You are on page 1of 40

Chương 1 – Tổng quan

1. Ý nghĩa của từ “kinh tế” gần giống với từ nào nhất


A.tự do
B. phi giới hạn
C. khan hiếm
D.không bị hạn chế.
2.Trong mô hình kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của nền kinh tế được giải quyết:
A.Thông qua thị trường
B. Thông qua các kế hoạch Chính phủ
C. Thông qua thị trường và các kế hoạch của Chính phủ
D.Các câu trên/dưới đều đúng
3.Vấn đề nào dưới đây thuộc kinh tế vi mô
A.Các nguyên nhân làm giảm mức giá chung
B.Nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế
C.Các nguyên nhân làm giá cam giảm
D.Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát
4.Chi phí cơ hội nghĩa là
A.Giá trị của hoạt động tốt nhất
B. Không đáp án nào ở trên/dưới
C.Giá trị của thời gian rỗi
D.Chi phí gián tiếp của một hoạt động
5.Đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị
A.Những kết hợp hàng hoá mà nền kinh tế mong muốn
B.Những kết hợp hàng hoá có thể sản xuất của nền kinh tế
C.kết hợp hàng hoá khả thi và hiệu quả của nền kinh tế
D.Không câu nào đúng
6.Câu nào dưới đây là tuyên bố của kinh tế học thực chứng:
A.Giáo viên cần phải được trả lương cao vì họ rất quan trọng đối với tương lai con bạn.
B. Các vận động viên chuyên nghiệp được trả lương quá cao
C. Cần phải có tiền thuê nhà thấp hơn cho sinh viên.
D.Nâng cao mức lương tối thiểu dẫn tới thất nghiệp
7.Câu nào dưới đây là tuyên bố của kinh tế học chuẩn tắc:
A.Người tiêu dùng mua ít hàng hóa hơn bất kể khi nào giá của hàng tăng, các yếu tố khác
không đổi.
B. Ngoài các yếu tố khác, đường cung đối với hàng hóa còn phụ thuộc vào giá của đầu vào.
C. Việc học đại học sẽ làm tăng thu thập của bạn lên.
D.Giá của chăm sóc sức khỏe là quá cao
8.Câu nào dưới đây là tuyên bố của kinh tế học thực chứng
A.Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư
B. Thuế là quá cao
C. Tiết kiệm là quá thấp
D.Phải giảm lãi suất thấp để kích thích đầu tư
9.Câu nào dưới đây là tuyên bố của kinh tế học chuẩn tắc:
A.Trong các thời kỳ suy thoái, sản lượng giảm và thất nghiệp tăng
B. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lãi suất
C. Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư
D.Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư
10.Câu nào dưới đây là tuyên bố của kinh tế học thực chứng
A.Ở các nước tư bản có quá nhiều sự bất bình đẳng kinh tế.
B. Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư
C. Thuế là quá thấp
D.Tiết kiệm là quá thấp
11.Điều nào dưới đây không được coi là bộ phận của chi phí cơ hội của việc đi học đại học
A.Chi phí ăn uống
B.Học phí
C.Thu nhập lẽ ra có thể kiếm được nếu không đi học
D.Tất cả các điều trên
12.Hưng bỏ ra một giờ để đi mua sắm và đã mua một cái áo 30$. Chi phí cơ hội của cái áo là:
A.30$.
B. Phương án sử dụng thay thế tốt nhất một giờ và 30$ đó.
C. Một giờ cộng 30$.
D.Không câu nào đúng.
13.Mua một gói m&m giá 2,55$. Mua hai gói thì gói thứ hai sẽ được giảm 0,5$ so với giá bình
thường. Chi phí cận biên của gói thứ hai là:
A.2,05$.
B. 2,25$.
C. 3,05$.
D.Không câu nào đúng.
14.Câu nào dưới đây là tuyên bố của kinh tế học chuẩn tắc:
a) Người tiêu dùng mua ít hàng hóa hơn bất kể khi nào giá của hàng tăng, các yếu tố khác
không đổi.
b) Ngoài các yếu tố khác, đường cung đối với hàng hóa còn phụ thuộc vào giá của đầu vào.
c) Giá của chăm sóc sức khỏe là quá cao
d) Việc học đại học sẽ làm tăng thu thập của bạn lên.
15 Câu nào dưới đây là tuyên bố của kinh tế học thực chứng
a) Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư
b) Thuế là quá cao
c) Tiết kiệm là quá thấp
d) Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư
16.Câu nào dưới đây là tuyên bố của kinh tế học thực chứng:
a) Nâng cao mức lương tối thiểu dẫn tới thất nghiệp
b) Giáo viên cần phải được trả lương cao vì họ rất quan trọng đối với tương lai con bạn.
c) Các vận động viên chuyên nghiệp được trả lương quá cao
d) Cần phải có tiền thuê nhà thấp hơn cho sinh viên.
17.Minh thành lập một doanh nghiệp và tự trả lương cho mình là 20000$ một năm. Anh được
mời làm việc cho một doanh nghiệp với mức lương 30000$ một năm. Chi phí cơ hội của
Minh khi tự kinh doanh là
A.10000$
B. 20000$
C. 50000$
D.30000$
18. Tuyên bố thực chứng là
A. Tuyên bố về điều cần phải có
B. Tuyên bố về đó là cái gì
c. Tuyến bố có thể đánh giá đúng hoặc sai bởi các quan sát và cách xac định
D. phương án b và c
19. câu nào dưới đây là tuyên bố của kinh tế học chuẩn tắc
A. người tiêu dùng mua ít hàng hóa hơn khi giá của hàng hóa đó tăng
B. Ngoài các yếu tố khác đường cung đối với hàng hóa còn phụ thuộc vào giá của yếu tố đầu
vào
C. giá khám bệnh tư nhân hiện nay là quá cao
D. Giá thịt lợn giảm do người dân có thông tin xấu về thịt lơn
19. Điều nào dưới đây là tuyên bố thực chứng?
A. tiền thuê nhà thấp sẽ hạn chế cung nhà ở
b. Lãi suất cao là không tốt đối với nền kinh tế
c. các chủ nhà nên được tự do đặt giá tiền thuê nhà
d. chính phủ cần kiểm soát các mức tiền thuê nhà
20. Vấn đề khan hiếm:
A: chỉ tồn tại trong nên KT hỗn hợp
b. có thể loại trừ nếu chúng ta đặt giá thấp xuống
c. tồn tại vì nhu cầu CN không thể được thỏa mãn với các nguồn lực hiện có
d. có thể loại trừ nếu quy định giá lên cao
21. đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị:
a. những kết hợp hàng hóa mà nền kt mong muốn
b. những kết hợp hàng hóa có thể sản xuất của nên kt
c. những kết hợp hàng hóa khả thi và hiệu quả của nên kt
d. không câu nào đúng
22. trong mô hình dòng luân chuyển
a. các hộ GĐ trao đổi tiền lấy hàng hóa A
b. Các hộ GĐ là người bán trên TT yếu tố sản xuất và là người mua trên TT hàng hóa
c. các DN luôn trao đổi hàng hóa lấy tiền
d. không câu nào đúng
23. Yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà người tiêu dùng:
a. giá của hh đó
b.thị yếu của NTD
c. thu nhập của NTD
d. tất cả điều trên
24. nếu muốn giá lúa tăng, trong điều kiện các yếu tố khác k đổi , CP có thể làm điều nào dưới
đây
a. bán lúa từ quỹ dự trữ quốc gia
b. thu mua lúa từ thị trường
c. trợ cấp giá phân ón cho nông dân
d. tăng diện tích trồng lúa
25. Ngô là hàng hóa cấp thấp nếu
a. giá ngô tăng sẽ làm giảm lượng cầu ngô
b. thu nhập tăng sẽ ;àm giảm cầu về ngô
c. thu nhập tăng sẽ làm tăng cầu về ngô
d. không theo quy luật cầu cầu
26. giả sử mùa đông năm tới thời tiết giá lạnh bất thường và cầu về rượi vang năm tới cũng có
xu hướng giảm mạnh.
a. cung về rượi vang tăng lên do giá tăng
b., nếu rượi vang có cầu là co giãn thì các nhà sản xuất rượi vang sẽ khấm khá hơn
c. do cầu về rượi vang giảm mạnh tạo ra giá và sản lượng cân bằng cao hơn
d. không câu nào ở trên
27. cung của 1 hh tăng lên, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì
a. thặng dư tiêu dùng giảm
b. thặng dư tiêu dùng tăng
c. thặng dư tiêu dùng không đổi
d. Có ảnh hưởng đến thặng dư tiêu dùng nhưng không xác định được
28. thu nhập của NTD tăng sẽ làm cho
a. giá ngô giảm nếu ngô là hh thứ cấp
b. giá ngô tăng nếu ngô là hh cấp thấp
c. lượng cân bằng về ngô giảm nếu ngô là hh cấp thấp
d. a vac c đúng
29. nếu dầu thực vật có nhiều hàng hóa thay thế thì:
a. cung về dầu thực vật co giãn
b. cung về dầu thực vật ít co giãn
c. cầu về dầu thực vật co giãn
d. cầu về dầu thực vật ít co giãn
30. Cải tiến công nghệ làm giảm chi phí sản xuất máy photocopy. Nêu cầu đối với máy là ít co
giãn theo giá, khi đó:
a. lượng bán giảm và tổng doanh thu tăng
b. lượng bán giảm và tổng doanh thu giảm
c. lượng bán tăng và tổng doanh thu tăng
d. lượng bán tăng và tổng doanh thu giảm
31. nếu cả cung và cầu đều tăng thì giá TT có thể sẽ
a. không thay đổi
b. tăng
c. giảm
d. tất cả phương án đều có thể xảy ra
32. nếu cung của hh A tắng làm cho cầu hh B giảm thì
a. a và b là hh thay thế
b. a và b là hh bổ sung
c. cầu về a và b là độc lập
33. điều nào sau đây là đúng khi mô tả giá điều chỉnh đề hạn chế dư thừa
a. nếu giá tăng, lượng cầu giảm trong khi lượng cung tăng
b. nếu giá tăng, lượng cầu tăng trong khi lượng cung giảm
c. nếu giá giảm. lượng cầu giảm trong khi lượng cung tăng
d. nếu giá giảm, lượng cầu tăng trong khi lượng cung giảm
34. nếu chính phủ trợ cấp cho 1 hàng hóa thì’
a. CP trả chi phí và chỉ người sản xuất được lợi
b. CP trả chi phí và chỉ NTD được lợi
c. CP trả chi phí và NTD đc lợi
d. CP trả chi phí và cả NTD và NSX đc lợi

CHƯƠNG 2
Nhóm A (Mức độ: Thấp)
1. Cầu hàng hoá là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà ngườimua:
E. Có nhu cầu ở các mức giá khác nhau
F. Có khả năng mua ở các mức giá khácnhau
G.Sẵn sàng mua ở các mức giá khácnhau
H. Có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khácnhau
2. Cung hàng hoá là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà ngườibán
a) Có khả năng bán ở các mức giá khácnhau
b) Sẵn sàng bán ở các mức giá khácnhau
c) Có khả năng và sẵn sàng bán ở mức giá đãcho
d) Không câu nào ở trên là đúng
3. Yếu tố nào sau đây không tác động đến cầu một hànghóa:
a) Thu nhập của người tiêu dùng
b) Quảng cáo về hàng hóađó
c) Số lượng nhà sản xuất hàng hóa đó
d) Thị hiếu của người tiêu dùng với hàng hóa đó
4. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu hàng hoá nào sau đây giảm xuống?
a) Hàng hoá xaxỉ
b) Hàng hoá thứ cấp
c) Hàng hoá thôngthường
d) Hàng hoá thiết yếu
5. Yếu tố nào dưới đây tác động đếncầu:
a) Dânsố
b) Sự tăng giá nguyên liệu sảnxuất
c) Kỳ vọng của người sảnxuất
d) Côngnghệ
6. Đường cầu cá nhân về một hang hoá
a) Cho biết giá cân bằng trên thị trường
b) Cho biết số lượng hàng hoá mà cá nhân sẽ mua ở mỗi mức giá
c) Cho biết nhu cầu của cánhân
d) Không câu nào ở trên là đúng
7. Cặp hàng hoá nào sau đây là hàng hoá thaythế
a) Gạo vàmuối
b) Xăng và xemáy
c) Thịt gà và cá
d) Bánh ngọt vàtrà
8. Cặp hàng hoá nào sau đây là hàng hoá bổsung:
a) Gạo vàmuối
b) Xăng và xe máy
c) Thịt gà vàcá
d) Không cặp nào ởtrên
9. Hàng hoá bổ sung là hànghoá
a) Được sử dụng đồng thời với hàng hoá khác
b) Được sử dụng thay cho hàng hoákhác
c) Được sử dụng khi thu nhập tănglên
d) Được sử dụng khi thu nhập giảmxuống
10. Cung của hàng hoá không được xác định bởi yếu tố nào sauđây?
a)Công nghệ sảnxuất
b) Cầu hang hoá
c)Chính sách thuế
d) Giá cả các yếu tố sản xuất đầuvào
11. Sự trượt dọc trên đường cầu của một hàng hóa xuất hiệnkhi:
a) Giá cả hàng hoá đó thay đổi
b) Thu nhập người tiêu dùngtăng
c) Thị hiếu người tiêu dùng đối với hàng hoá thayđổi
d) Không có trường hợp nào ở trên làđúng.
12. Sự dịch chuyển của đường cầu một hàng hóa xuất hiện khi
a) Đường cung của hàng hóa đó dịchchuyển
b) Giá cả hàng hoá đó thayđổi
c) Những yếu tố ngoài giá hàng hóa đó làm thay đổi cầu
d) Không có trường hợp nào ở trên làđúng
13. Sự trượt dọc trên đường cung của một hàng hóa xuất hiệnkhi:
a) Giá của yếu tố sản xuất đầu vào để sản xuất hàng hóa đó thayđổi
b) Số lượng nhà sản xuất hàng hóa đó tănglên
c) Nhà sản xuất hàng hóa đó có kỳ vọng tốt về tình hình sảnxuất
d) Giá cả hàng hoá đó thay đổi

Nhóm B (Mức độ: trung bình)


14.Nếu giá hàng hoá A tăng lên làm dịch chuyển đường cầu của hàng hoá B sang phải thì:
a) A và B là hàng hoá bổsung
b) A và B là hàng hoá thay thế
c) A và B là hàng hoá thứ cấp
d) A và B là hàng hoá thông thường
15.Khi giá cả hàng hoá X tăng lên làm cho đường cầu hàng hoá Y dịch chuyển sang trái thì X
và Y có thể là hai hànghoá:
a) Thay thế
b) bổ sung
c) xa xỉ
d) tất cả đềuđúng
16.Đường cầu một hàng hoá dịch chuyển khi
a) Giá cả hàng hoá đó thayđổi
b) Người bán thay đổi công nghệ sản xuất
c) Thu nhập của người tiêu dùngtăng
d) Giá cả một hàng hoá độc lập thayđổi
17.Việc nhà nước tăng lương cho cán bộ viên chức sẽ gây ra (các yếu tố khác không thay đổi)
điều gì với đường cầu của hàng hóa thôngthường:
a) Đường cầu dịch chuyển sang phải
b) Đường cầu dịch chuyển sang trái
c) Đường cầu không dịch chuyển
d) Sự trượt dọc trên đường cầu
18.Sở dĩ giá một hàng hóa giảm dẫn đến cầu hàng hóa đó tăng là do:
a) Qui luật lợi ích cận biên giảm dần nên người tiêu dùng chỉ mua nhiều hơn khi giágiảm.
b) Với thu nhập nhất định người tiêu dùng chỉ có thể mua nhiều khi giágiảm
c) Khi giá hàng hóa đó giảm, người tiêu dùng chuyển từ hàng hoá thay thế sang hàng hoá
đangxét
d) Tất cả các lý do trên đều đúng
19.Khi thu nhập tănglên
a) Cầu của hàng hoá thông thường tang lên
b) Cầu của hàng hoá thứ cấp giảm xuống
c) Cả a và b đều đúng
d) Không có câu nàođúng
20.Câu nào ở dưới đây làđúng
a) Khi người tiêu dùng thích một hàng hoá hơn thì đường cầu hàng hoá đó dịch chuyển sang
phải
b) Dân số tăng sẽ đưa đến sự trượt dọc trên đườngcầu
c) Giá cả hàng hoá liên quan tăng lên sẽ luôn làm đường cầu dịch chuyển sangphải.
d) Tất cả các câu trên đềuđúng
21.Cầu hàng hoá không phụ thuộc vào yếu tố nào dướiđây
a) Thu nhập người tiêudùng
b) Kỳ vọng của người tiêudùng
c) Kỳ vọng của nhà sản xuất
d) Giá cả các hàng hoá liênquan
22.Đường cầu hàng hoá thông thường dịch chuyển sang tráikhi
a) Thu nhập người tiêu dùng tănglên
b) Thu nhập người tiêu dùng giảmxuống
c) Giá cả hàng thay thế tănglên
d) Không có điều nào ở trên làđúng
23.Cung hàng hoá thay đổi khi:
a) Cầu hàng hoá thayđổi
b) Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi
c) Công nghệ sản xuất thayđổi
d) Thu nhập người tiêu dùng giảm xuống
24.Số lượng hàng hoá được cung tăng lên khi giá của nó tăng lên vì
a) Nhà sản xuất thu được nhiều lợi nhuận hơn
b) Khả năng bán và sự sẵn sàng bán tănglên
c) Nhà sản xuất sẽ sản xuất nhiều hơn và có thể có thêm nhiều nhà sản xuất mới
d) Tất cả các lựa chọn trên đềuđúng
25.Khi xảy ra hạn hán, đường cung về lương thực sẽ…cung giảm
a) Có sự vận động dọc theo đườngcung
b) Đường cung lương thực sẽ dịch chuyển sangphải
c) Đường cung lương thực sẽ dịch chuyển sang trái
d) Không có sự dịch chuyển hay vận động dọc theo đườngcung
26. Khi hãng sản xuất một hàng hóa cải tiến công nghệ và làm ra hàng hoá đó với giá rẻ
hơn thì kết luận nào sau đây làđúng?
a) Đường cầu hàng hoá đó sẽ dịch chuyển sang phải vì giá rẻ hơn làm tăngcầu
b) Đường cung hàng hoá đó sẽ dịch chuyển sang phải vì cung tang lên
c) Chỉ có giá thị trường thay đổi còn đường cung và đường cầu không thayđổi
d) Giá rẻ hơn chỉ gây ra sự trượt dọc trên đường cầu chứ không gây ra thay đổi của đường
cung hay đườngcầu
27. Thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng hoá X tăng lên sẽlàm
a) Giá cân bằng hàng hoá X đắtlên
b) Cầu hàng hoá X giảm đi và đường cầu dịch chuyển sangtrái
c) Cung hàng hoá X giảm đi và đường cung dịch chuyển sangtrái
d) Cả a vàc
28. Việc có thêm một nhà sản xuất mới trên thị trườngsẽ:
a) Làm cho cầu hàng hoá tăng lên vì nhiều người bán hơn thì cầu sẽtăng
b) Làm cho người mua đổ xô vào mua hàng của nhà sản xuất mới thay vì nhà sản xuấtcũ
c) Làm cho cung hàng hoá trên thị trường tăng lên và đường cung dịch chuyển sangphải
d) Không phương án nào làđúng
29. Khi giá cả một hàng hóa tănglên
a) Đường cung hàng hóa đó sẽ dịch chuyển sang phải bởi giá tăng thì cungtăng
b) Đường cầu hàng hóa đó sẽ dịch chuyển sang trái bởi giá tăng thì cầugiảm
c) Gây ra sự trượt dọc trên đường cung hàng hóa đó
d) Không có câu nào ở trên làđúng
30. Chính sách thuế đánh vào hàng hoásẽ:
a) Tác động vào cung và làm dịch chuyển đường cung
b) Không tác động vào cung vì nhà sản xuất chuyển hết phần chịu thuế cho người tiêu dùng.
c) Chỉ tác động vào cầu vì thuế làm giá cảtăng
d) Không câu nào ở trênđúng
31. Do giá lúa mạch để làm bia tăng lên, cung về bia sẽ:..ngoại sinh
a) Có sự trượt dọc trên đường cung vì giá lúa mạch tăng làm tăng giábia
b) Làm dịch chuyển đường cầu về bên trái vì giá bia tăng làm cầugiảm
c) Làm dịch chuyển đường cung bia về bên trái vì cung bia giảm
d) Có sự trượt dọc trên đường cầu bia mà không dịch chuyển đường cầu và đườngcung.
32. Trong trường hợp nào giá sách sẽtăng
a) Số lượng người đọc sách tănglên
b) Giá giấy in sách tănglên
c) Sách trở nên bán chạyhơn
d) Tất cả các lý do trên đềuđúng
33. Có hàm cầu và hàm cung của một hàng hoá
như sau: Đường cầu: P = 60 –Q
Đường cung: P = 15 + Q
Nếu chính phủ qui định giá trần là 30 thì lượng hàng hoá:
a) Thiếu hụt15
b) Dư thừa15
c) Thiếu hụt20
d) Dư thừa20
34. Hiện tượng dư cầu xảy rakhi
a) Giá hàng hoá cao hơn giá cânbằng
b) Giá hàng hoá thấp hơn giá cânbằng
c) Cung hàng hoágiảm
d) Thu nhập người tiêu dùng tănglên
35. Hiện tượng dư cung xảy rakhi:
a) Thu nhập người tiêu dùng giảm xuống nên hàng hoá bịthừa
b) Công nghệ tiên tiến làm sản lượng hàng hoá tăng lên dẫn đến thừa hànghoá
c) Giá hàng hoá cao hơn giá cânbằng
d) Giá hàng hoá thấp hơn giá cânbằng
36. Giá và sản lượng cân bằng cùng tăng trong trường hợp nào dưới đây (giả định
các yếu tố khác giữnguyên):
a) Đường cầu dịch chuyển sangtrái
b) Đường cầu dịch chuyển sangphải
c) Đường cung dịch chuyển sangtrái
d) Đường cung dịch chuyển sangphải
37. Câu nào dưới đây là KHÔNG đúng
a) Giá sàn thường thấp hơn giá cânbằng
b) Giá sàn thường cao hơn giá cânbằng
c) Giá sàn nhằm mục đích bảo vệ ngườibán
d) Giá sàn thường gây ra hiện tượng dưcung
38. Giá trần
a) Thường cao hơn giá cânbằng
b) Nhằm bảo vệ lợi ích ngườimua
c) Nhằm bảo vệ lợi ích ngườibán
d) Thường gây ra hiện tượng dư thừa hànghoá
39. Trạng thái cân bằng thị trường đạt đượckhi
a) Người bán bán hết hàng hoá cầnbán
b) Người mua mua hết hàng hoá cầnmua
c) Cung hàng hoá thoả mãn cầu hànghoá
d) Khi không còn trạng thái dưcầu
40. Trạng thái cân bằng trên thị trường một hàng hóa thay đổikhi
a)Nhà nước đặt giátrần
b) Nhà nước đặt giásàn
c)Giá cả hàng hóa đó thayđổi
d) Có sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu của hàng hóa đó hoặc cảhai
41. Sự kiện nào dưới đây gây dịch chuyển đường cung xe máy Honda trên thịtrường
a) Người tiêu dùng chuyển sang dùng xe máy của Yamaha do mẫu mã đẹphơn
b) Chính phủ tăng thuế linh kiện nhập khẩu của hãngHonda
c) Hãng Honda giảm giá bán để thu hút thêm kháchhàng
d) Không sự kiện nào ởtrên
42. Đường cầu dốc xuống phảnánh
a) Luật cầu: giá tăng thì cầu giảm và ngượclại
b) Qui lụật lợi ích cận biên giảm dần nên chỉ tiêu dùng thêm khi giảmgiá
c) Cả a vàb
d) Không câu nàođúng
43. Do sinh viên ngoại tỉnh về Hà nội học đại học ngày càng nhiều nên đường cầu
nhà trọ (giả định các yếu tố khác khôngđổi):
a) Dịch chuyển sangtrái
b) Dịch chuyển sangphải
c) Không dịch chuyển mà chỉ có sự trượt dọc lên phía trên đườngcầu
d) Không dịch chuyển mà chỉ có sự trượt dọc xuống phía dưới đườngcầu
44. Khi giá hàng hoá Y là Py = 4 thì lượng cầu hàng hoá X là Qx =10. Khi giá hàng
hoá Y tăng lên là Py =6 thì lượng cầu hàng hóa X là Qx = 14. Hai hàng hoá X và Y có
mối quan hệ nào trong các quan hệ dướiđây
a) X và Y là hàng hoá thaythế
b) X và Y là hàng hoá bổsung
c) X và Y là hàng hoá độclập
d) X và Y là hàng hoá vừa thay thế vừa bổsung
45. Nếu thu nhập người tiêu dùng tăng và X là hàng hoá caocấp
a) Người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá X hơn nên cung tăng, đường cung dịch chuyển
sangphải.
b) Người tiêu dùng tăng tiêu dùng hàng cao cấp X nên có sự trượt dọc trên đườngcầu.
c) Cầu hàng hoá cao cấp X tăng nên đường cầu dịch chuyển sangphải
d) Người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá X làm thiếu hàng dẫn đến giá cân bằng tăng và
lượng cân bằnggiảm.
46. Có phương trình đường cung và đường cầu về hàng hoá X
như sau: Pd = 18 – 3Q và Ps = 6 +Q
Giá và lượng cân bằng trên thị trường là p=9 và Q=3
a) P = 8 và Q = 4
b) P = 10,5 và Q = 2,5
c) P = 11 và Q =2
d) Cả a, b, c đều khôngđúng

Nhóm C (Mức độ: trên trung bình)


47. Có phương trình dường cung và đường cầu về hoa như
sau: Đường cầu: P = 60,000 – 10 Qd, Đường cung: P = 15,000
+ 5Qs
Giả sử do giá phân bón tăng lên nên chi phí trồng hoa tăng thêm 3000 mỗi bó. Khi đó, giá
bán và số lượng hàng hoá được bán là:
a) P = 10,000 và Q= 5,000
b) P = 20,000 và Q = 4,000
c) P = 30,000 và Q = 3,000
d) P = 32,000 và Q = 2,800
48. Có phương trình đường cung và đường cầu về hàng hoá X nhưsau:
Pd = 18 – 3Q và Ps = 6 + Q
(giá tính bằng 1000 đồng/kg và lượng tính bằng kg)
Nếu chính phủ đánh thuế 2000 đồng/kg thì giá và lượng cân bằng trên thị trường là:
a) P = 9 và Q = 3
b) P =10,5 và Q = 2,5
c) P = 12 và Q =2
d) Cả a, b,c đềusai
49. Hàm cung và cầu của một hàng hoá
nhưsau Ps = Q + 5 và Pd = 20 -1/2Q
Nếu chính phủ ấn định giá P = 18 và mua toàn bộ sản phẩm thừa thì chính phủ cần chi bao
nhiêu tiền?
a)108
b)162
c)180
d) Tất cả đều sai
50. Có phương trình đường cung và đường cầu về hàng hoá X nhưsau:
Pd = 18 – 3Q và Ps = 6 + Q
(giá tính bằng 1000 đồng/kg và lượng tính bằng kg)
Giả sử chính phủ đặt giá sàn là 10 và cam kết mua hết hàng hoá dư thừa. Chính phủ sẽ phải
chi bao nhiêu cho mỗi đơn vị hàng hoá?
a)10 b)2 c)4 d)6
51. Có phương trình đường cung và đường cầu về hàng hoá X nhưsau:
Pd = 18 – 3Q và Ps = 6 + Q
(giá tính bằng 1000 đồng/kg và lượng tính bằng kg)
Nếu chính phủ muốn trợ giá 2000/1kg thì giá và lượng cân bằng bằng bao nhiêu?
a) Q = 3 và P = 9
b) Q = 3,5 và P = 7,5
c) Q = 4 và P =6
d) Không đáp án nào ở trên làđúng
52. Có phương trình đường cung và đường cầu về hàng hoá X nhưsau:bb
Pd = 18 – 3Q và Ps = 6 + Q
(giá tính bằng 1000 đồng/kg và lượng tính bằng kg)
Giả sử đường cung hàng hoá X dịch chuyển song song làm cho giá cân bằng là P=10,5.
Khi đó phương trình đường cung mới là
a) Ps=6+2Q
b) Ps=8+Q
c) Ps=4+Q
d) Không có phương trình nào ở trên làđúng
53. Cầu về phân bón được cho bởi phương trình Qd=5000-120P và cung được cho
bởi phương trình Qs=1000 + 80P. Nếu cầu phân bón tăng 10% ở mỗi mức giá thì giá
cân bằng sẽ thay đổi baonhiêu?cc
a) Giá tăng10%
b) Giá tăng thêm7,5
c) Giá tăng thêm1,23
d) Giá khôngtăng
54. Hoàng, Tùng và Dũng là 3 người tiêu dùng duy nhất ở một thị trấn có cầu về
phim ảnh. Đường cầu của Hoàng là Qd = 100 – 2P, của Tùng là Qd = 75 – 7P và của
Dũng là Qd = 25 – P. Đường cầu về phim ảnh ở thị trấn đó sẽlà:
a) Qd = 10 – 100P
b) Qd = 10 – 200P
c) Qd = 100 – 10P
d) Qd = 200 – 10P
55. Các cửa hàng bách hóa đều có ngày giảm giá định kỳ, điều này là do:giá giảm người mua
nhiều, bán đc nhiều hh.
a. Giảm giá vì hàng hóa không còn phù hợp nữa
b. Các cửa hàng tận dụng luật cầu
c. Vì cầu co giãn vớigiá
d. Các cửa hàng tận dụng luật cung và luật cầu
56. Khi chính phủ đặt giá trần có ràng buộc trong thị trường cạnh tranh sẽ xảy ra tình trạng
dư cung hànghóa.
a. Sai. Khi Chính phủ đặt giá trần có ràng buộc tức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng trên
thị trường, người bán sẽ sẵn sàng bán với mức sản lượng thấp hơn còn người mua sẵn sàng
mua với mức sản lượng cao hơn mức cân bằng nên sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa.
b. Đúng. Khi Chính phủ đặt giá trần có ràng buộc tức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng
trên thị trường, người bán sẽ sẵn sàng bán với mức sản lượng thấp hơn còn người mua sẵn
sàng mua với mức sản lượng cao hơn mức cân bằng nên sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt
hànghóa.
c. Sai trong ngắn hạn và đúng trong dàihạn.
d. Chỉ đúng trong dài hạn vì khi chính phủ đặt giá trần thi phải mất một khoảng thời gian dài
mới có thể dẫn đến dư cung hànghóa.
57. Cho hàm cung và hàm cầu đối với thị trường sản phẩm A nhưsau:
(D) :Q= 130 -2P
(S) : Q = 2P – 30. Tổng chi tiêu tại mức giá cân bằnglà:
a.30*40=1200 b. 40*50=2000
c.50*60=3000
d.60*70=4200
58. Cho hàm cung và hàm cầu đối với thị trường sản phẩm A nhưsau:
(D) : Q = 130 -2P
(S) : Q = 2P - 30
Nếu chính phủ đặt giá hỗ trợ (giá tối thiểu) là P = 50/đơn vị, lượng cầu và lượng cung tại
mức giá này là:
a. Qd=20;Qs=50
b. Qd=30; Qs=70
c. Qd=40;Qs=90
d. Qd=50; Qs=110
59. Cho hàm cung và hàm cầu đối với thị trường sản phẩm A nhưsau:
(D) : Q = 130 -2P
(S) : Q = 2P - 30
Nếu chính phủ đặt giá hỗ trợ (giá tối thiểu) là P = 50/đơn vị, lượng dư cung là:
a. 40 đơn vị
b. 50 đơn vị
c. 60 đơn vị
d. 70 đơn vị
60. Người tiêu dùng sẽ thấy mình giàu hơn,nếu:
a. Khi đi siêu thị mua hàng tạp phẩm và mua được nhiều hàng hóa hơn về số lượng và
chủngloại.
b. Khi đi siêu thị mua hàng tạp phẩm và thấy có sản phẩm định mua được giảm giá trong
chương trình khuyến mại.
c. Khi đi siêu thị mua hàng tạp phẩm và nhận thấy nhiều loại hàng hóa đã được siêu thị
thay thế bằng những loại hàng mới cho những nhu cầu trướcđây.
d. Thực ra người tiêu dùng không cảm thấy giàu hơn mà chỉ cảm thấy thoải máihơn.
61. Khi đi siêu thị mua hàng tạp phẩm và thấy có sản phẩm định mua được
giảm giá trong chương trình khuyến mại, người tiêu dùng sẽ cảmthấy:
a. Họ có thể mua nhiều hơn với số tiền mình có và đây được gọi là hiệu ứng thu nhập.
b. Họ đang được quan tâm hơn bởi siêu thị vì được hưởng giá thấphơn.
c. Họ đang được tiêu dùng nhiều hơn vì các hình thức khuyến mại đã làm tăng lượng
hàng hóa có khả năngmua
d. Họ đang cảm thấy thỏa mãn hơn do được hưởng chính sách ưuđãi.
62. Giả sử khách hàng chưa quyết định sẽ mua sườn lợn hay thịt bò trước khi bước
chân vào siêu thị. Nếu sườn lợn được yết giảm giá trong khi thịt bò giữ nguyên giá,
chắc chắn khách hàng sẽ quyết định mua sườn lợn. Đây là một minh họacho:
a. Tác động thay thế.
b. Tác động sosánh.
c. Hiệu ứng sosánh.
d. Sự kích thích của khuyếnmại
63. Bơ và bơ thực vật, trà và cà phê, taxi và xe buýt, bút và bút chì, khách sạn và
quán trọ, đài và máy phát đĩa đềulà
a. Các mặt hàng hỗ trợ nhau trong tiêudùng.
b. Các mặt hàng có thể thay thế cho nhau đối với đa số người tiêu dùng.
c. Các mặt hàng bổ sung cho nhau trong tiêu dùng của một số kháchhàng.
d. Tất cả những điều trên đềuđúng.
64. Điều nào sau đây đúng với dưcầu?
a. Thiếu hụt là trường hợp cầu thấp hơn cung và xảy ra khi giá ở trên điểm cânbằng.
b. Thiếu hụt là trường hợp cầu nhiều hơn cung và xảy ra khi giá ở trên điểm cânbằng.
c. Thiếu hụt là trường hợp cầu nhiều hơn cung và xảy ra khi giá ở dưới điểm cânbằng.
d. Thiếu hụt là trường hợp cầu ít hơn cung và xảy ra khi giá ở trên điểm cânbằng.
65. Nhiều thành phố áp dụng luật kiểm soát giá thuê nhà để đảm bảo người nghèo
có thể thuê được nhà. Điều này sẽ dẫnđến:
a. Giảm cung căn hộ cho thuê và gây nên dưcầu.
b. Tăng cung căn hộ cho thuê và gây nên dưcung.
c. Giảm cung căn hộ cho thuê và gây nên dưcung.
d. Tất cả các điều trên đềuđúng.
66. Trong một thị trường có 200 người bán và 100 người mua. Những người bán có
hàm cung giống nhau là P = 0,5q + 100 và những người mua có hàm cầu giống nhau là
Q = 2250 - 6P. (Trong đó: Q = nghìn sản phẩm; P = nghìn đồng/sản phẩm). Hãy xác
định hàm cung, hàm cầu của thị trường
a. Hàm cầu QD=225.000-400P; Hàm cung QS=400P - 40.000
b. Hàm cầu QD=225.000-500P; Hàm cung QS=400P - 40.000
c. Hàm cầu QD=225.000-600P; Hàm cung QS=400P - 40.000
d. Hàm cầu QD=225.000-700P; Hàm cung QS=400P - 40.000
67. Trong một thị trường có 200 người bán và 100 người mua. Những người bán có
hàm cung giống nhau là P = 0,5q + 100 và những người mua có hàm cầu giống nhau là
Q = 2250 - 6P. (Trong đó: Q = nghìn sản phẩm; P = nghìn đồng/sản phẩm). Hãy xác
định giá và mức sản lượng cân bằng của thị trườngnày.
a. P=260 và Q=60.000
b. P=265 và Q=66.000
c. P=260 và Q=66.000
d. P=260 và Q=60.000
68. Giá của nhiều mặt hàng nông sản được chính phủ hỗ trợ giá. Điều này sẽ dẫnđến:.CP hỗ
trợ giá, thì nhà sx sản xuất nhiều, dẫn đến dư cung
a. Dư cung và chính phủ mua lượng nông sản dư
b. Dư cầu và chính phủ bán một lượng nông sản từ kho dựtrữ
c. Hỗ trợ giá không gây ra dư cung hay dư cầu mà chỉ tăng thu nhập cho người kinh
doanh nôngsản.
d. Không khẳng định dư cung hay dưcầu
CHƯƠNG 3 ĐỘ CO GIÃN
Nhóm B (Mức độ: trung bình)
69. Co dãn của cầu theo giá
a) Thay đổi khi ở các mức giá khác nhau
b) Giảm dần khi dịch chuyển xuống phía dưới đường cầu khi đường cầu là đường thẳng
c) Có giá trị âm hoặc bằngkhông
d) Tất cả các câu trên đềuđúng
70. Độ co giãn của cầu theo giáchéo
a) Có giá trị âm nếu hai hàng hoá là hàng hoá thaythế
b) Có giá trị âm nếu hai hàng hoá là hàng hoá bổsung
c) Có giá trị dương nếu hai hàng hoá là hàng hoá độclập
d) Có giá trị âm hay dương không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai hànghoá.
71. Khi đường cầu là đường thẳng đứng thì hệ số co dãn của cầu theo giálà:
a) 0
b) ∞
c) -1
d) 1
72. Khi giá hoa hồng tăng từ 10,000 lên 20,000 thì lượng tiêu thụ hoa hồng giảm từ 5000
xuống 4000 bông. Độ co giãn của cầu hoa hồng trong khoảng giá 10,000 - 20,000là:
a) -1
b) 1
c) -1/3
d) Không phải giá trị nào ở trên
73. Nếu ta có phương trình đường cầu P = b – aQ thì hệ số co dãn điểm tại điểm A (Po,Qo)
sẽ là (x: biểu thị dấunhân):
a) a x Po/Qo
b) – a x Po/Qo
c) 1/a xPo/Qo
d) -1/a x Po/Qo
74. Khi giá tăng dẫn đến tổng doanh thu tăng thì hệ số co dãn của cầu theo giá (trị tuyệt
đối):
a) lớn hơn1
b) lớn hơn không và nhỏ hơn1
c) bằngkhông
d) không phải các giá trịtrên
75. Nhà sản xuất tối đa hoá doanh thu tại điểm
a) Cầu co giãn hoàntoàn
b) Cầu co dãn tươngđối
c) Cầu co giãn đơnvị
d) Cầu không codãn
76. Co dãn của cầu của hàng hoá X đối với thu nhập có giá trị âm. Như vậy X là hàng hoá:
a) Cao cấp
b) Thôngthường
c) Thiếtyếu
d) Thứcấp
77. Giả sử một hãng tăng giá sản phẩm 2% làm cho lượng cầu với sản phẩm đó giảm 3%.
Câu nào là đúng trong những câu dướiđây:..1,5
a) Cầu sản phẩm của hãng co dãn tươngđối
b) Cầu sản phẩm của hãng không co dãn tươngđối
c) Hãng nên tăng giá để tăng tổng doanhthu
d) Không câu nào ở trên làđúng.
78. Một hãng kinh doanh có biểu cầu một hàng hóa nhưsau:
Giá (nghìn đ/kg) 40 36 32 28 24 20
Lượng cầu (kg) 500 1000 1500 2000 2500 3000
Hệ số co dãn của cầu hàng hóa đó trong khoảng giá 24 -28 là
a) 0,83
b) 1
c) 1,44
d) Không phải giá trị nào ở trên
79. Hệ số co dãn chéo giữa thịt lợn và thịt bò là 0,5. Nếu giá thịt bò tăng 2% thì lượng cầu
thịt lợn tăng hay giảm bao nhiêu phầntrăm?
a) Giảm2%
b) Tăng0,5%
c) Tăng1%
d) Tăng2%
80. Nếu tăng giá hàng hoá X làm tăng tổng doanh thu hàng hoá X thì cầu hàng hoáX:
a) Hoàn toàn không codãn
b) Không co dãn tươngđối
c) Co dãn tươngđối
d) Co dãn hoàntoàn
81. Khi thu nhập tăng lên 5%, khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên 10%. Với các điều
kiện khác không đổi, ta có thể kết luận sản phẩm Xlà:
a) Hàng hoá thứcấp
b) Hàng hoá thiết yếu
c) Hàng hoá xaxỉ
d) Không phải trường hợp nào ởtrên
82. Hệ số co dãn của cầu theo giá của máy giặt là - 1.5. Điều đó có nghĩalà:
a) Tăng giá 1% làm lượng cầu tăng1,5%
b) Tăng giá 1,5% làm lượng cầu tăng1%
c) Tăng giá 1% làm lượng cầu giảm1,5%
d) Tăng giá 1,5% làm lượng cầu giảm1%
83. Nếu hàm cầu của một hàng hoá là Q = 200 – 4P, Độ co dãn của cầu theo giá tại mức
giá P = 20là:
A. -4; B. -2/3 C. -1; D.0; E. -1/2
MUC C (TREN TRUNG BINH)
16. Một hãng kinh doanh có biểu cầu hàng hóa của hãng nhưsau:
Giá (nghìn đ/kg) 40 36 32 28 24 20
Lượng cầu (kg) 500 1000 1500 2000 2500 3000
Hệ số co dãn của cầu hàng hóa đó tại mức giá 36 nghìn/kglà
a)1,2 b) 2; c) 4,5 d) Ko dap an nao
17. Giả sử giá cân bằng trên thị trường hàng hóa X là 1 USD/ kg và lượng cân bằng là 4000. Nếu
đường cầu hàng hóa X là một đường thẳng và độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng là
–1 thì phương trình đường cầu hàng hóa X có thểlà:
a) Qd = 8000 – 4000P
b) Qd = 4001 – 1P
c) Qd = 5000 – 1000P
d) Qd = 12000 – 8000P
18. Đường cầu và đường cung hàng hóa Y có phương trình như sau Qd=5000-120P và Qs= 1000
+ 80P. Độ co dãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng sẽlà:
a) –0,92
b) – 1,08
c) –20
d) -120
19. Khi thu nhập tăng lên, lượng tiêu thụ một số hàng hóa lại giảm đi. Các hàng hóa đó được gọi
là:
a. Hàng hóa có độ co giãn theo giáthấp.
b. Hàng hóa cấpthấp.
c. Hàng hóa cấpcao.
d. Tất cả những điều trên đềuđúng
20. Điều nào sau đây đúng với khái niệm độ cogiãn?
a. Khái niệm độ co giãn dùng để đo mức độ phản ứng của người mua hoặc người bánđối
với sự thay đổi về yếu tố xác định chính lượng cung và lượngcầu.
b. Khái niệm độ co giãn dùng để đo mức độ phản ứng của người mua hoặc người bánđối
với sự thay đổi về yếu tố xác định chính, đặc biệt là giá.
c. Khái niệm độ co giãn dùng để đo mức độ phản ứng của người mua hoặc người bánđối
với sự thay đổi các chính sách tác động đến lượng cung và lượngcầu.
d. Khái niệm độ co giãn không dùng để đo mức độ phản ứng của người mua hoặc người
bán đối với sự thay đổi về yếu tố xác định chính lượng cung và lượngcầu.
21. Nếu giá giảm đi -10% (từ $1.00 xuống $0,90), lượng sữa bán được tăng 50% (từ24 lên 36), độ
co giãnlà:
a. -10
b. -5
c. +10
d. +5

CHƯƠNG 4 - LÝ THUYẾT LỢI ÍCH


Nhóm A (Mức độ: Thấp)
26. Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hànghoá
a) Là sự tăng thêm của tổng lợi ích do tiêu dùng thêm một đơn vị hànghoá
b) Phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng đơn vị hàng hoá cuối cùng manglại
c) Tuân theo qui luật lợi ích cận biên giảm dần
d) Tất cả các điều trên đềuđúng
27. Qui luật lợi ích cận biên giảm dần phát biểu rằng:
a) Khi tiêu dùng ngày càng nhiều thêm một hàng hoá, lợi ích cận biên thu được từ việc tiêu
dùng hàng hoá đó giảmdần
b) Khi tiêu dùng ngày càng ít đi một hàng hoá, lợi ích cận biên thu được từ việc tiêu dùng
hàng hoá đó giảmdần
c) Lợi ích cận biên sẽ giảm khi không có đủ hàng hoá để tiêudùng
d) Tất cả các điều trên đều khôngđúng
28. Nguyên lý tối đa hoá lợi ích người tiêu dùng phát biểurằng
a) Người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích bằng cách tiêu dùng càng nhiều hàng hoá càngtốt
b) Người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích bằng cách lựa chọn mức độ tiêu dùng sao cho lợi ích
cận biên thu được từ mỗi đồng bỏ ra cho các hàng hoá khác nhau là bằngnhau
c) Người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích bằng cách chỉ tiêu dùng hàng hoá mình thíchnhất
d) Không có câu nào ở trên làđúng
29. Đường ngân sách của người tiêu dùnglà
a) Đường thể hiện ngân sách của người tiêu dùng có bao nhiêutiền
b) Đường thể hiện ngân sách của người sản xuất có bao nhiêutiền
c) Đường biểu diễn những kết hợp khác nhau của hai hàng hoá mà người tiêu dùng có thể
mua với một ngân sách nhấtđịnh
d) Không câu nào ở trên làđúng
30. Đường bàng quanlà
a) Đường thể hiện sự bàngquan
b) Đường biểu diễn những kết hợp tiêu dùng giữa hai hàng hoá sao cho đem lại cũng một
tổng lợiích
c) Đường biểu diễn những kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất đầu vào để sản xuất ra
cùng một sảnlượng
d) Đường biểu diễn những kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất đầu vào được mua với
cùng một tổng chiphí.
31. Đường đẳng lượng biểu thị các cách kết hợp các yếu tố đầu vào saocho:
a) Hãng có cùng một mức chiphí
b) Hãng có cùng một mức sảnlượng
c) Hãng có cùng một mức doanhthu
d) Hãng có cùng một mức lợinhuận.
Nhóm B (Mức độ: trung bình)
32. Thặng dư tiêu dùnglà
a) Sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hoá và chi phí thực tế
để thu được lợi íchđó
b) Sự tiêu dùng dưthừa
c) Sự thặng dư thu nhập của người tiêudùng
d) Không phải trường hợp nào ởtrên
33. Một người tiêu dùng uống bia với tổng lợi ích thu được khi uống 1, 2, 3, 4, 5 cốc bia lần
lượt như sau 10, 18, 24, 28, 30. Lợi ích cận biên thu được từ cốc bia thứ 3là:
a) 2
b) 4
c) 6
d) 10
34. Do lợi ích cận biên của hàng hoá có xu hướng giảm xuốngnên
a) Càng tiêu dùng nhiều tổng lợi ích cànggiảm
b) Càng tiêu dùng nhiều lợi ích cận biên của đơn vị hàng hoá tiêu dùng cuối cùng càng giảm
c) Tiêu dùng ít đi thì lợi ích cận biên của đơn vị hàng hoá tiêu dùng cuối cùng tănglên
d) cả b và c đềuđúng
84. Khi tiêu dùng một hàng hoá mua trên thị trường, người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích
bằngcách:
a) Tiêu dùng hàng hoá đó ở số lượng mà tại đó lợi ích cận biên bằng giá hànghoá
b) Tiêu dùng càng nhiều hàng hoá đó càngtốt
c) Tiêu dùng hàng hóa cho đến khi lợi ích cận biên thu được từ hàng hoá bằngkhông
d) Không theo cách nào ởtrên
85. Một người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng hai hàng hoá X và Y. Hàm tổng lợi ích của
người tiêu dùng là TU = 3XY. Lợi ích cận biên thu được từ tiêu dùng hàng hoá X sẽlà:
a) X
b) Y
c) 3X
d) 3Y
86. Khi tổng lợi ích (TU) thu được từ tiêu dùng một hàng hoá giảm thì lợi ích cận biên thu
được từ đơn vị hàng hoá cuối cùng sẽ
a) Dương
b) Âm
c) Bằngkhông
d) Tuỳ từng trườnghợp
87. Khi tiêu dùng nhiều hàng hoá, người tiêu dùng tối đa hoá lợi íchkhi
a) Đường bàng quan tiếp xúc với đường ngânsách
b) Lợi ích cận biên thu được từ mỗi đồng bỏ ra cho các hàng hoá khác nhau là nhưnhau
c) Ở đường bàng quan cao nhất trong bản đồ đường bàngquan
d) Cả a và b đềuđúng
88. Các đường bàng quan có tính chất nào trong các tính chấtsau:
a) Không bao giờ cắtnhau
b) Đường bàng quan thấp hơn (ở gần gốc toạ độ hơn) biểu thị tổng lợi ích thấphơn.
c) Độ dốc của đường bàng quan tại một điểm chính là tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hoá
tại điểmđó.
d) Tất cả các tính chấttrên
89. Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào
a) Ngân sách của người tiêu dùng
b) Số lượng tiêu dùng hai hàng hoá
c) Tỷ lệ giá cả của hai hàng hoá
d) Sở thích của người tiêudùng
90. Đường bàng quan có thể có những hình dạngsau
a) là đường cong lồi về gốc toạđộ
b) là đường thẳng dốcxuống
c) là đường có hình dạng chữL
d) Tất cả các hình dạngtrên
91. Số lượng táo một người tiêu dùng phải từ bỏ để tiêu dùng thêm một quả camlà:
a) Lợi ích cận biên củatáo
b) Lợi ích cận biên củacam
c) Tỷ lệ thay thế biên giữa cam vàtáo
d) Qui luật tỷ lệ thay thế biên giảmdần
MỨC C TREN TRUNG BINH
92. Giả sử bạn tiêu dùng hai hàng hoá X và Y và MUx/ Px < MUy/Py.Bạn
a) Không có cách nào để tối đa hoá tổng lợiích
b) Đang đạt được tổng lợi ích tốiđa
c) Có thể tăng tổng lợi ích bằng cách tiêu dùng nhiều hơn hàng hoá Y và ít hơn hàng hoá X.
d) Có thể tăng tổng lợi ích bằng cách tiêu dùng nhiều hơn hàng hoá X và ít hơn hàng hoá Y.
93. Có hàm cầu P = 100 – 2Q và giá cân bằng của thị trường là 60. Thặng dư người tiêu
dùng sẽbằng:
a) 200
b) 400
c) 600
d) 1000
94. Đường cầu một hàng hoá có phương trình: Q=120-8P và giá thị trường là P=10. Thặng
dư của người tiêu dùng trong trường hợp nàylà:
a)100 b)112 c) 120 d)400
95. Hàm tổng lợi ích của một người tiêu dùng là TU = F.C (trong đó F là số thực phẩm và
C là số quần áo). Nếu giá thực phẩm là $4 và giá quần áo là $2 thì người tiêu dùng đó sẽ
chi tiêu $40 như thế nào để tối đa hóa lợiích?
a) 10 quần áo và 5 thựcphẩm
b) 20 quần áo và 10 thựcphẩm
c) 5 quần áo và 10 thựcphẩm
d) 20 quần áo và 0 thựcphẩm
96. A muốn bán một chiếc xe cũ với giá ít nhất là 5000$ còn B muốn mua chiếc xe và sẵn
sàng trả tối đa là 8000$. Sau khi thỏa thuận, A bán cho B chiếc xe với giá 7000$. Trong
trường hợp này, B thu được thặng dư tiêu dùng là baonhiêu?.
a. 500$
b. 1000$
c. 2000$
d) Không có phương án nào đúng
97. Một người tiêu dùng có tổng thu nhập là 420 và chi tiêu hết cho hai sản phẩm A và B
với giá Pa = 10/sản phẩm và Pb = 40/sản phẩm. Giả sử hàm tổng lợi ích của người đó là
TU = (X-2)Y. Phương án tiêu dùng tối ưu của người đólà
a) A=10 vàB=8
b) A=20 vàB=5
c) A=22 vàB=5
d) A=26 vàB=4
98. Trên đồ thị trục tung biểu hiện số lượng sản phẩm Y và trục hoành biểu lộ số lượng sản
phẩm X. Nếu đường ngân sách của người tiêu dùng tiêu dùng hai sản phẩm X và Y có độ
dốc là -3thì:
a) MUx=3MUy
b) MUy=3MUx
c)Px=1/3Py d)Px=3Py
99. Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai hàng
hoá X và Y với giá tương ứng PX = 3 USD, PY = 1 USD, cho biết hàm tổng ích lợi
U(X,Y)= X.Y. Bạn có nhận xét gì về các giỏ hàng hoá (X=10; Y=20); (X=20; Y=10) và (X=15;
Y=15).
a. Giỏ 1 hết ngân sách; giỏ 2 quá khả năng ngân sách; giỏ 3 chưa hết ngânsách
b. Giỏ 1 chưa hết ngân sách; giỏ 2 vừa hết ngân sách; giỏ 3 vượt quá ngânsách
c. Giỏ 1 chưa hết ngân sách; giỏ 2 quá khả năng ngân sách; giỏ 3 vượt quá ngânsách
d. Giỏ 1 chưa hết ngân sách; giỏ 2 quá khả năng ngân sách; giỏ 3 vừa hết ngân sách
100. Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai
hàng hoá X và Y với giá tương ứng PX = 3 USD, PY = 1 USD, cho biết hàm tổng ích
lợiU(X,Y)= X.Y. Xác định MUX, MUY và MRSX/Y?
a. MUX=X; MUY=Y vàMRS=X/Y
b. MUX=Y; MUY=X và MRS=Y/X
c. MUX=Y; MUY=X vàMRS=X/Y
d. MUX=X; MUY=X vàMRS=Y/X
101. Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai
hàng hoá X và Y với giá tương ứng PX = 3 USD, PY = 1 USD, cho biết hàm tổng ích
lợiU(X,Y)= X.Y. Xác định lượng hàng hoá X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hoá ích lợi
(TUmax)?
a. X=10; Y=30
b. X=6;Y=12.3
c. X=6;Y=18.
d. X=10;Y=24.
102. Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai
hàng hoá X và Y với giá tương ứng PX = 3 USD, PY = 1 USD, cho biết hàm tổng ích
lợiU(X,Y)= X.Y. Nếu giá hàng hóa Y tăng gấp 3, xác định X và Y để người tiêu dung tối đa hóa
lợi ích.
a. X=Y=10
b. X=Y=6
c. X=Y=9
d. X=Y=12

CHƯƠNG 5 SẢN XUẤT CHI PHÍ LỢI NHUẬN


Nhóm A (Mức độ: Thấp)
35. Sự thay đổi trong tổng sản phẩm do thuê thêm một đơn vị lao động gọilà:
a) Sự biến động sảnlượng
b) Sản phẩm biên của laođộng
c) Sản phẩm trung bình của laođộng
d) Cả a, b, c đều khôngđúng
36. Loại chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổilà:
a) Chi phí cốđịnh
b) Chi phí cố định bìnhquân
c) Tổng biếnphí
d) Biến phí bìnhquân.
37. Chi phí cận biên có thể được định nghĩalà:
a) Chi phí sản xuất thấpnhất
b) Chi phí để sản xuất thêm 1 đơn vị sảnphẩm
c) Chi phí nguyên vật liệu trừ đi chi phí laođộng
d) Chi phí cho một đơn vị sảnphẩm.
38. Chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩmlà:
a) Chi phí bình quân
b) Chi phí cốđịnh
c) Chi phí cậnbiên
d) Chi phí cố định bìnhquân.
39. Giả sử việc sản xuất lần lượt 4 sản phẩm với tổng chi phí tương ứng là 50, 150,300,500.
Chi phí cận biên của sản phẩm thứ 2 là:
A. 50, B 100, C. 150. D.200
NHOM B (MUC DO TRUNG BINH)
103. Khi năng suất lao động tăng lên, các yếu tố khác khôngđổi:
a) Đường cầu về lao động sẽ dịch chuyển sangphải
b) Đường cầu về lao động sẽ dịch chuyển sangtrái
c) Đường cầu lao động không thayđổi
d) Chỉ có sự trượt dọc trên đường cầu laođộng
104. Sản phẩm biên của lao động(MPL):
a) Bằng với tổng sản phẩm chia cho số lượng laođộng
b) Bằng với phần tăng lên trong chi phí khi thuê thêm một laođộng
c) Bằng phần tăng thêm trong tổng sản phẩm chia cho số lượng lao động tăngthêm
d) Luôn luôn tăng khi thuê thêm laođộng.
105. Tại cửa hiệu làm bánh, nếu 2 người có thể làm được 14 chiếc bánh trong một
giờ và 3 người có thể làm 18 chiếc bánh trong một giờ thì sản phẩm biên của người thứ
balà:
a) 18 chiếc bánh và sản phẩm bình quân của 3 người là 6 cáibánh
b) 9 chiếc bánh và sản phẩm bình quân cũng là 9 chiếcbánh
c) 4 chiếc bánh và sản phẩm bình quân là 6 chiếcbánh
d) 32 chiếc bánh và sản phẩm bình quân là 9 chiếcbánh.
106. Một nhà máy sản xuất bóng da có chi phí cố định là 87.036$ và tổng chi
phí là 286.443$. Vì vậy nhà máy đócó:
a) Chi phí biến đổi bằng0
b) Lỗ vốn
c) Chi phí biến đổi bằng199.407$
d) Chi phí biến đổi bằng373.479$.
107. Nếu bạn là chủ một cửa hàng phần mềm máy tính không có chi phí cố địnhthì:
a) Chi phí biến đổi của bạn bằng với tổng chiphí
b) Bạn sẽ kiếm được siêu lợinhuận
c) Tổng chi phí của bạn sẽ lớn hơn chi phí biếnđổi
d) Tổng chi phí của bạn bằng0.
108. Nếu một hãng chưa sản xuất một đơn vị sản phẩm nàothì:
a) Chi phí cố định bằng0
b) Chi phí biến đổi bằng0
c) Tổng chi phí bằng0
d) Cả a, b và c đềuđúng.
109. Chi phí cận biênbằng:
a) Chi phí cố định chia cho tổng chiphí
b) Tổng chi phí trừ đi chi phí biến đổi
c) Chi phí biến đổi chia cho tổng chiphí
d) Sự thay đổi của tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sảnphẩm.
110. Chi phí bình quânbằng:
a) Chi phí cố định bình quân cộng chi phí biến đổi bìnhquân
b) Tổng chi phí chia cho số sản phẩm sản xuấtra
c) Chi phí cho việc sản xuất 1 đơn vị sảnphẩm
d) Cả a, b và c đềuđúng.
111. Khoảng cách giữa đường tổng chi phí và chi phí biến đổi bằngvới:
a) Chi phí cố định bìnhquân
b) Chi phí cốđịnh
c) Chi phí biến đổi bìnhquân
d) Chi phí bình quân.
112. Giả sử một hãng sản xuất 10 đơn vị sản phẩm với chi phí biến đổi bình
quân là 30$ và chi phí cố định bình quân là 5$. Tổng chi phí của hãnglà:
A, 35$ B, 50$ C, 300$ D, 350$
113. Đường chi phí cận biên cắt đường chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình
quân tạiđiểm:
a) Chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình quân cựctiểu
b) Chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình quân cựcđại
c) Chi phí biến đổi cựctiểu
c) Tổng chi phí cực tiểu.
114. Tổng doanh thulà:
a) Sự thay đổi trong giá bán do bán thêm 1 đơn vị sảnphẩm
b) Sự thay đổi trong sản lượng bán ra khi tăng giá thêm 1 đơnvị
c) Tổng số sản phẩm bán ra ở một mức giá chotrước
d) Giá bán nhân với số sản phẩm bánra.
115. Doanh thu cận biên là:
a) Sự thay đổi trong tổng doanh thu do bán thêm 1 đơn vị sảnphẩm
b) Doanh thu trừ đi chiphí
c) Sự thay đổi trong tổng chi phí do sản xuất thêm 1 đơn vị sảnphẩm
d) Lợi nhuận tăng thêm khi bán thêm 1 đơn vị sảnphẩm.
116. Nếu chi phí bình quân của hãng lớn hơn giá bán sản phẩmthì:
a) Hãng sẽ chịu một khoảnlỗ
b) Hãng sẽ có một khoản lợi nhuận không đángkể
c) Hãng sẽ có lợi nhuận bằng0
d) Không câu nào ở trên đúng vì quan hệ giữa chi phí bình quân và giá bán khôngảnh
hưởng gì đến quy mô của lợinhuận.
117. Giả sử một hãng có đường tổng chi phí (TC) là 50.000 + 10Q. Nếu hãng sản
xuất 100 đơn vị sản phẩm thì chi phí bình quân cố định và chi phí bình quân biến đổi
tương ứnglà:
a) 500 và20
b) 510 và10
c) 490 và10
d) 500 và10
118. Nếu chi phí cận biên nhỏ hơn chi phí bình quân thì khi tăng sản lượng, chi phí
bình quân có xuhướng:
a) Tăng
b) Giảm
c) Khôngđổi
d) Cả a, b và c đều khôngđúng
119. Trong lý thuyết chi phí, ngắn hạn khác dài hạn ởchỗ:
a) Tất cả chi phí đều là biếnđổi
b) Tất cả chi phí đều cố định
c) Ít nhất một yếu tố đầu vào cốđịnh
d) Mọi yếu tố đầu vào đều thayđổi
120. Tại mức sản lượng mà đường chi phí bình quân đilên:
a) Đường chi phí cận biên đixuống
b) Đường chi phí cận biên nằm dưới đường chi phí bìnhquân
c) Đường chi phí cận biên nằm trên đường chi phí bìnhquân
d) Hãng đang không kiểm soát được chiphí
121. Tổng lợi nhuận của hãng được tính bằngcách:
a) Lấy giá bán sản phẩm trừ đi chi phí bìnhquân
b) Lấy doanh thu cận biên trừ đi chi phí cậnbiên
c) Lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí biếnđổi
d) Lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chiphí.
122. Để tối thiểu hóa chi phí đối với một mức sản lượng cho trước, hãng phải lựa
chọn cách kết hợp giữa hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L) saocho:
a) MPL =MPK
b) MPL/L =MPK/K
c) MPL/PL =MPK/PK
d) MPL . PL = MPK .PK
Với MPL, MPK tương ứng là sản phẩm biên của lao động và vốn; PL, PK tương ứng là giá
của lao động và vốn.
123. Khi giá cả của các yếu tố đầu vào tăng lên thì đường đẳngphí:
a) Dịch chuyển vào trong sangtrái
b) Dịch chuyển ra ngoài sangphải
c) Không dịchchuyển
d) Dịch chuyển song song sangphải.
124. Để sản xuất được nhiều sản phẩm nhất với một mức chi phí cho trước, hãng
phải lựa chọn cách kết hợp giữa hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L) saocho:
a) MPL =MPK
b) MPL/L =MPK/K
c) MPL/PL =MPK/PK
d) MPL . PL = MPK .PK
Với MPL, MPK tương ứng là sản phẩm biên của lao động va vốn; PL, PK tương ứng là giá
của lao động và vốn.
125. Một hãng trong ngắn hạn sẽ đóng cửakhi:
a) Giá bán lớn hơn chi phí bình quân biếnđổi
b) Giá bán nhỏ hơn chi phí bìnhquân
c) Giá bán nhỏ hơn chi phí cố định bìnhquân
d) Giá bán nhỏ hơn chi phí bình quân biếnđổi
126. Một hãng có hàm tổng chi phí TC = A + bQ + cQ2/2 + dQ3/3. Phương trình
đường chi phí cận biên (MC)là:
a) MC = bQ + cQ2/2 +dQ3/3
b) MC = A/Q + b + cQ/2 +dQ2/3
c) MC =A
d) MC = b + cQ +dQ2
Nhóm C (Mức độ: trên trung bình)
127. Loại chi phí mà luôn giảm đi khi sản lượng sản xuất ra tăng lênlà:
a) Chi phí cố định bìnhquân
b) Chi phí cốđịnh
c) Cả chi phí cố định bình quân và chi phí cốđịnh
d) Chi phí bình quân
128. Nếu chi phí cận biên bằng với chi phí biến đổi bình quânthì:
a) Chi phí biến đổi bình quân đangtăng
b) Chi phí biến đổi bình quân đanggiảm
c) Chi phí biến đổi bình quân khôngđổi
d) Chi phí cận biên đanggiảm.
129. Khoảng cách giữa hai đường chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình quânlà:
a) Chi phí cậnbiên
b) Chi phí cốđịnh
c) Chi phí biến đổi
d) Chi phí cố định bìnhquân.
130. Một hãng có đường cầu về sản phẩm như sau: P = 25 – 0,5Q. Chi phí bình quân làQ
+ 1. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là:
a) 22
b) 35
c) 21
d) 8
131. Hãng A và hãng B có đường chi phí biến đổi giống nhau nhưng chi phí cố
định của A nhiều hơn của B. Điều nào sau đây làđúng:
a) Hai hãng có đường chi phí cận biên giốngnhau
b) Đường chi phí cận biên của A song song và thấp hơn đường chi phí cận biên củaB
c) Đường chi phí cận biên của A song song và cao hơn đường chi phí cận biên củaB
d) Đường chi phí cận biên của A cao hơn đường chi phí cận biên củaB
132. Nếu một hãng không có chi phí cố địnhthì:
a) Hãng sẽ đóng cửa sản xuất nếu giá bán nhỏ hơn chi phí bìnhquân
b) Chi phí bình quân biến đổi bằng với chi phí bìnhquân
c) Chi phí bình quân biến đổi đạt cực tiểu tại điểm chi phí bình quân đạt cựctiểu
d) Cả a, b và c đềuđúng.
133. Một hãng trong ngắn hạn sẽ tiếp tục sản xuấtnếu:
a) Thua lỗ từ việc sản xuất nhỏ hơn chi phí cốđịnh
b) Chi phí cố định nhỏ hơn thua lỗ từ việc sảnxuất
c) Chi phí bình quân trừ đi giá lớn hơn chi phí cố định bìnhquân
d) Cả a, b và c dều khôngđúng.
134. Hãng sẽ hòa vốn tại mức sảnlượng:
a) Tổng doanh thu bằng tổng chiphí
b) Chi phí bình quân bằng giábán
c) Q = FC/(P – AVC); với FC là chi phí cố định, P là giá bán và AVC là chi phí bình
quân biếnđổi
d) Cả a, b và c đềuđúng.
135. Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần phảnánh:
a) Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào tăng khi tăng yếu tố đầu vàođó
b) Sản lượng sẽ tăng với cùng tỷ lệ tăng một yếu tố đầuvào
c) Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào không đổi khi tăng yếu tố đầu vàođó
d) Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào giảm khi tăng yếu tố đầu vàođó.
136. Chi phí ẩn của doanh nghiệp chính là chi phí cơhội.
a. Đúng. Chi phí ẩn là một cách gọi khác của chi phí cơhội
b. Đúng. Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất mà doanh nghiệp bỏ qua khi thực hiện dự án
(doanh nghiệp không chi tiền thực ra). Chi phí ẩn là chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra rồi
không thể thu hồi được nữa nên khi quyết định phương án tiếp theo doanh nghiệp sẽ
không tính đến loại chi phínày.
c. Sai. Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất mà doanh nghiệp bỏ qua khi thực hiện dự án
(doanh nghiệp không chi tiền thực ra). Chi phí ẩn là chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra rồi
không thể thu hồi được nữa nên khi quyết định phương án tiếp theo doanh nghiệp sẽ
không tính đến loại chi phí này.
d. Trong kinh tế học vi mô không đề cập đến chi phíẩn.
137. Độ dốc của đường đẳng phí phụ thuộcvào:
a) Tổng chi phí củahãng
b) Giá tương đối của hai đầuvào
c) Số lượng sản phẩm sản xuấtra
d) Cả a, b và c đềuđúng
138.Tại điểm tiếp xúc giữa 1 đường đẳng phí và 1 đường đẳng lượng, hãngđạt:
a) Mức chi phí tối thiểu để sản xuất mức sản lượngđó
b) Mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được với mức chi phíđó
c) Sản phẩm biên trên mỗi đồng chi phí cho các yếu tố đầu vào bằngnhau
d) Cả a, b và c đềuđúng.

CHƯƠNG 6 CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

139. Để tối đa hóa lợi nhuận, một nhà độc quyền nên:
a) Đặt giá bán bằng chi phí cận biên
b) Đặt giá bán bằng chi phí bình quân
c) Đặt doanh thu cân biên bằng chi phí cận biên
d) Đặt doanh thu cận biên bằng chi phí đầu vào.
140. Giả sử một nhà độc quyền bán 3 đơn vị sản phẩm với giá là 20. Nếu nhà độc quyền
đó bán 4 đơn vị sản phẩm và thu được số tiền là 72 thì giá bán cho 4 sản phẩm là:
a) 20/3
b) 12
c) 18
d) 60
141. Để tối đa hóa lợi nhuận, một hãng cạnh tranh hoàn hảo và một nhà độc quyền bán sản
xuất ở mức sản lượng tương ứng là:
a) MR = MC và MR > MC
b) MR > MC và MR = MC
c) MR = MC và MR = MC
d) MR > MC và MR > MC
142. Một trong những đặc trưng cơ bản của thị trường độc quyền bán là:
a) Có một người mua duy nhất
b) Có nhiều rào cản cho việc gia nhập ngành
c) Có nhiều hãng nhỏ
c) Có một số ít hãng lớn.
143. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận: Chi phí cận biên = Doanh thu cận biên đúng:
a) Chỉ với hãng độc quyền bán
b) Chỉ với hãng cạnh tranh hoàn hảo
c) Chỉ với hãng độc quyền bán và cạnh tranh hoàn hảo
d) Với mọi hãng trong mọi loại cấu trúc thị trường.
144. Lợi nhuận kinh tế (siêu lợi nhuận) trong dài hạn có thể tồn tại ở:
a) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
b) Thị trường độc quyền bán
c) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền bán
d) Tất cả các loại cấu trúc thị trường.
145. Đặc điểm của cạnh tranh có tính độc quyền giống với độc quyền bán là:
a) Ít có khả năng tác động đến giá
b) Có đường cầu dốc xuống
c) Dễ dàng gia nhập ngành
d) Lợi nhuận kinh tế trong dài hạn bằng 0.
146. Đặc điểm của cạnh tranh có tính độc quyền giống với cạnh tranh hoàn hảo là:
a) Có khả năng tác động đến giá
b) Có đường cầu đối với một hãng điển hình dốc xuống
c) Dễ dàng gia nhập ngành và rút lui khỏi ngành
d) Có đường doanh thu biên đối với một hãng điển hình nằm ngang.
147. Đặc điểm của cạnh tranh có tính độc quyền khác với cạnh tranh hoàn hảo là:
a) Hình dạng cơ bản của các đường chi phí
b) Dễ dàng gia nhập ngành
c) Dễ dàng rút lui khỏi ngành
d) Sự khác biệt sản phẩm.
148. Một thị trường với nhiều người bán:
a) Chỉ có thể là cạnh tranh hoàn hảo
b) Có thể là độc quyền nhóm hoặc độc quyền bán
c) Có thể là cạnh tranh có tính độc quyền hoặc cạnh tranh hoàn hảo
d) Có thể là bất cứ loại cấu trúc thị trường nào.
149. Loại cấu trúc thị trường mang những đặc điểm sau đây: có vô số hãng tham gia, sản
xuất sản phẩm đồng nhất, tự do gia nhập và rút lui khỏi ngành là:
a) Độc quyền
b) Độc quyền nhóm
c) Cạnh tranh có tính độc quyền
d) Cạnh tranh hoàn hảo.
150. Nếu các hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đang thu được lợi nhuận kinh tế
thì trong dài hạn:
a) Không có hãng nào gia nhập thị trường
b) Các hãng mới sẽ gia nhập thị trường
c) Nhiều hãng sẽ rút lui khỏi thị trường
d) Cả a, b, c đều đúng
151. Thị trường cạnh tranh có tính độc quyền có đặc trưng là:
a) Nhiều hãng sản xuất các sản phẩm phân biệt
b) Nhiều hãng sản xuất các sản phẩm đồng nhất
c) Một hãng sản xuất sản phẩm duy nhất
d) Một vài hãng sản xuất các sản phẩm phân biệt.
152. Độc quyền nhóm giống độc quyền bán ở đặc điểm nào?
a) Cả hai đều sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn hóa
b) Cả hai đều hoạt động trong các thị trường có rào cản gia nhập cao
c) Cả hai đều là người chấp nhận giá
d) Cả hai đều thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0 trong dài hạn.
153. Một hãng có hàm tổng chi phí TC = A + bQ + cQ2 + dQ3. Phương trình đường chi phí
biến đổi (VC) là:
a) VC = bQ + cQ2 + dQ3
b) VC = A/Q + b + cQ + dQ2
c) VC = A
d) VC = b + 2cQ + 3dQ2
TRUNG BINH
154. Sản phẩm của nhà độc quyền bán:
a) Có thể được thay thế hoàn hảo bởi sản phẩm khác
b) Có thể được sản xuất dễ dàng bởi các hãng khác
c) Không có sản phẩm bổ sung
d) Không có sản phẩm thay thế gần gũi.
155. Đường cầu đối với nhà độc quyền bán:
a) Nằm ngang vì cầu hoàn toàn co giãn
b) Dốc xuống
c) Thẳng đứng vì cầu hoàn toàn không co giãn
d) Dốc lên.
156. Nếu một nhà độc quyền bán muốn bán một khối lượng sản phẩm lớn hơn thì phải:
a) Hạ thấp giá bán
b) Tăng giá một chút
c) Bắt người tiêu dùng mua nhiều hơn ví vị thế độc quyền cho phép điều đó
d) Tăng chi phí cận biên
157. Đường doanh thu cận biên của một nhà độc quyền bán:
a) Nằm ngang và bằng với giá bán
b) Dốc xuống và nằm dưới đường cầu
c) Dốc lên và trùng với đường cung
d) Dốc xuống và nằm trên đường cầu.
Trong đó: MC là chi phí cận biên và MR là doanh thu cận biên.
158. Tổng chi phí của một nhà độc quyền bán bằng 100 + 30Q, trong đó Q là số lượng
sản phẩm sản xuất ra. Đường cầu thị trường là P = 200 – Q với P là giá bán sản phẩm.
Nếu anh ta sản xuất và bán 20 sản phẩm thì lợi nhuận thu được là:
a) 2900
b) 2800
c) 2700
d) 2600
159. Điều nào sau đây đúng đối với nhà độc quyền bán:
a) Nhà độc quyền bán luôn đạt giá cao nhất có thể
b) Nhà độc quyền bán luôn hoạt động ở phần đường cầu kém co giãn
c) Đường cầu thị trường cao hơn so với đường cầu của nhà độc quyền
d) Đường cầu thị trường và đường cầu của nhà độc quyền là một
160. Nếu một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo quyết định tăng giá bán của
mình thì:
a) Tổng doanh thu sẽ tăng lên nếu cầu thị trường co giãn
b) Tổng doanh thu sẽ tăng lên nếu cầu thị trường không co giãn
c) Tổng chi phí sẽ tăng
d) Tổng doanh thu giảm xuống bằng 0.
161. Tại điểm cân bằng trong dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a) Mỗi hãng đều kiếm được một khoản siêu lợi nhuận và thị trường sẽ dư cầu
b) Mỗi hãng đều kiếm được lợi nhuận kinh tế bằng 0 và thị trường cân bằng
c) Mỗi hãng kiếm được lợi nhuận kinh tế bằng 0 và thị trường sẽ dư cầu
d) Mỗi hãng sẽ kiếm được một khoản siêu lợi nhuận và thị trường cân bằng.
162. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có chi phí biến đổi bình quân là 11, chi phí bình quân là
14 và chi phí cận biên là 6; giá sản phẩm trên thị trường đang là 20. Để tối đa hóa lợi nhuận,
hãng nên:
a) Đóng cửa sản xuất
b) Tăng sản lượng
c) Tác động để tăng giá thị trường lên 22
d) Giảm sản lượng
163. Điều nào sau đây là đặc trưng quan trọng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
a) Nhà sản xuất có nhiều thông tin thị trường hơn người tiêu dùng
b) Có nhiều loại rào cản gia nhập thị trường
c) Người bán là người chấp nhận giá
d) Có sự khác biệt về sản phẩm.
164. Trong dài hạn, sự gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ
dẫn tới:
a) Đường chi phí cố định bình quân dịch chuyển
b) Đường cầu thị trường dịch chuyển
c) Đường cung thị trường dịch chuyển
d) Đường cung của một hãng cá biệt dịch chuyển.
165. Đường cầu dốc xuống đối với hãng có ở:
a) Thị trường độc quyền bán nhưng không có ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo
b) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo nhưng không có ở thị trường độc quyền bán
c) Cả thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền bán
d) Tất cả các loại cấu trúc thị trường.
166. Giả sử một nhà độc quyền bán tăng sản lượng từ 10 lên 11 đơn vị, nếu giá thị trường
giảm từ 20$ xuống 19$ thì doanh thu biên của đơn vị sản phẩm thứ 11 bằng:
a) 1$ b, 9$ c, 19$ d, 20$
167. Nếu một hãng trong thị trường cạnh tranh có tính độc quyền đang sản xuất ở mức sản
lượng có chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên (MC > MR) thì có thể tăng lợi nhuận
bằng cách:
a) Tăng sản lượng
b) Giảm sản lượng
c) Giữ nguyên sản lượng
d) Giảm giá bán.
168. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
a) Bán sản phẩm có thể được thay thế một cách hoàn hảo
b) Có đường cầu hoàn toàn không co giãn
c) Có đường cung hoàn toàn co giãn
d) Có thể bán sản phẩm với bất cứ giá nào nó muốn.
169. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể:
a) Bán tất cả sản phẩm của nó ở mức giá thị trường
b) Bán với giá cao hơn cho những khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn
c) Tăng giá bán để tăng tổng doanh thu
d) Giảm giá bán để bán được nhiều hơn.
170. Trong ngắn hạn, điểm đóng cửa đối với một hãng cạnh tranh hoàn hảo là điểm thấp
nhất của đường:
a) Chi phí cố định bình quân (AFC)
b) Chi phí bình quân (AC)
c) Chi phí cận biên (MC)
d) Chi phí bình quân biến đổi (AVC)
171. Giá trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo là 50$, chi phí bình quân biến đổi của
một hãng trong thị trường đó là 52$. Để tối đa hóa lợi nhuận (hoặc tối thiểu hóa lỗ vốn),
hãng nên:
a) Tiếp tục sản xuất
b) Đóng cửa sản xuất
c) Không sản xuất nhưng vẫn mở cửa
d) Thu thập thêm thông tin đẻ biết chi phí bình quân bằng bao nhiêu rồi quyết định có
nên đóng cửa hay không
172. Đường cung ngắn hạn của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
a) Đường nằm ngang tại mức giá thị trường
b) Đường tổng chi phí bắt đầu từ mức sản lượng có chi phí biến đổi bình quân nhỏ nhất
c) Phần đường chi phí cận biên nằm dưới đường chi phí biến đổi bình quân
d) Phần đường chi phí cận biên từ mức sản lượng có chi phí biến đổi bình quân nhỏ nhất.
173. Ở một thị trường cạnh tranh hoàn hảo mức giá đang là 50$. Một hãng trong thị
trường đó có chi phí bình quân là 48$, vậy hãng đang:
a) Có mức lợi nhuận thông thường
b) Lỗ 2$ trên một đơn vị sản phẩm
c) Có lợi nhuận kinh tế 2$ trên một đơn vị sản phẩm
d) Chuẩn bị rút lui khỏi thị trường.
174. Một hãng đối diện với một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh, vậy hãng đó đang trong
thị trường:
a) Độc quyền bán
b) Cạnh tranh có tính độc quyền
c) Độc quyền nhóm
d) Cạnh tranh hoàn hảo.
175. Một hãng độc quyền bán có đường cầu thị trường là P = 400 – 2Q; để tối đa hóa doanh
thu, hãng sẽ sản xuất và bán ở mức sản lượng là: tr= p.q= 400q-2q^2
a) 100
b) 200
c) 400
d) 800
176. Đường cung dài hạn của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
a) Đường chi phí cận biên dài hạn
b) Đường chi phí trung bình dài hạn
c) Đường tổng chi phí dài hạn
d) Đường chi phí cận biên dài hạn bắt đầu từ mức sản lượng ở đó chi phí trung bình dài hạn
đạt giá trị cực tiểu.
177. Một nhà độc quyền bán có đường tổng chi phí là TC = 500 + Q2; hàm cầu thị trường là P
= 100 – Q. Mức lợi nhuận lớn nhất hãng có thể đạt được là:
a,25 b,750 c,1125 d,1875
178. Giả sử hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo TC = Q2. Nếu giá bán trên
thị trường đang là 60 thì mức sản lượng dương hòa vốn của hãng là:
a) Q = 40
b) Q = 50
c) Q = 60
d) Q = 70

MỨC C TRÊN TRUNG BÌNH


179. Đường cầu của một nhà độc quyền bán:
a) Nằm dưới đường doanh thu cận biên
b) Nằm trên đường doanh thu cận biên
c) Trùng với đường doanh thu cận biên
d) Trùng với đường chi phí cận biên.
180. So với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà độc quyền bán đặt giá:
a) Thấp hơn
b) Bằng
c) Cao hơn
d) Có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng tùy thuộc vào đương doanh thu cận biên thấp hơn,
cao hơn hoặc trùng đường cầu.
181. Nếu ta so sánh thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền bán thì thấy rằng nhà
độc quyền bán bán:
a) Cùng một mức sản lượng nhưng với giá cao hơn
b) Ít sản lượng hơn với giá thấp hơn
c) Ít sản lượng hơn nhưng với giá cao hơn
d) Sản lượng nhiều hơn và giá bán cũng cao hơn.
182. Đối với nhà độc quyền bán, chi phí cận biên thường thấp hơn giá bán bởi vì:
a) Giá bán thấp hơn doanh thu cận biên
b) Giá bán cao hơn doanh thu cận biên
c) Chi phí cận biên thấp hơn chi phí bình quân
d) Chi phí cận biên cao hơn chi phí bình quân
183. Vào năm 2004, ngành A là ngành cạnh tranh hoàn hảo ở điểm cân bằng dài hạn.
Năm 2005, nó được carten hóa và trở thành một nhà độc quyền bán. Nhờ đó lợi nhuận
kinh tế của nó cao hơn 10 tỷ so với năm 2004. Khoản lợi nhuận đó là:
a) Ít hơn 10 tỷ
b) 10 tỷ
c) Cao hơn 10 tỷ
d) Không thể tính được vì không biết lợi nhuận của ngành năm 2004.
184. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu thị trường và đường cầu đối với
một hãng sẽ có hình dạng tương ứng:
a) Dốc xuống và hoàn toàn co giãn
b) Hoàn toàn co giãn và dốc xuống
c) Dốc lên và hoàn toàn co giãn
d) Dốc xuống và hoàn toàn không co giãn.
185. Xét một cách tổng quát, nhà độc quyền bán:
a) Kiếm được ít lợi nhuận hơn hãng cạnh tranh hoàn hảo
b) Đặt giá thấp hơn thị trường cạnh tranh hoàn hảo
c) Bán nhiều sản lượng hơn thị trường cạnh tranh hoàn hảo
d) Bán ít sản lượng hơn thị trường cạnh tranh hoàn hảo
186. Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo, giá bán bằng với doanh thu cận biên bởi vì:
a) Giá bán và doanh thu cận biên được sử dụng trong kinh tế học có ý nghĩa như nhau
b) Hãng thường không có thông tin về sự biến động của giá cả thị trường
c) Hãng không thể làm gì để có thể thay đổi tổng doanh thu
d) Hãng không thể tác động đến giá thị trường bằng việc tăng sản lượng.
187. Nếu hãng là người chấp nhận giá, đường cầu đối với nó:
a) Hoàn toàn không co giãn
b) Hoàn toàn co giãn
c) Kém co giãn
d) Tương đối co giãn.
188. Trong điều kiện nào ở ngắn hạn một hãng chịu lỗ nhưng vẫn nên tiếp tục sản xuất?
a) Nếu tổng doanh thu lớn hơn chi phí cố định
b) Nếu tổng doanh thu lớn hơn chi phí biến đổi
c) Nếu tổng doanh thu dương
d) Nếu tổng doanh thu đang tăng.
189. Các hãng trong thị trường độc quyền nhóm:
a) Không quan tâm đến phản ứng của các đối thủ cạnh tranh
b) Có thể tác động đến giá thị trường
c) Không thể tác động đến giá thị trường
d) Luôn luôn hợp tác với nhau để không chế thị trường.
190. Một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có các chi phí: cố định (FC) = 288; biến
đổi (VC) = 2Q2 + Q. Giá thị trường đang là 61. Mức lợi nhuận lớn nhất hãng có thể đạt được
là:
a) 162
b) 465
c) 753
d) 915
191. Giả sử hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo TC = 60 + Q2. Phương trình
đường cung ngắn hạn của hãng là:
a) P = 60 + 2Q
b) P = Q2
c) P = 2Q
d) P = 60 + Q
192. Doanh thu cận biên của doanh nghiệp độc quyền luôn thấp hơn giá bán sản phẩm của
nó.
a. Sai. Doanh nghiệp độc quyền có đường cầu co giãn nên doanh thu biên vẫn có thể lớn hơn
giá bán sản phẩm.
b. Đúng. Doanh nghiệp độc quyền nên có thể tăng giá bán mà không gặp sự cạnh tranh nên
doanh thu biên luôn thấp hơn giá bán sản phẩm.
c. Đúng. Doanh nghiệp độc quyền đối mặt với đường cầu dốc xuống nên muốn bán thêm
được một đơn vị sản lượng họ phải giảm giá sản phẩm, do vậy doanh thu biên sẽ thấp hơn
giá bán.
d. Khôngđủ cơ sở để kết luận vì doanh nghiệp độc quyền khác với thị trường cạnh tranh
hoàn hảo.
193. Trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bằng 0.
a. Sai. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp luôn luôn đạt được lợi
nhuận kinh tế vì khi lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp giảm đến 0, doanh nghiệp sẽ rời
bỏ thị trường và trong trường hợp đó lợi nhuận kinh tế lại tăng lên.
b. Đúng. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có rào cản gia nhập thị trường.
Nếu các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường có lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 sẽ
thúc đẩy các doanh nghiệp bên ngoài tham gia thị trường. Khi các doanh nghiệp đang
tồn tại có lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn 0 sẽ có một số doanh nghiêp rời bỏ thị trường. Do
vậy trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bằng 0.
c. Không đủ cơ sở để khẳng định đúng hay sai vì với thị trường cạnh tranh hoàn hảo
luôn luôn có một số doanh nghiệp gia nhập và rời bỏ thị trường nên không thể có tình
trạng lợi nhuận kinh tế bằng 0 trong cả dài hạn và ngắn hạn.
194. Nhà độc quyền sản xuất và bán tại sản lượng MR = MC. Đây chính là mức sản lượng
có hiệu quả xã hội.
a. Sai. Tại mức sản lượng MR = MC giá của hàng hóa cao hơn chi phí cận biên do đó nếu
bán thêm sản lượng nhà độc quyền vẫn có thể thu thêm thặng dư sản xuất và người tiêu
dùng có thêm thặng dư tiêu dùng do giá giảm. Do đó tại mức sản lượng này xã hội chưa tối
đa hóa được phúc lợi xã hội nên chưa phải là sản lượng có hiệu quả xã hội (xem hình vẽ).

b. Đúng. Tại mức sản lượng MR = MC giá của hàng hóa thấp hơn chi phí cận biên, do đó
nếu bán thêm sản lượng nhà độc quyền có thể thu thêm thặng dư sản xuất và người tiêu
dùng có thêm thặng dư tiêu dùng do giá thấp. Do đó, tại mức sản lượng này, xã hội sẽ tối đa
hóa được phúc lợi xã hội (xem hình vẽ).

c. Không đủ cơ sở để khẳng định đúng hay sai vì tại mức sản lượng MR = MC nhà đọc
quyền có thể đạt lợi nhuận tối đa và vẫn có thể bán them sản lượng.

You might also like