You are on page 1of 10

MÔ HÌNH TMQT Chuẩn (Standard model)

Chúng ta đã nghiên cứu 3 mô hình Ricardo (2 x 1 x 2 – hai hàng hóa x một yếu tố sản
xuất [L] x hai quốc gia), Samuelson – Jones (2 x 3 x 2 – hai hàng hóa x ba yếu tố sản
xuất [một yếu tố linh hoạt L và hai yếu tố chuyên biệt K, T] x hai quốc gia) và Heckscher
– Ohlin (2 x 2 x 2 – hai hàng hóa x 2 yếu tố sản xuất linh hoạt [L, K] x hai quốc gia) để
giải thích lý do vì sao các quốc gia trao đổi mậu dịch hàng hoá và dịch vụ với nhau. Tuy
nhiên, trước một vấn đề TMQT trong thực tế, chúng ta, chuyên gia kinh tế, sẽ muốn
vận dụng kết hợp các mô hình lại với nhau để phân tích hoặc kiến giải nguyên nhân và
giải pháp.

Trong hai thập niên gần đây thế giới chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt trội của một
số quốc gia công nghiệp mới (new industrial economies như Hàn Quốc hay Trung Quốc
gần đây). Để lý giải động lực tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá do tăng trưởng về năng
suất lao động của các quốc gia này ta có thể vận dụng mô hình Ricardo; hay để giải
thích sự thay đổi về phân phối thu nhập do ảnh hưởng từ TMQT của nền kinh tế lớn
nhất thế giới, USA, ta có thể áp dụng mô hình S-J hoặc H-O để phân tích tác động
ngắn hạn và dài hạn của TMQT.

Mặc dù ba mô hình đã thảo luận có những chi tiết khác biệt nhưng tất cả cùng chia sẻ
những đặc điểm sau:

- Năng lực sản xuất của quốc gia có thể được tóm lược bằng đường giới hạn khả
năng sản xuất (PPF), và sự khác nhau về năng lực sản xuất dẫn đến TMQT;
- Khả năng sản xuất quyết định phân công sản xuất cung ứng (tương đối) hàng
hoá (Tỷ lệ cung hàng hóa tương đối – ví dụ Qcloth/Qfood đã được thảo luận ở các
chương trước);
- Cân bằng của nền kinh tế toàn cầu được xác định bởi hàm cầu toàn cầu tương
đối (RDw: ví dụ Dcloth/Dfood) và hàm cung toàn cầu tương đối (RS: ví dụ Qwc/Qwf)
biến thiên trong khả năng cung ứng tương đối hàng hoá của các quốc gia.

Bởi vì các đặc tính chung đó mà ba mô hình Ricardo, S-J và H-O được xem là các
trường hợp riêng của một mô hình TMQT tổng quát hơn.
Mô hình chuẩn (Standard) TMQT

Mô hình chuẩn TMQT được xây dựng dựa trên bốn mối quan hệ quan trọng:

(i) mối quan hệ giữa đường PPF (production possibility frontier hay đường
giới hạn khả năng sản xuất) và RS (relative supply hay đường cung hàng
hoá tương đối);
(ii) mối quan hệ giữa giá tương đối (ví dụ: Pc/Pf) và nhu cầu tương đối (RD);
(iii) việc xác định điểm cân bằng toàn cầu về cung ứng và nhu cầu hàng hoá
tương đối (RD và RS);
(iv) ảnh hưởng của terms of trade (tạm dịch: tỷ lệ trao đổi/tỷ lệ thương mại/tỷ
lệ mậu dịch/điều kiện thương mại = Phàng hóa xuất khẩu/Phàng hóa nhập khẩu) đến
phúc lợi quốc gia. Sau đây chúng ta lần lượt xem xét từng mối quan hệ.
PPF và RS

Giả sử mỗi quốc gia có khả năng sản xuất hai loại hàng hoá Cloth (C) và Food (F)
được minh hoạ như đường cong PPF là đường TT. Tương tự như trong các mô hình
trước, mỗi điểm trên đường PPF được xác định bởi giá tương đối giữa Cloth và Food,
𝑃𝐶
. Gọi 𝑄𝐶 và 𝑄𝐹 là sản lượng của nền kinh tế thì giá trị tổng sản lượng là:
𝑃𝐹
𝑉 = 𝑃𝐶 𝑄𝐶 + 𝑃𝐹 𝑄𝐹

Hay

𝑉 𝑃𝐶
𝑄𝐹 = − 𝑄
𝑃𝐹 𝑃𝐹 𝐶
𝑃
Đường tuyến tính 𝑄𝐹 = 𝑓(𝑄𝐶 ) có hệ số góc − 𝑃𝐶 được gọi là đường đẳng trị (Isovalue
𝐹

lines: hàm ý rằng tất cả các điểm trên đường này cho tổng giá trị V như nhau nên gọi là
đường đẳng trị). Tập hợp các đường 𝑄𝐹 = 𝑓(𝑄𝐶 ) có cùng hệ số góc song song nhau,
tại tiếp điểm Q thì đường 𝑄𝐹 = 𝑓(𝑄𝐶 ) tiếp tuyến với đường TT (là đường PPF) xác định
sản lượng Cloth và Food mà nền kinh tế sản xuất (bởi vì tại đó các nhà sản xuất sẽ đạt
được mức V tối ưu nhất có thể).
𝑃 𝑃
Từ hình trên ta thấy ngay rằng nếu 𝑃𝐶 ↑ thì đường đẳng trị trở nên dốc hơn (vì 𝑃𝐶 tăng
𝐹 𝐹

có nghĩa là góc tiếp tuyến giữa đường đẳng trị và đường PPF có giá trị cao hơn – chú ý
𝑃
rằng giá trị 𝑃𝐶 bằng hàm tang của góc tiếp tuyến hay chính bằng MPLf/MPFc: có thể
𝐹

xem lại mô hình S-J vấn đề này), tiếp điểm Q sẽ di chuyển về phía đông-nam (dưới
𝑃𝐶
phải) ⇒ sản lượng 𝑄𝐶 𝑡ă𝑛𝑔 trong khi 𝑄𝐹 giảm (có thể dễ dàng hình dung rằng khi
𝑃𝐹

tăng tức là giá trị của Cloth cao hơn tương đối so với giá trị của Food, nhà sản xuất sẽ
tập trung sản xuất Cloth nhiều hơn khi đó lao động và vốn có thể dịch chuyển từ lĩnh
vực Food sang Cloth làm giảm sản lượng của Food).
𝑃
Ngược lại, 𝑃𝐶 ↓ ⇒ sản lượng 𝑄𝐹 𝑡ă𝑛𝑔 trong khi 𝑄𝐶 giảm.
𝐹
Relative Prices and Demand

Để giải thích mối quan hệ giữa giá tương đối và cung ứng tương đối giữa 2 loại hàng
hoá chúng ta cần phân biệt sản lượng sản xuất (𝑄𝐶 và 𝑄𝐹 ) và sản lượng tiêu dùng (𝐷𝐶
và 𝐷𝐹 ). Dĩ nhiên, ở trạng thái cân bằng của nền kinh tế trong điều kiện KHÔNG có
TMQT thì:

𝑉 = 𝑃𝐶 𝑄𝐶 + 𝑃𝐹 𝑄𝐹 = 𝑃𝐶 𝐷𝐶 + 𝑃𝐹 𝐷𝐹

Từ mối quan hệ này ta rút ra nhận định sản xuất và tiêu dùng phải nằm trên cùng
đường đẳng trị.

Sự phân biệt giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hoá dẫn đến cần thiết xác định rổ hàng
hoá tiêu dùng mang tính đại diện của hộ gia đình của mỗi quốc gia. Đó là khẩu vị hay
sở thích tiêu dùng được mô tả bằng các đường bàng quan (indifference curve – đường
này có ý nghĩa rằng trên cùng đường bàng quan thì số lượng hàng hóa tiêu dùng của
hai sản phẩm có thể đánh đổi cho nhau nhưng vẫn cho ra một mức độ thỏa dụng
(utility); khi đường bàng quan dịch chuyển sang trái/phải thì mức độ thỏa dụng
giảm/tăng).1 Trong kinh tế học vĩ mô, tổng giá trị hàng hoá tiêu dùng của tất cả hộ gia
đình trong nền kinh tế bằng tổng giá trị cung ứng, tức là đường bàng quan phải tiếp xúc
(tiếp tuyến) với đường đẳng trị.

Nếu nền kinh tế là tự cung tự cấp (autarky) thì hộ gia đình chỉ có thể tiêu dùng trong
giới hạn sản xuất của nền kinh tế, đó là tại tiếp điểm Q. Tuy nhiên, nếu có trao đổi mậu
dịch thì hộ gia đình có thể đạt được lợi ích cao hơn tại điểm D bên ngoài đường TT
nhưng vẫn nằm trên đường đẳng trị. Và để thoả mãn nhu cầu tại điểm D, nền kinh tế tại
điểm Q cần xuất khẩu Cloth và nhập khẩu Food.

𝑃
Bây giờ cần xem xét chuyện gì xảy ra nếu 𝑃𝐶 thay đổi, khẩu vị hay sở thích tiêu dùng có
𝐹

thay đổi và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu hàng hoá (Cloth và Food).
Lưu ý rằng khi giá thay đổi thì độ dốc đường đẳng trị cũng thay đổi, khi đó đường đẳng
trị mới sẽ tiếp tuyến với đường bàng quan khác ở vị trí thấp hơn hoặc cao hơn đường
bàng quan cũ.

1Đường bàng quan có 3 tính chất (thuộc tính): (i) độ dốc âm, (ii) vị trí càng cao sang bên phải thể hiện
phúc lợi hay lợi ích càng cao và (iii) phẳng hơn khi di chuyển sang bên phải. Xem thêm các bài đọc về
đường bàng quan trên LMS.
Trong hình minh hoạ, đồ hoạ (a), trên Q1 là tiếp điểm ban đầu giữa đường đẳng trị VV1
𝑃𝐶
và đường TT (nhắc lại TT là đường giới hạn khả năng sản xuất) ở mức giá , xác định
𝑃𝐹
𝑃
sản lượng sản xuất (𝑄𝐶 , 𝑄𝐹 )1. Và D1 là điểm xác định nhu cầu tiêu dùng ở mức giá (𝑃𝐶 )1.
𝐹

𝑃
VV2 là đường đẳng trị mới khi 𝑃𝐶 tăng và Q2 là tiếp điểm mới giữa VV2 và TT xác định
𝐹

sản lượng sản xuất mới (𝑄𝐶 , 𝑄𝐹 )2. Tương tự, D2 là điểm xác định nhu cầu tiêu dùng ở
𝑃
mức giá (𝑃𝐶 )2.
𝐹

𝑃 𝑃
Khi giá thay đổi từ (𝑃𝐶 )1 → (𝑃𝐶 )2 thì Q1 → Q2 dẫn đến D1 → D2. Sự dịch chuyển từ D1 đến
𝐹 𝐹

D2 phản ánh 2 hiệu ứng đồng thời xảy ra. Một là hiệu ứng thu nhập (income effect) thể
hiện qua phúc lợi xã hội tăng lên; hai là, hiệu ứng thay thế (subtitution effect) thể hiện
qua nền kinh tế tiêu dùng Cloth ít hơn (do đắt hơn) và nhiều Food hơn.

Trên đồ hoạ (b) tình huống được mô tả là với nền kinh tế tự cung tự cấp thì 2 đường
cung cầu RS – RD giao nhau tại điểm 3. Nếu có TMQT thì nhu cầu tiêu dùng được xác
định ở điểm 1’ và cung hàng hoá trong nước xác định ở điểm 1 ở mức giá tương đối
𝑃 𝑄
(𝑃𝐶 )1. Khi giá Cloth tăng so với Food thì nhu cầu 𝑄𝐶 dịch chuyển từ điểm 1’ về điểm 2’
𝐹 𝐹

𝑄
phản ánh tiêu dùng Cloth ít hơn do giá tăng khi so sánh với Food, và cung 𝑄𝐶 dịch
𝐹

chuyển từ điểm 1 về điểm 2 phản ánh cung tăng → xuất khẩu Cloth nhiều hơn.

Ảnh hưởng đến phúc lợi khi terms of trade thay đổi

Từ phân tích ảnh hưởng của thay đổi giá tương đối đến tiêu dùng và phúc lợi bên trên
𝑃
ta có thể nhận xét rằng: khi giá 𝑃𝐶 tăng thì quốc gia mà ban đầu xuất khẩu Cloth sẽ có
𝐹

𝑃
thêm lợi ích (thể hiện qua sự dịch chuyển từ D1 sang D2); ngược lại, nếu 𝑃𝐶 giảm thì
𝐹

quốc gia đó sẽ bị thiệt (chẳng hạn sẽ dịch chuyển ngược lại từ D2 về D1). Nếu quốc gia
ban đầu xuất khẩu Food thì tác động là ngược lại.

Nếu ta định nghĩa term of trade là tỉ số giữa giá xuất khẩu ban đầu hàng hoá và giá
nhập khẩu ban đầu của một loại hàng hóa thì phát biểu mang tính tổng quát là:

Terms of trade tăng làm tăng phúc lợi của quốc gia và ngược lại.

Tuy nhiên cần lưu ý là khi terms of trade giảm làm giảm phúc lợi nhưng không giảm về
mức thấp hơn mức phúc lợi của nền kinh tế trong điều kiện tự cung tự cấp (autarky).
Xác định giá tương đối trong TMQT
Tương tự như 3 mô hình trước khi có sự xuất hiện quốc gia Foreign cùng sản xuất hai
loại hàng hoá Cloth và Food ở mức giá lần lượt là 𝑃𝐶∗ và 𝑃𝐹∗ . Để thuận tiện trong phân
tích ta giả định Home ban đầu xuất khẩu Cloth trong khi Foreign ban đầu xuất khẩu
𝑃 𝑃𝐹∗
Food. Vì thế terms of trade của Home và Foreign lần lượt là 𝑃𝐶 và .
𝐹 𝑃𝐶∗

Giả sử hộ gia đình ở Home và Foreign có chung sở thích tiêu dùng thì khi hai nước mở
cửa để trao đổi mậu dịch thì giá trong nước sẽ hội tụ về giá thế giới. Tại điểm cân bằng
(Điểm 1 trên hình minh hoạ) đường cầu RD cắt đường cung RSworld xác lập mức giá thế
𝑃
giới là ( 𝐶 )1.
𝑃𝐹

Giải thích ảnh hưởng của TMQT đến lợi ích (phúc lợi) xã hội được tiến hành tương tự
𝑃
như ở phần trên khi 𝑃𝐶 ↑↓. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi có TMQT đường đẳng trị luôn
𝐹

tiếp xúc với đường bàng quan ở điểm nằm bên ngoài đường PPF phản ánh lợi ích xã
hội nói chung là lớn hơn so với tình huống tự cung tự cấp nhưng lợi ích tăng thêm này
cũng sẽ không phân phối đều đến mọi đối tượng trong nền kinh tế như được giải thích
ở mô hình S-J và H-O.
Tăng trưởng kinh tế: sự dịch chuyển của đường cung (RS curve)

Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến thương mại toàn cầu và lợi ích quốc gia là một
vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm và tranh cãi trong nhiều năm qua. Tranh cãi xoay
quanh 2 câu hỏi:

(i) tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khác ảnh hưởng tốt hay xấu đến lợi
ích kinh tế trong nước?; và
(ii) có không tăng trưởng kinh tế ít nhiều trở nên mất ý nghĩa khi các quốc gia
đều là một phần của một nền kinh tế thế giới hội nhập chặt chẽ?

Để đánh giá ảnh hưởng tăng tưởng kinh tế ở một quốc gia đến quốc gia khác, chúng ta
đánh giá cả hai khía cạnh. Một mặt là tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhìn chung có ảnh
hưởng tích cực đến kinh tế của các quốc gia vì tổng cầu tăng dẫn đến thị trường xuất
khẩu mở rộng đi kèm với giá nhập khẩu giảm. Mặt khác tăng trưởng kinh tế ở quốc gia
khác có thể thúc đẩy cạnh tranh quốc tế đối với doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất
trong nước.
Để minh hoạ có thể xem tăng trưởng kinh tế ở Home làm tăng năng lực sản xuất Cloth
và Food, đó là đường PPF dịch chuyển sang bên phải. Mở rộng khả năng sản xuất giúp
Home có thể xuất khẩu được nhiều Cloth hơn nhưng với mức giá thấp hơn, vì thế một
phần lợi ích của tăng trưởng kinh tế được chuyển sang quốc gia đối tác thương mại.
Tăng trưởng và đường giới hạn khả năng sản xuất

Tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với đường PPF dịch chuyển sang phải. Tăng trưởng có
thể là kết quả của việc sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn hoặc tăng thêm cung nguồn
lực kinh tế.

Ảnh hưởng đến TMQT của tăng trưởng kinh tế nói chung có thể là do tăng trưởng lệch
như minh hoạ ở hình trên. Tăng trưởng bị lệch có thể do hai lý do chính:

1) Tiến bộ công nghệ cải thiện hiệu suất lao động trong một lĩnh vực sản xuất nào
đó định hướng nền kinh tế (ví dụ như Korea có tăng trưởng năng suất rất mạnh
trong lĩnh vực điện – điện tử), như mô hình Ricardo dự đoán, mở rộng năng lực
sản xuất trong lĩnh vực đó.
2) Mô hình H-O dự đoán tăng cung một yếu tố sản xuất làm cho nền kinh tế mở
rộng lệch sang hướng thâm dụng yếu tố sản xuất đó. Tương tự, TMQT làm
thay đổi giá tương đối làm cho các đối tác thương mại sẽ tăng trưởng lệch sang
sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Cung tương đối toàn cầu và Terms of trade

Tăng trưởng theo hướng mở rộng sản xuất hàng hoá xuất khẩu gọi là tăng trưởng thiên
về xuất khẩu (export-biased growth), ngược lại tăng trưởng thiên về nhập khẩu (import-
biased growth) là mở rộng sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

Nếu quốc gia Home tăng trưởng thiên về sản xuất hàng hoá xuất khẩu Cloth thì Home
mở rộng năng lực (cung) Cloth ở bất kỳ mức giá thế giới nào vì thế: (i) ở trong nước thì
Home sản xuất sản lượng Cloth vượt trội so với sản lượng Food, trong khi (ii) việc tăng
xuất khẩu Cloth làm tăng cung (đường RSworld dịch chuyển sang bên phải) dẫn đến giá
thế giới giảm và kết quả là Terms of trade của Home giảm nhưng Terms of trade của
Foreign tăng.

Kết luận cơ bản về terms of trade như sau: tăng trưởng lệch sang lĩnh vực xuất khẩu sẽ
làm suy yếu terms of trade của quốc gia tăng trưởng nhưng mang lại lợi ích cho phần
còn lại của thế giới; ngược lại tăng trưởng lệch sang lĩnh vực sản xuất hàng nhập khẩu
sẽ làm tăng terms of trade của quốc gia tăng trưởng với chi phí của phần còn lại của
thế giới.

Hàm ý từ kết luận trên như sau về ảnh hưởng quốc tế của tăng trưởng: nếu phần còn
lại của thế giới tăng trưởng thiên về xuất khẩu sẽ tốt cho Home vì nó giúp cải thiện
terms of trade của Home, nhưng nếu phần còn lại của thế giới tăng trưởng lệch sang
sản xuất hàng nhập khẩu sẽ làm xấu đi terms of trade của Home.

You might also like