You are on page 1of 11

TỔNG HỢP NGẮN GỌN KIẾN THỨC TRỌNG TÂM KINH TẾ VI MÔ

1. Cầu:
- Hàm số cầu: QD = aP + b (với a < 0)
- Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:
a. Thu nhập:
Hàng hóa thông thường: cầu tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng (đường cầu dịch sang phải)
Hàng hóa thứ cấp: là hàng giá rẻ, chất lượng thấp => cầu giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng (đường
cầu dịch trái)
b. Giá của các loại hàng hóa liên quan:
Hàng hóa thay thế: Ví dụ như laptop và iPad, khi giá của laptop tăng thì NTD chuyển sang mua iPad. (cầu
laptop giảm, cầu iPad tăng)
Hàng hóa bổ sung: Ví dụ như xe và xăng, khi xăng tăng giá thì NTD hạn chế mua xe. (Cầu về xe và xăng giảm)
c. Thị hiếu: sở thích của NTD
Ví dụ: khi 1 người thích diễn viên Hàn Quốc, họ thường cũng sẽ thích thời trang Hàn Quốc => Cầu về thời
trang Hàn Quốc tăng. (đường cầu dịch phải)
d. Qui mô dân số:
Dân số đông: cầu tăng, đường cầu dịch sang phải
Dân số thấp: cầu giảm, đường cầu dịch sang trái
Tp.HCM và Hà Nội là nơi kinh doanh nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn so với các tỉnh khác, vì 2 nơi này tập
trung dân số đông hơn.
Hoặc những tuyến đường ở TPHCM mà có nhiều người qua lại (quận 1) thì giá cho thuê mặt bằng cao hơn vì
cầu cao.
e. Kỳ vọng:
Ví dụ: Khi giá vàng tăng nhanh, người ta sẽ đổ xô đi mua vàng với kỳ vọng rằng giá vàng sẽ còn tăng mạnh
trong tương lai và khi giá vàng đã cao, họ sẽ bán để kiếm lợi nhuận.
2. Cung:
- Hàm số cung: QS = cP + d (với c > 0)
- Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung:
a. Giá của các yếu tố sản xuất:
Khi giá nguyên liệu thấp, NSX muốn sản xuất nhiều hơn. Ngược lại, giá nguyên liệu cao khiến các NSX sản
xuất ít hơn.
Ví dụ: giá đường tăng -> cung bánh ngọt giảm, đường cung dịch trái
b. Công nghệ:
Công nghệ phát triển: cung tăng, đường cung dịch phải.
Công nghệ lạc hậu: cung giảm, đường cung dịch trái.
c. Chính sách của chính phủ:
Khi các doanh nghiệp có thế sản xuất hàng hóa 1 cách dễ dàng, thuận lợi: chí phí sản xuất sẽ hạ -> cung tăng.
Khi các DN sản xuất 1 cách tốn kém, ít thuận lợi: chi phí sản xuất tăng lên -> cung giảm.
Ví dụ: Chính phủ đánh thuế lên thuốc lá làm cung thuốc lá giảm (đường cung dịch trái)
Thuế đánh lên lúa gạo thấp/CP trợ cấp cho NSX lúa gạo sẽ làm cung lúa gạo tăng (đường cung dịch
phải)
d. Số lượng nhà sản xuất:
Càng nhiều NSX thì cung hàng hóa đó càng tăng (đường cung dịch phải).
Càng ít NSX thì cung hàng hóa đó càng giảm (đường cung dịch trái).
e. Kỳ vọng:
Là sự dự đoán về sự thay đổi giá, công nghệ, chính sách,…ảnh hưởng đến cung hiện tại.
Ví dụ: nếu các NSX đường biết sang năm chính phủ tăng giá nhập khẩu đường thì bây giờ họ sẽ tăng đầu tư cho
sản xuất đường -> cung đường tăng (chính phủ tăng giá nhập khẩu đường, tức là giá đường nhập khẩu sẽ tăng
lên, NTD sẽ chuyển sang mua đường nội địa)
f. Các yếu tố khác: thiên tại, dịch bệnh, thời tiết,…
Ví dụ: có dịch cúm gia cầm làm cho gia súc chết -> cung giảm (đường cung dịch sang trái)
3. Cân bằng thị trường:
Q D = QS
 aP + b = cP + d
a. Các bước phân tích thị trường:
B1: Xác định sự kiện ảnh hưởng đến cung, cầu như thế nào
B2: Xác định hướng dịch chuyển của các đường cung, cầu
B3: Vẽ đồ thị, kết luận sự thay đổi giá và sản lượng
b. Các trường hợp của cung cầu:

S không đổi S tăng S giảm


P như cũ P giảm P tăng
D không đổi
Q như cũ Q tăng Q giảm
P tăng P không rõ P tăng
D tăng
Q tăng Q tăng Q không rõ
P giảm P giảm P không rõ
D giảm
Q giảm Q không rõ Q giảm
4. Độ co giãn cầu:
- Công thức: Ep = %ΔQ/%ΔP = Q’P * P/Q
- Các trường hợp cầu co giãn theo giá:
+ |Ep| > 1: Cầu co giãn theo giá nhiều, mặt hàng này rất nhạy cảm với giá, đường cầu thoải.
+ |Ep| < 1: Cầu co giãn theo giá ít, đường cầu dốc.
+ |Ep| = 1: Cầu co giãn đơn vị.
+ |Ep| = 0: Cầu hoàn toàn không co giãn, đường cầu thẳng đứng.
+ |Ep| = ∞: Cầu hoàn toàn co giãn, đường cầu nằm ngang.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn cầu theo giá:
+ Tỷ trọng chi tiêu trong thu nhập: Phần chi tiêu của sản phẩm chiếm tỷ trọng càng cao trong thu nhập của
người tiêu thụ thì cầu của nó sẽ co giãn càng nhiều.
Ví dụ: khi giá khăn giấy tăng thì lượng cầu của nó giảm không đáng kể; nhưng nếu giá máy lạnh tăng thì lượng
cầu của nó sẽ giảm mạnh.
+ Sự sẵn có của hàng hóa thay thế: Mặt hàng có nhiều hàng hóa thay thế thì độ co giãn cầu theo giá lớn hơn
hàng hóa có ít sự thay thế.
Ví dụ: Giá bia 333 tăng thì người tiêu dùng có thế chuyển qua mua Heineken, bia Sài Gòn,…; nhưng nếu điện
tăng giá thì lượng cầu giảm không đáng kể vì hầu như không có gì để thay thế điện.
+ Tính chất của hàng hóa: Hàng hóa xa xỉ có độ co giãn cầu theo giá lớn hơn so với hàng hóa thiết yếu.
Ví dụ: Giá gạo có tăng thì người ta vẫn phải mua như thường; tuy nhiên đối với hàng hóa xa xỉ như nước hoa,
khi giá của chúng tăng thì người tiêu dùng không mua cũng được, người ta có thể đợi đến khi giá giảm rồi mua.
+ Yếu tố thời gian:
 Đối với hàng sử dụng không lâu bền và hàng thực phẩm, thông thường độ co giãn của cầu trong ngắn
hạn thường nhỏ hơn độ co giãn của cầu trong dài hạn.
Ví dụ: Khi giá café tăng mạnh, người tiêu dùng không bỏ ngay được mà họ cần có thời gian để thay đổi
thói quen tiêu dùng. Hoặc khi giá xăng tăng mạnh, người tiêu dùng không lập tức giảm xăng được vì họ
cần có thời gian để chuyển đổi phương tiện di chuyển/chuyển nơi ở gần nơi làm việc hơn.
 Đối với mặt hàng lâu bền, thông thường độ co giãn cầu trong dài hạn lớn hơn trong ngắn hạn.
Ví dụ: Nếu giá tivi tăng, nhiều người sẽ hoãn việc mua tivi lại -> làm lượng cầu tivi giảm nhiều. Về lâu
dài, tivi cũ không dùng được nữa thì dù giá có tăng, người tiêu dùng vẫn phải thay tivi mới nên lượng
cầu không giảm nhiều.
- Ứng dụng:
+ Tác động đến tổng doanh thu: TR = P.Q
 Hàng co giãn theo giá nhiều |Ep| > 1: giảm giá làm tăng doanh thu.
 Hàng co giãn theo giá ít |Ep| < 1: tăng giá làm tăng doanh thu.
 Hàng co giãn đơn vị |Ep| = 1: tăng giá thì doanh thu không đổi.
+ Loại bỏ dư thừa/ thiếu hụt:
Trong tình trạng thị trường dư thừa:
 Nếu kinh doanh 1 mặt hàng co giãn nhiều theo giá: muốn bán hết -> giảm giá ít vì lượng tiêu thụ sẽ tăng
nhiều.
 Nếu kinh doanh 1 mặt hàng co giãn ít theo giá: muốn bán hết -> giảm giá nhiều thì lượng cầu mới tăng
lên được.
Trong tình trạng thì trường thiếu hụt:
 Hàng hóa có độ co giãn theo giá nhiều: tăng giá ít vì khi đó lượng cầu giảm nhiều.
 Hàng hóa có độ co giãn theo giá ít: tăng giá nhiều vì lượng cầu giảm rất ít.
5. Co giãn cầu theo thu nhập:
EI = %ΔQ/%ΔP = Q’I * I/Q
EI < 0: Hàng hóa thứ cấp
0 < EI < 1: Hàng hóa thiết yếu
EI > 1: Hàng hóa cao cấp
6. Độ co giãn chéo:
EXY = %ΔQX/%ΔPY = (ΔQX/ΔPY) * (PY/QX)
EXY > 0: X, Y là hàng hóa thay thế.
EXY < 0: X, Y là hàng hóa bổ sung.
EXY = 0: X, Y là 2 hàng hóa không liên quan với nhau.
7. Co giãn cung:
ES = %ΔQ/%ΔP = Q’P * P/Q
ES > 1: cung co giãn nhiều. %ΔQ > %ΔP
ES < 1: cung co giãn ít. %ΔQ < %ΔP
ES = 1: cung co giãn đơn vị. %ΔQ = %ΔP
ES = 0: cung hoàn toàn không co giãn. Lượng cung là 1 lượng nhất định bất kể giá cả có ra sao.
ES = ∞: cung hoàn toàn co giãn. %ΔQ là ∞ nếu giá thay đổi rất ít.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn cung:
+ Thời gian: Phần lớn các sản phẩm sẽ có độ co giãn cung theo giá dài hạn lớn hơn so với ngắn hạn, do giới hạn
về nguồn lực sản xuất hoặc do tính sinh học của sản phẩm.
Ví dụ: Năm nay giá café tăng, nhưng cung café không tăng được. Vì khi giá tăng, người ta mới bắt đầu chuyển
đất đai từ các cây khác sang trồng café, khoảng 4 năm sau café mới ra quả, lúc đó cung café mới tăng.
+ Khả năng dự trữ hàng hóa: Đôi với hàng hóa có khả năng dự trữ cao thì độ co giãn cung theo giá lớn hơn
hàng ít có khả năng dự trữ.
Ví dụ: Gạo là hàng có khả năng dự trữ, khi giá thấp, người bán sẽ dự trữ gạo và chờ đến khi giá tăng họ mới đẩy
mạnh cung ứng ra thị trường. Trái cây là hàng không có khả năng dự trữ, dù giá cao hay thấp thì người ta vẫn
phải bán ra thị trường (trái cây để lâu sẽ bị dập, thúi,…)
8. Giá trần:
Kí hiệu: Pmax
Khái niệm: là mức giá tối đa người bán được phép bán.
Mục đích: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tạo ra sự thiếu hụt: ΔQ = QD – QS
Giá trần chỉ có ý nghĩa khi nó thấp hơn giá thị trường.

Lưu ý: Học thuộc đồ


thị này, vì khi đề nói
đến giá trần thì chỉ
vẽ đúng cái hình này
thôi (tự thay số P0,
Pmax, QS, QD, Q0).
9. Giá sàn:
Kí hiệu: Pmin
Khái niệm: Giá sàn là mức giá tối thiểu người mua được phép mua.
Mục đích: bảo vệ lợi ích NSX
Gây ra dư thừa hàng hóa: ΔQ = QS - QD
Giá sàn chỉ có ý nghĩa khi nó cao hơn giá thị trường.
Mức giá chính phủ sẽ mua/phải chi: G = ΔQ * Pmin

Tương tự trên kia, đồ thị này cũng phải học thuộc, chỉ thay số theo đề bài.
10. Thuế:
Kí hiệu: t
Công thức: PS = PD – t
Thuế người tiêu dùng chịu: ΔtD = PD – P0
Thuế người sản xuất chịu: ΔtS = P0 – PS
Phân chia gánh nặng của thuế:
Cung co giãn nhiều, cầu co giãn ít: Người tiêu dùng chịu nhiều thuế hơn.
Cầu co giãn nhiều, cung co giãn ít: Người sản xuất chịu nhiều thuế hơn.

(Hình này cũng phải học thuộc)


11. Trợ cấp:
Kí hiệu: s
Công thức: PS = PD + s
Trợ cấp người tiêu dùng nhận: ΔsD = P0 - PD
Trợ cấp người sản xuất nhận: ΔsS = PS – P0
Ai hưởng nhiều trợ cấp hơn?: (Tương tự như thuế)

(Hình này cũng thuộc)

12. Lý thuyết hữu dụng:


- Hữu dụng: U
- Tổng hữu dụng: TU

MU = TU’(Q) : TU liên tục


MU
MU = ΔTU/ΔQ : TU rời rạc

a. Quy luật hữu dụng biên giảm dần: (Từng ra thi)


Hữu dụng biên sẽ giảm dần khi cá nhân tiêu dùng ngày càng nhiều 1 loại hàng hóa.
Ví dụ: Khi ăn bánh, cái đầu tiên sẽ cho cảm giác thỏa mãn nhất, đến cái thứ 2 thì mức độ thỏa mãn sẽ giảm
xuống thấp hơn,….(những cái sau sẽ giảm dần cảm giác thỏa mãn)
b. Đường đẳng ích:
Giả sử có 5 rổ hàng:
+ Rổ A: gồm 20 món X và 30 món Y
+ Rổ B: gồm 10 món X và 50 món Y
+ Rổ C: gồm 40 món X và 20 món Y
+ Rổ D: gồm 10 món X và 20 món Y
+ Rổ E: gồm 30 món X và 40 món Y

Đường đẳng ích càng nằm xa gốc tọa độ thì lợi ích càng lớn: U2 > U1 > U3
- Các rổ A, B, C có mức độ thỏa mãn như nhau. (thuộc U1)
- Rổ E được ưa thích hơn U1.
- U1 được ưa thích hơn rổ D.
c. Tỉ lệ thay thế biên (MRS):
Là số lượng của 1 hàng hóa mà người tiêu dùng có thể từ bỏ để có thêm 1 đơn vị của hàng hóa khác mà lợi ích
không thay đổi.
MRS được xác định bằng độ dốc của đường đẳng ích.
Công thức:

MRS = -ΔY / ΔX Hoặc MRS = MUX/MUY

Dọc theo đường đẳng ích, tỷ lệ thay thế biên có quy luật giảm dần.
d. Đường ngân sách:
X: số lượng sản phẩm x
Y: số lượng sản phẩm y
PX: giá sản phẩm x
PY: giá sản phẩm y
=> X.Px: tổng số tiền để mua sản phẩm x.
Y.PY: tổng số tiền để mua sản phẩm y.
Công thức tính đường ngân sách:
X.Px + Y.PY = I
Ví dụ: PX = 2; PY = 5; I = 1000
B1: Thay vào công thức, ta có: 2X + 5Y = 1000.
B2: Tự cho giả sử X = 0, 1, 2,… (số tùy chọn)
X = 0 -> Y = 200 (lấy X = 0 thay vào công thức ở B1 sẽ ra được Y)
Tự cho Y = 0, 1, 2,…. (số tùy chọn)
Y = 0 -> X = 500 (lấy Y = 0 thay vào công thức ở B2 sẽ ra được X)
B3: Vẽ đường ngân sách:
Y

200

X
500

Những giỏ hàng nằm trên cùng 1 đường ngân sách thì số tiền bỏ ra là = nhau.
Đường ngân sách nằm càng xa gốc tọa độ -> ngân sách càng lớn.
- Công thức áp dụng cho mọi bài tập về đường ngân sách:

X.PX + Y.PY = I
MUX/PX = MUY/Py

You might also like