You are on page 1of 38

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Khái quát về biến động chi phí................................................................................2
1.1 Khái niệm biến động chi phí..............................................................................2
1.2 Các nguyên nhân gây biến động chi phí...........................................................3
1.2.1 Nguyên nhân gây biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp................................3
1.2.2 Nguyên nhân gây biến động chi phí nhân công trực tiếp........................................3
1.2.3 Nguyên nhân gây biến động chi phí sản xuất chung...............................................4
1.3 Kiểm soát chi phí dựa vào chi phí định mức...................................................6
2. Phân tích biến động chi phí....................................................................................7
2.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...................................7
2.1.1 Biến động về giá......................................................................................................7
2.1.2 Biến động về lượng..................................................................................................8
2.2 Phân tích biến động chi phí nhân công..........................................................10
2.2.1 Biến động về giá nhân công trực tiếp....................................................................10
2.2.2 Biến động về lượng nhân công trực tiếp...............................................................10
2.2.3 Đánh giá biến động chi phí nhân công trực tiếp...................................................10
2.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung.................................................12
2.3.1 Phương pháp phân tích bốn biến động................................................................13
2.3.2 Phương pháp phân tích ba biến động...................................................................16
2.3.3 Phương pháp phân tích hai biến động..................................................................17
2.3.4 Ví dụ minh họa cho 3 phương pháp......................................................................17
3. Kế toán các chênh lệch thực tế so với định mức..................................................21
3.1 Kế toán chênh lệch nguyên vật liệu trực tiếp.................................................21
3.1.1 Kế toán chênh lệch giá nguyên vật liệu trực tiếp.................................................21
3.1.2 Kế toán chênh lệch lượng nguyên vật liệu trực tiếp..............................................22
3.2 Kế toán chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp............................................23
3.3 Kế toán chênh lệch chi phí sản xuất chung....................................................25
3.4 Kế toán xử lý chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức.............27
3.4.1 Trường hợp chênh lệch nhỏ (không trọng yếu).....................................................27
3.4.2 Trường hợp chênh lệch lớn (trọng yếu)................................................................27
KẾT LUẬN.................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Nguyên nhân gây ra biến động về giá CPNVLTT............................................8
Hình 2: Nguyên nhân gây ra biến động về lượng CPNVLTT........................................8
Hình 3: Sơ đồ các bước tính biến động CPNCTT........................................................10
Hình 4: Biến động về giá CPNCTT..............................................................................11
Hình 5: Biến động về lượng CPNCTT.........................................................................11
Hình 6: Mô hình biến động của biến phí SXC.............................................................13
Hình 7: Mô hình biến động cho định phí SXC.............................................................15
Hình 8: : Sơ đồ kế toán chênh lệch giá NVLTT...........................................................22
Hình 9: Sơ đồ kế toán chênh lệch lượng NVLTT........................................................23
Hình 10: Sơ đồ kế toán chênh lệch CPNCTT...............................................................24
Hình 11: Tổng quát quy trình Kế toán chênh lệch CPSXC..........................................26
Hình 12: Sơ đồ xử lý chênh lệch của khoản mục không trọng yếu..............................27
Hình 13: Sơ đồ kế toán xử lý CL giá............................................................................28
Hình 14: Sơ đồ KT xử lý các TK chênh lệch còn lại sau khi xử lý TK CLGVL.........28
DANH MỤC VIẾT TẮT

ST Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


T
1 BĐ Biến động
2 BPSCX TT Biến phí sản xuất chung thực tế
3 CLCPSXC Chênh lệch chi phí sản xuất chung
4 CLGLĐ Chênh lệch giá lao động
5 CLGNVL Chênh lệch giá nguyên vật liệu
6 CLLLĐ Chênh lệch lượng lao động
7 CLLNVL Chênh lệch lượng nguyên vật liệu
8 CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
9 CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
10 CP SXC Chi phí sản xuất chung
11 DT Dự toán
12 ĐPSCX TT Định phí sản xuất chung thực tế
13 GVHB Giá vốn hàng bán
14 LĐTT Lao động trực tiếp
15 MĐHĐ ĐM Mức độ hoạt động định mức
16 MĐHĐ TT Mức độ hoạt động thực tế
17 PP Phương pháp
18 PS Phát sinh
19 PTNB Phải trả người bán
20 PTNLĐ Phải trả người lao động
21 SLTT Sản lượng thực tế
LỜI MỞ ĐẦU
Chi phí có vai trò quan trọng để quản lý doanh nghiệp bởi đây là cơ sở để doanh
nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất. Qua phân tích biến động chi phí sản
xuất, nhà quản trị xác định nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so
với tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây
dựng phương án hoạt động mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Muốn đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải có
biện pháp quản trị chi phí, để từ đó xác định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù
hợp nhằm kiểm soát chi phí.

Chương này tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến kiểm tra, đánh giá tình
hình quản lý các loại chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sau khi nghiên cứu
chương này, người đọc có thể:

 Nắm bắt các khái niệm liên quan đến biến động chi phí.
 Hiểu được các nguyên nhân gây biến động chi phí.
 Phân tích được biến động các loại chi phí khác nhau và cách kiểm soát biến chi
phí dựa vào chi phí định mức.
 Biết được cách xử lý chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức.

1
1. Khái quát về biến động chi phí

1.1 Khái niệm biến động chi phí

Chi phí định mức được xem là một thang đo để đo lường việc thực hiện chi phí trong
thực tế sản xuất kinh doanh. Chi phí định mức được các nhà quản trị xây dựng cho các
khoản mục cấu tạo nên giá thành sản phẩm.

Biến động chi phí là sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức, dùng để
chỉ các loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng với quy mô sản lượng đồng thời là
khoản tiền trả cho các đầu vào nhân tố biến đổi như nguyên liệu, lao động…

Phần lớn các khoản mục chi phí sản xuất bị biến động là những chi phí khả biến như
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
khả biến.

Tất cả những loại chi phí này đều bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là giá và lượng:

 Biến động về giá là sự chênh lệch giữa giá đơn vị thực tế với giá đơn vị dự toán
nhân với sản lượng sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ thực tế (như sản lượng
bán, mua hoặc sử dụng).
 Biến động về lượng là sự chênh lệch giữa khối lượng thực tế và khối lượng dự
toán nhân với giá dự toán.

Đối với từng khoản mục chi phí mà tên gọi các biến động có thể thay đổi:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:


+ Biến động giá nguyên liệu
+ Biến động lượng nguyên liệu
 Chi phí nhân công trực tiếp:
+ Biến động giá lao động
+ Biến động năng suất
 Chi phí sản xuất chung:
+ Biến động chi phí
+ Biến động năng suất

Biến động chung = Tổng chi phí thực tế - Tổng chi phí định mức

 Biến động chung > 0: Chi phí thực tế lớn hơn chi phí định mức.

→ Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả (biến động bất lợi).
 Biến động chung < 0: Chi phí thực tế nhỏ hơn chi phí định mức .

→ Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn so với định mức đề ra (Biến động
hiệu quả).

1.2 Các nguyên nhân gây biến động chi phí

1.2.1 Nguyên nhân gây biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí phát sinh có liên quan tới nguyên
vật liệu, nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực
hiện lao vụ, dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bị ảnh hưởng lớn bởi hai yếu tố chính: lượng nguyên
vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu.
 Nhân tố giá:
+ Biến động giá mua.
+ Biến động chi phí thu mua, vận chuyển.
+ Thay đổi phương thức thu mua.
+ Thay đổi chất lượng nguyên vật liệu.
 Nhân tố lượng:
+ Thay đổi chất lượng, quy cách nguyên vật liệu sử dụng.
+ Hiệu quả quản lý nguyên vật liệu, quản lý sản xuất tại phân xưởng.
+ Trình độ tay nghề công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị.
+ Hao hụt nguyên vật liệu trong sản xuất.

1.2.2 Nguyên nhân gây biến động chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) là phần giá trị tương xứng với sức lao động
mà nhân công đã bỏ ra để thực hiện sản xuất mang lại lợi nhuận cho công ty.
Chi phí nhân công trực tiếp bị ảnh hưởng lớn bởi hai yếu tố chính: Lượng lao động
(Là lượng lao động hay thời gian lao động của NCTT) và đơn giá lao động (Là đơn
giá lao động hay định mức đơn giá tiền lương cho một giờ lao động trực tiếp).
Biến động giá nhân công là khoản chênh lệch giữa chi phí nhân công dự kiến và chi
phí nhân công thực tế.
Biến động lượng nhân công là khoản chênh lệch giữa số giờ lao động thực tế với số
giờ lao động dự kiến. Biến động lượng định mức nhân công còn được gọi là biến động
giờ lao động.

Nguyên nhân chênh lệch NCTT và ảnh hưởng:

 Nguyên nhân gây biến động lượng nhân công trực tiếp:

+ Sự thay đổi cơ cấu lao động (Nhân công có tay nghề cao/thấp => thời gian để
hoàn thành sản phẩm nhanh/chậm hơn).
+ Năng suất lao động của từng bậc thợ thay đổi.
+ Điều kiện sản xuất như: tình hình cung ứng NVL, tình trạng hoạt động của
máy móc thiết bị, tay nghề công nhân thay đổi.
+ Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng thay đổi như: tổ chức thi đua,
khen thưởng, kỷ luật.
+ Chính sách trả lương cho công nhân thay đổi.
=> Biến động năng suất lao động thuộc về trách nhiệm của quản đốc phân xưởng. Tuy
nhiên, biến động này cũng có thể thuộc trách nhiệm của bộ phận thu mua nếu NVL
mua vào kém chất lượng làm tăng lượng thời gian lao động tiêu hao.

 Nguyên nhân gây biến động giá nhân công:

+ Đơn giá tiền lương thay đổi (đơn giá tiền lương trên thị trường thay đổi theo
hướng tích cực hay tiêu cực đối với doanh nghiệp).
+ Do thay đổi cơ cấu lao động (Nhân công có trình độ, tay nghề cao/thấp =>
tiền lương phải trả cho công nhân có thể cao/thấp).
+ Do phát sinh thời gian làm việc ngoài giờ (Đơn giá tiền lương ngoài giờ cao
hơn đơn giá tiền lương trong giờ làm việc bình thường).
=> Biến động giá thuộc về trách nhiệm của bộ phận tuyển dụng.

1.2.3 Nguyên nhân gây biến động chi phí sản xuất chung

Biến động chi phí sản xuất chung sẽ phải chịu ảnh hưởng của biến động định phí và
biến phí, trong đó:

Biến phí:

 Biến động chi tiêu (Biến động do thay đổi đơn giá biến phí SXC) do:
→ Đơn giá nguyên vật liệu gián tiếp, giá nhiên liệu, năng lượng, giá lao động gián
tiếp,... thay đổi. Điều này là do:
+ Mức giá thu mua, tuyển dụng thay đổi.
+ Phương thức thu mua thay đổi.
+ Chi phí thu mua, tuyển dụng thay đổi.
+ Giá cả thị trường thay đổi.
+ Sự lãng phí hoặc sử dụng quá định mức nguyên vật liệu gián tiếp, lao động
gián tiếp làm cho chi phí trên một mức độ hoạt động tăng.
→ Gọi là biến động chi tiêu vì nó chịu ảnh hưởng của cả 2 nhân tố lượng và
giá.
 Biến động năng suất:
→ Gọi là biến động năng suất vì khi năng suất lao động thay đổi tức là mức độ
hoạt động thay đổi làm cho biến phí sản xuất chung thay đổi. Năng suất lao động
thay đổi là do (tương tự như chất lượng năng suất của chi phí nhân công trực tiếp):
+ Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị.
+ Tình trạng cung cấp nguyên vật liệu. Nếu cung cấp không kịp thời sẽ kéo dài
thời gian sản xuất.
+ Tình trạng hoạt động của công nhân sản xuất: tay nghề công nhân, tình trạng
sức khỏe, tâm lý.
+ Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng như: tổ chức thi đua, khen
thưởng, kỷ luật.
+ Điều kiện nơi làm việc: ánh sáng, sự thông thoáng, cách bố trí máy móc.
→ Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ giải thích các chênh lệch năng suất.
Định phí:

 Biến động chi tiêu:


Có thể do sự tính toán sai lệch về mức giá định phí trong kỳ do sự thay đổi giá cả
chung trên thị trường hay tình hình lạm phát từ đó làm sai lệch định phí dự toán.
Do đó, bộ phận lập dự toán chi phí phải giải thích những nguyên nhân dẫn đến
những sai lệch này.
 Biến động khối lượng:
Do số lượng sản phẩm sản xuất thực tế biến động so với số lượng sản phẩm sản
xuất ở mức công suất bình thường.

1.3 Kiểm soát chi phí dựa vào chi phí định mức

Chi phí định mức hay còn gọi là chi phí tiêu chuẩn (standard cost) là sự ước lượng chi
phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Chi phí định mức được thiết lập cho từng khoản
mục chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung.
Xây dựng định mức chi phí sản xuất:

 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được xây dựng dựa vào định mức
lượng nguyên vật liệu tiêu hao và định mức giá của nguyên vật liệu.

+ Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh lượng nguyên liệu tiêu
hao ước tính để sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả lượng hao hụt cho phép
trong quá trình sản xuất.
+ Định mức về giá nguyên liệu trực tiếp: phản ánh giá phí cuối cùng của một
đơn vị nguyên liệu trực tiếp, bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua trừ đi
chiết khấu mua hàng được hưởng.
 Định mức chi phí nhân công trực tiếp: được biểu thị thông qua định mức giá
của một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian lao động trực tiếp
để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
+ Định mức giá lao động trực tiếp: Chi phí tiền lương ước tính cho một giờ lao
động trực tiếp, bao gồm tiền lương, tiền công của người lao động, các khoản
phụ cấp và những chi phí khác liên quan đến lao động.
+ Định mức về thời gian lao động: lượng thời gian tiêu chuẩn cần thiết để sản
xuất một đơn vị sản phẩm. Bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi, giải quyết các nhu
cầu cá nhân, lau chùi máy và thời gian chết máy.
 Định mức chi phí sản xuất chung: được xây dựng theo chi phí sản xuất chung
biến đổi và cố định, nhằm phục vụ cho việc phân tích biến động chi phí sản
xuất chung.
+ Định mức chi phí sản xuất chung biến đổi:
o Định mức lượng: Số giờ lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản
phẩm.
o Định mức giá: Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung biến đổi (phản
ánh đơn giá sản xuất chung biến đổi tính cho một giờ lao động).

+ Định mức chi phí sản xuất chung cố định: được xây dựng tương tự như định
mức chi phí sản xuất chung biến đổi.
2. Phân tích biến động chi phí
Ý nghĩa của việc phân tích biến động chi phí là:

 Giúp nhà quản trị xác định được các nhân tố ảnh hưởng, từ đó có thể kiểm soát
được chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.
 Dựa vào những phân tích, biến động để định hướng sử dụng chi phí một cách
tối ưu, dễ dàng trong việc lập kế hoạch để quản lý.

2.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Direct Materials Cost) là những chi phí phát sinh có
liên quan tới nguyên vật liệu, nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất, chế tạo
sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.

Trong quy trình sản xuất, khoản mục Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục
thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng Chi phí. Biến động chi phí NVL trực tiếp bị ảnh
hưởng bởi hai yếu tố là lượng tiêu hao NVL và giá NVL:

Tổng mức biến động chi phí NVLTT = Chi phí NVLTT thực tế - Chi phí

NVLTT cho phép phát sinh = Biến động mức tiêu hao NVL

+ Biến động về giá NVL

Ngoài ra biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường khó kiểm soát vì vậy
doanh nghiệp cần thường xuyên phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu theo số
lượng, đơn giá theo quý hoặc theo tháng.
2.1.1 Biến động về giá

Biến động giá nguyên vật liệu là chênh lệch giữa giữa thực tế và dự toán giá nguyên
vật liệu, tính cho khối lượng vật liệu thực tế sử dụng:

Biến động về giá NVL = (Giá NVL thực tế - Giá định mức) * Mức tiêu hao thực
tế

Trong đó nếu:

• Chi phí thực tế < Chi phí dự kiến → Biến động có lợi

• Chi phí thực tế > Chi phí dự kiến → Biến động bất lợi
Hình 1: Nguyên nhân gây ra biến động về giá CPNVLTT
2.1.2 Biến động về lượng

Biến động mức tiêu hao NVL TT (hay còn gọi là biến động về lượng NVL TT) là
chênh lệch giữa thực tế và dự toán mức tiêu hao nguyên vật liệu cho khối lượng sản
xuất thực tế:

Biến động mức tiêu hao NVL = (Mức tiêu hao thực tế - Mức tiêu hao định mức)

* Đơn giá định mức

Tổng sản lượng tiêu hao = Sản lượng tiêu thụ * Mức tiêu hao

Trong đó:

• Số lượng sử dụng thực tế < Số lượng sử dụng dự kiến → Biến động có lợi

• Số lượng sử dụng thực tế > Số lượng sử dụng dự kiến → Biến động bất lợi

Hình 2: Nguyên nhân gây ra biến động về lượng CPNVLTT

Việc kiểm soát giá và kiểm soát lượng thuộc về trách nhiệm của những nhà quản lý
khác nhau. Trưởng phòng thu mua có trách nhiệm chất lượng không tốt về giá
NVLTT, quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm chất lượng không tốt về lượng
NVLTT.
Đôi khi bộ phận thu mua phải chịu trách nhiệm biến động không tốt về lượng do họ cố
gắng để tìm mua NVL với giá rẻ song chất lượng NVL không được đảm bảo, không
phù hợp để sử dụng trên dây chuyền sản xuất và kết quả là làm tăng lượng tiêu hao.

Để minh họa cho việc tính toán biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhóm
chúng em có ví dụ sau:

Ví dụ minh họa:

Công ty sản xuất đồ may mặc áo thun XYZ có bảng số liệu như sau:

Trong kỳ công ty nhập kho 1000 m vải với giá thành là 46.000đ/m (bao gồm chi phí
vận chuyển, bốc vác, đã trừ chiết khấu).

Trong kỳ công ty sản xuất 1200 cái áo thun với 1000m vải đã nhập kho.

Khoản mục Chi phí NVL trực tiếp

Định mức 0.8m/áo

Giá thành định mức sản phẩm 45.000đ/m

Chi phí sản xuất định mức 75.000/sp

Giải:

Lượng vải tiêu chuẩn dùng để sản xuất 1200 sản phẩm áo thun là 960 mét vải
(1200*0.8 = 960).

Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng của công ty XYZ được tính
toán là:

Biến động về giá: 1000*(46.000-45.000) = 1.000.000 (đồng) (không lợi nhuận).

Biến động về lượng : 45.000*(1000-960) = 180.000 (đồng) (không lợi nhuận).

Tổng biến động chi phí NVL TT: 1.000.000 + 180.000 = 1.180.000 (đồng).

Nhận xét:

Nếu biến động về giá NVL TT là không lợi nhuận, nguyên nhân có thể là do công ty
mua nguyên liệu với giá thực tế cao hơn mức giá định mức, ngoài ra có thể do yếu tố
khác như phương pháp tính giá xuất kho của công ty XYZ sử dụng thì sẽ cho ra những
kết quả khác nhau về đơn giá NVL và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả để
tính.

Biến động về lượng nguyên liệu trực tiếp cũng là một biến động không thuận lợi vì
lượng nguyên liệu thực tế sử dụng cao hơn lượng nguyên liệu định mức cho phép.
Biến động này có thể do các nguyên nhân như: máy móc hoạt động không tốt, chất
lượng của nguyên liệu, công nhân không lành nghề, v.v…

Việc phân tích những biến động nói trên cần được tiến hành càng sớm càng tốt nhằm
phát hiện kịp thời những điều không hợp lý để điều chỉnh. Các biến động này thuộc
trách nhiệm của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Biến động về giá thuộc
trách nhiệm của bộ phận cung ứng nguyên vật liệu, trong khi biến động về lượng
thuộc bộ phận quản lý sản xuất. Nhưng có một số trường hợp khi bộ phận cung ứng
mua nguyên vật liệu với chất lượng thấp và giá rẻ để tiết kiệm chi phí, điều này đã gây
ra tình trạng tăng lượng tiêu hao thì trách nhiệm về việc giảm hiệu quả sử dụng
nguyên vật liệu sẽ thuộc về bộ phận cung ứng.

2.2 Phân tích biến động chi phí nhân công

Sơ đồ mô tả các bước tính biến động chi phí nhân công

Hình 3: Sơ đồ các bước tính biến động CPNCTT


2.2.1 Biến động về giá nhân công trực tiếp

Biến động giá NCTT = Tổng số giờ lao động trực tiếp thực tế * (Đơn giá lao động
thực tế – Đơn giá lao động định mức)
2.2.2 Biến động về lượng nhân công trực tiếp

Biến động lượng NCTT = (Tổng số giờ thực tế - Tổng số giờ định mức) * Đơn giá
định mức
2.2.3 Đánh giá biến động chi phí nhân công trực tiếp

 Biến động giá nhân công trực tiếp


Chi phí nhân công thực tế < Chi phí nhân công dự kiến → Biến động có lợi

Chi phí nhân công thực tế > Chi phí nhân công dự kiến → Biến động bất lợi

Hình 4: Biến động về giá CPNCTT

 Biến động lượng nhân công trực tiếp

Số giờ làm việc thực tế < số giờ làm việc dự kiến → Biến động có lợi

Số giờ làm việc thực tế > số giờ làm việc dự kiến → Biến động bất lợi

Hình 5: Biến động về lượng CPNCTT

=> Biến động giá định mức nhân công và biến động lượng định mức nhân công có
liên quan đến nhau. Ví dụ: Sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao hơn có thể dẫn đến
biến động giá định mức bất lợi nhưng lại tạo ra biến động lượng định mức có lợi.

Ví dụ minh họa:

Định mức thời gian nhân công trực tiếp tiêu hao cho mỗi sản phẩm là 2 giờ công, đơn
giá tiền lương định mức là 45.000đ/h.

Trong kỳ, công ty sản xuất được 1000 sản phẩm và đã sử dụng 1950 giờ công, nhân
công trực tiếp với đơn giá tiền lương thực tế bình quân là 50.000đ/h.

a/ Biến động giá nhân công trực tiếp

b/ Biến động lượng nhân công trực tiếp

c/ Tổng biến động chi phí nhân công trực tiếp


Giải:

a/ Biến động giá nhân công trực tiếp

= 1950 x (50.000 - 45.000) = 9.750.000

=> Biến động bất lợi

b/ Biến động lượng nhân công trực tiếp

= (1950 - 2000) x 45.000 = -2.250.000

=> Biến động có lợi

c/ Tổng biến động chi phí nhân công trực tiếp

= 9.750.000 + (-2.250.000) = 7.500.000

=> Biến động bất lợi

2.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Trong thực tế, so với các loại chi phí khác, chi phí sản xuất chung là một loại chi phí
khá phức tạp trong lập dự toán và phân tích vì được cấu thành từ nhiều loại chi phí.

Khi thực hiện phân tích, cần chú ý các đặc điểm như sau:

 Chi phí SXC là loại chi phí gián tiếp, nên được tính vào giá thành của sản
phẩm theo sự phân bổ bằng một tiêu thức hợp lý. Các tiêu thức thường là: Số
giờ lao động trực tiếp, Số giờ máy chạy, Tiền lương công nhân trực tiếp sản
xuất,...

=> Khi áp dụng tiêu thức phân bổ khác nhau thì có thể làm kết quả phân bổ chi phí
SXC cho các sản phẩm sẽ khác nhau và việc này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả phân
tích.

 Chi phí SXC đối với từng doanh nghiệp cụ thể sẽ có thể bao gồm nhiều loại chi
phí khác nhau về tính chất, do đó sẽ không thể áp dụng một mô hình duy nhất
nào để phân tích loại chi phí này.

 Chi phí SXC bao gồm 2 loại chính:

+ Biến phí (CP khả biến) - các loại chi phí chịu ảnh hưởng của nhân tố lượng
và giá: nguyên vật liệu phụ, năng lượng, nhiên liệu, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.

+ Định phí (CP bất biến) - các loại chi phí không chịu ảnh hưởng của nhân tố
lượng và giá: khấu hao máy móc và nhà xưởng, tiền lương bộ phận quản lý
phân xưởng, bảo hiểm...
=> Như trên trên đã nhắc đến, biến phí và định phí sẽ áp dụng các phương pháp phân
tích khác nhau. Kỹ thuật phân tích biến phí sản xuất chung tương tự như CPNVLTT
và CPNCTT . Và nếu áp dụng sai phương pháp thì sẽ có những kết quả phân tích sai
lệch và nhận xét sai lệch, thậm chí trái ngược với tình hình thực tế.

Để thực hiện phân phân tích cho chi phí SXC, sẽ có các phương pháp chủ yếu như:
Phương pháp phân tích hai biến động, ba biến động, bốn biến động.

2.3.1 Phương pháp phân tích bốn biến động

Phân tích biến động biến phí sản xuất chung:

Sự biến động của tổng biến phí SXC thực tế so với định mức có thể chia thành hai
loại:

 Biến động chi tiêu: Giá cả thực tế tăng lên so với giá định mức trong dự toán
linh hoạt. Là sự lãng phí hoặc sử dụng vượt quá định mức của chi phí SXC.

 Biến động năng suất: Tình trạng máy móc; tình hình cung cấp NVL; tình trạng
lao động của công nhân... Nguyên nhân có thể do giá lao động phụ tăng hoặc
do việc sử dụng lao động phụ không tốt, mọi sự gia tăng đơn giá phân bổ thực
tế so với định mức đều được xem là không tốt.

Vì biến phí sản xuất chung có nhiều khoản mục nên thông thường khi phân tích biến
phí sản xuất chung người ta lập một bảng tính toán tổng hợp các biến động và gọi đó
là báo cáo thực hiện dự toán biến phí sản xuất chung.
Hình 6: Mô hình biến động của biến phí SXC

* Tại mô hình biến phí này:

 Cột BPSXC ĐM phân bổ cho SLTT áp dụng cho doanh nghiệp tính giá thành
theo chi phí định mức.

 Cột BPSXC định mức phân bổ cho SLTT bằng với cột BPSXC theo dự toán
linh hoạt ở MĐHĐ ĐM cho SLTT.

 Mức độ hoạt động = Qi * ti (i tuỳ thực tế hoặc định mức tính cho sản lượng
nào).

Trong đó:

 Q1: sản lượng thực tế

 t1: số giờ máy hoặc số giờ lao động thực tế/ 1 sản phẩm

 b1: đơn giá phân bổ BPSXC thực tế (theo giờ máy hoặc giờ lao động)
 t0: số giờ máy hoặc số giờ lao động định mức/ 1 sản phẩm

 b0: đơn giá BPSXC định mức

Phân tích biến động định phí sản xuất chung:

Định phí là những chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động. Điều này dẫn đến
một sự khác biệt cơ bản so với biến phí là: đối với biến phí thì biến phí đơn vị sẽ
không thay đổi khi mức hoạt động thay đổi, trong khi định phí đơn vị sẽ thay đổi khi
mức độ hoạt động thay đổi (trong phạm vi phù hợp).

Vì vậy, đối với định phí sản xuất chung cần phải có một phương pháp tiếp cận khác
hơn so với phương pháp phân tích biến động biến phí sản xuất chung.

Định phí sản xuất chung bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố sau đây:

 Biến động dự toán phản ánh chênh lệch giữa định phí SXC phát sinh thực tế so
với định phí SXC dự toán. Được sử dụng để đánh giá thành quả kiểm soát định
phí SXC.

o Nếu biến động dương (+): Biến động xấu → Doanh nghiệp không có lợi.

→ Lãng phí do: Định phí SXC thực tế > dự toán (do giá các khoản mục
CP trong định phí SXC tăng, phân xưởng sử dụng các dịch vụ sản xuất
nhiều hơn dự toán...).

o Nếu biến động âm (-): Biến động tốt → Doanh nghiệp có lợi

→ Tiết kiệm trong việc sử dụng nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất (do
giá giảm hoặc sử dụng các dịch vụ tiết kiệm hơn).

 Biến động khối lượng sản xuất: chênh lệch giữa định phí SXC phân bổ định
mức so với định phí SXC dự toán ban đầu. Phát sinh do khối lượng sản xuất
thực tế khác với khối lượng sản xuất ở dự toán.

o Nếu biến động dương (+): biến động tốt → DN có lợi về mặt chi phí

→ Do mức hoạt động thực tế > dự toán (Mặc dù định phí SXC phân bổ
nhiều hơn nhưng sẽ làm tăng lợi nhuận).

o Nếu biến động âm (-): biến động xấu

→ Do mức hoạt động thực tế < dự toán, giảm lợi nhuận.

 Biến động khối lượng sản xuất là biến động ngoài tầm kiểm soát nên để có kết
quả phân tích có ý nghĩa thực tế, biến động hiệu suất thường thể hiện bằng việc
đo lường theo đơn vị vật chất hơn là tiền tệ.
Hình 7: Mô hình biến động cho định phí SXC
* Tại mô hình định phí này:

 Cột ĐPSXC ĐM phân bổ cho SLTT vấn áp dụng cho doanh nghiệp tính giá
thành theo chi phí định mức.

 Cột ĐPSXC theo dự toán linh hoạt ở MĐHĐ thực tế bằng với cột ĐPSXC theo
dự toán linh hoạt ở MĐHĐ ĐM cho SLTT.

 Mức độ hoạt động = Qi * ti (i tuỳ thực tế hoặc định mức tính cho sản lượng
nào).

Trong đó:

 Q1: sản lượng thực tế

 t1: số giờ máy hoặc số giờ lao động thực tế/ 1 sản phẩm

 đ1: đơn giá phân bổ ĐPSXC thực tế (theo giờ máy hoặc giờ lao động)

 Q0: Mức sản lượng bình quân của nhiều năm, năng lực sản xuất thông thông
thường.

 t0: số giờ máy hoặc số giờ lao động định mức/ 1 sản phẩm

 đ0: đơn giá ĐPSXC định mức

2.3.2 Phương pháp phân tích ba biến động

Theo phương pháp phân tích ba biến động, cụ thể về 3 biến động của tổng chi phí sản
xuất chung, sẽ bao gồm:

 Biến động của riêng biến phí sản xuất chung:

+ Biến động năng suất

 Biến động của riêng định phí sản xuất chung:

+ Biến động khối lượng sản xuất

 Biến động cho chung cho cả biến phí và định phí SXC

+ Biến động chi tiêu

=> Đối với phương pháp phân tích 4 biến động yêu cầu phải phân chia rõ ràng và cụ
thể ra thành các mục biến động nhỏ trong biến phí, định phí, do đó thông tin phân tích
được cung cấp về các biến động đó sẽ chi tiết và cụ thể hơn. Tuy nhiên, nếu việc sử
dụng kết quả phân tích để lấy thông tin quản lý chi phí mà chỉ cần một lượng ít thông
tin hữu ích, thì các đơn vị sử dụng phương pháp phân tích 3 biến động là đủ.
2.3.3 Phương pháp phân tích hai biến động

Phân tích hai biến động là phân tích chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung thực
tế phát sinh và tổng chi phí sản xuất chung phân bố (định mức) thành 2 biến động là:
biến động dự toán và biến động khối lượng sản xuất.

2.3.4 Ví dụ minh họa cho 3 phương pháp

Thông qua ví dụ minh họa sau để hiểu được phương pháp này:

Ví dụ minh họa:

Một doanh nghiệp sản xuất tủ gỗ, cung cấp một số thông tin dự toán đầu kỳ như sau:

 Đơn giá Biến phí SXC định mức: 8.250 đ/giờ lao đông trực tiếp (LĐTT).

 Định phí SXC là 26.000.000 đ/tháng. MĐHĐ định mức (thông thường) là
2.000 giờ LĐTT/ tháng.

 Trong tháng số lượng sản phẩm thực tế sản xuất là 110 sp, doanh nghiệp đã sử
dụng 2.420 giờ lao động thực tế. Biến phí SXC thực tế là 20.328.000 đồng,
Định phí SXC thực tế là 27.500.000 đồng, mức độ hoạt động (MĐHĐ) định
mức: 20 giờ/sp.

Yêu cầu:

a)Thực hiện tính các biến động thông qua các phương pháp trên.

b) Nêu ý nghĩa mỗi biến động ở mỗi phương pháp.

Giải:

a) Thực hiện tính các biến động thông qua các phương pháp trên.

PP phân tích 4 biến động:

Biến động biến phí SXC:

 Biến động chi tiêu

= BPSXC thực tế - BPSXC theo dự toán linh hoạt ở MĐHĐ thực tế

= Q1*t1*(b1-b0) = Q1*t1*b1 - Q1*t1*b0

Ta có:

 Q1*t1*b1 là BPSXC thực tế = 20.328.000 đồng

 Q1*t1 là MĐHĐ thực tế (tổng số giờ lao động thực tế) = 2420 (giờ)
 b0 (đơn giá biến phí định mức) = 8.250 đồng

=> Q1*t1*b0 = 2420*8250 = 19.965.000 đồng

=> Biến động chi tiêu = 20.328.000 - 19.965.000 =363.000 đồng

=> Biến động XẤU

 Biến động năng suất:

= BPSXC theo dự toán linh hoạt ở MĐHĐ thực tế - BPSXC định mức
phân bổ cho sản lượng thực tế

= (Q1*t1-Q1*t0)*b0

Ta có:

 Q1*t1 = 2.420 (giờ)

 Q1*t0 = 110 sp * 20 giờ/sp = 2.200 (giờ)

 b0 là đơn giá biến phí định mức: 8.250 đồng

=> Biến động năng suất= (2.420 - 2.200) * 8.250 = 1.815.000 đồng

=> Biến động XẤU

Biến động định phí SXC:

 Biến động chi tiêu:

= ĐPSXC thực tế - ĐPSXC theo dự toán linh hoạt ở MĐHĐ thực tế

= Q1*t1*đ1 - Q0*t0*đ0

Ta có:

 Q1*t1*đ1 là ĐPSXC thực tế: 27.500.000 đồng

 Q0*t0*đ0 là ĐPSXC theo dự toán linh hoạt ở MĐHĐ thực tế (dự toán từ đầu
kì) = 26.000.000 đồng

=> Biến động chi tiêu = 27.500.000 - 26.000.000 = 1.500.000 đồng

=> Biến động XẤU

 Biến động khối lượng:

= ĐPSXC theo dự toán linh hoạt ở MĐHĐ thực tế - ĐPSXC định mức phân bổ
cho sản lượng thực tế
= Q0*t0*đ0 - Q1*t0*đ0 = -((Q1-Q0)*t0*đ0)

Ta có:

 Q1 = 110 sp

 t0 = 20 giờ/sp

 Q0 = Q0*t0 / t0 = 2000 / 20 = 100 (Q0*t0 là MĐHĐ thông thường)

 đ0 = ĐPSXC theo dự toán linh hoạt ở MĐHĐ thực tế / MĐHĐ thông thường

= Q0*t0*đ0 / Q0*t0

= 26.000.000 / 2000 = 13.000

=> Biến động khối lượng = -((110 - 100)*20*13000) = - 2.600.000 đồng

=> Biến động TỐT

Từ PP phân tích 4 biến động, ta tiến hành quy sang PP phân tích 3 biến động:

 Biến động chi tiêu

= Tổng biến động chi tiêu Biến phí + Tổng Biến động chi tiêu định phí

= 363.000 + 1.500.000 = 1.863.000 đồng

=> Biến động XẤU

 Biến động năng suất: (Biến động riêng Biến phí) = 1.815.000 đồng

=> Biến động XẤU

 Biến động khối lượng: ( Biến động riêng Định phí) = - 2.600.000 đồng

=> Biến động TỐT

Từ kết quả trên, ta tiếp tục thực hiện chuyển sang phương pháp 2 biến động:

 Biến động dự toán linh hoạt

= Biến động chi tiêu (biến phí và định phí) + Biến động năng suất (BĐ riêng
biến phí)

= 1.863.000 + 1.815.000 = 3.678.000 đồng

=> Biến động XẤU

 Biến động khối lượng: ( Biến động riêng Định phí) = - 2.600.000 đồng
=> Biến động TỐT

b) Nêu ý nghĩa mỗi biến động ở mỗi phương pháp

PP phân tích 4 biến động

 Biến động biến phí SXC:

+ Biến động chi tiêu:

Đơn giá Biến phí SXC định mức: 8.250 đ/giờ

Đơn giá Biến phí SXC thực tế: 8.400 đ/giờ (BPSXC thực tế (=20.328.000 đồng) /
MĐHĐ thực tế (=2420 giờ lao động))

Vậy cứ mỗi giờ, đơn giá Biến phí SXC phân bổ biến động là 150 đ/giờ nên làm cho
biến phí SXC tăng lên 363.000 đồng => Biến động XẤU

+ Biến động năng suất:

Biến động thời gian để sản xuất ra 110sp là 220 giờ (MĐHĐ thực tế (=2420 giờ lao
động) * sản lượng thực tế (=110sp) * MĐHĐ định mức (=20 giờ/sp)), tức là sử dụng
nhiều hơn định mức là 220 giờ. Mà mỗi giờ có đơn giá Biến phí SXC định mức: 8.250
đ/giờ.

Vậy nên làm cho lãng phí chi phí là 1.815.000 đồng => Biến động XẤU

 Biến động định phí SXC:

+ Biến động chi tiêu:

ĐPSXC TT: 27.500.000 đồng

ĐPSXC theo dự toán linh hoạt ở MĐHĐ thực tế (dự toán từ đầu kì)= 26.000.000
đồng.

Ta thấy vì thực tế phát sinh chi phí nhiều hơn so với dự toán từ đầu kì là 1.500.000
đồng => Biến động XẤU.

+ Biến động khối lượng:

Tương tự biến động chi tiêu.

ĐPSXC theo dự toán linh hoạt ở MĐHĐ thực tế (dự toán từ đầu kì)= 26.000.000
đồng.

ĐPSXC định mức phân bổ cho sản lượng thực tế: 28.600.000 đồng.

Ta thấy vì thực tế phát sinh chi phí ít hơn so với dự toán từ đầu kì là 2.600.000 đồng
=> Biến động TỐT.
PP phân tích 3 biến động:

 Biến động chi tiêu: sẽ bằng Tổng biến động chi tiêu Biến phí + Tổng biến
động chi tiêu định phí (=1.863.000 đồng) đã được tính ở PP phân tích 4 biến
động.

=> Biến động XẤU (Vì biến động chi tiêu Biến phí và biến động chi tiêu Định phí đều
là biến động XẤU).

 Biến động năng suất (Biến động riêng Biến phí) = 1.815.000 đồng đã được
tính ở PP phân tích 4 biến động. => Biến động XẤU.

 Biến động khối lượng (Biến động riêng Định phí) = - 2.600.000 đồng đã
được tính ở PP phân tích 4 biến động. => Biến động TỐT.

PP phân tích 2 biến động:

 Biến động dự toán linh hoạt = Biến động chi tiêu (biến phí và định phí) +
Biến động năng suất (BĐ riêng biến phí) = 3.678.000 đồng đã được tính ở PP
phân tích 4 và 3 biến động.

=> Biến động XẤU (Vì biến động chi tiêu Biến phí, Định phí và Biến động năng suất
(BĐ riêng biến phí) đều là biến động XẤU).

 Biến động khối lượng ( Biến động riêng Định phí) = - 2.600.000 đồng đã
được tính ở PP phân tích 4 biến động.=> Biến động TỐT.

3. Kế toán các chênh lệch thực tế so với định mức


Nguyên tắc chung:

 Tất cả các số dư của các tài khoản tồn kho được ghi theo chi phí định mức

 Tạo một tài khoản riêng biệt cho từng loại chênh lệch.

 Các khoản chênh lệch bất lợi được ghi vào bên Nợ của TK chênh lệch tương
ứng.

 Các khoản chênh lệch thuận lợi được ghi vào bên Có của TK chênh lệch tương
ứng.

3.1 Kế toán chênh lệch nguyên vật liệu trực tiếp

3.1.1 Kế toán chênh lệch giá nguyên vật liệu trực tiếp

Biến động giá mua NVL = lượng thực tế nhập kho x (giá thực tế - giá ĐM)

Biến động bất lợi: giá NVL thực tế > giá NVL định mức
Biến động thuận lợi: giá NVL thực tế < giá NVL định mức

Hình 8: : Sơ đồ kế toán chênh lệch giá NVLTT

Ví dụ minh họa:

Doanh nghiệp A là một doanh nghiệp sản xuất giường gỗ cao cấp. ĐM tiêu hao gồ
cho mỗi sp là 1m3, giá NVL định mức là 5.000 ngđ/m3. Trong tháng, doanh nghiệp đã
mua 121 m3 gỗ với giá 4.800 ngđ/m3 và đã sử dụng hết để sản xuất 110 giường.

Giải:

Biến động giá mua NVL = Lượng thực tế nhập kho x (giá thực tế - giá ĐM)

= 121 x (4.800 – 5.000) = -24.200

Vì giá thực tế < giá định mức (4.800 < 5.000) nên đây là biến động thuận lợi.

Định khoản:

Nợ TK 152 – NVL: 605.000

Có TK 152 – CLGNVL: 24.200

Có TK 331 – PTNB: 580.8000


3.1.2 Kế toán chênh lệch lượng nguyên vật liệu trực tiếp

Biến động lượng NVL = (lượng thực tế sử dụng – lượng ĐM sử dụng) x giá ĐM

Biến động bất lợi: lượng NVL thực tế > lượng NVL định mức

Biến động thuận lợi: lượng NVL thực tế < lượng NVL định mức

Sơ đồ:
Hình 9: Sơ đồ kế toán chênh lệch lượng NVLTT

Tiếp tục cho ví dụ trên ta có:

Biến động lượng NVL = (lượng thực tế sử dụng – lượng ĐM sử dụng) x giá ĐM

= (121- 110x 1) x 5000 = 55.000

Vì lượng thực tế > lượng định mức (121 > 110) nên đây là biến động bất lợi.

Định khoản:

Nợ TK 621 – CP NVLTT: 550.000

Nợ TK 621 – CLNVL: 55.000

Có TK 152 – NVL: 605.000

Cuối kỳ kết chuyển:

Nợ TK 154: 550.000

Có TK 621 – CPNVLTT: 550.000

3.2 Kế toán chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp

Biến động giá = Số giờ làm thực tế x (Đơn giá thực tế - Đơn giá ĐM)

Biến động lượng = (Số giờ làm thực tế - Số giờ làm ĐM) x Đơn giá ĐM

Sơ đồ:
Hình 10: Sơ đồ kế toán chênh lệch CPNCTT

Ví dụ minh họa

ĐM thời gian LĐTT tiêu hao cho mỗi sản phẩm là 20 giờ, đơn giá tiền lương ĐM là
15.000 đ/giờ. Trong tháng. DN đã sử dụng 2.420 giờ LĐTT với đơn giá tiền lương
thực tế bình quân là 16.000 đ/giờ để sản xuất 110 sản phẩm.

Giải:

 Biến động giá = Số giờ làm thực tế x (Đơn giá thực tế - Đơn giá ĐM)

= 2.420 x (16.000 – 15.000) = 2.420.000

Vì giá thực tế > giá định mức (16.000 > 15.000) nên đây là biến động bất lợi.

 Biến động lượng = (Số giờ làm thực tế - Số giờ làm ĐM) x Đơn giá ĐM

= (2.420 – 110 x 20) x 15.000 = 3.300.000

Vì lượng thực tế > lượng định mức (2.420 > 2.200) nên đây là biến động bất lợi.

Định khoản:

Nợ TK 622 – CPNCTT: 33.000.000

Nợ TK 622 – CLGLĐ: 2.420.000

Nợ TK 622 – CLLLĐ: 3.300.000

Có TK 334 – PTNLĐ: 38.720.000

Cuối kỳ kết chuyển:

Nợ TK 154: 33.000.000
Có TK 622 – CPNCTT: 33.000.000

3.3 Kế toán chênh lệch chi phí sản xuất chung

Khác với CPNVLTT và CPNCTT đều là biến phí, CPSXC là 1 loại CP hỗn hợp.

Mô hình phân tích xác định biến động 2 chênh lệch:

Biến động dự toán:

Biến động lượng:

Nguyên tắc Kế toán Chênh lệch CPSXC:

- Phản ánh CPSXC thực tế phát sinh vào bên Nợ TK 627 CPSXC

Nợ TK 627 CPSXC-Chi phí sản xuất chung Thực tế

Có TK 152,334,331,111…

 Phản ánh phân bổ CPSXC để tính giá theo số dự toán vào bên Có 627 CP SXC

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung Định mức

 Ghi nhận chênh lệch sản xuất chung (TK 627):

+ Chênh lệch xấu (chi phí thực tế > chi phí định mức)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung định mức

Nợ TK Chênh lệch chi phí sản xuất chung

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung thực tế

+ Chênh lệch tốt ( chi phí thực tế < chi phí định mức)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung định mức

Có TK Chênh lệch chi phí sản xuất chung

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung thực tế

Hình 11: Tổng quát quy trình Kế toán chênh lệch CPSXC

Ví dụ minh họa:

Năng lực hoạt động bình thường 30.000 giờ, định mức thời gian là 3 giờ lao động trực
tiếp cho mỗi sản phẩm. Dự toán chi phí sản xuất chung, bao gồm: Biến phí đơn vị SXC
dự toán là 3000 đồng/ giờ; Định phí SXC dự toán là 20.000.000 đồng. Sản lượng sản
xuất thực tế là 9000 sản phẩm; số giờ lao động thực tế 27.890 giờ; CP SXC thực tế là
96.567.000 đồng, trong đó Biến phí SXC 78.789.000 đồng

Giải:

Biến động dự toán:

= 96.567.000 - 20.000.000 - 27890*3.000

= -7.103.000 đ => Thực tế < Định mức

Biến động do lượng:

= 20.000.000 + 27.890*3.000 - 3*9.000*[(20.000.000/30.000)+3.000]

= 4.670.000 đ => Thực tế > Định mức

Tổng biến động chi phí sản xuất chung:

= -7.103.000 + 4.670.000 = -2.433.000 đ


Kế toán hạch toán

Nợ TK 627 CP SXC Phân bổ: 99.000.000

Nợ TK CP SXC chênh lệch lượng: 4.670.000

Có TK CPSXC chênh lệch giá: 7.103.00

Có TK 627: 96.567.000

3.4 Kế toán xử lý chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức
3.4.1 Trường hợp chênh lệch nhỏ (không trọng yếu)

Số chênh lệch được kết chuyển hết vào GVHB.

Hình 12: Sơ đồ xử lý chênh lệch của khoản mục không trọng yếu

3.4.2 Trường hợp chênh lệch lớn (trọng yếu)

Số chênh lệch được phân bổ cho các đối tượng KT có liên quan:

 Đối với TK 152 CLGVL: số tiền CL sẽ được phân bổ cho các TK mà giá trị
NVL đang ghi nhận theo giá định mức bao gồm các TK: 152, 621 CLLVL,
154, 155, 632. Tỷ lệ phân bố căn cứ vào giá trị NVL định mức trong số dư của
các TK trên.
 Đối với TK 621 CLLVL; số tiền CL sẽ được phân bổ cho các đối tượng có liên
quan bao gồm: TK 154, 155, 632. Tỷ lệ phân bổ căn cứ vào giá trị NVL định
mức (sau khi đã phân bổ CL giá) trong số dư của các TK trên.
 Đối với các TK chênh lệch còn lại: số tiền CL sẽ được phân bổ cho các đối
tượng có liên quan bao gồm: TK 154, 155, 632. Tỷ lệ phân bổ căn cứ vào giá
trị của chúng trong số dư của các TK trên.

Hình 13: Sơ đồ kế toán xử lý CL giá

Hình 14: Sơ đồ KT xử lý các TK chênh lệch còn lại sau khi xử lý TK CLGVL

Ví dụ minh họa:

Tại công ty ABC, tình hình tháng 12/2021 như sau:

Mua và nhập kho 1000m vải cotton với giá mua là 130.000đ/m, giá mua định mức công
ty đề ra là 150.000đ. Trong tháng, xuất kho 1200m vải để sản xuất chăn và thực tế đã
sản xuất 90 bộ chăn đệm, tuy nhiên để sản xuất 1 bộ chăn đệm theo định mức tốn 15m
vải.

Giải:

Theo định mức để sản xuất 1 bộ chăn đệm cần dùng 15m vải, và sản xuất 90 chăn đệm
cần: 90*15= 1350m vải, nhưng thực tế chỉ sử dụng 1200m vải.

Khoản biến động nguyên vật liệu: 130.000*(1200-1350) = -19.500.000


Kế toán hạch toán:

Nợ TK 621: 19.500.000

Có TK chênh lệch: 19.500.000

Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển xử lý chênh lệch biến động chi phí NVL trực
tiếp như sau:

Nợ TK chênh lệch: 19.500.000

Có TK 632: 19.500.000
KẾT LUẬN
Qua chương này ta có thế thấy được rằng, mỗi chi phí đều có một tác động
khác nhau đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh và mỗi loại chi phí sẽ có các
nguyên nhân gây biến động khác nhau. Vì vậy khi nhà quản trị nắm bắt và phân tích
được sự biến động của chi phí, các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định phù
hợp và hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn hiệu quả hơn dành cho doanh
nghiệp. Đồng thời giúp cho quản lý chi phí sản xuất và kinh doanh được hiệu quả cao
nhất. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cần được đảm bảo
tính khái quát, đơn giản và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thông tin của nhà quản trị.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. CHAPTER 3 - BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ NHÂN CÔNG
TRỰC TIẾP. (không ngày tháng). Được truy lục từ knowledge.sapp.edu.vn:
https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/chapter-3-bi%E1%BA%BFn-
%C4%91%E1%BB%99ng-chi-ph%C3%AD-nguy%C3%AAn-v%E1%BA
%ADt-li%E1%BB%87u-v%C3%A0-nh%C3%A2n-c%C3%B4ng-tr%E1%BB
%B1c-ti%E1%BA%BFp
2. CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ potx. (2014, 07 05). Được truy
lục từ 123docz.net: https://123docz.net/document/1681272-chuong-6-phan-
tich-bien-dong-chi-phi-potx.htm
3. Hiệu, T. M. (2010, 11 13). CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ.
Được truy lục từ tailieu.vn: https://tailieu.vn/doc/chuong-6-phan-tich-bien-
dong-chi-phi-375027.html
4. Kira Kira. (2022, 01 27). Bài giảng Kế Toán Quản Trị 2 - Chương 3: Phân
tích biến động chi phí (P1) [Video]. Youtube.com.
https://www.youtube.com/watch?v=arsMiOTVIZg
5. Kira Kira. (2022, 02 13). Bài giảng Kế Toán Quản Trị 2 - Chương 3: Phân
tích biến động chi phí (P2) [Video]. Youtube.com.
https://www.youtube.com/watch?v=HwIZgqWEU8E
6. lylyngoc. (không ngày tháng). Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức.
Được truy lục từ timtailieu.vn: https://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-5-kiem-soat-
chi-phi-bang-chi-phi-dinh-muc-39480/
7. Teo, N. V. (2011, 09 12). PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ. Được truy lục từ
tailieu.vn: https://tailieu.vn/doc/phan-tich-bien-dong-chi-phi-
833201.html#:~:text=M%E1%BB%A5c%20%C4%91%C3%ADch%20ph
%E1%BA%A3i%20ph%C3%A2n%20lo%E1%BA%A1i%20chi%20ph
%C3%AD.%20Chi,v%C3%A0%20th%E1%BB%B1c%20t%E1%BA%BF
%20%C4%91%E1%BB%83%20x%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%8Bnh
%20bi
8. Thảo, V. T. (không ngày tháng). KTQT2 LỚP D02 NHÓM 2 CHƯƠNG 5 PHÂN
TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ. Được truy lục từ www.studocu.com:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-
ho-chi-minh/nguyen-ly-ke-toan/ktqt2-lop-d02-nhom-2-chuong-5-phan-tich-
bien-dong-chi-phi/30461174

You might also like