You are on page 1of 3

LÊ HUY HOÀNG - 31211021589

THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG


Ngay từ khi bước vào thị trường Việt Nam, Unilever đã đầu tư hơn 300 triệu USD với
một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh. Thông qua
mạng lưới với khoản hơn 150 nhà phân phối và hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt
Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người và cung cấp hơn 15.000 việc
làm gián tiếp cho những người làm việc trong các bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân
phối của chúng tôi.
Ban đầu, Unilever Việt Nam là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên doanh Lever Việt
Nam, Elida P/S tại và Công ty Best Food. Và sau khi được sự đồng ý của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, năm 2004, công ty TNHH Elida P/S sẽ giải thể và cho phép công ty Mavibel BV
của Hà Lan - chủ đầu tư Unilever Bestfoods - thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài. Doanh nghiệp mới có tên Công ty TNHH Bestfoods và Elida P/S Việt Nam với tổng
vốn đăng ký 54,6 triệu USD. Hiện nay, Unilever Việt Nam có 2 doanh nghiệp tại Việt Nam
là công ty liên doanh Lever Việt Nam (liên doanh với TCty Hóa chất Việt Nam-Vinachem)
và công ty 100% vốn nước ngoài Unilever Bestfood&Elida P/S.
(Mở rộng thêm: việc chuyển nhượng từ thương hiệu Việt sang một công ty với 100%
vốn nước ngoài thì theo các chuyên gia thì doanh nghiệp Việt đã không được xem xét,
định giá một cách đầy đủ; Kênh phân phối sản phẩm kem đánh răng của Công ty Hóa
phẩm P/S đã dày công xây dựng rộng khắp trong một thời gian dài, còn theo ông
Nguyễn Hùng Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần P/S từng chia sẻ: Bán
thương hiệu như vậy là được chứ không mất. Tại thời điểm kinh tế mở cửa, cạnh
tranh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài rất gay gắt, nếu không liên doanh
thì sản phẩm của Công ty lúc đó cũng bắt đầu chững lại và Công ty cũng phải cạnh
tranh gay gắt với thương hiệu khác. Việc bán thương hiệu thời điểm đó và thu về tổng
cộng 14 triệu USD là tốt cho P/S)
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR), HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Unilever là ví dụ điển hình khi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay sự phát triển
bền vững. Rất nhiều tờ báo trên thế giới đã phân tích về tập đoàn Unilever ở hoạt động
chấp nhận xã hội doanh nghiệp mà họ thực hiện thông qua kế hoạch phát triển bền
vững của mình. Công ty cũng giảm thiểu tối đa tác động từ môi trường tự nhiên và tăng
cường hoạt động xã hội một cách tích cực. Nếu nhắc đến các sản phẩm đồ dùng gia
dụng chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến kem đánh răng nước rửa tay của P/S,
Lifebuoy…
Cho đến nay, với sự hỗ trợ của các cơ quan lực lượng chức năng, Unilever VN đã đóng
góp hơn 200 tỷ đồng cho hàng loạt các dự án hỗ trợ cộng đồng trải dài trên phạm vi
toàn quốc, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu như:
13

1. Cải thiện sức khỏe hành tinh


Chiến lược quản lý rác thải nhựa (Unilever Việt Nam):hiện thực hóa cam kết không phát
thải carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua chiến lược thu gom rác thải nhựa
và chiến lược bao bì bền vững. Trong đó, chiến lược thu gom rác thải nhựa thúc đẩy mô
hình Kinh tế Tuần hoàn trong Quản lý Rác thải Nhựa do Unilever Việt Nam khởi xướng,
giúp đưa nhựa quay trở lại phục vụ nền kinh tế, giảm khí thải nhà kính từ sản xuất nhựa.
Unilever Việt Nam đã cùng URENCO xây dựng thành công 2 hệ thống phân loại và thu
gom rác thải nhựa tại Hà Nội với hàng nghìn tấn rác thải được thu gom, cùng hàng trăm
nghìn người được tiếp cận thông qua các hoạt động tuyên truyền, đào tạo.
Chiến lược bao bì bền với cam kết “Ít nhựa hơn, nhựa tốt hơn, hướng đến không dùng
nhựa” đã đạt được những kết quả bước đầu: giảm 55% nhựa nguyên sinh, 62% bao bì
sản phẩm có thể tái chế, và 100% bao bì có sử dụng nhựa tái chế PCR.
Sản xuất bền vững nhằm bảo vệ môi trường: Unilever Việt Nam sử dụng 100% năng
lượng tái tạo, tiết kiệm lượng nước tiêu thụ trong sản xuất, không có rác thải độc hại
chôn lấp và trung hòa lượng carbon phát sinh.
Tái tạo thiên nhiên:  hoạt động trồng cây, hướng đến trồng 1 triệu cây xanh đến năm
2025 và góp phần hưởng ứng đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ.
2. Tăng cường sức khoẻ và điều kiện vệ sinh
Chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” do Unilever Việt Nam, đồng hành cùng Bộ Y tế, tiên
phong hướng đến sứ mệnh đồng hành cùng cộng đồng phòng chống và đẩy lùi dịch
bệnh Covid-19. Một chiến dịch truyền thông toàn diện phối hợp cùng Bộ Y tế đã được
thực hiện nhằm tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh cá nhân và các phương pháp phòng
chống Covid-19 đạt gần 750 triệu lượt tiếp cận (2020-2021). Chiến dịch mang đến
những hỗ trợ tức thì cho cộng đồng thông qua 2,5 triệu sản phẩm, hỗ trợ trực tiếp 2,6
triệu người từ 110 trung tâm cách ly, 500 bệnh viên, 28 CDC, 30 Đoàn Thanh niên, 27
Hội Phụ nữ, 3.000 trường học trên toàn quốc.
Chương trình “Trường học Xanh - Sạch - Khỏe” từ các nhãn hàng từ Unilever hướng
đến nâng cấp cơ sở vật chất, truyền thông giáo dục sức khỏe, vệ sinh, góp phần giúp học
sinh có môi trường học đường đạt chuẩn và mang mô hình chuẩn “Xanh - Sạch - Khỏe”
đến cho hàng triệu học sinh tiểu học ở Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025.
chương trình “Lifebuoy đi! Vì 10.000 trẻ em nông thôn Việt Nam” nhằm khuyến khích
thói quen rửa tay cho trẻ, tạo “lá chắn” phòng bệnh lây nhiễm. Vim với hành trình nhà
vệ sinh sạch khuẩn. P/S dạy trẻ thói quen đánh răng sáng và tối mỗi ngày thông qua
chương trình “Bảo vệ nụ cười Việt Nam”. OMO khuyến khích trẻ em Việt tự tin lấm bẩn,
vui chơi an toàn. Pureit dạy trẻ thói quen uống nước đun sôi hoặc nước đã lọc.
Chương trình “Hồi sinh Rác thải Nhựa”:Unilever Việt Nam thực hiện cùng VietCycle và
Duy Tân giúp cải thiện sức khỏe và điều kiện sống cho người dân khi ưu tiên đối tượng
lao động nữ, người yếu thế, lao động tự do, người khuyết tật tham gia vào chuỗi giá trị
và mang đến cho họ các thông tin về đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn khi thu gom
rác thải nhựa, hỗ trợ thiết bị bảo hộ lao động...giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao điều
kiện sống và vực dậy hậu Covid-19.
3. Cải thiện sinh kế và đời sống
chương trình nâng cao quyền năng phụ nữ  thông qua phát triển kinh doanh và giáo
dục sức khỏe được Unilever Việt Nam không ngừng thúc đẩy nhằm đóng góp vào một
thế giới bình đẳng, nơi phụ nữ và trẻ em gái có thể sống cuộc đời mà họ mong muốn.
Trong đại dịch Covid-19, phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các tác động
kinh tế - xã hội, vì vậy Unilever đã tiên phong đồng hành cùng phụ nữ vươn lên và phục
hồi kinh tế trong giai đoạn bình thường mới thông qua hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực
kinh doanh và phát triển kinh tế, tăng tiếp cận tài chính và cơ hội truy cập nền tảng số.
Unilever Việt Nam tham vọng sẽ trao quyền, trao cơ hội bình đẳng để phát triển đến 1
triệu phụ nữ Việt Nam đến năm 2025.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) được Unilever Việt Nam đẩy mạnh thông qua việc ký
kết cùng Văn phòng điều phối NTM Trung ương nhằm thực hiện Chương trình Mục tiêu
Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025, với mục tiêu cụ thể: Thúc đẩy giữ gìn vệ
sinh và thực hiện các tiêu chí về môi trường; Xây dựng và nhân rộng mô hình Làng bền
vững, nông thôn mới cấp làng, xã; Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số;
Tăng cường đối thoại chính sách trong xây dựng NTM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Unilever Việt Nam (2021), Unilever nhận giải doanh nghiệp bền vững và CSR,
https://www.unilever.com.vn/news/press-releases/2021/unilever-nhan-giai-doanh-
nghiep-ben-vung-va-csr/
Flis (2021), Trách nhiệm xã hội của công ty Unilever, https://flis.edu.vn/trach-nhiem-xa-
hoi-cua-cong-ty-unilever/
Thời báo kinh tế Sài Gòn (2004), Elida P/S sáp nhập với Unilever Bestfoods, VNExpress,
https://vnexpress.net/elida-p-s-sap-nhap-voi-unilever-bestfoods-2675088.html
Hoàng Thư (2019), Doanh nghiệp Việt “mất” thương hiệu kem đánh răng P/S như thế
nào?, Báo Pháp luật, https://baophapluat.vn/doanh-nghiep-viet-mat-thuong-hieu-kem-
danh-rang-ps-nhu-the-nao-post326053.html

You might also like