You are on page 1of 3

*Luật cung: Số lượng hàng hoá - dịch vụ được cung ra thị trường trong khoảng

thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại (trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi).
QS↑↓ khi P↑↓ (Các yếu tố khác không đổi)
Có thể giải thích như sau: Nếu giá của các đầu vào dùng để sản xuất hàng hoá -
dịch vụ được giữ cố định thì khi giá hàng hoá dịch vụ cao hơn, nghĩa là lợi
nhuận cho các nhà sản xuất cao hơn. Do đó, nhà sản xuất nhận thấy mình có lợi
hơn và quyết định mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, làm cho lượng cung
tăng, và ngược lại.
VD: Khi giá một ổ bánh mì tăng, tiệm bánh có thể quyết định tăng sản xuất để
đáp ứng nhu cầu tăng cao hơn từ phía người tiêu dùng.
Ngược lại, nếu giá bánh mì giảm xuống, tiệm bánh có thể giảm sản xuất để
tránh lỗ nặng hơn.
*Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và lượng cung hàng hóa- dịch
vụ
- Nhân tố nội sinh: Giá của bản thân hàng hóa- dịch vụ ( đây là yếu tố quyết
định đến số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp có thể sản xuất và cung ứng)
Khi giá của hàng hóa- dịch vụ tăng thì lượng cung tăng và nguọc lại :
PX => QX
PX => QX
VD: Trong thị trường dầu mỏ, khi giá dầu tăng, các công ty dầu mỏ có thể kích
thích sản xuất nhiều hơn từ các giếng dầu hiện có hoặc thám hiểm các khu vực
mới để tăng cung.
-Nhân tố ngoại sinh gồm:
+ công nghệ sản xuất: đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất và sản lượng của doanh nghiệp.
 Nếu công nghệ được cải tiến, doanh nghiệp áp dụng các công nghệ tiên
tiến hiện đại thì năng suất lao động tăng, chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận
tăng => cung về hàng hoá dịch vụ ra thị trường tăng.
 Khi công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, làm cho năng suất, sản lượng
giảm =>cung trên thị trường giảm xuống.
 VD: : Sự đổi mới trong quy trình sản xuất ô tô, chẳng hạn như tự động
hóa và robot hóa, giảm chi phí lao động và tăng hiệu suất sản xuất và khi
giảm chi phí sản xuất có thể làm giảm giá thành của ô tô, tăng cung cấp
và làm tăng sự tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm này.

+Giá của các yếu tố đầu vào: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
chịu tác động mạnh từ các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, nguyên vật liệu,
đất đai… Vì vậy, giá các yếu tố đầu vào biến động sẽ làm cho chi phí sản xuất
biến động theo. Đến lượt nó, chi phí thay đổi sẽ làm cho giá thành, lợi nhuận
thay đổi. Qua đó ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và cung ứng ra thị trường.
Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành giảm, do đó lợi
nhuận tăng nên cung tăng và ngược lại.
 VD: Nước là một yếu tố đầu vào quan trọng trong nông nghiệp và sản
xuất thực phẩm. Khi giá nước tăng, nông dân có thể phải giảm diện tích
canh tác hoặc tìm kiếm các phương tiện tiết kiệm nước, ảnh hưởng đến
lượng cung thực phẩm.

+ Chính sách thuế: Tác động của chính sách thuế cũng được xem như tác động
của giá các yếu tố đầu vào, do thuế cũng được tính vào chi phí sản xuất của
doanh nghiệp. Thuế cao dẫn đến thu nhập của người sản xuất giảm, cung giảm
và ngược lại.
 VD: Chính phủ áp đặt một chính sách thuế giảm giảm thuế đối với các
doanh nghiệp sản xuất và cung cấp năng lượng tái tạo, chẳng hạn như
năng lượng mặt trời và gió nhằm khuyến khích sử dụng và phát triển các
nguồn năng lượng tái tạo để giảm phát thải và thúc đẩy môi trường sạch
hơn. Do đó các doanh nghiệp năng lượng tái tạo có thể cung cấp nhiều
hơn, thậm chí mở rộng dịch vụ và sản phẩm của họ.

+ Số lượng người sản xuất: số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến
số lượng hàng hóa bán ra thị trường
Khi có nhiều người bán, lượng cung hàng hóa trên thị trường tăng lên và ngược
lại
+ Kì vọng của người sản xuất: Đó là những hy vọng, trông đợi trong tương lai
về sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ
Kỳ vọng về sự thay đổi giá: Nếu giá tăng hơn trong tương lai thì doanh nghiệp
sẽ chờ một cơ hội tốt hơn trong tương lai để tung hàng hoá của mình ra bán
nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Điều này sẽ làm cho cung hiện tại giảm và
ngược lại.
Kỳ vọng về giá của các yếu tố đầu vào: Nếu giá đầu vào giảm hơn trong tương
lai, doanh nghiệp nhận thấy sản xuất hiện tại chi phí sẽ đắt hơn so với tương lai
nên cung hiện tại giảm và ngược lại.
Và các nhân tố khác như: Các chính sách của nhà nước, thiên tai, dịch bệnh...
*Hàm số của cung:
Để phản ánh sự thay đổi của lượng cung do ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác
nhau, người ta có thể mô tả sự thay đổi đó thông qua hàm số của cung. Hàm số
của cung thường được biểu diễn dưới dạng như sau:
Q x=f ¿, Pi, CN, G, m, E s)
S

Trong đó:
P X : Giá cả hàng hóa đang nghiên cứu

Pi: Giá cả các yếu tố đầu vào

CN: Công nghệ sản xuất


G: Các chính sách tác động vào mặt cung thị trường của chính phủ
m: Số lượng người bán trên thị trường
E s: Kỳ vọng của người bán

-Khi chỉ có hai nhân tố là giá và lượng cung, hàm cung tuyến tính có dạng:
¿= a. P X + b (Hàm cung thuận)

Hay: P X = c. ¿ + d (Hàm cung ngược)


Trong đó: ¿: Lượng cung của hàng hoá X
P X : giá của hàng hoá X

a, b và c,d: là các hệ số (a, c mang giá trị dương)

You might also like