You are on page 1of 5

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu hỏi ôn tập chương VII:


Câu 1: Hàm số cung sản phẩm X là: P = 10 + 4Q . Nếu giá tăng từ 50 lên 60. Thặng
S S

dư sản xuất thay đổi:


a. Giảm đi 112,5
b. Tăng thêm 112,5
c. Tăng thêm 225
d. Giảm đi 225
Câu 2: Một đường cung có thể được sử dụng để đo thặng dư sản xuất vì đường cung
phản ánh:
a. Các hành động của người bán.
b. Số lượng hàng hóa cung cấp.
c. Số tiền sẽ được mua bởi người tiêu dùng trên thị trường.
d. Chi phí của những người bán.
Câu 3: Giả sử nhu cầu về bánh khoai tây chiên tăng lên. Điều gì sẽ xảy ra với thặng dư
sản xuất trên thị trường bánh khoa tây chiên?
a. PS giảm một thời gian ngắn, sau đó tăng lên
b. PS tăng lên
c. PS không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này
d. PS giảm
Câu 4: Hàm số cầu và hàm số cung sản phẩm X lần lượt là: P = 70 – 2Q ; P = 10 +
D D S

4Q . Thặng dư của người tiêu thụ (CS) và thặng dư của nhà sản xuất (PS) là:
S

a. CS = 100 & PS = 200


b. CS = 200 & PS = 100
c. CS = 150 & PS = 200
d. CS = 150 & PS = 150
Câu 5: Giả sử lúc ban đầu thị trường cân bằng ở mức giá P, nếu giá trên thị trường
tăng lên P1 thì:
a. Thặng dư tiêu dùng tăng, thặng dư sản xuất giảm.
b. Thặng dư tiêu dùng tăng, thặng dư sản xuất tăng.
c. Thặng dư tiêu dùng giảm, thặng dư sản xuất tăng.
d. Thặng dư tiêu dùng giảm, thặng dư sản xuất giảm.
Câu 6: Có thể nói rằng việc phân bổ các nguồn lực là hiệu quả nếu:
a. Tổng thặng dư được tối đa.
b. Thặng dư sản xuất được tối đa.
c. Thặng dư tiêu dùng được tối đa.
d. Không có câu nào đúng.
Câu 7: Tổng thặng dư trên thị trường là:
a. Ít hơn thặng dư người tiêu dùng cộng với thặng dư sản xuất.
b. Tổng chi phí của người bán cung cấp hàng hóa trừ đi tổng giá trị của người
mua hàng hoá.
c. Lớn hơn thặng dư của người tiêu dùng cộng với thặng dư sản xuất.
d. Tổng giá trị cho người mua hàng hoá trừ đi tổng chi phí của những người bán
hàng hoá.
Câu 8: Hành vi của người tiêu dùng khi mức giá = mức sẵn lòng trả:
a. Chắc chắn mua hàng hoá.
b. Chắc chắn không mua hàng hoá.
c. Thoả thuận với người bán để mua với mức giá thấp hơn.
d. Bàng quan với việc mua hàng hoá.
Câu 9: Hành vi của người sản xuất khi mức giá = chi phí:
a. Chắc chắn bán hàng hoá.
b. Chắc chắn không bán hàng hóa.
c. Thoả thuận với người mua để bán với mức giá cao hơn.
d. Bàng quan với việc bán hàng hoá.
Câu 10: Thặng dư sản xuất là:
a. Phần diện tích nằm trên đường cung thị trường và bên dưới mức giá thị trường.
b. Phần diện tích nằm trên đường cung thị trường và trên mức giá thị trường.
c. Phần diện tích nằm dưới đường cầu thị trường và trên mức giá thị trường.
d. Phân diện tích nằm trên đường cung thị trường và dưới đường cầu thị trường.
Câu hỏi ôn tập chương VIII:
Câu 1: Hàm cung và hàm cầu của sản phẩm X có dạng (S): P = Q + 5; (D): P = -1/2Q
+ 20. Nếu chính phủ đánh thuế mỗi sản phẩm là 6đ thì lượng tổn thất vô ích do thuế:
a. 12
b. 24
c. 30
d. Các câu trên đều sai
Câu 2: Giả sử đường cầu sản phẩm X của một cá nhân có dạng Q = 100 – 2P. Trước
đây giá sản phẩm X trên thị trường là 20đ nhưng bây giờ do chính phủ tăng thuế làm
giá trên thị trường tăng lên 25đ. Chính sách thuế này làm thay đổi trong thặng dư tiêu
dùng của cá nhân này là:
a. Giảm 275
b. Giảm 1250
c. Tăng 1250
d. Các câu trên đều sai
Câu 3: Để hiểu đầy đủ về thuế ảnh hưởng đến phúc lợi kinh tế, chúng ta phải:
a. Biết số tiền thuế trong nước gia tăng mỗi năm.
b. So sánh phúc lợi giảm của người mua và người bán với số tiền thu nhập của
chính phủ tăng lên.
c. So sánh chi tiêu của 50 chính phủ tiểu bang với chính phủ liên bang.
d. Giả sử rằng phúc lợi kinh tế không bị ảnh hưởng nếu toàn bộ doanh thu thuế
dùng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cho công chúng Mỹ.
Câu 4: Để phân tích phúc lợi kinh tế trong một nền kinh tế, cần thiết sử dụng:
a. Cầu và cung
b. Thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng
c. Giá và sản lượng cân bằng
d. Chi tiêu của chính phủ và doanh thu thuế
Giải thích: Thặng dư sản xuất đại diện cho phúc lợi của người sản xuất. Thặng dư tiêu
dùng đại diện cho phúc lợi của người tiêu dùng.
Câu 5: Thuế gây ra tổn thất vô ích là vì:
A. Thuế khiến chính phủ chi tiêu nhiều hơn nữa.
B. Thuế khiến người mua tiêu dùng ít hơn và người sản xuất bán ít hơn.
C. Thuế gây ra sự mất cân bằng trên thị trường.
D. Thuế gây ra sự mất mát của người mua lớn hơn mất mát của người bán.
Câu 6: Khi ước lượng tổn thất vô ích của thuế, chúng ta biết rằng:
a. Độ co giãn của cung và cầu càng nhỏ thì tổn thất vô ích càng lớn.
b. Độ co giãn của cung và cầu càng lớn thì tổn thất vô ích càng lớn.
c. Lượng cung và cầu càng giảm nhỏ hơn thì tổn thất vô ích càng lớn.
d. Các câu trên đều sai.
Câu 7: Tổn thất vô ích từ thuế bị ảnh hưởng bởi:
a. Độ co giãn của cung và cầu theo giá.
b. Số lượng nhà cung cấp sản phẩm trên thị trường.
c. Số lượng người mua sản phẩm trên thị trường.
d. Tỷ lệ phần trăm của giá mua trên số tiền thuế.
Câu 8: Quy mô của thuế và tổn thất vô ích từ thuế là:
a. Quan hệ phủ định
b. Bằng nhau
c. Độc lập với nhau
d. Quan hệ thực chứng
Câu 9: Độ co giãn cung cầu càng lớn:
a. Ít chịu tác động của thuế trên thị trường.
b. Công bằng hơn việc phân phối chịu thuế giữa người mua và người bán.
c. Tổn thất vô ích từ thuế lớn hơn.
d. Tổn thất vô ích từ thuế nhỏ hơn.
Câu 10: Khi độ lớn của thuế tăng thì tổn thất vô ích từ thuế:
a. Không đổi
b. Tăng
c. Càng giảm
d. Không thể xác định
Câu 11: Nếu quy mô thuế tăng, doanh thu thuế sẽ:
a. Giảm
b. Tăng nhưng sau đó giảm
c. Không đổi
d. Tăng
Câu 12: Ý nghĩa của đường cong Laffer:
a. Quy mô thuế liên quan đến tổng thu nhập thuế thu được.
b. Liên quan đến các khoản thanh toán phúc lợi của chính phủ.
c. Thuế suất liên quan đến tổn thất phúc lợi.
d. Doanh thu thuế đồng biến với quy mô thuế.
Câu 13: Khi một quốc gia đang ở phía đường cong Laffer dốc xuống, cắt giảm thuế
suất sẽ:
a. Thấp hơn cả doanh thu thuế và giảm tổn thất vô ích.
b. Tăng doanh thuế và tăng tổn thất vô ích.
c. Doanh thu thuế thấp và tăng tổn thất vô ích.
d. Tăng doanh thuế và giảm tổn thất vô ích.
PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN:
Câu 1.Điều gì xảy ra với thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng khi việc kinh doanh một hàng
hóa bị đánh thuế? So sánh sự thay đổi trong thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng so với sự
thay đổi trong doanh thu thuế? Giải thích.
Câu 2. Hàm số cung cầu thị trường của một sản phẩm X được cho như sau:
Ps = Q/20 +10; Pd = - Q/60 + 20,
a. Hãy biểu diễn hàm cung cầu thị trường trên đồ thị.
b.Xác định giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường, tính độ co giãn cung cầu theo giá tại
điểm cân bằng.
c. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng
d. Nếu chính phủ quy định giá sàn có hiệu lực là 18$/sp thị trường xảy ra tình trạng gì? Giả sử
chính phủ mua hết số lượng sản phẩm dư thừa, tính số tiền chính phủ bỏ ra để mua hết sản phẩm
dư thừa
d. Nếu chính phủ đánh thuế vào sản phẩm là 2$/sp , tính số tiền thuế mỗi bên gánh chịu
e. Tính tổn thất vô ích của xã hội do chính phủ đánh thuế
Câu 3.Hàm cung cầu thị trường của mặt hàng A ở VN năm 2012 được cho như sau:
Qd = 120 – 10P + 20Pb + 5 Pc + 2I
Qs = 180 + 40P – 50Pd
Trong đó: Qd, Qs là lượng cầu và lượng cung mặt hàng A được tính bằng 1000kg/năm; P, Pb,
Pc, Pd lần lượt là giá mặt hàng A, giá mặt hàng B, giá mặt hàng C, giá mặt hàng D được tính
bằng chục nghìn đồng/ kg, I th nhập được tính bằng chục triệu đồng trong năm.
a. Dựa vào hàm cầu ở trên, hãy cho biết mối quan hệ giữa hai hàng hóa A và B ( thay thế hay bổ
sung)? A là hàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ cấp?
b.Lượng cầu A sẽ thay đổi như thế nào khi giá B tăng thêm 0,5 và các yếu khác không đổi
c.Giả thiết rằng Pb = 5, Pc = 6, Pd = 2 , I = 25. Hãy viết hàm cầu và cung mặt hàng A và xác
định giá cả và sản lượng cân bằng.
d.Hãy tính độ co giãn của cung cầu theo giá tại điểm cân bằng?
e. Giả thiết rằng giá D tăng thêm 0,4 , hãy cho biết sự thay đổi trong giá và lượng mặt hàng A
cân bằng?

You might also like