You are on page 1of 5

III.

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ:


1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí:
a. Nhân tố chủ quan:
■. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp:
Thông thường ta thấy khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên sẽ
làm cho chi
phí bình quân giảm vì những nguyên nhân sau:
- Làm giảm tương đối các chi phí cố định.
- Tăng cường chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Tận dụng lợi thế của máy móc, thiết bị.
Trong kỹ thuật, người ta nói đến quy tắc “hai phần ba”. Nói cách khác là
chi phí cho
việc xây dựng một nhà máy chỉ tăng lên 2/3 so với mức tăng sản lượng
của nhà máy hoặc
công suất máy móc. Quy tắc này có cơ sở vật chất của nó. Chẳng hạn,
khi so sánh thể tích
hai thùng dầu với diện tích bề mặt của nó, ta thấy: khi thể tích tăng lên 6
lần thì diện tích
bề mặt chỉ tăng lên 4 lần (bằng 2/3).
Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
không phải lúc
nào tăng quy mô cũng làm cho chi phí bình quân giảm và mang lại lợi
ích kinh tế. Một
khi doanh nghiệp phát triển với quy mô lớn, chi phí quản lý tăng lên,
những khó khăn

trong điều hành, phối hợp sẽ phát sinh, mối quan hệ giữa các thành viên
sẽ lỏng lẻo hơn,
sự phân bố xa nhau về địa lý cũng sẽ làm tăng thêm nhiều loại chi phí,…
Tóm lại, doanh nghiệp cần tính toán tỉ mỉ, thận trọng khi xác định quy
mô sản xuất
sao cho đạt được lợi ích tốt nhất.
■. Đơn giá hàng bán ra:
Đơn giá cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến chi phí
kinh doanh, đơn
giá chính là giá thành sản phẩm, là toàn bộ các chi phí bỏ ra để tạo ra
sản phẩm, bằng với

giá trị nguyên liệu cấu thành sản phẩm mà nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua
cộng với chi phí
nhân công, chi phí hao mòn máy móc, các chi phí phụ và thuế. Nếu đơn
giá hàng bán ra ở

mức thấp thì doanh thu cũng thấp. Khi đó, doanh thu có thể không đủ
để bù đắp cho chi
phí hoặc nếu đủ để bù đắp thì phần lợi nhuận còn lại cũng không nhiều.
Ngược lại, khi
đơn giá bán ra ở mức cao, sẽ bù đắp được chi phí ban đầu.
■. Lượng hàng bán ra:
Dễ dàng nhận thấy rằng, khi lượng hàng bán ra càng lớn thì doanh thu
càng lớn; đồng
thời chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí bao bì, đóng gói, chi
phí đặt hàng, gia
dịch,…cũng tăng lên. Có thể nói các chi phí này tăng tỷ lệ thuận với
doanh thu.
Ta xem ví dụ đơn giản sau:
- Bán được 10 lô hàng, chi phí vận chuyển là 20.000đ/lô hàng, do đó
tổng chi phí vận
chuyển là 20.000đ x 10 = 200.000đ.
- Nhưng khi lượng hàng bán tăng thêm 3 lô hàng thì chi phí tăng thêm
là: 20.000 x
(10 + 3) = 260.000đ.
Tuy nhiên, lượng hàng bán ra còn ảnh hưởng tới các chi phí khác như chi
phí lưu kho,
chi phí bảo quản,…Lượng hàng bán ra càng lớn thì lượng tồn kho sẽ
càng giảm, do đó
các chi phí để quản lý lượng tồn kho này như chi phí lắp đặt thiết bị kho,
chi phí hoạt
động, chi phí lưu trữ, chi phí nhân viên quản lý,…sẽ giảm.
■. Kết cấu hàng bán ra:
Đối với hàng hóa có kết cấu đơn giản, quy trình sản xuất đơn giản (ví dụ
như mũ nón,
sách vở,…) thì chi phí đầu vào (chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu,
chi phí vận
chuyển,…) và chi phí bán ra cũng không cao. Ngược lại, những hàng hóa
có kết cấu phức
tạp, quy trình sản xuất, gia công phải qua nhiều công đoạn, nguyên vật
liệu thuộc loại đắt
tiền,…(như ti vi, tủ lạnh, máy vi tính,…) thì chi phí sẽ cao hơn như chi phí
bảo hành, chi
phí nhân công, chi phí quản lý,…
■. Các nhân tố khác thuộc chất lượng quản lý của doanh nghiệp:

- Dự trữ chủ động hàng tồn kho: duy trì hàng tồn kho không hợp lí sẽ
làm gia tăng
các chi phí liên quan đến tồn kho như: chi phí lưu giữ bảo quản, chi phí
cơ hội sử dụng
vốn, chi phí trả lương thêm giờ, chi phí lắp đặt kho và thiết bị kho, chi
phí giao dịch đặt
hàng,…
- Cơ chế bộ máy doanh nghiệp không hợp lí, rườm rà sẽ làm gia tăng
các chi phí như
chi phí nhân viên quản lý, tiền lương cho nhân viên, chi phí giao dịch,…
- Môi trường làm việc tốt, chế độ quản lý, đãi ngộ nhân viên hợp lí,…sẽ
khuyến khích
người lao động thực hành tiết kiệm, có nhiều cải tiến, sáng kiến trong
kinh doanh. Từ đó,

giúp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Các nhân tố khác.
■. Không gian và thời gian thực hiện:
- Không gian thực hiện việc kinh doanh cũng có ảnh hưởng đến chi phí.
Ví dụ như vị
trí địa lí hưởng đến chi phí vận chuyển, môi trường, điều kiện làm việc có
ảnh hưởng đến
năng suất làm việc của nhân viên, từ đó ảnh hưởng đến chi phí quản lý,
chi phí phụ cấp,...
- Tương tự với nhân tố thời gian. Tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường,
thị hiếu của
người tiêu dùng, phải hoạch định kế hoạch rõ ràng từ khâu ý tưởng cho
đến khâu sản xuất
và tung sản phẩm ra thị trường. Nguyên vật liệu và phân loại, hình thức,
giá cả,...của sản
phẩm ít nhiều đều phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Ví dụ, vào mùa nắng
thì không thể
nghĩ đến việc sản xuất và bán áo mưa,...
b. Nhân tố khách quan:
- Tình hình kinh tế, giá cả và lạm phát, các chính sách kinh tế của Nhà
nước, thuế, lãi
suất, tỷ lẹ dự trữ bắt buộc,…
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí:
Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí được thực hiện qua hai
chỉ tiêu: số
tiền chi phí và tỉ suất chi phí.
a. Số tiền chi phí:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền chi phí được thực hiện cho
từng khoản
mục yếu tố chi phí cụ thể.
b. Tỉ suất chi phí:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thường được thể hiện qua
biểu thức sau:

IV. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ:


1. Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh. Khác với các tổ chức không vì
lợi nhuận
như cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tôn giáo,...Doanh nghiệp
được thành lập với
mục đích thu lợi nhuận. Có nhiều lại doanh nghiệp khác nhau như doanh
nghiệp sản xuất,
doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch vụ,…Dù cung cấp những
sản phẩm hay
dịch vụ khác nhau, song hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là chuyển
hóa các dạng
khác nhau của nguồn lực kinh tế thành các dạng khác có giá trị hơn để
đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng. Vấn đề tiêu hao các nguồn lực kinh tế ban đầu của
doanh nghiệp
được xem là chi phí. Như vậy, chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn
lực đã sử dụng
cho một mục đích và được biểu hiện bằng tiền.

You might also like