You are on page 1of 11

CHƯƠNG 4: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1. Nguyên giá TSCĐ

Chi phí tính vào nguyên giá:

 Giá mua trừ chiết khấu thương mại hoặc giảm giá
 Các loại thuế không được hoàn lại (thuế nhập khẩu, thuế TTĐB…)
 Chi phí mua (vận chuyển, bốc dỡ…)
 Chi phí đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (lắp đặt, chạy thử…)
 Chi phí chuyên gia, môi giới…
 Chi phí lãi vay (nếu liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang thì được vốn hóa)
 Chi phí nâng cấp (kéo dài tuổi thọ, tăng năng suất của TSCĐ)

Chi phí không được tính vào nguyên giá:

 Chi phí đào tạo nhân viên sử dụng tài sản


 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hàng kỳ, thường xuyên
 Chi phí sản phẩm sau quá trình chạy thử
 Chi phí in logo lên xe công ty
 Chi phí trong giai đoạn nghiên cứu
 Chi phí bảo hiểm hàng năm, phí đường bộ (phương tiện vận tải)
 Chiết khấu thanh toán được hưởng
2. Tăng TSCĐ
a. Mua TSCĐ theo phương thức trả ngay
N211,213: Nguyên giá TSCĐ
N133: Thuế GTGT được khấu trừ
C111, 112, 331: Tổng giá thanh toán

Ví dụ: Định khoản các nghiệp vụ dưới đây:


NV1: DN A mua một ô tô tải về dùng vào bộ phận bán hàng. Giá mua chưa có thuế là 700
triệu đồng, thuế GTGT 10% được thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Các khoản chi phí
trước khi sử dụng được chi trả bằng tiền mặt là 5,5 triệu đồng trong đó thuế GTGT 10%, lệ
phí trước bạ là 15 triệu đồng. TSCĐ này được đầu tư từ quỹ đầu tư phát triển.

NV2: Mua một xe ô tô 4 chỗ trị giá 600 triệu (giá chưa có thuế GTGT 10%). Thuế tiêu thụ
đặc biệt (thuế TTĐB) 50% trên giá mua, thuế GTGT 10% trên giá mua cộng thuế TTĐB,
thuế trước bạ 15% trên giá mua cộng thuế TTĐB, phí bảo hiểm 1 năm xe cơ giới 15 triệu, lệ
phí làm biển 5 triệu. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng vay dài hạn 600 triệu, số còn lại được
chi trả bằng chuyển khoản ngân hàng, xe đã được đưa vào sử dụng tại bộ phận bán hàng.

NV3: Mua 1 xe bán tải có giá mua chưa có thuế GTGT là 800 triệu, thuế GTGT 10%, bằng
tiền vay dài hạn, kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 12%/năm trả hàng tháng. Các khoản chi phí khác
phát sinh trong kỳ gồm: thuế trước bạ 20%, lệ phí đăng ký xe 4 triệu, bảo hiểm xe 15 triệu,
tiền làm biển xe 2 triệu. Chi phí đào tạo lái xe 15 triệu. Tất cả các khoản chi phí này đã được
thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng

NV4: Mua một máy móc trị giá 462tr (đã bao gồm thuế GTGT 10%). Doanh nghiệp đã thanh
toán bằng tiền gửi ngân hàng và được trừ chiết khấu thanh toán 3%. Doanh nghiệp phải bỏ ra
10tr để vận chuyển máy này về kho và 5tr chi phí lắp đặt để sử dụng cho bộ phận sản xuất.
Máy được mua gói bảo hành trị giá 24 triệu trong vòng 2 năm. Các chi phí này đều đã được
trả bằng tiền mặt, giá chưa bao gồm thuế 10%.

NV5: Mua ngôi nhà trị giá 5 tỉ, trong đó 3 tỉ là quyền sử dụng đất và 2 tỉ là nhà. Thanh toán
bằng chuyển khoản, đã có giấy báo Nợ của ngân hàng. Thuế trước bạ và môi giới là 30 triệu
đã trả bằng tiền mặt, trong đó môi giới là 5 triệu. Thời gian sử dụng hữu ích của nhà là 20
năm, của quyền sử dụng đất là không xác định. Nhà được đưa vào bộ phận bán hàng.

b. Mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp


N211,213: Giá trả ngay
N133: Thuế GTGT được khấu trừ
N242: Chênh lệch giữa giá trả chậm, trả góp và giá trả ngay
C331: Tổng giá thanh toán
Định kỳ, phân bổ lãi trả chậm, trả góp
N635: chi phí tài chính
C242
Thanh toán tiền cho người bán
N331: Phải trả cho người bán
C111/112
c. Ghi tăng nguyên giá TSCĐ

Ví dụ: Công ty nâng cấp TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng. Nguyên giá là 500 triệu, thời gian
sử dụng ước tính là 5 năm, đã dùng được 3 năm. Chi phí sửa chữa là 50 triệu, thuế GTGT
10%. DN đã thanh toán bằng TGNH. Sau khi sửa chữa, TSCĐ này sử dụng thêm được 2 năm
nữa.
d. Mua TSCĐ theo hình thức hàng đổi hàng tương tự
N211: Nguyên giá TSCĐ nhận về
C211: Nguyên giá TSCĐ đem đi đổi
C214: Khấu hao lũy kế của TSCĐ đem đi đổi
e. Mua TSCĐ theo hình thức trao đổi không tương tự
Ghi giảm nguyên giá TSCĐ đem đi đổi Và ghi tăng thu nhập khác:
N214: Khấu hao lũy kế của TSCĐ đem đi đổi N131
N811: Giá trị còn lại của TSCĐ đem đi đổi C711: Giá trị hợp lý của TSCĐ mang đi trao đổi
C211: Nguyên giá TSCĐ đem đi đổi C3331

Ghi tăng TSCĐ nhận về:


N211: Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về
N133
C131
3. Giảm TSCĐ
a. Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
B1: Xóa sổ TSCĐ:
N214: Hao mòn lũy kế của TSCĐ
N811 (chi phí khác): Giá trị còn lại chưa khấu hao
C211: Nguyên giá của TSCĐ
B2: Thanh lý TSCĐ:
N111/112: Tổng số tiền nhận được
C711: Tiền thu từ hoạt động thanh lý, chưa tính thuế GTGT
C3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Các chi phí liên quan đến hoạt động thanh lý (hoa hồng cho môi giới, chi phí trang trí lại
TSCĐ)
N811 (chi phí khác)
C111/112
b. Đem TSCĐHH đi góp vốn liên doanh
Trường hợp GTCL đối với TSCĐ đem đi góp Trường hợp GTCL của TSCĐ đem đi góp vốn
vốn < giá trị do các bên đánh giá lại > giá trị do các bên đánh giá lại
N222 N222
N214 N214
C211, 213, 217 N811: Phần chênh lệch đánh giá giảm
C711: Phần chênh lệch đánh giá tăng C211, 213, 217
4. Các phương pháp tính khấu hao
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ vào chi
phí SXKD trong thời gian sử dụng tài sản đó.
Khấu hao là yếu tố chủ yếu để phân biệt sự khác nhau giữa kế toán theo “cơ sở dồn tích” với
kế toán theo “cơ sở tiền mặt”.
Khấu hao là chi phí không phải trả bằng tiền, và là một ước tính kế toán
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều)
Đặc điểm: mức khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
TSCĐ.

Giá trị phải khấu hao


Mức khấu hao hằng năm =
Thời gian sử dụng hữu ích (năm)

b. Phương pháp khấu hao nhanh (theo số dư giảm dần có điều chỉnh)
Đặc điểm:
 Số khấu hao giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích
 Thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn so với khấu hao đường thẳng
 Chỉ áp dụng với máy móc, thiết bị, dụng cụ đo lường, thí nghiệm đầu tư mới, đòi hỏi phải
thay đổi nhanh
 DN phải đảm bảo kinh doanh có lãi
Cách xác định:

Bước 1: Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ và hệ số điều chỉnh

Thời gian sử dụng (năm) Hệ số điều chỉnh

1<t≤4 1,5

4<t≤6 2,0

t>6 2,5

Bước 2: Xác định tỷ lệ khấu hao nhanh

1
Tỷ lệ khấu hao đều (%) =
Thời gian sử dụng hữu ích (năm)

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao đều x Hệ số điều chỉnh


Bước 3: Xác định mức khấu hao của các năm đầu và điều chỉnh cho những năm cuối

Mức khấu hao phải trích bình = Giá trị còn lại của TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao nhanh
quân năm

Ví dụ: Ngày 1/1/N, công ty ABC mua sắm một tài sản cố định hữu hình, có nguyên giá là
800 triệu, thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm, khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh,
hệ số điều chỉnh là 2. Tính mức khấu hao hằng năm.

c. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm:


Đặc điểm: Dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra trong suốt thời gian
sử dụng hữu ích.
Áp dụng khi nào?
 TSCĐ trực tiếp liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm
 Xác định được tổng sản lượng theo công suất thiết kế
 Công suất thực tế bình quân tháng không thấp hơn 50% công suất thiết kế
Cách xác định:

Mức KH bình quân Giá trị phải Sản phẩm ước tính trong suốt thời
= :
trên một đv sản phẩm khấu hao gian sử dụng hữu ích của TS

Mức KH phải trích Số lượng hoàn thành trong kỳ x Mức KH bình quân trên
=
trong kỳ một đv sản phẩm
ÔN TẬP
1. Chiết khấu thương mại được hưởng khi mua hàng hoá có hóa đơn điều chỉnh: 20 triệu,
VAT 10%, được ghi vào bên:
c. Có TK 515: 22 triệu
a. Có TK 511: 20 triệu
d. Có TK 711: 22 triệu
b. Có TK 156: 20 triệu
2. Nhập khẩu một lô hàng với giá (đã quy đổi ra VNĐ) là 200 triệu, thuế nhập khẩu 45%,
thuế tiêu thụ đặc biệt là 60%, VAT 10% được khấu trừ, chi phí vận chuyển lô hàng về nhập
kho đủ là 6 triệu. Giá trị của hàng nhập khẩu nhập kho là:
a. 416 triệu
b. 464 triệu
c. 470 triệu
d. 477,92 triệu
3. Nhập khẩu một lô hàng với giá (đã quy đổi ra VNĐ) là 200 triệu, thuế nhập khẩu 45%,
thuế tiêu thụ đặc biệt là 60%, VAT 10% được khấu trừ, chi phí vận chuyển lô hàng về nhập
kho đủ là 6 triệu. Thuế GTGT (VAT) phải nộp của lô hàng nhập khẩu này là:
a. 90 triệu
b. 29 triệu
c. 47 triệu
d. 46,4 triệu
4. Chiết khấu thanh toán được hưởng khi thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa trước thời
hạn 2%, tổng giá thanh toán bao gồm VAT 10% là 220 triệu:
a. Có TK 515: 4,4 triệu
b. Nợ TK 635: 4 triệu
c. Có TK 156: 4 triệu
d. Có TK 511: 4,4 triệu
5. Chiết khấu thanh toán cho người mua hưởng khi họ thanh toán trước thời hạn 2%, tổng
giá thanh toán bao gồm VAT 10% là 220 triệu, được kế toán bên người bán ghi:
a. Có TK 515: 4,4 triệu
b. Nợ TK 635: 4,4 triệu
c. Có TK 156: 4 triệu
d. Có TK 511: 4 triệu
6. Chiết khấu thương mại cho người mua hưởng khi mua hàng hoá là 20 triệu, VAT 10%,
được bên bán lập hóa đơn điều chỉnh và ghi vào bên:
a. Có TK 156: 22 triệu
b. Nợ TK 511: 20 triệu
c. Nợ TK 635: 20 triệu
d. Nợ TK 521: 20 triệu
7. Khi mua hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, theo quy định của kế toán Việt Nam,
phần lãi trả chậm, trả góp được bên mua ghi vào bên:
a. Nợ TK 156
b. Nợ TK 242
c. Nợ TK 635
d. Nợ TK 641
8. Khi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, theo quy định của kế toán Việt Nam,
phần lãi trả chậm, trả góp được bên bán ghi vào bên:
a. Có TK 511
b. Nợ TK 242
c. Có TK 3387
d. Có TK 515
9. Khi mua hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, theo quy định của kế toán Việt Nam,
định kỳ phần lãi trả chậm, trả góp được bên mua phân bổ vào bên:
a. Nợ TK 156
b. Nợ TK 242
c. Nợ TK 635
d. Có TK 515
10. Khi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, theo quy định của kế toán Việt Nam,
phần lãi trả chậm, trả góp được bên bán định kỳ phân bổ vào bên:
a. Nợ TK 635
b. Nợ TK 242
c. Có TK 3387
d. Có TK 515
11. Doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, khi mua hàng nhập
kho đủ, kế toán ghi vào bên:
a. Nợ TK 632
b. Nợ TK 156
c. Nợ TK 611
d. Có TK 611
12. Doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ, sau khi đánh
giá giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ, kế toán ghi:
a. Nợ TK 632/Có TK 611: giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ
b. Nợ TK 156/Có TK 611: giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ
c. Nợ TK 611/Có TK 632: giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ
d. Nợ TK 641/Có TK 611: giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ
13. Doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, giá vốn hàng bán của
cả kỳ dự trữ được xác định vào cuối kỳ, theo công thức:
a. Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng mua trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
b. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ + Giá trị hàng mua trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ
c. Giá trị hàng mua trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
d. Tổng giá trị hàng xuất kho để bán của cả kỳ dự trữ
14. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, đầu kỳ, kế toán ghi:
a. Nợ TK 156/Có TK 632: giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ
b. Nợ TK 156/Có TK 611: giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ
c. Nợ TK 611/Có TK 156: giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ
d. Nợ TK 632/Có TK 611: giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ
15. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ, sau khi đánh giá giá trị
hàng hóa tồn kho cuối kỳ, xác định được giá vốn hàng bán của cả kỳ dự trữ, kế toán ghi:
a. Nợ TK 632/Có TK 156: giá vốn hàng bán
b. Nợ TK 156/Có TK 632: giá vốn hàng bán
c. Nợ TK 911/Có TK 632: giá vốn hàng bán
d. Nợ TK 632/Có TK 611: giá vốn hàng bán
16. Trong kỳ doanh nghiệp A có số liệu sản xuất như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
là 400tr; Chi phí nhân công trực tiếp là 300tr và Chi phí sản xuất chung là 500tr, trong đó
Chi phí SCX cố định là 300tr, Chi phí SCX biến đổi: 200tr. Trong kỳ, DN A sản xuất được
800 sản phẩm, không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Giá thành của 1 sản phẩm
sản xuất trong kỳ biết trong công suất bình thường là 1.000 sản phẩm?
a. 1,25 tr
b. 1,5 tr
c. 1,425 tr
d. 1,45 tr
17. Trong kỳ doanh nghiệp A có số liệu sản xuất như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
là 400tr; Chi phí nhân công trực tiếp là 300tr và Chi phí sản xuất chung là 500tr, trong đó
Chi phí SCX cố định là 300tr, Chi phí SCX biến đổi: 200tr. Trong kỳ, DN A sản xuất được
800 sản phẩm, không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Phần chi phí chung cố định
không được phân bổ vào giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ được kế toán ghi:
a. Nợ TK 632/Có TK 627: 60 tr
b. Nợ TK 632/Có TK 627: 40 tr
c. Nợ TK 632/Có TK 154: 100 tr
d. Nợ TK 632/Có TK 154: 60 tr
18. Giá trị dự phòng phải thu khó đòi phải lập cuối kỳ, kế toán ghi:
a. Nợ TK 632/Có TK 2293
b. Nợ TK 2293/Có TK 131
c. Nợ TK 641/Có TK 2293
d. Nợ TK 642/Có TK 2293
19. Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ, kế toán ghi:
a. Nợ TK 632/Có TK 2294
b. Nợ TK 2293/Có TK 156
c. Nợ TK 632/Có TK 156
d. Nợ TK 642/Có TK 2294
20. Công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, có lượng hàng tồn kho đầu kỳ là 100sp
với đơn giá 24.000 đồng/sp. Trong tháng 2/N, phát sinh các nghiệp vụ mua hàng như sau:
ngày 5/2, mua 200sp, đơn giá 22.000 đồng/sp; ngày 9/2, mua 250 sp, đơn giá 25.000 đồng/sp
và ngày 23/2 mua 50 sp, đơn giá 27.000 đồng/sp. Tại thời điểm cuối kỳ, công ty kiểm kê và
xác định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ là 100 sản phẩm. Giá vốn hàng bán trong kỳ là bao
nhiêu, biết rằng công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền?
a. 2,4 triệu đồng
b. 9,6 triệu đồng
c. 11,8 triệu đồng
d. 12 triệu đồng
21. Trong kỳ tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của công ty A là 200tr, số thuế
GTGT của hàng bán ra phải nộp là 150tr. Bút toán xác định số thuế GTGT cuối kỳ phải nộp
được khấu trừ là:
a. Nợ TK 3331/Có TK 133: 150tr
b. Nợ TK 133/Có TK 3331: 200tr
c. Nợ TK 3331/Có TK 133: 200tr
d. Nợ TK 133/Có TK 3331: 150tr
22. Nội dung kinh tế của định khoản Nợ TK 511/Có TK 521 là:
a. Kết chuyển cuối kỳ các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ để xác định doanh thu thuần
b. DN mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại
c. DN cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại
d. Kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại DN được hưởng trong kỳ để xác định doanh
thu thuần
23. Doanh nghiệp X mua sắm và đưa vào sử dụng ở bộ phận bán hàng 1 TSCĐHH vào ngày
1/7/N có nguyên giá: 600 triệu đồng, Thời gian sử dụng hữu ích dự kiến là 5 năm, khấu hao
theo phương pháp khấu hao đều. Tuy nhiên, do thay đổi chiến lược kinh doanh, ngày
1/10/N+2, doanh nghiệp X quyết định nhượng bán tài sản cố định này, với giá 280 triệu,
khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản. Nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định này ảnh
hưởng đến báo cáo KQKD của năm N+2 như thế nào?
a. Chi phí khác: 420 triệu, Thu nhập khác: 280 triệu;
b. Chi phí khác: 330 triệu, Thu nhập khác: 280 triệu;
c. Chi phí bán hàng: 90 triệu, Chi phí khác: 330 triệu, Thu nhập khác: 280 triệu;
d. Không có phương án đúng.
24. Số dư đầu kỳ của TK 331A bên Nợ là 120 triệu, trong kỳ nhà cung cấp A giao hàng cho
doanh nghiệp theo hóa đơn GTGT: tiền hàng: 120 triệu, thuế GTGT 10%, doanh nghiệp đã
nhận hàng đủ, số tiền còn lại sẽ thanh toán sau 1 tháng. Hàng đã nhập kho đủ. Kế toán ghi:
a. Nợ TK 156: 120 triệu và Có TK 331A: 120 triệu
b. Nợ TK 156: 120 triệu. Nợ TK 133: 12 triệu và Có TK 331A: 132 triệu
c. Nợ TK 331A: 12 triệu và Có TK 156: 12 triệu
d. Nợ TK 156:120 triệu, Nợ TK 133: 12 triệu, Có TK 331A: 120 triệu và Có TK 112: 12 triệu
25. Số dư bên có của tài khoản 229 được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán ở:
a. Phần tài sản, ghi dương.
b. Phần nguồn vốn, ghi âm.
c. Phần tài sản và ghi âm.
d. Trừ ra khỏi số dư Nợ của tài khoản mà nó điều chỉnh giảm, chênh lệch còn lại phản ánh ở
phần tài sản.
26. Nghiệp vụ “Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 50 triệu đồng” ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính như thế nào:
a. Tài sản giảm 50 triệu, chi phí tăng 50 triệu, dòng tiền giảm 50 triệu
b. Tài sản tăng 50 triệu, doanh thu tăng 50 triệu, dòng tiền tăng 50 triệu
c. Tài sản giảm 50 triệu, chi phí tăng 50 triệu, dòng tiền không đổi
d. Tài sản giảm 50 triệu, chi phí giảm 50 triệu, dòng tiền không đổi.
27. Số dư của TK “Hao mòn tài sản cố định” được:
a. Ghi số âm bên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán
b. Ghi số âm bên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán
c. Ghi số dương trong phần Nguồn vốn chủ sở hữu
d. Không có phương án đúng
28. Công ty Sonha mua một chiếc máy có thời gian sử dụng hữu ích là 8 năm với giá 700
triệu. Chi phí khấu hao ở năm thứ 2 tính theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần, có
điều chỉnh (hệ số điều chỉnh: 2,5) là:
a. 218,75 triệu
b. 175 triệu
c. 150,39 triệu
d. Không có phương án đúng
29. Doanh nghiệp được khách hàng thanh toán nợ bằng tiền gửi ngân hàng, tổng số nợ phải
thu là 150 triệu, doanh nghiệp cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán 4%, kế toán
ghi:
a. Nợ TK 112: 144 triệu, Nợ TK 521: 6 triệu; Có TK 131: 150 triệu
b. Nợ TK 112: 144 triệu, Nợ TK 635: 6 triệu; Có TK 131: 150 triệu
c. Nợ TK 112: 144 triệu, Nợ TK 811: 6 triệu; Có TK 131: 150 triệu
d. Nợ TK 112: 144 triệu, Nợ TK 515: 6 triệu; Có TK 131: 150 triệu
30. Ngày 1/1/N, công ty A mua một Tài sản cố định có thời gian sử dụng hữu ích là 8 năm
với giá 800 triệu. Doanh nghiệp tính khấu hao theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần,
có điều chỉnh (hệ số điều chỉnh: 2,5). Hỏi giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định trên tại
thời điểm lập BCTC ngày 31/12/N+1 là:
a. 250 triệu đồng
b. 171,875 triệu đồng
c. 421,875 triệu đồng
d. 200 triệu đồng

You might also like