You are on page 1of 3

Họ và Tên: Nguyễn Hoàng Hải MSV: 2722220670

Lớp: TM27.10 Môn: Kinh tế vĩ mô

1.GIẢI PHÁP GIẢM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM


- Tích cực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
Về tài khóa, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố
nguồn thu; giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các thành phần kinh
tế.
Về tiền tệ, sẽ tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn
phục vụ đầu tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu
vực nông nghiệp nói riêng với các khoản.
Kích thích tăng trưởng bằng các gói kích cầu.
- Sắp xếp lại cơ cấu lao động đồng thời nâng cao trình độ cho người lao
động. Việt Nam có dân số trẻ nguồn lao động dồi dào, chi phí rẻ nhưng
do cơ cấu bố trí chưa hợp lý nên việc khai thác lao động kém hiệu quả.
- Tăng nguồn vốn đầu tư (chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia, vay nợ nước
ngoài) đẩy nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thủy lợi, thủy điện
giao thông… nhằm tạo việc làm mới cho người lao động. Đồng thời, nới
lỏng các chính sách tài chính, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút
vốn đầu tư của nước ngoài tạo nguồn việc làm cho người dân. Bên cạnh
đó khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh
nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất.
- Ưu đãi đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu
tư các dự án, công trình có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm, hỗ trợ các
doanh nghiệp thông qua việc giảm thuế, hoán thuế, khoanh nợ song song
với cam kết phải duy trì việc làm cho số lao động hiện tại và thu hút thêm
lao động nếu có thể, hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn
để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
các khu côngnghiệp các dự án kinh tế. giúp tăng trưởng kinh tế và tạo
việc làm cho công nhân.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cần chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hướng công nghiệp và dịch vụ, hướng người lao động đến
những việc làm ở những ngành nghề, đem lại giá trị cao trong các chuỗi
giá trị, với điều kiện lao động phải có hiểu biết, có kỹ năng chuyên môn
để dần thay thế khu vực kinh tế nông nghiệp kém hiệu quả bằng khu vực
kinh tế có giá trị cao hơn, thông qua đó nâng cao đời sống và thu nhập
của người lao động, tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh để giảm
nguy cơ thất nghiệp khi có khủng hoảng.
- Lao động nông thôn rất cần được đào tạo, dạy nghề, họ cần có trình độ
chuyên môn và cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
của đất nước.
- Cần đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ
tinh, các khu công nghiệp và các làng nghề, tăng cường mối quan hệ giữa
sản xuất công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt khai thác mối
liên kết kinh tế giữa các thành phố lớn với các khu vực phụ cận nhằm tạo
ra nhiều việc làm tại chỗ.
- Cần có sự phát triển bền vững và đồng bộ thị trường hàng hóa, thị
trường đất đai, thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường tín dụng.
- Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động
sớm tìm được việc làm mới thông qua trung tâm tư vấn việc làm. Bên
cạnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghề cũng là
biện pháp kích cầu không kém phần quan trọng.
- Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội.
- Tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học đang diễn ra. Để khắc
phục tình trạng này thì việc làm tốt công tác hướng nghiệp trong nhà
trường phổ thông, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức
cần thiết.

Chính phủ thường sử dụng chính sách "kích cầu" trong những tình huống
kinh tế gặp khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Chính
sách "kích cầu" nhằm tăng chi tiêu công và đầu tư của chính phủ để kích
thích hoạt động kinh tế và tạo ra sự tăng trưởng. Tác dụng của chính sách
"kích cầu" đối với kinh tế vĩ mô có thể được mô tả như sau:

1. *Tăng sản xuất và tạo việc làm:* Chính sách "kích cầu" giúp tăng chi
tiêu công và đầu tư, tạo ra nhu cầu tiêu dùng và đầu tư mới. Điều này
thúc đẩy hoạt động sản xuất và dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Khi sản xuất
tăng, doanh nghiệp cần tuyển thêm lao động, từ đó tạo ra việc làm mới và
giảm thất nghiệp.

2. *Tăng thu nhập và tiêu dùng:* Chính sách "kích cầu" giúp tăng thu
nhập của người lao động thông qua việc tạo ra việc làm mới và tăng
lương. Thu nhập gia tăng sẽ thúc đẩy tiêu dùng, tạo ra nhu cầu tiêu dùng
và kích thích hoạt động kinh tế.
3. *Tăng trưởng kinh tế:* Chính sách "kích cầu" có thể giúp tăng
trưởng kinh tế bằng cách tạo ra sự tăng trưởng GDP và tăng trưởng các
ngành kinh tế. Điều này có thể đóng góp vào sự phục hồi và phát triển
của nền kinh tế. Đồ thị dưới đây mô tả một ví dụ về tác động của chính
sách "kích cầu" lên kinh tế vĩ mô:

^
|
| / AD2
| /
| /
| /
| / AD1
|/
|/
--------+------------------->
I Y1 Y2
Trong đồ thị trên, trục x biểu thị mức đầu tư và tiêu dùng, trục y biểu thị
mức giá và sản lượng. AD1 là đường cầu tổng cầu ban đầu, AD2 là
đường cầu tổng cầu sau khi chính sách "kích cầu" được áp dụng. Khi
chính sách "kích cầu" được áp dụng, cầu tổng cầu tăng lên từ AD1 lên
AD2, dẫn đến tăng trưởng sản lượng từ Y1 lê Y2

You might also like