You are on page 1of 4

1.

Khái niệm:
Robin Cooper, Robert Kaplan, và H. Thomas Johnson là những người đầu tiên đưa
ra phương pháp ABC. Đây là một phương pháp tính chi phí được sử dụng để tính
thẳng chi phí chung vào các đối tượng chi phí (Cooper, 1988a;1988b;1990;
Cooper và Kaplan, 1988; Johnson, 1990). Những đối tượng này có thể là các sản
phẩm, dịch vụ, quá trình, hoặc khách hàng...ABC cũng giúp cho nhà quản lý ra
được những quyết định đúng tương ứng với cơ cấu sản phẩm và chiến lược cạnh
tranh của doanh nghiệp mình. Theo Turney, ABC có thể thay đổi toàn diện cách
thức những nhà quản lý ra quyết định về cơ cấu sản phẩm, giá cả sản phẩm, và
đánh giá công nghệ mới ( Turney, 1989). Nó cung cấp những cách thức tốt hơn để
phân bổ chi phí gián tiếp/chi phí hoạt động bổ trợ.

 ABC là một phương pháp đo lường chi phí và hiệu quả của các hoạt động
sản phẩm và dịch vụ dựa trên cơ sở các nguồn lực sử dụng bởi nhiều hoạt
động khác nhau để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Nó được vận dụng
trong mô hình sản xuất của công ty, từ đó giúp cho các nhà quản trị doanh
nghiệp có định hướng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
doanh nghiệp.
 Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) là một phương pháp kế toán chi
phí được thiết kế để cung cấp thông tin về chi phí cho nhà quản trị, trong
việc ra các quyết định chiến lược và các quyết định khác. ABC thường
được sử dụng như một phần bổ sung, chứ không thay thế cho hệ thống kế
toán chi phí truyền thống tại doanh nghiệp (DN).

Tóm lại: “Kế toán chi phí dựa trên mức độ hoạt động là một hệ thống đo lường chi
phí, tập hợp và phân bổ chi phí các nguồn lực vào các hoạt động dựa trên mức độ sử
dụng các nguồn lực, sau đó chi phí các hoạt động được phân bổ đến các đối tượng
chịu phí dựa trên mức độ sử dụng của chúng”

2. Tính tất yếu khách quan


Rất nhiều chuyên gia đã cho rằng để thực hiện thành công ABC thì cần thiết
phải thực hiện một số yếu tố then chốt:
- Trước khi thực hiện hệ thống ABC, phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà
quản trị hàng đầu của công ty.
- Thiết kế và thực hiện hệ thống ABC cần thiết phải có sự tham gia và chịu
trách nhiệm của một nhóm gồm đại diện từ các phòng ban thay vì chỉ đơn thuần
là phòng kế toán. Nhóm này bao gồm những người đại diện của những khu vực
mà chúng ta sẽ tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ cho hệ thống ABC. Thông
thường là đại diện của các bộ phận như: Sản xuất, quản lý vật tư, kỹ thuật, tiếp
thị, bán hàng,…cũng như những nhân viên kế toán đã được huấn luyện về
ABC. Cũng có thể là một nhân viên tư vấn từ bên ngoài chuyên về ABC làm việc
như là một người cố vấn cho nhóm.
Việc cần thiết sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhà quản trị hàng đầu của công ty cũng
như một nhóm gồm đại diện từ các phòng ban là do xuất phát từ thực tế cho thấy
rất khó thực hiện việc thay đổi trong công ty trừ khi có sự hỗ trợ từ những người
có khả năng tác động và ảnh hưởng đến sự thay đổi này. Thêm vào đó, để thiết kế
một hệ thống ABC tốt, đòi hỏi phải có những hiểu biết về các hoạt động trong
toàn công ty. Sự hiểu biết này không ai khác hơn là những người đến từ các bộ
phận liên quan vốn đã quen thuộc với những hoạt động đó.
Theo thời gian, hệ thống ABC có thể được thực hiện bởi bản thân những nhân viên
kế toán và không nhất thiết phải tiếp tục duy trì sự hỗ trợ từ các nhà quản trị hàng
đầu cũng như sự hợp tác và hỗ trợ tích cực như ban đầu từ các trưởng bộ phận
nữa.

3. Mục tiêu:
- Phục vụ cho việc ra các quyết định trong nội bộ DN và vượt ra khỏi những quy
định của chuẩn mực kế toán
- Để loại bỏ hoặc giảm thiểu các hoạt động mang lại ít giá trị
- Tối ưu các hoạt động mang lại nhiều giá trị
- Hỗ trợ nhân viên tập trung vào giá trị công việc họ mang lại
4. Nội dung:
- Trong ABC, ngoài các chi phí sản xuất thì một số chi phí ngoài sản xuất liên
quan đến bán hàng, phân phối và quản lý cũng được tính vào giá thành sản
phẩm. Đối với các chi phí trực tiếp ngoài sản xuất (chi phí hoa hồng trả cho
nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển và chi phí sửa chữa bảo hành,…) hệ
thống ABC sẽ tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Đối với các chi phí gián
tiếp ngoài sản xuất hệ thống ABC, sẽ phân bổ cho các sản phẩm nếu các sản
phẩm này gây ra các chi phí đó. Một số chi phí sản xuất có thể được loại ra,
không được tính vào giá thành sản phẩm. Trong hệ thống kế toán chi phí
truyền thống, tất cả các chi phí sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm,
thậm chí đó là các chi phí không phải do các sản phẩm gây ra.
- Trong ABC, chi phí duy trì hoạt động phân xưởng và chi phí năng lực nhàn rỗi
sẽ không được phân bổ cho các sản phẩm. Chi phí duy trì hoạt động phân
xưởng (chi phí như tiền lương của nhân viên bảo vệ phân xưởng, tiền lương
giám đốc phân xưởng và chi phí văn phòng phẩm tại phân xưởng,…) không
được tính vào giá thành sản phẩm vì chúng hoàn toàn không bị tác động bởi
việc sản xuất các sản phẩm trong kỳ. Chi phí năng lực nhàn rỗi là các chi phí
sản xuất đã phát sinh nhưng không được sử dụng hết để sản xuất sản phẩm,
chẳng hạn khi số lượng sản phẩm sản xuất dự toán giảm thì đơn giá phân bổ
chi phí sản xuất chung cho mỗi sản phẩm sẽ tăng lên và toàn bộ các sản phẩm
được sản xuất trong kỳ phải gánh chịu toàn bộ chi phí này theo kế toán chi phí
truyền thống. Nhưng theo ABC, phần chi phí dư thừa này sẽ được loại trừ,
không được tính vào giá thành sản phẩm. Có nhiều nhóm chi phí chung, mỗi
nhóm được phân bổ cho các sản phẩm và các đối tượng chịu chi phí khác bằng
cách sử dụng các thước đo hoạt động riêng biệt.
- Trong ABC, hoạt động được hiểu là bất kỳ sự kiện nào gây ra việc tiêu hao
nguồn lực nói chung. Nhóm chi phí hoạt động là một nhóm hoạt động, trong đó
các chi phí phát sinh trong nhóm được tổng hợp chung và có liên quan đến một
thước đo hoạt động cụ thể (nhóm chi phí xử lý đơn đặt hàng, nhóm chi phí
thiết kế sản phẩm…). Thước đo hoạt động là cơ sở phân bổ (tiêu thức phân bổ)
chi phí chung, hai thước đo hoạt động phổ biến nhất là số lần thực hiện và thời
gian thực hiện.
- Hệ thống kế toán chi phí theo hoạt động phân bổ chi phí cho các sản phẩm trên
cơ sở của loại hoạt động và số lượng các hoạt động phải thực hiện để tạo ra các
sản phẩm đó. Hệ thống kế toán chi phí này tập hợp chi phí theo các trung tâm
hoạt động theo nhiều các tổ hợp chi phí và ở các mức độ đa dạng (đơn vị sản
phẩm, lô sản phẩm, và toàn doanh nghiệp) và sau đó phân bổ các chi phí này
theo nhiều tiêu chuẩn phân bổ (cost drives), bao gồm cả tiêu chuẩn liên quan
đến khối lượng và các tiêu chuẩn không liên quan đến khối lượng. Chính vì
vậy mà các chi phí được phân bổ chính xác hơn và các nhà quản trị có thể tập
trung vào việc kiếm soát các hoạt động mà nó gây ra chi phí hơn là cố gắng để
cắt giảm các chi phí là kết quả của các hoạt động. Sử dụng hệ thống kế toán chi
phí theo hoạt động sẽ cung cấp một bức tranh hiện thực hơn về giá thành thực
tế so với các hệ thống kế toán chi phí truyển thống có sẵn. Hơn nữa, hệ thống
kế toán chi phí theo hoạt động cho phép đánh giá lợi nhuận theo khách hàng,
theo thị trường,…
- Trong hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động, chi phí không được phân
loại thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ như trong các hệ thống kế toán
chi phí truyền thống mà được phân loại theo cấp độ chi phí, bao gồm các cấp
độ: Cấp độ đơn vị sản phẩm; cấp độ lô sản phẩm; cấp độ loại sản phẩm / quy
trình sản xuất; cấp độ toàn doanh nghiệp. Ngoài ra có thể xem xét chi phí ở cấp
độ thị trường hoặc cấp độ khách hàng. Việc phân loại trên là cơ sở để tập hợp
các chi phí theo hoạt động và sau đó phân bổ cho các sản phẩm/ dịch vụ.

You might also like