You are on page 1of 8

Cung, cầu, điểm cân bằng thị trường và độ co giãn của cầu

I. Cung và cầu
1. Đường cầu
a. Nguyên lí

Giá tăng thì cầu giảm, giá giảm thì cầu tăng

b. Sự dịch chuyển của đường cầu

Một số yếu tố như thu nhập, thị hiếu làm cho sản phẩm trở nên kém hấp dẫn hoặc hấp dẫn hơn, từ
đó mà gây ra sự dịch chuyển đường cầu trong khi giá giữ nguyên.

- Thu nhập: sự thay đổi về thu nhập làm cho sức mua của người tiêu dùng thay đổi được gọi là
Income Effect
o Hàng hoá thông thường: là loại hàng có cầu tăng khi thu nhập tăng.
 VD: khi thu nhập tăng, mọi người dùng nhiều tiền hơn để mua quần áo, đồ dùng
o Hàng hoá thứ cấp: là loại hàng có cầu giảm khi thu nhập tăng
 VD: khi thu nhập tăng, các sản phẩm như mì gói, quần áo 2nd giảm và sẽ được
thay thế bởi các sản phẩm chất lượng hơn.
- Kì vọng về giá (Expected Future Price)
o Khi người tiêu dùng nghĩ giá của hàng hoá sẽ tăng trong tương lai, họ có xu hướng mua
nhiều hàng đó hơn ở hiện tại – đường cầu thời điểm hiện tại sẽ tăng lên.
- Thị hiếu (General Tastes of Preferences)
o Khi 1 nghiên cứu chỉ ra được ăn SCL có lợi thì nhu cầu của sp sẽ tăng
- Giá hàng hoá khác (Prices of Other Products)
o Hàng hoá thay thế: là loại hàng hoá có thể thay thế được cho nhau
 Cầu của X và giá của Y sẽ di chuyển cùng chiều với nhau
o Hàng hoá bổ sung: là cặp hàng hoá đi liền với nhau
 VD giấy và mực in, nếu giá giấy tăng lên thì sẽ in ít đi và mực in cũng được tiêu
thụ ít hơn.
 Cầu của X và giá của Y sẽ ngược chiều nhau
2. Đường cung
a. Nguyên lí

Khi giá tăng, cung sẽ tăng

b. Sự dịch chuyển của đường cung

Một số yếu tố như chi phí sản xuất, thuế… có thể ảnh hưởng đến đường cung của 1 sản phẩm.

- Chi phí sản xuất: tiền vật liệu, tiền công, công nghệ
o Tại mỗi mức giá, chi phí sản xuất thấp đi sẽ làm tăng sản lượng được sản xuất ra
- Thuế
o Khi thuế rượu tăng lên, chi phí bán hàng cao hơn, lợi nhuận thấp hơn vì vậy dẫn tới việc
cùng mức giá đó, lượng cung sẽ giảm xuống
3. Điểm cân bằng của thị trường (Market Equilibrium)
a. Định nghĩa
- Là trạng thái khi lượng cầu và cung cân bằng, tại đó giá cả trở nên ổn định
b. Tính chất
- Khi giá cao hơn hoặc thấp hơn điểm cân bằng sẽ tạo ra dư cung hoặc dư cầu
c. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về mức giá tại điểm cân bằng và sự dịch chuyển của đường
cung/cầu

Đường cung không đổi, cầu tăng sẽ dẫn tới giá và sản lượng đều tăng

Đường cầu không đổi, khi cung tăng sẽ dẫn tới giá giảm và sản lượng tăng

II. Độ co giãn của đường cầu


1. Co giãn theo giá (Product Elasticity of Demand)
- Là 1 thước đo thể hiện phản ứng của nhu cầu đối với sự thay đổi của giá.

- Theo nguyên lí giá tăng cầu giảm và ngược lại, giá trị độ co giãn của cầu sẽ mang giá trị âm
- |PED| = 0
o Hoàn toàn không co giãn
o Giá thay đổi không làm cho cầu thay đổi. Các sản phẩm này là bắt buộc và không có thay
thế
o Thuốc điều trị đặc biệt
- |PED| < 1
o Cầu ít co giãn – giá giảm nhiều nhưng cầu giảm ít % hơn
o Các sản phẩm này là cần thiết và khó tìm được thay thế
o Xăng, nước, điện
- |PED| = 1
o Co giãn đơn vị
- |PED| > 1
o Cầu co giãn
o Sự thay đổi giá làm thay đổi đáng kể đến cầu bởi loại hàng này có nhiều hàng hoá thay
thế
o Các loại thịt, nước ngọt
- Hệ số co giãn chéo: Đo lường phản ứng của cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi giá cả
của loại hàng hoá khác
o Độ co giãn chéo > 0 : hàng hoá thay thế
o Độ co giãn chéo < 0 : hàng hoá bổ sung

EXY là độ co giãn của cầu về hàng hoá X theo giá của hàng hoá Y
QDX là lượng cầu của hàng hoá X
PY là mức giá của hàng hoá Y
∆ biểu thị mức thay đổi

2. Co giãn theo thu nhập


- Là sự thay đổi lượng cầu về hàng hoá dịch vụ khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, các yếu
tố khác giữ nguyên.
Lợi nhuận & chi phí sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả và cấu
trúc thị trường
I. Lợi nhuận và chi phí sản xuất
1. Lợi nhuận kế toán và kinh tế
a. Lợi nhuận kế toán
- Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (Explicit costs)
b. Lợi nhuận kinh tế
- Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng của (Explicit costs + Implicit costs)
- Ý nghĩa:
o Phản ánh chính xác hơn hiệu quả và tính đúng đắn trong các quyết định sản xuất của
doanh nghiệp
o Lợi nhuận kinh tế > 0, hoạt động kinh doanh hiệu quả và doanh nghiệp sử dụng vốn 1
cách tối ưu. Khi mà doanh thu bù đắp hết các chi phí kể cả chi phí cơ hội.
o Lợi nhuận kinh tế < 0, doanh thu không bù đắp hết toàn bộ chi phí và khi đó chắc chắn
có phương án thay thế để sử dụng nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả hơn
2. Chi phí cố định và chi phí biến đổi
a. Chi phí cố định
- Không biến đổi theo mức sản lượng của doanh nghiệp
b. Chi phí biến đổi
- Biến động theo mức sản lượng của doanh nghiệp

3. Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận (Profit maximization theory)


- Doanh thu cận biên (Marginal revenue MR): là phần doanh thu tăng thêm khi bán thêm 1 đơn vị
sản phẩm
- Chi phí cận biên (Marginal Cost MC): là phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản
phẩm
- MR > MC: nếu bán thêm sản phẩm doanh nghiệp sẽ tăng lợi nhuận (hay giảm thua lỗ). Do đó mà
doanh nghiệp sẽ tăng thêm sản lượng
- MR < MC: việc tăng sản lượng làm chi phí tăng hơn so với lợi nhuận. Sản xuất ra sẽ làm giảm lợi
nhuận vì vậy mà cần giảm năng suất.
- Để tối đa hoá lợi nhuận MR = MC
II. Định giá (Pricing)
- Những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả
o Đặc tính sản phẩm
 Khi sản phẩm không có đặc tính riêng (no unique characteristics) thì sẽ dễ dàng
bị thay thế bởi 1 hàng hoá khác. |PED| > 1
o Tình trạng thị trường
 Nếu cầu cho 1 sp lớn hơn lượng cung của 1 nhà sx, các sản phẩm cạnh tranh sẽ
được lợi
 Nếu cung cho sản phẩm bị gián đoạn (sụt giảm), thì xảy ra hiện tượng giá tăng
nhưng sản lượng thấp
o Nhân tố khác: mức thu nhập, độ co giãn của cầu cũng ảnh hưởng đến việc định giá sản
phẩm
III. Cấu trúc thị trường

Perfect competition; Monolopistic competition; Oligopoly; Pure monopoly

Perfect Competition:

- gạo, bột mì

- Buyers là price-taker

- Công ty thường kiếm lợi nhuận bình thường đủ bù đắp chi phí cơ hội

- Đôi khi vẫn có cty tạo ra lợi nhuận hơn mức bình thường (> Opportunities cost) nhưng chỉ short-term

Pure Monolopy:

- Ga, điện, nước

- Rào cản gia nhập quá lớn: vốn quá nhiều, chính phủ không cấp phép
- Các công ty này đặt giá cao hơn so với Perfect Competition, tuy nhiên ở quy mô lớn thì số tiền đó sẽ
dùng để R&D và tạo ra nhiều sp giá trị hơn cho người dùng. VD như công ty dược phẩm

Monopolistic Competition:

- Các cửa hàng quần áo, khách sạn, nhà hàng

- Mỗi công ty có 1 sức mạnh Monopoly giới hạn bởi sản phẩm của chính cty.

VD với người thích ăn mì cay thì chỉ 1 cửa hàng có thể đáp ứng được (là Monopoly Market cho người
khách này). Nhưng nếu những người khác không đặc biệt tìm kiếm món nào thì sẽ là cạnh tranh giữa các
nhà hàng.

Oligopoly (Thống trị bởi 1 nhóm các công ty vì rào cản gia nhập lớn)

- Công nghiệp dầu mỏ (Cartel OPEC - Organization of the Petroleum Exporting Countries)

- Thu về lợi nhuận khổng lồ trong thời gian dài

- Chính vì các công ty rất lớn nên 1 cty thay đổi giá sẽ phải cẩn thận với phản ứng của các cty khác. Vì thế
mà họ có xu hướng thông đồng với nhau nhằm thu lợi từ thị trường (Bất hợp pháp nhưng không thể
cấm)

You might also like