You are on page 1of 30

CHƯƠNG 3 – GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHÓM CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CƠ BẢN

I. Câu hỏi trắc nghiệm


VAS01
1. Theo qui định của CMKTVN số 01 – “Chuẩn mực chung”: Tài sản của doanh nghiệp định
nghĩa là?
A. Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai nhung doanh nghiệp không kiểm
soát được
B. Chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai
C. Nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát được
D. Nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
2. Việc ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc nào
sau đây?
A. Nguyên tắc nhất quán
B. Nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
C. Nguyên tắc thận trọng
D. Nguyên tắc giá gốc
3. Theo CMKTVN số 01, tài sản nào sau đây là tài sản của doanh nghiệp:
A. Các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có quyền
kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
B. Các tài sản không kiểm soát được về mặt pháp lý
C. Các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
D. Các tài sản đi thuê hoạt động
4. Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là biểu hiện của nguyên tắc thận trọng?
A. Khi có dấu hiệu rủi ro, đơn vị kế toán có thê trích lập dự phòng
B. Doanh thu được ghi nhận khi đã chắc chắn phát sinh
C. Chi phí được ghi nhận khi có dấu hiệu phát sinh
D. Doanh thu được ghi nhận đồng thời với khoản chi phí hình thành nên doanh thu đó
5. Nội dung nào sau đây là biểu hiện của nguyên tắc thận trọng?
A. Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
B. Đánh giá cao hơn hoặc bằng giá tị của tàu sản và các khoản thu nhập
C. Đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản chi phí, doanh thu
D. Đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả
6. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc đánh giá tình hình kinh doanh được trình bày trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh KHÔNG bao gồm:
A. Doanh thu

1
B. Tiền và các khoản tương đương tiền
C. Chi phí
D. Kết quả kinh doanh
7. Ngày 01/10/N, cty ABC (có năm tài chính bắt đầu từ 1/1) nhận được vào tài khoản tiền gửi
ngân hàng số tiền 160.000.000 đồng do người đi thuê thanh toán tiền thuê thiết bị từ ngày 01/10/N
đến ngày 30/09/N+1. Giả sử tiền cho thuê thiết bị được phân bổ đều cho các tháng thì doanh thu
của nghiệp vụ này trong năm N của công ty ABC trên báo cáo tài chính sẽ là:
A. 30.000.000 đồng
B. 40.000.000 đồng
C. 160.000.000 đồng
D. 80.000.000 đồng
8. Nguyên tắc nào trong số các nguyên tắc sau quy định rằng nếu một khách hàng của doanh
nghiệp đang có nguy cơ phá sản, doanh nghiệp cần phải lập một khoản dự phòng đối với khoản nợ
phải thu từ khách hàng đó:
A. Nguyên tắc trọng yếu
B. Nguyên tắc thận trọng
C. Nguyên tắc phù hợp
D. Nguyên tắc giá phí
9. Công ty A xuất bán một lô sản phẩm cho khách hàng vào ngày 25/09/N với giá 100 triệu VND,
hàng đã giao, khách hàng chấp nhận nợ và sẽ trả vào ngày 31/10/N. Theo nguyên tắc cơ bản dồn
tích, công ty A sẽ ghi nhận doanh thu của lô hàng trên vào ngày:
A. Ngày 30/09/N
B. Ngày 31/10/N
C. Ngày 25/09/N
D. Ngày 31/12/N
10. Công ty LTĐ xuất bán một lô sản phẩm cho khách hàng vào ngày 20/01/N với giá 900 triệu
VND, hàng đã giao, khách hàng chấp nhận thanh toán. Ngày 31/3/N khách hàng chuyển khoản
thanh toán toàn bộ lô hàng. Theo nguyên tắc cơ bản dồn tích, công ty sẽ ghi nhận doanh thu của lô
hàng trên vào ngày?
A. Ngày 31/03/N
B. Ngày 31/01/N
C. Ngày 20/01/N
D. Ngày 31/12/N
VAS02
1. Theo chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho, thuật ngữ “giá hiện hành” nghĩa là:

2
A. Là giá gốc của hàng tồn kho
B. Là giá trị thuần có thể thực hiện được
C. Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tại ngày mua hàng tồn kho
D. Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế
toán
2. Theo chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho, những khoản mục nào KHÔNG được tính vào
giá gốc của hàng tồn kho?
A. Giá mua ghi trên hóa đơn
B. Chi phí thu mua, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi
C. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua
D. Các khoản thuế không được hoàn lại (thuế XNK, Thuế TTĐB, Thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp)
3. Ngày 31/12/20x6 tại công ty T tồn kho 1.000 sản phẩm A với giá gốc 10.000 đồng/sản phẩm.
Trong khi đó, giá thị trường của sản phẩm này là 9.000 đồng/sản phẩm và chi phí ước tính cho
việc bán 1 sản phẩm là 1.000 đồng. Xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho A?
Biết kỳ trước công ty đã trích lập dự phòng giảm giá là 3 triệu đồng.
A. Không cần trích lập dự phòng
B. Trích lập 2.000 đồng
C. Trích lập thêm 1 triệu đồng
D. Hoàn nhập 1 triệu đồng
4. Công ty A tập hợp được các chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: 500 triệu đồng
- Chi phí nhân công: 120 triệu đồng
- Chi phí sx chung: 30 triệu
Xác định giá gốc của sản phẩm nhập kho?
A. 500 triệu đồng
B. 620 triệu đồng
C. 530 triệu đồng
D. 650 triệu đồng
5. Ngày 31/12/N tại công ty H tồn kho 1.000 hàng hóa X với giá gốc 15.000 đồng/sản phẩm.
Trong khi đó, giá thị trường của sản phẩm này là 15.500 đồng/sản phẩm và chi phí ước tính cho
việc bán 1 sản phẩm là 600 đồng. Xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho X?

3
A. Không cần trích lập dự phòng
B. 500 đồng
C. 500.000 đồng
D. 100.000 đồng
6. Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của HTK với số lượng
lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các
phương pháp tính giá gốc khác. Đây là phương pháp gì?
A. Phương pháp bình quân gia quyền
B. Phương pháp tính theo giá đích danh
C. Phương pháp Nhập trước xuất trước
D. Phương pháp giá bán lẻ
7. Phương pháp được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và
nhận diện được. Đây là phương pháp tính giá nảo?
A. Phương pháp bình quân gia quyền
B. Phương pháp tính theo giá đích danh
C. Phương pháp Nhập trước xuất trước
D. Phương pháp giá bán lẻ
8. Phương pháp tính giá hàng tồn kho nào KHÔNG được áp dụng?
A. Nhập trước xuất trước
B. Nhập sau xuất trước
C. Bình quân gia quyền
D. Giá đích danh
9. Công ty A mua 1 lô hàng với giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 8% là 300 triệu đồng, chi phí
vận chuyển 2 triệu đồng chưa có thuế GTGT 8%, chiết khấu thương mại 2% trên giá bán. Xác
định giá gốc của lô hàng?
A. 300 triệu đồng
B. 302 triệu đồng
C. 294 triệu đồng
D. 296 triệu đồng
10. Công ty X trong kỳ nhập khẩu 1 lô hàng hóa với giá trị nhập khẩu quy ra đồng VN là
250.000.000đ, thuế nhập khẩu 10%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 8%, chi phí vận chuyển số hàng
hóa về nhập kho là 1.080.000đ (trong đó thuế GTGT 8%). Tính giá gốc của lô hàng hóa trên?

4
A. 250 triệu đồng
B. 251 triệu đồng
C. 1,08 triệu đồng
D. 276 triệu đồng
VAS03
1. Theo VAS 03, khấu hao TSCĐ dựa trên:
A. Giá trị phải khấu hao của TSCĐ
B. Nguyên giá TSCĐ
C. Giá trị hợp lý của TSCĐ cùng loại
D. Giá trị thị trường của TSCĐ cùng loại
2. Một tài sản cố định hữu hình có nguyên giá là 2 tỷ đồng, được khấu hao theo phương pháp
đường thẳng, thời gian sử dụng ước tính là 10 năm, giá trị thanh lý ước tính là 20 triệu đồng. Nếu
tài sản được đưa vào sử dụng ngày 1/1/N, trong năm N không có biến động về tài sản này. Mức
khấu hao phải trích trong năm N của tài sản này là:
A. 2.000.000 đ
B. 198.000.000 đ
C. 200.000.000 đ
D. 202.000.000 đ
3. Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu của TSCĐ được ghi nhận vào:
A. Nguyên giá TSCĐ trong mọi trường hợp
B. Nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do
sử dụng tài sản đó
C. Ghi giảm khấu hao TSCĐ
D. Ghi vào chi phí trong kỳ trong mọi trường hợp
4. Trong kỳ công ty X mua một bản quyền công nghệ sx hoa quả xuất khẩu với giá mua chưa thuế
GTGT 2 tỷ đồng, chi phí đăng ký pháp lý liên quan đến bản quyền công nghệ trong nước chưa có
thuế GTGT là 15 triệu đồng. Biết doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế
suất thuế GTGT 10%, tài sản này được đưa vào sử dụng ngay. Xác định nguyên giá TSCĐ vô
hình?
A. 2.000 triệu đồng
B. 2.015 triệu đồng
C. 2.200 triệu đồng
D. 2.216,5 triệu đồng

5
5. Ngày 01/8/N Công ty M mua một TSCĐ với giá mua chưa thuế GTGT 8% là 200 triệu đồng,
chi phí lắp đặt chạy thử phát sinh chưa có thuế GTGT 8% là 5 triệu đồng. TS này dự kiến sử dụng
trong vòng 5 năm. Xác định Nguyên giá của TSCĐ?
A. 200 triệu đồng
B. 205 triệu đồng
C. 216 triệu đồng
D. 221,4 triệu đồng
6. Ngày 01/7/N Công ty M mua một TSCĐ với giá mua chưa thuế GTGT 8% là 200 triệu đồng,
chi phí lắp đặt chạy thử phát sinh là 5 triệu đồng. TS này dự kiến sử dụng trong vòng 5 năm. Công
ty khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Xác định chi phí khấu hao phân bổ cho năm N?
A. 20,5 triệu đồng
B. 22,14 triệu đồng
C. 41 triệu đồng
D. 44,28 triệu đồng
7. Ngày 01/5/N Công ty M mua một TSCĐ với giá mua chưa thuế GTGT 8% là 200 triệu đồng,
chi phí lắp đặt chạy thử phát sinh là 5 triệu đồng. TS này dự kiến sử dụng trong vòng 5 năm. Công
ty khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần với tỷ lệ khấu hao 30%. Xác định chi phí khấu hao
phân bổ cho năm N?
A. 41 triệu đồng
B. 44,28 triệu đồng
C. 66,42 triệu đồng
D. 61,5 triệu đồng
8. Ngày 01/1/N Công ty M mua một TSCĐ với giá mua chưa thuế GTGT 8% là 200 triệu đồng,
chi phí lắp đặt chạy thử phát sinh là 5 triệu đồng. TS này dự kiến sử dụng trong vòng 5 năm. Công
ty khấu hao theo phương pháp số lượng sản xuất sản phẩm. Xác định chi phí khấu hao phân bổ
cho năm N? Biết số lượng sản xuất sản phẩm lần lượt qua các năm N, N+1, N+2, N+3, N+4 là
3.500 sản phẩm, 3.000 sản phẩm, 2.000 sản phẩm, 1.500 sản phẩm, 1.000 sản phẩm
A. 41 triệu đồng
B. 44,28 triệu đồng
C. 77,49 triệu đồng
D. 71,75 triệu đồng
9. Công ty A trao đổi với công ty B một nhà kho để lấy về một ô tô. Nhà kho có nguyên giá 1,5 tỷ,
đã khấu hao hết 700 triệu. Theo thỏa thuận, nhà kho có giá trị 1 tỷ và công ty B phải trả thêm cho
công ty A là 400 triệu bằng chuyển khoản. Xác định nguyên giá của ô tô công ty A nhận về?

6
A. 1,5 tỷ đồng
B. 0,8 tỷ đồng
C. 1 tỷ đồng
D. 0,6 tỷ đồng
10. Theo chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định, giá trị phải khấu hao bằng:
A. Nguyên giá – Giá trị thanh lý ước tính của tài sản
B. Nguyên giá – Giá trị còn lại của tài sản
C. Nguyên giá – khấu hao lũy kế
D. Nguyên giá
VAS04
1. Để xác định nguồn lực vô hình quy định thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình cần phải xem xét
các yếu tố:
A. Tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực
B. Tính có thể xác định được và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai
C. Tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh
tế trong tương lai.
D. Khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai
2. Nếu một nguồn lực vô hình không thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình thì chi phí phát sinh để
tạo ra nguồn lực vô hình đó phải ghi nhận là:
A. TSCĐ hữu hình
B. Công cụ dụng cụ
C. Doanh thu
D. Chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước.
3. Thời gian tính khấu hao TSCĐ vô hình tối đa là bao nhiêu năm?
A. 10 năm
B. 20 năm
C. 30 năm
D. 40 năm
4. Mua một nhãn hiệu hàng hóa với giá mua chưa thuế GTGT 200 triệu đồng, chi phí giới thiệu
nhãn hiệu 2 triệu đồng, chi phí môi giới để mua nhãn hiệu 1 triệu. Xác định nguyên giá của nhãn
hiệu hàng hóa?

7
A. 200 triệu đồng
B. 202 triệu đồng
C. 203 triệu đồng
D. 201 triệu đồng
5. Công ty mua một tòa nhà làm văn phòng đại diện với giá 2 tỷ đồng. Trong đó, theo biểu giá
đất của thành phố mảnh đất này có trị giá là 1,2 tỷ đồng. Lệ phí trước bạ là 10 triệu đồng, chi phí
khai trương văn phòng đaị diện là 20 triệu đồng. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình?
A. 2 tỷ đồng
B. 1,21 tỷ đồng
C. 1,23 tỷ đồng
D. 2,23 tỷ đồng
6. Ngày 01/8/N Công ty M mua bản quyền phát sóng một chương trình trong 3 năm với giá mua
chưa thuế GTGT là 200 triệu đồng, chi phí môi giới là 1,5 triệu đồng. Công ty khấu hao theo
phương pháp số dư giảm dần với tỷ lệ khấu hao 30%. Xác định Nguyên giá của tài sản vô hình?
A. 200 triệu đồng
B. 201,5 triệu đồng
C. 198,5 triệu đồng
D. 60 triệu đồng
7. Ngày 01/8/N Công ty M mua bản quyền phát sóng một chương trình trong 2.5 năm với giá mua
chưa thuế GTGT là 200 triệu đồng, chi phí môi giới là 1,5 triệu đồng. Công ty khấu hao theo
phương pháp số dư giảm dần với tỷ lệ khấu hao 50%. Xác định chi phí khấu hao năm thứ nhất của
tài sản?
A. 80 triệu đồng
B. 80,6 triệu đồng
C. 60,45 triệu đồng
D. 25,1875 triệu đồng
8. Ngày 01/8/N Công ty M mua bản quyền phát sóng một chương trình trong 2.5 năm với giá mua
chưa thuế GTGT là 200 triệu đồng, chi phí môi giới là 1,5 triệu đồng. Công ty khấu hao theo
phương pháp số dư giảm dần với tỷ lệ khấu hao 50%. Xác định chi phí khấu hao năm N của tài
sản?
A. 80 triệu đồng
B. 80,6 triệu đồng
C. 60,45 triệu đồng

8
D. 25,1875 triệu đồng
9. Ngày 1/5/N, Công ty A trao đổi với công ty B một dây truyền sản xuất để nhận về quyền sử
dụng một mảnh đất 10ha. Dây truyền sản xuất được đánh giá có giá trị hợp lý là 1 tỷ. Biết, dây
truyền sản xuất có nguyên giá 1,6 tỷ, hao mòn lũy kế là 300 triệu đồng, Công ty A phải trả thêm
cho Công ty B một khoản tiền là 500 triệu đồng. Xác định nguyên giá tài sản nhận về của công ty
A?
A. 1 tỷ đồng
B. 1,3 tỷ đồng
C. 1,2 tỷ đồng
D. 1,5 tỷ đồng
10. Nguyên giá của tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp KHÔNG bao gồm:
A. Chi phí nguyên liệu, vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra TSCĐ vô hình
B. Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào tài sản
C. Tiền lương, tiền công của nhân viên trực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản
D. Chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản
VAS14
1. Doanh thu bán hàng là:
A. Số tiền thu được khi bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng
B. Là tổng số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng
C. Là giá thực tế của lượng hàng hóa, sản phẩm xuất kho tiêu thụ
D. Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế tăng lên trong kỳ của doanh nghiệp phát sinh từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh thông thường
2. Giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Giá trị này được xác định trong trường hợp nào?
A. Chiết khấu thương mại
B. Giảm giá hàng bán
C. Hàng bán bị trả lại
D. Đại lý trả lại hàng không bán được

3. Khi nhận bán hàng đại lí cho các doanh nghiệp khác, số tiền hàng đơn vị đã bán được tính
vào:
A. Doanh thu bán hàng
B. Doanh thu tài chính
C. Thu nhập hoạt động khác
D. Nợ phải trả

9
4. Tại đơn vị đại lí, hoa hồng được hưởng sẽ được hạch toán vào:
A. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
B. Doanh thu tài chính
C. Thu nhập hoạt động khác
D. Không hạch toán
5. Doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi bán hàng trả góp, doanh
thu bán hàng được ghi nhận gồm:
A. Giá bán chưa bao gồm lãi trả góp và chưa bao gồm thuế GTGT
B. Giá hóa đơn đã bao gồm lãi trả góp và chưa bao gồm thuế GTGT
C. Giá thanh toán trên hợp đồng bán hàng trả góp
D. Giá hóa đơn đã bao gồm lãi trả góp và thuế GTGT
6. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện cung cấp một dịch vụ cho khách hàng kéo dài trong nhiều
kỳ, doanh thu cung cấp dịch vụ từng kì được xác định bằng:
A. Tổng số tiền đã nhận được trong kỳ đó
B. Tổng số tiền sẽ nhận được khi hoàn thành cung cấp dịch vụ
C. Tổng số tiền thu được trừ đi các chi phí hợp lí để thực hiện dịch vụ đó
D. Theo phương pháp tỉ lệ hoàn thành
7. Trường hợp doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ nhưng không thu hồi được khoản doanh thu đã
thực hiện thì kế toán phải:
A. Ghi tăng chi phí
B. Ghi giảm doanh thu
C. Ghi tăng doanh thu hàng bán bị trả lại
D. Xóa sổ khoản nợ đó
8. Khoản thu từ nhượng bán tài sản cố định được ghi nhận là:
A. Doanh thu bán hàng
B. Doanh thu cung cấp dịch vụ
C. Thu nhập khác
D. Doanh thu hoạt động tài chính
9. Tháng 10/2/N, chuyển hàng đến bán cho khách hàng theo phương thức trả chậm trả góp trong 5
tháng với giá bán trả chậm chưa bao gồm thuế GTGT 8% là 550 triệu đồng. Giá bán trả tiền ngay
chưa bao gồm thuế GTGT 8% là 530 triệu. Khách hàng đã chấp nhận thanh toán. Doanh thu được
ghi nhận là bao nhiêu?
A. 550 triệu đồng
B. 530 triệu đồng
C. 594 triệu đồng
D. 572,4 triệu đồng

10
10. Ngày 15/2/N, doanh nghiệp bán một lô hàng hóa với giá bán 500 triệu đồng chưa bao gồm
thuế GTGT 8%, khách hàng đã chấp nhận thanh toán. Ngày 1/3/N, khách hàng chuyển khoản
thanh toán 300 triệu đồng. Đến ngày 20/3/N, khách hàng chuyển khoản thanh toán số tiền còn
lại. Doanh thu được ghi nhận như thế nào?
A. Ngày 15/2/N, ghi nhận doanh thu 500 triệu đồng
B. Ngày 1/3/N, ghi nhận doanh thu 300 triệu đồng
C. Ngày 20/3/N, ghi nhận doanh thu 200 triệu đồng
D. Ngày 1/3/N ghi nhận doanh thu 300 triệu, đến ngày 20/3/N ghi nhận tiếp doanh thu 200
triệu đồng
VAS17
1. Công ty A có tài liệu như sau cho năm tài chính N:
- Khoản phải thu tiền lãi với giá trị ghi sổ là 50 triệu. Doanh thu tiền lãi tương ứng sẽ phải tính
thuế trên cơ sở tiền, thực tế công ty thu tiền vào năm N+1.
- Khoản phải thu khách hàng với giá trị ghi sổ 100 triệu đồng. Doanh thu bán hàng tương ứng đã
được ghi nhận vào năm N-1.
Tổng cơ sở tính thuế của cả 2 khoản này là bao nhiêu?
A. 50 triệu đồng
B. 100 triệu đồng
C. 0 triệu đồng
D. 150 triệu đồng
2. Ngày 1/1/N công ty mua một xe hơi phục vụ bộ phận văn phòng, có giá mua chưa có thuế
GTGT 10% là 800tr, chưa trả tiền người bán. Thời gian sử dụng hữu ích dự kiến 5 năm. Biết
công ty khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng, theo qui định của thuế thì khấu hao
theo phương pháp số dư giảm dần với tỷ lệ 30%. Thuế suất thuế TNDN 20%. Xác định thuế
TNDN hoãn lại:
A. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 16 triệu đồng
B. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 16 triệu đồng
C. Chênh lệch vĩnh viễn 16 triệu đồng
D. Chênh lệch tạm thời 16 triệu đồng
3. Một TSCĐ có nguyên giá là 500tr, đã khấu hao lũy kế là 100tr, doanh nghiệp sử dụng phương
pháp tính khấu hao phù hợp với quy định của Luật thuế để xác định chi phí hợp lý, hợp lệ.
Chênh lệch tạm thời là bao nhiêu?
A. 0 triệu đồng
B. 500 triệu đồng
C. 100 triệu đồng
D. 400 triệu đồng

11
4. Ngày 1/1/N công ty mua một xe hơi phục vụ bộ phận văn phòng, có giá mua chưa có thuế
GTGT 10% là 800tr, chưa trả tiền người bán. Thời gian sử dụng hữu ích dự kiến 5 năm. Biết
Thuế khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng, Công ty khấu hao theo phương pháp số
dư giảm dần với tỷ lệ 30%. Thuế suất thuế TNDN 20%. Xác định thuế TNDN hoãn lại:
A. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 16 triệu đồng
B. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 16 triệu đồng
C. Chênh lệch vĩnh viễn 16 triệu đồng
D. Chênh lệch tạm thời 16 triệu đồng
5. Ngày 1/4/N, Công ty Sài gòn mua một tài sản cố định có nguyên giá là 1.000 triệu đồng, thời
gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4 năm; theo thuế là 5 năm. Biết thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp là 20%. Xác định Thuế thu nhập hoãn lại năm N?
A. Tài sản thuế TNDN hoãn lại 10 triệu đồng
B. Thuế TNDN hoãn lại phải trả 10 triệu đồng
C. Tài sản thuế TNDN hoãn lại 40 triệu đồng
D. Thuế TNDN hoãn lại phải trả 40 triệu đồng
6. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi:
A. Giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế
B. Giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế
C. Giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế
D. Giá trị ghi sổ của nợ phải trả bằng cơ sở tính thuế
7. Trong các trường hợp sau đây, trương hợp nào sẽ làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu
thuế:
A. Chi phí khấu hao theo kế toán lớn hơn chi phí khấu hao theo thuế
B. Chi phí khấu hao theo kế toán nhỏ hơn chi phí khấu hao theo thuế
C. Chi phí khấu hao theo kế toán bằng chi phí khấu hao theo thuế
D. Không có trường hợp nào
8. Giả sử công ty chỉ có chênh lệch tạm thời, khi lợi nhuận kế toán nhỏ hơn thu nhập chịu thuế:
A. Xuất hiện một khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế
B. Xuất hiện một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
C. Xác định thuế TNDN phải nộp theo số liệu của kế toán
D. Không phát sinh
9. Giả sử công ty chỉ có chênh lệch tạm thời, khi lợi nhuận kế toán lớn hơn thu nhập chịu thuế
A. Xuất hiện một khoản tài sản thuế TNDN hoãn lại
B. Xuất hiện một khoản thuế TNDN hoãn lại phải trả
C. Xác định thuế TNDN phải nộp theo số liệu của kế toán
D. Xuất hiện chênh lệch tạm thời chịu thuế

12
10. Khi ghi nhận doanh thu vào một năm nhưng thuế thu nhập được tính một năm khác sẽ phát
sinh:
A. Chênh lệch tạm thời
B. Chênh lệch vĩnh viễn
C. Chênh lệch báo cáo tài chính
D. Chênh lệch sổ kế toán.
Các CMKT còn lại
1. Theo VAS 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh thì nhà đầu tư nắm giữ
từ 20% đến 50% quyền biểu quyết thì được gọi là:
A. Góp vốn liên doanh
B. Góp vốn liên doanh đồng kiểm soát
C. Đầu tư liên kết
D. Đầu tư vào công ty con
2. Theo Chuẩn mực kế toán số 08, Có mấy hình thức liên doanh:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
3. TheoVAS 07- Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết thì nhà đầu tư nắm giữ ít hơn 20%
quyền biểu quyết thì được gọi là:
A. Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể
B. Nhà đầu tư có ảnh hưởng không đáng kể
C. Cổ đông
D. Nhà đầu tư
4. Lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua
cho:
A. Những lợi ích kinh tế ước tính thu được trong tương lai
B. Những giá trị kinh tế thu được trong tương lai
C. Những ưu thế thu được trong tương lai
D. Những cạnh tranh trong kinh doanh tương lai
5. Theo chuẩn mực số 11 quy định, ‘‘liên doanh’’ là thoả thuận bằng hợp đồng của hai hoặc
nhiều bên để hoạt động mà:
A. Liên kết các công ty với nhau
B. Được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh

13
C. Hợp nhất các bên góp vốn liên doanh
D. Sát nhập các công ty với nhau
6. Theo chuẩn mực số 11- Hợp nhất kinh doanh thì Công ty Mẹ được hiểu là:
A. Công ty có nhiều công ty khác góp cổ phần
B. Công ty có nhiều côn g ty khác cổ đông
C. Công ty có một hoặc nhiều công ty con
D. Công ty có từ hai công ty con trở lên
7. Chuẩn mực số 15 áp dụng cho
A. Kế toán hợp đồng xây dựng và lập báo cáo tài chính của các nhà thầu
B. Kế toán các đơn vị xây lắp của nhà nước và đơn vị công
C. Kế toán các đơn vị xây lắp của công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn
D. Kế toán các hợp đồng công trình xây dựng và dự toán
8. Phương pháp xác định phần trăm công việc hoàn thành được qui định trong chuẩn mực số 15
là:
A. Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời
điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng;
B. Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinh và doanh thu đã phát sinh của hợp đồng
C. Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí phát sinh với khối lượng xây lắp đã hoàn thành của hợp
đồng.
D. Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí phát sinh với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của
hợp đồng.
9. Doanh nghiệp ký hợp đồng xây dựng với khách hàng với tổng giá thanh toán là 1.000 triệu
đồng nhưng khoản này có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào thời điểm hoàn thành công trình xây
dựng. Cụ thể, nếu công trình hoàn thành sau ngày 31/12/N thì cứ mỗi một ngày chậm tiến độ
khoản thanh toán sẽ bị giảm 500.000đồng. Còn nếu công trình hoàn thành trước ngày 31/12/N thì
cứ mỗi ngày hoàn thành sớm khoản thanh toán sẽ tăng lên 500.000đồng. Trên thực tế, doanh
nghiệp đã hoàn thành vào ngày 15/1/N+1. Doanh thu được ghi nhận là bao nhiêu?
A. 0 triệu đồng
B. 1.000 triệu đồng
C. 992,5 triệu đồng
D. 1.007,5 triệu đồng
10. Ngày 5/4/N, Công ty A bắt đầu thi công công trình theo hợp đồng xây dựng đã ký trị giá 2 tỷ
đồng, thời gian dự kiến thực hiện trong 2 năm. Trong năm N, công ty đã thi công hoàn thành và
được khách hàng nghiệm thu 60% giá trị công trình. Vậy doanh thu được ghi nhận năm N là bao
nhiêu?
A. 2 tỷ đồng

14
B. 0 tỷ đồng
C. 1 tỷ đồng
D. 1,2 tỷ đồng
11. Ngày 1/1/N, Công ty X bắt đầu thi công công trình theo hợp đồng xây dựng đã ký trị giá 2,4 tỷ
đồng, thời gian dự kiến thực hiện trong 3 năm. Trong năm N, công ty đã thi công hoàn thành và
được khách hàng nghiệm thu 50% giá trị công trình. Vậy doanh thu được ghi nhận năm N là bao
nhiêu?
A. 2,4 tỷ đồng
B. 0 tỷ đồng
C. 0,8 tỷ đồng
D. 1,2 tỷ đồng
12. Doanh nghiệp ký hợp đồng xây dựng với khách hàng với tổng giá thanh toán là 1,5 tỷ đồng
nhưng khoản này có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào thời điểm hoàn thành công trình xây dựng.
Cụ thể, nếu công trình hoàn thành sau ngày 31/3/N thì cứ mỗi một ngày chậm tiến độ khoản thanh
toán sẽ bị giảm 200.000đồng. Còn nếu công trình hoàn thành trước ngày 31/3/N thì cứ mỗi ngày
hoàn thành sớm khoản thanh toán sẽ tăng lên 200.000đồng. Trên thực tế, doanh nghiệp đã hoàn
thành vào ngày 25/3/N. Doanh thu được ghi nhận là bao nhiêu?
A. 0 tỷ đồng
B. 1,5 tỷ đồng
C. 1,502 tỷ đồng
D. 1,489 tỷ đồng
13. Năm N, kế toán tập hợp được các khoản chi phát sinh tại 1 công trình xây dựng như sau :
- Chi phí nhân công tại công trường : 500 triệu đồng
- Chi phí giám sát công trình: 60 triệu
- Chi phí nguyên vật liệu: 1.500 triệu đồng
- Chi phí thuê máy móc thiết bị nhưng không sử dụng cho công trình : 50 triệu
Tổng chi phí của hợp đồng xây dựng trên trong năm N là bao nhiêu ?
A. 560 triệu đồng
B. 1.500 triệu đồng
C. 2.110 triệu đồng
D. 2.060 triệu đồng
14. Chuẩn mực nào sau đây là chuẩn mực về Hợp đồng bảo hiểm?
A. Chuẩn mực số 17
B. Chuẩn mực số 18
C. Chuẩn mực số 19
D. Chuẩn mực số 20

15
15. Hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm ký trực tiếp với tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm
mà không phải là hợp đồng tái bảo hiểm gọi là:
A. Hợp đồng bảo hiểm
B. Hợp đồng bảo hiểm gốc
C. Tài sản bảo hiểm
D. Khoản nợ bảo hiểm
16. Theo chuẩn mực số 19, Doanh nghiệp bảo hiểm là bên tham gia vào một hợp đồng bảo hiểm,
có nghĩa vụ phải trả tiền bồi thường cho ai theo qui định của hợp đồng trong trường hợp có sự
kiện được bảo hiểm xảy ra?
A. Doanh nghiệp bảo hiểm
B. Chủ hợp đồng
C. Bên thứ ba
D. Doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm
17. Nghĩa vụ thuần theo hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp của doanh nghiệp bảo hiểm được
gọi là :
A. Khoản nợ bảo hiểm
B. Tài sản bảo hiểm
C. Rủi ro bảo hiểm
D. Khoản đặt cọc
18. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ theo mấy nguyên tắc được quy định tại
VAS 21?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
19. Doanh nghiệp ký hợp đồng xây dựng với khách hàng với tổng giá thanh toán là 1.500 triệu
đồng nhưng khoản này có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào thời điểm hoàn thành công trình xây
dựng. Cụ thể, nếu công trình hoàn thành sau ngày 31/3/N thì cứ mỗi một ngày chậm tiến độ khoản
thanh toán sẽ bị giảm 1 triệu đồng. Còn nếu công trình hoàn thành trước ngày 31/3/N thì cứ mỗi
ngày hoàn thành sớm khoản thanh toán sẽ tăng lên 1 triệu đồng. Trên thực tế, doanh nghiệp đã
hoàn thành vào ngày 12/4/N. Doanh thu được ghi nhận là bao nhiêu?
A. 0 triệu đồng
B. 1.500 triệu đồng
C. 1.488 triệu đồng
D. 1.512 triệu đồng
20. Đâu là nguyên tắc lập và trình bày BCTC?
A. Trung thực

16
B. Đầy đủ
C. Cơ sở dồn tích
D. Kịp thời
II. Nhận định đúng sai

1. Nguyên tắc trọng yếu cho phép kế toán có thể phạm một số sai sót trong quá trình hạch
toán.
3. Nguyên tắc thận trọng là việc xem xét, cân nhắc phán đoán cần thiết để lập các ước tính
kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
4. Trong nội dung chuẩn mực chung VAS 01 quy định: việc ghi nhận doanh thu và chi phí
không nhất thiết phải phù hợp với nhau.
5. Ghi nhận một khoản doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên
quan đến việc tạo ra doanh thu là nội dung của nguyên tắc nhất quán.
5. Các khoản góp vốn của cổ đông được ghi nhận là doanh thu.
6. Hàng tồn kho chỉ bao gồm hàng hóa tồn trong kho; nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
trong kho.
7. Giá hiện hành là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập
bảng cân đối kế toán.
8. Cuối kỳ kế toán năm, kế toán tự động trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho sản
phẩm A vì nghĩ rằng sang năm tài chính sau kế toán sản phẩm A sẽ bị giảm giá.
9. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ (-) chi
phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
10. Những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang và những sản phẩm
hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm thì không được coi là hàng tồn
kho.

11. Đối với TSCĐ hữu hình mua mới, các khoản thu hồi về sản phẩm và phế liệu trong quá
trình chạy thử không được tính vào nguyên giá.
12. Doanh nghiệp có thể tính khấu hao TSCĐ theo nhiều phương pháp nhưng đối với một
TSCĐ cụ thể thì phải áp dụng thống nhất một phương pháp tính khấu hao trong suốt quá
trình sử dụng nó.

17
13. Khi nhận biếu tặng, viện trợ bằng TSCĐ, kế toán hạch toán tăng nguồn vốn kinh doanh.
14. Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày BCTC thì kế toán
được phép bù trừ tài sản và công nợ.

15. Đối với TSCĐHH, các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu được tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh kỳ tương ứng, mà không được tính vào nguyên giá của TSCĐ đó.

21. Một TSCĐ vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể đem TSCĐ vô
hình đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương
lai.

22. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề thông qua việc đào tạo, doanh nghiệp có
thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân viên sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong
tương lai, do đó được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

23. Yếu tố Khả năng kiểm soát được hiểu là doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài
sản nếu doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại,
đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó.

24. Danh sách khách hàng hoặc thị phần của doanh nghiệp được ghi nhận là TSCĐ vô hình.
25. Việc trích khấu hao TSCĐ vô hình được bắt đầu từ lúc mua TSCĐ vô hình.
26. Các khoản thu hộ bên thứ ba không được ghi nhận là doanh thu của đơn vị thu hộ.
27. Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp chuyển giao hoàn toàn quyền
sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua.
28. Trong trường hợp doanh nghiệp xác định không thể thu hồi được khoản doanh thu bán
chịu đã ghi nhận thì kế toán phải ghi giảm doanh thu.
29. Khi doanh nghiệp nhận được khoản tiền ứng trước của khách hàng để mua hàng thì
tại thời điểm giao nhận tiền, khoản tiền đó được ghi nhận là doanh thu của doanh nghiệp.
30. Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại thì được
ghi giảm nợ phải trả.

31. Thuế thu nhập hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu
nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành.

18
32. Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản
hay nợ phải trả trong Bảng CĐKT và giá trị thực tế có được sau kiểm kê của các khoản
mục này.
33. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các
khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
34. Khoản phải thu thương mại có giá trị ghi sổ là 250. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản
phải thu thương mại này là 0?
35. Nợ phải trả ngắn hạn có khoản mục “chi phí phải trả” về chi phí trích trước lương nghỉ phép
với giá trị ghi sổ là 200. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản mục nợ phải trả đó là 200.
36. Ảnh hưởng đáng kể là quyền tham gia của các nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết
định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các
chính sách đó.
37. Theo chuẩn mực số 08, nhà đầu tư nắm giữ 70% quyền biểu quyết thì được gọi là góp
vốn liên doanh.

38. Hợp nhất kinh doanh có thể bao gồm việc thành lập một doanh nghiệp mới để kiểm
soát các doanh nghiệp tham gia hợp nhất.
39. Hợp nhất kinh doanh có thể dẫn đến quan hệ Công ty mẹ - công ty con, trong đó bên
mua là công ty con.
40. Quyền chọn mua, chứng quyền và các công cụ tương đương là các công cụ tài chính
mang lại cho người sở hữu quyền được mua cổ phiếu phổ thông theo mệnh giá.
41. Quyền chọn bán là hợp đồng cho phép người sở hữu quyền được bán cổ phiếu phổ
thông theo mệnh giá ban đầu.
42. Suy giảm ngược là sự giảm lãi trên cổ phiếu hoặc tăng lỗ trên cổ phiếu do ảnh hưởng
của việc giả định có sự chuyển đổi các công cụ có thể chuyển đổi, việc thực hiện quyền
chọn, chứng quyền hoặc việc phát hành cổ phiếu phổ thông sau khi thỏa mãn một số điều
kiện nhất định.
43. Theo chuẩn mực số 15, hợp đồng xây dựng với giá cố định là hợp đồng xây dựng trong
đó nhà thầu chấp thuận một mức giá cố định cho toàn bộ hợp đồng kể cả trường hợp giá cả
tăng lên.
44. Theo chuẩn mực 15, một hợp đồng xây dựng liên quan đến xây dựng một số tài sản thì
việc xây dựng mỗi tài sản sẽ được coi như một hợp đồng riêng rẽ khi mỗi tài sản có thể

19
được đàm phán riêng với từng nhà thầu và khách hàng có thể chấp thuận hoặc từ chối phần
hợp đồng liên quan đến từng tài sản
45. Rủi ro bảo hiểm là những rủi ro tài chính được chuyển từ chủ hợp đồng bảo hiểm sang
doanh nghiệp bảo hiểm.
III. BÀI TẬP
VAS01 – Chuẩn mực Chung

Bài 1. Công ty may Minh Anh sản xuất và kinh doanh mặt hàng may mặc. Kết thúc năm N công
ty có lượng hàng tồn kho thành phẩm của mặt hàng này là rất lớn với danh sách mặt hàng lên đến
400 mặt hàng trong đó có khoảng 200 mặt hàng trị giá là 18 tỷ đã tồn kho từ năm N-1 và chưa
bán được do đã bị lỗi mốt. Nguyên nhân là do công ty đã không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho.
Bên cạnh đó, để xác định được giá trị thuần của từng mặt hàng trong danh sách 400 mặt hàng để
có cơ sở trích lập dự phòng là rất khó nên kế toán cho rằng không cần trích lập dự phòng.

Yêu cầu:

1. Việc làm của kế toán viên có vi phạm pháp luật kế toán không? Biện pháp xử phạt hành chính
(nếu có)?
2. Anh/chị hãy cho biết kế toán viên vi phạm nguyên tắc kế toán nào trong chuẩn mực kế toán Việt
Nam?

Bài 2. Công ty Trung Quân đã áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính giá hàng tồn
kho trong kỳ kế toán năm N. Đến kỳ kế toán năm N+1, do đã là thành viên của tập đoàn Hoàng
Long nên công ty phải thay đổi từ phương pháp nhập trước xuất trước sang phương pháp bình
quân gia quyền. Thay đổi này đã được trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính của năm
N+1.
Yêu cầu: Anh/ chị hãy vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam để cho biết trong tình huống trên
nguyên tắc kế toán cơ bản nào đã được vận dụng? Nêu nội dung của nguyên tắc kế toán đó?

Bài 3. Do năm hiện hành có nhiều thuận lợi trong kinh doanh nên doanh thu và lợi nhuận của
công ty Nam Phong tăng trưởng gấp đôi so với năm trước. Tuy nhiên, theo dự báo trong năm tới
sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường nên doanh thu và lợi nhuận sắp tới có thể bị suy
giảm. Khi lập Báo cáo tài chính, Ban giám đốc công ty Nam Phong đã quyết định hoãn ghi doanh
thu một số hợp đồng đã thực hiện và lập một số dự phòng ảo để chuyển một phần lợi nhuận sang
năm sau, do đó trong năm hiện hành mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chỉ còn khoảng 50%.
Yêu cầu: Anh/chị hãy cho biết công ty Nam Phong đã vi phạm yêu cầu kế toán cơ bản nào? Tại
sao?

20
Bài 4. Xuất kho công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận bán hàng sử dụng cho 2 kỳ, giá trị công cụ
dụng cụ xuất kho 30.000.000 đồng. Kế toán đã định khoản như sau:

Nợ TK 641- Chi phí bán hàng: 30.000.000

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ: 30.000.000

Yêu cầu: Dựa vào chuẩn mực kế toán có liên quan, anh (chị) cho ý kiến về việc định khoản của kế
toán trong tình huống trên?
Bài 5. Các vật dụng văn phòng như bảng treo tường, bút viết, giỏ đựng rác…được kế toán công ty
Thiên Ân ghi nhận trực tiếp vào khoản chi phí thay vì xem là tài sản (công cụ, dụng cụ) và phân
bổ dần theo thời gian sử dụng.

Yêu cầu: Anh/ chị hãy vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam để cho biết trong tình huống trên
nguyên tắc kế toán cơ bản nào đã được vận dụng? Nêu nội dung của nguyên tắc kế toán đó?
VAS02 – Hàng tồn kho
Bài 1: Doanh nghiệp Y trong kỳ có nhập khẩu 1 lô hàng hóa trị giá 300.000.000 đồng, biết thuế
nhập khẩu 20%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT 10%, chiết khấu thương mại 2%. Biết
rằng doanh nghiệp Y tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Yêu cầu: Giá gốc của lô hàng hóa trong trường hợp này bao gồm những gì? Tính giá gốc của lô
hàng hóa này?

Bài 2: Công ty K kinh doanh hàng hóa X, cuối kỳ kế toán năm N, số lượng hàng hóa X tồn kho là
5.000 sản phẩm, giá gốc là 75.000đồng/sản phẩm. Tại ngày 31/12/N, giá bán ngoài thị trường của
sản phẩm tương đương là 77.000đồng/sản phẩm, chi phí ước tính cho việc bán lô hàng này là
12.000.000 đồng.

Yêu cầu:

1. Giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho trên là bao nhiêu?

2. Theo kết quả yêu cầu 1 thì Công ty này phải trích lập dự phòng hay hoàn nhập dự phòng? Hạch
toán bút toán điều chỉnh nếu có?

Bài 3: Công ty N áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá hàng tồn kho theo
phương pháp nhập trước, xuất trước:

21
1. Trong kỳ mua 5.000 sản phẩm X theo điều khoản trả chậm trong 6 tháng với giá trả chậm chưa
thuế GTGT 10% là 450.000.000đ, biết giá trả ngay chưa có thuế GTGT 10% là 425.000.000đ. Chi
phí môi giới để mua sản phẩm là 1.000.000đồng, chiết khấu thanh toán 1%.
2. Số lượng sản phẩm X tồn kho cuối kỳ là 1.200 sản phẩm.
3. Tại Ngày 31/12/N, giá bán ước tính của sản phẩm X là 88.000đ/sản phẩm, chi phí bán ước tính
là 3.000đ/sản phẩm, chi phí đóng gói sản phẩm 2.000đ/sản phẩm.
Yêu cầu:
1. Giá gốc của lô hàng mua trong kỳ gồm những gì? Tính giá gốc của lô hàng đó?
2. Công ty X có phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại ngày lập Báo cáo tài chính
31/12/N hay không? Hạch toán bút toán trích lập dự phòng giảm giá HTK?
3. Ngày 10/1/N+1, Công ty bán 700 sản phẩm, giá bán là 90.000 đồng/sản phẩm, chi phí bán là
3.000đ/sản phẩm, chi phí đóng gói sản phẩm 2.000đ/sản phẩm. Công ty có cần điều chỉnh khoản
trích lập dự phòng đã thực hiện ngày 31/12/N không? Hạch toán bút toán điều chỉnh (nếu có)?

Bài 4: Công ty A chuyên kinh doanh hàng hóa X, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
năm N có một số tài liệu như sau:
1. Tồn đầu kỳ: 2.200 kg, giá gốc là 160.500đ/kg.
2. Xuất 1.700 kg hàng hóa X bán cho khách hàng, giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 180.000đ/kg,
chiết khấu thanh toán là 1% trên tổng giá thanh toán.
3. Mua 5.000 kg hàng hóa X với giá mua chưa thuế GTGT 10% là 825.000.000 đồng, chiết khấu
thương mại 2% trên giá bán, chi phí vận chuyển lô vật liệu về nhập kho đã chi là 1.500.000 đồng,
chưa thuế GTGT 10%.
4. Xuất kho 5.200 kg hàng hóa X chuyển đến cho khách hàng. Khách hàng đã chấp nhận thanh
toán với giá bán chưa thuế GTGT 10% là 180.000đ/kg.
5. Mua 3.000 kg hàng hóa X với giá trả chậm trong 6 tháng là 495.000.000đ, biết giá trả ngay là
480.000.000đ. Giá trên là giá chưa có thuế GTGT 10%.
Yêu cầu:
1. Xác định giá gốc và giá gốc đơn vị của hàng hóa X mua vào trong kỳ?
2. Tính trị giá xuất kho hàng hóa X trong năm N và trị giá tồn kho của hàng hóa X tại ngày 31/12/N
trong các trường hợp sau:
- Công ty tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Công ty tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
- Công ty tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

22
3. Trong từng trường hợp ở yêu cầu 2, hãy xác định xem Công ty X có phải trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho tại ngày lập Báo cáo tài chính 31/12/N hay không? Biết tại ngày 31/12/N,
giá trị thị trường của hàng hóa X là 180.000đ/kg, chi phí bán ước tính là 3.000đ/kg; kỳ trước đã
trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho X là 12.000.000 đồng.

Bài 5: Công ty T chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm Y, trong năm N tập hợp được một số
chi phí sản xuất sản phẩm Y như sau:
- Nhập khẩu nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm Y trị giá 350.000.000đ, chiết khấu
thương mại 2%. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính từ cảng hải quan về phân xưởng sản
xuất là 1.000.000đ, chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm Y là 15%,
Công ty đã nộp bằng tiền gửi ngân hàng.
- Vật liệu phụ dùng cho sản xuất: 15.000.000đ
- Vật liệu phụ dùng cho quản lý: 2.000.000đ
- Chi phí nhân công: 85.000.000đ
- Chi phí sản xuất chung: 35.000.000đ
- Trong kỳ Công ty đã bán 700 sản phẩm với giá bán 550.000đ/sp. Tại ngày 31/12/N, giá bán ước
tính có thể thực hiện được là 530.000đ/sp, chi phí ước tính là 3.000đ/sp.
Biết rằng:
- Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Đầu kỳ không có sản phẩm tồn kho.
- Chi phí vật liệu phụ dùng cho sản xuất vượt định mức là 500.000đ
- Sản lượng định mức là 1.000 sản phẩm.
Yêu cầu:
1. Xác định tổng giá gốc và giá gốc đơn vị của sản phẩm Y trong từng trường hợp sau:
a. Sản lượng sản xuất hoàn thành nhập kho trong kỳ là 1.000 sản phẩm.
b. Sản lượng sản xuất hoàn thành nhập kho trong kỳ là 1.100 sản phẩm.
c. Sản lượng sản xuất hoàn thành nhập kho trong kỳ là 900 sản phẩm.
2. Tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho tại ngày 31/12/N? Công ty có cần
trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hay không? Hạch toán bút toán trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho (nếu có)?
3. Tại ngày 5/1/N+1, xuất bán 100 sản phẩm Y với giá bán 550.000/sản phẩm, chi phí bán
500.000đ. Công ty có cần điều chỉnh khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại ngày
31/12/N không?
VAS03 – Tài sản cố định hữu hình

23
Bài 1. Công ty Cổ phần Thuận An mua một số dây chuyền sản xuất có thời gian sử dụng dự kiến
khoảng 10 năm. Các dây chuyền này có hệ thống chân đế cần cố định với sàn bê tông của nhà
xưởng. Sau khi lắp đặt hoàn thành, bộ phận quản lý của công ty nhận thấy các dây chuyền này
không thể bán lại được, do vậy, toàn bộ chi phí đầu tư cho các dây chuyền được hạch toán toàn bộ
vào chi phí của năm hiện hành.

Yêu cầu: Dựa vào các Chuẩn mực kế toán có liên quan hãy trình bày quan điểm của anh (chị)
trong tình huống trên?

Bài 2: Ngày 1/6 Công ty M mua 1 ô tô tải có trọng tải 2 tấn do Việt Nam lắp ráp với giá mua
260.000.000đồng, trả bằng chuyển khoản, chưa có thuế GTGT. Biết rằng thuế GTGT là 10% và
doanh nghiệp M thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế trước bạ 1% đã nộp
bằng tiền mặt (không có chi phí gì thêm).

Yêu cầu:
1. Hãy tính nguyên giá của chiếc ô tô vừa mới mua về và ghi sổ kế toán theo chuẩn mực kế toán
số 03?
2. Đến ngày 31/12/N, giá ngoài thị trường của chiếc ô tô tăng lên là 350.000.000 đồng. Lúc này
kế toán ghi nhận nguyên giá TSCĐ này là bao nhiêu? Tại sao? Trình bày nội dung nguyên tắc kế
toán có liên quan?
Bài 3:Ngày 15/4/2015, Công ty Mía đường Lam Sơn Thanh Hóa mua dây chuyền sản xuất đường
với giá mua như sau:

+ Dây chuyền sản xuất: giá mua 800 triệu

+ 02 Phụ tùng thay thế kèm theo: 25 triệu

+ 01 thiết bị thay thế kèm theo: 23 triệu

+ Giá trên chưa bao gồm VAT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản. Doanh
nghiệp dự định sử dụng dây chuyền trong 15 năm.

+ Ngày 25/4/2015 doanh nghiệp tiến hành vệ sinh, tra dầu vận hành thử dây chuyền sản xuất để
chuẩn bị đưa vào sử dụng: 2 triệu.

+ Đến 01/5/2015 dây chuyền mới chính thức đi vào hoạt động.

Yêu cầu:

24
1. Xác định nguyên giá TSCĐ trên. Định khoản?

2. Xác định thời điểm bắt đầu tính khấu hao? Định khoản bút toán tính khấu hao tháng 5?

Bài 4: Công ty MIC là một doanh nghiệp phần mềm được thành lập từ tháng 01/2016. Sau khi
thành lập công ty ký hợp đồng viết phần mềm ICR cho một doanh nghiệp kinh doanh địa ốc. Năm
2017 dự án hoàn thành, sau khi chuyển giao phần mềm cho khách hàng sử dụng thì công ty xuất
hóa đơn tài chính. Khi đó kế toán mới ghi nhận doanh thu và toàn bộ chi phí liên quan tới hợp
đồng này kế toán đã đưa vào giá vốn của dự án và tính vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm
2017. Sang năm 2018, ban giám đốc công ty muốn đưa phần mềm này vào danh mục tài sản vô
hình của công ty.
Yêu cầu: Việc công ty ghi nhận giá trị của phần mềm ICR vào nguyên giá tài sản cố định vô hình
của công ty có được không? Dựa vào chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04, anh (chị) hãy nêu quan
điểm của bản thân trong tình huống trên.
Bài 5: Doanh nghiệp X trao đổi với doanh nghiệp Y một toà nhà làm việc để lấy về một quyền sử
dụng đất 10ha để chuẩn bị cho việc xây dựng khách sạn. Toà nhà có nguyên giá 900.000.000đồng,
đã khấu hao lũy kế 10.000.000đồng. Theo giá trị thị trường (giá đánh giá 2 bên) tòa nhà có trị giá
1.200.000.000 đồng và doanh nghiệp X phải trả thêm cho doanh nghiệp Y là 300.000.000đồng.
Kế toán doanh nghiệp X thực hiện các bút toán sau:
+ Bút toán 1:
Nợ TK 811 : 890.000.0000
Nợ TK 2141: 10.000.000
Có TK 211: 900.000.000
+ Bút toán 2: Nợ TK 211: 1.200.000.000
Có TK 131 : 1.200.000.000
+ Bút toán 3: Nợ TK 811: 300.000.000
Có TK 111: 300.000.000
Yêu cầu:
1.Nhận xét về các bút toán hạch toán tại Doanh nghiệp X?
2.Nếu là kế toán công ty X em sẽ phản ánh nghiệp vụ này như thế nào? Tại sao?

VAS04 – Tài sản cố định vô hình + VAS17 – Thuế TNDN

25
Bài 1: Ngày 10/6/2015 công ty L mua một ô tô tải nhãn hiệu Huyndai dùng cho bộ phận bán hàng
với giá mua trên hóa đơn là 750.000.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Doanh nghiệp
thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán. Các khoản gồm thuế trước
bạ 2%, phí đăng ký biển số xe 2.000.000 đồng và phí đăng kiểm 320.000 đồng công ty đã nộp
bằng tiền mặt.

Yêu cầu:

1. Xác định nguyên giá của ô tô và định khoản biết rằng công ty L tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ.

2. Tính khấu hao ô tô tải trên trong tháng 6 và định khoản, biết rằng thời gian sử dụng dự kiến 10
năm.

3. Giả sử thời gian sử dụng của ô tô do thuế quy định chỉ có 9 năm. Tính chênh lệch tạm thời chịu
thuế và thuế TNDN hoãn lại của ô tô. Biết thuế suất thuế TNDN 20%

Bài 2: Ngày 01/05/N, Công ty Hoàng Anh mua một dây chuyền sản xuất giá mua như sau:

- Dây chuyền sản xuất là: 509.600.000đồng

- 03 phụ tùng thay thế kèm theo là: 32.000.000đồng

- 01 thiết bị thay thế kèm theo là: 30.000.000đồng

Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Công ty đã thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển
khoản. Chi phí lắp đặt, chạy thử là 12.000.000đồng, trong quá trình chạy thử công ty nhận được
một khoản thù lao bằng tiền mặt từ việc chạy thử là 5.000.000đồng. Đến ngày 01/10/N dây chuyền
sản xuất chính thức đi vào hoạt động. Biết rằng công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

Yêu cầu:

1. Xác định nguyên giá của dây chuyền?

2. Xác định thời điểm tính khấu hao và tính khấu hao tháng 10/N? Định khoản bút toán khấu hao
tháng 10?

3. Giả sử trong năm N+1 công ty bỏ ra chi phí 20 triệu để sửa chữa làm cho dây chuyền sản xuất
tăng năng suất gấp 1.2 lần so với trước thì chi phí này kế toán sẽ xử lý như thế nào? Vì sao?

26
Bài 3: Doanh nghiệp M hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhập một dây chuyền sản
xuất trị giá 800.000.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%), chi phí vận chuyển 11.000.000
đồng, chi phí lắp đặt chạy thử 5.500.000 đồng (các khoản chi phí bao gồm cả thuế GTGT 10%).
Được biết dây chuyền sản xuất sẽ khấu hao hết trong 5 năm hoạt động liên tục, doanh nghiệp tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Báo
cáo tài chính sẽ ghi nhận trị giá dây chuyền sản xuất như thế nào trong trường hợp:

1. Doanh nghiệp M vẫn đang hoạt động bình thường?

2. Sau 2 năm sử dụng dây chuyền sản xuất thì doanh nghiệp M có nguy cơ bị phá sản?
Tài liệu tại công ty Ngọc Anh kê khai thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ như sau:
Bài 4: Ngày 1/10/2022 Công ty Bình Minh mua 1 hệ thống máy móc để phục vụ quá trình SXKD.
Giá mua chưa có thuế GTGT 10% là 650 Triệu đồng đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ
1% chiết khấu thanh toán. Chi phí lắp đặt, chạy thử đã trả bằng tiền mặt theo tổng giá thanh toán
bao gồm thuế GTGT 10% là 22 Triệu đồng. TSCĐ lắp đặt xong sẽ sử dụng trong 15 năm
2. Ngày 1/10/2022 mua 1 dàn máy vi tính trị giá 23.000.000, thuế GTGT 10% về sử dụng cho bộ
phận quản lý doanh nghiệp, chưa thanh toán cho người bán. Thời gian sử dụng là 5 năm
Yêu cầu:
1. Vận dụng chuẩn mực nào để xác định trong 2 trường hợp trên trường hợp nào kế toán ghi nhận
vào TSCĐ hữu hình? Vì sao?
2. Tính khấu hao TSCĐ trong tháng 10 của TSCĐ được ghi nhận ở yêu cầu 1. biết công ty tính
khấu hao theo phương pháp đường thẳng
3. Nếu là kế toán anh (chị) hãy hạch toán các trường hợp trên?
Bài 5: Tại công ty A trong kỳ có các tình huống sau:

1. Ngày 01/8/N, Công ty A trao đổi với Công ty B một tài sản X để lấy về tài sản Y Tài sản X có
nguyên giá 800 triệu đồng; đã khấu hao lũy kế đến thời điểm trao đổi 300 triệu đồng. tài sản được
sử dụng trong 4 năm

2. Ngày 6/8/N, công ty A mua 1 TSCĐ theo phương thức trả góp với giá mua trả ngay 1 lần chưa
thuế GTGT là 180 triệu đồng, thuế GTGT 10%, giá mua trả góp chưa thuế GTGT là 200 triệu đồng
thanh toán trong vòng 2 năm. TS được sử dụng trong vòng 5 năm
Yêu cầu:
1. Xác định nguyên giá của TSCĐ trong 2 trường hợp trên? Biết chênh lệch giữa giá mua trả góp
và giá mua trả ngay không được vốn hóa.

2. Xác định chi phí khấu hao năm N của tài sản nhận về, Biết công ty khấu hao theo phương pháp
đường thẳng

27
3. Giả sử trong năm N+1 công ty bỏ ra chi phí 20 triệu để sửa chữa làm cho tài sản Y tăng năng
suất gấp 1.5 lần so với trước thì chi phí này kế toán sẽ xử lý như thế nào? Vì sao?
VAS14 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng + VAS17 – Thuế TNDN
Bài 1: Ngày 01/03/N Công ty cổ phần Minh Khôi ứng trước 100.000.000 đồng cho công
ty TNHH Anh Khoa để mua hàng. Kế toán công ty TNHH Anh Khoa đã ghi nhận doanh
thu của công ty là 100.000.000 đồng.

Yêu cầu:

1. Việc ghi nhận doanh thu của kế toán công ty TNHH Anh Khoa là đúng hay sai? Tại sao?

2. Trình bày các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng?

3. Trong BCTC của công ty, trong mục nợ phải trả ngắn hạn có khoản mục “chi phí phải trả”
về chi phí trích trước lương nghỉ phép với giá trị ghi sổ là 100. Hãy xác định cơ sở tính thuế thu
nhập của khoản mục nợ phải trả đó là bao nhiêu?

Bài 2: Có tài liệu tại công ty TNHH Vsmart hạch toán hàng tồn kho theo PP kê khai thường
xuyên, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ như sau:

Ngày 01/03/N, Công ty TNHH Vsmart xuất một lô hàng chuyển đến cho cơ sở đại lý Minh
Trí theo giá vốn 350.000.000 đồng. Tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT 10% là
600.000.000 đồng. Hoa hồng đại lý được hưởng theo tỷ lệ 3% trên tổng giá thanh toán (kể
cả thuế GTGT theo thuế suất 10%). Được biết sau khi xuất hàng cho đại lý Minh Trí, kế
toán Công ty TNHH Vsmart đã ghi nhận doanh thu bán hàng của công ty.

Ngày 10/3/N, Đại lý Minh Trí thông báo đã bán lô hàng đó cho Công ty cổ phần HC.
Khách hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Lúc này kế toán đại lý Minh Trí đã ghi
nhận 600.000.000 đồng là doanh thu bán hàng của đơn vị mình.

Yêu cầu:

1. Việc ghi nhận doanh thu của kế toán Công ty TNHH Vsmart là đúng hay sai? Tại sao?

2. Việc ghi nhận doanh thu của kế toán đại lý Minh Trí là đúng hay sai? Tại sao?
Bài 3: Có tài liệu tại Công ty cổ phần Bản Việt như sau:

28
Ngày 06/05/N Công ty cổ phần Ban Mai Xanh ứng trước tiền hàng cho công ty số tiền là
25.000.000đ, kế toán đã ghi nhận doanh thu là 25.000.000 đ.
Ngày 15/5/N Công ty Bản Việt xuất bán hàng hóa theo giá bao gồm cả thuế GTGT 10% là
60.000.000 nhưng chưa xuất hóa đơn cho Công ty cổ phần Ban Mai Xanh.

Yêu cầu:

1. Khách hàng ứng trước tiền hàng có được ghi nhận doanh thu không? Tại sao?

2. Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14, anh/chị cho biết thời điểm ghi nhận doanh thu là
thời điểm nào?
Bài 4: Tháng 8/N, Công ty cổ phần Thiên Kim phát hành 50.000 cổ phần ra công chúng,
mỗi cổ phần trị giá 100.000đ/cổ phần, đã thu bằng tiền mặt.
1. Em hãy cho biết giao dịch trên có phát sinh doanh thu không?

2. Hãy định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào sổ kế toán?
Bài 5: Tại ngày 1/10/N, công ty A nhận được giấy báo có với nội dung công ty B chuyển
khoản thanh toán 180 triệu tiền cho thuê văn phòng chưa có thuế GTGT 10% bằng. Hợp
đồng cho thuê từ 1/10/N đến 30/9/N+1. Trong năm tài chính N, công ty A đã ghi nhận môt
khoản thu nhập khác có trị giá là 180 triệu.

1. Em hãy cho nhận xét về tình huống?

2. Hãy phản ánh vào sổ kế toán tình huống trên?


3. Trong kì, công ty xác định khoản phải thu thương mại có giá trị ghi sổ là 50 triệu. Hãy
xác định cơ sở tính thuế thu nhập của khoản phải thu thương mại này là bao nhiêu?
Bài 6:

Ngày 01/6/N Công ty A ứng trước 50.000.000 đồng cho công ty B để mua hàng, kế toán
công ty B đã ghi nhận doanh thu của công ty là 50 triệu đồng. Ngày 01/7/N công ty B xuất
lô hàng trị giá 200 triệu đồng (chưa thuế GTGT 10%), giá vốn 100 triệu đồng cho công ty
A theo hợp đồng, khách hàng thanh toán số còn lại bằng chuyển khoản.
Yêu cầu:
29
1. Vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 (VAS 14), anh(chị) hãy nêu quan điểm của mình
trong tình huống trên?
2. Nếu là nhân viên kế toán của công ty B, em sẽ hạch toán như thế nào tại ngày 1/6/N và
15/6/N đối với tình huống trên?
IV. Câu hỏi thảo luận

1. Trình bày các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu cơ bản và các yếu tố của Báo cáo tài chính
trong chuẩn mực chung VAS01?
2. Hàng tồn kho bao gồm những loại nào theo quy định của chuẩn mực kế toán VAS02 –
Hàng tồn kho?
3. Trình bày tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định? Hãy nêu các phương pháp trích khấu hao
tài sản cố định?
4. Thời điểm ghi nhận doanh thu là khi nào?
5. Chênh lệch tạm thời là gì?

30

You might also like