You are on page 1of 59

TỔNG QUAN MÔN HỌC

- CC: Điểm danh 3b


- Môn học nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới
+ Thẩm định dự án đầu tư
+ Lợi suất – rủi ro và định giá tài sản
+ Lý thuyêt sthij trường hiệu quả
+ Lý thuyết xác định cơ cấu vốn
+ Quyết định cổ tức

+ ….
- Chúng tôi sẽ mang đến giải pháp lưu trữ tối ưu
- Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ thay bạn bảo quản và lưu trữ những mặt
hàng thông dụng cho đến những loại hàng hóa yêu cầu môi trường lưu trữ
tiêu chuẩn cao một cách an toàn và cẩn thận. Chúng tôi tiếp nhận tất cả các
loại hàng hóa, mọi kích thước của của các cá nhân cũng như gia đình. Tất cả
sẽ được bảo quản một cách tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Mọi vấn đề khó khăn của
bạn liên quan đến vận chuyển, lưu trữ đều được  giải quyết sao cho đạt hiệu
quả tối đa với giá cả tiết kiệm nhất.
-
- Tại mỗi chi nhánh,  Diện tích kho từ 1.000 m2 trở lên. Đặc biệt tại Hà Nội và
TPHCM diện tích lên đến 5000m2.  Hệ thống được bảo vệ bởi đội ngũ bảo
vệ chuyên nghiệp kết hợp với máy quay giám sát 24/7.. Toàn bộ kho được
mua bảo hiểm giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro khi có sự cố ngoài ý muốn.
Ngoài ra, hệ thống điện, nước, thông gió hiện đại giúp cho hàng hóa của quý
khách luôn được bảo quản tốt nhất. 

1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

I. Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp

1. Mô hình thể hiện dòng chảy của tiền trong doanh nghiệp
- Tại sao phải nộp thuế cho nhà nước?
+ Để duy trì sự ổn định về kinh tế, nhà nước, quân sự,… để duy trì các hoạt động,
sử dụng các dịch vụ công

 Huy động vốn


+ Tiền vay là tiền từ huy động vốn, từ các tổ chức tài chính, ngân hàng, đối tác

 quyết định đầu tư của doanh nghiệp

2
- => phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Trả lời các câu hỏi:
 Chia lợi nhuận như nào
 Phân phối lợi nhuận ra sao
 Chia như vậy ảnh hưởng thế nào đến TCDN
a) Khái niệm doanh nghiệp
- Khoản 10 điều 4 luật doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng
ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
b) Các loại hình doanh nghiệp: có 5 loại hình doanh nghiệp được luật VN chấp
nhận
- Cổ phần, TNHH 1 thành viên. TNHH 2 thành viên trở lên, hợp danh, tư nhân
* Khái niệm, ưu nhược điểm của từng loại hình

3
II. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
1. Khái niệm tài chính
- Là hệ thống các quan hệ kinh tế, trong đó diễn ra việc dịch chuyển các nguồn lực
khan hiếm thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
+ Tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ => tạo ra các quỹ và việc dịch chuyển các quỹ
(VD: quỹ lương,…)
2. Khái niệm 1: TCDN
- Hệ thống các quan hệ kinh tế (với các chủ thể bên ngoài), trong đó diễn ra việc
dịch chuyển các nguồn lực thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong
một doanh nghiệp
 TCDN đề cập đến dòng tiền trong doanh nghiệp (máu của doanh nghiệp) và
các vấn đề trong việc lưu thông tiền trong doanh nghiệp
3. Khái niệm 2: TCDN
- Bộ môn khoa học nằm trong phạm vi quản trị doanh nghiệp giúp nhà quản trị trả
lời 3 câu hỏi nhằm đưa ra 3 quyết
1. Doanh nghiệp nên đầu tư vốn vào đâu => quyết định đầu tư (vốn kinh
doanh => lợi nhuận)
2. Doanh nghiệp nên huy động vốn như thế nào để tài trợ cho hoạt động
đầu tư của mình => quyết định huy động vốn
3. Doanh nghiệp phân phối lợi nhuận như thế nào => quyết định phân phối
lợi nhuận
4. Khái niệm 3: TCDN
- Hệ thống các quan hệ kinh tế, trong đó diễn ra việc dịch chuyển các nguồn lực
thông qua tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong một doanh nghiệp
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp và các chủ thể tài chính khác

4
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp và csh
+ Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
5. Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp
- Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp không còn là gia tăng lợi nhuận, tăng thị phần
(market share), giảm chi phí mà sẽ là TỐI ĐA HÓA GIÁ TRỊ CỦA CỔ ĐÔNG
HIỆN HỮU
- Tuy nhiên, quan điểm này đã lỗi thời, bởi vì nếu chỉ như vậy thì doanh nghiệp sẽ
không bền, họ sẽ phải quan tâm đến không chỉ các cổ đông hiện huwx mà còn phải
để ý đến lợi ích cộng đồng, nền kinh tế, có trách nhiệm xã hội
 Mục tiêu mới: HÀI HÒA LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
* Vậy tài chính nằm đâu trong doanh nghiệp?

- CMO: nghiên cứu triển sản phẩm, bán hàng, thúc đẩy sales
- CPO: quan tâm đến vấn đề sx, sx như nào
- CFO: có vai trò quan trọng trong nền tài chính đang phát triển, được coi là tiền của
doanh nghiệp, huy động tiền, luân chuyển tiền (cách thức/chính sách)
+ Ban kế toán: ghi chép các nghiệp vụ, trình bày lên BCTC
+ Ban tài chính: Từ BCTC => hạch toán ra dòng tiền trong tương lại => giải quyết
vấn đề tài chính trong tương lai của doanh nghiệp
+ Sự khác nhau giữa ban kế toán và ban tài chính:
 Ban kế toán sẽ liên quan đến sổ sách, nghiệp vụ trong quá khứ
 Ban tài chính sẽ phải xử lí bài toán tiền trong tương lai, định hướng, chính
sách
- CFO có khả năng sẽ nằm trong HDQT

5
 Nghiệp vụ của Vin: đầu tư vào các công ty con / các công ty tài năng và khi ổn
định thì sẽ IPO (phát hành công khai lần đầu => chào bán chứng khoán lần đầu
tiên ra công chúng) và thu dòng tiền về

III. Mâu thuẫn người đại diện


1. Lý thuyết mâu thuẫn người đại diện (agency problem theory)
- Mối quan hệ người đại diện: xảy ra khi một người (ông chủ - principal) thuê một
người khác (người đại diện – agent) để thực hiện các hoạt động vì lợi ích của
người chủ đó
- Mâu thuẫn người đại diện: xảy ra khi có người đại diện thực hiện các hoạt động
không phải vì lợi ích của ông chủ (agency problem theory)
+ VD: thuê 1 người để làm hoạt động vì lợi ích của người thuê, tuy nhiên người
được thuê lại không thực hiện theo đúng người thuê muốn, hoạt động không vì
lợi ích người thuê
- Trong doanh nghiệp, mâu thuẫn người đại diện điển hình là mâu thuẫn lợi ích giữa
cổ đông (shareholders) và nhà điều hành doanh nghiệp (managers – CEO)

6
2. Mâu thuẫn người đại diện trong doanh nghiệp làm phát sinh Chi phí
người đại diện (Agency cost) :
- Xuất phát từ sự tách rời quyền sở hữu với việc điều hành khiến nhà quản lý có xu
hướng hành động vì lợi ích cá nhân thay vì lợi ích của cổ đông
- Phát sinh chi phí đại diện: là chi phí có liên quan đến các xung đột lợi ích giauwx
cổ đông và nhà quản lý doanh nghiệp

IV. Quản trị doanh nghiệp (corporate governance)


1. Khái niệm
- Theo Sarah Perk:
“Tập hợp các cơ chế nội bộ và chính sách được thiết kế để đảm bảo rằng những
người được ủy thác sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với cổ đông”
- Theo CFA
“Hệ thống các kiểm soát nội bộ và các thủ tục để quản lý một công ty đơn lẻ. Nó
cung cấp 1 khuôn khổ xác định các quyền, vai trò và trách nhiệm của các nhóm
khác nhau trong một tổ chức. Về cốt lõi, quản trị công ty là việc sắp xếp các đối
chiếu, cân đối và các biện pháp khuyến khích mà một công ty cần có để giảm thiểu
và quản lý các xung đột lợi ích giữa người nội bộ và cổ đông của công ty”
* Công ty CP Coteccons
- Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng của VN trong giai đoạn 2010-
2015
- Trong giai đoạn đỉnh cao (2013 – 2018): coteccons đạt đỉnh cao, một trong những
nhà thầu xây dựng lớn trong VN, xây dựng nhiều công trình, nhà thầu nhiều của
Vinhomes
- 2020: gặp vấn đề về quản trị doanh nghiệp
+ 1 trong những nhóm cổ đông lớn của công ty tập hợp cuộc họp cổ đông bất
thường để nhằm lật đổ chủ tịch HDQT Nguyễn bá dương
+ Họ cáo buộc coteccons lập ra những công ty con, đnag trở lên lớn mạnh và quay
trở lại đấu thầu ngược lại Coteccons
+ Những phần công việc của Coteccons đã chuyển giao một phần cho các công ty
con, tuy nhiên khi công ty con lớn mạnh thì đã trở lại đấu thầu ngược lại
+ Khi tìm hiểu, công ty con có một phần vốn góp của chủ tịch Nguyễn bá dương

7
 Cổ đông của coteccons đầu tư về công ty, nhưng những công việc, dòng lợi
nhuận lại đổ về công ty con của coteccons => về túi của Nguyễn Bá dương
 Họ tố cáo vì coteccons, bãi nhiễm ban lãnh đạo vì ban lãnh đjao không thực
hiện lợi ích của công ty mà lại thực hiện lợi ích của bản thân, của các công ty
con => giá cổ phiếu tụt thảm hại

8
2. Các quan điểm về quản trị doanh nghiệp
a) Lý thuyết cổ đông (Shareholder Theory): tối đa hoá giá trị cổ đông hiện hữu
b) Lý thuyết nhà quản lý (Shareholder Theory): Tối đa hoá lợi ích của cổ đông và
nhà quản lý
c) Lý thuyết người liên quan (Stakeholder theory): Tối đa hoá giá trị mang lại
cho tất cả những người liên quan tới doanh nghiệp
- Người liên quan (stakeholders) là ai?
+ Đối với các doanh nghiệp thông thường (hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận)
 Cổ đông (shareholders)
 Chủ nợ (creditors)

9
 Nhà quản lý/nhân viên (managers/ employees)
 Hội đồng quản trị (Board of directors – BOD)
 Khách hàng (customers)
 Nhà cung cấp (suppliers)
 Chính phủ, nhà hành pháp (Government/Regulators)

3. Mâu thuẫn lợi ích trong doanh nghiệp


a) Mâu thuẫn người đại diện trong doanh nghiệp
- Mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý/chủ tịch HĐQT
- Mâu thuẫn giữa cổ đông chi phối và cổ đông thiểu số
- Mâu thuẫn giữa hội đồng quản trị và nhà quản lý
- Mâu thuẫn giữa cổ đông và chủ nợ
b) Các mâu thuẫn khác
- Mâu thuẫn lợi ích giữa khách hàng và chủ doanh nghiệp
- Mâu thuẫn lợi ích giữa chính phủ và chủ doanh nghiệp
- Mâu thuẫn lợi ích giữa khách hàng và nhà cung cấp

10
4. Tài chính doanh nghiệp và thị trường tài chính

11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I. Báo cáo tài chính


1. Khái niệm báo cáo tài chính
- Khái niệm: các thông tin về tình hình tài chính của 1 doanh nghiệp, được bố cục
theo 1 tiêu chuẩn nhằm cung cấp các thông tin về
(1) Tình hình tài chính: bảng cân đối kế toán
(2) Tình hình hoạt động kinh doanh
(3) Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp

* Ai là người có thể sử dụng báo cáo tài chính


- Nhà cung cấp vốn vay
+ Ngân hàng: quan tâm đến việc khả năng trả nợ (có khả năng thanh toán), khả
năng tạo ra đồng tiền
- Người lao động: lương thưởng,
- Nhà cung cấp vốn chủ sở hữu
- Đối tác
- Các cơ quan nhà nước: khoản nộp thuế

* Một số câu hỏi khác

- BCTC là ngôn ngữ giữa những người làm tài chính với nhau => phải học và phải
quan tâm
- Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung về lập BCTC, những người trong
ban kế toán sẽ lập và CEO sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng về tính chính
xác trong BCTC
- Theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp khi thành lập phải duy trì hoạt động kế toán,
cần có kế toán trưởng chịu trách nhiệm lập BCTC, ít nhất là để dùng cho cơ quan
thuế. Với những doanh nghiệp niêm yết trên sàn ck, BCTC lập ra dùng để công bố
lên website của sở giao dịch chứng khoán
- BCTC cần tuân theo 1 format đã được quy định (Thông tư 200)
- Cạch tiếp cận: café f / website doanh nghiệp

12
+ Thông tin về BCTC nên là cái được công bố trên sở chứng khoán (nguồn chuẩn
nhất)
+ Vào website trung gian: café f
+ Các công ty chuyên cung cấp dữ liệu tài chính: Fintrade, Finpro

2. Phân tích báo cáo tài chính


- Khái niệm theo CFA: Quy trình đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp đặt
trong tình hình của ngành nghề và môi trường kinh doanh nhằm hỗ trợ các bên liên
quan đưa ra các quyết định hoặc khuyến nghị (CFA Institute)
+ VD: có nên mua cổ phần/trở thành cổ đông/cho vay hay không
- Khái niệm khác: Sử dụng các thông tin trong BCTC, kết hợp các thông tin khác để
đưa ra các quyết định kinh tế liên quan tới doanh nghiệp
+ Thông tin trên BCTC chỉ là 1 phần nhỏ trong việc đưa ra quyết định kinh tế, cần
kết hợp thông tin khác (những thông tin không thể hiện trên BCTC)
- Hoạt động phân tích BCTC được thực hiện bởi các chuyên gia phân tích tài chính
(financial analysts)
- Báo cáo tài chính hợp nhất (consolidated financial statements)
* Tại sao lại quan tâm đến BCTC hợp nhất, BCTC hợp nhất và BCTC công ty mẹ
khác gì nhau?
- Tập đoàn có nhiều công ty con, BCTC hợp nhất là việc cộng các doanh thu, lợi
nhuận của các công ty con lại
- BCTC công ty mẹ => góp vốn kinh doanh vào công ty con, số liệu thường thấp
hơn BCTC hợp nhất => phản ánh không đúng
- BCTC kiểm toán: đưa ra quan điểm của họ về tính chính xác của BCTC

3. Phân loại BCTC


- Bao gồm
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income statement)
+ Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/statement of

- Một báo cáo tc đầy đủ là bao gồm cả thuyết minh báo cáo tài chính và 3 loại đầu
13
- Thuyết minh báo cáo tài chính:
- Thảo luận và phân tích của ban lãnh đạo:
+ Thường thể hiện trong annual report
+ Đọc để biết quan điểm đầu tư của ban lãnh đạo trong tương lai
 Cần xem xét hết tất cả các loại, không chỉ dừng ở 3 cái đầu

4. Các chuẩn mực BCTC


- Khái niệm:
+ Là việc có một tiêu chuẩn thống nhất để trình bày BCTC
+ Những thông tin cần thiết và bắt buộc phải có trong báo cáo tài chính
+ Các khoản mục được trình bày trên BCTC là đồng nhất về cách ghi nhận
- Chuẩn mực BCTC do tổ chức nào quy định:
a) IASB (International accounting standard board) – Hội đồng chuẩn mực kế
toán quốc tế:
- Tổ chức tiêu chuẩn kế toán được thành lập năm 1973, có trụ sở tại London, được
thành lập để soạn thảo những tiêu chuẩn quốc tế cho lĩnh vực kế toán
- IASB thiết lập bộ tiêu chuẩn kế toán IFRS (International Financial reporting
standards)
b) FASB (Financial accounting standard board) – Uỷ ban chuẩn mực kế toán tài
chính:
- Một cơ quan thiết lập chuẩn mực tổ chức phi lợi nhuận tư nhân với mục đích chính
là thiết lập và cải thiện các Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ở Hoa Kỳ
- FASB thiết lập bộ tiêu chuẩn kế toán USGAAP (United States Generally
Accepted Accounting Principles)
c) Các cơ quan quản lý (Regulatory authorities)
- Cơ quan chính phủ có thẩm quyền pháp lý đảm bảo việc thực hiện các yêu cầu của
BCTC và các biện pháp khác với các chủ thể tham gia thị trường vốn (MOF,
SEC…)
So sánh cơ bản US GAAP IFRS VFRS
Cơ quan ban FASB IASB Bộ tài chính VN
ngày
Tuân thủ Quy tắc (Rules) Nguyên tắc Nguyên tắc
(Principles) (Principles)
Xác định giá trị FIFO, LIFO, Bình FIFO và Bình quân
hàng tồn kho quân gia quyền gia quyền
Chi phí phát Được coi là chi phí Được vốn hoá/ Chi

14
triển phí trong một số
trường hợp
Các khoản mục Cuối IS Không được tách
bất thường riêng

- Khó khăn của một số doanh nghiệp khi muốn global => có sự khác nhau trong
IFRS và VFRS (VN áp dụng) => xác định khi lập cần chú ý điều gì

5. Những đặc tính cơ bản của BCTC (6 đặc tính)


- Tính có liên quan (Relevance): Thông tin trên BCTC được coi là có liên quan nếu
nó có thể ảnh hưởng đeens việc đưa ra các quyết định, đánh giá sự kiện trong quá
khứ hoặc dự báo về các sự kiện trong tương lai. Trọng yếu là khía cạnh quan trọng
của đặc tính
- Được trình bày khách quan tin cậy (Faithful representation): Thông tin được trình
bày đầy đủ, khách quan và chính xác
- Có thể so sánh được (Comparability): Việc trình bày báo cáo tài chính phải nhất
quán giữa các công ty và giữa các thời kỳ
- Có thể kiểm chứng được (Verifiability): Các đối tượng khác nhau khi sử dụng các
phương pháp tương tự nhau sẽ thu được các kết quả tương tự
- Tính kịp thời (Timeliness): những người ra quyết định có thể tìm được thông tin
trước khi chúng bị lỗi thời
- Dễ hiểu (Understandability): Người dùng có kiến thức cơ bản về kinh doanh, kế
toán và những người sử dụng các báo cáo tài chính có thể hiểu dễ dàng những
thông tin mà báo cáo trình bày.

Tính có liên quan, được trình bày khách quan, có thể so sanh được, có thể kiểm chứng
được, kịp thờii, dễ hiểu

15
6. Các nguyên tắc kế toán (7 principles)
- Giá gốc (history cost) – Phù hợp (matching) – Thận trọng (Prudence) – Nhất quán
(Consistency) – Trọng yếu (Matẻiality) – Cơ sở dồn tích (Accrual Basis) – Hoạt
động liên tục (Going concern basis)
a) Nguyên tắc giá gốc (History cost)
- Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc

- Nếu đánh giá doanh nghiệp nhìn vào tài sản, mà không biết họ ghi nhận theo giá
gốc
 Dễ bị sai lầm
b) Nguyên tắc phù hợp (Matching)
- Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau
- Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng tạo ra
doanh thu đó
- Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của
các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan tới doanh thu kỳ đó

- Hay gặp những sai phạm trong thực tế


+ VD: các doanh nghiệp bđs không ghi nhận doanh thu trong quý, mà ghi cho
những quý tiếp theo
c) Nguyên tắc thận trọng (prudence)
- Xem xét, cân nhắc, có những phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong
điều kiện không chắc chắn

16
- Dự phòng: trong đk xấu, dự phòng sẽ được trích ra từ khoản tiền đã làm
+ Cũng là 1 cách để doanh nghiệp lách
+ 2021, nhiều doanh nghiệp báo lãi lớn v…
 NHTW đưa ra chính sách giảm lợi nhuận xuống => tạo trích lập dự phòng
=> cho những khoản có thể thành nợ xấu mà không thu hồi được
 Tuy nhiên có những ngân hàng trích lập quá tay => profit của bank bị hạn
chế nhưng khoản trích lập lại lớn
+ Trong trường hợp nếu không thành nợ xấu => tương lai sẽ thành profit
- Lợi dụng nguyên tắc để đưa ra lách trong BCTC (con số ko chính xác)
d) Nguyên tắc nhất quán (consistency)
- Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng
thống nhất ít nhất trong 01 kỳ kế toán năm
- Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải
giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong Thuyết minh báo cáo tài
chính

- Pp khấu hao nhanh: năm đầu khấu hao nhiều, các năm sau khấu hao ít
- Tuỳ phương pháp sẽ tác động đến revenues của công ty
- Quan tâm để xem các con số có phản ánh thực sự hay không
e) Nguyên tắc trọng yếu (Materiality)
- Kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ các thông tin có tính chất trọng
yếu
- Những thông tin không mang tính chất trọng yếu, ít có tác dụng hoặc ảnh hưởng
không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì có thể bỏ qua

- VD: BCTC FLC 2021, doanh thu tốt, tài sản lại chủ yếu nằm ở khoản phải thu cao
=> chất lượng doanh thu chưa tốt => giải trình khoản phải thu ở công ty nào =>
profit đổ về đâu
f) Nguyên tắc cơ sở dồn tích (accrual basis)
- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải
trả, nguồn vốn CSH, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm
phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu và thực tế chi tiền hoặc tương
đương tiền

17
- Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tính phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
- VD: theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh thu có thể được ghi nhận khi có các
bằng chứng xác thực, không cần phát sinh các khoản thanh toán bằng tiền
+ Ghi nhận ngay khi phát sinh doanh thu (ngay khi có chứng từ)
+ Một số những doanh nghiệp họ
 Gần ngày báo cáo làm tăng doanh thu khống, qua ngày họ sẽ giảm đi
 VD: gần ngày lập có người
 Cần quan tâm xem doanh thu ý bằng tiền hay chưa, hay vẫn là khoản phải
thu

g) Nguyên tắc hoạt động liên tục (going concern basis)


- BCTC được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ
tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần.
- Trường hợp thực tế khác với giả định, BCTC phải được lập dựa trên cơ sở khác và
phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập btct
- VD: định giá hàng tồn kho trong trường hợp công ty hoạt động liên tục sẽ khác với
khi công ty có khả năng giải thể
- Nếu công ty không hoạt động liên tục nữa thì sao?

 Nắm và hiểu nguyên tắc không chỉ quan trọng trong lập và còn trong quá
trình hiểu và đưa ra quyết định

II. Phân loại (cấu trúc BCTC)


1. Bảng cân đối kế toán (Balance sheet – BS / Statement of financial
position / Statement of financial condition)
- Phản ánh tình hình tài chính của 1 công ty tại 1 thời điểm nào đó
- Phương trình kế toán căn bản: Tài sản = Nợ phải trả + vốn CSH
- Tình hình tài chính: tài sản và nguồn hình thành tài sản

18
a) Cấu trúc của BS

- Tài sản ngắn hạn là tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong 1 chu kỳ kinh
doanh
- Key point phân biệt tài sản/ nợ ngắn hạn/dài hạn: khoản thời gian tài sản chuyển
đổi thành tiền
- Lưu ý: 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh
+ Vì có nhiều doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh lớn hơn 1 năm
b) Vốn lưu động thường xuyên (Vốn lưu động ròng) (NWC – net working capital)

- Khái niệm: là tài sản ngắn hạn – nguồn vốn ngắn hạn (hay) nguồn vốn dài hạn – ts
dài hạn
- Ý nghĩa kinh tế: là nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho ts ngắn hạn, lấy nguồn tiền ở
đâu….
+ Hoàng anh gia lai: sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để làm dự án dài hạn
+ Để ổn định: NMC >=0
 Tài sản ngắn hạn bao gồm: hàng tồn kho, phải thu khách hàng, tiền mặt,
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,…

19
- Siêu thị là trường hợp ngoại lệ, bỏ nhiều tiền để xây dựng,…. Nhưng các khoản
tiền của siêu thị đến từ khách hàng. Siêu thị chiếm dụng vốn của nhà cung cấp để
đầu tư vào ts dài hạn
- Còn những doanh nghiệp có NMC <0 => có thể trong ngắn hạn có lợi, chưa có vấn
đề nhưng trong dài hạn sẽ có rủi ro
* Tại sao cần phải quan tâm đến vốn lưu động ròng
- Về mặt bản chất, nếu toàn bộ ts ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn
(vay ngắn hạn, phải trả người bán – khoản bị chiếm dụng, nợ ngắn hạn) thì không
cần phải bỏ ra một khoản vốn để làm vốn lưu động thường xuyên
- VD: muốn đầu tư 1 dự án sản xuất thiệp cưới, A muốn mua máy 100tr, thuê xưởng
hết 50tr => bỏ ra 150tr thì không đủ, phải bỏ hơn. Nếu bỏ 150tr thì phần nguồn
vốn tài trợ đu rcho ts dài hạn còn ts ngắn hạn thì đang kì vọng nguồn vốn ngắn hạn
sẽ nuôi nó
+ Khoản bị chiếm dụng từ khách hàng thfi chiếm dụng lại từ nhà cung cấp
 Tiền mặt, hàng tồn kho (lưu khó) => kì vọng được tài trợ từ nợ ngắn hạn
 Trong thực tế khó xảy ra, vì có những cái thay đổi trong ts ngắn hạn (trong
ngắn hạn sẽ thay đổi nhu cầu) vì vậ phải sử dụng 1 phần ts dài hạn để tài trợ ts
ngắn hạn (đủ cover cả ts ngắn hạn mà không được đảm bảo bởi nguồn vốn ngắn
hạn) => mô hình tài chính an toàn
 Phần chênh gọi là nguồn vốn lưu động
- Ts ngắn hạn là ts sẽ được thu hồi trong kì kinh doanh
- Nguồn vốn lưu động ròng có đặc điểm sẽ quay trở lại thành tiền (dùng tiền mua tài
sản, kì vọng tài sản quay trở lại thành tiền trong 1 kì kinh doanh)
+ Sẽ được tái đầu tư hàng năm
- Thông thường được tính = % doanh thu

c) Các phương trình quan trọng trong BS

….
E=A–L
 Giá trị mà CSH doanh nghiệp đang nắm giữ = tổng tài sản – nợ(vốn vay)

20
 Liabilities: nợ
d) Sử dụng BS có thể trả lời những câu hỏi nào?
- Vị thế của doanh nghiệp trong ngành?
- Khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty có được cải thiện hay
không?
- Nếu đầu tư vào công ty/ cho công ty vay tiền liệu có rủi ro hay không?
- ….
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (incom statement – IS / statement of
comprehensive income)
- IS tóm tắt doanh thu và chi phí phát sinh đối với hoạt động của công ty trong 1 thời
kỳ nhất định
- Phương trình kế toán căn bản: lợi nhuận thuần = doanh thu – chi phí
- Doanh thu: doanh thu bán hàng/hoạt động tài chính/hoạt động khác
- Chi phí: giá vốn hàng bán/ chi phí bán hàng/ chi phí quản lý doanh nghiệp/ chi phí
tài chính/ chi phí khác/ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Chi phí khác, doanh thu khác: những chi phí, doanh thu bất thường, ít xảy ra
 VD: đến hợp đồng khách phải trả, nhưng khách không trả => phạt => ghi
doanh thu khác
 Nếu tăng lên bất thường => đặt câu hỏi => tại sao, dự đoán, nguyên nhân
- Doanh thu cốt lõi của 1 doanh nghiệp sản xuất bình thường là doanh thu bán hàng
- Nếu phát sinh quá nhiều tiền từ doanh thu hoạt động tài chính thì có thể doanh
nghiệp có vấn đề

- Các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng
bán bị trả lại.
- Doanh thu thuần là yếu tố cần quan tâm nhất
- Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold – COGS): tất cả các chi phí trực tiếp liên
quan đến sản phẩm có thể bán ra thị trường

21
- Biên lợi nhuận gộp phản ánh giá trị gia tăng do việc bán sản phẩm (lĩnh vực F&B
=> mua rẻ bán đắt)
- Thuế suất: chi phí vận hành/ lợi nhuận kế toán trước thuế
- Thuê được nhìn nhận là một loại chi phí phát sinh (trong môn học=
- Lợi nhuận sau thuế thường thuộ về cổ đông
- Chi phí doanh nghiệp có thể được hoàn lại

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement – CF/ Statement of cash
flow)
a) Tổng quan
- CF được thiết lập thông qua mối quan hệ giữa BS và IS (balance statement and
income statement)
- Cho biết ảnh hưởng của các hoạt động tới dòng tiền của công ty trong 1 thời kỳ
- Phương trình cơ bản: Dòng tiền thuần = dòng tiền vào – dòng tiền ra
* Tại sao CF lại quan trọng?

22
- Chiếm dụng vốn (quản trị vốn lưu động): tiền dương nhưng hạch toán âm
- Đôi khi profit dương/âm chưa chắc đã tốt/xấu
b) Các cấu phần của CF
* Dòng tiền hoạt động (OCF – operating cash flows):
- Là các khoản thu chi liên quan tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
* Dòng tiền đầu tư (ICF – Investing cash flows):
- Là các khoản thu chi liên quan tới hoạt động đầu tư mua sắm, thanh lý tài sản cố
định, các khoản đầu tư tài chính
* Dòng tiền tài chính (FCF – Financing cash flows):
- Là các khoản thu chi liên quan tới các hoạt động huy động vốn từ chủ nợ/ chủ sở
hữu, hoàn trả vốn cho chủ nợ, mua cổ phần, trả lãi cho chủ nợ, chia lãi cho chủ sở
hữu….
- Lợi nhuận trước thuế: dòng tiền vào của doanh nghiệp
Doanh thu chi phí
khấu hao; 15

Lợi nhuận ròng; 40 Chi phí bán hàng +


quản lý; 15

Lãi vay; 15
Thuế; 15

- Sự khác nhau giữa lưu chuyển tiền tệ và lưu chuyển hoạt động kinh doanh: HĐKD
(net income), tiền tệ (DT CP khấu hao + CP bán hàng/quản lý)

23
4. Thuyết minh báo cáo tài chính
- Khái niệm: Giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các BCTC khác không được
trình bày rõ ràng, chi tiết
- Những thông tin cơ bản
+ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
+ Kỳ kế toán/ Năm tài chính, đơn vị tiền tệ được sử dụng
+ Chuẩn mực/ Chính sách kế toán áp dụng
+ Các thông tin khác về các khoản mục trên BCTC
+ ….
- Năm tài chính là 1 chu trình thời gian doanh nghiệp có thể tự chọn để thực hiện
BCTC
5. Một số cấu phần khác của BCTC
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu: nếu trong năm doanh nghiệp có sự thay đổi rất
lớn về vốn CSH => họ phải ghi nhận vào BCTC
- Ý kiến của ban lãnh đạo (management’s discussion and analysis)
- Báo cáo kiểm toán: ghi nhận ý kiến kiểm toán => sự tin cậy của BCTC
- Các nguồn thông tin khác
+ Biên bản cuộc họp giữa doanh nghiệp và nhà phân tích
+ Analyst meeting: TGĐ (CEO/CFO) và gặp mặt các nhà phân tích tài chính để
hiểu hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Các thông tin được công bố qua website/truyền thông của doanh nghiệp
6. Lưu ý khi sử dụng BCTC
- BCTC chỉ phản ánh những dữ kiện tài chính, không phản ánh các dữ kiện khác
(năng lực triển khai của ban lãnh đạo, tiềm năng của đầu tư (vd: Hoà phát đang đầu
tư thép))
- Số liệu trên BCTC phản ánh giá gốc chứ không phải giá thị trường
- Các nhà quản lý có thể tác động lên các khoản mục trên BCTC nhằm đạt mục đích
nào đó
+ VD: Thủ đức house: bán nhiều hàng nhưng ghi nhận doanh thu lại không thành
tiền, nằm ở phần phải thu,

III. Các bước Phân tích báo cáo tài chính


- Xác định mục tiêu và bối cảnh phân tích
- Thu thập dữ liệu
- Xử lý dữ liệu
- Phân tích và trình bày kết quả
- Phát triền và truyền đạt kết luận & đưa ra khuyến nghị
- Tiếp tục theo dõi
24
1. Mục tiêu của phân tích BCTC
- Báo cáo tài chính được sử dụng để giúp người dùng đưa ra các quyết định kinh tế
(economic decisions) liên quan đến doanh nghiệp. Ví dụ
+ Đánh giá một khoản đầu tư cổ phiếu có nên đưa vào/ bán ra khỏi một danh mục
đầu tư
+ Đánh giá một thương vụ M&A
+ Đánh giá tình hình hoạt động của công ty con/công ty thành viên
+ Đánh giá/đưa ra quyết định có nên đầu tư mạo hiểm vào một công ty startup
+ Đánh giá mức độ tín nhiệm để ra quyết định có tài trợ vốn vay lần đầu/ tiếp tục
hoạt động tín dụng đối với một doanh nghiệp hay không? Lãi suất cho vay là bao
nhiêu để phù hợp với mức độ rủi ro?
+ Đánh giá khả năng hoàn thành nghĩa vụ tài chính với các khoản vay hay các cam
kết khác?
+ Đánh giá xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu do công ty phát hành
+ Định giá cổ phiếu doanh nghiệp để đưa ra các khuyến nghị/ các hoạt động đầu tư
+ Dự phóng các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
* Trước khi thực hiện phân tích báo cáo tài chính, nhà phân tích cần nắm được
những thông tin sau:
- Mục đích của cuộc phân tích là gì? Câu hỏi nhà phân tích cần trả lời là gì?
- Mức độ chi tiết của cuộc phân tích để đạt được mục tiêu trên
- Những dữ liệu nào sẵn sàng cho cuộc phân tích
- Các yếu tố/ các mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến cuộc phân tích
- Hạn chế của cuộc phân tích? Những hạn chế đó có khả năng ảnh hưởng gì đến kết
quả phân tích hay không?

2. Các bước phân tích BCTC


- Báo cáo tài chính được sử dụng để giúp người dùng đă ra các quyết định kinh tế
liên quan đến doanh nghiệp
+ Những con số đứng riêng lẻ trong báo cáo tài chính không thực sự có ý nghĩa
+ Nhà phân tích tài chính cần có kỹ năng so sánh
 So sánh các chỉ tiêu BCTC/ chỉ số với công ty khác (cross – sectional
analysis)
 So sánh với công ty trong ngành (ROA
 So sánh các chỉ tiêu BCTC/ chỉ số qua các thời kỳ (trend/time – series
analysis)
 Năm liền trước, kỳ kinh doanh,…

25
* Cụ thể các bước

IV. Các ký thuật phân tích BCTC (5)


1. Các chỉ số tài chính (financial ratios)
a) Khái niệm
- Thể hiện mối quan hệ giữa các khoản muc/ chỉ tiêu tài chính
- Các chỉ số tài chính đứng một mình sẽ không có ý nghĩa (cần so sánh với các chu
kỳ/công ty khác)
- Không tổ chức nào thực sự xác định chính xác công thức tính toán hoặc cung cấp
một tiêu chuẩn cụ thể về các chỉ số tài chính.
+ Công thức tính hoặc kể cả tên của các chỉ số cũng không có sự đồng nhất giữa
các tài liệu => môn học chỉ quan tâm đến ý nghĩa và xác định
+ Môn học chỉ quan tâm đến các chỉ số được chấp nhận rộng rãi
- Các chỉ số khác nhau có thể được sử dụng trong thực tế và một ngành nghề cụ thể
có những chỉ số đặc biệt phù hợp với đặc điểm của ngành
- Chú ý: chỉ số tài chính phải có sự thống nhất giữa các chỉ tiêu mang tính thời
điểm và tính thời kì. Tuy nhiên có thể tuỳ quan điểm của nhà phân tích
26
b) Hạn chế của việc sử dụng các chỉ số tài chính
- Tính không đồng nhất/ Tính đồng nhất của các hoạt động của doanh nghiệp:
công ty có thể có rất nhiều mảng kinh doanh
 khó khăn cho nhà phân tích khi thực hiện so sánh
- Phải cân nhắc kết quả của các phân tích chỉ số là đồng nhất : 1 chỉ số tài chính
cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề, nhưng các thông tin khác cho thấy đó chỉ
là vấn đề trong ngắn hạn
- Bên cạnh hiểu các chỉ số tài chính, cần có sự phán đoán chủ quan
- Các chỉ số tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi các phương pháp kế toán sử dụng
c) Nguồn của các chỉ số tài chính
- Tự tính toán
- Từ các nguồn cơ sở dữ liệu (Bloomberg, Compustat, Facset, Thomson Reuters,
Cafef, Finnpro,…)
- Trực tiếp trong các báo cáo thường niên của doanh nghiệp (Annual report)

d) nhóm chỉ số tài chính (5 nhóm)

NHÓM CHỈ SỐ Ý NGHĨA


Đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động hàng ngày của
Hoạt động doanh nghiệp
(Activities ratios) (Ví dụ: Chỉ số vòng quay hàng tồn kho, Số ngày thu hồi
khoản phải thu bình quân,…)
Thanh toán Đánh giá khả năng công ty thanh toán các nghĩa vụ trong
(Liquidity ratios) ngắn hạn
Đánh giá khả năng công ty thanh toán các nghĩa vụ trong dài
Thanh khoản
hạn
(Solvency ratios)
(Hệ số nợ/ Đòn bẩy tài chính,…)
Đánh giá khả năng tạo lợi nhuận từ các nguồn lực của doanh
Khả năng sinh lời
nghiệp
(Profitability ratios)
(ROA, ROE, ROI…)
Định giá (Valuation
Các chỉ tiêu phục vụ hoạt động định giá doanh nghiệp
ratios)

* Nhóm chỉ số hoạt động


CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG TỬ SỐ MẪU SỐ
Hệ số vòng quay hàng tồn Giá vốn hàng bán Bình quân hàng tồn kho
kho (COGS) (Average inventory)
(Inventory turnover)
 Càng cao càng tốt, vì
27
giá vốn hàng bán
chuyển cao hơn bình
quân hàng tồn kho
Thời gian quay vòng hàng
tồn kho bình quân
(Days of inventory on hand
– DOH)
 Thời gian hàng tồn Hệ số vòng quay hàng tồn
kho quay trở về Số ngày trong kỳ kho
thành tiền=> càng (Inventory turnover)
thấp càng tốt => cần
ít ngày hơn để
chuyển từ hàng tồn
kho về COGS
Hệ số vòng quay khoản phải
thu
(Receivables turnover)
 Thể hiện khoản phải
Doanh thu Khoản phải thu bình quân
thu đã chuyển về
(Revenue) (Average receuvables)
doanh thu hay chưa
=> Cao thì tốt => thể
hiện việc ít bị chiếm
dụng vốn
Thời gian thu hồi tiền hàng
Hệ số vòng quay khoản
bình quân
Số ngày trong kỳ phải thu
(Days of sales outstanding)
(Receivables turnover)
 Thấp thì tốt

28
- Hệ số thanh toán ngay: khả năng tài sản ngắn hạn có khả năng chi trả cho nợ ngắn
hạn => hệ số nên > 1 / cao thì chủ yếu dùng ts dài hạn đầu tư cho ts ngắn hạn (có
thể an toàn nhưng có thể bỏ lỡ 1 số cơ hội của doanh nghiệp)
- Hệ số thanh toán tức thì => thể hiện khả năng ts ngắn hạn có khả năng chuyển đổi
thành tiền để chi trả cho các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn
- Jj
- Tỷ lệ khoảng phòng thủ

-
* Nhóm chỉ số khả năng thanh toán quan tâm nhiều hơn đến nợ ngắn hạn, thanh
khoản quan tâm nhiều hơn đến tổng nợ (nợ dài hạn của doanh nghiệp)

29
- Ebit: lợi nhuận trước lãi vay và thuế

- Gross profit: doanh thu – giá bán


- Tỷ suất lợi nhuận gộp: tuỳ thuộc vào ngành nghề của từng doanh nghiệp mà chỉ số
này có thể cao hay thấp
-

- ROE: lợi nhuận rồng/ tổng vốn chủ sở hữu bình quân

+ Khả năng tạo lợi nhuận trên vốn CSH


- ROA: với 1 đồng tài sản => khả năng tạo lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp

30
- P/E: nếu mua cổ phiếu tại mức giá x thì mỗi năm cổ phiếu ấy tạo ra … Lợi nhuận
….

e) Đánh giá chỉ số tài chính


- Sản phẩm sánh với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp 9company goals and
strategy)
- So sánh với các thông lệ của ngành

2. PHÂN TÍCH DUPONT


- Dupont 3 nhân tố
ROE = Biên lợi nhuận ròng x ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính
- Dupont 5 nhân tố
ROE = Gánh nặng thuế x Gánh nặng lãi vay x Biên lợi nhuận trước lãu vay
và thuế x ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính

31
ROA: 1 đồng tài sản tạo ra baonh đồng doanh nghiệp
Leverage:
* Đánh giá chỉ số tài chính như thế nào?
- So sánh với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp (Company goals and
strategy)
- So sánh với các thông lệ của ngành (Industry norms)
+ Nhiều chỉ số là đặc trưng của ngành
+ Doanh nghiệp có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực
+ Khác nhau về phương pháp kế toán
+ Khác nhau về chiến lược của doanh nghiệp
- Các chỉ tiêu cần phù hợp trạng thái nền kinh tế
- Ứng dụng của các chỉ số tài chính

3. Phân tích theo tỷ trọng (common – size analysis)


- Phân tích tỷ trọng liên quan tới việc trình bày các chỉ tiêu tài chính, bao gồm tàon
bộ báo cáo tài chính, trong mối quan hệ với một chỉ tiêu khác trên báo cáo tài
chính hoặc 1 chỉ tiêu cơ sở
* Phân loại
- Phân tích tỷ trọng theo chiều dọc (Vertical common-size analysis)
- Phân tích tỷ trọng theo chiều ngang (Horizontal common-size analysis)
32
a) Phân tích tỷ trọng theo chiều ngang (Horizontal common – size analysis)
- Đánh giá mỗi khoản mục trên BCTC theo giá trị của khoản mục đó tại 1 năm cơ sở
với mục đích xác định mức tăng/giảm các khoản mục tài chính qua các thời kỳ
- Thường đuọc áp dụng với BS, IS và báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
+ Thay đổi tuyệt tối: mức thay đổi = Chỉ tiêu cuối kỳ - Chỉ tiêu đầu kỳ
+ Thay đổi tương đối: % Thay đổi = Mức thay đổi/ Chỉ tiêu đầu kỳ * 100%
- Mức thay đổi có thể được so sánh với con số kỳ trước/ kỳ cơ sở/ mục tiêu đặt ra/
các công ty cạnh tranh/ chỉ tiêu bình quân ngành
b) Phân tích tỷ trọng theo chiều dọc (Vertical common – size analysis)
- Tỷ lệ % từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán trên tổng tài sản/ Tỷ lệ % từng
khoản mục trên tổng doanh thu (hoặc tổng tài sản – đặc biệt đối với các công ty tài
chính
- Kỹ thuật này có thể tuỳ biến theo ý chí của người phân tích
- Mục tiêu: tỷ trọng các yếu tố cấu thành nên tổng tài sản của doanh nghiệp

4. phân tích không gian (Cross – sectional analysis/ relative analysis)


- Phân tích một chỉ số/ chỉ tiêu/ khoản mục tài chính của doanh nghiệp với các chỉ
số/ chỉ tiêu/ khoản mục tài chính của doanh nghiệp khác cùng ngành/cùng lĩnh
vực/ quy mô và mô hình hoạt động tương đương

33
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ

I. Tổng quan
1. Khái niệm
“Tiền có giá trị theo thời gian”
- Các dòng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau thì không thể so sánh cùng
với nhau
- Khái niệm: TMV – Time value of money ám chỉ mối quan hệ giữa các dòng tiền
xảy ra tại các thời điểm khác nha
- VD: bạn đang đi học và chưa có kinh nghiệm đầu tư

2. Nguyên nhân
- Chi phí cơ hội (opportunity cost): chi phí lớn nhất mình bỏ qua
- Tính lạm phát (inflation)
- Tính rủi ro (risk)
+ Những thứ không dự đoán được
3. Lãi suất quy đổi (ví dụ 5%) có thể được gọi là
- Lợi suất yêu cầu (required rate of return): lãi suất yêu cầu để $1000 thời điểm
hiện tại trở thành $1,050 sau 1 năm
- Lãi suất chiết khấu (discount rate): dùng để chiết kháu dòng tiền nhận được sau
1 năm là $1050 về thời điểm hiện tại
- Chi phí cơ hội (opportunity cost): bỏ qua việc nhận được $50 bằng cách quyết
định chi tiêu $1000 thời điểm hiện tại
- Từ hiện tại => tương lai => yêu cầu
- Từ hiện tại về quá khứ => chiết khấu
- ….d

4. Cấu trúc lãi suất

- Phần bù lạm phát: ở các nước có lạm phát cao thì có lãi suất cao để bù lạm phát

34
- Phần bù rủi ro tín dụng: bù cho rủi ro người A không trả được tiền
+ VD: vietin offer 6%, vcb 7% để thu hút => 1% là phần bù rủi ro tín dụng
- Phần bù thanh khoản: phần chênh giauwx thanh khoản của bán đất và chứng khoán
+ VD; tgia đầu tư bđs => bán khó, tgia đầu tư ck => bán dễ, khi 2 bên có cùng mư
+ Shopee ra lâu và đã niêm yết
+ Tiki mới ra và chưa niêm yết
+ Tiki đưa ra mức lãi suất cao hơn để thu hút
+ Phần lãi chênh lệch là phần bù thanh khoản
- Phần bù kỳ hạn:
+ VD:
 Gửi 1 năm => 6%/năm
 Gửi nửa năm => 2,75%, gửi tiếp thì lại 2,75% (trong trường hợp lãi k đổi)
 Trong trường hợp thay đổi,
+ Kỳ hạn càng dài, rủi ro chịu càng cao
- Lãi suất sẽ ảnh hưởng tới việc định giá tài sản
+ Lãi suất tăng => giá tài sản giảm
+ Lãi suất giảm => giá tài sản tăng

II. Một số khái niệm


* Lãi suất (Simple Interest): Tiền lãi mỗi kỳ luôn được tính trên số vốn gốc đầu tư
ban đầu
Giá trị tương lai (Future value): của khoản đầu tư PV sau n năm, với lãi suất đơn:
FV = PV * (1+n*r)
* Lãi kép (Compound interest): Mỗi khoản thanh toán được tái đầu tư ngay khi hết
kỳ để hưởng lãi trong kỳ kế tiếp
Giá trị tương lai (future value) của khoản đầu tư Pv sau n năm , với lãi suất tích hợp r

FV = PV x (1+r)n
* Lãi kép nhiều kỳ trong năm: khoản đầu tư lãi suất r mỗi năm, tích hợp m lần một
năm thì cuối năm giá trị tương lai đạt
* VD:

35
- NH A: lãi kép
- NH B: lãi đơn
- ..

III. Giá trị hiện tại ròng của dòng tiền trong tương lai

IV. Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

V. Giá trị hiện tại ròng (Net present value)

VI.

CHƯƠNG 3: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. Tổng quan

- Để huy động tiền: lấy tiền tích luỹ đi vay/ gọi góp vốn
- Hình thành vốn kinh doanh mua máy móc,.. => sản xuất hàng hoá => bán hàng =>
tạo doanh thu => trả nhân công …
- 1 phần đem đi nộp thuế và trả tiền vay
- Phần nữa vào lợi nhuận
- Vốn kinh doanh tạo ra lợi nhuận có thực sự hiệu quả hay không: thẩm định dự án
đầu tư
- Phương pháp đánh giá sự hiệu quả về mặt tài chính

36
1. Đầu tư là gì?
- Sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm biến các lợi ích dự kiến trong tương lai
thành hiện thực
+ Nguồn lực hiện tại:Tức là bỏ vốn để mua
+ Lợi ích dự kiến: khoản thu được dự kiến trong tương lai
 Xem xét đến lãi suất
- Đầu tư là hi sinh tiêu dùng trong hiện tại/ hi sinh các khoản đầu tư khác với hi
vọng có thu nhập trong tương lai
+ Hi sinh tiêu dùng: hi sinh cái mong muốn tiêu dùng trong hiện tại (VD: hi sinh
việc mua ô tô để đầu tư bđs)
 Xem xét dưới góc độ chi phí cơ hội
- Đầu tư gắn liền với rủi ro: vì lợi ích kia là lợi ích dự kiến, là kì vọng, còn số trong
tương lai

2. Thẩm định dự án đầu tư (Capital budgeting)


- Quy trình doanh nghiệp sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư vốn vào một dự án
hay không
- Thẩm định dự án đầu tư là kiến thức cơ bản của một nhà phân tích tài chính vì
+ Đây là hoạt động rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp (Thường liên quan
đến tỷ trọng lớn tài sản dài hạn của doanh nghiệp trên bs)
 Doanh nghiệp thường mua những tài sản lớn, cố định, liên quan đến tài sản,
nguồn lực lớn của doanh nghiệp
 Có thể ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp
+ Nền tảng kiến thức về thẩm định dự án đầu tư có thể sử dụng trong nhiều quyết
định của doanh nghiệp
+ Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thẩm định dự án đầu tư đều hướng về mục
tiêu cuối cùng là “Tối đa hoá giá trị mang lại cho cổ đông”
 Vì cổ đông là người bỏ tiền để kinh doanh => quyết định doanh nghiệp
thường tối đa lợi ích cho cổ đông
- Hoạt động thẩm định dự án đầu tư là hoạt động tốn chi phí
- Chi phí thẩm định dự án được coi là “Chi phí chìm”

37
3. Quy trình thẩm định dự án (Capital budgeting process)

- Quy trình để đưa ra quyết định nên đầu tư hay không


- Bước 2: (VD: thông tin 1 năm bán được baonh, giá bán mỗi chai baonh thì hợp lí,
với sản phẩm như vậy thì chi phí sản xuất như sao, máy móc tốn bao tiền); cty huy
động tiền tư đâu,…
+ Hoạt động tốn chi phí
- Bước 3: là bước tính NPV, IRR các pp thẩm định => chương học về cái này => dự
án nào thực hiện, dự án nào loại bỏ
4. Phân loại dự án đầu tư
* Dự án thay thế (replacement projects):
- Dễ dàng khi thực hiện thẩm định (ví dụ: máy móc hỏng hóc,
máy móc cần nâng cấp, sử dụng hệ thống máy móc khác hệ thống cũ, ...)
+ Dễ thẩm định vì đã có sẵn thông tin để thẩm định (đã xảy ra rồi)
+ Dựa trên cái có sắn và chỉ thay cái mới
* Dự án mở rộng (expansion projects):
- Nhằm mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp, do đó hàm
chứa sự không chắc chắn.
+ Sự không chắc chắn cao hơn vì có thể có rủi ro khi mở rộng mà không được đón
nhất (VD: mở dây chuyền, expect tiêu thụ ok, nhưng thực tế thì không)
* Dự án sản phẩm hoặc dịch vụ mới (New products and services projects):
- Mang đến nhiều sự không chắc chắn đối với doanh nghiệp, cần sự phối hợp của
nhiều đơn vị, thành viên.
* Dự án đáp ứng quy định, an toàn hoặc bảo vệ môi trường (Regulatory, safety and
environmental projects):
- Các dự án được yêu cầu bởi cơ quan chức năng, công ty bảo hiểm ... Dự án có thể
không tạo ra doanh thu, hoặc được thực hiện không vì mục đích tạo ra lợi ích.

38
+ Dự án này rất ít dùng phương pháp thẩm định dự án bình thường
+ Dự án này rất có thể không mang lại lợi ích cho CSH, có thể mang lại dự án cho
người liên quan (Stakeholders)
* Các loại dự án khác:
- CEO mua máy bay riêng (pet project), dự án nghiên cứu và phát triển (việc sử
dụng
các tiêu chí thẩm định không có nhiều tác dụng)...
+ Rất khó đánh giá tính khả thi (dự án mang tính chủ quan)
+ Không sử dụng pp thẩm định giá bình thường

II. Một số khái niệm


1. Chi phí chìm (Sunk cost)
- Các chi phí đã phát sinh và không thể thu hồi dù dự án có được thực hiện hay
không.

- Chi phí chìm là chi phí đã xảy ra trong quá khứ, nên quyết định chấp nhận hay loại
bỏ dự án không thể thay đổi chi phí này
+ VD: chi phí thẩm định dự án => vì dể dự án thực hiện hay không được thực hiện
thì đã xảy ra chi phí rồi
- Không đưa vào khi xem xét thẩm định dự án
- VD:

2. Chi phí cơ hội (Opportunity cost)


- Khoản thu nhập mà NĐT có thể thu được từ dự án tốt nhất còn lại
- Tính vào chi phí của dự án (chi phí bỏ qua khi thực hiện 1 dự án khác/ chi phí mà
có thể thu khi thực hiện dự án tốt nhất)
- Việc bỏ qua chi phí cơ hội thường xuyên là 1 sai lầm, nếu không hiểu về nó
- VD:

3. Yếu tố ngoại tác (Externality) của dự án


- Ảnh hưởng của việc thực hiện dự án tới các hoạt động khác của doanh nghiệp, do
đó phải được cân nhắc trong dự án đầu tư.
39
+ VD: sản xuất nước gạo (khi tính thì lãi), tuy nhiên, lãi này ảnh hưởng đến thị
phần nước có ga => doanh thu nước ga sụt
 Khi nhìn tổng hoà 2 cái => công ty bị giảm lợi nhuận (ROE)
 Vậy nên xem xét tác động việc thực hiện dự án nước gạo đối với việc sản
xuất dự án nước có ga hay không
- Tác động phụ có thể được phân loại thành sự suy yếu (Erosion) hoặc sự hợp lực
(Energy)
+ Sự suy yếu: thực hiện dự án này làm suy yếu dự án khác
+ Sự hợp lực:
 VD: A: NPV = 1; B: NPV =1 => A+ B: NPV = 3
- Tự tước đoạt doanh thu (Cannibalization) là một loại yếu tố ngoại tác
+ Quyền thực hiện 1 dự án này làm giảm doanh thu của 1 yếu tố khác
- Phải được đưa vào thẩm định dự án
+ Vì khi xét
- VD:

III. Các nguyên tắc cơ bản trong thẩm định dự án đầu tư


1. Nguyên tắc => có thể trong bài thi
- Các quyết định dựa trên dòng tiền của dự án, chứ không phải lợi nhuận kế toán
+ Lợi nhuận kế toán có nhiều vấn đề: chiếm dụng vốn, khoản chi phí kp bằng tiền
 Sai lệch khi thẩm định, kết quả không chính xác
- Dòng tiền của dự án được ước lượng dựa trên dòng tiền tăng thêm (incremental
cashflows)
+ Đúng nhất với những dự án mở rộng quy mô
+ Dòng tiền tăng thêm thể hiện thông qua việc A không thực hiện/thực hiện thì
khác nhau ntn
- Quan tâm tới giá trị thời gian của tiền
+ Chi phí lãi vay là 1 phần cấu thành nên giá trị thời gian của tiền
- Quan tâm tới chi phí cơ hội, yếu tố ngoại tác, bỏ qua chi phí chìm.
+ Việc quyết định thực hiện/không thực hiện dự án không bị ảnh hưởng bởi chi phí
chìm
- Dòng tiền được phân tích là dòng tiền sau thuế
40
+ Vì thuế là thuộc về nhà nước, không thuộc về doanh nghiệp
- Bỏ qua chi phí tài chính.
+ Để tách rời bài toán chi phí sử dụng vốn
+ Do không xét đến nguồn hình thành vốn kinh doanh
+ Khi tính đến chi phí sử dụng vốn thì ngoài lãi vay còn cả chi phí cơ hội của của
euity

2. Câu hỏi
- Tại sao lại là dòng tiền chứ không phải lợi nhuận kế toán?
- Tại sao lại là dòng tiền tăng thêm (incremental cash flows) chứ không phải dòng
tiền đơn thuần.
+ Phụ thuộc sự khác nhau giữa 2 dòng tiền
+ Dòng tiền tăng thêm là dòng tiền khác biệt khi không/có thực hiện
+ Lợi nhuận xuất phát từ cái đó (có nên nâng cấp hay không) chứ không phải là
mua mới toàn bộ
- Tại sao chỉ quan tâm tới dòng tiền sau thuế?
- Tại sao lại bỏ qua yếu tố chi phí tài chính (chi phí lãi vay)
- Tại sao lại phải chiết khấu dòng tiền?
- Tại sao lại bỏ qua chi phí ...., quan tâm chi phí ...
3. Dòng tiền đồng nhất (Conventinal cash flow)
a) Dòng tiền đồng nhất (Conventinal cash flow)
- Dòng tiền của dự án chỉ thay đổi 1 lần về dấu (+/-)

+ Dòng tiền âm: dòng tiền đầu tư


+ Dương: lợi nhuận
 Đầu tư 1 lần, thu được lợi nhuận trong tương lai
b) Dòng tiền không đồng nhất (Unconventinal cash flow)
- Dòng tiền của dự án thay đổi nhiều lần về dấu (+/-) trong suốt vòng đời của dự án

4. Mối quan hệ giữa các dự án


- Mối quan hệ giữa các dự án hiện có của doanh nghiệp cũng có khả năng ảnh
hưởng tới quyết định đầu tư vào dự án.

41
a) Dự án độc lập (Independent projects) và dự án loại trừ hoàn toàn (Mutually
exclusive projects)
* Dự án độc lập
- 2 dự án đưa ra quyết định không liên quan đến nhau
- Hoạt động độc lộc
- Có thể thực hiện đồng thời
* Dự án loại trừ hoàn toàn
- Chỉ được lựa chọn 1 trong 2
- Nếu thực hiện dự án 1 thì không thực hiện dự án 2 và ngược lại
b) Dự án theo trình tự (Project sequencing)
- Thực hiện dự án A xong mới thực hiện dự án B
c) Vốn đầu tư không giới hạn (unlimited funds) và vốn đầu tư có định mức
(capital rationing)
- Vốn đầu tư không giới hạn: cứ cái nào có NPV > 0 thì đều làm
- Vốn đầu tư có định mức: chọn NPV cao hơn để làm
5. Lợi suất yêu cầu
* Sử dụng để chiết khấu dòng tiền của dự án
* Lợi suất nhà đầu tư yêu cầu tương ứng với mức độ rủi ro của dự án
* Thường sử dụng “chi phí vốn”/ “chi phí cơ hội của vốn”

IV. Các chỉ tiêu thẩm định dự án đầu tư


1. Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net present value)
a) Nội dung:
- Chiết khấu dòng tiền của dự án về thời điểm hiện tại, xác định giá trị hiện tại ròng
của dự án

- Invest cash flow: dòng tiền vào


+ Doanh thu,…
- Over cash flow: dòng tiền
+ A bỏ tiền vào dự án mua máy móc đầu tư => dòng tiền ra
 Đứng dưới góc độ của dự án

42
b) Quy tắc NPV:
- Chấp nhận dự án có NPV > 0
 giá trị hiện tại dòng tiền vào > dòng tiền ra
- Loại bỏ dự án có NPV < 0
- Xếp hạng cao hơn với các dự án có NPV lớn hơn
+ Đồng nhất với quan điểm đầu tư: dự án ok nếu tạo lợi ích cho cổ đông
+ Ưu tiên đầu tư NPV lớn
- Câu hỏi: nếu NPV = 0 có thực hiện dự án không?
+ Thực hiện NPV = 0 thì ít nhất đạt được lợi suất r
+ Vậy tuỳ thuộc vào từng dự án
+ Còn NPV >0 tức là tạo được cái > r
- Ý nghĩa kinh tế của phương pháp NPV?
c) Ví dụ:

- Vẽ dòng tiền

>0 => nên đầu tư

- Vốn giới hạn, ưu tiên dự án NPV cao hơn

43
2. Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR – Internal rate of return)
a) Nội dung
- IRR là mức lãi suất mà khi sử dụng lãi suất đó chiết khấu dòng tiền của dự án về
thời điểm hiện tại, giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0

- Chiết khấu dòng tiền trong tương lai về hiện tại, không sử dụng r mà sử dụng IRR
b) Quy tắc IRR
- Chấp nhận các dự án có IRR lớn hơn lợi suất yêu cầu
- Loại bỏ các dự án có IRR nhỏ hơn lợi suất yêu cầu.
- Xếp hạng cao hơn với các dự án có IRR cao hơn
c) Câu hỏi
- So sánh phương pháp IRR và NPV.
+ Giống nhau ở cách tiếp cận vấn đề
 Mang giá trị => thực hiện và ngược lại
+ IRR
- Ý nghĩa kinh tế của phương pháp IRR
+ IRR là cái kiếm được từ việc thực hiện dự án (bỏ .. u trái phiếu thì mỗi năm sẽ
đạt được tỷ suất sinh lời hàng năm … %)
+ R: chi phí cơ hội của việc thực hiện dự án (dự án mang lại)
+ Nội bộ: không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, chỉ bị ảnh hưởng bởi nội
tại của dự án, chỉ bị ảnh hưởng với CF
+ Còn NPV thì tính cả r: r này phụ thuộc cả vào yếu tố bên ngoài
d) Ví dụ
- VD 1:

 Lựa chọn dự án 2 mà không chọn dự án 1


- VD 2:

44
- Dự án A có NPV, IRR ra cùng kết quả là có nên đầu tư => theo bình thường: đầu
tư trước rồi thu tiền về
- Dự án B thì khác, sử dụng IRR thì có, NPV thì không => dương trước âm sau
- Dự án C: sử dụng IRR thì không, sử dụng NPV thì có => dòng tiền không đồng
nhất
 Tại sao? Phải nhìn vào dòng tiền của từng dự án => đi vào bản chất của từng dự
án

- Sơ đồ đường NPV của dự án


+ Trục tung: NPV
+ Trục hoành: lãi suất chiết khấu
- Dự án A: gọi là dự án đầu tư => bỏ tiền ra đầu tư, dự án tạo ra dòng tiền trong
tương lai, chiết khấu dogf tiền tỏng tương lai về hiện tại, so sánh với khoản đầu tư
để xem có giá trị không
+ Lãi càng cao thì NPV càng thấp (lãi nằm ở mẫu)
+ Dòng tiền có lãi cao thì dòng tiền càng nhỏ
- Dự án B: gọi là dự án tài trợ => nhận một khoản tiền trước và sau đó phải trả lại
cho người tài trợ

45
+ Về bản chất, là chi phí vốn (tài chính) => Nhìn nhận 30% là chi phí chứ không
phải là lợi nhuận thu về
+ So sánh với lợi suất yêu cầu (15%) => cao hơn => càng lâu lấy được tiền về
- Việc phân loại 2 kiểu dự án trong thực tế dễ bị confuse, nên dùng phương pháp
NPV vì sẽ xem bản chất của 2 pp:
+ Npv đo lường mức độ tạo ra giá trị của dự án
 NPV >0 => tạo ra giá trị cao hơn
+ IRR về bản chất tỏng nhiều trường hợp không phải là khả năng sinh lời mà là chi
phí vốn mà dự án phải thực hiện
- Vậy khi có sự khác nhau thì sẽ dùng pp NPV => vì NPV đi vào bản chất => tạo
baonh giá trị
- NPV đo lường giá trị tăng lên
- Dự án C: liên quan đến dòng tiền không đồng nhất => tạo ra đường NPV kì lạ
+ Nếu lãi suất chiết khấu > 20% (giả sử) thì NPV sẽ < 0 => thì không giải được
bài toán mà phải dùng iRR
 Khi đó Sẽ thực hiện dự án khi IRR nằm trong khoảng từ (10;20%)
 Với bài này, IRR đúng từ 10%, vậy không dùng được IRR mà dùng NPV
* Vậy tại sao lại khuyên sử dụng cả IRR mà không sử dụng mỗi NPV?
- IRR có vấn đề là nếu không phải là dòng tiền đầu tư mà là dòng tiền tài trợ thì sẽ
không sử dụng NPV và IRR để ra quyết định được
+ Hoặc dòng tiền không đồng nhất => ra quyết định không thể dùng iRR được
 Hiện tượng 2 IRR, nhiều IRR, mất không IRR
 Trong trường hợp này chỉ dùng NPV
- Tại sao vẫn có trường hợp dùng IRR? Nhanh chóng đưa ra quyết định, vì đã có
mức lợi suất đòi hỏi
+ Đạt được mục đích: nhanh, gọn, dễ quan sát
- Còn trình bày NPV, cần có lợi suất sinh lời thì mới tính được NPV, tuy nhiên NPV
bỏ qua quy mô của dự án (các yếu tố ban đầu), chỉ quan tâm đến giá trị tạo ra của
dự án
 Nếu có sự sai khác giữa NPV và IRR thì sẽ quan tâm đến NPV, nhưng không
bỏ qua ưu điểm của IRR: nhanh chóng và dễ quan sát
e) Phương pháp xác định IRR
- Thử và sai
- Nội suy
- Máy tính tài chính

46
3. Thời gian hoàn vốn (PP – Payback period)
a) Nội dung
- Số năm mà một dự án cần để có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu.
- Trả lời câu hỏi: “Sau bao lâu thì dự án thu hồi vốn và bắt đầu có lợi nhuận?”
- Phù hợp với các dự án yêu cầu tính thanh khoản
b) Quy tắc
- Doanh nghiệp thường đưa ra một mốc thời gian hoàn vốn tối đa (Benchmark) làm
căn cứ để ra quyết định dự án có được thực hiện hay không.
c) Ví dụ:

d) Nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn


- Bỏ qua yếu tố Giá trị thời gian của Tiền tệ.
- Bỏ qua các dòng tiền phát sinh sau thời điểm hoàn vốn.
- Mốc thời gian hoàn vốn không phải là 1 khái niệm rõ ràng
+ Không có giá trị để so sánh cụ thể4rrrrrr
- Phản ánh khoảng thời gian hoàn vốn chứ không xét tới giá trị mà dự án mang lại
cho doanh nghiệp
- Ví dụ: Thẩm định 2 dự án trên sử dụng phương pháp NPV, biết lãi suất chiết khấu
là 10%.
4. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP – Discounted payback period)
a) Nội dung
- Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là số năm mà một dự án cần để thu hồi vốn đầu
tư ban đầu có xét đến giá trị thời gian của dòng tiền
b) Câu hỏi:
- So sánh thời gian hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu?

c) Ví dụ:
- Tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu cho dự án A và B

47
- Giả định, chi phí vốn của công ty là 10%, thời gian hoàn vốn có chiết khấu tối đa
của doanh nghiệp đặt ra là 4 năm

5. Tỷ suất sinh lời (PI – Profitability index)


a) Nội dung
- Tỷ suất sinh lời (Profitability Index) của 1 dự án bằng giá trị hiện tại của các dòng
tiền trong tương lai của một dự án chia cho số vốn đầu tư ban đầu
Giá trị hiệntại của các dòng tiền tỏng tương lai NPV
PI = =1+
CFo CFo
- Giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai: Tổng (CFt /(1+r)^t)-CFo
- PI liên quan mật thiết với NPV
b) Quy tắc PI
- Nếu PI > 1 => chấp nhận dự án
- Nếu PI < 1 => Từ chối dự án
- Dự án có PI lớn hơn được xếp hạng cao hơn
c) PI và vốn đầu tư có hạn mức
Ví dụ: công ty X có hạn mức đầu tư là 1 tỷ, đang đứng trước 2 cơ hội đầu tư hoàn toàn
độc lập
- Dự án A có NPV là 100 triệu, yêu cầu vốn đầu tư 1 tỷ
- Dự án B có NPV là 80 triệu, yêu cầu vốn đầu tư là 500 triệu
Ví dụ: Tính PI của 3 dự án đầu tư sau và đưa ra quyết định đầu tư (Biết tỷ suất sinh lời
đòi hỏi đối với dự án là 10%)

V. Đồ thị, phương pháp, mâu thuẫn và thực hiện


1. Đồ thị NPV
- Nội dung: Thể hiện giá trị hiện tại ròng (NPV) của 1 dự án đối với các mức tỷ suất
sinh lời đòi hỏi khác nhau

48
- Đường đỏ mô tả mối quan hệ giữa giá trị NPV và lãi suất chiết khấu
- Lĩa suất càng cao thì NPV càn thấp
- Điểm cắt giữa NPV và lãi là IRR
2. Phương pháp NPV
a) Ưu điểm:
- Là công cụ tốt nhất đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do 1 dự án mang lại
- Giả định dòng tiền được liên tục tái đầu tư tại mức tỷ suất sinh lời đòi hỏi (hợp lý)
b) Nhược điểm:
- Không quan tâm tới quy mô của dự án
- Mất thời gian tính toán
- VD: NPV của 1 dự án là 100 USD là rất lớn đối với dự án có chi phí đầu tư là 100
USD, nhưng lại không lớn đối với dự án có quy mô vốn 1.000.000 USD
c) Khắc phục:
- Sử dụng chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời PI
3. Phương pháp IRR
a) Ưu điểm:
- Trực quan, đo lường khả năng sinh lời nội bộ của dự án theo %
b) Nhược điểm
- Có thể kết luận sai về thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án
- Có thể có nhiều IRR hoặc không có IRR cho 1 dự án
- IRR dựa trên giả định: các dòng tiền liên tục được tái đầu tư với mức tỷ suất sinh
lời là IRR (không chặt chẽ)
- IRR có thể là cái bẫy của các công ty Startup khi nhận đầu tư

c) Vina capital và Ba huân


4. Mâu thuẫn giữa phương pháp NPV và IRR trong xếp hạng dự án
- Không có IRR, xếp hạng sai IRR

49
a) Ví dụ
- Có 2 dự án với mức đầu tư ban đầu đều là $1000, lợi suất yêu cầu 10%
- Dự án A tạo dòng tiền vào mỗi năm là $500 trong 5 năm tới
- Dự án B chỉ tạo 1 dòng tiền $4.000 vào cuối năm thứ 5
+ Tính NPV, IRR của cả 2 dự án
+ Dự án nào tốt hơn?
b) Đồ thị NPV

5. Hiện tương nhiều IRR và không có IRR


- Hiện tương nhiều IRR và không có IRR xảy ra đối với các dự án có dòng tiền
không đồng nhất (Unconventional cash flows)
* VD 1: Dự án A có dòng tiền như sau. Xác định IRR của dự án A?

* VD 2: Dự án B có dòng tiền như sau. Xác định IRR của dự án B?

50
* Giải pháp? Tính npv

6. Thực hiện thẩm định dự án đầu tư


- Khảo sát cho thấy, có 4 tiêu chí ảnh hưởng tới việc sử dụng các chỉ tiêu. Cụ thể:
* Vị trí địa lý
- Các nước Châu Âu thường sử dụng phương pháp Thời gian hoàn vốn nhiều hơn
NPV và IRR
* Quy mô doanh nghiệp
- Doanh nghiệp càng lớn càng có xu hướng sử dụng các kỹ thuật chiết khấu dòng
tiền nhưu NPV hay IRR
* Doanh nghiệp tự nhân hay doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân sử dụng phương pháp Thời gian hoàn vốn thường xuyên
hơn công ty nhà nước
* Trình độ người quản lý
- Nhà quản lý trình độ cao có xu hướng sử dụng nhiều NPV và IRR

51
CHƯƠNG IV: CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP

I. Nguồn vốn của doanh nghiệp

1. Phân biệt nguồn vốn và nguồn tài trợ


- Dựa vào quan hệ sở hữu vốn: vốn vay và vốn chủ
- Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn
+ Vốn ngắn hạn
+ Vốn dài hạn
- Dựa vào phạm vi huy động vốn
+ Bên trong: doanh nghiệp huy động vốn: tái đầu tư
+
* Phân biệt nguồn vốn
- Nguồn tài trợ là nguồn có khả năng tài trợ thêm cho vốn doanh nghiệp
+ Nguồn từ đầu vào: chủ góp vốn, vay ngân hàng,…
+ Nguồn từ chính doanh nghiệp: thu hồi khấu hao tài sản cố định, hàng tồn kho

- Nguồn vốn: là nguồn tạo nên sự tăng thêm của tài sản

52
2. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp

3. Mô hình tài trợ vốn

- Làm thế nào để tối ưu NWC


4. Nguồn vốn ngắn hạn
a) Nợ phải trả có tính chất chu kỳ
- Tiền lương, tiền công trả cho người lao động nhưng chưa tới kỳ trả
- Các khoản thuế, B QQHXH phải nộp nhưng chưa tới kỳ nộp
- Tiền tạm ứng của Khách hàng

53
b) Nợ phải trả nhà cung cấp (Tín dụng thương mại):
- Doanh nghiệp mua chịu nhà cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ.
c) Tín dụng ngắn hạn Ngân hàng:
- Thời hạn vay tối đa là 12 tháng (1 năm).

5. Nguồn vốn dài hạn


- Sử dụng lợi nhuận giữ lại: Phần lợi nhuận sau thuế DN giữ lại để tái đầu tư.
- Phát hành cổ phiếu thường (đối với các Công ty cổ phần): Hình thức các công
ty cổ phần phát hành/ chào bán cổ phiếu của công ty ra thị trường
+ Cổ phiếu thường: góp vốn doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận thì
họ sẽ chia lợi nhuận => cổ đông thường
+ Cổ phiếu ưu đãi: nhận cổ tức đều, cho dù doanh nghiệp kinh doanh tốt hay
không tốt

- Phát hành cổ phiếu ưu đãi: Loại cổ phiếu ưu đãi phổ biến: Cổ phiếu ưu đãi có lợi
tức cố định: được ưu tiên nhận cổ tức và thanh toán khi giải thể doanh nghiệp,
không có quyền biểu quyết.
- Vay dài hạn NHTM và tổ chức tín dụng: Việc DN thực hiện ký kết thoả ước tín
dụng với
+ Tổ chức tín dụng, theo đó người vay có quyền sử dụng vốn và có nghĩa vụ hoàn
trả khoản tiền vay theo lịch trình đã định.
- Phát hành Trái phiếu: DN phát hành chứng chỉ vay vốn thể hiện nghĩa vụ và cam
kết của DN phải thanh toán lợi tức và vốn gốc cho chủ sở hữu chứng chỉ vay vốn
đó.
- Thuê Tài chính

* Sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi?


- Nguồn để trả nợ (nhận lãi)
+ Ưu đãi: lợi nhuận sau thuế (EBIT)
+ Trái phiếu: lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Net income)
- Thanh khoản (khi bị phá sản)
+ Trái phiếu => ưu đãi => thường

54
II. Chi phí sử dụng vốn
* TẠI SAO CẦN QUAN TÂM TỚI CHI PHÍ VỐN?
- Yếu tố tác động npv
+ Dòng tiền của dự án => tạo ra CF (liên quan đến revenues, cost, nguồn vốn)
+ Lãi suất chiết khấu
* Chi phí cơ hội
- Chi phí cơ hội có được tính khi xác định hiệu quả của dự án đầu tư hay không?
 Chi phí vốn ít nhất phải bằng chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn
 Khi đó, nhà đầu tư mới quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp/ dự án của
doanh nghiệp.
1. Chi phí sử dụng vốn
- Chi phí sử dụng vốn rất quan trọng trong việc
+ (i) Doanh nghiệp ra các quyết định đầu tư
 So sánh irr với chi phí sử dụng vốn
 Ảnh hưởng npv của dự án
+ (ii) Việc định giá dự án/ công ty của Nhà đầu tư.
- Việc ước lượng chi phí sử dụng vốn là 1 vấn đề quan trọng trong Tài chính
Doanh nghiệp.
+ Chi phí sử dụng vốn là một chỉ tiêu cần được ước lượng.
 K/N: Chi phí sử dụng vốn/ Chi phí vốn (The cost of capital): tỷ suất sinh lời
mà nhà cung cấp vốn (chủ sở hữu/chủ nợ) yêu cầu đối với doanh nghiệp/dự án
đầu tư.

2. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC (Weighted average cost of capital)
- Chi phí cuả mỗi loại nguồn vốn huy động là bộ phận cấu thành của Chi phí huy
động vốn bình quân của Doanh nghiệp.

* VD:
Công ty ABC có cấu trúc vốn như sau:
55
- 30% vốn nợ, 10% vốn cổ phần ưu đãi và 60% vốn cổ phần thường.
- ABC muốn giữ nguyên cấu trúc vốn này khi huy động thêm vốn để thực hiện 1 dự
án
- Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 8%, chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi là
10% và chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là 15%.
Biết thuế suất là 20%, tính chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của công ty ABC.
WACC = 30% x 8% x (1-20%) + 10% x 10% + 60% x 15% =
Irr > / = 12,.. % thì mới
3. Tỷ trọng sử dụng vốn
* Xác định tỷ trọng vốn của dự án/ doanh nghiệp như thế nào?
- Doanh nghiệp thường có cơ cấu vốn mục tiêu (target capital structure) và thường
huy động vốn theo cơ cấu vốn đó.
- Nếu không tiếp cận được thông tin về cơ cấu vốn mục tiêu, nhà phân tích sử dụng
một số phương pháp ước lượng:
+ Giả định cơ cấu vốn hiện tại của doanh nghiệp là cơ cấu vốn mục tiêu
+ Đánh giá xu hướng biến động cơ cấu vốn của doanh nghiệp/ tham khảo cáo bạch
của HĐQT liên quan tới chính sách vốn và đưa ra dự đoán.
- Sử dụng cơ cấu vốn bình quân của các doanh nghiệp trong ngành làm cơ cấu vốn
mục tiêu.
* VD:
Giả sử Công ty đang có giá trị thị trường các khoản mục nguồn vốn như sau:
- Trái phiếu đang lưu hành: $5m.
- Cổ phiếu ưu đãi: $1m
- Cổ phiếu thường: $14m.

Xác định tỷ trọng nguồn vốn của doanh nghiệp (Wđ; Wp; We)

- Cách làm: tính tổng giá tị thị trường = 20


- Wd = 5/20 x 100
D
* Nếu chúng ta biết hệ số nợ của công ty E

- Trong trường hợp công ty chỉ huy động vốn nợ và vốn cổ phần thường
- Tính cơ cấu vốn của doanh nghiệp?

56
* VD:

4. Chi phí sử dụng vốn vay


a) Khái niệm
- Chi phí sử dụng vốn vay liên quan tới những thoả thuận đã ký kết: Công ty có
nghĩa vụ thanh toán lãi suất và phần vốn đã huy động từ nhà cung cấp vốn tại một
thời điểm trong tương lai.
- Tại sao lại tính chi phí sử dụng vốn vay sau thuế?
+ Vì lãu vay được trả trước khi tính thuế
- Chi phí lãi vay là chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
 Lá chắn thuế của doanh nghiệp
b) Hai phương pháp ước tính chi phí vốn nợ trước thuế
- Yield-To-Maturity approach (Phương pháp lợi suất đáo hạn)
- Debt rating approach (Phương pháp xếp hạng nợ)
c) Yield-To-Maturity approach (Phương pháp lợi suất đáo hạn)
- Lợi suất đáo hạn của Trái phiếu: Lãi suất hàng năm mà Nhà đầu tư thu về từ một
Trái phiếu nếu nhà đầu tư mua Trái phiếu ngày hôm nay và nắm giữ đến khi đáo
hạn.
- Nói cách khác, YTM là lợi suất làm cho giá trị hiện tại của các dòng tiền một trái
phiếu mang lại trong tương lai bằng với giá thị trường của Trái phiếu thời điểm
hiện tại.
* Ví dụ:
- Công ty A phát hành trái phiếu để tài trợ cho 1 dự án. Kỳ hạn Trái phiếu là 5 năm,
$1000 mệnh giá, 5% lãi suất cuống phiếu, 1 năm 1 lần.
- Tại thời điểm phát hành, Trái phiếu được bán với giá $1025.
- Xác định chi phí sử dụng vốn nợ thông qua phát hành Trái phiếu này.
- Biết thuế suất là 35%,

57
-
d) Debt rating approach (Phương pháp xếp hạng nợ)
- Dựa vào Đánh giá hệ số tín nhiệm, ước tính chi phí sử dụng vốn nợ trước thuế của
doanh nghiệp thông qua lợi suất của trái phiếu được xếp hạng tương đương,
với thời gian đáo hạn gần tương ứng với thời gian đáo hạn của phần vốn nợ.
* VD

5. Một số vấn đề khi ước tính chi phí sử dụng vốn vay
- Lãi suất cố định vs Lãi suất thả nổi: Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể
sử dụng những khoản vay với lãi suất thả nổi – Lãi suất vay nợ gắn với một số loại
lãi suất thị trường.
- Những khoản vay mang đặc điểm quyền chọn: Trái phiếu có quyền mua lại, Trái
phiếu có quyền chuyển đổi ...
- Những khoản vay không được xếp hạng
- Cho thuê tài chính

6. Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi


a) Cổ phiếu ưu đãi:
- k/n: Chi phí công ty cam kết trả cho các cổ đông ưu đãi một khoản cổ tức cố định
khi phát hành cổ phiếu ưu đãi.
- Trong trường hợp cổ phiếu không phải là cổ phiếu chuyển đổi, cổ phiếu có quyền
mua lại.., mà chỉ là cổ phiếu có tỷ lệ trả cổ tức cố đinh, không có kỳ hạn, có thể sử
dụng công thức sau để định giá cổ phiếu ưu đãi

58
b) Chí phí dử dụng vốn cổ phần ưu đãi
- Hay:

* Tại sao chi phí vốn cổ phần ưu đãi không được giảm trừ thuế?
- Nguồn rả cố tức đến từ NI, NI đứng sau thuế => ko được giảm trừ
* VD:

59

You might also like