You are on page 1of 13

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRUNG TÂM KỸ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH DỰ ÁN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT NẤM BÀO NGƯ TRÊN


ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ, tháng 04 năm 2009

/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 0
15229479609258/afx1522947960.doc
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

I. Thông tin chung về dự án

Tên dự án : 2. Mã số

Xây dựng mô hình sản xuất nấm bào ngư trên địa
bàn thành phố Cần Thơ

3.Thời gian thực hiện: 18 tháng 4. Cấp quản lý:

Từ tháng 06 /2009 đến tháng 12/2010 Sở Khoa Học và


Công Nghệ Tp. Cần
Thơ

Kinh phí: Tổng số: 387.894.000 đồng Trong đó

- Từ Ngân sách SNKH: 219.326.000 đồng

- Từ nguồn khác: 168.568.000 đồng

6. Thuộc chương trình

/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 1
15229479609258/afx1522947960.doc
7. Chủ nhiệm dự án

Nguyễn Thị Tố Uyên

Học vị: Thạc sĩ

Chức danh khoa học:

Điện thoại : 0710.830353 (CQ)/ 0710.838680 (NR) Fax: 071.833976

Mobile: 0918.782789

Email: touyenct80@yahoo.com.vn

Địa chỉ cơ quan: 45 đường 3 tháng 2, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Địa chỉ nhà riêng: 139 Tầm Vu, Quận Ninh Kiều , TP.Cần Thơ

8. Cơ quan chủ trì dự án:

Trung Tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ Cần Thơ

Điện thoại: 0710.3830353 Fax: 071.833976

Địa chỉ: 45 đường 3 tháng 2, quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ


II.Đặt vấn đề:
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm
năm nay, nấm là một trong những sản phẩm nông nghiệp được đánh giá cao trên
thế giới. Ở nhiều nước, sản xuất và chế biến nấm đã phát triển thành một nghề
có trình độ cao theo phương thức công nghiệp (Phạm Văn Sáng, 2008). Nấm đã
được xếp vào một giới riêng có nhiều loài rất đa dạng với nhiều hình dáng màu
sắc và chủng loại. Cho đến nay việc nghiên cứu cũng như tuyển chọn các loại
nấm ăn, nấm dược liệu trong và ngoài nước đã đạt những thành tựu đáng kể.

Nấm ăn nói chung và nấm bào ngư (pleurotus sp.) nói riêng được xem là
thực phẩm có nhiều đặc tính rất quí, hương vị thơm ngon, gía trị dinh dưỡng
cao, có chứa các acid amin thiết yếu, giàu chất khoáng, vitamin và các nguyên tố
vi lượng. Nấm còn có hàm lượng polysaccarit, hydratcacbon và một số hoạt tính
sinh học mà nhiều loại thực phẩm khác không có như những chất làm trẻ hóa tế
bào, chống béo phì, cao huyết áp, tiểu đường (Lê Hồng Vinh, 2004 )...Ngoài ra,
nuôi trồng nấm còn là một biện pháp nông sinh học tích cực và hữu hiệu do tận
dụng được phế phẩm nông nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn

/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 2
15229479609258/afx1522947960.doc
trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành sản xuất ở
qui mô công nghiệp
Ở nước ta nghề nấm cũng đã phát triển từ lâu, sự phát triển của nó cũng
có những lúc thăng trầm. Tuy nhiên, những năm gần đây trồng nấm đã được
xem là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là đã có hàng ngàn hộ
nông dân trồng nấm quy mô trang trại ở nhiều nơi trong nước như: Nghệ An,
Lào Cai, Đắc Lắc, Củ Chi... Vùng ĐBSCL cũng đang có vài tỉnh thành đang
phát huy thế mạnh của nghề trồng nấm như: Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng,
Kiên Giang…tuy nhiên một số nơi vẫn còn mang tính tự phát, hiệu quả kinh tế
chưa cao hạn chế việc khuyến khích mở rộng do năng suất và chất lượng thấp
Cần Thơ nói riêng đã có kinh nghiệm trồng nấm rất lâu đời, tuy nhiên
nghề trồng nấm vẫn chưa được quan tâm đúng mức để phát huy tiềm năng của
nó trong khi chúng ta có đủ điều kiện về thời tiết, địa lý, nguồn nguyên liệu... để
phát triển nghề trồng nấm. Diện tích trồng nấm ở Cần Thơ chủ yếu tập trung ở
Quận Ô Môn (350 ha) và huyện Cờ Đỏ (298 ha), tuy vậy nông dân chủ yếu
trồng nấm rơm truyền thống để tận dụng vật liệu và thời gian rãnh của vụ mùa.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất nông
nghiệp ngày càng giảm đặc biệt là vùng nội thành, nông dân thiếu đất canh tác
nên đời sống càng khó khăn. Vì vậy, tình hình sản xuất nông nghiệp của Thành
phố đang dần phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ và triển khai các mô
hình sản xúât có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao để góp phần chuyển dịch
thành công cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Với tình hình trên cho thấy mô hình
trồng nấm bào ngư khá thích hợp để triển khai trồng trong các hộ dân vì nó yêu
cầu kỹ thuật chăm sóc khá đơn giản, không sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực,
năng suất khá cao (năng suất trung bình từ 1 tấn nguyên liệu là 700 kg) (Phạm
Văn Sáng, 2008), có thể sản xuất được quanh năm, thị trường tiêu thụ nấm bào
ngư hiện cũng đang mở rộng, được người tiêu dùng ưa chuộng, là mặt hàng có
giá trị xuất khẩu. Đặc biệt mô hình không đòi hỏi diện tích lớn, có thể tận dụng
gian bếp hoặc ngay cả những chuồng trại không sử dụng để trồng nấm., vòng
xoay đồng vốn nhanh nên thích hợp với những hộ ít vốn. Ngoài ra, những phế
phẩm từ bịch phôi sau khi thu hoạch hết nấm còn có thể sử dụng để trồng rau
mầm, nuôi trùn quế, chân nấm dùng nuôi cá...Qua đó cho thấy tiềm năng phát
triển của mô hình sản xuất khép kín có hiệu quả cao (Trần Lê Thu Thảo, 2008)

III. Nội dung khoa học và công nghệ của dự án:

9.Mục tiêu của dự án:

/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 3
15229479609258/afx1522947960.doc
9.1. Mục tiêu chung:

Góp phần thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giảm nghèo
và phát triển nông thôn ở TP. Cần Thơ.

9.2. Mục tiêu cụ thể

Ứng dụng công nghệ có hiệu quả kinh tế để sản xuất nấm bào ngư

Khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động nhàn rỗi tại địa
phương, tận dụng phế thải nông nghiệp sản xuất các loại nấm có giá trị kinh tế
nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm ở nông thôn, tăng thu
nhập cho người nông dân.

Đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nông dân nắm vững các qui trình
công nghệ nuôi trồng nấm bào ngư

10. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:

 Tình trạng dự án:

Mới

 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Năm 1990, tổng sản lượng nấm ăn trên toàn thế giới là 3.763.000 tấn. Đến
năm 1994, tổng sản lượng nấm trên thế giới tăng lên 4.909.000 tấn. Các nước sản
xuất chủ yếu như : Trung Quốc, Hoa kỳ, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Ý, Hàn quốc...
Trong đó Trung Quốc chiếm đến 53,79% tổng sản lượng. Theo Lê Xuân Thám
(2008) hiện tại, Trung Quốc được xem là nước có nghề sản xuất nấm lâu đời và lớn
nhất thế giới (chiếm > 80% tổng sản lượng nấm của thế giới). Tổng sản lượng nấm
của Trung Quốc năm 2003 là 10.386.900 tấn, trong đó sản lượng nấm bào ngư đạt
trên 2 triệu tấn. Hiện Trung quốc có trên 10 viện và cơ sở nghiên cứu phát triển
công nghệ nấm cùng với lực lượng chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực nấm rất hùng
hậu ở những vùng trọng điểm. Tỉnh Phúc Kiến được xem là địa phương điển hình
trong công nghệ trồng nấm ở Trung Quốc, với năng suất và kim ngạch đứng đầu cả
nước chiếm khoảng 30% tổng sản lượng nấm trong nước. Năm 1996 sản xuất nấm
ở Phúc Kiến đạt khoảng 320 triệu USD, năm 1997 đạt 400 triệu USD và đến năm
2000 đạt 500 triệu USD. Hiện nay vẫn tăng ổn định, chiếm tới 60% kim ngạch xuất
khẩu nấm của Trung Quốc. Nghề sản xuất nấm ăn của tỉnh đã được xem là một
trong 9 nghề sản xuất lớn trong nông nghiệp...Nghề nấm đã góp phần tăng trưởng
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 4
15229479609258/afx1522947960.doc
nền kinh tế Trung Quốc nói chung và của tỉnh Phúc Kiến nói riêng. Tại Phúc Kiến,
nghề nấm đã tạo ra trên 3 triệu việc làm, chiếm 32,7% lao động nông thôn.

 Tình hình nghiên cứu trong nước:

Theo Lê Hồng Vinh (2004), tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu
của Việt Nam hiện nay đạt trên 100.000 tấn/ năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 40
triệu USD/năm với các loại nấm phổ biến như:

- Nấm rơm tập trung ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ chiếm 90% sản lượng
nấm rơm cả nước

- Mộc nhĩ tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ chiếm 70% sản lượng
cả nước

- Nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm hương chủ yếu trồng ở các tỉnh miền Bắc,
sản lượng mỗi năm khoảng 10.000 tấn. Tuy nhiên hiện nay mô hình
trồng nấm bào ngư đang được nhân rộng khắp các tỉnh phía nam làm
sản lượng nấm bào ngư tăng lên đáng kể.

- Nấm dược liệu (linh chi, vân chi, hầu thủ,...) mới được trồng ở một số
tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, TP.Hồ Chí Minh, Đà
Lạt...) sản lượng mỗi năm khoảng 100 tấn

- Ngoài ra còn một số loại khác như trân châu, kim châm...đang được
nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, số lượng chưa đáng kể

Thị trường tiêu thụ các loại nấm ăn đang ngày càng mở rộng do người tiêu dùng
đã hiểu được giá trị dinh dưỡng của cây nấm đặc biệt trong tình hình nhiều biến
động về giá cả của các loại thực phẩm như cá, thịt, gia cầm cũng như tình hình dịch
bệnh xảy ra thì nấm ăn là nguồn thực phẩm được người tiêu dùng chú trọng. Nhu
cầu tiêu thụ trong nước hiện nay còn thiếu rất nhiều so với thực tế sản xuất, sản
lượng của ta chỉ mới đạt trên 100.000 tấn/năm. Với tình hình trên Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn cũng đã đề ra mục tiêu hướng tới sản xuất 1 triệu tấn nấm
thực phẩm, trong đó xuất khẩu 500.000 tấn vào năm 2010, đồng thời khuyến khích
các địa phương cả nước thực hiện chính sách chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm
làm tăng sản lượng nấm (Lê Xuân Thám, 2008)

Đặc biệt mô hình trồng nấm bào ngư hiện nay đang phát triển khá phổ biến
nhiều nơi như TP.Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang...
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 5
15229479609258/afx1522947960.doc
vì nó mang lại giá trị kinh tế không nhỏ và hứa hẹn nhiều tiềm năng kinh tế. Điển
hình như Công ty TNHH TM DONA (xã Tân Phú Trung, Củ Chi) từ 10 trại nấm
ban đầu, hiện nay đã tăng lên 46 trại ở củ Chi và mở rộng nhiều chi nhánh trên cả
nước. Nông dân Mai Thanh Nhân (huyện Châu Thành, Bến Tre) ban đầu trồng thử
nghiệm 1000 bịch phôi nấm bào ngư nay phát triển lên 10.000 bịch và thành lập
HTX Thanh tuyền mở rông mô hình trồng nấm. Hiện nay HTX đã ký hợp đồng
xuất khẩu nấm bào ngư sang thị trường Châu Âu với số lượng 6 tấn/ tháng. Ông
Bảy Yết (Phan.V. Yết, xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn, TP.HCM) khởi nghiệp từ trồng
nấm bào ngư, hiện nay đã mở rộng cơ sở với diện tích 6000 m 2 cung cấp 20.000
phôi giống/ ngày, ngoài ra, ông còn có sáng kiến đi lập làng nấm ở các tỉnh Long
An, Vĩnh Long, Đồng Tháp... Chị Nguyễn Thị Minh Tấn (xã Long Hòa, huyện Dầu
Tiếng, Bình Dương) làm giàu từ trồng nấm bào ngư, từ 500 bịch phôi nấm, hiện
nay chị đã mở rộng diện tích trồng lên 1 ha thu nhập 100 triệu đồng/năm.

Tại Tiền Giang, vừa qua Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học Công nghệ
đã triển khai thành công dự án “Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ các loại
nấm (từ khâu giống, trồng và thu mua chế biến tiêu thụ nấm) tại Tiền Giang”. Dự
án cho thấy mô hình trồng nấm bào ngư mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đã được
phát triển nhân rộng. Trung tâm đã chuyển giao 200.000 bịch phôi nấm bào ngư
cho một số tỉnh Nam bộ để triển khai sản xuất. Hiện nay, ở Tiền Giang đã có hơn
30 hộ trồng nấm bào ngư với diện tích trên 100 m 2/hộ thu nhập từ 10 – 12 triệu
đồng/hộ

* Tình hình sản xuất nấm tại Cần Thơ

Nghề nuôi trồng nấm tại Cần Thơ hiện nay chỉ dừng lại ở diện tích khá khiêm
tốn, chủ yếu trồng nấm rơm, trong khi chúng ta có đủ điều kiện để phát triển và đa
dạng nghề trồng nấm. Thời gian gần đây đã có vài hộ dân trồng thử nghiệm mô
hình trồng nấm bào ngư tại vài nơi như Cái Tắc, Phong Điền, Bình Thủy. Đa số
nông dân tỏ ra thích thú với mô hình mới này vì dễ trồng, đầu tư thấp. Tuy nhiên do
mang tính tự phát, nông dân tự tìm tòi, mua giống về trồng nên năng suất còn thấp,
mặc dù mô hình đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc đơn giản, nhưng cần phải có sự hướng
dẫn kỹ thuật trồng, thu hoạch nấm của cán bộ kỹ thuật. Tuy nhiên hiện nay vẫn
chưa có đơn vị, cơ quan nào đứng ra lo cho người dân về nguồn giống cũng như
hướng dẫn kỹ thuật giúp người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Qua đó cho thấy để góp phần thúc đẩy nghề trồng nấm ở Cần Thơ, tận dụng
những ưu thế sẵn có, thì việc thực hiện dự án “xây dựng mô hình trồng nấm bào
ngư trên địa bàn thành phố Cần Thơ” là rất cần thiết.để hỗ trợ người dân về
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 6
15229479609258/afx1522947960.doc
nguồn giống cũng như hướng dẫn kỹ thuật đồng thời đây cũng giải pháp thích hợp
cho việc phát triển kinh tế vùng nông thôn nhằm khơi dậy tiềm năng nghề nấm, tạo
tiền đề để xây dựng và phát triển nghề nuôi trồng nấm ở Cần Thơ một cách vững
chắc, đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu.

Tài Liệu Tham Khảo

1. Lê Hồng Vinh (2004). Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ các
loại nấm (Từ khâu giống, trồng và thu mua chế biến tiêu thụ nấm) tại tỉnh Tiền
Giang”.

2. Lê Xuân Thám (2008). Từ kinh nghiệm phát triển công nghệ nấm ở Phúc
Kiến – Thượng Hải, Vân Nam – Công Minh, Trung Quốc hướng tới xây dựng trục
công nghệ nấm ở Lâm Đồng – Đồng Nai – Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Kỷ yếu
hội thảo “Giải Pháp phát triển nghề sản xuất, chế biến nấm ăn và dược liệu trên
địa bàn các huyện /thị xã/ TP. Biên Hòa”

3. Phạm Văn Sáng (2008). Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ăn và nấm dược
liệu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kỷ yếu hội thảo “Giải Pháp phát triển nghề sản
xuất, chế biến nấm ăn và dược liệu trên địa bàn các huyện /thị xã/ TP. Biên Hòa”

4. Trần Lê Thu Thảo (2008). Một số kinh nghiệm sản xuất và nuôi trồng các
loại nấm của công ty TNHH Dona. Kỷ yếu hội thảo “Giải Pháp phát triển nghề
sản xuất, chế biến nấm ăn và dược liệu trên địa bàn các huyện /thị xã/ TP. Biên
Hòa”

11. Nội dung thực hiện

Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

1. Đào tạo, tập huấn:

- Đào tạo 4 cán bộ địa phương, 1 cán bộ trung tâm khuyến nông đủ năng lực
tiếp nhận công nghệ nuôi trồng nấm bào ngư, có khả năng chuyển giao công nghệ
cho nông dân trong vùng sau khi kết thúc dự án về kỹ thuật trồng nấm bào ngư

- Tổ chức lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm cho nông dân tham
gia dự án và tại địa phương

2. Triển khai mô hình ứng dụng sản xuất nấm bào ngư.

Xây dựng mô hình trồng nấm phân tán trên 4 quận, huyện của thành phố với
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 7
15229479609258/afx1522947960.doc

4843918
quy mô 500 m2 (trồng 1 vụ) đạt công suất 10 tấn nấm bào ngư thương phẩm

Theo dõi các chỉ tiêu về: tỷ lệ hao hụt, năng suất của bịch phôi, thời gian, số
lượng nấm qua mỗi đợt thu hoạch, thời gian tồn trữ đồng thời lấy mẫu phân tích
một số chỉ tiêu chất lượng của nấm như: chỉ tiêu cảm quan( trạng thái, màu sắc, tỷ
lệ nấm bị giòi ăn, nấm bệnh tấn công..), hàm lượng tạp chất vô cơ, hàm lượng
protid, cacbohydrat.

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật

Đánh giá, hiệu quả kinh tế của các mô hình một cách cụ thể.

4. Hội thảo rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả đạt được. Phổ biến kết quả cho nông
dân trong vùng, từ đó làm cơ sở nhân rộng mô hình, xây dựng và phát triển nghề
trồng nấm của địa phương.

TÓM TẮT QUY TRÌNH TRỒNG NẤM BÀO NGƯ

Bịch phôi giống sau khi cấy đặt trong nhà ươm, treo hoặc đặt bịch trên kệ
Ươm 15 -20 ngày
T0 200-300C, ẩm độ
60-70%

Sợi nấm phát triển, ăn kín bịch có màu trắng đồng nhất
Kiểm tra, loại bỏ bịch
phôi bị nhiễm mốc xanh,
nấm lạ

Gỡ nút bông, xoắn miệng túi lại, treo lên dây và quay miệng túi xuống phía dưới
(nếu trại sử dụng dây treo, hoặc dùng dao lam rạch 3-4 đường, mỗi đường cách 3-
4cm
Tưới nước 2l/ngày, Tưới nước sạch, không
ẩm độ đạt 85-90%, phèn, pH=6.5-7
t0=25-300C
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 8
15229479609258/afx1522947960.doc
Sau 7-10 ngày quả thể bắt đầu xuất hiện, thu hái khi phễu nấm có kích thước từ 3-5
cm

Sau khi thu hoạch nấm đợt 1 thì ngưng tưới 1-2 ngày. Có thể dồn nén bịch lại, sau
đó rạch thêm xung quanh bịch phôi 1-2 đường, mỗi đường dài khoảng 3-4cm và
tiếp tục chăm sóc tưới nước giống như ban đầu để thu hoạch nấm tiếp các đợt sau.
Mỗi bịch có thể thu hoạch 4-5 đợt
( Tham khảo chi tiết phần phụ lục kỹ thuật trồng nấm bào ngư )
12. Phương pháp thực hiện:

* Chọn hộ tham gia: Các mô hình trình diễn được thực hiện theo nguyên
tắc mời nông dân tự nguyện tham gia, triển khai ở 4 điểm: quận Bình Thủy (3 hộ),
quận Ninh Kiều (2 hộ), quận Cái Răng (2 hộ), huyện Phong Điền (3 hộ). Chọn 10
hộ tham gia, diện tích 50m2/hộ.
Các hộ dân được chọn để triển khai dự án phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi những tiến bộ ứng dụng mới, sẵn sàng
hợp tác cán bộ địa phương cũng như dự án.
- Có nguồn nước sạch, không ô nhiễm để tưới nấm, những hộ được chọn
tham gia dự án sẽ được lấy mẫu nước đem phân tích, yêu cầu bảo đảm mức giới
hạn của một số chỉ tiêu sau (theo TCVN 6773:2000):
STT Thông số chất lượng Đơn vị Mức các thông số cho phép
1 Tổng chất rắn hòa tan (EC mg/lit < 1000
≤ 1.75 s/cm, 250C)
2 pH mg/lit 5.5 – 8.5
3 Fecal coliform MPN/100 ml < 200
- Vị trí địa lý gần bến sông thuận lợi cho việc vận chuyển phôi nấm bằng
đường thủy, đồng thời phải thuận tiện cho việc đi lại triển khai dự án cũng như
phục vụ nhu cầu tham quan học tập ở địa phương.
- Có khả năng tài chính hoặc điều kiện sẵn có cho việc đầu tư trồng nấm
ngoài khả năng hỗ trợ của dự án (nhà trồng nấm (có thể tận dụng chuồng gia súc
không sử dụng), thiết bị, lao động...)
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 9
15229479609258/afx1522947960.doc
* Đào tạo, tập huấn:
- Dự án sẽ cử cán bộ tham gia khóa học về kỹ thuật trồng nấm bào ngư tại
TP.HCM, đồng thời mời chuyên gia có kinh nghiệm trồng nấm bào ngư để mở các
lớp đào tạo cũng như cố vấn trong quá trình triển khai dự án.
- Đào tạo cho các cán bộ tham gia dự án nắm vững quy trình nuôi trồng, có
khả năng chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng nấm bào ngư cho
nông dân trong vùng
- Tổ chức lớp tập huấn ngắn ngày bao gồm lý thuyết và thực hành trực tiếp
tại hiện trường cho các cán bộ phối hợp, các hộ dân tham gia dự án và các nông
dân trong vùng có quan tâm đối với mô hình trồng nấm bào ngư về kỹ thuật làm
trại, trồng và thu hoạch nấm bào ngư. Tải bản FULL (FILE WORD 25 trang):
bit.ly/31tkvvw
* Triển khai mô hình: Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Phôi giống bào ngư được mua tại cơ sở Kim Tháp (Châu thành, Hậu
Giang) là cơ sở chuyên cung cấp các loại phôi giống và bao tiêu sản phẩm (Có giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và chứng nhận VSATTP) sẽ cung cấp cho các hộ
dân tham gia dự án.
- Tại cơ sở cung cấp bịch phôi sử dụng nguồn nguyên liệu mùn cưa cao su để
sản xuất bịch phôi. Do đây là dự án triển khai mô hình sản xuất nên nguyên liệu
sản xuất phải phụ thuộc vào nhà cung cấp, chưa tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có
ở địa phương. Tuy nhiên, về lâu dài khi mở rộng dự án, sẽ tiếp tục nghiên cứu để
tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn của địa phương để cải tiến công nghệ, tăng
năng suất cũng như giảm giá thành bịch phôi
- Sau khi cung cấp phôi giống cho các hộ dân, cán bộ kỹ thuật sẽ hỗ trợ, theo
dõi qui trình kỹ thuật, ghi nhận những chỉ tiêu kỹ thuật (tỷ lệ hao hụt, năng suất của
bịch phôi, thời gian, số lượng nấm qua mỗi đợt thu hoạch, thời gian bảo quản…),
lấy mẫu sản phẩm nấm bào ngư trên tất cả 10 hộ tham gia dự án trong giai đoạn
cuối để phân tích chất lượng.

Các chỉ tiêu phân tích: Phân tích 4 chỉ tiêu thể hiện chất lượng của nấm bao
gồm chỉ tiêu cảm quan (trạng thái, màu sắc, tỷ lệ nấm bị giòi ăn, nấm bệnh tấn
công..), hàm lượng tạp chất vô cơ, hàm lượng protid, cacbohydrat.

Số lượng mẫu đem phân tích: 20 kg/10 hộ

*Phương pháp lấy mẫu phân tích: đối với nhà trồng nấm diện tích 50 m 2 sẽ
được bố trí chiều ngang gồm 23 dây nấm (mỗi dây gồm 13-14 bịch phôi, xếp mỗi 5
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 10
15229479609258/afx1522947960.doc
bịch chồng lên nhau theo chiều ngang), chiều dài gồm 10 hàng (giữa mỗi hàng
chừa lối đi 1 m để thuận lợi cho việc chăm sóc, hái nấm). Thu mẫu trên 150 bịch
phôi (5%): Chia nhà trồng nấm làm 3 khối, mỗi khối thu ngẫu nhiên 50 tai nấm/50
bịch (mỗi tai nấm nặng trung bình khoảng 40g) do đó 150 tai nấm nặng khoảng
6kg. Chọn ngẫu nhiên 2kg tai nấm trong 6kg mẫu ban đầu này đem phân tích.

+ Việc lấy mẫu phân tích sẽ được người trong ban chủ nhiệm dự án thực
hiện, lấy 1 lần/vụ. Việc lấy mẫu sẽ được lấy vào giai đoạn cuối của vụ trồng, thời
gian lấy mẫu được thực hiện vào lúc sáng sớm
Tải bản FULL (FILE WORD 25 trang):
- Đánh giá hiệu quả kinh tế. bit.ly/31tkvvw
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Tổ chức 4 cuộc hội thảo đầu bờ cho nông dân trong vùng tại các điểm trình
diễn nhằm chia sẽ kinh nghiệm, phổ biến kết quả đạt được.
*Phương án tiêu thụ sản phẩm
- Khi dự án triển khai sẽ ký hợp đồng cung cấp bịch phôi và tiêu thụ sản
phẩm nấm bào ngư với nhà cung cấp nấm Kim Tháp. Hợp đồng sẽ thể hiện phương
án tiêu thụ như sau:
+ Sau khi thu hoạch nấm, toàn bộ sản phẩm nấm bào ngư thu hoạch, sẽ được
đóng gói vào bịch nylon từ 0.5 – 1 kg theo hướng dẫn của cơ sở Kim Tháp, và
chuyển đến cơ sở Kim Tháp thu mua.
+ Về quy cách thu mua, cơ sở thu mua không phân loại nấm trong quá trình
thu mua (kích cỡ tai nấm trung bình từ 3 – 5 cm), yêu cầu về sản phẩm là không
được quá già ảnh hưởng thị hiếu của người tiêu dùng. Giá thu mua của cơ sở hiện
nay là 20.000 đ/kg
+ Ngoài ra nông dân cũng có thể tự cung cấp cho các siêu thị, hay bán cho
các chợ đầu mối nếu giá mua của các đầu mối cao hơn đồng thời qua đó có thể tiếp
cận, nắm bắt được thị trường nội địa.
* Phương án đầu tư cho các hộ dân:
Đây có thể nói là mô hình ứng dụng mới ở Cần Thơ, giúp người dân chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đánh giá hiệu quả kinh tế một cách cụ thể làm cơ sở
để nhân rộng mô hình đồng thời xây dựng phát triển nghề trồng nấm tại Cần Thơ.
Dự án sẽ đầu tư theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” để giúp mô
hình triển khai có hiệu quả. Tổng kinh phí dự kiến đầu tư cho các hộ dân để xây
dựng mô hình là 293.068.000 đồng (chưa tính khoản “chi khác”), trong đó dự án sẽ
hỗ trợ người dân một phần về kinh phí về phôi giống (dự kiến 97.500.000 đ) phần
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 11
15229479609258/afx1522947960.doc
còn lại là sự đóng góp của các hộ dân để xây dựng nhà trại, thiết bị, công lao động,
chi phí nuôi trồng… ( khoảng 168.568.000 đồng). Dự án đầu tư dưới sự hỗ trợ của
nhà nước và đóng góp của nông dân nên kinh phí đề nghị không thu hồi
* Đánh giá kết quả

Sau mỗi đợt thu hoạch, đánh giá chất lượng sản phẩm (năng suất, kích
thước, trọng lượng, thời gian thu hoạch, tồn trữ)
Thăm dò thị trường về chất lượng và thị hiếu
Đánh giá hiệu quả kinh tế, so sánh hiệu quả giữa các mô hình ở các điểm
triển khai, từ đó đánh giá vùng thích hợp cho mô hình trồng nấm

13.Tiến độ thực hiện:


tiến độ sau:
Dự án sẽ được thực hiện theo các
Các nội dung, công Người, cơ
T Sản phẩm Thời gian
việc thực hiện chủ quan thực
T phải đạt (BĐ-KT)
yếu hiện
1 Điều tra khảo sát, Bản đề cương chi tiết 01/2009- TTKT &
viết thuyết minh nộp xét duyệt 02/2009 ƯDCN
2 Bảo vệ đề cương Nộp đề cương hoàn TTKT &
Chỉnh sửa, hoàn chỉnh 03/2009-
ƯDCN
chỉnh đề cương theo
yêu cầu của hội 04/2009
đồng
3 Tham quan học tập Học hỏi kinh nghiệm, Cán bộ
kinh nghiệm ( Tiền ghi nhận số liệu sản 06/2009- TTKT &
Giang) xuất thực tế, kỹ thuật 07/2009 ƯDCN
trồng nấm của tỉnh bạn
4 Chọn hộ nông dân Xác định địa điểm của TTKT &
tham gia hợp tác các hộ tham gia đáp ứng 06– ƯDCN,
được tiêu chí của dự án 07/2009 Phòng kinh
tế
5 Tập huấn kỹ thuật Cán bộ và các hộ dân TTKT &
trồng nấm bào ngư nắm vững quy trình, kỹ 07-08/2009 ƯDCN
thuật trồng nấm Chuyên gia
6 Triển khai xây dựng + Xác định mô hình 08/2009- TTKT &
mô hình trồng nấm trồng nấm trình diễn 05/2010 ƯDCN,
và theo dõi kỹ thuật + Các chỉ tiêu theo dõi: Phòng kinh
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afx1522947960-1276199- 12
15229479609258/afx1522947960.doc
4843918

You might also like