You are on page 1of 15

I.

Tuyên bố sứ mạng – mục đích ra đời và tồn tại

“Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, tập đoàn TH luôn nổ lực hết mình
để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm
thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ
dưỡng”.

 Thông qua những gì được tuyên bố trong sứ mạng của mình, TH đã xác
định nhóm khách hàng mà họ hướng đến là người tiêu dùng Việt Nam, những
người tiêu dùng có nhu cầu về sản phẩm không chỉ sạch mà còn tươi ngon và
bổ dưỡng, bằng cách tận dụng hết những những nguồn lực mà doanh nghiệp
có thể để phục vụ .
II. Tầm nhìn chiến lược

Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam
trong ngành hàng sản phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư
nghiêm túc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi
quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà
tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào.

 Thông qua những gì tuyên bố trong tầm nhìn của mình, có thể thấy
được tập đoàn TH đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu
(chiếm vị thế số 1) ở thị trường Việt Nam về các sản phẩm sạch có nguồn gốc
thiên nhiên. Qua đó có thể thấy được ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp
là ngành sản xuất về thực phẩm sạch mà hiện tại là sữa tươi và các sản phẩm
từ sữa. Với một dự định trong trung và dài hạn là sẽ chiếm lĩnh thị trường
thực phẩm sạch tại Việt Nam và xây dựng thương hiệu thực phẩm được biết
đến không chỉ trong nước mà trên toàn cầu.
Như vậy thông qua tầm nhìn và sứ mệnh TH True Milk đã xác định
những vấn đề sau:

- Mục tiêu:

+ Đứng đầu thị trương Việt Nam về thực phẩm sạch

+ Xây dựng thương hiệu thực phẩm được biết đến không chỉ trong nước
mà còn trên thế giới.

+ Các yếu tố chủ chốt

+ Công nghệ sản xuất hiện đại

+ Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng và công nghệ

- Khách hàng: Khách hàng mục tiêu của TH True Milk là phụ nữ, những
người có gia đình và con nhỏ, nhóm khách hàng nữ, tuổi từ 15 – 35. Hoặc
nhóm khách hàng sinh sống ở những đô thị lớn, năng động, phát triển, chăm lo
đến sức khỏe bản thân
- Ngành nghề: thực phẩm tươi sạch
- Thị trường: Việt Nam
- Triết lý: nổ lực hết mình
- Hình ảnh: gần gũi với thiên nhiên
III. Phân tích môi trường kimh doanh hiện tại

1. Môi trường vi mô

 Các đối thủ cạnh tranh: các thương hiệu đối thủ với TH như Vinamilk,
Dutch Lady Việt Nam,..
 Nhà cung cấp: TH xây dựng hẳn một hệ thống trang trại chăn nuôi
khép kín để cung cấp cho chính nhà máy chế biến sữa của mình.
 Khách hàng: 2 nhóm KH
+ Khách hàng lẻ: KH cá nhân

+ Nhà phân phối: siêu thị, đại lí phân phối,..

 Công chúng: các phương tiện truyền thông phát những clip, quảng cáo
sữa TH giúp TH quảng bá thương hiệu sữa giúp người tiêu dùng biết đến
nhiều hơn.
2. Môi trường vĩ mô
 Môi trường chính trị và pháp luật: chính sách thuế đánh vào sản phẩm
sữa nhập khẩu cao trong tương lai sẽ tiếp tục tăng.

+ Cơ hội: tăng sức cạnh tranh của TH đối với các loại sữa ngoại nhập.

+ Thách thức: cạnh tranh quyết liệt với thị trường sữa trong nước.

 Kinh tế: vấn đề về lạm phát và thu nhập thì thu nhập có xu hướng tăng
và điều đó cũng tỷ lệ thuận với mức độ lạm phát.

+ Cơ hội: Thị trường sữa sẽ ngày càng được mở rộng hơn, mở ra một con
đường cho TH True Milk

+ Thách thức: lạm phát tăng cao buộc người dân phải cắt giảm tiêu dùng
sữa.

 Văn hóa – xã hội: bao gồm những giá trị được chấp nhận bởi một xã
hội hoặc một nền văn hóa cụ thể.

+ Đề cao vấn đề chất lượng sữa: TH đã nhanh chóng làm hài lòng khách
hàng với phương châm “sữa sạch”.

+ Tác động MT ngoài: hàm lượng melanin trong sữa vượt mức cho phép,
sữa nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng thì TH có thể thuyết
phục KH khó tính một cách dễ dàng nhờ phương châm ‘sữa sạch’.
+ Con người: dân số ngày càng tăng, nhu cầu ngày càng đa dạng theo lứa
tuổi

+ Cơ hội: phát triển nhiều mặt hàng đa dạng, mở rộng quy mô sản xuất,
phân phối trên thị trường.

+ Thách thức: nhiều đối thủ trong lĩnh vực sữa dành cho trẻ em và người
lớn tuổi, nếu không mở rộng mặt hàng cho các đối tượng đó TH có nguy cơ
mất thị phần rất lớn vào tay đối thủ.

 Công nghệ: đa dạng hóa các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản
xuất

+ Cơ hội: làm gtawng năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như đa
dạng hóa các mặt hàng.

+ Thách thức: công nghệ mới đi kèm với vốn đầu tư rất cao, đối thủ cạnh
tranh sẽ mạnh dạng đầu tư vào các máy móc thiết bị để thu lại lợi nhuận.

 Tự nhiên: TH True milk có đồi cỏ nguyên liệu rộng lớn dùng làm thức
ăn cho đàn bò sữa.

+ Cơ hội: giảm thiểu chi phí nhờ nguồn nguyên liệu tự cung tự cấp

+ Thách thức: những dịch bệnh, thiên tai có nguy cơ ảnh hưởng đến đàn
bò sữa của TH.

3. Đối thủ cạnh tranh:

- Đối thủ hiện hữu: hiện tại Việt Nam có khoảng 23 doanh nghiệp cung
cấp sữa ra thị trường tiêu biểu như Vinamilk, Dutch Lady, Nutifood,..
- Đối thủ tiềm năng: thị trường sữa trong nước có thể duy trì tốc độ tăng
trưởng cao trong nhiều năm tới vì hiện tại mức tiêu thụ sữa bình quân đầu
người của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với khu vực.
Mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8kg/năm
tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Trong tương lai TH True
Milk sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ mới đến từ nước ngoài do nền kinh tế
thị trường mở cửa và sự vượt trội về mặt kỹ thuật và vốn.
4. Phân tích ngành kinh doanh của TH
Ngành nghề kinh doanh chế biến và kinh doanh sữa tươi triệt trùng

Tiến hành dự án Chăn nuôi bò sữa trong chuồng trại tập trung và chế
biến sữa với quy mô1 tỷ 200 triệu đô-la Mỹ, với tổng đàn bò sữa đến năm
2020 là 137.000, trên diện tích 37.000 hecta đất, là nhà máy có công suất lớn
nhất Đông Nam Á với công suất dự kiến 1.700.000 lít sữa/ngày.

Khi hoàn thành sẽ đáp ứng 50% nhu cầu sản phẩm sữa của thị trường
trong nước, trở thành nhàcung cấp sữa sạch và sữa tươi tiệt trùng của Việt
Nam.

Ra mắt sản phẩm sữa tươi tiệt trùng TH true MILK, song song đó mở
rộng sản xuất nhữngsản phẩm được chế biến từ sữa tươi; thực hiện dự án cung
cấp rau củ quả tươi và các loại thựcphẩm sạch khác.

Ra mắt chuỗi cửa hàng bán lẻ TH truemart chuyên cung cấp các sản
phẩm tươi sạch từ Trang Trại TH như sữa tươi tiệt trùng TH true MILK, thịt
bò, thủy hải sản, rau củ quả tươi… THtruemart phấn đấu trở thành chuỗi cửa
hàng tiện ích cung cấp lượng thực phẩm sạch, an toàn vàcao cấp cho người
tiêu dùng.

Nội tại

Ngành sữa Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu
sữa tươi, hơn 75%nguyên liệu sữa phải nhập khẩu. Ngoài ra, một lượng sữa
tươi đáng kể không được chuyển giaocho các nhà máy chế biến lớn, thay vào
đó được tiêu thụ ngay tại thị trường địa phương. Theo bộcông thương thống
kê năm 2011 thì ViệtNam mới sản xuất được khoảng 350.000 tấn sữa tươi,chỉ
đáp ứng khoảng 20% nhu cầu trong nước. Định hướng đến năm 2015, con số
này sẽ là660.000 tấn, đáp ứng khoảng 35% nhu cầu trong nước.

5. Thách thức chiến lược

a. Vấn đề trong doanh nghiệp:

Chi phí vận hành cao: Để sẩn xuất ra được một lô sản phẩm sữa tốt nhất,
TH True Milk đã bỏ ra chi phí “siêu khủng” để sử dụng công nghệ, máy móc
hiện đại trong trang trại bò sữa. Thêm nữa, giống bò sữa cao sản HF thuần
chủng lại được nhập khẩu từ nước ngoài. Ước tính chi phí vận hành cho các
hoạt động sản xuất của TH True Milk lên đến hàng ngàn tỷ đồng trên mỗi
năm.

Giá thành cao: Ngay từ ban đầu, giá thành sản phẩm của TH True MILK
đã cao hơn hẳn so với các thương hiệu sản xuất sữa khác. Điều này sẽ tạo nên
điểm yếu cho TH True MILK trong việc cạnh tranh thị trường sữa nội địa với
các nhãn lớn khác như Vinamilk, Mộc Châu… Bên cạnh đó, việc giá thành
nhỉnh hơn cũng làm giảm khả năng tiếp cận đối tượng nằm trong tệp khách
hàng có thu nhập trung bình, thấp tại Việt Nam.

b. Vấn đề trên thị trường:

 Mức độ cạnh tranh cao

Hiện tại ở Việt Nam, ngành sản xuất sữa đang phát triển rất mạnh mẽ, có
vô cùng nhiều những thương hiệu sữa cùng những giá thành khác nhau để
người tiêu dùng lựa chọn. Thêm nữa. với một số lượng sản phẩm khổng lồ
được bày bán trên các kệ tại cửa hàng hay siêu thị từ nhỏ tới lớn dẫn đến việc
người tiêu dùng không thể phân biệt được các loại sữa. TH True MILK chỉ là
một trong rất nhiều những những thương hiệu sữa nội địa khác. Chính vì vậy,
việc TH True MILK phải luôn luôn chuẩn bị tư thế sẵn sàng để tìm ra những
phương pháp tiếp cận khách hàng mới mẻ hơn.

Ví dụ: TH True MILK từ lâu đã được biết tới là doanh sản xuất sữa hữu
cơ hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi thương hiệu “lão làng” là
Vinamilk cũng đã ra mắt một sản phẩm sữa hữu cơ khác. TH True MILK gặp
bất lợi khi giá thành của họ cao hơn so với đối thủ của mình. Rõ ràng nếu nhìn
qua và theo tâm lý mua hàng của người tiêu dùng, họ sẽ chọn sản phẩm cũng
có danh tiếng trong nước nhưng giá thành rẻ hơn.

 Cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Những sản phẩm thay thế của TH true MILK có thể là sữa bột, sữa hạt,…
hay với các loại thức uống khác như trà xanh, trà ô long, nước ép hoa quả,…
Đây đều là những đối thủ cạnh tranh mà TH True MILK sẽ phải đối mặt.

6. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của TH True Milk

a. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ tiềm năng

- Đòi hỏi về vốn: một vấn đề đáng lưu tâm nhất với đặc trưng của ngành
sữa là có một rảo cản gia nhập ngành rất cao, đòi hỏi vốn nhiều cho sản suất,
nghiên cứu, quảng bá đặc biệt là phân phối sản phẩm.
- Khác biệt hoá sản phẩm: hiện nay khi mà các sản phẩm của các doanh
nghiệp sữa nổi tiếng như Vinamilk, Dutch Lady,.. đã có chỗ đứng trong lòng
người tiêu dùng với những dòng sản phẩm đặc trưng cũng như thị phần ổn
định.
- Tiếp cận kênh phân phối: các doanh nghiệp sữa lớn hiện nay ở Việt
Nam hầu hết có một hệ thống phân phối rộng khắp và chuyên nghiệp.
- Nhận diện thương hiệu: đối với những thương hiệu muốn gia nhập
ngành thì câu hỏi làm sao để tạo dựng thương hiệu, dành được sự trung thành
của người tiêu dùng từ tay những ông lớn trong ngành là không hề dễ dàng trả
lời được.
- Đáp trả kì vọng: với việc có hai ông lớn đang chiêm giữ thị phần hiện
nay là Vinamilk và Dutch Lady thì việc muốn xâm nhập ngành đối với các
doanh nghiệp là không hề dễ dàng khi mà cả Vinamilk và Dutch Lady đều có
nguồn lực về vốn và tài sản để thực hiện các chiến lược đáp trả.

Đối thủ hiện tại

- Hiện trạng các đối thủ trong ngành: hiện tại thị trường sữa Việt Nam có
quy mô khoảng 3 tỉ đồng, với nhiều nhãn hiệu sữa Vinamilk, Ba Vì Milk,
Dalat milk,.. trong đó Vinamilk chiếm thị phần lớn nhất với nhiều phân khúc
thị trường, một số thị phần gần như độc quyền. mặc dù như thế nhưng nguồn
nguyên liệu của Vinamilk hiện chỉ đáp ứng 25% hoạt động sản xuất.
- Rào cản ra ngành: đối với ngành sữa chi phí vốn đòi hỏi ban đầu rất lớn.
từ khâu chuẩn bị đàn bò đến máy móc thiết bị phục vụ sản xcuaats hiện đại,
nhà máy chế biến và bảo quản sữa, hơn nữa những loại máy này rất khó
chuyển đổi.
- Khác biệt hoá sản phẩm: các doanh nghiệp hiện nay đều ra sức để tạo
dựng những dòng sản phẩm đặc trưng cho thương hiệu của mình.
- Nhận diện thương hiệu: có thể dễ dàng nhận thấy thị trường sữa Việt
Nam bị thống trị bởi những cái tên quen thuộc như Vinamilk, Dutch Lady,
Abbot,.. Đây là những thương hiệu gắn bó khá lâu và đi vào tiềm thức của
người tiêu dùng.
- Chi phí chuyển đổi: chi phí chuyển đổi sản phẩm đối với người tiêu
dùng hầu như không có hoặc nếu có cũng rất thấp do đó người tiêu dùng có
thể chuyển đổi sản phẩm sao cho phù hợp với họ một cách dễ dàng.
- Tăng trưởng ngành: ngành sữa là một trong những ngành có tốc độ tăng
trưởng tốt hiện nay khi mà nhu cầu về mặt hàng này của người tiêu dùng ngày
càng tăng.

b. Năng lực đàm phán của nhà cung ứng:

Đối với thị trường sữa Việt Nam thì nguồn nguyên liệu đầu vfao chủ yếu
vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Xu hướng hiện nay quy mô chăn nuôi bò sữa đang dần chuyển sang mô
hình trang trại khi mà các dfoanh nghiệp sữa bắt đầu hội nhập dọc về phía sau.
Tiêu biểu TH True milk với nguồn cung cấp sữa chủ yếu vào hệ thống chăn
nuôi bò sữa tại tỉnh Nghệ Án theo quy trình khép kín.

TH True Milk với đặc điểm là sản xuất hoàn toàn dựa vào nguồn nguyên
liệu sữa được cung cấp từ chính trang trại của họ nên sự phụ thuộc vào ccasc
nhà cung ứng nguyên liệu sữa khác là hầu như không có.

Đe doạ từ sản phẩm thay thế:

Mặc dù xác định rõ phân khúc thị trường của mình là phân khúc sữa tươi
tiệt trùng vốn nhưng do đặc thù là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu nên
áp lực của sản phẩm thay thế là khá lớn khi trên thịu trường hiện nay cũng rất
đa dạng về các dòng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.

c. Sức mạnh thương lượng của người mua:

- Khách hàng lẻ: các khách hàng tiêu dùng sản phẩm trực tiếp, có khả
năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất lượng sản phẩm. Các công ty phải
cạnh tranh về chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu,..
rồi mới đến giá cả.
- Chất lượng: xết về chất lượng sản phẩm thì trên thị trường hiện nay dẫn
đầu hai thương hiệu là Vinamilk và Dutch Lady được người tiêu dùng tin cậy,
tuy nhiên TH True milk vẫn là đối thủ cạnh tranh nặng kí với dòng sản phẩm
sữa tươi từ đàn bò sữa nuôi ở Nghệ An mà không sử dụng sữa bột nhập khẩu.
- Mức độ đa dạng của sản phẩm: TH True milk hiện có các sản phẩm sữa
nguyên chất, sữa ít đường, sữa có đường và các loại sữa hương vị thiên
nhiên,..
- Sức mạnh thương hiệu: mới gia nhập thịu trường năm 2011, trong khi
đối thủ chính là Vinamilk ông lớn của ngành sữa trên thị trường Việt Nam,
thành lập năm 1976, có uy tín lớn và đạt nhiều giải thưởng, FrieslandCampina
Việt Nam thành lập năm 1995 với hình ảnh cô gái Hà Lan quen thuộc.

d. Giá

Giá sữa của TH True milk hiện không vcos đối thủ cạnh tranh trên thị
trường, cao hơn khoảng 6% so với sản phẩm cùng loại Vinamilk. Nếu xét về
giá, sữa tươi TH có giá bán cao hơn so với các sản phẩm của nhãn hàng sữa
khác mặc dù chất lượng đã được công nhận nhưng TH True milk vẫn phải
thận trọng trong việc người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng các sản
phẩm thay thế.

e. Nhà phân phối

Các khách hàng trực tiếp như các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm
dinh dưỡng, các kênh phân phối hiện đại ngày càng trở nên phổ biến hiện nay
như CO.OP Mart, Go, Lotte,.. có khả năng tác động đến quyết định mua hfng
của khách hàng.
Bên cạnh kênh phân phối bên ngoài thì tập đoàn TH đầu tư và phát triển
một kênh bán hàng đạt chuẩn quốc tế để giới thiệu riêng sản phẩm của tập
đoàn, đó là chuỗi cửa hàng sản phẩm tươi sạch TH True Mart.

7. Đưa ra và phân tích các chiến lược thay thế

a. Chiến lược phát triển thị trường hiện tại:

Tận dụng các ưu thế hiện tại của công ty như sản phẩm đang có chỗ đứng
trên thị trường cùng với một hệ thống phân phối hiệu quả, kết hợp vớicác cơ
hội như tình hình chính trị ổn định, ít có các chính sách tác động đến sự phát
triển của ngành sữa, cơ cấu dân số trẻ hứa hẹn tiềm năng nhu cầu tiêu thụ sữa
còn rất lớn và các sản phẩm sữa ngày càng trở nên phổ biến và thành một nhu
cầu không thể thiếu của người tiêu dung nhằm phát triển thịtrường hiện tại của
TH True Milk.

Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược tìm cách bán các sản phẩm
hiện tại trên thị trường mới:

- Tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới ngoài các thành phố lớn như
Hà Nôi, TP HCM.

- Gia tăng mạng lưới phân phối, mở các cửa hàng TH true mart tại các
thành phố lớn khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, các thành phố vừa và
nhỏ khác của tỉnh trên khắp cả nước, khu vực nông thôn. Nhằm mục đích tăng
doanh số và lợi nhuân.

- Liên kết và kiểm soát chăt chẽ các kênh phân phối chiến lược như các
siêu thị, cửa hàng, đại lý.

- Chiến lược về giá: TH True Milk thường tập trung vào các khách hàng
nữ độ tuổi từ 15 đến 35 và tập trung vào đối tượng từ 25 đến 35, hoặc các đối
tượng thuộc khu vực thành thị, tập trung các thành phố lớn, quan tâm đến sức
của bản thân và gia đình. Theo đó mức giá của TH True Milk là khá cao so
với mặt bằng chung. Chính vì vậy TH True Milk cần đưa ra các mức giá phù
hợp hơn để nhiều khách hàng có nhu cầu có thể tiếp cận được.

- Chiến lược xúc tiến sản phẩm : thông qua các quảng cáo, báo chí, , tài
trợ cho các chương trình truyền hình, treo băngrôn trên đường phố, poster,…
nhấn mạnh thông điêp về vấn đề an toàn vê sinh thực phẩm, đề cao yếu tố
“sạch” của sản phẩm TH true milk và các hoạt đông xã hôi, PR khác như tiếp
tục thực hiện và mở rộng các chương trình dinh dưỡng dành cho trẻ em,học
sinh, tri ân khách hàng, …

- Tìm kiếm khách hàng mục tiêu mới (thông qua chiến lược phát triển
sản phẩm): các sản phẩm hiên tại của TH True Milk chủ yếu là sữa tươi, tâp
trung vào nhóm khác hàng mục tiêu là trẻ em và thanh thiếu niên. TH True
Milk cần củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại, đồng thời, cần phải
phát triển những sản phẩm mới đáp ứng phù hợp nhu cầu khác nhau về sản
phẩm sữa và từ sữa của người tiêu dùng nhằm đa dạng hóa đối tượngkhách
hàng với đô tuổi, nhu cầu, và thu nhâp khác nhau.

b. Chiến lược phát triển sản phẩm mới

- Chiến lược phát triển sản phẩm mới tận dụng các cơ hội ở môi trường
bên ngoài như tình hình chính trị ổn định, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sữa
còn cao so với mặt bằng thế giới cũng như lợi thế của chính bản thân TH True
Milk như thương hiệu sữa sạch hiện có, hệ thống máy móc công nghệ hiện đại
nhập từ các quốc gia có ngành sữa phát triển như New Zealand và Israel để
nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới từ sữa như phô mai,yaourt, kem
v.v… nhằm tăng thêm doanh thu cũng như xâm nhập vào các thị trường phụ
của ngành sữa thông qua các sản phẩm mới này. Chiến lược phát triển sản
phẩm mới bao gồm các hoạt động:
+ Phát triển danh mục sản phẩm

+ Kéo dãn sản phẩm xuống phía dưới: bổ sung thêm mẫu mã sản phẩm
có tính năng tác dụng, đặc trưng chất lượng kém hơn

Theo mục tiêu phát triển chung của TH True Milk là cung cấp sản phẩm
từ sữa cho tất cả người dân Việt Nam thì việc gia tăng thị phần sữa tươi tại
phân khúc theo thu nhập trung bình và thấp và điều cần làm, TH true milk nên
lựa chọn chiến lược bổ sung mẫu mã sản phẩm có tính năng, tác dụng, đặc
trưng kém hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng có yêu cầu về
chất lượng sản phẩm thấp hơn với giá cả rẻ hơn.

+ Phát triển sản phẩm mới: TH True Milk sắp có 9 dòng sản phẩm mới
là:Sữa tươi tiệt trùng 1-2 lít, sữa chua uống tiệt trùng 180ml, sữa tươi tiệt
trùng bổ sung vi chất dành cho trẻ em, sữa chua uống men sống, sữa chua ăn,
sữa tươi thanh trùng, phô mai, bơ, kem. Việc phát triển danh mục sản phẩm,
TH True Milk sẽ có sức cạnh tranh mạnh mẽ đối với các đối thủ như
Vinamilk. Vì một khi cho ra mắt các sản phẩm mới thì TH True Milk đều có
sản phẩm cạnh tranh với Vinamilk.

+ Cải tiến kiểu dáng sản phẩm : một trong điểm nổi bật nữa của các sản
phẩm của TH True Milk là có thiết kế hình thức bề ngoài rất đẹp, hiện đại,
màu xanh da trời trên bao bì sản phẩm cho cảm giác tươi mới phù hợp với
thông điệp “sạch”, “thật sự với thiên nhiên”. Các sản phẩm mới TH True Milk
cần chú trọng nghiên cứu bao bì sản phẩm để làm thay đổi hình dáng, hình
thức của sản phẩm vốn quen thuộc như sữa, như thay đổi kết cấu, màu sắc,
bao bì,… nhằm tạo ra sự khác biệt của sản phẩm. Đầu tư phát triển nghiên cứu
mẫu mã sản phẩm, mục tiêu là tạo ra nhiều mẫu mã mới của sản phẩm.

+ Tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu các sản phẩm mới, cải tiến các sản
phẩm hiện có trên thị trường, đặc biệt là phát triển sản phẩm có đặc điểm
nhiều giá trị sử dụng trong cùng 1sản phẩm vốn là xu hướng lựa chọn
sảnphẩm tiêu dùng mới hiện nay

c. Chiên lược tính giảm chi phí để giảm giá thành sản xuất, tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm:

+ Điểm yếu của TH True milk đó là giá thành sản phẩm còn cao so với
mặt bằng chung trên thị trường (các sản phẩm sữa tươi của TH True Milk có
giá cao nhất so với các sản phẩm cùng loại). Đặc biệt là trong bối cảnh mà
người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn do đó cần có những chiến lược cắt
giảm những chi phí nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm, tận dụng các điểm mạnh của chính TH True milk như cơ sở hạ tầng có
và công nghệ hiện đại, hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư, nguồn cung nguyên
liệu trong nước ngày càng tăng nhờ các chính sách phát triển của nhà
nước.Các hoạt động chính thuộc nhóm chiến lược này bao gồm:

+ Đầu tư hoàn thiện hệ thống tự ủ cỏ nhằm thay thế cho cỏ nhập từ nước
ngoài để nuôi bò: một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến giá
thành sản xuất đó là chi phí cho nhập khẩu cỏ từ nước ngoài để nuôi bò, với số
lượng đàn bò vào khoảng 22000 con và mức giá cỏ nhập khẩu vào khoảng260
USD/tấn trong bối cảnh tỉ giá VND/USD có xu hướng tăng trong thời gian tới.

+ Tổ chức các khóa học, đào tạo kỹ năng cho nhân viên: Tự hào sỡ hữu
những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và chăn nuôi bò đến từ hai quốc gia
nổi tiếng về chăn nuôi bò sữa là New Zealand và Israel, TH True Milk cũng
cần phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trong nước, với lợi thế có các
chuyên gia nước ngoài, TH True Milk có thể tổ chức các khóa học hay các
buổi huấn luyện được hướng dẫn bởi các chuyên gia nước ngoài này cho nhân
viên

You might also like