You are on page 1of 20

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ LAY NƢA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


–––––– –––––––––––––––––––––––
Số: 1090/BC-UBND Lay Nưa, ngày 15 tháng 12 năm 2023

BÁO CÁO
Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo
quốc phòng - an ninh năm 2023; phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024
(Trình Kỳ họp thứ Mười - HĐND xã Lay Nưa khóa XXI)
––––––––––––––––––––––

Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI,
ĐẢM BẢO QUỐC PHÕNG - AN NINH NĂM 2023

A. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN


1. Thuận lợi
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thị ủy, HĐND và UBND thị xã;
sự giúp đỡ của các phòng, ban chuyên môn thị xã; sự chỉ đạo sát sao của Đảng
ủy, sự phối hợp chặt chẽ của HĐND, UBMTTQ và các đoàn thể xã cùng với sự
nỗ lực của toàn thể Nhân dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị, các bản trên
địa bàn xã, việc chỉ đạo điều hành các mặt công tác của UBND xã được duy trì
thuận lợi, tình hình phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh năm
2023 ổn định.
2. Khó khăn
Thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, nắng nóng và mưa nhiều gây thiệt hại
cho cây trồng, vật nuôi. Trong tháng 8 đã xảy ra mưa lớn kéo dài gây lũ lớn trên
các sông, suối, ngập úng, ách tắc nhiều khu vực dân cư; nhiều tuyến giao thông,
thủy lợi hư hỏng, sạt lở nghiêm trọng; gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến
sinh hoạt của Nhân dân. Giá cả các mặt hàng tăng đã ảnh hưởng đến tình hình phát
triển kinh tế - xã hội và mọi hoạt động, đời sống của Nhân dân trên địa bàn xã.
B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÕNG - AN NINH
I. LĨNH VỰC KINH TẾ
1. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
1.1. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 777,1
ha, đạt 108,9% so với Nghị quyết HĐND xã, tăng 0,35% so với cùng kỳ. Diện
tích cây lương thực có hạt là 715,1 ha đạt 113,7% kế hoạch giao và đạt 100,2% so
Nghị quyết HĐND xã, tăng 0,52% so với cùng kỳ; Tổng sản lượng lương thực
2
cây có hạt đạt: 3.035,66 tấn đạt 114,5% kế hoạch và 102,5% Nghị quyết HĐND
xã giao1.
1.2. Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc 4.412 con (gồm trâu, bò, ngựa, lợn, dê)
đạt 101,4% kế hoạch thị và 101,9% Nghị quyết HĐND xã giao, tăng 9,2% so với
cùng kỳ2. Đàn gia cầm 34.976 con đạt 100,03% kế hoạch thị và Nghị quyết
HĐND xã giao, tăng 1,5% so với cùng kỳ.
1.3. Thuỷ sản: Diện tích nuôi thủy sản trong ao 35,58 ha đạt 99,2% so với
kế hoạch giao và 100% Nghị quyết HĐND giao; Sản lượng nuôi trồng ước đạt
85,3 tấn, đạt 87,2% kế hoạch thị và 100,4% Nghị quyết HĐND xã giao.
1.4. Lâm nghiệp: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và thực
hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, quản lý bảo vệ rừng tới Nhân dân trên
địa bàn. Tổng diện tích có rừng 3.865,57 ha3; tỷ lệ che phủ rừng 63,94%, tăng
1,04% so với cùng kỳ. Trong năm, đã tổ chức trồng mới 58,14 ha cây công
nghiệp (cây quế, dược liệu)4.
1.5. Thủy lợi: Duy trì công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng... hệ
thống thủy lợi nhằm đáp ứng năng lực tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Trong năm 2023, sử dụng nguồn kinh phí dịch vụ công ích thủy lợi, thực hiện sửa
chữa khắc phục 01 công trình với tổng kinh phí 209.197.000 đồng5.
1.6. Công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn: Duy trì trực phòng
chống thiên tai; cập nhật kịp thời diễn biến của thời tiết về tình hình mưa lũ,
kiểm tra các điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở ảnh hưởng tới tài sản của Nhà
nước và Nhân dân. Trong năm 2023 trên địa bàn xã đã sảy ra mưa kéo dài, lũ
trên sông, suối gây thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân, tổng thiệt hại
ước tính 9.225 triệu đồng6. UBND xã đã phối hợp với các phòng ban chuyên
môn của thị xã và các bản huy động các doanh nghiệp, lực lượng tại chỗ cùng
Nhân dân khắc phục hậu quả do thiên tai, tổng giá trị tính bằng tiền đã huy động
được là 125.655.919 đồng7.

1
Lúa Đông Xuân diện tích gieo cấy 206,9 ha, năng suất bình quân đạt 57,9 tạ/ha, sản lượng 1.197,9 tấn, đạt;
Lúa mùa diện tích gieo cấy 208,9 ha, năng suất đạt 56,66 tạ/ha; sản lượng 1.183,66 tấn; Lúa nương diện tích 40 ha,
năng suất đạt 14,3 tạ/ha, sản lượng 57,2 tấn; Cây ngô: Diện tích gieo trồng cả năm 259,3 ha (Trong đó: Diện tích
gieo trồng xuân hè 209, ha, năng suất bình quân 23,34 tạ/ha, sản lượng đạt 487,8 tấn; Diện tích gieo trồng ngô vụ 3 là
50,3 ha. năng suất ước đạt 21,7 tạ/ha, sản lượng ước đạt 109,1 tấn). Cây chất bột: Diện tích gieo trồng 54,5 ha (Trong
đó: Diện tích cây sắn 51 ha, sản lượng ước đạt 47,5 tấn; Diện tích khoai tây vụ 3 là 3,5 ha). Rau màu các loại: Diện
tích là 7,5 ha, sản lượng ước đạt 91,5 tấn.
2
Trong đó: Đàn trâu 1.019 con; Đàn bò 176; Đàn ngựa 12 con; Đàn dê 320 con; Đàn lợn 2.885 con.
3
Rừng trong quy hoạch lâm nghiệp: 3.865,57 ha, gồm rừng sản xuất: 1.346,38 ha; rừng phòng hộ: 2.719,19 ha.
Trong đó: Rừng tự nhiên: 3.835,58 ha; Rừng trồng: 29,99 ha.
4
Cây Quế: 58, 14 ha. Trong đó: 30,3 ha của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc nguồn Chính sách hỗ trợ
phát triển nông nghiệp theo chuỗi liên kết (Theo Quyết định 45/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND
tỉnh Điện Biên); 27,84 ha thuộc nguồn CTMTQG giảm nghèo bền vững của UBND xã Lay Nưa. Diện tích cây
dược liệu (Cây 7 lá 1 hoa) 4,2 ha thuộc nguồn CTMTQG giảm nghèo bền vững của UBND xã Lay Nưa.
5
Sửa chữa, gia cố thủy lợi Huổi Phán với kinh phí thực hiện 209.197.0000 đồng. Đang triển khai tực hiện theo
kế hoạch.
6
Thiệt hại về nhà ở: 535 triệu đồng; về nông nghiệp: 280 triệu đồng; về công trình thủy lợi: 410 triệu đồng;
về đường giao thông ước tính thiệt hại 8 tỷ đồng.
7
Đã huy động 04 ca máy xúc của doanh nghiệp Đức Trường và Công ty xây dựng Ngọc Minh để khắc phục
rãnh thoát nước tại bản Bắc và bản Mo; nạo vét kênh đầu mối Thủy lợi Huổi Phán, giá trị ước tính 12.277.166
đồng. Huy động lực lượng xung kích (Dân quân) giúp các hộ dân bị sạt lở, chặt cây gẫy đổ tại bản Ho Cang, bản
3
1.7. Công tác phối hợp, tổ chức sản xuất nông nghiệp: Phối hợp với các
phòng, ban thị xã thực hiện mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật
trong sản xuất và chăn nuôi góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
nông nghiệp8. Triển khai Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai tây
năm 2023.
1.8. Công tác phát triển làng nghề và các sản phẩm OCOP: Bản bắc 2
được UBND tỉnh công nhận làng nghề tại Quyết định số 1971/QĐ-UBND ngày
26/10/20229. Hợp Tác xã Hoa Ban Trắng tiếp tục duy trì sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm OCOP (Sản phẩm của hợp tác xã được UBND tỉnh Điện Biên
công nhận sản phẩm nông thôn tiêu biểu năm 2023), Tổng doanh thu từ sản xuất
kinh doanh trên 800 triệu đồng, thu nhập bình quân mỗi thành viên đạt
3.508.000 đồng/người/tháng.
2. Sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
- Sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất vật liệu đá
xẻ, gạch không nung ước đạt 2.030 triệu đồng.
- Công tác đầu tư xây dựng: Các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trên địa
bàn với tổng kế hoạch vốn năm 2023 là 30.730 triệu đồng:
+ Các chương trình, dự án do xã thực hiện với kế hoạch vốn năm 2023 là
4.207 triệu đồng. Trong đó: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 03 công
trình với nguồn vốn là 3.802 triệu đồng; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 02 công trình là: 405 triệu đồng10.
+ Các công trình, dự án do thị xã thực hiện là 11 công trình với kế hoạch vốn
năm 2023 là 22.805 triệu đồng11.
3. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ

Mo 1, bản Mo 2: 60 công, giá trị ước tính 14.321.580 đồng. Huy động nhân dân bản Ho Cang giúp các hộ bị sạt
lở: 96 công, giá trị ước tính: 22.914.528 đồng. 01 hộ gia đình tại bản Mo 1 đã tự mua rọ, đá để khắc phục diện
tích bị sạt lở, kinh phí khắc phục ước tính 5.000.000 đồng. Huy động Nhân dân bản Mo 1, Mo 2 đóng góp ngày
công để Kè rọ đá khắc phục thiên tai gây ra với số công là 238 công, với giá trị 56.831.068 đồng. Bản Ho Luông
1 đã huy động Nhân dân nạo vét các tuyến mương bị vùi lấp, sửa chữa các điểm bị sạt 52 công, giá trị ước tính:
12.412.036 đồng.
8
Đã phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thị xã tổ chức tuyển sinh mở lớp
đào tạo nghề nông thôn 05 lớp với 174 học viên; phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp triển khai dự án
liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm cây Quế, dự án hỗ trợ cộng đồng nuôi gà H’Mông.
9
Làng nghề Bánh Khẩu Xén, bánh Chí Chọp tại bản Bắc 2, xã Lay Nưa, có tổng số 70 hộ, thu nhập bình
quân từ sản xuất kinh doanh 1 năm doanh thu ước 1.890 triệu đồng.
10
- Xây dựng nông thôn mới: CT các tuyến đường giao thông nội đồng NTM xã Lay Nưa: 2.369 triệu đồng,
CT Đường giao thông nội bản Tạo Sen: 903 triệu đồng, CT Sửa chữa Cầu và đường giao thông bản Mo: 530
triệu đồng.
- Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nhà
SHCĐ bản Hô Huổi Luông: 157 triệu đồng và nhà SHCĐ bản Hô Nậm Cản: 248 triệu đồng.
11
Công trình Đường giao thông lên bản, nội bản điểm ĐCĐC Hô Huổi Luông A: 3.500 triệu đồng. Đường
giao thông lên bản + nội bản điểm ĐCĐC Hô Nậm cản: 3.300 triệu đồng. Nghĩa trang nhân dân thị xã Mường
Lay: 7.200 triệu đồng. Hệ thống lưới điện sinh hoạt bản Huổi Luân (2Km): 365 triệu đồng. Cầu, đường giao
thông Bản Ló - Bản Lé 2.000 triệu đồng. Trường Tiểu học Lay Nưa: 1.284 triệu đồng. Thủy lợi bản Mo 516 triệu
đồng. Thủy lợi Huổi Luân 250 triệu đồng. Thủy lợi Na Tung (giai đoạn 1): 602 triệu đồng. Thủy lợi Tạo
Sen1.288 triệu đồng. Kênh mương bản Ổ 2.497 triệu đồng.
4
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo giá thực tế ước thực
hiện 26.345.470 nghìn đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ của xã chủ yếu là
buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng thiết yếu... với tổng số hộ hoạt động kinh doanh
cá thể là 64 hộ và 19 hộ là thành viên của Hợp tác xã Hoa Ban Trắng sản xuất
bánh Khẩu Xén, bánh Chí Chọp.
4. Công tác quản lý đất đai, xây dựng, khoáng sản và môi trƣờng
Thường xuyên tuyên truyền phổ biến cho Nhân dân về thực hiện Luật Đất
đai, Xây dựng, Khoáng sản, môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chủ
động kiểm tra về sử dụng đất đai và khai thác khoáng sản trên địa bàn. Trong
năm không để xảy ra tình trạng vi phạm về đất đai, khai thác khoáng sản. Phối
hợp với đơn vị tư vấn, phòng ban chuyên môn thị xã xây dựng kế hoạch sử dụng
đất năm 2024 trên địa bàn. Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo quy định được 22 hồ sơ. Giám sát các hoạt động xây dựng trên
địa bàn đảm bảo theo quy định. Phối hợp với Ban Quản lý dự án các công trình
thị xã thực hiện giải phóng mặt bằng 02 dự án triển khai trên địa bàn. Tăng
cường vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh môi trường, trật
tự đô thị, trật tự hành lang giao thông trong địa bàn quản lý. Phối hợp với đơn vị
tư vấn và các phòng ban chuyên môn thị xã triển khai đo đạc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp không có rừng với tổng diện tích 838,78 ha.
5. Công tác Tài chính, ngân hàng
Lĩnh vực tài chính - ngân sách: Công tác quản lý, điều hành ngân sách thực
hiện đúng Luật Ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổng thu ngân sách
năm 2023 ước thực hiện là: 14.742.084.157 đồng/9.893.000.000 đồng đạt 149% so
dự toán thị xã và Nghị quyết HĐND xã giao12. Dự ước chi thực hiện:
14.742.084.157 đồng/9.893.000.000 đồng đạt 149% so dự toán thị xã giao và
nghị quyết HĐND xã đề ra.
Hoạt động ngân hàng: Các tổ chức tín dụng ngân hàng tuyên truyền các
chương trình cho vay tín dụng của ngân hàng chính sách tổng số dư nợ trên 65
tỷ đồng.
6. Thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn
6.1. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
Trong năm 2023, được UBND tỉnh Điện biên công nhận xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao năm 2022 tại Quyết định số 1619/QĐ-UBND ngày 03/10/2023
của UBND tỉnh Điện Biên; 04 bản (Bắc 1, Bắc 2, Na Ka, bản Ổ) đã được UBND
thị xã công nhận thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. UBND xã đã phối
hợp với các phòng ban chuyên môn của thị xã đã tổ chức thành công lễ công bố xã

12
Trong đó: Thu trợ cấp cấp trên 5.817.000.000 đồng/5.817.000.000 đồng đạt 100% so dự toán thị xã và Nghị quyết
HĐND xã giao; Thu chuyển nguồn năm 2022 sang 2.571.171.250 đồng; Thu bổ sung có mục tiêu giao đầu năm
4.056.000.000 đồng; Thu bổ sung có mục tiêu trong năm 2.015.189.767 đồng; Thu trên địa bàn: 282.723.140 đồng. Bao
gồm: Thu phí chứng thưc, hộ tịch 7.173.000 đồng đạt 35,9% so dự toán thị xã và Nghị quyết HĐND xã giao (xã thu);
Thu phí trước bạ 12.388.030 đồng (Thị điều tiết sang); Thu phí, lệ phí 1.300.000 đồng (Thị điều tiết sang); Thu phí sử
dụng đất phi nông nghiệp 662.110 đồng (Thị điều tiết sang); Thu tiền sử dụng đất 261.200.000 đồng (Thị điều tiết sang).
5
Lay Nưa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 đảm bảo trang trọng, an
toàn và tiết kiệm.
- Nguồn vốn được giao đầu năm 2023 vốn sự nghiệp: 4.056.000.000
13
đồng .
- Tình hình giải ngân đến ngày 15 tháng 12 năm 202314.
- Ước giải ngân đến 30 tháng 12 năm 2023:
+ Vốn sự nghiệp: 4.169.038.022 đồng/4.056.000.000 đồng đạt 102,8% so
với kế hoạch vốn giao đầu năm (Tăng do có nguồn vốn bổ sung trong năm).
- Kế hoạch nguồn vốn đầu tư trong năm 2023: 3.035.895.214 đồng.
- Tình hình giải ngân đến ngày 15 tháng 12 năm 202315.
- Ước giải ngân đến 30 tháng 12 năm 2023:
+ Vốn đầu tư: 3.035.895.214 đồng/3.035.895.214 đồng đạt 100% so với
kế hoạch vốn .
6.2. Thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các nội dung chương trình mục tiêu quốc gia
về giảm nghèo bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới nhân
dân tại các bản trên địa bàn xã .
Tình hình triển khai các nguồn vốn được phân bổ:
- Tổng nguồn vốn được phân bổ năm 2023: 3.150.812.041 đồng.
+ Đã thực hiện giải ngân: 3.150.812.041 đồng/3.541.000.000 đồng, đạt
89% so với kế hoạch vốn, trong đó triển khai các dự án, tiểu dự án16.

13
- Vốn đầu tư: 3.306.360.362 đồng, gồm: Nguồn vốn chuyển từ năm 2022 sang: 1.530.360.362 đồng; Nguồn vốn
phân bổ năm 2023: 1.776.000.000 đồng (Ngân sách trung ương: 1.691 triệu, ngân sách địa phương 85 triệu); Nhân
dân đóng góp: 155.000.000 đồng (công trình Đường nội bản Tạo Sen: 91 triệu đồng, Sửa chữa cầu và Đường bản
Mo: 64 triệu đồng).
- Vốn sự nghiệp: 574.000.000 đồng, gồm: Nguồn vốn chuyển từ năm 2022 sang: 275.000.000 đồng.(Vốn đối
ứng ngân sách địa phương: 15.000.000 đồng, vốn ngân sách trung ương: 260.000.000 đồng); Nguồn vốn phân bổ
năm 2023: 299.000.000 đồng, cụ thể: Ngân sách trung ương: 283 triệu, ngân sách địa phương 16 triệu.
14
- Vốn đầu tư: 1.537.852.698 đồng/3.306.360.362 đồng đạt 46,5% so với kế hoạch vốn: Công trình các
tuyến Đường giao thông nội đồng nông thôn mới xã Lay Nưa thị xã Mường Lay: 1.537.852.698 đồng.
- Vốn sự nghiệp: 530.644.506 đồng/ 574.000.000 đồng đạt 92% so với kế hoạch vốn: Công trinh: Sửa chữa
cầu và đường giao thông bản Mo: 530.644.506 đồng.
14
- Vốn đầu tư: 1.537.852.698 đồng/3.306.360.362 đồng đạt 46,5% so với kế hoạch vốn: Công trình các
tuyến Đường giao thông nội đồng nông thôn mới xã Lay Nưa thị xã Mường Lay: 1.537.852.698 đồng.
- Vốn sự nghiệp: 530.644.506 đồng/ 574.000.000 đồng đạt 92% so với kế hoạch vốn: Công trinh: Sửa chữa
cầu và đường giao thông bản Mo: 530.644.506 đồng.
16
- Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo gồm: Đã triển khai 02 dự án Dự án hỗ trợ
cộng đồng trồng cây dược liệu, với 40 hộ tham gia, diện tích 4,2 ha tổng kinh phí : 2.129.465.926 đồng (trong
đó: Nhà nước hỗ trợ 2.038.096.000 Nhân dân đối ứng 91.369.926 đồng; 01 Dự án hỗ trợ cộng đồng trồng cây
quê tại bản Hô Huổi Luông 27 hộ tham gia với 19,54 ha, tổng kinh phí thực hiện dự án: 715.659.633 đồng trong
đó: Nhà nước hỗ trợ 672.720.055 đồng Nhân dân đối ứng 42.939.578 đồng; các dự án đang triển khai thực hiện
theo kế hoạch.
- Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất cải thiện dinh dưỡng: Triển khai 01 dự án hỗ trợ cộng đồng trồng cây
Quế trên địa bàn bản Huổi Luân với 08 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện dự án: 304.870.817 đồng (trong đó:
6
- Ước thực hiện đến 30 tháng 12 năm 2023:
3.150.812.0413 đồng/3.541.000.000 đồng, đạt 89% so với kế hoạch vốn
6.3. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các nội dung chương trình mục tiêu quốc gia
về giảm nghèo bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới nhân
dân tại các bản trên địa bàn xã.
- Vốn được phân bổ năm 2023: 232.000.000 đồng.
- Tình hình giải ngân đến ngày 15 tháng 12 năm 2023: 444.225.981
đồng/232.000.000 đồng đạt 191,5% so với kế hoạch vốn giao đầu năm(Tăng do
có nguồn vốn bổ sung trong năm)17.
II. VĂN HOÁ - XÃ HỘI
1. Lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cai nghiện ma túy
Công tác lao động - việc làm và đào tạo nghề: Tổng số người trong độ tuổi
lao động 3.181 người, chiếm 57% so với dân số. Số lao động được đào tạo nghề
nông thôn: 174 học viên; Số lao động được giải quyết việc làm là 174 lao động.
Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, bảo trợ xã
hội: Tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác thăm hỏi, tặng quà cho các đối
tượng chính sách nhân dịp lễ, tết, 100% các đối tượng bảo trợ xã hội được cấp
thẻ BHYT theo quy định.
Thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định.
Triển khai thực hiện Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023, kết quả
rà soát tổng số hộ nghèo cuối kỳ 130 hộ, chiếm tỷ lệ 10% (giảm 28 hộ so với đầu
kỳ); hộ cận nghèo là 38 hộ, chiếm tỷ lệ 2,9% (tăng 02 hộ so với đầu kỳ). Thực
hiện tốt công tác cứu đói, rà soát trình Ban chỉ đạo thị xã hỗ trợ nhà ở cho các hộ
gia đình khó khăn năm 202318.
Công tác cai nghiện ma túy và phòng chống tệ nạn xã hôi: Tổ chức triển
khai, xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động về phòng chống tệ nạn ma

Nhà nước hỗ trợ 286.523.526 đồng; Nhân dân đối ứng 18.347.291 đồng); Dự án đã triển khai thực hiện dự án và
đã thanh toán tiền giống cây quế 246.510.000 đồng. Đang triển khai thực hiện theo kế hoạch.
- Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát thực hiện Chương trình gồm: Tiểu dự án 1 về nâng cao năng lực thực
hiện Chương trình (tổ chức Đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai mô hình trồng cây Quế tại huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái) với kinh phí 159.000.000 đồng. tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá (với kinh phí 100.000.000
đồng. Đang triển khai thực hiện theo kế hoạch.
17
- Công trình: Duy tu, bảo Dưỡng, sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng bản Hô Huổi Luông xã Lay Nưa, thị
xã Mường Lay: 157.004.502 đồng đạt 29% so với kế hoạch vốn.
- Thực hiên dự án 8: 11.510.000 đồng/39.710.000 đồng, cụ thể:
+Hoạt động 1: Thành lập và vận hành, duy trì hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng (khuyến khích sự
tham gia của nam giới tiên phong trong tuyên truyền); Hỗ trợ trang thiết bị cho tổ truyền thông cộng đồng hoạt
động; Tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên tổ truyền thông cộng đồng:11.510.000 đồng.
18
Cứu đói trong dịp tết Nguyên đán Quỹ Mão năm 2023 cho 194 hộ với 1.105 nhân khẩu, số gạo hỗ trợ
16.575kg; Cứu đói giáp hạt năm 2023 cho 194 hộ với 1.105 nhân khẩu, số gạo hỗ trợ 16.575kg. Thực hiện hỗ trợ
nhà ở cho 58 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu hỗ trợ xây dựng mới.
7
túy trên địa bàn xã19. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý tốt
03 đối tượng cai nghiện tại cộng đồng, đạt 100% kế hoạch thị xã giao.
Lĩnh vực nảo vệ, chăm sóc trẻ em: Tiếp tục thực hiện tốt các chỉ tiêu về
bảo vệ chăm sóc trẻ em. Thực hiện hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
và tổ chức các hoạt động vì trẻ em với kinh phí 16.385.000 đồng20.
2. Y tế, dân số
Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân: Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức
khỏe Nhân dân trên địa bàn. Đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc, vật tư,
sinh phẩm cho công tác khám chữa bệnh, công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh
môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động của các mục tiêu Chương trình
y tế 21. Tiếp tục duy trì tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Công tác dân số: Thực hiện tốt công tác truyền thông dân số, tuyên truyền,
vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện đúng chính sách dân số và
xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc22.
3. Về Giáo dục - Đào tạo
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục làm tốt công tác tuyển sinh; huy động học sinh
ra lớp đạt chỉ tiêu kế hoạch giao. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong
các nhà trường để đảm bảo mục tiêu giáo dục. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
năm học 2022-202323. Chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc chủ đề năm học
2023-2024, quy mô trường, lớp các cấp học được duy trì, ổn định24. Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững và nâng cao các tiêu chí của trường đạt
chuẩn quốc gia, duy trì và giữ vững chuẩn PCGD mầm non trẻ 5 tuổi, PCGD
Tiểu học mức độ 3, Trung học cơ sở mức độ 3 và chuẩn xóa mù chữ mức độ 2
trên toàn xã đạt hiệu quả cao.
4. Văn hoá, thể dục thể thao và Truyền thanh công nghệ thông tin

19
Kế hoạch số 870/KH-UBND ngày 09/10/2023 về triển khai thực hiện công tác cai nghiện - Quản lý sau cai
nghiện ma túy năm 2023 trên địa bàn xã Lay Nưa.
20
Hỗ trợ kinh phí tổ chức tết thiếu nhi 1/6 với số tiền là 7.645.000 đồng; tổ chức tết trung thu năm 2023 với
số tiền là 2.500.000 đồng; tham gia giải cầu lông, bơi, bóng đá thiếu niên nhi đồng thị xã Mường Lay năm 2023,
với số tiền 6.240.000 đồng.
21
Số lượt khám chữa bệnh trong năm 1.402 lượt (Khám phát thuốc BHYT cho 913 lượt; Khám miễn phí tại
trạm 489 lượt). Tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi 62/71 trẻ đạt 87,3% (Do thiếu vắc xin nên không đạt); tiêm
Sởi-Rubella cho trẻ 18 tháng tuổi 103/105 trẻ đạt 97,1%; tiêm phòng uốn ván mũi 2 cho phụ nữ có thai 66/68 đạt
95,1%; tiêm não Nhật Bản mũi 3 cho trẻ 52/54 trẻ đạt 96,2%; tiêm não Nhật Bản mũi 3: 75/77 trẻ đạt 97,4 %. Tỷ
lệ suy dinh dưỡng cân nặng trên tuổi hiện nay còn 9,8%.
22
Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai 558 đạt 59,7%; Dân số trung bình
năm 2023 là 5.468 người; tỷ suất tăng dân số tự nhiên là 7,4‰, tỷ suất sinh là 13,5‰, tổng số buổi truyền thông
110 buổi trên 3.335 lượt người nghe.
23
Năm học 2022-2023: trên địa bàn xã có 05 trường; gồm 52 nhóm, lớp với 1.113 học sinh. Trong đó:
Trường Mầm Non có 18 nhóm, lớp với 347cháu; Trường Tiểu học có 26 lớp với 470 học sinh; Trường Trung
học cơ sở có 8 lớp với 296 học sinh. Tỷ lệ chuyển lớp ở khối Tiểu học đạt 100%; Xét hoàn thành chương trình
Tiểu học đạt 100%; Khối Trung học cơ sở thi chuyển lớp đạt 99,7%, xét tốt nghiệp đạt 100%.
24
Năm học 2023-2024: trên địa bàn xã có 05 trường; gồm 47 nhóm, lớp với 1.129 học sinh. Trong đó:
Trường Mầm Non có 18 nhóm, lớp với 348 cháu; Trường Tiểu học có 21 lớp với 474 học sinh; Trường Trung
học cơ sở có 08 lớp với 307 học sinh.
8
Công tác thông tin, tuyên truyền: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các
ngày lễ, tết, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và của địa phương25.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ: Tiếp tục thực hiện các hoạt động bảo vệ giữ gìn
các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn xã. Năm 2023, Hang Bản Bắc
được UBND tỉnh công nhận Di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Tổ chức thực hiện
tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Chỉ đạo các bản tiếp
tục thực hiện có hiệu quả quy ước, xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa26.
Hoạt động thể dục, thể thao: Duy trì hiệu quả các hoạt động thể dục thể thao
ở cơ sở góp phần nâng cao thể chất và tinh thần cho Nhân dân. Phong trào toàn dân
tham gia TDTT tiếp tục được duy trì và phát triển27. Tham gia Lễ hội đua thuyền
đuôi én lần thứ VIII năm 2023 và giải vô địch các câu lạc bộ Dù lượn quốc gia lần
thứ 2 năm 2023 và Tham gia các giải thể dục thể thao do thị xã tổ chức trong năm
202328. Tổ chức thành công tháng hành động thể dục thể thao và ngày chạy
olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2023 với hơn 500 lượt người hưởng ứng.
Công nghệ thông tin: Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan
và phục vụ người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt cho việc
ứng dụng CNTT, sử dụng có hiệu quả các thiết bị được đầu tư 29. Tiếp tục đẩy
nhanh việc thực hiện đề án chuyển đổi số, “Chính phủ số”, “Xã hội số”, “Công
dân số” để người dân ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của công dân khi
thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
5. Công tác dân tộc, tôn giáo
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền chuyên đề: “Dân tộc và Phát triển”,
giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Thường xuyên tuyên
truyền, vận động Nhân dân nhất là người đứng đầu điểm nhóm tôn giáo, già làng,
trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ tập tục lạc hậu, vận động
người dân có đạo, nhân dân trong bản đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, thực

25
Tuyên truyền 70 năm Giải phóng thị xã Mường Lay - Ngày Bác Hồ gửi thư cho đồng bào và cán bộ Lai
Châu (12/12/1953-12/12/2023); Lễ hội Đua thuyền đuôi én thị xã Mường Lay lần thứ IX và Giải vô địch các
Câu lạc bộ Dù lượn Quốc gia lần thứ IV năm 2024 Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; …
26
Có 988/1215 hộ đạt gia đình văn hoá đạt 81,3%. Có 947 hộ đạt gia đình văn hoá 3 năm liên tục ở cấp xã.
Bình xét bản đạt văn hóa cấp xã 13/16 bản đạt 81,25%.
27
Tổng số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên năm 2023 là: 1495/5496, đạt 27,2%; số
câu lạc bộ văn hóa thể thao du lịch: 01 CLB.
28
Tổng số vận động viên tham dự lễ hội đua thuyền đuôi én là: 60 vận động viên tham dự và thành tích đạt được
02 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba các môn thể thao dân tộc và 02 giải khuyến khích đua thuyền; Tham gia giải bóng
đá thanh niên chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng thị xã Mường Lay - Ngày Bác Hồ gửi thư cho đồng bào và cán
bộ Lai Châu (12/12/1953-12/12/2023). Tham gia giải thể dục thể thao công chức, viên chức và học sinh mở rộng
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Mường Lay lần thứ 1 năm 2023 đạt giải nhất môn bóng đá nam.
29
Tổng số máy tính, thiết bị làm việc của các cơ quan: Máy vi tính: 21 máy; máy in: 21 máy; máy scan: 02
máy. Tỷ lệ máy tính kết nối mạng nội bộ (LAN), mạng internet đạt trên 100%.
9
hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước30. Thực hiện
đảm bảo các chính sách đối với người có uy tín.
III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN, TƢ PHÁP - HỘ TỊCH,
PHÕNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Công tác xây dựng chính quyền và cải cách hành chính
Công tác cán bộ: Làm tốt công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức
xã; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ xã. Xây dựng và triển khai Kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2023. Chú trọng nâng cao trình độ, chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, cán bộ bán chuyên trách xã đáp ứng tốt vị trí
việc làm, yêu cầu nhiệm vụ 31.
Công tác thi đua khen thưởng: Thực hiện tốt công tác thi đua, khen
thưởng theo quy định32. Triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện công tác thi đua
khen thưởng và tổ chức đăng ký, phát động thi đua khen thưởng năm 2023 theo
quy định.
Công tác cải cách hành chính: Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính Nhà
nước; Triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO 9001:2015 trên địa bàn xã; Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Trong năm 2023, đã tiếp nhận và giải
quyết 869 hồ sơ thủ tục cho các tổ chức, cá nhân theo quy định.
2. Công tác Tƣ pháp - Hộ tịch
Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác tư
pháp năm 2023. Chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được tăng
cường, tập trung đến nhiều đối tượng. Tổ chức hội nghị triển khai các văn bản
pháp luật năm 2023 và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và
xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn
đến 203033.
Thực hiện đúng các quy định về đăng ký quản lý hộ tịch, khai sinh, khai
tử, đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc sinh,… và công tác chứng thực34.

30
Tổng số hộ theo đạo là 58 hộ = 309 nhân khẩu (Nam 160; Nữ 149). Trong đó: độ tuổi dưới 12 tuổi trở
xuống là: 105 người (Nam: 62; Nữ: 43).
31
Đề nghị bố trí cán bộ bán chuyên xã 01 người; Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng 26
lượt người.
32
Khen thưởng trong phong trào thi đua cho 08 tập thể và 23 cá nhân.
33
Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 13/01/2023 về công tác tư pháp năm 2023; Kế hoạch số 08/KH-UBND
ngày 04/01/2023 Kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 trên địa bàn xã
Lay Nưa; Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày 05/4/2023 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở;
xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên địa bàn xã Lay Nưa; Tuyên truyền được 39
cuộc với 2.714 người tham dự.
34
Công tác đăng ký quản lý hộ tịch: Khai sinh 94 trường hợp (đúng hạn 83, quá hạn 07 và đăng ký lại việc
sinh 16); đăng ký Khai tử 31 trường hợp (đúng hạn 25, quá hạn 05 và đăng ký lại 01); đăng ký kết hôn 22 cặp;
xác nhận tình trạng hôn nhân 43 trường hợp; thay đổi hộ tịch 03 trường hợp; đăng ký cha nhận con 04 trường
hợp; nhận nuôi con nuôi 01 trường hợp; cấp bản sao trích lục từ sổ hộ tịch cho 140 trường hợp thu, nộp ngân
sách 2.208.000 đồng. Chứng thực bản sao giấy tờ 233 việc và 91.871 bản sao thu lệ phí 3.198.000 đồng; chứng
thực chữ ký 18 việc thu lệ phí 250.000 đồng, chứng thực hợp đồng, giao dịch 53 việc thu lệ phí 2.705.000 đồng.
10
3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng
lãng phí
Công tác tiếp công dân: Công tác tiếp nhận đơn, thư và những khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân luôn được bộ phận tiếp công dân xem
xét, giải quyết, trả lời theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân: Tổng số
đơn UBND xã đã tiếp nhận trong kỳ là 01 đơn kiến nghị, đã giải quyết 100%.
Phòng chống tham nhũng lãng phí: Tập trung thực hiện các Chỉ thị, Nghị
quyết, của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chương trình kế hoạch của các cấp,
các ngành về phòng chống tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc việc kê khai,
công khai tài sản, thu nhập theo quy định. Số bản kê khai đã được công khai
đảm bảo 100%. Triển khai thực hiện kê khai, công khai tài sản thu nhập năm
2023 theo quy định.
IV. QUỐC PHÕNG - AN NINH
1. Công tác Quốc phòng - Quân sự địa phƣơng
Duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu; chủ động phối
hợp nắm tình hình an ninh chính trị trên địa bàn; xây dựng kế hoạch bảo vệ các
ngày lễ, tết. Củng cố xây dựng lực lượng dân quân xã năm 2023 tổng biên chế: 111
đồng chí đạt 2,0% so với tỷ lệ dân số. Xây dựng kế hoạch, tiến trình biểu, giáo án
bài giảng, chuẩn bị vật chất, thao trường bảo đảm và tổ chức huấn luyện dân quân
mở rộng năm 2023, kết quả đánh giá các khoa mục đơn vị đạt loại khá. Tổ chức mở
lớp bồi dưỡng đối tượng 4 trên địa bàn xã với 20 đồng chí.
Thực hiện tốt công tác rà soát, đăng ký, quản lý công dân nam trong độ
tuổi 17; độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ và công dân trong độ tuổi tham gia thực hiện
nghĩa vụ dân quân; quản lý tốt lực lượng dự bị động viên; thực hiện tốt công tác
tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2023, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân
cấp trên giao35. Xây dựng kế hoạch tuyển chọn công dân nhập ngũ và kế hoạch
khám sơ tuyển năm 2024 theo kế hoạch cấp trên.
2. Công tác đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững và ổn định. Công
tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao cảnh giác, tích cực đấu tranh
phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội được đẩy mạnh. Xây dựng, triển
khai các kế hoạch phòng, chống tội phạm; làm tốt công tác phòng ngừa; công
tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị được đảm bảo.
Công tác điều tra, xử lý tội phạm được thực hiện theo đúng quy định 36.
Làm tốt công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; công tác quản lý cư trú.
35
Dự bị động viên: Sĩ quan 37 đồng chí, dự bị hạng 1: 221 đồng chí, dự bị hạng 2: 64 đồng chí; Độ tuổi 17:
28 công dân; Độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ: 29 công dân; Chỉ tiêu giao 18 công dân tham gia nghĩa vụ quân sự,
công an nhân dân đạt 100%. Tổ chức khám tuyển tạo nguồn năm nhất, đợt 2 năm 2023 và đưa công dâm dự bị hạng
2 tham gia huấn luyện chuyển hạng đảm bảo theo chỉ tiêu giao là 06 công dân, đạt 100%.
36
Trong năm xảy ra 08 vụ vi phạm về trật tự xã hội. Trong đó trộm cắp tài sản 04 vụ = 04 bị can, tàng trữ trái
phép chất ma ma túy: 03 vụ = 06 đối tượng; cố ý gây thương tích: 01 vụ = 01 bị can đã điều tra làm rõ; Gọi hỏi
11
Tăng cường tuyên truyền giáo dục Luật và các Nghị định về đảm bảo an toàn
giao thông đường bộ. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”;
duy trì hoạt động của các cụm liên kết về an ninh trật tự, các điểm sáng trong
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trên địa bàn. UBND xã ban hành Kế
hoạch triển khai Đề án 06; Tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Đề án 06 và dịch
vụ công trực tuyến tại các bản trên địa bàn.
UBND xã ban hành Quyết định, kế hoạch về công tác đảm bảo phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn37. Qua các hội nghị, cuộc họp đã lồng
ghép nội dung phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH, xây
dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại 16 bản
và các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn38; Thường xuyên rà soát các cở sở
sản xuất, kinh doanh thuộc diện cấp xã quản lý có 24 cơ sở là nhà ở kết hợp sản
xuất kinh doanh và 04 cơ sở khác.
V. CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
UBND xã luôn bám sát sự chỉ đạo của UBND thị xã, Đảng ủy xã; xác
định nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, điều hành toàn diện trên các lĩnh
vực; chủ động đổi mới và thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền
từ xã xuống các bản:
1. Triển khai và cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã về
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, Quyết định của UBND
thị xã về giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 tới các ban ngành xã và các bản trên địa
bàn. Ban hành Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo quốc phòng - an ninh và thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2023;
Chương trình giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và dự toán ngân sách địa phương năm 2023.
Bám sát vào các nhiệm vụ trọng tâm, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; triển
khai quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả trên các lĩnh vực công tác.
2. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc UBND xã Lay Nưa
nhiệm kỳ 2021-2026; thường xuyên đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành triển
khai quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các lĩnh vực công tác; thực hiện nghiêm
túc nguyên tắc tập trung, dân chủ, đoàn kết thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.
3. Chủ động xây dựng chương trình công tác để thuận lợi trong các hoạt
động chỉ đạo, điều hành. Tổ chức giao ban định kỳ để đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh cũng như

răn đe giáo dục 42 lượt = 42 đối tượng. Tổ chức cho các bản ký cam kết đảm bảo an ninh trật tự năm 2023 được
16/16 bản đạt 100%; Tổ chức 03 Hội nghị Công an lắng nghe ý kiến nhân dân tại Bản Hô Huổi Luông, Bản Hô
Nằm Cản và Bản Huổi Luân. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng tuần tra kiểm soát bảo vệ các ngày
lễ, tết trong năm 2023. Quản lý 05 hồ sơ và đối tượng thi hành án hình sự tại cộng đồng (02 án treo, 03 tù tha trước
thời hạn có điều kiện).
37
Quyết định số 258/QĐ-UBND, ngày 28/7/2023 về việc thành lập 16 Đội dân phòng trên địa bàn; Kế hoạch
số 26/KH-UBND, ngày 11/09/2023 về tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC đối với hộ gia đình trên địa bàn; Kế
hoạch số 37/KH-UBND ngày 11/10/2023 về tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ cho thuê lưu trú trên địa bàn.
38
Tổ chức 06 lượt với 605 người tham gia tập huấn về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
tại các bản trên địa bàn.
12
nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các bộ phận chuyên môn và các bản;
để có giải pháp chỉ đạo thực hiện.
4. Phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND xã trong việc chuẩn bị nội
dung, chương trình làm việc, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp
HĐND xã; giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong chỉ đạo, điều hành của
UBND xã. Thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa UBND xã với Ủy ban
MTTQ xã và các tổ chức đoàn thể nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, tạo điều kiện cho các đoàn thể xã tham gia giám sát đối với quá trình
chỉ đạo, điều hành của UBND xã. Nâng cao chất lượng các phiên họp của Ủy
ban nhân dân xã.
5. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
trong chỉ đạo, điều hành. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nghiêm túc thực hiện các quy định về
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Chỉ đạo lực lượng Quân sự, Công an xã xây dựng kế hoạch đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong dịp lễ, tết năm 2023, làm
tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai các văn bản, chỉ thị,
công văn, kế hoạch chỉ đạo của cấp trên và vận động Nhân dân tham gia bảo vệ
an ninh trật tự, tố giác tội phạm, phòng chống ma túy.
VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả thực hiện
Trong năm 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao, linh hoạt
của Thường trực Đảng ủy và sự giám sát của HĐND xã; UBND xã đã chỉ đạo
điều hành, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2023, các chỉ tiêu đều
đạt và vượt so với kê hoạch giao. Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chương trình
mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, quan tâm đến vật chất và
tinh thần cho Nhân dân nhất là các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo,
các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục có
nhiều chuyển biến tích cực. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ
đạo, điều hành. Công tác Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
của công dân được thực hiện theo đúng quy định. Quốc phòng, an ninh, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững.
2. Tồn tại, hạn chế
Tiến độ thực hiện một số dự án thuộc chương trình MTQG còn chậm theo
kế hoạch đề ra.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân khách quan
Các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện của các cấp có thời
điểm còn chưa kịp thời, chưa cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các
dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
13
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các bản vùng cao nhỏ, hẹp chưa có
hồ sơ quản lý. Tình hình thời tiết diễn biến thất thường gây ảnh hưởng đến các
dự án hỗ trợ về trồng trọt.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ phụ trách các chương trình mục tiêu
quốc gia khối lượng các công việc lớn nên việc nghiên cứu các văn bản hướng dẫn
triển khai của các cấp còn hạn chế. Trình độ, năng lực của một số cán bộ, công
chức xã trong việc triển khai các nội dung thuộc chương trình mục tiêu quốc gia
còn có mặt hạn chế, có lúc chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu.
Công tác phối hợp giữa xã với các cơ quan chuyên môn của thị xã trong
việc xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện một số
chương trình, dự án có lúc chưa kịp thời. Nhận thức của một số bộ phận nhân
dân còn thấp dẫn đến việc triển khai các chương trình mục tiêu Quốc gia có thời
điểm còn chậm tiến độ so với kế hoạch.

Phần II
PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI,
QUỐC PHÕNG - AN NINH NĂM 2024

I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -


XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÕNG - AN NINH NĂM 2024
Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện,
phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 -2025. Dự báo năm
2024, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của tình
hình chính trị thế giới, khu vực diễn biến phức tạp. Trong nước có những thuận
lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Kinh tế và thương mại toàn cầu dự
báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giá cả nguyên vật liệu sản
xuất, lạm phát có nguy cơ gia tăng. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư vừa là thời cơ, vừa là thách thức. Tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô
ổn định; Phát triển kinh tế xã hội tiếp tục được triển khai, thực hiện, niềm tin của
doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên,… Tuy nhiên, trong giai đoạn tới
còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra như: cơ sở hạ tầng còn hạn chế so với yêu
cầu phát triển; quy mô và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực còn yếu; đời
sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh,
biến đổi khí hậu dự đoán sẽ có diễn biến phức tạp.
II. MỤC TIÊU VÀ DỰ KIẾN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu
Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế theo hướng nâng cao
chất lượng và hiệu quả, phấn đấu sản lượng và năng suất cao hơn năm 2023;
thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân;
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; phát triển nguồn nhân lực; chăm sóc sức
khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo vững chắc quốc phòng,
14
an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí.
2. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu
2.1. Chỉ tiêu về phát triển kinh tế
2.1.1. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
a) Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng (theo giá thực tế) 17.574
triệu đồng (Công nghiệp: 2,2 tỷ đồng; Xây dựng 15.374 triệu đồng).
b) Tổng mức bàn lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo giá thực tế giá trị:
26.500 triệu đồng.
2.1.2. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách ước thực hiện: 11.069 triệu đồng, trong đó: Thu tại
địa bàn: 20 triệu đồng; Thu bổ sung cân đối cấp trên: 7.290 triệu đồng; Thu bổ
sung có mục tiêu chương trình MTQG: 3.759 triệu đồng. Tổng chi ngân sách
ước thực hiện: 11.069 triệu đồng.
2.1.3. Về nông, lâm nghiệp và thủy sản
a) Nông nghiệp
- Diện tích cây có hạt 715,1 ha; Tổng sản lượng lương thực có hạt 3.074,1
tấn, tăng 0,26% so với thực hiện năm 2023. Trong đó:
+ Sản xuất vụ đông xuân: Diện tích 206,9 ha; Năng suất đạt 57,9 tạ/ha với
sản lương: 1.197,9 tấn, đạt 100% so với thực hiện năm 2023; Lúa mùa: Diện
tích 208,9 ha; Năng suất đạt 56,7 tạ/ha với sản lương: 1.184,4 tấn, tăng 0,06% so
với thực hiện năm 2023; Lúa nương: Diện tích 38 ha; Năng suất đạt 14,3 tạ/ha
với sản lương: 54,3 tấn.
+ Ngô cả năm: Diện tích 261,3 ha; Năng suất đạt 24 tạ/ha, với sản lượng
631,2 tấn, tăng 5,7% so với năm 2023. (Trong đó ngô xuân hè 209 ha năng suất
ước đạt 24,7 tạ/ha, sản lượng ước đạt 516,2 tấn, ngô vụ đông 52,3 ha năng suất
ước đạt 22 tạ /ha, sản lượng ước đạt 115 tấn).
b) Chăn nuôi: Đàn gia súc 4.425 con, tăng 0,3% so với năm 2023. Đàn gia
cầm 34.995 con, tăng 0,5% so với năm 2023.
c) Lâm nghiệp
Bảo vệ diện tích có rừng 3.865,57 ha, giữ vững tỷ lệ che phủ rừng đạt: 63,94%.
d) Thủy sản
Duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản là 35,58 ha. Sản lượng nuôi trồng
ước đạt 86 tấn, tăng 0,8% so với thực hiện năm 2023.
2.2. Xây dựng nông thôn mới
Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng
cao xã Lay Nưa, các bản nông thôn mới kiểu mẫu.
15
2.3. Chỉ tiêu về văn hóa - xã hội
2.3.1. Dân số
- Dân số trung bình: 5.488 người.
- Tỷ suất sinh: 13,6‰.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 9,7‰.
2.3.2. Lao động, việc làm
- Tổng số lao động trong độ tuổi lao động: 3.340 người, tăng 5% so với
ước thực hiện năm 2023.
- Số lao động được tạo việc mới trong năm: 250 lao động.
- Số lao động được đào tạo nghề trong năm: 150 lao động.
2.3.3. Y tế
Duy trì trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ tiêm chủng đủ các vắc
xin cho trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai đạt 98%.
2.3.4. Giáo dục
- Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100% kế hoạch; Duy trì, giữ vững
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và
THCS mức độ 3; chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Duy trì và nâng cao tiêu chí 5/5 trường học đạt chuẩn quốc gia.
2.3.5. Các vấn đề xã hội
- Tổng số hộ của toàn xã 1.292 hộ; số hộ nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều
giai đoạn 2021- 2025: 130 hộ; Số hộ cận nghèo 38 hộ; số hộ thoát nghèo 28 hộ;
mức giảm tỷ lệ hộ nghèo/năm 2,2% so với hiện có.
- Tỷ lệ các hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt 100%.
- Xử lý chất thải rắn đạt 100%.
- Xã đạt tiêu chuẩn xã phù hợp với trẻ em.
- Rà soát, thống kê số lượng các hộ theo đạo theo quy định.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản
Tiếp tục huy động lồng ghép các nguồn lực để triển khai các kế hoạch, đề
án phát triển sản xuất, phát triển nông, lâm nghiệp; đẩy mạnh thực hiện cơ cấu
lại ngành nông nghiệp làm cơ sở phát triển toàn diện sản xuất nông, lâm nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế liên
kết sản xuất. Ổn định diện tích sản xuất lúa đảm bảo thu hoạch đúng mùa vụ. Tổ
chức quản lý, vận hành tốt các công trình thủy lợi, đảm bảo đủ nước tưới phục
vụ cho sản xuất. Tăng cường công tác kiểm tra, dự báo tình hình thiên tai và
thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm phòng
chống sâu bệnh hại cho cây trồng.
16
Tăng cường bảo vệ tốt diện tích rừng đã giao quản lý và bảo vệ khoanh
nuôi tái sinh tự nhiên; xử lý nghiêm các vụ vi phạm, lấn chiếm đất rừng. Đẩy
mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, thực chất và bền vững; duy trì và nâng
cao chất lượng các tiêu chí về nông thôn mới nâng cao đã đạt được.
2. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, du lịch
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về thương mại, dịch vụ, du
lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng ý thức văn hóa và du lịch, tạo sự
đồng thuận trong nhân dân về đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch. Đẩy mạnh
phát triển các loại hình kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh,
thị xã và xã về phát triển các loại hình du lịch. Phấn đấu phát triển 01 bản du
lịch cộng đồng. Tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm OCOP, các sản phẩm
nông thôn tiêu biểu và các sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh của xã đến với
người tiêu dùng để tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3. Công tác quản lý đất đai, khoáng sản và Môi trƣờng, đầu tƣ xây
dựng, các chƣơng trình MTQG trên địa bàn
Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các hộ gia đình làm các thủ tục cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp sử dụng đất không
đúng mục đích, xây dựng nhà trái phép và khai thác khoáng sản trái phép trên
địa bàn. Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các xã, phường giáp ranh tổ chức
kiểm tra các mốc, điểm, đường địa giới hành chính thuộc UBND xã quản lý.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc
gia theo kế hoạch của thị xã và của tỉnh giao.
4. Về văn hóa - xã hội
4.1. Dân số, y tế
Thực hiện tốt công tác truyền thông, vận động thực hiện tốt công tác dân
số kế hoạch hóa gia đình. Chú trọng công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức
khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh theo hướng chủ động, nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh. Triển khai đầy đủ có hiệu quả các chương trình y tế
quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm như: Sởi,
HIV/AIDS và một số bệnh lây truyền khác, từng bước đẩy lùi một số dịch bệnh
trong chương trình tiêm chủng mở rộng; Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
nâng cao ý thức vệ sinh và thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa
dịch bệnh. Tiếp tục duy trì đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
4.2. Giáo dục - đào tạo
Làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài. Nâng cao hiệu quả của Trung
tâm học tập cộng đồng. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Tiếp tục
đổi mới Chương trình giáo dục Mầm non, phổ thông theo quy định của Bộ giáo
dục và Đào tạo. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
thông qua chương trình đào tạo nghề ngắn hạn, mở rộng các hình thức đào tạo,
17
các hệ đào tạo đi kèm với đa dạng các loại hình đào tạo khác nhau. Triển khai
thực hiện hiệu quả các đề án, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
4.3. Văn hóa, thể thao và phát thanh
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn.
Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trên địa bàn. Nâng cao
chất lượng hoạt động của ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa". Thành lập Ban Quản lý bảo vệ hang bản Bắc, đề xuất tu sửa,
cải tạo hang bản Bắc.
4.4. An sinh xã hội
Tiếp tục triển khai các nội dung chương trình giảm nghèo, chú trọng các
giải pháp giảm nghèo bền vững; đảm bảo cho người nghèo thụ hưởng đầy đủ
các chính sách hỗ trợ như: Cho vay vốn, hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở để cải thiện
đời sống. Tổ chức triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia ngay từ đầu năm
đảm bảo thực hiện hiệu quả chương trình và tiến độ giải ngân theo kế hoạch vốn.
Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, các gia đình chính sách, các
đối tượng bảo trợ. Bảo đảm 100% trẻ em trên địa bàn xã có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn được chăm sóc, bảo vệ.
5. Về cải cách hành chính
Tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày
15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà
nước giai đoạn 2021-2030. Duy trì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực
hiện cơ chế một cửa liên thông, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Thực
hiện công tác kiểm soát và đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp và người dân khi đến giao dịch.
6. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; khiếu nại tố cáo
Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại tố cáo
trong lĩnh vực ngân sách; quản lý, sử dụng đất đai, chương trình, dự án mục tiêu
quốc gia; đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ tại cơ quan. Triển
khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng chống
tham nhũng; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đề nâng cao
trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, vai trò tiên phong, gương mẫu của người
đứng đầu cơ quan trong công tác phòng, chống tham nhũng. Duy trì tốt công tác
tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
7. Về quốc phòng, an ninh
Chủ động xây dựng, luyện tập các phương án tác chiến kịp thời ứng phó
các tình huống có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ. Xây dựng, củng cố nền
quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm kết hợp Quốc
phòng - An ninh với phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu ứng dụng khoa học,
công nghệ tiên tiến, làm chủ vũ khí, trang bị trong biên chế. Tiếp tục thực hiện
18
các nội dung thuộc Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và
xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn
đến năm 2030. Thực hiện có hiệu quả chương trình đề án phòng chống tội phạm,
tệ nạn xã hội; tăng cường công tác tấn công, trấn áp các loại tội phạm, xử lý kiên
quyết các hành vi, vi phạm pháp luật giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ của UBND thị xã và Nghị
quyết của HĐND xã giao, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5
năm 2021-2025, UBND xã Lay Nưa xác định một số giải pháp chỉ đạo, điều
hành thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh năm 2024 trên địa bàn xã, như sau:
1. Tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của Thường trực Thị ủy, HĐND, lãnh
đạo UBND thị xã và Ban Thường vụ Đảng ủy xã; giữ mối quan hệ chặt chẽ đối
với Thường trực HĐND, UBMTTQ xã và các tổ chức đoàn thể. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể lãnh đạo UBND xã;
nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên UBND xã.
2. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc; tăng cường sự phối
hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên môn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và
nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan; tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát nắm bắt tình hình cơ sở; duy trì giao ban, rút kinh nghiệm;
chủ động tập trung giải quyết có hiệu quả các tình huống phức tạp phát sinh
ngay từ cơ sở.
3. Quán triệt, triển khai, kịp thời các văn bản luật mới, các chỉ thị, nghị
quyết, Quyết định của tỉnh và thị xã tới cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân
dân; cụ thể hóa bằng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện theo từng thời
gian. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục tư tưởng, chính trị,
đạo đức lối sống đến cán bộ, công chức và Nhân dân trong việc nhận thức và
chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
4. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cơ sở, tăng cường thực hiện các mục
tiêu, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành vượt
các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn chuẩn bị tích
cực, có chất lượng các nội dung báo cáo theo yêu cầu.
5. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người
dân trong hoạt động sản xuất; duy trì tốc độ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh
và ổn định xã hội. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật về sử dụng đất đai, bảo vệ tài nguyên, môi trường, hoạt động xây dựng...;
kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm theo quy định hoặc báo cáo, kiến nghị
cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
6. Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi
trường, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tiếp tục huy động các nguồn lực
để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Xây dựng xã, bản NTM nâng
19
cao gắn với phát triển du lịch. Tiếp tục ứng dụng khoa học - công nghệ và các quy
trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất; chuyển mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục
tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với
điều kiện biến đổi khí hậu để lựa chọn phát triển các sản phẩm, phát huy lợi thế của
địa phương, từ đó tăng thu nhập cho người nông dân; chủ động chuẩn bị vật tư, nhân
lực, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai; tăng cường công tác
phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
7. Thực hiện quản lý nhà nước về tài chính, tài sản theo quy định. Tăng
cường công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn xã, đảm bảo thu đúng, thu đủ
và sử dụng ngân sách có hiệu quả.
8. Chủ động, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nắm bắt tình hình hoạt động và giải quyết tốt công
tác quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Tập trung thực hiện tốt công tác tiếp
dân, chú trọng giải quyết đơn thư theo thẩm quyền.
9. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, điều hành. Thực hiện tốt Luật phòng, chống tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp thực hiện “Đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
10. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các
phong trào thi đua yêu nước; đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
thi đua, khen thưởng kịp thời động viên, khích lệ tạo động lực cho các tập thể,
cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
11. Chuẩn bị đầy đủ các kiều kiện, nội dung tổ chức các Kỳ họp của
HĐND xã khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh năm 2023 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo
quốc phòng - an ninh năm 2024. Trình kỳ họp thứ Mười Hội đồng nhân dân xã
Lay Nưa khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026./.
Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
- TT. Đảng uỷ xã; CHỦ TỊCH
- TT. HĐND xã;
- Lãnh đạo UBND xã;
- Các Ban HĐND xã;
- Các ĐB dự kỳ họp HĐND xã;
- Lưu: VT.

Mai Văn Tài


20

You might also like