phẩm đó. Ví dụ, trong những năm 1950 người tiêu
dùng thuê mua một máy phô tô Xerox phải mua giấy Xerox, và người tiêu dùng thuê mua một máy tính
IBM phải mua bìa đục lỗ máy tính bằng giấy do IBM sản xuất. Gần đây hơn, cả Mỹ và Liên minh châu
Âu đều buộc tội Microsoft sử dụng chiến lược bán kèm để buộc người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm
hiển thị của nó (Internet Explorer) thay vì dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (Netscape Navigator).
Microsoft làm điều này bằng cách bán kèm bộ phận hiển thị với hệ điều hành Windows, sau đó sử dụng
sức mạnh thị trường của mình để buộc các nhà sản xuất máy tính cá nhân chỉ đóng gói Internet Explorer
vào sản phẩm của họ.

213
Việc thực hiện thành công một chiến lược bán kèm nói chung đòi hỏi phải sử dụng sức mạnh thị
trường. Ví dụ, IBM, Xerox và Microsoft tất cả đều có thị phần trên 85% trong các thị trường riêng của
họ. Các hãng tham gia hoạt động bán kèm vì một số lý do. Một lý do là cách để thực hiện phân biệt giá.
Bằng cách đặt giá sản phẩm bổ sung thật cao hơn chi phí của nó, thì thực tế hãng có thể thu được mức
giá cao hơn nhiều từ những người sử dụng nó thường xuyên. Ví dụ, giả sử khách hàng A sử dụng máy
in Hewlett-Packard để in 10.000 trang mỗi tháng, trong khi khách hàng B sử dụng một máy in HP để in
chỉ có 1.000 trang mỗi tháng. Thật khó cho Hewlett-Packard đặt giá cho máy in của nó để có được
doanh thu nhiều hơn từ khách hàng A, người sử dụng nhiều hơn, so với khách hàng B. Nhưng, nếu HP
có thể gắn việc bán cuộn lô mực in với việc bán máy in của nó, thì nó có thể thu được lợi nhuận nhiều
hơn từ khách hàng A so với khách hàng B vì nó bán được lô mực in nhiều hơn.
Một thông báo năm 2003 từ văn phòng Kho bạc cảnh báơ các nhà bán buôn rượu rằng họ không
thể sử dụng việc bán kèm khi bán rượu cho những người bán lẻ. Một số ví dụ về hoạt động thực tế được
cho là bất hợp pháp gồm có
 Yêu cầu người bán lẻ phải mua một thùng rượu mạnh cất bình thường để mua rượu mạnh chứa
trong một container đặc biệt dùng cho ngày lễ.
 Yêu cầu người bán lẻ phải mua 10 thùng rượu vang Chardonnay để mua 10 thùng rượu vang
Merlot.
 Yêu cầu người bán lẻ phải mua một gói 2 chai rượu vang Merlot và Chardonnay để mua cả
thùng rượu vang Merlot.
Một nguyên nhân nữa khiến các hãng sử dụng chiến lược này là để duy trì vị trí độc quyền của
họ. Ví dụ, Microsoft đã chiếm giữ một thị phần trên 90% về hệ điều hành máy tính cá nhân từ năm
1991. Ngay cả khi một đối thủ tầm cỡ IBM bị buộc phải rút lui nhanh chóng khỏi thị trường sau khi tiêu
tốn hàng trăm triệu đô la cho hệ điều hành OS/2. Netscape là một mối lo lắng cho Microsoft vì sản
phẩm của nó đe dọa làm giảm đi nhiều chương trình ứng dụng viết cho Windows. Nên Microsoft muốn
loại bỏ sản phẩm của Netscape. Khi được hỏi câu hỏi sau đây của một luật sư thuộc chính phủ, một lãnh
đạo của Microsoft đã đồng ý với đánh giá của luật sư:
Tất cả những gì tôi đang cố gắng để thiết lập chính là những lý do cho việc đóng gói hiển thị
Internet với Windows này vì bạn tin rằng nếu khách hàng có một lựa chọn về hai hiển thị cùng
tồn tại, thì người sử dụng trong hầu hết hoặc đa số các trường hợp sẽ chọn Netscape cũng với
những lý do mà bạn đã nhận ra, đúng như như vậy không?
Lòng tin đó đã được nói lại trong một bức thư điện tử nội bộ của Microsoft trình ra tòa:
Dường như sẽ rất khó để làm tăng thị phần hiển thị cho phẩm chất của một mình Internet
Explorer. Điều quan trọng hơn để làm đòn bẩy cho tài sản hệ điều hành là làm cho mọi người
lựa chọn Explorer thay vì lựa chọn Navigator.
Hơn nữa, các nhà quản lý sử dụng một chiến lược bán kèm để đảm bảo rằng sản phẩm của hãng
vận hành đúng đắn và thương hiệu của nó được bảo vệ. Để làm như vậy, hãng nhất quyết đòi người tiêu
dùng sử dụng sản phẩm bổ sung của nó. Ví dụ, Tập đoàn Jerrold Electronics lắp đặt các hệ thống ăng
ten cho cộng đồng đã yêu cầu người tiêu dùng chấp nhận một hợp đồng bảo hành 5 năm để tránh bị gãy
do hoạt động dịch vụ về thiết bị của nó không ổn. Và những người có quyền kinh doanh của McDonald
đã phải mua vật liệu và đồ ăn của họ từ McDonald sao cho bánh kẹp thịt là chuẩn hóa và tên thương
hiệu của công ty không bị lu mờ. Sự thực, công ty McDonald đang bảo vệ giá trị quyền kinh doanh của
tất cả những người có quyền kinh doanh bằng việc xúc tiến một chính sách về “bạn biết chính xác cái gì
để chờ đợi” tại mỗi của hàng của McDonald.

12.4 Biểu giá hai phần


Một biểu giá hai phần là một cách thức để tiến hành phân biệt giá cấp một. Bí mật này là việc
áp đặt các mức giá bội cho người tiêu dùng để cho phép người tiêu dùng mua, tiêu dùng và sử dụng sản
214
phẩm. Ví dụ điển hình là một câu lạc bộ thể thao ngoài trời (thực tế nó tiến hành một biểu giá ba phần).
Trước khi bạn có thể chơi một vòng đánh gôn, thì bạn phải được chấp thuận là thành viên câu lạc bộ.
Điều này làm bạn phải nộp hội phí một lần ban đầu, sau đó là hội phí hàng năm. Cả hai khoản thanh
toán này được thực hiện trước khi bạn có thể chơi và độc lập với việc số vòng bạn chơi. (Thực ra, bạn
có thể không bao giờ chơi. Bạn có thể tham gia chỉ là để đánh bóng hình ảnh của bạn - một người lấy lại
uy danh!). Trong nghĩa này, phí ban đầu và phí hàng năm giống như chi phí cố định mà hãng đối mặt.
Nhưng, bạn lại muốn chơi một vòng gôn sau khi đã được chọn là một thành viên (tức là, đã được chọn
và đã trả hội phí ban đầu), thì bạn phải trả phí sân bãi để chơi một vòng gôn (tức là, sử dụng dịch vụ câu
lạc bộ cung cấp như một phí sử dụng). Trong nghĩa này, phí sân bãi tương tự như chi phí biến đổi mà
hãng đối mặt. Câu lạc bộ ăn uống, câu lạc bộ quần vợt, câu lạc bộ sức khoẻ, và công viên giải trí tất cả
đều thực hiện những chính sách đặt giá tương tự. Trong nhiều công viên giải trí, một phí (phí vào cửa)
làm cho bạn vào được bên trong công viên, trong khi phí để cưỡi ngựa (phí sử dụng) lại bằng 0 cho
nhiều vòng cưỡi (bên cạnh giá trị thời gian xếp hàng chờ đợi để cưỡi ngựa của bạn, nhưng một số ngựa
(mới nhất, nổi tiếng nhất) thường yêu cầu một phí tăng thêm cho mỗi vòng cưỡi. Nhiều doanh nghiệp
bên cạnh thị trường nghỉ ngơi thì cũng sử dụng kiểu đặt giá này. Câu lạc bộ Walmart Sam là một ví dụ.
Sau khi bạn trả phí hội viên, bạn được vào cửa hàng của câu lạc bộ Sam nơi bạn trả tiền riêng cho mỗi
khoản mục hàng hóa bạn mua. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet thực hiện kiểu đặt giá như vậy. Với
một phí cố định hàng tháng (phí vào cửa), bạn được vào Internet. Sau đó, bạn trả tiền cho mỗi phút
online (phí sử dụng). Trong nhiều trường hợp phí sử dụng có thể bằng 0 cho X phút ban đầu, nhưng sau
X phút đó chấm dứt, lại bị đặt phí theo mỗi phút. Ở một số nơi, như Pháp thì phí nối mạng X bằng 0; tức
là, bạn trả cho mỗi phút sử dụng. Hầu hết các kế hoạch điện thoại không dây cũng như điện thoại cố
định cũng đặt giá kiểu này.
Chúng ta bắt đầu với trường hợp đơn giản nhất để minh họa nguyên lý này. Giả sử rằng tất cả
những người có cầu về một dịch vụ là vô tính hoàn toàn; tức là mỗi người có đường cầu như nhau về
dịch vụ đó. Giả sử đường cầu là tuyến tính có dạng P = a – bQ, trong đó P là giá mỗi đơn vị và Q lượng
cầu tại giá P. Thêm nữa, ta giả sử hãng sản xuất có chi phí biên bằng hằng số (bằng chi phí biến đổi).

215
Biểu giá hai phần tối ưu khi tất cả những người có cầu giống nhau như đúc gồm một phí sử
dụng bằng chi phí biên (P*=MC) và một phí vào cửa bằng thặng dư tiêu dùng có được từ một
phí sử dụng như vậy (tức A*).
Hình 12.5 Biểu giá hai phần khi tất cả người có cầu là như nhau
Để cực đại hóa lợi nhuận, thì biểu giá hai phần đặt chi phí biên như là phí sử dụng và thặng dư
tiêu dùng như là phí vào cửa. Hãy xét tình huống trong hình 12.5. Phí sử dụng (P*) bằng MC. Tại mức
phí sử dụng này người có cầu muốn tiêu dùng Q* đơn vị. Thặng dư tiêu dùng là A* và đó là mức phí
vào cửa tối ưu. Lưu ý rằng phí sử dụng trang trải chi phí biến đổi phục vụ người tiêu dùng của hãng (do
MC=AVC) và (AVC).Q* =VC), và lợi nhuận của hãng gắn với chi phí biến đổi để phục vụ người tiêu
dùng này là A* + P*.Q* - (AVC).Q* = A* (do AVC = P*). Nhân A* với số người tiêu dùng trừ đi chi
phí cố định của hãng cho ta lợi nhuận của hãng.
Lưu ý những gì hãng này làm là giống như người phân biệt giá cấp một tiến hành; tức là, nó
chiếm lấy tất cả thặng dự tiêu dùng (như là phí vào cửa) và chuyển thành thặng dư sản xuất (lợi nhuận
gắn với chi phí biến đổi). Nó sản xuất mức sản lượng tại điểm giá bằng chi phí biên.
Biểu giá hai phần đơn giản hơn cho nhà quản trị so với phân biệt giá cấp một vì hãng không cần
phải đặt các mức giá riêng khác nhau cho mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu dùng. Do việc ước lượng hàm
cầu (và do đó cả thặng dự tiêu dùng) là rất khó, nên những gì nhiều hãng đã làm là đưa ra nhiều biểu giá
hai phần khác nhau và để cho những người có cầu tự lựa chọn theo các kế hoạch khác nhau, làm bộ lộ
các đường cầu của họ trông như thế nào. Xem hộp công cụ về Các khái niệm trong bối cảnh về công ty
điện thoại cố định (Verizon) sau đây trong chương này và các biểu giá hai phần khác nhau của nó.

12.4.1 Ví dụ bằng số của một biểu giá hai phần: Các ngành C-Pal
Ví dụ này trình bày biểu giá hai phần. Các ngành C-Pal đối diện với 100 cá nhân giống nhau,
mỗi người có đường cầu là P=10-Q. C-Pal có một chi phí biên không đổi bằng 4 $ mỗi đơn vị được sản
xuất và một chi phí cố định 500 $. Tình huống của C-Pal được vẽ trong hình 12.6.
C-Pal áp mức phí sử dụng là 4 $ (=MC) cho mỗi hàng hóa một người tiêu dùng mua. Người tiêu
dùng mua 6 hàng hóa (vì đường cầu có thể viết là Q = 10 – P =10 -4 = 6.) Tổng doanh thu của C-Pal từ
phí sử dụng của một người tiêu dùng là P*.Q* = (4$).(6) = 24 $ và chi phí biến đổi của C-Pal để phục
vụ một người tiêu dùng là (AVC).Q*= (4$).(6) = 24 $. Thặng dư tiêu dùng khi có 6 hàng hóa được cầu
với giá 4 $ đối với một người tiêu dùng là 0,5.(10-4).6 = 18 $ và C-Pal đặt nó là giá vào cửa. Tổng
doanh thu của C-Pal từ một người tiêu dùng là 24 $ + 18 $ = 42 $ và chi phí biến đổi của C-Pal để phục
vụ người tiêu dùng này là 24 $, mang lại cho C-Pal một lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi từ phục vụ
người tiêu dùng này là 42 $ - 24 $ = 18$, đây là thặng dư tiêu dùng lấy được từ người tiêu dùng và
chuyển sang thặng dư sản xuất. Do có 100 người giống y hệt nhau, nên tổng lợi nhuận gắn với chi phí
biến đổi của C-Pal là 100.(18 $) = 1.800 $. Lợi nhuận của C-Pal bằng lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi
trừ đi chi phí cố định, hay 1.800$ - 500$ = 1.300 $.
Một điểm gây nhầm lẫn với biểu giá hai phần là điều gì xảy ra khi một người có cầu quan niệm
biểu giá hai phần như biểu giá một phần? Hãy xét một trong những khách hàng của C-Pal. Ông ta trả
(tính trung bình ) là 7 $ cho mỗi hàng hóa ông ta tiêu dùng, tức là 4$ cho phí sử dụng và 3$ (=18$/6)
cho phí vào cửa. Nhưng nếu C-Pal chỉ đặt ra cùng một mức giá cho mỗi hàng hóa bán ra là 7$, thì khách
hàng của nó chỉ mua được 3 đơn vị (Q=10-7=3). Đường cầu cá nhân đã đưa ra từ chương 4 cho thấy
lượng tiền người tiêu dùng trả cho mỗi đơn vị. Thực ra, nếu khách hàng của C-Pal đối mặt với một mức
giá 7$, thì họ chỉ mua 3 đơn vị. Nhưng đây không phải là thỏa thuận được đưa ra với họ. Cách duy nhất
mà họ có thể mua hàng hóa là trả tiền phí vào cửa 18$ để có đặc quyền mua mỗi đơn vị hàng hóa mà họ
chọn với giá 4 $. Họ chọn để mua 6 đơn vị, vì lợi ích để làm như vậy đúng bằng chi phí làm việc đó.
Điều đó giải thích tại sao biểu giá hai phần là rất thông minh. Nó rút ra tất cả thặng dư tiêu dùng từ
người tiêu dùng (điều mà một giá duy nhất không thể làm được).

216
Biểu giá hai phần tối ưu của C-Pal đòi hỏi đặt một phí sử dụng 4 $ (=MC) với mỗi hàng hóa tiêu
dùng và một phí vào cửa 18$.
Hình 12.6 Ví dụ về biểu giá hai phần: Các ngành C-Pal

12.4.2 Biểu giá hai phần với chi phí biên tăng dần
Điều gì xảy ra với tình huống đầu tiên nhưng chi phí biên dốc dần lên chứ không bằng hằng số?
Qui tắc tối ưu vẫn như vậy: đặt một mức phí sử dụng bằng với chi phí biên và một mức phí vào cửa
bằng với thặng dư tiêu dùng thu được. Chỉ có sự khác biệt ở đây là bây giờ hãng tạo ra được một lợi
nhuận từ phí sử dụng (xem diện tích X*) cũng như từ phí vào cửa như trong hình 12.7.
Đặt một phí sử dụng P* dẫn đến bán được Q* cho người tiêu dùng. Điều này mang lại doanh thu
P*.Q* = X* + Y* từ phí sử dụng. Chi phí biến đổi của hãng để phục vụ Q* đơn vị cho người tiêu dùng
là diện tích dưới đường chi phí biên (Y*). Vì vậy, doanh thu từ phí sử dụng lớn hơn lượng trang trải cho
chi phí biến đổi để phục vụ khách hàng, và hãng thu được một lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi. Phí
vào cửa bằng thặng dư tiêu dùng thu được từ việc đặt phí sử dụng P* (tức A*). Do đó, lợi nhuận gắn với
chi phí biến đổi phục vụ khách hàng này bằng A*+X*.

12.4.3 Biểu giá hai phần với các đường cầu khác nhau
Điều không thực tế là giả sử mỗi người có cầu như nhau. Hãy xét trường hợp khi tồn tại một
người có cầu mạnh (người có lượng cầu lớn tại bất cứ mức giá nào) và một người có cầu yếu. Trường
hợp này thể hiện hai khả năng. Nếu người có cầu mạnh lại mạnh hơn rất nhiều so với người có cầu yếu,
thì có thể sinh ra nhiều lợi nhuận hơn bằng việc đặt một phí sử dụng bằng với chi phí biên và một mức
phí vào cửa bằng với thặng dư tiêu dùng thu được từ người có cầu mạnh. Khả năng này loại người có
cầu yếu ra khỏi thị trường. (Thặng dư tiêu dùng của người có cầu yếu nhỏ hơn thặng dư tiêu dùng của
người có cầu mạnh, và đến mức người có cầu yếu không thể kiếm được tiền để thanh toán phí vào cửa.
Lưu ý rằng, việc loại những người có cầu khỏi thị trường không phải là không bình thường. Trong một
kịch bản đặt một giá, mỗi người tiêu dùng mà giá đặt trước của anh ta thấp hơn mức giá đặt ra trong thị
trường thì không thể tham gia thị trường này.) Khả năng nữa là người có cầu mạnh nhưng không mạnh
hơn nhiều so với người có cầu yếu. Khi đó, phí sử dụng được đặt cao hơn chi phí biên và phí vào cửa

217
được đặt bằng với thặng dư tiêu dùng thu được từ người có cầu yếu. Cả hai kiểu người tiêu dùng này
đều tham gia thị trường. Tình huống này được minh họa trong hình 12.8.

Biểu giá hai phần tối ưu là đặt một mức phí sử P* dụng bằng với chi phí biên và một mức phí
vào cửa bằng với thặng dư tiêu dùng thu được (A*). Lợi nhuận của hãng gắn với chi phí biến
đổi bây giờ bằng A*+X*, khi doanh thu từ sử dụng của hãng bây giờ lớn hơn chi phí biến đổi
(Y*).
Hình 12.7 Biểu giá hai phần khi chi phí biên tăng dần
Nếu hãng loại người có cầu yếu, thì nó đặt phí sử dụng bằng với chi phí biên (=AVC) và mức
phí vào cửa bằng với thặng dư tiêu dùng thu được từ người có cầu mạnh. Doanh thu từ phí sử dụng này
bằng chi phí biến đổi phải chịu để phục vụ khách hàng đó. Lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi của hãng
là phí vào cửa (diện tích từ A* cho đến F). Nếu hãng đưa vào cả người có cầu yếu, thì nó phải chọn mức
phí sử dụng P*, mức làm cực đại hóa diện tích 2A*+2C+D+E. Một khi P* được chọn, thì xác định được
thặng dư tiêu dùng A*. Do cả hai người có cầu sẵn sàng thanh toán A*, nên hãng nhận được 2A* trong
doanh thu. Doanh thu từ các phí sử dụng lớn hơn lượng tiền trang trải cho chi phí biến đổi của hãng để
phục vụ người tiêu dùng. Với mức phí sử dụng P*, người có cầu yếu muốn mua QW đơn vị hàng hóa và
người có cầu mạnh muốn mua QS đơn vị hàng hóa. Diện tích C thể hiện lợi nhuận gắn với chi phí biến
đổi mà hãng hiện thực hóa doanh thu từ phí sử dụng của người có cầu yếu, và diện tích C+D+E thể hiện
lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi mà hãng hiện thực hóa doanh thu từ người có cầu mạnh. Vì vậy, tổng
lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi là 2A*+2C+D+E từ dịch vụ cả hai kiểu cầu. Nếu 2A*+2C+D+E lớn
hơn diện tích từ A* cho đến F, thì phục vụ cả hai người có cầu tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Nếu ngược
lại, thì chỉ có người có cầu mạnh được phục vụ.

218
Phí sử dụng cần đặt bằng chi phí biên và phí vào cửa bằng thặng dư tiêu dùng thu được từ người
có cầu mạnh (diện tích từ A* cho đến F) nếu diện tích từ A* cho đến F lớn hơn 2A*+2C+D+E.
Phí sử dụng cần đặt bằng P* (>MC) và phí vào cửa bằng thặng dư tiêu dùng thu được từ người
có cầu yếu (A*) nếu 2A*+2C+D+E lớn hơn diện tích từ A* cho đến F.
Hình 12.8 Biểu giá hai phần tối ưu với hai kiểu cầu

12.4.4 Biểu giá hai phần với các cầu khác nhau: ví dụ bằng số
Công ty Bruger có một người có cầu mạnh (với đường cầu PS=8-QS) và một người có cầu yếu
(với đường cầu PW=6-QW). Nó có một chi phí biên không đổi bằng 2 $. Nó muốn xem xét một biểu giá
hai phần và mời tư vấn để đưa ra một số đề xuất về đặt giá. Một đề xuất nhà tư vấn đưa ra là đặt một phí
sử dụng 2 $ (chi phí biên của hãng) và một phí vào cửa bằng thặng dư tiêu dùng thu được từ người có
cầu mạnh. Do đường cầu mạnh có thể viết là QS=8-PS, nếu phí sử dụng là 2 $ thì người có cầu mạnh
mua 6 đơn vị. Thặng dư tiêu dùng thu được là 0,5.(8-2).6 = 18 $. Nhà tư vấn đề nghị đó là phí vào cửa.
Theo đề nghị này, hãng nhận được lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi là 18 $. Một khả năng khác được
xét tới là đặt một phí sử dụng 2 $ và một phí vào cửa bằng thặng dư tiêu dùng thu được từ người có cầu
yếu. Do đường cầu yếu có thể viết là QW=6-PW, nếu phí sử dụng là 2 $ thì người có cầu yếu mua 4 đơn
vị. Thặng dư tiêu dùng thu được từ người có cầu yếu là 0,5.(6-2).4 = 8 $. Nếu khoản này được đặt là phí
vào cửa, thì cả hai kiểu cầu đều trả cho nó, và lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi của hãng là 16 $.
Nhà tư vấn sau đó xét đến một phí sử dụng lớn hơn chi phí biên và một phí vào cửa bằng thặng
dư tiêu dùng thu được từ người có cầu yếu. Nhà tư vấn xác định P* đó (>MC) như thế nào? Nếu phí sử
dụng là P*, thì khi đó người có cầu mạnh mua QS=8-P* đơn vị và người có cầu yếu mua QW=6-P* đơn
vị. Do P*>MC=AVC, nên hãng tạo ra một lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi là (P*-2) từ mỗi đơn vị nó
219
bán (và nó bán 8-P*+6-P* = 14-2P* đơn vị). Lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi từ phí sử dụng bằng
(P*-2).(14-2P*) = -2 P *2 + 18P* -28. Với 6-P* đơn vị được bán trên thị trường yếu, thặng dư tiêu dùng
thu được từ thị trường yếu là 0,5.(6-P*).(6-P*) = 18 – 6P* + 0,5 P *2 . Đây là phí vào cửa, và do cả hai
người có cầu đều trả phí này, nên lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi từ phí vào cửa là 36 – 12P* + P *2 .
Do đó, tổng lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi sẽ là
VCπ = -2 P *2 + 18P* -28 + 36 – 12P* + P *2 = - P *2 + 6P* + 8 (12.9)
Lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi cực đại hóa khi dVCπ/dP* = 0. Do đó,
dVCπ/dP* = 0 = – 2P* + 6
hay P* = 3 $.
Thay P* = 3 $ vào phương trình (12.9) ta được
VCπ = - 3 2 + 6*3 + 8 = 17 $.
Vì vậy, lợi nhuận lớn nhất gắn với chi phí biến đổi trong 3 khả năng đã xem xét là chỉ phục vụ
người có cầu mạnh và thu được lợi nhuận gắn với chi phí biến đổi là 18 $.
Nhà tư vấn đưa ra một đề xuất cuối cùng. Giả sử hãng kết hợp cả khái niệm phân biệt giá với
biểu giá hai phần. Chúng ta đã thấy ở trên, thặng dư tiêu dùng của người có cầu yếu khi phí sử dụng
bằng chi phí biên (=2 $) là 8 $, và thặng dư tiêu dùng của người có cầu mạnh khi phí sử dụng bằng chi
phí biên là 18 $. Do đó, nhà tư vấn kiến nghị phí sử dụng đặt bằng chi phí biên, người có cầu yếu đặt giá
vào cửa là 8$, và người có cầu mạnh đặt giá vào cửa là 18$. Đề xuất này mang lại cho hãng một lợi
nhuận gắn với chi phí biến đổi là 26 $. Phân biệt giá không thực thi trên phí sử dụng nhưng lại thực thi
trên giá vào cửa.
Hãy suy nghĩ về chính sách đặt giá cuối cùng này rất thực trong thực tế. Các câu lạc bộ có đủ
các loại thành viên, các thành viên hiệp hội, các thành viên trẻ tuổi, và các kiểu tương tự. Mỗi người đều
có một sự bắt đầu khác nhau và cấu trúc hội phí khác nhau. Thường thường, có một số hạn chế về việc
sử dụng (không phải tất cả các thành viên có thể chơi gôn vào chiều thứ tư, khi các bác sĩ chơi). Nhưng,
liệu bạn có thể thấy được động cơ đằng sau những nhóm thành viên khác nhau này hay không?

12.6 Đặt giá vào lúc cao điểm


Cầu về hàng hóa và có thể thay đổi theo thời gian trong ngày (chẳng hạn, cầu về các dịch vụ
đường cao tốc và quá cảnh lớn nhất vào các giờ cao điểm buổi sáng và buổi tối, thấp hơn trong giữa
ngày, và thấp hơn nữa vào nửa đêm), theo thời gian trong tuần (chẳng hạn, các con đường đến các nhà
nghỉ du lịch có khả năng có cầu lớn hơn vào cuối tuần so với trong tuần), hay theo năm (chẳng hạn, các
khách sạn bãi biển Miami Beach có cầu lớn hơn vào tháng 2 trời lạnh ở phía bắc nước Mỹ so với mùa
hè trời ấm ở mọi nơi, và cầu về điện cao hơn trong mùa hè do điều hoà không khí và trong mùa đông do
sưởi ấm và ít ánh sáng ban ngày hơn so với trong mùa xuân và mùa thu.)
Do những khác nhau tạm thời đó về cầu đi đôi với công suất một nhà máy không thay đổi theo
chu kỳ của cầu, nên các hãng bị đối mặt với các điều kiện cầu đó (nhiều lần) đặt ra các giá khác nhau
vào lúc cao điểm (các giá cao = PP) và vào lúc thấp điểm (các giá thấp = PT). Qui tắc họ tuân theo là
doanh thu biên bằng chi phí biên. Các đường doanh thu biên khác nhau vì các đường cầu khác nhau
giữa lúc cao điểm và lúc thấp điểm. Chi phí biên thường rất cao vào lúc cao điểm, khi các nhà cung ứng
phải vận hành bằng hoặc gần hết công suất, và rất thấp vào lúc thấp điểm, khi có rất nhiều công suất
thừa. Lưu ý rằng điều này không giống với phân biệt giá cấp ba. Cả phân biệt giá cấp ba và các tình
huống cao điểm-thấp điểm đều có các đường doanh thu biên tách biệt cho mỗi nhóm cầu, nhưng trong
trường hợp phân biệt giá cấp 3, các nhóm cầu chia nhau cùng công suất của nhà cung ứng vào cùng thời
điểm. Do đó, chi phí biên trong phân biệt giá cấp ba là một hàm của Q1+Q2; tức là, hai đường cầu là độc
lập theo cách mà chúng ảnh hưởng đến chi phí biên. Nhưng, trong trường hợp cầu theo thời gian, những
người có cầu sử dụng cùng công suất nhưng tại các thời điểm khác nhau. Do đó, có các mô hình chi phí
220
biên tách biệt theo Q1 và Q2; tức là các đường cầu là độc lập với sự ảnh hưởng của chúng tới chi phí
biên. Phương án tối ưu cho phân biệt giá cấp ba là MR1(Q1) = MR2(Q2) = MC(Q1 + Q2), trong khi
phương án tối ưu cho đặt giá cao điểm-thấp điểm là MR1(Q1) = MC1(Q1) và MR2(Q2) = MC2(Q2). Các
điều kiện này được minh họa trong hình 12.16.

Hình 12.16 Xác định giá cao điểm và giá thấp điểm
Trong hộp công cụ Khái niệm trong bối cảnh đề cập tới cầu về điện vào lúc cao điểm và lúc thấp
điểm. Hãy xét tình huống trên các đường quốc lộ. Viện vận tải Texas báo cáo rằng người Mỹ phải chịu
3,6 triệu giờ chờ đợi trên các tuyến đường ùn tắc giao thông trong 75 vùng đô thị lớn nhất của Mỹ trong
năm 2000. Điều này chỉ ra sự ùn tắc ô tô nghiêm trọng trong một số vùng. Tình trạng xấu nhất ở Los
Angeles, nơi một người lái ô tô điển hình có thể tiết kiệm được 15 phút đi làm cả buổi sáng và buổi
chiều nếu anh ta được đi thông thoáng trên đường, tức là với hạn chế tốc độ cho phép. Một lý do để có
những mức tắc đường như vậy tồn tại là nhìn chung không có sự đặt giá vào lúc cao điểm ở Mỹ.
Singapore đã đặt giá cao điểm-thấp điểm ở những vùng trung tâm có hàng rào cảnh sát (trung tâm thành
phố) từ những năm 1970. Nưm 2003, London đã ban hành mức giá 5 bảng Anh (xấp xỉ 8 $) cho việc lái
xe trong trung tâm London. Báo cáo ban đầu cho thấy việc lái xe này đã giảm
xuống 20%. (Bạn có ngạc nhiên về hướng thay đổi đó? Đã nghiên cứu kinh tế quản lý, thì chúng tôi hy
vọng bạn không ngạc nhiên). Tuyến liên tỉnh 91 ở Orange County, California, đã đặt giá cho các đường
mới xây dựng (trong đó giá thay đổi theo thời gian thực tế để giữ cho các tuyến đường này vận hành ở
mức thông thoáng và giữ cho các tuyến đường cũ tự do (nơi giao thông lúc cao điểm chuyển động vào
khoảng 10-25 mph). Nhiều hệ thống vận tải vận hành gấp 10 lần thiết bị trong giờ cao điểm so với thời
gian không cao điểm. Tuy nhiên, nhiều hệ thống vận tải đặt ra một mức phí không đổi để sử dụng hệ
thống, độc lập với thời gian sử dụng. Thực ra, nhiều hệ thống đáp lại việc sử dụng cao điểm bằng cách
bán vé đi lại theo tuần hoặc theo tháng có chiết khấu so với mua đơn lẻ cho mỗi lần đi lại. Do đó, một số
người đi lại lúc cao điểm thực ra lại trả tiền mỗi lần đi ít hơn so với những người đi lại không vào lúc
cao điểm – đúng là ngược lại với những gì chúng ta đã khẳng định là tối ưu. Một số hệ thống, như hệ
thống tàu điện ngầm ở Washington, DC, đã thực hiện đặt giá theo lúc cao điểm-lúc thấp điểm.
221
Có một phiên bản đặt giá theo thời gian nữa tồn tại. Một số người tiêu dùng phải đọc danh mục
sách bán chạy nhất trên tạp chí New York Time chừng nào đạt được vị trí đó (hoặc trước khi đạt được vị
trí đó nếu họ là những người lăng xê thật sự). Một số khác phải xem bộ phim mới nhất Lord of the Ring
hay Star Wars tuần đầu tiên nó khai mạc (hoặc ngay sau đó). Những người này có thể bàn về cuốn sách
hay bộ phim trong bữa tiệc tiếp theo hay tụ tập bạn hữu và được họ đánh giá là “có giá trị”. Những
người này có cầu cao để trở thành “sành điệu” và do đó trả một giá cao hơn cho những cuốn sách bìa
cứng và những bộ phim lần đầu ra mắt.
Những người khác có sở thích về những cuốn sách hoặc những bộ phim như vậy nhưng không
trả mức giá mà những người lăng xê sẽ trả. Bằng cách chờ một năm, các phiên bản bìa mềm của những
cuốn bán chạy nhất xuất hiện với 20%-40% giá của cuốn sách bìa cứng. Bằng cách chờ một năm, các
đĩa CD về bộ phim đó sẵn có để mua với giá gần 2 lần bộ phim chiếu lần đầu ở rạp (và bạn có thể xem
đi xem lại, có thể dừng để làm việc khác, quay lại để xem những cảnh ưa thích - hoặc những cảnh mà ai
đó đã bàn đến – và xem thêm rất nhiều thứ khác; các cuộc phỏng vấn các ngôi sao điện ảnh, những cảnh
bị xoá, các cảnh nóng, lựa chọn cho tới tận cuối.)
Những người cung cấp sách và phim như vậy nhận ra rằng có những người dẫn đầu và có những
người theo sau trong thị trường về dịch vụ của họ và tính toán để phục vụ như thế nào cho cả hai đối
tượng với giá cao cho nhưng ai không thể chờ và giá thấp cho nhưng người có thể chờ.

12.7 Đặt giá chuyển giao


Việc đặt giá chuyển giao là rất phổ biến. Một cuộc điều tra gần đây cho thấy rằng 91% trong số
150 những doanh nghiệp phát đạt thực hiện một số dạng đặt giá chuyển giao và một phần ba số hãng
này tham gia vào 4 hoặc hơn các trường hợp về hoạt động chuyển giao nội bộ hãng trong đó việc đặt giá
chuyển giao được sử dụng.
Hãy xét một hãng lớn conglomerate có một bộ phận độc quyền ở đóng ở hạ du và một bộ phận ở
thượng du cung ứng một đầu vào cơ bản cho sản phẩm ở hạ du, chẳng hạn một nhà sản xuất động cơ
phục vụ cho một nhà sản xuất ô tô ở hạ du. Ban đầu chúng ta giả sử không có thị trường bên ngoài về
động cơ; tức là, không có nhà sản xuất động cơ nào khác có thể cung các động cơ cho nhà sản xuất ô tô
ở hạ du và cũng không có nhà sản xuất ô tô nào khác có thể sử dụng động cơ của nhà sản xuất động cơ ở
thượng du. Do đó, các nhà quản lý của hãng conglomerate này phải quyết định sản xuất bao nhiêu động
cơ và bao nhiêu ô tô (chúng là như nhau do không có thị trường bên ngoài về động cơ). (Để đơn giản,
chúng ta giả sử rằng tất cả sản phẩm được sản xuất ở thượng du trong chu kỳ sản xuất phải được bán
ngay sau đó. Nói cách khác, không có hàng tồn kho nào của sản phẩm ở thượng du có thể được lưu giữ).
Sự hoạt động ở hạ du chịu ràng buộc bởi nguyên tắc của thị trường, vì các ô tô được bán ở một thị
trường bên ngoài. Nhưng, do không có thị trường bên ngoài cho sản phẩm ở thượng du, nên cần đặt
mức giá chuyển giao bao nhiêu giữa hai bộ phận để thanh toán cho sản phẩm ở thượng du? Mức thanh
toán này được gọi là giá chuyển giao, giả định như có một thị trường ở nơi không có thị trường tồn tại.
Công việc 1 của giá chuyển giao là đảm bảo mức sản lượng cực đại hoá lợi nhuận được sản xuất
ở thượng du và hạ du (theo cách nhìn nhận của hãng). Công việc 2 của việc đặt giá chuyển giao là đảm
bảo sao cho các nhà quản lý ở thượng du có động cơ đúng đắn để sản xuất lượng sản phẩm cực đại hóa
lợi nhuận ở thượng du theo cách thức hiệu quả nhất.
Ký hiệu sau giúp ta xem xét bài toán đối diện với hãng conglomerate này và chỉ ra lời giải cho
cho công việc 1 và công việc 2. Đường cầu sản phẩm ở hạ du là
PD = PD(QD)
trong đó PD là giá sản phẩm ở hạ du trên mỗi đơn vị và QD là số đơn vị sản phẩm ở hạ du. Nhắc lại rằng
ảnh hưởng của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung đến cầu này được gộp lại trong hệ số chặn của
đường cầu như đã minh họa trong chương 3.
Hàm sản xuất về hoạt động ở hạ du được định nghĩa là

222
QD = f(LD, KD)|QU)
Hàm sản xuất này giống như các hàm sản xuất ở chương 7, nhưng nó có điều kiện; tức là, nó khẳng định
rằng QD có thể được sản xuất với lao động (LD) và vốn (KD) trên cơ sở đầu vào QU đã cho.
Hàm sản xuất này đưa tới một hàm chi phí ở hạ du là
TCD = TCD(QD)|QU)
đó là tổng chi phí của bộ phân ở hạ du không tính tới chi phí của hoạt động ở thượng du.
Cuối cùng, tổng chi phí của bộ phận ở thượng du chính là một hàm của QU, và đọc là
TCU = TCU(QU)
nó có đặc trưng như các hàm chi phí mà chúng ta đã đưa ra trong chương 9.
Hàm lợi nhuận của hãng conglomerate này là
π = TRD – TCD - TCU (12.10)
Để cực đại hóa lợi nhuận chúng ta phải có ∂π/∂QU = 0. Lưu ý QU là biến kiểm soát những gì hãng hoạt
động. Nếu không có đầu vào cơ bản này được sản xuất ở bộ phận thượng du, thì không có gì được sản
xuất ra ở bộ phận hạ du. Và những gì được sản xuất ở thượng du bằng với số lượng được sản xuất ở hạ
du; tức là QD = QU, khi việc đặt giá chuyển được tiến hành chuẩn xác. Trong khi người ta có thể bị lôi
cuốn vào việc đặt ra một tổng doanh thu cho bộ phận ở thượng du trong phương trình (12.10) (tức là,
TRU = PUQU trong đó PU là giá chuyển giao), thì nó lại bị bù lại đúng bằng khoản chi phí cho hãng ở bộ
phận hạ du (nhớ lại TCD là chi phí bộ phận ở hạ du không tính tới chi phí của sản phẩm ở thượng du).
Do giá trị ròng này bù trừ bằng 0, nên nó không có trong phương trình (12.10).
Nếu chúng ta lấy đạo hàm riêng vế trái của phương trình (12.10) theo QU và đặt ∂π/∂QU = 0, thì
chúng ta phải đưa ra những đều chỉnh sau đây ở vế phải của phương trình (12.10), sao cho
∂π/∂QU = (∂TRD/∂QD)(∂QD /∂QU) - (∂TRC/∂QD).(∂QD /∂QU) - dTCU/dQU = 0
hay
[(∂TRD/∂QD) - (∂TRC/∂QD)](∂QD/∂QU) = dTCU/dQU (12.11)
hay
(MRD – MCD)MPU = MCU (12.12)
Lưu ý rằng (∂QD/∂QU) là sản phẩm biên của sản phẩm ở bộ phận ở thượng du để sản xuất sản phẩm của
bộ phận hạ du.
Việc nhận biết phương trình (12.12) là không phức tạp. Nếu hãng sản xuất một đơn vị sản phẩm
nữa ở bộ phận thượng du, thì nó phải chịu thêm một chi phí, MCU. Việc sản xuất sản phẩm tăng thêm
này ở bộ phận thượng du tạo điều kiện cho hãng sản xuất tăng thêm MPU đơn vị sản phẩm ở hạ du. Mỗi
đơn vị sản phẩm được sản xuất tăng thêm ở hạ du làm cho hãng phải chịu chi phí tăng thêm của nhà
máy ở hạ du (MCD), nhưng cũng tạo điều kiện cho hãng kiếm thêm doanh thu (MR D). Nếu doanh thu
ròng tăng thêm kiếm được (MRD – MCD)MPU, được tạo ra do chịu thêm chi phí ở thượng du MCU, là
lớn hơn chi phí tăng thêm ở thượng du, thì khi đó hãng nên sản xuất đơn vị tăng thêm này ở thượng du
(vì lợi nhuận tăng lên). Nếu không như vậy, thì hãng không nên sản xuất thêm đơn vị này ở thượng du
(vì lợi nhuận giảm). Hãng cực đại hóa lợi nhuận khi doanh thu ròng tăng thêm kiếm được này ở hạ du
có được do sản thêm một đơn vị ở thượng du đúng bằng chi phí tăng thêm phải chịu để sản xuất thêm
một đơn vị ở thượng du.
Nhưng MPU = 1, do mỗi lần một đơn vị được sản xuất thêm ở thượng du, thì có thể sản xuất
thêm một đơn vị ở hạ du. Trong những tình huống có thể xuất hiện khi mà ở thượng du phải sản xuất
nhiều đơn vị để tạo điều kiện sản xuất thêm một đơn vị ở hạ du, chẳng hạn như yêu cầu sản xuất 4 lốp
xe để sản xuất một ô tô, thì chúng ta xử lý điều này bằng việc sản xuất một gói (gồm 4 chiếc lốp) yêu

223
cầu ở thượng du để sản xuất một chiếc ô tô. Rõ ràng, tình huống này cũng có thể đi theo một hướng
khác, chẳng hạn như sản xuất thêm một con bò trên một trang trại chăn nuôi ở thượng du để tạo điều
kiện cho bộ phận chế biến thịt ở hạ du sản xuất X (>1) xúc thịt.
Trong tình huống khi MPU = 1, thì phương trình (12.12) trở thành
MRD – MCD = MCU
hay
MRD = MCD + MCU (12.13)
và qui tắc này trở thành qui tắc quen thuộc về doanh thu biên của sản phẩm phải bằng chi phí biên để
sản xuất ra nó; tức là, chi phí biên của việc sản xuất sản phẩm ở hạ du bằng chi phí biên của hoạt động ở
hạ du (hãy nhớ nó chưa tính chi phí của hoạt động ở thượng du) cộng với chi phí biên của sản phẩm ở
thượng du.
Giải phương trình (12.13) với Q*U = Q*D = Q* cho đúng lượng sản phẩm ở thượng du và sản
phẩm ở hạ du được sản xuất. Đó là công việc 1.
Bây giờ, giả sử các nhà quản lý của Conglomurrate này đặt mức giá chuyển giao mà bộ phận ở
hạ du phải thanh toán và bộ phận ở thượng du thu được cho sản phẩm của nó ở thượng du. Họ nói với
lãnh đạo bộ phận thượng du rằng cô ta sẽ nhận PU cho mỗi đơn vị cô ta sản xuất. Nhà lãnh đạo bộ phận
cực đại hóa lợi nhuận (người bây giờ là người chấp nhận giá cực đại hóa lợi nhuận bằng cách đặt P U =
MCU, như đã chỉ ra trong chương 10. Nhưng ban quản lý Conglomurrate đặt P U bao nhiêu? Rõ ràng, đó
là PU đưa đến Q*U đơn vị được sản xuất. Như minh họa trong hình 12.17.

Hình 12.17 Xác định giá chuyển giao, trên cở sở không có thị trường bên ngoài cho hàng
hóa được chuyển giao
Khác nhau nào làm cho PU được chọn bao nhiêu? Dù đó là gì đi nữa, thì cũng không chỉ đơn
thuần làm cho bộ phận thượng du có doanh thu PUQ*U và bộ phận hạ du có chi phí PUQ*U? Hai thành
phần này thuần tuý triệt tiêu lẫn nhau (đó là lý do mà chúng ta loại chúng khỏi phương trình (12.10)).
Từ cách nhìn của hãng, thì các lợi nhuận là như nhau. Tuy nhiên, lợi nhuận từ mỗi bộ phận là khác
nhau. Và, tiền thưởng của các nhà quản lý thường căn cứ vào lợi nhuận bộ phận của họ, nên các nhà
quản lý này quan tâm rất nhiều tới giá chuyển giao. Nếu các nhà quản lý của hãng xác định Q tối ưu (tức

224
Q*) và đặt hàng cho cả hai bộ phận sản xuất từng đó, thì khi đó hãng không quan tâm tới giá chuyển
giao.
Nhưng, nếu hãng muốn sử dụng giá chuyển giao như là tín hiệu để các công việc 1 và 2 làm
nhiệm vụ của chúng, thì điều quan trọng là chọn đúng PU. Nếu PU được chọn quá cao, thì bộ phận
thượng du sẽ sản xuất quá nhiều sản phẩm (nhắc lại rằng trong các tình huống chấp nhận giá, thì chi phí
biên tăng dần). Nếu PU được chọn quá cao, thì bộ phận hạ du sẽ thấy chi phí biên của nó để sản xuất
thêm đơn vị nữa (tức là, MCD + PU = MCt) là quá cao và vì vậy sản xuất quá ít đầu ra ở hạ du. Do đó,
lợi nhuận không được cực đại. Điều ngược lại cũng đúng nếu PU được đặt quá thấp.

12.7.1 Đặt giá chuyển giao: một thị trường cạnh tranh hoàn hảo cho sản phẩm ở
thượng du
Trong nhiều trường hợp có một thị trường bên ngoài hãng cho sản phẩm được chuyển giao từ bộ
phận này sang bộ phận khác. Nếu đúng như vậy, thì các mức sản lượng ở thượng du và ở hạ du không
còn cần bằng nhau nữa. Nếu bộ phận hạ du muốn có sản phẩm thượng du nhiều hơn so với sản xuất ở
thượng du, thì nó có thể mua một số từ các nhà cung ứng bên ngoài. Nếu bộ phận thượng du sản xuất
sản phẩm của nó nhiều hơn so với bộ phận hạ du muốn có, thì nó có thể bán một số cho các khách hàng
bên ngoài. Giả sử rằng thị trường về sản phẩm của thượng du là cạnh tranh hoàn hảo, thì chúng ta có thể
xác định được ngay cách thức trong đó hãng đặt giá chuyển giao trong những điều kiện như vậy.

Hình 12.18 Xác định giá chuyển giao, trên cở sở có thị trường cạnh tranh hoàn hảo bên
ngoài cho sản phẩm được chuyển giao
Hình 12.18 cho thấy giá và sản lượng tối ưu với hãng như là toàn bộ. Do có thị trường cạnh
tranh hoàn hảo về sản phẩm thượng du, nên bộ phận thượng du phải đương đầu với một đường cầu nằm
ngang DU cho sản lượng của nó, trong khi giá là PU, mức giá của sản phẩm thượng du ở thị trường bên
ngoài. Để cực đại hóa lợi nhuận, bộ phận thượng du cần sản xuất mức sản lượng QU, trong đó chi phí
biên của bộ phận thượng du MCU bằng giá thị trường được xác định ở bên ngoài PU. Theo nghĩa này, bộ
phận thượng du có hành vi giống như một hãng cạnh tranh hoàn hảo.

225
Để cực đại hóa lợi nhuận chung của hãng, thì giá chuyển giao cần bằng với PU, mức giá của bộ
phận thượng du trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở bên ngoài hãng. Do bộ phận thượng du có thể
bán sản phẩm của nó nhiều tuỳ ý như nó muốn cho khách hàng bên ngoài với giá PU, nên nó không có
động cơ bán với giá thấp hơn PU cho bộ phận hạ du. Tương tự, do bộ phận hạ du mua sản phẩm thượng
du nhiều tuỳ ý như nó muốn từ các nhà cung ứng bên ngoài với giá PU, nên nó không có động cơ mua
với giá cao hơn PU từ bộ phận thượng du.
Bộ phận hạ du, phải mua sản phẩm thượng du với giá PU không quan tâm nó đến từ đâu, có chi
phí biên là MCt, đó là tổng chi phí biên của bộ phận hạ du MCD và giá sản phẩm thượng du được xác
định bởi thị trường PU. Để cực đại hóa lợi nhuận riêng của mình, bộ phận hạ du phải chọn mức sản
lượng QD , trong đó chi phí biên của nó MCt (=MCD + PU) bằng với doanh thu biên của nó MRD. Do
hình 12.18 minh họa sản lượng của bộ phận hạ du QD nhỏ hơn sản lượng của bộ phận thượng du QU,
nên lời giải tối ưu trong trường hợp này yêu cầu bộ phận thượng du của hãng bán đi một phần sản lượng
của nó (cụ thể là, QU –QD đơn vị) cho người tiêu dùng bên ngoài.

12.7.2 Đặt giá chuyển giao trên thế giới


Đặt giá chuyển giao được phổ biến rất rộng. Nhiều hãng có những chính sách để một bộ phận có
thể mua sản phẩm của một bộ phận khác với giá chuyển giao được xác định bởi những cách khác nhau.
Quan sát này đồng thuận với cuộc điều tra năm 1992 về việc đặt giá chuyển giao hướng vào 500 hãng
thành đạt. Với các nhà chuyển giao giữa các bộ phận trong nước, thì phương pháp chung nhất là sử
dụng các giá thị trường, chi phí sản xuất đầy đủ thực tế hay định mức, chi phí sản xuất đầy đủ cộng với
chênh lệch giá, và các giá thoả thuận. Với các nhà chuyển giao quốc tế, giá chuyển giao được dựa trên
thị trường và chi phí sản xuất đầy đủ cộng với một khoản chênh lệch giá (lãi) là những phương pháp
chung nhất. So sánh kết quả từ cuộc điều tra trước đây vào năm 1977, thì có sự thay đổi đối với giá dựa
trên thị trường ở cả trong nước và quốc tế.
Các hãng sử dụng đặt giá chuyển giao để thay đổi lợi nhuận từ bộ phận này sang bộ phận khác
nhằm cực tiểu hóa các khoản phải trả thuế. Điều này, được làm trên cơ sở từ bang này sang bang khác
và nước này sang nước khác, khiến cho các quan chức chính phủ tiến hành điều tra việc đặt giá chuyển
giao như là một phương pháp để lẩn tránh đóng thuế. Một điều tra năm 1999 của Ernst và Young cho
thấy vấn đề thuế quốc tế số 1 là đặt giá chuyển giao. Các hãng quan tâm tới việc đóng thuế kép và
những khoản phạt nặng nề vì không tuân theo yêu cầu. Nhiều nước đã dùng luật pháp để tạo điều kiện
cho các cơ quan thuế của họ tăng cường các cuộc điều tra của họ về việc đặt giá chuyển giao và ép buộc
theo qui định. Các nước này cảm nhận rằng các hãng sử dụng giá chuyển giao để giảm lợi nhuận ở
những nước có thuế cao, chuyển những lợi nhuận này sang các nước có thuế thấp. Các hàng hóa gắn với
việc đặt giá chuyển giao là hàng hóa, dịch vụ, bất động sản, các khoản nợ và thuê mua. Thật may mắn
(và nhất quán với lý thuyết đã phát triển trong chương này) báo cáo viên điều tra thông báo rằng ”yếu tố
quan trọng nhất hình thành nên các chính sách đặt giá chuyển giao là việc cực đại hóa của hoạt động
vận hành, chứ không phải tối ưu hóa các sắp đặt về thuế.”
Tại sao giá chuyển giao lại trở nên rất quan trọng như vậy trên mặt bằng quốc tế? Bốn lý do tồn
tại là: toàn cầu hóa gia tăng, các mức thuế khác nhau ở các nước khác nhau, sự kiểm soát gia tăng của
các nhà chức trách về thuế, và sự không nhất quán trong các qui định và điều luật trong việc thực thi
pháp lệnh về thuế khác nhau. Các chính sách giá chuyển giao mà dường như gây ra chuẩn mực thấp
nhất về các vấn đề hợp pháp trong kịch bản quốc tế là (1) giá so sánh không thể kiểm soát, trong đó giá
là như nhau hoặc tương tự đối với giá chuyển giao theo “chiều dài tay áo”; (2) giá bằng chi phí cộng lãi,
trong đó một khoản chênh lệch giá được sử dụng trong chuyển giao chiều dài của tay áo để cộng vào chi
phí của người bán về hàng hóa và dịch vụ; và (3) giá bán lại, trong đó giá bán lại được sử dụng như là
cơ sở để xác định biên chiều dài của tay áo đối với các chức năng hoạt động của công ty bán hàng.

226
12.7.3 Tập đoàn Orion: Ví dụ bằng số
Xét Tập đoàn Orion, nơi có bộ phận hóa chất ở thượng du (P) sản xuất một sản phẩm chuyển
giao cho bộ phận marketing ở hạ du (M) đóng gói hoá chất cơ bản thành sản phẩm cuối cùng và bán nó
cho khách hàng ở bên ngoài. Để minh họa các nhà quản lý của hãng có thể tính toán tỉ lệ sản lượng tối
ưu như thế nào, giả sử rằng cầu của nó và các điều kiện sản xuất như sau. Cầu sản phẩm thành phẩm
được bán bởi bộ phận marketing ở hạ du của Orion là
PM = 100 – QM (12.14)
trong đó PM là giá (tính bằng đô la mỗi tấn) của sản phẩm thành phẩm và QM là lượng cầu (tính bằng
triệu tấn mỗi năm). Không tính chi phí hóa chất cơ bản, hàm tổng chi phí của bộ phận marketing là
TCM = 200 + 10QM (12.15)
trong đó TCM là tổng chi phí của bộ phận này (tính bằng triệu đô la).
Quay lại bộ phận sản xuất ở thượng du của Orion, hàm tổng chi phí của nó là
TCP = 10 +2QP + 0,5 Q P2 (12.16)
trong đó TCP là tổng chi phí sản xuất (tính bằng triệu đô la) và QP là tổng sản lượng của hóa chất cơ bản
(tính bằng triệu tấn mỗi năm). Như đã nghiên cứu trong mục trên đây, chúng ta giả sử có một thị trường
cạnh tranh hoàn hảo cho hóa chất cơ bản (sản lượng ở thượng lưu). Giả sử giá của nó trong thị trường
này là 42 $ mỗi tấn.
Dưới những điều kiện như vậy, chúng ta có thể xác định được tỉ lệ tối ưu cho mỗi bộ phận cũng
như giá chuyển giao phù hợp cho hóa chất cơ bản. Bộ phận sản xuất có thể bán tất cả hóa chất cơ bản
nếu nó muốn với giá 42 $ mỗi tấn. Do đó, doanh thu biên của nó bằng 42 $. Từ phương trình (12.16),
chúng ta thấy dTCP/dQP = MCP = 2 + QP.
Để tìm mức sản lượng cực đại hóa lợi nhuận của bộ phận sản xuất, chúng ta phải đặt doanh thu
biên của nó bằng với chi phí biên của nó:
MRP = 42 = 2 + QP = MCP
hay Q P = 40.
Như vậy, bộ phận sản xuất cần sản xuất 40 triệu tấn mỗi năm về hóa chất cơ bản.
Giá chuyển giao của hóa chất cơ bản cần bằng với giá trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở
bên ngoài hãng. Do giá thị trường này là 42 $ mỗi tấn, nên giá chuyển giao cũng như vậy. Cũng từ mục
trên chúng ta biết chi phí biên của bộ phận marketing MCt bằng tổng chi phí marketing biên của riêng
nó MCM và giá chuyển giao. Tức là,
MCt = MCM + PU
trong đó PU = 42 $ và chi phí marketing biên của riêng nó MCM = dTCM/dQM.
Từ phương trình (12.15), chúng ta thấy dTCM/dQM = MCM = 10. Do đó,
MCt = 10 + 42 = 52.
Để cực đại hóa lợi nhuận của bộ phận marketing chúng ta phải đặt chi phí biên của nó bằng với
doanh thu biên của nó. Tổng doanh thu biên của bộ phận marketing là

TRM = PMQM = (100 – QM)QM = 100QM - QM2


Doanh thu biên của bộ phận marketing do đó bằng
dTRM/dQM = 100 - 2QM
Đặt biểu thức doanh thu biên của nó này bằng với chi phí biên của nó ta tìm được
MRM = 100 - 2QM = 52 = MCt = MCM + PU
227
hay QM = 24.
Như vậy, bộ phận marketing sẽ bán 24 triệu tấn hóa chất mỗi năm với giá 76 $; tức là, P M = 100 – 24.
Tóm lại, bộ phận sản xuất của Tập đoàn Orion cần sản xuất 40 triệu tấn mỗi năm về hóa chất cơ
bản. Trong sản lượng này, có 24 triệu tấn được chuyển giao cho bộ phận marketing của Orion với giá thị
trường là 42 $ mỗi tấn, và 16 triệu tấn (40-24) được bán ra bên ngoài với giá thị trường là 42 $ mỗi tấn.
Giá chuyển giao cần phải bằng như giá thị trường, tức là 42 $ mỗi tấn.

Tóm tắt
1. Phân biệt giá xảy ra khi cùng một sản phẩm được bán với nhiều hơn một mức giá hoặc các sản
phẩm tương tự được bán với những giá có các tỉ lệ khác nhau đối với chi phí biên. Một hãng có
khả năng và sẵn sàng tiến hành phân biệt giá nếu các nhóm người mua với các độ co giãn cầu
theo giá khác nhau có thể xác định và tách biệt được và sản phẩm đó không thể chuyển giao dễ
dàng từ nhóm này sang nhóm khác. Nếu tổng thị trường có thể chia thành các nhóm như vậy, thì
một hãng phân biệt giá cực đại hóa lợi nhuận của nó bằng cách chọn giá và sản lượng sao cho
doanh thu biên ở mỗi nhóm bằng với chi phí biên. Điều này được gọi là phân biệt giá cấp ba.
Phân biệt giá cấp một đòi hỏi việc bán mỗi hàng hóa tại mức giá đặt trước của nó. Hoạt động
này chiếm lấy tất cả thặng dư tiêu dùng và chuyển thành thặng dư sản xuất. Phân biệt giá cấp hai
đặt giá theo mức tăng của sản lượng với các tỉ lệ khác nhau, đặt một giá cao cho các mức tăng
sản lượng đầu tiên sau đó là các tỉ lệ thấp hơn khi việc tiêu dùng của người tiêu dùng tăng lên.
2. Biểu giá hai phần là một cách hiện thực hóa phân biệt giá cấp một. Quá trình này đòi hỏi áp đặt
cho người tiêu dùng một phí “vào cửa” để có quyền trả một phí “sử dụng” nhằm mua được sản
phẩm thực sự. Trong trường hợp đơn giản nhất, khi tất cả mọi người có cầu như nhau, thì phí sử
dụng tối ưu là chi phí biên của sản phẩm và phí vào cửa là thặng dư tiêu dùng sẵn có khi phí sử
dụng được áp. Nếu người tiêu dùng có các đường cầu khác nhau, thì hãng có thể loại những
người có cầu yếu hơn khỏi thị trường và tuân theo qui tắc trên đối với người có cầu mạnh hoặc
hãng có thể ôm tất cả người có cầu bằng cách đặt giá sử dụng sản phẩm lớn hơn chi phí biên của
nó và chọn phí vào cửa bằng thặng dư tiêu dùng của người có cầu yếu mà đưa đến phí sử dụng
như vậy. Việc tiến hành phân biệt giá dựa trên phí vào cửa, trong khi áp cho tất cả người tiêu
dùng chi phí biên như là phí sử dụng, mang lại lợi nhuận cực đại.
3. Bán cả gói là một cách để các hãng làm tăng lợi nhuận bằng cách bán hai hoặc nhiều sản phẩm
khi chúng ở trong một gói. Để xem xét việc bán cả gói thuần tuý như là một lựa chọn đặt giá, thì
các giá đặt trước của các hàng hóa với các kiểu người tiêu dùng khác nhau phải không có mối
tương quan dương. Nói chung, các giá đặt trước của các hàng hóa phải có mối tương quan âm;
tức là một nhóm phải có giá đặt trước cao cho một hàng hóa và một giá đặt trước thấp của hàng
hóa khác có liên quan tới nhóm khác. Ngay cả như vậy, bán cả gói có thể không tốt hơn so với
đặt giá mỗi hàng hóa tách biệt. Bán cả gói thuần tuý chỉ xuất hiện khi các hàng hóa được bán
như là một gói. Bán cả gói hỗn hợp chỉ xuất hiện khi các hàng hóa được bán vừa như là một gói
và có ít nhất một hàng hóa được bán tách biệt. Không có mô hình giải tích sẵn có để giải bài
toán đặt giá cả gói, nên việc thí nghiệm và hay một mô hình máy tính được sử dụng.
4. Cầu có xu hướng thể hiện biến thiên theo thời gian (theo ngày, theo tuần, hay theo mùa). Để tính
đến những biến thiên này về cầu theo thời gian, các nhà quản lý đối mặt với cầu như vậy nhiều
lần đặt ta các mức giá cao vào thời gian cao điểm và các mức giá thấp vào thời gian thấp điểm
(đối lại với giá duy nhất qua toàn bộ chu kỳ theo thời gian). Qui tắc tối ưu vẫn luôn là đặt doanh
thu biên có liên quan bằng với chi phí biên.
5. Nhiều hãng lớn phi tập trung hóa, và một bộ phận của hãng bán một sản phẩm của nó cho bộ
phận khác của hãng. Để cực đại hóa lợi nhuận chung của hãng điều quan trọng là mức giá tại đó
được chuyển giao, gọi là giá chuyển giao, được đặt phù hợp. Nếu không có thị trường bên ngoài
hãng về sản phẩm được chuyển giao, thì giá chuyển giao cần bằng chi phí sản xuất biên của sản

228
phẩm được chuyển giao tại mức sản lượng tối ưu. Nếu có thị trường cạnh tranh hoàn hảo về sản
phẩm được chuyển giao bên ngoài hãng, thì giá chuyển giao cần bằng giá sản phẩm đó trên thị
trường này.

Bài tập
1. Tập đoàn Ridgeway sản xuất một dụng cụ y tế bán ở Nhật, châu Âu và Mỹ. Chi phí vận chuyển
chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng chi phí cúa sản phẩm. Độ có giãn theo giá của cầu về
sản phẩm là -4,0 ở Nhật; -2,0 ở Mỹ và -1,33 ở châu Âu. Do giới hạn pháp lý, một khi dụng cụ y
tế này được bán ở cho một khách hàng ở nước này thì nó không được bán lại cho người mua
khác ở nước khác.
a. Phó chủ tịch phụ trách marketing của hãng phát hành một bản chào hàng với giá dụng
cụ này ở Nhật là 1.000 $, ở Mỹ là 2.000 $, ở châu Âu là 3.000 $. Hãy bình luận về
bản chào hàng của ông ta.
b. Bản chào hàng của ông ta được chấp nhận. Các giám đốc bán hàng chuyển báo cáo về
văn phòng tập đoàn cho biết rằng số lượng dụng cụ được bán ở Mỹ thấp hơn so với
kỳ vọng. Hãy bình luận về báo cáo của họ.
c. Sau khi tranh luận rất nhiều, giám đốc bán hàng ở Mỹ đồng ý hạ giá ở Mỹ xuống còn
1.500 $. Đó có phải là một quyết định thông minh hay không? Tại sao có hay tại sao
không?
d. Bạn có chắc chắn rằng hãng đang cực đại hóa lợi nhuận hay không? Tại sao có hay
tại sao không?
2. Tập đoàn Locust gồm một bộ phận marketing và một bộ phận sản xuất. Chi phí biên để sản xuất
một đơn vị sản phẩm của hãng là 10$, và chi phí biên để marketing nó là 4 $ mỗi đơn vị. Đường
cầu sản phẩm của hãng là
P = 100 – 0,01Q
trong đó P là giá mỗi đơn vị (tính bằng đô la) và Q là sản lượng (tính bằng đơn vị). Không có thị
trường bên ngoài cho hàng hóa được làm ra bởi bộ phận sản xuất.
a. Sản lượng tối ưu của hãng là bao nhiêu?
b. Hãng cần đặt giá bao nhiêu?
c. Bộ phận sản xuất cần đặt giá bao nhiêu với bộ phận marketing cho mỗi đơn vị sản
phẩm?
3. Ann McCutcheon được thuê làm tư vấn cho một hãng sản xuất vòng bi. Hãng bán ở hai thị
trường khác nhau, mỗi thị trường cô lập hoàn toàn với thị trường kia. Đường cầu về sản phẩm
của hãng ở thị trường 1 là: P1 = 160 - 8Q1, trong đó P1 là giá sản phẩm và Q1 là lượng được bán
ở thị trường 1. Đường cầu về sản phẩm của hãng ở thị trường 2 là: P2 = 80 - 2Q2, trong đó P2 là
giá sản phẩm và Q2 là lượng được bán ở thị trường 2. Đường chi phí biên của hãng là 5+Q,
trong đó Q là tổng sản lượng toàn bộ của hãng (dự định cho cả hai thị trường). Hãng yêu cầu
Ann McCutcheon đề xuất chính sách đặt giá của nó nên như thế nào.
a. Bao nhiêu đơn vị sản lượng hãng cần bán ở thị trường 2?
b. Bao nhiêu đơn vị sản lượng hãng cần bán ở thị trường 1?
c. Nó cần thiết lập giá nào trên mỗi thị trường?
4. Công ty Xerxes gồm một bộ phận marketing và một bộ phận sản xuất. Bộ phận marketing đóng
gói và phân phối một hàng hóa chất dẻo được làm ở bộ phận sản xuất. Đường cầu về thành
phẩm được bán bởi bộ phận marketing là

229
P0 = 200 - 3Q0,
trong đó P0 là giá của thành phẩm (tính bằng đô la mỗi pound) và Q0 là lượng được bán (tính
bằng nghìn cân). Không tính chi phí sản xuất của sản phẩm nhựa cơ bản, thì hàm tổng chi phí
của bộ phận marketing là
TC0 = 100 + 15Q0,
trong đó TC0 là tổng chi phí của bộ phận marketing (tính bằng nghìn đô la). Hàm tổng chi phí
của bộ phận sản xuất là

TC1 = 5 + 3Q1 + 0,4 Q12


trong đó TC1 là tổng chi phí sản xuất (tính bằng nghìn đô la) và Q1 là lượng được sản xuất về
sản phẩm nhựa cơ bản (tính bằng nghìn cân). Có một thị trường cạnh tranh hoàn hảo cho sản
phẩm nhựa cơ bản, giá bán là 20 $ mỗi cân.
a. Sản lượng tối ưu của bộ phận sản xuất là bao nhiêu?
b. Sản lượng tối ưu của bộ phận marketing là bao nhiêu?
c. Giá chuyển giao tối ưu cho sản phẩm nhựa cơ bản là bao nhiêu?
d. Bộ phận marketing bán sản phẩm của nó với giá bao nhiêu?
5. Công ty vận tải Lone Star chuyên chở than và hàng hóa chế tạo. Đường cầu về dịch vụ của nó
cho nhà sản xuất than là
PC = 495 - 5QC,
trong đó PC là giá (tính bằng đô la) mỗi tấn-dặm than được vận chuyển và QC là số tấn-dặm than
được vận chuyển (tính bằng nghìn).
Đường cầu về dịch vụ của nó cho nhà sản xuât hàng hóa chế tạo là
PM = 750 - 10QM,
trong đó PM là giá (tính bằng đô la) mỗi tấn-dặm hàng hóa chế tạo được vận chuyển và QM là số
tấn-dặm hàng hóa chế tạo được vận chuyển (tính bằng nghìn). Hàm tổng chi phí của hãng là
TC = 410 + 8(QC + QM)
trong đó TC là tổng chi phí (tính bằng nghìn đô la).
a. Hãng cần đặt giá vận chuyển than là bao nhiêu?
b. Hãng cần đặt giá vận chuyển hàng hóa chế tạo là bao nhiêu?
c. Nếu cơ quan điều tiết yêu cầu hãng đặt cùng một giá để vận chuyển cả than và hàng hóa
chế tạo, thì điều này có làm giảm lợi nhuận của hãng hay không? Nếu có, là bao nhiêu?
6. Các sở điện lực điển hình có 5-10 kế hoạch về mứcgiá khác nhau cho các nhóm khách hàng
chính của họ. Giá trung bình đặt cho người sử dụng ngành công nghiệp lớn khác rất nhiều so với
giá đặt cho cư dân. Hơn nữa, nhiều người tiêu dùng trả giá điện dựa trên thời gian trong ngày họ
sử dụng. Ví dụ, các giá đặt bởi Consolidated Edison, một sở ty điện lực lớn ở New York, và
Pacific Gas and Electric, một sở điện lực lớn ở California, như sau

230
Các sở điện sử dụng những máy phát điện rẻ nhất phát điện liên tục và chi phí của chúng càng
đắt khi cầu tăng lên. Do đó, vào lúc 3 giờ sáng một sở có thể được đáp ứng yêu cầu của nó từ
một nhà máy thủy điện và sản xuất điện với 2 cents mỗi kwh. Tuy nhiên, vào ngày nóng nực
trong tháng 8, khi các máy điều hòa chạy hết công suất thì cầu rất lớn đến mức buộc sở điện
phải dùng các máy phát điện rất đắt tiền, có thể một nhà máy nhiệt điện chạy than có giá điện là
7 cents mỗi kwh.
a. Liệu phân biệt giá có xảy ra trong thị trường điện?
b. Tại sao một số uỷ ban điều tiết bang, gồm cả Uỷ ban quản lý dịch vụ công New York, ra
lệnh đặt các mức giá theo thời gian trong ngày đối với người tiêu dùng là dân cư?
c. Trong nhiều trường hợp cả người tiêu dùng là dân cư và ngành công nghiệp có xu hướng
trả giá mỗi kwh thấp hơn nếu họ sử dụng nhiều điện hơn chứ không phải ít điện hơn.
Điều này có phải là phân biệt giá hay không? Nếu có, thì đó là phân biệt giá loại nào?
d. Hãy giải thích tại sao phân biệt giá lại được sử dụng trong các ngành điện?
7. Tập đoàn hoá chất Knox Chemical là một trong những nhà sản xuất rượu isopropanol lớn nhất.
Isopropanol được sử dụng để sản xuất ra acetone, một hóa chất công nghiệp quan trọng; nó cũng
được dùng để sản xuất các sản phẩm hóa chất trung gian khác nhau. Do Knox Chemical sản
xuất cả acetone và các sản phẩm hóa chất trung gian này, nên nó dùng rất nhiều isopropanol nó
sản xuất ra. Một trong nhiều nhiệm vụ của giám đốc sản phẩm của Knox về isopropanol là đặt
giá chuyển giao cho isopropanol trong phạm vi công ty.
a. Nói chung giám đốc sản phẩm của Knox về isopropanol đặt giá chuyển giao bằng giá thị
trường phổ biến. Điều này có phải là một thủ tục hợp lý hay không?
b. Khi việc sản xuất phenol mở rộng nhanh chóng, thì một lượng lớn acetone được sản xuất
vì nó là một sản phẩm phụ trong quá trình đưa đến phenol. Theo bạn điều này ảnh
hưởng gì tới giá thị trường của isopropanol?
c. Khi sản xuất một pound phenol, thì sản xuất 0,6 pound acetone. Có phải phenol và
acetone là sản phẩm chung hay không?
d. Có phải chúng được sản xuất theo những tỉ lệ cố định?
8. Giá đặt trước (tính bằng đô la) của 3 nhóm người có cầu (nhóm A, B và C) về đĩa compact (CD)
của Ricky Parton (ca sĩ phương tây ở một nước Mỹ Latinh) được cho trong bảng sau:

231
Mất chi phí 4 $ để sản xuất và phân phối mỗi CD. Công ty có thể bán mỗi đĩa tách biệt, có thể
đóng chúng lại với nhau như một hộp (tức là một gói thuần tuý), hoặc bán chúng theo một
khuôn khổ bán cả gói hỗn hợp (tức là, đưa ra chào bán cả đĩa CD tách riêng và cả hộp.) Giả sử
mỗi người có cầu chỉ muốn có một trong mỗi loại CD theo giá đặt trước của họ (hoặc giá nào
thấp hơn) và số người có cầu bằng nhau trong mỗi nhóm. Để đơn giản, giả sử chỉ có những chi
phí đã đề cập ở đây.
a. Phương pháp đặt giá nào bạn sẽ tư vấn cho công ty của Ricky để sử dụng?
b. Phương pháp đặt giá tốt nhất có thể sinh lợi nhuận nhiều hơn bao nhiêu so với phương
pháp có khả năng sinh lợi nhuận thứ hai?

Chương 19
232
Chính phủ và doanh nghiệp
Bill Gates, chủ tịch tập đoàn phần mềm máy tính khổng lồ Microsoft, vậy mà ông và các vị
trong ban quản trị cấp cao của Microsoft đã bị dính líu đến cuộc điều tra của Bộ tư pháp Mỹ về hoạt
động canh tranh của hãng. Chính phủ đã thắng thế, và Microsoft bị qui tội vi phạm luật chống độc
quyền. Điều này đã dâng lên những cuộc kháng cáo của dư luận. Cuối cùng chính phủ và Microsoft đã
đạt được một thỏa hiệp.
Chính phủ là một đấu thủ chơi chính cho doanh nghiệp. Các nhà quản lý phải nhận thức được
không chỉ có luật chống độc quyền, mà còn có các luật về thương mại công bằng, về lao động, về an
toàn, về vấn đề môi trường và về chứng khoán. Các công ty Mỹ thường phàn nàn về sự can thiệp quá
mức của chính phủ vào những hoạt động của họ, thì bây giờ lại phàn nàn về sự thiếu vắng những qui tắc
ở các nước phát triển trên thế giới. Trò chơi kinh doanh không thể chơi được nếu không những qui tắc
chơi, và chính phủ đặt ra những qui tắc đó.
Nói chung, ở Mỹ việc điều tiết kinh tế đã giảm đi trong 25 năm qua. Vận tải và ngân hàng là hai
ví dụ điển hình. Đầu tiên, các cơ quan chính phủ kiểm soát về việc loại xe tải nào được và không được
tham gia vào ngành vận tải, giá cả họ đặt ra, và liệu họ có sát nhập hay không. Trong hoạt động ngân
hàng, một loạt các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đã có thời bị điều tiết rất mạnh; các ngân hàng có thể
đưa ra các hoạt động dịch vụ ngân hàng nhưng không được cung cấp bảo hiểm hay môi giới. Sau chính
sách phi điều tiết, ngành vận tải trở nên giống như ngành nhà hàng ăn uống – bất cứ công ty nào cũng có
thể tham gia và có thể đặt giá bao nhiêu theo ý mình.
Còn bây giờ, chính sách điều tiết phi kinh tế (nó có thể có chi phí kinh tế lớn) đã tăng lên trong
những năm gần đây. Ví dụ, qui định về sự an toàn và qui định về số giờ dịch vụ (số giờ đảm nhận công
việc) vẫn tiếp tục áp dụng trong ngành vận tải. Các luật được thông qua mỗi năm tác động tới việc
doanh nghiệp được chỉ dẫn như thế nào.
Việc chính phủ thu thuế tác động tới thu nhập khả dụng và giá cả cuối cùng của hàng hóa. Việc
chính phủ tiêu tiền tác động tới cầu hàng hóa. Luật thuế tác động tới chính sách đầu tư của liên hiệp các
công ty. Chính phủ trợ cấp những hàng hóa nhất định, như các sản phẩm nông nghiệp, để làm tăng sản
lượng của chúng. Chính phủ xác nhận liệu một hàng hóa có được và khi nào đưa ra thị thị trường, như
trường hợp về dược phẩm, cho cả những sản phẩm hợp pháp và bất hợp pháp. Chính phủ cung cấp cơ sở
hạ tầng, như đường giao thông, đây là phần quan trọng nhất đối với chức năng sản xuất của các hãng.
Vì vậy, hoạt động của chính phủ là rất rộng. Nó được tính tới trên một phần ba tổng sản phẩm
quốc nội của chúng ta. Nếu bạn có kế hoạch thăng tiến vào hàng ngũ ban quan trị cấp cao, thì hãy chuẩn
bị để tương tác không chỉ với đồng nghiệp và đối thủ cạnh tranh mà còn cả với các cơ quan của chính
phủ.
Trong chương này, chúng ta bàn về bản chất và ảnh hưởng của chính sách điều tiết công, chính
sách chống độc quyền và hệ thống cấp phép. Các nhà quản lý không những phải hiểu bản chất của chính
sách công trong những lĩnh vực này, mà họ còn phải hiểu chính sách công nhằm đạt được mục đích gì.
Các nhà quản trị kinh doanh thường thiếu tầm nhìn và sự hiểu biết cần thiết để hành động hiệu quả
nhằm nâng cao lợi ích của hãng trong lĩnh vực công (mặc dù có tới trên 20.000 nhà vận động hành lang
đã đăng ký đang ở Washington, mà phần lớn trong số họ thuộc các tập đoàn).

19.1 Cạnh tranh khác với độc quyền


Tòa án tối cao đã khẳng định rằng “cạnh tranh là chính sách quốc gia chủ yếu của chúng ta”.
Nhiếu nhà kinh tế đồng ý rằng cạnh tranh là thích hợp hơn độc quyền (hay những hình thức khác thật sự
từ bỏ cạnh tranh hoàn hảo), vì nó có khả năng đưa đến việc phân bổ nguồn lực tốt hơn. Như chúng ta đã
thấy trong chương 11, nhà độc quyền có xu hướng hạn chế sản lượng, ép giá cao lên. Các nhà kinh tế
này cho rằng, từ quan điểm về phúc lợi lợi xã hội nhẽ ra sẽ tốt hơn nếu nhà độc quyền nâng sản lượng
của mình lên tới mức cạnh tranh. (Cũng theo quan điểm của họ, độc quyền có khả năng không hiệu quả
233
bằng các hãng cạnh tranh). Trong khi các nhà kinh tế không hoàn toàn nhất trí về trọng tâm này, thì đa
số dường như vẫn thích cạnh tranh hơn độc quyền.
Một cách mà xã hội cố gắng xử lý những vấn đề này là thiết lập các ủy ban thuộc chính phủ như
Ủy ban thông tin liên bang và Ủy ban thương mại liên tiểu bang (bây giờ đã bãi bỏ nhưng một số nhà
chức trách vẫn giữ lại Ban vận tải mặt đất) để điều tiết hành vi của các nhà độc quyền. Bằng cách đó,
như bạn sẽ thấy trong phần tiếp theo của chương này, chính phủ đã cố gắng làm giảm những ảnh hưởng
xấu của độc quyền. Hơn nữa, việc Quốc hội thông qua luật chống độc quyền có nghĩa là khuyến khích
cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Các luật này cũng được bàn tới trong chương này. Nhà quản lý cũng
phải nhận thức được bản chất của những luật này, vì việc vi phạm chúng có thể có nghĩa bị phạt tiền hay
kết án tù.
Mặc dù nước Mỹ đã đi trước trong việc khuyến khích cạnh tranh so với các nước công nghiệp
lớn, nhưng điều đó không có nghĩa sự cống hiến cho cạnh tranh của chúng ta đã hoàn thiện. Các chính
sách quá mơ hồ và rất nhiều mẫu thuẫn cần được mô tả sao cho đơn giản. Sự thật là chúng ta, một quốc
gia đã chấp nhận nhiều biện pháp để thúc đẩy độc quyền và hạn chế cạnh tranh. Ví dụ, đó là ảnh hưởng
của hệ thống bằng sáng chế, nó nhằm mục đích để thúc đẩy phát minh sáng chế và đổi mới. Cuối
chương này, chúng ta sẽ thấy tại sao nó làm cho có cảm giác rằng hệ thống bằng sáng chế là có lợi, dù
cho nó tạo ra độc quyền tạm thời.

19.2 Điều tiết độc quyền


Trong một số lĩnh vực của nền kinh tế, chẳng hạn như phân phối nước, sẽ là không kinh tế để
nhiều hơn một hãng tồn tại do tính kinh tế theo qui mô có vai trò quan trọng. Trong những ngành như
vậy, chỉ một hãng duy nhất, gọi là độc quyền tự nhiên, ở vào tình trạng đặt giá cho sản phẩm của nó cao
hơn so với giá cạnh tranh. Do một mức giá như vậy có thể dẫn tới sự phân bổ nguồn lực của xã hội
không hiệu quả, cũng như những lợi nhuận độc quyền được công chúng xem là quá mức và không thể
biện minh nổi, nên các ủy ban điều tiết của chính phủ thường được thiết lập để đưa ra những hạn chế về
giá cả mà một nhà độc quyền kiểu này có thể đặt ra.
Hãy xét Công ty nước Acme, đường cầu, đường doanh thu biên, đường chi phí trung bình, và
đường chi phí biên của nó được minh họa trong hình 19.1. Không có điều tiết, hãng rất có thể đặt mức
giá P0 và sản xuất Q0 đơn vị sản phẩm. Bằng việc đưa ra mức giá tối đa bằng P1, ủy ban có thể làm cho
nhà độc quyền tăng sản lượng, đưa mức giá và sản lượng tới điểm mà họ sẽ làm nếu như ngành này
được tổ chức cạnh tranh. Nếu ủy ban áp mức giá tối đa bằng P1, thì đường cầu của hãng trở thành
P1AD’, đường doanh thu biên của nó trở thành P1ABR’, mức sản lượng tối ưu của nó sẽ là Q1 và nó đặt
ra mức giá tối đa bằng P1. Việc đặt ra mức giá tối đa, ủy ban giúp cho người tiêu dùng trả một mức giá
thấp hơn với nhiều sản phẩm hơn. Cũng vì vậy, ủy ban lấy đi sức mạnh độc quyền nào đó của Công ty
nước Acme.
Các ủy ban điều tiết thường thiết lập giá – hay giá tối đa - ở một mức tại đó nó bằng với tổng chi
phí trung bình, bao gồm cả một khoản tiền lãi “hợp lý” cho sự đầu tư của công ty. Trong hình 19.2, mức
giá sẽ được ủy ban đặt ra là P2, tại điểm đường cầu cắt với đường tổng chi phí trung bình. Đường thứ hai
này gồm cả khoản mà ủy ban xem là lợi nhuận hợp lý trên mỗi đơn vị sản lượng. Có tranh cãi rất nhiều
nảy sinh về việc tạo ra mức lợi nhuận hợp lý cũng như cái gì cần bao gồm trong việc đầu tư của công ty
mà lợi nhuận hợp lý này nên thu được.
Để minh họa hoạt động của quá trình điều tiết, hãy xét ngành điện thoại ở Michigan. Hai tổ chức
đóng vai trò chủ chốt trong việc điều tiết ngành điện thoại này là một hãng, là Công ty SBC Michigan
(một công ty phụ trợ của Tập đoàn SBC), và một ủy ban là Ủy ban dịch vụ công ở Michigan. Mặc dù
SBC Michigan không phải là công ty điện thoại duy nhất, nhưng nó là hãng chi phối và không có sự
cạnh tranh trực tiếp giữa các hãng trong ngành này. Ủy ban gồm ba người do chính quyền chỉ định đã có
quyền hành động về ngành điện thoại trong hơn nửa thế kỷ qua.

234
Bằng việc đưa ra mức giá tối đa bằng P1, ủy ban điều tiết có thể làm cho Acme tăng sản
lượng lên Q1
Hình 19.1 Điều tiết Công ty nước Acme: Giá tối đa
Cách tính theo tỉ lệ chung đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết. Cách tính như
vậy ban đầu dược hãng đưa ra, dựa trên thỉnh cầu của công ty cho rằng lãi suất quá thấp và cần phải có
một mức giá cao hơn. Đường cầu nói chung được xem là không co giãn theo giá; do đó, giá cao hơn sẽ
dẫn tới doanh thu tăng lên. Ngành này thường nhận đươc ít hơn so với mức nó yêu cầu (và ủy ban quyết
định làm chậm lại sau những yêu cầu về doanh thu của ngành). Tuy nhiên, việc ủy ban không chấp nhận
tất cả các yêu cầu không hàm ý rằng công ty bị ràng buộc quá lớn vào ủy ban, vì công ty có thể yêu cầu
có được nhiều hơn mức nó cho là sẽ được nhận.
Ủy ban cố gắng điều tiết ngành này sao cho số tiền kiếm được bằng với “mức tiền lãi hợp lý dựa
vào giá trị nhà máy của hãng đang hoạt động”. Nhưng vẫn còn hàng loạt câu hỏi liên quan tới cái gì cấu
thành nên “mức tiền lãi hợp lý” và “giá trị nhà máy của hãng đang hoạt động”. Chi phí ban đầu hay chi
phí tiền sử của nhà máy là thước đo mà hầu hết các ủy ban dựa vào đó là cơ sở cho những ước lượng
của họ về giá trị của nhà máy; nhưng một số ủy ban cho phép hãng sử dụng các đánh giá giá trị chi phí -
thay thế. Vào đầu những năm 1980, các hãng bị điều tiết thường yêu cầu một tỉ lệ tiền lãi khoảng 10%
tới 15%; trong những năm gần đây các ủy ban chấp nhận các tỉ lệ lãi khoảng 6% tới 10%.

235
Mức giá được điều tiết bằng P2, tại điểm đường cầu cắt cắt với đường tổng chi phí trung bình,
đường này gồm cả khoản ủy ban xem là lợi nhuận hợp lý trên mỗi đơn vị sản lượng.
Hình 19.2 Điều tiết Công ty nước Acme: Tỉ lệ lợi nhuận hợp lý

19.3 Công ty Trenton Gas: Ví dụ bằng số


Để minh họa hoạt động về điều tiết lợi ích công, hãy xét Công ty Trenton Gas có tài sản 300
triệu $. Ủy ban về lợi ích công của bang, sau khi xem xét mức độ rủi ro hãng đưa ra và những điều kiện
trên thị trường tài chính, quyết định rằng tỉ lệ lãi hợp lý của hãng là 10%. Trenton Gas được phép thu
được lợi nhuận ) bằng 0,10.(300 triệu $) = 30 triệu $ mỗi năm. Lợi nhuận này không phải là lợi nhuận
kinh tế; chúng là lợi nhuận kế toán. Như đã nhấn mạnh, ủy ban cố gắng để cho phép các hãng có lợi
nhuận thường hay một tỉ lệ lợi nhuận hợp lý, nó có xu hướng loại bỏ lợi nhuận kinh tế (xem lại chương
1).
Hãng sẽ đặt mức giá nào, và sản lượng của nó bằng bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi này,
điều quan trọng cần lưu ý là đường cầu về ga được hãng cung cấp là
P = 30 – 0,1Q (19.1)
trong đó P là giá cho mỗi khách hàng (tính bằng đô la) và Q là số khách hàng được phục vụ (tính bằng
triệu). Tổng chi phí của hãng bằng
TC = 10 + 5Q + 0,9Q2 (19.2)
trong đó TC là tổng chi phí (tính bằng triệu đô la). Lưu ý rằng khái niệm tổng chi phí này không bao
gồm chi phí cơ hội của vốn được chủ sở hữu của nó đầu tư vào hãng. Do đó, lợi nhuận kế toán của hãng
bằng
π = (30 – 0,1Q)Q – (10 + 5Q + 0,9Q2)
= - Q2 + 25Q -10 (19.3)
trong đó π là lợi nhuận của hãng (tính bằng triệu đô la).
Do Ủy ban đã quyết định lợi nhuận của hãng bằng 30 triệu $, nên chúng ta đặt π bằng 30, có
nghĩa
30 = - Q2 + 25Q -10
236
Q2 – 25Q + 40 = 0 (19.4)
nó là phương trình có dạng aQ2 + bQ + c = 0. Chúng ta có thể sử dụng công thức sau để giải nghiệm
phương trình này:

 b  (b 2  4ac) 0,5
Q=
2a
 25  [(25) 2  4.(1).(40)]0,5
=
2.(1)

 25  (465) 0,5
=
2
 25  21,56
=
2
= 1,72 hoặc 23,28
Do ủy ban nói chung muốn các dịch vụ công được phục vụ càng nhiều khách hàng càng tốt, nên nghiệm
lớn hơn Q = 23,28 là nghiệm thích hợp. Do đó, giá được đặt như sau:
P = 30 – 0,1.(23,28) = 27,67
Tóm lại, giá của Công ty Trenton Gas là 27,67 $ và nó sẽ phục vụ 23,28 triệu khách hàng.

19.4 Công ty Lone Star Gas: Nghiên cứu tình huống


Như một minh họa nữa về việc ủy ban điều tiết vận hành như thế nào, chúng ta xét một trường
hợp thực tế. Năm 1978, Công ty Lone Star Gas cung cấp ga cho 1,1 triệu khách hàng thương mại và cư
dân trong vùng Dallas-Fort Worth đã yêu cầu tăng giá của nó. Ủy ban đường sắt Texas là cơ quan điều
tiết bang có trách nhiệm về mức giá mà các công ty ga có thể áp đặt. Để quyết định liệu có nên chấp
nhận tăng giá, ủy ban bắt đầu bằng việc xác định cơ sở cho mức giá hợp lý. Tài sản của công ty này mà
“đã được sử dụng và hữu ích” được xác định và đánh giá tại chi phí tiền sử của họ. Sau khi cho phép
khấu hao tích lũy, chi phí của vốn đầu tư ban đầu tính được là 185 triệu $.
Để thiết lập tỉ lệ lãi mà Lone Star Gas cần kiếm được trên vốn đầu tư này, chi phí cho cả khoản
nợ và vốn bán cổ phiếu và tỉ lệ phần trăm của mỗi loại trong tổng vốn đầu tư thực hiện được ước lượng.
Chi phí vốn ước tính là 13,87% cho vốn bán cổ phiếu thường, 9,75% cho vốn bán cổ phiếu ưu tiên,
8,59% cho nợ dài hạn và 9,98% cho nợ ngắn hạn. Sau khi cân nhắc mỗi loại chi phí vốn này thể hiện
theo phần trăm tổng vốn thực hiện, kết quả là 11,1%. Do đó, ủy ban kết luận rằng Lone Star Gas cần
kiếm được một tỉ lệ lãi là 11,1% trên vốn đầu tư 185 triệu $ của nó.
Để kiếm được mức lãi này, hãng cần phải làm ra khoản lợi nhuận hàng năm bằng 11,1×185 triệu
$ = 20,535 triệu $. Do lợi nhuận thực tế của hãng chỉ khoảng 9,8 triệu $, nên ủy ban quyết định cho
phép hãng tăng giá của nó tới một mức cần thiết để đưa lợi nhuận của nó tăng lên tới mức “hợp lý” là
20,535 triệu $.

19.5 Ảnh hưởng của chính sách điều tiết tới hiệu quả
Các nhà điều tiết cố gắng ngăn cản độc quyền kiếm lợi nhuận quá mức. Như chúng ta đã thấy
trong các mục trước, hãng chỉ được được phép có một tỉ lệ lãi “hợp lý” trên vốn đầu tư của nó. Một khó
khăn với sự sắp đặt này là hãng được đảm bảo mức lãi đó, bất kể nó hoạt động tốt như thế nào. Nếu các
nhà điều tiết quyết định rằng Công ty Acme Water cần có được 9% mức lãi trên vốn đầu tư của nó, thì
nó sẽ có được tỉ lệ lãi này không cần biết liệu Công ty Acme Water được quản lý tốt hay xấu. Tại sao
điều này lại là vấn đề? Vì, không giống như một hãng cạnh tranh, ở đây không có động cơ để hãng nâng
cao hiệu quả của nó.

237
Quá trình điều tiết được đặc trưng bởi những đợt trì hoãn rất lâu, nhưng thật trớ trêu điều này
một phần lại hướng tới việc khuyến khích tính hiệu quả trong các hãng bị điều tiết. Trong nhiều ngành
bị điều tiết, một kiến nghị tăng hoặc giảm giá có thể phải xem xét hàng tháng trước khi ủy ban ra quyết
định. Trong những hợp, một sự thay đổi giá như vậy gây ra tranh cãi mạnh mẽ, thì có khi mất hàng năm
để có sự phán quyết trước ủy ban và những kháng cáo đưa ra sau đó trước tòa. Một sự trì hoãn như vậy
giữa kiến nghị thay đổi giá và việc sắp đặt cuối cùng được gọi là độ trễ điều tiết. Những độ trễ điều tiết
dài thường bị chỉ trích bởi những người mong muốn quá trình điều tiết nhanh chóng thực thi để thay đổi
điều kiện và có được quyết định sớm hơn. Nhưng một ưu việt của những độ trễ điều tiết là chúng có
những hình phạt nào đó đối với hoạt động không hiệu quả và thưởng cho hoạt động hiệu quả.
Để minh họa, hãy xét một công ty bị điều tiết mà giá của nó được thiết lập sao cho hãng có thể
kiếm được một tỉ lệ lãi 9% (mức ủy ban xem là tỉ lệ lãi “hợp lý”). Hãng phát triển và đưa ra những quá
trình chế tạo được cải tiến để cắt giảm chi phí của hãng, cho phép nó có được tỉ lệ lãi 11%. Nếu mất 15
tháng để ủy ban xem xét lại giá nó được phép và thay đổi giá có tính tới mức chi phí mới (thấp hơn), thì
hãng có thể kiếm được mức lãi cao hơn (11% chứ không phải 9%) trong suốt 15 tháng này so với việc
nếu như nó không phát triển và đưa ra những quá trình chế tạo cải tiến.
Trong khi độ trễ điều tiết khôi phục được một số động cơ để hoạt động hiệu quả (và có những
trừng phạt nhất định đối với hoạt động không hiệu quả), thì nó vẫn không mang lại những động cơ
mạnh mẽ như thị trường cạnh tranh. Vấn đề cơ bản của chính sách điều tiết là nếu ủy ban điều tiết ngăn
cản không cho hãng kiếm được mức lãi cao hơn mức lợi nhuận trung bình, thì có thể hãng có rất ít động
cơ để nâng cao hiệu quả của nó và đưa ra những đổi mới.

19.6 Sự tập trung quyền lực kinh tế


Các ủy ban điều tiết của chính phủ không phải là công cụ duy nhất được xã hội sử dụng để xử lý
vấn đề độc quyền; một công cụ nữa là luật chống độc quyền của quốc gia. Luật chống độc quyền phản
ánh quan điểm cho rằng quyền lực quá lớn nằm trong tay của một số tương đối ít các hãng. Theo cuộc
tổng điều tra gần đây nhất về ngành chế tạo (1997), các hãng chế tạo có tổng giá trị tài sản đăng ký lên
trên1,55 tỉ $. 100 hãng lớn nhất tuyển dụng 16,1% lực lượng lao động trong ngành chế tạo, trả 22,6%
tổng số tiền lương của ngành chế tạo, sử dụng 14,8% số công nhân trong ngành chế tạo, tạo ra 31,7%
giá trị gia tăng trong ngành chế tạo, mua 30,6% vật liệu thô sử được sử dụng trong ngành chế tạo, và
chiếm 28,6% tổng tất cả chi tiêu vốn trong ngành chế tạo. Các con số trên dường như tăng lên đáng kể
từ cuối Chiến tranh Thế giới II. Mặc dù hãng lớn không nhất thiết đồng nghĩa với sức mạnh độc quyền,
nhưng một quan điểm rộng rãi cho rằng quyền lực kinh tế đươc tập trung vào tay một số tương đối ít các
hãng.

Bảng 19.1 Các tỉ số tập trung và chỉ số Herfindahl-Hirschman trong các thị trường chế tạo
sản phẩm được chọn

238
Luật chống độc quyền nhằm mục đích khuyến khích cạnh tranh và hạn chế độc quyền. Như đã
nhấn mạnh, nhiều nhà kinh tế cho rằng cạnh tranh là tốt hơn nhiều so với độc quyền vì cạnh tranh có xu
hướng dẫn tới phân bổ nguồn lực hiệu quả. Để đo một ngành cụ thể gần như thế nào với cạnh tranh
hoàn hảo (hay độc quyền hóa), các nhà kinh tế sử dụng hệ sổ tỉ lệ tập trung thị trường, nó cho biết tỉ lệ
phần trăm tổng số lượng hàng bán hay sản xuất của bốn hãng lớn nhất trong ngành. Số phần trăm càng
lớn, thì ngành có mức độ tập trung càng lớn.
Bảng 19.1 cho thấy các tỉ lệ tập trung thị trường cho các ngành chọn ra. Các hệ số này thay đổi
từ ngành này sang ngành khác. Trong ngành thuốc lá, hệ số này là rất cao, 98,9%. Ngành bán lẻ bánh
ngọt là rất thấp, 2,5%. Hệ số tỉ lệ tập trung thị trường chỉ là một thước đo thô về cấu trúc thị trường của
một ngành, nó phải được bổ sung thêm số liệu về qui mô và kiểu khác biệt hóa sản phẩm trong ngành,
cũng như các rào cản nhập ngành. Ngay cả với những bổ sung đó, thì nó vẫn còn là một thước đo thô, vì
239
còn một điều nữa là nó chưa tính tới các nhà cung ứng nước ngoài. Tuy nhiên, hệ số tỉ lệ tập trung đã
chứng tỏ là một công cụ có giá trị, mặc dù hạn chế của nó cần phải nhận ra.
Một thước đo về mức độ tập trung nữa cho trong bảng 19.1 là Chỉ số Herfindahl-Hirschman
(HHI), nó bằng tổng bình phương các thị phần của tất cả các hãng trên thị trường. Chỉ số này được Bộ
tư pháp Mỹ, Phòng chống độc quyền, và Ủy ban thương mại liên bang sử dụng như là chỉ dẫn để xác
định xem liệu họ có cần tiến hành điều tra các đề xuất hợp nhất hay không. Ví dụ, nếu có hai hãng trên
thị trường và mỗi hãng chiếm 50% thị phần thì chỉ số này bằng 502 + 502 = 5.000. Chỉ số HHI có thể
biến động từ 10.000 (một nhà độc quyền dẫn tới HHI bằng 1002) cho tới 0 (số hãng cạnh tranh là vô hạn
và mỗi hãng có thị phần gần như bằng 0). Theo những chỉ dẫn về hợp nhất, sau khi hợp nhất nếu HHI
nhỏ hơn 1.000 thì hợp nhất này dường như không bị chính phủ phản đối. Nếu hãng sau hợp nhất có HHI
giữa 1.000 và 1.800 và chỉ số này thay đổi ít hơn 100 điểm do hợp nhất, thì hợp nhất này dường như
không bị chính phủ phản đối. Cuối cùng, nếu hãng sau hợp nhất có HHI lớn hơn 1.800 và chỉ số này
thay đổi ít hơn 50 điểm, thì chính phủ cũng không thể phản đối hợp nhất này. Lưu ý rằng, yêu cầu cuối
cùng là rất khó thỏa mãn. Ví dụ, nếu một hãng với thị phần 49% muốn hợp nhất với một hãng có thị
phần 1%, thì HHI sẽ tăng lên 99 điểm. Một hãng với thị phần 25% hợp nhất với một hãng có thị phần
1%, thì HHI sẽ tăng lên 51 điểm. Bảng 19.1 cho thấy, các hãng với tỉ lệ tập trung bốn ngành thấp xu
hướng có các HHI thấp (ở đây HHI chưa tính cho tất cả các hãng nhưng hãng lớn nhất dưới 50, do đó
HHI đánh giá thấp hơn giá trị HHI thực). Ví dụ, HHI của ngành bán lẻ bánh ngọt chỉ có 3,7, trong khi
HHI cho ngành containơ bằng kính là 1.959,9. Lưu ý rằng, các ngành thuốc lá, đồ uống, và hàng không
không công bố các chỉ số HHI. Điều này sở dĩ vì chính phủ có những qui định về công khái thông tin
của các hãng. Nếu tỉ lệ tập trung bốn hãng và HHI được đưa ra, những người thông minh sẽ nhận biết
được hãng nào có thị phần bao nhiêu (và do đó biết được doanh số, …). Nếu có ít hãng trong các ngành
này, thì chúng ta có thể giả thiết các chỉ số HHI với hãng có thị phần 50 là rất cao (nếu không phải là
10.000).

19.7 Đạo luật Sherman


Luật chống độc quyền liên bang đầu tiên, Đạo luật Sherman, đã được Quốc hội thông qua năm
1890. Trong khi luật chung này từ lâu đã cấm các hoạt động độc quyền, thì đối với người Mỹ trong nửa
cuối thế kỷ 19 dường như nó là pháp luật cần thiết để ngăn cản độc quyền và để duy trì và khuyến khích
cạnh tranh. Sự hình thành các trusts (các tổ hợp độc quyền cấu kết với nhau nhằm nâng giá và hạn chế
sản lượng) đã đưa vấn đề này thành nghiêm trọng. Thực chất của Đạo luật Sherman nằm trong hai điều
khoản sau:
Khoản 1. Mỗi hợp đồng, tổ hợp dưới dạng trust hay tương tự, hoặc thông đồng làm hạn chế trao
đổi hay thương mại giữa các bang hoặc với nước ngoài, được luật xem là bất hợp pháp. Bất cứ
ai đưa ra một hợp đồng hay tham gia một tổ hợp hoặc thông đồng như vậy sẽ bị coi là vi phạm
luật.
Khoản 2. Bất cứ ai có hoạt động độc quyền, hay cố gắng để độc quyền hóa hoặc kết hợp hay
thông đồng với người khác để độc quyền hóa bất cứ phần nào của hoạt động trao đổi thương mại
giữa các bang hay với nước ngoài sẽ bị coi là có tội vi phạm luật.
Năm 1974, Đạo luật Sherman được bổ sung là phạm tội nghiêm trọng chứ không còn là vi phạm
luật. Các tập đoàn bây giờ có thể bị phạt lên tới 1 triệu $, và mỗi cá nhân có thể bị phạt lên tới 100.000$
và bị tù giam lên tới 3 năm. Thêm vào các hình phạt phạm tội và các bản án tù, thì các hãng và cá nhân
có thể bị truy tố đền bù gấp ba lần thiệt hại theo luật dân sự do vi phạm luật chống độc quyền.
Điều quan trọng cần nhận ra là, nếu ban quản lý của hai hay nhiều hãng trong một ngành cụ thể
bàn đến giá cả và đồng ý để cố định chúng, thì điều này vi phạm khoản 1 của Đạo luật Sherman. Để
minh họa điểm này, hãy xét Robert Crandall tổng giám đốc hãng hàng không American Airline. Ông đã
gọi cho Howard Putnam tổng giám đốc hãng Braniff Airways vào 21 tháng 2 năm 1982 và đề nghị họ sẽ
tăng giá vé. Cú điện thoại được ghi âm (mà Crandall không biết), như sau:

240
Putnam: Anh có một đề xuất cho tôi phải không?
Crandall: Vâng, tôi có một đề xuất cho anh. Hãy tăng giá vé phải gió của anh lên 20%. Tôi sẽ
nâng giá vé của tôi vào sáng mai.
Putnam: Này Robert, chúng tôi …
Crandall: Anh sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, và tôi cũng vậy.
Putnam: Chúng ta không thể nói về việc đặt giá!
Crandall: Ôi [câu chửi bị xóa]. Howard. Chúng ta có thể nói về bất cứ chuyện gì mà chúng ta
muốn nói tới.
Sau khi tìm thấy cuộc gọi này, bộ Tư pháp đã phát đơn kiện tố cáo Robert Crandall vi phạm luật
chống độc quyền bằng việc áp đặt cố định giá. Nhưng, ở đây không có hợp đồng thỏa thuận nào về việc
cố định giá nên không vi phạm khoản 1. Dù sao, tòa án đã phán quyết rằng một đề nghị kiểu này là một
cố gắng để độc quyền hóa một phần ngành hàng không, điều này bị cấm bởi khoản 2 của Đạo luật
Sherman. Hãng hàng không American Airlinens đã nói nó sẽ không hành động lặp lại một việc như vậy
nữa.

19.8 Đạo luật Clayton, Đạo luật Robinson-Patman, và Đạo luật Ủy ban
thương mại liên bang
Trong suốt hai mươi năm đầu tiên thực thi, Đạo luật Sherman không được những người ủng hộ
xem là có hiệu quả. Tính không hiệu quả của Đạo luật Sherman đã đưa Quốc hội tới việc thông qua hai
luật khác vào năm 1914, Đạo luật Clayton và Đạo luật Ủy ban thương mại liên bang. Đạo luật Clay ton
cố gắng cụ thể hơn nữa so với Đạo luật Sherman nhằm xác định những hoạt động nhất định là bất hợp
pháp mà chúng “làm giảm đáng kể cạnh tranh hay có xu hướng tạo ra độc quyền”.
Đao luật Clayton đã đặt ra ngoài vòng pháp luật việc phân biệt giá vô lý, đây (như bạn xem lại
trong chương 12) là một hoạt động mà một người mua bị đặt giá cao hơn so với người mua khác về
cùng một sản phẩm. Tuy nhiên, việc phân biệt giá do có những khác nhau về chất lượng hay số lượng
sản phẩm được bán hoặc do có những khác nhau về chi phí hay áp lực cạnh tranh là được phép. Năm
1936, Đạo luật Robinson-Patman đã bổ sung cho Đạo luật Clayton. Nó cấm đặt giá khác nhau cho
những người mua khác nhau về “những hàng hóa giống nhau về cấp độ và chất lượng” khi mà ảnh
hưởng này “có thể làm giảm đáng kể cạnh tranh hay có xu hướng tạo ra độc quyền trong bất cứ hoạt độc
thương mại nào, hoặc làm phương hại, xóa bỏ hay ngăn cản cạnh tranh với bất cứ ai được cấp hay công
nhận là có lợi ích từ việc phân biệt giá như vậy, hoặc cả hai”. Đạo luật Robison-Patman nhằm mục đích
ngăn cản việc phân biệt giá có lợi cho chuỗi các cửa hàng mua hàng hóa với số lượng lớn. Những người
bán lẻ độc lập cảm thấy bị đe dọa bởi chuỗi các cửa hàng và ủng hộ rất mạnh luật này.
Đạo luật Clayton cũng đặt ra ngoài vòng pháp luật việc sử dụng những văn bản hợp đồng làm
giảm cạnh tranh. Như chương 12 đã chỉ ra, các văn bản hợp đồng ép người mua phải mua những thứ
khác để có được sản phẩm mà họ muốn. Trong một thời gian dài, IBM đã cho thuê nhưng không bán
máy của nó và nhất định đòi khách hàng phải mua thẻ đục lỗ IBM và sử dụng các dịch vụ bảo dưỡng
của IBM. Tòa án tối cao đã yêu cầu IBM chấm dứt các văn bản hợp đồng của nó. Tuy nhiên, không phải
tất cả các văn bản hợp đồng đều bị cấm. Nếu một hãng cần duy trì kiểm soát về những hàng hóa và dịch
vụ bổ sung để đảm bảo rằng sản phẩm của nó hoạt động tốt, thì điều này cần chứng tỏ hợp lý bằng một
văn bản hơp đồng. Cũng như vậy, nếu việc sắp đặt văn bản là tự nguyện và không chính thức thì cũng
không vi phạm luật. Như vậy, nếu một khách hàng đã mua thẻ đục lỗ IBM vì hãng này thấy nó hoạt
động tốt nhất trên thiết bị IBM, thì điều này không vi phạm luật chừng nào khách hành này không buộc
phải mua thẻ đục lỗ IBM.

241
Tiếp theo, Đạo luật Clayton đặt ra ngoài vòng pháp luật những hợp nhất mà làm giảm đáng kể
cạnh tranh; nhưng do nó không cấm một hãng mua lại nhà máy và thiết bị của đối thủ cạnh tranh, nên
thực tế không thể ngăn cản hợp nhất. Năm 1950, kẽ hở này của luật được chấm dứt bằng đạo luật chống
hợp nhất Celler-Kefauver. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa các hợp nhất không còn phổ biến.
Ngươc lại, một bệnh dịch về hợp nhất lan truyền trong những năm 1980, như chúng ta sẽ thấy.
Đạo luật Ủy ban thương mại liên bang đưa ra nhằm mục đích ngăn cản những hoạt động cạnh
tranh không công bằng và không mong muốn. Nó thiết lập ra Ủy ban thương mại liên bang để điều tra
những hoạt động không công bằng và có tính trấn lột, và vấn đề làm ngưng trệ trật tự. Đạo luật này
khẳng định rằng “ những phương pháp cạnh tranh về thương mại không công bằng ở đây bị tuyên bố là
phạm luật”. Ủy ban này gồm năm thành viên, mỗi người được tổng thống chỉ định có thời hạn trong bảy
năm được trao một nhiệm vụ cực lớn về việc xác định chính xác thế nào là “không công bằng”. Cuối
cùng, tòa án đã tước đi phần lớn quyền lực của ủy ban này; nhưng năm 1938, Ủy ban có chức năng đặt
ra ngoài vòng pháp luật hoạt động quảng cáo dối trá và không đúng. Ủy ban cũng được ủy quyền điều
tra những lĩnh vực khác nhau về cấu trúc của nền kinh tế Mỹ.

19.9 Giải thích luật chống độc quyền


Tác động thực sự của các luật chống độc quyền phụ thuộc vào việc tòa án giải thích chúng như
thế nào, và sự giải thích pháp lý của những luật này đã thay đổi đáng kể từ thời kỳ này sang thời kỳ
khác. Đặc trưng là, tiền án phạt được đưa ra chống lại một hãng hay một nhóm hãng bởi phòng chống
độc quyền của Bộ tư pháp, một phiên tòa được tổ chức, và một quyết định đạt được do thẩm phán.
Trong phần lớn các trường hợp, kháng án được đưa ra mà cuối cùng đưa tới tòa án tối cao.
Năm 1911, như là kết quả của hàng loạt vụ án chống độc quyền đầu tiên Công ty dầu lửa
Standard Oil và Công ty thuốc lá American Tobacco bị buộc phải từ bỏ một phần lớn thị phần mà họ
đang nắm giữ cho những hãng khác. Tòa án tối cao khi phán quyết những vụ án này đã tiến hành và sử
dụng luật suy diễn hợp lý nổi tiếng – tức là chỉ có những kết hợp vô lý để hạn chế thương mại, chứ
không phải tất cả các trust, mới bị kết án theo Đạo luật Sherman. Năm 1920, luật nhân quả đã được Tòa
án tối cao sử dụng để phán quyết rằng ngành thép của Mỹ không vi phạm luật chống độc quyền mặc dù
nó đã cố gắng để độc quyền hóa ngành này, do tòa án đã nói công ty này chưa thành công, qui mô lớn
của ngành thép Mỹ và sức mạnh độc quyền tiềm năng của nó đã được hạn chế bởi điểm cho rằng “luật
này không xem qui mô thuần túy là phạm tội, mà nó yêu cầu các hành vi công khai”.
Trong những năm 1920 và 1930, các tòa án bao gồm cả Tòa án tối cao bảo thủ đã giải thích các
luật này theo cách mà chúng có rất ít ảnh hưởng. Trong khi Eastman Kodak và International Harvester
đã kiểm soát phần lớn thị trường của họ, nhưng tòa án sử dụng luật nhân quả đã phán quyết họ vô tội
trên cơ sở cho rằng họ chưa xây dựng vị thế gần với độc quyền thông qua việc ép buộc công khai hay
các hoạt động mang tính trấn lột.
Trong cuối những năm 1930, tình hình này đã thay đổi đáng kể với việc truy tố Công ty nhôm
của Mỹ (Alcoa). Vụ án này, được phán quyết năm 1945 (nhưng bắt đầu từ năm 1937), đã xem lại các
phán quyết trong vụ án về ngành thép của Mỹ và trong vụ án International Harvester. Alcoa đã đạt được
90% thị phần bằng các phương tiện mà được xem là “có lý” trong các vụ án trước đó – giữ giá của nó
thấp để ngăn cản nhập ngành, tăng thêm công suất để coi chừng thị trường tăng lên, vân vân. Dù sao,
tòa án đã phán quyết Alcoa đã vi phạm luật chống độc quyền do nó có hoạt động kiểm soát tất cả sản
lượng cả ngành này.
Đôi khi rất thất vọng đối với các nhà quản lý, do luật chống độc quyền tương đối mơ hồ và lẫn
lộn; mà hậu quả là không dễ nói ra liệu những hành động nào là được phép. Hãy lấy vụ kiện hai công ty
đồ uống là Pabst và Blatz muốn hợp nhất vào năm 1958. Chính phủ từ chối hợp nhất này mặc dù cả hai
hãng cộng lại tính ra chưa đến 5% doanh số bia của toàn quốc. Điều gây rắc rối cho chính phủ là họ
chiếm khoảng 24 % thị phần bia ở Wisconsin. Thẩm phán tòa án quận đồng ý với Pabst và Blatz rằng
Wisconsin chỉ nên xem là một phần của thị trường có liên quan, nhưng tòa án tối cao đã bác bỏ yều cầu

242
này và phán quyết chống lại hai công ty trên. Vụ án này cho thấy thật khó khăn như thế nào để có thể
thiết lập ổn định các ranh giới của thị trường có liên quan.

19.10 Chính sách chống độc quyền trong những năm 1960 và 1970
Những năm 1960 và 1970 nói chung là những thập kỷ có quan điểm chống độc quyền mạnh mẽ.
Năm 1961, các nhà sản xuất thiết bị điện lớn bị kết án có những hợp đồng cấu kết về giá. Các nhà quản
lý của General Electric, Westinghouse và các hãng khác trong ngành đã cam kết rằng họ thỏa thuận bí
mật và trao đổi thông tin để duy trì giá, thị phần thị trường và xóa bỏ cạnh tranh. Một số nhà quản lý bị
kết án tù do phạm tội đặt giá, và các hãng này đã phải trả lại một lượng lớn tiền cho khách hàng để bù
lại những mức giá quá cao. 1800 bản án về gây thiệt hại gấp ba lần chống lại các hãng dẫn tới khoản
thanh toán ước tính khoảng 0,5 tỉ $.
Trong những năm 1960, các hợp nhất theo chiều ngang – hợp nhất của các hãng sản xuất cùng
loại hàng hóa – càng trở nên có nhiều khả năng vấp phải luật chống độc quyền. Trong vụ án Von’s
Grocery năm 1965, tòa án đã không cho phép hợp nhất giữa hai siêu thị mà tổng cộng chiếm chưa đến
8% thị trường Los Angeles. Cũng như vậy, các hợp nhất theo chiều dọc – hợp nhất của những hãng mà
hàng này cung cấp hay bán hàng cho hãng khác – cũng bị tòa án xem xét ngờ vực. Ví dụ, trong vụ án
Brown Shoe tòa án tối cao cho rằng hợp nhất của Brown với R. G. Kinney có nghĩa làm cho các nhà sản
xuất giày khác bị đóng băng một phần lớn thị trường bán lẻ về giày. Một vấn đề nổi cộp khác đương đầu
với Bộ tư pháp là các hợp nhất lớn conglomerate – các hợp nhất của những hãng trong những ngành
không có liên quan với nhau. Tuy nhiên, vấn đề này không còn quan trọng trong cuối những năm 1960,
khi mà các conglomerate bắt đầu thể hiện thu nhập tương đối thất vọng.
Năm1969, Văn phòng chống độc quyền đã kiện Tập đoàn IBM theo khoản 2 của Đạo luật
Sherman, bắt đầu một trong những vụ án lớn nhất và tốn kém nhất trong lịch sử. Chính phủ viện cớ rằng
IBM duy trì độc quyền và loạt 360 máy tính của hãng này đưa ra năm 1965 theo một phương thức đã
làm triệt tiêu cạnh tranh. Lời biện hộ của IBM cho rằng vị thế thị trường của nó đã có được là do hoạt
động cải tiến của nó và tính kinh tế theo qui mô, giá của nó có tính cạnh tranh, và tỉ lệ lợi nhuận thực sự
của nó không phải là cao. Sau khi phiên tòa bắt đầu vào năm 1975, chính phủ phải mất gần ba năm để
đệ trình vụ án của nó. Đầu năm 1982, chính quyền Reagan đã cho ngưng vụ án IBM này, trên cơ sở cho
rằng nó “không đáng kiện và cần phải bãi bỏ”.
Năm 1974, chính phủ khởi kiện vụ án chống độc quyền đối với Công ty điện thoại và điện tín
Mỹ (AT&T), nó được xử lý trong cùng một ngày năm 1982 với vụ kiện IBM. Theo phán quyết này,
AT&T phải tự mình từ bỏ 22 công ty của nó đang cung cấp phần lớn dịch vụ điện thoại địa phương của
quốc gia và chỉ giữ lại chi nhánh điện thoại đường dài Western Electric, và các phòng thí nghiệm Bell
Laboratories. Ủy ban thông tin liên lạc liên bang ước tính các mức phí điện thoại đường dài đã giảm
xuống 38% sau khi từ bỏ. (Ví dụ, chi phí một cuộc gọi 10 phút từ New York đến Boston đã giảm từ
4,09$ vào tháng 12 năm 1983 xuống còn 2,34$ vào tháng 12 năm 1988.) Nhưng chi phí dịch vụ điện
thoại địa phương lại tăng lên đáng kể, cũng theo ước tính này việc từ bỏ đó có vẻ như đã gây ra sự nhầm
lẫn lớn trong khách hàng và những điều chỉnh tốn kém bên trong AT&T.

19.11 Chính sách chống độc quyền trong những năm 1980 và 1990
Những năm 1980 không phải là thời kỳ hoạt dộng chống độc quyền mạnh mẽ. Các quan chức
chống độc quyền thấy rằng họ cần tấn công những âm mưu cố định giá, nhưng lại ít quan tâm hơn tới
nhiều kiểu hợp nhất so với những người tiền bối. Trong khi những người phê bình cho rằng việc cưỡng
bức chống độc quyền là quá lơi lỏng, thì chính quyền Reagan lại cho rằng việc cưỡng bức theo luật có
những hình thức tiến bộ mà không hạn chế cạnh tranh.
Nạn dịch về các hợp nhất diễn ra trong suốt những năm 1980. Ví dụ, Chevron đã tiếp quản Gulf
Oil và General Electric đã tiếp quản RCA. Trong nhiều trường hợp, hãng mua lại tránh sự quản lý của
tập đoàn mục tiêu và cố gắng mua lại quyền kiểm soát trực tiếp từ các cổ đông mục tiêu. Ví dụ, Saul
Steinberg một nhà đầu tư xuất chúng đã cố gắng giành lấy Công ty Walt Disney bằng cách này. Một
243
cuộc tranh cãi diễn ra liên quan tới chi phí và lợi ích xã hội của làn sóng tiếp quản này. Không nghi ngờ
gì, các hợp nhất có thể có những lợi ích đáng kể; ví dụ, chúng có thể mang lại tính kinh tế theo qui mô,
đánh giá các nguồn lực cụ thể chính xác hơn, hay thay thế quản lý hiệu quả hơn cho hoạt động quản lý
kém hiệu quả. Tuy nhiên, các lợi ích này không được chắc chắn. Một hãng có thể có hiệu quả kém đi,
chứ không tăng lên sau khi hợp nhất.
Chính quyền George H. Bush đã tích cực hơn trong việc chống độc quyền so với tiền bối. Bộ tư
pháp đã khởi tố vụ kiện chống lại American Institute of Architects trên cơ sở cho rằng nó đã hạn chế vô
lý sự cạnh tranh về giá giữa các nhà kiến trúc sư. Cũng như vậy, Ủy ban thương mại liên bang đã cho
rằng Capital Cities – gồm Công ty ABC inc. và College Football Association đã có âm mưu bất hợp
pháp để hạn chế số trận bóng đá truyền trên tivi. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát thấy rằng, dù tốt hơn hay
xấu hơn thì hoạt động chống độc quyền trong đầu những năm 1990 không có gì mạnh mẽ đặc biệt.
Chính quyền Clinton đã hứa hẹn tiến hành mạnh hơn việc cưỡng bức chống độc quyền. Nó cho
thấy Bộ tư pháp giám sát chặt chẽ hơn các hợp nhất, việc chỉ đạo doanh nghiệp, viện cớ cố định giá, và
việc tuân theo luật chống độc quyền Mỹ của nước ngoài. Các vụ án đã được đưa ra chống lại các hãng
trong các ngành kính phẳng, sữa, thông tin liên lạc và nhiều ngành khác. Một trong những hoạt động nổi
bật nhất là chống lại General Electric và deBeers được mô tả trong bài tập 13.

19.12 Phẩm màu titanium dioxide của Du Pont: Nghiên cứu tình huống
điển hình
Để hiểu được bản chất của luật chống độc quyền, điều hữu ích là xem xét kỹ những tình huống
cụ thể. Hãy xét trường hợp liên quan đến công ty hóa chất khổng lồ Du Pont, nó sản xuất titanium
dioxide, một hóa chất màu trắng được sử dụng để vẽ. Năm 1970, do sự phát triển quá trình ilmenite
chloride của nó để sản xuất titanium dioxide, nên Du Pont có lợi thế đáng kể về chi phí so với các đối
thủ của nó (16 cents mỗi cân so với 21 cents mỗi cân). Từ 1972 đến 1977, Du Pont đã tăng công suất và
thị phần của nó từ khoảng 30% lên 42%. Năm 1978, chính phủ đã buộc tội Du Pont đã sử dụng những
biện pháp cạnh tranh không công bằng, có hành vi và hoạt động không công bằng bằng việc sử dụng vị
thế thống lĩnh của nó nhằm cố gắng độc quyền hóa sản xuất phẩm màu titanium dioxide. Ủy ban thương
mại liên bang đã mô tả tình huống này như sau:
Chiến lược tăng trưởng của Du Pont gồm ba nhân tố có liên quan với nhau: a) mở rộng công
suất bằng cách xây dựng một nhà máy có qui mô lớn; b) khai thác lợi thế về chi phí của nó bằng
cách đặt giá sản phẩm của nó đủ cao để chi tài chính cho việc mở rộng công suất của mình,
nhưng cũng đủ thấp để ngăn cản các đối thủ cạnh tranh mở rộng; và c) từ chối cấp phép công
nghệ ilmenite chloride tiết kiệm chi phí của nó với điều này các đối thủ cạnh tranh chỉ có thể
tiếp nhận lợi thế của tính kinh tế theo qui mô vốn có về công nghệ quặng nghèo. Hơn nữa, hành
vi chiến lược được qui cho Du Pont gồm có việc mở rộng công suất TiO2 vội vàng và công bố
thổi phồng lên ý định mở rộng của nó, tất cả nhằm mục đích chính là ngăn cản trước các kế
hoạch mở rộng của các đối thủ cạnh tranh.
Luật sư tố tụng cho rằng sự sắp đặt này được xem là hành vi loại bỏ và chống lại cạnh
tranh, phương hại đến lợi thế về chi phí của Du Pont do việc làm xói mòn cạnh tranh vì thực ra
công nghệ ilmenite chloride thay đổi khi qui mô hoạt động tăng lên, và không có những hoạt
động qui mô lớn, không có đối thủ sẽ có khả năng làm giảm hay triệt tiêu lợi thế về chi phí của
Du Pont thông qua việc “nhận thức qua thực hành” công nghệ ilmenite chloride. Theo luật sư tố
tụng, hậu quả không thể tránh khỏi của chiến lược này là sẽ tạo cho Du Pont sức mạnh để nâng
giá tùy ý, hạn chế sản lượng, và ngăn cản cạnh tranh. Thực ra, luật sư tố tụng cho rằng kế hoạch
mở rộng của Du Pont “không có nghĩa lý gì nếu không dẫn tới độc quyền”.
Du Pont thừa nhận rằng nó tìm cách tư bản hóa lợi thế về chi phí của nó để nắm được
hay phục vụ phần lớn sự tăng trưởng cầu về TiO2 tăng lên trong những năm 1980. Mặc dù vậy,
nó phủ nhận rằng lợi thế về chi phí này là “bất ngờ”, thay vào đó nó cho rằng đó là do sự đổi
244
mới tốn kém của nó về công nghệ ilmenite chloride quặng nghèo trong những năm trước đây.
Nó phủ nhận tiếp theo rằng việc mở rộng công suất của nó không có bất cứ mục đích nào khác
ngoài việc thỏa mãn sự tăng lên kỳ vọng về cầu đối với TiO2. Du Pont cũng phủ nhận rằng nó
tham gia vào một chiến lược đặt giá chiến lược bất hợp pháp, cho rằng việc đặt giá của nó trong
thời kỳ qua có thể qui cho các quyền năng thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của nó. Thực
vậy, Du Pont quả quyết rằng luật sư tố tụng đã thất bại trong việc chứng minh mà giá của nó
không phải là cực đại hóa lợi nhuận trong điều kiện kinh tế thịnh hành.
Hơn nữa, Du Pont cho rằng nó không có trách nhiệm cấp phép công nghệ ilmenite
chloride của nó cho bất cứ đối thủ cạnh tranh nào, và quả quyết rằng các đối thủ cạnh tranh của
nó, tất cả các tập đoàn lớn tham gia sản xuất TiO2, không bị ngăn cản phát triển công nghệ
quặng nghèo riêng của họ hay xây dựng các nhà máy qui mô lớn nếu họ lựa chọn tiến hành
những đầu tư như vậy. Cuối cùng, Du Pont chỉ ra thất bại của nó để đạt được mức tăng trưởng
dự kiến về thị phần và phủ nhận việc nó đạt được sức mạnh độc quyền trong thị trường TiO2.
Kết quả của vụ án này là gì? Năm 1980, cáo buộc trên bị bãi bỏ trên cơ sở sau:
Du Pont đã tham gia chỉ đạo doanh nghiệp nhất quán với công suất công nghệ riêng và các cơ
hội thị trường của nó. Nó không cố gắng xây dựng công suất thừa hay mở rộng qui mô tạm thời
như là phương tiện để ngăn cản nhập ngành. Nó cũng không tham gia vào việc chỉ đạo khác mà
tác động đến qui mô theo hướng phải chịu trách nhiệm pháp lý, như là đặt giá dưới chi phí, công
bố quảng cáo sai về các kế hoạch mở rộng trong tương lai, hay cố gắng khống chế khách hàng
bằng những hợp đồng ràng buộc để đảm bảo giành thắng lợi về các kế hoạch tăng trưởng của
nó. Tóm lại, chúng ta thấy việc chỉ đạo doanh nghiệp của Du Pont là hợp lý.
Một điểm cần nhận ra là chiến lược của Du Pont không vận hành tốt, vì cầu không tăng nhanh
như công ty đã dự báo, hậu quả đó làm cho tồn tại công suất thừa đáng kể trong ngành này. Nhưng dù
cho chiến lược của Du Pont vận hành có tốt hay không, thì nó đã thắng vụ kiện chống độc quyền, điều
mà chúng ta quan tâm ở đây.

19.13 Hệ thống cấp bằng phát minh sáng chế


Trong khi luật chống độc quyền nhằm mục đích để hạn chế độc quyền, thì không phải tất cả các
chính sách công đều có tác dụng như vậy. Hệ thống cấp bằng phát minh sáng chế là một ví dụ điển hình.
Luật về bằng phát minh sáng chế Mỹ đảm bảo rằng nhà sáng chế có quyền kiểm soát duy nhất về việc
sử dụng phát minh sáng chế đó trong 20 năm (tính từ lúc bắt đầu hoàn thiện), để đổi lấy việc làm ra kiến
thức chung của sáng chế đó. Không phải mọi kiến thức đều có thể cấp bằng sáng chế. Trong những vụ
án riêng, tòa án đã qui định rằng một sáng chế có bằng phát minh sáng chế “không phải là sự phát hiện
ra thứ gì đó đang tồn tại hoặc chưa biết, mà là việc sáng tạo ra một thứ gì đó không tồn tại trước đó” và
“có thể không có bằng phát minh minh sáng chế cho một nguyên lý mang tính triết học trìu tượng”. Một
phát minh sáng chế có thể được cấp bằng phải có đối tượng của nó như là một kết quả vật chất hay một
phương tiện vật chất mang lại kết quả nào đó, nó không phải là phương tiện thuần túy mang tính nhân
văn có được. Hơn nữa, nó phải chứa đựng một mức độ tối thiểu về tính mới lạ. “Sự cải tiến” và “phát
minh” không phải là những thuật ngữ đồng nghĩa … Khi mà một cấu trúc ưa chuộng nhất được đưa ra
mà thứ này tạo ra một sự cải tiến của những phát minh trước đó mà không chứa đựng nguyên lý hay
kiểu vận hành mới chưa được các nhà phát minh sử dụng trước đó, thì không thể là phát minh”.
Ba luật cứ chính được sử dụng để chứng minh cho sự tồn tại của luật về cấp bằng phát minh.
Thứ nhất, luật này được xem như là một động cơ quan trọng để thuyết phục nhà phát minh xúc tiến
công việc cần thiết để tạo ra một phát minh. Cụ thể trong trường hợp của một nhà phát minh cá nhân, nó
khẳng định rằng việc bảo vệ bằng phát minh là sự khích lệ mạnh mẽ. Thứ hai, các bằng phát minh được
xem như là một sự khích lệ cần thiết để khiến các hãng tiến hành tiếp công việc và có những đầu tư cần
thiết cho các nhà máy thí điểm và các khoản mục được yêu cầu khác để đưa phát minh đó vào sử dụng
mang tính thương mại. Nếu một phát minh đã trở thành quyền sở hữu công khi nó được tạo ra, thì tại
sao một hãng lại phải chịu chi phí và rủi ro có liên quan tới việc thí nghiệm về một qui trình hay sản
245
phẩm mới? Một hãng khác có thể quan sát, không chịu rủi ro, và bắt chước qui trình hay sản phẩm đó
nếu nó thành công. Thứ ba, nó được lập luận rằng do có luật về bằng phát minh nên các phát minh được
đưa ra sớm hơn so với không có luật này, kết quả là các phát minh khác được tạo điều kiện thuận lợi do
sự phổ biến thông tin sớm hơn.
Không giống như những hàng hóa khác, kiến thức công nghệ mới không thể được dùng hết kiệt.
Một người hay hãng khác có thể sử dụng lặp lại một ý tưởng mà không mất gì, và vẫn cùng ý tưởng đó
có thể phục vụ nhiều người sử dụng trong cùng một lúc. Không ai có nhu cầu loại dần ý tưởng này vì
những người khác cũng đang sử dụng nó. Điều này gây ra khó khăn lớn cho bất cứ hãng nào nếu như
muốn tiến hành sản xuất kinh doanh kiến thức. Do một đầu tư vào nghiên cứu và phát triển có thể sinh
lợi nhuận, nên hãng phải có khả năng bán các kết quả của nó, trực tiếp hoặc gián tiếp với một giá nào
đó. Nhưng nếu như khách hàng tiềm năng không sẵn sàng thanh toán cho một hàng hóa một khi nó
được sản xuất, thì nó trở nên sẵn có đối với tất cả mọi người với một số lượng vô hạn. Có một xu hướng
để cho ai đó thanh toán cho nó, vì khi đó nó trở nên sẵn có không để làm gì.
Luật về cấp bằng phát minh là một cách để giải quyết vấn đề này, tạo khả năng cho các hãng sản
xuất ra kiến thức mới và bán hay sử dụng nó mà có thể mang lại lợi nhuận. Nhưng hệ thống cấp bằng
phát minh sáng chế có một nhược điểm là kiến thức mới không được sử dụng rộng rãi, vì người được
cấp bằng sáng chế cố gắng kiếm lợi nhuận thường đặt một mức giá đủ cao để cho những người có thể sử
dụng sáng chế đó cho sản xuất nản chí không làm nữa. Từ quan điểm của xã hội, tất cả những ai có thể
sử dụng ý tưởng đó cần được phép để làm với chi phí thật thấp, vì chi phí biên để làm như vậy thực tế ra
là gần như bằng 0. Tuy nhiên, điều này là một chính sách tương đối thiển cận, vì nó không tạo ra động
cơ để phát minh.
Không nghi ngờ gì, hệ thống cấp bằng phát minh sáng chế tạo khả năng cho các nhà phát minh
dành lấy một tỉ lệ lớn lợi ích xã hội từ những phát minh của họ so với nếu như không có hệ thống này,
nhưng điều này không có nghĩa theo cách đó các bằng sáng chế là rất hiệu quả. Trái với quan điểm được
phổ biến, việc bảo vệ sáng chế khiến cho không có nhập ngành là không có khả năng hay thậm chí
không thể xảy ra. Ở một nghiên cứu cho thấy, trong vòng bốn năm đưa ra thì 60% số sáng chế được cấp
bằng thành công đã bị làm giả. Tuy nhiên, việc bảo vệ bằng phát minh nói chung làm tăng chi phí làm
giả. Trong nghiên cứu này, chi phí làm giả tăng lên ước tính trung bình (chi phí phát triển và đưa ra thị
trường một sản phẩm làm giả) là 11%. Trong ngành dược, bằng phát minh có ảnh hưởng lớn hơn đến
chi phí làm giả so với trong những ngành khác, điều này được cho là do bằng sáng chế về dược phẩm là
quan trọng hơn so với bất thứ gì. Chi phí làm giả tăng lên trung bình về dược phẩm vào khoảng 30%,
ngược lại khoảng 10% về hóa chất và khoảng 7% về điện tử và máy móc.

19.14 Bằng sáng chế và tỉ lệ đổi mới


Một trong những câu hỏi quan trọng và gây tranh cãi nhất liên quan tới bằng sáng chế là: Tỉ lệ
đổi mới bị trì hoãn hoặc không được đưa ra tí nào là bao nhiêu nếu chúng không được cấp bằng sáng
chế? Để soi sáng cho câu hỏi này, các cuộc điều tra có thiết kế cẩn thận được tiến hành nhằm xác định tỉ
lệ đổi mới có bằng sáng chế mà các hãng báo cáo đáng ra đã được đưa ra (không có trì hoãn đáng kể)
nếu việc bảo vệ sáng chế vẫn chưa sẵn sàng. Theo các hãng trong một nghiên cứu như vậy, khoảng một
nửa các đổi mới có bằng sáng chế không được đưa ra nếu không có sự bảo vệ bằng sáng chế. Một số
lượng lớn các đổi mới đó xuất hiện trong ngành dược. Không tính ngành dược, việc thiếu bảo vệ bằng
sáng chế có tác động chưa đến một phần tư số đổi mới có bằng sáng chế trong mẫu này.
Các bằng sáng chế không được xem là cốt yếu vì chúng thường có ảnh hưởng hạn chế đến tỉ lệ
những người làm giả ra nhập thị trường. Với khoảng một nửa số đổi mới trích dẫn trong nghiên cứu này,
các hãng cho rằng các bằng sáng chế đã làm trì hoãn việc nhập ngành của những người làm giả chưa
đến vài tháng. Mặc dù các bằng sáng chế làm tăng chi phí làm giả, nhưng chúng không làm tăng chi phí
đến mức đủ để có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ nhập ngành trong các trường hơp này. Nhưng, mặc dù
việc bảo vệ bằng sáng chế dường như chỉ tác động rất hạn chế đến nhập ngành trong số khoảng một nửa
số trường hợp, thì nó lại có tác động rất quan trọng đến một tỉ lệ nhỏ trong số đó. Trong khoảng 15% số
246
đổi mới, việc bảo vệ bằng sáng chế ước tính đã làm trì hoãn thời gian khi người làm giả đầu tiên ra nhập
thị trường là bốn năm hoặc lâu hơn.
Trong một nghiên cứu khác dựa trên mẫu ngẫu nhiên gồm 100 hãng từ 12 ngành (không kể các
hãng rất nhỏ) ở Mỹ, kết quả cho thấy việc bảo vệ bằng sáng chế được các hãng đánh giá là trọng yếu để
phát triển hay đưa ra 30% hoặc hơn số đổi mới thương mại hóa trong hai ngành, dược phẩm và hóa chất.
Trong ba ngành khác (dầu lửa, máy móc, các sản phẩm thép xây dựng), việc bảo vệ bằng sáng chế được
tính là trọng yếu cho phát triển và đưa ra khoảng 10% tới 20% số đổi mới của họ. Trong bảy ngành còn
lại (thiết bị điện, thiết bị văn phòng, xe máy, công cụ, thép thô, cao su, và may mặc), việc bảo vệ bằng
sáng chế ước tính là có tầm quan trọng hạn chế hơn rất nhiều. Quả thực, trong các ngành thiết bị văn
phòng, xe máy, cao su, và may mặc các hãng đều nhất trí trong báo cáo rằng việc bảo vệ bằng sáng chế
là không trọng yếu cho sự phát triển hay đưa ra bất cứ đổi mới nào của họ trong suốt giai đoạn nghiên
cứu.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng các hãng đưa vào sử dụng rất ít hệ thống cấp bằng
sáng chế. Trái lại, ngay cả trong những ngành mà thực ra tất cả các phát minh đáng lẽ đã được đưa ra
mà không có sự bảo bệ bằng sáng chế, thì có khối lượng rất lớn các phát minh có thế cấp bằng dường
như là được cấp bằng. Và, trong những ngành như vậy như dược phẩm và hóa chất, trong đó bằng sáng
chế là rất quan trọng, thì trên 80% các phát minh có thế cấp bằng được báo cáo là đã cấp bằng. Rõ ràng,
nói chung các hãng không thích dựa trên sự bảo vệ bí mật thương mại khi việc bảo vệ qua cấp bằng là
có thể. Ngay cả trong những ngành như ngành xe máy động cơ, trong đó các bằng sáng chế được xem là
tương đối không quan trọng, thì có khoảng 60% các phát minh có thể cấp bằng dường như đã được cấp
bằng.

19.15 Chính sách điều tiết ô nhiễm môi trường


Sau khi đã tóm lược chính sách chống độc quyền và hệ thống cấp bằng sáng chế, chúng ta quay
lại chủ đề về chính sách điều tiết của chính phủ. Các cơ quan của chính phủ điều tiết nhiều lĩnh vực của
đời sống kinh tế, không chỉ có việc đặt giá của các công ty về điện, điện thoại hay vận tải. Nhà quản lý
của các hãng trong một phạm vi rất lớn các ngành từ thép hay hóa chất cho tới giấy hay dầu lửa đều phải
hiểu và đối phó với rất nhiều chính sách điều tiết của chính phủ để bảo vệ môi trường. Để minh họa tình
huống này, hãy xét công ty Reserve Mining (bây giờ là Northshore Mining), nó sản xuất sắt tròn từ
quặng đá taconite. Với mỗi tấn thép tròn được chế tạo, Reserve cũng tạo ra hai tấn phế thải taconite, mà
hơn thập kỷ qua đã chất đống xuống hồ Lake Superior. Năm 1969, Reserve tự mình chống chọi trước
tòa, một trong những vấn đề gây tranh cãi lớn khi phát hiện ra sợi amiăng trong nước cấp của Duluth,
Minnesota. Khi cuộc chiến pháp lý kết thúc vào năm 1977, Reserve được ban cho giấy phép để bắt đầu
xây dựng một cơ sở xử lý rác thải mới, nó chi phí hết khoảng 400 triệu $. Cái giá này là cao, nhưng mức
amiăng trong hồ Lake Superior đã giảm đáng kể.
Trong các phần sau, chúng ta giải thích tại sao nền kinh tế của chúng ta thiếu đi hoạt động của
chính phủ thì có khả năng sinh ra ô nhiễm quá mức. Khi đó, chúng ta bàn tới mức kiểm soát ô nhiễm tối
ưu và mô tả các hình thức điều tiết của chính phủ khác nhau. Do tầm quan trọng của môi trường đối với
nhà quản lý và cả với công chúng rộng rãi, nên thảo luận này là rất đáng quan tâm.
19.16 Tính kinh tế và tính phi kinh tế ngoại ứng
Để hiểu được tại sao nền kinh tế của chúng ta lại có khả năng sinh ra ô nhiễm quá mức, thì bạn
phải biết tính kinh tế ngoại ứng và tính phi kinh tế ngoại ứng có ý nghĩa là gì. Tính kinh tế ngoại ứng
xuất hiện khi một hành động do một hãng hay một cá nhân tiến hành dẫn đến lợi ích cho những người
khác mà không có đền bù. Ví dụ, một hãng có thể đào tạo công nhân những người này cuối cùng lại đi
làm việc cho các hãng khác, các hãng này không cần phải trả tiền chi phí đào tạo. Hay, một hãng có thể
tiến hành nghiên cứu mang lại lợi ích cho những hãng khác mà những hãng này không cần phải trả tiền
cho nghiên cứu. Nói chung, từ quan điểm của xã hội có một xu hướng cho những hoạt động dẫn tới tính
kinh tế ngoại ứng là được thực hiện quá ít. Một hãng hay một cá nhân tiến hành một hoạt động đóng

247
góp vào phúc lợi của xã hội nhưng không nhận được tiền thanh toán cho hoạt động đó thì có khả năng
nó tiến hành hoạt động này với cường độ ít hơn so với mong muốn của xã hội.
Tính phi kinh tế ngoại ứng xuất hiện khi một hành động do một hãng hay một cá nhân tiến hành
dẫn đến chi phí hay thiệt hại cho những người khác mà không có đền bù. Ví dụ, một hãng có thể sinh ra
khói gây hại cho các gia đình và các doanh nghiệp ở xung quanh, hay môt người có thể làm đổ nhà cửa
của mình, làm giảm đi giá trị của các ngôi nhà hàng xóm. Nói chung, từ quan điểm của xã hội có một xu
hướng cho những hoạt động dẫn tới tính phi kinh tế ngoại ứng là được thực hiện quá nhiều. Một hãng
hay một cá nhân tiến hành một hoạt động gây mất chi phí cho những người khác thì có khả năng hoạt
động này được tiến hành với cường độ nhiều hơn so với mong muốn của xã hội.

19.17 Sự hình thành vấn đề ô nhiễm


Trọng tâm để tìm hiểu tại sao nền kinh tế của chúng ta sinh ra quá nhiều ô nhiễm (từ quan điểm
của xã hội) là khái niệm tính phi kinh tế ngoại ứng. Các hãng và cá nhân gây ô nhiễm sông ngòi và
không khí là đang tham gia vào những hoạt động dẫn tới tính phi kinh tế ngoại ứng. Ví dụ, một hãng
gây ô nhiễm một dòng sông bằng cách xả ra các vật liệu thải, hay gây ô nhiễm không khí bằng khói hay
bụi. Các hoạt động đó sinh ra tính phi kinh tế ngoại ứng, và như đã nhấn mạnh chúng có khả năng được
thực hiện quá nhiều từ quan điểm của xã hội.
Trong một nền kinh tế cạnh tranh, các nguồn lực có xu hướng được sử dụng theo một phương
thức có giá trị nhất đối với xã hội, vì chúng được phân bổ tới những người và những hãng nào thấy đáng
giá để đấu giá cao nhất cho chúng, giả sử rằng giá cả phản ánh chi phí xã hội thật sự. Tuy nhiên, giả sử
có sự hiện diện của tính phi kinh tế ngoại ứng, mọi người và các hãng không thanh toán chi phí xã hội
thật sự cho các nguồn lực nhất định. Cụ thể, giả sử rằng một số người hay hãng có thể sử dụng nước hay
không khí mà không mất gì, nhưng những người hay hãng khác lại chịu chi phí do hậu quả của việc sử
dụng trước đó. Trong trường hợp này, giá mà người sử dụng thanh toán cho nước hay không khí là thấp
hơn so với chi phí thật sự đối với xã hội. Trong một trường hợp như vậy, người sử dụng nước và không
khí được chỉ dẫn trong các quyết định của họ bởi mức giá mà họ thanh toán. Do họ thanh toán thấp hơn
chi phí xã hội thực sự, nên nước và không khí đối với họ là rẻ một cách giả tạo, như vậy họ sử dụng quá
nhiều những nguồn lực này, từ quan điểm xã hội.

19.18 Mức kiểm soát ô nhiễm tối ưu


Không giống như những thành viên khác của xã hội, các nhà quan lý cần có khả năng xem xét
vấn đề từ cả quan điểm xã hội cũng như quan điểm cá nhân. Họ cần phải nhạy cảm đối với những ảnh
hưởng của các hoạt động của họ tới xã hội như là một tổng thể, cũng như tới lợi ích của hãng mình. Nói
chung, một ngành có thể thay đổi lượng ô nhiệm nó thải ra tại mỗi mức sản lượng. Ví dụ, nó có thể lắp
đặt các thiết bị kiểm soát ô nhiễm như máy lọc hơi đốt để làm giảm lượng ô nhiễm nó thải ra tại mỗi
mức sản lượng. Trong mục này, chúng ta xác định mức kiểm soát ô nhiễm tối ưu đối với xã hội.

248
Chi phí ô nhiễm tăng lên khi lượng chất thải được xả ra tăng lên
Hình 19.3 Chi phí ô nhiễm

Chi phí kiểm soát ô nhiễm giảm khi lượng chất thải xả ra lớn hơn
Hình 19.4 Chi phí kiểm soát ô nhiễm

249
Từ quan điểm xã hội như một tổng thể, lượng ô nhiễm tối ưu trong ngành này là B
Hình 19.5 Tồng chi phí ô nhiễm và chi phí kiểm soát ô nhiễm
Tổng chi phí xã hội tại mỗi mức xả chất thải của một ngành khi giữ mức sản lượng của ngành
đó không đổi được minh họa trong hình 19.3. Chất thải không được xử lý mà một ngành thải ra môi
trường càng nhiều, thì tổng chi phí này càng lớn. Hình 19.4 cho thấy phi phí kiểm soát ô nhiễm tại mỗi
mức xả các chất thải của ngành đó. Ngành này làm giảm lượng chất thải nó xả ra càng nhiều, thì chi phí
kiểm soát ô nhiễm càng lớn. Hình 19.5 cho thấy tổng của hai loại chi phí này (chi phí ô nhiễm và chi phí
kiểm soát ô nhiễm) tại mỗi mức xả các chất thải của ngành đó.
Từ quan điểm của xã hội, ngành này cần giảm bớt mức xả ô nhiễm của nó tới một điểm mà tổng
hai chi phí trên (chi phí ô nhiễm và chi phí kiểm soát ô nhiễm) đạt cực tiểu.
Cụ thể, mức ô nhiễm tối ưu trong ngành này là điểm B trong hình 19.5. Để thấy được tại sao
đây là mức tối ưu, lưu ý rằng nếu ngành này thải ra ít hơn lượng ô nhiễm này, thì một đơn vị về ô nhiễm
tăng lên làm giảm chi phí kiểm soát ô nhiễm với mức lớn hơn so với việc tăng chi phí ô nhiễm; trong
khi đó nếu ngành này thải ra nhiều hơn lượng ô nhiễm này, thì một đơn vị về ô nhiễm giảm đi làm giảm
chi phí ô nhiễm với mức lớn hơn so với việc tăng chi phí kiểm soát ô nhiễm.
Hình 19.6 cho thấy cho phí biên của một đơn vị xả thải tăng lên tại mỗi mức xả thải của ngành
này; đó là đường UU’. Hình 19.6 cũng cho thấy chi phí biên của việc làm giảm đi một đơn vị chất thải
của ngành này; đó là đường VV’. Mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội của ngành này là điểm mà tại đó
hai đường trên cắt nhau. Tại điểm này, chi phí của một đơn vị ô nhiễm tăng thêm đúng bằng chi phí làm
giảm đi một đơn vị ô nhiễm. Dù là chúng ta nhìn vào hình 19.5 hay hình 19.6, thì câu trả lời vẫn là một:
B là mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội.

250
Tại mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội B, chi phí một đơn vị ô nhiễm tăng lên bằng với chi phí
làm giảm bớt đi một đơn vị ô nhiễm.
Hình 19.6 Chi phí biên của ô nhiễm và chi phí biên kiểm soát ô nhiễm

19.19 Các hình thức điều tiết của chính phủ


Do không phải trả tất cả chi phí xã hội đối với ô nhiễm của mình, nên ngành trong hình 19.6
không thấy nó không thể tăng lợi nhuận khi làm giảm ô nhiễm của nó tới mức B. Một cách mà chính
phủ có thể tạo ra động cơ để các hãng làm giảm ô nhiễm của họ là chính sách điều tiết trực tiếp. Ví dụ,
chính phủ có thể qui định rằng ngành này phải hạn chế ô nhiễm của nó tới B đơn vị. Chính sách điều tiết
trực tiếp kiểu này được rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế Mỹ dựa vào.
Một cách khác nữa khiến các hãng làm giảm ô nhiễm là thiết lập các mức phí ô nhiễm. Một
mức phí ô nhiễm là phí mà người gây ô nhiễm phải thanh toán cho chính phủ về chất thải xả ra. Ví dụ,
trong hình 19.6, một mức phí bằng A cho mỗi đơn vị xả thải có thể được áp đặt. Nếu như vậy, chi phí
biên của mỗi đơn vị xả thải tăng thêm đối với ngành này bằng A, dẫn tới kết quả là ngành này sẽ cắt
giảm ô nhiễm của nó tới mức tối ưu đối với xã hội, bằng B đơn vị. Để cực đại hóa lợi nhuận của mình,
các hãng trong ngành này sẽ làm giảm ô nhiễm tới B đơn vị, vì nó có thể sinh lợi nhuận khi cắt giảm ô
nhiễm chừng nào chi phí biên làm giảm ô nhiễm đi một đơn vị còn nhỏ hơn A – và, như chúng ta thấy
trong hình 19.6, đây là trường hợp xảy ra khi mức ô nhiễm lớn hơn B.
Để minh họa tính hữu dụng của phí xả thải, hãy lấy trường hợp ở lưu vực sông Ruhr của nước
Đức, đây là một vùng công nghiệp hóa cao với sự cấp nước hạn chế. Phí xả thải được sử dụng ở sông
Ruhr nhằm giúp duy trì chất lượng của các sông ở địa phương, và kết quả là rất thành công. Nhưng dĩ
nhiên, điều này không có nghĩa chính sách điều tiết trực tiếp là không hữu dụng. Một số kiểu xả thải
nhất định là rất nguy hiểm mà duy nhất chỉ tiến hành một cách nhạy cảm là cấm đoán. Cũng như vậy,
đôi khi là không khả thi khi áp đặt phí xả thải; ví dụ, trong những trường hợp mà rất khó đo lường lượng
chất ô nhiễm do các hãng và các hộ gia đình khác nhau thải ra.
Còn một cách nữa để chính phủ có thể giảm lượng ô nhiễm là phát hành các giấy phép xả thải
có thể chuyển nhượng, đó là những giấy phép để xả ra một lượng ô nhiễm nhất định. Các giấy phép đó
được giới hạn về tổng số sao cho tổng lượng ô nhiễm bằng với mức mà chính phủ quyết định, chúng
được phân bổ giữa các hãng. Chúng có thể được mua và được bán. Các hãng nào thấy rất tốn kém để
251
kiềm chế ô nhiễm có khả năng mua các giấy phép đó; các hãng nào thấy rất rẻ để kiềm chế ô nhiễm có
khả năng bán các giấy phép đó. Đạo luật về không khí sạch năm 1990 đã yêu cầu sử dụng các giấy phép
như vậy để làm giảm đi lượng khí thải sulfur dioxide, và Cục thương mại Chicago đã biểu quyết để tạo
ra một thị trường cho các giấy phép như vậy (hãy xem bài tập 2).
Hãy xét một cách nữa để giải quyết vấn đề này được đưa ra bởi Ronald Coase, người giành giải
Nobel về kinh tế học năm 1991 do đóng góp của ông (gồm cả nghiên cứu này) cho kinh tế học.
Haddonfield Brewery (một hãng sản xuất đồ uống nhỏ) đóng ở phía hạ lưu sông so với Công ty hóa chất
Cherry Hill. Cherry Hill xả chất thải của nó xuống sông. Haddonfield cần có nước sạch để làm bia của
mình và do đó phải lọc nước sông trước khi sử dụng. Haddonfield mất chi phí lọc nước 50.000$ và lợi
nhuận hiện tại của nó là 200.000$. Lợi nhuận hiện tại của Cherry Hill là 500.000$. Có khả năng đối với
Cherry Hill là lọc chất thải trước khi xả ra sông sao cho nước sông đáp ứng được tất cả tiêu chuẩn để
làm bia. Để lắp đặt và vận hành một hệ thống lọc chất thải như vậy Cherry Hill sẽ mất chi phí 40.000$.
Coase đã nhìn ra quá trình kiểm soát ô nhiễm này và chi phí của nó để giải quyết vấn đề mà không cần
sự can thiệp của chính phủ.
Giả sử không có luật của chính phủ về ô nhiễm. Cherry Hillcó thể gây ô nhiễm tùy ý. Giá trị sản
lượng của xã hội như ta thấy ban đầu là 700.000$, hay 200.000$+500.000$.
Lưu ý rằng, nếu như Haddonfield trả 40.000$ cho Cherry Hill để lọc nước thải ra, thì
Haddonfied có thể tiết kiệm được 10.000$ và làm tăng lợi nhuận của nó lên 210.000$, và do đó làm
tăng phúc lợi xã hội lên 710.000$. Ô nhiễm như vậy được xóa bỏ và phúc lợi xã hội sẽ tăng lên, và chỉ
có các thực thể tư nhân là có liên quan.
Tuy nhiên, một giải pháp như vậy có thể bị cản trở bởi chi phí thương lượng. Giả sử chi phí
thương lượng để có một hiệp định giữa Haddonfield và Cherry Hill là 11.000$. Cherry Hill không có lý
do gì để thương lượng hay thanh toán chi phí thương lượng. Haddonfield thu lợi 10.000$, nhưng lại phải
chịu 11.000$ cho phi phí thương lượng, nên nó sẽ không lựa chọn cách làm như vậy.
Giả sử chúng ta áp đặt luật chung cơ bản về tình huống này – không phải là luật chống lại ô
nhiễm thực sự, mà là một luật nói rằng người chịu trách nhiệm pháp lý về thiệt hại là người gây ra cho
người khác. Chất thải của Cherry Hill gây ra thiệt hại cho Haddonfield 50.000$ (nếu Haddnfield có
nước sạch, thì nó đã không phải chi 50.000$ để lọc nước và lợi nhuận của nó đã có thể tăng lên
250.000$). Căn cứ vào trách nhiệm pháp lý về thiệt hại nó gây ra, thì Cherry Hill có thể đóng cửa sản
xuất và ngừng gây ô nhiễm. Nhưng nó lại đang có thể kiếm được nhiều lợi nhuận, và đóng cửa sản xuất
là ngu ngốc vì sẽ tước đi của xã hội sản lượng của nó. Một giải pháp tốt hơn là trả cho Haddonfield
50.000$ cho thiệt hại gây ra cho Haddonfield – nó vẫn còn lại 450.000$. Vẫn còn một giải pháp tốt hơn
nữa là lắp đặt hệ thống lọc chất thải và chịu chi phí 40.000$ - thì nó còn lại 460.000$. Điều này sẽ loại
bỏ được trách nhiệm pháp lý về phía Cherry Hill (do nước bây giờ không bị ô nhiễm).
Lưu ý, trong trường hợp thứ nhất khi không có luật (và không có chi phí thường lượng) và
Cherry Hill có thể làm gì tùy ý theo nó muốn, thì giải pháp cuối cùng là Haddonfield trả tiền cho Cherry
Hill để lắp đặt thiết bị lọc chất thải trong nước xả. Trong trường hợp sau, khi có luật về trách nhiệm
pháp lý thì giải pháp cuối cùng đối với Cherry Hill là phải lắp đặt thiết bị lọc chất thải mà không có
khoản thanh toán nào của Haddonfield. Có luật hoặc không có luật, thì khu vực tư nhân vẫn đưa ra được
phương pháp rẻ nhất để loại bỏ vấn đề ô nhiễm. Trong cả hai trường hơp, phúc lợi xã hội đều bằng
710.000 $.
Sự khác nhau trong hai tình huống trên là việc phân phối phúc lợi giữa Haddonfield và Cherry
Hill. Với trách nhiệm pháp lý, thì Cherry Hill nhận được 500.000$ - 40.000$ = 460.000$ và
Haddonfield nhận được 250.000$. Nếu không có trách nhiệm pháp lý, Cherry Hill nhận được 500.000$
+ P $ - 40.000$ = 460.000$ + P $ và Haddonfield nhận được 250.000$ - P $, trong đó 50.000 $ > P $ >
40.000 $. Ban đầu, chúng ta giả sử rằng Haddonfield trả cho Cherry Hill chi phí lắp đặt thiết bị lọc
nước, nhưng có luật về trách nhiệm pháp lý, nên Cherry Hill không cần thiết phải chấm dứt việc xả thải
của nó. Rõ ràng, Cherry Hill phải nhận được ít nhất là 40.000$ (chi phí lắp đặt thiết bị lọc chất thải) từ

252
Haddonfield; do loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm có giá trị bằng 50.000$ đối với Haddonfield, nên Cherr Hill
có thể đòi khoản thanh toán P $ lớn hơn 40.000$ (nhưng Haddonfield không bao giờ trả hơn 50.000$).
Do đó, với kịch bản không có luật Cherry Hill có thể nhận được giữa 500.000$ và 510.000$. còn
Hadonfield nhận được giữa 210.000$ và 200.000$. Cherry Hill thích kịch bản không có luật còn
Haddonfield thích có trách nhiệm pháp lý.

19.20 Ảnh hưởng của việc tăng chi phí điều tiết tới giá và sản lượng
Không để ý tới việc chính phủ khiến các hãng giảm ô nhiễm như thế nào, thì kết quả vẫn là có
sự tăng lên về chi phí của các hãng, như trường hợp của Công ty Reserve Mining đã bàn đến trước đây.
(Du Pont báo cáo đã chi khoảng 500 triệu $ riêng cho thiết bị môi trường vào năm 1991.) Quan trọng là
phải nhận ra điều này và xem xét xác định qui mô như thế nào mà với qui mô đó việc tăng chi phí này
được chuyển sang người tiêu dùng dưới dạng tăng giá – và qui mô này sẽ do hãng chịu. Trong mục này
chúng ta học cách xem điều đó được tiến hành như thế nào.
Giả sử một chính sách điều tiết mới được thực thi nói rằng các nhà máy giấy phải sử dụng
những phương pháp mới để làm giảm ô nhiễm nước. Nếu như ngành công nghiệp giấy là cạnh tranh
hoàn hảo, thì chúng a có thể so sánh tình huống trong ngành này sau khi thực thi chính sách điều tiết
này với trước khi thực thi. Trước khi điều tiết, hàm chi phí biên của mỗi nhà sản xuất giấy giả sử là
MC = 20 + 40Q (19.5)
trong đó Q là số (tính bằng nghìn) tấn giấy được sản xuất mỗi tuần. Nếu giá bằng P, thì hãng cực đại
hóa lợi nhuận đặt giá bằng chi phí biên, điều này có nghĩa là
P = 20 + 4Q
hay
Q = -0,5 + 0,025P.
Nếu có 1000 nhà sản xuất giấy, tất cả có cùng hàm chi phí này thì đường cung của ngành là
QS = 1000.(-0,5 + 0,025P) = -500 + 25P (19.6)
Giả sử đường cầu thị trường về giấy là
QD = 3500 - 15P (19.7)
thì chúng ta có thể tìm được giá và lượng cân bằng về giấy, bằng cách đặt lượng cầu, trong phương trình
(19.7), bằng với lượng cung, trong phương trình (19.6):
3500 - 15P = -500 + 25P
40P = 4000
P = 100.
Lượng cầu bằng
QD = 3500 - 15P = 3500 – 15(100) = 2.000
Và lượng cung cũng bằng một lượng như vậy:
QS = -500 + 25P = -500 + 25(100) = 2.000.
Nói cách khác, trước khi có chính sách điều tiết mới thì giá giấy là 100 $ mỗi tấn và 2 triệu tấn được sản
xuất mỗi tuần.
Ảnh hưởng của chính sách điều tiết mới tới giá và sản lượng giấy là gì? Giả sử điều tiết làm tăng
chi phí biên sản xuất giấy lên 25%. Sau khi điều tiết, hàm chi phí biên của mỗi nhà sản xuất giấy là
MC = 1,25.(20 + 40Q)

253
= 25 + 50Q
Để cực đại hóa lợi nhuận, mỗi hãng đặt chi phí biên bằng giá, điều này có nghĩa rằng
25 + 50Q = P
Q = -0,5 + 0,02P.
Như vậy, đường cung của ngành sau điều tiết là
Q’S = 1000.(-0,5 + 0,02P) = -500 + 20P (19.8)
nếu tất cả 1.000 nhà máy giấy vẫn ở lại trong ngành. (Một số có thể rời khỏi ngành nếu không thể tránh
được thua lỗ, xem lại chương 10). Để tìm giá cân bằng sau khi thực thi chính sách điều tiết, chúng ta đặt
lượng cầu trong phương trình (19.7) bằng với lượng cung trong phương trình (19.8):
3500 - 15P = -500 + 20P
35P = 4000
P = 114,29.
Như vậy, lượng cầu sau điều tiết bằng
QD = 3500 - 15P = 3500 – 15(114,29) = 1.785,71
Và lượng cung cũng bằng một lượng như vậy:
QS = -500 + 25P = -500 + 25(100) = 1.785,71
Nói cách khác, sau chính sách điều tiết mới thì giá giấy là 114,29 $ mỗi tấn và 1,78571 triệu tấn được
sản xuất mỗi tuần.
Rõ ràng là, chính sách điều tiết mới dẫn tới tăng giá (từ 100 $ lên 114,29 $ mỗi tấn) và làm giảm
sản lượng (từ 2 triệu tấn xuống 1,78571 triệu tấn mỗi tuần). Đặc trưng này là ảnh hưởng của những
chính sách điều tiết như vậy, nhưng qui mô tăng giá (và giảm sản lượng) phụ thuộc vào độ co giãn của
cầu theo giá về sản phẩm này. Nếu độ co giãn theo giá là rất thấp về giá trị tuyệt, thì giá tăng sê lớn hơn
(và sản lượng giảm nhỏ hơn) so với trường hợp độ co giãn của cầu theo giá là rất cao về giá trị tuyệt đối.

19.21 Hàng hóa công cộng


Bổ sung vào hoạt động điều tiết môi trường và hành vi của nhà độc quyền, chính phủ thực thi
một loạt các chức năng kinh tế rất rộng, bao gồm cả việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng. Ví
dụ, chính phủ chịu trách nhiệm cung cấp về quốc phòng, một sản phẩm đặc biệt quan trọng với bất cứ
xã hội nào. Tại sao chính phủ lại cung cấp một số hàng hóa nào đó và không cung cấp các hàng hóa
khác? Một lý do quan trọng là một số hàng hóa – được gọi là hàng hóa công cộng – không có khả năng
được sản xuất đủ số lượng bởi khu vực tư nhân (phi chính phủ) của nền kinh tế. Do đó, chính phủ được
trao nhiệm vụ cung cấp các hàng hóa này. Trước khi kết thúc chương này, chúng ta phải mô tả tóm tắt
thế nào là một hàng hóa công cộng và tại sao khu vực tư nhân lại không có khả năng cung cấp một hàng
hóa công cộng đủ số lượng.
Một dấu hiệu phân biệt cơ bản về một hàng hóa công cộng là nó có thể được tiêu dùng bởi một
người mà không loại trừ một số những người khác cũng tiêu dùng nó. Hàng hóa công cộng có xu hướng
là không thể chia tách ra được một cách tương đối; nó thường tồn tại gồm một số lớn đơn vị sao cho
không thể phân ra thành những phần nhỏ mà có thể mua hay bán trên những thị trường thông thường.
Cũng như vậy, một khi các hàng hóa như thế được sản xuất, thì không có cách nào ngăn cản công dân
tiêu dùng chúng. Rõ ràng, điều này có nghĩa rằng rất khó cho một hãng đưa chúng ra thị trường một
cách hiệu quả.
Quốc phòng là một hàng hóa công cộng. Lợi ích của việc chi tiêu cho quốc phòng áp dụng cho
toàn bộ quốc gia. Mở rộng lợi ích của quốc phòng cho thêm một công dân không có nghĩa bất cứ một ai
khác bị giảm đi lợi ích đó. Cũng thế, không có cách nào ngăn cản các công dân nhận lợi ích từ chúng,
254
dù họ có đóng góp vào chi phí đó hay không. Như vậy, không có cách nào để sử dụng thị trường thông
thường (như với lúa, thép hay máy tính) để cung cấp quốc phòng. Do là một hàng hóa công cộng, quốc
phòng nếu đạt tới một mức độ nhất định, thì phải được chính phủ cung cấp, cũng tương tự với kiểm soát
lũ lụt, bảo vệ môi trường, và các dịch vụ khác như vậy.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhận ra là mặc dù các dịch vụ này được chính phủ cung cấp, thì
điều đó không có nghĩa chúng phải được chính phủ sản xuất toàn bộ. Không lực Mỹ không sản xuất
máy bay ném bom B-2; mà do Tập đoàn Northrop (bây giờ là một phần của Northrop Grumman) sản
xuất. Hải quân Mỹ không sản xuất máy bay chiến đấu F-14; mà Grumman (bây giờ cũng là một phần
của Northrop Grumman) sản xuất. Các hãng đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển và sản xuất
những hệ thống vũ khí mà tổ chức quân đội của chúng ta dựa vào, mặc dù quốc phòng là một hàng hóa
công cộng.
Các cơ quan của chính phủ có ảnh hưởng lớn đến rất nhiều ngành, chứ không chỉ các nhà thầu
về quốc phòng như Northrop Grumman. Chương này mô tả chi tiết nhiều hoạt động của các cơ quan
chính phủ mà rất quan trọng nhất đối với các nhà quản lý. Còn nhiều vấn đề nữa về chủ đề này được nói
trong chương sau, chương bàn tới kinh tế quản lý trong bối cảnh toàn cầu.
Trong một số trường hợp, tồn tại những dịch vụ mà có một số (nhưng không phải tất cả) đặc
trưng của hàng hóa công cộng thuần túy. Đó là những dịch vụ như giáo dục. Kết quả là, cả khu vực
công và tư nhân đều cung cấp những dịch vụ như vậy, và người tiêu dùng lựa chọn liệu họ muốn có giáo
dục công “không mất tiền” hay thanh toán theo giá thị trường cho giáo dục tư nhân.

Tóm tắt
1. Các ủy ban điều tiết dịch vụ công thường đặt giá với mức bằng tổng chi phí trung bình, gồm cả
một tỉ lệ thu nhập “hợp lý” cho đầu tư của hãng. Có một khó khăn cho việc bố trí này là, do
hãng được đảm bảo tỉ lệ thu nhập (bất kể nó hoạt động tốt hay không tốt) nên không có động cơ
để hãng nâng cao hiệu quả của nó. Mặc dù độ trễ của điều tiết có mang lại một số động cơ nhất
định kiểu này, nhưng chúng thường là rất yếu.
2. Đạo luật Sherman đặt ra ngoài vòng pháp luật bất cứ hợp đồng, sự cấu kết hay thông đồng nào
nhằm hạn chế thương mại và xem đó là bất hợp pháp để độc quyền hóa hay cố gắng độc quyền
hóa. Đạo luật Clayton đặt ra ngoài vòng pháp luật sự phân biệt giá không công bằng và các hợp
đồng mang tính trùm tư bản mà làm giảm cạnh tranh. Đạo luật Robinson Patman nhằm mục
đích ngăn cản việc phân biệt giá có lợi cho chuỗi các cửa hàng mà mua hàng hóa với số lượng
lớn. Đạo luật ủy ban thương lại liên bang nhằm mục đích ngăn cản các hoạt động cạnh tranh
không công bằng và không mong muốn.
3. Tác động thực sự của các luật chống độc quyền phụ thuộc vào sự diễn giải mà các tòa án đưa ra
về những luật này. Trong những vụ kiện ban đầu, tòa án tối cao đưa ra và sử dụng luật suy diễn
hợp lý nổi tiếng – cho rằng chỉ những cấu kết hạn chế thương mại không hợp lý, chứ không phải
tất cả các trust, bị kết tội theo đạo luật Sherman. Tình huống này đã thay đổi rất lớn vào những
năm 1940, khi tòa án phán quyết rằng Alcoa do kiểm soát thực tế tất cả sản lượng nhôm của
quốc gia là vi phạm luật chống độc quyền. Vào đầu những năm 1980, hai vụ kiện chống độc
quyền lớn chống lại American Telephone and Telegraph và tập đoàn IBM đã được phán quyết.
4. Luật về bằng sáng chế đảm bảo quyền kiểm soát duy nhất cho nhà phát minh về việc sử dụng
phát minh để đổi lấy việc tạo ra tri thức chung thuộc phát minh của anh hay chị ta. Hệ thống cấp
bằng sáng chế tạo thuận lợi cho các nhà phát minh nhận được một một tỉ lệ lợi ích xã hội lớn
hơn từ phát minh của họ so với trường hợp không có hệ thống này, nhưng thường thường nó có
một ảnh hưởng rất hạn chế đến tỉ lệ những người làm giả xuất hiện. Dù sao, các hãng tiếp tục áp
dụng việc sử dụng hệ thống cấp bằng sáng chế một cách tích cực.
5. Tính kinh tế ngoại ứng xuất hiện khi hành động do một hãng hay một cá nhân tiến hành mang
lại lợi ích cho những người khác mà không phải đền bù. Tính phi kinh tế ngoại ứng xuất hiện
255
khi hành động do một hãng hay một cá nhân mang đến chi phí hay thiệt hại cho những người
khác mà không phải đền bù. Các hãng và các cá nhân gây ô nhiễm đường dẫn nước hay không
khí của chúng ta là tham gia vào những hoạt động dẫn tới tính phi kinh tế ngoại ứng.
6. Mức ô nhiễm tối ưu của xã hội (việc giữ cho sản lượng không đổi) là điểm tại đó chi phí biên
của ô nhiễm bằng với chi phí biên của việc kiểm soát ô nhiễm. Nói chung, đây là điểm mà tại đó
lượng ô nhiễm không bằng 0 xảy ra. Để hình thành những động cơ dẫn tới thật gần mức ô nhiễm
tối ưu, chính phủ có thể thiết lập phí ô nhiễm, phát hành giấy phép xả thải có thể chuyển
nhượng, hoặc tiến hành điều tiết trực tiếp.
7. Các chính sách điều tiết (và các biện pháp khác) nhằm mục đích giảm ô nhiễm có xu hướng làm
tăng chi phí của các hãng bị điều tiết. Giá sản phẩm của họ nói chung tăng lên, và sản lượng của
ngành có xu hướng giảm xuống. Nếu độ co giãn của cầu theo giá là tương đối thấp về giá trị
tuyệt đối, thì việc tăng chi phí có thể chuyển sang cho người tiêu dùng dưới hình thức tăng giá
nhiều hơn so với trường hợp độ co giãn của cầu theo giá là tương đối cao về giá trị tuyệt đối.
8. Hàng hóa công cộng có thể được một người tiêu dùng mà không làm giảm đi số lượng người
khác cũng tiêu dùng nó. Cũng như vậy, một khi hàng hóa công cộng được sản xuất, thì không có
cách nào ngăn cản các công dân không tiêu dùng nó. Hàng hóa công cộng, như quốc phòng,
không thể do khu vực tư nhân của nền kinh tế sản đủ về số lượng. Do dó, chính phủ thường
được trao nhiệm vụ cung cấp hàng hóa công cộng.

Bài tập
1. Năm 1985, Hãng hàng không United Airline mua lại Pan Am’s Pacific Division với giá 750
triệu $. Bộ tư pháp chống lại cuộc chuyển nhượng này, nhưng nó lại được bộ giao thông vận tải
Mỹ chấp thuận. Tỉ lệ phần trăm tổng số hành khách bay qua Pacific của mỗi hãng năm 1984 như
sau:

Hãng Số phần trăm Hãng Số phần trăm

Northeast 27,5 Unitted 7,3


JAL 21,9 China Airlines 6,8
Pan Am 18,5 Singapore Airlines 2,9
Korean Air 9,3 Hãng khác 5,8

a. Tỉ lệ tập trung trước cuộc chuyển nhượng này là bao nhiêu? Nó có phải là tương đối
cao hay không?
b. Tỉ lệ tập trung sau cuộc chuyển nhượng này là bao nhiêu?
2. Cục thương mại Chicago bỏ phiếu để hình thành một thị trường về quyền xả thải khí Sulfur
dioxide. Đạo luật về không khí sạch năm 1990 đã đưa ra một giới hạn, bắt đầu từ năm 1995 cho
tổng lượng thải khí sulfur dioxide từ 110 nhà máy. Các hãng thấy tương đối tốn kém để cắt giảm
lượng xả thải khí sulfure dioxide của họ đều có khả năng mua giấy phép ô nhiễm, vì các giấy
phép như vậy ít tốn kém hơn so với việc cắt giảm lượng xả thải của họ. Căn cứ vào việc các
hãng có thể vượt quá giới hạn hợp pháp và trả tiền phạt 2.000 $ mỗi tấn, theo bạn giá của quyền
xả thải mỗi tấn sulfur dioxide có cao hơn 2.000 $ hay không? Tại sao có hay tại sao không?
3. Công ty điện Miller-Lyons liên đới tới một trường hợp về tỉ lệ thu nhập với ủy ban điều tiết.
Đường cầu về sản phẩm của hãng là
P = 1.000 - 2Q

256
trong đó P là giá mỗi đơn vị đầu ra (tính bằng đô la) và Q là lượng đầu ra (tính bằng nghìn
đơn vị mỗi năm). Tổng chi phí (không tính chi phí cơ hội của vốn được đầu tư vào hãng của chủ
sở hữu của nó) là
TC = 50 + 0,25Q
trong đó TC tính bằng triệu đô la.
a. Công ty điện Miller-Lyons đã yêu cầu một tỉ lệ hàng năm (tức là giá) bằng 480$. Nếu
hãng có tài sản 100 triệu thì tỉ lệ thu nhập trên tài sản của nó là bao nhiêu khi yêu cầu
của công ty được đảm bảo?
b. Lợi nhuận kế toán của hãng sẽ tăng thêm bao nhiêu nếu như hãng bị phi điều tiết?
4. Chi phí ô nhiễm (tính bằng tỉ đô la) gây ra trong ngành công nghiệp giấy là
CP = 2P + P2
trong đó P là lượng chất ô nhiễm được xả ra (tính bằng nghìn tấn). Chi phí kiểm soát ô nhiễm
(tính bằng tỉ đô la) của ngành này là
CC = 5 – 3P
a. Mức ô nhiễm tối ưu là bao nhiêu?
b. Tại mức ô nhiễm này, chi phí biên của ô nhiễm là bao nhiêu?
c. Tại mức ô nhiễm này, chi phí của kiểm soát ô nhiễm bằng bao nhiêu?
5. Bảy hãng sản xuất tủ bếp. Giả sử doanh số của họ năm 2003 như sau:

Hãng Doanh số (triệu đô la)

A 100
B 50
C 40
D 30
E 20
F 5
G 5

a. Tỉ lệ tập trung của ngành này là bao nhiêu?


b. Bạn có xem ngành này là độc quyền nhóm hay không? Tại sao có hay tại sao không?
c. Giả sử hãng A hợp nhất với hãng G. Bây giờ tỉ lệ tập trung của ngành này là bao nhiêu?
d. Giả sử sau khi hợp nhất hãng A và hãng G rời khỏi ngành. Khi đó tỉ lệ tập trung của ngành
này là bao nhiêu?
6. Chi phí ô nhiễm (tính bằng tỉ đô la) gây ra từ ngành hóa chất là
CP = 3P + 3P2
trong đó P là lượng chất ô nhiễm được xả ra (tính bằng nghìn tấn). Chi phí kiểm soát ô nhiễm
(tính bằng tỉ đô la) của ngành này là
CC = 7 – 5P

257
a. Phí xả thải tối ưu là bao nhiêu?
b. Nếu chi phí kiểm soát ô nhiễm giảm đi 1 tỉ $ trên mỗi mức ô nhiễm, thì điều này có làm thay
đổi câu trả lời của bạn ở phần a) hay không?
7. Trong ngành hộp cát tông, giá trị chi phí trung bình đạt được cực tiểu khi một hãng sản xuất
1000 đơn vị sản lượng mỗi tháng. Tại mức sản lượng này, chi phí trung bình là 1$ mỗi đơn vị
sản phẩm. Đường cầu về sản phẩm này như sau:

Giá Lượng
(đô la mỗi đơn vị sản phẩm) (số đơn vị được cầu mỗi tháng)

3,00 1.000
2,00 8.000
1,00 12.000
0,50 20.000

a. Ngành này có phải là một độc quyền tự nhiên hay không? Tại sao có hay tại sao không?
b. Nếu giá là 2$, thì có bao nhiêu hãng mỗi hãng sản xuất một sản lượng sao cho chi
phí trung bình ở mức cực tiểu mà thị trường có thể hỗ trợ?
8. Công ty Arena bán động cơ với giá đồng bộ là 500$ với tất cả khách hàng của nó. Nhưng, sau
khi các đối thủ cạnh tranh của nó bắt đầu giảm giá ở thị trường California của họ xuống 400$ thì
Arena cũng giảm giá của nó xuống 400$.
a. Điều này có xu hướng vi phạm luật Clayton hay không?
b. Nếu công ty Arena giảm giá của nó xuống 300$, thì điều này có xu hướng vi phạm luật
Clayton hay không?
c. Giả sử công ty Arena mua đủ số cổ phần của các hãng cạnh tranh sao cho nó có thể kiểm
soát họ và thấy cần làm cho việc giảm giá ở thị trường California dừng lại. Điều này có
hợp pháp hay không? Nếu không thì nó vi phạm luật nào?
9. Hai nhà sản xuất thép chính Bethlehem và Youngsown tính ra chiếm tới 21% tị trường thép
quốc gia khi họ hợp nhất.
a. Liệu hai công ty này có được phép hợp nhất hay không? Tại sao có hay tại sao không?
b. Theo các công ty này, Bethlehem đã bán hầu hết sản lượng của nó ở miền Đông, trong
khi Youngstown đã bán hầu hết sản phẩm của nó ở miền Trung tây. Điều này có phù
hợp hay không? Tại sao có hay tại sao không?
c. Thực ra, tòa án địa phương không cho phép Bethlehem và Youngstown hợp nhất. Mãi
cho tới 1985 (xem bài tập 1), bộ giao thông vận tải mới cho phép United Airlines (với
7% dịch vụ giữ Nhật và đại lục) mua lại Pan Am’s Pacific Division (với khoảng 19%).
Bạn giải thích điều này như thế nào?
10. Một trong những vụ án chống độc quyền nổi tiếng nhất trong những năm gần đây liên quan tới
Eastman Kodak và Berkey Photo. Eastman Kodak từ lâu đã là một nhà sản xuất thống lĩnh thị
trường máy ảnh và phim. Berkey Photo đã cạnh tranh được với Kodak như là một nhà rửa ảnh,
nhưng không thành công (cho tới năm 1978) như một nhà sản xuất máy ảnh. Berkey đã mua
phần lớn phim và các thiết bị rửa ảnh của nó từ Kodak. Năm 1973, Berkey khởi kiện, nói rằng
Kodak đã vi phạm luật chống độc quyền khi năm 1972 nó đưa ra loại máy ảnh mới 110 “Pocket
Instamatic”. Vì loại máy ảnh này được đưa ra mà không có lưu ý về tính ưu việt của nó đối với
đối thủ cạnh tranh của Kodak, nên Berkey không thể đưa ra phiên bản máy ảnh mới của riêng
258
mình cho tới cuối năm 1973 và không thể đạt doanh thu đáng kể cho tới năm 1974. Berkey cho
rằng lỗi của Kodak là dấu kín sự đổi mới đối với đối thủ cạnh tranh trước khi đưa ra nên vi
phạm điều 2 của Đạo luật Sherman. Việc dấu kín tri thức ưu việt về sản phẩm mới của một hãng
đối với những hãng khác có hiệu lực pháp lý thông thường hay không và có dẫn tới cạnh tranh
hợp pháp hay không?
11. Vào 28 tháng 8 năm 1991, Tập đoàn điện và khí ga bang New York đã yêu cầu nâng tỉ lệ doanh
thu điện lên 10,7%. Lý do làm căn cứ để thanh minh cho việc tăng lên này là giá trị của nhà máy
và thiết bị của hãng đã tăng lên 140 triệu $, chi phí vận hành đã tăng lên, và nhà đầu tư yêu cầu
có một tỉ lệ thu nhập cao hơn.
a. Tại sao việc tăng giá trị nhà máy và thiết bị của hãng lại dẫn tới việc tăng lượng thu
nhập được Ủy ban dịch vụ công cho phép?
b. Tại sao việc tăng chi phí vận hành cũng có ảnh hưởng như vậy?
c. Tại sao thái độ của nhà đầu tư về việc họ đòi hỏi một tỉ lệ thu nhập ở đây là thích hợp?
12. Trong những năm 1990, sự quan tâm rất lớn của dư luận được dành cho vấn đề ấm lên toàn cầu.
Theo nhiều lý thuyết khoa học, sự tăng lên của khí carbon dioxide và các khí nhà kính khác có
thể làm biến đổi khí hậu vào thế kỷ sau. Để đối phó với vấn đề tiềm ẩn này, người ta đề xuất
rằng các hãng phải cắt giảm tiêu dùng năng lượng và chuyển sang các chất đốt không dùng
nhiên liệu hóa thạch. William Nordhaus một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này đã ước lượng
rằng chi phí của toàn thế giới (tính theo đô la Mỹ năm 1989) đối với các tỉ lệ phần trăm cắt giảm
khác nhau về lượng khí nhà kính thải ra không khí như cho trong hình 19.7.
a. Đồ thị này cho biết về chi phí ô nhiễm hay chi phí kiểm soát ô nhiễm?
b. Chỉ riêng đồ thị này có thể cho biết lượng khí nhà kính tối ưu của hội cần được thải ra
không khí hay không? Tại sao có hay tại sao không?
c. Nếu sản lượng của thế giới vào khoảng 20 nghìn tỉ $, thì sản lượng của thế giới cần giảm
đi bao nhiêu phần trăm khi các nước trên thế giới đồng ý cắt giảm xả thải khí nhà kính đi
50%.
d. Chính sách chung duy nhất đã kiến nghị để giảm thải khí nhà kính được gọi là thuế
carbon, một loại thuế đánh vào chất đốt dùng nhiên liệu hóa thạch theo tỉ lệ lượng
carbon thải ra khi chúng được đốt cháy. Tại sao một loại thuế như vậy lại có tác động
như mong muốn?

259
Hình 19.7 Chi phí của việc giảm tỉ lệ khí nhà kính xả vào không khí
13. Vào 17 tháng 2 năm 1994, Bộ tư pháp đệ trình bản cáo trạng phạm tội chống lại General
Electric và deBeers, những nhà sản xuất thống lĩnh về kim cương công nghiệp. Theo Bộ tư
pháp, vào tháng 11 năm 1991 Perter Frenz của General Electic đã chuyển fax bản tăng giá mà
hãng ông đề xuất cho Philippe Liotier của Diamant Board, một hãng của Bỉ do Sibeka là chủ sở
hữu, nó có 20% sở hữu của deBeers. (deBeers cũng sản xuất kim cương công nghiệp có 50-50
liên doanh với Sibeka). Vào tháng 12 năm 1991, Liotier đã cung cấp cho Frenz bản tăng giá do
deBeers đề xuất. Sau đó, hai người dàn ông này đã gặp nhau. Theo Bingaman, khi đó là cục
trưởng cục chống độc quyền của Bộ tư pháp, thì “Cục này sẽ không tha thứ cho … những kế
hoạch tinh vi được sử dụng để có định giá và để che đậy hành vi phạm tội”.
a. Khoảng 600 triệu $ kim cương công nghiệp sử dụng trong việc cắt công cụ cho xây
dựng giếng khoan dầu đã được bán; và General Electric và deBeers chiếm tới 80% tổng
doanh thu. Đây có phải là một kiểu thị trường trong đó cấu kết có khả năng xảy ra? Tại
sao có hay tại sao không?
b. Theo luật nào Bộ tư pháp đã phạt các hãng vi phạm?
c. Cuộc điều tra này của chính quyền liên bang được khuấy động bởi Edward Rusell, một
cán bộ điều hành của General Electric bị thải hồi là người General Electric qui cho vi
phạm luật chống độc quyền đã kiện công ty này đối xử không đúng với ông. Một ngày
trước khi có bản cáo trạng của Bộ tư pháp, Rusell đã khởi kiện chống lại General
Electric. Ông ta đã nhận được một phần tiền chi phí án phí của mình và một khoản tiền
đền bù, và ký vào bản tuyên bố cho rằng ông ta không có “một chút nhận thức cá nhân
nào” về vi phạm luật chống độc quyền. Điều này có ảnh hưởng gì đến điểm mạnh hay
điểm yếu về vụ kiện của chính phủ này?
d. Theo tờ New York Times, “ Vụ kiện của chính phủ phụ thuộc vào việc chứng minh rằng
ông Liotier đã không hành động như là một khách hàng của General Electric, mà là với
deBeer chủ sở hữu một phần công ty mẹ Diament Boart”. Tại sao vụ án lại xoay quanh
vấn đề này?

260
e. Sau đó chủ tịch General Electric đã gọi án phạt này là “sự xỉ nhục”. Điều gì để Bộ tư
pháp có khả năng thắng được vụ kiện này?

Chương 20
Kinh tế quản lý: trong bối cảnh toàn cầu
Các nhà quản lý tiến hành kinh doanh trong các môi trường toàn cầu ngày càng tăng. Nhiều
hãng lớn là các công ty xuyên quốc gia. Thậm chí những hãng nhỏ cũng đưa sản phẩm ra nước ngoài.
Các hãng nước ngoài đang sản xuất những sản phẩm của họ ở đây. Chuỗi cung ứng của nhiều hàng hoá
mang tính toàn cầu. Các hãng của Mỹ đang mua lại các hãng nước ngoài và các hãng không phải của
Mỹ đang mua lại các hãng của Mỹ.
Như một ví dụ, thị trường ôtô Mỹ đã có những thay đổi rất lớn trong 30 năm qua. Ba nhà sản
xuất nội địa lớn đã thống lĩnh thị trường ôtô Mỹ (General Motors, Ford, và Chrysler). Nhưng trong một
thời gian ngắn, xe nhập khẩu (đầu tiên là từ Nhật) đã chiếm 25% thị trường. Thậm chí khi các hãng của
Mỹ bắt kịp với Nhật về chất lượng và hiệu quả nhiên liệu, thì họ vẫn không thể đảo ngược được số thị
phần thị trường. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi và chính sách bảo hộ mậu dịch ở Mỹ tăng lên, các công ty
ôtô Nhật đã thiết lập nên các cơ sở sản xuất ở Mỹ. Trong vài năm trước, các hợp nhất hoặc các liên

261
minh đã xuất hiện giữa Daimler Benz và Chrysler, Ford và Volvo, Renault và Nissan, General Motors
và Fiat.
40 năm trước đây, hầu như tất cả tivi và máy stereo tiêu thụ ở Mỹ đều được sản xuất tại Mỹ.
Ngày nay không một chiếc tivi nào được sản xuất tại Mỹ. Sự mất cân bằng trong giao thông vận tải biển
(vận chuyển không có hàng về phía tây từ Bờ biển phía tây nước Mỹ) giữa Viễn đông và nước Mỹ cho
thấy hoạt động thương mại và hướng đi của nó. Hầu hết các công ty thuốc là thuộc đa quốc gia và các
công ty dầu lửa cũng trở thành đa quốc gia. Máy bay thương mại lớn được sản xuất chỉ bởi hai công ty,
Boeing (một công ty Mỹ) và Airbus (công ty liên doanh của Pháp, Anh, Đức, và Tây Ban Nha). Loại
máy bay nhỏ hơn (địa phương) được thống lĩnh bởi hai công ty Bombardier của Canada và Embraer của
Brazil. Các hãng hàng không trên toàn thế giới đều sử dụng những sản phẩm của họ. Các chính phủ có
thể đưa ra những đề nghị trợ giúp đáng kể cho những ngành công nghiệp chính. Boeing và Airbus đã
mất nhiều năm buộc tội lẫn nhau về việc nhận được những lợi thế không công bằng từ chính phủ của
nước họ. Brazil và Canada đã có một cuộc tranh cãi trong thời gian dài về tín dụng xuất khẩu liên quan
tới Embraer và Bomadier trước tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Các chính phủ cũng gây ảnh hưởng đến các dòng thương mại quốc tế thông qua việc sử dụng
biểu thuế quan, hạn ngạch và cấm vận. Các nhà quản lý đang tham gia trò chơi thị trường quốc tế phải
hiểu được những khía cạnh có liên quan của kinh tế quốc tế. Chúng ta đưa ra những nhân tố tác động
đến việc liệu một nước sẽ nhập khẩu hoặc xuất khẩu một sản phẩm cụ thể, những nhân tố xác định tỷ
giá hối đoái, bản chất và những tác động của thuế quan, hạn ngạch và chính sách thương mại chiến lược.
Chúng ta cũng thảo luận về các nhân tố mà các nhà quản lý cần xem xét khi ra quyết định liệu có nên
xây dựng một nhà máy ở nước ngoài, xây dựng ở đâu, trong bao lâu, và trong việc lựa chọn liệu có nên
chuyển giao công nghệ ra nước ngoài - và, nếu như vậy, thì làm thế nào. Ngày nay, những chủ đề này có
tầm quan trọng cốt yếu, khi những tiến bộ về giao thông và thông tin liên lạc đã thực sự làm cho điều
này trở thành một thế giới thu nhỏ.

20.1 Ngoại thương


Đầu tiên, điều quan trọng cần nhận thấy rằng ngoại thương có rất quan trọng rất lớn với nước
Mỹ. Như bảng 20.1 cho thấy, năm 2001 chúng ta đã xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trên 1 nghìn tỷ $
một chút. Hàng hoá chiếm khoảng 729 tỷ $ kim ngạch xuất khẩu, đa số trong số đó là hàng hoá vốn (trừ
ôtô) và nguyên vật liệu và đồ cung ứng cho công nghiệp. Năm 2001 chúng ta đã nhập khẩu trên 1,35
nghìn tỷ $ hàng hoá và dịch vụ. Khoảng 1,14 nghìn tỷ $ là nhập khẩu hàng hoá, đa số trong số đó là
hàng hoá vốn (trừ ôtô), hàng hoá tiêu dùng (không phải thực phẩm trừ ôtô), nguyên vật liệu và đồ cung
ứng cho công nghiệp, ôtô xe máy, các động cơ và phụ tùng thay thế. Như bảng 20.2 cho thấy, năm 2001
gần một nửa giao dịch xuất khẩu tới Canada và Tây Âu và trên một nửa nhập khẩu từ Tây âu, Canada và
Nhật. Thâm hụt thương mại lớn nhất là với các nước khác (trong đó thâm hụt với Trung Quốc chiếm
phần lớn) nhưng thâm hụt khá lớn với Nhật (70,6 tỷ $) và với Canada (55,4 tỷ $). Với các nước OPEC
thì thâm hụt thương mại là 40,3 tỷ $.
Tại sao trao đổi thương mại lại xảy ra giữa các nước? Như các nhà kinh tế đã chỉ ra trong hơn
một thế kỷ qua, trao đổi thương mại cho phép chuyên môn hoá và chuyên môn hoá làm tăng sản lượng
đầu ra. Do nước Mỹ có thể trao đổi thương mại với các nước khác, nên nó có thể chuyên môn hoá các
hàng hoá và dịch vụ mà nó sản xuất ra vừa tốt và rẻ. Khi đó, nó có thể trao đổi những hàng hóa đó để
lấy những hàng hóa và dich vụ mà các nước sản xuất đặc biệt tốt. Kết quả là cả hai bên trao đổi thương
mại đều có lợi.
Bảng 20.1. Hàng hóa và dịch vụ – Xuất khẩu và nhập khâu Mỹ, 2001

Sản phẩm Tổng lượng Tổng lượng Thặng dư thương


xuất khẩu nhập khẩu mại hoặc (thâm
(tỷ đôla) (tỷ đôla) hụt) (tỷ đôla)

262
Thực phẩm, thức ăn, đồ uống 49,4 46,6 2,8
Cung ứng công nghiệp và nguyên liệu 160,1 273,9 (113,8)
Các sản phẩm cơ bản trừ ô tô 321,7 298 23,7
Các phương tiện, phụ tùng và động cơ ô tô 75,4 189,8 (114,4)
Hàng hóa tiêu dùng (ngoài thực phẩm, ô tô) 88,3 284,3 (196,0)
Khác 34,2 48,4 (14,2)
Tổng hàng hóa 729,1 1.141,0 (411,9)
Dịch vụ 279,3 210,4 68,9
Tổng hàng hóa và dịch vụ 1.008,4 1.351,4 (343,0)
Nguồn: Báo cáo kinh tế của thủ tướng, 2003 Bảng B – 106

Bảng 20.2. Xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ phân phối theo địa lý
và các thặng dư và thâm hụt thương mại theo vùng, 2001

Phần trăm phân phối Thặng dư thương


mại (thâm hụt) (tỷ
Vùng
Xuất khẩu Nhập khẩu đôla)

Canada 22,72 19,09 (55,4)


Nhật 7,78 11,04 (70,6)
Tây âu 23,85 21,03 (69,6)
Úc 1,47 0,57 4,1
New Zealand và Nam phi 0,70 0,58 (1,6)
OPEC 2,71 5,22 (40,3)
Đông âu 0,95 1,25 (7,5)
Các nước khác 39,83 41,23 (186,2)
Nguồn: Báo cáo kinh tế của chủ tịch, 2003, Bảng B – 105

Những khác biệt mang tính quốc tế về khả năng cung ứng nguồn lực và số lượng tương đối của
nhiều loại nguồn nhân lực và phi nhân lực là những cơ sở quan trọng cho chuyên môn hoá. Hãy xét các
nước với nhiều đất đai màu mỡ, ít vốn và nhiều lao động không lành nghề. Họ hầu như chỉ tìm thấy lợi
thế để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, trong khi các nước khác với đất đai cằn cỗi, nhiều vốn và lao
động có trình độ tay nghề cao thì họ có thể sản xuất tốt hơn các hàng hóa chứa nhiều vốn, công nghệ
cao. Tuy nhiên, các cơ sở chuyên môn hoá không duy trì cố định theo thời gian. Thay vào đó, khi công
nghệ và khả năng cung ứng nguồn lực của các quốc gia khác nhau thay đổi, thì các kiểu chuyên môn
hoá quốc tế cũng thay đổi theo. Ví dụ, một thế kỷ trước nước Mỹ đã chuyên môn hoá nhiều hơn vào các
nguyên liệu thô và thực phẩm so với bây giờ.

20.2 Lợi thế so sánh


Ngay cả khi một quốc gia có thể sản xuất mọi thứ đều rẻ hơn một nước khác, thì vẫn có khả
năng để hai nước có thể cùng có lợi từ chuyên môn hoá và trao đổi thương mại. Nhận định này, được
gọi là qui luật lợi thế so sánh, phải được thông suốt. Giả sử Mỹ sản xuất máy tính hiệu quả gấp hai lần
so với Trung quốc và sản xuất dệt may hiệu quả hơn 50% so với Trung quốc. Cụ thể, giả sử Mỹ có thể
sản xuất 2 máy tính hoặc 6.000 cân vải dệt với một đơn vị nguồn lực, và Trung quốc có thể sản xuất 1
263
máy tính hoặc 4.000 cân vải dệt với một đơn vị nguồn lực. Trong trường hợp này, Mỹ là nhà sản xuất
hiệu qua hơn cả về máy tính và vải dệt, nhưng nó có lợi thế so sánh về máy tính chứ không phải về vải
dệt. Nói cách khác, tính hiệu quả của nó có lợi thế so với Trung quốc về máy tính lớn hơn so với về vải
dệt, như vậy lợi thế so sánh của nó nằm nằm ở máy tính. (Tại sao tính hiệu quả của nó có lợi thế lớn hơn
về máy tính so với về vải dệt? Bởi vì Mỹ có thể sản xuất máy tính gấp hai lần nhưng chỉ sản xuất vải dệt
hơn 50% so với Trung Quốc, từ một đơn vị nguồn lực).
Nếu các quốc gia chuyên môn hoá trong việc sản xuất các hàng hoá và dịch vụ mà họ có lợi thế
so sánh và trao đổi thương mại với một nước khác, thì mỗi nước đều có thể cải thiện được mức sống của
mình. Hình 20.1 cho thấy đường khả năng sản xuất của Mỹ - đường này thể hiện số máy tính cực đại
có thể sản xuất được, trên cơ sở các mức sản lượng đầu ra vải dệt khác nhau. Nước Mỹ phải từ bỏ sản
xuất 1 chiếc máy tính để lấy 3.000 cân vải dệt được sản xuất thêm; do đó, độ dốc của đường khả năng
sản xuất của Mỹ là -1/3.000. Cũng như vậy, hình 20.1 chỉ ra đường khả năng sản xuất của Trung Quốc.
Do Trung Quốc phải từ bỏ sản xuất 1 máy tính để lấy 4.000 cân vải dệt được sản xuất thêm, nên độ dốc
của đường khả năng sản xuất của Trung Quốc là -1/4.000.
Giả sử Mỹ có 1.000 đơn vị nguồn lực và sử dụng chúng tất cả để sản xuất máy tính, trong khi đó
Trung Quốc có 800 đơn vị nguồn lực và sử dụng chúng tất cả để sản xuất vải dệt 1. Nói cách khác, nước
Mỹ hoạt động tại điểm G trên đường khả năng sản xuất của nó và Trung Quốc hoạt động tại điểm M
trên đường khả năng sản xuất của nó. Khi đó, giả sử Mỹ trao đổi máy tính của nó lấy vải dệt của Trung
Quốc. Đường GH trong phần A của hình 20.1 cho thấy số lượng máy tính và vải dệt khác nhau của Mỹ
có thể có được nếu như nó chuyên môn hoá về máy tính và trao đổi chúng để lấy vải dệt Trung Quốc.
Đường GH được gọi là đường khả năng trao đổi của Mỹ. Độ dốc của đường GH là
- Giá của vải dệt (mỗi cân)/Giá của một máy tính
nó (theo giá trị tuyệt đối) bằng số máy tính mà Mỹ phải từ bỏ để có được một cân vải dệt Trung quốc.
Tương tự, đường LM trong phần B của hình 20.1 cho thấy đường khả năng trao đổi của Trung Quốc.
1
Với các nguồn lực, chúng ta hiểu ở đây là sự kết hợp giữa lao động, vốn và các loại đầu vào khác, không chỉ là lao động, nên rất
hiện thực để giả sử nước Mỹ có nhiều nguồn lực hơn Trung Quốc. Cũng lưu ý rằng nhìn chung thực tế hơn là giả định các đường khả
năng sản xuất là phi tuyến chứ không tuyến tính (như trong hình 20.1). Thường thường, độ dốc của đường khả năng sản xuất ngày
càng trở nên dốc hơn khi di chuyển dịch sang bên phải theo trục hoành. Tuy nhiên, với các mục đích hiện tại, chúng ta giả định rằng
những đường này là đường tuyến tính để giữ cho phân tích thật đơn giản như có thể.

Có nghĩa là, LM thể hiện số máy tính và vải dệt khác nhau của Trung Quốc có thể có được nếu Trung
quốc chuyên môn hoá vào vải dệt và trao đổi chúng để lấy máy tính Mỹ. Độ dốc của đường này nằm
đâu đó trong khoảng -1/3.000 và -1/4.000, tuỳ thuộc vào đường cung và cầu về máy tính và vải dệt.
Một điểm quan trọng cần chú ý trong cả hai phần ở hình 20.1 là đường khả năng thương mại của
mỗi nước (GH trong phần A, và LM trong phần B) nằm phía trên đường khả năng sản xuất của nó. Điều
này có nghĩa là cả hai nước đều có được nhiều hơn về cả hai loại hàng hoá bằng việc chuyên môn hoá
và trao đổi thương mại so với việc cố gắng để tự cung tự cấp, mặc dù Mỹ sản xuất cả hai loại hàng hoá
đó hiệu quả hơn Trung Quốc. Hơn thế nữa, các công ty Mỹ có thể kiếm được tiền thông qua việc sản
xuất máy tính và bán chúng ở cả hai nước và các công ty Trung Quốc có thể kiếm được tiền thông qua
việc sản xuất vải dệt và bán chúng ở cả hai nước.

264
.
Đường khả năng thương mại của mỗi nước nằm phía trên đường khả năng sản xuất của nó. Điều
này có nghĩa là cả hai nước có thể có được nhiều hơn về cả hai loại hàng hoá bằng việc chuyên
môn hoá và trao đổi thương mại so với việc cố gắng tự cung tự cấp.
Hình 20.1. Các đường khả năng sản xuất và thương mại của Mỹ và Trung quốc

20.3 Thay đổi lợi thế so sánh


Bất kỳ nhà quản lý giỏi nào cũng phải nhận ra rằng nếu một quốc gia có lợi thế so sánh trong
việc sản xuất ra một loại hàng hoá cụ thể nào đó, thì nó không thể tính tình huống này kéo dài mãi đến
vô tận. Để minh hoạ điều này, hãy xét trường hợp đồng hồ. Năm 1945, Thuỵ Sỹ đã sản xuất khoảng
90% số đồng hồ trên thế giới và sự biến động của nó. Việc sản xuất đồng hồ cần nhiều lao động; khoảng
60% chi phí sản xuất đồng hồ dành cho lao động. Các hãng Thuỵ Sỹ đã tập trung vào việc sản xuất đồng
hồ chất lượng cao, và đắt tiền (gọi là những đồng hồ trang sức). Đồng hồ của họ được bày bán rộng
khắp ở các cửa hàng kim hoàn (và một số cửa hàng bách hoá), trong đó lợi nhuận biên phổ biến khoảng
50%. Trong những năm 1950 và 1960, thị phần đồng hồ Thuỵ Sỹ trên thế giới đã giảm, một phần vì
Timex một công ty Mỹ đã sản xuất thành công và đưa ra thị trường những chiếc đồng hồ giá rẻ rất phổ
biến và người Nhật trở thành nhân tố lớn hơn trong thị trường đồng hồ. Tuy nhiên, năm 1970 người
Thuỵ Sỹ vẫn sản xuất khoảng một nửa số đồng hồ của thế giới.
Trong suốt những năm 1970, công nghệ làm đồng hồ đã được cách mạng hóa, đưa đến đồng hồ
thạch anh. Công nghệ mới cho phép thiết kế đồng hồ chạy rất chính xác; nó cũng cho phép thu nhỏ lại
và chạy bằng kỹ thuật số. Với đồng hồ tương tự thạch anh (theo kiểu truyền thống có mặt và kim), chi
phí sản xuất biến đổi trung bình giảm xuống 83% từ năm 1974 đến năm 1979. Đến năm 1979, lao động
trực tiếp chiếm ít hơn 20% chi phí sản xuất đồng hồ tương tự thạch anh. Với trường hợp đồng hồ thạch
anh kỹ thuật số, nhiều công ty bán dẫn, thường ở Mỹ hoặc Hồng Kông đã xây dựng quy trình sản xuất
đồng hồ tự động hóa hoàn toàn.
Đến năm 1980, Thuỵ Sỹ không còn có lợi thế so sánh trong việc sản xuất đồng hồ. Nó chỉ sản
xuất khoảng 15% đồng hồ trên thế giới, ít hơn Hồng Kông hoặc Nhật Bản. Nhà sản xuất hàng đầu là
Hồng Kông, trong đó hầu hết đồng hồ đều được sản xuất từ các công ty bán dẫn chứ không phải các nhà
sản xuất đồng hồ truyền thống. Điều gì đã xảy ra với ngành công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ? Nó đã bị co
lại. Vào năm 1980, nó chỉ còn một nửa số công ty và tuyển dụng một nửa số lao động so với năm 1970.
Rõ ràng, các nhà quản lý của bất kỳ công ty bán hàng lớn nào ra các thị trường nước ngoài (hoặc
cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài ở các thị trường nội địa) phải luôn ở trong tình thế sẵn sàng chống
lại việc mất đi lợi thế so sánh. Trong một số trường hợp, nếu tình trạng mất mát này xảy ra, thì câu trả
lời là nên đặt một số nhà máy của hãng ở nơi nào đó trên thế giới, nơi mà có chi phí thấp hơn. Ví dụ,
265
Timex đã sản xuất ở nước ngoài rất nhiều đồng hồ mà nó bán ở Mỹ. Trong một số trường hợp khác, tốt
nhất đối với hãng rời bỏ kinh doanh này và đầu tư nguồn lực của nó vào một nơi nào đó. Do dó, Jack
Welch, chủ tịch của General Electric, đã quyết định bán đi hoạt động kinh doanh hàng không của nó cho
Tập đoàn Martin Marietta.2

20.4 Dùng đường cầu và đường cung để xác định nước nào sẽ xuất
khẩu một sản phẩm
Làm thế nào để một nhà quản lý có thể nói ra liệu nước của ông ta hay bà ta có lợi thế so sánh
trong việc sản xuất một loại sản phẩm cụ thể hay không? Một chỉ số quan trọng là liệu các hãng của
nước này có thể kiếm tiền từ việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó. Hãy xét công ty Wilton, nhà sản
xuất một sản phẩm mới và chỉ bán ở Đức và Mỹ, chỉ có hai nước này là nơi sản phẩm này có thị trường
đáng kể. Ở Mỹ, đường cầu về sản phẩm này là: 3

và đường cung là4:


2
Thảo luận nhiều hơn, xem D. Yoffie, Cạnh tranh và Thương mại quốc tế (New York: McGraw Hill, 1990).
3
Như đã chỉ ra ở chương 3, đường cầu một sản phẩm là phương trình mà giá nằm bên trái của phương trình và lượng cầu nằm bên
phải. Để đưa ra phương trình (20.1) và phương trình (20.3), chúng ta chuyển giá sang bên phải và lượng cầu sang bên trái.
4
Như đã chỉ ra ở chương 10, đường cung một sản phẩm là phương trình mà giá nằm bên trái của phương trình và lượng cung nằm
bên phải. Để đưa ra phương trình (20.2) và phương trình (20.4), chúng ta chuyển giá sang bên phải và lượng cung sang bên trái.

trong đó PU là giá của sản phẩm (tính bằng đôla) ở Mỹ, QDU là lượng cầu (tính bằng triệu đơn vị) mỗi
tháng ở Mỹ và QSU là lượng cung (tính bằng triệu đơn vị) mỗi tháng ở Mỹ. Ở Đức, đường cầu cho sản
phẩm này là:

và đường cung là

trong đó PG là giá của sản phẩm (tính bằng euro) ở Đức, QDG là lượng cầu (tính bằng triệu đơn vị) mỗi
tháng ở Đức và QSG là lượng cung (tính bằng triệu đơn vị) mỗi tháng ở Đức.

Do sản phẩm mới này được đưa ra lần đầu tiên ở Đức và Mỹ, nên các nhà quản lý và nhà phân
tích ở cả hai nước muốn dự đoán liệu sau khi thị trường ở cả hai nước đi vào ổn định, thì sản phẩm này
sẽ được xuất khẩu hay không và nếu có thì là nước nào. Để trả lời câu hỏi hỏi này, chúng ta phải bắt đầu
bằng lưu ý rằng, nếu chi phí vận chuyển sản phẩm này từ Mỹ đến Đức (hoặc ngược lại) là bằng 0, thì
giá của sản phẩm này sẽ phải như nhau ở cả hai nước. Tại sao? Vì nếu giá khác nhau thì một hãng có thể
kiếm được tiền bằng việc mua sản phẩm ở nước có giá thấp hơn và bán sang nước có giá cao hơn. Khi
điều này tiếp tục xảy ra, thì giá sẽ tăng ở nước thứ nhất và giảm ở nước kia, cho đến khi cuối cùng giá ở
cả hai nước bằng nhau.
Nhưng chúng ta nói giá của cả hai nước bằng nhau là thế nào? Giá ở nước Mỹ được tính bằng
đôla, và ở Đức tính bằng euro. Điều chúng ta muốn nói ở đây là dựa trên các tỷ giá hối đoán phổ biến,
thì giá ở cả hai nước là như nhau. Nếu tỷ giá của 1 đôla Mỹ (tại các ngân hàng hoặc bất cứ nơi nào) đổi
lấy 1,6 euro, thì giá của loại hàng 10$ ở nước Mỹ bằng với giá 16 euro ở Đức. Kết quả là, nếu đây là tỷ
giá hối đoái, thì điều chúng ta muốn nói về các giá ở hai nước là như nhau là
266
Nếu không có sự can thiệp của chính phủ trong thị trường sản phẩm này và thị trường là cạnh
tranh, thì giá của sản phẩm này sẽ có xu hướng đạt tới mức mà tổng cầu thế giới của sản phẩm này bằng
với tổng cung của thế giới đối với sản phẩm này. Nói cách khác, ở trạng thái cân bằng

Sử dụng các phương trình từ (20.1) tới (20.4), chúng ta có thể biểu diễn mỗi giá trị của Q trong biểu
thức (20.6) là một hàm của PU hoặc PG. Thế từng biểu thức này để tính mỗi giá trị Q ở biểu thức (20.6),
chúng ta có

Và thế PG = 1.6 PU, chúng ta tìm được

Do PG = 1.6 PU, nên PG = 1.6 (15) = 24 euro. Nói cách khác, giá của sản phẩm ở Mỹ là 15$ và ở Đức là
24 euro.
Căn cứ vào các giá này, chúng ta có thể xác định được liệu Đức hoặc Mỹ sẽ là nhà xuất khẩu
sản phẩm này. Dựa vào phương trình (20.1), cầu hàng tháng ở Mỹ sẽ là 100 - 2PU = 100 - 2 (15) = 70
triệu đơn vị. Dựa vào phương trình (20.2), lượng cung hàng tháng ở Mỹ sẽ là 5 +2,6PU = 5+ 2,6 (15) =
44 triệu đơn vị. Như vậy, Mỹ sẽ nhập khẩu 70 - 44 = 26 triệu đơn vị mỗi tháng. Dựa vào phương trình
(20.3), cầu hàng tháng ở Đức sẽ 120 - 4PG = 120 - 4(24) = 24 triệu đơn vị. Dựa vào phương trình (20.4),
lượng cung hàng tháng ở Đức sẽ là 2 + 2PG = 2 + 2(24) = 50 triệu đơn vị mỗi tháng. Như vậy, Đức sẽ
xuất khẩu 26 triệu đơn vị mỗi tháng.
Tóm lại, câu trả lời là Đức sẽ là nhà xuất khẩu sản phẩm mới này và lượng xuất khẩu của nó sẽ
bằng 26 triệu đơn vị mỗi tháng.

20.5 Phân tích những lợi ích từ thương mại


Bây giờ chúng ta xem xét những lợi ích từ thương mại của cả hai nước Mỹ và Đức trong ví dụ
trên. Để làm điều này, chúng ta sử dụng các khái niệm thặng dư tiêu dùng (đã đưa ra ở chương 4) và
thặng dư sản xuất (đã đưa ra ở chương 10). Hình 20.2 cho thấy tình huống ở nước Mỹ.
Trước khi trao đổi thương mại với Đức, giá của sản phẩm xấp xỉ là 20,65$ và có xấp xỉ 58,70
đơn vị được giao dịch. Điều này để lại cho người tiêu dùng Mỹ với thặng dư tiêu dùng A và cho các nhà
sản xuất Mỹ với thặng dư sản xuất là B + D. Vì với mức giá thấp hơn (15$) sau khi giao dịch, nên
người tiêu dùng thu được một thặng dư tiêu dùng (bây giờ là A + B + C1 + C2). Do đó, người tiêu dùng
thu lợi B + C1 + C2. Trước khi giao dịch, những nhà sản xuất Mỹ có được thặng dư sản xuất là B + D.
Mức giá thấp hơn làm giảm thặng dư sản xuất xuống còn D. Vì thế, những nhà sản xuất Mỹ mất đi B về
thặng dư nhà xuất do thương mại. Tổng lợi ích người tiêu dùng có được và mất thặng dư sản xuất bằng
(C1 + C2) là lợi ích từ thương mại. Độ lớn của C1 + C2 = 0,5 (20,65 – 15$) = 73,45$. Xã hội bây giờ tốt
hơn vì phúc lợi xã hội được tăng lên từ A + B + D lên đến A + B + D + C1 + C2 hay tăng thêm được (C1
+ C2). Trong khi những nhà sản xuất bị mất, thì về lý thuyết những lợi ích đạt được đủ nhiều hơn để bù
đắp cho những mất mát của họ.

267
Ví dụ, giả sử chính phủ viết cho các nhà sản xuất một tấm séc là B + C1. Các nhà sản xuất giờ có
lợi C1 (tức là, B + D - B + B + C1 = B + D + C1 khác với B + D trước khi giao dịch). Vậy chính phủ lấy
tiền ở đâu để trả cho các nhà sản xuất? Bằng việc đánh thuế người tiêu dùng được hưởng lợi hơn. Tuy
nhiên, ngay cả sau khi đánh thuế B + C1, thì người tiêu dùng vẫn tốt hơn vì họ có A + B + C1 + C2 - (B
+C1) = A + C2, so sánh với A mà họ có trước khi trao đổi thương mại. Do đó, trao đổi thương mại làm
cho một đất nước khấm khá hơn, và tuỳ vào những lợi ích đó được phân phối như thế nào, có thể làm
cho cả người tiêu dùng và cả nhà sản xuất đều tốt hơn.

Nước Mỹ có được lợi ích về thặng dư tiêu dùng là B + C1+ C2 và nước Mỹ mất thặng dư sản
xuất là B, và lợi ích xã hội ròng là C1 + C2.
*PAT = giá sau khi giao dịch; PBT = giá trước khi giao dịch; QSAT = lượng cung sau khi giao dịch, QDAT =
lượng cầu sau khi giao dịch; QBT = lượng cầu và cung trước khi giao dịch.
Hình 20.2. Cầu và cung của Mỹ và lợi ích từ thương mại*
Hình 20.3 cho thấy tình huống ở nước Đức. Trước khi giao dịch, sản phẩm bán với giá 19,67
euro và 41,33 đơn vị sản phẩm được giao dịch. Những người tiêu dùng Đức có thặng dư tiêu dùng W +
X, trong khi đó những nhà sản xuất Đức có thặng dư nhà sản xuất là Z , tổng phúc lợi xã hội là W + X
+Z.
Sau khi giao dịch, giá tăng lên 24 euros. Mức tăng giá này đã tác động đến các nhà tiêu dùng
Đức, và thặng dư tiêu dùng lúc này xuống còn W (mất một lượng X). Tuy nhiên, mức giá này đã làm
tăng lợi ích của các nhà sản xuất Đức, và thặng dư sản xuất tăng lên đến X + Y + Z, có lợi X + Y. Nhà
sản xuất có lợi nhiều hơn bù đắp lại mất mát của người tiêu dùng (một lượng bằng Y). Phúc lợi xã hội
giờ là W + X + Y + Z (nhiều hơn 1 lượng Y). Như đã tính ở phần trước, Y = 0,5 (24-19,67) = 56,33
euros hoặc 56,33(1,6$) = 90,13$. Chú ý rằng, trong trường hợp này những lợi ích đạt được ở mỗi nước
không cần bằng nhau.
Đức đã giành được nhiều lợi ích từ trao đổi thương mại này hơn so với Mỹ - nhưng ở đây là cả hai đều
có lợi, tạo cho mỗi bên động cơ để tham gia vào trao đổi thương mại.

268
Nước Đức mất thặng dư tiêu dùng bằng X và có giành được lợi ích trong thặng dư sản xuất là X
+ Y, với lợi ích phúc lợi xã hội ròng bằng Y.
* PAT = giá sau khi giao dịch; PBT = giá trước khi giao dịch; QSAT = lượng cung sau khi giao dịch, QDAT
= lượng cầu sau khi giao dịch; QBT = lượng cầu và cung trước khi giao dịch.
Hình 20.3 Cầu và cung Đức và lợi ích từ thương mại*
Tuy nhiên, một điều phải luôn đúng trong thế giới kinh doanh gồm hai loại hàng hoá này: lượng
nhập khẩu của Mỹ (26) phải bằng lượng xuất khẩu của Đức (26). 26 đơn vị được nhập khẩu là lượng
thâm hụt thương mại vật chất (nhập siêu) của Mỹ. Thâm hụt thương mại theo tài khóa là 26 đơn vị nhân
với giá "thế giới" là 15$, hay 26(15$) = 390$. Ngược lại, Đức có thặng dư thương mại vật chất là 26 và
thặng dư thương mại tài khóa là 26(24) = 624 euros (hoặc 624/1,6 = 390$).
Nước Mỹ nhận được số euros để nhập khẩu hàng hoá từ Đức như thế nào? Chúng ta có thể nhận
euros từ Đức, nước sử dụng euros để thanh toán khi họ nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ; từ khách du lịch
Đức, khi họ tiêu tiền ở Mỹ; và từ những người Đức mua các chứng khoán, các dịch vụ và bất động sản.
Như một lựa chọn thay thế, chúng ta có dự trữ euros được tích lũy trong quá khứ.

20.6 Tỷ giá hối đoái


Trên thực tế, bất kỳ một nhà quản lý của một hãng lớn nào (và nhiều nhà quản lý của các hãng
nhỏ) phải quan tâm đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ, giả sử một công ty Mỹ muốn mua một máy móc từ một
công ty Đức. Để mua được công cụ máy móc này, bằng cách nào đó nó phải có euros để thanh toán cho
nhà sản xuất máy, đây là loại tiền mà nhà sản xuất giao dịch. Hoặc, nếu nhà sản xuất đồng ý hãng của
Mỹ có thể thanh toán bằng đồng đôla; nhưng hãng của Đức sau đó phải chuyển từ đôla sang euros, do
hoá đơn thanh toán của nó phải được trả bằng euros. Dù bất cứ điều gì xảy ra, hoặc hãng của Mỹ hoặc
hãng của Đức bằng cách này hay cách khác phải chuyển đồng đôla sang euros, do có giao dịch kinh
doanh quốc tế, khác với giao dịch trong một nước, nó liên quan đến hai loại tiền khác nhau.
Phần A - Số đồng Mark Đức có thể mua một đồng đôla Mỹ (1973 -1999)

269
Phần B - Số đồng Euros có thể mua một đồng đôla Mỹ (1999 -2003)

Tỷ giá hối đoái giữa đồng đôla và đồng Mark và đồng euro đã thay đổi nhiều trong vòng 30 năm qua.
Nguồn: Phần A: Báo cáo kinh tế của chủ tịch, 2000, Bảng B - 108, trang 430, Phần B: Báo cáo kinh tế của chủ tịch, 2003, Bảng B -
110.

Hình 20.4. Tỷ giá hối đoái: Đồng Mark - Đức và đồng Euros mua được một đồng đôla
Như đã chỉ ra ở phần trước, tỷ giá hối đoái là số đơn vị của một đồng tiền đổi lấy một đơn vị
tiền tệ khác. Vào tháng 5 năm 2003, một đồng đôla đổi được 1.17 euros; đây là tỷ giá hối đoái giữa hai
loại tiền tệ. Các tỷ giá hối đoái có thể thay đổi đáng kể theo thời gian; ví dụ, khi đồng euro xuất hiện đầu
tiên vào năm 1999, 1 euro đổi được 1,17$ (hay 1$ đổi được 0,855 euros; xem hình 20.4). Khi đó nó
được đổi thấp dưới mức này đáng kể. Nhưng đến tháng 5 năm 2003, đồng euro lại quay trở lại với tỷ giá
như ban đầu.5
5
Trước năm 1973, các tỷ giá hối đoái nhìn chung được cố định bởi các hiệp định của chính phủ. Quý tiền tệ quốc tế
được thiết lập nhằm duy trì hệ thống các tỷ giá hối đoái ổn định và đảm bảo rằng khi các tỷ giá hối đoái phải thay đổi
do mất cân bằng thương mại, sự đổ vỡ được tối thiểu hóa. Hệ thống này được thiết lập vào cuối Chiến tranh thế giới thứ
II, bị phá vỡ và năm 1973 được thay thế bởi các tỷ giá hối đoái linh hoạt
Tuy nhiên, các chính phủ vẫn can thiệp với một mức độ nhất định vào thị trường tiền tệ. Tức là họ can thệp vao
việc mua và bán tiền tệ. Mỹ đã đồng ý rằng “khi cần thiết và muốn”, thì nó hỗ trợ giá trị đồng đô la. Cũng như vậy, một
số nước châu Âu cố gắng duy trì tỉ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền riêng nhưng để thả nổi là chống lại các đồng
tiền khác.
Trong trường hợp đồng euro, tỷ giá hối đoái là gì nếu đường cầu và đường cung được thể hiện
trong hình 20.5? Đường cầu cho biết lượng đồng euros mà người có đôla muốn có tại các mức giá của
đồng euro. Đường cung thể hiện lượng euros mà người có euro cung cấp tại các mức giá của đồng euro.
Do ở điểm cân bằng lượng cung euro phải bằng với lượng cầu euro, nên giá cân bằng của một đồng euro
là tại điểm giao nhau giữa đường cầu và đường cung. Ở hình 20.5, điểm giao nhau đó là tại 1,17$.

270
Giá cân bằng của một đồng euro là $1.17
Hình 20.5 Đường cầu và cung của đồng euro

Giá trị một đồng đôla tăng mạnh (tương đối so những đồng tiến chủ yếu khác) ở đầu những năm
1980.
Nguồn: Báo cáo của chủ tịch, 2000, Đồ thị 6-9, trang 234.

Hình 20.6. Giá trị của một đồng đôla Mỹ theo các đồng tiền nước ngoài chủ yếu (Tỷ giá hối
đoái có hiệu quả thực tế), 1976 -1998
Những thay đổi về các tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng lớn đến bất cứ một hãng nào. Ví dụ, nếu
đồng đôla tăng lên tương đối so với các đồng tiền khác, thì điều này có nghĩa giá của hàng hoá và dịch
vụ Mỹ tăng lên tương đối so với giá của những đối thủ nước ngoài. Kết quả là, các hãng của Mỹ rất khó
bán hàng ra nước ngoài hơn và các nhà sản xuất nước ngoài dễ dàng bán hàng vào nước Mỹ hơn. Đầu
những năm 1980 (đỉnh vào năm 1985), đồng đôla tăng lên tương đối so với những đồng tiền chính khác
(xem hình 20.6), và các hãng của Mỹ đã phàn nàn cay đắng về những khó khăn mà họ đang trải qua do
kết quả của việc bán hàng ra nước ngoài và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. Nhắc lại hoàn cảnh
khó khăn của Caterpillar Tractor, nó có khó khăn lớn khi đối mặt với các mức giá mà đối thủ Nhật của
nó, Komatsu đặt ra.
Để hiểu tại sao có những thay đổi về các tỷ giá hối đoái xảy ra, chúng ta phải xem xét chi tiết
hơn các đường cung và cầu ở hình 20.5. Về phía cầu của thị trường là các hãng muốn nhập khẩu hàng
hoá Đức vào nước Mỹ, những người muốn du lịch tới nước Đức (nơi họ cần đồng euros), các hãng
muốn đầu tư cơ sở ở Đức, và những người khác có đồng đôla muốn đồng tiền Đức. Những người ở phía
cung của thị trường là những người muốn nhập khẩu các hàng hoá Mỹ vào Đức, những người Đức
muốn du lịch sang Mỹ (nơi họ cần các đồng tiền Mỹ), các hãng có euros muốn đầu tư cơ sở ở Mỹ, và
những người khác có đồng euros muốn đồng tiền Mỹ.
271
Khi các công ty Mỹ và các cá nhân có cầu nhiều hàng hoá và dịch vụ Đức hơn, làm cho đường
cầu ở hình 20.5 dịch chuyển lên trên và sang phải, nên giá của đồng euro có xu hướng tăng lên. Ví dụ,
nếu đường cầu của đồng euro dịch chuyển như trong hình 20.7, thì nó làm tăng giá cân bằng của đồng
euro từ 1,17 lên đến 1,25$. Ngược lại, khi người Đức có cầu hàng hóa và dịch vụ Mỹ nhiều hơn, thì làm
cho đường cung ở hình 20.5 dịch chuyển xuống sang phải, giá của đồng euro có xu hướng giảm xuống.

Do việc dịch chuyển đường cầu sang phải, nên giá cân bằng của một đồng euro dịch chuyển từ
117 đến 125 cent
Hình 20.7 Ảnh hưởng của việc dịch chuyển đường cầu đồng euros sang phía phải
Tại sao việc tăng cầu của người Đức đối với các hàng hoá và dịch vụ Mỹ làm cho đường cung ở
hình 20.5 dịch chuyển xuống dưới sang phải? Do đường cung này thể hiện lượng đồng euro được cung
tại mỗi mức giá của một đồng euro. Việc tăng cầu của người Đức đối với các hàng hoá và dịch vụ Mỹ
được kỳ vọng dẫn tới một lượng euros đưa ra nhiều hơn tại mức giá đồng euro đã cho, nó được kỳ vọng
làm dịch chuyển đường cung này xuống dưới và sang phải.

20.6 Những yếu tố quyết định các tỷ giá hối đoái


Như đã chỉ ra các tỷ giá hối đoái được xác định bởi cung và cầu, chúng ta giờ phải liệt kê ra các
nhân tố chính xác định nên vị trí của đường cung và đường cầu. Trong dài hạn, theo thuyết cân bằng sức
mua của việc xác định tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái giữa hai loại đồng tiền bất kỳ có thể được kỳ vọng
phản ánh sự khác nhau về mức giá của hai nước. Để xem tại sao lại như vậy, giả sử Đức và Mỹ là nhà
xuất khẩu hoặc nhập khẩu ôtô duy nhất và ôtô là sản phẩm duy nhất mà họ xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Nếu một chiếc ôtô ở Mỹ có giá 10.000$ và giá một ôtô có thể so sánh được ở Đức là 20.000 euros, thì tỷ
giá hối đoái giữa đồng đôla và euro phải là bao nhiêu? Rõ ràng, một đồng euro phải trị giá bằng 0,50$,
vì nếu không ôtô của 2 nước sẽ không cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Nếu một đồng euro được
đặt bằng 0,60$, thì điều này sẽ có nghĩa là một chiếc ôtô ở Đức sẽ có giá 12.000$ (tức là 20.000 nhân
với 0,60$), đắt hơn so với giá ở Mỹ. Do vậy, người mua nước ngoài sẽ mua ôtô của họ ở Mỹ.
Trên cơ sở lý thuyết này, người ta kỳ vọng rằng, nếu tỷ lệ lạm phát ở nước A cao hơn nước B,
thì đồng tiền nước A giảm giá trị tương đối so với đồng tiền nước B. Giả sử mức giá ở nước Mỹ tăng
gấp đôi nhưng chỉ tăng 50% ở nước Đức. Sau khi tăng lạm phát này, một chiếc ôtô ở Mỹ có giá 20.000$
(gấp hai lần 10.000$) và ở Đức là 30.000 euros (gấp 1,5 lần 20.000 euros). Dựa trên thuyết cân bằng sức
mua, thì giá trị mới của đồng euro phải là 0,67$, cao hơn so với giá trị cũ là 0,50$. (Tại sao là 0,67$? Vì
đây là tỷ giá hối đoái tạo ra giá mới của một chiếc ôtô ở Mỹ, 20.000$, tương đương với giá mới của
một chiếc ôtô ở Đức, 30.000 euros). Do tỷ lệ lạm phát ở Mỹ cao hơn ở Đức, nên giá trị đồng đô la giảm
tương đối so với đồng euro.

272
Trong khi các mức giá tương đối có thể đóng vai trò quan trọng trong dài hạn, thì những nhân tố
khác có xu hướng tác động nhiều hơn đến các tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Cụ thể, nếu tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế của một nước cao hơn các nước còn lại trên thế giới, thì đồng tiền của nó hầu như mất giá
(có nghĩa là giá trị giảm tương đối so với các đồng tiền của các nước khác). Nếu kinh tế một nước đang
bùng nổ, thì điều này có xu hướng làm tăng hàng nhập khẩu của nước đó. Nếu có sự bùng nổ ở nước
Mỹ thì người Mỹ có xu hướng làm ra nhiều tiền và mua nhiều loại hàng hoá, bao gồm cả những hàng
hoá nước ngoài. Nếu nhập khẩu của một nước có xu hướng tăng nhanh hơn xuất khẩu của nước đó, thì
cầu ngoại tệ tăng nhanh hơn nhiều so với lượng ngoại tế được cung ứng. Hậu quả là đồng tiền của nước
đó hầu như mất giá.
Hơn nữa, nếu tỷ lệ lãi suất ở Đức cao hơn ở Mỹ, thì các ngân hàng, các tập đoàn đa quốc gia và
các nhà đầu tư ở Mỹ sẽ bán đôla và mua đồng euros để đầu tư chứng khoán Đức với lợi nhuận cao.
Cũng như vậy, những nhà đầu tư Đức (và những người khác) hầu như không thấy các chứng khoán Mỹ
có hấp dẫn. Vì thế, đồng euro có xu hướng tăng giá (tức là tăng giá trị) tương đối so với đồng đôla, do
đường cầu đồng euros dịch chuyển sang phải và đường cung đồng euros dịch chuyển sang trái. Nhìn
chung, việc tăng các tỷ lệ lãi suất ở một nước dẫn đến việc tăng giá của đồng tiền nước đó, và việc giảm
tỷ lệ lãi suất dẫn đến mất giá đồng tiền nước đó. Trong ngắn hạn, những khác nhau về tỷ lệ lãi suất có
thể có tác động mạnh đến các tỷ giá hối đoái, do một lượng lớn tiền được chuyển từ nước này sang nước
khác để phản ứng lại những khác nhau về các tỷ lệ lãi suất.

20.7 Biểu thuế quan và hạn ngạch


Khi một ngành công nghiệp bị đe doạ bởi cạnh tranh nước ngoài, đôi khi nó gây áp lực lên thuế
quan, đó là một loại thuế mà chính phủ đánh vào hàng nhập khẩu. Mục đích của thuế quan là làm giảm
nhập khẩu nhằm bảo vệ công nghiệp nội địa và các công nhân trước cạnh tranh nước ngoài. Rõ ràng,
các hãng nước ngoài đối mặt với thuế quan sẽ cắt giảm lượng xuất khẩu tới nước này. Thực ra, nếu thuế
quan đủ cao (được gọi là thuế cấm nhập), thì các hãng nước ngoài thấy không thể có lợi nhuận chút nào
khi xuất khẩu sang nước này.
Ví dụ, trong đầu những năm 1950 đồng hồ nhập khẩu từ Thuỵ Sỹ tăng từ 38 đến 58% trên thị
trường Mỹ. Năm 1954, các nhà sản xuất đồng hồ kiến nghị lên chính phủ liên bang để tăng thuế quan
lên đồng hồ Thuỵ Sỹ. Họ lập luận rằng người Thuỵ Sĩ có lợi thế chi phí vì mức lương thấp hơn, và công
nghệ sản xuất đồng hồ là quan trọng đối với quốc phòng. Chính phủ đồng ý tăng thuế quan đồng hồ lên
50% với loại đồng hồ 17 chân kính.
Kết hợp với thuế, những hàng rào khác đối với tự do thương mại là hạn ngạch, đó là những hạn
chế mà nhiều nước đã áp đặt vào lượng hàng nhất định có thể được nhập khẩu hàng năm. Trong nhiều
trường hợp, một hạn ngạch bảo vệ công nghiệp địa phương khỏi cạnh tranh nước ngoài hiệu quả hơn
thuế quan. Nếu chi phí của những người nước ngoài đủ thấp thì có thể vượt qua hàng rào thuế quan;
nhưng nếu có hạn ngạch, thì không có cách nào để họ có thể vượt qua hạn ngạch đó. Mỹ đã áp đặt các
hạn ngạch nhập khẩu đối với đường và thép, và những hàng hoá khác. Đối với trường hợp nhập khẩu
đường năm 1990, lượng nhập khẩu bị hạn chế 1,6 triệu tấn. Còn đối với trường hợp của thép, hạn ngạch
được thiết lập năm 1984 sau khi các doanh nghiệp thép ở Mỹ bị thua lỗ vào đầu những năm 1980 và cần
sự giúp đỡ của chính phủ. Đến năm 1989, lượng nhập khẩu thép bị hạn chế còn khoảng 20% thị trường
Mỹ. Đầu năm 1992, chính quyền tổng thống George H. Bush đã cải thiện được vị thế của các công ty
thép Mỹ, cho phép chấm dứt hạn ngạch nhập khẩu thép. Vào tháng 3 năm 2002, chế độ tổng thống
George H. Bush đánh mức thuế quan rất cao đối với thép.
Trong khi các nhà kinh tế truyền thống ủng hộ tự do thương mại, thì cũng có một số trường hợp
nhìn từ quan điểm xã hội cho rằng thuế quan và hạn ngạch là có nghĩa. Nếu một ngành công nghiệp là
quan trọng đối với quốc phòng, thì có thể có lý để bảo vệ theo cách này. Cũng như vậy, nếu một ngành
công nghiệp non trẻ (được gọi là công nghiệp mới sinh), thì có thể hiểu để chính phủ che chở tạm thời
khỏi cạnh tranh quốc tế khốc liệt, tạo điều kiện cho nó phát triển đến thời điểm đủ mạnh và có thể tồn
tại được. Tuy nhiên, nếu đó là trường hợp hợp pháp với các lý do chính đáng để bảo vệ một ngành công
273
nghiệp nội địa, thì trợ cấp của chính phủ có thể là một công cụ minh bạch hơn so với thuế quan và hạn
ngạch.

20.8 Ảnh hưởng của hạn ngạch:


Trường hợp sản phẩm của công ty Wilson
Để minh hoạ cho những ảnh hưởng của hạn ngạch, chúng ta quay lại công ty Wilson, nhà sản
xuất sản phẩm mới và chỉ bán ở Đức và Mỹ. Theo phân tích đã trình bày ở phần trước trong chương
này, Đức kỳ vọng xuất khẩu 26 triệu đơn vị sản phẩm này vào Mỹ mỗi tháng. Giả sử công ty Wilton và
các nhà sản xuất Mỹ khác về sản phẩm này đã thành công trong việc làm cho chính phủ liên bang đưa ra
hạn ngạch 3 triệu đơn vị nhập khẩu sản phẩm này từ Đức mỗi tháng. Ảnh hưởng đến giá của sản phẩm
này ở Mỹ là gì?

Do QDU là lượng cầu ở Mỹ, và QSU là lượng cung ở Mỹ, nên lượng nhập khẩu mặt hàng này từ
Đức bằng

Và do hạn ngạch nói rằng lượng nhập khẩu này không được vượt quá 3 triệu đơn vị, nên suy ra

có nghĩa là PU = 20.
Vì vậy, giá của sản phẩm này là 20$ ở Mỹ chứ không phải 15$ như trước khi có hạn ngạch. Rõ ràng,
việc tăng giá này được công ty Wilton và các nhà sản xuất Mỹ khác hoan nghênh, nhưng không phải
cho người tiêu dùng Mỹ.

20.9 Sự hiện diện của chính sách bảo hộ mậu dịch


Trong suốt những năm qua kể từ chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã thúc đẩy việc cắt giảm thuế
quan, hạn ngạch và các hàng rào khác đối với thương mại toàn cầu. Năm 1947, Mỹ và 22 nước khác đã
ký Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), nó triệu tập các thành viên tham gia họp mặt
định kỳ để thương lượng song phương về việc cắt giảm thuế quan. Bất kỳ sự cắt giảm thuế quan nào
được thương lượng theo cách này đều được mở rộng cho tất cả các nước tham gia. Trong những năm
1960, các cuộc thương thuyết «Vòng đàm phánKennedy» được tiến hành giữa 40 nước với nỗ lực nhằm
cắt giảm thuế; và trong những năm 1970, đại diện của hơn 100 nước đã gặp mặt ở Tokyto để tiếp tục cắt
giảm thuế quan và xúc tiến tự do thương mại toàn cầu. Năm 1994, sau 7,5 năm bàn bạc và tranh luận,
125 quốc gia đã ký Vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định này đã đưa ra cải cách lớn nhất về tự do thương
mại thế giới kể từ khi có GATT. Cùng với việc cắt giảm biểu thuế quan và thuế nhập khẩu, hiệp định
thiết lập một hệ thống giải quyết tranh chấp và một cơ chế xem xét lại chính sách thương mại. Đến năm
1999, biểu thuế quan về các sản phẩm công nghiệp tính trung bình nhỏ hơn 4% giữa các nước công
nghiệp.
Mặc dù có sự ủng hộ này về tự do thương mại, nhưng cảm tính của chính sách bảo hộ mậu dịch
vẫn tồn tại ở hầu hết các nước, kể cả Mỹ. Ví dụ, vào những năm 1980 hàng trăm đơn xin của ngành và
người lao động kêu gọi chính phủ liên bang bảo vệ họ trước hàng nhập khẩu. Việc vận động hành lang
mạnh mẽ của những nhà sản xuất ôtô và các công đoàn đã diễn ra rất nhiều trên đồi Captitol Hill để ủng
hộ cho những hạn chế bắt buộc về số ôtô nhập khẩu vào Mỹ. Điều này dẫn đến các nhà sản xuất ôtô
Nhật tự nguyện hạn chế xuất khẩu vào Mỹ còn 1,68 triệu đơn vị mỗi năm. Như với hầu hết các chính
sách bảo hộ mậu dịch, người tiêu dùng phải chịu gánh nặng của chi phí. Do các nhà sản xuất Nhật giới
hạn lượng cung của họ, nên họ có thể áp giá cao hơn cho mỗi chiếc ôtô. Điều này lại cho phép các nhà
sản xuất Mỹ tăng giá bán của họ. Một số nhà kinh tế đã ước tính mỗi việc làm cho công nhân ngành ô tô
tiết kiệm được thì người tiêu dùng Mỹ phải gánh chịu một chi phí khoảng 160.000$ mỗi năm.

274
Một nguyên nhân mà các nhà sản xuất Mỹ cảm thấy bị áp lực rất lớn từ những đối thủ nước
ngoài trong suốt thời gian này do sức mạnh của đồng đôla. Như đã chỉ ra trong hình 20.6, giá trị của
đồng đôla (tương đối so với những đồng tiền mạnh khác) tăng lên trên 50% giữa 1980 và 1985. Điều đó
làm cho hàng hoá của Mỹ đắt hơn so với hàng hoá nước ngoài, nó phương hại đến xuất khẩu, làm cho
hàng hoá nước ngoài ở Mỹ rẻ hơn.
Mặc dù sức mạnh của đồng đôla bị giảm xuống trong những năm gần đây, nhưng vẫn tồn tại
cảm tính về bảo hộ mậu dịch ở một số ngành nhất định, cho dù có minh chứng kinh tế về sự kết hợp
mạnh mẽ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế. Một số ngành cần có sự bảo trợ này nhìn chung lo
lắng đến hoạt động riêng của họ, chứ không phải là ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia hay người tiêu
dùng. Ví dụ, năm 1999 Quốc hội bị ngành thép vận động hành lang rất mạnh để áp đặt hạn ngạch hạn
chế rất cao đối với thép nhập khẩu, mặc dù các nhà máy sản xuất thép đã xuất khẩu 102 triệu tấn thép
năm 1998 (tổng lượng thép cao thứ hai trong vòng 20 năm qua), những nhà máy sản xuất thép này đã
cung cấp cho hơn 66% lượng thép dùng ở Mỹ, và 11 trong số 13 nhà sản xuất thép lớn nhất có lãi. Một
số nhà kinh tế ước lượng nỗ lực bảo hộ này đã làm người tiêu dùng gánh chịu chi phí khoảng 60 tỷ đô la
mỗi năm do mức giá cao hơn.

20.10 Chính sách thương mại chiến lược


Theo truyền thống, các nhà kinh tế có xu hướng cho rằng tự do thương mại là chính sách tốt
nhất để gia tăng lợi ích của toàn xã hội. Nói chung họ hoan nghênh việc giảm bớt biểu thuế quan trong
những năm 1960 và đầu những năm 1970, và tỏ thái độ không thích sự gia tăng bảo hộ mậu dịch trong
những năm 1980. Nhưng một số nhà kinh tế đã bắt đầu tranh luận về lòng tin truyền thống này. Theo
cách nhìn của họ, chính phủ Mỹ nên kiểm soát sự xâm nhập của các hãng nước ngoài vào thị trường nội
địa, cũng như khuyến khích hoạt động của các hãng của họ ở các thị trường nước ngoài. Ví dụ, nếu các
ngành công nghệ cao đặc biệt mang lại lợi ích công nghệ lớn so với các ngành nội địa khác, thì chính
phủ có thể điều chỉnh bằng việc sử dụng trợ cấp hoặc thuế quan để bảo vệ và khuyến khích các ngành
này. Và nếu tính kinh tế theo quy mô có nghĩa là chỉ có hai nhà sản xuất có lợi nhuận cao có thể tồn tại
trên thị trường thế giới về một sản phẩm cụ thể, thì chính phủ có thể điều chỉnh bằng việc sử dụng trợ
cấp hoặc thuế quan để gia tăng các cơ hội sao cho một hãng của Mỹ là một trong hai nhà sản xuất may
mắn đó.
Theo những nhà kinh tế này, có những ngành chiến lược mà từ quan điểm của một nước cụ thể,
chúng rất đáng giá bảo hộ theo cách đó. Tuy nhiên, rất khó để xác định những ngành nào rơi vào loại
này và ước lượng nước đó có lợi bao nhiêu từ những chính sách như vậy. Do đó, các nhà phê bình về
những chính sách thương mại chiến lược như vậy lo lắng rằng các nhóm lợi ích đặc biệt sử dụng các
chính sách như vậy để tăng cường lợi ích riêng của họ, mà không không phải cho toàn bộ quốc gia. Dựa
vào sự mơ hồ của tiêu chuẩn xác định ngành nào cần được bảo hộ, nhiều ngành có thể sử dụng những ý
tưởng này để biện hộ việc bảo hộ cho bản thân họ và những đồng minh của họ, mà không cần biết liệu
điều đó có đáng hay không.

20.11 Airbus khác Boeing: Chính sách thương mại chiến lược trong
hành động
Để minh hoạ các hoạt động của chính sách thương mại chiến lược, giả sử chỉ có hai hãng Airbus
và Boeing, có khả năng sản xuất loại máy bay mới chở khách với 250 ghế ngồi. Mỗi hãng phải quyết
định liệu có sản xuất và đưa ra thị trường loại máy bay như vậy hay không. Do Boeing khởi động trước,
nên nó sẽ có thể đưa ra quyết định này đầu tiên. Hình 20.8 cho biết ma trận thanh toán của hai hãng.
Nếu một hãng là nhà sản xuất máy bay này duy nhất, thì nó sẽ tạo ra 120 triệu đôla, nhưng nếu cả hai
hãng quyết định sản xuất và đưa ra thị trường loại máy bay như vậy thì cả hai sẽ mất 8 triệu đôla. Rõ
ràng Boeing đi trước trong trò chơi này, nên nó sẽ quyết định sản xuất loại máy bay này; và Airbus một
khi nhận thấy Boeing cam kết tiến hành hoạt động này thì sẽ quyết định không sản xuất máy bay này
nữa.
275
Nhưng Boeing là một hãng của Mỹ, trong khi Airbus là liên doanh giữa các hãng hàng không
Pháp, Anh, Đức và Tây Ban Nha (với sự tham gia và mong muốn của chính phủ họ). Nếu các chính phủ
Châu Âu quyết định trả cho Airbus một khoản trợ cấp 10 triệu đôla trường hợp Airbus sản xuất máy bay
này, thì trò chơi sẽ có một kết quả hoàn toàn khác. Do ma trận thanh toán được thể hiện trong hình 20.9,
nên rõ ràng là Airbus sẽ sản xuất máy bay, không quan tâm đến việc liệu Boeing có tự cam kết sản xuất
máy bay nữa hay không. Và Boeing nhận thấy rằng đây sẽ là quyết định của Airbus, thì nó sẽ thấy nó
không thể có lợi nhuận từ việc sản xuất này. Thay vào đó, Boeing sẽ quyết định chống lại việc sản xuất
máy bay.
Các chiến lược có thể của Boeing

Sản xuất máy bay mới Không sản xuất máy bay
mới

Sản xuất máy bay Lợi nhuận Lợi nhuận của Boeing : 0
mới của Airbus
- $8 triệu
Các
chiến
lược Lợi nhuận của Boeing Lợi nhuận
có - $8 triệu của Airbus
thể $120 triệu
của
Không sản xuất Lợi nhuận của Boeing: 0
Airbus Lợi nhuận của
máy bay mới Boeing $120 triệu

Lợi nhuận
Lợi nhuận của Airbus
của Airbus 0 triệu 0 triệu

Hình 20.8. Ma trận thanh toán: Airbus và Boeing

Thực ra mà nói, các chính phủ Châu âu đã lấy đi 120 triệu $ lợi nhuận của Boeing để ban nó cho
Airbus. Phải thừa nhận rằng, họ phải chi ra một khoản trợ cấp 10 triệu $, nhưng nó là tương đối nhỏ.
Không nghi ngờ gì, ví dụ này dường như ám chỉ rằng sự can thiệp kiểu này của chính phủ có thể thành
công. Nhưng mọi việc không đơn giản như vậy. Một điều là, các hành động của chính phủ như vậy có
khả năng khiêu khích sự trả đũa. Chính phủ Mỹ có thể trả đũa bằng việc trợ cấp cho Boeing 10 triệu $
để sản xuất máy bay, và kết quả là cả hai hãng có thể sản xuất máy bay này, mặc dù điều này là không
mong muốn về tính kinh tế.
Các chiến lược có thể của Boeing

Sản xuất máy bay mới Không sản xuất máy bay mới

Các
chiến
lược

thể
của
Airbus
276
Sản xuất máy bay Lợi nhuận của Boeing Lợi nhuận của Boeing : 0
mới - $8 triệu

Lợi nhuận
của Airbus Lợi nhuận
$2 triệu của Airbus
$130 triệu

Không sản Lợi nhuận của Lợi nhuận của Boeing : 0


xuất máy bay mới Boeing $120 triệu

Lợi nhuận
của Airbus
0 triệu
Lợi nhuận
của Airbus 0 triệu

Hình 20.9. Ma trận thanh toán sau khi có trợ cấp của Airbus

20.12 Những tranh chấp thương mại quốc tế


Nhiều ngành của Mỹ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng do các tranh chấp thương mại quốc
tế. Ví dụ, ngành bán dẫn bị liên quan đến hàng loạt các tranh chấp với Nhật. Trong số đó, các hãng bán
dẫn buộc tội rằng Nhật đã bán phá giá các con chip (tức là, bán chúng với giá thấp hơn ở Nhật, và có thể
thấp hơn chi phí) ở Mỹ và Nhật đã không cho các hãng của Mỹ thâm nhập vào thị trường Nhật.
Năm 1974, Quốc hội đã thông qua việc xây dựng luật cơ bản liên quan đến thương mại quốc tế,
thường gọi là Đạo luật thương mại 1974. Khoản 301 của đạo luật này đã trao cho Tổng thống Mỹ quyền
hành động nhằm xóa bỏ các rào cản thương mại nước ngoài. Năm 1988, Đạo luật về cạnh tranh và
thương mại các loại đã trao cho đại diện thương mại Mỹ quyền để xác định liệu một hoạt động thương
mại nước ngoài là không công bằng hay không. Đại diện thương mại, người chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của tổng thống, khi đó có thể lựa chọn hành động trả đũa nào.
Những điều luật này đã trao cho tổng thống quyền trì hoãn đáng kể khi ra quyết định chọn kiểu
hành động trả đũa nào chống lại các nước khác. Tổng thống có thể trì hoãn hoặc hủy bỏ bất kỳ nhượng
bộ thương mại nào, áp đặt thuế quan và các hạn chế nhập khẩu khác từ các nước có liên quan, và tiến
hành trả đũa chống lại các hàng hoá và dịch vụ khác ngoài những hàng hóa và dịch vụ bị đưa ra kiện.
Mục 301 có thể được viện dẫn nếu như các hãng của Mỹ đệ trình cáo buộc với đại diện thương mại hoặc
nếu đại diện thương mại tự mình quyết định làm như vậy.
Năm 1985, các hãng bán dẫn đã đệ trình đơn kiện với chính phủ liên bang đề nghị sử dụng mục
301 chống lại Nhật. Đại diện thương mại bày tỏ sự ủng hộ cho tình thế của các hãng bán dẫn. Sau đó
Nhật đồng ý tăng mua các chip do nước ngoài sản xuất và có sự giám sát giá xuất khẩu của chính phủ
của họ đối với các sản phẩm bán dẫn để ngăn chặn sự đi xuống dưới giá trị thị trường công bằng tại Mỹ
và một số nơi khác. Đổi lại, Mỹ đồng ý bỏ qua vụ kiện theo mục 301. Nhưng vấn đề vẫn tiếp tục. Các
hãng bán dẫn vẫn lặp lại cáo buộc rằng Nhật đã vi phạm điều khoản này và một số hiệp định khác 8.

277
Các tranh chấp thương mại quốc tế kiểu này là rất khó giải quyết. Mặc dù rõ ràng có sức mạnh
về kinh tế, chính trị và quân sự, nhưng Mỹ không thể bức chế phần còn lại của thế giới. Thực ra, dù ở vị
trí cường quốc nhưng đôi khi Mỹ có ảnh hưởng rất ít tới các chính sách kinh tế của các nước khác. Hơn
nữa, như tất cả mọi các tranh chấp ở đây luôn có hai mặt của vấn đề và thật ngây ngô khi tin rằng nước
Mỹ độc quyền về sự công bằng.
Cuối năm 1994, Quốc hội đã phê chuẩn hiệp định mở rộng GATT. Hiệp định này gồm trên 100
quốc gia, lập ra Tổ chức Thương mại Thế giới, nó có nghĩa vụ ép buộc thực hiện hiệp định. Việc cắt
giảm thuế quan (gồm cả thuế quan nông nghiệp) và hạn ngạch được nhắc đến dưới hiệp định này. Cũng
như vậy, tất cả các nước đồng ý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, không có hiệp định nào về hạn
chế sự trợ cấp của chính phủ cho các nhà sản xuất máy bay dân dụng, và các ngành vận tải, thép và viễn
thông được miễn thuế rất nhiều.

20.13 Tiến hành đầu tư nước ngoài trực tiếp


Để tồn tại và thịnh vượng, nhiều hãng phải sản xuất và bán ra các nước. Một trong những câu
hỏi quan trọng nhất mà nhiều nhà quản lý công nghiệp khác nhau phải đối mặt là liệu - và nếu có, nên
thiết lập ở đâu các kênh bán hàng, cơ sở sản xuất và phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển (R &D)
ở nước ngoài. Nói cách khác, những loại đầu tư trực tiếp nào cần được tiến hành ở các nước khác?
Nhiều công ty là đa quốc gia; nghĩa là, họ đã có sẵn những cơ sở sản ở các nước khác (xem lại
trường hợp của Bridgestone, đã nói ở phần trước). Ở một số ngành, như nhôm và dầu lửa, các hãng thiết
lập các cơ sở ở nước ngoài để kiểm soát nguồn nguyên liệu thô của nước ngoài. Thường thường, các
hãng đầu tư ở nước ngoài để cố gắng bảo vệ vị trí cạnh tranh của họ. Trong nhiều trường hợp, các hãng
thiết lập các chi nhánh nước ngoài nhằm khai thác vị thế đứng đầu về công nghệ. Nghĩa là, sau khi xuất
khẩu một sản phẩm mới cho một thị trường nước ngoài, hãng có thể quyết định thiết lập một nhà máy ở
nước ngoài để cung cấp cho thị trường đó. Một khi một thị trường nước ngoài đủ lớn để tạo chỗ cho một
nhà máy với quy mô tối thiểu hiệu quả, thì quyết định này không mâu thuẫn với tính kinh tế theo quy
mô. Hơn nữa, theo cách này chi phí vận chuyển thường có thể được giảm xuống; và trong một số trường
hợp, cách duy nhất mà một hãng có thể đưa cải tiến của nó vào một thị trường nước ngoài là việc thiết
lập một cơ sở sản xuất ở đó.
8
Xem Yoffie, Cạnh tranh và thương mại quốc tế. Cũng xem D. Yoffie và B. Gomes-Casser, Cạnh tranh và thương mại quốc tế
(xuất bản lần 2; New York: McGraw-Hill, 1994).

Những nhân tố nào là quan trọng trong việc quyết định đặt một nhà máy mới ở đâu? Các hãng
dường như đặc biệt quan tâm đến quy mô của thị trường địa phương, vì một thị trường địa phương lớn
vừa có khuynh hướng làm giảm cước phí vận chuyển và giao hàng vừa có thuế quan thấp hơn (do phần
lớn sản lượng của nhà máy được bán trong nước nơi đặt nhà máy đó). Một nhân tố quan trọng nữa là
môi trường chính trị và đầu tư của nước đó - liệu nước đó có cho phép sở hữu nước ngoài, chính phủ
của nước đó có ổn định, và lợi nhuận có thể đưa ra khỏi nước đó hay không. Vẫn còn có nhân tố cơ bản
khác đó là sự có sẵn lao động có tay nghề và công nghệ có liên quan hoặc bí quyết sản xuất ở nước đó.

20.14 Việc thiết lập một nhà máy ở nước ngoài:


Sự đánh đổi chi phí - thời gian
Nếu một hãng quyết định thiết lập một nhà máy ở nước ngoài, thì thường có sự đánh đổi chi phí
- thời gian tức là thứ gì đó tương tự với cái có liên quan tới đổi mới công nghiệp (xem lại chương 8).
Nghĩa là, nếu hãng quyết định thiết kế và xây dựng nhà máy này trong một khoảng thời gian tương đối
ngắn, thì chi phí thường cao hơn nếu dùng nhiều thời gian hơn để làm việc này. Khi kỹ sư được đưa
thêm vào dự án để tăng cường độ công việc thiết kế, thì có thể kỳ vọng hiệu suất giảm dần. Nỗ lực để

278
giảm thời gian dự án bằng việc tăng cường mua sắm thiết bị cũng có thể kỳ vọng làm

Khoảng thời gian tối ưu của dự án là Y tháng, do đây là giá trị của t, khi giá trị hiện tại của lợi
nhuận ròng là cao nhất.
Hình 20.10. Sự đánh đổi chi phí-thời gian trong việc thiết kế và xây dựng một
nhà máy ở nước ngoài
tăng chi phí dự án. Bằng chứng hiện có chỉ ra rằng mối quan hệ giữa C, giá trị hiện tại của chi phí thành
lập nhà máy, và t , số tháng cần thiết để tạo lập nhà máy, nhìn chung giống như thể hiện trong hình
20.109
9
E. Mansfield, A. Romeo, M. Schwartz, D. Teece, S. Wagner, and P. Brach, Chuyển giao công nghệ, năng suất và chính sách kinh tế
(New York: Norton, 1982)

Để xác định tốc độ tiến hành công việc thiết kế và xây dựng nhanh như thế nào, hãng phải ước
lượng với mỗi giá trị của t, giá trị hiện tại của lợi nhuụân thô nếu thời gian của dự án là t tháng. Nếu các
kết quả được chỉ ra trong hình 20.10, thì khoảng thời gian tối ưu của dự án là Y tháng, do đây là giá trị
của t khi giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng là cao nhất. Để thấy điều này là đúng, chú ý rằng giá trị hiện
tại của lợi nhuận ròng tại mỗi giá trị t là khoảng cách thẳng đứng giữa giá trị hiện tại của lợi nhuận thô
(cho bởi đường lợi nhuận thô trong hình 20.10) và giá trị hiện tại của chi phí (cho bởi đường chi phí
trong hình 20.10). Rõ ràng, khoảng cách thẳng đứng này là lớn nhất khi thời gian của dự án là Y tháng.

20.15 Các kênh chuyển giao công nghệ quốc tế


Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, chuyển giao công nghệ có tầm quan trọng sống còn trong
nhiều ngành. Các hãng vừa muốn kiếm được lợi nhuận bằng việc sử dụng công nghệ của họ ở các nước
khác vừa muốn có được công nghệ với chi phí thấp nhất từ các hãng nước ngoài, các trường đại học và
các nguồn khác. Do đó, chuyển giao công nghệ quốc tế là một con đường hai chiều. Để hiểu được bản
chất của chuyển giao công nghệ quốc tế, thì cần phải mô tả những con đường chính mà công nghệ có
thể được chuyển giao vượt qua các biên giới quốc gia.
 Xuất khẩu hàng hoá. Sự có mặt của một hàng hoá ở nước ngoài có thể dẫn tới việc chuyển giao
công nghệ, do hàng hoá đó có thể cung cấp thông tin cho các nhà nhập khẩu hàng hoá. Do đó,
việc xuất khẩu các máy tính tiên tiến đến một nước cụ thể có thể dẫn tới việc chuyển giao công
nghệ. Hơn nữa, nước nhập khẩu có thể có được công nghệ vì các nhà xuất khẩu hàng hóa
khuyến khích việc bán hàng của họ, nên có thể giúp cho bộ máy nhân sự của nước nhập khẩu sử
dụng hàng hoá đó một cách hiệu quả - và việc đào tạo này là một dạng chuyển giao công nghệ.
Cũng như vậy, nếu nước nhập khẩu hàng hoá có khả năng về kỹ thuật đảo ngược hàng hóa này
(tức là, họ tháo ra và khám phá xem hàng hoá này được làm như thế nào), đó là cơ hội chuyển
giao công nghệ về sau.
279
 Đầu tư trực tiếp vào toàn bộ các công ty con phụ trợ. Một cách khác để chuyển giao công nghệ
là thông qua đầu tư trực tiếp vào các công ty con ở nước ngoài. Ví dụ, các hãng như IBM và
Hewlett - Packard đã thiết lập mạng lưới cơ sở sản xuất toàn cầu. Họ đào tạo công nhân và nhà
quản lý nước ngoài, truyền đạt thông tin và các khả năng cho các kỹ sư và nhà kỹ thuật nước
ngoài, giúp cho người sử dụng nước ngoài để sử dụng các sản phẩm của họ hiệu quả hơn, và
giúp nhà cung cấp nước ngoài nâng cao công nghệ của họ.
 Hiệp định về cấp giấy phép. Các hãng với các sản phẩm hoặc các quy trình mới thường cam kết
bằng các hiệp định cấp giấy phép với nước ngoài về bằng sáng chế, nhãn hiệu, đặc quyền kinh
doanh, hỗ trợ kỹ thuật, và vân vân. Các hiệp định về cấp giấy phép thường yêu cầu giấy phép để
thanh toán một phần trăm nhất định trên doanh số cho người cấp phép, trong một số trường hợp
cộng với phí để hỗ trợ kỹ thuật. Một số hiệp định về cấp giấy phép cũng yêu cầu giấy phép để
mua những đầu vào nhất định từ nhà cấp phép.
 Công ty liên doanh. Công nghệ cũng có thể được chuyển giao đến các nước khác thông qua việc
hình thành một công ty liên doanh, một hoạt động được sở hữu chung bởi liên doanh giữa hãng
có công nghệ và hãng hay cơ quan đại diện của nước chủ nhà. Công ty liên doanh nhìn chung
sản xuất ra một hàng hoá hay dịch vụ dựa trên công nghệ được yêu cầu. Các hiệp định liên
doanh thường được tiến hành bởi các hãng nhỏ mà cần tới vốn để bổ sung cho công nghệ của
họ10.

20.16 Lựa chọn giữa các kênh chuyển giao


Con đường nào trong các phương thức chuyển giao công nghệ này nói chung được các hãng ưa
thích? Theo chứng cứ thực tế, việc đầu tư trực tiếp toàn bộ ở các công ty con nhìn chung được ưa thích
hơn, nếu các hãng có thể nhận những nguồn cần thiết và họ cho rằng việc cấp giấy phép mất đi bí quyết
có giá trị cho nhà sản xuất nước ngoài, người có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh của họ trong
tương lai. Tất nhiên, tuổi thọ ước tính của đổi mới càng dài, càng ít có xu hướng để một hãng ra nhập
một hiệp định cấp phép. Cũng như vậy, các hãng thích đầu tư trực tiếp hơn cấp giấy phép khi công nghệ
đó rất phức tạp và người nước ngoài thiếu bí quyết để tiêu hoá được nó hoặc một hãng quan tâm đến
việc bảo vệ các tiêu chuẩn chất lượng. Ví dụ, nếu một hãng cấp giấy phép công nghệ cho một hãng nước
ngoài có ít khả năng hơn và hãng nước ngoài đó sản xuất hàng hoá kém phẩm chất, thì điều này có thể
phản ánh bất lợi cho hãng có công nghệ được sử dụng (hoặc bị lạm dụng).
Ngược lại, việc cấp giấy phép thường được ưa chuộng khi thị trường nước ngoài là quá nhỏ để
có lý do xác đáng cho đầu tư trực tiếp, mà công ty có công nghệ nhưng thiếu các nguồn lực cần cho đầu
tư trực tiếp hoặc những lợi thế sinh ra thông qua việc cấp phép. Cũng như vậy, ở một số nước chính
phủ ngăn cản việc đầu tư trực tiếp. (Cụ thể, các nước đang phát triển đôi khi thể hiện thái độ rất thù địch
đối với các công ty đa quốc gia). Một số chính phủ cảm thấy chủ quyền của họ bị đe doạ bởi sức mạnh
to lớn của công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế quốc gia của họ). Các công ty liên doanh có những lợi
thế thông qua những mối quan hệ tốt với các nước chủ nhà, nhưng họ có những bất lợi và có vấn đề
trong hoạt động, vấn đề về nhân sự, và việc chia lợi nhuận.
Với chính phủ nước chủ nhà, việc lựa chọn trong số những phương án thay thế này như một
phương tiện để có được công nghệ thì thấy hoàn toàn khác so với việc nó làm với hãng có công nghệ.
Với chính phủ nước chủ nhà, đầu tư trực tiếp gây ra nhiều vấn đề vì việc sở hữu hoàn toàn công ty con
của hãng nước ngoài là một phần nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ. Nhà đầu tư trực tiếp chỉ đáp
ứng với một chừng mực nào đó với các chính sách kinh tế của nước chủ nhà. Nhà đầu tư có thể rút tiền
quỹ và nguồn lực ra khỏi nước chủ nhà. Hơn nữa, từ quan điểm của chính phủ nước chủ nhà,
10
Công nghệ cũng được chuyển giao theo các cách khác nữa. Ví dụ, các nhà khoa học và kỹ sư trao đổi thông tin ở các hội nghị quốc
tế, và các nhà khoa học và kỹ sư của một nước đọc những ấn phẩm của các nhà khoa học và kỹ sư của nước khác. Cũng như vậy,
việc nhập cư đôi khi có thể cũng là một kênh quan trọng của chuyển giao công nghệ.

nhà đầu tư có chiến lược toàn cầu, nó có thể xung đột với hoạt động tối ưu của công ty con. Các công ty
liên doanh có thể khắc phục với một số bất lợi của đầu tư trực tiếp, nhưng họ có bất lợi là nước chủ nhà
280
phải đầu tư nhiều vốn hơn. Các hiệp định cấp phép loại bỏ nhiều vấn đề về kiểm soát, nhưng chúng có
bất lợi là hãng có công nghệ có ít cam kết hoặc động lực để giúp hãng được cấp phép về các vấn đề
quản lý và kỹ thuật.
Việc chọn kênh chuyển giao công nghệ thực tế có thể phụ thuộc vào thế hệ công nghệ được chuyển
giao. Xét trường hợp về sản phẩm hoá dầu. Khi các sản phẩm hoá dầu quan trọng khác nhau là tương
đối mới, thì đầu tư trực tiếp là dạng chuyển giao công nghệ chiếm ưu thế; nhưng khi chúng trở nên chín
muồi, thì cấp phép lại trở nên ưu thế hơn. Một lý do của mô hình kiểu này nằm ở những thay đổi theo
thời gian của các vị thế mặc cả tương đối của công ty đổi mới và quốc gia muốn có công nghệ. Khi công
nghệ còn hoàn toàn mới, thì nó được giữ rất chặt; và các nước muốn công nghệ bị áp lực phải chấp
nhận các điều kiện của hãng, chúng thường là các công ty con bị sở hữu hoàn toàn. Nhưng qua thời
gian, công nghệ trở nên phổ biến rộng hơn và nước chủ nhà có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh giữa các
hãng có khả năng về công nghệ để đạt được liên doanh hoặc đôi khi là các giấy phép. Cuối cùng thì,
công nghệ có thể trở nên có sẵn tại các nhà máy mà nước chủ nhà mua trên cơ sở chìa khoá trao tay từ
các hãng có kỹ thuật độc lập.

20.17 Liên minh chiến lược


Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều hãng hình thành những liên minh chiến lược với
các hãng ở những nước khác (cũng như các hãng trong chính quốc gia họ). Trong ngành ôtô, các công
ty lớn đã hợp tác cùng phát triển chung và cung cấp xe hoàn chỉnh, các động cơ và bộ truyền lực. Ví dụ,
trong những năm 1980, Renault, một hãng của Pháp đã cùng sản xuất bộ truyền lực với Volkswagen
(Đức), các động cơ xăng với Volvo (Thuỵ điển) và Peugeot ( Pháp) và động cơ diesel với Fiat (Ý). Trên
thực tế tất cả các hãng lớn trong ngành ôtô đều có liên quan với nhau trong mạng lưới hợp tác toàn cầu
này. Hình 20.1 cho thấy những mối liên hệ khác nhau giữa các hãng hàng đầu. Như bạn có thể thấy, các
hãng Mỹ như General Motors có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều nhà sản xuất ôtô Nhật và Châu âu. 11

11
Clark and T. Fujimoto, Thành tích phát triển sản phẩm (Boston: Nhà in trường kinh doanh . 1991).

281
Phần lớn tham gia vốn
Mối quan hệ không liên quan đến vốn

Số ít tham gia vốn


JV: Liên doanh
Trên thực tế, tất cả các hãng lớn trong ngành ôtô đều liên quan tới mạng lưới hợp tác toàn cầu
Nguồn: Clark and Fujimoto; Thực hiện phát triển sản phẩm, trang .326

Hình 20.11. Mạng lưới các nhà sản xuất ôtô toàn cầu
Nhiều liên minh chiến lược liên quan tới việc chia sẻ thông tin công nghệ. Trong ngành bán dẫn,
các hãng của Mỹ thường trao đổi thương mại thông tin thiết kế về các sản phẩm thông tin của họ liên
quan đến các phương pháp sản xuất của các hãng Nhật. (Có bằng chứng cho thấy các hãng Nhật có xu
hướng dành phần lớn hơn cho nghiên cứu và phát triển của họ về các quá trình sản xuất so với các hãng
Mỹ). Ví dụ, trong liên minh giữa hãng công nghệ Technology VLSI (Mỹ) và Hitachi (Nhật),
Technology đã bán công nghệ thiết kế để đổi lấy quá trình công nghệ về mạch tích hợp của Hitachi 12.
Các liên minh chiến lược kiểu này có thể có giá trị rất lớn, do chúng tạo điều kiện cho các hãng
có được cơ hội tiếp cận với công nghệ bổ sung cho chính họ và giúp họ gia nhập các thị trường mới
hoặc bảo vệ các vị trí thị trường hiện có. Nhưng, chúng cũng có thể là thảm họa. Nếu một hãng cung
282
cấp công nghệ có giá trị cho những hãng khác và thu được rất, thì một liên minh như vậy có thể là rất
tốn kém. Thật không may, có một số hãng đã xảy ra tình trạng này. Điều quan trọng là những nhà quản
lý của một hãng phải rõ ràng vạch chính xác ra đâu là lợi ích mà liên minh kiểu này sẽ mang lại - và họ
có thể chắc rằng những lợi ích này sẽ còn tiếp tục.

12
D. Methe, Cạnh tranh công nghệ ở các ngành công nghiệp trên toàn cầu (New York: Quorum Books, 1991)

Tóm tắt
1. Nếu các nước chuyên môn hoá việc sản xuất các hàng hoá và dịch vụ mà họ có lợi thế so sánh
và trao đổi thương mại với nước khác, thì mỗi nước có thể cải thiện mức sống của mình. Liệu
một nước cụ thể có lợi thế so sánh trong sản xuất một loại hàng hoá đã cho hay không còn phụ
thuộc vào trình độ công nghệ và các nguồn lực của nước đó. Các nhà quản lý phải luôn cảnh
giác chống lại sự mất đi lợi thế so sánh.
2. Tỷ giá hối đoái là số đơn vị tiền của một nước đổi được một đơn vị tiền của một nước khác.
Theo qui mô lớn, các tỷ giá hối đoái hiện nay được thiết lập bởi cung và cầu. Giá trị đồng tiền
của một nước (so với các đồng tiền khác) có xu hướng giảm nếu tỷ lệ lạm phát hoặc tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế cao hoặc nếu các mức lãi suất của nó tương đối thấp.
3. Thuế quan là một loại thuế do chính phủ đánh vào các hàng nhập khẩu, mục đích là để bảo vệ
công nghiệp nội địa và người lao động trước sự cạnh tranh của nước ngoài. Hạn ngạch là một
rào cản cơ bản khác đối với tự do thương mại. Trong khi thuế quan và hạn ngạch đôi khi có thể
được điều chỉnh (ví dụ, trên cơ sở của việc xem xét an ninh quốc gia), thì theo truyền thống các
nhà kinh tế cảm thấy rằng thuế quan và hạn ngạch nhìn chung có xu hướng làm tốn kém cho
cộng đồng nhiều hơn so với những lợi ích thu được của ngành được bảo hộ (và những lao động
và các nhà cung cấp của nó).
4. Trong những năm gần đây, một số nhà kinh tế đã bắt đầu cho rằng các nước nên thực thi theo
các chính sách thương mại chiến lược. Theo quan điểm của họ, chính phủ Mỹ nên kiểm soát sự
xâm nhập của các hãng nước ngoài vào thị trường nội địa, cũng như thúc đẩy các hoạt động của
các hãng của họ ra các thị trường nước ngoài. Nếu các ngành công nghệ cao cụ thể mang lại lợi
ích công nghệ lớn so với những ngành nội địa khác, thì các nhà kinh tế cho rằng chính phủ có
thể điều chỉnh bằng việc sử dụng trợ cấp, thuế quan hoặc hạn ngạch để bảo vệ và thúc đẩy các
ngành đó.
5. Đạo luật thương mại năm 1974 và Đạo luật cạnh tranh và thương mại các loại năm 1988 đã trao
cho tổng thống quyền trì hoãn kể trong việc quyết định hoạt động trả đũa nào được tiến hành để
chống lại các hoạt động thương mại nước ngoài bị cho là không công bằng. Tổng thống có thể
tạm hoãn hoặc rút khỏi bất kỳ sự nhượng bộ thương mại nào, áp đặt thuế quan hoặc những hạn
chế về nhập khẩu khác với các nước có liên quan, và trả đũa lại những hàng hoá và dịch vụ khác
không phải hàng hóa và dịch vụ được đưa ra trong bản cáo trạng.
6. Có nhiều công ty phải quyết định liệu có nên - và, nếu như vậy, thì thiết lập các cơ sở tại đâu ở
nước ngoài. Liệu một hãng đặt một nhà máy ở một nước cụ thể có phụ thuộc vào quy mô thị
trường ở nước đó, môi trường đầu tư ở nước đó, và sự sẵn có lao động có tay nghề hay không.
Nếu một hãng quyết định xây dựng một nhà máy ở nước ngoài, thì thường có sự đánh đổi giữa
chi phí và thời gian.
7. Chuyển giao công nghệ quốc tế có tầm quan trọng sống còn đối với nhiều hãng. Công nghệ có
thể chuyển giao qua biên giới quốc gia theo bốn cách cơ bản: xuất khẩu hàng hoá, đầu tư trực
tiếp với công ty con có sở hữu nước ngoài hoàn toàn, hiệp định cấp giấy phép, và liên doanh.
Đầu tư trực tiếp được thường được các hãng ưa thích hơn nếu họ có được những nguồn lực cần
thiết và tin rằng những phương thức chuyển giao khác làm mất bí quyết có giá trị cho các nhà
sản xuất nước ngoài, những hãng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai.
283
8. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều hãng hình thành các liên minh chiến lược với
các hãng ở những nước khác (cũng như các hãng ở nước của họ). Nhiều liên minh chiến lược
liên quan đến việc chia sẻ thông tin công nghệ. Điều quan trọng đối với các nhà quản lý của một
hãng là phải biết rõ cũng như chính xác lợi ích gì mà một liên minh kiểu này sẽ đem lại và họ có
thể tin chắc rằng những lợi ích này sẽ đạt được như thế nào.

Bài tập
1. Donal R. Keough, chủ tịch công ty Coca – Cola nói rằng “ Sự tập trung duy nhất và nghiêm
khắc của chúng tôi là việc quốc tế hoá hoạt động kinh doanh này”. Năm 1991, Coke đã nâng
mức đóng góp quốc tế vào lợi nhuận của nó lên đến 80% so với 50% năm 1985. Năm 2000,
nước Mỹ tính ra đóng góp không nhiều hơn 10% vào lợi nhuận của hãng này.
a. Tại một thời điểm ở Mỹ, tiêu dùng đầu người về đồ uống nhẹ do Coca – Cola sản xuất
bằng 292 hộp loại nặng 8 ounce mỗi năm, so với 48 ở Pháp và 112 ở Nhật. Liệu điều
này có giúp cho việc tính rằng doanh số đơn vị của Coke với tỷ lệ hàng năm từ 8 dến
10% ở nước ngoài, so với 3,5 % ở Mỹ hay không? Nếu đúng, thì như thế nào?
b. Keough nói rằng “Khi tôi nghĩ đến Indonesia - một đất nước ở xích đạo với 180 triệu
dân, có độ tuổi trung bình 18 và việc cấm người Muslim uống rượu, tôi cảm thấy tôi biết
được thiên đường trông như thế nào”. Tại sao ông ta lại say mê về Indonesia đến như
vậy? (Chú ý: Bình quân tiêu dùng đồ uống nhẹ trên đầu người ở Indonesia là 4 hộp loại
nặng 8 ounce mỗi năm).
c. Ở một vài quốc gia, như Anh và Đài loan, Coke đã có các công ty liên doanh về đóng
chai để gia nhập các thị trường nước ngoài; ở các nước khác, như Pháp, Coke đã thiết
lập nhà máy nước giải khát sở hữu hoàn toàn việc đóng chai. Những nhân tố nào ảnh
hưởng đến quyết định của Coke theo hướng đó?
d. Tại một thời điểm, đối thủ chủ yếu của Coke là Pepsi Cola, đã đạt ít hơn 20% lợi nhuận
từ bên ngoài nước Mỹ. Cùng thời gian đó, Coke đã đạt được 40% lợi nhuận từ thị trường
đồ uống nhẹ trong nước so với con số khoảng 1/3 của Pepsi, nó đã vượt Pepsi gấp bốn
lần ở bên ngoài nước Mỹ. Theo một số nhà phân tích, điều này đã giúp giải thích tại sao
Coke lại tạo ra lợi nhuận lớn gấp 3 đến 4 lần mỗi gallon khi bán ở nhiều nước khác so
với ở Mỹ. Tại sao họ nghĩ rằng đây là lời giải thích?
2. Năm 1991, nhà sản xuất xi măng địa phương ở Florida đưa ra kiện chống lại các hãng của
Venezuela, buộc tội rằng họ đang bán phá giá ximăng ở Florida. Theo luật pháp Mỹ, việc bán
phá giá xảy ra khi các hãng nước ngoài đặt giá của họ dưới “giá trị thị trường hợp lý”, nó được
xác định hoặc bằng giá mà họ thiết lập tại nước họ hoặc bằng chi phí sản xuất của họ. Vào thời
điểm đó, hơn một nửa số xi măng của Florida do các hãng địa phương cung ứng, chẳng hạn như
một công ty con của công ty Texas-based South-down, Inc. Phần còn lại là từ nước ngoài. Giá
của xi măng xấp xỉ 60$ ở cả Florida và Venezuela.
a. Tại sao các hãng Venezuela xâm nhập thị trường xi măng Florida lại có thể kiếm được
lợi nhuân? (Gợi ý: Giao thông đường biển tương đối rẻ so với đường sắt hoặc xe tải).
b. Nếu việc vận chuyển và kho bãi tăng thêm khoảng 10$ đến 15$ mỗi tấn vào chi phí để
chuyển xi măng Venezula đến Florida, thì liệu có xảy ra việc các hãng Venezula bán xi
măng ở Florida với mức giá thấp hơn so với ở thị trường nước họ hay không?
c. Theo Keneth Clarkson ở trường đai học Miami và Stephen Morell ở trường đại học
Bary, hai nhà tư vấn cho các hãng Venezula, cho rằng người tiêu dùng Florida sẽ phải
trả trên 600 triệu $ mất thêm để mua xi măng trong giai đoạn từ 1991 đến 1996 nếu hãng
nước ngoài không được phép chuyển hàng vào thị trường Florida. Nếu điều này là đúng

284
thì có nên cho phép các hãng nước ngoài tiếp tục bán xi măng với giá 60$ mỗi tấn ở
Florida hay không?
3. Giả sử Nhật và Mỹ là nhà sản xuất và người tiêu dùng duy nhất về một loại bóng đèn nhất định.
Đường cầu và cung của bóng đèn này ở Mỹ như sau:

Đường cầu và cung của bóng đèn này ở Nhật là:

a. Giả sử có tự do thương mại đối với những bóng đèn này. Giá cân bằng là bao nhiêu?
b. Nước nào xuất khẩu bóng đèn sang nước kia?
c. Độ lớn xuất khẩu như thế nào?
d. Giả sử Mỹ áp thuế quan với mức 10$ mỗi bóng. Điều gì xảy ra với xuất khẩu và nhập
khẩu?
4. Theo báo cáo chính phủ (giả thuyết), Mỹ có thể sản xuất 3 máy tính hoặc 3.000 chai rượu vang
bằng một đơn vị nguồn lực, trong khi đó Đức có thể sản xuất một máy tính hoặc 5.000 chai rượu
vang bằng một đơn vị nguồn lực.
a. Nếu báo cáo này đúng, thì việc chuyên môn hoá có làm tăng sản lượng máy tính hoặc
rượu vang hay không?
b. Nếu số máy tính được sản xuất tối đa mỗi năm ở Mỹ là 1000 chiếc, hãy vẽ đường khả
năng sản xuất của Mỹ trên đồ thị sau:

c. Trong đồ thị này, hãy vẽ đường khả năng thương mại nếu Mỹ chỉ sản xuất máy tính và
trao đổi với rượu vang Đức (với mức giá mỗi máy tính tương đương 2.000 chai vang
Đức). Đường này có nằm phía trên đường khả năng sản xuất hay không?

285
d. Nếu lượng rượu được sản xuất tối đa ở Đức mỗi năm là 2 triệu chai, hãy vẽ đường khả
năng sản xuất của Đức trên đồ thị sau:

e. Trong đồ thị này, hãy vẽ đường khả năng thương mại nếu Đức chỉ sản xuất rượu vang và
trao đổi máy tính với Mỹ (với mức giá mà mỗi máy tính tương đương với 2.000 chai
rượu Đức). Đường này có nằm phía trên đường khả năng sản xuất hay không?
5. Nếu lao động là đầu vào duy nhất, thì một nghiên cứu chỉ ra rằng hai quốc gia, Honduras và
Panama, có thể sản xuất khối lượng hai loại hàng hoá là chuối và cà phê như sau với một ngày
công lao động.

a. Cả hai nước đều có lợi từ trao đổi thương mại với nhau, tỷ lệ giữa các giá phải nằm
trong khoảng giới hạn nào?
b. Giả sử có tự do thương mại và giá chuối tăng tương đối so với giá cà phê. Điều này làm
thay đổi giá tương đối có lợi cho Honduras hay Panama?
6. Đường cung máy ảnh Nhật cho thị trường Mỹ được thể hiện trong hai thời kỳ.
a. Đường thứ nhất là trước khi có sự mất giá của đồng đôla so với đồng yên; một đường là
thời kỳ sau. Hãy chỉ ra đâu là đường nào? Tại sao?
b. Ảnh hưởng của sự mất giá đồng đôla đến máy ảnh Nhật là gì?
c. Điều gì ảnh hưởng đến chi tiêu Mỹ (tính theo đôla) về máy ảnh Nhật nếu cầu máy ảnh ở
Mỹ là co giãn theo giá?
d. Điều gì ảnh hưởng đến chi tiêu Mỹ (tính theo đôla) về máy ảnh Nhật nếu cầu máy ảnh ở
Mỹ là không co giãn theo giá?

7. Đường cầu về máy tính Mỹ ở Ý như sau:

286
a. Nếu đồng euro mất giá so với đồng đôla Mỹ, thì lượng máy tính bán ở Ý với mức giá
8000$ là tăng hay giảm?
b. Trong trường hợp này, đường cầu là tăng hay giảm?

8. Đường cầu và cung của đồng franc Thụy sỹ như sau:

a. Tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng đôla là gì?


b. Tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng francs Thụy Sĩ là gì?
c. Có bao nhiêu đôla được mua trên thị trường?
d. Có bao nhiêu francs Thụy sĩ được mua trên thị trường?
9. Đường cầu của đồng bảng Anh như sau:

a. Giả sử chính phủ Anh cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái ở mức 2,40$ và lượng cung đồng
bảng Anh tại mức tỷ giá hối đoái này là 360 triệu. Chính phủ Anh phải mua hay bán
đồng bảng Anh? Nếu như vậy, thì là bao nhiêu?
b. Nếu chính phủ Anh phải mua đồng bảng Anh bằng đồng đôla, thì nó lấy đôla ở đâu?
10. Công ty Liverous là nhà sản xuất một sản phẩm mới và chỉ bán ở Nhật và Mỹ. Ở Mỹ, đường cầu
về sản phẩm này là

và đường cung là

287
trong đó PU là giá sản phẩm ở Mỹ (tính bằng đôla), Q DU là lượng cầu ở Mỹ (tính bằng nghìn đơn
vị) mỗi tuần và QSU là lượng cung (tính bằng nghìn đơn vị) mỗi tuần ở Mỹ. Ở Nhật, đường cầu
về sản phẩm này là

và đường cung là

trong đó PJ là giá sản phẩm ở Nhật (tính bằng yên), Q DJ là lượng cầu ở Mỹ (tính bằng nghìn đơn
vị) mỗi tuần ở Nhật và QSJ là lượng cung (tính bằng nghìn đơn vị) mỗi tuần ở Nhật. Giả sử một
đôla đổi được 130 yên Nhật.
a. Giá của sản phẩm này ở Nhật là bao nhiêu? ở Mỹ là bao nhiêu?
b. Mỗi nước cung ứng bao nhiêu sản phẩm này?
c. Mỹ là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu sản phẩm này?
11. Trong những năm 1980, Black và Decker (B&D), nhà sản xuất thiết bị năng lượng gặp phải
nhiều vấ đề. Sự suy thoái đầu những năm 1980 đã ảnh hưởng đến doanh thu của B&D bởi sự
mạnh lên của đồng đôla. Đối thủ của nó, hãng Mikita Electric Works của Nhật đã giảm được chi
phí mình và có khả năng chiếm gần 20% thị phần thế giới của B&D. Một phần, các vấn đề của
B &D là do chính nó gây ra, theo một số nhà quan sát là do những nguyên nhân sau.
Năm 1982, B&D có 25 nhà máy hoạt động ở 13 nước trên 6 châu lục. Nó có ba nhóm
kinh doanh, cũng như tổng công ty ở Maryland. Mỗi nhóm có nhân viên riêng. Hơn nữa, các
công ty B&D, như B &D ở Tây Đức, hoạt động độc lập ở mỗi nước trên 50 quốc gia nơi B&D
bán và cung cấp dịch vụ sản phẩm. Triết lý của công ty là để mỗi nước có sản phẩm và nhóm
sản phẩm phù hợp với đặc thù thị trường đó. Hãng Ý sản xuất thiết bị năng lượng cho người Ý,
hãng Anh sản xuất thiết bị năng lượng cho người Anh, vân vân.
Kết quả là, các nước không liên lạc tốt được với nhau. Sản phẩm thành công ở nước này
thường mất hàng năm để đưa vào nước khác. Để đáp ứng việc cụ thể hóa đồ may ở các thị
trường khác nhau, các trung tâm thiết kế được dùng không hiệu quả. Có lúc, 8 trung tâm thiết kế
trên thế giới tạo ra 260 mẫu xe khác nhau, dù cho chắc chắn hãng cần chưa tới 10 kiểu khác
nhau.
Nếu bạn được các nhà quản lý cấp cao của R &D tham vấn đề xuất thay đổi để cải thiện
tình huống này, thì bạn đưa ra lời khuyên gì?

288

You might also like