You are on page 1of 5

Để đáp ứng nhu cầu bán hàng, DN cần có đủ lượng hàng hóa, sản phẩm cho nhu cầu

bán
và dự trữ. Vì vậy, sau khi xây dựng dự toán bán hàng, các bộ phận có liên quan cần lập
kế hoạch sản xuất hoặc mua ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ theo dự kiến – chính là
quá trình doanh nghiệp lập dự toán sản xuất.

1. Dự toán sản lượng sản xuất

Khái niệm: Dự toán sản lượng sản xuất là bản kế hoạch chi tiết xác định sản lượng sản
phẩm cần sản xuất (đối với DN sản xuất) hoặc sản lượng hàng hóa cần mua (đối với DN
thương mại) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và nhu cầu dự trữ trong tương lai của DN.

Mục đích: Giúp DN chủ động trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa cũng như hoạt động dự
trữ, tránh những biến động về nguồn hàng, về giá cả có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt
động bán hàng.

Nội dung: Trong dự toán sản lượng sản xuất (mua ngoài), DN sẽ xác định sản lượng sản
phẩm cần sản xuất (hoặc mua ngoài) để đảm bảo mức độ an toàn cho hoạt động tiêu thụ.

Cơ sở lập: Dự toán sản lượng sản xuất (mua ngoài) được xây dựng trên cơ sở dự toán bán
hàng và kế hoạch dự trữ của DN.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán sản lượng sản xuất:

Chi tiêu Nhân tố ảnh hưởng


Sản lượng hàng bán dự kiến trong kỳ - Chính sách bán hàng của DN
- Thị hiếu tiêu dùng
- Khả năng cung cấp của sản phẩm, hàng
hóa cùng loại trên thị trường
-…
Sản lượng sản phẩm dự kiến tồn kho cuối - Tính ổn định của nguồn cung ứng
kỳ - Hệ thống kho bãi
- Sản lượng tiêu thụ dự kiến của kỳ tiếp
theo
- Vốn và nguồn lực tài chính của DN…
Phương pháp lập:

Sản lượng Sản lượng sản Sản lượng sản Sản lượng sản
sản phẩm cần = phẩm bán trong + phẩm dự kiến tồn - phẩm dự kiến
sản xuất kỳ kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ
Hoặc:
Sản lượng Sản lượng hàng Sản lượng hàng Sản lượng hàng
hàng cần = bán trong kỳ + dự kiến tồn kho - dự kiến tồn kho
mua trong kỳ cuối kỳ đầu kỳ
Lập bảng:

Dự toán sản xuất

Năm …

Chi tiêu Cả năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4


1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
2. Nhu cầu tồn kho cuối kỳ
3. Tổng nhu cầu sản phẩm
4. Khối lượng tồn đầu kỳ
5. Nhu cầu sản xuất trong kỳ
2. Dự toán chi phí sản xuất

Sau khi xác định được lượng sản phẩm cần sản xuất, DN cần xác định chi phí sản xuất
phải bỏ ra để sản xuất được sản lượng sản phẩm theo yêu cầu. Dự toán sản lượng sản
xuất hoàn thành là căn cứ để xây dựng dự toán chi phí sản xuất nhằm xác định chi phí
DN đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm.

Dự toán chi phí sản xuất được lập cho từng khoản mục chi phí, gồm:

a. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khái niệm: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là bản kế hoạch chi tiết xác định
khối lượng nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dự kiến phát sinh trong
tương lai để sản xuất khối lượng sản phẩm theo dự kiến của DN.

Mục đích: Nhằm dự kiến khối lượng và chi phí nguyên vật liệu DN phải bỏ ra để sản xuất
sản phẩm, dịch vụ, là cơ sở để DN quản lý và kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, góp phần
hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh của DN.

Nội dung: Trong dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trên cơ sở nhu cầu tồn kho
nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu quản lý, nhu cầu nguyên vật liệu cần cho hoạt động sản
xuất sản phẩm và đơn giá xuất kho của nguyên vật liệu, DN xác định chi phí nguyên vật
liệu phát sinh phục vụ sản xuất. Ngoài ra, trên cơ sở xác định khối lượng nguyên vật liệu
cần mua để phục vụ sản xuất với giá mua xác định, DN có thể lập dự toán có liên quan là
dự toán trả tiền hàng cho nhà cung cấp – là việc tính toán xác định số tiền phải trả nhà
cung cấp theo kế hoạch, bao gồm số tiền trả nợ kỳ trước (nếu có) và số tiền phải trả của
kỳ này.

Cơ sở lập: Dự toán chi phí nguyên vật liệu được lập trên cơ sở dự toán sản lượng sản
phẩm sản xuất và định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Dự toán trả tiền nhà cung
cấp được lập trên cơ sở giá trị nguyên vật liệu cần mua và kế hoạch trả nợ nhà cung cấp
theo thỏa thuận.

Các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chỉ tiêu Nhân tố ảnh hưởng


Sản lượng sản phẩm cần - Khả năng bán hàng và nhu cầu dự trữ
sản xuất - Khả năng sản xuất của DN…
Định mức chi phí nguyên - Định mức về lượng NVL cần để sản xuất 1 sản phẩm (tùy
vật liệu trực tiếp thuộc từng loại sản phẩm và trình độ sản xuất của DN)
- Định mức giá NVL (phụ thuộc vào giá thị trường…)
Phương pháp lập:

Dự toán khối lượng Dự toán sản lượng sản Định mức lượng NVL
= x
NVL cần sử dụng phẩm sản xuất
Và:
Dự toán chi phí Dự toán khối lượng NVL Định mức giá NVL
= x
NVL trực tiếp cần sử dụng
Dự toán trả tiền nhà Dự toán tiền trả nợ kỳ Dự toán tiền trả kỳ này
= +
cung cấp trước
b. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Khái niệm: Dự toán chi phí nhân công là bản kế hoạch chi tiết xác định chi phí nhân công
DN phải chi ra trong tương lai cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản lượng sản
phẩm theo dự kiến của DN.

Mục đích: Giúp DN chủ động trong việc tuyển dụng lao động, điều chỉnh lực lượng lao
động theo từng thời điểm cho phù hợp. Xác định chi phí nhân công trong từng kỳ giúp
DN chủ động trong việc chuẩn bị tiền cho quá trình thanh toán, chi trả lương, góp phần
giúp người lao động ổn định tinh thần, nâng cao hiệu quả lao động.

Nội dung: Trong dự toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán xác định thời gian lao động
cần thiết để sản xuất của người lao động và định mức đơn giá tiền công đã được xây dựng
để tính chi phí nhân công DN phải trả cho người lao động.

Cơ sở lập: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng trên cơ sở sản lượng sản
phẩm cần sản xuất đã được xác định trong dự toán sản xuất và định mức chi phí nhân
công trực tiếp

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán chi phí nhân công trực tiếp:

Chỉ tiêu Nhân tố ảnh hưởng


Sản lượng sản phẩm cần sản xuất - Khả năng bán hàng và nhu cầu tồn kho
của DN
- Khả năng sản xuất của DN
Định mức chi phí nhân công trực tiếp - Định mức thời gian cần thiết để sản xuất 1
sản phẩm (tùy thuộc vào đặc tính của sản
phẩm, năng lực sản xuất của DN, tay nghề
của công nhân,…)
- Định mức giá (tùy thuộc vào đặc tính của
sản phẩm, chính sách tiền lương của DN,
của thị trường lao động…)
Phương pháp lập:

Dự toán chi phí nhân Sản lượng sản phẩm cần Định mức chi phí
= x
công trực tiếp sản xuất nhân công
Hoặc:
Dự toán chi phí nhân Thời gian cần thiết để sản Đơn giá thời gian
= x
công trực tiếp xuất sản phẩm lao động
Trong đó:
Thời gian cần thiết để Sản lượng sản phẩm cần Định mức thời gian
= x
sản xuất sản phẩm sản xuất lao động
c. Dự toán chi phí sản xuất chung

Khái niệm: Dự toán chi phí sản xuất chung là bản kế hoạch chi tiết xác định các chi phí
sản xuất chung dự kiến phát sinh trong tương lai tại phân xưởng, bộ phận sản xuất nhằm
đáp ứng kế hoạch sản xuất của DN.

Mục đích: Giúp DN dự kiến được các chi phí sản xuất chung để sản xuất sản phẩm, chủ
động trong kiểm soát chi phí sản xuất góp phần hạ giá thành sản phẩm.

Nội dung: Chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều nội dung như: chi phí lương
nhân viên quản lý, chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí
dịch vụ mua ngoài…liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, chi phí sản
xuất chung khi phát sinh thường liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí vì vậy, việc
lập dự toán theo từng nội dung chi phí và cho từng đối tượng chịu chi phí thường rất khó
khăn và phức tạp.

Để đơn giản, dự toán chi phí sản xuất chung thường được xây dựng cho tổng thể, sau đó
phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức phù hợp.

Chi phí sản xuất chung của DN thường là chi phí hỗn hợp, bao gồm các yếu tố biến phí
và định phí. Vì vậy, dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng bao gồm dự toán biến
phí sản xuất chung và dự toán định phí sản xuất chung.
Định phí sản xuất chung không biến động theo sản lượng sản xuất trong phạm vi phù
hợp, do đó chi phí này thường được ước tính chung cho cả kỳ dự toán dài và thời gian
phân bổ đều cho từng giai đoạn ngắn hơn trong dự toán.

Cơ sở lập: Dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng trên cơ sở dự toán sản xuất, dự
toán chi phí nhân công trực tiếp….

Các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán chi phí sản xuất chung:

Chỉ tiêu Nhân tố ảnh hưởng


Biến phí sản xuất chung - Sản lượng sản phẩm sản xuất
- Thời gian lao động
- Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung
-…
Định mức sản xuất chung - Tình hình thực tế sử dụng TSCĐ các kỳ
trước
- Kế hoạch mua sắm và sử dụng TSCĐ của
DN trong các kỳ tiếp theo
-…
Phương pháp lập:

- Đối với dự toán biến phí sản xuất chung:

Nếu DN xác định được mối quan hệ giữa chi phí sản xuất chung với chi phí trực tiếp:

Dự toán biến phí sản Dự toán biến phí trực Tỷ lệ biến phí sản xuất
= x
xuất chung tiếp chung với biến phí trực tiếp
Nếu DN xác định được tổng tiêu chuẩn phân bổ và đơn giá phân bổ biến phí sản xuất
chung:

Dự toán biến phí sản = Tổng tiêu chuẩn phân bổ x Đơn giá phân bổ biến phí
xuất chung sản xuất chung
- Đối với dự toán định phí sản xuất chung:

Dự toán định phí sản Định phí sản xuất chung Tỷ lệ tăng giảm định phí dự
= x
xuất chung kỳ trước kiến
Dự toán chi phí sản Dự toán biến phí sản Dự toán định phí sản xuất
= +
xuất chung xuất chung chung

You might also like