You are on page 1of 2

Kết luận

Việt Nam được cân nhắc mức độ ổn định cao về tỷ giá, tăng trưởng kinh tế cũng như khả năng kiểm soát
tốt dịch bệnh. Tác động của dịch bệnh Covid - 19 khiến yêu cầu phải giảm bớt tiếp xúc giữa người với
người cũng là thách thức đối với lực lượng lao động. Quy trình sản xuất công nghiệp đã, đang và sẽ được
tái thiết kế để phù hợp tỷ lệ tự động hóa cao hơn. Do vậy, cơ hội việc làm sẽ dần mở rộng hơn đối với
nhóm lao động có chuyên môn và kỹ năng cao hơn, đặc biệt là về mức độ hiểu biết và khả năng điều
khiển máy móc. Đại dịch này càng khẳng định hơn nữa yêu cầu phải đảm bả o khả năng chống chịu của
chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu, phân tán rủi ro đồng đều hơn.
Khủng hoảng dịch bệnh Covid - 19 đặt ra nhiều thách thức mới về đảm bảo an ninh việc làm. Việc xuất
hiện dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn viễn cảnh và sự vận hành thông thường của cấu trúc sản xuất và
thương mại toàn cầu, ít nhất trong ngắn hạn. Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ dẫn tới đứt gãy tạm thời
trong chuỗi cung ứng, xảy ra cả ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thị trường lao động
thời Covid -19 được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường lao động. Ngoài những lo
ngại cấp bách về sức khỏe của công nhân và gia đình họ, virus và các cú sốc kinh tế tiếp theo sẽ tác động
đến việc làm. Cung lao động đang giảm vì các biện pháp cách ly và suy giảm hoạt động kinh tế.
Mặc dù có nhiều khởi sắc nhưng thị trường lao động Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố thiếu bền
vững. Số người có việc làm tăng nhanh nhưng tăng nhiều ở lao động phi chính thức phi hộ nông, lâm
nghiệp và thủy sản. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm nhưng vẫn còn
ở mức cao. Lao động tự sản tự tiêu giảm nhưng vẫn chưa trở về trạng thái bình thường ban đầu khi chưa
xảy ra đại dịch.
Trước tình hình đó, Tổng cục Thống kê đề xuất một số giải pháp sau:
– Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp
và người lao động, đẩy nhanh Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.
– Triển khai các chính sách để thu hút lao động tự sản tự tiêu, lao động không tham gia hoạt động kinh tế
tham gia thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống của
người dân.
– Nghiên cứu xây dựng các chương trình chính sách đào tạo phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn lao
động, đảm bảo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
– Tích cực nghiên cứu triển khai ngay việc cấp hộ chiếu vaccine, xây dựng các tiêu chí cần thiết để mở
cửa thị trường du lịch quốc tế để giúp ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng không bỏ lỡ cơ
hội để phục hồi và phát triển. Các ngành này phát triển sẽ thu hút lượng lớn lao động tham gia, góp phần
tận dụng tốt hơn tiềm năng sẵn có của lao động.
– Hiện nước ta vẫn còn 3,5 triệu lao động sản xuất sản phẩm nông nghiệp với mục đích chủ yếu để bản
thân và gia đình sử dụng. Khoảng 93,5% lao động tự sản tự tiêu không có trình độ chuyên môn kỹ thuật
và hơn một nửa trong số họ đang trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn tiềm năng vô cùng phong phú có
thể tận dụng để phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần triển khai những chính sách dành riêng để thu hút đối
tượng này tham gia thị trường lao động, một mặt góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội nói chung
và một mặt giúp cải thiện đời sống của người lao động.
Tài liệu tham khảo
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/04/bao-cao-tac-dong-cua-dich-covid-19-den-
tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-nam-2021/
https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Dai-dich-Covid-19-tac-dong-den-lao-dong-
viec-lam-o-Viet-Nam-126

You might also like