You are on page 1of 15

KIẾN THỨC GIÁ THÀNH SẢN XUẤT

TRONG DOANH NGHIỆP – PHẦN 2


Trong tài liệu phần 1: Các bạn đã nắm được các lý thuyết về giá thành sản xuất trong
doanh nghiệp như:
- Công thức tính giá thành (Z): = Dở dang đầu kỳ + Phát sinh chi phí tăng trong kỳ - Dở
dang cuối kỳ
- Giá thành đơn vị (z) = Z/tổng sản lượng sản xuất hoàn thành.
- Các phương pháp tính giá thành: giản đơn, hệ số, định mức, tỷ lệ, phân bước,…
- Quy trình tính giá thành: Tập hợp chi phí phát sinh → Đánh giá dở dang → Kết
chuyển phân bổ → Kết chuyển hoàn thành.
- Nắm chắc quy trình sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệp.
- Xác định phương pháp tính giá thành khả dụng cho đặc thù sản xuất sản phẩm của
đơn vị.
- Tác nghiệp kết nối: KẾ TOÁN – THỐNG KÊ – THỦ KHO.
- Vấn đề đánh giá dở dang cuối kỳ.
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán giá thành.
- Hệ thống báo cáo phân tích số liệu giá thành.

Link tải lại kiến thức giá thành – Phần 1: https://dtechvn.com/kien-thuc-tinh-gia-thanh-san-xuat-


trong-doanh-nghiep-phan-1.html

KIẾN THỨC GIÁ THÀNH (continue…)


I. QUẢN LÝ TỔNG QUÁT DOANH NGHIỆP
1. Mô hình doanh nghiệp
- Trong thời gian làm công tác quản lý và đào tạo nhân viên kỹ thuật: tôi thường hay
vẽ sơ đồ tổng quan về 1 doanh nghiệp sản xuất để nhân viên có cái nhìn một cách
bao quát nhất về đối tượng mà họ sẽ phải tìm hiểu và có thể tư vấn được (hình minh
họa ở phần dưới) .
Về cơ bản:
- Mỗi doanh nghiệp là 1 cơ thể sống. Tất cả hoạt động kinh tế vào ra tại doanh
nghiệp đều được phân biệt bởi các luồng tiền, hàng liên tục vào – ra tại công ty.
Nhiệm vụ của kế toán là phải nắm bắt và phản ánh các nghiệp vụ một cách kịp thời,
chính xác và phù hợp nhất.
Kế toán giá thành tương tự như vậy: Ngoài việc tổng hợp dữ liệu liên quan chi phí
sản xuất từ các kế toán phần hành: Kế toán giá thành phải kiểm soát được các chi
phí đó đúng – sai, bổ sung hoặc yêu cầu bổ sung thông tin để phục vụ công tác phân
tách, tập hợp chi phí sản xuất được chính xác. Cơ bản: Kế toán giá thành gần như 1
kế toán tổng hợp trong công ty. Do đó: đa phần trong các công ty: kế toán giá thành

1
cũng có thể là kế toán tổng hợp hoặc được giao quyền nhiều hơn kế toán các phần
hành khác.
Các loại giá thành:
❖ Giá thành sản xuất sản phẩm: Là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc sản
xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bộ phận sản
xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất
chung.
Hiểu nôm na: Giá thành sản xuất được áp dụng cho các sản phẩm có hình thái hữu
hình, được sản xuất theo quy trình quy định được diễn ra trên nền phân xưởng, sau
khi hoàn thành có thể được kiểm tra chất lượng sản phẩm và có nghiệp vụ nhập kho
hàng thành phẩm.
Nền phân xưởng được hiểu như nào?
✓ Tự sản xuất: Nền phân xưởng công ty (Theo vị trí địa lý hoặc tính chất quản
lý)
✓ Nhận gia công: Nền phân xưởng công ty (Theo vị trí địa lý hoặc tính chất quản
lý)
✓ Mang đi gia công: Nền phân xưởng là tại nhà gia công.
Giá thành sản xuất sản phẩm sử dụng các thông tin về: mã sản phẩm sản xuất, phân
xưởng sản xuất, công đoạn sản xuất, khoản mục chi phí sản xuất,..
Ví dụ:
✓ Sản xuất xi măng, phân lân
✓ Sản xuất dụng cụ y tế
✓ Sản xuất sản phẩm cơ khí
✓ Sản xuất bánh kẹo
✓ Sản xuất …..
❖ Giá thành xây dựng, xây lắp: Là toàn bộ chi phí chi ra như: chi phí nguyên
liệu, chi phí máy thi công, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung được tính
bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định, có thể là
một hạng mục công trình hay một công trình toàn bộ.
Như vậy: Giá thành xây dựng, xây lắp có liên quan các yếu tố: công trình, hạng mục,
khoản mục chi phí.
✓ Xây dựng: công trình thi công
✓ Xây lắp: Công trình thi công + máy móc thiết bị lắp đặt
Ví dụ:

2
Xây dựng:
✓ Công trình xây dựng nhà trẻ
✓ Công trình kè bờ hồ
✓ Công trình thi công đường giao thông
✓ Công trình ….
Xây lắp:
✓ Công trình lắp đặt hệ thống trạm trộn bê tông
✓ Công trình lắp đặt nhà máy sản xuất bia
✓ Công trình lắp đặt ….
❖ Giá thành dịch vụ: Là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền (vật tư, lao động, tiền
vốn) trong quá trình cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ:
✓ Dịch vụ du lịch
✓ Dịch vụ quảng cáo, PR
✓ Dịch vụ tư vấn, thiết kế
✓ Dịch vụ xuất khẩu lao động
✓ Dịch vụ sửa chữa
✓ Dịch vụ …
Vậy có trường hợp nào trong 1 công ty có hơn 1 loại hình giá thành không?
Câu trả lời là CÓ. Và thực tế có rất nhiều công ty đang có nhiều loại hình do họ có đủ
nguồn lực, mối khách hàng và hoàn toàn có thể đáp ứng việc tiếp nhận công việc.
- Một công ty sản xuất có thể vừa tự sản xuất, vừa nhận gia công hoặc mang đi gia
công.
Ví dụ: Công ty làm về inox có thể vừa xẻ băng, ủ tấm inox và sản xuất ra cầu thang,
bàn ghế inox, bên cạnh đó họ có thể tận dụng máy xẻ, máy ủ để nhận gia công xẻ, ủ
cho các công ty cùng lĩnh vực nhưng chưa có điều kiện mua hệ thống máy móc.
Đồng thời: Để tối ưu hóa chi phí công ty có thể mang Nguyên vật liệu là các tấm,
thanh inox đi gia công thành bàn, ghế tại các xưởng cơ khí để đáp ứng về thời gian
giao hàng, tiết kiệm chi phí nhân công so với tự làm.
- Một công ty vừa làm sản xuất, vừa sửa chữa, vừa xây dựng
Ví dụ: Công ty nhận làm sửa chữa hệ thống máy móc. Họ vừa tự sản xuất ra băng
tải, thiết bị phục vụ việc sửa chữa. Đồng thời tận dụng luôn nhân công để xây dựng,
cải tạo các công trình của khách hàng, lắp đặt thiết bị.

3
Như vậy: Thực tế các doanh nghiệp hoạt động rất đa dạng, phong phú về lĩnh vực,
loại hình sản xuất kinh doanh.

Ở góc độ chuyên môn KẾ TOÁN GIÁ THÀNH:


(Loạt bài viết chỉ quan tâm giá thành sản xuất sản phẩm. Chưa tính đến giá
thành xây dựng, xây lắp, dịch vụ,..)

Đi sâu vào chủ đề về kiến thức giá thành sản xuất sản phẩm: Chúng ta chỉ quan
tâm nhiều đến các vấn đề sau:
(1) – Luồng nguyên vật liệu di chuyển vào chi phí sản xuất
(2) – Luồng chi phí được tập hợp tại phân xưởng: bao gồm tập hợp, kết chuyển
(3) – Luồng thành phẩm hoàn thành nhập kho
Trên sơ đồ hình dưới đây: Phần giá thành được hiểu sẽ được sử lý tại PHÂN
XƯỞNG SẢN XUẤT. Đầu vào và đầu ra tại phân xưởng:
✓ Đầu vào: vật tư, nhân công, chi phí chung
✓ Đầu ra: Thành phẩm, sản phẩm hoàn thành từng công đoạn hoặc thành phẩm
hoàn thiện cuối cùng

MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CƠ BẢN

4
2. Một số khái niệm cần phân biệt (trong phạm vi giá thành sản xuất, không
tính đến các phạm vi khác):
(Phần này bổ sung theo ý hiểu cá nhân, có thể chưa chuẩn so với kiến thức chung.
Rất mong mọi người tham gia góp ý để hoàn thiện kiến thức chia sẻ. Mình đưa vào
đây vì thấy nhiều người còn nhầm lẫn khái niệm giá thành – giá bán – giá vốn nên
muốn đưa định nghĩa nhắc lại)
a) Giá thành hay giá vốn?
- Giá trị xuất kho: Giá ghi Có các tài khoản 152, 153, 155, 156 (Không quan tâm đầu
ghi Nợ. Có thể là ghi nợ 621,627, 154, 632, 641, 642,…). Vậy giá trị xuất kho có thể
là xuất bán, xuất vào sản xuất, xuất sử dụng nội bộ, xuất cho tặng, xuất khác,….
Miễn là vật tư hàng hóa khi ra khỏi cửa kho sẽ được tính toán giá trị cho nó là bao
nhiêu tiền (tương ứng số lượng xuất bao nhiêu)
- Giá thành: Giá ghi Nợ tài khoản 155, Ghi Có tài khoản 154 (Nợ 155 luôn định nghĩa
theo cả lượng và tiền, là sản phẩm hữu hình cụ thể). Giá thành liên quan đến sản
phẩm nhập kho hoàn thành từ sản xuất. Ở đây cũng có thể xác định cho sản phẩm
hoàn thành ở từng công đoạn, hoặc chỉ cho sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối
được nhập kho để phục vụ các nhu cầu tiếp theo.
- Giá vốn: Giá ghi Nợ tài khoản 632, ghi Có tài khoản 152, 153, 155, 156. Giá vốn
nằm trong khái niệm giá trị xuất kho. Giá vốn thường liên quan đến việc xuất bán.
- Giá bán: Giá ghi Có tài khoản 511, thông thường hiểu là đơn giá bán (đơn giá bán
chưa thuế và đơn giá bán có thuế). Giá vốn và giá bán liên quan khâu tiêu thụ - công
đoạn tiếp theo của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
b) Phân biệt khác
- Giá thành sản xuất (Z): Là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc chế tạo, sản xuất
sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (Bao gồm các chi phí Nguyên vật liệu,
Chi phí Nhân công và Chi phí Sản xuất chung)
- Giá thành đơn vị (z): = Z/ tổng sản lượng nhập kho hoàn thành sản phẩm.
- Giá thành thực tế (Ztt): Là toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh tạo ra sản phẩm,
được ghi nhận sau khi kết thúc quá trình sản xuất.
- Giá thành kế hoạch (Zkh): Là giá thành được tính trước khi đi vào sản xuất kinh
doanh, dựa trên cơ sở giá thành thực tế các kỳ trước và hệ thống định mức, dự toán
chi phí của kỳ kế hoạch.

5
- Giá thành tiêu thụ: Là tiêu chí phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí
QLDN
- BOM: = Định mức nguyên vật liệu: Là một danh sách bao gồm các nguyên liệu thô,
thành phần, linh kiện cần thiết để sản xuất ra 1 sản phẩm.
- Hệ số tiêu thức phân bổ:

6
VẬY BẠN SẼ BẮT ĐẦU LÀM GIÁ THÀNH TỪ ĐÂU?

II. BẮT ĐẦU

Câu trả lời đơn giản nhất:


❖ Bạn hãy đặt mình vào các vị trí và hoàn cảnh sau:

• Bạn bắt đầu làm kế toán giá thành với 1 công ty bắt đầu thành lập và chuẩn bị
đi vào sản xuất
• Bạn bắt đầu làm kế toán giá thành với 1 công ty đang trong quá trình sản xuất
bình thường và kế toán giá thành trước đã nghỉ việc.
• Bạn bắt đầu làm kế toán với 1 công ty đang trong quá trình sản xuất bình
thường và không được dìu dắt hỗ trợ từ người đi trước.

Vậy bạn sẽ bắt đầu từ đâu?

7
Hãy lùi lại phía xa để có 1 cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về doanh nghiệp mình,
mang tính chất quản lý hơn chút và hãy vận dụng bộ câu hỏi kinh điển 5W1H để vừa
hỏi vừa trả lời cho chính mình. Từ đó bạn sẽ dần hiểu ra logic của việc làm giá
thành.

1. Các nội dung cần làm rõ đầu tiên:


- Tên công ty, Địa chỉ, mã số thuế (điều kiện bắt buộc của mỗi Kế toán)
- Quy mô công ty:
✓ 1 địa điểm văn phòng chính?
✓ Văn phòng và các phân xưởng ở xa văn phòng?
✓ Công ty chính và các chi nhánh (ở gần hoặc xa)?
✓ Chi nhánh độc lập hay chi nhánh phụ thuộc?
- Lĩnh vực hoạt động:
✓ Thương mại
✓ Xây dựng
✓ Xây lắp
✓ Sản xuất
✓ Tổng hợp các hình thức trên: cả xây dựng, cả sản xuất, cả thương mại,…?

8
- Chế độ kế toán đang áp dụng
✓ Thông tư 133?
✓ Thông tư 133 nhưng có sắp chuyển lên áp dụng chế độ Thông tư 200 hay
không?
✓ Thông tư 200?
- Hình thức ghi sổ kế toán
✓ Nhật ký chung
✓ Nhật ký chứng từ
✓ Chứng từ ghi sổ
✓ Kế toán máy
- Kỳ báo cáo kế toán
✓ Theo tháng
✓ Theo quý
✓ Theo năm
- Năm tài chính:
✓ 01/01/N – 31/12/N+1
✓ Kỳ khác 01/01/N (01/03, 01/06, 01/09)
- Ngôn ngữ báo cáo:
✓ Tiếng Việt
✓ Song ngữ

2. Các nội dung cần làm rõ về sản xuất của doanh nghiệp:
A Lĩnh vực sản xuất: (WHAT – LÀM VỀ CÁI GÌ?)
✓ Công nghiệp
✓ Nông nghiệp
- Chi tiết lĩnh vực sản xuất:
+ Công nghiệp:
✓ Cơ khí
✓ Phân đạm, hóa chất
✓ Thực phẩm
✓ Vật liệu xây dựng
✓ Thức ăn chăn nuôi
✓ Sản xuất thép
✓ Nhũ tương, trạm trộn bê tông

9
….
+ Nông nghiệp
➢ Trồng trọt
✓ Cà phê, điều, thuốc lá
✓ Chuối,
✓ Mía đường
✓ Lúa gạo
✓ …………
➢ Chăn nuôi
✓ Gia súc
✓ Gia cầm
✓ Thủy sản
✓ ……….
+ Chế biến sản phẩm nông nghiệp
✓ Sơ chế
✓ Sơ chế + hoàn thiện
Tại sao phải làm rõ lĩnh vực sản xuất?
Mỗi loại hình, lĩnh vực sản xuất sẽ có những đặc trưng, đặc thù riêng biệt về
quy trình sản xuất, quản lý vật tư, quản lý dở dang, quản lý kho,….. Kế toán
cần làm rõ nội dung này để xác định các hướng quản lý dữ liệu trong quá trình
tiếp theo.
Ví dụ:
✓ Sản xuất Dược phẩm: Liên quan lô sản xuất, hạn dùng của vật liệu, thành
phẩm
✓ Sản xuất phân lân: Liên quan thành phẩm tái chế
✓ Trồng, thu hoạch và chế biến sản phẩm cà phê: Liên quan quy trình sinh
trưởng của cây, hao hụt, độ ẩm, phân loại của hạt cà phê
✓ Sản xuất nhũ tương, bê tông: Liên quan định mức theo thời gian: tháng, năm,
lần trộn.
✓ May thời trang: Liên quan đơn hàng, mã hàng, size, màu,….
✓ Sản xuất bánh kẹo: Liên quan số lô sản xuất và hạn dùng, kiểm soát kho, …
✓ Các lĩnh vực đặc thù khác.
B. Loại hình thực hiện (WHO – AI LÀM?)
Như đã chia sẻ ở phần đầu: Trong doanh nghiệp sẽ có 3 loại hình sản xuất thực hiện

10
• Tự sản xuất
• Mang đi gia công
• Nhận gia công
- Do vậy: Kế toán cần xác định chính xác đơn vị mình có những loại hình thực hiện
nào. Thông thường các công ty thường tự sản xuất (tự đầu tư nhà xưởng, máy móc,
kỹ thuật, công nhân,….) Tuy nhiên một số trường hợp khác vẫn có thể phát sinh
trường hợp gia công hoặc nhận gia công hoặc có thể kết hợp nhiều yếu tố.
Ví dụ:
✓ Công ty may xuất khẩu vừa tự thực hiện đơn hàng may, vừa nhận gia công
cho công ty may khác.
✓ Công ty sản xuất inox vừa tự sản xuất (cán, ủ inox), vừa nhận cán ủ cho các
khách hàng để tận dụng hệ thống máy cán ủ; đồng thời cũng mang các vật
liệu inox đã cán ủ đi thuê các xưởng gia công tiếp thành chi tiết hoặc sản
phẩm hoàn thành để bán tiếp.
✓ Công ty chưa tự đầu tư nhà xưởng, máy móc nên sẽ nhập nguyên vật liệu về
và mang đi thuê gia công hoàn thiện sản phẩm, sau đó bán thành phẩm cho
khách hàng.
✓ ………….

Tại sao phải phân biệt rõ loại hình thực hiện công việc sản xuất này?
Nếu tự sản xuất: Các chi phí nguyên vật liệu (621), nhân công (622), sản xuất
chung sẽ phát sinh đủ dữ liệu đầu 62 trên dữ liệu phát sinh kế toán.
Nếu mang đi gia công: Chi phí sẽ bao gồm 154 (giá trị nguyên vật liệu xuất
mang đi cho nhà gia công để sản xuất), 154 (các chi phí gia công phát sinh).
Danh mục phân xưởng sẽ thêm 1 phân xưởng gia công để phản ánh tập hợp
chi phí gia công và tính giá thành gia công riêng (Coi như doanh nghiệp vẫn
phải tính giá thành sản phẩm bình thường như tự sản xuất, chỉ khác về yếu tố
tập hợp chi phí cho từng loại hình lĩnh vực sản xuất.)
Nếu nhận gia công: Xác định các đơn hàng gia công được tập hợp theo vụ
việc gia công. Nếu công ty vừa tự sản xuất, vừa nhận gia công sẽ phải tách
lĩnh vực và liên quan đến vấn đề phân bổ chi phí chung toàn nhà máy cho 2
lĩnh vực, từ mỗi lĩnh vực sẽ phân bổ tiếp đến từng sản phẩm (tự sản xuất)
hoặc đơn hàng (gia công)

11
C. Vị trí thực hiện (WHERE –LÀM Ở ĐÂU?)
- Tự sản xuất: Danh mục phân xưởng sản xuất sẽ được xây dựng theo”
✓ Tính chất địa lý (Phân xưởng sản xuất khu A, phân xưởng sản xuất
khu B,..) hoặc
✓ Tính chất quản lý (Phân xưởng Đúc, Phân xưởng Mạ,…) hoặc
✓ Tính chất sản xuất (Phân xưởng công đoạn 1, phân xưởng công đoạn
2,…)
Gia công:
- Cần quản lý theo phân xưởng gia công (được hiểu như phân xưởng tự sản
xuất nhưng chỉ khác là đặt tại vị trí ngoài công ty và không phải do công nhân
công ty thực hiện. Vẫn phải tính giá thành sản phẩm sản xuấu sau gia công).
Tuy nhiên sẽ phải chỉ chi tiết đến từng nhà gia công để quản lý:
✓ Vật tư xuất cho từng nhà gia công
✓ Thành phẩm nhập về từ từng nhà gia công
✓ Tồn vật tư tại từng nhà gia công
✓ Quyết toán vật tư, thành phẩm, đơn hàng theo từng nhà gia công
✓ Các nội dung khác liên quan đến thuê gia công
Nhận gia công:
Quản lý các đơn hàng gia công theo chi tiết: Lĩnh vực nhận gia công => Đơn
hàng gia công.
Trong phần nhận gia công: Có thể xem xét tính giá thành gia công đến từng
vụ việc gia công hay tổng vụ việc gia công trong tháng hay chi tiết đến từng
sản phẩm gia công trong đơn hàng gia công.
Nội dung WHERE sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố:
- Xây dựng hệ thống danh mục liên quan đến chi phí, giá thành: Danh mục
lĩnh vực sản xuất, danh mục phân xưởng tập hợp chi phí
- Liên quan đến luồng dữ liệu ghi nhận tăng giảm chi phí sản xuất: Chi phí nào
dùng chung, chi phí nào dùng đích danh cho lĩnh vực – phân xưởng nào
- Liên quan đến thống kê kiểm đếm vật tư, bán thành phẩm dở dang cuối kỳ
tại từng phân xưởng – yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

D. Thời gian thực hiện (WHEN – LÀM KHI NÀO?)


Tại doanh nghiệp sản xuất sẽ có 2 trạng thái thời gian:
• Giai đoạn chạy thử trước khi tiến hành sản xuất đồng loạt

12
• Giai đoạn sản xuất chính thức (theo giấy phép đăng ký hoặc theo thực tế
quản lý)
Kế toán cần xác định rõ mốc thời gian này để xử lý chi phí đưa và phục vụ sản xuất:
Giai đoạn chạy thử sản xuất:
- Các chi phí như: Nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, chi phí chung được tập
hợp và đưa vào tài khoản nào?
✓ Treo trên 154 để phân bổ dần hay đưa vào tài khoản chi phí khác?
✓ Nếu phân bổ dần thì phân bổ trong bao lâu để không dẫn tới ảnh hưởng quá
lớn đến giá thành sản phẩm thực tế trong quá trình sản xuất đồng loạt.
✓ Chi phí sản xuất thử có tạo ra sản phẩm làm hàng mẫu hoặc mang bán thì xử
lý như nào?
✓ Chi phí lương công nhân đi quét dọn, lau rửa phân xưởng định nghĩa vào tài
khoản nào thì hợp lý
- Cần phân biệt rõ: Chi phí dùng cho chạy thử máy móc (TSCĐ giai đoạn chạy thử
nghiệm) và chi phí dùng cho sản xuất sản phẩm thử nghiệm để xác định tài khoản
tập hợp chi phí phù hợp, tránh việc làm sai ảnh hưởng tới giá thành sản xuất sản
phẩm.
Giai đoạn sản xuất thực tế:
- Xử lý các chi phí sản xuất phát sinh phù hợp theo nguyên tắc hạch toán kế toán.
- Xác định thời điểm chốt dữ liệu, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang để thực hiện
các bước kết chuyển chi phí, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Nên lưu ý:
- Thành phẩm là những sản phẩm đã hoàn thành giai đoạn sản xuất, đáp ứng yêu
cầu tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ (qua bước QC duyệt) và được làm thủ tục nhập
kho dựa trên văn bản, giấy tờ xác nhận của thủ kho. Nếu sản phẩm chưa có giấy tờ
xác nhận nhập kho (tức sản phẩm đã sẵn sàng để bán hoặc sử dụng) thì vẫn được
coi là sản phẩm dở dang (tỷ lệ hoàn thành 100%) và được trừ đi khi tính giá thành
sản xuất trong kỳ.
Do đó: Yếu tố WHEN có ảnh hưởng lớn đến việc hạch toán và xác định yếu tố giá
thành sản xuất trong kỳ. Chi tiết sẽ được làm rõ trong các phần tiếp theo.
E. Sản xuất phục vụ nhu cầu gì (WHY – LÀM ĐỂ LÀM GÌ?)
Bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng vì mục đích sản xuất ra để bán đem lại
doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trên góc độ giá thành cần mở
rộng phạm vi thực tế như sau:

13
• Sản xuất sản phẩm nhiều công đoạn: Công đoạn 1, công đoạn 2. Sản xuất ra
để phục vụ sản xuất tiếp ở các công đoạn sau ➔ sản phẩm hoàn thiện cuối
cùng.
- Sản phẩm công đoạn 1 hoàn thành nhập kho, sau đó tiếp tục được xuất kho để sản
xuất ra sản phẩm công đoạn 2…. Ở đây có thể định nghĩa sản phẩm hoàn thành ở
công đoạn 1 chính là thành phẩm công đoạn 1. Khi xuất sang công đoạn 2 nó chính
là nguyên vật liệu bước tạo sản phẩm công đoạn 2. Đồng thời cả thành phẩm công
đoạn 1 và thành phẩm công đoạn 2 cũng như thành phẩm ở các công đoạn tiếp theo
đều có thể phục vụ các việc như: Bán, dùng nội bộ, cho tặng,……
• Sản phẩm tái chế: Xuất thành phẩm trong kho ra để tạo thành chính nó (Phân
lân bị vón cục xuất ra để nghiền và đóng bao lại)
➔ Việc xác định lý do sản xuất sẽ hướng đến cách xử lý luồng dữ liệu một cách
chính xác. Tuy nhiên cũng cần căn cứ trình độ quản lý và yếu tố thường xuyên để
xác định việc phân công đoạn, phân tích mục đích sản xuất cho phù hợp.

F. Sản xuất như thế nào (HOW – LÀM NHƯ THẾ NÀO?)
- Với nội dung HOW: Đây là điểm mấu chốt để kế toán giá thành bắt đầu hiểu kỹ hơn
về sản xuất của doanh nghiệp. Thực sự bạn phải là người hiểu về doanh nghiệp của
bạn thì bạn mới có thể tự tin nắm vững các thông tin, đặc thù, dữ liệu chính xác
được.
.
.
.
.
Phần HOW xin phép được tiếp tục ở phần 3.

----&&&-----
HẾT PHẦN 2
====================================
Trong phần 3 sẽ đề cập các nội dung:
- Quy trình sản xuất
- Xây dựng giá thành kế hoạch
- Xây dựng và quản lý bảng định mức (BOM)
- Một số nội dung trao đổi tiếp về giá thành.

14
Bạn đọc lưu ý:
- Bài viết dựa trên góc độ trao đổi tư duy, kiến thức giá thành mang tính chia sẻ cá nhân.
- Các bạn có thể chia sẻ tài liệu cho bạn bè cùng tìm hiểu, nghiên cứu.
- Các bài viết sẽ đi dần từ cơ bản đến phức tạp trên góc độ 1 kế toán làm công tác triển khai phần mềm
viết theo bài toán đặc thù doanh nghiệp trong 15 năm, góp nhặt kiến thức đã trải qua tại các công ty sản
xuất và văn bản hóa lại để cung cấp 1 góc nhìn kiến thức giá thành thực tế cho người đọc.
- Tác giả không có nhu cầu tranh luận tính đúng sai, học thuật, văn phạm,… của tài liệu.
- Các bạn đọc tài liệu thấy không có ích hoặc không phù hợp xin đừng ném đá, vì người viết cũng đã
dành thời gian và công sức để hoàn thành tài liệu mang tính chia sẻ từ TÂM, FREE cho cộng đồng. Có
thể sẽ có ích với 1 số người chứ không phải tất cả mọi người.

Mọi thông tin trao đổi, trợ giúp tư vấn, bạn có thể liên hệ:
Mr. Bạch Ngọc Dương
M.: 0912.962.039
E.: bachngocduong@dtechvn.com
W.: www.dtechvn.com
F.: www.facebook.com/phanmemdtech
Y.: www.youtube.com/phầnmềmdtech

15

You might also like