You are on page 1of 6

Khoa Kế toán

Giảng viên: ThS. Phan Việt Hùng. MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
---
Email: Hung.phanviet0208@gmail.com
Buổi học số 01
SDT: 0934 9999 78 ---
SDT giải đáp học thuật SV: 0985 622227 Phiếu Luyện tập 01

Những lưu ý cơ bản:


(1). SV hoàn thiện phiếu trên vở ghi, trình bày rõ ràng và gửi (3). Thời hạn nôp: là ngày của Buổi học + 4 ngày vào 23h59’.
ảnh về Folder Drive tương ứng. Ví dụ: Buổi học 24.08, thì thời hạn: 28.08, vào 23h59’. Quá thời
. hạn xem như không nộp: - 2 điểm cá nhân, và ảnh hướng đến
(2). Tên File lần lượt: thành tích nhóm.
“STT – Tên – B.x.y – Số điểm – STT BHT” .
Trong đó: (4). BHT chịu trách nhiệm chính trong soạn thảo Đáp án, chấm,
- SV chỉ điền: STT – Tên – B.x.y với x: là thứ tự buổi, y là ảnh và ghi nhận thành tích cho Tổ trưởng tương ứng.
số y. .
- BHT sau khi chấm xong, sẽ ghi số điểm kèm STT BHT đã “Hãy Nỗ lực ngay từ bước tiến đầu tiên nhé”
chấm. Điểm chấm & STT BHT chỉ cần ghi ở Ảnh số 01.
Ví dụ: “03 – Hùng PV – B.1.2 – 7.5 – 12”

3 Loại câu hỏi Luyện tập:


- Câu hỏi & Bài tập dựa trên bài giảng tại những buổi học trước, gọi tắt Câu hỏi ôn tập.
- Câu hỏi chuẩn bị cho buổi học tiếp theo, gọi tắt Câu hỏi chuẩn bị.
- Câu hỏi nghiên cứu Case Study <vấn đề thực tế> (có thể dùng ngoại ngữ), gọi tắt Câu hỏi mở rộng.

Đánh giá chất lượng giải.

- Buổi 01 – Team 01:


- Chất lượng: Trung bình – Khá – Tốt – Xuất sắc.
- Lời khuyên hoàn thiện: Đôi chỗ viết hơi dài, chưa tinh gọn.

Lưu ý:
- Mực đỏ trong bài: Thầy sửa chi tiết
- Mực xanh: Đại ý – từ khóa quan trọng khi chấm điểm cuối.. Những nội dung khác linh hoạt.
- Ban Học thuật 3 Team tổng hợp những Lỗi sau cho các bạn và Tạo một bài đăng (Post) với chủ đề:
“Những Góp ý Luyện tập Buối 01” trong Group. Team nào trực thì BHT ấy đăng. Lớp trưởng duyệt
bài đăng cho BHT. Tương tự cho những buổi sau nhé.
- Lần tiếp, hãy giữ Đề gốc ở Cuối bài giải giúp thầy nhé.

Team 01 – BHT Team 02 - BHT Team 03 - BHT


- Buổi 1: Đúng hạn - Tốt. - Buổi 2: - Buổi 3:
- Buổi 4:

Trang 1
LUYỆN TẬP 01.
LỚP: ACC 2002 – Buổi học 01: 24.08.2020, thứ hai.

Câu 01: (Câu hỏi ôn tập): (3 điểm)


Trong một doanh nghiệp M sản xuất Café đóng gói, trong mỗi loại chi phí dưới đây liệt kê 3 minh họa cụ thể:

Minh họa (0.5 điểm/ ý)


Chi phí Sản xuất – NVL trực tiếp Chi phí bột cafe, bột hương vị và bao bì tạo nên SP
Chi phí Sản xuất – Nhân công trực tiếp Tiền lương, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân công trực
tiếp sản xuất sản phẩm.
Chi phí Sản xuất – Sản xuất chung Chi phí điện nước trong phân xưởng.
chi phí Lương nhân viên phân xưởng, và Chi phí dụng cụ sản xuất
Giá vốn hàng bán Giá vốn của sản phẩm đã bán trong kỳ.
Chi phí vận chuyển và chi phí hao hụt tính vào Giá vốn hàng bán.
Chi phí bán hàng Chi phí chào hàng, chi phí quảng cáo và chi phí bảo quản, đóng gói,
vận chuyển đi bán.
Chí phí quản lý doanh nghiệp Chi phí Lương nhân sự kế toán,
Chi phí mua văn phòng phẩm và chi phí tiếp khách.

Câu 02: (Câu hỏi chuẩn bị): (3 điểm)


Tự nghiên cứ các tài liệu từ internet, chỉ ra ít nhất 2 Đặc điểm giống nhau, và 4 đặc điểm khác nhau của Kế
toán Quản trị & Kế toán tài chính. (Khuyến khích ghi nhiều hơn, chú ý trùng nội dung).

<0.5 Kế toán Tài chính Kế toán Quản trị


điểm/ý>
Giống nhau  Là hai hệ thống con của một hệ thống kế toán, đều nhằm mục đích cung cấp thông tin.

 Đều dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu kế toán, tức là dựa vào nguồn số liệu ban đầu thống nhất để xử lý thông
tin.

Khác nhau 1. Về đối tượng sử dụng thông tin: 1. Về đối tượng sử dụng thông tin:
Thường là đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp như các Thường là các thành viên bên trong doanh nghiệp như
cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và các chủ sở hữu, ban giám đốc, nhà quản lý, trưởng phòng,
chính phủ. …
2. Về mục đích: 2. Về mục đích:
Cung cấp thông tin công khai đến người mang phương Tạo các thông tin phục vụ người làm công việc quản trị
tiện tài chính. nội bộ.
3. Về nguyên tắc cung cấp thông tin: 3. Về nguyên tắc cung cấp thông tin:
Thông tin KTTC phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn Thông tin KTQT tùy thuộc vào từng quyết định cụ thể
mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia, của người quản lý, không buộc phải tuân thủ các nguyên
kể cả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán được tắc, chuẩn mực kế toán chung. Các quy định của Nhà
các quốc gia công nhận. nước về kế toán quản trị (nếu có) cũng chỉ mang tính chất
hướng dẫn. 
4. Về đặc điểm của thông tin: 4. Về đặc điểm của thông tin:
Sử dụng thước đo giá trị. Sử dụng nhiều loại thước đo khác nhau.

Trang 2
Phản ánh về những sự kiện kinh tế tài chính đã xảy ra. Phản ánh những sự kiện đã, đang và sắp xảy ra.
Thông tin chính xác, có tính khách quan và có thể xác Thông tin thích đáng có tính linh hoạt và kịp thời.
minh.
5. Về hình thức báo cáo sử dụng: 5. Về hình thức báo cáo sử dụng:
Là các báo cáo kế toán tổng hợp toàn doanh nghiệp (gọi Báo cáo của KTQT đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu
là các Báo cáo tài chính) phản ánh tổng quát về nguồn công việc của doanh nghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất
vốn, tài sản, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và
một thời kỳ (gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả tồn kho của hàng tồn kho...).
hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết
minh báo cáo tài chính).
6. Về tần số và thời gian báo cáo: 6. Về tần số và thời gian báo cáo:
Được lập theo định kỳ, thường vào cuối quý và cuối năm Được lập thường xuyên, liên tục vào bất kỳ thời điểm
và có tính so sánh. nào: đột xuất, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,.. theo
nhu cầu của nhà quản trị
7. Về tính pháp lý của kế toán: 7. Về tính pháp lý của kế toán:
Doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức kế toán tài chính và Không có tính bắt buộc do nhu cầu quản trị ở doanh
công khai các báo cáo tài chính ra bên ngoài nghiệp

Câu 03: (Câu hỏi chuẩn bị): (2 điểm)


Trong việc phân loại chi phí, dựa vào cách ứng xử của chi phí, chi phí được chia làm: Định phí, Biến phí,
Chi phí Hỗn hợp (Định phí & Biến phí).

- Định nghĩa 3 loại chi phí trên. (1 điểm)


 Chi phí khả biến (Biến phí): là các chi phí, xét về lý thuyết, có sự thay đổi tỷ lệ với các mức độ hoạt
động. chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy ra. Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng
(hoặc giảm) tương tự với sự tăng (hoặc giảm) của mức độ hoạt động, nhưng chi phí tính theo đơn vị của
mức độ hoạt động thì không thay đổi.
 Chi phí bất biến (Định phí): là những chi phí, xét về lý thuyết, không có sự thay đổi theo các mức độ
hoạt động đạt được. Vì tổng số chi phí bất biến là không thay đổi cho nên, khi mức độ hoạt động tăng
thì chi phí bất biến tính theo đơn vị các mức độ hoạt động sẽ giảm và ngược lại.
 Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chi phí khả biến và chi phí
bất biến. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến,
và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến. Hiểu
theo cách khác, phần bất biến trong chi phí hỗn hợp thường là bộ phận chi phí cơ bản duy trì các mức độ
tối thiểu, còn phần biến là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỷ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm

- Lấy ví dụ cho mỗi loại: 2 Ví dụ/ mỗi loại cho doanh nghiệp M sản xuất Café ở câu 01. (1 điểm)
VD về chi phí khả biến:
1- Chi phí nguyên liệu (hạt café, bao bì đóng gói, nước,..)
2- Chi phí nhân công trực tiếp.
3- Các chi phí vật liệu phụ.
VD chi phí bất biến:
1- Chi phí khấu hao nhà xưởng, thuê nhà xưởng.
2- Chi phí tiền lương nhân viên quản lý.
3- Chi phí quảng cáo,..
VD chi phí hỗn hợp:
1- Chi phí điện thoại.
2- Chi phí bảo trì máy móc thiết bị

Trang 3
3- Chi nhân viên, công nhân (bán thời gian).

Câu 04: (Câu hỏi nghiên cứu): (2 điểm)


Từ 2 link kiến thức sau:
Link 01: https://smarttrain.edu.vn/ke-toan-quan-tri-la-gi-va-vai-tro-cua-ke-toan-quan-tri-trong-doanh-nghiep-
hien-dai/.
Link 02: https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%BF_to%C3%A1n_qu%E1%BA%A3n_tr%E1%BB%8B

Trình bày ngắn gọn mỗi câu: (tối đa khoảng 60 từ hoặc 5 – 6 dòng).
(1). Những hoạt động nào quan trọng khi trở thành một “Nhân sự” Kế toán Quản trị trong ra quyết định trong
một doanh nghiệp. (1 điểm).
 Thu thập, xử lý thông tin. Thông tin mà kế toán quản trị cần nắm bắt bao gồm cả thông tin tài
chính và thông tin phi tài chính. Trước khi tập hợp thông tin kế toán quản trị phải biết rõ mục đích
của thông tin đó.
 Kiểm soát và lập kế hoạch: kết hợp nhịp nhàng quy trình lập kế hoạch, đánh giá với các mục tiêu
chiến lược của doanh nghiệp.
 Tổ chức công tác điều hành.
 Tư vấn ra Quyết định.

(2). Xu hướng chung về sự phát triển nghề nghiệp trong KTQT so với một nhân viên Kế toán truyền thống.
(1 điểm).
 Xu hướng chung đang dần hình thành là nghề kế toán trở thành nghề thiên nhiều đến quản trị thông
tin tài chính. Các kế toán viên sẽ dành nhiều thời gian cho việc phân tích, lập kế hoạch, dự toán, dự
báo, lập ngân sách hoặc đưa ra các thông tin hỗ trợ, tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp về kế
toán quản trị.
 Xu hướng này làm cho vai trò của kế toán quản trị ngày càng lớn dần lên, và dần thay thế kế toán tài
chính trước đây. Vai trò của kế toán tài chính sẽ thu nhỏ lại, và các chủ doanh nghiệp sẽ cần những
người làm kế toán quản trị có thể tham mưu cho Ban lãnh đạo để quản trị doanh nghiệp tốt
nhất.

---- Hết ----

Trang 4
ĐỀ GỐC
LUYỆN TẬP 01.
LỚP: ACC 2002 – Buổi học 01: 24.08.2020, thứ hai.

Câu 01: (Câu hỏi ôn tập): (3 điểm)


Trong một doanh nghiệp M sản xuất Café đóng gói, trong mỗi loại chi phí dưới đây liệt kê 3 minh
họa cụ thể:
Minh họa (0.5 điểm/ ý)
Chi phí Sản xuất – NVL trực tiếp
Chi phí Sản xuất – Nhân công trực tiếp
Chi phí Sản xuất – Sản xuất chung
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chí phí quản lý doanh nghiệp

Câu 02: (Câu hỏi chuẩn bị): (3 điểm)


Tự nghiên cứ các tài liệu từ internet, chỉ ra ít nhất 2 Đặc điểm giống nhau, và 4 đặc điểm khác nhau
của Kế toán Quản trị & Kế toán tài chính. (Khuyến khích ghi nhiều hơn, chú ý trùng nội dung).

<0.5 điểm/ý> Kế toán Tài chính Kế toán Quản trị


Giống nhau

Khác nhau

Câu 03: (Câu hỏi chuẩn bị): (2 điểm)


Trong việc phân loại chi phí, dựa vào cách ứng xử của chi phí, chi phí được chia làm: Định phí,
Biến phí, Chi phí Hỗn hợp (Định phí & Biến phí).
- Định nghĩa 3 loại chi phí trên. (1 điểm)
- Lấy ví dụ cho mỗi loại: 2 Ví dụ/ mỗi loại cho doanh nghiệp M sản xuất Café ở câu 01. (1 điểm)

Câu 04: (Câu hỏi nghiên cứu): (2 điểm)


Từ 2 link kiến thức sau:

Trang 5
Link 01: https://smarttrain.edu.vn/ke-toan-quan-tri-la-gi-va-vai-tro-cua-ke-toan-quan-tri-trong-
doanh-nghiep-hien-dai/.
Link 02: https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%BF_to%C3%A1n_qu%E1%BA%A3n_tr
%E1%BB%8B

Trình bày ngắn gọn mỗi câu: (tối đa khoảng 60 từ hoặc 5 – 6 dòng).
(1). Những hoạt động nào quan trọng khi trở thành một “Nhân sự” Kế toán Quản trị trong ra quyết
định trong một doanh nghiệp. (1 điểm).
(2). Xu hướng chung về sự phát triển nghề nghiệp trong KTQT so với một nhân viên Kế toán truyền
thống. (1 điểm).

---- Hết ----

Trang 6

You might also like