You are on page 1of 5

NHÓM 6 - PHÂN TÍCH CPS Unilever và Cocoon

Figure - So sánh CSP chính sách của Unilever và Cocoon

I. Unilever với các chính sách phát triển bền vững

Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về
các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm. Unilever hiện
đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với cam kết nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm và
dịch vụ của mình.

Unilever được Chính phủ Việt Nam trao tặng danh hiệu "Doanh nghiệp Phát
triển Bền vững" hàng đầu trong 2 năm liên tiếp 2016, 2017. Unilever luôn mong
muốn được tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong chương
trình Phát triển Bền vững này.
Unilever Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với người tiêu dùng, hợp tác
chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, các đối tác, khách hàng, các nhà cung cấp để
có thể thực hiện thành công Kế hoạch Phát triển Bền vững và đạt được mục tiêu
cuối cùng, đó là: "Trở thành công ty được ngưỡng mộ nhất Việt Nam, cam kết
cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam".

1. Responsibility category - Level 2 (Legal)

Unilever có kế hoạch sẽ không phát thải rác thải ra môi trường vào năm 2039. Ở
thời điểm hiện tại thì unilever vẫn chỉ đang thực hiện tìm kiếm các nguyên liệu
mới ít phát thải carbon và mở rộng sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên
việc không phát thải ra môi trường đã có từ những năm 90 và đã được pháp luật
quy định chính vì vậy, Unilever mới đạt ở cấp 2: Legal

2. Stakeholder Responsiveness - Level 4 (Proactive)

Kế hoạch Phát triển bền vững của Unilever có thể được đánh giá ở mức độ 4
(Proactive). Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua hỗ trợ tập huấn đào tạo, nâng
cao quyền năng phụ nữ là cam kết phát triển bền vững mà Unilever Việt Nam đã
tiên phong thực hiện trong suốt nhiều năm qua. Bên cạnh đó, Unilever còn liên
tục chủ động, nỗ lực trong việc giúp người dân nông thôn được tiếp cận với điều
kiện vệ sinh, dinh dưỡng tốt hơn, từ đó nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng
cuộc sống.

3. Issues maturity- Level 3 (Emerging)

Chính sách của Unilever nhằm phát triển bền vững dựa trên việc giảm thiểu rác
thải nhựa, sử dụng nhựa tái chế. Đồng thời cũng hợp tác với Vietcycle và Duy
Tân để có thể hồi sinh các chế phẩm từ nhựa. Và thêm vào đó, Unilever cũng ưu
tiên cho những lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động yếu thế để có thể hỗ
trợ tăng điều kiện sống. Hiện nay, các chính sách của các công ty có chế phẩm
đồ nhựa mới dừng ở việc giảm thiểu sử dụng nhựa một lần mà chưa có liên đới
tới việc xử lí rác thải nhựa. Việc chủ động liên kết với những công ty tái chế các
chế phẩm từ nhựa đồng thời kết hợp với việc tạo điều kiện tăng thu nhập cho
người yếu thế vẫn còn mới mẻ, vấn đề này cũng đã được truyền thông nhắc đến
và đề xuất nên Issues maturity của Unilever được xếp ở level 3 (Emerging)
4. Organizational implementation - Level 4 (Civic)

Các sản phẩm chăm sóc cá nhân như Lifebuoy hay P/S đang giúp cải thiện tiêu
chuẩn vệ sinh của mọi người, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng nhựa trong sản
xuất bao bì và tuân thủ quy định NDPE (không phá rừng, không than bùn,
không khai thác quá mức). Hay các sản phẩm làm đẹp của doanh nghiệp này
cũng đang mang lại cho mọi người sự tự tin để thể hiện bản thân cũng như
chinh phục ước mơ của họ.

Thông qua các chương trình như “Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe
mạnh hơn”, “Trường học Xanh - Sạch - Khỏe”, “Bảo vệ nụ cười Việt Nam”,
“Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn”, được thực hiện bởi Lifebuoy, Vim, P/S...,
Unilever Việt Nam cam kết cải thiện toàn diện sức khỏe và điều kiện vệ sinh
cho ít nhất một triệu người dân Việt Nam.

Đồng thời, chương trình trao quyền cho phụ nữ “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế”
của Sunlight sẽ tiếp tục mang đến cơ hội đào tạo khởi nghiệp kinh doanh cho ít
nhất 100.000 phụ nữ.
Như vậy, chính sách của Unilever không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp mà còn đem lại ảnh hưởng tốt cho xã hội khiến doanh nghiệp đạt được
level 4: Civic.
-> Average social performance: 3,25/4

I. Cocoon với chính sách bảo vệ động vật


Tại Việt Nam, Cocoon là một trong những thương hiệu mỹ phẩm thuần chay đi
đầu trong cam kết không thử nghiệm trên động vật và không sử dụng nguyên
liệu từ động vật. Thay vào đó Cocoon có các phương án kiểm tra khác như: thử
nghiệm trên mô nhân tạo từ đó phát triển sản phẩm trong phòng thí nghiệm và
cuối cùng thử nghiệm trên 50 tình nguyện viên dưới sự giám sát chặt chẽ của
các chuyên gia.

Thương hiệu cam kết không thử nghiệm trên động vật ở bất kỳ giai đoạn nào
của sản phẩm, kể cả với nhà cung cấp nguyên liệu. Cocoon chỉ hợp tác với
những nhà cung cấp nguyên liệu khi họ cam kết không thử nghiệm trên động
vật trong quá trình tạo ra nguyên liệu đó, từ quy trình sản xuất đến các phương
pháp kiểm nghiệm, tất cả đều phải theo tiêu chuẩn của Leaping Bunny, được
xác thực và được chương trình này thông qua.
1. Responsibility category- Level 4 (Discretionary)

Cocoon có thể được đặt ở mức độ 4 tức “Philanthropic(Discretionary)


Responsibility” bởi lẽ chính sách bảo vệ động vật như trên vượt qua những gì
công ty phải làm để có đảm bảo đạo đức kinh doanh. Cocoon đã hành động vì
xã hội nhằm lan tỏa tính nhân văn đồng thời bảo vệ sự cân bằng hệ sinh thái
mặc dù việc thử nghiệm trên động vật hay dùng nguyên liệu có nguồn gốc từ
động vật trong mỹ phẩm về căn bản luật Việt Nam không cấm.

2. Stakeholder responsiveness - Level 3(Accommodative)

Ở mục này Cocoon có thể được đánh giá đạt đến cấp độ 3, “accommodative”.
Sở dĩ đặt ở cấp độ này là vì không thực nghiệm trên động vật nhưng Cocoon
vẫn đặt vấn đề đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đến tay khách hàng bằng các
cách khác cũng không kém phần cẩn thận. Đồng thời Cocoon cũng cố gắng
giảm thiểu rủi ro cho người tình nguyện tham gia dự án thử sản phẩm xuống
thấp nhất với lượng sản phẩm nhỏ và luôn có các chuyên gia giám sát giải quyết
vấn đề khi cần thiết.

3. Issues maturity - Level 2 (Consolidating)

Vào thời đại 4.0 như hiện nay, nhận thức về môi trường của con người ngày
càng được nâng cao đáng kể. Nắm bắt được tâm lý này của người tiêu dùng
cũng như tự cảm thấy bản thân doanh nghiệp cần đóng góp cho lợi ích cộng
đồng, Cocoon đã đưa ra chính sách bảo vệ động vật cũng như không hợp tác với
các nhà cung ứng thử nghiệm trên động vật. Điều này chưa được nhà nước quy
định phải thực hiện nên không thuộc cấp độ 1: Institutionalized.

Vấn đề về bảo vệ động vật hay không thực nghiệm trên động vật đã có từ thập
niên 90 và không phải một vấn đề mới xuất hiện. Chúng ta có thể thấy được các
cuộc vận động ban hành các quy định xóa bỏ thử nghiệm trên động vật và tạo
làn sóng mỹ phẩm nhân đạo.

Như vậy, đánh giá Cocoon với chính sách này sẽ thuộc cấp độ 2: Consolidating.

4. Organizational implementation - Level 4 (Civic)

Cocoon với chính sách cam kết trong việc không thử nghiệm trên động vật và
không sử dụng nguồn nguyên liệu từ động vật được đánh giá ở mức độ 4
(Civic). Được sự công nhận của những tổ chức uy tín hàng đầu thế giới, Cocoon
đã tạo ra một định nghĩa mới về nét đẹp trọn vẹn cho người Việt, nét đẹp được
xây dựng từ lòng nhân đạo và khai thác dựa trên sự phát triển bền vững của hệ
sinh thái tự nhiên.
-> Average social performance: 3,25/4

You might also like