You are on page 1of 7

1.

Phân tích bản chất của giá trị hàng hóa 


1.1. Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi mua bán.
Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nhằm trao đổi, mua bán
trên thị trường. Hàng hóa có thể sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
1.2. Bản chất giá trị hàng hóa
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa. 
Muốn tìm hiểu sâu hơn phạm trù giá trị, phải xuất phát từ phạm trù giá trị trao
đổi vì giá trị của hàng hóa được thể hiện thông qua giá trị trao đổi. Các Mác viết: “ Giá
trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó
những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”. Giá
trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị; còn giá trị là cơ sở, là nội dung
bên trong của giá trị trao đổi.  
Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc 
Khi hai hàng hóa khác biệt nhau hoàn toàn, để có thể trao đổi chúng được với
nhau thì giữa chúng chắc chắn phải có cơ sở chung nào đó. Do giá trị sử dụng của các
hàng hóa là khác nhau nên chúng ta không thể đo lường các hàng hóa bằng cách lấy
giá trị sử dụng của chúng. Trong khi trao đổi, chỉ có duy nhất một thuộc tính chung
giữa các hàng hóa khác nhau làm cho chúng có thể so sánh được với nhau: các hàng
hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm của lao động là do lao động xã hội hao
phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu
trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Thực chất, ta có thể hiểu rằng khi các chủ
thể thực hiện trao đổi hàng hóa với nhau, tức là đang trao đổi lao động chứa đựng
trong hàng hóa. Trong ví dụ trên, giả sử mất 5 giờ để người thợ dệt làm ra được 1 m
vải, thì người nông dân làm ra 10 kg thóc cũng mất thời gian tương tự là 5 giờ. Trao
đổi 1 m vải lấy 10 kg thóc chính là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1 m vải với 5
giờ lao động sản xuất ra 10 kg thóc. Như thế, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở
chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa. 
Vì vậy, bản chất của giá trị là lao động, giữa hàng hóa và sự lao động sản xuất
thể hiện tỷ lệ thuận khi mà hàng hóa nào không có lao động của người sản xuất kết
tinh trong đó thì nó không có giá trị, hàng hóa nào lao động hao phí để sản xuất ra
chúng càng nhiều thì giá trị càng cao. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế
giữa người sản xuất hàng hóa, là một phạm trù mang tính lịch sử, gắn liền với nền sản
xuất hàng hóa. 
2. Trình bày nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa. 
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, quy
định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất
hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác
dụng của quy luật giá trị. 

1
Về nội dung của quy luật: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành dựa
trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết (giá trị xã hội). 
Về yêu cầu của quy luật giá trị: 
- Đối với sản xuất: theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao
phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và
lao động sống) nhằm: phải sản xuất ra hàng hóa với giá trị cá biệt bằng hoặc thấp hơn
giá trị xã hội tức là đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, hay cũng là giá cả thị trường
của hàng hóa. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người
sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với
mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. 
- Đối với lưu thông: trong trao đổi phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy
giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt; nghĩa là phải đảm bảo bù đắp
được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian lao
động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có lãi để
tái sản xuất mở rộng. 
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: 
 Cung - cầu 
 Sức mua của đồng tiền 
 Cạnh tranh 
Vì vậy, đối với một hàng hóa, giá cả hàng hóa trên thị trường phải tách rời với
giá trị và bao giờ cũng lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó, đó chính là cơ chế
hoạt động của quy luật giá trị. Còn đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá
trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo
ra trong quá trình sản xuất. Cho nên, thông qua sự vận động của giá cả thị trường
chúng ta sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị vì giá trị là cơ sở của giá cả,
còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên giá cả phụ thuộc vào giá trị. Những
người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường. 
3. Bạn hãy cho biết sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng
hóa được thực hiện như thế nào? 
Trong sản xuất hàng hóa , quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau: 
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. 
Trong sản xuất, thông qua giá cả thị trường, người sản xuất sẽ biết được nên đầu
tư vào ngành nào, sản xuất sản phẩm gì để thu lợi nhuận cao, từ đó chuyển hướng sang
sản xuất từ ngành lợi nhuận thấp sang ngành lợi nhuận cao.
 Vận dụng:
- Trước đây, có một khoảng thời gian giá thịt heo tăng lên cao. Để nuôi heo lấy
thịt theo số lượng lớn, nhiều bà con nông dân đã đầu tư mạnh vào chuồng trại, tạo điều
kiện để thịt heo đạt được chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, sau một thời gian, giá thịt heo
lại hạ thấp xuống, trong khi đó, giá vịt lại đang có xu hướng tăng lên khiến bà con lâm
vào cảnh khốn đốn khi phải tìm cách tiêu thụ lượng thịt heo. Dẫn đến, nhiều người từ
bỏ nghề nuôi heo và chuyển dần sang một nghề mới đó là nuôi vịt để có thể đáp ứng
nhu cầu thay đổi không ngừng của thị trường. 
2
- Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, mỗi doanh nghiệp chính là
những người sản xuất hàng hóa đang cạnh tranh gay gắt với nhau, để chiến thắng đối
thủ cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường, bắt buộc họ phải tính đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận, chi phí… Các
doanh nghiệp phải tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa sản xuất, tiết
kiệm chi phí vật chất, tăng năng suất lao động… để có lợi nhuận. Để đạt được mục
tiêu đó, bản thân doanh nghiệp phải nắm vững và vận dụng tốt quy luật giá trị trong
hạch toán kinh tế. Có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trong suốt thời gian
qua, điều đó chứng minh được rằng các doanh nghiệp đã vận dụng khá tốt quy luật giá
trị vào hạch toán kinh tế. Còn đối với các doanh nghiệp Nhà nước, để tăng hiệu quả
sản xuất kinh doanh, Nhà nước ta đã quyết định cổ phần hóa phần lớn các doanh
nghiệp Nhà nước, và chỉ giữ lại một số ngành mang tính chất an ninh quốc gia. Các
doanh nghiệp rồi sẽ dần chuyển thành các công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu và
mỗi cổ đông vì lợi ích của mình sẽ đầu tư vào sản xuất, hạch toán kinh tế sao cho lợi
nhuận càng nhiều càng tốt. 
Trong lưu thông, điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua mệnh
lệnh của giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu
hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa
thông suốt.  
 Vận dụng:
- Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập
về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ
hơn. Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán
cho người dân nông thôn. 
- Người bán hàng đang đang kinh doanh sản phẩm quạt máy, nhưng theo nhu cầu
của người tiêu dùng cũng như thị trường trong khoảng thời gian mùa hè nóng bức,
quạt máy bán quá chậm, giá lại thấp mà máy lạnh lại được ưa chuộng, bán nhanh hơn,
giá cao hơn. Để hàng không bị tồn kho cũng như cắt được khoảng lỗ vốn và thu được
lợi nhuận, vận dụng các tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị, người bán
quạt máy tìm cách chuyển đổi từ kinh doanh mặt hàng quạt máy sang kinh doanh mặt
hàng máy lạnh một cách thích ứng với nhu cầu thị trường. 
- Trong chế độ kinh tế thị trường, để quyết định tổng khối lượng và cơ cấu hàng
tiêu dùng do kế hoach lưu chuyển hàng hóa phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, mức tăng thu nhập quốc dân, và thu nhập bằng tiền của nhân dân, nhu
cầu về hàng tiêu dùng trong điều kiện sức mua không đổi, nếu giá cả một loại hàng
nào đó tăng lên thì lượng tiêu thụ sẽ giảm xuống và ngược lại. Nhà nước có thể quy
định giá cả cao hay thấp gây ra ảnh hưởng đối với khối lượng tiêu thụ một số loại hàng
nào đó nhằm làm cho nhu cầu và mức tăng của sản xuất về một số hàng tiêu d ùng có
sự ăn khớp với kế hoạch lưu chuyển hàng hóa của Nhà nước. 
- Giá cả của sản phẩm công nghiệp nặng lại đặt thấp hơn giá trị để khuyến khích
sự đầu tư phát triển, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này ở
nước ta không phải bao giờ cũng phát huy tác dụng tích cực, nhiều khi những chính
sách này lại làm cho giá cả bất ổn, tạo điều kiện cho hàng hóa nước ngoài tràn vào
nước ta do giá cả hợp lý hơn. 

3
Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến
động kinh tế mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa.
 Vận dụng:
Sự vận dụng quy luật giá trị trong sự hình thành cơ chế thị trường ở Việt Nam:
- Giai đoạn trước đổi mới (trước năm 1986): Chính sách điều chỉnh giá của
Chính phủ đã phủ nhận vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế.
Thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tất cả giá cả các mặt hàng đều do
Chính phủ kiểm soát. Sau năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang sản xuất hàng
hóa thì giá cả là do thị trường quyết định. Nhà nước ta cũng xác định, thời kỳ này giá
cả phải vận dụng tổng hợp các quy luật, trong đó quy luật giá trị có tác động trực tiếp.
Giá cả phải do giá trị quyết định. Tuy nhiên, trên thực tế giá cả hàng hóa chịu tác động
của nhiều yếu tố như cung - cầu, cạnh tranh, sức mua đồng tiền, giá các mặt hàng liên
quan... không thể giữ giá theo ý muốn chủ quan của Nhà nước. 
Dẫn đến nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của nước ta ngày càng lộ rõ sự không
phù hợp, bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế và kìm hãm sự phát triển của kinh tế đất nước.
Vì vậy, cơ chế quản lý nền kinh tế phải được đổi mới và vô cùng bức thiết đối với
Đảng và Nhà nước.
- Giai đoạn sau đổi mới (1986 đến nay):
Sự phê phán quan điểm “kinh tế phi thị trường” mang ý nghĩa rất quan trọng
trong việc thay đổi, đổi mới tư duy, đồng thời đổi mới cả quan điểm về chính sách giá
cả. Tại Đại hội Đảng lần VI Nhà nước đã quyết định bước vào công cuộc đổi mới.
 Thực hiện sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng
XHCN.
 Thực hiện cơ cấu kinh tế mở, mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh
tế đối ngoại.
 Tiến hành việc bố trí lại cơ cấu kinh tế đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý nền
kinh tế.
 Giá cả thị trường trong nước ít nhiều đã chịu ảnh hưởng từ sự biến động của giá
cả trên thị trường thế giới như việc tăng giá xăng dầu, tăng giá vàng.
 Giá cả của các loại hàng hóa về cơ bản là do thị trường quyết định, Nhà nước
chỉ can thiệp để bình ổn giá của một số loại hàng hóa đóng vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế như xăng, dầu, gạo,...
 Những kế hoạch phát triển toàn bộ nền kinh tế được đề ra mang tính định
hướng
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động. 
Để có giá trị cá biệt hàng hóa nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Người sản xuất
phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện
tiết kiệm,... Kết quả năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm
xuống. Quy luật giá trị có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hóa nhiều, nhanh, tốt, rẻ
hơn.
 Vận dụng:
4
- Quy luật nhất định giữ cho giá cả hàng hóa ngang bằng với chi phí sản xuất của
chính hàng hóa đó, trong giới hạn của những biến động chu kỳ của thương mại luôn
sản xuất ra con đường cũ và luôn buộc phải làm cho sức sản xuất của lao động khẩn
trương hơn. Trong thực tiễn, chúng ta đã cải tiến không ngừng trong các khâu thực
hiện:
 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
 Đào tạo nguồn nhân lực
 Huy động nguồn vốn và sử dụng chúng hiệu quả
- Trên một con đường có rất nhiều quán cà phê khác nhau được mở ra. Để cạnh
tranh được với các quán khác, chủ cửa hàng phải đầu tư vào các khâu như vệ sinh an
toàn thực phẩm, không gian quán, chất lượng đồ uống, các yếu tố độc đáo mới lạ,
những điểm khác biệt so với các quán khác… để thu hút khách đến quán của mình. Ví
dụ: Cà phê vật nuôi, cà phê ô tô mô hình, cà phê cá koi…
Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo
một cách tự nhiên.
Trong cạnh tranh, người sản xuất nào nhạy bén với thị trường, có hao phí cá biệt
thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ có thu nhập cao, trở nên giàu có. Ngược lại,
nếu giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội, dẫn đến thua lỗ, phá sản.
 Vận dụng:
- Sự đầu tư khác nhau giữa tổng công ty dịch vụ viễn thông Viettel và tập đoàn
VNPT. Ở một số lĩnh vực, cụ thể là thông tin di động, Viettel đi xa hơn VNPT khi đầu
tư ra nước ngoài như Lào, Campuchia, và đã bắt đầu có nguồn thu.Viettel không
ngừng mở rộng các hoạt động của mình tại các quốc gia ở khắp các khu vực trên thế
giới, trong khi đó VNPT chỉ chú trọng thị trường trong nước.
Về giải pháp: Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận dụng quy
luật giá trị vào xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
Mặc dù quy luật giá trị tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế, nhưng nhờ nắm
vững tác dụng chủ đạo của các quy luật kinh tế, Nhà nước đã nâng cao dần trình độ
công tác, kế hoạch hóa kinh tế. 
 Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trung tâm.
 Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
 Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tăng cường vai trò
quản lý kinh tế của nhà nước.
 Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội
lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
 Hoàn thiện môi trường pháp lý và thể chế.
 Tiếp tục đổi mới các chính sách vĩ mô, tạo điều kiện cho đồng bào vùng nghèo
phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập (chính sách đất đai, chính sách đầu tư,
chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ).
 Tập trung sức mạnh toàn xã hội giải quyết vấn đề xóa đói hộ cực nghèo
5
 Hoàn thiện các chính sách phân phối và phân phối lại nhằm hạn chế sự phân
hóa giàu nghèo.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(A) Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Bộ Giáo dục và
Đào tạo TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
(B) Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học – không chuyên ngành lý
luận chính trị), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, năm 2019.
(C) Nhật Minh, Phân tích tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế Việt Nam
và nêu giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của nó, 11/11/2014. Truy cập tại:
https://prezi.com/mnd7r9j9uce-/1noi-dung-va-yeu-cau-cua-quy-luat-gia-tri/
(D) Nguyễn Thị Thanh Định, Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,
03/01/2020. Truy cập tại:
https://www.laocai.gov.vn/1299/31180/65530/424080/chuyen-de/chuyen-de-hoc-ky-1-
nam-hoc-2019-2020
(E) Nguyễn Thị Huyền, Vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam hiện nay, 11/09/2021.
Truy cập tại:

https://luathoangphi.vn/van-dung-quy-luat-gia-tri-o-viet-nam-hien-nay/

(F) Thực trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và
những giải pháp đề ra nhằm vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế Việt Nam,
4/10/2014. Truy cập tại:

https://www.slideshare.net/VcoiVit/thc-trng-vn-dng-quy-lut-gi-tr-vo-nn-kinh-t-nc-ta-
thi-gian-qua-v-nhng-gii-php-ra-nhm-vn-dng-quy-lut-gi-tr-vo-nn-kinh-t-vit-nam

(G) ThS.Trần Thị Hướng, Lý luận quy luật giá trị của C.Mác và sự vận dụng quy luật
giá trị vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
18/12/2018. Truy cập tại:
http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-ly-luan-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh/
ly-luan-quy-luat-gia-tri-cua-c.mac-va-su-van-dung-quy-luat-gia-tri-vao-phat-trien-
kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam.html
(H) Nguyễn Văn Dương, Hàng hóa là gì? Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì?,
2/4/2022. Truy cập tại:
https://luatduonggia.vn/hang-hoa-la-gi-cac-thuoc-tinh-co-ban-cua-hang-hoa-la-gi/
#:~:text=Khi%20hai%20h%C3%A0ng%20h%C3%B3a%20kh%C3%A1c,%E1%BB
%9F%20c%E1%BA%A3%20hai%20h%C3%A0ng%20h%C3%B3a.

You might also like