You are on page 1of 16

CHƯƠNG 3: CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ

I. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ ......................................................................................................................... 2


1. Khái niệm chi phí ................................................................................................................................ 2
2. Chi phí theo góc độ kế toán tài chính ...................................................................................... 2
3. Chi phí theo góc độ kế toán quản trị........................................................................................ 2
II. PHÂN LOẠI CHI PHÍ .............................................................................................................................. 2
1. Phân loại chi phí theo yếu tố (theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí) ....... 2
2. Phân loại theo chức năng hoạt động: ...................................................................................... 3
2.1. Chi phí sản xuất (Manufacturing Costs) ................................................................................ 3
2.2. Chi phí ngoài sản xuất (Nonmanufacturing Costs) ........................................................... 4
3. Phân loại theo mối quan hệ thời kỳ xác định lợi nhuận ................................................. 5
3.1. Chi phí sản phẩm (Product costs) ........................................................................................... 5
3.2. Chi phí thời kỳ (Period costs) .................................................................................................... 6
4. Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí .................................................. 6
5. Phân loại theo cách ứng xử chi phí (hay theo mức độ hoạt động) ........................... 7
5.1. Biến phí – Chi phí biến đổi (Variable Cost) .......................................................................... 7
5.2. Định phí – Chi phí cố định (Fixed Cost) ................................................................................. 9
5.3. Chi phí hỗn hợp (Mixed costs) ................................................................................................. 9
5.3.1. Phương pháp cực đại – cực tiểu ................................................................................... 10
5.3.1. Phương pháp bình phương bé nhất ........................................................................... 11
5.3.3. Phương pháp đồ thị phân tán ....................................................................................... 12
6. Một số cách phân loại khác ........................................................................................................ 13
III. CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ LẬP BÁO CÁO ...................................................................................... 14
1. So sánh doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất ........................................ 14
2. Bảng cân đối kế toán (BS) ............................................................................................................... 14
3. Báo cáo kết quả kinh doanh (gồm tính giá vốn hàng bán) ................................................ 14
3.1. Báo cáo lãi lỗ (BCKQKD) .......................................................................................................... 14
3.2. Báo cáo chi phí sản xuất .......................................................................................................... 14
I. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ
1. Khái niệm chi phí
Chi phí là các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản
tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn
chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông và chủ sở hữu.

Chi phí được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Chi phí theo góc độ kế toán tài chính


- Chi phí theo góc độ kế toán quản trị.
2. Chi phí theo góc độ kế toán tài chính
Trong kế toán tài chính, chi phí được phản ánh là những khoản chi phí thực tế gắn liền
với hoạt động sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định hoặc một mục đích
kinh doanh cụ thể. Nó được lượng hóa bằng một lượng tiền chi ra, một sự giảm sút về tài
sản, một khoản nợ, … Những khoản chi phí này thực tế đã phát sinh và được minh chứng
bằng những chứng từ cụ thể.
3. Chi phí theo góc độ kế toán quản trị
Trong kế toán quản trị, chi phí không chỉ là những chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh mà còn có cả các chi phí dự toán, ước tính nhằm cung cấp thông
tin kịp thời cho nhà quản trị lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết
định quản lý. Chính vì thế nên trong kế toán quản trị, khi nhận thức chi phí cần chú ý đến sự
lựa chọn, so sánh mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng
cứ.

II. PHÂN LOẠI CHI PHÍ


1. Phân loại chi phí theo yếu tố (theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí)
Căn cứ để phân loại: căn cứ tính chất, nội dung của chi phí, không phân biệt chi phí
thuộc chức năng kinh doanh nào

- Bao gồm 5 loại chi phí:

5 loại chi phí

CP nguyên CP nhân CP khấu hao CP DV mua CP khác


vật liệu công TSCĐ ngoài bằng tiền

▪ Chi phí nguyên vật liệu: giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,… sử
dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
▪ Chi phí nhân công: tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ),
phải trả khác cho cán bộ công nhân viên chức trong kỳ.
▪ Chi phí khấu hao tài sản cố định: giá trị hao mòn của tài sản cố định sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

2
▪ Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê mặt bằng sử dung
cho hoạt động kinh doanh trong kỳ.
▪ Chi phí khác bằng tiền: chi phí tiếp khách, hội nghị,… sử dụng cho hoạt động kinh
doanh trong kỳ

- Công dụng:

▪ Cung cấp thông tin để xây dựng các dự toán chi phí sản xuất, xác định nhu cầu về vốn
của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch về lao động, vật tư, tài sản,… trong doanh
nghiệp (ngắn hạn).
▪ Cung cấp thông tin lập báo cáo chi phí theo yếu tố của báo cáo tài chính và báo cáo
quản trị.
2. Phân loại theo chức năng hoạt động:
Căn cứ để phân loại: dựa vào mục đích của chi phí để thực hiện các chức năng trong
kinh doanh để phân loại chi phí.

- Đây là cách phân loại cơ bản nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị để đáp ứng những
yêu cầu quản lý sau:

▪ Kiểm soát tình hình thực hiện chi phí theo định mức
▪ Tính giá thành sản phẩm
▪ Xây dựng định mức chi phí và xác định giá thành định mức

- Theo cách phân loại này chi phí gồm 2 loại là

▪ Chi phí sản xuất


▪ Chi phí ngoài sản xuất
2.1. Chi phí sản xuất (Manufacturing Costs)
Là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác
mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, trong một thời kỳ nhất định được biểu
hiện bằng tiền.

Nói cách khác, chi phí sản xuất là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng
sản xuất, được biểu hiện bằng toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc chế tạo ra sản phẩm
hoặc dịch vụ cung cấp trong một thời kỳ nhất định.

- Chi phí sản xuất được chia làm 3 loại

▪ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


▪ Chi phí nhân công trực tiếp
▪ Chi phí sản xuất chung

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Direct Material Costs):

Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, thiết bị xây dựng cơ
bản,… sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ: bông để sản xuất ra sợi, vải
để tạo ra các sản phẩm may mặc, gỗ để tạo ra tủ,…

3
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được định mức theo từng loại sản phẩm, dịch vụ và
được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm đó.

- Chi phí nhân công trực tiếp (Direct Labour Costs):

Là toàn bộ các chi phí bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo
lương của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ.

Chi phí nhân công trực tiếp được dựa trên định mức hao phí lao động cho từng loại sản
phẩm, dịch vụ nên chi phí này dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh.

- Chi phí sản xuất chung (Manufactoring Overhead):

Là những chi phí quản lý và phục vụ sản xuất phát sinh gắn liền với phân xưởng, đội
sản xuất của doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung không bao gồm chi phí NVL trực tiếp và
chi phí nhân công mà thường gồm: những chi phí lao động gián tiếp, không tham gia trực
tiếp vào quá trình sản xuất (lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân
xưởng, bảo vệ); chi phí NVL gián tiếp (hỗ trợ cho quá trình sản xuất như dầu mỡ, vật dụng
làm sạch, …); chi phí công cụ trong phân xưởng; chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản
cố đinh; chi phí thuê ngoài phục vụ sản xuất tại phân xưởng sản xuất.

Chi phí sản xuất chung không thể nhận diện cụ thể và tách biệt cho từng sản phẩm trong
trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm nên khi tính toán phải phân bổ theo
những tiêu thức phù hợp.

- Ngoài ra, dưới góc độ của kế toản quản trị chi phí sản xuất còn được hiểu:

▪ Chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp còn được gọi là chi phí cơ bản
hoặc chi phí ban đầu (Prime costs): bởi nó gắn liền với sản phẩm, là cơ sở để tính
toán chi phí với giá bán cho những đơn đặt hàng ngoài kế hoạch, khi lượng tiêu thụ
kế hoạch đã vượt qua điểm hòa vốn.
▪ Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung còn được gọi là chi phí chuyển
đổi hoặc chi phí chế biến (conversion costs): bởi nó là những chi phí cần thiết để
chuyển đổi nguyên vật liệu thành thành phẩm, là cơ sở để tính toán lượng chi phí cần
thiết để chế biến một lượng nguyên vật liệu sẵn có thành thành phẩm.
2.2. Chi phí ngoài sản xuất (Nonmanufacturing Costs)
Là chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất, không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất
nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh

- Bao gồm:

▪ Chi phí bán hàng


▪ Chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí bán hàng (Selling costs)

Đây còn được gọi là chi phí lưu thông, là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện
chiến lượng và chính sách bán hàng của doanh nghiệp.

4
Bao gồm chi phí tiền lương và khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, chi phí
nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, chi phí vận chuyển hàng hóa tiêu thụ,
chi phí về công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong bán
hàng; chi phí dịch vụ thuê ngoài, tiếp thị, quảng cáo, … liên quan tới hoạt động bán hàng và
liên quan tới khâu dự trữ thành phẩm.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Administrative Costs):

Là tất cả những khoản chi phí liên quan đến quá trình tổ chức quản lý, điều hành ở
phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương, khấu hao, chi phí bằng tiền, …

SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

3. Phân loại theo mối quan hệ thời kỳ xác định lợi nhuận
Căn cứ phân loại: căn cứ vào mối quan hệ của chi phí phát sinh đến chế tạo sản phẩm
hay thời kỳ kinh doanh

- Theo mối quan hệ thời kỳ xác định lợi nhuận, chi phí được phân thành 2 loại:

▪ Chi phí sản phẩm


▪ Chi phí thời kỳ

- Công dụng:

▪ Xác định được chi phí phát sinh trong từng giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp
▪ Làm cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý của các bộ phận
▪ Làm cơ sở để phân tích sự biến động chi phí qua các kỳ kinh doanh
3.1. Chi phí sản phẩm (Product costs)
Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay
quá trình mua hàng hóa để bán.

▪ Đối với sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất nó bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, CP
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

5
▪ Đối với sản phẩm do doanh nghiệp mua ngoài: chi phí sản phẩm bao gồm giá mua
và chi phí mua.

- Đặc điểm của chi phí sản phẩm:

▪ CP sản phẩm thường thay đổi theo số lượng


▪ Được tính là phí tổn trong kỳ khi sản phẩm tiêu thụ
3.2. Chi phí thời kỳ (Period costs)
Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh không gắn liền với
giá trị sản phẩm, không tạo nên hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả lợi nhuận
của kỳ mà chúng phát sinh.

Chi phí thời kỳ thường gặp trong các doanh nghiệp là chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.

- Đặc điểm của chi phí thời kỳ:

▪ CP thời kỳ thay đổi theo thời gian


▪ Được tính là phí tổn trong kỳ phát sinh chi phí

SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI THỜI KỲ XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN

4. Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Căn cứ phân loại: Dựa vào mối quan hệ của chi phí phát sinh đến mục đích sử dụng để
phân loại.

- Theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí, chi phí được phân thành 2 loại

▪ Chi phí trực tiếp


▪ Chi phí gián tiếp

- Công dụng: Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí chính xác cho các đối tượng

6
- Chi phí trực tiếp (Direct Costs):

Khi phát sinh liên quan đến 1 đối tượng chịu chi phí. Thông thường chi phí trực tiếp là những
chi phí như CPNVL trực tiếp chế tạo sản phẩm, chi phí tiền lương trực tiếp của công nhân, …
Chi phí này thường đo lường và được ghi nhận chính xác cho từng đối tượng nên không tạo
ra sự sai lệch về chi phí khi tính giá thành sản phẩm.

- Chi phí gián tiếp (Indirect Costs):

Khi phát sinh liên quan đồng thời đến nhiều đối tượng chịu chi phí nên không thể tính thẳng,
trực tiếp cho từng đối tượng chịu phí mà phải thực hiện phân bổ cho các đối tượng theo
những tiêu thức nhất định. Ví dụ như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp, …

SƠ ĐỒ

5. Phân loại theo cách ứng xử chi phí (hay theo mức độ hoạt động)
- Ứng xử chi phí: chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi mức độ hoạt động.

- Mức độ hoạt động: số sản phẩm, số giờ máy chạy để sản xuất sản phẩm, …

- Căn cứ phân loại: dựa vào mối quan hệ của sự biến đổi chi phí và sự biến đổi của mức hoạt
động.

- Theo cách phân loại này chi phí được chia làm 3 loại

▪ Biến phí
▪ Định phí
▪ Chi phí hỗn hợp (bao gồm biến phí và định phí)

- Công dụng:

▪ Cung cấp thông tin để hoạch định và kiểm soát chi phí
▪ Nghiên cứu quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, phân tích điểm hòa vốn để ra
quyết định kinh doanh.
▪ Cung cấp thông tin để kiểm soát hiệu quả kinh doanh – lập báo cáo kết quả hoạt
động
5.1. Biến phí – Chi phí biến đổi (Variable Cost)
Biến phí là những chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận về mức độ hoạt động. Tổng số biến
phí sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ xảy ra trong một
phạm vi nhất định.

7
- Biến phí tính cho một đơn vị mức độ hoạt động thì ổn định, không thay đổi. Nếu không
có mức độ hoạt động thì biến phí bằng 0.

- Phân loại:

▪ Biến phí tỷ lệ (Real variable costs)


▪ Biến phí cấp bậc (Step variable costs)

- Biến phí tỷ lệ (Real variable costs):

Còn được gọi là biến phí thực thụ, là loại biến phí mà sự biến động của chúng thay đổi theo
tỷ lệ thuận trực tiếp với mức độ hoạt động. Thuộc loại biến phí này gồm các loại chi phí như
chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng tính trên số
lượng sản phẩm tiêu thụ, …

▪ Phương trình biến phí tỷ lệ: yb = b.x

với x là mức độ hoạt động, b là biến phí trên một đơn vị hoạt động, yb là tổng biến phí

Ví dụ:

Mức độ hoạt động (số Biến phí về nguyên liệu/ 1 Tổng biến phí
lượng bàn được sản xuất) chiếc bàn
1 bàn 200.000 đ 200.000 đ
5 bàn 200.000 đ 1.000.000 đ
- Biến phí cấp bậc (Step variable costs):

Biến phí cấp bậc (biến phí bậc thang) là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ
xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Hay nói cách khác,
nó là những khoản chi phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động biến đổi nhiều và rõ ràng.

Biến phí cập bậc thường là chi phí hoạt động gián tiếp như chi phí nhân công gián tiếp,
chi phí thuê nhà xưởng, chi phí bảo trì máy móc, … Tổng của chi phí biến đổi cấp bậc cũng
biến động theo quan hệ tỷ lệ thuận với biến đổi của mức độ hoạt động nhưng không theo
tỷ lệ thuận trực tiếp. Đường biểu diễn của nó có dạng hình bậc thang.

▪ Công thức: yi = bi xi

8
- Ví dụ: Đơn vị thuê nhân viên bán hàng và trả lương theo từng mức doanh thu: Doanh thu
dưới 100 triệu đồng thì lương sẽ trả là 3 triệu đồng; mức doanh thu từ 100 triệu tới 200 triệu
sẽ trả 4 triệu đồng, trên mức này là 5 triệu đồng.
5.2. Định phí – Chi phí cố định (Fixed Cost)
Định phí là những khoản chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong
một phạm vi thích hợp. Khi ta tăng mức độ hoạt động thì tổng định phí không thay đổi
nhưng định phí tính cho một đơn vị hoạt động sẽ giảm và ngược lại.

Định phí có thể chia làm 2 loại như sau:

Định phí bắt buộc: là những chi phí liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ
sở hạ tầng, chi phí ban quản lý, chi phí lương văn phòng, … Chúng thường có đặc điểm:

• Có bản chất lâu dài: giả sử một quyết định mua sắm hoặc xây dựng các loại tài sản
cố định được đưa ra thì nó ẽ liên quan đến việc kinh doanh của đơn vị trong nhiều
năm.
• Không thể bị cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi
sản xuất bị gián đoạn.

Định phí không bắt buộc: là những định phí có thể thay đổi trong từng kỳ dự toán của
doanh nghiệp và do nhà quản trị quyết định khối lượng định phí này trong từng kỳ kinh
doanh. Bao gồm: chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, …

- Ví dụ: Công ty May10 thuê một nhà xưởng 100 mét vuông với chi phí là 30 triệu, có thể
đặt được 20 máy may công nghiệp. Ta có thể thấy dù công ty có đặt 1 hay 20 máy thì chi
phí thuê đều là 30 triệu đồng. Đây là một khoản tiền cố định.

Tuy nhiên nếu công ty muốn lắp thêm 10 máy nữa thì diện tích cũ sẽ không đáp ứng
được mà phải thay bằng một vị trí khác, giả sử với giá thuê là 25 triệu đồng. Chính vì thế
nên định phí đi kèm với phạm vi thích hợp.

Bảng tóm tắt về định phí và biến phí

Chi phí Tổng Đơn vị


Biến phí Tổng biến phí tăng/ giảm Biến phí cho một đơn vị
theo sự thay đổi của mức không thay đổi
độ hoạt động.
Định phí Tổng định phí không bị ảnh Định phí đơn vị giảm khi
hưởng bởi sự thay đổi của mức độ hoạt động tăng và
mức độ hoạt động trong tăng khi mức độ hoạt động
phạm vị phù hợp. giảm

5.3. Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)


Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Ở một mức độ
hoạt động nào đó thì chi phí hỗn hợp sẽ mang đặc điểm của định phí, ở một mức độ hoạt
động khác nó có thể mang đặc điểm của cả định phí và biến phí.

9
▪ Phần định phí: là phần chi phí tối thiểu để duy trì sự phục vụ sẵn sàng cho hoạt
động
▪ Phần biến phí: là phần chi phí theo mức độ sử dụng hay là phần vượt quá định mức
cơ bản do đó phần này sẽ biến thiên theo tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng trên mức
cơ bản.

- Phương trình chi phí hỗn hợp: Y = b.x + a

với Y là tổng chi phí hỗn hợp, b là biến phí đơn vị trong chi phí hỗn hợp, X là mức độ hoạt
động, a là tổng định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp.

- Sơ đồ đường biểu diễn chi phí hỗn hợp

Y = bx + a

Y=a

- Ví dụ: Chi phí thuê bao điện thoại cố định là 22.000 đ/tháng, khách hàng không gọi đi mà
chỉ nhận cuộc gọi đến. Nếu khách hàng gọi đi thì sẽ bị tính tiền theo thời gian. Cứ mỗi phút
khách hàng gọi sẽ phải trả 1.600đ. Giả sử khách hàng gọi 100 phút thì tổng số tiền khách
hàng phải trả cho công ty điện thoại là:

22.000 đ + 1.600 đ x 100 phút = 182.000 đ/tháng

Từ ví dụ ta thấy định phí là 22.000 đ/tháng, là chi phí để duy trì dịch vụ thường xuyên, dù có
gọi hay không thì khách hàng vẫn phải trả khoản phí này; còn 1.600 đ/phút là biến phí đơn
vị, chỉ phát sinh khi khách hàng sử dụng điện thoại để gọi đi; 100 phút khách hàng gọi là
mức độ hoạt động.

- Phương pháp tính chi phí hỗn hợp

▪ Phương pháp cực đại – cực tiểu


▪ Phương pháp bình phương bé nhất (chính xác nhất)
▪ Phương pháp đồ thị phân tán (đọc giáo trình)
5.3.1. Phương pháp cực đại – cực tiểu
Phương pháp cực đại, cực tiểu còn được gọi là phương pháp chênh lệch, phương pháp
này phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên khảo sát chênh lệch chi phí hỗn hợp ở điểm có mức
độ hoạt động cao nhất và ở điểm có mức độ hoạt động thấp nhất.

Bước 1: Xác định biến phí đơn vị hoạt động b


𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí ở 𝑚ứ𝑐 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜 𝑛ℎấ𝑡−𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí ở 𝑚ứ𝑐 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑡ℎấ𝑝 𝑛ℎâ𝑡
b= 𝑚ứ𝑐 độ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜 𝑛ℎấ𝑡−𝑚ứ𝑐 độ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑡ℎấ𝑝 𝑛ℎấ𝑡

Bước 2: Xác định tổng định phí:

10
a = Chi phí ở mức hoạt động cao nhất – (biến phí x mức độ hoạt động ở mức cao nhất)

hoặc:

a = Chi phí ở mức hoạt động thấp nhất – (biến phí x mức độ hoạt động ở mức thấp nhất)

Bước 3: Xác định chi phí hỗn hợp Y thông qua phương trình:

Thay a và b vào phương trình: Y = b.x + a

- Ví dụ: Phân tích chi phí hỗn hợp (CP năng lượng) của một đơn vị trong 6 tháng đầu năm
200N như sau:

Tháng Số giờ máy hoạt động (x) Tổng chi phí năng lượng (y)
1 500h 2.250.000 đ
2 750h 2.375.000 đ
3 1.000h 2.500.000 đ
4 1.100h 2.550.000 đ
5 950h 2.475.000 đ
6 700h 2.350.000 đ
Tổng cộng 5.000h 14.500.000 đ
1. Xây dựng phương trình chi phí hỗn hợp từng tháng của doanh nghiệp

2. Xác định tổng biến phí, tổng định phí trong 6 tháng đầu năm

Lời giải:
2.550.000−2.250.000
1. Biến phí đơn vị: b = = 500
1.100−500

Tổng định phí: a = 2.550.000 – (500 x 1.100) = 2.000.000

Ta có phương trình tổng quát của chi phí hỗn hợp: Y = 500X + 2.000.000

2. Tổng biến phí trong 6 tháng đầu năm là: 500 x 5000 = 2.500.000 đ

Tổng định phí trong 6 tháng đầu năm là: 2.000.000 x 6 = 12.000.000 đ
5.3.1. Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp bình phương bé nhất còn gọi là phương pháp hồi quy đơn giản. Phương
pháp này sẽ xác định đường hồi quy sao cho tổng bình phương các khoảng cách về chi phí
từ các điểm nghiên cứu đến đường hồi quy đạt được giá trị nhỏ nhất. Căn cứ vào đặc tính
chi phí hỗn hợp, ta thiết lập phương trình chi phí hỗn hợp có dạng sau:

Yi = bxi + a

với: Yi là chi phí hỗn hợp ở mức độ hoạt động xi ; xi là mức độ hoạt động thứ i

b là biến phí đơn vị; a là tổng định phí; n là số lần thống kê chi phí

Theo phương pháp bình phương bé nhất thì hệ phương trình tuyến tính trên có nghiệm
chính là ngiệm của phương trình chuẩn sau:

11
xy = bx 2 + ax (1)

y = bx + na (2)

Giải hệ phương trình này ta sẽ xác định được các yếu tố b,a, từ đó lập phương trình hồi
quy có dạng Y = b.x + a

- Ví dụ: Theo dữ kiện của ví dụ trên, ta có bảng số liệu

Tháng Số giờ máy Tổng chi phí năng x.y x2


hoạt động (x) lượng (y)
1 500h 2.250.000 đ 1.125.000.000 đ 250.000
2 750h 2.375.000 đ 1.781.250.000 đ 562.000
3 1.000h 2.500.000 đ 2.500.000.000 đ 1.000.000
4 1.100h 2.550.000 đ 2.805.000.000 đ 1.210.000
5 950h 2.475.000 đ 2.351.250.000 đ 902.500
6 700h 2.350.000 đ 1.645.000.000 đ 490.000
Tổng cộng 5.000h 14.500.000 đ 6.901.250.000 đ 4.414.500
6.901.250.000 = 4.414.500b + 5.000a
Lập hệ phương trình: 
14.500.000 = 5.000b + 6a

Giải hệ phương trình ta có

Vậy phương trình chi phí là:


5.3.3. Phương pháp đồ thị phân tán
Bước 1: Vẽ các điểm trên đồ thị (Tổng chi phí Y và mức độ hoạt động X)

Bước 2: Vẽ một đường thẳng xuyên giữa các điểm sao cho số điểm trên và dưới đường
thẳng cân bằng nhau

12
Bước 3: Sử dụng một điểm trên đồ thị để ước tính tổng mức hoạt động và tổng chi phí

Bước 4: Ước tính nhan biến phí đơn vị và xác định phương trình hàm chi phí.

Tổng chi phí điều dưỡng cho 800 bệnh nhân là $11.000

Trừ: định phí $10.000

> Tổng biến phí ước tính cho 800 bệnh nhân là: $1.000

> Biến phí đơn vị = $1.000/800 = $1.25/bệnh nhân.

> Phương trình: Y = $10.000 + $1.25X

với Y là tổng chi phí điều dưỡng, X là số lượng bệnh nhân.


6. Một số cách phân loại khác
Ngoài các cách phân loại trên thì còn có một số cách phân loại khác như:

▪ Chi phí cơ hội: là những lợi ích tiềm tàng mà doanh nghiệp đã bỏ qua vì lựa chọn
phương án kinh doanh này và hủy bỏ phương án kinh doanh khác. Khái niệm này
thường dùng để ra quyết định đầu tư. VD: doanh nghiệp gửi tiền tiết kiệm ở ngân
hàng và lấy lãi là A đồng, nếu doanh nghiệp kinh doanh thì khoản tiền lãi sẽ không
nhận được là chi phí cơ hội của phương án kinh doanh.
▪ Chi phí chìm: Là chi phí bỏ ra trong quá khứ và không thể tránh dù lựa chọn bất kỳ
phương án nào. VD: chi phí khấu hao TSCĐ, tiền thuê nhà đang sử dụng, …
▪ Chi phí chênh lệch: Là những chi phí có trong phương án này nhưng lại không có
hoặc chỉ có một phần trong phương án kia, do đó tạo ra chênh lệch chi phí. Khái
niệm này dùng để lựa chọn phương án. VD: chênh lệch khi bán buôn bán lẻ.
▪ Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được.

13
III. CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ LẬP BÁO CÁO
1. So sánh doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp thương mại Doanh nghiệp sản xuất
- Mua hàng hóa - Mua nguyên vật liệu
- Bán hàng hóa - Sản xuất và bán thành phẩm
2. Bảng cân đối kế toán (BS)

Doanh nghiệp thương mại Doanh nghiệp sản xuất


Tài sản lưu động: Tài sản lưu động:
- Tiền - Tiền
- Các khoản phải thu - Các khoản phải thu
- Hàng hóa - Hàng tồn kho:
Nguyên vật liệu
Sản phẩm dở dang
Thành phẩm
3. Báo cáo kết quả kinh doanh (gồm tính giá vốn hàng bán)
3.1. Báo cáo lãi lỗ (BCKQKD)
Chỉ tiêu giá vốn hàng bán của doanh nghiệp thương mại có khác biệt nhỏ so với soanh
nghiệp sản xuất.

Công thức tính hàng tồn kho cơ bản:

Số dư đầu kỳ + SPS tăng (nhập kho) = Số dư cuối kỳ + SPS giảm (xuất kho)

Quiz 1: If your inventory balance at the beginning of the month was $1,000, you bought
$100 during the month, and sold $300 during the month, what would be the balance at
the end of the month?

A. $1,000. B. $800. C. $1,200. D. $200


3.2. Báo cáo chi phí sản xuất
Dự toán chi phí sản xuất:

14
▪ Tính toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung.
▪ Tính toán chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Luồng chi phí sản phẩm:

Giá sản phẩm = số dư dở dang đầu kỳ + tổng chi phí sản xuất – số dư dở dang cuối kỳ

Luồng chi phí sản xuất:

Quiz 2: Beginning raw materials inventory was $32,000. During the month, $276,000 of raw
material was purchased. A count at the end of the month revealed that $28,000 of raw
material was still present. What is the cost of direct material used?

A. $276,000 B. $272,000 C. $280,000 D. $2,000

Quiz 3: Direct materials used in production totaled $280,000. Direct labor was $375,000
and factory overhead was $180,000. What were total manufacturing costs incurred for the
month?

A. $555,000 B. $835,000 C. $655,000 D. Cannot be determined.

15
Quiz 4: Beginning work in process was $125,000. Manufacturing costs incurred for the
month were $835,000. There were $200,000 of partially finished goods remaining in work
in process inventory at the end of the month. What was the cost of goods manufactured
during the month?

A. $1,160,000 B. $910,000 C. $760,000 D. Cannot be determined

Quiz 5: Beginning finished goods inventory was $130,000. The cost of goods
manufactured for the month was $760,000. And the ending finished goods inventory was
$150,000. What was the cost of goods sold for the month?

A. $ 20,000. B. $740,000. C. $780,000. D. $760,000


3.3. Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
Trình bày báo cáo theo mẫu như sau:

Mục chi phí Số tiền


1. Doanh thu Xxxxxxx
2. Tổng biến phí: Xxxxxxx
- Biến phí 1 Xxxxxxx
- Biến phí 2 Xxxxxxx
….. ……
- Biến phí n Xxxxxxx
3. Số dư đảm phí (1-2) xxxxxxx
4. Tổng định phí: Xxxxxxx
- Định phí 1 Xxxxxxx
- Định phí 2 Xxxxxxx
…… ……
- Định phí n xxxxxxx
5. Lợi nhuận (3-4) xxxxxxx

16

You might also like