You are on page 1of 7

CHƯƠNG 2 

: KTQT CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1. Câu nào trong các câu dưới đây về chi phí gián tiếp là sai
a. Chi phí gián tiếp không thể tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí
b. Chi phí gián tiếp được hiểu là các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí
c. Chi phí gián tiếp thực ra là một phân nhóm của chi phí trực tiếp
d. Chi phí gián tiếp có quan hệ gián tiếp với đối tượng tập hợp chi phí
2. Khoản chi phí nào dưới đây không phải là chi phí trực tiếp
a. Chi phí NVL trực tiếp
b. Tiền lương và phụ cấp lương trả cho lao động trực tiếp
c. Các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp
d. Chi phí thuê phân xưởng và bảo hiểm
3. Chi phí thời kỳ là
a. Chi phí được tính trừ ngay vào kết quả HĐKD trong kỳ mà chúng phát sinh
b. Chi phí luôn luôn được tính thẳng vào sản phẩm
c. Chi phí bao gồm cả chi phí nhân công trực tiếp
d. Chi phí được phép kết chuyển sang kỳ sau và tính trừ vào kết quả HĐKD kỳ sau
4. Loại chi phí nào dưới đây không thay đổi theo cùng tỷ lệ với sự thay đổi của mức
độ hoạt động trong phạm vi phù hợp
a. Định phí
b. Chi phí hỗn hợp
c. Biến phí cấp bậc
d. Cả 3 đáp án trên
5. Chi phí nào sau đây là chi phí sản phẩm
a. Chi phí NVL trực tiếp
b. Chi phí bán hàng
c. Giá vốn hàng mua
d. Đáp án a, c
6. Chi phí nào sau đây là chi phí thời kỳ
a. Chi phí bán hàng
b. Chi phí sản xuất chung
c. Chi phí nhân công trực tiếp
d. Chi phí giá vốn hàng bán
7. Chi phí biến đổi là những chi phí
a. Thay đổi khi khối lượng sản xuất thay đổi

1
b. Tổng chi phí thay đổi
c. Chi phí đơn vị sản phẩm có tính ổn định
d. Cả 3 đáp án trên
8. Chi phí cố định là những chi phí
a. Không thay đổi khi khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi trong giới hạn công suất
thiết kế
b. Tổng chi phí có tính ổn định
c. Khi khối lượng tăng lên trong phạm vi công suất thiết kế thì chi phí đơn vị có xu
hướng giảm xuống
d. Cả 3 đáp án trên
9. Chi phí hỗn hợp là những chi phí
a. Mang tính ổn định
b. Mang tính biến đổi
c. Vừa mang tính cố định vừa mang tính biến đổi
d. Cả 3 đáp án đều sai
10. Chi phí chênh lệch là những chi phí
a. Có ở tất cả các phương án
b. Có ở phương án này nhưng không có ở phương án khác
c. Có ở phương án này và một phần ở phương án khác
d. Đáp án b, c
21.Chi phí cơ hội là những chi phí
a. Phát sinh để có cơ hội kinh doanh
b. Là lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án hành động này thay cho phương
án hành động khác
c. Là những chi phí phản ánh trên sổ kế toán
d. Cả 3 đáp án trên
22. Chi phí chìm là những chi phí
a. Không phản ánh trên sổ kế toán
b. Có ở tất cả các phương án lựa chọn
c. Chỉ có ở một phương án
d. Cả 3 đáp án trên

Câu 2.2: Tại sao phải phân loại chi phí? Có những cách phân loại chi phí nào?
 Phải phân loại chi phí vì:

2
- Xác định giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm, là cơ sở xác định
lợi nhuận gộp, lợi nhuận tiêu thụ của các bộ phận và toàn DN.
- Xác định vai trò, vị trí của các khoản mục chi phí trong chỉ tiêu giá thành sản xuất
và giá thành toàn bộ, là cơ sở xây dựng hệ thống báo cáo KQKD theo khoản mục.
- Là nguồn thông tin quan trọng để quyết toán thuế thu nhập DN cho các tổ chức
hoạt động.
- Là cơ sở để NQT xây dựng hệ thống chi phí theo các khoản mục, yếu tố nhằm
phân tích, đánh giá sự biến động của chi phí, đó là nguồn thông tin kiểm soát chi
phí trong DN.
 Phân loại chi phí:
a.Theo nội dung kinh tế (theo yếu tố)
- Chi phí nhân công:
+ Các khoản tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động
+ Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
 Chi phí này giúp các NQT:
+ Xác định tổng quỹ lương của DN
+ Là cơ sở để hoạch định tiền lương BQ
+ Là tiền đề để điều chỉnh chính sách lương
- Chi phí nguyên vật liệu: giá mua, chi phí thu mua nguyên vật liệu sử dụng cho
HĐKD của DN.
+ Chi phí nguyên vật liệu chính
+ Chi phí nguyên vật liệu phụ
+ Chi phí nhiên liệu
+ Chi phí phụ tùng thay thế
+ Chi phí nguyên vật liệu khác
 Chi phí này giúp các NQT:
+ Xác định tổng giá trị nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu SXKD trong kỳ
+ Hoạch định tổng mức luân chuyển, tổng mức dự trữ cần thiết (tránh ứ đọng
vốn hoặc thiếu nguyên vật liệu cản trở cho quá trình SXKD).
- Chi phí công cụ dụng cụ: giá mua của công cụ dụng cụ dụng vào HĐKD trong
kỳ kế toán. Chi phí này có thể bao gồm như quần áo bảo hộ lao động, các
dụng cụ phục vụ công nhân,...

3
- Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao tất cả các TSCĐ phục vụ HĐKD
 Chi phí này giúp NQT
+ Nhận biết được mức chuyển dịch giá trị tài sản vào chi phí SXKD qua đó
phản ánh tốc độ hao mòn TS.
+ Hoạch định chiến lược đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho
HĐKD (điện, nước, bảo hiểm tài sản, thuê nhà cửa, phương tiện).
 Chi phí này giúp NQT hiểu rõ tổng mức dịch vụ liên quan đến hoạt động của
DN để thiết lập quan hệ trao đổi, cung ứng.
- Chi phí khác bằng tiền: tất cả các chi phí SXKD mà DN thường thanh toán
trực tiếp trong kỳ kế toán
 Chi phí này giúp NQT hoạch định được ngân sách chi tiêu trong DN, hạn chế
tồn đọng tiền mặt, tránh bớt tổn thất, thiệt hại trong quản lý vốn bằng tiền
b. Theo công dụng kinh tế (theo khoản mục)
(i) Chi phí sản xuất
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Khoản mục này gồm các loại nguyên liệu và
vật liệu dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ được tính vào chi phí.
- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng để
phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm.
Khoản mục chi phí này gồm:
+ Chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất,
+ Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng,
+ Chi phí khấu hao, sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng,
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng.
(ii) Chi phí ngoài sản xuất
- Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm.
Có thể kể đến các chi phí như
+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì,
+ Khấu hao các phương tiện vận chuyển,
+ Tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo.

4
- Chi phí nhân viên bán hàng đó là các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, các
khoản trích theo lương của các nhân viên bán hàng.
- Chi phí vật liệu phục vụ cho bán hàng thường bao gồm văn phòng phẩm, bao gói sản
phẩm.
- Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ cho bán hàng thường bao gồm tiền phân bổ các
dụng cụ như quầy hàng, tủ hàng, cân, kiểm tra chất lượng..
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho bán hàng như khấu hao của hàng, kho hàng, các
phương tiện vận chuyển hàng, siêu thị, biển quảng cáo.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện nước dịch vụ quảng cáo, tiếp thị.
- Chi phí khác phục vụ cho bán hàng như tiếp khách hàng, hoa hồng cho khách.

Chi phí quản lý DN: gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý
quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn DN.
c.Theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả
- Chi phí sản phẩm: gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm,
các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua giai đoạn sản xuất.
Chi phí này gồm
+ Các khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp,
+ Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Chi phí thời kỳ: là các khoản chi phí cho HĐKD trong kỳ, không tạo nên giá trị hàng
tồn kho – tài sản, nên chúng không được ghi nhận trên BCĐKT, mà được tham gia xác
định KQKD ngay trong kỳ chúng phát sinh. Vì vậy chi phí thời kỳ được ghi nhận ở
các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả HĐKD.
Chi phí thời kỳ bao gồm:
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý DN
d. Theo cách ứng xử của chi phí (theo mối quan hệ với mức độ hoạt động)
- Chi phí biến đổi (khả biến/biến phí) là các chi phí, xét về lý thuyết, có sự thay đổi tỉ
lệ với các mức độ hoạt động. Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy
ra.
Chi phí biến đổi gồm:

5
+ Chi phí biến đổi thực thụ là các chi phí có sự biến đổi một cách tỉ lệ với mức độ
hoạt động. Đa số các chi phí khả biến thường thuộc loại này.
+ Chi phí biến đổi cấp bậc là các chi phí không có sự biến đổi liên tục theo sự thay
đổi liên tục của mức độ hoạt động.
Các chi phí này chỉ biến đổi khi các hoạt động đã có sự biến đổi đạt đến một mức độ
cụ thể nào đó.
- Chi phí cố định (bất biến/định phí) là những chi phí, xét về lý thuyết, không có sự
thay đổi theo các mức độ hoạt động đạt được.
Tổng số CPCĐ là không thay đổi cho nên, khi mức độ hoạt động tăng thì CPCĐ tính
theo đơn vị các mức độ hoạt động sẽ giảm và ngược lại.
Chi phí cố định gồm
+ Chi phí cố định tuyệt đối: là những chi phí mà xét tổng số thì không thay đổi khi có
sự thay đổi hoạt động, khi đó chi phí cho một đơn vị hoạt động thay đổi tỷ lệ nghịch
trực tiếp với khối lượng hoạt động.
+ Chi phí cố định cấp bậc: là những chi phí chỉ có tính chất cố định tương đối, nó chỉ
cố định trong một giới hạn mức độ hoạt động nhất định, sau đó nếu khối lượng hoạt
động tăng lên thì khoản chi phí này sẽ tăng lên một mức mới nào đó.
+ Chi phí cố định bắt buộc: là các chi phí phát sinh nhằm tạo ra các năng lực hoạt
động cơ bản của DN, thể hiện rõ nhất là chi phí khấu hao TSCĐ hay tiền lương nhân
viên quản lý ở các phòng ban chức năng.
+ Chi phí cố định không bắt buộc: thường được kiểm soát theo các kế hoạch ngắn
hạn và chúng phụ thuộc nhiều vào chính sách quản lý hàng năm của các nhà quản trị.
- Chi phí hỗn hợp là những chi phí gồm cả yếu tố định phí và biến phí. Ở một mức độ
hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí cố định và khi
mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của biến phí.

Mỗi loại chi phí được quản lý theo cách thức khác nhau:
- Với chi phí biến đổi: việc quản lý thích hợp là phải xây dựng và kiểm soát tốt định
mức.
- Với chi phí cố định: việc quản lý bắt buộc phải bắt đầu từ giai đoạn khảo sát, tận
dụng tối đa công suất và linh hoạt trong các quyết định về định phí không bắt buộc.
- Với chi phí hỗn hợp: phải phân tích thành các yếu tố định phí và biến phí.

6
7

You might also like