You are on page 1of 5

5.1.

Khái quát về biến động chi phí

5.1.1. Khái niệm biến động chi phí

Biến động chính là việc giá tăng hoặc giảm một cách đột ngột tại một thời điểm
nhất định. Biến động có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào và trên bất kỳ thị trường nào.
Chúng có thể dễ dàng phá vỡ những xu hướng ổn định hay khu vực tích lũy một cách bất
ngờ và nhanh chóng.

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật
hóa phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ
nhất định. Bản chất của chi phí là hao phí nguồn lực tính bằng tiền để đổi lấy hàng hoá và
dịch vụ.

Như vậy, biến động chi phí là sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định
mức, dùng để chỉ các loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng với quy mô sản lượng đồng
thời là khoản tiền trả cho các đầu vào nhân tố biến đổi như nguyên liệu, lao động…

Nhà quản trị có thể kiểm soát biến động chi phí dưới góc độ kế toán tài chính
nhưng quá trình quản trị đòi hỏi sự ứng xử linh hoạt nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra,
đồng thời, doanh nghiệp phải phân tích biến động chi phí giữa thực tế và tiêu chuẩn (định
mức, ngân sách dự toán…) cho phép doanh nghiệp kiểm soát được chi phí.

Các loại chi phí này đều bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là giá và lượng:

 Biến động về giá: là sự chênh lệch giữa giá đơn vị thực tế với giá đơn vị dự
toán nhân với sản lượng sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ thực tế (như sản
lượng bán, mua hoặc sử dụng).

 Biến động về lượng: là sự chênh lệch giữa khối lượng thực tế và khối lượng
dự toán nhân với giá dự toán.

Đối với từng khoản mục chi phí mà tên gọi các biến động có thể thay đổi:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+ Biến động giá nguyên liệu

+ Biến động lượng nguyên liệu

 Chi phí nhân công trực tiếp:


+ Biến động giá lao động
+ Biến động năng suất

 Chi phí sản xuất chung:


+ Biến động chi phí

+ Biến động năng suất

5.1.2. Các nguyên nhân gây biến động chi phí

Trong quá trình sản xuất, chi phí là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà
quản trị rất quan tâm. Để đạt được lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần tăng cường cả về
số lượng và giá bán của sản phẩm. Đồng thời, họ cũng phải tập trung vào việc tìm kiếm
các biện pháp để giảm chi phí xuống mức thấp nhất có thể. Để có được những biện pháp
tối ưu này thì các nhà quản trị cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra biến động, như sau:

5.1.2.1. Nguyên nhân gây biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm nguyên vật liệu chính (bộ phận nguyên vật
liệu cơ bản cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm) và nguyên vật liệu phụ (những loại
nguyên vật liệu được kết hợp với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình
dáng, làm tăng chất lượng của sản phẩm). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính trực
tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm (TS. Nguyễn Thị Loan, 2017). Như vậy, nguyên nhân
gây ra biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là do hay yếu tố chính như lượng và
giá của nguyên vật liệu.

Biến động về giá nguyên vật liệu: sự tăng/giảm của giá nguyên vật liệu; sự biến
động chi phí phát sinh khi thu mua, vận chuyển; thay đổi phương thức thu mua,...

Biến động về lượng nguyên vật liệu: thay đổi về chất lượng của nguyên vật liệu;
trình độ của nhân công trực tiếp sản xuất; tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị tại
nhà máy, hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất,...

5.1.2.2. Nguyên nhân gây biến động chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp sẽ liên quan đến người lao động trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm. Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp được tính một cách trực tiếp vào
chi phí của sản phẩm sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương phải trả và
các khoản trích theo tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất (TS. Nguyễn Thị Loan,
2017). Và chi phí nhân công trực tiếp bị biến động do hai yếu tố chính gây ra: số lượng
lao động và giá của một giờ công lao động.
Biến động số lượng lao động: cơ cấu lao động thay đổi (tay nghề cao/thấp) dẫn
đến sự thay đổi của năng suất (cao/thấp); năng suất lao động của từng bậc thợ thay đổi;
Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng (thi đua, khen thưởng, kỷ luật) và chính
sách trả lương thay đổi.

Biến động giá của một giờ công lao động: thay đổi đơn giá tiền lương (thay đổi
theo nhu cầu của thị trường, kỹ năng làm việc, quy định của nhà nước,...); sự thay đổi cơ
cấu lao động (Nhân công có trình độ cao sẽ nhận được mức lương cao hơn công nhân có
trình độ thấp); chế độ lương làm việc ngoài giờ.
5.1.2.3. Nguyên nhân gây biến động chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến nhiều bộ phận trong doanh nghiệp
(TS. Nguyễn Thị Loan, 2017).. Để kiểm soát được chi phí sản xuất chung ta phải dùng
các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để phân tích chi phí sản xuất chung thành các
yếu tố biến phí và định phí. Và hai yếu tố này là nguyên nhân chính gây ra sự biến động
chi phí sản xuất chung:

 Biến phí:
 Biến động do thay đổi đơn giá biến phí sản xuất chung (biến động chi tiêu):
Sự thay đổi đơn giá nguyên vật liệu gián tiếp, giá nhiên liệu, năng lượng,
giá lao động gián tiếp,...
 Biến động năng suất:
- Năng suất hoạt động của máy móc, thiết bị.
- Khả năng cung ứng nguyên vật liệu (nếu cung ứng đúng theo kế hoạch
sẽ không phải kéo dài thời gian sản xuất  không gây tốn thêm chi phí)
- Cơ cấu công nhân sản xuất và trạng thái làm việc của họ.
- Điều kiện làm việc: lương, khen thưởng, kỷ luật,...
 Định phí:
 Biến động chi tiêu: Có thể do sự ước lượng không chính xác về mức giá trong
dự toán chi phí, do sự biến động của giá cả chung trên thị trường hoặc tình
hình lạm phát, từ đó dẫn đến sai lệch trong dự toán chi phí.
 Biến động khối lượng: Do số lượng sản phẩm sản xuất thực tế biến động so với
số lượng sản phẩm sản xuất ở mức công suất bình thường.
5.1.3.Kiểm soát chi phí dựa vào chi phí định mức

Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là phải tối ưu hoá lợi nhuận. Chính vì vậy sự
tăng hay giảm chi phí đều sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên đòi hỏi
doanh nghiệp phải liên tục kiểm soát chi phí. Việc kiểm soát chi phí tốt sẽ giúp cho
doanh nghiệp có thể kiểm soát được các nguồn lực một cách có hiệu quả và mang lại
những giá trị lớn cho chính họ. Một trong những cách tối ưu là kiểm soát chi phí dựa vào
chi phí định mức (TS. Nguyễn Thị Loan, 2017).
Chi phí định mức được hiểu là chi phí dự kiến để sản xuất ra một sản phẩm hay
thực hiện một dịch vụ hoặc tỷ lệ chi phí so với doanh thu, tỉ lệ chi phí thành phần trong
cơ cấu chi phí. Chi phí định mức sẽ được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất
như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung.

Xây dựng định mức chi phí sản xuất bao gồm các phần sau:

 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: xây dựng dựa trên ước tính về lượng
nguyên vật liệu tiêu hao và giá định mức của nguyên vật liệu.
 Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp: lượng nguyên liệu tối thiểu cần
thiết để sản xuất ra một sản phẩm (bao gồm cả hao hụt)
 Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp: Xác định giá phí cuối cùng của
một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp (Giá phí = giá mua + chi phí thu mua –
chiết khẩu)
 Định mức chi phí nhân công trực tiếp: thể hiện thông qua giá của một giờ lao động
trực tiếp và lượng thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất một đơn vị sản
phẩm.
 Định mức giá lao động trực tiếp: Ước tính chi phí tiền lương cho một giờ
lao động trực tiếp, bao gồm lương cơ bản, phụ cấp và các chi phí liên quan
khác.
 Định mức thời gian lao động: thời gian chuẩn cần để sản xuất một đơn vị
sản phẩm, bao gồm cả thời gian nghỉ giải lao và các công việc khác ngoài
sản xuất.
 Định mức chi phí sản xuất chung: xây dựng dựa trên chi phí sản xuất chung biến
đổi và cố định để phân tích biến động chi phí sản xuất chung.
 Định mức chi phí sản xuất chung biến đổi: Bao gồm định mức lượng và giá
thành của các giờ lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
 Định mức chi phí sản xuất chung cố định: Xác định tương tự như định mức
chi phí sản xuất chung biến đổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Loan, T. N. (2017). Kế toán quản trị. TP.HCM: Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

You might also like