You are on page 1of 21

Chương 3

ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM, KẾ TOÁN QUẢN


TRỊ DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH

3.1. Định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp.


3.2. Kế toán quản trị doanh thu
3.3. Kế toán chi tiết kết quả kinh doanh
3.1. Định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp.

3.1.1. Lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán sản phẩm
Quyết định của nhà quản trị phải phù hợp với những quy luật
khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường:
- Quy luật cung – cầu
- Quy luật cạnh tranh
- Quy luật giá trị
- Quy luật lưu thông tiền tệ
- ……………
Quy luật cung – cầu
• Cung phản ánh khối lượng SP, HH được SX và đưa ra thị trường để để
bán. Cung do sản xuất quyết định, nó không đồng nhất với sản xuất .
• Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xã hội. Do
đó, cầu không đồng nhất với tiêu dùng, vì nó không phải là nhu cầu tự
nhiên, nhu cầu bất kì theo nguyện vọng tiêu dùng chủ quan của con
người, mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán.
Cung - cầu tác động lẫn nhau:
• Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu.
• Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đây là sự
tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.
• Quy luật cung - cầu tác động khách quan và rất quan trọng.
Quy luật canh tranh
• Cạnh tranh là sự tác động lẫn nhau giữa các nhóm người, giữa
người mua và người bán hay giữa người sản xuất và người tiêu
dùng.

• Cạnh tranh như một tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Cạnh
tranh có tác dụng san bằng các giá cả mấp mô để có giá cả trung
bình, giá trị thị trường và giá cả sản xuất đều hình thành từ cạnh
tranh trong nội bộ ngành và giữa các ngành.

• Trong cơ chế thị trường, quy luật cạnh tranh như một công cụ,
phương tiện gây áp lực cực mạnh thực hiện yêu cầu của quy luật
giá trị.
Quy luật giá trị
• Quy luật giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các
quy luật kinh tế khác, các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu
của quy luật giá trị mà thôi.
• Quy luật giá trị quyết định giá cả hàng hoá, dịch vụ, mà giá cả là tín
hiệu nhạy bén nhất của cơ chế thị trường .
• Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải
được tiến hành trên cơ sở của việc hao phí lao động xã hội cần
thiết: Trong sản xuất nó đòi hỏi người sản xuất luôn luôn có ý thức
tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc
bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
• Tác dụng của quy luật giá trị: quy luật giá trị tự phát điều tiết việc
sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của cung -
cầu thể hiện qua giá cả trên thị trường.
Quy luật lưu thông tiền tệ
• Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định lượng tiền cần cho
lưu thông. Lượng tiền cần cho lưu thông chính bằng tỷ số giữa tổng
giá cả hàng hoá với tốc độ lưu thông tư bản .
• Trong thực tế: lượng tiền cần cho lưu thông bằng tỷ số giữa tổng
giá cả hàng hóa trừ đi tổng tiền khấu trừ, trừ đi tổng giá cả bán
chịu cộng với tổng tiền thanh toán với tốc độ lưu thông tư bản.
• Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau:
• Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông
hàng hoá quyết định. Tiền đại diện cho người mua, hàng đại diện
cho người bán. Lưu thông tiền tệ có quan
• hệ chặt chẽ với tiền - hàng, mua - bán, giá cả - tiền tệ.
3.1.1. Lý thuyết kinh tế của quá trình
định giá bán sản phẩm
Giá bán SP là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh thu, kết quả của DN.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Lợi nhuận lớn nhất khi:
+ Doanh thu lớn nhất khi giá bán lớn nhất
+ Chi phí nhỏ nhất
CHI PHÍ = DOANH THU – LỢI NHUẬN
3.1.1. Lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán sản
phẩm
• Các nhà quản trị cần quan tâm đến các vấn đề sau:
1- Giá bán SP không thể là một giá ổn định tuyệt đối do sự tác động, ảnh
hưởng của các nhân tố khác.
2- DN có thể tăng Dthu khi có chính sánh giảm giá với khối lượng SP tiêu
thụ lớn hơn để tăng lợi nhuận, song, tốc độ tăng cũng sẽ tới mức độ ổn
định nào đó rồi giảm dần.
3- Khối lượng SP tiêu thụ sẽ tăng làm cho tổng chi phí tăng lên nhưng
không phải hoàn toàn theo mức độ tỷ lệ thuận như nhau.
4- DN thực hiện chính sách tăng tổng doanh thu thì thời gian đầu tỷ lệ
tăng doanh thu sẽ cao hơn tỷ lệ tăng chi phí, song đến một mức độ nhất
định tốc độ tăng chi phí sẽ đạt bằng tốc độ tăng doanh thu. Khi đó cần
xem lại phương án
3.1.2. Phương pháp định giá bán sản phẩm
thông thường

Cần xác định chi phí gốc và phần tiền cộng thêm vào chi phí
gốc.
+ Chi phí gốc là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm.
Có thể xác định chi phí gốc:
- Chi phí SX, chế tạo SP: VLTT, NCTT, CPSXC
- Toàn bộ biến phí về SX, biến phí về tiêu thụ và quản lý: là
biến phí trong giá thành toàn bộ của SP tiêu thụ
Giá bán SP = Chi phí gốc + phần tiền tăng thêm
Giá bán SP = Chi phí gốc + phần tiền tăng thêm

Phần tiền tăng thêm = Tỷ lệ phần tiền cộng thêm * Chi phí gốc kế
hoạch
3.1.2.1. Định giá bán sản phẩm theo toàn bộ chi
phí sản xuất (giá thành sản xuất)
• Giá gốc làm cơ sở xác đinh giá bán là toàn bộ chi phí sản xuất
SP:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung.
Căn cứ vào chính sách định giá bán SP của DN để xác định
phần tiền cộng thêm đủ để để bù đắp phần chi phí bán hàng
và chi phí quản lý DN tính cho SP tiêu thụ để đạt lợi nhuận
mong muốn.
3.1.2.2. Định giá bán sản phẩm theo biến phí trong giá
thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

- Phân chia chi phí để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
thành định phí và biến phí.
- Lấy biến phí làm chi phí gốc sau đó tính phần tiền
cộng thêm vào chi phí gốc
- Xác định giá bán.
3.1.3. Định giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo chi phí nguyên
vật liệu và chi phí nhân công

• Cách này phù hợp với các DN thực hiện cung cấp dịch vụ như:
sửa chữa, tư vấn pháp lý…

+ Đối với vật liệu:

Căn cứ vào giá vật liệu theo hóa đơn và tỷ lệ phụ phí để tính ra
số chi phí cần bù đắp các khoản phí về giấy tờ, văn phòng
phẩm, lưu kho… và có mức lợi nhuận nhất định tính cho vật
liệu.

+ Đối với nhân công. Xác định tương tự như vật liệu
3.1.4. Định giá bán sản phẩm mới

• Định giá bán sản phẩm mới cao rồi giảm dần

• Định giá bán sản phẩm mới thấp rồi cao dần
3.1.5. Định giá bán sản phẩm trong một số
trường hợp đặc biệt

• Thị trường tiêu thụ mới

• Khách hàng nước ngoài

• Khối lượng đơn đặt hàng nhiều


3.1.6. Định giá bán sản phẩm tiêu thụ nội bộ

• Nguyên tắc:
+ Đảm bảo lợi ích kinh tế của doanh nghiệp
+ Làm cơ sở xác đáng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khai thác triệt để thuận lợi và hạn chế khó khăn của các đơn
vị thành viên cũng như của toàn DN.
Các phương pháp:
- Theo biến phí sản xuất SP.
- Theo giá thị trường
- Theo giá thỏa thuận
3.2. Kế toán quản trị doanh thu

3.2.1. Các loại doanh thu trong doanh nghiệp


3.2.2. Tổ chức kế toán quản trị doanh thu
3.2.1. Các loại doanh thu trong doanh
nghiệp

• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

• Doanh thu hoạt động tài chính

• Doanh thu kinh doanh bất động sản

• Thu nhập khác.


3.2.2. Tổ chức kế toán quản trị doanh thu

• Kế toán quản trị thực hiện trên các sổ chi tiết, các
TK kế toán quản trị
• Sổ chi tiết doanh thu mở riêng cho từng loại sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ
3.3. Kế toán chi tiết kết quả kinh
doanh
SV tự nghiên cứu tài liệu
Chúc các bạn thành công!

You might also like