You are on page 1of 12

BÀI 8: LÝ THUYẾT DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

- Hiểu được khái niệm doanh thu và lợi nhuận; cách xác định, nguyên
tắc tối đa doanh thu và lợi nhuận.

- Vận dụng lý thuyết để xác định doanh thu, doanh thu tối đa của
doanh nghiệp dựa trên một tình huống giả định.

- Vận dụng lý thuyết để xác định lợi nhuận, lợi nhuận tối đa của doanh
nghiệp dựa trên một tình huống giả định.

- Vận dụng kiến thức về doanh thu và lợi nhuận để giải quyết các tình
huống thực tiễn.

- Khách quan khi đánh giá hành vi người sản xuất khi tham gia vào thị
trường.

D DINNER.

8.1. LÝ THUYẾT VỀ DOANH THU

8.1.1. Khái niệm, công thức tính doanh thu


Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, doanh thu được hiểu là “tổng
giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các
hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu”. Dưới góc độ của kinh tế học, doanh thu thường được hiểu là tổng
số tiền mà người bán thu được sau khi bán hàng. Doanh thu được xác định bằng
đơn giá nhân với sản lượng.
Công thức tính doanh thu: TR = P.Q
Trong đó:
P: là giá bán của sản phẩm
Q: là sản lượng bán ra của sản phẩm
TR: là tổng doanh thu

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


1
KIỂM TRA NGẮN

Trả lời đúng/sai và giải thích ngắn gọn.


1. Khi giá bán hàng hóa tăng lên doanh thu sẽ tăng.

2. Nếu đường cầu hàng hóa là đường nằm ngang thì khi đó đường tổng doanh thu sẽ là
đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

8.1.2. Doanh thu cận biên (MR)


Doanh thu cận biên là phần doanh thu tăng thêm khi hãng bán thêm
được một đơn vị sản phẩm. Doanh thu tăng thêm có thể là do giá bán tăng
hoặc do sản lượng bán ra tăng lên.
Công thức tính doanh thu cận biên:
∆𝑇𝑅
𝑀𝑅 = = 𝑀𝑅𝑄′
∆𝑄
Nếu ∆Q = 1 thì MR = ∆TR
Trong đó:
MR: là doanh thu cận biên
∆TR: là thay đổi của tổng doanh thu
∆Q: là thay đổi của sản lượng
Bảng 8.1 minh họa ví dụ về cách xác định tổng doanh thu và doanh thu
cận biên. Vì ∆Q = 1 nên doanh thu cận biên của sản phẩm thứ nhất là
8 – 0 = 8, doanh thu cận biên của sản phẩm thứ 2 là 14 – 8 = 6.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


2
Bảng 8.1: Doanh thu và doanh thu cận biên

Giá Lượng cầu Doanh thu Doanh thu cận biên

8 1 8 8

7 2 14 6

6 3 18 4

5 4 20 2

4 5 20 0

3 6 18 -2

2 7 14 -4

1 8 8 -6

Doanh thu cận biên cũng có thể được xác định từ hàm cầu của hàng
hóa.
Nếu hàm cầu có dạng P = a – bQ thì
Hàm tổng doanh thu sẽ là:
TR = P.Q = (a – bQ).Q = aQ – bQ2.
Hàm doanh thu cận biên:
MR = (TR)’Q = a – 2bQ.
Như vậy, đường doanh thu cận biên sẽ có độ dốc bằng 2 lần độ dốc
của đường cầu (hình 8.1).

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


3
P

D
M
R
0 Q
Hình 8.1: Doanh thu cận biên và
đường cầu
KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng


3. Doanh thu cận biên:
A. luôn bằng giá bán của hàng hóa
B. là phần chi phí tăng thêm khi bán thêm một sản phẩm
C. là phần doanh thu tăng thêm khi bán thêm một sản phẩm
D. luôn cố định
4. Doanh thu cận biên:
A. bằng giá bán của sản phẩm nếu đường cầu nằm ngang
B. bằng giá bán của sản phẩm nếu đường cầu dốc xuống về phía phải
C. bằng giá bán của sản phẩm nếu đường cầu thẳng đứng
D. bằng chi phí cận biên

8.1.3. Nguyên tắc tối đa doanh thu


Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của các hãng
là lợi nhuận. Tuy nhiên, các hãng muốn tăng lợi nhuận thì phải tìm cách
tăng doanh thu hoặc cắt giảm chi phí. Nếu chi phí không thay đổi thì
doanh thu tăng đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ tăng. Doanh thu là một trong

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


4
những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình bán hàng, tất cả các hãng đều muốn doanh thu tăng lớn
nhất có thể.
Tổng doanh thu và doanh thu cận biên có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Tổng doanh thu chỉ tăng khi doanh thu cận biên lớn hơn không
(MR>0) và sẽ giảm khi doanh thu cận biên nhỏ hơn không (MR<0). Do
đó, tổng doanh thu sẽ đạt tối đa khi doanh thu cận biên bằng không (MR
= 0). Trong bảng 8.1, khi doanh thu cận biên MR = 0 thì tổng doanh thu sẽ
tối đa (TR = 20) tại mức sản lượng Q = 5 và giá bán P = 4.

KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng


5. Tại mức sản lượng tối đa hóa doanh thu thì
A. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
B. Doanh thu cận biên lớn hơn 0
C. Doanh thu cận biên nhỏ hơn 0
D. Doanh thu cận biên bằng 0
6. Tại mức giá tối đa hóa doanh thu của hãng thì
A. Tri tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo giá lớn hơn 1
B. Tri tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo giá nhỏ hơn 1
C. Tri tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo giá bằng 1
D. Độ co giãn của cầu theo giá bằng 0

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


5
8.2. LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN

8.2.1. Khái niệm, công thức tính lợi nhuận


Lợi nhuận () là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí
sản xuất (TC) trong một khoảng thời gian nhất định. Có hai công thức để
tính lợi nhuận như sau: Tổng lợi nhuận chính là hiệu số giữa tổng doanh
thu từ việc bán sản phẩm và tổng chi phí đã bán ra để sản xuất ra chúng.

 = TR - TC

Hoặc lợi nhuận cũng có thể được tính bằng lợi nhuận trên từng sản
phẩm (πQ) nhân với tổng số lượng sản phẩm bán ra.

 = πQ . Q

với 𝜋𝑄 = 𝑃 − 𝐴𝑇𝐶.

Từ công thức trên chúng ta có thể tính lợi nhuận bằng:

∏ = (𝑃 − 𝐴𝑇𝐶). Q

Công thức trên cho thấy tổng lợi nhuận của hãng không chỉ phụ thuộc
vào lợi nhuận bình quân trên từng đơn vị sản phẩm mà còn phụ thuộc
vào số lượng sản phẩm mà hãng bán ra thị trường. Vì vậy, khi hãng đạt
lợi nhuận tối đa trên một đơn vị sản phẩm chưa chắc tổng lợi nhuận của
hãng đạt được tối đa.

Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế

Trong sản xuất kinh doanh cần phân biệt hai loại lợi nhuận là lợi nhuận
kế toán và lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận kế toán được xác định bằng tổng

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


6
doanh thu trừ đi chi phí kế toán. Lợi nhuận kinh tế bằng tổng doanh thu
trừ đi chi phí kinh tế. Như chúng ta đã biết, chi phí kinh tế lớn hơn chi
phí kế toán nên lợi nhuận kinh tế sẽ nhỏ hơn lợi nhuận kế toán.

Ví dụ: Một hãng sản xuất có doanh thu và các khoản chi phí được cho
như trong bảng 8.2. Ta thấy lợi nhuận kế toán bằng 102.000 – 74.000 =
$28.000, lợi nhuận kinh tế bằng 102.000 – 99.000 = $3.000.

Bảng 8.2: Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế


Lợi nhuận kế
Lợi nhuận kinh tế/tháng
toán/tháng
Tổng doanh thu: $102.000 Tổng doanh thu: $102.000
Tổng chi phí: $74.000 Tổng chi phí: $99.000
Lợi nhuận kế
$28.000 Lợi nhuận kinh tế $3000
toán
Trong đó: Trong đó:
(1) Lao động $10.000 Tổng chi phí kế toán $74.000
(2) Nguyên liệu $59.000 (1) Lao động $10.000
(3) Thuê nhà
$5.000 (2) Nguyên liệu $59.000
xưởng
(3) Thuê nhà xưởng $5.000
Chi phí cơ hội $25.000
(1) Tiền lãi khi gửi ngân hàng
$1.000
$74.000
(2) Tiền lương của chủ hãng
$24.000
nếu đi làm

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


7
KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng


7. Câu nào sau đây là đúng:
A. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí kế toán và lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận kế toán
B. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí kế toán và lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận kế toán
C. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí kế toán và lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận kế toán
D. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí kế toán và lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận kế
toán
8. Doanh nghiệp sẽ có lãi khi:
A. Giá bán cao hơn chi phí bình quân
B. Tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí
C. Tổng doanh thu là lớn nhất
D. Giá bán cao hơn chi phí bình quân hoặc tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí

8.2.2. Nguyên tắc tối đa lợi nhuận


Để xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận chúng ta cần phải xem
xét hai đại lượng là doanh thu biên (MR) và chi phí biên (MC). Trong đó
chi phí biên là mức thay đổi của tổng chi phí (TC) khi sản xuất thêm một
đơn vị sản phẩm (Q), được xác định như sau:

∆𝑇𝐶 𝜕𝑇𝐶 ′
𝑀𝐶 = = = 𝑇𝐶(𝑄) (1)
∆𝑄 𝜕𝑄

Còn doanh thu biên là mức thay đổi tổng doanh thu (TR) khi tiêu thụ
thêm một đơn vị sản phẩm (Q), được xác định như sau;

∆𝑇𝑅 𝜕𝑇𝑅 ′
𝑀𝑅 = = = 𝑇𝑅(𝑄) (2)
∆𝑄 𝜕𝑄

Như đã đề cập ở phần trên, mục tiêu của hãng là luôn muốn tối đa hóa
lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bay giờ chúng ta xét một

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


8
hàm lợi nhuận của hãng được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi chi
phí, như sau:

(𝑄) = 𝑇𝑅(𝑄) − 𝑇𝐶(𝑄) (3)

Từ phương trình trên chúng ta thấy, để hãng tối đa hóa lợi nhuận khi
và chỉ khi đạo hàm bậc nhất của lợi nhuận bằng không và đạo hàm bậc
hai của nó phải nhỏ hơn không, ta có:

′(𝑄) = 𝑇𝑅(𝑄)
′ ′
− 𝑇𝐶(𝑄) =0
{ ′′ (4)
(𝑄) = 𝑇𝑅(𝑄)
′′ ′′
− 𝑇𝐶(𝑄) <0

Hay
′ ′
𝑇𝑅(𝑄) = 𝑇𝐶(𝑄)
{ ′′ ′′ (5)
𝑇𝑅(𝑄) < 𝑇𝐶(𝑄)

Thay (1) và (2) vào hệ phương trình (5), chúng ta được MR = MC. Như
vậy để hãng tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì
hãng phải sản xuất mức sản lượng Q tại điểm MR = MC. Để minh họa cho
điều này, chúng ta hãy xem hình 8.2.

MC
A C

P*

B D
MR

0 Q1 Q* Q2 Q
Hình 8.2: Tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


9
Từ hình trên chúng ta thấy rằng, ở mức sản lượng Q1 < Q* thì doanh
thu biên MRA lớn hơn chi phí biên MCB; MRA > MCB, ta có MR – MC > 0.
Do đó khi hãng tăng mức sản lượng sẽ làm cho lợi nhuận của hãng tăng
thêm, tuy nhiên khi hãng tăng mức sản lượng sẽ làm cho chi phí biên
(MC) có xu hướng tăng và doanh thu biên có xu hướng giảm. Tại mức sản
lượng Q2 > Q*, thì MRD - MCC < 0, do đó việc giảm mức sản lượng sẽ làm
cho lợi nhuận của hãng tăng. Tại mức sản lượng Q*, MR – MC = 0 lợi
nhuận của hãng đạt được tối đa.

Như vậy, các hãng sản xuất kinh doanh có thể tối đa hóa lợi nhuận của
họ dựa trên nguyên tắc sau: (i) nếu MR > MC thì khi hãng tăng thêm một
đơn vị sản phẩm (Q) thì hãng sẽ tăng thêm lợi nhuận và ngược lại; (ii) nếu
MR < MC thì khi hãng tăng thêm một đơn vị sản phẩm (Q) thì lợi nhuận
của hãng giảm và ngược lại; (iii) còn nếu MR = MC thì lợi nhuận của hãng
sẽ đạt được tối đa (∏max) tại mức sản lượng tối ưu (Q*).

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


10
KIỂM TRA NGẮN
Lựa chọn phương án trả lời đúng
9. Để tối đa lợi nhuận, doanh nghiệp phải:
A. Tối đa hóa doanh thu
B. Tối thiểu hóa chi phí
C. Sản xuất một lượng tại đó MR = MC
D. Tối đa hóa lượng bán
10. Nếu đường cầu dốc xuống về phía phải, tại điểm tối đa lợi nhuận:
A. Cầu co giãn tương đối theo giá
B. Cầu co giãn đơn vị theo giá
C. Cầu kém co giãn theo giá
D. Không thể kết luận được về độ co giãn của cầu
B. Bài tập
Bài 1: Giả sử một hãng sản xuất có hàm cầu P = 125 – 0,5Q và hàm chi phí TC =
1000 + 6Q + 2Q2
1.1. Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp tối đa lợi nhuận? Tính mức lợi
nhuận tối đa đó?
1.2. Nếu doanh nghiệp muốn tối đa doanh thu thì giá và sản lượng trên thị trường
là bao nhiêu? Tính doanh thu tối đa?
1.3. Nếu Chính phủ đánh thuế cố định trên tất cả sản phẩm bán ra của doanh
nghiệp là T = 1000 thì lợi nhuận của hãng thay đổi như thế nào?

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


11
TỔNG KẾT BÀI HỌC

1. Doanh thu: doanh thu thường được hiểu là tổng số tiền mà người bán
thu được sau khi bán hàng.
Công thức tính doanh thu:
TR = P.Q
2. Doanh thu cận biên (MR)
Doanh thu cận biên là phần doanh thu tăng thêm khi hãng bán thêm
được một đơn vị sản phẩm. Doanh thu tăng thêm có thể là do giá bán tăng
hoặc do sản lượng bán ra tăng lên.
Công thức tính doanh thu cận biên:
∆𝑇𝑅
𝑀𝑅 = = 𝑀𝑅𝑄′
∆𝑄
Nếu ∆Q = 1 thì MR = ∆TR
3. Nguyên tắc tối đa doanh thu: MR = 0

4. Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi
phí sản xuất (TC) trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Tối đa hóa lợi nhuận: từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì hãng phải
sản xuất mức sản lượng Q tại điểm MR = MC

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


12

You might also like