You are on page 1of 20

LOG

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH


Tài chính doanh nghiệp

Mã học phần
Rủi ro kinh doanh 21C1FIN50503912

Rủi ro tài chính Giảng viên


hướng dẫn
Đòn bẩy tổng hợp Th.S Hồ Thu Hoài

Thành viên
31201024533 - Quách Hồng Tâm Anh
31201023207 – Nguyễn Khánh Chi
31201024538 – Nguyễn Ngô Quang Hưng
31201024547 – Hồ Thị Thu Na
31201024551 – Lê Thị Bảo Tâm
31201021047 – Trần Nguyễn Quỳnh Trâm

1
MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................ 3


NỘI DUNG................................................................................................................................................... 4
1. Rủi ro kinh doanh ................................................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm rủi ro kinh doanh – các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh. .................................... 4
1.2. Phân tích điểm hòa vốn kinh doanh ................................................................................................... 4
1.2.1. Các chỉ tiêu.................................................................................................................................. 4
1.2.2. Ví dụ – Nhận xét .......................................................................................................................... 5
1.2.3. Kết luận ....................................................................................................................................... 7
1.3. Phân tích đòn bẩy kinh doanh ............................................................................................................ 7
1.3.1. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh .................................................................................................... 7
1.3.2. Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh - Công thức ............................................................................. 7
1.3.3. Ví dụ ............................................................................................................................................ 8
2. Rủi ro tài chính ........................................................................................................................................ 8
2.1. Khái niệm rủi ro tài chính .................................................................................................................. 8
2.2. Phân tích đòn bẩy tài chính ................................................................................................................ 9
2.2.1. Khái niệm .................................................................................................................................... 9
2.2.2. Độ nghiêng đòn bẩy tài chính – Công thức .............................................................................. 10
2.2.3. Ví dụ .......................................................................................................................................... 10
2.3. Tác động của đòn bẩy tài chính đối với thu nhập và rủi ro của cổ đông thông qua phân tích mối
quan hệ giữa EBIT và EPS ...................................................................................................................... 11
2.3.1. Mối quan hệ giữa EBIT và EPS ................................................................................................ 11
2.3.2. Ví dụ - Nhận xét ......................................................................................................................... 12
2.3.3. Thuận lợi và bất lợi của đòn bẩy tài chính ............................................................................... 15
3. Rủi ro tổng thể ....................................................................................................................................... 16
3.1 Phân tích đòn bẩy tổng hợp ............................................................................................................... 16
3.1.1. Khái niệm đòn bẩy tổng hợp ..................................................................................................... 16
3.1.2. Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp - Công thức ............................................................................... 17
3.1.3. Ví dụ .......................................................................................................................................... 18
4. EPS, tính khả biến doanh thu, rủi ro và tài sản cổ đông: .................................................................. 19
NGUỒN THAM KHẢO ........................................................................................................................... 20

2
GIỚI THIỆU
Lý thuyết tài chính truyền thống có đề cập rằng lợi nhuận tiềm năng mà
mọi người có thể mong đợi từ các khoản đầu tư của họ có liên quan trực
tiếp đến mức độ rủi ro của khoản đầu tư ấy. Hay nói cách khác là, rủi ro
cao đi kèm với lợi nhuận tiềm năng cao (High Risk – High Return). Thế
nhưng, chúng ta cũng biết rằng, việc kinh doanh thì luôn hướng đến mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy rủi ro là thứ luôn song hành trong mọi
quyết định và hoạt động kinh doanh của cá nhân hay doanh nghiệp.
Đừng cố loại bỏ rủi ro, vì đó là điều không thể. Trong thực tế, một
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn vận hành hoạt động kinh tế tốt, đó là
do họ có những đủ kiến thức và hiểu biết để làm tối thiểu hóa rủi ro so
với lợi nhuận, đồng thời biết loại bỏ những rủi ro không đáng có. Trong
nội dung phần này, ta sẽ đi sâu hơn vào các loại rủi ro cơ bản trong kinh
tế, cũng như sự hoạt động một cách “đòn bẩy” của các loại rủi ro này
nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho hoạt động kinh tế.

3
NỘI DUNG
1. Rủi ro kinh doanh

1.1. Khái niệm rủi ro kinh doanh – các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
kinh doanh.

- Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay tính không chắc chắn trong
EBIT của một doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh do nhiều yếu tố gây ra,
bao gồm tính khả biến của doanh thu và việc sử dụng đòn bẩy kinh
doanh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh:
+ Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm ngành

• Tính biến đổi của doanh số theo chu kỳ kinh doanh


• Tính biến đổi của giá bán
• Tính biến đổi của chi phí nguyên vật liệu đầu vào
• Tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp
+ Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp
• Sự tồn tại của sức mạnh thị trường
• Tính đa dạng hóa trong dòng sản phẩm sản xuất của doanh
nghiệp
1.2. Phân tích điểm hòa vốn kinh doanh

1.2.1. Các chỉ tiêu

- Sản lượng hòa vốn: Q0


(Với F: Tổng chi phí hoạt động cố định trong kỳ (Định phí)
V: Biến phí 1 sản phẩm trong kỳ (Tổng biến phí = V*Q)
P: Giá bán 1 đơn vị sản phẩm

4
Q: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ)
- Tổng doanh thu: S = P*Q
- Tổng chi phí: TC = F + (V*Q)
- EBIT = S – TC
- Tại Q0 thì EBIT = 0
ð P*Q0 – F – V*Q0 = 0
ð Q0*(P – V) = F
F
ð Q0 =
P – V
- Doanh thu hòa vốn: S0 = Q0*P
- Thời gian hòa vốn: T0

S0 S0
T0 (ngày) = =
Doanh thu bình quân 1 ngày Doanh thu
365
1.2.2. Ví dụ – Nhận xét

Ví dụ 1: Công ty PMT chuyên sản xuất banh bóng chuyền bãi


biển,doanh thu hàng năm 400,000 trái, biến phí mỗi trái banh là $0.84,
đơn giá bán thuần là $1, tổng định phí hàng năm $28,000. Xác định sản
lượng hòa vốn của công ty.
*Giải
- EBIT = Doanh thu – Chi phí
= Doanh thu – (Biến phí + Định phí)
= 400,000*$1 – (400,000*$0.84 + $28,000)
= $36,000
- Sản lượng hòa vốn của công ty :
F $28,000
Q0 = = = 175,000 (trái)
P – V $1 – $0.84
- Doanh thu hòa vốn của công ty:
5
S0 = Q0*P = 175,000*$1 = $175,000
- Thời gian hòa vốn:
S0 $175,000
T0 (ngày) = Doanh thu = $400,000*1 = 159.7 (ngày)
365 365
ð Như vậy Q > Q0 nên EBIT > 0 và đạt giá trị $36,000.
Ví dụ 2: Có thông tin một công ty như sau:
Doanh thu: $5 triệu
Tổng chi phí hoạt động: $4 triệu
EBIT: $1 triệu
Hãy phân tích tác động tăng hoặc giảm 10% doanh thu do sản lượng đến
EBIT của công ty qua 2 trường hợp:
a. Cấu trúc chi phí có 25% là định phí.
b. Cấu trúc chi phí có 50% là định phí.

*Giải
a. Cấu trúc chi phí có 25% là định phí.

(25% là định phí) Tăng 10% Giảm 10%


Doanh thu $5.0 triệu $5.5 triệu $4.5 triệu
Tổng định phí $1.0 triệu $1.0 triệu $1.0 triệu
Tổng biến phí $3.0 triệu $3.3 triệu $2.7 triệu
EBIT $1.0 triệu $1.2 triệu $0.8 triệu

ð Khi sản lượng tăng (giảm) 10% thì doanh thu tăng (giảm) 10%.
ð EBIT tăng (giảm) 20%.
b. Cấu trúc chi phí có 50% là định phí.

(50% là định phí) Tăng 10% Giảm 10%

6
Doanh thu $5.0 triệu $5.5 triệu $4.5 triệu
Tổng định phí $2.0 triệu $2.0 triệu $2.0 triệu
Tổng biến phí $2.0 triệu $2.2 triệu $1.8 triệu
EBIT ($) $1.0 triệu $1.3 triệu $0.7 triệu

ð Khi sản lượng tăng (giảm) 10% thì doanh thu tăng (giảm) 10%.
ð EBIT tăng (giảm) 30%.
* Nhận xét:
- Với cấu trúc chi phí là 25% định phí: Khi doanh thu thay đổi 1 lần thì
EBIT thay đổi 2 lần.
ð Độ nhạy cảm của EBIT khi doanh thu thay đổi (DOL) là 2 lần.
- Với cấu trúc chi phí là 50% định phí: Khi doanh thu thay đổi 1 lần thì
EBIT thay đổi 3 lần.
ð Độ nhạy cảm của EBIT khi doanh thu thay đổi (DOL) là 3 lần.
1.2.3. Kết luận

- Cấu trúc chi phí có định phí càng cao thì khả năng khuếch đại EBIT
càng lớn nhưng rủi ro kinh doanh càng nhiều.
1.3. Phân tích đòn bẩy kinh doanh

1.3.1. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh

- Đòn bẩy kinh doanh là việc sử dụng tiềm năng của chi phí hoạt động
cố định, lấy chi phí hoạt động cố định để khuếch đại thu nhập hoạt động
của công ty.
1.3.2. Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh - Công thức

- Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL) là phần trăm thay đổi trong thu
nhập mỗi cổ phần (EPS) do 1% thay đổi trong EBIT.
- Công thức:
7
Tỷ lệ % thay đổi trong EBIT
DOL =
Tỷ lệ % thay đổi trong doanh thu
Q*(P – V)
DOL =
Q*(P – V) – F
EBIT + F
DOL =
EBIT
Q
DOL =
Q – Q0

1.3.3. Ví dụ

Ví dụ: Công ty PMT chuyên sản xuất banh bóng chuyền bãi biển,doanh
thu hàng năm 400,000 trái, biên phí mỗi trái banh là $0.84, đơn giá bán
thuần là $1, tổng định phí hàng năm $28,000. Công ty phải trả lãi vay
mỗi năm là $6,000, cổ tức cổ phần ưu đãi $2,000 và chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp là 40%. Xác định độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL).
*Giải
Như ở VD1 (mục 1.2.2) trên, chúng ta đã tính được Q0 = 175,000 (trái)
Q 400,000
DOL = = = 1.78 (lần)
Q – Q0 400,000 - 175,000

2. Rủi ro tài chính

2.1. Khái niệm rủi ro tài chính

- Rủi ro tài chính là loại rủi ro gắn liền với doanh nghiệp khi họ sử dụng
nguồn tài trợ có Chi phí tài chính cố định, như Nợ và Cổ phần ưu đãi,
trong cấu trúc vốn của mình.

8
- Rủi ro tài chính đem đến sự bất ổn, sự không chắc chắn hay độ nhạy
cảm cho thu nhập của chủ sỡ doanh nghiệp (EPS, ROE).
2.2. Phân tích đòn bẩy tài chính

2.2.1. Khái niệm

- Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng tiềm năng của chi phí tài chính cố
định (Nợ và Cổ phần ưu đãi), lấy chi phí tài chính cố định là điểm tựa để
khuếch đại thu nhập cho chủ sở hữu công ty (một thay đổi EBIT sẽ được
phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong EPS).

Minh họa về đòn bẩy tài chính

9
2.2.2. Độ nghiêng đòn bẩy tài chính – Công thức

- Độ nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL) là tác động số nhân của việc sử
dụng các Chi phí tài chính cố định.
- Độ nghiêng đòn bẩy tài chính đánh giá độ nhạy cảm của EPS khi EBIT
thay đổi, cụ thể đo lường số lần thay đổi của EPS dưới việc thay đổi một
lần EBIT.

- Công thức xác định DFL:


+ DFL được tính như phần trăm thay đổi trong EPS do phần trăm
thay đổi cho sẵn trong EBIT:
Tỷ lệ % thay đổi trong EPS
DFL =
Tỷ lệ % thay đổi trong EBIT
+ Một số công thức khác:
• Cấu trúc vốn 100% Vốn cổ phần: DFL = 1 (lần)
EBIT
• Cấu trúc vốn gồm Nợ và Vốn cổ phần: DFL =
EBIT – R
• Cấu trúc vốn gồm Cổ phần ưu đãi (CPƯĐ) và Vốn cổ phần:
EBIT
DFL = Lợi tức CPƯĐ
EBIT –
1–T
• Cấu trúc vốn gồm Nợ, Cổ phần ưu đãi và Vốn cổ phần:
EBIT
DFL = Lợi tức CPƯĐ
EBIT – (R + )
1–T
2.2.3. Ví dụ

Ví dụ: Thu nhập từ hoạt động của Công ty Authur Johnson là $500,000.
Công ty có chi phí lãi vay là $200,000 và thuế suất thuế thu nhập 40%.
Hãy tính độ nghiêng đòn bẩy tài chính của công ty. Nếu công ty có thể

10
tăng gấp đôi thu nhập từ hoạt động, tỷ lệ gia tăng trong thu nhập của cổ
đông sẽ bằng bao nhiêu?
*Giải
EBIT $500,000 5
- DFL = = = (lần)
EBIT – R $500,000 – $200,000 3
- Nếu thu nhập từ hoạt động (EBIT) tăng gấp đôi thì thu nhập của cổ
Tỷ lệ gia tăng EPS
đông (EPS) sẽ tăng: DFL =
Tỷ lệ gia tăng EBIT
5 10
ð Tỷ lệ gia tăng EPS = DFL*tỷ lệ gia tăng EBIT = *2 = (lần)
3 3
2.3. Tác động của đòn bẩy tài chính đối với thu nhập và rủi ro của cổ
đông thông qua phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS

2.3.1. Mối quan hệ giữa EBIT và EPS

- Cùng giá trị EBIT nếu công ty có cấu trúc vốn khác nhau thì EPS cũng
khác nhau:
• Cấu trúc vốn 100% Vốn cổ phần:
EBIT*(1 – T)
EPS =
Số lượng cổ phần thường
• Cấu trúc vốn gồm Nợ và Vốn cổ phần:
(EBIT – R)*(1 – T)
EPS =
Số lượng cổ phần thường
• Cấu trúc vốn gồm Cổ phần ưu đãi và Vốn cổ phần:
EBIT*(1 – T) - Lợi tức CPƯĐ
EPS =
Số lượng cổ phần thường
• Cấu trúc vốn gồm Nợ, Cổ phần ưu đãi và Vốn cổ phần:
(EBIT – R)*(1 – T) - Lợi tức CPƯĐ
EPS =
Số lượng cổ phần thường

11
2.3.2. Ví dụ - Nhận xét

Ví dụ 1: Công ty DC cần huy động $1 triệu để hoạt động và công ty


đang xem xét 2 cấu trúc vốn như sau:
Phương án A Phương án B
100% Vốn cổ phần thường 30% Nợ, 70% Vốn cổ phần thường

- Mệnh giá 1 Cổ phiếu là $50, Lãi suất vay nợ 15%, thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp 40%.
- EBIT dự kiến $200,000.
a. Với mục tiêu tối đa hóa EPS, công ty nên chọn phương án nào?
b. Nếu EBIT dự kiến giảm 20% thì quyết định tài trợ của công ty có bị
ảnh hưởng không.
c. Nếu EBIT dự kiến giảm 47.5% thì quyết định tài trợ của công ty có bị
ảnh hưởng không.

*Giải:
EBIT $200,000 $160,000 $105,000
EBIT*0.6
EPSA = $6 $4.8 $3.15
20,000
(EBIT – $105,000)*0.6
EPSB = $9.5 $5.5 $0
6,000

a. Với mục tiêu tối đa hóa EPS, công ty nên chọn cấu trúc vốn theo
phương án B.
b. Khi EBIT dự kiến giảm 20%:
- EPSA giảm 20%.
- EPSB giảm 42.11%.

12
ð EBIT giảm 20% thì EPSB giảm nhiều nhất nhưng Phương án B vẫn là
phương án tối đa hóa EPS.
c. Khi EBIT dự kiến giảm 47.5%:
- EPSA giảm 47.5%.
- EPSB giảm 100%.
ð EBIT giảm 47.5% thì EPSB giảm nhiều nhất (còn $0) và Phương án B
không còn là phương án tốt nhất nên quyết định tài trợ của công ty cũng
bị ảnh hưởng và theo chiều hướng không chấp nhận được.

*Nhận xét:

- Khi EBIT thay đổi thì EPS cũng thay đổi:


• Với Phương án A: Cấu trúc vốn được tài trợ bằng 100% Vốn cổ
phần thường, khi EBIT thay đổi 1 lần thì EPS thay đổi 1 lần nên
DFLA = 1 lần.
• Với Phương án B: Cấu trúc vốn được tài trợ bằng 70% Nợ và
30% Vốn cổ phần thường, khi EBIT thay đổi 1 lần thì EPS thay
đổi 2.11 lần nên DFLB = 2.11 lần.

Ví dụ 2: Công ty NE đang xem xét nguồn tài trợ tăng thêm $10,000.
Hiện nay công ty đang có $50,000 trái phiếu lãi suất coupon 12%/năm
và 10,000 cổ phần thường. Công ty có thể tìm nguồn tài trợ thông qua
việc phát hành trái phiếu với lãi suất 12%/năm hoặc là phát hành 1,000
cổ phần thường. Thuế suất thuế thu nhập 40%.
a. Lập bảng phân tích mối quan hệ EBIT – EPS cho hai phương thức tài
trợ trên.
b. Vẽ đồ thị EBIT – EPS cho hai phương thức tài trợ.
c. Ở mức EBIT nào phương thức tài trợ vốn cổ phần sẽ tốt hơn.
*Giải
a.

13
Ước tính các kế hoạch
Nguồn vốn Kế hoạch A (trái phiếu) Kế hoạch B (cổ phần)
Vay dài hạn $60,000 $50,000
Lãi vay hằng năm 0.12*$60,000 = $7,200 0.12*$50,000 = $6,000
Cổ phần thường 10,000 11,000

Với mức EBIT dự kiến là $30,000 và $40,000, ta có:

Kế hoạch A (trái phiếu) Kế hoạch B (cổ phần)


EBIT $30,000 $40,000 $30,000 $40,000
Chi phí lãi vay -$7,200 -$7,200 -$6,000 -$6,000
EBT $22,800 $32,800 $24,000 $34,000
Thuế (40%) -$9,120 -$13,120 -$9,600 -$13,600
Lợi nhuận ròng $13,680 $19,680 $14,400 $20,400
Số lượng cổ phần 10,000 10,000 11,000 11,000
EPS $1.37 $1.97 $1.31 $1.85

Kết hợp
EBIT
$30.000 $40.000
Kế hoạch tài trợ Thu nhập mỗi cổ phần - EPS
Kế hoạch A (trái phiếu) $1.37 $1.97
Kế hoạch B (cổ phần) $1.31 $1.85

14
b.

c. EBIT hòa vốn = $19,200. Khi EBIT dự kiến nhỏ hơn $19,200, thì
phương thức tài trợ bằng vốn cổ phần sẽ tốt hơn.
ð Công ty có cấu trúc vốn được tài trợ bằng nợ càng nhiều thì độ nghiêng
đòn bẩy tài chính càng lớn, thu nhập càng được khuếch đại nhưng rủi ro
cũng tăng lên.
2.3.3. Thuận lợi và bất lợi của đòn bẩy tài chính

- Sử dụng chi phí tài chính cố định (nợ và cổ phần ưu đãi) được xem là
sử dụng đòn bẩy tài chính, và nó luôn có tính 2 mặt:
+ Thuận lợi: Dưới tác động của đòn bẩy tài chính, nợ có khả năng
khuếch đại thu nhập cho chủ sở hữu với điều kiện là doanh nghiệp hoạt

15
động phải có lãi (EBIT > 0) và phải thừa khả năng trả lãi vay cho chủ nợ
EBIT
( > Lãi suất vay nợ).
Tổng tài sản
+ Bất lợi: Nếu không đảm bảo được các điều kiện trên thì dưới tác
động của đòn bẩy tài chính, nợ sẽ đẩy thu nhập của chủ sở hữu xuống
thấp. Nghiêm trọng nhất là khi doanh nghiệp hoạt động bị lỗ, nợ đưa
doanh nghiệp vào tình trạng phá sản.
3. Rủi ro tổng thể

3.1 Phân tích đòn bẩy tổng hợp


3.1.1. Khái niệm đòn bẩy tổng hợp

16
- Rủi ro tổng thể được đo lường thông qua độ nghiêng của đòn cân tổng
hợp.

- Đòn bẩy tổng hợp là việc sử dụng cùng một lúc hai đòn bẩy là đòn bẩy
kinh doanh và đòn bẩy tài chính trong nỗ lực khuếch đại thu nhập cho
chủ sở hữu.

- Nó tiêu biểu cho độ phóng đại của gia tăng (hay sụt giảm) doanh thu
thành gia tăng (hay sụt giảm) tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ
phần, do việc doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bẩy.

3.1.2. Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp - Công thức


- Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp (DTL) đánh giá độ nhạy cảm của EPS
khi doanh thu thay đổi, cụ thể DTL đo lường số lần thay đổi của EPS
dưới tác động của việc thay đổi một lần doanh thu.
- Công thức xác định DTL:
∆EPS
Tỷ lệ % thay đổi của EPS EPS
DTL = =
Tỷ lệ % thay đổi của doanh thu ∆Doanh thu
Doanh thu
DTL = DOL*DFL
+ Một số công thức khác
ü Cấu trúc vốn được tài trợ bằng cổ phần thường và nợ
Doanh thu – Biến phí
DTL =
EBIT – R
ü Cấu trúc vốn được tài trợ bằng cổ phần thường và nợ và cổ phần
ưu đãi
Doanh thu – Biến phí
DTL =
Lợi tức CPƯĐ
EBIT – R –
1 – T
17
3.1.3. Ví dụ

Ví dụ 1: Công ty sản xuất xe đạp có đơn giá bán là $50, chi phí biến đổi
đơn vị là $25 và chi phí cố định là $100,000. Giả sử thêm rằng công ty
sử dụng nguồn tài trợ từ nợ vay $200,000 với lãi suất 8%/năm và thuế
suất thu nhập của công ty là 40%. DTL ở mức sản lượng 8000 chiếc là :
Doanh thu – Biến phí
DTL =
EBIT – R
8,000*!$50 – $25"
= = 2.38 (lần)
8,000*!$50 – $25" – $100,000 – $16,000

Ví dụ 2: Một công ty hiện có doanh số là $2,000,000. Các biến phí của


công ty bằng 70% doanh số, định phí là $100,000 và chi phí lãi vay hằng
năm là $50,000. Nếu doanh số của công ty tăng 10% thu nhập từ hoạt
động của công ty sẽ tăng bao nhiêu và thu nhập của cổ đông sẽ tăng bao
nhiêu?

EBIT = Doanh thu – Tổng chi phí hoạt động trong kỳ


= $2,000,000 – $100,000 – $1,400,000 = $500,000
EBIT + F $500,000 + $100,000
DOL = = = 1.2 (lần)
EBIT 500,000
EBIT $500,000
DFL = = = 1.11 (lần)
EBIT – R $500,000 – $50,000

DTL = DOL*DFL = 1.2*1.11 = 1.33

ð Nếu doanh số tăng 10% thì EBIT tăng 12% và EPS tăng 13.3%.

18
4. EPS, tính khả biến doanh thu, rủi ro và tài sản cổ đông:

- Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp do doanh nghiệp sử dụng là một số đo


tổng khả biến của EPS theo các chi phí hoạt động cố định và chi phí tài
chính cố định khi doanh thu thay đổi.
- Các chi phí này có thể được kết hợp theo nhiều các khác nhau để đạt
được một DTL mong muốn. Nói cách khác là có sự đánh đổi giữa DOL
và DFL khi doanh nghiệp cân nhắc đến rủi ro tổng thể.
- Vì DTL là một hàm số của DOL và DFL nên nếu doanh nghiệp có
DOL tương đối cao và mong muốn đạt đến mức rủi ro tổng thể DTL
mục tiêu nào đó thì doanh nghiệp có thể bù trừ mức DOL cao này với
một DFL thấp và ngược lại.
Ví dụ: Những doanh nghiệp có chi phí đầu tư vào tài sản cố định lớn
như doanh nghiệp vận tải biển, hang không, doanh nghiệp thủy điện…
thường có DOL cao nên cân nhắc nguồn tài trợ để tránh DFL gia tăng
khiến DTL bị phóng đại lên và rủi ro tổng thể của doanh nghiệp gia
tăng.
ð Tóm lại: Một doanh nghiệp sử dụng các số lượng đòn bẩy “quá mức” sẽ
phải trả chi phí cao hơn cho nợ và cổ tức ưu đãi. Các chi phí này sẽ bù
trừ lợi nhuận đạt được từ việc sử dụng đòn bẩy. Cuối cùng việc sử dụng
đòn bẩy “quá mức” sẽ làm giá thị trường của doanh nghiệp sụt giảm.

19
NGUỒN THAM KHẢO

& Sách tham khảo


- “Tài chính doanh nghiệp – Vũ Việt Quảng 2017, Nhà xuất
bản Kinh tế”
- “Principle of Managerial Finance – Lawrence J. Gitman and
Chad J. Zutter”
: Web tham khảo
- academia.edu
- brainstudy.info

- HẾT -

20

You might also like