You are on page 1of 11

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


---------------------------------

BÀI TẬP NHÓM


CHỦ ĐỀ: CHƯƠNG 7

LÝ THUYẾT CHI PHÍ VÀ ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ

Giảng viên hướng dẫn: TS. VŨ TRỌNG PHONG


Môn học: Kinh tế học quản lý

Lớp: M23CQQT02-B
Nhóm 5
Ngô Quang Trường - B23CHQT039

Vũ Thị Thu - B23CHQT035

HÀ NỘI, 2024
MỤC LỤC
I. BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ

II. HÀM CHI PHÍ NGẮN HẠN

1. Hàm tổng chỉ phí ngắn hạn và hàm chỉ phí tính đơn vị

2. Đường tổng chỉ phí ngắn hạn và đường chỉ phí tính trên 1 đơn vị sản phẩm.

III. ĐƯỜNG CHI PHÍ DÀI HẠN

1. Đường tổng chỉ phí dài hạn

2. Đường chỉ phí bình quân dài hạn và đường chỉ phí cận biên

IV. QUY MÔ CỦA NHÀ MÁY VÀ TÍNH KINH TẾ NHỜ QUY MÔ

V. ĐƯỜNG CONG KINH NGHIỆM

V. GIẢM THIỂU CHI PHÍ TOÀN CẦU - HIỆU QUẢ KINH TẾ NHỜ QUI MÔ

1. Thương mại quốc tế ở khâu đầu vào

2. Việc nhập cư của lao động có tay nghề

VII. PHÂN THÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN VÀ HỆ SỐ ĐÒN BẢY

1. Phân tích chỉ phi-doanh thu-lợi nhuận

2. Đòn bẩy hoạt động.

VIII. ƯỚC LƯỢNG THỰC NGHIỆM CÁC HÀM CHI PHÍ

1. Những khó khăn về dữ liệu và. đo lường trong việc ước lượng các hàm chi phí ngắn hạn

2. Dạng hàm số của các hàm chí phí ngắn hạn

3. Ước lượng các hàm chỉ phí dài hạn với phân tích hồi quy liên ngành

4. Ước lượng các hàm chỉ phí dài hạn bằng Phương pháp kỹ thuật và Phương pháp duy trì

2
I. BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ

Một sự khác biệt cơ bản trong phân tích chi phí là sự khác biệt giữa chi phí hữu hình và chi phí
ẩn.

Chi phí hữu hình là các khoản chỉ tiêu thực tế của một doanh nghiệp vào việc thuê hoặc mua
các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất. Chi phí này bao gồm tiền lương trả cho công nhân, tiền
thuê tài sản, thiết bị, nhà xưởng, tiên mua nguyên vật liệu và bán thành phẩm.

Ngược lại, chi phí ẩn là giá trị của các yếu tố đầu vào do doanh nghiệp sở hữu và sử dụng trong
các hoạt động sản xuất. Mặc dù đoanh nghiệp không phải chịu thêm bất kỳ khoản chỉ phí nào
nữa để sử dụng các yếu tố đầu vào nảy, nhưng các yếu tổ này cũng không phải là miễn phí vì
doanh nghiệp có thê bán hoặc cho các doanh nghiệp khác thuê. Số tiền mà doanh nghiệp này
thu được từ việc bán hay cho thuê cũng được tính vào chị phí sản xuất

Trong kinh tế học, cả chỉ phí hữu hình lẫn chị phí ẩn cần phải được xem xét. Tức là, khi tính toán
chi phí sản xuất, doanh nghiệp phải tính đến cả chi phí thay thề hay chi phí cơ hội của các yếu tố
đầu vào, bất kể là do doanh nghiệp mua về hoặc sở hữu. Lý đo là một doanh nghiệp không thể
nào tiếp tục thuê được một yếu tố đầu vào nếu như nó trả một mức giá thấp hơn so với một
doanh nghiệp khác.

II. HÀM CHI PHÍ NGẮN HẠN

1. Hàm tổng chỉ phí ngắn hạn và hàm chỉ phí tính đơn vị

Tổng chỉ phí cố định (TFC) là toàn bộ nghĩa vụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn đối với tất
cả các yếu tố đầu vào cố định được sử dụng. Các chỉ phí này bao gồm tiền lãi vay phải trả, tiền
thuê nhà xưởng và thiết bị, thuế bất động sản, các loại tiền lương

Tổng chỉ phí khả biến (TVC) là toàn bộ nghĩa vụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn đối với
tắt cả các yếu tố đầu vào khả biến mà doanh nghiệp sử dụng. Các yếu tố đầu vào khả biến là các
yếu tố có thể biến đổi đễ đàng trong một thời gian ngắn bao gồm các chỉ phí khả biển dùng để
mua nguyên vật liệu, nhiên liệu và chỉ phí khấu hao do sử dụng thiết bị, nhà xưởng, chỉ phí trả
lương công nhân, thuế thu nhập!

TC = TFC + TVC
Một doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng trong ngăn hạn bằng cách thay đổi số lượng các yếu
tố đầu vào khả được sử dụng trong giới hạn về nhà xưởng và trang thiết bị. Khi gia tăng các yếu
tố đầu vào khả biến sẽ làm cho hàm TFC, TVC, TC của doanh nghiệp cũng gia tăng theo.

Từ hàm tổng chỉ phí có định, tổng chí phí khả biến và tống chỉ phí, chúng ta có thể xác định các
hàm chỉ phí tương ứng tính trên một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí cố định bình
quân (AFC) bằng tổng chỉ phí chia cho sản lượng (Q). Chỉ phí khả biến bình quân (AVC) bằng tổng
chi phí khả biến (TVC) chìa cho sản lượng(Q).

Tổng chỉ phí bình quân (ATC) bằng tổng chỉ phí chia cho sản lượng. Tổng chỉ phí bình quân cũng
bằng chỉ phí cố định bình quân cộng với chỉ phí khả biến bình quân. Cuối cùng, chi phí cận biên

3
(MC) là mức thay đổi trong tổng chỉ phí hoặc tổng chỉ phí khả biến trên khi thay đổi đổi một đơn
vị sản lượng.

Ta có
𝑻𝑭𝑪
𝑨𝑭𝑪 =
𝑸
𝑻𝑽𝑪
𝑨𝑽𝑪 =
𝑸
𝑻𝑪
𝑨𝑻𝑪 = = 𝑨𝑭𝑪 + 𝑨𝑽𝑪
𝑸

∆𝑻𝑪 ∆𝑻𝑽𝑪
𝑴𝑪 = =
∆𝑸 ∆𝑸

2. Đường tổng chỉ phí ngắn hạn và đường chỉ phí tính trên 1 đơn vị sản phẩm.

Hình 7-1 Đường tổng chi phí ngắn hạn và chi phí đơn vị

4
Hình phía trên cho thấy TVC bằng 0 khi sản lượng bằng 0 và tăng khi sản lượng tăng. Tại điểm G'
quy luật lợi tức cận biên giảm dần bắt đầu có hiệu lực. Đường TC đồng dạng với đường TVC và
nằm trên 60$ (TFC). Hình phía dưới biểu thi AVC, ATC, và MC hình chữ U. AFC=ATC - AVC và giảm
liên tục khi sản lượng tăng. Đường MC đạt cực tiểu trước đường AVC và ATC và cắt chúng từ dưới
tại các điểm thấp nhất của chúng

III. ĐƯỜNG CHI PHÍ DÀI HẠN

1. Đường tổng chỉ phí dài hạn

Đường tổng chỉ phí đài hạn (LTC) của một doanh nghiệp được xác định từ đường mở rộng sản
xuất của doanh nghiệp và biểu thị tổng chỉ phí đài hạn tối thiểu của việc sản xuất ra các mức sản
lượng khác nhau. Còn đường chi phí bình quân dài hạn, đường chi phí cận biên thì được xác định
từ đường tổng chi phí dài hạn.

Từ đường LTC chúng ta có thể xác định được đường chi phí bình quân dài hạn (LAC) của doanh
nghiệp. LAC bằng LTC chia cho Q. Tức là :
𝑳𝑻𝑪
𝑳𝑨𝑪 =
𝑸

2. Đường chi phí bình quân dài hạn và đường chỉ phí cận biên

Đường LAC là tiếp tuyến của đường chi phí bình quân ngăn hạn và cho biết mức chi phí bình
quân dài hạn tối thiểu khi sản xuất các mức sản lượng khác nhau.

Doanh nghiệp này hoạch định trong dài hạn nhưng hoạt động trong ngắn hạn.

5
IV. QUY MÔ CỦA NHÀ MÁY VÀ TÍNH KINH TẾ NHỜ QUY MÔ
Ưu điểm của quy mô nhà máy

1. Khả năng tận dụng hiệu quả nguồn lực: Nhà máy lớn thường có thể tận dụng các nguồn lực
như lao động, vật liệu, và máy móc một cách hiệu quả hơn. Ví dụ, việc mua vật liệu nguyên liệu
theo số lượng lớn có thể đàm phán giá tốt hơn, giảm chi phí đầu vào.

2. Tối ưu hóa sản xuất và quy trình: Quy mô lớn cho phép nhà máy tổ chức quy trình sản xuất
một cách tối ưu, giảm thời gian không sản xuất (dư thừa), tăng hiệu suất và giảm lãng phí.

3. Giảm chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm: Chi phí cố định được phân bổ trên một số
lượng sản phẩm lớn hơn, giảm chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm.

4. Nghiên cứu và phát triển: Nhà máy lớn có thể dễ dàng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển
công nghệ mới, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh.

Một số ngành công nghiệp lại có đường LAC giảm xuống liên tục khi doanh nghiệp mở rộng sản
lượng, cho đến điểm mà tại đó chỉ một doanh nghiệp duy nhất cũng có thể cung cấp sản phẩm
và dịch vụ cho toàn bộ thị trường một cách hiệu suất hơn là để hai hay ba doanh nghiệp khác
nhau cưng cấp. Các trường hợp này thường được ví như "độc quyền tự nhiên" và thường diễn ra
trong ngành cung cấp điện năng. vận tải công cộng... (các ngành dịch vụ công ích).

Hình 7-6 Các dạng đường LAC

Đồ thị bên trái chỉ ra đường LAC có dạng chữ U, điều này cho thấy đầu tiên lợi tức tăng lên theo
quy mô và sau đó lợi tức giảm dẫn theo quy mô. Đồ thị ở giữa cho thấy đường LAC có hình dạng
gần như là chữ L, điều này cho thấy tính kinh tế nhờ quy mô có xu hướng không đối hoặc chỉ
tăng nhẹ. Đồ thị bên phải cho thấy đường LAC liên tục giảm xuống, xuất hiện trong trường hợp
độc quyền tự nhiên.

6
V. ĐƯỜNG CONG KINH NGHIỆM

Khi doanh nghiệp có được kinh nghiệm trong quá trình sản xuất một loại hàng hóa hay cung cấp
dịch vụ, chỉ phí sản xuất bình quân thường giảm xuống. Tức là, với mỗi mức sản lượng nhất định
trong một khoảng thời gian thì tổng sản lượng lũy tích trong nhiều giai đoạn thường đem lại
những kinh nghiệm sản xuất có thể giúp doanh nghiệp hạ được chỉ phí sản xuất bình quân.
Đường con kinh nghiệm biểu thị hiện tượng chỉ phí bình quân giảm khi tăng tổng sản lượng lũy
tích theo thời gian.

Hình 7-7 Đường cong kinh nghiệm


V. GIẢM THIỂU CHI PHÍ TOÀN CẦU - HIỆU QUẢ KINH TẾ NHỜ QUI MÔ

1. Thương mại quốc tế ở khâu đầu vào

Trong thập niên vừa qua, thương mại quốc tế gia tăng rất nhanh trong trao đổi các linh kiện và
phụ tùng trên phạm vi quốc tế. Ngày nay, nhiều sản phẩm do các tập đoàn quốc tế sản xuất với
các bộ phận và linh kiện được chế tạo ở nhiều nước khác nhau.

Mục đích là để tối thiểu hoá chi phí sản xuất. Ví dụ, động cơ của xe Ford Fiestas được chế tạo ở
Anh, hộp số ở Pháp, bộ li hợp ở Tây Ban Nha và tắt cả được lắp ráp tại Đức và bán trên toàn
Châu Âu. Tương tự, các loại máy ảnh của Nhật hoặc Đức thường "được lắp ráp tại Singapore để
tận dụng ưu thế về giá nhân công rẻ tại đây.

Việc cung ứng các yếu tố đầu vào ở nước ngoài không phải là vấn đề lựa chọn nhằm mục đích
kiếm nhiều lợi nhuận hơn mà đơn giản chỉ là một yêu cầu để duy trì khả năng cạnh tranh.

Các doanh nghiệp không tìm kiếm các nguồn đầu vào rẻ hơn ở nước ngoài sẽ đối mặt với việc
mắt khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới và thậm chí là trên thị trường nội địa.

7
Các doanh nghiệp phải không ngừng khai thác các nguồn đầu vào rẻ hơn và hoạt động sản xuất
ở nước ngoài để cạnh tranh trong một thế giới biến động nhanh chóng. Vì vậy, quá trình này có
thể được xem như là tính kinh tế mới nhờ qui mô quốc tế của hoạt động sản xuất trong nền kinh
tế toàn cầu hiện nay.

2. Việc nhập cư của lao động có tay nghề

Việc nhập cư của lao động có tay nghề là một cách để giảm thiểu chi phí lao động thông qua
việc tận dụng nguồn lao động có kỹ năng và kinh nghiệm từ các quốc gia khác.
Người có trình độ cao di cư đến Mỹ tuy là điều lợi cho nước này nhưng lại là một tổn thất cho các
nước khác. Hiện tượng này được gọi bằng một cụm tự rất hay là chảy máu chất xám. Nhưng
trong một thê giới, cạnh tranh toàn câu hiện nay, các nhà quản lý phải dự báo nhu cầu của
doanh nghiệp về số Ìượng công nhân có tay nghề và thuê công nhân nước ngoài nếu thị trường
nội địa không đủ cung cấp.

Nếu điều này cũng không thể thực hiện được thì các doanh nghiệp cân xem xét đến việc di đời
một phần các hoạt động ra nước ngoài .

VII. PHÂN THÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN VÀ HỆ SỐ ĐÒN BẢY

1. Phân tích chỉ phi-doanh thu-lợi nhuận

Chi phí doanh thu và lợi nhuận hay gọi là điểm hòa vốn sẽ tập trung vào mối quan hệ giữa
tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận của 1 doanh nghiệp với mức sản lượng
khác nhau

Điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là mức sản lượng tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được trước
khi lợi nhuận bắt đầu giảm do chi phí tăng lên đáng kể. Điểm này thường được xác định bằng
cách so sánh tổng lợi nhuận với tổng chi phí và tổng doanh thu ở các mức sản lượng khác nhau
để tìm ra điểm mà lợi nhuận bắt đầu giảm.

Hình 7-8 Biểu đồ phân tích Chi phi – Doanh thu – Lợi nhuận hay phân tích hoà vốn

8
2. Đòn bẩy hoạt động.

Đòn bảy hoạt động là tỷ lệ giữa tổng chi phí cố định và tổng chi phí khả biến của một doanh
nghiệp.

Tỷ lệ này càng cao thì doanh nghiệp được coi là có sức bảy càng mạnh. Khi doanh nghiệp có mức
độ tự động hóa cao hoặc có mức tự động hóa cao hoặc sức bảy mạnh, chi phí cố định sẽ tăng
nhưng chi phí khả biến bình quân sẽ giảm xuống. Do chi phí cố định cao hơn, điểm hòa vốn của
doanh nghiệp sẽ tăng

Hình 7-9 Tỷ lệ thay thế nghiệp vụ, Điểm hoà vốn và khả năng biến động lợi nhuận

VIII. ƯỚC LƯỢNG THỰC NGHIỆM CÁC HÀM CHI PHÍ

1. Những khó khăn về dữ liệu và. đo lường trong việc ước lượng các hàm chi phí ngắn hạn

Phương pháp phổ biến nhất để ước lượng các hàm chỉ phí ngắn hạn là phương pháp phân tích
hồi quy, bằng cách này hàm tổng chỉ phí khả biến được xác định theo sản lượng và một số biển
khác như giá yếu tố đầu vào và các điều kiện sản xuất với điều kiện quy mô sản xuất nhà máy
được cố định trong một khoảng thời gian nhất định.

Người ta thường ước lượng hàm tổng chỉ phí khả biến hơn là tính hàm tổng chỉ phí vì các doanh
nghiệp gặp phải khó khăn khi phân bổ chỉ phí cố định cho các loại sản phẩm khác nhau mà
doanh nghiệp sản xuất. Hàm tổng chỉ phí của doanh nghiệp sau đó được xác định một cách đơn
giản là cộng thêm vào tổng chỉ phí khả biến mức chỉ phí cố định được ước lượng chính xác nhất

9
2. Dạng hàm số của các hàm chí phí ngắn hạn

Lý thuyết kinh tế thừa nhận đường TVC (bậc 3) có dạng chữ S như được minh hoạ bằng đồ thị
bên trái của Hình 7-10, tương ứng là đường AVC và MC dạng chữ U. Phương trình tổng quát cho
các hàm tương ứng là:

Hình 7-10 Đường tiệm cận lý thuyết và thực nghiệm của đường TVC, AVC và MC

10
3. Ước lượng các hàm chỉ phí dài hạn với phân tích hồi quy liên ngành

Việc ước lượng thực nghiệm các các đường chi phí đài hạn thậm chí còn khó hơn việc ước lượng
các đường chỉ phí ngắn hạn. Mục đích của việc ước lượng các đường chỉ phí dài hạn là để xác
định quy mô tối ưu của nhà máy mà doanh nghiệp xây dựng nhằm tối thiểu hoá chi phí của việc
sản xuất tại mức sản lượng dự kiến trong dài hạn.

Về mặt lý thuyết, các đường chỉ phi đài hạn có thể được ước lượng bằng phân tích hồi quy có sử
dụng hoặc là dãy số thời gian (các điểm quan sát chi phí - sản lượng của một doanh nghiệp hoặc
một nhà máy cụ thể trong một giai đoạn), hoặc là dùng các dữ liệu liên ngành (số liệu về chi phí
sản lượng của một loạt doanh nghiệp tại một thời, điểm xác định).

4. Ước lượng các hàm chỉ phí dài hạn bằng Phương pháp kỹ thuật và Phương pháp duy trì

Ưu điểm của phương pháp kỹ thuật đối với phương pháp phân tích hồi quy liên ngành là nó dựa
trên công nghệ hiện tại, do đó có thể tránh được việc lẫn lộn giữa các công nghệ cũ và công nghệ
hiện tại của các doanh nghiệp khác nhau trong phân tích liên ngành. Khó khăn do giá đầu vào
khác nhau ở các khu vực địa lý khác nhau cũng không còn. Hơn nữa, phương pháp này cũng giúp
ta tránh được rất nhiều những vấn đề khó khăn trong việc phân bổ chi phí và hạch toán giá trị
đầu vào đối với việc ước lượng hồi quy.

11

You might also like