You are on page 1of 8

LÝ THUYẾT CUNG CẦU

CẦU
1. Khái niêm

- Cầu: là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời
gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

 Cầu thể hiện những nhu cầu có khả năng thanh toán

- Lượng cầu: là số lượng hàng hóa – dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở một mức giá xác định trong một
khoảng thời gian nhất định.

- Kí hiệu: (Slide 3 của cô)


2. Biểu cầu, đường cầu và hàm cầu (Slide 4 của cô)
3. Tác động của giá tới lượng cầu

(Chèn hình 2.1 giáo trình)


- Khi giá thịt lợn giảm, người tiêu dùng sẽ mua nhiều lên

 Luật cầu: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn nếu giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm xuống,
ceteris paribus (ceteris paribus là các yếu tố khác ko đổi)

 Sự thay đổi hàng hóa(thịt lợn) gây ra sự vận động dọc theo đường cầu(D1)

4. Cầu cá nhân và cầu thị trường (Slide 6 của cô)


5. Các yếu tố tác động đến cầu

- Thị hiếu: sở thích của con người=>có mqh cùng chiều( thị hiếu tăng- cầu tăng và ngược lại; VD: thích j mua nhiều hơn, nên
thị hiếu tăng,cầu tăng)

- Dân số và quy mô: mqh cùng chiều (VD TQ có dân số đông hơn VN nên cầu lớn hơn VN)

- Kì vọng: cùng chiều (VD nếu nghĩ uống trà sữa tốt cho sức khỏe thì cầu tăng)

- Thu nhập: + hàng hóa thông thường( vd quần áo, lương thực), mqh cùng chiều ( VD khi có tiền sẽ mua quần áo, giày dép, săn
sale shoppe….)

+ hàng hóa thứ cấp (mì tôm, hàng fake), mqh ngược chiều ( VD đầu tháng sv có nhiều tiền sẽ ăn lẩu, nướng…, cuối tháng hết
tiền ăn mì tôm)

- Giá hàng hóa liên quan:

-với hàng hóa bổ sung( xăng và xe máy, điều hòa và điện) giá cả hh này có mqh ngược chiều với cầu hàng hóa kia ( VD tiền
điện tăng sẽ hạn chế bật điều hòa hoặc khi xăng tăng thì ko muốn mua xe máy)

-hàng hóa thay thế( coca và pepsi, trà tranh trà tắc) giá hàng hóa này có mqh cùng chiều với hàng hóa kia (VD: khi coca tăng
giá chúng ta sẽ chuyển sang uống pepsi nhiều hơn)

 Các yếu tố này gây ra sự dịch chuyển của đường cầu

CUNG
1. Khái niệm
-Cung: là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng
thời gian nhất định, ceteris paribus
-Lượng cung: là số lượng hàng hoá (dịch vụ) mà người bán muốn và có khả năng bán tại mức giá xác định trong một thời gian
nhất định
-Cung biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung

- Kí hiệu: (Slide 12 của cô)


2. Biểu cung, đường cung và hàm cung (Slide 13 của cô)
3. Tác động của giá tới lượng cung

( chèn hình 2.6 trong giáo trình )


- Khi giá thịt lợn tăng lên, các hãng cung cấp thịt lợn nhiều hơn
=> Luật cung: Nhà sản xuất sẽ bán nhiều hàng hóa dịch vụ hơn nếu như giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó tăng lên
=>Sự thay đổi giá hàng hóa (thịt lợn) gây ra sự vận động dọc theo đường cung (S1)

4. Cung cá nhân và cung thị trường ( Slide 15 của cô)


5. Các yếu tố tác động đến cung
a. Công nghệ sản xuất : công nghệ tiên tiến giúp làm tăng năng suất, giảm chi phí → nhiều hàng hóa hơn được sản suất ra
b. Số lượng người sản xuất : càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hóa càng nhiều và ngược lại
c. Giá của các yếu tố đầu vào: tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất => ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà các hãng muốn
bán. Vd: Giá yếu tố đầu vào tăng → Chi phí sản xuất tăng → Cung giảm (dịch chuyển về bên trái)
d. Chính sách thuế: cũng tác động trực tiếp tới chi phí sx
=> giảm thuế, tăng cung
Tăng thuế, giảm cung
e. Các kì vọng: Dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến cung trong tương lai

+Kỳ vọng về nhu cầu thị trường


+Kỳ vọng về thay đổi chính sách
=> Các yếu tố này gây ra sự dịch chuyển của đường cung
CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
1.Khái niệm
Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng.
Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hóa, dịch vụ được mua và bán trên thị trường.
Giá cân bằng là mức giá tại đó lượng cung bằng với lượng cầu.
Khi đó, điểm giao nhau giữa đường cung và đường cầu là điểm cân bằng và lượng cung và lượng cầu tại mức giá này là lượng
cân bằng.
Sản lượng cân bằng là lượng hàng hóa trao đổi tại mức giá cân bằng.
-Nếu mức giá thị trường thấp hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất.
 Thiếu hụt  Có sức ép làm tăng mức giá trên thị trường
-Nếu mức giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất.
 Dư thừa  Có sức ép làm giảm mức giá trên thị trường
Chúng ta có thể biểu diễn thị trường ở trạng thái cân bằng trong một đồ thị bằng cách hiển thị giá và lượng kết hợp tại đó
đường cung và đường cầu cắt nhau.

P
S
Nếu cung vượt cầu (P>Po) thì dư thừa hàng
E hóa
Po
oo Nếu cầu vượt cung (P<Po) thì thiếu hụt
hàng hóa
D

Qo Q
oo
Ví dụ: Hãy tưởng tượng rằng những người bán nước ngọt sẵn sàng bán 500 đơn vị nước ngọt ở mức giá 5 đô la/lon. Nếu người
mua sẵn sàng mua 500 đơn vị nước ngọt ở mức giá đó, thị trường này sẽ ở trạng thái cân bằng ở mức giá 5 đô la, và với số
lượng 500 lon.
2. Xác định trạng thái cân bằng
 Xác định trạng thái cân bằng theo đồ thị
(vẽ như hình trên)
 Xác định cân bằng thị trường bằng toán học
P = a - bQD
P = c + dQS
 Giải pt a – bQE = c + dQE để tính QE
Từ đó suy ra PE
 Thị trường xác định cân bằng
Chúng ta có thể quan sát thấy trạng thái cân bằng của thị trường, nó không phải là một khái niệm trừu tượng hay là một khả
năng lý thuyết. Một biểu hiện gián tiếp của trạng thái cân bằng là khi người tiêu dùng có thể mua bất cứ số lượng nào tại mức
giá thị trường.

THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG


1. DỊCH CHUYỂN CẦU
Hình (file scan của Bình)
 Dịch chuyển cầu dẫn đến di chuyển cung

Xét ví dụ: giá thịt bò tăng => người tiêu dùng muốn mua thịt lợn nhiều hơn
 cầu tăng, cung không đổi
Hình (file scan của Bình)
Giá cân bằng ban đầu là 3,3
Với giá này: -lượng cung: 220 tấn
-lượng cầu: 232 tấn
Kết quả dư 12 tấn lượng cầu
Đây là thiếu hụt => phải tăng giá
Sau khi tăng giá lên 3,5 thì cầu giảm và cung tăng
Lúc này lượng cung bằng với lượng cầu bằng 228 tấn
 Ta có trạng thái cân bằng mới với giá và sản lượng cân bằng đều tăng
2. DỊCH CHUYỂN CUNG
Hình (file scan của Bình)
 Dịch chuyển cung dẫn đến di chuyển cầu
Xét ví dụ: giá thức ăn cho lợn tăng lên làm cho việc chăn nuôi lợn trở nên đắt hơn

Hình (file scan của Bình)


Giá thức ăn cho lợn tăng => lợi nhuận giảm => nguồn cung sẽ giảm
Lúc này lượng cầu dư thưa là 15 tấn
Đây là thiếu hụt => phải tăng giá
Khi giá tăng đến 3,55 sẽ đạt được trạng thái cân bằng mới với giá cân bằng tăng và sản lượng cân bằng giảm

3. DỊCH CHUYỂN CẢ ĐƯỜNG CẦU VÀ ĐƯỜNG CUNG


Trong thực tế các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu luôn luôn biến đổi vì vậy cả 2 đường cung cầu đều có thể thay đổi.
Do đó giá cả biến động là đặc trưng của kinh tế thị trường
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CAN THIỆP CHÍNH PHỦ
Chính sách chính phủ

Chính sách thuế và trợ cấp Chính sách kiểm soát giá
Giá trần Giá sàn

(Vẽ lại như slide 24 của cô)


1.CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT GIÁ

- Giá trần
+ Là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định
+ Bảo hộ người tiêu dùng
+ Gây ra hiện tượng thiếu hụt
- Giá sàn
+ Là mức giá thấp nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn dịnh
+ Bảo hộ người sản xuất
+ Gây ra hiện tượng dư thừa
2.CHÍNH SÁCH THUẾ

Hình (file scan của Bình)


- Thuế: t= 0,5
- Người tiêu dùng phải chịu ..P= Pcân bằng sau thuế - Pcân bằng trước thuế = 3,3 - 3,0 = 0,3
- Doanh nghiệp chịu: t - ..P = 0,5 – 0,3 = 0,2

3.CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP


Hình (file scan của Bình)
- Trợ cấp = a
- Người tiêu dùng hưởng: ..P= PE’ – PE
- Người sản xuất hưởng: a - ..P

You might also like