You are on page 1of 50

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

MANAGEMENT ACCOUNTING

ThS. Trần Thị Hồng Bích


Giới thiệu nội dung môn học
v Tài liệu tham khảo
Tổng quan về kế toán quản trị • Kế toán quản trị – PGS.TS Nguyễn
Ngọc Quang (NXB ĐH KTQD)
• Kế toán quản trị, TS H u ỳ n h L ợ i
Khái niệm và phân loại chi phí (NXB Kinh tế)
• Management Accounting, Hilton
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi Ronald (McGraw-Hill, 2003)
nhuận trong việc ra quyết định • Managerial Accounting, Calvin Engler
(Irwin, 3rd Edition, 2002)
v Hình thức thi và kiểm tra
Phân tích biến động chi phí và định giá sản phẩm
• Phát biểu và tham gia thảo luận trên
lớp, làm bài tập, vấn đáp

KTQT với quyết định dự toán sản xuất kinh doanh • Kiểm tra học phần
• Đánh giá kết thúc môn học
• Hình thức thi: Thi tự luận và bài tập
Thông tin KTQT với quyết định ngắn hạn
Chương 2: Khái niệm và phân loại
chi phí
v Nội dung học tập
• Khái niệm chi phí và các tiêu thức phân loại chi phí
• Phân loại chi phí theo yếu tố (nội dung kinh tế ban đầu)
• Phân loại chi phí theo nội dung chi phí (chức năng hoạt động)
• Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả kinh doanh
• Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí (theo mức độ hoạt động)
• Cách phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định
• Các hình thức thể hiện chi phí trên báo cáo kết quả HĐ SXKD
Chương 2: Chi phí và phân loại chi
phí
v Mục tiêu học tập
• Hiểu được chi phí và bản chất của chi phí trong doanh nghiệp
• Nắm được bản chất và các phương pháp phân loại chi phí phát sinh trong doanh
nghiệp
• Công dụng của mỗi phương pháp phân loại chi phí trong việc cung cấp thông tin
cho nhà quản trị
• Tham gia thảo luận và làm bài tập để giải quyết một số vấn đề liên quan đến phân
loại chi phí

Quan điểm của anh/chị


về chi phí và các cách
phân loại chi phí?
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Bản chất, khái niệm và cách thức phân loại chi phí
v Bản chất chi phí
q Chi phí là sự “hy sinh” các nguồn lực để đạt mục tiêu nhất định
q Chi phí SXKD là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động quá khứ
cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động SXKD trong một kỳ nhất định.
q Chi phí khác với chi tiêu và vốn: Chi phí phục vụ hoạt động SXKD, được tài trợ từ vốn
kinh doanh và được bù đắp từ thu nhập hoạt động SXKD.
q Theo KTTC: Chi phí được nhận thức là số tiền/khoản phí tổn mà doanh nghiệp bỏ ra mua
các yếu tố cần thiết để tạo ra được sản phẩm, dịch vụ và của cải nhất định. Chi phí được
thể hiện bằng một lượng tiền chi ra, một mức giảm sút tài sản, một khoản nợ dịch vụ, thuế,
một khoản phí tổn làm giảm vốn chủ sở hữu của DN. Chi phí được thể hiện gắn liền với một
chứng cứ nhất định (chứng từ)
q Theo KTQT: Chi phí được nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin ra quyết định
bởi mục đích của KTQT trong lĩnh vực chi phí là cung cấp thông tin chi phí thích hợp, hữu
ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Ví dụ: dòng phí tổn thực tế, dòng phí
tổn ước tính, phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Bản chất, khái niệm và cách thức phân loại chi phí
v Bản chất chi phí (Nature of Costs)
q Tóm lại, chi phí là một khái niệm rộng, được nhận thức theo những
quan niệm khác nhau. Do đó tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin
mà chi phí sẽ được nhận diện, đo lường, phân loại theo những cách
khác nhau
v Phân loại chi phí (Classifying costs)
⚫ Phân loại chi phí theo yếu tố (hay nội dung kinh tế ban đầu)
⚫ Phân loại chi phí theo nội dung chi phí (chức năng hoạt động)
⚫ Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả kinh doanh
⚫ Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí (theo mức độ HĐ)
⚫ Các cách phân loại chi phí khác phục vụ cho kiểm tra và ra quyết định
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo yếu tố (nội dung kinh tế ban đầu)
v Chi phí nguyên vật liệu (Material costs) = Giá mua NVL + CP mua NVL
⚫ Chi phí nguyên vật liệu chính
⚫ Chi phí nguyên vật liệu phụ
⚫ Chi phí nhiên liệu
⚫ Chi phí phụ tùng thay thế
⚫ Chi phí nguyên vật liêu khác
⇒ Xác định tổng chi phí NVL cần thiết
⇒ Hoạch định tổng mức luân chuyển, tổng mức dự trữ tránh ứ động vốn, hoặc thiếu
NVL
v Chi phí nhân công (Labor costs)
q Khoản tiền lương phải trả cho người lao động
q Các khoản trích theo lương: KPCĐ, BHXH, BHTN của người LĐ
⇒ Tổng chi phí LĐ là tổng quỹ lương, bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp
⇒ Hoạch định mức tiền lương bình quân cho người LĐ, điều chỉnh chính sách lương
⇒ Kích thích tiềm năng người LĐ, tạo sự cạnh tranh về nguồn lao động
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo yếu tố (nội dung kinh tế ban đầu)
v Chi phí công cụ dụng (tool/equipment costs) = Giá mua + CP mua
⇒ Hoạch định mức luân chuyển qua kho, định mức dữ trữ
⇒ Xác định nhu cầu thu mua công cụ, tránh ứ động vốn, hoặc thiếu công cụ dụng cụ
v Chi phí khấu hao tài sản cố định (Depreciation expenses)
⚫ Xác định khấu hao tất cả các tài sản CĐ dùng vào HĐSXKD
⚫ Nhân biết mức hao mòn tài sản
⚫ Hoạch định tốt hơn chiến lược đầu tư, đầu tư mở rộng đảm bảo cơ sở vất chất,
thiết bị thích hợp cho SXKD
v Chi phí dịch vụ thuê ngoài (Outsource services)
⚫ Chi phí gắn liền với dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài cho HĐ SXKD: điện
nước, bảo hiểm tài sản, thuê nhà cửa, kho bãi, phương tiện
⚫ Nhân biết về tổng mức dịch vụ liên quan để thiết lập quan hệ trao đổi, cung ứng
với các đơn vị dịch vụ tốt hơn
v Chi phí khác bằng tiền (Other expenses in cash)
⚫ Tất cả CPSXKD khác mà DN thanh toán trực tiếp trong kỳ (thường nhỏ)
⚫ Nhân biết ngân sách tiền mặt cần thiết cho chi tiêu nhỏ, hạn chế tồn đọng tiền mặt
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo yếu tố (nội dung kinh tế ban đầu)
v Ví dụ: Công ty sản xuất thiết bị phụ tùng ô tô, có khảo sát chi phí trong năm
2023 như sau:
- Nguyên vật liệu chinh xuất kho dùng sản xuất sản phẩm: 10.000.00 đ
- Nguyên vật liệu phụ xuất kho:
+ Sản xuất sản phẩm: 1.000.000 đ
+ Phục vụ quản lý sản xuất: 200.000 đ
+ Dùng trong đóng gói, bao bì để bán: 100.000 đ
+ Dùng trong công việc văn phòng quản lý: 50.000 đ
- Nhiên liệu xuất kho:
+ Dùng chạy máy móc thiết bị 250.000 đ
+ Dùng trong phương tiện vận chuyển hàng hóa: 100.000 đ
- Phụ tùng thay thế xuất kho:
+ Dùng trong sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất: 50.000 đ
+ Dùng trong sửa chữa văn phòng công ty: 30.000 đ
- Tổng hợp tiền lương phải trả
+ Công nhân sản xuất sản phẩm: 4.000.000 đ
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo yếu tố (nội dung kinh tế ban đầu)
v Ví dụ: Công ty sản xuất thiết bị phụ tùng ô tô, có khảo sát chi phí trong năm
2023 như sau (tiếp):
+ Công nhân bảo trì máy móc thiết bị: 500.000 đ
+ Nhân viên bán hàng: 400.000 đ
+ Nhân viên phục vụ, quản lý công ty: 700.000 đ
- Công cụ xuất dùng:
+ Sản xuất sản phẩm: 120.000 đ
+ Chứa đựng hàng hóa: 80.000 đ
+ Công việc văn phòng công ty 70.000 đ
- Khấu hao tài sản cố định:
+ Máy móc thiết bị sản xuất 2.200.000 đ
+ Phương tiện vận chuyển hàng hóa: 1.600.000 đ
+ Văn phòng công ty: 1.000.000 đ
- Dịch vụ thuê ngoài:
+ Điện nước phục vụ sản xuất: 400.000 đ
+ Điện nước phục vụ bán hàng: 250.000 đ
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo yếu tố (nội dung kinh tế ban đầu)
v Ví dụ: Công ty sản xuất thiết bị phụ tùng ô tô, có khảo sát chi phí trong
năm 2023 như sau (tiếp):
+ Bảo hiểm tài sản công ty: 140.000 đ
- Các chi phí tại công ty:
+ Chi tiền mặt quảng cáo: 100.000 đ
+ Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm: 96.000 đ
+ Chi tiền mặt tiếp khách giao tế: 300.000 đ
+ Chi bồi dưỡng hợp đồng kinh tế: 200.000 đ
Căn cứ vào vào số liệu trên hãy sắp xếp và phân loại chi phí của công ty này theo nội
dung kinh tế ban đầu
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động (nội dung chi phí)

Tóm tắt phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động (nội dung chi phí)

v Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Direct material costs)
⚫ Chi phí NVL chính sử dụng trực tiếp trong quá trình SX sản phẩm
⚫ Dễ dàng nhận diện chi phí NVL trực tiếp thông qua việc xem xét hồ sơ kỹ thuật, định
mức vật tư trực tiếp
⚫ Chi phí NVL phụ/gián tiếp khó hạch toán trực tiếp cho từng quá trình SX mà đòi hỏi tập
hợp chung sau đó mới phân bổ => Cần lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp

v Chi phí nhân công trực tiếp (Direct labour costs)


q Tiên lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thực hiện quy trình SX
q Được tính thẳng vào chi phí từng sản phẩm, đơn giản và dễ hạch toán riêng cho từng
SP
q CP lao động gián tiếp liên quan đến chi phí của công nhân viên thực hiện công việc phục
vụ, bảo hành, bảo trì máy móc và thiết bị => Khó hạch toán riêng cho từng SP, phải tập
hợp chung sau đó phân bổ
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động (nội dung chi phí)

v Chi phí sản xuất chung (Factory overhead costs)


q Chi phí LĐ gián tiếp, phục vụ, tổ chức QLSX
q Chi phí NVL dùng trong máy móc, thiết bị, phục vụ sản xuất
q Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất
q Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác trong SXKD
q Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất: điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại
xưởng sản xuất
⇒ CPSX chung liên quan đến nhiều quá trình SX sản phẩm, khó xây dựng định mức
⇒ Cần chú ý tránh định lượng và quyết định sai sót đối với bộ phận SX mà chi phí này
chiếm tỷ trọng lớn
v Chi phí bán hàng (Selling Expenses)
⚫ Chi phí về lương + khoản trích theo lương trong HĐ bán hàng, vận chuyển, tiêu thụ
⚫ Chi phí NVL, nhiên liệu dùng trong bán hàng, vận chuyển tiêu thụ hàng hóa
⚫ Chi phí công cụ, dụng cụ trong việc bán hàng
⚫ Chi phí khấu hao thiết bị và TSCĐ trong bán hàng
⚫ Chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như quảng cáo, hội chợ, bảo hành….
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động (nội dung chi phí)

v Chi phí quản lý doanh nghiệp (General and administration expenses)


q Phí tổn liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở phạm vị toàn doanh nghiệp
q Chi phí lương + khoản trích theo lương của bộ phận quản lý
q Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu, công cụ dùng trong quản trị hành chính
q Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác trong QTVP
q Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất: điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm phục vụ
chung cho doanh nghiệp
⇒ CP QLDN khoản mục chi phí khá phức tạp và nhiều thành phần
⇒ CP này liên quan chặt chẽ đến quy mô, trình độ tổ chức quản trị của DN
v Chi phí khác (Other costs)
⚫ Dòng chi phí hoạt động tài chính
⚫ Chi phí bất thường
⇒ Chiếm tỷ lệ nhỏ, có thể bằng không khi DN có quy mô nhỏ
Ví dụ 2: Lấy ví dụ từ công ty ở ví dụ 1, hãy báo cáo chi phí theo các khoản mục chức
năng hoạt động
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động (nội dung chi phí)

Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí lao động Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí sản xuất chung

Chi phí khấu hao Chi phí bán hàng

Chi phí dịch vụ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí khác bằng tiền Chi phí hoạt động khác

Sơ đồ chuyển đổi chi phí từ yếu tố sang khoản mục


Quick Check ü
17

Chi phí nào dưới đây là CPSX chung tại


hãng Boeing? (Có thể chọn nhiều câu trả lời
đúng.)

A. Khấu hao các xe nâng trong nhà máy.


B. Hoa hồng bán hàng
C. Chi phí của hộp đen trong chiếc Boeing 767.
D. Tiền công của đốc công.
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả KD

Tóm tắt phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả kinh doanh

CP sản phẩm và CP thời kỳ


Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả KD

v Chi phí sản phẩm (Product costs)


q Khoản mục chi phí gắn liền với sản phẩm nhất định được SX ra hoặc được mua vào
q Chi phí SP phát sinh và ảnh hưởng đến nhiều kỳ báo cáo khác nhau. Sự phát sinh và
khả năng bù đắp của CPSX trải qua nhiều kỳ SXKD khác nhau
q Nhà quản trị cần chú ý đến giai đoạn chuyển tiếp, và mức độ chuyển tiếp
q Trong dài hạn, dòng chi phí này ẩn chứa nhiều rủi ro từ sự biến động của thị trường
⇒ Nhà quản trị nên sử dụng hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) và hệ thống
quản lý hàng tồn kho kịp thời (JIT – Just in time inventory)
v Chi phí thời kỳ (Period Expenses)
⚫ Dòng phí tổn phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ => dòng chi phí được
khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận
⚫ Chi phí thời kỳ không phải là một phần của giá trị sản phẩm hoặc hàng hóa mua vào.
⚫ Chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà, chi phí văn phòng
⚫ Có những dòng chi phí thời kỳ khó nhận dạng do đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành
như xây dựng (từ lúc khởi công đến khi kết thúc, nghiệm thu bàn giao công trình)
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả KD

Sơ đồ luân chuyển chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ


trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả KD

Sơ đồ luân chuyển chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ


trong doanh nghiệp thương mại
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả KD

Báo cáo KQKD theo chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
23
Quick Check ü
Chi phí nào dưới đây được phân loại là chi
phí thời kỳ trong 1 DNSX?

A. Khấu hao các thiết bị sản xuất.


B. Thuế nhà đất đánh vào toà nhà trụ sở công
ty.
C. Chi phí NVL trực tiếp.
D. Chi phí điện năng thắp sáng trong PXSX.
24
Quick Check ü
Nghiệp vụ nào dưới đây sẽ phát sinh ngay
một khoản chi phí kinh doanh trên BCKQKD? (Có
thể có nhiều câu đúng.)

A. Sản phẩm dở dang được SX hoàn thành.


B. Thành phẩm được tiêu thụ.
C. NVL được đưa vào trong quá trình SX.
D. Tính và trả lương cho nhân viên QLDN.
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (sự biến đổi của CP)

Mô hình phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (Sự biến đổi của CP – Cost behavior)
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)

v Biến phí (Variable costs)


q Biến phí là những mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị.
q Mức độ hoạt động: sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận
hành
q Tổng BP tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động
q Biến phí tính cho một đơn vị SP thì ổn định (hằng số) trong phạm vi phù hợp, khi không
HĐ thì bằng không
q Biến phí bao gồm các khoản chi phí NVL trực tiếp, chi phí LĐ trực tiếp, giá vốn hàng mua
vào để bán
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)

v Biến phí (Variable costs)


q Ví dụ: Chi phí để sản xuất một sản phẩm bao gồm (Đơn vị: nghìn đồng)
- Chi phí nguyên vật liệu: 20
- Chi phí nhân công: 10
- Chi phí sản xuất chung: 5
- Tổng chi phí 1 sản phẩm: 35

1000
Chi phí khả 0 sản 1 sản 100 sản 500 sản
sản
biến thay đổi phẩm phẩm phẩm phẩm
phẩm
theo khối
lượng hoạt
động 0 35 3500 17500 35000
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)

v Biến phí (Variable costs)


q Biến phí có hai loại: Biến phí cấp bậc và biến phí tỷ lệ
q Biến phí tỷ lệ (True variable costs): hay còn gọi là biến phí thực thụ, đây là loại BP mà
sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động như CP NVL
trực tiếp, CP NC trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng
§ Mô hình toán học: Y = aX (Y là tổng BP, a là BP đơn vị trên một mức độ hoạt động, X là
mức độ hoạt động
§Để kiểm soát tốt hơn BP tỷ lệ, ngoài tổng BP, cần chú ý đến
BP trên một đơn vị mức độ HĐ (định mức biến phí)
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)

v Biến phí (Variable costs)


q Biến phí cấp bậc (Step Variable Costs): Sự thay đổi của BP cấp bậc chỉ xảy ra khi mức
độ hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định.
§ Ví dụ: Chi phí lương thợ bảo trì, chi phí điện năng, …
§ Phương trình toàn học phản ánh: Y = aiXi
§Để kiểm soát tốt CP cấp bậc cần: lựa chọn mức độ
hoạt động thích hợp, xây dựng hoàn thiện định mức
BP ở từng cấp bậc
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mực độ HĐ)

v ĐỊnh phí (Fixed costs)


q Định phí là loại CP ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ HĐ của đơn vị
q Ví dụ: Chi phí khấu hao, thuê nhà xưởng, quảng cáo
q Nếu xét về tổng chi phí, định phí không thay đổi. Định phí tỷ lệ nghịch với mức độ HĐ khi
tính trên một đơn vị mức độ HĐ
q Dù DN có HĐ hay không thì định phí vẫn tồn tại. DN gia tăng mức độ hoạt động thì ĐP/1
đơn vị mức độ HĐ sẽ giảm dần.
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mực độ HĐ)

v ĐỊnh phí (Fixed costs)


q Định phí tồn tại dưới hai hình thức: Định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc
q Định phí bắt buộc (Committed Fixed Costs): là dòng ĐP liên quan đến khấu hao tài
sản dài hạn, chi phí sử dụng tài sản dài hạn, và chi phí liên quan đến lương của nhà
quản trị gắn liền với cấu trúc tổ chức quản lý SXKD của DN. ĐP bắt buộc tồn tại lâu dài,
không thể cắt giảm trong ngắn hạn. (Y = B). Việc dự báo và kiểm soát định phí bắt buộc
phải từ lúc bắt đầu xây dựng, triển khai dự án, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý DN,
hướng đến mục tiêu lâu dài. DN cần tận dụng và khai thác tối đa công suất của tài sản
dài hạn
q Định phí không băt buộc (Discretionary Fixed Costs): là những chi phí có thể
cắt giảm toàn bộ khi cần thiết. Dòng chi phí này phát sinh từ quyết định hàng năm
của nhà quản trị như chi phí quảng cáo, nghiên cứu, đào tạo…. ĐP không bắt buộc liên
quan đến kế hoạch ngắn hạn, và ảnh hưởng đến dòng chi phí của DN hàng năm.
Quick Check ü
32

Chi phí nào dưới đây là biến đổi theo số


lượng kem bán được tại cửa hàng Kem Tràng
Tiền? (Có thể có nhiều câu trả lời đúng.)

A. Chi phí thắp sáng cửa hàng.


B. Lương của cửa hàng trưởng.
C. Chi phí Vật liệu làm kem.
D. Chi phí giấy ăn cho khách hàng.

32
Quick Check ü
33

Chi phí nào dưới đây là biến đổi theo số


lượng người mua vé xem phim tại Rạp chiếu phim
quốc gia? (Có thể có nhiều câu trả lời đúng.)

A. Chi phí thuê phim.


B. Tiền trả bản quyền trên doanh thu bán vé.
C. Tiền lương cho nhân viên rạp chiếu phim.
D. Chi phí dọn vệ sinh sau buổi chiếu phim.
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)

v Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)


q Là mục chi phí bao gồm các yếu tố biến phí và định phí trộn lẫn với nhau
q Ví dụ: Chi phí thuê bao điện thoại, chi phí thuê phương tiện vận tải
q Phương trình toán học phản ánh: Y = aX + B
q Quản lý chi phí hỗn hợp cần kiểm soát hai vùng chi phí: Biến phí (xây đựng dịnh mức
biến phí), Định phí (Quản lý bắt đầu từ giai đoạn khảo sát, thiết kế và bắt đầu dự án)
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)

v Các mô hình phân tích chi phí hỗn hợp


q Phương pháp bình phương bé nhất (Least-squares regression method)
• Bước 1: Thiết lập đường biểu diễn qua thuật toán thống kê để dự đoán mối quan hệ
nhân quả giữa chi phí và mức độ hoạt động.
• Bước 2: Căn cứ vào đặc tính chi phí hỗn hợp, thiết lập phương trình Yi = aXi + B.
• Bước 3: Khảo sát chi phí hỗn hợp ở mức độ hoạt động khác nhau
+ Yi: Chi phí hỗn hợp ở mức độ HĐ Xi
Y0 = aX0 + B

Chi phí (y)


+ Yi: Biến số phụ thuộc (i = 1,n)
Y1 = aX1 + B
+ Xi: Biến số độc lập
+ a: tỷ lệ thay đổi (độ dốc đường hồi quy tuyến tính)
Yn = aXn + B
+ B: là hằng số
•Bước 4: Theo thuật toán hồi quy hai biến thì hệ phương trình tuyến
tính trên được xác định
Mức độ HĐ (x)

• Bước 5: thay vào hệ phương trình và xác định a, b


Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)

v Các mô hình phân tích chi phí hỗn hợp


q Phương pháp đồ thị phân tán (The scatter graph method)
• Bước 1: Phân tích chi phí thông qua quan sát và dùng đồ thị biểu diễn tất cả các điểm
với chi phí và mức độ hoạt động tương ứng.
• Bước 2: Kẻ một đường thẳng sao cho chúng đi qua nhiều điểm nhất, thể hiện đặc trưng
nhất về chi phí hỗn hợp ở các mức hoạt động khác nhau. Đường thẳng này cắt trục tung
ở đâu, thì đó là giá trị định phí.
•Bước 3: Thay vào phương trình tính
biến phí đơn vị
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)

v Các mô hình phân tích chi phí hỗn hợp


q Bài tâp 1: Chi phí dịch vụ mua ngoài của phân xưởng 1 quan hệ với số giờ máy chạy
qua nghiên cứu sáu tháng cuối năm 2012 của công ty Thành An như sau:
Tháng Chi phí dịch vụ mua ngoài (nghìn Số giờ máy chạy (giờ)
đồng)
Tháng 7 3.700 32.500
Tháng 8 3.960 35.000
Tháng 9 3.480 25.000
Tháng 10 4.260 37.500
Tháng 11 4.500 40.000
Tháng 12 4.920 45.000

q Yêu cầu: Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu và phương pháp bình phương bé nhất
để tách chi phí hỗn hợp (dịch vụ mua ngoài) thành biến phí và định phí.
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (theo mức độ HĐ)

v Các mô hình phân tích chi phí hỗn hợp


q Bài tâp 2: Hãy viết phương trình chi phí hỗn hợp, tính định phí và biến phí hàng tháng
cũng như tổng ĐP và BP của đơn vị kinh doanh Anh Dũng với bảng chi phí về năng
lượng sau đây. Hãy sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu, và bình phương nhỏ nhất
để tính toán

Tháng Số giờ máy hoạt động Tổng chi phí năng lượng
Tháng 1 500 giờ 2.250.000 đ
Tháng 2 700 giờ 2.375.000 đ
Tháng 3 1.000 giờ 2.500.000 đ
Tháng 4 1.100 giờ 2.550.000 đ
Tháng 5 950 giờ 2.475.000 đ
Tháng 6 700 giờ 2.350.000 đ
Tổng 5000 giờ 14.500.000 đ
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định

v Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
q Chi phí kiểm soát được (Controllable costs): là những dòng chi phí mà nhà quản trị
xác định được chính xác sự phát sinh của nó, đồng thời nhà quản trị cũng có thẩm
quyền quyết định về sự phát sinh của nó. Ví dụ: chi phí khấu hao, chi phí tiếp khách
q Chi phí không kiểm soát được (Uncontrollable costs): là những dòng chi phí mà nhà
quản trị không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó. Ví dụ: Chi phí NVL trực tiếp,
Chi phí nhân công trực tiếp
⇒ Việc nhận thức hai loại chi phí này phụ thuộc vào quá trình HĐ SXKD của DN và sự
phân cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức SXKD
⇒ Chi phí phát sinh liên quan trực tiếp và biến động theo công suất của quy trình HĐ là
những dòng CP không kiểm soát được
⇒ Chi phí gắn liền với tài sản dài hạn, việc phục vu, quản lý gián tiếp liên quan đến Quy
trình SXKD là những dòng chi phí kiểm soát được
⇒ Việc xác đinh hai loại chi phí này giúp nhà QT hoạch định ngân sách chi phí chính xác
hơn, tránh bị động về vốn
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định

v Chi phí chênh lêch, chi phí chìm và chi phí cơ hội
q Chi phí chênh lệch (differential costs): là những dòng chi phí hiện điện, xuất hiện một
phần trong các phương án SXKD này hoặc chỉ xuất hiện một phần trong phương án
SXKD khác. => Dùng để so sánh chi phí lựa chọn các phương án kinh doanh
q Chi phí chìm (Sunk costs): là dòng chi phí luôn xuất hiện trong tất cả các phương án
SXKD. Nhà QT buộc phải chấp nhận, không có sự lựa chọn nào khác. Ví dụ: thuê nhà
Xưởng, chi phí khấu hao
q Chi phí cơ hội (Opportunitiy costs): là nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hay phải hy
sinh để lựa chọn, thực hiện hành động này thay thế một hành động khác. Chi phí cơ hội
này không xuất hiện trên dòng báo cáo kế toán tài chính, mà được thực hiện qua việc
phân tích và so sánh của nhân viên KTQT
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định

v Chi phí chênh lêch, chi phí chìm và chi phí cơ hội
Bài tập 3: Công ty VINACO muốn xem xét quyết định thay thế một chiếc xe tải cũ bằng xe
tải mới để gia tăng hiệu quả hoạt động vận chuyển. Số liệu về xe cũ và xe mới như sau:
Đặc điểm Xe cũ Xe mới
Nguyên giá tài sản cố đinh 200,000 30,000
Vòng đời hữu dụng (năm) 4 1
Mức khấu hao hằng năm 50,000 30,000
Trừ: Khấu hao đều (tích lũy) 150,000 -
Giá trị còn lại (book value) 50,000 -
Giá trị tận dụng 0 0
Giá có thể bán thanh lý hiện nay 10,000
Chi phí vận hành (nhiên liệu, bảo trì…) 160,000 90,000

Đơn vị: Nghìn VNĐ


Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định

v Chi phí chênh lêch, chi phí chìm và chi phí cơ hội
Bài tập 3: Công ty VINACO muốn xem xét quyết định thay thế một chiếc xe tải cũ bằng xe
tải mới để gia tăng hiệu quả hoạt động vận chuyển. Số liệu về xe cũ và xe mới như sau:
Tính toán chi phí của hai phương án
Nội dung so sánh Không đổi xe cũ Đổi xe cũ Chi phí khác
nhau
(1) Khấu hao xe cũ 50 0 50
(2) Giảm giá trị sổ sách xe cũ 0 50 -50
(+) Chi phí khác nhau 0
(3) Thu tiền bán xe cũ 0 -10 10
(4) Chi phí khấu hao xe mới 0 30 -30
(5) Chi phí vận hành 160 90 70
Tổng cộng chi phí 210 160 50

Đơn vị: Nghìn VNĐ


Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Các hình thức thể hiện chi phí trên báo cáo KQKD

v Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí (phương pháp chi phí
toàn bộ)
q Với hình thức này, CP được thể hiện trên báo cáo KQKD theo chức năng của chúng
trong quá trình SXKD như CP SX, CP Lưu thông, CP QLDN
qSự thể hiện chi phí này phù hợp với việc cung
Báo cáo kết quả kinh doanh
cấp thông tin cho những yêu cầu thẩm tra
(Phương pháp chi phí toàn bộ)
hoạt động DN từ đối tác bên ngoài và cơ quan
quản lý chức năng 1. Doanh số bán Xxxxx
2. Giá vốn hàng bán Xxxx
3. Lợi nhuận gộp Xxx
4. Chi phí thời kỳ Xxx
a. Chi phí bán hàng Xx
b. Chi phí QLDN Xx
5. Lợi nhuận trước thuế X
TNDN
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Các hình thức thể hiện chi phí trên báo cáo KQKD
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Bài tập và thảo luận

Câu 1: Chi phí là những phí tổn gắn liền với Câu 3: Chi phí NVL trực tiếp được tính trực tiếp
a. Mục đích kinh doanh vào
b. Mục đích đầu tư tài sản cố định a. Đối tượng chịu chi phí
c. Mục đích chi tiêu khen thưởng b. Đối tượng xác định KQKD
d. Thanh toán thuế VAT đầu vào ở những c. Đối tượng tính khấu hao
doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương d. Cả ba câu trên đều sai
pháp khấu trừ

Câu 2: Theo phương pháp ứng xử chi phí, chi Câu 4: Muốn kiểm soát tốt hơn về định phí,
phí SXKD thực tế bao gồm nhà quản trị cần phải xem xét chi phí này từ:
a. Biến phí, định phí a. Xây dựng cơ cấu tổ chức và kế hoạch đầu
b. Biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp tư dài hạn
c. Chi phí đơn nhất, chi phí kết hợp b. Tăng cường công suất sản xuất tối đa
d.Biến phí thực thụ, biến phí cấp bậc, định c.Phân cấp và quản lý tốt hơn định phí ở từng
phí bắt buộc cấp độ quản lý
d. Tất cả các câu trên đều đúng
Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí
Bài tập và thảo luận
Câu 5: Chi phí kiểm soát được là những chi phí: Câu 6: Xác định những chi phí nào dưới
a.Thuộc phạm vi và quyền quyết định của nhà đây có thể là biến phí cấp bậc
quản trị a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
b. Thay đổi theo cấp độ quản lý b. Chi phí nhân công trực tiếp
c. Được nhà quản trị ấn định theo quy mô hoạt c. Chi phí bảo hiểm tài sản theo hợp đồng
động thanh toán hàng năm
d. Tất cả các câu trên đều đúng d.Chi phí lương thợ bảo trì, chi phí năng
lượng
Câu 7: Xác định những chi phí nào dưới đây là Câu 8: Chi phí chìm là:
định phí tùy ý a. Chi phí có thể lưu lại bởi việc không
a. Chi phí khấu hao tài sản cố định sản xuất thừa nhận một phương án
b. Chi phí quảng cáo b. Chi phí có thể chuyển vào tương lai,
c. Tiền thuê nhà xưởng để máy móc thiết bị sản hoặc không ảnh hưởng đến hoạt động
xuất hàng năm hiện hành
d. Tiền lương ban giám đốc công ty c. Chi phí không thể tránh được do nó đã
e. Tất cả các câu trên đều đúng xảy ra với mọi phương án
d. Chi phí đòi hỏi một sự chi tiền hiện tại
hoặc tương lai gần
Thank you for your attention!

You might also like