You are on page 1of 76

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

CHỦ ĐỀ 1: PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ –
KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
1.1. PHÂN LOẠI CHI PHÍ
1.1.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chi phí được chia thành hai loại: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
1.1.1.1. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc cung
cấp dịch vụ phục vụ trong một kỳ nhất định, chi phí sản xuất thường được chia thành ba
khoản mục cơ bản sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
1.1.1.2. Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan
đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, được chia thành hai loại như sau:
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.1.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận
1.1.2.1. Chi phí sản phẩm (Product costs)
Là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng
hoá để bán. Chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm. Nếu sản phẩm, hàng hoá chưa
được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trong giá thành (trị giá vốn) của hàng tồn kho trên
Bảng cân đối kế toán. Nếu sản phẩm, hàng hoá đã được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ trở
thành chi phí của giá vốn hàng bán trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
1.1.2.2. Chi phí thời kỳ (Period costs)
Là các chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ, các chi phí này không tạo
nên giá trị của hàng tồn kho mà được tham gia xác định kết quả kinh doanh ngay
trong kỳ chúng phát sinh, chúng có ảnh hưởng đến lơi nhuận và nó được ghi nhận,

1
phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Chi phí thời kỳ bao gồm: Chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Như vậy, chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khác nhau ở chỗ: Chi phí thời kỳ
phát sinh ở kỳ nào thì được tính ngay vào kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ở
kỳ mà chúng phát sinh. Ngược lại chi phí sản phẩm chỉ phải tính để xác định kết quả ở kỳ
mà sản phẩm được tiêu thụ, không phải tính ở kỳ mà chúng phát sinh. Tuy nhiên chi phí
sản phẩm cũng ảnh hưởng đến lợi tức trong doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng đến lợi tức
của nhiều kỳ vì sản phẩm có thể được tiêu thụ ở nhiều kỳ khác nhau.
1.1.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
1.1.3.1. Biến phí
Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ với biến động về mức độ hoạt động.
Nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, nhưng biến phí
xét trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì ổn định. Biến phí khi không có hoạt động
bằng 0.
Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí thường bao gồm: Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng. Trong doanh nghiệp
thương mại, biến phí gồm : Giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng cho
người bán…
1.1.3.2. Định phí
Là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi
trong một phạm vi hoạt động nhất định. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay
đổi; ngược lại khi tính trên một đơn vị hoạt động căn cứ, định phí lệ nghịch với mức độ
hoạt động.
Định phí bao gồm các khoản chi phí như: Khấu hao thiết bị sản xuất, chi phí
quảng cáo, tiền lương của bộ phận quản lý, phục vụ.
1.1.3.3. Chi phí hỗn hợp
Ngoài những khái niệm về biến phí và định phí đã nghiên cứu ở trên còn một khái
niệm quan trọng nữa là chi phí hỗn hợp (Mixed costs). Loại chi phí này cũng chiếm một
tỷ lệ cao khi quá trình sản xuất kinh doanh phát triển
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố của định phí và biến
phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện đặc điểm định phí, ở
mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Các ví dụ về

2
chi phí hỗn hợp là: chi phí điện thoại, chi phí điện năng, chi phí thuê máy móc thiết bị,
chi phí thuê nhà kho, kho bãi, nhà xưởng…
1.1.4. Mô hình vận động của chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
Ở doanh nghiệp sản xuất, khởi đầu cho sự vận động của chi phí là việc hình thành
các chi phí sản phẩm, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung. Mô hình sau đây thể hiện sự vận động của chi phí sản xuất
kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất qua các giai đoạn khác nhau được thể hiện
trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Sơ đồ 2.1 - Mô hình vận động của chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.5. Các cách phân loại khác nhằm mục đích ra quyết định
1.1.5.1. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí:
Chi phí chia thành hai dạng:Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
1.1.5.2. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của các nhà quản trị:
Chi phí chia thành hai dạng: Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
1.1.5.3. Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh:
3
Chi phí chia thành nhiều dạng: Chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch, chi phí chìm.
1.2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN HỆ CVP VÀO QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
Thực tế trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, luôn xảy ra những biến
đổi của các yếu tố biến phí và định phí, giá bán, doanh thu, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ…
Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy, việc quyết định
nên lựa chọn sự thay đổi nào phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp và khi
đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số trường hợp thường
xảy ra ở các doanh nghiệp như sau:
- Thay đổi định phí và sản lượng tiêu thụ
- Thay đổi biến phí và sản lượng tiêu thụ
- Thay đổi định phí, giá bán và sản lượng tiêu thụ
- Thay đổi định phí, biến phí và sản lượng tiêu thụ
- Thay đổi kết cấu bán hàng
Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố chi phí – khối lượng – lợi nhuận sẽ giúp
doạnh nghiệp tính toán được kết quả của từng phương án cụ thể để lựa chọn được
phương án sản xuất kinh doanh tối ưu nhất trong mỗi trường hợp cụ thể.
1.3. PHÂN TÍCH HOÀ VỐN
Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận được thể hiện chủ yếu qua việc
phân tích điểm hoàn vốn. Thông qua việc phân tích điểm hòa vốn sẽ cung cấp cho các
nhà quản trị các hiểu biết sâu sắc về các số liệu mà họ quản lý. Đó là:
- Sản lượng và doanh thu ở mức nào thì doanh nghiệp đạt hòa vốn?
- Phạm vi lãi, lỗ của doanh nghiệp theo cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu thụ và doanh
thu
- Phạm vi an toàn về doanh thu để đạt mức lợi nhuận mong muốn.

1.3.1. Khái niệm


Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp hết chi phí hoạt động
kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá được thị trường
chấp nhận.

Phân tích điểm hòa vốn giúp các nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách
chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào thời điểm nào trong kỳ kinh doanh hay ở mức
sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó nhận diện rủi ro của các phương án
đầu tư.
4
1.3.2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn
Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để các nhà
quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá
bán, tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt lợi nhuận mong muốn

1.3.2.1. Sản lượng hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm là tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp chi phí của hoạt động
kinh doanh nên xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là điểm giao nhau giữa đường biểu
diễn doanh thu và đường biểu diễn tổng chi phí. Ta có:
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng

YTR : Tổng doanh thu


YTR = p * x
p : Giá bán đơn vị
Phương trình biểu diễn tổng chi phí xcó dạng
: Sản lượng hòa vốn

YTC: Tổng chi phí


YTC = a + bx
a : Chi phí cố định
b : Biến phí
Tại điểm hòa vốn YTR = YTC hay p*x = a+ bx
Giải phương trình trên ta được:
Chi phí cố định A
Sản lượng hòa vốn X = =
Số dư đảm phí đơn vị P-b
1.3.2.2. Doanh thu hòa vốn

 Doanh thu hòa vốn là doanh thu tại mức tiêu thụ hòa vốn. Doanh thu hòa vốn
được xác định như sau:
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn * Đơn giá bán
Chi phí cố định
=
Tỷ lệ số dư đảm phí
A
= * P
P–b
 Doanh thu an toàn là chênh lệch giữa mức doanh thu thực hiện và doanh thu hòa
vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện bằng số tuyệt đối và số tương đối.

Mức doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn

5
Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
Doanh thu thực hiện
Doanh thu an toàn thể hiện mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa
vốn như thế nào? Chỉ tiêu này càng lớn thì tính an toàn càng cao, rủi ro kinh doanh càng
thấp. Và ngược lại.
1.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ BÁN VÀ
KẾT CẤU BÁN HÀNG

1.4.1. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán
Trường hợp tăng, giảm giá bán, điểm hòa vốn sẽ bị ảnh hưởng: Giá bán tăng, sản lượng
hòa vốn giảm; giá bán giảm, sản lượng hòa vốn tăng. Trong các trường hợp phải thay đổi giá
bán phải tính toán mức tăng sản lượng lên bao nhiêu để đạt mức lãi mong muốn.
1.4.2. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu bán hàng
Kết cấu bán hàng là tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong tổng số mặt hàng
đem bán.
Mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác nhau sẽ cho số dư đảm phí cũng như tỷ lệ số
dư đảm phí khác nhau. Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng mà tỷ trọng của các mặt
hàng biến động giữa các kỳ thì điểm hòa vốn cũng sẽ thay đổi. Vì vậy nếu biết kết hợp
hợp lý giữa các mặt hàng đem bán sẽ tạo ra lợi nhuận tối đa, ngược lại sẽ gây ảnh hưởng
xấu đến lợi nhuận.
1.4.3. Những điểm hạn chế khi phân tích mối quan hệ CVP
Cũng như các công cụ quản lý khác, mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận cũng có những hạn chế của nó. Để nghiên cứu mô hình này cho kết
quả chính xác thì cần phải đặt trong các điều kiện sau đây:
- Biến thiên của chi phí và thu nhập là tuyến tính;
- Tổng chi phí được phân chia chính xác thành biến phí và định phí;
- Kết cấu bán hàng không thay đổi ở mọi mức doanh thu trong quá trình phân tích;
- Tồn kho không đổi khi xác định hòa vốn (Sản phẩm sản xuất trong kỳ bằng sản
phẩm xuất ra tiêu thụ trong kỳ);
- Các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh không đổi (Tư liệu sản
xuất, năng suất lao động…);
- Giá cả không thay đổi.

6
CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN
VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM

2.1. PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN


2.1.1. Báo cáo bộ phận
2.1.1.1 Khái niệm
Báo cáo bộ phận hay còn gọi là Báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận nhằm phản ánh
doanh thu, chi phí và kết quả của từng bộ phận cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để
đưa ra quyết định thích hợp
2.1.1.2. Đặc điểm của báo cáo bộ phận
Báo cáo bộ phận thường lập theo mức độ hoạt động. Theo đó chi phí được phân chia
thành biến phí và định phí. Định phí lại được phân chia lại thành định phí bộ phận (định
phí trực tiếp) và định phí chung.
Báo cáo bộ phận thường lập ở nhiều mức độ hoạt động, ở nhiều phạm vi khác nhau
phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng thông tin và đặc điểm của đơn vị. Báo cáo bộ phận ở cấp
quản trị thấp thì chi tiết hơn báo cáo ở những cấp cao hơn.
Báo cáo bộ phận thường được lập theo một trong ba tiêu thức: Nội dung kinh tế của
các hoạt động, địa điểm phát sinh và thời gian hoạt động. Trong một số trường hợp báo
cáo bộ phận xây dựng có thể kết hợp đồng thời cả ba tiêu thức trên.
Trên báo cáo bộ phận, ngoài những khoản chi phí trực tiếp phát sinh ở bộ phận mà
nhà quản lý bộ phận đó có thể kiểm soát được, còn những khoản chi phí chung khác được
cấp quản lý cao hơn phân bổ cho, nằm ngoài tầm kiểm soát của người quản lý cấp đó.
Báo cáo bộ phận được lập nhằm mục đích cung cấp thông tin cho từng cấp để đưa ra
các quyết định phù hợp
2.1.1.3. Nguyên tắc phân bổ
Báo cáo phục vụ thường được lập theo cách ứng xử của chi phí. Nguyên tắc phân bổ
chi phí cho các bộ phận khác nhau khi áp dụng cách báo cáo kết quả kinh doanh theo
cách ứng xử của chi phí là:
Phân bổ theo bản chất của chi phí, nghĩa là theo định phí hoặc biến phí.
Qua quá trình phân bổ ta thấy định phí gồm 2 phần: Định phí bộ phận và định phí chung.
Định phí bộ phận là những khoản định phí gắn bó riêng biệt với từng bộ phận phát sinh
và tồn tại cùng với bộ phận đó.
Định phí chung là những khoản định phí không gắn bó riêng biệt với từng bộ phận hoặc
7
trực thuộc bất kỳ bộ phận riêng rẽ nào mà phát sinh vì sự tồn tại hoặc vì hoạt động của
nhiều bộ phận. Định phí chung được phân bổ theo nguyên tắc gián tiếp, còn định phí bộ
phận thuộc bộ phận nào thì phân bổ ngay cho bộ phận đó theo nguyên tắc trực tiếp.
2.1.2. Phân tích số dư bộ phận
Số dư bộ phận là phần chênh lệch giữa số dư đảm phí bộ phận và định phí bộ phận
đó. Đây chính là lợi nhuận của các bộ phận. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, kết quả kinh
doanh của từng bộ phận và là nhân tố quan trọng đóng góp lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này là căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư mở rộng, thu hẹp kinh doanh, giải
thể… nhằm để nâng cao hiệu quả kinh doanh chung cho doanh nghiệp.
Số dư bộ phận được coi là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất quá trình sinh lời của từng bộ phận
vì rõ ràng đó là thành quả đạt được từ những khoản chi phí phát sinh ở từng bộ phận.
Tóm lại, khi đánh giá kết quả kinh doanh của các bộ phận trong một tổ chức để đề
ra quyết định, nếu xét lâu dài thì căn cứ vào số dư bộ phận, xét ngắn hạn thì căn cứ vào
số dư đảm phí. Tuy nhiên để quyết định thực sự đúng đắn, nhà quản trị còn cần xem xét
một số các yếu tố khác như: khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng đầu tư
của doanh nghiệp…
2.1.3. Phân tích báo cáo theo doanh thu, theo khu vực tiêu thụ
Doanh thu có thể được chia theo phạm vi và mức độ hoạt động khác nhau của doanh
nghiệp. Mục đích của việc phân chia này giúp cho nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa
doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở từng mức hoạt động trong những phạm vi kinh doanh
khác nhau. Đây chính là cơ sở để có thể đề ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.
2.2. LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẢM
2.2.1. Định giá dự toán thông thường
Phương pháp định giá này thường được sử dụng là phương pháp cộng thêm chi phí
vào chi phí cơ sở để hình thành nên giá bán. Như vậy trước hết cần phải xác định được
chi phí cơ sở (còn gọi là chi phí nền), bởi vì nó là nền tảng của quá trình định giá. Sau đó,
xác định số tiền tăng thêm để cộng vào với chi phí nền, hình thành nên giá bán. Phương
pháp định giá sẽ tùy thuộc vào cách xác định chi phí nền, gồm hai phương pháp: phương
pháp định giá toàn bộ và phương pháp định giá trực tiếp.
2.2.1.1. Phương pháp định giá toàn bộ
Theo phương pháp định giá này, chi phí nền sẽ bao gồm toàn bộ các chi phí sản
xuất, nghĩa là bao gồm các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân

8
công trực tiếp,chi phí sản xuất chung . Như vậy số tiền tăng thêm được cộng vào với chi
phí nền để hình thành nên giá bán sẽ bao gồm: chi phí ngoài sản xuất và mức lợi nhuận
theo sự mong muốn của hoàn vốn đầu tư.
2.2.1.2. Phương pháp định giá trực tiếp
Theo phương pháp này, chi phí nền sẽ bao gồm toàn bộ các chi phí khả biến, như
vậy số tiền tăng thêm được cộng vào với chi phí nền để hình thành giá bán sẽ bao gồm toàn
bộ các chi phí bất biến và một mức lợi nhuận theo sự mong muốn của hoàn vốn đầu tư.
* Xác định tỷ lệ phần tiền cộng thêm
Cả hai phương pháp xác định giá bán ở trên đều đặt trọng tâm vào việc phải xác
định phần tiền cộng thêm để bù đắp tất cả chi phí và đồng thời thỏa mãn mức hoàn vốn
mong muốn của nhà đầu tư.
* Đối với phương pháp định giá toàn bộ: Số tiền cộng thêm
= x 100 %
Chi phí nền

* Đối với phương pháp định giá trực tiếp:

2.2.2. Xác định giá chuyển nhượng


Giá chuyển nhượng giữa các đơn vị trong tổ chức ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của cả bộ phận chuyển nhượng lẫn bộ phận được chuyển nhượng, do vậy sẽ ảnh
hưởng đến việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của các nhà quản lý.
Khi các nhà quản lý có thẩm quyền quyết định nên bán cho khách hàng bên ngoài
doanh nghiệp hay bán cho các đơn vị bên trong doanh nghiệp, giá chuyển nhượng phải
được thiết lập sao cho các mục tiêu của các đơn vị phù hợp với những mục tiêu chung
của doanh nghiệp.
2.2.1.1. Nguyên tắc chung định giá chuyển nhượng
Mục tiêu của nhà quản lý trong việc thiết lập giá chuyển nhượng là thúc đẩy tính
phù hợp mục tiêu giữa các nhà quản lý các bộ phận có liên quan đến việc chuyển nhượng
hàng hoá và dịch vụ. Để đảm bảo điều này, nguyên tắc chung để xác định giá chuyển
9
= Biến phí đơn vị Chi phí cơ hội của tổ chức (vì
+
việc chuyển nhượng)
nhượng như sau:

Sử dụng công thức xác định giá chuyển nhượng này, bộ phận chuyển nhượng hàng
hoá và dịch vụ (bộ phận sản xuất) được bù đắp được biến phí và số dư đảm phí bị thiệt
hại do không bán được sản phẩm cho khách hàng bên ngoài.
Trong trường hợp thị trường bên ngoài có khả năng tiêu thụ toàn bộ sản phẩm (bộ
phận chuyển nhượng không còn năng lực nhàn rỗi), chi phí cơ hội của việc chuyển nhượng
nội bộ chính là số dư đảm phí bị thiệt hại nếu sản phẩm được bán ra bên ngoài.
Trong trường hợp bộ phận chuyển nhượng còn năng lực nhàn rỗi, chi phí cơ hội sẽ
bằng 0. Do vậy giá chuyển nhượng nội bộ có thể được tính bằng biến phí vì bộ phận
chuyển nhượng không bị hy sinh số dư đảm phí.
2.2.2.2. Các cách được sử dụng trong định giá chuyển nhượng
Có 3 cách thường được sử dụng trong việc định giá chuyển nhượng:
- Xác định giá chuyển nhượng theo giá thị trường
- Xác định giá chuyển nhượng theo giá thương lượng
- Xác định giá chuyển nhượng theo chi phí sử dụng
2.2.3. Định giá theo nguyên liệu sử dụng và thời gian lao động
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp chuyên cung
cấp dịch vụ cho khách hàng như tư vấn, sửa chữa…
* Giá thời gian lao động bao gồm các yếu tố sau:
- Giá của một giờ lao động trực tiếp
- Các khoản chi phí khác ngoài chi phí lao động trực tiếp
- Lợi nhuận mong muốn cho một giờ lao động trực tiếp
* Giá của nguyên vật liệu sử dụng được tính bằng cách cộng thêm một khoản phụ
phí nguyên vật liệu vào giá hóa đơn của nguyên vật liệu xuất dùng. Khoản phụ phí này
thường được tính bằng số % trên số hóa đơn và được dùng để trang trải cho các khoản chi
phí như: chi phí quản lý, chi phí giấy tờ, chi phí về bảo quản và một khoản lợi nhuận
mong muốn cho nhà đầu tư.
2.2.4. Định giá sản phẩm mới
Nếu những sản phẩm mới chưa xuất hiện trên thị trường, cũng như các sản phẩm
mới được bán trên thị trường để thay thế các sản phẩm cũ, thì việc có thể tiêu thụ được
10
những sản phẩm này hay không đều là điều không chắc chắn.
Để giảm thiểu được rủi ro và giảm mức độ của những điều không chắc chắn trên,
đồng thời đưa ra các quyết định về giá bán sản phẩm mới, nhiều doanh nghiệp hiện nay
đã sử dụng hình thức thực nghiệm tiếp thị.

2.2.4.1. Thực nghiệm tiếp thị sản phẩm mới


Thực hiện việc giới thiệu sản phẩm mới ở các vùng đã được lựa chọn từ trước và sẽ
giới thiệu những giá bán khác nhau tại những địa điểm, những vùng khác nhau. Bằng cách
này, doanh nghiệp sẽ thu thập được các số liệu về tình hình cạnh tranh đối với sản phẩm
mới, về mối quan hệ giữa khối lượng bán và giá bán sản phẩm mới, về mức lợi nhuận mà
doanh nghiệp có thể dự kiến với các giá bán và khối lượng sản phẩm bán khác nhau. Từ đó
một giá bán hợp lý sẽ được lựa chọn, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
2.2.4.2. Các chiến lược định giá
Có hai chiến lược định giá cơ bản thường được người lập giá sử dụng trong việc
định giá sản phẩm mới.
a, Chiến lược định giá thoáng
Chiến lược định giá thoáng là việc lập một giá ban đầu cao so với sản phẩm mới
và sau đó giảm giá dần theo thời gian và đến khi thị trường được mở rộng. Mục đích của
việc định giá thoáng là làm tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp.
b. Chiến lược định giá thông dụng
Định giá thông dụng là việc lập giá ban đầu thấp, nhằm mục đích đạt được sự chấp
thuận nhanh chóng của thị trường đối với sản phẩm mới. Như vậy, doanh nghiệp phải
chấp nhận hy sinh một số lợi nhuận ngắn hạn để đạt được một vị thế tốt vững vàng trên
thị trường một cách lâu dài.

2.2.5. Định giá đặc biệt


Toàn bộ những trường hợp trên là những trường hợp đặc biệt mà người quản lý cần
phải xem xét, đến khi định giá sản phẩm, để đi đến các quyết định về giá. Trong những
trường hợp này người quản lý thường sử dụng mẫu định giá theo phương pháp trực tiếp.
Bởi vì mẫu định giá này cung cấp một phạm vi linh hoạt về giá mà từ đây có thể sử dụng
để ra quyết định. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp, mẫu định giá có dạng như sau:

11
Nhận xét:
- Giá nền là giá nền tảng của giá giới hạn thấp nhất
- Giá đỉnh là giá bán mà doanh nghiệp mong muốn đạt được.
- Khoảng cách giữa giá nền và giá đỉnh gọi là phạm vi linh hoạt mà căn cứ vào đó
trong những trường hợp kinh doanh đặc biệt, người quản lý có thể ra quyết định về giá
mà không phải tính toán gì thêm.
- Mẫu định giá này có cấu trúc tương tự như cấu trúc CVP.
- Mẫu định giá này cho ra phạm vi linh hoạt về giá.
Các mẫu định giá vừa nghiên cứu ở trên, ngoài việc cho phép xây dựng nên giá
bán của sản phẩm, người quản lý còn sử dụng nó để hình thành quyết định nên hay không
nên sản xuất một sản phẩm nào đó, hoặc tính ra một chi phí sản xuất giới hạn, để có thể
đạt được một tỷ lệ hoàn vốn mong muốn.

12
CHỦ ĐỀ 3: THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

3.1. THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN
3.1.1. Nhận diện thông tin thích hợp và các quyết định ngắn hạn
3.1.1.1. Khái niệm quyết định ngắn hạn
 Khái niệm quyết định ngắn hạn
Quyết định là sự lựa chọn từ các phương án. Đặc điểm của quyết định là gắn liền với
các hành động tương lai và không thể làm cho có hiệu lực ngược trở lại. Xét về mặt thời
gian, một quyết định được xem là ngắn hạn nếu nó chỉ liên quan đến một kỳ kế toán hoặc
trong phạm vi dưới một năm. Xét về mặt vốn đầu tư thì quyết định ngắn hạn có tính dễ
thay đổi hơn nhiều so với quyết định dài hạn và mục tiêu của quyết định ngắn hạn là
nhằm phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu lâu dài của quyết định dài hạn.
Ra quyết định ngắn hạn là chức năng cơ bản của nhà quản trị trong doanh nghiệp.
Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh hàng ngày, các nhà quản trị thường phải giải quyết
các sự việc xảy ra như: Mua nguyên vật liệu của nhà cung cấp nào? Sản xuất bao nhiêu
sản phẩm? Bán ở thị trường nào?... Ra quyết định ngắn hạn không những là chức năng
mà còn là nhiệm vụ sống còn của các nhà quản lý gắn với sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có các quyết định có độ tin cậy cao là những khó khăn thách
thức cho các nhà quản trị trong việc thu nhận và xử lý các thông tin để đưa ra các quyết
định tối ưu nhất.
 Đặc điểm của quyết định ngắn hạn
Quyết định ngắn hạn thường liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ trong thời gian ngắn, có thể là một tháng, một quý, năm hoạt động tùy theo những
điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp. Do vậy, đặc điểm cơ bản của các quyết định ngắn
hạn là vốn đầu tư ít hơn so với các quyết định dài hạn, thời gian thu hồi vốn đầu tư
nhanh. Chính vì thế mà vốn đầu tư cho các quyết định ngắn hạn thường ít bị chi phối bởi
các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ như chính sách tiền tệ, thuế, xuất – nhập
khẩu và cả yếu tố lạm phát.
Mặt khác, do thời gian đầu tư vào các phương án của các quyết định kinh doanh
thường là quá ngắn nên các nhà quản trị có thể dễ dàng thay đổi các quyết định ngắn hạn
nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả kinh doanh cao nhất, khai thác tối đa các yếu tố
sản xuất hiện có của doanh nghiệp, giảm chi phí thấp nhất để đạt lợi nhuận mong muốn.
13
3.1.1.2. Tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn
Tiêu chuẩn về mặt kinh tế của việc chọn quyết định ngắn hạn đơn giản là: chọn hành
động được dự tính là sẽ mang thu nhập cao nhất (hoặc có chi phí thấp nhất) cho doanh
nghiệp. Song, trong thực tế khi đưa ra các quyết định ngắn hạn ngoài việc ưu tiên các
mục tiêu kinh tế còn cần phải được xem xét trong mối quan hệ với các mục tiêu khác như
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tình hình bảo vệ môi trường, tình hình
chính trị,… quan hệ với các mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc vận dụng nguyên tắc này để chọn quyết định đúng đắn không phải
lúc nào cũng đơn giản nên còn có hai nguyên tắc bổ sung để chọn các khoản thu và chi
thích hợp cho quá trình ra quyết định. Các khoản thu và chi phí duy nhất thích hợp cho
việc ra quyết định là các khoản thu và chi phí ước tính với các khoản thu và chi phí có
trong các phương án sẵn có khác. Những khoản này thường được gọi là các khoản thu
chênh lệch và chi phí chênh lệch (chúng còn được gọi là các khoản thu nhập biên hoặc
chi phí biên trong các quyết định có mục tiêu làm tăng thu nhập).
Các khoản thu đã kiếm được hoặc các khoản chi đã chi thì không thích hợp cho việc
xem xét quyết định. Cách sử dụng duy nhất đối với các khoản này là căn cứ trên đó để dự
toán các khoản thu và chi trong tương lai.
3.1.1.3. Phân tích thông tin thích hợp
Trong tất cả các thông tin thu thập để đưa ra quyết định ngắn hạn thường được chia
làm hai dạng: thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp.
Thông tin thích hợp là những thông tin thường liên quan đến chi phí của các phương
án kinh doanh. Chi phí của các phương án thường được so sánh với nhau, từ đó chọn ra
một phương án có chi phí thấp nhất. Thông tin về chi phí của các phương án được coi là
thông tin cơ bản nhất, do vậy, để phân tích, đánh giá chính xác chi phí của từng phương
án cần phải tìm hiểu rõ bản chất, quy luật của các yếu tố phát sinh.
Quá trình phân tích thông tin thích hợp đối với việc ra quyết định ngắn hạn gồm 4
bước sau:
Bước 1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu và chi có liên quan với những
phương án đầu tư đang được xem xét.
Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những khoản chi phí không thể tránh
được ở mọi phương án đầu tư đang xem xét.
Bước 3: Loại bỏ các khoản thu và chi như nhau ở các phương án đầu tư đang xem xét.

14
Bước 4: Những khoản thu và chi còn lại là các thông tin thích hợp cho việc chọn lựa
quyết định đầu tư ngắn hạn.
Ở đây cần ghi nhận một điều quan trọng là những thông tin thích hợp trong một tình
huống quyết định này không nhất thiết sẽ thích hợp trong tình huống khác. Nhận định
này xuất phát từ quan điểm: những mục đích khác nhau cần các thông tin khác nhau. Đối
với một mục đích thì nhóm thông tin này thích hợp, nhưng đối với mục đích kia lại cần
những thông tin khác.
Quan điểm “thông tin khác nhau dùng cho các mục đích khác nhau” là quan điểm cơ
sở của kế toán quản trị và được vận dụng thường xuyên trong các quyết định kinh doanh.
3.1.1.4. Chi phí chìm không phải là thông tin thích hợp
Chi phí chìm là loại chi phí đã chi ra, do đó sẽ phải chịu như vây dù chọn phương án
hành động nào. Chi phí chìm do vậy không thích hợp với việc ra quyết định kinh doanh
vì chúng không có tính chênh lệch.
3.1.1.5. Các khoản thu chi không chênh lệch không phải là thông tin thích hợp
Như trên đã nói, chỉ có các phần chênh lệch của các khoản thu và chi mới là thông tin
thích hợp khi lựa chọn phương án, còn các khoản thu và chi không chênh lệch không phải
là thông tin thích hợp, nghĩa là không cần xét đến khi xem xét phương án. Để làm rõ khái
niệm này, chúng ta nghiên cứu ví dụ sau đây:
3.1.2. Ứng dụng khái niệm thông tin thích hợp trong việc đề ra các quyết định kinh doanh
3.1.2.1. Quyết định loại bỏ hoặc tiếp tục kinh doanh một bộ phận
Những quyết định về việc khi nào thì loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh là một trong
những quyết định phức tạp nhất mà nhà quản trị phải thực hiện, vì đó là những quyết định
phải chịu tác động của nhiều nhân tố. Quyết định cuối cùng là việc đánh giá ảnh hưởng
đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Về vấn đề này, trước hết chúng ta cần làm rõ tính chất
của định phí trực tiếp và định phí gián tiếp.
- Định phí bộ phận (hay định phí trực tiếp) là những khoản định phí trực tiếp phát sinh
của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Ví dụ: Tiền lương của bộ phận quản lý từng mặt
hàng, chi phí quảng cáo từng mặt hàng, khấu hao TSCĐ dùng riêng cho từng bộ phận.
- Định phí chung (hay định phí gián tiếp) là những khoản định phí phát sinh chung,
phục vụ cho hoạt động của toàn doanh nghiệp. Ví dụ: Tiền lương của nhân viên quản lý
và của hội đồng quản trị doanh nghiệp; Chi phí quảng cáo chung cho toàn công ty; Khấu
hao TSCĐ dùng dung cho toàn công ty.

15
Do đó, định phí trực tiếp ở từng bộ phận là khoản chi phí có thể tránh được, nghĩa là
chi phí có thể giảm trừ toàn bộ nếu không tiếp tục duy trì hoạt động của bộ phận đó. Vì
vậy, định phí trực tiếp là thông tin thích hợp cho việc ra quyết định tiếp tục hay loại bỏ
việc kinh doanh ở các bộ phận. Ngược lại, định phí gián tiếp phân bổ cho các bộ phận là
chi phí không thể tránh được, tức là tổng số chi phí phát sinh vẫn không thay đổi cho dù
có quyết định loại bỏ, không tiếp tục kinh doanh một bộ phận nào đó. Phần chi phí chung
trước đây phân bổ cho bộ phân đó, nay không còn tiếp tục kinh doanh nữa sẽ được tính
toán phân bổ hết cho các bộ phân còn lại. Như thế, định phí chung là chi phí không thích
hợp cho việc ra quyết định giải quyết tình huống này.
3.1.2.2. Quyết định nên làm hay nên mua
Trong các sản phẩm của doanh nghiệp, có thể bao gồm nhiều bộ phận, chi tiết cấu
thành. Những chi tiết rời này có thể được mua sẵn từ bên ngoài hoặc do một bộ phận của
doanh nghiệp tự sản xuất. Trong trường hợp các chi tiết rời vừa nêu các nhà quản trị
doanh nghiệp sẽ phải đứng trước quyết định nên làm hay nên sản xuất, quyết định nào có
lợi hơn? Nếu doanh nghiệp tự sản xuất chi tiết của sản phẩm thì có thể dễ dàng kiểm soát
được chất lượng cũng như số lượng của các chi tiết. Song nếu doanh nghiệp mua ngoài
thì có thể tránh được chi phí đầu tư ban đầu.
Quyết định nên sản xuất hay nên mua ngoài các chi tiết rời, về cơ bản cần xem xét
trên cả hai mặt chất lượng và số lượng. Ở đây chúng ta giả sử mặt chất lượng đã đảm bảo
theo đúng yêu cầu kỹ thuật, dù mua ngoài hay tự sản xuất, nên chỉ cần đi sâu nghiên cứu
mặt chất lượng.
Mặt số lượng của quyết định được thể hiện qua chi phí cần để sản xuất hoặc chi phí
cần để mua vào loại chi tiết rời cá biệt nào đó. Cũng như mọi quá trình phân tích đề ra
quyết định, các yếu tố phải xem xét ở đây là các chi phí chênh lệch giữa chi phí sản xuất
và chi phí mua vào.
Quá trình xem xét các quyết định nên làm hay nên mua ngoài cần phải kết hợp với
việc xem xét các cơ hội kinh doanh khác thì mới có thể đi đến quyết định đúng đắn.
Lưu ý: Cũng như các tình huống trên, chúng ta cũng cần xem xét đến các chi phí cơ
hội đối với phương án tự sản xuất (chẳng hạn như tận dụng các phương tiện sản xuất ruột
phích để sản xuất sản phẩm khác hoặc dùng để cho thuê) để ra quyết định được chính
xác. Song, ngay cả khi phương án mua ngoài đem lại lợi nhuận cao hơn, thì nhà quản trị
cũng cần xem xét các yếu tố như: chất lượng sản phẩm, nguồn hàng cung ứng, kho bãi

16
chứa hàng… Và các yếu tố xã hội như: giải quyết công việc cho lao động dư thừa, dây
chuyền sản xuất… để đưa ra quyết định tối ưu.
3.1.2.3. Quyết định nên bán ngay bán thành phẩm hay tiếp tục sản xuất thành thành
phẩm rồi mới bán
Đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất có quy trình sản xuất khởi đầu từ một loại
nguyên liệu chung, qua giai đoạn sản xuất chế biến sẽ tạo ra nhiều bán thành phẩm khác
nhau. Các bán thành phẩm này có thể tiêu thụ được ngay hoặc được tiếp tục sản xuất theo
những quy trình riêng cho từng loại để tạo thành những sản phẩm khác nhau rồi đem tiêu
thụ. Ví dụ như các công ty hóa dầu, công ty dệt may … Trong các trường hợp như vậy,
các nhà quản trị cần phải quyết định bán bán thành phẩm ngay hay tiếp tục sản xuất kinh
doanh rồi mới đem bán. Điểm mà nhà quản trị cần xem xét gọi là điểm rẽ/ điểm chia. Từ
điểm rẽ/ điểm chia, mỗi sản phẩm có thể có thể được xử lý khác nhau tùy theo điều kiện
cụ thể của các doanh nghiệp.
Quy trình sản xuất trên có thể biểu diễn tổng quát bằng mô hình dưới đây:

Sơ đồ 3.1 : Quy trình sản xuất của doanh nghiệp có nhiều công đoạn
Trong đó:
Chi phí sản xuất kết hợp là chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất
chung và được phân bổ theo giá trị tiêu thụ, ở tại thời điểm phân chia cho các sản phẩm
kết hợp.
Sau điểm phân chia, có một số sản phẩm được tiêu thụ ngay, có một số được tiếp tục sản
17
xuất rồi mới tiêu thụ. Vấn đề đặt ra ở đây là sản phẩm nào nên tiêu thụ và sản phẩm nào
nên tiếp tục sản xuất rồi mới tiêu thụ. Những quyết định có nội dung này được gọi là
quyết định nên bán ngay hay tiếp tục hoàn thành sản phẩm. Để đưa ra quyết định chính
xác cho quá trình tiếp tục chế biến hay bán bán thành phẩm cần dựa trên những cơ sở
khoa học sau:
- Lợi nhuận của từng phương án
- Khả năng tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp
- Khả năng tiêu thụ bán thành phẩm, thành phẩm cuối cùng
- Chất lượng sản phẩm tác động đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Nguyên tắc chung để quyết định là dựa vào kết quả để so sánh giữa thu nhập tăng
thêm với chi phí tăng thêm do tiếp tục sản xuất.
- Nếu thu nhập tăng thêm > chi phí tăng thêm thì quyết định tiếp tục sản xuất rồi
mới tiêu thụ .
- Nếu thu nhập tăng thêm < chi phí tăng thêm thì sẽ quyết định bán ngay bán thành
phẩm tại điểm phân chia, không tiếp tục sản xuất.
3.1.2.4. Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất có giới hạn
Trong thực tế phổ biến các doanh nghiệp kinh doanh đều bị giới hạn bởi các nguồn lực
sản xuất, do vậy ảnh hưởng đến các quyết định và lợi nhuận. Các yếu tố mà doanh nghiệp
thường bị giới hạn bao gồm: sự giới hạn về vốn cho hoạt động kinh doanh, giới hạn về
công suất của máy móc thiết bị, giới hạn về thị trường tiêu thụ, giới hạn về trình độ quản lý
sản xuất, giới hạn về kinh nghiệm quản lý công nghệ mới, giới hạn về nguồn lao động…
Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà bị chi phối bởi các yếu tố bởi
những yếu tố giới hạn. Do vậy, các nhà quản trị cần phải sáng suốt trong giải quyết các tình
huống trong điều kiện giới hạn nhằm khai thác tối đa các yếu tố sản xuất đã sẵn có và đảm
bảo lợi nhuận của doanh nghiệp là cao nhất. Ví dụ trong điều kiện mặt bằng có giới hạn,
cửa hàng không thể trưng bày tất cả các sản phẩm của mình hoặc Trong điều kiện máy
móc thiết bị có giới hạn, với một số vốn nhất định nhưng xí nghiệp sản xuất lại nhận được
nhiều hơn đơn đặt hàng của khách với số lượng và chủng loại đa dạng.
Các trường hợp quyết định trong điều kiện giới hạn như sau:
 Trường hợp chỉ có một điều kiện có giới hạn
Trong trường hợp chỉ có một điều kiện có giới hạn thì doanh nghiệp cần phải tính số

18
dư đảm phí đơn vị và đặt chỉ tiêu này trong mối quan hệ với điều kiện năng lực có giới
hạn đó. Để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhà quản trị cần phải
phân tích để chọn ra các phương án tối ưu trong điều kiện giới hạn xác định:
- Xác định và chỉ rõ yếu tố giới hạn của doanh nghiệp
- Xác định số dư đảm phí đơn vị sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện giới hạn đó.
- Xác định tổng số dư đảm phí của mỗi loại sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện giới
hạn
- Căn cứ vào mối quan hệ của số dư đảm phí và lợi nhuận của doanh nghiệp để lựa
chọn phương án tối ưu.
 Trong trường hợp có nhiều điều kiện có giới hạn cùng một lúc
Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động với nhiều điều kiện hạn chế như số giờ máy
hạn chế, vốn hạn chế, mức tiêu thụ hạn chế, … thì để đi đến quyết định phải sản xuất theo
một cơ cấu sản phẩm như thế nào mới đem lại hiệu quả cao nhất, người ta thường sử dụng
phương pháp phương trình tuyến tính được thực hiện qua bốn bước dưới đây:
Bước 1: Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn nó dưới dạng phương trình đại số
Bước 2: Xác định các điều kiện giới hạn và biểu diễn chúng thành dạng phương trình
đại số.
Bước 3: Xác định vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị, vùng này được giới hạn bởi các
đường biểu diễn của các phương trình điều kiện hạn chế và các trục tọa độ.
Bước 4: Căn cứ trên vùng sản xuất tối ưu với phương trình hàm mục tiêu , xác định
phương trình sản xuất tối ưu.
Hàm mục tiêu có thể biểu diễn mức lợi nhuận tối đa hoặc mức chi phí tối thiểu.

19
CHỦ ĐỀ 4: LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH

4.1. KHÁI QUÁT VỀ LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH


Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn và các nguồn lực
khác theo định kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị.
Dự toán doanh nghiệp là chức năng không thể thiếu được đối với các nhà quản lý
hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Trong kế toán quản trị, dự toán là một
nội dung trung tâm quan trọng nhất. Nó thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ của toàn doanh
nghiệp; đồng thời dự toán cũng là cơ sở để kiểm tra kiểm soát cũng như ra quyết định
trong doanh nghiệp.
Do đó mà dự toán phải được xây dựng cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ phận.
Và dự toán phải thể hiện được mục tiêu của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, như
bán hàng, sản xuất, nghiên cứu, marketing, dịch vụ khách hàng, tài chính ... Dự toán định
lượng kỳ vọng của nhà quản lý về thu nhập, các luồng tiền và vị trí tài chính trong tương
lai. Với những vai trò như vậy, dự toán tổng thể có những tác dụng như sau:
- Tác dụng lớn nhất của dự toán đối với nhà quản trị là cung cấp các phương tiện
thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp. Một khi dự toán đã
được công bố thì không có sự nghi ngờ về mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt và đạt
được bằng cách nào.
- Xác định rõ mục tiêu cụ thể làm căn cứ đánh giá thực hiện sau này.
- Lường trước những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để có phương án đối phó kịp
thời và đúng đắn.
- Kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng các kế hoạch của từng bộ phận
khác nhau. Nhờ vậy, dự toán đảm bảo cho các kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với
mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Dự toán được chuẩn bị từ cấp cơ sở lên. Trình tự chuẩn bị số liệu được dự toán được
mô tả trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1 – Trình tự chuẩn bị số liệu được dự toán

20
4.2. THỰC HÀNH LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
4.2.1. Dự toán tiêu thụ
Dự toán tiêu thụ là dự kiến chi tiết về mức tiêu thụ kỳ tới về khối lượng hàng tiêu thụ
và doanh thu có thể đạt được
Dự toán tiêu thụ là nền tảng của dự toán tổng thể doanh nghiệp, vì dự toán này sẽ xác
lập mục tiêu của doanh nghiệp so với thị trường, với môi trường. Tiêu thụ được đánh giá
là khâu thể hiện chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, về mặt lý thuyết tất cả
các dự toán khác của doanh nghiệp suy cho cùng đều dựa vào loại dự toán tiêu thụ. Dự
toán tiêu thụ chi phối đến các dự toán khác, nếu xây dựng không chính xác sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng của dự toán tổng thể doanh nghiệp. Dự toán tiêu thụ bao gồm những
thông tin về chủng loại, số lượng hàng bán, giá bán và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
Căn cứ lập dự toán tiêu thụ là các dự báo tiêu thụ. Các yếu tố cần xem xét khi lập dự
báo tiêu thụ là:
- Mức tiêu thụ của các kỳ trước
- Ước tính của bộ phận bán hàng
- Điều kiện nền kinh tế
- Hành động của đối thủ cạnh tranh
- Các thay đổi về chính sách giá
- Thay đổi về cơ cấu sản phẩm
- Các nghiên cứu thị trường
- Các kế hoạch quảng cáo và khuếch trương
Ví dụ 1: dự toán tiêu thụ
DỰ TOÁN TIÊU THỤ QUÝ III NĂM 2023
Công ty Dũng Minh
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III
Số lượng tiêu thụ (sp) 25.000 40.000 50.000 115.000
Đơn giá (1.000 đ) 50 50 50 50
Doanh thu (1.000 đ) 1.250.000 2.000.000 2.500.000 5.750.000

Bảng 4.1 - Dự toán tiêu thụ

21
Ví dụ 2: Bảng dự kiến lịch thu tiền
BẢNG DỰ KIẾN LỊCH THU TIỀN
Công ty Dũng Minh
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III
500.00
Phải thu KH T6/2023
0
Doanh thu T7/2023 (1.250.000)
60% trả ngay 750.000
40% trả vào tháng sau 500.000
Doanh thu T8/2023 (2.000.000)
60% trả ngay 1.200.000
40% trả vào tháng sau 800.000
Doanh thu T9/2023 (2.500.000)
60% trả ngay 1.500.000
Tổng tiền thu trong kỳ 1.250.000 1.700.000 2.300.000 5.250.000
Bảng 4.2 – Dự kiến lịch thu tiền quý III năm 2023
4.2.2. Dự toán sản xuất
Dự toán sản xuất là việc xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất để đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ dự kiến và mức dự trữ hàng tồn kho.
Việc xây dựng dự toán sản xuất nhằm xác định số lượng, chủng loại sản phẩm sản
xuất trong kỳ đến. Để xây dựng dự toán sản xuất cần dựa vào:
 Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ được ước tính theo thực tế của kỳ trước
 Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán được xác định theo dự toán tiêu thụ
 Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ theo mong muốn của nhà quản trị. Đây chính
là mức dự trữ tối thiểu cần thiết để phục vụ tiêu thụ cho thời kỳ sau thời kỳ dự toán. Mức
tồn kho cuối kỳ dự tính nhiều hay it thường phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất.
Nhu cầu này có thể được xác định theo một tỷ lệ phần trăm nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau.
 Khả năng sản xuất của đơn vị
Như vậy, số lượng sản phẩm sản xuất yêu cầu trong kỳ là :
Số lượng cần Nhu cầu tồn Nhu cầu tiêu Số tồn đầu kỳ
= + -
sản xuất kho cuối kỳ thụ kế hoạch theo dự toán
Doanh nghiệp cần lập kế hoạch lượng sản phẩm tồn kho để chủ động và tránh tình trạng
tồn kho quá nhiều làm ứ đọng vốn và phát sinh những chi phí không cần thiết. Mặt khác, lập
kế hoạch tồn kho cũng để tránh tình trạng thiếu sản phẩm dẫn đến nhu cầu sản phẩm cần sản

22
xuất vào năm sau quá lớn, có thể vượt quá năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Ví dụ 3: Dự toán sản xuất
DỰ TOÁN SẢN XUẤT
Công ty Dũng Minh
Đơn vị tính: Sản phẩm
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III
Sản lượng TT dự kiến 25.000 40.000 50.000 115.000
Hàng tồn kho cuối kỳ 12.000 15.000 13.500 13.500
Hàng tồn kho đầu kỳ 7.500 12.000 15.000 7.500
Số lượng SP cần SX 29.500 43.000 48.500 121.000
Bảng 4.3 – Dự toán sản xuất quý III năm 2023

4.2.3. Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp


Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh tất cả chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã được thể hiện trên dự toán khối lượng
sản phẩm sản xuất.
Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định:
 Khối lượng sản xuất
 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm
 Đơn giá xuất nguyên vật liệu. Thông thường đơn giá xuất ít thay đổi. Tuy nhiên để
có thể phù hợp với thực tế và làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát khi dự toán đơn giá
này cần phải biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho nào: phương
pháp LIFO, FIFO, giá đích danh hay giá bình quân.
 Mức độ dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán.
 Đơn giá mua vào của NVL.
Như vậy, nhu cầu nguyên liệu trực tiếp được xác định theo công thức sau:
Nhu cầu NVL NVL trực tiếp NVL trực tiếp NVL trực tiếp
= + -
mua vào cần cho SX tồn kho CK tồn kho ĐK
Trong đó:
NVL trực tiếp cần Khối lượng Định mức NVL
= x
cho SX cần SX cho 1 sản phẩm
Dự toán nguyên liệu trực tiếp có tác dụng đảm bảo cho việc cung cấp đủ, đúng chất
lượng nguyên liệu trực tiếp và đúng lúc cho sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra
nhịp nhàng và đúng kế hoạch.
23
Ví dụ 4: Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

DỰ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP


CÔNG TY DŨNG MINH
Đơn vị tính: 1.000 đ
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III
Khối lượng cần SX 29.500 43.000 48.500 121.000
Định mức NVL/sp 1,6 1,6 1,6 1,6
Khối lượng NVL cần cho SX 47.200 68.800 77.600 193.600
NVL tồn kho cuối kỳ 13.760 15.520 13.920 13.920
Tổng nhu cầu NVL 60.960 84.320 91.520 207.520
NVL tồn kho đầu kỳ 9.400 13.760 15.520 9.400
NVL cần mua trong kỳ 51.560 70.560 76.000 198.120
Đơn giá mua NVL 2,5 2,5 2,5 2,5
CP mua NVL trực tiếp 128.900 176.400 190.000 495.300
CP NVL TT phát sinh trong kỳ 118.000 172.000 194.000 484.000

Bảng 4.4 - Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp


Ví dụ 5: Bảng dự kiến lịch thanh toán tiền mua nguyên vật liệu
BẢNG DỰ KIẾN LỊCH THANH TOÁN TIỀN MUA NVL
CÔNG TY DŨNG MINH
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III
Nợ phải trả 31/6/2023 50.000
Giá trị NVL mua vào T7/2023
50% trả ngay 64.450
50% trả vào tháng sau 64.450
Giá trị NVL mua vào T8/2023
50% trả ngay 88.200
50% trả vào tháng sau 88.200
Giá trị NVL mua vào T9/2023
50% trả ngay 95.000
Tổng tiền phải trả 114.450 152.650 183.200 450.300

Bảng 4.5 – Dự toán lịch thanh toán tiền mua NVL quý III năm 2023
24
4.2.4. Dự toán chi phí lao động trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng từ dự toán sản xuất. Dự toán này
cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến quy mô của lực lượng lao động cần
thiết cho kỳ dự toán. Mục tiêu cơ bản của dự toán này là duy trì lực lượng lao động vừa
đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí sử dụng lao động. Dự toán lao
động còn là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong qúa trình
hoạt động sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp thường là biến phí trong mối quan hệ với khối lượng sản
phẩm sản xuất, nhưng trong một số ít các trường hợp chi phí nhân công trực tiếp không
thay đổi theo mức độ hoạt động. Đó là trường hợp ở các doanh nghiệp sử dụng công nhân
có trình độ tay nghề cao, không thể trả công theo sản phẩm hoặc theo thời gian. Để lập dự
toán chi phí này, doanh nghiệp phải dựa vào số lượng nhân công, quỹ lương, cách phân
phối lương và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Đối với biến phí nhân công trực tiếp, để lập dự toán doanh nghiệp cần xây dựng
- Định mức lao động để sản xuất sản phẩm
- Tiền công cho từng giờ lao động hoặc từng sản phẩm nếu doanh nghiệp trả lương
theo sản phẩm.
Ví dụ:
DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
CÔNG TY DŨNG MINH
Đơn vị tính: 1.000 đ
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III
Khối lượng cần SX 29.500 43.000 48.500 121.000
Định mức thời gian SX/sp 1,5 1,5 1,5 1,5
Tổng nhu cầu (số giờ) 44.250 64.500 72.750 181.500
Đơn giá giờ công lao động 12 12 12 12
CP NC TT 531.000 774.000 873.000 2.178.000

Bảng 4.6 – Dự toán chi phí nhân công trực tiếp quý III năm 2023
4.2.5. Dự toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản
xuất, phát sinh trong phân xưởng. Chi phí sản xuất chung bao gồm cả yếu tố chi phí biến
đổi và chi phí cố định.
Dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng theo định phí và biến phí sản xuất
chung căn cứ trên đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung và tổng mức độ hoạt động căn
25
cứ kế hoạch.
Dự toán chi phí sản xuất chung cũng là căn cứ để xây dựng dự toán tiền mặt. Tuy
nhiên, cần lưu ý là chi phí khấu hao tài sản cố định sẽ được trừ bớt vì đó là một khoản chi
phí sản xuất chung không bằng tiền mặt.
Ví dụ:
DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Công ty Dũng Minh
Đơn vị tính: 1.000 đ
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III
Tổng nhu cầu lao động TT 44.250 64.500 72.750 181.500
Đơn giá biến phí SXC 3,0 3,0 3,0 3,0
Tổng biến phí SXC phân bổ 132.750 193.500 218.250 544.500
Định phí SXC phân bổ 121.000 121.000 121.000 363.000
Tổng CP SXC phân bổ 253.750 314.500 339.250 907.500
CP không chi bằng tiền 20.000 20.000 20.000 60.000
Chi tiền cho CP SXC 233.750 294.500 319.250 847.500

Bảng 4.7 – Dự toán chi phí sản xuất chung


4.2.6. Dự toán chi phí lưu thông và quản lý
Dự toán chi phí lưu thông và quản lý bao gồm các khoản chi phí ước tính sẽ phát
sinh trong kỳ kế hoạch ở lĩnh vực ngoài sản xuất. Dự toán này là bảng tổng hợp các dự
toán chi phí ở các khâu lưu thông và quản lý. Dự toán chi phí lưu thông và quản lý cũng
được lập theo tính chất tác động của chi phí theo kết quả hoạt động.
Dự toán chi phí lưu thông và quản lý gồm nhiều khoản khác nhau, được phân chia
thành định phí và biến phí. Khi lập dự toán, các khoản chi phí này phải căn cứ vào dự
toán tiêu thụ, dự toán chi phí sản xuất và các nhân tố khác ảnh hưởng đối với chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, như:
+ phương thức bán hàng
+ phương thức quản lý
+ địa điểm kinh doanh
+ nơi tiêu thụ..
Đối với biến phí có thể dự toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá
biến phí của 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ hoặc căn cứ vào doanh thu và tỷ suất biến phí
tiêu thụ ( số tiền biến phí tính cho 100 hay 1.000đ doanh thu bán hàng )
Dự toán tổng biến = Dự toán số lượng x Dự toán tỷ suất biến
26
Phí bán hàng sản phẩm tiêu thụ tiêu thụ
Hoặc = Dự toán doanh thu x Dự toán tỷ suất biến
Bán hàng phí bán hàng

- Đối với định phí cũng được dự toán tương tự như biến phí, lấy tổng số định phí chia đều
cho 4 quý hoặc có thể tính đến một số yếu tố thay đổi khác như giá phí, tính thời vụ và
văn minh bán hàng.
Ví dụ:
DỰ TOÁN CHI PHÍ LƯU THÔNG VÀ QUẢN LÝ
Công ty Dũng Minh
Đơn vị tính: 1.000 đ
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III
Khối lượng tiêu thụ 25.000 40.000 50.000 115.000
Biến phí lưu thông và QLDN
2 2 2 2
ước tính 1 sp
Biến phí dự toán 50.000 80.000 100.000 230.000
Định phí lưu thông và QLDN 90.000 90.000 90.000 270.000
- Quảng cáo 10.000 10.000 10.000 30.000
- Lương quản lý 45.000 45.000 45.000 135.000
- Bảo hiểm 10.000 10.000 10.000 30.000
- Thuê TSCĐ 25.000 25.000 25.000 75.000
Tổng chi phí lưu thông và
140.000 170.000 190.000 500.000
quản lý ước tính
Bảng 4.8 – Dự toán chi phí lưu thông và quản lý
4.2.7. Dự toán Tiền mặt
Dự toán vốn tiền mặt được tính bao gồm việc tính toán các luồng tiền thu vào và chi
ra liên quan đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp trong các thời kỳ. Dự toán này có
thể được lập hằng năm, hằng quý và nhiều khi cần thiết phải lập hằng tháng, tuần, ngày.
Dự toán tiền mặt là một trong những dự toán quan trọng của doanh nghiệp. Vì qua đó
nó thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền cho người lao động, các nhà
cung cấp và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác. Dự toán tiền mặt là cơ sở để doanh
nghiệp có dự toán vay mượn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, ... kịp thời khi lượng tiền
mặt thiếu hoặc có kế hoạch đầu tư sinh lợi khi lượng tiền mặt tồn quỹ thừa.
Dự toán tiền mặt gồm 4 phần chính:
- Phần thu
27
- Phần chi
- Phần cân đối thu chi
- Phần tài chính
a) Phần thu: Bao gồm số dư tiền mặt tồn quỹ đầu kỳ cộng với tất cả các khoản thu tiền
mặt trong kỳ.
b) Phần chi: Bao gồm toàn bộ các khoản chi tiền mặt được dự toán, gồm chi phí mua
nguyên liệu trực tiếp, chi trả lương lao động trực tiếp, các khoản chi phí sản xuất chung,
… Ngoài ra, các khoản chi thuế, chi mua tài sản cố định ( nếu có) hoặc chi trả tiền vay
ngân hàng hoặc trả tiền lãi cổ phần.
c) Phần cân đối thu chi: Nếu bội chi thì doanh nghiệp có kế hoạch vay tiền mặt ngân
hàng, nếu bội thu, doanh nghiệp có thể trả bớt các món nợ vay hoặc đem đầu tư ngắn hạn.
d) Phần tài chính: phản ánh một cách chi tiết việc vay và trả nợ vay, trả lãi tiền nợ vay
trong kỳ để hỗ trợ cho nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp.
Công tác lập dự toán tiền mặt giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh
nghiệp. Dự toán tiền mặt là cơ sở để các nhà quản lý có dự toán vay nợ thích hợp, kịp
thời, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Dự toán tiền mặt cũng là cơ sở để doanh
nghiệp sử dụng tài nguyên của mình có hiệu quả nhất. Trong điều kiện tin học hóa hiện
nay trong kế toán, dự toán tiền mặt có thể lập cho từng ngày, tuần, tháng, nhờ vậy công
tác quản lý tiền tại đơn vị được chặt chẽ hơn.

28
Ví dụ:
DỰ TOÁN TIỀN MẶT
CÔNG TY DŨNG MINH
Đơn vị tính: 1.000 đ
Chỉ tiêu Ghi chú Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III
I. Tồn quỹ đầu kỳ 120.000 346.725 482.125 120.000
II. Thu trong kỳ Bảng 8.2 1.250.000 1.700.000 2.300.000 5.250.000
Tổng tiền 1.370.000 2.046.725 2.782.125 5.370.000
III. Chi trong kỳ
- Mua NVL trực tiếp Bảng 8.5 114.450 152.650 183.200 450.300
- Trả lương lao động trực tiếp Bảng 8.6 531.000 774.000 873.000 2.178.000
- CP sản xuất chung Bảng 8.7 233.750 294.500 319.250 847.500
- CP bán hàng & QLDN Bảng 8.8 140.000 170.000 190.000 500.000
Bảng
- Thuế thu nhập 89.475 158.850 207.100 455.425
8.10
- Mua sắm TSCĐ 100.000 100.000
- Trả cổ tức -
Tổng cộng chi 1.108.675 1.550.000 1.872.550 4.531.225
IV. Cân đối thu chi 261.325 496.725 909.575 838.775
V. Tài chính
- Vay đầu kỳ 100.000 100.000
- Trả gốc vay (400.000) (400.000)
- Trả lãi vay (24%/ năm) (14.600) (14.600) (6.600) (35.800)
Tổng hoạt động tài chính 85.400 (14.600) (406.600) (335.800)
VI. Tiền mặt tồn quỹ cuối kỳ 346.725 482.125 502.975 502.975
Bảng 4.9 – Dự toán tiền mặt
4.2.8. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những bảng dự toán
chính của hệ thống dự toán. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một tài liệu
phản ánh lợi nhuận ước tính thu được trong năm kế hoạch, có tác dụng làm căn cứ so
sánh, đánh giá quá trình thực hiện sau này của doanh nghiệp.
Trên cơ sở các dự toán bộ phận đã lập, bộ phận kế toán quản trị lập các báo cáo kết
quả kinh doanh dự toán. Số liệu dự toán trên các báo cáo tài chính này phản ánh lợi nhuận
ước tính thu được trong năm kế hoạch, có tác dụng làm căn cứ so sánh, đánh giá quá trình
thực hiện sau này của doanh nghiệp thể hiện kỳ vọng của các nhà quản lý tại doanh nghiệp
và có thể được xem như một công cụ quản lý của doanh nghiệp cho phép ra các quyết định
về quản trị, nó cũng là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện dự toán đã đề ra.

29
Dự toán này được lập căn cứ vào các dự toán doanh thu, dự toán giá vốn, và các dự
toán chi phí ngoài sản xuất đã được lập.
- Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là loại dự toán mang tính tổng hợp, dựa
trên căn cứ của dự toán tiêu thụ,
dự toán giá vốn hàng bán (gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp).
- Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp số liệu phục vụ cho việc so
sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, tình hình thực hiện nghĩa vụ với
ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở so sánh giữa thực tế với dự tóan, doanh nghiệp phát hiện
những tồn tại, những khả năng tiềm tàng chưa được khai thác trong quá trình kinh doanh.
Từ đó, có những biện pháp tích cực phát huy những mặt mạnh và tìm nguyên nhân, khắc
phục những tồn tại.
* Các chỉ tiêu của dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và căn cứ để xác
định từng chỉ tiêu như sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ căn cứ vào dự toán tiêu thụ
- Các khoản giảm trừ, căn cứ vào dự toán các khoản thuế gián thu, không dự tính các
khoản giảm giá hàng bán và bán hàng bị trả lại.
>>> Các khoản được miễn thuế và giảm trừ khi tính thuế TNCN
- Doanh thu thuần được xác định bằng cách lấy doanh thu bán hàng trừ đi các khoản
giảm trừ.
- Trị giá vốn hàng xuất kho để bán, căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ, định mức chi
phí sản xuất (giá thành sản xuất đơn vị) của số hàng đã bán.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng cách lấy doanh thu
thuần trừ đi giá vốn hàng xuất bán.
- Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính, căn cứ vào dự toán hoạt động tài
chính.
- Chi phí bán hàng, căn cứ vào số liệu của dự toán chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp, căn cứ vào số liệu dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
>>> Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, được xác định bằng cách lấy lợi nhuận gộp trừ đi
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhận khác, căn cứ vào dự toán các khoản thu, chi
khác.

30
>>> Dự toán tiền
- Tổng lợi nhuận trước thuế được xác định bằng công thức:
Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận từ + Lợi nhuận
trước thuế HĐKD khác
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, căn cứ vào tổng lợi nhuận trước thuế (x) với
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thuần trong kỳ được xác định bằng cách lấy tổng lợi nhuận trước thuế (-)
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ:
DỰ TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
CÔNG TY DŨNG MINH
Đơn vị tính: 1.000 đ
Chỉ tiêu Ghi chú Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III
1. Doanh thu bán hàng Bảng 8.1 1.250.000 2.000.000 2.500.000 5.750.000
29,5 ngđ/sp*
2. Giá vốn hàng bán 737.500 1.180.000 1.475.000 3.392.500
115.000 sp
3. Lợi nhuận gộp = (1) - (2) 512.500 820.000 1.025.000 2.357.500
4. Chi phí quản lý và lưu thông Bảng 8.8 140.000 170.000 190.000 500.000
5. Lãi thuần từ hoạt động KD =(3) - (4) 372.500 650.000 835.000 1.857.500
6. Chi phí lãi vay Bảng 8.8 14.600 14.600 6.600 35.800
7. Lợi nhuận trước thuế =(5) - (6) 357.900 635.400 828.400 1.821.700
8. Thuế TNDN (25%) 89.475 158.850 207.100 455.425
9. Lợi nhuận sau thuế = (7) - (8) 268.425 476.550 621.300 1.366.275
Bảng 4.10 – Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh

4.2.9. Dự toán bảng cân đối kế toán


Trên cơ sở các dự toán về vốn bằng tiền, về tồn kho... mà các bộ phận đã lập, phòng
kế toán lập dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán này được lập căn cứ vào bảng cân đối
kế toán của thời kỳ trước và tình hình nhân tố của các chỉ tiêu được dự tính trong kỳ.
- Dự toán bảng cân đối kế toán là việc dự tính một cách khái quát tình hình tài sản và
nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán.
- Thông qua dự toán bảng cân đối kế toán , nhà quản lý có cách nhìn tổng thể về mọi mặt
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp hữu hiệu tăng cường
công tác lập dự toán và phấn đấu thực hiện tốt dự toán.

31
- Cơ sở để lập dự toán bảng cân đối kế toán là bảng cân đối kế toán thực hiện của năm
trước, các dự toán có liên quan của năm kế hoạch như dự toán tiền, dự toán hàng tồn
kho, dự toán tiêu thụ.
* Phương pháp lập dự toán bảng cân đối kế toán được thực hiện như sau:
- Số liệu cột “cuối năm trước”, căn cứ số liệu ở bảng cân đối kế toán năm trước. Trong
trường hợp dự toán được lập vào quý 4/năm trước thì số liệu ở cột này cũng là số ước
thực hiện cuối năm trước.
- Số liệu “cuối năm kế hoạch” được xác định cụ thể theo từng chỉ tiêu của bảng như sau:
+ PHẦN TÀI SẢN:
Chỉ tiêu A – Tài sản ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn: là số tổng cộng
các chỉ tiêu thuộc phần tài sản, bao gồm tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.
Chỉ tiêu tiền và tương đường tiền, căn cứ vào dự toán tiền và tương đương tiền
tồn đến cuối kỳ.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, căn cứ vào dự toán đầu tư tài chính ngắn
hạn còn đến cuối kỳ.
Phải thu của khách hàng, căn cứ vào dự toán tiêu thụ, gồm các dự toán lịch thu
tiền bán hàng quý 4 năm kế hoạch.
Hàng tồn kho, bao gồm nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ trong kho, hàng
hóa, thành phẩm tồn kho…, căn cứ vào dự toán hàng tồn kho hay dự toán nguyên vật
liệu, dự toán thành phẩm hàng tồn kho…
>>> Hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất
Chỉ tiêu B – Tài sản dài hạn, đầu tư tai hạn: TSCĐ gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ
thuê tài chính và TSCĐ vô hình
Nguyên giá tài sản cố định, căn cứ vào nguyên giá TSCĐ cuối năm
trước cộng nguyên giá TSCĐ tăng trừ đi số hao mòn TSCĐ dự tính giảm năm kế
hoạch.
Chi phí đầu tư XDCB dở dang, căn cứ vào dự toán chi phí đầu tư xây dựng cơ
bản hoặc dự toán TSCĐ hoàn thành, qua công tác đầu tư XDCB

32
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, căn cứ vào dự toán các khoản đầu tư vào
công ty con, liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn
+ PHÀN NGUỒN VỐN:
Chỉ tiêu A – Nợ phải trả: là tổng hợp các các chỉ tiêu thuộc chỉ tiêu nợ phải trả,
gồm nợ ngăn hạn như các khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả CNV, thuế
và các khoản phải nộp… vay dài hạn, nợ dài hạn và nợ khác.
Vay ngắn hạn, căn cứ vào số tiền vay còn đến cuối năm trước cộng với số dự
kiến vay và trừ đi số tiền dự kiến trả nợ năm kế hoạch
Phải trả người bán, căn cứ vào dự kiến mua hàng trong năm kế hoạch phần
mua chịu hoặc căn cứ vào số còn nợ năm trước cộng với số dự kiến phải trả và trừ
đi số tiền dự kiến trả trong năm kế hoạch
Chỉ tiêu B – Nguồn vốn chủ sở hữu: lấy số liệu tổng hợp từ các chỉ tiêu thuộc
nguồn vốn chủ sở hữu như nguồn vốn quỹ, nguồn kinh phí, quỹ khác.
Các quỹ của doanh nghiệp, căn cứ vào số liệu về số tiền còn đến cuối năm trước
cộng với số dự toán tăng các quỹ và trừ đi số dự toán về sử dụng quỹ năm kế hoạch
Lợi nhuận chưa phân phối, căn cứ vào số lợi nhuận để lại năm trước cộng
với số dự kiến về lợi nhuận để lại năm nay hoặc căn cứ vào số lợi nhuận chưa phân
phối đến cuối năm trước cộng với số lợi nhuận dự kiến năm kế hoạch trừ đi số lợi
nhuận dự kiến phân phối năm kế hoạch.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, căn cứ vào số nguồn vốn đầu tư XDCB
còn năm trước cộng với dự kiến về tăng nguồn vốn XDCB năm kế hoạch và trừ đi số
dự kiến sử dụng nguồn vốn XDCB năm kế hoạch.
Nguồn vốn kinh doanh, căn cứ vào nguồn vốn còn ở thời điểm cuối kỳ năm
trước cộng với dự kiến nguồn vốn tăng và trừ đi nguồn vốn giảm năm kế hoạch.

33
Ví dụ:
DỰ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CÔNG TY DŨNG MINH
Đơn vị tính: 1.000 đ

Số tiền Số tiền
Tài sản Nguồn vốn
Quý II Quý III Quý II Quý III
760.00
A. Tài sản ngắn hạn 864.750 1.936.025 A. Nợ phải trả 505.000
0
1. Tiền mặt 120.000 502.975 1. Nợ ngắn hạn 630.000 330.000
2. Phải thu khách 2. Phải trả người
500.000 1.000.000 50.000 95.000
hàng bán
3. Phải nộp nhà
3. Nguyên vật liệu 23.500 34.800 -
nước
4. Hàng tồn kho 221.250 398.250 4. Phải trả khác 80.000 80.000
B. Tài sản dài hạn 900.000 940.000 B. Vốn chủ sở hữu 1.004.750 2.371.025
1. TSCĐ 1.050.000 1.150.000 1. Vốn chủ sở hữu 900.000 900.000
2. LN chưa phân
- TSCĐ hữu hình 800.000 900.000 104.750 1.471.025
phối
- TSCĐ vô hình 250.000 250.000
2. Hao mòn TSCĐ (150.000) (210.000)
Tổng Tài sản 1.764.750 2.876.025 Tổng nguồn vốn 1.764.750 2.876.025

Bảng 4.11 – Dự toán bảng cân đối kế toán

34
PHẦN 2: BÀI TẬP THỰC HÀNH
CHỦ ĐỀ 1: THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHI PHÍ
VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP
2.1. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHI PHÍ
Bài thực hành số 01: Hãy lựa chọn MỘT đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau:
Câu 1. Trong doanh nghiệp, chi phí là:
a. Mức tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho hoạt động trong thời kỳ, biểu hiện
bằng tiền.
b. Mức hao phí của lao động sống và lao động vật hóa, và các hao phí khác đã sử dụng
cho hoạt động trong một thời kỳ, biểu hiện bằng tiền.
c. Hai câu a và b đều đúng
d. Hai câu a và b đều sai
Câu 2. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm:
a. Chi phí mua hàng và quản lý doanh nghiệp
b. Chi phí sản phẩm và chi phí quản lý doanh nghiệp
c. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
d. Chi phí thời kỳ và chi phí quản lý doanh nghiệp
Câu 3. Chi phí sản phẩm bao gồm:
a. Chi phí mua hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
b. Chi phí NVL trực tiếp và chi phí chế biến hoặc giá mua hàng hóa
c. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
d. Biến phí hoặc giá mua hàng hóa
Câu 4. Chi phí kiểm soát được là:
a. Chi phí xác định được khi chi tiêu.
b. Chi phí do người quản lý một bộ phận quyết định chi tiêu.
c. Chi phí mà người quản lý biết được mức chi tiêu.
d. Ba câu a, b, c đều sai
Câu 5. Muốn đánh giá đúng trách nhiệm người quản lý một bộ phận của doanh nghiệp:
a. Phải tính chi phí kiểm soát được và không kiểm soát cho bộ phận đó.
b. Chỉ tính chi phí kiểm soát được của người quản lý một bộ phận đó.
c. Chỉ tính chi phí không kiểm soát được .
d. Chỉ tính chi phí xác định được khi chi tiêu.
35
Câu 6. Công ty có căn nhà cho thuê, dự tính không cho thuê nữa để kinh doanh bán lẻ,
chi phí cơ hội của phương án kinh doanh là:
a. Chi phí khấu hao nhà.
b. Chi phí sửa nhà.
c. Tiền thu từ cho thuê nhà.
d. Tiền bồi thường hợp đồng cho người thuê nhà.
Câu 7. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí với mức độ hoạt động là sản phẩm sản
xuất, chi phí nhân công trực tiếp có thể là:
a. Biến phí.
b. Định phí.
c. Chi phí hỗn hợp
d. Ba câu a, b, c đều đúng
Câu 8. Định phí bắt buộc:
a. Thu hồi lâu, không thể giảm đến không (0).
b. Phải thận trọng trước khi đầu tư.
c. Có thể tiết kiệm được.
d. Ba câu a, b, c đều đúng.
Câu 9. Chi phí kiểm soát được được giải thích là chi phí:
a. Thuộc phạm vi kiểm soát và quyền quyết định của nhà quản trị;
b. Thay đổi theo các cấp quản trị;
c. Nhà quản trị xác định được chính xác mức phát sinh;
d. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 10. Biến phí được giải thích là chi phí có:
a. Tổng số thay đổi tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động trong một phạm vi hoạt động;
b. Biến phí đơn vị là một hằng số trong phạm vi hoạt động
c. Biến phí bằng không khi không có hoạt động
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 11. Chi phí điện thắp sáng trong phân xưởng được xếp vào loại:
a. Chi phí nguyên liệu trực tiếp
b. Chi phí nhân công trực tiếp
c. Chi phí SXC
d. Chi phí quản lý

36
Câu 12. Khoản chi phí nào trong các khoản dưới đây không thuộc loại chi phí sản xuất
chung ở doanh nghiệp may mặc:
a. Chi phí vải may
b. Chi phí dầu nhờn bôi trơn máy may
c. Lương trả cho nhân viên kế toán ở phân xưởng
d. Chi phí điện nước sử dụng ở phân xưởng
Câu 13. Chi phí nào trong các khoản chi phí dưới đây không phải là chi phí thời kì:
a. Chi phí tiếp thị
b. Chi phí quản lý
c. Chi phí nghiên cứu và phát triển
d. Chi phí sản xuất chung
Câu 14. Chi phí chuyển đổi bao gồm:
a. Chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
b. Chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung
c. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
d. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
Câu 15. Chi phí ban đầu là những chi phí bao gồm:
a. Chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp;
b. Chi phí nhân công trực tiếp
c. Chi phí sản xuất chung
d. Chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
Câu 16. Nếu mức sản xuất giảm 10% thì biến phí đơn vị:
a. Giảm 10%
b. Tăng 10%
c. Không đổi
d. Tăng ít hơn 10%
Câu 17. Chi phí tiền lương phải trả cho ban giám đốc doanh nghiệp là:
a. Định phí bắt buộc
b. Biến phí
c. Chi phí hỗn hợp
d. Định phí tuỳ ý
Câu 18. Nếu khối lượng sản xuất tăng từ 800 lên 1000 sản phẩm thì:

37
a. Tổng biến phí sẽ tăng 20%
b. Tổng biến phí sẽ tăng 25%
c. Chi phí hỗn hợp và biến phí sẽ tăng 25%
d. Tổng chi phí sẽ tăng 20%
Câu 19. Khi xem xét phương án thay thế một tài sản cố định đang sử dụng, giá trị còn lại
của tài sản cố định đó được xác định là:
a. Chi phí chìm
b. Chi phí thích hợp
c. Chi phí cơ hội
d. Không câu nào đúng
Câu 20. Báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí giúp nhà quản trị dễ dàng
nhận biết:
a. Mối quan hệ chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận;
b. Lợi nhuận trong kỳ;
c. Trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp;
d. Các đáp án trên đều đúng.

38
Bài thực hành số 02: Có tài liệu sau đây về các loại chi phí tại một doanh nghiệp sản
xuất:
CP
CP CP CP CP
Biế Địn CP Q CP CP
sản bán NV sản
n h thờ L NC SX
phẩ hàn L xuấ
phí phí i kỳ D TT C
m g TT t
N
1. NVL dùng cho
sản xuất sản phẩm
2. Tiền lương bộ
phận quản lý doanh
nghiệp
3. Điện dùng tại
phân xưởng sản
xuất
4. Hoa hồng cho
người bán hàng
5. Lương công
nhân trực tiếp sản
xuất
6. BHXH của nhân
công trực tiếp sản
xuất
7. Tiền lương và
bảo hiểm của nhân
viên phân xưởng
8. Vật liệu phụ
dùng trong sản
xuất
9. Khấu hao thiết
bị, máy móc sản

39
xuất
10. Khấu hao văn
phòng làm việc
11. Phân bổ công
cụ, dụng cụ mua
dùng trong sản
xuất
12. Lương nhân
viên bán hàng
13. Lương quản
đốc phân xưởng
Yêu cầu:
Hãy sắp xếp các loại chi phí trên bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp và giải thích
cho sự sắp xếp đó.
Bài thực hành số 03: Có số liệu về tình hình sản xuất sản phẩm xe đẩy tập đi cho bé
trong tháng 11 năm N tại công ty Mạnh Hà như sau (ĐVT: 1.000 đồng)
- Phân xưởng tạo hình: + Lương công nhân: 14.500
+ Gỗ: 23.000
- Phân xưởng sản xuất:
+ Lương công nhân: 16.000
+ Đinh: 1.500
+ Dụng cụ: 1.100
- Phân xưởng lắp ráp:
+ Lương công nhân: 17.500
+ Sơn: 7.000
+ Bánh xe: 22.000
+ Trục xe: 16.000
- Ngoài ra:
+ Lương nhân viên quản lý phân xưởng: 11.200
+ Chi phí tiện ích phát sinh tại phân xưởng: 1.200
+ Khấu hao máy móc thiết bị: 4.300
+ Thuê nhà xưởng: 5.000
40
Yêu cầu: Hãy xác định:
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2. Chi phí nhân công trực tiếp
3. Biến phí sản xuất chung
4. Định phí sản xuất chung
Bài thực hành số 04: Công ty thương mại Thành An chuyên kinh doanh sản phẩm xe
đạp thể thao. Kế toán quản trị công ty tập hợp được tài liệu về tình hình hoạt động kinh
doanh trong tháng 6 năm N như sau:
- Sản lượng tiêu thụ: 100 chiếc
- Đơn giá bán: 12.000.000 đồng/chiếc
- Giá mua vào: 8.000.000 đồng/chiếc
- Chi phí bán hàng bao gồm:
+ Chi phí quảng cáo: 11.000.000 đồng/tháng
+ Chi phí vận chuyển hàng bán: 50.000 đồng/chiếc
+ Khấu hao thiết bị, cửa hàng: 7.000.000 đồng/tháng
+ Lương cửa hàng trưởng: 12.000.000 đồng/tháng
+ Hoa hồng bán hàng: 5% doanh thu
- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 15.000.000 đồng/tháng
+ Chi phí dụng cụ, văn phòng phẩm: 3.000.000 đồng/tháng
+ Khấu hao TSCĐ: 6.000.000 đồng/tháng
+ Chi phí điện + điện thoại: 3.000.000 đồng/tháng + 10.000 đồng/sản phẩm
+ Chi phí khác: 2.000.000 đồng/tháng
Yêu cầu:
1. Anh chi hãy phân loại các chi phí kể trên theo chức năng hoạt động của chi phí và lập
báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng hoạt động.
2. Anh (chị) hãy phân loại các chi phí kể trên theo cách ứng xửa của chi phí và lập báo
cáo kết quả kinh doanh phù hợp?
Bài thực hành số 05: Công ty cổ phần Dược phẩm Hoa Nam chuyên sản xuất các
loại thuốc có thành phần thảo dược từ thiên nhiên, trong đó sản phẩm Siro ho trẻ
em rất được thị trường ưa chuộng. Công suất sản xuất tối đa cho sản phẩm này của
công ty là 10.000 sản phẩm/năm (lọ 125 ml). Số liệu dự toán về chi phí năm N ở
41
mức công suất này như sau:

42
Chi phí Số tiền

1. NVL dùng cho sản xuất sản phẩm 240.000.000

2. Tiền lương nhân viên văn phòng công ty phân bổ 30.000.000

3. Tiền lương nhân viên phân xưởng SX 60.000.000

4. Khấu hao phương tiện vận chuyển ở bộ phận bán hàng phân bổ 10.000.000

5. Hoa hồng bán hàng theo sản phẩm 5% doanh thu

6. Khấu hao TSCĐ ở PXSX 120.000.000

7. Khấu hao TSCĐ ở văn phòng công ty 10.000.000

8. Chi phí nhiên liệu sản xuất theo sản phẩm 10.000.000

9. Tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp SX 280.000.000

10. Chi phí bán hàng kèm tặng phẩm 10.000.000

11. Chi phí quảng cáo 15.000.000

12. Chi phí bằng tiền khác thuộc phân xưởng 10.000.000

13. Phân bổ văn phòng phẩm của công ty 5.000.000

14. Chi phí bằng tiền khác tại phân xưởng theo sản phẩm 20.000.000

15. Chi phí dụng cụ sản xuất theo sản phẩm 10.000.000

16. Chi phí dịch vụ mua ngoài xho SX theo sản phẩm 40.000.000

17. Vật liệu phụ cho SX theo sản phẩm 10.000.000

18. Chi phí bao bì đóng gói SP 5.000.000

Biết rằng:
43
- Giá bán dự kiến: 120.000đ/sản phẩm;
- Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thằng;
- Hình thức trả lương:
+ Lương nhân viên phân xưởng: trả cố định
+ Lương công nhân trực tiếp SX: theo sản phẩm
- Năm N, công ty có 3 phân xưởng sản xuất, trong đó PX sản xuất 1 chỉ sản xuất duy nhất
1 sản phẩm là Siro ho trẻ em loại lọ 125 ml.
Yêu cầu:
1. Phân loại các khoản chi phí kể trên theo cách ứng xử của chi phí; Chi phí sản
xuất; Chi phí ngoài sản xuất bằng cách lập bảng theo mẫu dưới đây:
Chi phí Theo cách ứng xử Chi phí sản CP ngoài sản xuất
xuất
Biến phí Định phí CP bán CP QLDN
hàng

2. Xác định tổng chi phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm?
3. Giả sử do tình hình thị trường biến động nên công ty dự kiến chỉ có thể tiêu thụ được
6.000 hoặc 8.000 sản phẩm/năm. Hãy dự toán chi phí đơn vị sản phẩm ở các mức tiêu thụ
dự kiến này và cho ý kiến nhận xét?
4. Nếu nhà quản trị yêu cầu sắp xếp các khoản mục chi phí kể trên theo mức độ kiểm soát
chi phí của từng bộ phận, anh chị sẽ sắp xếp như thế nào? Cho biết ý kiến của anh chị về
sự sắp xếp này?

44
Bài thực hành số 06: Công ty cổ phần tập đoàn CardiSun Việt Nam chuyên sản xuất dây và cáp điện có bảng dự toán chi phí sản xuất kinh
doanh sản phẩm đồng nấu trong tháng 7/2023 như sau:
DỰ TOÁN CHI PHÍ SXKD SẢN PHẨM ĐỒNG NẤU

Tháng 7 năm 2023


BÁN HÀNG 500Tấn/Tháng 600Tấn/Tháng 700Tấn/Tháng 800Tấn/Tháng 900Tấn/Tháng
Đơn giá bán VND/KG 193.553 193.553 193.553 193.553 193.553
Chi phí KG
1. CP NVL chính VND ? ? ? ? ?
NVL chính xuất dùng VND 88.948.250.914 106.737.901.097 124.527.551.280 142.317.201.463 160.106.851.645
NVL thu hồi VND 2.675.135.366 3.210.162.439 3.745.189.512 4.280.216.585 4.815.243.659
Xỉ thu hồi VND 336.842.105 404.210.526 471.578.947 538.947.368 606.315.789
2. Khí hóa lỏng (LPG) VND 687.217.240 824.660.688 962.104.136 1.099.547.584 1.236.991.032
3. NVL Phụ VND 204.241.224 245.089.469 285.937.714 326.785.959 367.634.203
4. Chi phí sấy lò VND 173.447.500 173.447.500 173.447.500 173.447.500 173.447.500
5. CP Nhân công trực tiếp sản xuất VND 380.493.216 380.493.216 380.493.216 380.493.216 380.493.216
CPNCTT sản xuất VND 380.493.216 380.493.216 380.493.216 380.493.216 380.493.216
6. CP Khấu hao, phân bổ VND 1.298.522.156 1.298.522.156 1.298.522.156 1.298.522.156 1.298.522.156
Chi phí Phân bổ:Dụng cụ sản xuất, Chi phí VND 62.621.498 62.621.498 62.621.498 62.621.498 62.621.498
Chi phí khấu hao TSCĐ(khấu hao nhà xưởng) VND 1.141.202.292 1.141.202.292 1.141.202.292 1.141.202.292 1.141.202.292
CP Khấu hao máy móc(dự kiến mua trong tháng VND 22.222.222 22.222.222 22.222.222 22.222.222 22.222.222

45
5.2023) giá trị khoảng 4 tỷ
Chi phí thuê đất (phân bổ 32 năm) VND 72.476.144 72.476.144 72.476.144 72.476.144 72.476.144

7.Chi phí quản lý VND - - - - -


8.Chi phí lãi vay VND 1.022.876.712 1.022.876.712 1.022.876.712 1.022.876.712 1.022.876.712
CP Lãi món dài hạn VND 1.022.876.712 1.022.876.712 1.022.876.712 1.022.876.712 1.022.876.712
9.Chi phí dụng cụ sản xuất: Phát sinh VND 171.100.000 188.254.000 205.408.000 222.562.000 239.716.000
10.CP Lương nhân viên phân xưởng+ Bảo hiểm VND 106.520.401 106.520.401 106.520.401 106.520.401 106.520.401
11.Chi phí vật liệu thí nghiệm VND 54.295.000 57.139.500 59.984.000 62.828.500 65.673.000
12.Chi phí khác: phí Sửa chữa(Không phải mua
linh kiện, phụ tùng), CP cơm, mì, sữa, chanh, đá,
đường,… VND 272.500.000 318.812.500 365.125.000 411.437.500 457.750.000
13. CP Điện, nước, xử lý nước thải VND 398.500.000 455.812.500 513.125.000 570.437.500 627.750.000

Yêu cầu:
1. Anh/chị hãy điền nốt số liệu còn thiếu vào những chỗ có dấu “?”
2. Anh chị hãy sắp xếp, phân loại các khoản mục chi phí của công ty theo cách ứng xử của chi phí? Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy?
3. Nhân viên kế toán quản trị công ty đề xuất với giám đốc phương án phân tích chi phí hỗn hợp là sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu,
anh chị hãy cho biết trong các khoản chi phí nêu trên những khoản nào là chi phí hỗn hợp? Anh/chị hãy sử dụng phương pháp trên để phân
tích chi phí hỗn hợp của công ty này?

46
1.2. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH QUAN HỆ CP – KL - LN
Bài thực hành số 01: Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau đây:
Câu 1: Khi doanh nghiệp vượt qua điểm hoà vốn, lợi nhuận sẽ bằng:
a. Sản lượng trên điểm hoà vốn nhân số dư đảm phí đơn vị
b. Sản lượng trên điểm hoà vốn nhân biến phí đơn vị
c. Cả hai đáp án (a) và (b) đều đúng
d. Cả hai đáp án (a) và (b) đều sai
Câu 2: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh bằng:
a. Tổng số dư đảm phí chia cho tổng lãi thuần
b. Tốc độ tăng lợi nhuận chia cho tốc độ tăng doanh thu
c. Tổng số dư đảm phí chia cho hiệu của tổng số dư đảm phí và định phí
d. Cả ba đáp án (a), (b), (c) đều đúng
Câu 3: Doanh nghiệp có kết cấu chi phí với định phí cao hơn biến phí thì:
a. Lãi tăng nhanh khi doanh thu tăng dần c. Cả (a) và (b) đều sai
b. Lãi giảm nhanh khi doanh thu giảm dần d. Cả (a) và (b) đều đúng
Câu 4: Khi doanh thu tăng nhưng doanh nghiệp tăng lãi chậm khi có kết cấu chi phí với:
a. Biến phí lớn hơn định phí c. Cả (a) và (b) đều đúng
b. Biến phí nhỏ hơn định phí d. Cả (a) và (b) đều sai
Câu 5: Đơn giá bán tăng 10 đơn vị tiền tệ, biến phí đơn vị tăng 10 đơn vị tiền tệ, nếu sản
lượng tiêu thụ tăng 10% thì:
a. Số dư đảm phí đơn vị sẽ không đổi
b. Tổng số dư đảm phí sẽ không đổi
c. Cả số dư đảm phí đơn vị và tổng số dư đảm phí sẽ tăng 10%
d. Không có đáp án nào đúng
Câu 6: Nếu đơn giá bán và biến phí đơn vị không thay đổi, trong trường hợp định phí đã
được bù đắp thì sản lượng tiêu thụ giảm sẽ làm cho:
a. Lãi thuần không thay đổi c. Lãi thuần tăng
b. Lãi thuần giảm d. Không trường hợp nào đúng
Câu 7: Doanh thu hoà vốn được tính bằng:
a. Định phí chia cho số dư đảm phí c. Định phí chia cho tỉ lệ số dư đảm
phí
b. Định phí chia cho số dư đảm phí đơn vị d. Các đáp án trên đều sai

47
Câu 8: Nếu đơn giá bán và biến phí không đổi, trong trường hợp định phí đã được bù
đắp thì sản lượng tiêu thụ tăng sẽ làm cho:
a. Lãi thuần giảm c. Lãi thuần tăng
b. Lãi thuần không thay đổi d. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 9: Doanh thu hòa vốn thay đổi khi thay đổi kết cấu hàng bán vì:
a. Tỉ lệ số dư đảm phí bình quân thay đổi
b. Định phí thay đổi
c. Biến phí thay đổi
d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng
Câu 10: Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cho biết:
a. Mỗi phần trăm thay đổi về giá bán sẽ làm thay đổi bao nhiêu phần trăm số dư đảm phí
b. Mỗi phần trăm thay đổi chi phí sẽ làm thay đổi bao nhiêu phần trăm lợi nhuận
c. Mỗi phẩn trăm thay đổi doanh thu sẽ làm thay đổi bao nhiêu phần trăm lợi nhuận
d. Các trường hợp trên đều đúng
Câu 11: Số dư đảm phí đơn vị được tính bằng công thức:
a. Giá bán đơn vị sản phẩm – biến phí đơn vị sản phẩm
b. Tổng số dư đảm phí/ sản lượng tiêu thụ
c. (a) hoặc (b)
d. Không có đáp án nào đúng
Câu 12: Tỉ lệ số dư đảm phí được tính bằng công thức:
a. Số dư đảm phí đơn vị/đơn giá bán
b. Số dư đảm phí/doanh thu
c. (a) hoặc (b)
d. Không có đáp án nào đúng
Câu 13: Công thức xác định sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận
mong muốn là:
a. (Định phí đơn vị + Lợi nhuận mong muốn đơn vị)/Số dư đảm phí đơn vị
b. (Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn)/Số dư đảm phí đơn vị
c. (Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn)/(Đơn giá bán – Biến phí đơn vị)
d. (b) hoặc (c)
Câu 14: Khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn, nếu tăng doanh thu một lượng thì lợi
nhuận sẽ tăng một lượng bằng:

48
a. Tỉ lệ số dư đảm phí nhân mức tăng doanh thu;
b. Tỉ lệ số dư đảm phí nhân tổng doanh thu;
c. Mức tăng số dư đảm phí những sản phẩm vượt điểm hòa vốn;
d. Tất cả các trường hợp trên
Câu 15: Những sản phẩm có tỉ lệ định phí lớn hơn tỉ lệ biến phí thì:
a. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn hơn;
b. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh nhỏ hơn;
c. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh không bị ảnh hưởng
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 16: Với đơn giá bán và biến phí đơn vị không đổi, khi định phí tăng sẽ làm cho:
a. Sản lượng và doanh thu hòa vốn không đổi;
b. Sản lượng và doanh thu hòa vốn giảm;
c. Sản lượng và doanh thu hòa vốn tăng;
d. Không trường hợp nào đúng.
Câu 17: Công thức nào sau đây dùng để tính doanh thu cần đạt được để thỏa mãn mức
lợi nhuận mong muốn:
a. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho số dư đảm phí;
b. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho số dư đảm phí đơn vị;
c. Tổng định phí và lợi nhuận mong muốn chia cho tỉ lệ số dư đảm phí;
d. Các trường hợp trên đều đúng.
Câu 18: Khi đơn giá bán, biến phí đơn vị và mức lợi nhuận mong muốn không đổi, nếu
tăng định phí sẽ làm cho:
a. Sản lượng và doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn tăng;
b. Sản lượng và doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn giảm;
c. Sản lượng và doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn không thay đổi;
d. Các trường hợp trên đều sai.
Câu 19: Sản lượng hòa vốn được tính bằng công thức:
a. Doanh thu chia cho giá bán;
b. Định phí chia cho tỉ lệ số dư đảm phí;
c. Định phí chia cho số dư đảm phí;
d. Định phí chia cho số dư đảm phí đơn vị

49
Câu 20: Doanh nghiệp thay đổi hình thức trả lương cho nhân viên bán hàng từ hình thức
trả lương cố định hàng tháng sang trả lương theo số sản phẩm tiêu thụ được, điều này sẽ
làm cho:
a. Biến phí tăng;
b. Định phí tăng;
c. Định phí giảm;
d. Tăng một khoản biến phí và giảm một khoản định phí.
Bài thực hành số 02: Công ty TNHH Mạnh Hà sản xuất kinh doanh sản phẩm hạt công
tắc điện cao cấp có báo cáo thu nhập năm N như sau (ĐVT: 1.000 đồng):
- Doanh thu: (40.000sp x 15/sp): 600.000
- Giá vốn hàng bán: 285.000, trong đó:
+ Chi phí NVL trực tiếp: 120.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 75.000
+ Chi phí SXC: 90.000 (biến phí SXC là 0,5/1 sản phẩm)
- Lãi gộp: 315.000
- Chi phí bán hàng: 175.400, trong đó:
+ Biến phí gồm: Hoa hồng bán hàng: 39.400; Chi phí vận chuyển: 15.000
+ Định phí bán hàng: 121.000
- Chi phí quản lý: 90.200, trong đó:
+ Biến phí: 9.200
+ Định phí: 81.000
- Lợi nhuận: 49.400
Biết rằng, biến phí biến động theo sản lượng, hoa hồng biến động theo doanh thu;
khả năng sản xuất tối đa của công ty là 70.000 sản phẩm/năm.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí? Tính sản lượng và
doanh thu hòa vốn? Tính độ lớn đòn bảy kinh doanh và cho biết ý nghĩa của chỉ tiêu trên?
2. Để có thể gia tăng lợi nhuận trong năm tới, công ty đưa ra hai phương án sau:
a. Giảm giá bán 25%, năng lực của công ty sẽ được tận dụng tối đa;
b. Tăng giá bán 25%, tăng hoa hồng bán hàng 12%/doanh thu, tăng chi phí quảng
cáo 90.000, hi vọng sản lượng tiêu thụ tăng 50%.

50
Hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí cho hai trường hợp
trên và cho biết công ty nên chọn phương án nào?
3. Công ty dự kiến sử dụng nguyên vật liệu thay thế làm chi phí nguyên vật liệu
giảm 1.730 đồng/sản phẩm. Hỏi công ty cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để đạt lợi
nhuận trước thuế trong năm N+1 là 70.000? Trong trường hợp này, để đạt tỉ lệ hoàn vốn
đầu tư ROI là 20%, công ty cần sử dụng lượng vốn bình quân là bao nhiêu?
4. Theo ý kiến của bộ phận quảng cáo, công ty cần tăng chi phí quảng cáo. Vậy
công ty cần tăng chi phí quảng cáo là bao nhiêu để dạt tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu là
6% với số lượng sản phẩm tiêu thụ là 60.000 sản phẩm.
Bài thực hành số 03:
Công ty TNHH Thiên Minh đang có kế hoạch bán sản phẩm mới ra thị trường.
Trong năm qua, công ty đã xác định được định phí hoạt động là 119.600.000 đồng và tỉ
suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu là 12%. Sản lượng sản xuất tối đa của công ty
là 50.000 sản phẩm.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí, biết rằng đơn giá bán
sản phẩm là 25.000 đồng/ sản phẩm; lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 55.200.000 đồng.
2. Công ty dự kiến tăng chi phí quảng cáo thêm 5.800.000 đồng trong kỳ, lợi
nhuận sau thuế là 37.830.000 đồng, thuế suất thuế TNDN là 20%. Hỏi sản lượng tiêu thụ
là bao nhiêu sản phẩm?
3. Công ty muốn doanh thu tăng 1,5 lần so với năm trước, tỉ suất lợi nhuận trước
thuế và lãi vay so với doanh thu là 20%. Hỏi công ty phải đầu tư thêm bao nhiêu đồng
định phí để quảng cáo? (biết rằng đơn giá bán và các yếu tố khác không thay đổi)
4. Giả sử công ty tăng chi phí quảng cáo thêm 40.000.000 đồng, tăng hoa hồng
bán hàng thêm 1.000 đ/SP, chi phí bao bì đóng gói là 800 đồng/ sản phẩm, hi vọng doanh
thu sẽ tăng 100%. Hãy cho biết công ty có nên thực hiện phương án này hay không? Vì
sao?
5. Năm nay công ty dự kiến giảm giá bán 10% và tăng chi phí quảng cáo thêm
60.000.000 đồng, hi vọng khối lượng tiêu thụ sẽ tăng 100%. Hãy lập báo cáo kết quả kinh
doanh dạng số dư đảm phí và cho biết công ty có nên thực hiện phương án này hay
không? Vì sao?

51
6. Giả sử năm trước công ty đã bán được 12.500 sản phẩm. Giám đốc công ty cho
rằng việc giảm giá bán là không khôn ngoan. Thay vào đó, ông ta muốn tăng hoa hồng
bán hàng thêm 800 đồng/sản phẩm. Ông ta tin rằng, điều này cộng với chi phí quảng cáo
tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng 80%. Vậy chi phí quảng cáo phải tăng lên bao nhiêu
trong kỳ nếu công ty muốn đạt tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu là 20%?
Bài thực hành số 04:
Công ty TNHH An Bình chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm từ sữa. Công ty có
báo cáo kết quả kinh doanh trong năm N của hai mặt hàng sữa tươi và sữa bột như
sau (ĐVT: triệu đồng):
Chỉ tiêu Toàn công ty Sữa tươi Sữa bột
Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ
(%)
1. Doanh thu 10.000 100 4.000 100 6.000 100
2. Biến phí 6.900 69 2.400 60 4.500 75
3. Định phí 2.400 24 1.200 30 1.200 20
Bộ phận bán hàng đề xuất lên Ban giám đốc công ty 2 phương án cho năm N+1 như sau:
Phương án 1:
Chỉ tiêu Toàn công ty Sữa tươi Sữa bột
Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ
(%)
1. Doanh thu 10.000 100 5.000 100 5.000 100
2. Biến phí 6.750 67,5 3.000 60 3.750 75
3. Định phí 2.400 24 1.200 30 1.200 20
Phương án 2:
Chỉ tiêu Toàn công ty Sữa tươi Sữa bột
Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ
(%)
1. Doanh thu 10.000 100 3.500 100 6.500 100
2. Biến phí 6.975 69,75 2.100 60 4.875 75
3. Định phí 2.400 24 1.200 34,29 1.200 18,46
Yêu cầu:

52
Hãy cho biết sự thay đổi của kết cấu sản phẩm tiêu thụ ở phương án 1 và phương án 2
ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu hòa vốn và lợi nhuận của công ty. Công ty nên
chọn phương án nào để có lợi nhất về mặt kinh tế?
Bài thực hành số 05:
Theo tài liệu báo cáo từ tình hình sản xuất kinh doanh trong nước của sản phẩm X của
công ty TNHH Sông Hàn, công suất sản xuất tối đa là 12.000 sản phẩm/tháng. Số liệu về
chi phí tập hợp được ở mức công suất bình quân 10.000 sản phẩm/tháng như sau:
- Đơn giá bán: 20.000đ/sản phẩm;
- Biến phí đơn vị: 15.000đ/sản phẩm;
- Tổng định phí SXKD: 40.000.000đ/tháng;
Để phục vụ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận theo yêu cầu của Ban lãnh đạo, các phương án
được đề xuất như sau:
1. Phương án 1: Nếu tăng chi phí nhân công trực tiếp 500đ/sản phẩm; tăng chi phí hoa
hồng bán hàng 300đ/sản phẩm thì sản lượng tiêu thụ dự kiến sẽ tăng 20%;
2. Phương án 2: Nếu thuê thêm cửa hàng để mở rộng điểm bán hàng với chi phí thuê tăng
thêm 4.000.000đ/tháng thì dự kiến sản lượng tiêu thụ có thể tăng 25%;
3. Phương án 3: Nếu cắt giảm chi phí quảng cáo 2.000.000đ/tháng và thay vào đó bằng
cách trả lương cho nhân viên bán hàng theo hình thức hoa hồng 2%/sản phẩm tiêu thụ
được thì hứa hẹn sàn lượng tiêu thụ sẽ tăng 15%;
4. Phương án 4: Nếu tăng ngân sách quảng cáo thêm 3.000.000/tháng và giảm đơn giá
bán 2%/sản phẩm thì dự kiến sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 10%;
5. Phương án 5: Để tham gia vào thị trường xuất khẩu, công ty phải thay đổi chủng loại
vật tư sử dụng hiện tại bằng vật tư mới làm cho chi phí tăng thêm 2.000đ/sản phẩm; thay
thiết bị đánh bóng hiện tại bằng thiết bị mới làm tăng chi phí khấu hao thêm
4.000.000đ/tháng. Giá bán xuất khẩu dự kiến là 25.000đ/sản phẩm; dự kiến sản lương
tiêu thụ sẽ tăng 10%;
6. Phương án 6: Nếu giảm giá bán 10% và tăng hoa hồng bán hàng 300đ/sản phẩm, kèm
tặng phẩm trị giá 700đ/sản phẩm, dự kiến sản lượng sẽ tăng 20%.
Yêu cầu: Với tư cách là một nhân viên kế toán quản trị có kinh nghiệm, anh chị hãy phân
tích các phương án trên để giúp công ty tìm ra phương án tối ưu nhất?
Bài thực hành số 06:
Công ty TNHH An Huy dự kiến bán sản phẩm mới ra thị trường. Trong năm qua, công ty

53
đã xác định được định phí hoạt động là 120.000.000 đồng, tỉ suất lợi nhuận trước thuế
trên doanh thu là 10%. Sản lượng sản xuất tối đa là 30.000 sản phẩm/năm.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo KQKD theo dạng số dư đảm phí biết rằng đơn giá bán sản phẩm là
30.000đ và lợi nhuận trước thuế là 60.000.000 đồng?
2. Giả sử năm trước công ty đã bán được 20.000 sản phẩm. Năm nay công ty dự kiến
giảm giá bản 10% và tăng chi phí quảng cáo thêm 30.000.000 đồng, dự kiến sản lượng
tiêu thụ sẽ tăng 30%. Hãy lập báo cáo KQKD theo dạng số dư đảm phí và cho biết công
ty có nên thực hiện theo phương án này không? Vì sao?
3. Giả sử năm trước công ty đã bán được 24.000 sản phẩm. Giám đốc công ty cho rằng
việc giảm giá bán là không khôn ngoan. Năm nay ông muốn tăng hoa hồng bán hàng
1.000đ/sản phẩm và tăng thêm chi phí quảng cáo để sản lượng tiêu thụ có thể đạt mức tối
đa. Anh/chị hãy cho biết nếu vậy chi phí quảng cáo phải tăng lên bao nhiêu nếu lợi nhuận
sau thuế đạt mức 75.000.000 đồng? (biết rằng thuế suất thuế TNDN 20%)
4. Trong điều kiện hoạt động bình thường, năm nay công ty dự kiến tăng chi phí quảng
cáo thêm 20.000.000 đồng. Công ty mong muốn lợi nhuận sau thuế đạt 75.000.000 (thuế
suất thuế TNDN 20%) thì sản lượng tiêu thụ phải là bao nhiêu?
5. Công ty muốn doanh thu hiện tại tăng gấp đôi so với năm trước (năm trước tiêu thụ
được 12.500 sản phẩm), tỉ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu là 20% thì phải đầu
tư thêm bao nhiêu định phí, biết rằng đơn giá bán không thay đổi?
6. Giả sử năm trước công ty đã bán được 20.000 sản phẩm. Nếu gia tăng chi phí quảng
cáo trong năm nay thêm 50.000.000 đồng, tăng hoa hồng bán hàng 2.000 đồng/sản phẩm
và chi phí bao bì đóng gói thêm 1.000 đồng/sản phẩm thì doanh thu dự kiến tăng 30%.
Anh/chị cho biết công ty có nên thực hiện phương án này hay không? Vì sao?
7. Giả sử năm trước đã bán được 20.000 sản phẩm, nếu công ty thay đổi hình thức trả
lương của nhân viên bán hàng, chuyển từ trả lương theo thời gian 60.000.000 đồng/năm
sang trả theo hoa hồng 2.000 đồng/sản phẩm thì dự kiến sản lượng tăng 10%. Anh/chị
hay cho biết công ty có nên thực hiện phương án này hay không?
8. Giả sử năm trước công ty bán được 20.000, nếu công ty thay đổi một số chi tiết của sản
phẩm làm cho chi phí NVLTT tăng thêm 2.000đ/sản phẩm, giá bán dự kiến tăng thêm
1.000đ/sản phẩm, đồng thời thay đổi hình thức đóng gói làm tăng chi phí in ấn bao bì
thêm 800đ/sản phẩm, công ty dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng 15%. Anh/chị hãy cho biết

54
công ty có nên thực hiện phương án này hay không?
Bài thực hành số 07: Công ty cổ phần tập đoàn CardiSun Việt Nam chuyên sản xuất dây
và cáp điện có bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm đồng nấu trong tháng
7/2023 như sau: (sử dụng số liệu của BT thực hành số 6, chủ đề 1)
Yêu cầu:
1. Anh/chị hãy điền nốt số liệu còn thiếu vào những chỗ có dấu “?”
2. Anh chị hãy sắp xếp, phân loại các khoản mục chi phí của công ty theo cách ứng xử
của chi phí? Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy?
3. Nhân viên kế toán quản trị công ty đề xuất với giám đốc phương án phân tích chi phí
hỗn hợp là sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu, anh chị hãy cho biết trong các khoản
chi phí nêu trên những khoản nào là chi phí hỗn hợp? Anh/chị hãy sử dụng phương pháp
trên để phân tích chi phí hỗn hợp của công ty này?
4. Hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí ở các mức sản lượng theo
dự toán? Xác định độ lớn ĐBKD tương ứng?
5. Biết rằng công suất sản xuất tối đa của công ty là 1.200 tấn/tháng. Giả sử tháng 7/2023
công ty đã bán được 900 tấn với giá 193.553 đồng/kg. Dự kiến tháng 8/2023 công ty sẽ
nhận thêm được một đơn hàng mới với số lượng mua 400 tấn. Khách hàng chấp nhận
mua nếu công ty đồng ý giảm giá 10% so với giá bán hiện tại. Mọi khoản chi phí vận
chuyển phát sinh bên mua sẽ chịu. Nếu thực hiện thương vụ này, công ty hi vọng thu
được mức lợi nhuận khoảng 12.000đ/sản phẩm. Anh/chị hãy tính toán mức giá bán hợp
lý cho lô hàng này?
6. Ở mức sản lượng 900 tấn/tháng, nếu tháng sau công ty muốn lợi nhuận tăng 20% thì
sản lượng phải tăng bao nhiêu?
7. Hãy xác định chi phí đơn vị sản phẩm ở các mức sản lượng tương ứng và cho nhận xét
về kết quả?
8. Giám đốc công ty đang rất lo lắng vì tỉ lệ số dư đảm phí hiện ở mức rất thấp. Ông yêu
cầu bộ phận kế toán quản trị nghiên cứu để đưa ra các phương án làm cho tỉ lệ số dư đảm
phí đạt 20%. Bộ phận kế toán quản trị đưa ra các PA sau:
a. Do biến phí hiện nay trong giá thành SP quá cao, công ty có thể giữ nguyên giá bán,
giữ nguyên định phí và xúc tiến các biện pháp để giảm biến phí. Theo anh/chị, công ty có
thể làm thế nào để giảm biến phí và giảm bao nhiêu để đạt tỉ lệ SDĐP 20%?
b. Bộ phận kế toán quản trị cho rằng không thể thực hiện các biện pháp giảm biến phí và

55
định phí nên đề nghị giám đốc phương án tăng giá bán. Theo anh chị trong trường hợp
này, giá bán phải thay đổi như thế nào?
c. Giám đốc cho rằng chi phí điện, nước và chi phí xử lý nước thải hàng tháng quá cao.
Ông đề nghị bộ phận kế toán nghiên cứu, cho PA để có thể giảm bớt chi phí này. Kế toán
quản trị đề xuất PA cắt giảm bớt biến phí xử lý nước thải và BP sử dụng điện, nước 30%.
Trong điều kiện ĐP không thay đổi, anh chị hãy cho biết với sự thay đổi biến phí như
trên thì công ty có cần điều chỉnh thêm giá bán để đạt tỉ lệ SDĐP 20% hay không? Nếu
có hãy xác định mức giá đó?

56
CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN
VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
2.1. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN
Bài tập thực hành số 01: Công ty TNHH Tân Đạt chuyên sản xuất kinh doanh
bánh kẹo. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng trước của Công ty như sau:
(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Ngành kinh doanh


Chỉ tiêu Toàn công ty
Bánh Kẹo

Doanh thu 4.450 2.500 1.950

Biến phí 2.063 1020 1043

- Sản xuất 1.668 810 858

- Ngoài sản xuất 395 210 185

Số dư đảm phí 2.387 1.480 907

- Định phí ngành hàng 1.500 750 750

Số dư bộ phận 887 730 157

- Định phí chung 450

Lợi tức 437

Qua báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy mặt hàng
kinh doanh sản phẩm Kẹo chưa đạt hiệu quả cao so với sản phẩm Bánh. Giám đốc
kinh doanh yêu cầu cung cấp thông tin về sản phẩm Kẹo theo loại sản phẩm và thị
trường tiêu thụ. Các tài liệu về sản phẩm Kẹo được bộ phận bán hàng cung cấp như
sau:

Sản phẩm kẹo tiêu thụ


Chỉ tiêu Tổng
A B C

Doanh thu 1.950 900 300 750


Biến phí sản xuất theo doanh thu 45% 41% 58%
Biến phí ngoài sản xuất theo doanh thu 12% 14% 10%

57
Định phí bộ phận 605 200 125 280
Yêu cầu:
a) Lập báo cáo HĐKD theo sản phẩm Kẹo?
b) Lập báo cáo HĐKD theo thị trường kinh doanh của sản phẩm Kẹo? Biết rằng
thông tin ở hai thị trường miền Bắc và miền Nam. Doanh thu và các số liệu của hai thị
trường đó như sau:
(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Thị trường tiêu thụ


Chỉ tiêu Tổng

Bắc Nam
Doanh thu 750 400 350
Biến phí sản xuất theo doanh thu 58% 58%
Biến phí ngoài sản xuất theo doanh thu 5% 19%
Định phí bộ phận thị trường 225 75 150

Bài tập thực hành số 2: Công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai 1 là Công ty chuyên
sản xuất thiết bị gia dụng. Công ty có 2 khu vực sản xuất là khu vực miền Bắc và khu vực
miền Nam. Đối với khu vực miền Bắc Công ty chuyên sản xuất sản phẩm A và B. Đối
với khu vực miền Nam Công ty chuyên sản xuất sản phẩm C và D. Tình hình sản xuất
của 2 khu vực của Công ty trong tháng 1 năm N như sau:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Khu vực phía
Khu vực phía Bắc Nam
STT Chỉ tiêu SP A SP B SP C SP D
1 Giá bán đơn vị sản phẩm 12 32 45 25
2 Biến phí đơn vị sản phẩm 8 22 25 16
3 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 90.000 30.000 45.000 65.000

Tổng định phí của Công ty trong tháng 1 là 1.140.000 đồng. Trong đó, định phí
thuộc tính chi tiết cho từng loại sản phẩm theo từng khu vực sản xuất cụ thể:
Phân xưởng 1 380.000
SP A 200.000
SPB 120.000
Phân xưởng 2 560.000
SP C 220.000
58
SPD 240.000

Yêu cầu:
a. Lập báo cáo kết quả kinh doanh cho toàn Công ty theo từng khu vực sản xuất?
b. Lập báo cáo kết quả kinh doanh của từng khu vực theo từng sản phẩm? Cho biết
sản phẩm nào trong các khu vực sinh lời tốt hơn (tính theo doanh thu và sản phẩm
tiêu thụ)?

2.2. THỰC HÀNH ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM


Bài tập thực hành số 3: Công ty TNHH Hương Mai chuyên sản xuất đồ gia dụng,
Công ty dự kiến trong quý 1 cho ra mắt sản phẩm A dự kiến sản lượng tiêu thụ trong quý
1 năm N là 10.000 sản phẩm. Các chi phí được kế toán tập hợp như sau:
Đơn vị tính: Đồng
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 140.000.000
2 Lương nhân viên văn phòng Công ty 80.000.000
3 Chi phí vận chuyển hàng hóa tiêu thụ theo sản phẩm 30.000.000
4 Hoa hồng bán hàng theo sản phẩm 10.000.000
5 Lương nhân viên phân xưởng sản xuất 80.000.000
6 Khấu hao TSCĐ văn phòng Công ty 20.000.000
7 Chi phí dịch vụ mua ngoài cho sản xuất theo sản phẩm 35.000.000
8 Chi phí đóng gói bao bì sản phẩm 10.000.000
9 Chi phí bán hàng kèm tặng phẩm 12.000.000
10 Chi phí quảng cáo 20.000.000
11 Chi phí nhân công trực tiếp 250.000.000
12 Chi phí văn phòng phẩm tại công ty 6.000.000
13 Chi phí vật liệu phụ sản xuất theo sản phẩm 15.000.000
14 Chi phí dụng cụ sản xuất theo sản phẩm 10.000.000
15 Chi phí nhân công trực tiếp 300.000.000
16 Chi phí bằng tiền khác thuộc phân xưởng 20.000.000

Yêu cầu:
59
a) Anh (chị) hãy phân loại chi phí theo cách phân loại ứng xử của chi phí?
b) Xác định giá bán sản phẩm A theo 2 phương pháp: Chi phí toàn bộ và chi phí trực tiếp.
Biết rằng: Vốn đầu tư cần thiết để thực hiện sản phẩm A này là 1.600.000.000 đồng.
Công ty mong muốn sẽ hoàn vốn trong 10 năm (ROI=10%).
Bài tập thực hành số 4: Công ty cổ phần Hoàng Anh là công ty chuyên sản
xuất, kinh doanh lĩnh vực bánh kẹo. Trong kỳ, giả sử Công ty sản xuất ra 20.000
sản phẩm kẹo chanh bạc hà với lãi kỳ vọng là 180.000.000 đồng. Số liệu kế toán
của các Công ty được cung cấp như sau:
Chỉ tiêu Số tiền (đồng)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28.000
Chi phí nhân công trực tiếp 30.000
Biến phí sản xuất chung 10.000
Biến phí bán hàng 4.000
Biến phí quản lý doanh nghiệp 2.000
Định phí sản xuất chung 500.000.000
Định phí bán hàng và quản lý 180.000.000

Giả sử doanh nghiệp hiện đang sản xuất và tiêu thụ 15.000 sản phẩm. Trên thị
trường có Công ty muốn mua 6.000 sản phẩm với giá 82.000 đồng/sản phẩm. Anh (chị)
hãy tư vấn cho Công ty có nên bán hay không trong hai trường hợp: (1) Công ty tính giá
theo phương pháp chi phí toàn bộ; (2) Công ty tính giá theo phương pháp trực tiếp.

60
CHỦ ĐỀ 3: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH THÔNG TIN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

Chia nhóm sinh viên để học thực hành theo từng tình huống kinh doanh
Mỗi nhóm sẽ thành lập một công ty với đủ các vị trí chính trong doanh nghiệp
+ Chủ tịch
+ Giám đốc điều hành
+ Kế toán trưởng
+ Kế toán viên quản trị
+ Nhân viên liên quan
Các dụng cụ hỗ trợ thực hành:
+ Bảng tên các chức danh
+ Mỗi nhóm có ít nhất 01 laptop
Nội dung các tình huống cần giải quyết:
Tình huống 1:
Công ty xây dựng và xuất nhập khẩu Thành Đạt chuyên sản xuất 2 loại sản
phẩm đặc thù dùng trong ngành xây dựng có mã số LT 200 và TM 480. Thời gian
sản xuất LT 200 là 2 sản phẩm/giờ máy chạy và TM 480 là 5 sản phẩm/giờ máy
chạy. Công suất máy tối đa 2.200 giờ/năm. Toàn bộ số sản phẩm sản xuất ra được
tiêu thụ trên thị trường tối đa 3.750 sản phẩm LT 200 và 2.000 sản phẩm TM 480.
Đơn giá bán và biến phí đơn vị sản phẩm được cho ở bảng sau:
Chỉ tiêu Sản phẩm LT 200 Sản phẩm TM 480
Đơn giá bán/sản phẩm 12.500.000 đồng 7.500.000 đồng
Biến phí đơn vị/sản phẩm 3.750.000 đồng 4.500.000 đồng
Yêu cầu:
1. Xác định số lượng sản phẩm LT 200 và sản phẩm TM 480 cần sản xuất và tiêu thụ để
đạt lợi nhuận cao nhất.
2. Xác định lợi nhuận tại mức bán hàng này, nếu định phí của công ty là 30.000.000.000
đồng.
Tình huống 2:

61
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tùng Anh sản xuất hai loại sản phẩm X và
Y, có các tài liệu liên quan được cho trong bảng số liệu sau:
Thông tin về hai sản phẩm X và Y:
Khoản mục Sản phẩm X Sản phẩm Y
Giá bán một sản phẩm 100.000 140.000
Biến phí một sản phẩm 40.000 84.000
Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm 60.000 56.000
Tỷ lệ số dư đảm phí 60% 40%
Yêu cầu:
1. Trong điều kiện bình thường không có hạn chế giờ máy. Hãy xác định công ty nên
chọn sản xuất sản phẩm nào?
2. Trong điều kiện hạn chế giờ máy, sản phẩm X cần 1,5 giờ hoạt động máy để sản xuất,
sản phẩm Y cần 1 giờ hoạt động máy để sản xuất. Công ty chỉ có giới hạn được sử dụng
1.000 giờ máy trong kỳ.Hãy xác định công ty nên chọn sản xuất sản phẩm nào?
Tình huống 3:
Công ty Thành Long có một hệ thống gồm 10 trung tâm thể thao, tọa lạc trên khắp
đất nước. Hội đồng quản trị của công ty đang nghiên cứu việc đặt các máy ép nước trái
cây phục vụ ở các trung tâm thể thao này. Những chiếc máy này sẽ trực tiếp ép nước trái
cây bán mỗi ngày thay vì các trung tâm thể thao phải mua các lon nước ép trái cây có sẵn
về bán.
Máy ép nước trái cây có nhiều kích cỡ. Chi phí thuê máy và chi phí vận hành
máy thay đổi theo kích cỡ khác nhau của máy. Công suất máy và các khoản chi phí
của từng kích cỡ được cho dưới đây (ĐVT: đồng)
Kiểu máy
Chỉ tiêu
Loại nhỏ Loại trung bình Loại lớn
Công suất hàng năm 50.000 120.000 300.000
Các khoản chi phí
+ Chi phí thuê máy/ năm 16.000.000 22.000.000 40.000.000
+ Chi phí trái cây/ lon 260 260 260
+ Chi phí 1 lon 160 160 160
+ Các khoản chi phí khác/lon 440 280 100

62
Tổng cộng 860 700 520
Yêu cầu:
1. Hãy tính mức tiêu thụ mà máy loại nhỏ và máy loại vừa đều tạo ra một mức lãi lỗ như
nhau
2. Hội đồng quản trị công ty có thể dự kiến khối lượng lon nước ép trái cây phải tiêu thụ
ở từng trung tâm thể thao. Hãy giới thiệu một nguyên tắc quyết định mà có thể giúp cho
Hội đồng quản trị công ty lựa chọn chiếc máy có lợi nhất cho từng trung tâm thể thao mà
không phải thực hiện các quá trình tính riêng cho từng trung tâm thể thao.
Tình huống 4:
Công ty TNHH Hoa Hồng sản xuất hai sản phẩm liên hợp X và Y (cùng một loại
vật liệu, một quy trình công nghệ sản xuất ra hai loại sản phẩm X và Y). Sản lượng hàng
năm là 10.000 đơn vị sản phẩm X và 6.000 đơn vị sản phẩm Y, tổng giá thành là
200.000.000 đồng. Công ty có thể bán tại điểm rẽ (điểm tách rời), giá bán đơn vị sản
phẩm X là 120.000 đồng, sản phẩm Y là 180.000 đồng. Sản phẩm X có thể tiếp tục được
chế biến, chi phí chế biến là 300.000.000 đồng, giá bán đơn vị 160.000 đồng. Sản phẩm
Y có thể chế biến thành 4.000 đơn vị sản phẩm A và 2.000 đơn vị sản phẩm B, chi phí
chế biến là 130.000.000 đồng. Giá bán đơn vị sản phẩm A là 150.000 đồng, sản phẩm B
là 300.000 đồng.
Yêu cầu: Cho biết sản phẩm nào nên bán tại điểm rẽ (điểm tách rời), sản phẩm nào
cần được tiếp tục chế biến? Tại sao?
Tình huống 5:
Tại công ty TNHH Đức MInh kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có các thông tin liên quan đến
tình hình kinh doanh trong năm được kế toán tổng hợp trong các tài liệu như sau:
Tài liệu 1: tình hình mua bán hàng hóa:
- Công ty bán ra 1.000.000 sản phẩm, đơn giá 5.000 đồng/sản phẩm.
- Công ty mua vào 2 đợt:
+ Đợt 1: 800.000 sản phẩm – đơn giá: 2.000 đồng/ sản phẩm.
+ Đợt 2: 300.000 sản phẩm – đơn giá: 3.000 đồng/sản phẩm.
Tài liệu 2: Thông tin bổ sung:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

63
- Vào cuối tháng 12 năm của kinh doanh, ban giám đốc công ty đang tính toán
xem có nên mua thêm 600.000 sản phẩm với giá 4.000 đồng/sản phẩm không? Giả sử
công ty chỉ có thể lựa chọn phương pháp LIFO hoặc FIFO và các chi phí khác trong năm
là 1.000.000.000 đồng
Yêu cầu:
1. Nếu công ty áp dụng phương pháp LIFO và FIFO anh chị hãy lập bảng so sánh về mức
lợi nhuận thuần đạt được trong các trường hợp:
- Công ty không mua thêm
- Công ty mua thêm
2. Nếu anh chị là người trong Ban giám đốc của công ty được giao quyền quyết định, anh
(chị) chọn giải pháp nào?
Tình huống 6:
Công ty sản xuất phụ tùng Trường Hải sản xuất hai loại linh kiện A và B, sử
dụng cùng 1 loại thiết bị sản xuất. Dự toán năm 20N là 4.000 linh kiện mỗi loại.
Biến phí sản xuất và lắp ráp như nhau:
Chỉ tiêu Số giờ máy Biến phí đơn vị
Linh kiện A 2 giờ/ linh kiện 20.000 đồng/ linh kiện
Linh kiện B 4 giờ/ linh kiện 36.000 đồng/ linh kiện
Lắp ráp 4.000 linh kiện 20.000 đồng/ linh kiện
Cộng 76.000 đồng/ linh kiện
Công suất thiết bị là 20.000 giờ/ năm. Công ty cũng đang xem xét mua linh kiện
này từ bên ngoài với giá 26.000 đồng/ linh kiện A và 44.000đồng/ linh kiện B
Yêu cầu:
1. Phân tích xác định công ty nên sản xuất linh kiện A và B hay nên mua chúng từ
bên ngoài (cho biết biến phí bộ phận lắp ráp 2 linh kiện là chi phí không liên quan đến
quá trình ra quyết định)
2. Để đặt mục tiêu giảm thiểu biến phí trong sản xuất, yêu cầu xác định số lượng
linh kiện A và B cần mua hoặc cần sản xuất.

64
Tình huống 7:
Một công ty chuyên sản xuất xe đạp với khối lượng dự kiến năm nay là
10.000 chiếc. Hiện tại công ty sản xuất dây xích xe đạp, kế toán của công ty báo
cáo những chi phí để sản xuất 10.000 dây xích xe đạp như sau:
Chỉ tiêu Đơn vị Tổng
Nguyên vật liệu trực tiếp 4.000 40.000.000
Lao động trực tiếp 2.000 20.000.000
Biến phí sản xuất 1.500 15.000.000
Chi phí giám sát, lắp đặt và kiểm soát NVL 2.000.000
Chi phí thuê máy móc 3.000.000
Phân bổ chi phí quản lý nhà máy, thuế và bảo hiểm 30.000.000
Tổng cộng 110.000.000
Công ty đã nhận được lời đề nghị từ nhà cung cấp là sẽ cung cấp 1 loại dây xích
với mức giá 8.200 đồng/ dây. Những thông tin bổ sung dưới đây:
a. Chi phí giám sát và lắp đặt và kiểm soát NVL theo số lô hàng được sản xuất.
Công ty sản xuất theo từng lô, mỗi lô dây xích gồm có 1.000 dây, công ty ước tính rằng
sẽ sản xuất 10.000 dây xích trong 10 lô.
b. Máy móc thuê ngoài được dùng để sản xuất dây xích ( nếu công ty mua dây
xích ở ngoài thì máy móc thiết bị này không cần thuê)
Yêu cầu:
1. Giả sử rằng công ty mua tất cả dây xích bên ngoài thì những phương tiện sẵn có để sản
xuất dây xích sẽ nhàn rỗi. Vậy công ty có nên chấp nhận lời đề nghị của nhà cung cấp
bên ngoài với mức khối lượng 10.000 đơn vị không?
2. Giả sử rằng công ty mua tất cả dây xích bên ngoài thì những phương tiện sẵn có để sản
xuất sẽ được sử dụng để cải tiến xe đạp bằng cách chế tạo thêm vè chắn và kính chiếu
hậu. Khi đó giá bán một chiếc xe đạp tăng thêm 20.000 đồng. Biến phí đơn vị của việc
cải tiến này sẽ là 18.000 đồng và định phí tăng thêm là 16.000.000 đồng. Vậy công ty nên
mua ngoài hay tự sản xuất dây xích, giả sử rằng công ty dự kiến sản xuất 10.000 xe đạp.
3. Giám đốc bán hàng công ty quan tâm đến việc dự toán khối lượng bán ra 10.000 xe
đạp là quá cao và tin chắc rằng công ty chỉ bán được 6.200 xe đạp trong năm. Tại mức
khối lượng sản xuất thấp này, công ty sẽ sản xuất 8 lô dây xích mỗi lô có 775 dây. Vậy
công ty có nên mua dây xích từ bên ngoài không?
65
CHỦ ĐỀ 4: THỰC HÀNH LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
Bài thực hành số 01
Một doanh nghiệp dự kiến sản xuất 1.000 sản phẩm A trong tháng tới. Để sản xuất
loại vật liệu này cần có 2 loại vật liệu X, Y. Có thông tin về tình hình sản xuất của công
ty như sau:
1. Dự kiến định mức vật liệu (ĐVT: 1.000 đ)
Loại vật liệu Định mức Đơn giá mua Chi phí thu mua
X 3kg/ SP 89/kg 1/kg
Y 2kg/ SP 119/kg 1/kg
2. Dự kiến thời gian sản xuất SP
- Thời gian gia công, chế biến: 3,25 giờ/ SP
- Thời gian giải lao, chuẩn bị: 0,75 giờ/ SP
3. Dự kiến tiền lương sản xuất
- Tiền lương cơ bản cho 1 giờ lao động: 20.000 đ/ giờ lao động
- Các khoản trích theo lương: (23% lương cơ bản)
- Tiền thưởng và trợ cấp: 5.400 đ/ giờ lao động
4. Dự kiến chi phí sản xuất chung
- Biến phí sản xuất chung được phân bổ theo số giờ lao động trực tiếp là 60.000 đ/
giờ lao động trực tiếp.
- Tổng định phí sản xuất chung là 130.000.000 đ/ tháng, trong đó, chi phí khấu hao
máy móc thiết bị sản xuất là 50.000.000 đ.
5. Dự kiến chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
- Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 60.000 đ/ SP tiêu thụ.
- Tổng định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 180.000.000 đ/ tháng, trong
đó, chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất là 60.000.000 đ.
6. Các thông tin khác
- Tồn kho NVL đầu tháng là 0 đ
- SP sản xuất ra trong tháng được tiêu thụ hết.
- Thuế suất thuế TNDN là 25%
- Đơn giá bán là 1.600.000 đ/ SP
Yêu cầu:
1. Lập dự toán tổng chi phí NVL trực tiếp
66
2. Lập dự toán tổng chi phí nhân công trực tiếp
3. Lập dự toán chi phí sản xuất chúng
4. Lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
5. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí
6. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí
Gợi ý: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí là báo cáo
KQKD có biểu mẫu giống với báo cáo KQKD của kế toán tài chính

Bài tập thực hành số 02


Công ty Cổ phần Nhật Minh đang xây dựng kế hoạch cho quý IV. Kế toán quản trị có
những thông tin sau:
- Bảng cân đối kế toán của công ty tại ngày 31/06/2023 như sau:
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
1. Tiền mặt 90.000.000 1. Phải trả người bán 210.000.000
2. Các khoản phải thu 480.000.000 2. Vay ngân hàng 0
3. Hàng tồn kho 150.000.000 3. Vốn chủ sở hữu 900.000.000
4. TSCĐ 750.000.000 4. Lợi nhuận chưa phân phối ???
Tổng 1.470.000.000 Tổng ???
- Doanh thu dự kiến các tháng như sau:
Thán
6 (TH) 7 (KH) 8 (KH) 9 (KH) 10 (KH) 11 (KH)
g
Doanh 600.000.00 700.000.00 750.000.00 800.000.00 700.000.00 650.000.00
thu (đ) 0 0 0 0 0 0
- Chính sách bán hàng: Hiện tại, công ty đang áp dụng chiến lược đẩy mạng tiêu thụ
nhằm giành lấy thị phần trên thị trường, công ty chỉ thu 30% ngay bằng tiền mặt, số còn
lại thu trong tháng kế tiếp. Khoản phải thu cuối mỗi quý, sẽ được thu vào tháng đầu tiên
của quý tiếp theo.
- Chính sách mua hàng:
Giá vốn hàng bán trong tháng chiếm 60% doanh thu;
Doanh nghiệp dự trữ hàng hóa cuối tháng bằng 30% nhu cầu tiêu thụ của tháng sau;
Giá trị hàng mua được trả ngay 50% bằng tiền mặt, 50% vào tháng sau.
- Các chi phí hoạt động trong tháng được dự kiến như sau:
67
Tiền lương : 75.000.000 đ
CP quảng cáo : 50.000.000 đ
Hoa hồng bán hàng : 3% Doanh thu
Chi phí vận chuyển : 5% Doanh thu
Khấu háo TSCĐ : 30.000.000 đ
Chí phí khác : 2% Doanh thu
- Công ty tiến hành trả tiền lãi cho cổ đông vào ngày cuối mỗi quý; Số tiền dự kiến là
35.000.000 đ.
- Công ty dự kiến mua TSCĐ vào tháng 9 là 150.000.000 đ, TSCĐ này được đưa vào
sử dụng từ tháng 10/2023
- Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Yêu cầu: lập các dự toán quý III của công ty Nhật Minh

Bài tập thực hành số 03


Công ty Cổ phần Nhật Tín đang xây dựng kế hoạch cho quý IV. Kế toán quản trị có
những thông tin sau:
- Bảng cân đối kế toán của công ty tại ngày 31/06/2023 như sau:
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
1. Tiền mặt 91.080.000 1. Phải trả người bán 210.000.000
2. Các khoản phải thu 480.000.000 2. Vay ngân hàng 200.000.000
3. Hàng tồn kho 150.000.000 3. Vốn chủ sở hữu 900.000.000
4. TSCĐ 750.000.000 4. Lợi nhuận chưa phân phối ???
Tổng 1.471.080.000 Tổng ???
- Doanh thu dự kiến các tháng như sau:
Thán
6 (TH) 7 (KH) 8 (KH) 9 (KH) 10 (KH) 11 (KH)
g
Doanh 600.000.00 700.000.00 750.000.00 800.000.00 700.000.00 650.000.00
thu (đ) 0 0 0 0 0 0
- Chính sách bán hàng: Hiện tại, công ty đang áp dụng chiến lược đẩy mạng tiêu thụ
nhằm giành lấy thị phần trên thị trường, công ty chỉ thu 40% ngay bằng tiền mặt, số còn
lại thu trong tháng kế tiếp. Khoản phải thu cuối mỗi quý, sẽ được thu vào tháng đầu tiên
của quý tiếp theo.
68
- Chính sách mua hàng:
Giá vốn hàng bán trong tháng chiếm 60% doanh thu;
Doanh nghiệp dự trữ hàng hóa cuối tháng bằng 30% nhu cầu tiêu thụ của tháng sau;
Giá trị hàng mua được trả ngay 60% bằng tiền mặt, 40% vào tháng sau.
- Các chi phí hoạt động trong tháng được dự kiến như sau:
Tiền lương 82.000.000 đồng
CP quảng cáo 45.000.000 đồng
Hoa hồng bán hàng 6% Doanh thu
Chi phí vận chuyển 2,5% Doanh thu
Khấu háo TSCĐ 30.000.000 đồng
Chí phí khác 1,5% Doanh thu
- Công ty tiến hành trả tiền lãi cho cổ đông vào ngày cuối mỗi quý; Số tiền dự kiến là
35.000.000 đ.
- Công ty dự kiến mua TSCĐ vào tháng 9 là 80.740.000 đ, TSCĐ này được đưa vào sử
dụng từ tháng 10/2023
- Để đảm bảo tính thanh khoản, công ty dự trữ tiền mặt tại quỹ là 80.000.000 đồng.
Nếu cuối tháng, tiền mặt trong quỹ không đủ, công ty sẽ rút thấu chi từ ngân hàng về
nhập quỹ. Số tiền này được vay vào cuối mỗi tháng và trả vào cuối tháng kế tiếp. Lãi suất
vay thấu chi là 12%.
- Công ty dự định trả món vay 140.000.000 tại ngân hàng BIDV vào đầu tháng 7/2023.
Số tiền vay còn lại tại ngân hàng Abbank đang có lãi suất 12%
- Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Yêu cầu: lập các dự toán quý III của công ty Nhật Minh
Bài tập thực hành số 04
Công ty TNHH Khánh Minh là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh sản
phẩm X. Công ty đang dự định lập dự toán SXKD cho quý III/2023. Biết các số liệu dự
báo của công ty như sau:
1. Số lượng dự báo về sản lượng tiêu thụ và đơn giá bán như sau:
Tháng 7 : 25.000 sản phẩm Tháng 10 : 32.000 sản phẩm
Tháng 8 : 28.000 sản phẩm Tháng 11 : 34.000 sản phẩm
Tháng 9 : 30.000 sản phẩm
Và đơn giá bán: 80.000 đồng/ sản phẩm

69
2. Chính sách bán hàng:
70% thu ngay trong tháng; 30% trả trong tháng tiếp theo
Số phải thu khách hàng tháng 6 năm 2023 là 600.000 nghìn đồng.
3. Kế hoạch sản xuất và dự trữ:
- Công ty áp dụng chính sách dự trữ 30% hàng hóa tiêu thụ ở tháng sau.
- Hàng tồn kho đầu tháng 7/2023 là 7.500 sản phẩm
4. Kế hoạch sử dụng các yếu tố đầu vào
a. CP Nguyên vật liệu
- Định mức tiêu hao NVL tính cho một đơn vị sản phẩm là 1,5 kg/ sản phẩm;
- Chính sách dự trữ NVL cuối kỳ bằng 30% nhu cầu NVL của tháng sau;
- NVL tồn kho cuối tháng 6/2023 là 11.655 kg;
- Đơn giá NVL mua vào là 5.000 đồng/ kg;
- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá NVL theo giá thực tế đích danh;
- Công ty được hưởng chính sách mua hàng trả chậm: 50% trả trong tháng, 50% trả
vào tháng sau;
- Nợ phải trả người bán tại ngày 31/6/2023 là: 40.000.000 đồng
b. Chi phí nhân công trực tiếp
- Định mức thời gian sản xuất một sản phẩm là 0,5 giờ/ sản phẩm;
- Đơn giá giờ công lao động là 16.000 đồng/ giờ.
c. Chi phí sản xuất chung
- Định mức Biến phí sản xuất chung 2,5 nghìn đồng/ giờ;
- Định mức Định phí sản xuất chung 234.025 nghìn đồng/tháng, trong đó, CP không
chi bằng tiền là 40.000 nghìn đồng/tháng
5. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong tháng
- Định mức Biến phí BH & QLDN: 5,0 nghìn đồng/ sản phẩm;
- Định mức Định phí BH & QLDN 500.000 nghìn đồng/tháng, trong đó:
 CP quảng cáo : 130.000
 Lương quản lý : 245.000
 CP bảo hiểm : 80.000
 CP khấu hao TSCĐ : 45.000
6. Các thông tin bổ sung khác như sau:
- Tồn quỹ đầu kỳ là 120.000.000 đồng;
70
- Công ty dự định vay ngân hàng BIDV 150.000.000 đồng vào tháng 7/2023; lãi
suất dự kiến 12%/ năm. Vay ngân hàng Vietin Bank 100.000.000 đồng vào tháng
9/2023; lãi suất dự kiến 12%/ năm
- Trước đó công ty đã vay của ngân hàng Agribank số tiền 550.000.000 đồng (Lãi
suất 12%/năm), trong đó số tiền 250.000.000 đồng sẽ trả vào đầu tháng 8/2023.
- Mua TSCĐ trị giá 100.000.000 đ vào tháng 9/2023. TSCĐ này sẽ được đưa vào sử
dụng chính thức từ tháng 10/2023.
- Thuế suất thuế TNDN là 25%, công ty nộp thuế vào cuối mỗi tháng.
7. Thông tin về các chỉ tiêu trên bảng CĐKT cuối quý II/2023 như sau
- TSCĐ:
 TSCĐ hữu hình : 800.000 nghìn đồng
 TSCĐ vô hình : 250.000 nghìn đồng
- Hao mòn TSCĐ hữu hình : 150.000 nghìn đồng
- Phải trả khác : 80.000 nghìn đồng
- Vốn chủ sở hữu : 900.000 nghìn đồng
- Lợi nhuận chưa phân phối : ??? nghìn đồng
Bài tập thực hành số 05: (ĐVT: 1.000 đ)
Công ty cổ phần Giầy Tiền Đình chuyên sản xuất giầy Bata. Công ty tiến hành lập dự
toán sản xuất kinh doanh cho năm 2024 với các số liệu sau:
1.Theo báo cáo của bộ phận nghiên cứu thị trường:
Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tăng trưởng 9%/năm, đời sống
của người dân ngày càng cao, theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu Bộ Y tế, số lượng
người béo tăng 20% mỗi năm. Do vậy, phương pháp tập thể dục được ưa chuộng là đi bộ,
đặc biệt là ở các đô thị lớn. Theo thống kê của Uỷ ban Thể dục thể thao, số lượng người
thường xuyên đi bộ tập thể dục là 25% dân số năm 2022, 32% dân số năm 2023 và sẽ là
40% dân số năm 2024. Do đó mức cầu đối với giầy Bata sẽ tăng mạnh.
Tổng sản lượng giầy ba ta tiêu thụ (cả nước) năm 2022 là 15.000.000 đôi, năm 2023
là 20.000.000 đôi, và dự kiến năm 2024 sẽ là 30.000.000 đôi. Sản lượng giầy ba ta tiêu
thụ của công ty Tiền Đình cũng tăng khá nhanh: Năm 2022: 100.000 đôi. Năm 2023:
130.000 đôi. Năm 2024: 200.000 đôi (dự kiến quí 1: 30.000, quí 2: 70.000, quí 3:
60.000, quí 4: 40.000)
Bên cạnh đó, để giữ uy tín với khách hàng, mặc dù nhu cầu thị trường tăng mạnh

71
nhưng công ty vẫn đảm bảo chất lượng giầy ổn định với giá cả hợp lý ở mức 7.000đ/đôi.
2. Định mức chi phí như sau:
Số lượng cho Đơn giá cho Chi phí cho
Chi phí
1 sản phẩm 1 đơn vị một sản phẩm
(1) (2) (3) (4)=(2)*(3)
1 - NVL trực tiếp
- Vải 0,4m2 5000 2000
- Nhựa 0,1kg 3000 300
2 - Nhân công trực tiếp 0,5 giờ 4000 2000
3 - Biến phí sản xuất chung 0,5 giờ 2000 1000
Các chi phí khác như sau:
- Định phí sản xuất chung: 15.000.000/quí trong đó Khấu hao thiết bị sản xuất và nhà
xưởng: 10.000.000
- Lương nhân viên bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 30.000.000/quí
- Khấu hao thiết bị quản lý và nhà văn phòng: 15.000.000/quí
- Hội họp, tiếp khách: 3.000.000/quí
- Điện, nước, điện thoại của bộ phận văn phòng: 10.000.000/quí
Do thị trường giầy Bata trở nên khá sôi động nên sẽ có nhiều công ty khác tập trung
vào thị trường. Do vậy, công ty Tiền Đình cần có một chiến lược marketing hợp lý, công
ty dự kiến tăng mức quảng cáo: (ngân quĩ cho quảng cáo mỗi quí sẽ là 40.000.000).
1. Chính sách dự trữ của công ty:
- Thành phẩm dự trữ cuối kỳ này ở mức 10% nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau.
- Vật liệu dự trữ cuối kỳ này ở mức 10% nhu cầu sản xuất của kỳ sau.
- Tồn kho 31/12/2023 của công ty gồm: 1700 m 2 vải, 500 kg nhựa và 3.000 đôi giầy.
Dự kiến tồn kho 31/12/2024 cũng ở mức như 31/12/2023.
2. Chính sách thanh toán của công ty:
- Công ty Tiền Đình mua nhựa của công ty nhựa Bình Minh, vải của nhà máy Dệt
Nam Định với phương thức thanh toán: 70% thanh toán ngay và 30% thanh toán ở quí
sau.
- Công ty Tiền Đình bán hàng theo phương thức thanh toán: 80% thanh toán ngay
trong quí, 20% thanh toán ở quí sau.
1. Các tài liệu khác:

72
- Tính đến ngày 31/12/2023 công ty Tiền Đình còn nợ công ty nhựa Bình minh
5.000.000đ và nợ nhà máy dệt Nam Định 25.000.000đ.
- Công ty có kế hoạch trang bị 5 máy tính mới cho bộ phận văn phòng vào quí
4/2024: 10.000.000đ/ máy.
- Công ty yêu cầu mức dư quĩ tiền mặt tối thiểu là 15.000.000đ.
- Nếu thiếu tiền công ty sẽ vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất 12%/năm. Các khoản
vay trong quí này sẽ được trả cả gốc và lãi vào đầu quí sau.
2. Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2023 của công ty như sau:
(ĐVT: triệu đồng)
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
I - Tài sản ngắn hạn I - Nợ phải trả
30
1 - Tiền mặt 20 1 - Phải trả người bán
2 - NVL 10
3- Thành phẩm 16,2
4 - Phải thu người mua 28,8
II - Tài sản dài hạn II - NV chủ sở hữu
300
1 - Nguyên giá TCĐ 500 1 - Nguồn vốn kinh doanh
45
2 - Giá trị hao mòn TSCĐ (200) 2 - LN chưa phân phối
Tổng 375 Tổng 375

Yêu cầu: Lập dự toán tổng quát cho công ty giầy Tiền Đình năm 2024

73
MỤC LỤC
Contents
PHẦN 1: LÝ THUYẾT.............................................................................................1
CHỦ ĐỀ 1: PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ –
KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN................................................................................1
1.1. PHÂN LOẠI CHI PHÍ.......................................................................................1
1.1.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động....................................................1
1.1.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận................1
1.1.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí...............................................2
1.1.4. Mô hình vận động của chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất3
1.1.5. Các cách phân loại khác nhằm mục đích ra quyết định..................................3
1.2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN HỆ CVP VÀO QUÁ TRÌNH RA QUYẾT
ĐỊNH.........................................................................................................................4
1.3. PHÂN TÍCH HOÀ VỐN...................................................................................4
1.3.1. Khái niệm........................................................................................................4
1.3.2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn..............................................................5
1.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ BÁN
VÀ KẾT CẤU BÁN HÀNG.....................................................................................6
1.4.1. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán..................................6
1.4.3. Những điểm hạn chế khi phân tích mối quan hệ CVP....................................6
CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN.....................................................7
VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM.....................................................................................7
2.1. PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN................................................................7
2.1.1. Báo cáo bộ phận..............................................................................................7
2.1.2. Phân tích số dư bộ phận...................................................................................8
2.1.3. Phân tích báo cáo theo doanh thu, theo khu vực tiêu thụ................................8
2.2. LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẢM.......................................................8
2.2.1. Định giá dự toán thông thường.......................................................................8
2.2.2. Xác định giá chuyển nhượng...........................................................................9
2.2.3. Định giá theo nguyên liệu sử dụng và thời gian lao động.............................10
74
2.2.4. Định giá sản phẩm mới..................................................................................10
2.2.5. Định giá đặc biệt............................................................................................11
CHỦ ĐỀ 3: THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ.................................................13
VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH...............................................................................13
3.1. THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN
HẠN.........................................................................................................................13
3.1.1. Nhận diện thông tin thích hợp và các quyết định ngắn hạn..........................13
3.1.2. Ứng dụng khái niệm thông tin thích hợp trong việc đề ra các quyết định kinh
doanh........................................................................................................................15
CHỦ ĐỀ 4: LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH...................................20
4.1. KHÁI QUÁT VỀ LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH..................20
4.2. THỰC HÀNH LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH.......................21
4.2.1. Dự toán tiêu thụ.............................................................................................21
4.2.2. Dự toán sản xuất............................................................................................22
4.2.3. Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp..................................................................23
4.2.4. Dự toán chi phí lao động trực tiếp.................................................................24
4.2.5. Dự toán chi phí sản xuất chung.....................................................................25
4.2.6. Dự toán chi phí lưu thông và quản lý............................................................26
4.2.7. Dự toán Tiền mặt...........................................................................................27
4.2.8. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..............................29
4.2.9. Dự toán bảng cân đối kế toán........................................................................31
PHẦN 2: BÀI TẬP THỰC HÀNH.........................................................................35
CHỦ ĐỀ 1: THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN
HỆ CVP...................................................................................................................35
2.1. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHI PHÍ.............................................................35
1.2. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH QUAN HỆ CP – KL - LN.................................47
CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN VÀ ĐỊNH GIÁ
SẢN PHẨM............................................................................................................57
2.1. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN.......................................57
2.2. THỰC HÀNH ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM..........................................................59
75
CHỦ ĐỀ 3: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH THÔNG TIN..........................................61
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH.........................................61
CHỦ ĐỀ 4: THỰC HÀNH LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH..........66

76

You might also like