You are on page 1of 3

I, Thành tựu nông nghiệp

Với diện tích tự nhiên lớn thứ 5 cả nước, nguồn lao động dồi dào, cùng với
những chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp vào đầu tư... Thanh
Hoá đã phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại. Trong suốt 70
năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, ngành Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Thanh Hóa luôn kịp thời tham mưu cho tỉnh xây dựng các quy
hoạch mang tầm chiến lược lâu dài; xây dựng các chương trình và quy hoạch
vùng sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đẩy mạnh ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển dịch mạnh mẽ
cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 243.122
ha đất sản xuất nông nghiệp (đứng thứ 18 cả nước), chiếm 21,9% tổng diện
tích tự nhiên, trong đó diện tích đất trồng lúa hơn 138.900 ha, đất trồng cây
hằng năm khác gần 58.540 ha, đất trồng cây lâu năm gần 45.700 ha.

Ngành Nông nghiệp Thanh hóa cũng đã chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, khuyến khích, thu hút các dự án lớn vào đầu tư, phát triển sản xuất. Điển
hình như dự án Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk, TH
Truemilk, dự án bò thịt chất lượng cao của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, các
Tập đoàn kinh tế lớn như FLC, Vingroup cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào
Thanh Hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua từng năm. Năm
2022, sản lượng lương thực ước đạt trên 1,55 triệu tấn; rau quả 650 nghìn
tấn; trái cây 390 nghìn tấn; mía đường 1,92 triệu tấn; thịt lợn hơi 162 nghìn
tấn; thịt trâu, bò 37 nghìn tấn; thịt gia cầm 71 nghìn tấn; trứng gia cầm 300
triệu quả; sữa bò 55 nghìn tấn;…

Cùng với phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, theo hướng
an toàn, như vùng rau an toàn, cây ăn quả, cây công nghiệp phục vụ chế
biến, nuôi trồng thủy sản, các cụm trang trại chăn nuôi tập trung,… diện tích
sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn tiếp
tục mở rộng. Xã Bình Sơn ở huyện Triệu Sơn có hơn 350 ha chè, với hơn
400 hộ trồng, chế biến chè. Trước đây người dân địa phương vẫn sản xuất
theo nếp cũ, sản phẩm không có tem nhãn, tiêu thụ thiếu ổn định và giá trị
không cao. Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè, HTX dịch vụ nông lâm
nghiệp Bình Sơn đã triển khai dự án trồng, sản xuất chè an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP, chè hữu cơ... và thúc đẩy các hộ trồng chè trong vùng tham
gia vào chuỗi cung ứng chè bền vững và chất lượng. Hiện sản phẩm chè
sạch Bình Sơn đã được công nhận sản phẩm OCOP.

Tính đến tháng 10/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng được 108 mô hình
chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn toàn tỉnh, xác nhận cho 16
chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Các sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được
kiểm tra, giám sát, xác nhận và được cấp tem điện tử truy xuất nguồn gốc,
góp phần phát triển liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.
Cùng với đó, các huyện, thị xã, thành phố cũng đã xây dựng và duy trì được
44 chuỗi giá trị sản phẩm an toàn tại các xã, thị trấn tham gia mô hình thí
điểm an toàn thực phẩm, gồm lúa gạo, rau quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy
sản, trứng gia cầm.

II, Thành tựu lâm nghiệp


Kiên định mục tiêu phát triển bền vững, Thanh Hóa đã tiến hành rà soát,
đánh giá, đề xuất quy hoạch Lâm nghiệp Quốc gia thời kỳ 2021-2030, và đạt
được nhiều thành tựu nổi bật. Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp, toàn tỉnh có
gần 691.150 ha, chiếm 75,48% tổng diện tích tự nhiên (đứng thứ 3 cả nước),
xứng đáng là điểm đầu của dãy Trường Sơn hùng vĩ, trung tâm đa dạng sinh
học của Việt Nam và thế giới, có địa hình chia cắt, độ dốc lớn.

Năm 2021 độ che phủ ước khoảng 53,5 %, công tác bảo vệ rừng đã đi
vào nề nếp, từng bước rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác, phá
rừng, tranh chấp, lấn chiếm diện tích đất rừng, trồng lấn và sử dụng đất chưa
hiệu quả của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng đề xuất bàn giao về
địa phương quản lý 3.815 ha để giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
thiếu đất sản xuất; số vụ vi phạm pháp luật về rừng giảm nhiều so với thời kỳ
2010 - 2020; an ninh rừng tiếp tục được giữ vững, công tác phòng, chống
cháy rừng được kiểm soát, năm 2021 cháy rừng không xảy ra; có 160 nghìn
ha rừng được quản lý theo hướng bền vững cấp chứng chỉ FSC, trồng rừng
trên 10.000 ha và 6,2 triệu cây phân tán; nâng diện tích rừng gỗ lớn 56.000
ha, luồng thâm canh 30.000 ha; quế 1000 ha, khai thác dược liệu dưới tán
rừng tự nhiên 94.550 ha, công tác bảo tồn thiên nhiên được tỉnh quan tâm
đầu tư cơ sở hạ tầng quản lý, các chương trình phục hồi rừng và nghiên cứu
khoa học, xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng
đã tạo ra được sự gắn kết giữa bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du
lịch, tạo sinh kế cho người dân vùng đệm các khu rừng đặc dụng. Chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng tạo nguồn thu ổn định cho công tác bảo vệ và
phát triển rừng.

Bên cạnh những giá trị to lớn về môi trường, xã hội, kinh tế lâm nghiệp
bước đầu phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh chuyển
đổi cơ cấu cây trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh và lựa chọn giống
mới để trồng rừng; lựa chọn cây trồng cho từng vùng sinh thái theo quy hoạch
và định hướng sản phẩm; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng trên 780
nghìn m 3 /năm; chế biến các sản phẩm gỗ lớn, tre luồng đạt chất lượng cho
xuất khẩu. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2021 ước đạt 2.111 tỷ
đồng, tăng 130 tỷ đồng so với năm 2020.

III, Tổng kết


Tóm lại, có thể nói Thanh Hóa đã đạt được vô vàn những thành tựu đáng nể
trong nông và lâm nghiệp. Để làm được điều đó, tất cả chúng ta đã cùng phải
trải qua một quãng đường dài nhiều cố gắng. Theo như Bí thư tỉnh uỷ, tăng
trưởng trong nông - lâm nghiệp có tính chất đặc thù trong việc tạo ra của cải
vật chất cho xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho bộ phận lớn
người dân trong tỉnh. Trách nhiệm đặt ra cho cấp ủy, chính quyền, các ngành
liên quan phải có giải pháp căn cơ cho phát triển nông - lâm nghiệp hiện đại
một cách bền vững và hiệu quả.

You might also like