You are on page 1of 5

Chương 1

Câu 1: Những mục tiêu cơ bản của kế toán chi phí là gì?
-Cung cấp thông tin định giá vốn sản phẩm chế tạo,
-Cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chi phí,
-Cung cấp thông tin để định hướng sản xuất.
Câu 2: Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (mô hình ứng xử
của chi phí)
-Chi phí biến đổi: là những chi phí mà tổng chi phí sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức
độ hoạt động. Nếu xét trên một đơn vị sản xuất thì biến phí là một hằng số.
-Chi phí cố định: là những chi phí xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi
theo mức độ hoạt động, nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ
nghịch với mức độ hoạt động.
-Chi phí hỗn hợp: là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả biến phí và định phí.
Câu 3: Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả hoạt động kinh
doanh
-Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc
mua vào trong kỳ. Chi phí này phát sinh một kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ sản
xuất kinh doanh và kỳ tính kết quả kinh doanh.
-Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
trong một kỳ kế toán.
Câu 4: Giải thích cái khái niệm: chi phí chênh lệch, chi phí chìm, chi phí cơ hội?
-Chi phí chênh lệch: là loại chi phí khác biệt về chủng loại và mức chi phí giữa các
phương án sản xuất kinh doanh cụ thể trong các doanh nghiệp.
-Chi phí chìm: là chi phí đã xảy ra và không thể thay đổi được bởi bất kỳ quyết
định nào trong hiện tại và tương lai.
-Chi phí cơ hội: là phần giá trị bạn bị mất khi lựa chọn phương án này và bỏ qua
phương án tốt nhất khác.
Câu 5: Chi phí được phân phối cho các đối tượng chịu chi phí như thế nào?
-Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng
chịu chi phí như: chi phí NVLTT, chi phí NCTT,... loại chi phí này thường chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng chi phí
-Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu
chi phí -> thường được tập hợp chung sau đó chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối
tượng chịu chi phí.
Chương 2:
Câu 1: Khoản giảm giá thành là gì? Nêu ví dụ minh họa. Trình bày các nguyên tắc
điều chỉnh khoản giảm giá thành?
-Khoản giảm giá thành là những khoản chi phí phát sinh gắn liền với chi phí sản
xuất nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí phát sinh
nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính như:
+Sản phẩm song song
+Sản phẩm phụ
+Chi phí sản phẩm hỏng
+Chi phí thiệt hại sản xuất
+Phế liệu thu hồi từ sản xuất sản phẩm
-Các nguyên tắc điều chỉnh khoản giảm giá thành:
+Nếu các khoản giảm giá thành phát sinh nhỏ, không ảnh hưởng đến trọng yếu
thông tin giá thành thực tế, có thể đánh giá theo nguyên tắc doanh thu và điều
chỉnh giảm giá thành theo giá bán tại thời điểm bán.
+Nếu các khoản giảm giá thành phát sinh lớn và ảnh hưởng đến trọng yếu thông
tin giá thành thực tế thì kế toán sẽ đánh giá theo nguyên tắc giá vốn và điều chỉnh
giảm giá thành theo giá vốn thời kỳ phát sinh.
Câu 2: Trình bày khái niệm đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.
Giải thích các mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá
thành.
-Đối tượng tập hợp chi phí thường là phân xưởng sản xuất, đơn đặt hàng, sản
phẩm, công trường thi công, hạng mục công trình.
-Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm , dịch vụ hoàn
thành nhất định là doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
-Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành:
+Một đối tượng tập hợp CPSX => Một đối tượng tính giá thành
+Một đối tượng tập hợp CPSX => Nhiều đối tượng tính giá thành
+Nhiều đối tượng tập hợp CPSX => Một đối tượng tính giá thành
=>> Trong thực tế quy trình sản xuất không giống nhau.
Câu 3: Phân tích vai trò cung cấp thông tin của mô hình kế toán chi phí theo chi
phí thực tế.
-Từ khi ra đời cho đến nay, mục tiêu mô hình kế toán chi phí sản xuất thực tế vốn
gắn liền với quá trình tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất thực tế để tính giá thành
thực tế sản phẩm nhằm hướng đến 3 mục tiêu cơ bản:
+Cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính,
+Cung cấp thông tin phục vụ cho hoạch định, kiểm soát và ra quyết định trong
nội bộ công ty,
+Cung cấp thông tin để tiến hành việc nghiên cứu cải tiến chi phí sản xuất.
-Trong 3 mục tiêu trên, mục tiêu thứ nhất gắn liền và chỉ thay đổi cùng với nguyên
tắc kế toán, chuẩn mực kế toán của từng quốc gia, mục tiêu thứ hai và mục tiêu thứ
ba thường gắn liền và thay đổi theo yêu cầu thông tin chi phí sản xuất của từng
công ty.
Chương 4:
Một vài ưu điểm của phương pháp kế toán chi phí theo mức độ hoạt động ABC
-ABC khắc phục được những nhược điểm của pp kế toán chi phí truyền thống bằng
cách xây dựng hệ thống các tiêu thức phân bổ dựa trên cơ sở phân tích chi tiết mối
quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt động và mức tham gia của
từng hoạt động vào quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm, thay vì chỉ sử dụng
một tiêu thức phân bổ như phương pháp chi phí truyền thống.
-Pp ABC cung cấp thông tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí nhằm
giúp tìm ra biện pháp thích hợp để cắt giảm chi phí và giúp cho nhà quản lý có thể
xây dựng được một số cơ chế đánh giá và quản lý phù hợp, góp phần quan trọng
nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
-Việc áp dụng pp ABC sẽ cho phép doanh nghiệp có thể xây dựng một cơ chế đánh
giá và khuyến khích nhân viên dựa trên mức độ tạo ra giá trị gia tăng thay vì dựa
trên chi phí, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.
Chương 6&7
Câu 1: Những mục tiêu chủ yếu và nội dung mô hình kế toán chi phí theo chi phí
tiêu chuẩn? Trang 95 & 96
Câu 2: Các nguyên nhân dẫn đến biến động lượng và biến động giá của NVLTT,
CPNCTT, và CPSXC?
-Nguyên nhân dẫn đến biến động lượng:
+Chất lượng vật liệu
+Tay nghề công nhân
+Máy móc, thiết bị
-Nguyên nhân dẫn đến biến động giá:
+Chất lượng vật liệu
+Người mua
+Thuê được công nhân giá rẻ.
Câu 3:
-Đối với chênh lệch giá: Được xử lý phân bổ cho NVL tồn kho cuối kỳ, sản phẩm
dở dang, thành phẩm, giá vốn hàng bán
-Đối với chênh lệch lượng: Được xử lý phân bổ cho sản phẩm dở dang, thành
phẩm, giá vốn hàng bán.
Câu 4:
-Đối với CPNVLTT: Được xử lý phẩn bổ cho sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá
vốn hàng bán.
-Đối với CPNCTT: Được xử lý phân bổ cho sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá
vốn hàng bán.
-Đối với CPSXC: Được xử lý phân bổ cho sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá vốn
hàng bán.
Câu 5: Nguyên tắc phân bổ chênh lệch chi phí sản xuất của mô hình kế toán chi phí
theo chi phí tiêu chuẩn?
*Xác định chênh lệch chi phí sản xuất của mô hình kế toán chi phí thực tế phát
sinh và chi phí tiêu chuẩn:
+Chênh lệch CPNVLTT
+Chênh lệch CPNCTT
+Chênh lệch CPSXC
*Tiến hành phân bổ chênh lệch
-Chênh lệch CP NVLTT
+Chênh lệch giá: NVL tồn kho, sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá vốn hàng bán
+Chênh lệch lượng: sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá vốn hàng bán.
-Chênh lệch CP NCTT và chênh lệch CP SXC: phân bổ cho sản phẩm dở dang,
thành phẩm, giá vốn hàng bán.

You might also like