You are on page 1of 24

Chi phí bao gồm hai loại là chi phí kinh tế và chi phí kế toán (tính toán).

Chi phí
kinh tế được đo bằng giá trị thị trường của các nguồn tài nguyên cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa.

Chi phí kế toán là những chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp thực sự đã bỏ ra,
nó được tính toán thông qua nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp.

Chi phí kế toán chỉ bằng chi phí kinh tế khi mà nó tính đủ nhưng thường là chi
phí kế toán nhỏ hơn nhiều so với chi phí kinh tế.

Thường nguồn lực tài chính sẽ được tính đủ kiểu như nếu như gửi 10 tỷ vào
ngân hàng sẽ được 700tr một năm. Nếu dùng 10 tỷ đó để kinh doanh mà không
gửi ngân hàng thì trên sổ sách kế toán sẽ không có khoản chi phí 700tr -> Chi
phí kinh tế – Chi phí kế toán = 700 triệu.

Nhân lực cũng có thể được tính đủ vào chi phí kế toán đối với doanh nghiệp lớn.
Một GĐ doanh nghiệp vẫn tính lương cho chính mình hàng tháng, và coi đó là
chi phí. Một người kinh doanh cá thể có thể sẽ quên trả lương cho mình; lúc đó
họ chưa tính đủ.

Các chi phí ngoại ứng ví dụ như làm ô nhiễm nguồn nước chẳng hạn sẽ rất khó
tính được chi phí vì người khác phải chịu. Ở đầu vào có những khoản lợi ích
ngoại ứng mà doanh nghiệp không thể biến nó thành doanh thu ví dụ như
doanh nghiệp trồng cao su sẽ không thu được tiền nhờ cây cối của anh ta tạo ra
không khí trong lành.

Tóm lại, chúng ta chỉ nên quan tâm tới chi phí kế toán và cố gắng tính toán hết
các khoản chi phí cơ hội của các tài nguyên được sử dụng. Việc ghi lại các
nghiệp vụ thu chi của DN bằng các nghiệp vụ kế toán nhằm hai mục đích là để
kê khai nộp thuế và để phục vụ cho mục đích quản trị. Không phải khoản chi phí
nào cũng được phép kê khai phục vụ cho mục đích nộp thuế nhưng dưới góc độ
quản trị thì ta nên thống kê đủ để có những quyết định kinh doanh đúng đắn.
Chi phí kế toán chia ra làm hai loại là chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn. Trong
entry trước ta đã biết là ngắn hạn hay dài hạn phân loại bởi chi phí cố định.
Trong giai đoạn mà có ít nhất một chi phí không thay đổi gọi là ngắn hạn như
nhà xưởng, máy móc. Trong giai đoạn mà mọi chi phí đều thay đổi gọi là dài
hạn ví dụ máy móc khấu hao hết đòi hỏi phải mua máy mới, nhà xưởng hỏng
đòi hỏi phải xây lại,..

1.1.Chi phí trong ngắn hạn:

Do phân chia như vậy nên chi phí trong ngắn hạn sẽ có chi phí cố định và chi
phí biến đổi. TC = VC + FC ( VC: Variable Cost; FC: Fixed Cost; TC= Total
Cost)

FC là chi phí cố định -> AFC=FC/Q là chi phí cố định bình quân. Hàm ý là cứ mỗi
đơn vị sản phẩm tạo ra thì tổng chi phí cố định là bao nhiêu.

VC là chi phí biến đổi -> AVC=VC/Q là chi phí biến đổi bình quân. Hàm ý là cứ
mỗi sản phẩm tạo ra thì tổng chi phí biến đổi là bao nhiêu.

TC là tổng chi phí -> ATC = AFC + AVC là tổng chi phí bình quân; là chi phí bình
quân để tạo ra một sản phẩm. ATC= TC/Q

Đồ thị của tổng chi phí bình quân ATC


– Trong khoảng từ 0 tới Q : AFC giảm xuống và AVC tăng lên (theo quy luật chi
phí cận biên tăng dần). Nhưng sự giảm của AFC nhanh hơn sự tăng của AVC
nên ATC giảm dần

– Tại Q là điểm mà AFC=AVC thì sự giảm của AFC bằng với sự tăng của AVC
nên ATC không thay đổi

– Khi lớn hơn Q thì sự tăng của AVC thắng so với sự giảm của AFC nên ATC tăng
lên.

Doanh nghiệp sẽ để sản lượng của họ tại Q (điểm AFC=AVC) để có tổng chi phí
bình quân thấp nhất ? Câu trả lời là họ sẽ tiếp tục sản xuất vì vẫn còn có lãi.

Chi phí cận biên MC

Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Chi phí cận biên = thay đổi của tổng chi phí/thay đổi của tổng sản lượng.

Vì trong công thức TC=FC + VC thì FC không phụ thuộc vào việc sản xuất, kể cả
không sản xuất gì thì FC vẫn thế; còn VC phụ thuộc vào từng đơn vị sản phẩm
tạo ra nên Chi phí cận biên MC khác với tổng chi phí bình quân
ATC. 

1.2.Chi phí trong dài hạn

Trong dài hạn thì không có chi phí nào là cố định, mọi chi phí đều là chi phí biến
đổi. Lúc này thì vấn đề là làm sao với một sản lượng Q xác định ở đầu ra chi phí
đầu vào là thấp nhất. Hay TC= wL +rK là thấp nhất ( L là lao động, K là vốn;
w,L là hệ số)

Tương tự với đường bàng quan của người tiêu dùng, nhà sản xuất có đường
đồng chi phí. Đường đồng chi phí là sự kết hợp của K và L mà trên đó TC không
đổi. Đường đồng sản lượng là các cách thức kết hợp của K và L mà trên đó Q
không thay đổi -> kết hợp của đầu vào tối ưu để hãng tối thiểu hóa chi phí là tại
tiếp điểm của đường đồng chi phí với đường đồng sản lượng.
Tại giao điểm này thì độ dốc của hai đường bằng nhau:

– K= TC/r – w/r.L -> độ dốc của đường đồng chi phí là w/r

– Độ dốc của đường đồng sản lượng là MRTS= MPL/MPk

=> tại điểm này w/r=MPL/MPk => MPL/w=MPK/r

2. Lợi nhuận
Lợi nhuận ∏ = Doanh thu
TR – Chi phí TC -> mong muốn của doanh nghiệp là tối đa hóa doanh thu và tối
thiểu hóa chi phí

Lợi nhuận = (P-ATC) x Q trong đó P là giá bán, ATC là tổng chi phí bình quân, Q
là sản lượng

Lợi nhuận ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:


– Quy mô sản xuất : quy mô sản xuất ảnh hưởng tới cả chi phí và doanh thu

–  Chi phí của các yếu tố đầu vào: việc đàm phán để mua K hay L làm sao thấp
nhất

– Làm sao bán giá cao nhất (P) trong khi phụ thuộc vào cung cầu của thị
trường, vào giá của sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm thay thế.

Xét trên góc độ toán học thì điểm tối đa hóa lợi nhuận là điểm mà tại đó doanh
thu cận biên (MR) bằng với chi phí cận biên (MC). Doanh thu cận biên MR là
doanh thu có thêm được khi tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm, về nguyên tắc
là nó bằng giá (P) nhưng nhiều khi tăng sản lượng sẽ kéo giá bán xuống.  Chi
phí cận biên MC là chi phí phải bỏ ra thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm.

Khi MR còn lớn hơn MC thì lợi nhuận tăng theo sản lượng. Khi MR nhỏ hơn MC
thì việc giảm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận

Kinh tế học (P19: Lợi ích của


người sản xuất)
 

Người sản xuất (Doanh nghiệp) mua các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hóa
bán ra thị trường thu về tiền. Người tiêu dùng mua hàng hóa nhưng có đặc điểm
là hàng hóa hay dịch vụ đó sẽ mất đi trong quá trình sử dụng (tiêu dùng).  Việc
sử dụng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và người ta cố gắng đo đếm nó
bằng đơn vị Utils, với doanh nghiệp thì đơn giản hơn vì nó được thể hiện bằng
sản lượng, bằng tiền thu lại được từ bán hàng hóa.
Tương tự như với đường giới hạn ngân sách của người tiêu dùng, doanh nghiệp
cũng có một ngân sách giới hạn. Giả sử như họ có hai đầu vào (như là hai lựa
chọn mua X và Y) đó lao động (L) và tư bản (K) thì họ có vô số cách kết hợp
khác nhau để tạo ra các mức sản lượng khác nhau. Các sự kết hợp này tạo
thành hàm sản xuất Q= f(K,L).

Q chỉ lớn hơn 0 khi K và L đều lớn hơn 0. Khi một trong hai bằng 0 thì Q sẽ
bằng 0. Vì vậy hàm Q được biểu thị bằng công thức sau:

Đây được gọi là hàm Cobb-Douglas. α và ß cho biết khi lao động (L) hay tư bản
(K) thay đổi 1 % thì sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu %.

Khi doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào nó tạo ra chi phí. Chi phí có hai loại là
chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định là chi phí phải trả không thay
đổi hoặc là chi phí có thể thay đổi nhưng chi phí rất cao. Chi phí biến đổi là chi
phí dễ thay đổi, thường được tính theo việc tăng hay giảm sản lượng đầu ra.

Các chi phí cho nhà xưởng, máy móc, ô tô,… được gọi là chi phí cố định. Các chi
phí như mua nguyên vật liệu đầu vào, điện nước, …được gọi là chi phí biến đổi.

Khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất một đầu vào cố định gọi là ngắn hạn
(SR); khoảng thời gian mà trong đó tất cả các đầu vào đều biến đổi gọi là dài
hạn (LR). Định nghĩa này giải thích cho khái niệm ngắn hay dài hạn trong kinh
tế vĩ mô.

Hiệu suất tăng theo quy mô là khi tăng n lần yếu tố đầu vào thì đầu ra tăng hơn
n lần. Lợi ích quy một đạt được là vì các khoản chi phí cố định đã được phân đều
ra trên sản lượng nhiều hơn. Ví dụ như với một cửa hàng Cafe, đầu vào cố định
là tiền thuê mặt bằng, nhân công; còn chi phí biến đổi là nguyên liệu cafe. Càng
tăng số lượng cốc cafe bán ra thì lợi ích càng lớn hơn. f(n.K,n.L) > n.f(K,L)

Hiệu suất giảm theo quy mô là khi tăng n lần yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng ít
hơn n lần. Khoảng không gian của quán cafe là hữu hạn, khi tăng số lượng cốc
bán ra lên một mức tối đa thì khách không có chỗ mà ngồi, các tài sản cố định
bị sử dụng vượt quá khả năng tái tạo; gây ra càng ngày càng nhiều chi phí mà
chi phí đó không được bù đắp đủ bằng lợi nhuận có được thêm. f(n.K,n.L) <
n.f(K,L)

Hiệu suất không đổi theo quy mô là khi tăng đầu nào n lần thì đầu ra cũng tăng
đúng n lần. f(n.K,n.L) < n.f(K,L)
Năng suất bình quân (AP) phản ánh một đơn vị đầu vào tạo ra bao nhiêu sản
lượng đầu ra.

Ví dụ:

Tổng sản lượng/Số lao động = năng suất bình quân của lao động

Tổng sản lượng / Số tư bản = Năng suất bình quân của tư bản.

Năng suất cận biên (MP) phản ánh việc tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào
làm tăng thêm bao nhiêu sản phẩm đầu ra. Ví dụ việc tăng thêm 1 lao động tạo
ra thêm 10 sản phẩm thì MP = 10.

MP= Thay đổi của tổng sản lượng đầu ra/ Thay đổi của lượng đầu vào

Trong trường hợp bổ sung lao động. Ban đầu năng suất trung bình có thể tăng
lên do tính  chuyên môn hóa tăng hoặc do K chưa được tận dụng hết. Ví dụ như
nếu là chạy taxi, 1 lao động chỉ chạy được buổi sáng, nếu thêm 1 lao động thì
có thể tận dụng thêm buổi đêm.
Sau đó tới một ngưỡng nào đó thì việc tăng lao động không làm tăng năng suất,
rồi sau đó năng suất trung bình sẽ giảm dần. Nguyên nhân có thể do việc phối
hợp giữa các lao động trở nên phức tạp hơn; máy móc không được nghỉ ngơi
bảo dưỡng khiến cho tuổi thọ giảm đi.

Trong kinh tế học, người ta giả định rằng không có yếu tố thừa ở đây vì vậy việc
bổ sung thêm yếu tố sẽ làm cho không gian nhà xưởng chật chội hơn, việc kết
hợp khó khăn hơn vì vậy năng suất cận biên có quy luật giảm dần

Việc tăng số lượng đầu vào 1 yếu tố trong khi yếu tố khác không đổi sẽ làm
giảm dần năng suất trung bình do tổng lợi ích (tổng sản lượng) sẽ tăng lên
nhưng không theo kịp so với việc tăng tổng yếu tố đầu vào.

Trong thực tế, doanh nghiệp cũng cố gắng tối đa hóa lợi ích thông qua việc tận
dụng hết mọi nguồn lực hiện có. Đến một lúc nào đó thì doanh nghiệp phải tăng
đồng đều các yếu tố theo một tỷ lệ nào đó thì mới giúp cho năng suất cận biên
vẫn tiếp tục tăng còn không nếu chỉ tăng 1 yếu tố trong khi yếu tố khác không
đổi thì sẽ làm năng suất cận biên giảm dần.
Đường đồng sản lượng

Trong entry phần 18, người tiêu dùng có đường đồng lợi ích (đường bàng quan).
Tại bất cứ điểm nào trên đường bàng quan thì tổng lợi ích mà người tiêu dùng
nhận được là như nhau. Tương tự đối với doanh nghiệp, họ cũng có đường đồng
sản lượng, các điểm trên đường này thể hiện các sự kết hợp khác nhau của các
yếu tố đầu vào nhưng tổng sản lượng họ nhận được là không đổi

Đường đồng sản lượng cho thấy các cách thức kết hợp khác nhau giúp cho
doanh nghiệp tính toán để tối thiểu hóa chi phí vì giá cả của K và L có tính chất
biến đổi. Khi cần tăng sản lượng thì cũng phải có sự kết hợp của cả K và L.

Tại điểm E1 có số tư bản là K1 và có số lao động là L1. Khi di chuyển tới điểm
E2 thì thì số tư bản bị giảm đi một lượng là (K1-K2) và số lao động phải bù đắp
vào thêm là (L2-L1). Tỷ lệ thay thế của đầu vào này cho đầu vào kia nhằm giữ
sản lượng không đổi gọi là tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên MRTS. MRTS= – (K1-
K2)/(L2-L1)= Năng suất cận biên của lao động / Năng suất cận biên của tư
bản=MPL/MPk

Tương tự trong trường hợp hai đầu vào có mối quan hệ bổ sung hay thay thế
hoàn hảo:
Kinh tế học (P18: Lựa chọn của
người tiêu dùng)
Nếu như người tiêu dùng có một lựa chọn mua sản phẩm như bia, anh ta sẽ tiếp
tục mua cho tới khi lợi ích cận biên đúng bằng giá cốc bia (Lợi ích cận biên là lợi
ích nhận thêm được khi uống thêm 1 cốc bia). Vấn đề khó khăn ở đây là lợi ích
là rất khó đo đếm, càng uống nhiều bia anh ta càng mất lý trí và tính toán càng
sai. Vì vậy một điều kiện quan trọng trong kinh tế học đó là người tiêu dùng
phải có lý trí, biết rõ cái gì hơn cái gì.

Giả sử chúng ta ăn buffet với mức giá cố định là 300.000 đ. Bạn biết rõ ràng là
bạn vừa phải thỏa mãn nhu cầu ăn ngon và đủ của mình, vừa phải làm sao để
ăn nhiều nhất có thể (sao cho tổng thể chi phí để làm ra chỗ thức ăn đó gần sát
tới 300k, cao hơn càng tốt). Đứng trước một dãy các lựa chọn, bạn nên chọn
chiến lược ăn thế nào để đạt mục tiêu?

Thông thường trong bữa buffet ta hay tập trung vào khoảng 3 món ăn chính mà
ta cảm thấy ngon, và chén tận lực cho tới khi no. Vấn đề lớn là ăn một con mực
đầu tiên sẽ thấy ngon, con mực thứ hai đã kém ngon hơn rồi. Vì vậy giải pháp là
bạn phải tính toán được các thông số sau:
– Giá tiền của chỗ thức ăn đó là bao nhiêu? (1)

– Nó sẽ làm tăng bao nhiêu % độ no của bạn (giả sử như 100% là bạn không
thể tiếp tục ăn được nữa). Đây là chi phí cơ hội. (2)

– Lợi ích của bạn nhận được: cảm giác ngon miệng. (3)

Giả sử như sự lựa chọn tuân theo quy luật không cạnh tranh, cơ hội không giảm
dần theo thời gian thì chừng nào (1) + (2) còn nhỏ hơn (3) thì bạn sẽ còn ăn
món đó. Ở một số nơi ta có thể ăn theo cách là mua 300K một cái thẻ; với cái
thẻ có chứa 300K này ta sẽ lựa chọn việc ăn uống của ta; sẽ rất đúng trong
trường hợp này. Còn trong trường hợp này vì (1) đã chi trước và không đổi theo
các lựa chọn nên nó chỉ có xu hướng định hướng ta chọn món đắt tiền thay vì ăn
bánh mì hay bánh bao.

Lựa chọn tối ưu là bạn chọn một danh sách các món sao cho tổng lợi ích là cao
nhất. Bạn có thể lặp lại một món ăn nhưng phải tính được lợi ích cận biên nhận
được có cao hơn so với lợi ích cận biên của các món khác không.

Vì vậy lần sau nếu có đi chợ cho gia đình, đứng trước một dãy các lựa chọn món
ăn thì nhớ mang theo máy tính cũng như bảng quy đổi lợi ích của mỗi thành
viên trong gia đình đối với món ăn. Nhớ rằng tập trung toàn bộ số tiền được
phép của bữa ăn đó vào một món ăn là không thông minh, phải mua mỗi thứ
một ít sao tổng lợi ích gia đình bạn nhận được là lớn nhất. Chú ý cần đảm bảo
sự phân chia lợi ích công bằng giữa các thành viên trong gia đình để tránh tranh
chấp. Tất cả các cuộc bạo động, biểu tình, xung đột, chiến tranh đều là do người
ta cảm thấy mình không được nhận lợi ích công bằng như người khác.

Để cho đầu bạn đỡ bốc khói vì lo nghĩ trong tính toán, tổng lợi ích tối đa sẽ đạt
được khi lợi ích cận biên tính trên một đồng chi tiêu của các hàng hóa là bằng
nhau. Đây được gọi là nguyên tắc tiêu dùng cân bằng cận biên.
MU1/P1=MU2/P2=…=Mu5/P5. Ta sẽ chứng minh điều này ở phần tiếp theo.
Đường ngân sách

Giả sử như tổng chi tiêu hay ngân sách ta dành cho một tháng là 10 triệu đồng.
Ta có rất nhiều sự lựa chọn để tiêu số tiền này, ví dụ như ta có thể mua 10tr
tiền tăm, 10 tr tiền thịt bò hoặc là mua quần áo hết số này. Tất nhiên là ta
không làm thế, ta sẽ mua một giỏ hàng hóa cho gia đình. Tính toán làm sao để
giỏ hàng hóa này mang lại tổng lợi ích lớn nhất đó là việc quan trọng.

Giả sử ta có hai mặt hàng X và Y có


giá tương ứng là Px và Py thì phương trình của đường ngân sách là I= Px.X +
Py.Y. Khi X =0 thì có nghĩa là ta sẽ mua được số lượng tối đa của Y và khi Y=0
thì ta mua được tối đa số lượng X. Khi thay đổi X và Y thì ta chỉ có thể di chuyển
trên đường thằng này. Nếu điểm kết hợp nằm bên trong thì có nghĩa là ta tiêu
chưa hết tiền, những điểm bên ngoài là những điểm không thể mua được trừ khi
ta bổ sung thêm tiền vào ngân sách. Đường này ta sẽ thấy gần giống với đường
giới hạn khả năng sản xuất  vì bản chất là giống nhau.

Khi thu nhập thay đổi, nói đúng hơn là khi ngân sách dành cho chi tiêu tăng lên
hay giảm đi thì đường ngân sách sẽ dịch chuyển sang phải hoặc trái. Khi giá
một hàng hóa thay đổi thì đường ngân sách sẽ xoay.

Độ dốc của đường ngân sách = -Px/Py


 

Đường bàng quan

Bàng quan có nghĩa là không quan tâm, nó thể hiện việc người tiêu dùng không
có sự phân biệt giữa các lựa chọn vì mọi sự kết hợp đều mang lại lợi ích như
nhau. Đường biểu diễn các điểm kết hợp mà lợi ích bằng nhau gọi là đường
bàng quan, đường đồng mức thỏa mãn.
Trong hình trên Lợi ích chọn ( mua A  sp Y và D sp X) = Lợi ích chọn (mua B sp
Y và C sp X).

Tỷ lệ thay thế cận biên MRS là số đơn vị hàng hóa X cần mua thêm khi giảm đi
một đơn vị hàng hóa Y để vẫn đạt mức lợi ích cũ = – MUx/MUy

Chú ý là đường cong này không phải đường cong lợi ích cận biên, nó chỉ biểu thị
sự kết hợp giữa hai mặt hàng X và Y mà những điểm trên đường thằng này là
sự kết hợp về mặt lượng của X và Y cho lợi ích bằng nhau.

Trên thị trường có rất nhiều người tiêu dùng, các đường bàng quan của người
tiêu dùng tạo thành Bản đồ đường bàng quan. Vì cảm nhận lợi ích họ nhận được
khác nhau nên các đường bàng quan không trùng nhau, các đường bàng quan
càng xa gốc tọa độ thì cảm nhận về lợi ích của người tiêu dùng càng nhiều.

Đối với hàng hóa thay thế hoàn hảo (như Coca với Pepsi) thì người ta có thể tiêu
dùng hoàn toàn X mà không tiêu dùng Y và ngược lại vì vậy nó là đường thẳng
bắt đầu và kết thúc trên trục tung và trục hoành.

Đối với hàng hóa bổ sung hoàn hảo thì việc tiêu dùng hàng hóa X phải đồng thời
với tiêu dùng hàng hóa Y vì vậy nó là 2 đường vuông góc song song với các
trục.
Trạng thái cân bằng của người tiêu dùng

Điểm mà người tiêu dùng đạt được tổng


lợi ích cao nhất với một khoản ngân sách xác định là điểm mà đường ngân sách
tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất.

Tại điểm E này độ dốc của hai đường là bằng nhau vì vậy điều kiện tối ưu của
người tiêu dùng là MUx/Px = MUy/Py

Nếu người tiêu dùng chọn điểm E1 thì họ vẫn còn ngân sách trong khi điều kiện
đưa ra là phải tiêu hết ngân sách

Nếu người tiêu dùng chọn điểm E2 thì mặc dù rằng tổng lợi ích tại điểm đó lớn
hơn E nhưng họ lại không đủ tiền mua vì nó nằm ngoài đường ngân sách.

Nếu như người tiêu dùng chọn điểm E3 thì họ tiêu hết tiền vì nó nằm trên đường
giới hạn NS nhưng lại không đạt được lợi ích tối đa vì lợi ích tại E3 thấp hơn lợi
ích tại E.

Thông thường thì ta chỉ có thể phân hoạch được những khoản chi lớn như tiền
cho các chi phí cố định (điện, nước,..), tiền cho tiêu dùng cá nhân của mỗi
thành viên, tiền học cho bọn trẻ. Các phân hoạch nhỏ hơn thường khó và vì vậy
rất ít khi chúng ta có thể tối ưu hóa được việc sử dụng ngân sách. Chủ yếu
chúng ta chú ý ở đây là chi phí cơ hội trong đường ngân sách, việc tiêu dùng
quá tay một mặt hàng X sẽ phải trả giá bởi mặt hàng Y.

Hệ số Co giãn và ứng dụng:

1. Co giãn và Chính sách thuế

Giả sử chính phủ đánh thuế t/sp bán ra. Người bán hàng sẽ cộng thuế vào giá
bán; vì vậy công thức cung từ P=b + aQ thành P=b + t + aQ.

Như vậy đường cung mới sẽ là St thay vì S như cũ. Cân bằng cung cầu chuyển
từ E tới E1. Tùy thuộc vào hệ số co giãn của đường cầu mà lượng mua sẽ giảm
nhiều hay ít.

Giá P2 là giá tại sản lượng cần bằng E1 trong khi đáng nhẽ người bán phải bán
với giá P3=P1+t thì mới đẩy hết thuế về phía người tiêu dùng. Vì vậy trong
trường hợp thuế tăng thêm t thì người tiêu dùng sẽ chịu thiệt là b=P2-P1 và nhà
sản xuất sẽ chịu thiệt là a=t-(P2-P1)
Như vậy ta thấy đường cầu càng ít co giãn thì người tiêu dùng càng thiệt và sản
lượng giảm càng ít. Chính phủ khi tăng thuế sẽ tập trung vào hàng hóa đường
cầu ít co giãn vì nếu làm ngược lại thì sản lượng giảm khiến cho tổng thu thuế
giảm trong khi mục đích của tăng thuế là tăng nguồn thu.

Chú ý thuế này là thuế đánh vào toàn bộ hàng hóa, khác với mô hình trong bài
thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu.

2. Co giãn và doanh thu

Doanh thu bằng giá bán nhân với số lượng bán. Vì để bán được thì phải có người
mua nên doanh thu là theo hàm cầu.

Tại giá P2 doanh thu = P2 *Q2 = Tr1 +TR

Tại giá P1 doanh thu = P1*Q1= Tr2 + TR

Ta
thấy là trong trường hợp đường cầu không co giãn (   < 1 ) thì khi tăng giá
từ P2 lên P1 thì doanh thu cũng tăng một lượng là TR2-TR1. Trong trường hợp
này giá tỷ lệ thuận với doanh thu.

Trường hợp cầu hoàn toàn không co giãn (  = 0) thì người mua sẽ mua bằng
mọi giá; doanh thu tăng theo giá.

Trường hợp cầu co giãn đơn vị (  = 1) thì tăng hay giảm giá thì doanh thu
cũng không đổi và tổng doanh thu là tối đa.

Trường hợp cầu co giãn (  > 1) thì khi giá tăng từ P2 lên P1 doanh thu cũng bị
giảm đi một lượng TR1-TR2. Mặc dù mỗi đơn vị hàng giá bán cao hơn nhưng vì
lượng hàng bán ít hơn nên doanh số cũng ít hơn. Trường hợp này giá tỷ lệ
nghịch với doanh thu.

– Dưới góc độ hình học thì co giãn thể hiện độ dốc của đường cầu hoặc cung.

– Nếu đường cung, cầu không dốc thì nó song song với trục sản lượng; người ta
gọi là co giãn hoàn toàn.

– Nếu đường cung, cầu thẳng đứng thì nó song song với trục giá; người ta gọi là
hoàn toàn không co giãn.

– Nếu biến động của giá ít gây ảnh hưởng tới sản lượng thì gọi là không co giãn.

– Nếu biến động của giá gây ảnh hưởng nhiều tới sản lượng thì gọi là co giãn.

– Nếu biến động của giá gây ảnh hưởng đúng bằng với biến động của sản lượng
thì gọi là co giãn đơn vị.

– Ý nghĩa của hệ số co giãn là nó thể hiện mức độ ảnh hưởng của biến động giá
tới sản lượng.
– Để tính co giãn tại một điểm của cung hay cầu ta đạo hàm hàm cung cầu theo
giá sau đó nhân với P/Q trong đó P và Q là giá và sản lượng tại điểm đó.

– Doanh thu phải tính theo hàm cầu nên độ co giãn của hàm cầu có ảnh hưởng
tới quyết định tăng giảm sản lượng của DN từ đó tác động tới doanh thu. Độ co
giãn của cung trong trường hợp này chỉ liên quan tới vấn đề làm sao doanh
nghiệp đạt được lợi ích nhất có thể vì việc tăng hay giảm sản lượng đều phải trả
giá bởi chi phí cơ hội.

– Co dãn chéo thể hiện mức độ ảnh hưởng của biến động giá sản phẩm Y ảnh
hưởng tới sản lượng của sản phẩm X. Vì vậy công thức tính là đạo hàm của hàm
cầu sản phẩm X theo giá nhân với giá sản phẩm Y chia cho sản lượng của X.

-----------------------------------------------------------------------------------------
– Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường thẳng song song với trục
hoành do sản lượng của hãng quá nhỏ để ảnh hưởng tới giá của của thị trường.
Việc tăng sản lượng của hãng không làm tăng giá bán.

– Đường cầu của thị trường vẫn là đường dốc xuống vì việc tăng giá bán sẽ làm
lượng cầu giảm.

– Cầu thị trường là tổng cầu cá nhân theo chiều ngang; có nghĩa là cộng theo
sản lượng.

– ATC hoặc AC là chi phí bình quân: =TC/Q

– TC là tổng chi phí; VC là chi phí biến đổi; FC là chi phí cố định -> TC = FC +
VC

– AFC: là chi phí cố định bình quân (FC/Q); AVC: là chi phí biến đổi bình quân
(VC/Q)

– AC = AFC + ATC
– MC là chi phí cận biên; đạo hàm TC ra MC; tích phân MC ra TC trong đó hằng
số chính là FC. Ví dụ nếu cho MC= 60 thì TC = 60Q + FC

– TR là doanh thu; đạo hàm của TR ra doanh thu cận biên MR. Trong cạnh tranh
hoàn hảo do việc bán thêm một sản phẩm thu được đúng bằng giá bán nên
MR=P. Một số trường hợp không phải cạnh tranh hoàn hảo thì MR dốc xuống vì
khi bán nhiều thì phải giảm giá nên MR sẽ giảm dần.

– Điểm tối đa hóa lợi nhuận là MR=MC -> P=MC

– Điểm tối đa hóa doanh thu là MR= 0

– Điểm hòa vốn là điểm mà giá bán đúng bằng với chi phí bình quân nhỏ
nhất. P=ATCmin

– Điểm đóng cửa là điểm giá bán đúng bằng với chi phí biến đổi bình quân.
P=AVCmin

– Nếu giá bán nhỏ hơn giá đóng cửa thì DN sẽ đóng cửa vì giá bán không bù
đắp nổi chi phí biến đổi.

– Nếu giá bán lớn hơn đóng cửa nhưng nhỏ hơn điểm hòa vốn thì mặc dù lỗ DN
vẫn sản xuất vì dù sao giá cũng bù đắp được chi phí biến đổi và một phần chi
phí cố định.

– MC là đường cung của hãng cạnh tranh hòan hảo vì nó thể hiện sản lượng ở
các mức giá khác nhau. Ps=MC. Vì vậy điểm hòa vốn là giao của MC và ATC;
điểm đóng cửa là giao của MC và AVC.

You might also like